Mở đầu
1.1 Đặt vấn đề.
Khi đánh giá về những thành tựu đạt được trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam, các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất nhận định: Thành công lớn nhất là nông nghiệp. Cây lúa vẫn là cây lương thực quan trọng bậc nhất của Việt Nam, với lịch sử phát triển hàng nghìn năm, đã có những thay đổi quan trọng về cơ cấu giống, biện pháp canh tác và quản lý dịch hại . Bên cạnh những thành công vượt bậc về năng suất sản lượng lúa thì cũng xuất hiện những trận dịch như dịch rầy nâu, sâu đục thân, làm sản xuất điêu đứng. Nhất là trong tình trạng hiện nay, dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu là môi giới truyền bệnh đang gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ từ vụ Đông –Xuân 2006-2007 đến nay; bệnh lùn sọc đen với môi giới truyền bệnh chính là rầy lưng trắng xuất hiện và gây hại nặng tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, miền Trung từ vụ Hè –Thu 2009. Hiện trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng xuất khẩu lúa gạo mà có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam.
Từ trước thập niên 70 của thế kỷ 20, nhóm rầy hại thân (bao gồm rầy nâu, rầy lưng trắng .) chỉ là những sâu hại thứ yếu trên cây lúa thuộc vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, sau thập niên 70 của thế kỷ trước rầy nâu và nhóm rầy hại thân đã trở thành những loài sâu hại nguy hiểm số một của ngành trồng lúa của châu Á. Có rất nhiều cách giải thích nhằm lý giải nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng tuyệt đại đa số các nhà khoa học đều thống nhất những thay đổi rất to lớn về cơ sở vật chất và kỹ thuật của ngành trồng lúa là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bùng phát số lượng và rút ngắn tần suất giữa các đợt bùng phát của nhóm rầy hại thân, đó là việc cung cấp nước, phân khoáng được sử dụng phổ biến với số lượng lớn và sử dụng giống mới. Ba yếu tố cơ bản trong sản xuất lúa: nước, phân, giống của ngành trồng lúa nước đã có sự thay đổi cơ bản và từ đó đồng thời tác động lên toàn bộ hệ thống trồng lúa của nước ta và các nước trồng lúa khác ở châu Á. Những thay đổi này đã dẫn đến sự thay đổi về kỹ thuật canh tác, tăng hệ số canh tác. Trước đây chúng ta chỉ cấy 1 vụ/năm nhưng từ những năm cuối thập niên 60 thế kỷ trước với việc đưa giống IR8 vào trồng rộng rãi và cùng với việc chủ động tưới tiêu nên tăng lên 2 vụ/năm, đặc biệt từ những thập niên 90 sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các giống lúa lai. Việc sử dụng các giống mới năng suất cao đã dẫn đến việc sử dụng nhiều phân khoáng trong đó đặc biệt là phân đạm và sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu thì sự phá hại của các loài sâu hại nói chung và rầy lưng trắng nói riêng là tất yếu.
Đặc biệt trong thời gian từ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 trở lại đây, khi các giống lúa lai xuất hiện và phát triển rộng rãi thì rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) đã trở thành đối tượng gây hại cực kỳ nguy hiểm ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung Việt Nam (Đ.V. Thành và nnk, 2008) [10]. Rầy non và trưởng thành đều chích hút nhựa cây và gây ra hiện tượng lá vàng, cây còi cọc giảm tỷ lệ trỗ, hạt lép và làm giảm năng suất với mật độ cao chúng còn gây ra hiện tượng “cháy rầy” dẫn đến thất thu hoàn toàn. Ngoài tác hại trực tiếp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen phương nam hại lúa, đây là một bệnh mới xuất hiện và gây hại rất nặng ở một số tỉnh phía Nam Trung Quốc như đảo Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông từ năm 2001 đến nay (G.H. Zhou và ctv, 2008) [23]. Từ vụ mùa 2009 bệnh lùn sọc đen phương Nam đã phát sinh và gây hại nghiêm trọng trên lúa và ngô ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ nước ta (Ngô Vĩnh Viễn và nnk, 2009) [12] và môi giới truyền bệnh chính là rầy lưng trắng (N. V.Viễn và nnk, 2009; N. N. Cường và nnk, 2009) [4].
Tương tự như rầy nâu, rầy lưng trắng có khả năng phát tán, di chuyển rất xa nhờ gió, chúng có khả năng di chuyển từ phía Bắc Việt Nam tới phía Nam Trung Quốc và từ đó chúng di cư tới Nhật Bản và Hàn Quốc và ngược lại (Zhai Bao Ping, 2009; M. Matsumura, 2001)[20].
Với mức độ nguy hiểm rất cao về khả năng gây hại (trực tiếp và gián tiếp) như vậy, nhưng nghiên cứu về rầy lưng trắng ở nước ta cho đến nay còn chưa đầy đủ và cập nhật, các nghiên cứu mới tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản như vòng đời, thời gian phát dục các pha cũng như xu thế phát sinh phát triển quần thể của chúng tại khu vực Hà Nội từ những năm 90 của thế kỷ trước của một số tác giả Nguyễn Đức Khiêm (1995) [7], Đinh Văn Thành (1998)[9].
