LỜI NÓI ĐẦU
Việc ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh (GPS) trong các bài toán quản lý phương tiện giao thông đang trở nên phổ biến trên thế giới. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, GPS ngày càng được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng của các dịch vụ viễn thông. Ở Việt Nam, các ứng dụng của GPS đã bắt đầu được thử nghiệm trong các lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao thông tuy nhiên các ứng dụng GPS mang tính tích hợp hệ thống, phục vụ các nhu cầu đặc thù Xã hội vẫn chưa được phổ biến. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ GPS trong việc quản lý vị trí và hành trình các tàu đánh bắt cá xa bờ đang trở thành nhu cầu cấp thiết, phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan nhà nước, hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và cảnh báo thiên tai trên biến.
Đề tài đã thiết kế, chế tạo thiết bị chuyển đổi và thiết lập một hệ thống quản lý hành trình tàu cá trên biển bao gồm các thiết bị định vị, chuyển đổi dữ liệu lắp đặt trên các tàu đánh bắt cá xa bờ để truyền thông tin định vị về trung tâm, thiết bị thu nhận giải mã tín hiệu để truyền thông tin cho máy vi tính và hệ thống quản lý tập trung trên nền công nghệ quản lý bản đồ GIS.
Mặc dù thời gian thực hiện đề tài có hạn, điều kiện thực hiện đề tài còn nhiều khó khăn nhưng nhóm thực hiện đề tài đã cố gắng hoàn thiện sản phẩm cả về phần cứng và phần mềm, đưa ra được các giải pháp công nghệ phù hợp và các phương án quản lý hiệu quả. Hệ thống và các trang thiết bị đã được triển khai thử nghiệm trong thực tế, kết quả đáp ứng các yêu cầu đã đặt ra.
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, Báo cáo kết quả đề tài gồm có 7 chương:
Chương 1: Sơ lược tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2: Tổng quan về công nghệ GPS
Chương 3: Mô tả kỹ thuật hệ thống quản lý thông tin định vị tàu cá
Chương 4: Thiết kế thiết bị chuyển đổi và bộ nhận dữ liệu.
Chương 5: Chương trình quản lý dữ liệu GPS tàu cá trên nền GIS
Chương 6: Quá trình thử nghiệm trên tàu cá.
Chương 7 Phân tích hiệu quả kinh tế và đề xuất giải pháp Xây dựng hệ thống quản lý thông tin định vị và hành trình tàu đánh bắt cá xa bờ.
Cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm và nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ Khoa học- CN và các đơn vị trực thuộc Bộ, UBND tỉnh Bình Định, Sở Khoa học và Công nghệ cùng các sở ngành trong tỉnh, các tổ chức và cá nhân đã tham gia đóng góp góp ý kiến và hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài này.
MỞ ĐẦU
1. Yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời gian qua, nhất là sau cơn bão ChanChu đầu năm 2006, tai nạn nghề cá, đặc biệt là tai nạn do bão đối với các tàu đánh bắt cá xa bờ, liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của ngư dân. Công tác cứu hộ cứu nạn sau thiên tai còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là những hạn chế về khả năng nắm bắt và quản lý thông tin về số lượng, vị trí, địa bàn hoạt động và hành trình đánh bắt của các tàu cá.
Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để có thể quản lý, nắm bắt được hành trình và vị trí của các tàu đánh bắt cá trong phạm vi lãnh hải Việt Nam. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nghiên cứu, Xây dựng các hệ thống thông tin, liên lạc cho các tàu đánh bắt cá xa bờ sao cho từ đất liền có thể liên lạc và kiểm soát được số tàu, vị trí từng con tàu trên biển phục vụ công tác cảnh báo sớm thiên tai, hướng dẫn phòng tránh và hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu nạn sau khi thiên tai xảy ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu và yêu cầu của đề tài:
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị trung gian truyền nhận thông tin định vị qua thiết bị liên lạc vô tuyến ICOM, có khả năng xác định toạ độ, quản lý hành trình của tàu đánh bắt cá xa bờ bằng chương trình quản lý tập trung trong phạm vi dưới 1000 km.
Kiến nghị các chương trình, biện pháp, giải pháp nhằm quản lý thông tin về tọa độ và hành trình của các tàu đánh bắt cá xa bờ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu Xây dựng giải pháp có khả năng tận dụng hạ tầng hệ thống thông tin vô tuyến hiện có (hệ thống các Đài thông tin duyên hải, các trạm thu phát vô tuyến của các tổ chức, các nhân, máy thu phát vô tuyến trên tàu cá ngư dân) để truyền đưa tín hiệu thông tin định vị tàu cá và các thông tin cảnh báo, hướng dẫn khác.
Chỉ nghiên cứu chế tạo các thiết bị bổ sung, có thể kết hợp với các thiết bị sẵn có (của ngư dân và của hệ thống thông tin khác) mà không cần thay đổi hoàn toàn trang thiết bị, thói quen thông tin liên lạc của người dân.
Sản phẩm phải có giá thành thấp, phù hợp với yêu cầu và khả năng đáp ứng trong nước; vận hành, sử dụng đơn giản, không tốn thêm chi phí; có khả năng đưa vào sản xuất số lượng lớn và Thương mại hoá để áp dụng phổ biến.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sau đây được sử dụng để thực hiện đề tài:
- Phương pháp chuyên gia: trên cơ sở lý luận và tham vấn chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm về nghiên cứu và thiết kế các hệ thống thiết bị kỹ thuật điện tử, Xây dựng phương án và kỹ thuật cơ bản để thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, tìm hiểu thực trạng sử dụng thiết bị liên lạc vô tuyến nghề cá, đề tài đã tập trung nghiên cứu kỹ thuật thông tin định vị vệ tinh từ thiết bị GPS, phương pháp mã hóa và truyền/ nhận thông tin thông qua thiết bị vô tuyến ICOM và phương pháp quản lý, biểu diễn thông tin trên nền GIS để lựa chọn giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Phương pháp thu thập số liệu và xử lý thống kê: theo dõi thu thập các thông số kỹ thuật, xử lý các số liệu thống kê thu được từ kết quả thực nghiệm để điều chỉnh phương án và hoàn chỉnh giải pháp kỹ thuật.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chức năng định vị thông qua vệ tinh, truyền dữ liệu định vị vào đất liền thông qua máy vô tuyến ICOM.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị nhận dữ liệu lắp đặt tại trung tâm quản lý có chức năng nhận thông tin từ máy ICOM, giải mã và chuyển dữ liệu định vị nhận được cho máy tính.
- Nghiên cứu giải pháp nhận thông tin và Xây dựng chương trình mô phỏng quản lý thông tin trên nền GIS.
- Kiến nghị các chương trình, biện pháp, giải pháp nhằm quản lý thông tin về tọa độ và hành trình của các tàu đánh bắt cá xa bờ.
6. Tổ chức thực hiện
Căn cứ đề cương và dự toán kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu Xây dựng hệ thống truyền nhận thông tin định vị tàu đánh bắt cá thông qua thiết bị liên lạc vô tuyến Icom” tại Hợp đồng Khoa học kỹ thuật số 100/HĐ-KHKT ngày 28/2/2007 giữa Văn phòng Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và Sở Bưu chính, Viễn thông V/v thực hiện Đề tài khoa học kỹ thuật, mã số: 100-07-KHKT-QL. Sở Bưu chính, Viễn thông và cá nhân chủ trì đề tài cùng các cộng sự đã tổ chức thực hiện đề tài theo đúng tiến đỗ
90 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu chế tạo thiết bị chuyển đổi bằng kỹ thuật điện tử để truyền thông tin định vị tàu cá qua thiết bị liên lạc vô tuyến icom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm vạch ra lộ trình nhanh nhất giữa vị trí hiện tại của xe cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thông. Nó cũng được sử dụng như một công cụ nghiên cứu dịch bệnh, phân tích nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.
Quản lý địa phương: Các lãnh đạo chính quyền địa phương đua GIS vào quản lý quy hoạch công trình, tìm kiếm thửa đất, điều chỉnh ranh giới, bảo dưỡng các công trình công cộng, phân tích tội phạm, chỉ huy và quản lý lực lượng công an, cứu hoả.
Giao thông: GIS được dùng trong việc lập kế hoạch và duy trì cơ sở hạ tầng. Tiếp nữa, GIS còn được ứng dụng để định vận tải hàng hoá, và hải đồ điện tử.
Ngoài các lĩnh vực trên, GIS còn được sử dụng trong các dịch vụ điện, nước, gas, điện thoại, dịch vụ bán lẻ … và nhiều các ứng dụng khác.
5.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin địa lý GIS
Các số liệu thu thập được từ GPS sẽ phải tích hợp với các hệ thống thông tin địa lý GIS để cho ta các khả năng về kiểm soát các vùng địa lý, toạ độ có đặt modul thu GPS. Sự tích hợp giữa các dữ liệu thu thập được từ GPS với các hệ thống thông tin GIS sẽ cho chúng ta khả năng quản lý trực quan, đặt ra được nhiều bài toán quản lý trong việc quản lý các phương tiện giao thông bằng công nghệ GPS.
5.1.3 Khả năng của công nghệ GIS.
Khả năng của GIS rất phong phú, nhưng bất kỳ một hệ GIS nào cũng phải tối thiểu giải quyết quản lý được 5 vấn đề chính sau:
- Vị trí (Location): quản lý và cung cấp vị trí đối tượng theo yêu cầu
- Điều kiện (Condition): xác định các đối tượng thỏa mãn một điều kiện nào đó
- Chiều hướng (Trend): cung cấp hướng thay đổi của đối tượng thông qua phân tích các dữ liệu theo thời gian.
