MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.1. Tính thực tiễn của đề tài: 5
1.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 5
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 7
2.1. Lịch sử phát triển của mạng xã hội 7
2.2. Cấu thành 7
2.3. Mục tiêu 7
2.4. Tình hình phát triển của mạng xã hội trên thế giới 8
2.5. Các thể loại mạng xã hội phổ biến 8
2.6. Mạng xã hội với các bạn trẻ lứa tuổi teen (13 – 19) 9
2.7. Chọn mạng xã hội nào? 12
2.8. Mạng xã hội ảo là mục tiêu của tin tặc 13
2.9. Đằng sau thành công của một mạng xã hội 16
Phần III ỨNG DỤNG VÀ TÍNH NĂNG CỦA MẠNG XÃ HỘI 20
3.1.Giới thiệu các tính năng và ứng dụng của một số mạng xã hội phổ biến 20
3.1.1 Ứng dụng mới của Friendster, mạng xã hội lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương 20
3.1.2. Bebo.com: 22
3.1.3 DeviantArt.com: 22
3.1.4 Facebook.com: 22
3.1.5. GaiaOnline.com: 23
3.2 Mạng xã hội và xu hướng tuyển dụng 23
3.3 Lợi nhuận từ các website mạng xã hội 24
Phần IV – MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 30
4.1. Giới thiệu mạng xã hội tại Việt Nam 30
4.2. Các website mạng xã hội thuần Việt thành công 30
a. zooz.vn 30
b. Clip.vn 31
c. Zidean Art: 32
d. Yobanbe.com 33
e. Cyworld.vn 33
f. Cyvee.vn 33
4.3. Mạng xã hội Việt Nam – “Một cánh cửa mở từ nhiều cánh cửa đóng” 34
Phần V – HIỆN THỰC ĐỀ TÀI VỚI WEBSITE CLIP24H.NET 36
5.1. Các bước xây dựng một website chia sẻ Clip 36
5.1.1. Chuẩn bị FLV player 36
5.1.2. Chuyển file sang định dạng FLV (convert) 36
5.1.3. Lưu trữ và băng thông 36
5.1.4. Thiết kế site và viết code 37
5.2. Sử dụng mã nguồn mở MediaShare để xây dựng website www.clip24h.net 37
5.2.1 Ưu điểm 37
5.2.2. Nhược điểm 38
5.3. Các thành phần chính của website clip24h.net 38
5.4. Hướng phát triển cho clip24h.net 44
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7318 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mạng xã hội ứng dụng xây dựng một mạng xã hội tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a chàng Joe người Canada sử dụng tiếng Việt tài tình, bài viết "F***ing Hà Lội" gây nhiều tranh cãi của blogger Bé Crys, blog của Trần Tuyên về sự dũng cảm, ý chí cao độ chống chọi lại căn bệnh ung thư hiểm nghèo, và rất nhiều những cuộc vận động từ thiện và các chương trình cộng đồng khác. Đây có thể xem là những cú "hích" quảng bá tích cực cho sản phẩm Yahoo! 360º tại Việt Nam.
Bài học phân khúc thị trường
MySpace hướng đến người dùng trọng tâm là học sinh - sinh viên yêu thích sự tự do. Vì vậy, giao diện, chức năng đăng ký thành viên... rất đơn giản. Các chức năng không quá phức tạp, khả năng can thiệp cao dẫn đến việc kích thích sự sáng tạo của người dùng. Do vậy, khi nhắc đến MySpace thì không thể không nhắc đến tính chất 3 dễ: Dễ tùy biến, dễ đăng ký, dễ kết nối.
Hãy mở một minihome và hãy cho biết ấn tượng đầu tiên của bạn? Đa phần câu trả lời là "dễ thương, vui nhộn, ngồ ngộ". Tôi cho rằng khách hàng trọng tâm của Cyworld là thế hệ trẻ từ 18 - 29 tuổi, trong đó có một phần không nhỏ là giới nữ. Do đó, chức năng thiết kế hompy của Cyworld chỉ đơn giản như việc mua item và dùng. Các item được thiết kế hết sức bắt mắt nhằm phục vụ cho nhu cầu thể hiện "cái tôi" thông qua thế giới vui nhộn như một bộ phim hoạt hình, tách biệt khỏi những căng thẳng của cuộc sống hằng ngày.
Trong khi đó, các MXH như Nexopia, Facebook, Bebo hay Hi5 chọn cách không cạnh tranh trực diện với MySpace mà lại hướng về những phân khúc thị trường mà MySpace chưa vươn đến hoặc những tính năng mà MySpace bỏ qua hoặc không nhấn mạnh. Nexopia đặt trọng tâm là người dùng Canada. Yahoo! 360o hướng về người dùng Yahoo! hiện tại. BlackPlanet hướng đến cộng đồng da màu. Xanga phổ biến ở Đông Nam Á. Facebook và Orkut nhấn mạnh tính riêng tư, an toàn và tính mở rộng cho thành viên cùng các hãng thứ ba.
Yahoo! 360o rất thông dụng tại Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) nhờ vào số lượng thành viên đông đảo và mục tiêu hướng đến việc trở thành một dịch vụ giá trị gia tăng cho người dùng hiện tại của Yahoo!. Yahoo! 360º là một ví dụ. Thực chất, đây chỉ là một dịch vụ bổ sung vào tập hợp các dịch vụ sẵn có, và mở rộng thêm không gian quảng cáo trực tuyến của Yahoo!. Yahoo! 360o được dùng để thay thế cho My Yahoo! và Yahoo! Profiles. Dịch vụ này mang lại cho người dùng tính năng của một MXH thông thường có tích hợp messenger, ngoài ra còn là nơi tập trung những nguồn thông tin mà người dùng Yahoo! muốn chia sẻ (Flickr, Yahoo! Answer, Reviews, Groups...). Do đó, nhắc đến Yahoo! 360o phải nhắc đến sự thành công về mặt tiện lợi cho người dùng Yahoo!.
Được này, mất kia
Rất nhiều người như thành viên nhóm Chickleg sẽ sẵn sàng chấp nhận chức năng blog hạn chế, giao diện đơn giản của Yahoo! 360o để đổi lấy khả năng tích hợp với messenger, với friendlist hiện tại. Và MXH cũng hành động tương tự như người dùng vậy.
Tại Hàn Quốc, Cyworld tập trung vào minihompy, trong khi Daum hay Naver đang chinh phục mảng blog. Hiện nay, mặc dù Cyworld đã mở rộng một sản phẩm blog dưới tên dịch vụ Cyworld Paper và Daum cũng phát triển một dịch vụ tương tự hompy là Daum Planet nhưng những dịch vụ phát triển sau này đều không đạt thành công tương tự. Để đạt thành công rực rỡ cho dịch vụ hompy, Cyworld cũng phải hi sinh một sản phẩm và thị trường khá béo bở vào tay Daum và Naver.
Sáng tạo không ngừng...
Cyworld không phải là dịch vụ minihompy đầu tiên của Hàn Quốc. Trước Cyworld, Freechal đã triển khai dịch vụ hompy. Tuy nhiên, khi Freechal chính thức thu phí người dùng thì Cyworld đã có chiến lược mới như miễn phí dịch vụ hằng tháng, lưu trữ ảnh không giới hạn, tích hợp dịch vụ với ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất của Hàn Quốc: SK Telecom, KTF và LG Telecom, cổng điện tử Nate.com., mua item dưới dạng acorn (hạt dẻ) và thiết kế lại giao diện và các tính năng theo yêu cầu của người dùng.
Như vậy, Cyworld không hẳn đưa ra một sản phẩm mới hoàn toàn mà cải tiến dịch vụ dựa trên những cái có sẵn để tạo nên một tổ hợp sản phẩm và dịch vụ đi kèm rất mới. Chính vì vậy, chỉ trong một năm, Cyworld đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường minihompy tại Hàn Quốc.