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa và biện pháp phòng trừ vụ xuân 2010 tại Nam Trực – Nam Định”
MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu. 1
1.1 Đặt vấn đề. 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài 3
Phần 2: Tổng quan tài liệu. 4
2.1. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở ngoài nước. 4
2.1.1. Vị trí phân loại, ký chủ, phân bố và triệu chứng gây hại của rầy lưng trắng. 4
2.1.2. Đặc điểm sinh học. 9
2.1.3. Đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng. 10
2.1.4. Biện pháp phòng trừ. 13
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở trong nước. 15
2.2.1. Phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng. 15
2.2.2. Đặc điểm sinh học. 16
2.2.3. Đặc điểm sinh thái. 17
2.2.4. Những nghiên cứu về phòng chống rầy lưng trắng. 18
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. 20
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 20
3.2. Đối tượng. 20
3.3. Vật liệu nghiên cứu. 20
3.4. Nội dung. 20
3.5. Phương pháp nghiên cứu. 21
3.5.1. Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch trên lúa vụ xuân 2010. 21
3.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa. 22
3.5.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng hại lúa. 22
3.5.4. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng. 23
3.5.5. Đánh giá hiệu quả của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.25 FS. 24
3.6. Phương pháp tính toán. 25
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. 26
4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 26
4.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa. 26
4.1.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực - Nam Định. 27
4.2. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 29
4.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Bắc Thơm số 7 ở các mức độ thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 30
4.2.3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy khác nhau 32
4.2.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống lúa trồng phổ biến. 33
4.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng và thiên địch trên lúa Vụ Xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định. 33
4.3.1.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010. 33
4.3.2.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010. 33
4.3.3. Diến biến số lượng bọ xít mù xanh và nhện tổng số ở các công thức thí nghiệm 33
4.4. Đánh giá hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.5 FS với rầy lưng trắng trong nhà lưới tại Viện Bảo Vệ Thực Vật. 33
4.5. Một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng tại phòng thí nghiệm viện bảo vệ thực vật. 33
4.5.1. Thời gian phát dục pha sâu non và vòng đời rầy lưng trắng. 33
4.5.2.Sức sinh sản của rầy lưng trắng . 33
Phần 5: Kết luận và đề nghị 33
5.1 Kết luận. 33
5.2. Đề nghị. 33
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3373 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) hại lúa và biện pháp phòng trừ vụ xuân 2010 tại Nam Trực – Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1900-1984, Reisig et al (1986) đã công bố danh sách các loài thiên địch tự nhiên phân bố ở các nước trồng lúa thuộc vùng Á Nhiệt Đới bao gồm có 8 loài ký sinh trong đó 4 loài ký sinh trứng, 4 loài ký sinh rầy non và trưởng thành chúng phân bố ở Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka, Tây Malaysia, Thái Lan, New Guinea, Philipines, Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Pakistan, quần đảo Solomon, Úc và Indonexia và 9 loài thiên địch ,1 loài là tác nhân gây bệnh.
Trong số các loài bọ rùa thì Coccinella arcuta là quan trọng nhất vàphổ biến nhất trong những loài thiên địch của rầy lưng trắng ở Ấn Độ, Úc và New Guinea. Trong các loài ong ký sinh trứng thì Anagrus flaveolus được ghi nhận là loài ký sinh quan trọng ở Nhật Bản (Benrey et al, 1994).
Theo Lin và nnk (1976) các loài bọ xít và nhện là loài có ý nghĩa nhất trong loài bắt mồi, đặc biệt nhóm nhện có vai trò to lớn trong việc kìm hãm mật độ quần thể rầy, ở Fuji bọ xít mù xanh đã hạn chế được số lượng rầy lưng trắng có hiệu quả (Hinekley A.D. ,1963; Shamsul A., 1970).
Yang (1982) đã nhận xét tỷ lệ nhiễm tuyến trùng của rầy lưng trắng ở Trung Quốc là 23,1- 28,8%, trong đó rầy cánh ngắn có tỷ lệ nhiễm cao hơn rầy cánh dài, chế độ nước và tập quán canh tác có ảnh hưởng lớn đến số lượng tuyến trùng.
Ở tỉnh Zhejiang Trung Quốc, những ruộng có nuôi cá, quần thể rầy lưng trắng ở thế hệ thứ 3 (vụ sớm) đã giảm 34,48- 74,31% so với những ruộng không nuôi cá (Shuiyan et al, 1989).
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về rầy lưng trắng ở trong nước.
2.2.1. Phân bố, ký chủ và tác hại của rầy lưng trắng.
Ở nước ta rầy lưng trắng phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam với các ký chủ là lúa, cỏ môi, cỏ chân vịt.., trên ruộng lúa rầy lưng trắng có xu hướng xuất hiện và phát triển sớm so với rầy, tỷ lệ rầy lưng trắng thường cao hơn rầy nâu khi lúa ở giai đoạn mới cấy và sau đó giảm dần vào giai đoạn lúa đứng cái. Rầy nâu, rầy lưng trắng có xu hướng tăng lên về mật độ và diện phân bố, riêng năm 2006 cả nước có diện tích rầy nâu và rầy lưng trắng là 605.593 ha (tăng 3.2 lần so với năm 2005), trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 48.876 ha (tăng 4.6 lần so với năm 2005, ở các tỉnh miền Bắc có 141.190 ha bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng. tăng 28.6% so với 2005, trong đó diện tích bị nhiễm nặng khoảng 20.000ha tăng 1.8 lần so với năm 2005 (Cục BVTV, 2006).
Tỉ lệ rầy nâu chiếm 70% vào năm 1981 đã giảm xuống còn 30% vào năm 2007. Ngược lại, rầy lưng trắng tăng từ 35% lên 70%. Đặc biệt nguy hiểm, rầy nâu nhỏ đã tái xuất hiện ở miền Bắc từ giữa năm 2008 và đang có xu hướng phát triển mạnh. Như vậy, cả 2 loại rầy có khả năng truyền virus LSĐ (lùn sọc đen) rất cao đang “đổ bộ” ra miền Bắc khiến nguy cơ bùng phát bệnh LSĐ trong thời gian tới là hết sức nguy hiểm (Báo nông nghiệp, 2009)
Bệnh lùn sọc đen do virus RBSDS thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviride gây ra, và rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ là môi giới lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc năm 2001, gây hại nặng vào năm 2007, 2008, 2009 tại đảo Hải Nam và một số tỉnh phía nam Trung Quốc. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới virus này xuất hiện, và môi giới chính là do rầy lưng trắng, chúng đã gây hại nặng ở vụ mùa năm 2009 tại miền Bắc với tổng diện tích bị hại lên tới trên 40 000 ha và trên 17 000 ha bị mất trắng. Rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh (N.V.Viễn và nnk., 2009; N.N. Cường và nnk., 2009).
2.2.2. Đặc điểm sinh học.
Trứng của rầy lưng trắng có hình quả chuối, mới đẻ trong suốt không màu, kích thước trung bình 0.96mm x 0.20 mm, 3 ngày sau khi đẻ đầu trứng xuất hiện điểm màu đỏ, cuối trứng có một đốm màu vàng đục. Trứng được đẻ thành từng ổ từ 2- 7 quả, thường đẻ trong mô bẹ hoặc gân chính của lá. Thời gian phát dục của trứng thay đổi theo nhiệt độ và ẩm độ. Nhiệt độ 28,8 -29,80C và ẩm độ từ 93- 94% thời gian phát dục trứng là 6,4 - 6,7 ngày, nhiệt độ 24.9- 26.4 và ẩm độ 93-94% tỷ lệ nở trứng của rầy lưng trắng là 47,8% (N.Đ. Khiêm, 1995).