- Kiểu mẫu (Pattern): cung cấp mức độ sai lệch của đối tượng so với kiểu mẫu.
- Mô hình hóa (Modelling): Xác định xu thế phát triển của đối tượng, ngoài thông tin địa lý, hệ thống cần có thêm các thông tin quy luật hay luồng thông tin thống kê.
5.1.4 Các thành phần cơ bản của GIS
Các thành phần cơ bản của GIS bao gồm các thành phần được thể hiện như ở sơ đồ sau:
Người dùng
GIS
Phần mềm
CSDL
Thế giới thực
Kết quả
Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống GIS
Ở đây, các tín hiệu nhận được từ modul thu GPS sẽ phản ánh thế giới thực bên ngoài của một vật thể về không gian 3 chiều:
+ Kinh độ
+ Vĩ độ
+ Cao độ
và thêm vào đó là tham số thời gian.
Các thông tin này sẽ được hệ thống thông tin địa lý GIS xử lý bằng các phần mềm và cơ sở dữ liệu để trả ra các kết quả theo yêu cầu của người sử dụng. Cần các thông tin gì về vật thể có gắn modul GPS (ô tô, tàu biển, máy bay), người sử dụng có thể tương tác với hệ thống thông tin địa lý GIS để nhận được các thông tin phục vụ mục đích quản lý của mình. Chẳng hạn ta có thể xem việc quản lý các phương tiện trên biển trực tuyến bằng công nghệ GPS nhờ hệ thống thông tin địa lý GIS như minh hoạ sau.
Hình 5.2. Hệ thống GIS quản lý tàu biển
Các phầm mềm GIS.
GIS software
Windows
Mac OS X
Linux
BSD
Unix
Web
CARIS
Có
Không
Có
Có
Có
Có
Chameleon
Có
Có
Có
Có
Có
AMP
ERDAS IMAGINE
Có
Không
Không
Không
Có
Không
ESRI
Có
Không
Có
Không
Có
Có
GeoServer
Có
Có
Có
Có
Có
Java
GeoTools
Java
Java
Java
Java
Java
Không
GRASS
Có
Có
Có
Có
Có
via pyWPS
gvSIG
Java
Java
Java
Java
Java
Không
IDRISI
Có
Không
Không
Không
Không
Không
ILOG JViews Maps [1]
Java
Java
Java
Java
Java
Java & DHTML/Ajax
ILWIS
Có
Không
Không
Không
Không
Không
Intergraph [2]
Có
Không
Không
Không
CLIX
Có
JUMP GIS
Java
Java
Java
Java
Java
Không
LandSerf
Java
Java
Java
Java
Java
Không
Manifold System
Có
Không
Không
Không
Không
Có
MapInfo
Có
Không
Có
Không
Có
Có
MapServer
Có
Có
Có
Có
Có
AMP
Maptitude
Có
Không
Không
Không
Không
Có
MapWindow GIS
Có (ActiveX)
Không
Không
Không
Không
Không
My World GIS
Có
Có
Không
Không
Có
Không
Oracle Spatial
Có
Có
Có
Không
Có
Có
Panorama
"GIS Map 2005"
Không
"GIS Panorama"
Không
Không
Không
PostGIS
Có
Có
Có
Có
Có
Có
Quantum GIS
Có
Có
Có
Có
Có
Có
Smallworld
Có
?
Có
?
Có
Có
SPRING
Có
Không
Có
Không
Solaris
Không
TatukGIS
Có
Không
Không
Không
Không
?
TransCAD
Có
Không
Không
Không
Không
Có
TerraView
Có
Không
Có
Không
Không
Không
TNTmips
Có
Có
Có
Không
Có
Không
TransModeler
Có
Không
Không
Không
Không
Không
uDIG
Có
Có
Có
Không
Không
Không
AvisMap GIS Engine
Template: CÓ
Không
Không
Không
Không
Template:DHTML
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi chỉ giới thiệu danh sách các phần mềm GIS nguồn mở, vì đây là phương án tối ưu nhất cho việc triển khai GIS hiệu quả và chi phí thấp:
Phần mền sử dụng phổ biến nhất:
GRASS – Được phát triển ban đầu bởi các kỹ sư quân đội Mỹ, là hệ thống nguồn mở GIS.
MapServer – Web-based mapping server, được phát triển bởi trường Đại học Minnesota.
Các phần mềm nguồn mở khác
gvSIG 1.0Chameleon – Các môi trường xây dựng ứng dụng với MapServer.
GeoTools – Là toolkit nguồn mởi cho GIS viết bằng Java, sử dụng đặc tả của OGC.
gvSIG –GIS nguồn mở viết bằng Java.
ILWIS – ILWIS (Integrated Land and Water Information System) hợp nhất hình ảnh, vecto và dữ liệu chuyên đề.
JUMP GIS – Java Unified Mapping Platform
MapWindow GIS – Miễn phí, ứng dụng Desktop nguồn mở.
OpenLayers – thư viện AJAX nguồn mở cho việc truy xuất các lớp dữ liệu bản đồ, được phát triển và đảm bảo bởi MetaCarta.
PostGIS – Spatial extensions for the open source PostgreSQL database, allowing geospatial queries.
Quantum GIS – QGIS là phần mềm nguồn mở thân thiện với người dùng chạy trên hầu hết các hệ điều hành: Linux, Unix, Mac OSX và Window.
TerraView – GIS desktop sử dụng dữ liệu vector và raster lưu trữ trong cơ sở dữ liệu quan hệ hoặc cơ sở dữ liệu bản đồ.
uDigSo
Các hướng phát triển và lựa chọn giải pháp
Hướng phát triển
Rất nhiều các vấn đề có thể giải quyết được nhờ công nghệ GIS nhưng sau đây là các hướng mới mà các hệ thống thông tin địa lý có xu hướng tiếp cận.
GIS phân tán
GIS phân tán bản thân nó đã nói lên được hệ thống thông tin địa lý mà không phải tất cả các thành phần của nó cùng nằm trên một vị trí vật lý. Hệ thống có thể là nơi xử lý (the processing), cơ sở dữ liệu, biểu diễn (the rendering) hay giao diện người dùng.
Chuẩn OGC
Chuẩn OGC giúp các công cụ GIS giao tiếp được. Giáo diện và giao thức mở được định nghĩa bởi đặc tả OpenGIS hỗ trợ các giải pháp tương tác Web hỗ trợ địa lý, dịch vụ không dây và cố định và cho phép nhà phát triển công nghệ tạo ra các dữ liệu không gian phức tạp và các dịch vụ dễ sử dụng với mọi kiểu ứng dụng. Giao thức của OGC bao gồm Web Map Service (WMS) và Web Feature Service (WFS)
Các sản phẩm GIS được OGC chia làm hai loại, dựa trên tính trọn vẹn và đúng đắn của phần mềm theo đặc tả OGC.
Web mapping
Hình 5.3 Quan hệ giữa Client/Server và các giao thức OGC
Trong những năm gần đây, các ứng dụng bản đồ trên web đã có, như Google Maps và Live Maps. Các website này cung cấp kết nối công cộng tới lượng lớn dữ liệu bản đồ, đặc biệt là được chụp trên không. Các dịch vụ ví dụ như dịch vụ Google Maps và Live Maps Services cho phép người sử dụng chú giải và chia sẻ bản đồ cho người khác. Các nhà cung cấp GIS tạo ra hệ thống bản đồ web như ESRI's WebADF chọn cách làm nhiều các tính hữu dụng và cả tốc độ của hệ thống bản đồ web.
Các bản đồ truyền thống sử dụng để khám phá trái đất và khai thác nguồn tin đó. Ngày nay, công nghệ GIS trở thành một công cụ hữu ích trong việc tìm hiểu sự thay đổi toàn cầu. Nhiều bản đồ và thông tin vệ tinh có thể kết hợp trong các phương thức mà mô hình tương tác với các hệ thống tự nhiên phức tạp.
Bằng việc sử dụng chức năng gọi là visualization, GIS có thể sử dụng để đưa ra các hình ảnh, các hoạt động và các sản phẩm vẽ bản đồ. Các hình ảnh đó cho phép các nhà nghiên cứu xem các chủ đề của họ theo cách chưa từng có trước đây.
Thêm chiều thời gian
Điều kiện bề mặt trái đất, khí quyển, lớp dưới bề mặt có thể được nghiên cứu bằng các dữ liệu cung cấp bởi về tinh đưa vào GIS. Công nghệ GIS còn có thể cung cấp cho các nhà nghiên cứu khả năng xem xét được rất nhiều sự biến đổi của trái đất theo ngày, tháng, năm. Bằng việc tính hợp thêm thời gian vào trong các nghiên cứu về môi trường, GIS cũng có thể được khám phá bởi khả năng theo dõi và mô tả hoạt động của con người suốt cả ngày. Sử dụng các mô hình này để đưa ra dữa liệu giúp nhà hoạch định thử nghiệm các chính sách giải quyết. Hệ thống này còn được gọi là Spatial Decision Support Systems.
Ngữ nghĩa và GIS
Phân tích các điểm mạnh và yếu.
* Phần mềm GIS
Với hai phần mềm nguồn mở phổ biến nhất là MapServer và GRASS ta thấy được các đặc tính nổi trội gần như tương đồng với nhau:
Tương thích hệ điều hành là như nhau (đáp ứng đầy đủ các hệ điều hành phổ biến hiện nay).