... và cũng gặp thất bại
Tuy nhiên, không phải sự phát triển của MXH nào cũng thành công. Xét trường hợp Cyworld Trung Quốc đang phải chật vật trước "con chim cánh cụt" QQ (một MXH với tính năng minihome của Trung Quốc) vì nhiều lý do. Nhưng một lý do rất quan trọng là QQ đã có sẵn một lượng rất lớn thành viên Trung Quốc nhờ vào sự phổ biến của chương trình tán gẫu QQ Messenger. Ngay cả khi "ăn theo" một MXH nào đó thì mọi việc vẫn không trở nên dễ dàng hơn. Rất nhiều MXH của Trung Quốc "sao chép" hiện tượng YouTube hiện vẫn đang luẩn quẩn trong tình trạng cạnh tranh lẫn nhau tại thị trường trong nước. Hầu như không tìm thấy cánh cửa để bước chân ra thị trường thế giới.
Trong năm nay, theo chủ quan đánh giá của nhóm, Yahoo! 360o vẫn là dịch vụ MXH và blog phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong khi đó, Cyworld Việt Nam sẽ chinh phục mảng thị trường minihome. Mỗi sân chơi có đều có những điểm thú vị riêng, chắc chắn sẽ không làm người sử dụng phải phân vân khi quyết định sử dụng cả hai. Nhưng bất kỳ nỗ lực nào muốn tạo nên một sự đột phá tại thị trường MXH Việt Nam sẽ vấp phải nhiều khó khăn nếu không có sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng, định hướng lâu dài cho sản phẩm của mình. Bởi thời hoàng kim của một dịch vụ MXH hiện nay vẫn chưa vượt quá con số 5 năm và tuổi thọ chưa quá 10 năm.
Phần IIIỨNG DỤNG VÀ TÍNH NĂNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
3.1.Giới thiệu các tính năng và ứng dụng của một số mạng xã hội phổ biến
3.1.1 Ứng dụng mới của Friendster, mạng xã hội lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương
Friendster, một trong mười trang web hàng đầu thế giới tính theo số lượng người truy cập và là mạng xã hội lớn nhất châu Á-Thái Bình Dương vừa triển khai các giao diện lập trình ứng dụng tiêu chuẩn (API) OpenSocial như một phần của Chương trình Nhà phát triển Friendster (Friendster Developer Program).
Hiện nay, với lượng thành viên hơn 75 triệu người khắp toàn cầu, Friendster là mạng xã hội trực tuyến hàng đầu trên thế giới. Friendster là website lớn thứ 9 toàn cầu và là mạng xã hội lớn thứ ba trên thế giới về số lượt người truy cập, với hơn 22,1 tỷ lượt người xem mỗi tháng.
Các công ty và những nhà phát triển độc lập từ nay có thể sử dụng tiêu chuẩn OpenSocial vào việc giới thiệu ứng dụng, chức năng các sản phẩm của họ đến với 75 triệu người sử dụng Friendster trên toàn thế giới.
Hỗ trợ của OpenSocial là một sự tăng cường và mở rộng đáng kể, góp phần vào thành công của Friendster Developer Program được giới thiệu vào cuối năm 2007.
Friendster là mạng xã hội quy mô lớn thứ hai tung ra một nền tảng phát triển mạnh mẽ, và kể từ khi đó, Friendster Developer Program đã trở nên hết sức thành công về người sử dụng cũng như các nhà phát triển.
Friendster đứng thứ nhất về “tiếp cận người dùng” trong số năm mạng xã hội hàng đầu thế giới với thời gian truy cập trung bình của mỗi người xem là 215 phút một tháng.
Người dùng truy cập trung bình 185 phút mỗi tháng trên Friendster, trong khi Facebook là 179, MySpace là 164, Bebo là 142 phút, và Hi5 là 96, theo comScore). Thời lượng sử dụng trung bình trên Friendster hơn gấp đôi so với một số trang web hàng đầu thế giới khác (không phải mạng xã hội) như eBay (60 phút), Google (58 phút), and Amazon (13 phút). (Nguồn: comScore Media Metrix, worldwide data, tháng 8/2008)
Kể từ khi được tung ra thị trường, đã có trên 10 triệu người sử dụng cài đặt thêm ứng dụng, hầu hết người dùng cài đặt một vài ứng dụng và khoảng nửa triệu ứng dụng đang được tích hợp vào trang hồ sơ cá nhân của người sử dụng mỗi ngày.
Đã có hàng nghìn nhà phát triển đăng ký sử dụng Friendster Developer Program, khoảng 2.000 thành viên thuộc Nhóm Phát triển nền tảng Friendster, trên 450 ứng dụng đã được Friendster triển khai, và hàng nghìn ứng dụng khác đang được các nhà phát triển bên thứ ba xây dựng.
Với sự hỗ trợ rộng lớn trên toàn ngành, OpenSocial đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến đối với các nhà phát triển ứng dụng xã hội. OpenSocial khiến việc xây dựng và phân phối ứng dụng qua các trang web nhiều điểm đến như Friendster trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết đối với các nhà phát triển. Họ có thể giảm thiểu thời gian tích hợp và tập trung xây dựng những tính năng thú vị, hữu ích, vui nhộn và hấp dẫn.
Ông David Jones, Phó Chủ tịch phụ trách marketing toàn cầu của Friendster cho biết. “Mọi người đều có lợi, người dùng tiếp cận tính năng mới, nhà phát triển có thể giới thiệu giải pháp mới cho số đông người dùng dựa trên các mạng xã hội, và các mạng xã hội có thêm những tính năng giúp tăng sự tiếp cận của người dùng”.
OpenSocial là một sáng kiến vì cộng đồng tiếp nối việc mở rộng cùng với sự trợ giúp của nhiều nhà phát triển, trang web, các doanh nghiệp, bao gồm cả Google.
Friendster là mạng xã hội đứng đầu tại Châu Á Thái Bình Dương, với trên 55 triệu người đăng ký sử dụng và 33 triệu lượt người xem hàng tháng. Tại Việt Nam, Friendster là mạng xã hội đang phát triển với hơn 200,000 người đăng ký sử dụng. Hồ sơ fan hâm mộ của Friendster tại Việt Nam đang phát triển và hiện tại đã có nhiều nghệ sĩ và các tổ chức sử dụng Friendster để phát triển trực tuyến. Friendster đang chủ động tìm kiếm các nhà phát triển tại Việt Nam để phát triển các ứng dụng trong chương trình Friendster Developer Program Below.
Friendster, một trong những thành viên sáng lập ra OpenSocial, đã triển khai API từ phiên bản 0.7 của đặc tính OpenSocial, khiến việc phát hành các ứng dụng OpenSocial phiên bản 0.7 trên Friendster và tiếp cận trên 75 triệu người sử dụng Friendster trở nên dễ dàng. Friendster cũng đặt kế hoạch hỗ trợ các OpenSocial API bổ sung trong những tháng tới, bao gồm API phiên bản mới 0.8.
Các nhà phát triển xây dựng ứng dụng trên Friendster vì những lý do như mô hình sinh lợi mở miễn phí, không chia sẻ lợi nhuận. Bất cứ mô hình hoạt động sinh lợi nào từ nhà phát triển đều được cho phép trên Friendster. Cho phép quảng cáo bất cứ chỗ nào trong ứng dụng của bạn, người phát triển có thể đặt chúng trên trang profile làm tăng thêm sức hấp dẫn cho trang đọc và doanh thu quảng cáo. Việc chuyển một ứng dụng hiện hữu lên Friendster là điều hết sức dễ dàng. Những người từ 18 tuổi trở lên chọn Friendster để liên lạc với bạn bè, gia đình, trường học, các tổ chức xã hội, hoạt động và chia sẻ các sở thích. Friendster là trang web dễ sử dụng giúp người dùng có thể liên lạc với bất kỳ ai trên thế giới thông qua www.friendster.com hoặc m.friendster.com từ bất kỳ thiết bị di động nào có khả năng kết nối Internet.