Theo Đ.V.Thành (1998), trong điều kiện phòng thí nghiệm của Viện Bảo Vệ Thực Vật thấy rằng ở điều kiện nhiệt độ tháng 7 bình quân la 30.20C, ẩm độ 85.5% thời gian phát dục của trứng là 5.46 ± 0.77 ngày, trong tháng 9 đầu tháng 10 nhiệt độ bình quân 26.50C, ẩm độ 78.3% thời gian trứng 6.8 ± 0.91 ngày. Khi nhiệt độ bình quân là 20.30C, ẩm độ 72.8% thời gian trứng là 8.6 ± 1.4 ngày.
Rầy non: trong điều kiện nhiệt độ 26,1 - 29,8oC và ẩm độ 93 - 93,9%, rầy non có 5 tuổi,thời gian phát dục là 12,5 - 12,9 ngày, rầy lưng trắng có 5 tuổi, tuổi 1 có màu trắng sữa cho đến khi xuất hiện nền trắng và xám ở tuổi 3. Tuổi 5 mảnh lưng và bụng đồng vàng, có các vết vằn trắng, xám trên nền trắng mịn, chiều dài thân thay đổi từ 0.8- 2.1 mm (N.Đ. Khiêm (1995); Đ.V. Thành (1998) .
Trưởng thành: Rầy lưng trắng có dải trắng dễ nhận thấy ở mảnh lưng giữa, mình màu nâu vàng, cánh trước có mặt cánh đen hoặc nâu xám. Rầy đực dài 2,6mm, rất ít gần như không xuất hiện rầy cánh ngắn. Rầy cái dài 2,9mm, mảnh lưng uốn cong không sâu phía dưới. Rầy trưởng thành di chuyển nhiều hơn so với rầy nâu. Vòng đời của rầy lưng trắng là 22 ngày khi nuôi trong điểu kiện nhiệt độ 25 - 26,6 oC và ẩm độ 92 - 93,8% ( N.Đ. Khiêm (1995); Đ.V. Thành (1998).
2.2.3. Đặc điểm sinh thái.
Rầy lưng trắng xuất hiện trên mạ ngay cả khi nhiệt độ thấp, tỷ lệ rầy non tuổi lớn chiếm ưu thế hơn. Mật độ rầy tăng dần từ lúc lúa hồi xanh đến làm đòng sau đó giảm dần. Nhiệt độ thấp kéo dài thời gian phát dục, lượng mưa và chế độ nước có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của quần thể rầy lưng trắng (N.Đ. Khiêm, 1995).
Số Lứa: trên đồng ruộng, một năm rầy lưng trắng phát sinh 6-7 đợt rầy non trong đó đợt rầy cuối tháng 4 (vụ Đông xuân) và cuối tháng 8 (vụ mùa) là 2 đợt có mật độ cao khả năng gây hại lớn. Theo Đ.V.Thành (1998) trong 2 năm 1996-1997 tại Hải Bối- Đông Anh- Hà Nội trong năm rầy lưng trắng phát sinh thành 7 đợt trong đó có 3 đợt đầu ở vụ chiêm xuân và 4 đợt sau trên vụ mùa, đợt rầy thứ 4 thường phát sinh trên mạ mùa. Xu thế phát triển của quần thể rầy lưng trắng trên ruộng lúa ở 2 vụ có khác nhau. Ở vụ chiêm xuân mật độ quần thể có xu hướng tăng dần từ đầu đến cuối vụ mùa và mật độ quần thể thường đạt đỉnh cao vào tháng 8 sau đó giảm dần về cuối vụ. Các đỉnh cao đợt rầy thường cách nhau 25- 30 ngày và rầy lưng trắng chỉ có mật độ cao, khả năng gây hại nặng trong vụ mùa, đối với vụ chiêm xuân mật độ quần thể thường ở mức thấp do vậy ít có khả năng gây hại.
Hệ số tích lũy: Ở vụ chiêm xuân nếu mật độ quần thể ở thế hệ thứ nhất là 1 thì hệ số tích lũy ở thế hệ thứ 2 là 2,6- 3.14 còn ở thế hệ thứ ba hệ số tích lũy chỉ tăng lên từ 4- 6.2 lần so với thế hệ thứ nhất. Còn ở vụ mùa thì ngược lại mật độ quần thể ở thế hệ thứ nhất là 1 thì thế hệ thứ 2 chỉ còn 0.36-0.89 và thế hệ thứ ba chỉ còn 0.045- 0.30 ( Đ. V. Thành, 1994).
Ảnh hưởng của giống đến quá trình phát triển quần thể
Thí nghiệm nhân tạo thả rầy trên các giống lúa thuần và lai cho thấy những giống lúa lai, giống lúa nhiễm rầy lưng trắng có mật độ tập trung nhiều hơn, đặc biệt ở giai đoạn đẻ nhánh sau 72h. Trên các giống lúa thuần thì số rầy lưng trắng phát triển từ một cặp trưởng thành chỉ bằng 25-50% so với số rầy lưng trắng trên giống lúa lai. Vòng đời phát triển của rầy lưng trắng trên lúa lai cũng có xu hướng ngắn hơn. Điều tra đồng ruộng cũng cho thấy Nếp nhung là giống có mật độ rầy cao nhất, lúa lai có diễn biến mật độ gây hại cao hơn lúa thuần. Do vậy, những vùng có cơ cấu giống lúa lai nhiều hơn thi khả năng phát triển thành dịch cao hơn (Đ.V. Thành, 1994)
2.2.4. Những nghiên cứu về phòng chống rầy lưng trắng
Giống: Nhìn chung các giống phổ biến trong sản xuất đều nhiễm rầy lưng trăng ở các mức độ khác nhau trong 6 giống thuộc tập đoàn giống lúa của Bộ môn Giống, Khoa Trồng Trọt, Trường ĐHNNI được điều tra ngoài đồng vụ mùa 1989 có mức độ nhiễm rầy từ cao đến thấp: Nếp 415, Mộc Tuyền, U17,CH, KV, CR203. Trong đó giống nếp lai là giống nhiễm rầy lưng trằng nhiều nhất, giống CR203 kháng rầy nâu, rầy nâu nhỏ, rầy lưng trắng ( N.Đ. Khiêm, 1995). Kết quả đánh giá 17 giống trồng phổ biến trong sản xuất cho thấy có 6 giống nhiễm nặng với rầy lưng trắng lá X1, NN8, NN2, 1548, XS2, RD9, 4 giống nhiễm vừa là CR203, 81- 10, 81- 10/11 và 1094 và có 7 giống kháng vừa là IR9846-215-3/4, IR9846-215-3/3-2, IR9846-215-3/4-3, IR9846-215-3/3-5, Z131, Z126 và RD9 (Đ.V. Thành, 1994)
Thuốc hóa học: Các loại thuốc có hiệu quả đối với rầy nâu thì đều có hiệu lực đối với rầy lưng trắng như Bassa 50 EC, Mippxin.... Tuy nhiên, những loại thuốc này đều gây tỷ lệ chết cao đối với thiên địch của nhóm rầy (T.Đ. Chiến, 1994).