Hỗ trợ chuẩn OGC.
Làm việc với cả file định dạng GIS (bao gồm Shapefile) và DBMS (ví dụ như PostgresSQL/PostGIS, MySQL).
Hỗ trợ dịch vụ Web.
MapServer phù hợp với xu hướng ứng dụng web mapping vì MapServer là ứng dụng thuần về Web. GRASS có giao diện đồ hoạ, dễ dàng cho người sử dụng, do đó thích hợp với ứng dụng Desktop.
* Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Thông tin chung
Công ty
Ngày phát hành phiên bản đầu tiên
Phiên bản ổn định mới nhất
Giấy phép sử dụng
Adaptive Server Enterprise
Sybase
1987
15.0
Độc quyền
ADS
ADS
2003
3.4
Độc quyền
Apache Derby
Apache
2004
10.1.2.1
Giấy phép Apache
DB2
IBM
1982
8.2
Độc quyền
Firebird
Firebird Foundation
Ngày 25 tháng 7 năm 2000
1.5.3
Giấy phép Initial Developer's Public
Informix
IBM
1985
10.0
Độc quyền
HSQLDB
HSQL Development Group
2001
1.8.0
BSD
H2
H2 Software
2005
0.9
Miễn phí
Ingres
Ingres Corp.
1974
Ingres 2006 II 9.0.4
GPL và Độc quyền
InterBase
Borland
1985
7.5.1
Độc quyền
MaxDB
MySQL AB, SAP AG
?
7.6
GPL or Độc quyền
Microsoft SQL Server
Microsoft
1989
9.00.1399 (2005)
Độc quyền
MySQL
MySQL AB
Tháng 11 năm 1996
5.0
GPL or Độc quyền
Oracle
Oracle Corporation
1977
10g Release 2
Độc quyền
PostgreSQL
PostgreSQL Global Development Group
Tháng 6 năm 1989
8.1.3
BSD
Pyrrho DBMS
University of Paisley
Tháng 11 năm 2005
0.5
Độc quyền
SmallSQL
SmallSQL
Ngày 16 tháng 4 năm 2005
0.12
LGPL
SQLite
D. Richard Hipp
Ngày 17 tháng 8 năm 2000
3.3.5
Public domain
Teradata
Teradata
1984
V2R6.1
Độc quyền
WX2
Kognitio
1988
5.x
Độc quyền
Công ty
Ngày phát hành phiên bản đầu tiên
Phiên bản ổn định mới nhất
Giấy phép sử dụng
Hệ điều hành được hỗ trợ
Windows
Mac OS X
Linux
BSD
UNIX
z/OS 1
Adaptive Server Enterprise
Có
Có
Có
Có
Có
Không
ADS
Có
Không
Có
Có
Có
Có
Apache Derby 2
Có
Có
Có
Có
Có
Có
DB2
Có
Không
Có
Không
Có
Có
Firebird
Có
Có
Có
Có
Có
Maybe
HSQLDB 2
Có
Có
Có
Có
Có
Có
H2 2
Có
Có
Có
Có
Có
Maybe
Informix
Có
Có
Có
Có
Có
Không
Ingres
Có
Có
Có
Có
Có
Có thể
InterBase
Có
Không
Có
Không
Có (Solaris)
Không
Adabas
Có
Không
Có
Không
Có
Có
MaxDB
Có
Không
Có
Không
Có
Có thể
Microsoft SQL Server
Có
Không
Không
Không
Không
Không
MySQL
Có
Có
Có
Có
Có
Có thể
Oracle
Có
Có
Có
Không
Có
Có
PostgreSQL
Có
Có
Có
Có
Có
Có thể
Pyrrho DBMS
Có (.NET)
Không
Có (Riêng lẻ)
Không
Không
Không
SmallSQL
Có
Có
Có
Có
Có
Có
SQLite
Có
Có
Có
Có
Có
Có thể
Teradata
Có
Không
Có
Không
Có
Không
Windows
Mac OS X
Linux
BSD
UNIX
z/OS 1
Ghi chú (1): Hệ quản trị có mã nguồn mở có tính năng tương thích với UNIX sẽ chạy trên z/OS, một hệ thống con được dựng sẵn trong hệ thống dịch vụ của UNIX.
Ghi chú (2): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào máy ảo Java không phụ thuộc vào hệ điều hành
Tính năng cơ bản
ACID
Referential integrity
Transactions
Unicode
Adaptive Server Enterprise
Có
Có
Có
Có
ADS
Có
Có
Có
Có
Apache Derby
Có
Có
Có
Có
DB2
Có
Có
Có
Có
Firebird
Có
Có
Có
Có
HSQLDB
Có
Có
Có
Có
H2
Có
Có
Có
Có
Informix
Có
Có
Có
Có
Ingres
Có
Có
Có
Có
InterBase
Có
Có
Có
Có
MaxDB
Có
Có
Có
Có
Microsoft SQL Server
Có
Có
Có
Có
MySQL
Phụ thuộc 3
Phụ thuộc 3
Phụ thuộc 3
Có / UTF-8 (3-byte) & UCS-2
Oracle
Có
Có
Có
Có
PostgreSQL
Có
Có
Có
Có / UTF-8 (4-byte)
Pyrrho DBMS
Có
Có
Có
Có
SQLite
Có
Không 4
Cơ bản 4
Có
Teradata
Có
Có
Có
Có
ACID
Referential integrity
Transactions
Unicode
Ghi chú (3): Để giao dịch và toàn vẹn liên quan, bảng kiểu InnoDB buộc phải sử dụng làm kiểu mặc định, MyISAM không hỗ trợ tính năng này. Mặc dù vậy ngay cả khi kiểm của bảng là InnoDB cho phép lưu trữ giá trị của nó vượt qua giới hạn giới hạn giữ liệu; một vài khung nhìn vẫn bắt buộc phải tuân thủ tính toàn vẹn của ACID.
Ghi chú (4): Ràng buộc về khoá ngoại được phân tích nhưng không bị bắt buộc. Triggers có thể được dùng thay thế. Không được hỗ trợ các transactions lồng ghép.
Giới hạn
Max DB size
Max table size
Max row size
Max columns per row
Max Blob/Clob size
Max CHAR size
Max NUMBER size
DB2
512TB
512TB
32,677 bytes
1012
2GB
32KB
64 bits
Firebird
> 30 TB
37 GB compressed?
32,767 bytes
?
2GB
?
?
Microsoft Access
2GB
2GB
16MB
255
64KB (memo field)
255 bytes (text field)
32 bits
Microsoft Visual Foxpro
4GB
4GB
?
?
?
?
32 bits
Microsoft SQL Server
524,258TB (32,767 files * 16TB max file size)
524,258TB
8060 bytes
1024
2GB
8000 bytes
64 bits
MySql 5
Unlimited
2GB (Win32 FAT32) to 16TB (Solaris)
64KB
3398
4GB (longtext, longblob)
64KB (text)
64 bits
Oracle
Unlimited (4GB * block size per tablespace)
4GB * block size (with BIGFILE tablespace)
Unlimited
1000
4GB (or max datafile size for platform)
4000 bytes
126 bits
PostgreSQL
Unlimited
32TB
1.6TB
250-1600 depending on type
1GB (text, bytea) - stored inline
1GB
64 bits
Max DB size
Max table size
Max row size
Max columns per row
Max Blob/Clob size
Max CHAR size
Max NUMBER size
Bảng và khung nhìn
Bảng tạm
Khung nhìn cụ thể
Adaptive Server Enterprise
Có 5
Không
ADS
Có
Có
Apache Derby
Có
Không
DB2
Có
Có
Firebird
Không
Không
HSQLDB
Có
Không
H2
Có
Không
Informix
Có
Có
Ingres
Có
Ingres r4
InterBase
Có
Không
MaxDB
Có
Không
Microsoft SQL Server
Có
Có
MySQL
Có
Tương tự 6
Oracle
Có
Có
PostgreSQL
Có
Tương tự 7
Pyrrho DBMS
Không
Không
SQLite
Có
Không
Teradata
Có
Có
Bảng tạm
Khung nhìn cố định
Ghi chú (5): Máy chủ cung cấp tempdb, là một bảng tạm sử dụng trong một phiên làm việc có thể sử dụng chung và riêng.
Ghi chú (6): Tương tự như Postgres, khung nhìn cố định có thể giả lập bằng cách sử dụng thủ tục lưu trữ và triggers.
Ghi chú (7): Khung nhìn cố định có thể giả lập với PL/pgSQL, PL/Perl, PL/Python, hoặc các ngôn ngữ thủ tục khác.
Chỉ mục
Cây R-/Cây R+
Hàm băm
Biểu thức (lập trình)
Chỉ mục từng phần
Chỉ mục đảo
Bitmap
GiST
Adaptive Server Enterprise
Không
Không
Không
Không
Có
Không
Không
ADS
Có
Có
Có
Không
Có
Có
Không
Apache Derby
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
DB2
Không
?
Không
Không
Có
Có
Không
Firebird
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
HSQLDB
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
H2
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Informix
Có
Có
Có
Có
Có
Có
Không
Ingres
Có
Có
Ingres r4
Không
Không
Ingres r4
Không
InterBase
?
?
Không
Không
Không
Không
Không
MaxDB
?
?
Không
Không
Không
Không
Không
Microsoft SQL Server
?