Các nhà phát triển có thể tham khảo những tài liệu kỹ thuật mới nhất hoặc đăng ký sử dụng chương trình tại địa chỉ www.friendster.com/developer. Họ cũng được khuyến khích gia nhập nhóm OpenSocial Friendster Developer tại địa chỉ
3.1.2. Bebo.com:
Bebo là một trong những web có tốc độ phát triển cao nhất và rộng nhất trong các web trực tuyến trên mạng. Người dùng có thể tạo profile và một số tính năng thông dụng của một web xã hội như danh mục yêu thích, tranh ảnh và tính năng chia sẻ với bạn bè. Giống như MySpace, Bebo là một “trung tâm âm nhạc”, những nhóm nhạc có thể chia sẻ âm nhạc của họ nhờ sử dụng chức năng Band profiles.Bebo là câu hỏi tìm kiếm hàng đầu của Google trong năm 2006 theo động cơ tìm kiếm là tư tưởng thời đại hằng năm. Bebo là mạng xã hội lớn nhất tại Anh và cũng là nơi thu hút nhiều thành viên tham gia nhiều thứ ba tại Mỹ (sau MySpace và FaceBook). Trước đó nó đã được AOL nắm lấy bởi một con số đáng kinh ngạc là 850 triệu đô. AOL dự định sẽ tích hợp hai dịch vụ chat trực tuyến AIM và ICQ vào Bebo.
3.1.3 DeviantArt.com:
Deviant Art là một dịch vụ giúp cho người dùng có thể sáng tạo nghệ thuật, có thể là tranh ảnh, văn thơ hay những sáng tạo kĩ thuật số. Dịch vụ này xuất hiện từ năm 2000, tính đến nay có khoảng 54 triệu tác phẩm được tạo ra và 7 triệu thành viên. Những tác gia có thể chia sẻ tác phẩm của mình cho mọi người, người dùng có thể góp ý bất kì tác phẩm nào, chia sẻ nó trên blog hay web và mua bán tại cửa hàng mạng. Một phần của nó là web xã hội và một phần là vốn đầu tư.Sự tổng hợp của profile, vốn đầu tư, và mua bán qua mạng, Deviant Art là một diễn đàn năng động với dịch vụ thư và tin nhắn được xây dựng trên hệ thống bảo mật. Người sử dụng có thể tạo cho mình một blog riêng. Mục đích chính của Deviant Art là cửa hàng mua bán qua mạng và lăng-xê các nghệ sĩ đầy triển vọng dựa vào sự nổi tiếng của họ trên web.
3.1.4 Facebook.com:
Facebook là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến phổ biến, nó là một sáng tạo độc đáo dành cho sinh viên và mở ra cho bất cứ ai có thư điện tử. Facebook cho người dùng một khoảng không gian để tạo profile và kết nối với bạn bè. Facebook có những tiện ích như chat, chia sẻ hình ảnh, liên kết, nhóm ưa thích, status messages và tin thời sự (feed).
Facebook là một bước tiến lớn của mạng xã hội, ban đầu được Zuckerberg lập trình để tạo ra một mạng kết nối hấp dẫn cho bạn bè, sản phẩm này được sử dụng nội bộ cho sinh viên ĐH harvard và sau này nhân rộng ra khắp thế giới với hơn 49 triệu thành viên đang hoạt động. Nó là một nền tảng phát triển giúp cho người sử dụng có thể tạo ra những ứng dụng của riêng mình. Người dùng có thể thêm vào bất kì những ứng dụng nào mà họ muốn, sau đó tổng hợp và sắp xếp lại trong hồ sơ cá nhân.
3.1.5. GaiaOnline.com:
Gaia online là sự kết hợp giữa mạng xã hội và trò chơi trực tuyến. người sử dụng có thể tạo avarta riêng, kiếm tiền nhờ chơi game và liên kết với thế giới ảo. Theo Bil-Board.com, Gaia là diễn đàn lớn nhất trên Internet với hàng triệu trang bài viết hàng ngày và hàng tỉ post trên toàn forum. Gaia là 1 chợ riêng ảo(marketplace) của chính mỗi thành viên , được điểu khiển bởi một kinh tế vi mô giữa các thành viên.Gaia online xuất hiện vào năm 2003, hằng ngày có khoảng 300.000 người tham gia họat động cùng với trò chơi trực tuyến. Thành viên của Gaia thường gọi là Gaians, họ tự tạo cho mình một avatar để sử dụng và trao đổi tiền ảo của Gaia, gọi là Gaia Gold (GG). Để có được GG, họ có thể làm rất nhiều viết như viết bài cho diễn đàn, mua bán đồ dùng ảo,… và đặc biệt là chơi những trò chơi Flash có sẵn trên trang web.Và các Gaians dùng GG để mua và trao đổi các đồ dùng ảo trực tuyến trên diễn đàn.Dùng những món đồ này, Gaians có thể thay đổi và trang trí cho avatar của mình, thiết kế nhà cửa, lập hội …
3.2 Mạng xã hội và xu hướng tuyển dụng
Trong hàng loạt các cuộc cách mạng công nghệ, mạng xã hội ảo đang chứng tỏ một xu hướng phát triển khác so với các tiến bộ công nghệ như điện thoại hình và laserdisc.
Theo điều tra của website về tuyển dụng hàng đầu thế giới CareerBuilder.com, các nhà tuyển dụng có xu hướng tra cứu thông tin cá nhân của ứng viên trên các mạng xã hội như Facebook, Brightfuse và LinkedIn. 22% các nhà tuyển dụng tiết lộ rằng họ sử dụng mạng xã hội khi đánh giá các ứng viên, trong khi đó, chỉ có 16% các ứng viên quan tâm đến việc cập nhật thông tin cá nhân với mục đích hướng tới cá nhà tuyển dụng.
Họ tìm kiếm điều gì?
Các nhà tuyển dụng muốn hiểu nhiều hơn về các ứng viên bên ngoài tờ sơ yếu lý lịch. Một số tổ chức đề cao văn hóa doanh nghiệp muốn tìm hiểu về khả năng thích nghi văn hóa và tính chuyên nghiệp của ứng viên qua kênh này. Có đến 34% các nhà tuyển dụng đưa ra quyết định không tuyển một ứng viên dựa theo các thông tin tìm thấy trên mạng. Các thông tin tiêu cực như thông tin về ứng viên nghiện rượu, sử dụng chất kích thích hoặc các bức ảnh không phù hợp đều là những lý do hàng đầu để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định của mình. Tuy nhiên, các thông tin về khả năng làm việc vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu để đánh giá. Trên mạng xã hội, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm thấy những minh chứng cho sự yếu kém về kỹ năng giao tiếp, những lời lẽ nhận xét không tích cực về người quản lý cũ hoặc nói dối về bằng cấp,...
Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng cũng tích cực sử dụng mạng xã hội để lựa ra ứng viên phù hợp. 24% cho biết thông tin cá nhân trên kênh này là một “điểm cộng” để họ đưa ra quyết định tuyển một ứng viên. 40% cho biết họ cảm nhận được khả năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thông qua thông tin cá nhân của ứng viên.
3.3 Lợi nhuận từ các website mạng xã hội
Lợi nhuận béo bở từ các website mạng xã hội đang thu hút những "đại gia" cung cấp các dịch vụ quảng cáo, kéo theo xu hướng hợp tác để thúc đẩy phát triển.
Hãng cung cấp dịch vụ mạng xã hội (+) MySpace đã chính thức tham gia vào cộng đồng mạng xã hội mở OpenSocial của Google, tạo thế lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Mục tiêu chính vẫn là đối đầu với sự liên kết giữa Microsoft và Facebook.
MySpace "kết đôi" với Google đối đầu Facebook và Microsoft
Không để mất "phần bánh ngon" sau khi Microsoft ký kết hợp đồng quảng cáo với Facebook, Google đã bắt tay ngay với MySpace, website cung cấp dịch vụ mạng xã hội hàng đầu hiện nay, qua một hợp đồng quảng cáo trị giá đến 900 triệu USD.
Microsoft đã quá hời trong cuộc "nhân duyên" này với Facebook khi "của hồi môn" là 1.6% vốn của website mạng xã hội đã thuộc về tay Microsoft. Con số 300 nhân viên đang làm việc cho Facebook hiện tại có thể sẽ tăng lên 700 trong năm tới theo như dự kiến của CEO và là người đồng sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg cho biết.