Thiên địch: Cũng như các loài sâu hại khác trong tự nhiên rầy lưng trắng cũng có nhiều thiên địch. Vùng Hà Nội đã ghi nhận có 18 loại thiên địch của rầy lưng trắng trong đó nhóm bắt mồi gồm 5 loại nhện, 3 bọ rùa, 2 loại bọ xít, 1 loại bọ 3 khoang và 1 bọ cánh ngắn, nhóm ký sinh gồm 4 loài kí sinh trứng và 1 loài ký sinh rầy non, 1 loại bọ cánh cuốn (P.V.Lầm, 199)
Phần 3
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
- Thời gian: từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2010.
- Địa điểm: Xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực - Nam Định và nhà lưới Viện Bảo Vệ Thực Vật.
3.2. Đối tượng
- Rây lưng trắng: các pha phát dục
- Thiên địch của rầy lưng trắng
3.3. Vật liệu nghiên cứu
- Giống lúa: các giống lúa chính được trồng trong sản xuất tại vùng nghiên cứu: Bắc thơm số 7, tạp giao 838…
- Thuốc bảo vệ thực vật ( hóa học và sinh học).
- Một số dụng cụ phục vụ thí nghiệm: Túi ni lông, chổi lông, lọ thủy tinh, hộp nhựa, ống nghiệm (dài 17.7cm x rộng 1.8cm), khay gieo mạ, kim mũi nhọn, panh. Xô nhựa trồng cây, lồng lưới nuôi rầy. Tủ sấy, kính lúp, kính lúp soi nổi, các loại hóa chất giữ ẩm, cồn 90o, foocmon 5%, K0H, axit axetic....
- Dụng cụ thử thuốc: ống Pipet, ống đong, xi lanh, bình bơm tay. chậu nhựa kích thước ( 20 x 16,5 x 16 cm ), ống hút côn trùng, ống chụp kích thước ( 17 x 60 cm ), kính lúp cầm tay, bút lông, bình xịt 1,5 lít, ống đong.
3.4. Nội dung.
- Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch phổ biến trên lúa vụ xuân 2010.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa.
+ Thời gian phát dục các pha.
+ Khả năng đẻ, tỷ lệ nở của trứng.
+ Vòng đời.
- Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng
+Diễn biến quần thể rầy lưng trắng trên ruộng phun trừ rầy lưng trắng lứa 1
+Diễn biến quần thể rầy lưng trắng trên ruộng phun trừ rầy lưng trắng lứa 2
- Đánh giá hiệu quả của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.25 FS
3.5. Phương pháp nghiên cứu.
3.5.1. Điều tra tra thành phần nhóm rầy hại thân và thiên địch trên lúa vụ xuân 2010.
(Kết hợp điều tra khi điều tra diễn biến mật độ rầy lưng trắng)
- Phương pháp điều tra
+ Thời gian bắt đầu điều tra: 7 ngày sau cấy
+ Dùng bẫy dính vàng điều tra định kỳ 7 ngày/lần
+ Điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 30 khóm (tương đương 1 m²)
+ Vỗ 2 lần/khóm
+ Bẫy được đem về đếm rầy các tuổi và KSTĐ
- Chỉ tiêu:
+ Thành phần nhóm rầy hại thân.
+ Thành phần các loài thiên địch chính.
+ Tần suất xuất hiện nhóm rầy hại thân và thiên địch chính.
Số điểm có rầy/ thiên địch
Tần suất bắt gặp (%)= x100%
Tổng số điểm điều tra
- : Rất ít (< 10% số lần bắt gặp )
+ : Ít ( 11 - 20% số lần bắt gặp)
++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp)
+++ : Nhiều (> 50% số lần bắt gặp)
3.5.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng hại lúa.
- Nguồn rầy ban đầu dùng cho các thí nghiệm nuôi sinh học: rầy được bắt ngoài ruộng đưa về cho đẻ trứng vào các cây lúa trồng trong các khay có trồng lúa, khi trứng nở, tách rầy tuổi 1, tiến hành nuôi cá thể ở các cốc nhựa (7x15cm) có trồng 1 cây lúa TN1 15 ngày tuổi được chụp bằng ống bằng Mica cứng (5x30 cm) và đầu trên được bịt bằng vải màn, 5 ngày thay thức ăn 1 lần.
- Khả năng đẻ trứng: rầy nâu được ghép đôi và nuôi trong các côc chụp giấy bóng cứng như mô tả ở trên, mỗi cốc thả 1 cặp, theo từng dạng cánh dài hoặc ngắn. Hàng ngày thay cây lúa 1 lần, và cây lúa đó được kiểm tra số trứng đẻ trong ngày.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thời gian trứng
+ Thời gian các tuổi rầy non
+ Thời gian tiền đẻ trứng
+ Thời gian trưởng thành
- Số cá thể/ công thức theo dõi: 50 rầy
Tổng số trứng= tổng số rầy nở + tổng số trứng chưa nở.
Tổng số trứng nở
Tỷ lệ trứng nở= x 100
Tổng số trứng
3.5.3. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của rầy lưng trắng hại lúa.