Non/Cluster & fill factor
Có 8
Có 9
Có 8
Không
Không
MySQL
trong SQL 5.0 MyISAM, BDB, hoặc bảng InnoDB
chỉ có bảng HEAP
Không
Không
Không
Không
Không
Oracle
chỉ có ở phiên bản EE
Bảng gộp
Có
Không
Có
Có
Không
PostgreSQL
Có
Có
Có
Có
Có 10
Có
Có
Pyrrho DBMS
Không
Không
Không
Không
Không
Không
Không
SQLite
Không
Không
Không
Không
Có
Không
Không
Teradata
Không
Có
Có
Có
Không
Có
Không
Cây R-/Cây R+
Hàm băm
Biểu thức (lập trình)
Chỉ mục từng phần
Chỉ mục đảo
Bitmap
GiST
Ghi chú (8): Có thể thực hiện bằng chỉ mục của cột có thể tính toán hay khung nhìn đã được sắp xếp chỉ mục.
Ghi chú (9): Có thể thực hiện bằng khung nhìn đã được sắp xếp chỉ mục.
Ghi chú (10): Chức năng chỉ mục của PostgreSQL có thể sử dụng để đảo ngược thứ tự của các trường dữ liệu.
Các đối tượng khác
Domain
Cursor
Trigger
Hàm 11
Thủ tục 11
External routine 11
Adaptive Server Enterprise
Có
Có
Có
Có
Có
Có
ADS
Có
Có
Có
Có
Có
Có
Apache Derby
Không
Có
Có
Có 12
Có 12
Có 12
DB2
Không
Có
Có
Có
Có
Có
Firebird
Có
Có
Có
Có
Có
Có
HSQLDB
?
Không
Có
Có
Có
Có
H2
?
Không
Có
Có
Có
Có
Informix
?
Có
Có
Có
Có
Có
Ingres
Có
Có
Có
Có
Có
Có
InterBase
Có
Có
Có
Có
Có
Có
MaxDB
Có
Có
Có
Có
Có
?
Microsoft SQL Server
Có (2000 and beyond)
Có
Có
Có
Có
Có
MySQL
Không
Có
Có
Có
Có
Có
Oracle
Có
Có
Có
Có
Có
Có
PostgreSQL
Có
Có
Có
Có
Có
Có
Pyrrho DBMS
Có
Có
Có
Có
Có
Có
SQLite
Không
Không
Có
Không
Không
Có
Teradata
Không
Có
Có
Có
Có
Có
Domain
Cursor
Trigger
Hàm
Thủ tục
External routine
Ghi chú(11): Cả hàm và thủ tục đều nói đến các chương trình nhỏ để xử lý dữ liệu (internal routines) được viết bằng ngôn ngữ SQL và/hoặc ngôn ngữ thủ tục như PL/SQL. External routine được viết bằng các ngông ngữ lập trình như C, Java, Cobol v.v... Thủ tục lưu trữ là từ để nói đến internal routines và external routine. Nhưng nó được định nghĩa rất khác nhau giữa các nhà cung cấp phần mềm.
Ghi chú (12): Trong Derby, mã của hàm và thủ tục được viết bằng ngôn ngữ Java.
Phân tích yêu cầu và lựa chọn giải pháp
Các yêu cầu chính về nội dung cần hoàn thành của đề tài
Xây dựng được hệ thống biểu diễn bản đồ, các thông tin về tạo độ của đối tượng tàu cá.
Đáp ứng được tính hiệu quả: sử dụng phần mềm miễn phí, có hiệu quả làm việc tốt, dễ thay đổi khi có yêu cầu mới.
Có thể phục vụ tốt trên môi trường mạng.
Hệ thống làm việc với lượng thông tin thay đổi thường xuyên và liên tục.
Với các yêu cầu về nội dung cần hoàn thành đó đề tài đã chọn MapServer là ứng dụng chính để triển khai. Ở đây chúng ta lựa chọn làm việc với MapServer sử dụng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu bản đồ là chính (PostgreSQL/PostGIS).
Sau đây là các chương trình lựa chọn để triển khai.
MapServer for Window (MS4W):
Là gói phần mềm hỗ trợ cài đặt nhanh chóng MapServer trên Windows.
MapServer bao gồm PHP MapScript, C# MapScript, Python 2.4 MapScript, Java 1.4 MapScript, và các dlls hỗ trợ cho SDE (9.1) và Oracle (10.2)…
PostgreSQL 8.2:
Là hệ quản trị cơ sở dữ quan hệ và đối tượng (object-relational database management system - ORDBMS).
PostgreSQL là một chương trình mã nguồn mở xây dựng trên mã nguồn ban đầu của đại học Berkeley. Nó theo chuẩn SQL99 và có nhiều đặc điểm hiện đại.
PostgreSQL được phổ biến bằng giấy phép BSD cổ điển. Nó không quy định những hạn chế trong việc sử dụng mã nguồn của phần mềm. Bởi vậy PostgreSQL có thể được dùng, sửa đổi và phổ biến bởi bất kỳ ai cho bất kỳ mục đích nào.
PostGIS:
Là add-on cơ sở dữ liệu không gian dành cho Hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL. Nó giúp hỗ trợ thêm về đối tượng bản đồ cho PostgreSQL.
Bao gồm các hỗ trợ cho các chức năng và đối tượng được định nghĩa trong đặc tả OpenGIS “Simple Features Specification for SQL”. Bằng việc sử dụng các hàm của PostGIS, việc sử dụng dòng lệnh SQL có thể thực hiện các xử lý không gian cao cấp và truy vấn toàn vẹn (querying entirely).
FIST (Flexible Internet Spatial Template)
Là phần mềm nguồn mở, ngôn ngữ lập trình PHP.
Cung cấp các chức năng bản đồ trên web và khả năng mở rộng các chức năng cá nhân. Dễ dàng thêm vào một module bản đồ riêng cho ứng dụng mà không cần phải triển khai lại.
5.4. Xây dựng chương trình quản lý dữ liệu GPS tàu cá trên nền GIS
5.4.1 Chức năng cơ bản
Hệ thống chia ra làm hai chức năng cơ bản là
Thu thập thông tin địa lý định vị tàu cá, lưu trữ: Chức năng này của hệ thống là lấy thông tin định vị thông qua thiết bị chuyển đổi, đưa vào hệ thống thông qua cổng COM; sau đó phân tích thông tin và đưa vào cơ sở dữ liệu để lưu trữ.
Hiển thị thông tin địa lý, quản lý, báo cáo: Với thông tin nhận được từ phần thu thập, hệ thống sẽ tổ chức và đưa ra cho người dùng thông tin địa lý của tàu cá được quản lý; quản lý các đối tượng tàu cá và báo cáo các thông tin chi tiết và trực quan nhất cho người dùng.
Các chức năng quan trọng nhất của hệ thống quản trị là quản trị nội dung, báo cáo. Các chức năng cơ bản nhất của một hệ thống thông tin địa lí đảm bảo:
Hiển thị thông tin địa lý
Quản lý các lớp bản đồ: bản đồ nền và chuyên đề
Truy vấn chuyên đề riêng: xác định vị trí, xác định hành trình, tìm các đối tượng theo vùng, …
Xuất bản thông tin
Quản lý thông tin đối tượng: tàu cá, cảng cá.
…
5.4.2 Cấu trúc cơ sở dữ liệu
Hình 5.4 Cấu trúc cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của việc kiểm soát toạ độ của tàu cá dựa vào bảng Shiplocation với 2 khoá chính là Mã tàu (s_id) và thời gian (s_time) và trường lưu dữ liệu địa lý geom.
Hệ thống thu thập thông tin
Ngôn ngữ: Visual Basic 6.0
Môi trường: Window 2000/XP.
Mô hình chức năng:
Thiết bị chuyển đổi
Server
GIS Database
Thu thập thông tin được gửi qua cổng COM, xử lý và lưu trữ xuống cơ sở dữ liệu GIS
Hình 5.5. Lưu đồ thu thập dữ liệu
Chức năng:
Lọc thông tin từ cổng COM, lấy chuỗi định dạng thông tin toạ độ tàu cá1 và đưa vào cơ sở dữ liệu.
Kết nối cơ sở dữ liệu, giao tiếp cổng COM tuỳ biến.
Cho phép khi chương trình đang chạy có thể tiếp nhận thêm tàu mới nếu có.
Tự động lưu thông tin tín hiệu của các tàu cá với ngày giờ của hệ thống khi đã nhận đủ lượng thông tin cần thiết (log).
(1) Chuỗi định dạng thông tin toạ độ tàu cá:
/*ID#Date&Time%Latitude$Longitude*/
Trong đó ID: số hiệu thiết bị định vị của tàu cá, định dạng dddddd (sáu chữ số) ứng với mỗi tàu có 1 thiết bị với id riêng.
Date: ngày tháng năm, theo định dạng dd-mm-yyyy.
Time: giờ phút giây, theo định dạng hh:mm:ss.
Latitude: vĩ độ.
Longitude: kinh độ.
Trong đó định dạng của kinh độ và vĩ độ là dd.dddddd. Với dd trước dấu chấm (.) là độ, dddddd sau dấu chấm là dddddd x 10-4 phút
Ví dụ: /*777777#11-12-2007&08:57:34%13.453061$109.150525*/
Thông tin trên chỉ con tàu có id thiết bị là 777777, tại ngày 11 tháng 12 năm 2007, lúc 8 giờ 57 phút 34 giây ở vào toạ độ: kinh độ: 109o15.0525’ hay 109.250875o, vĩ độ: 13o45.3061’ hay 13.755102o.