Một yếu tố nữa cho thấy Microsoft không hề chọn nhầm đối tác khi số lượng người đăng ký tài khoản tại Facebook hiện nay đạt 250.000 người mỗi ngày, tăng 181% trong giai đoạn từ tháng 5-2006 đến 5-2007. Nâng tổng số lượng thành viên lên 27 triệu người so với MySpace là 60 triệu.
Facebook đang dần trở thành đối thủ lớn nhất và được nhiều chuyên gia nhận định sẽ chiếm ngôi của MySpace trong thời gian tới mặc dù về số lượng truy cập vẫn còn kém xa bậc đàn anh. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Internet comScore cung cấp, trong tháng 6 năm nay, MySpace có 114.1 triệu lượt truy cập từ người dùng trên khắp thế giới trong khi Facebook chỉ đạt 52.2 triệu lượt. Hi5 đứng thứ 3 có 28.2 triệu lượt trong khi Friendster và Orkut (+) lần lượt chia nhau thứ 4 và 5 với 24.7 triệu và 24.1 triệu lượt truy cập.
Mạng xã hội: Mở hay không mở?
Chuyện chưa ngã ngũ khi Microsoft đang tiến hành thảo thuận kết hợp hệ thống chứng thực người dùng Windows Live ID với dịch vụ mạng xã hội Facebook. Trong khi đó, MySpace tìm kiếm đồng minh qua sự tham gia vào nền tảng Google OpenSocial API (Application Programming Interface platform), một nền tảng chung cho các ứng dụng dựa trên mạng xã hội. Cả Oracle, Salesforce.com, Hi5, iLike, LinkedIn, Slide, Ning, Friendster, Six Apart và PlaxoBebo cũng đã tham gia vào OpenSocial.
Hai dịch vụ mạng xã hội hàng đầu hiện nay là MySpace và FaceBook. Ảnh: Internet.
Vào tháng 5 năm 2008, Facebook đã thực hiện bước đi tiên phong khi thật sự "mở cửa nhà", cho phép các nhà phát triển thứ ba tham gia tạo các ứng dụng mini, có thể áp dụng cho tài khoản người dùng. Facebook mong muốn trở thành một hệ điều hành cho mạng xã hội. Số lượng ứng dụng cho người dùng Facebook nhảy vọt lên con số 7000, vượt qua MySpace.
Tuy vậy, các đối thủ của Facebook như MySpace lẫn Bebo cũng tham gia vào nền tảng chung OpenSocial, mang lại lợi ích 2 chiều. Điều này có nghĩa là các thành viên OpenSocial sẽ có thể sử dụng được rất nhiều ứng dụng tích hợp từ các hãng phát triển thứ ba và các hãng này cũng chỉ cần tập trung phát triển trên một nền tảng API duy nhất cho tất cả các mạng xã hội trong OpenSocial, chứ không phát triển đơn lẻ cho từng mạng xã hội riêng biệt.
Việc phát triển độc lập hay tụ thành nhóm chia sẻ ứng dụng đều có khuyết điểm. Khuyết điểm của Facebook là buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng ngôn ngữ FBML độc quyền của hãng, còn Google thì khai thác HTML và Javascript. Ngược lại, các website mạng xã hội tham gia nền tảng mở của Google OpenSocial sẽ không có ưu điểm gì nổi bật hơn các mạng khác trong cùng nhóm vì chúng cùng sử dụng chung các ứng dụng từ các hãng thứ ba.
Nhìn chung, vẫn chưa có số liệu cụ thể về độ lớn của thị trường ứng dụng cho mạng xã hội, lợi nhuận từ thị trường này đang tăng lên chóng mặt và số lượng người dùng gia tăng theo cấp số nhân. Những gương mặt mới như Slide và iLike đang thu hút hàng triệu tài khoản người dùng đăng ký. Mảnh đất mạng xã hội vẫn còn đầy tiềm năng mặc dù theo các chuyên gia đánh giá thì có thể nó sẽ thoái trào trong 5 năm nữa nhưng đó chỉ là phỏng đoán.
Điều người ta có thể dự đoán ở tương lai gần là sự đối đầu kịch liệt lẫn sự chiến thắng của cả 4 công ty: Google, Microsoft, MySpace và Facebook. Họ sẽ cùng tạo ra những mạng xã hội cao cấp hơn, nhiều tính năng vượt trội hơn nữa trên nền tảng web 2.0. Cuối cùng là người dùng, đối tượng chính thừa hưởng bữa tiệc của tính năng, công nghệ mới và chỉ việc thực hiện chọn lựa dịch vụ thích hợp cho riêng mình.
Đưa mạng xã hội vào môi trường doanh nghiệp
Lotus Connection là một phần mềm mạng xã hội ảo doanh nghiệp được thiết kế với mục tiêu phát huy ưu điểm và lặp lại sự thành công của hàng loạt web mạng xã hội như MySpace và YouTube trong môi trường doanh nghiệp.
Phần mềm Lotus Connection được thiết kế nhằm cho phép người dùng có thể thu thập và trao đổi thông tin thông qua mạng nội bộ. Bản thân doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát xem người dùng nào được phép truy cập vào nội dung dữ liệu nào.
Mike Lazaridis - Chủ tịch kiêm đồng giám đốc điều hành của Research In Motion (RIM) - đánh giá: "Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của từng nhân viên có thể giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng cũng như năng suất làm việc".
RIM hiện đang hợp tác với IBM để đưa nền tảng Lotus Connections lên dòng sản phẩm BlackBerry.
Mạng xã hội doanh nghiệp
Ứng dụng công nghệ Web 2.0, nền tảng phần mềm mới của IBM được tích hợp 5 yếu tố mạng xã hội, gồm hoạt động (activities), cộng đồng (communities), dogear (giải pháp lưu trữ trang web riêng của IBM), hồ sơ người dùng (profiles) và blogs.
Lotus Connection còn được trang bị Tagging - một kỹ thuật trợ giúp người dùng theo dõi các thông tin liên quan trong các thảo luận blog.
Người dùng có thể tìm kiếm đồng nghiệp theo tên, chức danh hoặc từ khoá và sẽ nhận được thông tin liên lạc, đường liên kết đến blog, cộng đồng và các hoạt động có liên quan đến người đồng nghiệp đó.
Cộng đồng (communities) trong Lotus Connection có các đặc điểm như hợp tác làm việc, đối tác kinh doanh, thảo luận chia sẻ các nguồn tài nguyên. Trong khi đó tính năng activities được thiết kế để giúp nhân viên tổ chức, chia sẻ các tệp tin, gửi nhận tin nhắn tức thời hoặc email ...
Vận hành
Lấy ví dụ, một người đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực công nghệ bằng cách tìm kiếm theo một từ khoá nào đó để tìm ra những chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhà đầu tư cũng có thể được tiếp cận với các activities, dotgear, hoặc communites có liên quan.
Bản thân nhà đầu tư sau đó có thể tham gia vào một cộng đồng nào đó trong mạng xã hội doanh nghiệp và tìm kiếm các đồng nghiệp có chung ý tưởng. Từ đó họ thành lập nên một nhóm riêng với những hoạt động hợp tác chia sẻ tài nguyên kiến thức riêng ...
"Cho đến tận bây giờ hình thức chia sẻ những thông tin như thế vẫn chỉ là đưa những thông tin đó lên một máy chủ chung hoặc chia sẻ qua email," chuyên gia phân tích Andy Nilssen cho biết.
Nhu cầu gia tăng
IBM có lẽ đã là người nắm bắt được xu hướng phát triển của nền tảng phần mềm như trên. Theo hãng nghiên cứu Forrester Research, công cụ phần mềm mạng xã hội sẽ trở thành một yếu tốt tất yếu trong môi trường doanh nghiệp.
Và hiện người dùng doanh nghiệp hiện đang thực sự tìm kiếm khả năng mạng xã hội để ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp.