Theo dõi diến biến quần thể rầy lưng trắng dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái :
Giống : Bắc thơm số 7, Tạp giao, khang dân 18
Mật độ cấy: Mật độ cấy thưa và mật độ cấy phổ biến.
Chế độ thâm canh: Thâm canh cao, thâm canh trung bình( TB), thâm canh thấp.
Mối giống điều tra 1 ruộng diện tích từ 1000 đến 2000m2. Mỗi ruộng điều tra tại 5 điểm chéo góc. Sử dụng bẫy dính vàng (chiều rộng 20cm, chiều dài 25cm) để thu rầy lưng trắng và thiên địch. Mỗi điểm đập 30 khóm lúa để rầy và thiên địch rơi và dính vào bẫy. Rầy lưng trắng và thiên đich thu dược mang về phòng thí nghiệm và đếm số lượng rầy thu được. Thí nghiệm theo dõi diến biến quần thể rầy trên đồng ruộng ở mức độ thâm canh và mật độ cấy được làm tương tự như trên ở 2 giống khác nhau.
3.5.4. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng
- Thí nghiệm ô lớn không nhắc lại
- Công thức thí nghiệm
CT Thí nghiệm
Loại thuốc dùng
Lượng dùng (l,kg/ha)
Diện tích ô thí nghiệm (ha)
Thời điểm phun
1
Buproferin
1,0
1 ha
Rầy lưng trắng lứa 1 xuất hiện
2
Buproferin
1,0
1 ha
Rầy lưng trắng lứa 2 xuất hiện
3
Chess50WG
0,5
1 ha
Rầy lưng trắng lứa 1 xuất hiện
4
Chess 50WG
0,5
1 ha
Rầy lưng trắng lứa 2 xuất hiện
5
Metarhizium anisopliae
15,0
1 ha
Rầy lưng trắng lứa 1 xuất hiện
6
Metarhizium anisopliae
15,0
1 ha
Rầy lưng trắng lứa 2 xuất hiện
7
Nông dân
8
Không xử lý
Giống thí nghiệm: Bắc thơm số 7
Phân bón: 90N: 70 P205: 80 K20
Phương pháp điều tra
+ Thời gian bắt đầu điều tra: 7 ngày sau cấy
+ Dùng bẫy dính vàng điều tra định kỳ 7 ngày/lần
+ Mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 30 khóm (tương đương 1 m²)
+ Vỗ 2 lần/khóm
+ Bẫy được đem về đếm rầy các tuổi và KSTĐ
-Chỉ tiêu theo dõi: mật độ quần thể rầy lưng trắng (con/m²) tại các công thức qua các lần điều tra
3.5.5. Đánh giá hiệu quả của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.25 FS
Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện nhà lưới
- Công thức thí nghiệm: 5 công thức
Chậu có kích thước đường kính 25 cm x cao 30 cm
+ CT1: liều lượng 50 ml/4 lít nước.
+ CT2: liều lượng 100 ml/4 lít nước.
+ CT3: liều lượng 150 ml/4 lít nước.
+ CT4: liều lượng 200 ml/4 lít nước.
+ CT5( Đối chứng): Không phun thuốc.
- Số lần nhắc lại: 3
- Giống lúa thí nghiệm: Bắc thơm số 7
- Số cây /lần nhắc lại: 20 (số cây này được gieo trong chậu với kích thuốc 25 cm x 30 cm )
- Phương pháp xử lý : lúa được ngâm ủ bình thường khi hạt thóc nứt nanh thì tiến hành trộn đều với lượng nước thuốc vừa đủ sau đó đem ủ 12 tiếng rồi tiến hành gieo
- Thời điểm thả rầy: 7 và 14 ngày sau gieo
- Số rầy thí nghiêm: 20 cá thể/chậu (1 con/cây lúa)
- Tuổi rầy thí nghiệm: rầy trưởng thành
- Hiệu lực thuốc được tính theo công thức: Henderson - Tilton.
E% = x 100%
E : Hiệu quả của thuốc.
Ta : Số cá thể rầy sống ở ô xử lý thuốc sau phun.
Tb : Số cá thể rầy sống ở ô xử lý thuốc trước khi phun.
Ca : Số cá thể rầy sống ở ô đối chứng sau khi phun.
Cb : Số cá thể rầy sống ở ô đối chứng trước khi phun.
3.6. Phương pháp tính toán.
Các số liệu thí nghiệm được tính toán theo phương pháp thống kê trong chương trình Microsoft Excel ở độ tin cậy P= 95% và phần mềm IRRISTAT.
Phần 4
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa và thiên địch phổ biến của chúng vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.
4.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa.
Nhóm rầy là nhóm sâu hại chích hút nguy hiểm đối với các vùng trồng lúa trong cả nước và trên thế giới. Tác hại của chúng không chỉ ở mặt trực tiếp là chích hút nhựa cây làm cây khô héo, giảm năng suất có khi mất trắng khi mật độ cao, mà còn ở mặt giám tiếp môi giới truyền bệnh virus cho lúa. Ở Việt Nam thường thấy 7 loại rầy trong đó có 3 loại thuộc họ Cicadellidae, 3 loại thuộc họ Delphacidae và một loài rầy bột. Nhưng phổ biến và gây hại nặng hơn các loài khác là rầy nâu, rầy lưng trắng, rầy nâu nhỏ, rầy xanh đuôi đen. Để xác định thành phần nhóm rầy hại thân lúa trong điều kiện vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định, tôi đã tiến hành điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 4.1
Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy, tại Nam Định, trong vụ xuân 2010 nhóm rầy hại thân lúa xuất hiện cả 3 loài ( rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ) thuộc họ Delphacidae, bộ cánh đều Homoptera. Trong đó rầy lưng trắng và rầy nâu xuất hiện nhiều nhất, còn rầy nâu nhỏ xuất hiện ít hơn
Bảng 4.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân năm 2010 tại Nam Trực- Nam Định.