5.4.3 Kiến trúc chương trình hệ thống
Quản trị hệ thống
Hệ thống quản trị
Cấu hình hệ thống
Quản lý tài khoản
Quản trị cơ sở dữ liệu GIS
Quản trị nội dung
Quản trị module GIS
Quản trị module báo cáo
Quản trị tàu cá
Các chức năng quan trọng nhất của hệ thống quản trị là quản trị nội dung, báo cáo. Các chức năng cơ bản nhất của một hệ thống thông tin địa lí đảm bảo:
Hiển thị thông tin địa lý
Quản lý các lớp bản đồ: bản đồ nền và chuyên đề
Truy vấn chuyên đề riêng: xác định vị trí, xác định hành trình, tìm các đối tượng theo vùng, …
Xuất bản thông tin
Quản lý thông tin đối tượng: tàu cá, cảng cá.
…
Hệ thống các giao diện
5..4.4.1 Giao diện hệ thống thu thập thông tin địa lý
5.4.4.2 Giao diện hệ thống hiển thị thông tin địa lý, quản lý, báo cáo
Quản trị hệ thống :
+ Cấu hình hệ thống, tài khoản:
5.4.4.3 Gia diện quản trị cơ sở dữ liệu:
5.4.4.4 Quản trị nội dung, báo cáo:
Giao diện chính của hệ thống: bản đồ với các nút chức năng trên menu: phóng to, thu nhỏ, đo khoảng cách và nhiều chức năng khác có thể tùy biến:
5.4.4.5 Giao diện chức năng quản lý các lớp thông tin (layer):
5.4.4.6 Giao diện chức năng tìm kiếm các tàu trong một khu vực:
5.4.4.7 Giao diện chức năng đo khoảng cách
5.4.4.8 Giao diện chức năng thông tin chi tiết hành trình của tàu
cá
5.4.4.9 Giao diện chức năng hiển thị hành trình của một tàu cá:
5.4.4.10 Giao diện giao diện quản lý chung các tàu cá, cảng cá:
5.4.4.11 Giao diện chức năng thêm, sửa xóa các đối tượng
Chương 6: QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM TRÊN TÀU CÁ
6.1. Các tần số được phép thử nghiệm
Gồm 6 tần số:
Băng 6: 6793 KHZ, 6983 KHZ
Băng 8: 8011 KHZ, 8096 KHZ
Băng 12: 12100 KHZ, 12227 KHZ
Trong quá trình thử nghiệm thường dùng băng 6 và băng 8 do khoảng cách thử nghiệm (phụ thuộc vào tàu ngư dân) tối đa là 800km
6.2- Các tàu tham gia thử nghiệm
Tên chủ tàu
Mã tàu
Vùng biển hoạt động
Bắt đầu
Kết thúc
Ngô Đức Tài
BD5954
Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định
2-8-2007
31-10-2007
Nguyễn Văn Hiền
BD5626
Vũng tàu
15-9-2007
15-12-2007
Nguyễn Văn Hữu
BD7778
Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi
15-8-2007
15-11-2007
Nguyễn Thanh Trú
BD8434
Phú Yên, Bình Định
15-8-2007
15-11-2007
Nguyễn Văn Lời
BD7026
Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định
15-8-2007
15-11-2007
Mỗi tàu tham gia thử nghiệm được yêu cầu bật máy 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 giờ theo thời điểm đã quy định trước.
6.3 - Một vài kết quả:
LỊCH THEO DÕI LIÊN LẠC CỦA 5 TÀU
Tàu BD5954
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
3-8-2007
10h30
Phù cát
13.563585
109.273655
Mưa, áp thấp
6793
100
Rõ, hơi rè
Dữ liệu thu
/*145623#03-08-2007&03:35:22%13.563585$109.273655*/
..?2007&03:57:06%13.563585$109.273€ºý 5*/
/*145 ü .23#10-12-
Nhận xét
Dữ liệu thu có tốt, có nhiễu xen kẽ, bị cắt xén
Tàu BD5954
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
17-8-2007
15h
Phú yên
13.244088
109.270366
Âm u
6793
80-100
Rõ
Dữ liệu thu
/*145623#17-08-2007&08:10:51%13.244088$109.270366*/
/*145623#17-08-2007&08:11:22%13.244126$109.275366*/
/*145623#17-08-2007&08:15:25%13.244274$109.270806*/
Nhận xét
Dữ liệu thu tốt
Tàu BD5954
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
15-9-2007
8h
Khánh hòa
12.372644
109.572336
Nắng
6793
100
Rõ,hơi nhỏ
Dữ liệu thu
Dww Kh)/*145623#15-09-2007&01:23:51%12.372644$109.572336*/
/*145623#15-09-2007&01:28:202%12.372644$109.572336*/9;f/*225.,--
9 j/*145623#15-09-2007&01:35:252%12.372644$109.572336*/
Nhận xét
Dữ liệu thu tốt, có nhiễu nhưng không làm sai dữ liệu
Tàu BD5626
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
17-9-2007
8h
Vũng tàu
10.131315
107.493509
Nắng
8096
100
Nhỏ, rè
Dữ liệu thu
ô°5œð/*22#2#2007-9-7&01:37:30%107.œ2171$10.16j068*/
ÿξþþþþ¿ÿ÷³¿¿¿×—]\ÝÝßžž
Nhận xét
Dữ liệu thu có nhiều nhiễu xen kẽ, bị cắt xén
Do địa hình phức tạp
Tàu BD7778
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
20-8-2007
9h30
Phú Yên
13.183403
109.270805
Mưa
6793
100
Rõ
Dữ liệu thu
9 j/*333333#20-08-2007&02:38:25%13.183403$109.270805*/ξþþþþ
Nhận xét
Dữ liệu thu tốt, có nhiễu nhưng không làm sai dữ liệu
Tàu BD8434
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
24-8-2007
10h30
Phú Yên
13.162851
109.244506
Âm u
6983
100
Rõ
Dữ liệu thu
/*555555#24-08-2007&03:40:05%13.162851$109.244506*/
Nhận xét
Dữ liệu thu tốt.
Tàu BD7026
Ngày
Thời gian
Địa điểm
Tọa độ
Thời tiết
Tần số (KHZ)
P(W) phát
Nghe
29-10-2007
15h30
Qui Nhơn
13.402870
109.192287
Nắng
6793
70
Rõ
Dữ liệu thu
/*777777#29-10-2007&08:42:20%13.402870$109.192287*/ Ýßžž
Nhận xét
Dữ liệu thu tốt, có nhiễu nhưng không làm sai dữ liệu
6.4- Nhận xét:
Nhìn chung, quá trình thử nghiệm đã cho ra các kết quả tốt, đảm bảo đạt được các yêu cầu của đề tài. Dữ liệu thu được đã biểu diễn được vị trí và hành trình của các tàu tham gia thử nghiệm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số hạn chế như tình trạng nhiễu, sai hỏng tín hiệu. Qua phân tích đánh giá, nhóm thực hiện đề tài rút ra một số nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thời tiết: khi thời tiết xấu trên diện rộng, có mưa dông, sấm sét…sóng HF và tín hiệu thu bị ảnh hưởng rất lớn, tín hiệu thu được bị sôi nổ. Nếu nghe đàm thoại không rõ thì chắc chắn không thu được dữ liệu.
- Nguyên nhân địa hình và vị trí đặt thiết bị thu: thành phố Quy Nhơn được bao bọc bởi dãy núi Vũng Chua ở phía nam và dãy núi Phương Mai ở phía bắc. Việc thu tín hiệu của các tàu đi về cả hai hướng Bắc và Nam đều gặp nhiều khó khăn do bị cản, che khuất, phản xạ... Khi thử nghiệm với các tàu đi vùng biển Vũng tàu, nhóm thực hiện đề tài đã thử nghiệm đặt thiết bị thu trên núi Vũng Chua hoặc phía Đông bán đảo Nhơn Hội, hoặc tại xã Hoài Hương (Hoài Nhơn). Kết quả cho thấy hệ thống cho phép thu đúng dũ liệu với khoảng cách gần 800 km.
- Nguyên nhân thiết bị thu: Hiện nhóm thực hiện đề tài đang sử dụng thiết bị thu vô tuyến ICOM IC-718 với anten dây. Đây là loại máy thu phát nghiệp dư, công suất thấp (100W), anten đơn giản, chưa được đặt ở độ cao thích hợp.
- Nguyên nhân thiết kế: chưa có điều kiện thiết kế bộ nguồn kháng nhiễu và bộ dao động chuẩn.
Hướng khắc phục:
- Tập trung tìm vị trí lắp đặt không bị che khuất: đỉnh núi Vũng Chua hoặc bán đảo Nhơn Hội, hoặc các vị trí không bị che khuất khác.
-Thiết kế bộ nguồn kháng nhiễu thông minh hoạt động ổn định, hạn chế nhiễu.
- Đầu tư thiết bị thu phát chuyên dụng với anten dàn thông minh và các thiết bị phối hợp trở kháng chất lượng cao.
Chương 7
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐỊNH VỊ VÀ HÀNH TRÌNH TÀU ĐÁNH BẮT CÁ XA BỜ
7.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI
7.1.1. Về kinh tế
Kết quả của Đề tài nếu được ứng dụng vào thực tiễn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn vì những lý do sau:
- Giá thành thiết bị và kinh phí triển khai hệ thống thấp hơn rất nhiều so với việc đầu tư một hệ thống đồng bộ theo công nghệ ngoại nhập do tận dụng được hệ thống thông tin vô tuyến điện hiện có và các máy phát của ngư dân. Dự kiến giá thành 01 bộ định vị + giao tiếp phát với thiết bị ICOM chỉ khoảng 200USD (mỗi thiết bị nhập ngoại khoảng 1000USD).