Mạng xã hội việc làm
Mới đây Yahoo đã chính thức khai trương một mạng xã hội ảo trực tuyến dành riêng cho cộng đồng sinh viên và người đi làm - mạng xã hội ảo Kickstart.Song Yahoo Kickstart mang tính chất “mạng” nhiều hơn tính chất “xã hội”. Nếu chỉ nhìn qua người dùng sẽ thấy Kickstart gần như giống hệt Facebook. Song điểm khác biệt cốt yếu giữa hai mạng xã hội này nằm ở cách thức cho hiển thị hồ sơ (profile) của người dùng.
Trên Yahoo Kickstart, hồ sơ của người dùng sẽ được hiển thị theo kiểu hồ sơ tìm việc (resume) thay vì kiểu để quảng cáo cá nhân như các mạng xã hội khác. Mục tiêu mà Yahoo Kickstart muốn hướng đến là trợ giúp người dùng tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cộng tác dự án, thực tập … Kickstart được đánh giá thực sự hữu ích dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp và đang tìm việc làm nhưng lại có “thâm niên” sử dụng mạng xã hội ảo.
Tuy nhiên, xây dựng một mạng xã hội ảo việc làm chỉ là mục tiêu trước mắt của Yahoo. Mới đây đội ngũ phát triển sản phẩm của Yahoo đã công bố ra mắt nền tảng FireEagle. Đây là nền tảng công nghệ cho phép theo dõi thông tin về vị trí của người dùng thông qua định vị toàn cầu.
Mạng xã hội đang trở thành một nền tảng mới có thể đem lại lợi nhuận cho ngảnh công nghiệp âm nhạc
Một cuộc điều tra mới được thực hiện cho thấy 53% số người thường xuyên lướt các mạng xã hội là để tìm nhạc. Một kết quả khác cho biết có 30% số người tham gia nói rằng họ mua hoặc download những ca khúc mà họ đã phát hiện ra chúng ở một trang mạng xã hội nào đó.
Khẩu vị cá nhân
Trên các trang web nổi tiếng như MySpace hay Bebo, số lượng người dùng sử dụng trang web của họ để tìm nhạc tăng lần lượt là 75% và 72%.
46% số người tham gia điều tra cho biết họ mong muốn có thể mua các ca khúc mà họ thấy trên các trang mạng xã hội một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như là thông qua một phím "Buy now" đặt ở trên trang web.
John Enser, người đứng đầu hãng luật Olswang, cho rằng các trang web mạng xã hội sẽ trở thành một nền tảng mới cho ngành công nghiệp âm nhạc.
Truy cập vào các trang web này và phát hiện ra một ca khúc thú vị nào đó là hiện tượng đang dần trở nên phổ biến. Các hãng kinh doanh trong lĩnh vực nhạc trực tuyến có thể sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn nếu như cho phép khách hàng có thể mua nhạc dễ dàng hơn từ các trang web này.
Cuộc điều tra này được thực hiện với 1.700 người mê nhạc trong độ tuổi từ 13 đến 60. Kết quả cũng cho thấy âm nhạc đang đóng một vai trò quan trọng đối với những người tham gia mạng xã hội. Có tới 39% số người tham gia điều tra cho biết họ đưa một số ca khúc yêu thích vào trong hồ sơ cá nhân của mình.
Dân chủ hoá
Cuộc điều tra này cũng cho thấy số lượng người đã từng download nhạc bất hợp pháp đang tăng lên, từ 36% của năm 2006 lên 43% trong năm 2007.
Vào thời điểm này, tỷ lệ download nhạc hợp pháp cũng đang giảm mạnh. Sau khi có được tốc độ tăng bất ngờ tới 40% trong khoảng thời gian giữa năm 2005 và năm 2006, con số này chỉ còn lại 16% trong cùng khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2007.
Không những thế, 22% số người download hợp pháp cho biết họ đã không trả tiền cho bất kỳ một ca khúc nào trong vòng 6 tháng gần đây, 22% cũng là số người cho biết họ mới chỉ một lần duy nhất trong đời download nhạc một cách hợp pháp. Lý do mà các chuyên gia thực hiện cuộc điều tra này đưa ra là vì những người tham gia điều tra không quan tâm nhiều đến việc họ có thể bị truy tố khi download nhạc bất hợp pháp như năm ngoái. Bên cạnh đó, giá CD giảm cũng khiến cho người dùng thấy rằng nhạc kỹ thuật số không phải là cách mua nhạc rẻ nhất nữa.
Các mạng xã hội đang thay đổi cơ bản cách người dùng phát hiện, mua và sử dụng âm nhạc. Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa sao chép bất hợp pháp và âm nhạc trên các mạng xã hội, nhưng rõ ràng, nếu như các hãng cung cấp âm nhạc trực tuyến không đưa chức năng này vào trong các mạng xã hội, người dùng sẽ tìm tới các trang web khác, có thể cả những trang sao chép nhạc bất hợp pháp để có được ca khúc họ muốn.
3.4. Kết luận:
Dù mạng xã hội là một hình thức mới và là một xu hướng mới của internet nhưng cũng đã và đang khẳng định được vị thế của mình. Mạng xã hội không ngừng phát triển và cung cấp cho người dùng internet ngày càng nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu chia sẻ, nhu cầu thông tin của thành viên mạng.
Mạng Xã hội đang dần phát triển với công nghệ web 2.0 và sắp tới là công nghệ 3.0 sẽ tiếp tục đưa mỗi cá nhân mạng thành một nhà cung cấp thông tin, một công dân giống xã hội thực.
Phần IV – MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
4.1. Giới thiệu mạng xã hội tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thời kỳ bùng nổ của mạng xã hội năm 2005 với những trang dịch vụ mạng xã hội nước ngoài như yahoo 360, photobucket đã qua. Giờ đây, xu hướng mạng xã hội là tự cấp bởi chính những công ty của Việt Nam. Clip.vn đã khẳng định được vị thế của mình trong mảng chia sẻ clip, vnweblogs khẳng định được mình trong việc cho các thành viên nghệ sỹ chia sẻ blog và zooz của VTC cũng khẳng định được mình với nền tảng công nghệ web hiện đại, cho phép thành viên tạo blog như một website cá nhân, thể hiện cá tính, lưu trữ dữ liệu. Có thể nói, năm 2007 là năm thành công rực rỡ của mạng xã hội tại Việt Nam. Đó cũng chính là một mảnh đất có thể phát triển được.
4.2. Các website mạng xã hội thuần Việt thành công
a. zooz.vn
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các trang xã hội nước ngoài, trong năm 2007, đã xuất hiện ngày càng nhiều mạng xã hội thuần Việt như: Vietspace, Yobanbe.com, Clip.vn, vn.cyworld.com, cyvee.com… Năm 2008 được nhận định là năm sẽ có nhiều mạng xã hội Việt mới ra đời, mà trào lưu chơi blog sẽ không còn gói gọn trong phạm vi một nhóm nữa mà lan rộng ra cả cộng đồng. Không tỏ ra quá chậm chân, Công ty Đầu tư và Phát triển CNTT Intecom (VTC Intecom) đã cho ra mắt mạng xã hội ảo: zooz.vn vào cuối tháng 2/2008.
Zooz có nhiều khác biệt với các mạng xã hội Việt ở chỗ không chỉ là mạng xã hội đơn thuần mà là một môi trường game online. Zooz sẽ tích hợp tất cả các tính năng mà các mạng khác chưa có. Ví dụ, các mạng xã hội Việt chủ yếu tập trung phát triển blog thì Zooz sẽ tích hợp nhiều tiện ích của đời sống thật trong ngôi nhà của cộng đồng ảo.
Zooz là một sân chơi để giới trẻ tự sáng tạo, tự phát triển các ý tưởng của mình. Zooz.vn có thư viện ảo, blog, video, âm nhạc và mua bán các sản phẩm số qua mạng (Mobile Shop). Cư dân của Thành phố Zooz tự sáng tạo các bản nhạc chuông, hình ảnh, thiết kế những hình ảnh cầu kỳ, giới thiệu các đoạn clip tự đạo diễn, nếu những cư dân khác muốn sở hữu những sản phẩm này sẽ phải trả tiền cho chủ nhân.