Tên Việt Nam
Tên Khoa học
Bộ/Họ
Mức phổ biến
Bộ Cánh Đều Homoptera
1
Rầy lưng trắng
Sogatella furcifera(Horvath)
Delphacidae
+++
2
Rầy nâu
Nilaparvata lugens(Stal)
Delphacidae
+++
3
Rầy nâu nhỏ
Laodelphax striatellus(Fallens)
Delphacidae
+
Ghi chú: Mức độ phổ biến
- : Rất ít (< 10% số lần bắt gặp)
+ : Ít (< 20% số lần bắt gặp)
++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp)
+++ : Nhiều (> 50% số lần bắt gặp)
4.1.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực - Nam Định.
Trong tự nhiên các loài ký sinh thiên địch có vai trò quan trọng trong việc điều hòa quần thể sâu hại, các ký sinh thiên địch được coi là điểm cốt lõi của chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng trong đó có cây lúa. Tuy nhiên, trong những điều kiện sinh thái cụ thể, thành phần mức độ phổ biến của các loài thiên địch có sự khác nhau. Nhằm tìm hiểu thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân lúa, chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần ký sinh thiên địch của nhóm rầy trên lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.
Kết quả điều tra cho thấy các loài thiên địch xuất hiện khá sớm khi cây lúa bắt đầu giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh (đầu tháng 3) và tồn tại trên đồng ruộng vào hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tuy số lượng và thành phần có sự thay đổi tùy thuộc giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như thành phần của các vật chủ. Trong 12 loài thiệt địch được ghi nhận ở vụ xuân 2010, bộ cánh cứng có 4 loài , bộ cánh nửa (Hemiptera) có 2 loài. Lớp nhện có 1 bộ nhện lớn (Araneae) có 4 họ với 7 loài. Trong đó, phổ biến nhất là là bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophionea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter, và nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell, Nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. et Str, các loài còn lại xuất hiện với mức độ thấp hơn (bảng 4.2).
Ở Việt Nam theo Phạm Văn Lầm, (1997) đã công bố danh lục thiên địch nhóm rầy hại thân lúa gồm 66 loài, tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 các loài thiên địch đều nằm trong danh lục này.
Bảng 4.2. Thành phần thiên địch phổ biến của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.
TT
Tên Việt Nam
Tên Khoa Học
Bộ/Họ
Mức độ phổ biến
I
Bộ cánh cứng Coleoptera
1
Bọ cánh ngắn
Paederus fuscipes Curt
Staphylinidae
++
2
Bọ ba khoang
Ophionea indica Thunbr
Carabidae
++
3
Bọ rùa đỏ
Micraspis discolor Fabr.
Coccinellidae
++
4
Bọ rùa 8 chấm
Harmonia octomaculata Fabr.
Coccinellidae
+
II
Bộ cánh nửa Hemiptera
5
Bọ xít nước
Microvelia sp.
Veliidae
+
6
Bọ xít mù xanh
Cyrtorhinus lividipennis Reuter
Miridae
+++
III
Bộ nhện lớn Araneae
7
Nhện lưới
Araneus inustus Koch
Araneidae
+
8
Nhện sói vân đinh ba
Lycosa pseudoannulata Boes. Et Str.
Lycosidae
++
9
Nhện gập lá lúa
Clubiona japonicolla Boes. Et Str.
Clubionidae
+
10
Nhện nhảy vằn lưng
Bianor hottingchiehi Schenkel
Salticidae
+
11
Nhện linh miêu
Oxyopes javanus Thorell
Oxyopidae
++
12
Nhện chân dài hàm to
Tetragnatha mandibulata Waclk
Tetragnathidac
+
Ghi chú: Mức độ phổ biến của các thiên địch+ : Ít (< 20% số lần bắt gặp)
++ : Trung bình (21-50% số lần bắt gặp)
+++ : Nhiều (> 50% số lần bắt gặp)
4.2. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.
Để theo dõi diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân chúng tôi tiến hành điều tra trên giống Bắc Thơm số 7 với mức thâm canh trung bình (90N: 70P205: 80 K20) kết quả được thể hiện trong bảng (4.3)
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa trên giống Bắc Thơm số 7
vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
RLT
RN
RNN
19/3/10
Đẻ nhánh
27.8
4.5
0
25/3/10
Đẻ nhánh rộ
115.5
37.5
0
20/4/10
Phát triển đòng
341.3
447.8
5.8
13/5/10
Trỗ
311.3
730.5
9.1
2/6/10
Chín
37.5
286.5
49.7
TB
166.68
301.36
12.92
Hình 4.1. Diễn biến mật độ nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2010
tại Nam Trực- Nam Định.
Trong thời gian điều tra nghiên cứu chúng tôi đã thu được ba loại rầy hại lúa vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định. Rầy rầy lưng trắng Sogatella furcifera(Horvath), rầy nâu Nilaparvata lugens(Stal), rầy nâu nhỏ Laodelphax striatellus(Fallen). Diễn biến mật độ được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.1
Tại vụ xuân 2010, trên đồng ruộng rầy nâu có mật độ cao nhất trung bình 301.36 con/m2 sau đó đến rầy lưng trắng 166.68 con/m2 cuối cùng là rầy nâu nhỏ 12.92 con/m2 Rầy lưng trắng xuất hiến sớm nhất với mật độ 27.8 con/m2, và đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa phát triển đòng 341.3 con/m2 sau đó mật độ rầy lưng trắng giảm dần đến giai đoạn lúa chín là 37.5 con/m2 . Mật độ rầy nâu tăng muộn hơn đạt đỉnh cao vào giai đoạn lúa trỗ 730.5 con/m2 đến giai đoạn lúa chín mật độ rầy nâu vẫn khá cao 286.5 con/m2 đây là hai giai đoạn xung yếu dễ bị cháy rầy nâu ở Nam Định. Rầy nâu nhỏ xuất hiện muộn nhất, vào giai đoạn lúa chín mật độ rầy là 49.7 con/m2, tại Nam Định rầy nâu nhỏ có mật độ cao khi lúa chín và trên lúa chét.