- Giá thành hệ thống quản lý trên bờ tùy thuộc quy mô và yêu cầu triển khai thực tế. Nếu tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của các đài thông tin Duyên hải hoặc các trạm thông tin vô tuyến khác thì kinh phí triển khai 01 trung tâm chỉ khoảng 2000 USD.
Do đó, việc triển khai ứng dụng giải pháp cho phép tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể cho ngân sách nhà nước nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng thông tin sẵn có mà không cần đầu tư xây dựng mới một hệ thống thông tin đồng bộ, hiện đại
7.1.2. Về xã hội
Việc triển khai ứng dụng kết quả của đề tài trong thực tiễn rất phù hợp với đặc thù của hoạt động nghề biển ở nước ta, sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết hiện nay là nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ, hướng dẫn các phương tiện hành nghề trên biển, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác tìm kiếm cứu nạn, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho ngư dân Việt Nam.
Nếu có cơ chế triển khai thích hợp, đề tài này có thể phát triển, mở rộng để xây dựng thành một hệ thống thông tin quản lý vị trí tàu cá ở quy mô cấp tỉnh hoặc toàn quốc.
7.2 Đề xuất giải pháp
Cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện đề tài xin đề xuất giải pháp thiết lập hệ thống quản lý thông tin và hành trình tàu đánh bắt cá xa bờ như sau:
Trước mắt, đề nghị UBND tỉnh Bình Định đầu tư triển khai tại tỉnh Bình Định một Trung tâm quản lý thông tin và hành trình tàu đánh bắt cá xa bờ và hỗ trợ trang bị thiết bị chuyển đổi cho 200 tàu cá của Bình Định. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện và kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin công cộng cho ngư dân.
Trên cơ sở kết quả triển khai hệ thống, tiếp tục mở rộng hệ thống và nhân rộng mô hình ra các tỉnh ven biển khác; đồng thời nghiên cứu phương án kết hợp với các giải pháp khác (ví dụ giải pháp hệ thống trực canh tự động) và đề xuất với các bộ ngành Trung ương hỗ trợ và cho phép tận dụng năng lực hệ thống các đài thông tin Duyên Hải để triển khai rộng rãi trong toàn quốc theo đề án và quy hoạch phát triển thông tin biển của Quốc gia.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
1. Giá trị khoa học và thực tiễn
- Giá trị khoa học: đề tài đã thể hiện được tính mới, đó là lần đầu tiên đã nghiên cứu ứng dụng kết hợp các công nghệ hiện đại (công nghệ vi xử lý, công nghệ định vị vệ tinh GPS, công nghệ bản đồ số GIS) để thiết kế và chế tạo 05 bộ chuyển đổi và hệ thống quản lý định vị tàu cá. Kết quả đã đạt được của đề tài đáp ứng được yêu cầu đặt ra ban đầu là quản lý tọa độ và hành trình của tàu đánh bắt cá xa bờ có lắp thiết bị chuyển đổi, mở ra khả năng quản lý tập trung và giám sát tại các cơ quan quản lý và trung tâm cứu hộ cứu nạn trên biển.
- Giá trị thực tiễn: quy trình công nghệ được xây dựng từ nghiên cứu thực nghiệm nên có thể ứng dụng rộng rãi và cho ra các sản phẩm phù hợp với tình hình thực tế. Nhóm chủ trì đề tài đã chế tạo 05 bộ chuyển đổi sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và triển khai thử nghiệm cho 05 tàu đánh bắt cá xa bờ. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề tài cũng đã xây dựng được chương trình quản lý hành trình tàu cá trên nền GIS.
2. Khả năng áp dụng và phát triển công nghệ
Việc giám sát tọa độ và hành trình các tàu đánh cá đã được triển khai dễ dàng với các sản phẩm của đề tài. Trong tương lai, nếu triển khai đồng loạt sản phẩm của đề tài cùng với việc thiết lập nhiều trung tâm giám sát dọc theo bờ biển Việt Nam thì việc quản lý tàu cá sẽ được tối ưu hoá và đem lại hiệu quả cao.
Đề tài có thể áp dụng cho các địa bàn đã có mạng truyền thông vô tuyến dùng cho bộ đàm, hoặc có thể cải tiến để truyền thông tin qua hệ thống điện thoại di động và áp dụng cho việc quản lý các phương tiện di chuyển khác
Khả năng ứng dụng và phát triển sản phẩm của đề tài này là rất cao, bởi nhu cầu thiết lập hệ thống quản lý hành trình tàu cá hiện đang rất cấp thiết. Mặt khác, điều kiện sản xuất trong nước và trong tỉnh cho phéphạ giá thành sản phẩm do chủ động về mặt công nghệ, không đòi hỏi đầu tư lớn, có thể tận dụng vật tư sẵn có trong nước, dễ làm, dễ chế tạo lắp ráp, và triển khai rộn rãi trong thực tế.
Tuy còn gặp một số khó khăn nhỏ do điều kiện trang thiết bị kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nhưng với các kết quả đã đạt được, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng việc triển khai áp dụng các sản phẩm của đề tài trong thực tế là hoàn toàn khả thi, đem lại hiệu quả cao về cả kinh tế lẫn xã hội, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
II. KIẾN NGHỊ
Nhóm thực hiện đề tài xin có một số kiến nghị sau:
Đề nghị UBND tỉnh Bình Định và Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí và cho phép sở Bưu chính, Viễn thông Bình Định hoàn thiện quy trình sản xuất thiết bị chuyển đổi theo hướng bán công nghiệp để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Đề nghị UBND tỉnh Bình Định và Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tạo điều kiện để sở Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Công ty Cổ phần Điện tử Hải Phòng nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm tích hợp thiết bị trực canh và chuyển đổi thông tin định vị để triển khai trên hệ thống Đài thông tin Duyên Hải và ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn.
Nhóm thực hiện đề tài
PHỤ LỤC I
Họ vi điều khiển PsoC.
Bên cạnh các họ vi điều khiển truyền thống như 89C51, PIC, AVR thì PSoC là một họ vi điều khiển có những tính năng khá mạnh mẽ. Khi phát triển các ứng dụng điện tử trên nền các họ vi điều khiển khác Psoc cần phải có các ngoại vi phụ trợ như các bộ khuyếch đại thuật toán OP-AM, khuyếch đại công cụ, các bộ định thời, các mạch số logic, các bộ biến đổi AD, DA... Việc xây dựng các phần tử này thường gặp nhiều khó khăn phức tạp: chúng chiếm nhiều không gian, đặc biệt mất nhiều thời gian khi thiết kế chế tạo mạch in, tiêu tốn công suất nguồn nuôi... Tất cả các yếu tố đó sẽ góp phần làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, kéo dài thời gian hoàn thành sản phẩm (time-to- market)…..
Họ vi điều khiển PSoC™ đã tích hợp một số ngoại vi cần thiết trong ứng dụng vào bên trong một chíp.
PSoC là sản phẩm của hãng Cypress Micro System, dựa trên nền công nghệ SONOS được bình chọn là công nghệ sáng tạo năm 2001. PsoC có nhiều tính năng mới và hấp dẫn, đặc biệt phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở Việt Nam do có công cụ hỗ trợ hiện đại giúp cho các cơ sở của Việt Nam dễ dàng nhanh chóng tạo ra được các sản phẩm mới .
Hình 8. Cấu hình PSoC
Cấu trúc của PSoC
PSoC = MC8 + prorammable blocks
PSoC ngoài những đặc điểm cơ bản
giống với các họ vi điều khiển khác,
nó còn có những tính năng nổi bật sau:
- Đơn vị MAC, là phần cứng thực hiện
phép nhân 8x8 bít, kết quả được lưu
trong một thanh ghi tích lũy 32 bít.
-Điện áp làm việc có thể thay đổi được,
3.3 hoặc 5 Volt
-Các bộ biến đổi AD lên tới 14 bít
-Các bộ biến đổi DA lên tới 9 bít
-Các bộ khuếch đại điện áp khả trình
-Bộ cảm biến nhiệt nội sinh cho phép PsoC tự cảm nhận nhiệt độ trong một dải cho phép
mà không phải tốn thêm 1 sensor bên ngoài .
- Các bộ lọc và bộ so sánh khả trình
- Các bộ đếm và bộ định thời 8, 16 hoặc 32 bít
- Bộ tạo mã CRC và bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên
- Hai bộ thu phát không đồng bộ vạn năng song công
- Nhiều thiết bị lập trình nối tiếp SPI (Serial Programming Interface)
- Các lựa chọn kết nối cho tất cả các chân lối ra (output pin)
- Lựa chọn trong việc tổ hợp các khối
- Lựa chọn lập trình trên từng không gian bộ nhớ xác định và bảo vệ ghi.
- Đối với tất cả các chân đều có các trạng thái có thể lựa chọn: Pull up, Pull down, Hight Z, Strong hoặc Open.
- Có khả năng sinh ra các ngắt trong quá trình thay đổi trạng thái trên tất cả các chân vào ra (Input/Output pin)
- Truyền thông I2C chủ, tớ hoặc Multi I2C tốc độ có thể lên tới 400Khz
- Mạch điện giám sát điện áp được tích hợp sẵn bên trong.