Khu Thương mại của Thành phố Zooz. Đây là một trung tâm giống như đời thực với các khu siêu thị, triển lãm, khu mua bán đồ giảm giá, xem phim… Tại các khu thương mại này, cư dân mạng có thể đặt gian hàng giới thiệu, mua bán các sản phẩm. VTC phối hợp với Rạp chiếu phim MegaStar bán vé xem phim, cư dân mạng có thể vào xem các phim sắp chiếu, lịch chiếu phim trên mạng rồi đặt mua vé bằng Vcoin. Sau đó, máy di động của người mua được cấp một mã vé, khi xem phim người này chỉ cần ra rạp đọc mã số đó là lấy được vé vào rạp.
Zooz được xem là có lợi thế lớn bởi VTC hiện đang có một cộng đồng hơn 5 triệu người chơi 3 game trực tuyến do VTC Game phát hành. Cộng đồng ảo có thể sử dụng luôn đồng tiền Vcoin của Hệ thống thanh toán VTC Paygate trao đổi mua bán các sản phẩm số. Thêm vào đó, tận dụng thế mạnh của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, Zooz sẽ tổ chức các sự kiện tôn vinh sự sáng tạo của cư dân mạng, tổ chức các sự kiện, các hoạt động offline trên truyền hình.
Zooz còn hỗ trợ các cư dân mạng “thể hiện” mình trong ngôi nhà ảo của họ. Ông Tuấn cho biết, VTC dự kiến sẽ liên kết với các hãng có tên tuổi như hãng xe Honda, Piagio, nhà hàng KFC giảm giá cho các thành viên khi mua sản phẩm của các hãng này, đồng thời cư dân nào có sản phẩm như ô tô, xe máy, máy tính, điện thoại… trong đời sống thật sẽ được cấp sản phẩm tương tự trong đời sống ảo.
Ngoài ra, từ Zooz cũng có thể gửi tin nhắn tới hầu hết các máy di động trên thế giới qua mạng 8030, hệ thống còn tự động gửi thông báo về comment mới trên blog... VTC cũng không đặt quá nặng về bài toán kinh doanh mà muốn tạo ra một sân chơi giá trị gia tăng để cộng đồng game xích lại gần nhau hơn, trao đổi và sáng tạo các ý tưởng mới theo chiều hướng tích cực.
b. Clip.vn
Tháng 02 năm 2007, khi công bố phiên bản chạy thử nghiệm, nhiều các báo đưa tin bài, số lượng người truy cập lên mức kỷ lục (ngày đầu ra mắt website này đã đón nhận hơn 200.000 lượt người truy cập và vào những lúc cao điểm có tới hơn 50.000 người truy cập website cùng một lúc), khiến website này đã bị quá tải và bị người dùng phàn nàn.
Tới ngày 30 tháng 05 năm 2007, Website Clip.vn chính thức công bố phiên bản Beta 2, phiên bản này có nhiều cải tiến về cả tính năng cũng như giao diện của trang web.
Vào tháng 11 năm 2007 website Clip.vn thực hiện một số các thay đổi đáng kể khác như thay đổi giao diện website rộng hơn, và tương tác với các nội dung của website tốt hơn. Từ đó đến nay website này vẫn tiến tục có một số nâng cấp nhỏ.
Website của clip hiện đang là website lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực chia sẻ video trực tuyến, vừa qua website này công bố số lượng thành viên của họ đã lên tới hơn 230.000 thành viên, và 200 ngàn tập tin video.
Giao diện Clip.vn được xây dựng theo định hướng Web Standard: XHTML 1.0, CSS 2.0, tương thích với nhiều trình duyệt, cho phép thay đổi kích cỡ font chữ trên IE6 cùng hỗ trợ đa ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật đang được phát triển) và hỗ trợ Media RSS giúp người sử dụng dễ dàng làm sử dụng các công cụ trên giao diện mới, với chức năng tìm kiếm được nhà cung cấp cải thiện đáng kể. Ngoài việc người sử dụng cũng có thể xem video tiện lợi hơn nó còn hỗ trợ việc sắp xếp theo chuyên mục, bookmark thông tin theo dạng giống del.icio.us hay Google Bookmark.
Các video truyền lên clip.vn thông qua trình duyệt, tất cả sẽ được chuyển qua định dạng video dựa trên công nghệ Adobe Flash với dung lượng tối đa của tập tin truyền lên hiện tại là 150 MB.
Các chức năng chính của clip.vn
Đăng tải và chia sẻ những video hay với cộng đồng người sử dụng Internet.
Tìm kiếm các Video đã được đăng tải bởi các thành viên.
Sở hữu một trang cá nhân trên Clip.vn dưới dạng một MyTV, nơi đây sẽ lưu trữ toàn bộ các video mà chủ nhân của MyTV đó đăng lên, ngoài ra trang cá nhân này còn cho phép thành viên tùy biết giao diện, trao đổi, thảo luận và gắn kết với các thành viên khác.
Tham gia và thiết lập các nhóm những người sử dụng có cùng sở thích.
Hiển thị các đoạn video vào website, blog cá nhân của bạn bằng việc sử dụng tính năng nhúng đoạn "Mã để chèn vào blog/web" mà clip.vn cung cấp ứng với mỗi đoạn clip được đăng tải.
Người sử dụng có thể lựa chọn chia sẻ đoạn clip của mình vừa đăng tải với cộng đồng người sử dụng Internet hoặc chỉ chia sẻ kiểu riêng tư.
Cho phép nhận xét về video của người khác.
c. Zidean Art:
Người dùng có thể tìm thấy ở ZideanArt rất nhiều những hình ảnh có chất lượng với nhiều những phong cách đa dạng được phân chia thể loại rõ ràng. Đây là nơi đỡ đầu cho không ít các tác phẩm đầu tay của những designer mới bước đầu thử sức. Và cũng là lựa chọn tối ưu của dân thiết kế mỹ thuật cũng như cư dân mạng mỗi khi muốn “khoe” những tác phẩm của mình.
Với kho hình ảnh phong phú về số lượng, ZideanArt cũng là địa chỉ được nhiều các blogger nhớ tới khi muốn cập nhật cho blog của mình những hình ảnh long lanh để làm hình minh họa, theme, avatar…
Với các tính năng tương tác phản hồi, các Zider (thành viên của ZDA) có thể rating, comment cho các tác phẩm trên trang, giúp các thành viên ngày càng có những bức ảnh đẹp và độc đáo.
Có thể nói, Zidean Art hiện là một trong những mạng xã hội chia sẻ những bức ảnh nghệ thuật kỹ thuật số lớn nhất Việt Nam với nhiều chủ đề và thể loại khác nhau. ZDA là một website rất xứng đáng với giải nhất “trí tuệ Việt Nam 2007”.
d. Yobanbe.com
Đây là một sản phẩm trong thuộc nhóm dịch vụ Zing.vn của Công ty Vinagame nhắm đến giới trẻ tuổi teen, ra đời vào giữa năm 2007. Ngay từ đầu, Vinagame đã xác định cạnh tranh với dịch vụ blog hàng đầu tại Việt Nam nên thiết kế giao diện khá giống với Yahoo! 360, đồng thời có thêm tính năng tự động cập nhật từ Yobanbe và ngược lại.
Những người tham gia trang web này có thể thiết kế hồ sơ (profile) của mình, kết bạn, đăng ảnh, viết nhật ký trực tuyến (blog), tham gia vào các câu lạc bộ và diễn đàn để chia sẻ cảm nhận.
Giữa năm 2008, trang web này bổ sung thêm 2 chức năng là Yo Video và Yo Photo, cho phép các blogger đăng ảnh và clip lên blog của mình không giới hạn dung lượng. Kể từ thời điểm bổ sung thêm hai tính năng mới, Yobanbe được nhập vào cổng thông tin Zing với tên miền Yobanbe.zing.vn. Hiện mạng xã hội này có trên 200 nghìn thành viên và là một trong số mạng xã hội Việt có đông người tham gia nhất hiện nay.
e. Cyworld.vn
Đây là mạng xã hội rập khuôn mô hình Cyworld vốn rất thành công rực rỡ ở Hàn Quốc. Cyworld mang đậm phong cách trẻ trung và lãng mạn kiểu Hàn Quốc, hướng mạnh đến khách hàng là giới trẻ.