4.2.1. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Bắc Thơm số 7 ở các mức độ thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định
Trên giống Bắc thơm số 7 ở cùng trà cấy thời gian xuất hiện rầy trên ruộng lúa không có sự khác biệt đáng kể: trên tất cả các nền thâm canh rầy lưng trắng đều xuất hiện vào giai đoạn lúa hồi xanh (10-13 ngày sau cấy). Tuy nhiên ở các chế độ thâm canh khác nhau có ảnh hưởng khá rõ ràng đến diễn biến mật độ số lượng rầy lưng trắng trên ruộng lúa cụ thể là : trên các ruộng có chế độ thâm cao mật độ rầy lưng trắng luôn cao hơn trên các ruộng lúa có chế độ thâm canh trung bình và thấp ở tất cả các thời điển sinh trưởng phát triển của lúa (mật độ rầy lưng trắng trung bình là 295.24 con/m2 đỉnh cao vào giai đoạn phát triển đòng 669.8 con/m2 ) tiếp đến trên các ruộng có chế độ thâm canh trung bình (166.68 con/m2 và 341.3 con/m2)và thấp nhất trên các ruộng có chế độ thâm canh thấp(91.08 con/m2 và 171.0 con/m2) (hình 4.2). Điều này cho thấy chế độ thâm canh khác nhau đều có thời điểm xuất hiện tương tự nhau nhưng lại có ảnh hưởng đến số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng ở cùng giống và thời gian cấy.
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Bắc Thơm số 7 ở các
mức độ thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
Thâm canh thấp
Thâm canh TB
Thâm canh cao
19/3/10
Đẻ nhánh
18.8
27.8
30.8
25/3/10
Đẻ nhánh rộ
84.8
115.5
151.5
20/4/10
Phát triển đòng
171
341.3
669.8
13/5/10
Trỗ
160.5
311.3
570.8
2/6/10
Chín
20.3
37.5
53.3
TB
91.08
166.68
295.24
Hình 4.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng hại thân lúa trên các nền thâm canh khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.
Ghi chú:
- Thấp: thâm canh thấp: 80 N: 40 P205: 50 K20
- TB: thâm canh trung bình: 90N: 70P205: 80 K20
- Cao: thâm canh cao: 100 N: 70 P205: 80K20
- Giống theo dõi: Bắc thơm số 7
- Ngày cấy: 25/2/2010
- Thời điểm và loại thuốc phun Fastac 5EC ngày 24,25/3/010 , ngày 01,2,3/04/10: Mikhada 10WP và ngày 25,26/4/2010: Fastac 5EC; Dantatsu 16WSG
4.2.2. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy khác nhau
Qua điều tra 2 mật độ cấy chúng tôi thấy thời điểm rầy lưng trắng xuất hiện trên 2 mật độ cấy tương tự nhau đều vào xung quanh 10 ngày sau cấy. Mật độ rầy lưng trắng cao ở mật độ cấy phổ biến, trung bình là 194.58 con/m2 đạt đỉnh cao ở giai đoạn phát triển đòng 440.6 con/m2 đến giai đoạn lúa chín mật độ là 32.6 con/m2 trong khi đó ở mật độ cấy thưa lần lượt là 146.82 con/m2,313.1 con/m2 và 4.7 con/m2 . Từ kết quả trên cho thấy mật độ cấy không có sự khác biệt về sự xuất hiện nhưng lại có ảnh hưởng đến diễn biến số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng
Bảng 4.5. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy các khác nhau vụ xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
Mật độ cấy thưa
Mật độ cấy phổ biến
19/3/10
Đẻ nhánh
29.1
24
25/3/10
Đẻ nhánh rộ
91.9
88.3
20/4/10
Phát triển đòng
313.1
440.6
13/5/10
Trỗ
295.3
387.4
2/6/10
Chín
4.7
32.6
TB
146.82
194.58
Hình 4.3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên giống Tạp Giao ở các mật độ cấy khác nhau
Ghi chú:
- Cấy MĐ thưa: 30 khóm/m²
- Cấy M Đ phổ biến: 35 khóm/ m²
- Giống theo dõi: Tạp Giao
- Ngày cấy: 25/2/2010
- Thời điểm và loại thuốc phun Fastac 5EC ngày 24,25/3/010 , ngày 01,2,3/04/10: Mikhada 10WP và ngày 25,26/4/2010: Fastac 5EC; Dantatsu 16WSG
4.2.3. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống lúa trồng phổ biến
Các giống Bắc thơm số 7, tạp giao và khang dân 18 được trồng phổ biến tại vùng thực hiện đề tài xã Đồng Sơn huyện Nam Trực tỉnh Nam định, do điều kiện thời gian nên chúng tôi không tiến hành đánh giá mức độ kháng nhiễm của giống này với rầy lưng trắng trong điều kiện nhà lưới mà chỉ tiến hành điều tra diễn biến của chúng tại các giống này trên thực tế đồng ruộng kết quả cho thấy.
Trong điều kiện vụ Xuân 2010 các giống theo dõi đều có thời gian xuất hiện rầy trên ruộng tương đương nhau (7- 10 ngày sau cấy) và không có sự khác biệt lớn về mật độ rầy lưng trắng ở các kỳ theo dõi, tuy nhiên giống Khang dân 18 luôn có mật độ rầy lưng trắng thấp nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa (hình 4.4). Điều này cho thấy, tương tự như mật độ cấy và các mức độ thâm canh khác nhau trên các giống theo dõi có thời gian xuất hiện của rầy lưng trắng là tương tự nhau khi các giống này có cùng thời gian cấy, nhưng giữa các giống khác nhau thì diễn biến số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng có sự khác nhau.
Bảng 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống phổ biến
vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định.
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
Mật độ (con/m2)
Khang
dân 18
Tạp giao
Bắc thơm
số 7
19/3/10
Đẻ nhánh
29.3
24
27.8
25/3/10
Đẻ nhánh rộ
62.3
88.3
115.5
20/4/10
Phát triển đòng
219.8
440.6
341.3
13/5/10
Trỗ
211.5
387.4
311.3
2/6/10
Chín
18
32.6
37.5
TB
108.8
194.58
166.68
Hình 4.4 Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên một số giống phổ biến vụ
Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định
Ghi chú:
- Ngày cấy 25/2/2010
- Thời điểm và loại thuốc phun Fastac 5EC ngày 24,25/3/010 , ngày 01,2,3/04/10: Mikhada 10WP và ngày 25,26/4/2010: Fastac 5EC; Dantatsu 16WSG
4.3. Ảnh hưởng của thời gian xử lý thuốc tới quần thể rầy lưng trắng và thiên địch trên lúa Vụ Xuân 2010 tại Nam Trực- Nam Định.