- Điện áp tham chiếu chuẩn nội sinh.
- Phần cứng tạo ra mã CRC (Cyclical Redanduncy Checker/Generator) và mã giả ngẫu nhiên giống như các bộ điều chế tương tự (Analog Modulators). Chức năng này chỉ có duy nhất trên PSoC™.
- Không có một loại vi điều khiển nào khác có các bộ khuếch đại thuật toán thuận đảo, khuếch đại điện áp lập trình được…..
- Khả năng lựa chọn hoạt động với điện áp nguồn nuôi thấp (~1Volt) là một lợi thế tuyệt vời khi làm việc trong các hệ thống sử dụng nguồn nuôi là pin.
Những thuận lợi khi sử dụng PSoC
- Nhờ các khối số tương tự được tích hợp sẵn trong PSoC, ta có thể thực hịện
được cả một hệ thống trên một chip duy nhất.
- Với kết cấu chân theo kiểu vào ra chung (GPIO), Chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp với màn hình hiển thị LCD… bằng những thuật toán chỉ dành cho PSoC.
- Nhờ sự hỗ trợ trực quan tối đa của phần mềm PSoC designer ta có thể lập trình thậm chí không tốn một câu lệnh nào.
PHỤ LỤC II:
I-GIỚI THIỆU VỀ CÁC LINH KIỆN CỦA MẠCH
1- VI MẠCH ỔN ÁP:
Việc xây dựng nguồn ổn áp một chiều bằng transistor có nhược điểm lớn là việc chọn các transistor và tính toán chế độ cho chúng khá phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Sự ra đời của các vi mạch ổn áp kiểu 78XX cho phép đơn giản hóa quá trình này, vì vậy hiện nay chúng được sử dụng khá rộng rãi trong thực tế.
1.1-L7809 :
-Vi mạch L7809 có ba chân: chân đầu vào, chân đầu ra và chân mass
-Áp ngõ ra V0=9VDC4%
-Khoảng biến thiên áp vào Vi=11.5 26 VDC
-Dòng =1A nếu được tản nhiệt tốt và áp vào Vi phù hợp.
-Bảo vệ quá nhiệt
-Bảo vệ ngắn mạch
-Dải nhiệt độ :
-L7809 kiểu T0-220 có tản nhiệt kim loại.
Kiểu TO-3 :kích thước lớn và dòng tải lớn
1.2-L7805 :
-Là vi mạch ổn áp, có hình dạng và tính năng tương tự như L7809C
-Áp ngõ ra V0=5VDC4%
-Khoảng biến thiên áp vào Vi=8 20 VDC
Vậy cả hai loại IC ổn áp L7809 và L7805 đều chọn theo kiểu TO-220 vì có dòng phù hợp và kích thước nhỏ gọn.
2-LM358:
2.1-Phần tử khuyếch đại thuật toán (OP-AMP):
-Là bộ khuyếch đại có hệ số khuyếch đại rất cao, làm việc ở dải tần rộng
-Hệ số khuyếch đại lớn, không nhỏ hơn
-Mức trôi “điểm không” bé
-Dải tần rộng
-Tổng trở vào lớn và tổng trở ra bé
2.2-Vi mạch LM358
-Chứa 2 bộ OP-AMP riêng biệt.
-Dải nguồn cung cấp rộng: 3V32V (hoặc1.5V-16V)
-Dải nhiệt độ hoạt động :
-Hình dạng kiểu DIP, có vỏ bọc plastic, 8 chân.
-Ứng dụng: làm bộ khuyếch đại tín hiệu thu, phát và bộ lọc tích cực.
Hình 2. LM358
3-MAX232 :
Là IC tạo kết nối truyền thông nối tiếp theo chuẩn RS232. Được ứng dụng nhiều trong các thiết bị: máy tính, modem và các thiết bị mạng.
-Nguồn cung cấp -0.3V +6VDC
-Tốc độ truyền từ : 120 200 kpbs
-Có 2 khối truyền nhận nối tiếp:
+Nhận: RS232 ---> TTL
+Truyền: TTL ---> RS232
-Dải nhiệt độ hoạt động :
-Hình dạng kiểu DIP, có vỏ bọc plastic, 16 chân.
Hình 3
4- RELAY 12V :
-Dùng truyền tín hiệu thoại, tín hiệu định vị vào máy Icom thông qua việc đóng mở các tiếp điểm.
-Relay của hãng HKE.
-Có 2 cặp tiếp điểm ON/OFF
-Điện áp cuộn hút =12VDC
-công suất cuộn hút: =200mW
-điện trở cuộn hút: =
-Dải nhiệt độ hoạt động :
-Khối lượng: 5g
-kích thước nhỏ gọn (21x8mm), hàn được trên board
Hình 5
5- MÀN HÌNH LCD (DM1602A):
-Là màn hình tinh thể lỏng hiển thị ma trận điểm. Có thể hiển thị được các kí tự số và kí tự chữ : Anh, Nga và Nhật (kata kana).
-Số kí tự hiển thị: 16X2, gồm 2 hàng, mỗi hàng 16 kí tự. Mỗi kí tự là một dot matrix 5X8.
-Dải nhiệt độ hoạt động :
-Kích thước mặt hiển thị (Viewing Area): 64.5W x 13.5H
-Kích thước mỗi kí tự (Character size): 2.95W x 4.35H
-Kích thước mỗi điểm (Dot size): 0.55W x 0.5H
-Có đèn nền (led blacklight) điều khiển bởi chân 15 và 16, công suất 777mW
- DM1602A có 16 chân:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Vss
Vdd
V0
RS
R/W
E
DB0
DB1
DB2
DB3
DB4
DB5
DB6
DB7
A
K
Chức năng từng chân:
Hình 6. Chỉnh độ contrast
-Vss: nối đất (GND)
-Vdd: nối nguồn (+5VDC)
-V0: chỉnh độ tương phản.
-RS: chọn thanh ghi lệnh/dữ liệu
-R/W: Đọc/ghi dữ liệu
-E: cho phép hoạt động
-DB0 – DB7: bus dữ liệu
-A: đèn nền (nguồn +)
-K: đèn nền (nguồn -)
Hình 7.Sơ đồ khối LCD
Các thanh ghi lệnh (IR) và thanh ghi dữ liệu (DR) trong chip điều khiển KS0066 được điều khiển trực tiếp bởi MPU.
Bảng mã vị trí để xuất các kí tự hiển thị theo dòng và cột:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Line 1
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
8A
8B
8C
8D
8E
8F
Line 2
C0
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9
CA
CB
CC
CD
CE
CF
Các tín hiệu điều khiển gồm:
-RS =0 : là thanh ghi lệnh IR
-RS =1 : là thanh ghi dữ liệu DR
-R/W =1 : đọc dữ liệu
-R/W =0 : ghi dữ liệu
-Enable strobe (E): phụ thuộc vào MPU hoặc điều khiển bởi các chân I/O ngoài.
Việc đọc/ghi dữ liệu, thời gian thực thi….được giải thích bởi các bảng sau:
Thời gian đọc kí tự :
Item
Symbol
standard
unit
min
max
Enable cycle time
500
_
ns
Enable pulse width High level
230
_
ns
Enable rise and fall time
_
20
ns
Setup time RS,R/W-E
140
_
ns
Adress hold time
10
_
ns
Data delay time
_
160
ns
Data hold time
5
_
ns
Thời gian ghi kí tự :
Item
Symbol
standard
unit
min
max
Enable cycle time
500
_
ns
Enable pulse width High level
230
_
ns
Enable rise and fall time
_
20
ns
Setup time RS,R/W-E
140
_
ns
Adress hold time
10
_
ns
Data delay time
80
_
ns
Data hold time
5
_
ns
6-GPS BOARD VÀ GPS ANTENNA:
6.1-GPS BOARD:
Việc xác định tọa độ tàu cá được thực hiện nhờ module thu tín hiệu vệ tinh từ hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS. Đây là hệ thống được sử dụng trên toàn thế giới, được chuẩn hóa và hoạt động với độ tin cậy cao.
6.1.1 Modul thu GPS:
Modul GPS có nhiệm vụ nhận các tín hiệu từ vệ tinh, xử lý tín hiệu đưa ra kết quả bao gồm các thông tin sau:
Tọa độ kinh tuyến, vĩ tuyến của tàu.
Thời gian hiện tại theo giờ GMT.
Tốc độ và hướng chuyển động của tàu.
Độ cao so với mặt biển.
Số vệ tinh nhận được tín hiệu.
Cường độ tín hiệu từ vệ tinh.
Các thông tin trên được đóng gói ở dạng format chuẩn NMEA (National Marine Electronics Association )
Khi thiết kế thiết bị thu thập dữ liệu từ GPS đặt trên tàu cá, chúng tôi chọn Module thu GPS GB10 của hãng Skylab với các thông số như sau:
Số kênh thu tín hiệu từ vệ tinh : 12
Tần số thu: L1, 1575.42 MHz trong giải UHF, Code C/A.
Độ chính xác định vị tọa độ 1 10m.
Thời gian khởi động: 38 giây.
Format dữ liệu ra : NMEA –0183
Nguồn nuôi 3.3 5.0V.
Nhiệt độ làm việc:
Độ ẩm: 95%
Kích thước nhỏ: 71x40x6.5mm
Hình 8. Board GPS GB10
Với kích thước nhỏ, mỏng nên dễ dàng tích hợp vào các thiết bị giao thông trên bộ, biển, điện thoại di động và trong quân sự.