Mạng Cyworld là sự kết hợp những đặc tính tương tác từ blog và các trò chơi trực tuyến. Sau khi là thành viên của Cyworld, những thành viên sẽ trở thành chủ nhân của một “căn nhà” (còn gọi là Minihome), nơi họ có thể mua sắm đồ đạc, thiết kế căn nhà theo sở thích.
Ngoài ra, các thành viên có thể ghi nhật ký, chia sẻ hình ảnh, âm nhạc và giao lưu, hoặc ghé thăm “nhà” của những thành viên khác. Tuy nhiên, hạn chế của Cyworld là người chơi phải chi tiền mua các đồ vật để trang trí cho “ngôi nhà” của họ, khá giống với việc chi tiền để chơi game trực tuyến hiện nay. Cyworld là mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam được quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam “bơm” vốn.
f. Cyvee.vn
Cyvee là mạng xã hội trực tuyến dành cho giới trí thức kinh doanh và chuyên môn tại Việt Nam giao lưu và chia sẻ. Ngay cái tên Cyvee là cách phiên âm của từ CV (Curriculum Vitae - Sơ yếu lý lịch) đã thể hiện mục đích này. Cyvee.vn là bản sao (clone) của mạng xã hội LinkedIn đang nổi đình nổi đám ở Trung Quốc. Tại trang web này, các thành viên đăng ký có thể tham gia vào một nhóm bạn yêu thích để kết bạn, tìm kiếm các mối quan hệ và bổ sung kiến thức, kinh nghiệm. Trên Cyvee, hồ sơ từng thành viên sẽ như một tấm danh thiếp với nhiều chi tiết về kinh nghiệm, học vấn, sở thích, nơi làm việc.
Ngoài một số gương mặt nêu trên, còn khá nhiều mạng xã hội khác của Việt Nam chưa được đề cập tới như YumeBlog Cafe của Công ty VON vừa ra mắt, Faceviet.com, Guongmat.com, zoomban.com, Chuyendong.com, Thehetre.com, Vietspace.com, Ngoisaoblog.com...
Bên cạnh đó, còn có một số mạng xã hội cho nhu cầu cụ thể. Ví dụ, mạng xã hội Hẹn ăn trưa (henantrua.vn) là trang mạng xã hội đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ tìm bạn thông qua các buổi hẹn ăn trưa và uống nước sau giờ làm việc; mạng xã hội Jobviet.com chuyên về nghề nghiệp và việc làm, là nơi chia sẻ thông tin hướng nghiệp, tuyển dụng và chia sẻ kinh nghiệm về công việc. ..
4.3. Mạng xã hội Việt Nam – “Một cánh cửa mở từ nhiều cánh cửa đóng”
Các mạng xã hội trên thực tế đã khai thác hết các tính năng ưu việt của Internet như băng thông rộng, đồ họa tốt, giao diện đẹp và cách sử dụng thân thiện trên máy tính… và họ đã thể hiện đúng tính chất của mạng xã hội là nơi chia sẻ thông tin, kết nối quan hệ bạn bè cũ và tìm bạn mới thông qua các hoạt động xã hội và cá nhân.
Nhiều chuyên gia nhận định, gần đây thị trường mạng xã hội đã bắt đầu bão hòa chăng, khi các mạng phải liên tục đưa ra các chiêu “khuyến mãi” mà số lượng thành viên thì không tăng đáng kể. Có lẽ các mạng quên mất là chất lượng của 1 mạng xã hội không chỉ là số thành viên mà còn là sự tham gia tích cực của các thành viên và khi đó người ta sẽ tự động rủ các bạn bè khác đến tham dự. Để các thành viên tham gia tích cực thì phải việc tham gia phải đơn giản, tức thời, mọi lúc mọi nơi, có nhiều hoạt động cộng đồng và Game giải trí.
Khi các mạng xã hội trên Internet đang khó khăn để tìm ra giải pháp thì nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dịch vụ mạng xã hội trên mobile nhằm phục vụ “các công dân luôn di chuyển” sẽ phát triển mạnh mẽ bởi tính tức thời, giải trí và quan trọng nhất là ai ai cũng có 1 cái ĐTDĐ mọi lúc mọi nơi . Ngoài ra hình ảnh các bạn trẻ và cả những doanh nhân, nhân viên văn phòng cầm trên tay chiếc ĐTDĐ và chơi game ở bất cứ nơi đâu: trên xe bus, trong công viên, trong quán nước và bất kỳ lúc nào: giờ nghỉ giải lao, khi chờ cuộc hẹn,…nên việc kết hợp sở thích chơi Game Mobile vào mạng xã hội sẽ là một loại hình yêu thích mới mẻ ở Việt Nam.
Mạng xã hội EGO với phiên bản Việt hóa đã đến Việt Nam, được phát hành bởi trung tâm Viettel Media. Đây là một Game trực tuyến kết hợp được cả tính hấp dẫn khi chơi game trên máy tính và tính tiện dụng khi chơi game trên ĐTDĐ. Khác biệt lớn nhất là nó tạo ra một Cộng đồng chơi Game trên điện thoại di động với những chức năng nổi bật không thua kém gì các Cộng đồng Game online khác: khởi tạo nhân vật, tham gia Forum, nhật ký, chat làm quen, thay đổi đặc tính của nhân vật hình mẫu mà người chơi lựa chọn.
Việc phát triển mạng xã hội tại Việt Nam mặc dù đã rất khởi sắc và có thể sẽ đi theo “tiền lệ” của các xu hướng công nghệ thông tin khác là dần được thay thế bởi những công nghệ mới hơn, thì những ý tưởng, những “cánh cửa mở” vẫn cứ còn cho những người biết thay đổi, biết lựa chọn đối tượng phục vụ và nắm rõ công nghệ. Với đồ án này, hy vọng một mạng xã hội chia sẻ clip sẽ đáp ứng được thị phần của một số đối tượng người dùng, cũng như việc chia sẻ chung một “miếng bánh lớn” với clip.vn vậy.
Phần V – HIỆN THỰC ĐỀ TÀI VỚI WEBSITE CLIP24H.NET
5.1. Các bước xây dựng một website chia sẻ Clip
5.1.1. Chuẩn bị FLV player
Do định dạng của các video clip sau khi convert có đuôi mở rộng (loại file) là *.flv do đó ta cần chuẩn bị chương trình chơi nhạc để chạy được loại file này. Và việc nhúng Window Media Player vào website như trước đây không tiện khi yêu cầu version của WMP có thể không phù hợp với một số máy của người dùng. Việc nhúng Flash Player vào website để chạy video streams vừa nhẹ (nhằm tăng tốc độ truy cập) vừa chủ động việc hoạt động của các file nhạc và video được đăng tải lên. Việc thiết kế một FLV player không khó, chỉ cần có một chút kiến thức về Flash là có thể thực hiện được hoặc có thể tải miễn phí tạo các địa chỉ: Nếu sử dụng mã nguồn mở của một số code share clip thì đã có sẵn FLV player và chúng ta chỉ cần sửa lại theo phong cách (style) của mình vì không những có sẵn FLV player dạng .swf mà còn có file gốc dạng .fla để chỉnh sửa theo nhu cầu.
5.1.2. Chuyển file sang định dạng FLV (convert)
Do không thể bắt người dùng phải chuyển định dạng file video của họ sang FLV trước khi upload lên wedsite của mình; họ chỉ cần upload bất cứ định dạng thông dụng nào mà họ có như: avi, dat, mpd, mp4, 3gp. Vì vậy ta cần FLV converter. Ta cũng không thể ngồi đó canh xem ai post file gì lên site của bạn, rồi bạn chép file đó về và convert trên máy tính rồi upload trở lại cho họ. Ta cần website của bạn làm tự động. Và để làm được vậy điều đầu tiên là phải cài thư viện FFMPEG hoặc mencoder lên server để có thể thực hiện việc convert online.