Hình 9.Sơ đồ khối GB10
6.1.2 USART ports :
GB10 cung cấp 2 kênh truyền nhận song công USART0 và USART1. Tốc độ baud của 2 kênh có thể thay đổi được bằng lập trình.
Dạng dữ liệu: X,N,8,1 .Trong đó :
X: tốc độ baud
N: không bit chẵn lẻ
8: 8 bit dữ liệu
1: 1 bit Stop
LSB được gởi đầu tiên. Tốc độ baud mặc định là 4800 bps, có thể thay đổi tốc độ từ 4800 bps đến 115 kpbs.
6.1.3 Giao thức NMEA 0183:
Bắt đầu với kí tự “$” và kết thúc bằng CR/LF (carriage return/line feed). Tất cả các bản tin của GPS đều bắt đầu với $GPxxx, trong đó xxx là loại bản tin. Ngoài ra còn có Checksum: cho phép kiểm tra lỗi dữ liệu truyền.
Có các loại bản tin (xxx): GGA, GLL, GSA, GSV, RMC, VTG.
-GGA: Global positioning system fixed data
-GLL: Geographic position-latitude/longitude
-GSA: GNSS DOP and active satellites
-GSV: GNSS satellites in view
-RMC: Recommended minimum specific GNSS data
-VTG: Course over ground and ground speed
3.2.1 Sơ đồ chân của Modul GPS.
Chân số
( Pin number)
Tên
Mô tả
Kiểu
1
VANT
Điện áp Antenna DC
Input
2
VDC
3.8V~6.5V DC
3
VBAT
Dự phòng batery
Input
4
VDC
Nguồn (như chân 2)
Input
5
PBRES
Đầu vào Reset (Active Low)
Input
6
RESERVED
(Reserved)
Input
7
SELECT
Down-load dữ liệu từ RS232 xuống flash
ROM (Reserved)
8
RESERVED
(Reserved)
9
RESERVED
(Reserved)
10
GND
Đất
11
TXA
Đầu ra dữ liệu nối tiếp A (Dữ liệu GPS)
Output
12
RXA
Đầu vào dữ liệu nối tiếp A (Lệnh)
Input
13
GND
Đất
14
TXB
Đầu ra dữ liệu nối tiếp B (Dữ liệu GPS)
Output
15
RXB
Đầu vào dữ liệu nối tiếp B (dữ liệu DGPS)
Input
16
GND
Đất
17
RESERVED
(Reserved)
18
GND
Đất
19
TIMEMARK
Đầu ra xung 1PPS Time mark đồng bộ với GPS.
Output
20
RESERVED
(Reserved)
3.2.2 Một số kiểu bản tin NMEA thu được của GPS
a/ Bản tin kiểu GGA-Global Positioning System Fixed Data - Dữ liệu cố định GPS
Ví dụ ta nhận được chuỗi bản tin
$GPGGA,161229.487,3723.2475,N,12158.3416,W,1,07,1.0,9.0,M,,,,0000*18
Sau đây là diễn giải của bản tin
Tên
Ví dụ
Đơn vị
Mô tả
Message ID
$GPGGA
Giao thức header
(GGA protocol header)
Thời gian (UTC Time)
161229.487
Giờ phút giây (% giây)
hhmmss.sss
Ví độ (Latitude)
3723.2475
ddmm.mmmm
Chỉ dẫn Nam Bắc
(N/S Indicator)
N
N = Bắc hoặc S=Nam
N=north or S=south
Kinh độ (Longitude)
12158.3416
dddmm.mmmm
Chỉ dẫn Đông Tây
(E/W Indicator)
W
E=Đông hoặc W=Tây
E=east or W=west
Chỉ thị vị trí cố định
(Position Fix Indicator)
1
Xem bảng dưới
Số vệ tinh được dùng
(Satellites Used)
07
Range 0 to 12
HDOP (Horizontal Dilution of Precision)
1.0
Hiệu chỉnh độ chính xác
MSL Altitude
9.0
meters
Độ cao so với mặt nước biển
Đơn vị (Units)
M
meters
Geoid Separation
meters
Độ chia địa cầu
Age of Diff. Corr.
second
Không có hiệu lực khi DGPS không được dùng
Diff. Ref. Station ID
0000
ID trạm hiệu chỉnh GPS
Kiểm tra (Checksum)
*18
Kiểm tra mã truyền tin
Kết thúc bản tin
Giá trị chỉ thị vị trí cố định
(Position Fix Indicator)
Mô tả
0
Cho biết giá trị cố định không thể thực hiện
1
Định vị GPS, SPS Mode cố định
2
Định vị Differential GPS, SPS Mode cô định
3
Định vị GPS PPS Mode cố định
b/ Bản tin kiểu GLL-Geographic Position-Latitude/Longitude - Bản tin địa lý theo kinh độ vĩ độ
Ví dụ ta nhận được chuỗi bản tin
$GPGLL,3723.2475,N,12158.3416,W,161229.487,A*2C
Sau đây là diễn giải của bản tin
Tên
Ví dụ
Đơn vị
Mô tả
Message ID
$GPGLL
Giao thức header GLL
(GLL protocol header)
Ví độ (Latitude)
3723.2475
ddmm.mmmm
Chỉ dẫn Nam Bắc
(N/S Indicator)
N
N = Bắc hoặc S=Nam
N=north or S=south
Kinh độ (Longitude)
12158.3416
dddmm.mmmm
Chỉ dẫn Đông Tây
(E/W Indicator)
W
E=Đông hoặc W=Tây
E=east or W=west
Thời gian (UTC Time)
161229.487
Giờ phút giây (% giây)
hhmmss.sss
Tình trạng
A
A: dữ liệu hợp lệ; V: dữ liệu không hợp lệ.
Kiểm tra (Checksum)
*2C
Kiểm tra mã truyền tin
Kết thúc bản tin
c/ Bản tin kiểu RMC- Dữ liệu GNSS tối thiểu khuyến nghị (Recommended Minimum Specific GNSS Data)
Ví dụ ta nhận được chuỗi bản tin
$GPRMC,161229.487,A,3723.2475,N,12158.3416,W,0.13,309.62,120598,,*10
Sau đây là diễn giải của bản tin
Tên
Ví dụ
Đơn vị
Mô tả
Message ID
$GPRMC
Giao thức header RMC
(RMC protocol header)
Thời gian (UTC Time)
161229.487
Giờ phút giây (% giây)
hhmmss.sss
Tình trạng
A
A: dữ liệu hợp lệ; V: dữ liệu không hợp lệ.
Ví độ (Latitude)
3723.2475
ddmm.mmmm
Chỉ dẫn Nam Bắc
(N/S Indicator)
N
N = Bắc hoặc S=Nam
N=north or S=south
Kinh độ (Longitude)
12158.3416
dddmm.mmmm
Chỉ dẫn Đông Tây
(E/W Indicator)
W
E=Đông hoặc W=Tây
E=east or W=west
Tốc độ trên mặt đất
0.13
Knots
Hướng bám trên mặt đất
309.62
Độ
Đúng (True)
Ngày tháng
120598
ddmmyy
Kiểm tra (Checksum)
*10
Kiểm tra mã truyền tin
Kết thúc bản tin
GPS ANTENNA:
Trở kháng 50
Cáp RG174, kháng nước 100%
Điện áp hoạt động: 2.5V12VDC
Tần số thu: 1575.42 MHz
Độ lợi :28dB
Đầu cắm MMCX (hình 12)
Nhiệt độ hoạt động: -40
Vỏ (đen): chất liệu Polycarbonate
Hình 13.Hình dạng antena GPS
Hình 12. Hình dạng đầu MMCX
GIỚI THIỆU VỀ ICOM, BỘ CHUYỂN ĐỔI VÀ CÁCH LẮP ĐẶT
1- GIỚI THIỆU ICOM 718
Thông tin về sản phẩm được cập nhật trên www.icomamerica.com
Bộ chuyển đổi có thể dùng cho tất cả các máy Icom trên biển, nhưng hiện nay do sử dụng đầu cắm 8 chân (5DIC8MX connector) nên chỉ sử dụng cho Icom 718 và 707(đời cũ).
1.1-Giới thiệu sơ lược về Icom 718:
Là loại máy liên lạc tầm xa, thường dùng phổ biến cho các tàu đánh bắt xa bờ.
Điện áp làm việc: 13.8VDC
Dòng phát: =20A
Dòng nhận: =2A
Công suất: 100W
Dải tần liên lạc (HF): 1.6 – 30 MHZ với antenna dây (dây CV11-lõi 7 sợi đồng) hoặc antenna lưỡng cực dẹt (folded dipole antenna)
Số kênh : 101.
Các chế độ: USB, LSB, CW, RTTY(FSK), AM.
Hình 19. máy Icom 718
1.2 So sánh các phương pháp điều chế:
MODE
Chất lượng
tín hiệu
Công suất
tiêu thụ
Nhiễu
Sử dụng
AM
Vừa
Trung bình
Phóng điện
Dễ điều chỉnh
USB
LSB
Kém hơn
Nhỏ nhất
Phóng điện
Liên lạc xa
Khó chỉnh
CW
Không thể đàm thoại được ở phương thức điều chế này
RTTY
Không thể đàm thoại được ở phương thức điều chế này
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu chế tạo thiết bị chuyển đổi bằng kỹ thuật điện tử để truyền thông tin định vị tàu cá qua thiết bị liên lạc vô tuyến icom.doc