Việc cài đặt chương trình convert yêu cầu phải được cài đặt trên máy chủ. Nếu tự thực hiện trên server của mình, ta có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng này. Nhưng nếu thuê máy chủ hoặc VPS (máy chủ ảo), hostting thì ta phải yêu cầu hoặc lựa chọn những server có hỗ trợ FFMPEG.
5.1.3. Lưu trữ và băng thông
Server ta có thể tự sử dụng hoặc thuê nhưng cũng chưa chắc nó sẽ đủ dung lượng cho hàng trăm thậm chí hàng ngàn file video. Hơn nữa băng thông cho website cũng là một việc phải tính đến. Nếu có tiềm lực, ta có thể sử dụng nhiều hệ thống server, tuy nhiên việc sử dụng một hệ thống server như vậy yêu cầu chi phí rất cao, chúng ta có 1 giải pháp được xem là ít tốn kém hơn. Đó là chuyển các file video đó sang 1 CDN (Content Data Network). Chúng ta sẽ dùng webservice của họ để upload và lưu trữ các file video của các user. Giá cả của các CDN này thường tính theo dụng lượng và băng thông sử dụng và như thế rất tiết kiệm thay vì xây dựng một cơ sở vật chất đồ sộ. Một CDN nổi tiếng là Amazon Simple Storage Service (Amazon S3), với đường link tham khảo:
5.1.4. Thiết kế site và viết code
Đây là bước cuối cùng sau khi chuẩn bị đầy đủ các cơ sở cần thiết cho việc thiết kế một website chia sẻ clip. Ta cần 1 team chuyên về web và design. Team này sẽ tạo một website có đầy đủ chức năng cho người dùng (front end) và cả người quản trị không chuyên IT (back end). Ngoài ra ta cũng có thể sử dụng các mã nguồn mở như MediaShare (có tính phí nhưng không đáng kể), ClipShare, PhpMotion… Và việc sử dụng các mã nguồn mở này dễ dàng hơn rất nhiều khi cộng đồng mã nguồn mở đã fix những bugs mà trong quá trình xây dựng mắc phải cũng như những nhu cầu luôn được support để hoàn thiện. Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng mã nguồn của MediaShare.
5.2. Sử dụng mã nguồn mở MediaShare để xây dựng website www.clip24h.net
5.2.1 Ưu điểm
Ưu điểm của mã nguồn mở MediaShare là có đầy đủ bộ cài đặt FFMpeg, Mencoder để cài đặt, có file gốc .fla của chương trình chơi nhạc FLV dễ dàng chỉnh sửa theo phong cách riêng. Công nghệ Mencoder mới nhất giúp cho việc đăng tải và convert nhanh hơn, đạt chất lượng cao hơn.
Ngoài ra, MediaShare có rất nhiều Add-on được phát triển thêm cho việc xây dựng website phong phú, dễ sử dụng, dễ quản trị. Ví dụ Add-on quản lý quảng cáo, quản lý logo, quản lý ngôn ngữ...
Giao diện quản lý quảng cáo của MediaShare
MediaShare hỗ trợ chia sẻ nhiều định dạng media như: .avi, .wma, .3gp, .mp4, .mp3, .wav, .jpg, .png, .bmp, .... và được chia ra làm ba thể loại chia sẻ: videos dành cho chia sẻ clip, Audios dành cho chia sẻ nhạc và Images dành cho chia sẻ hình ảnh.
Giao diện sử dụng các Template và Css dễ dàng cho việc tùy chỉnh theo phong cách cá nhân và tạo nét riêng của nhà phát triển.
5.2.2. Nhược điểm
Do thuê VPS nên tốc độ upload và truy cập còn chưa cao. Tuy đang trong thời gian test hiện nay tốc độ cao hơn những trang web như clip.vn nhưng sau khi mở rộng với số lượng truy cập lớn hơn có thể tốc độ sẽ giảm đi rất nhiều
Các hình ảnh Thumb chưa cắt được các stream để người dùng có thể thấy qua một chút nội dung trước khi xem.
Các media sau khi được đăng tải, người quản trị không thể đặt tự động những media được rated cao thành feathered mà phải đặt feather thủ công.
5.3. Các thành phần chính của website clip24h.net
Giao diện chính: Giao diện chính của website clip24h.net được thiết kế đơn giản, dễ nhìn, dễ sử dụng
Tại giao diện chính, ta có thể tùy chỉnh loại video nào, audio nào được hiển thị như: được xem nhiều nhất, tiêu biểu nhất, đánh giá cao nhất ... và có một clip được chọn ngẫu nhiên để chạy. Phần quảng cáo được quản lý để có thể trèn vào trên, dưới và bên phải.
Chương trình chơi nhạc: Chương trình chơi nhạc được đặt chọn ngẫu nhiên chọn một trong nhiều giao diện cài đặt sẵn
Chương trình chạy clip
Chương trình chạy audio
Sau khi người dùng upload media của mình lên trang web, người dùng có thể tùy chỉnh cho media đó được phép lấy mã nhúng hay không. Nếu cho phép, người sử dụng khác có thể sử dụng các clip hoặc bài hát này nhúng vào những website khác bằng mã nhúng trực tiếp:
lấy mã nhúng để chèn vào website khác
Phần quản lý: Để truy cập vào phần quản lý, ta phải đăng nhập bằng tài khoản quản lý tại địa chỉ:
Đăng nhập quản lý
Sau khi đăng nhập quản lý ta có thể quản lý giao diện hiển thị gồm bao nhiêu clip, bao nhiêu audio, quản lý tổng thể, quản lý tài khoản thành viên, quản lý ngôn ngữ, quản lý quảng cáo, quản lý chất lượng video và audio sau khi convert. Giao diện quản lý rất trực quan và dễ sử dụng
Quản lý tài khoản thành viên
Quản lý chung
Quản lý chất lượng và đường dẫn sau khi convert clip
Quản lý định dạng cho phép
Quản lý email gửi cho thành viên
Quản lý hệ thống
Quản lý ngôn ngữ
Người sử dụng: Người sử dụng sau khi đăng ký và đăng nhập có quyền upload videos, audios, images của riêng mình chỉ qua 2 bước đơn giản là khai báo thông tin về media mình sẽ up và chọn file cần up trên máy tính của mình:
Bước 1, mô tả thông tin trước khi upload
Ngoài ra, người sử dụng có thể tìm kiếm những clip mình muốn xem thông qua các từ khóa
Cửa sổ tìm kiếm
Và đánh giá (rating) một clip hặc audio theo ý kiến cá nhân
Đánh giá chất lượng
Và người sử dụng có thể kết bạn, gửi email đến thành viên khác, thêm các media vào mục ưa thích và quản lý ưa thích để tiện cho việc truy cập lần sau. Hơn nữa, việc cho phép download dễ dàng giúp các thành viên tiện lợi tải về máy những clip hay những bài hát mà mình ưa thích.
5.4. Hướng phát triển cho clip24h.net
- Càng ngày càng cải tiến về cả tính năng cũng như giao diện trang website, như thay đổi giao diện website rộng hơn, và tương tác với các nội dung của website tốt hơn và tiếp tục nâng cấp công nghệ convert.
- Mở rộng đề tài như tạo diễn đàn, qua đây có nhiều bạn trẻ tham gia và là nơi chia sẻ những kiến thức, tâm tư tình cảm với nhau hướng tới một cuộc sống lành mạnh, có ích.
- Mở rộng server với gói server tốt hơn thay vì sử dụng VPS như hiện tại. Cũng có thể liên hệ sử dụng CDN thay cho việc lưu trữ để cải thiện về dung lượng cũng như tốc độ truy cập.
---- Hết ----
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
NHÓM CHICKLEG1 - LỚP : ĐHTH3LTTB
KHOÁ : 2007 – 2009
Thái Bình, ngày tháng năm 2009
Giảng viên hướng dẫn
Nguyễn Quang Châu
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM THI
NHÓM CHICKLEG1 - LỚP : ĐHTH3LTTB
KHOÁ : 2007 – 2009
Thái Bình, ngày tháng năm 2009
Hội đồng chấm thi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu mạng xã hội ứng dụng xây dựng một mạng xã hội tại việt nam.doc