4.3.1.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010.
Kết quả cho khả năng hạn chế quần thể rầy lưng trắng lứa 2 khi phun nấm Metarhizium anisopliae (CT5) và phun Buproferin (CT1) trừ rầy lưng trắng lứa 1 là không cao cụ thể mật độ quần thể rầy lưng trắng lứa 2 tương ứng là 687.5con/m² và 752.8con/ m², khi đó ở công thức không phun trừ rầy (CT8) mật độ cao nhất ở lứa 2 là 291.6 con/m² gần như ngang bằng so với các công thức 1 và 5.
Bảng 4.7. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định (con/m2)
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
CT1
CT3
CT5
CT7
CT8
19/3/2010
Đẻ nhánh
0
0
0
0
0
25/3/2010
Đẻ nhánh rộ
1.6
7.4
3.4
5.4
11
2/4/2010
Cuối đẻ
0.4
0.2
5.2
85
13
9/4/2010
Đứng cái
4.6
4
9.4
7
21
16/4/2010
Đòng
50.5
38.1
303
19.2
131.4
23/4/2010
Đòng già
353.4
129.7
232.5
170.5
158
30/4/2010
Trỗ
565.3
178.4
34.4
11.5
291.6
7/5/2010
Ngậm sữa
1.9
5.2
0.8
2.4
15.8
14/5/2010
Chắc xanh
1
1.6
0.7
0.9
1.8
21/5/2010
Chín sáp
2.3
2.4
1.2
3.3
7
Trung bình
98.1
36.7
59.06
30.52
65.06
Hình 4.5. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 1 vụ Xuân 2010 tại Nam Trực Nam Định (con/m2)
Ghi chú:
- Ngày cấy 25/2/2010
- Giống Bắc thơm số 7
- Xử lý thuốc trừ rầy lưng trắng lứa 1 ngày 26/03/2010
- Phun theo nông dân: Fastac 5EC trừ vọ trĩ ngày 20/3/2010 , ngày 01/04/2010: Mikhada 10WP và ngày 24/4/2010: Fastac 5EC; Dantatsu 16WSG
Trong khi đó, công thức Phun Chess 50 WG (CT 3) và phun theo nông dân (CT 7) mật độ quần thể rầy lưng trắng lứa 2 tương ứng là 400 con/m² và 170.5con/m², nhưng ở công thức 7 nông dân phải phun trừ rầy đến lần 3 bằng các loại thuốc trừ rầy khác.
4.3.2.Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010.
Bảng 4.8. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010.
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
CT2
CT4
CT6
CT7
CT8
19/3/2010
Đẻ nhánh
0
0
0
0
0
25/3/2010
Đẻ nhánh rộ
1.8
12
1.5
5.4
11
2/4/2010
Cuối đẻ
16
15.2
6
85
13
9/4/2010
Đứng cái
20.9
18.7
8.8
7
21
16/4/2010
Đòng
117
102.7
321
19.2
131.4
23/4/2010
Đòng già
752.8
400
439.8
170.5
158
30/4/2010
Trỗ
65.6
327.2
687.5
11.5
291.6
7/5/2010
Ngậm sữa
5.2
3.9
0.8
2.4
15.8
14/5/2010
Chắc xanh
0.8
1.5
0.5
0.9
1.8
21/5/2010
Chín sáp
1.6
1.4
1.3
3.3
7
Trung bình
98.17
88.26
146.72
30.52
65.06
Hình 4.6. Diễn biến mật độ rầy lưng trắng trên các công thức xử lý rầy lứa 2 vụ Xuân 2010.
Ghi chú: - Ngày cấy 25/2/2010
- Giống Bắc thơm số 7
- Xử lý thuốc trừ rầy lưng trắng lứa 2 ngày 24/04/2010
- Phun theo nông dân: phun Fastac 5EC vào ngày 20/3/2010, ngày 01/04/2010: Mikhada 10WP và ngày 24/4/2010: Fastac 5EC; Dantatsu 16WSG
Theo dõi số lượng quần thể rầy lưng trắng trên các công thức trừ rầy lưng trắng lứa 2 (các công thức này không tiến hành trừ rầy lưng trắng lứa 1) cho thấy:
Công thức phòng trừ rầy theo nông dân có mật độ rầy thấp nhất là 11.5 vào giai đoạn sau trỗ (vào thời điểm này công thức này đã phải phun thuốc lần 3), công thức sử dụng thuốc Chess 50 WG có khả năng hạn chế quần thể rầy lưng trắng khá tốt, mật độ rầy cao nhất là 327.2 con/m² mật độ vào giai đoạn cuối vụ là thấp nhất 1.4 con/m²; trong đó ở không phun thuốc trừ rầy (CT8) mật độ cao nhất 291.6 con/ m² thấp nhất là 1.8 con/m²; trong khi đó ỏ công thức phun Buproferine (CT2) và nấm Metarhizium anisopliae (CT6) mật độ cao nhất tương ứng là 752.8 con/m², 687.5 con/m².
4.3.3. Diến biến số lượng bọ xít mù xanh và nhện tổng số ở các công thức thí nghiệm
Số lượng và sự ổn định của quần thể của một số loài KSTĐ có vai trò quan trọng trong việc khống chế quần thể rầy lưng một cách bền vững, do vậy việc sử dụng loại thuốc BVTV nào cũng như thời điểm sử dụng chúng ra sao rất có ý nghĩa. Do vậy, chúng tôi tiến hành điều tra đánh giá ảnh hưởng của một loại thuốc cũng như thời điểm phun tới diễn biến số lượng quần thể của chúng. Từ đó làm cơ sở cho việc khuyến cáo loại thuốc, thời điểm sử dụng một số loại thuốc BVTV nhằm đảm bảo khả năng phòng trừ hiệu quả rầy lưng trắng nhưng lại an toàn với quần thể một số loài KSTĐ quan trọng của rầy lưng trắng trên ruộng lúa.
4.3.3.1. Diến biến số lượng bọ xít mù xanh ở các công thức thí nghiệm
Bọ xít mù xanh là một loài thiên địch đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế quần thể rầy nói chung và rầy lưng trắng nói riêng. Do vậy, đánh giá ảnh hưởng của thuốc trừ rầy và thời gian sử lý của chúng với quần thể bọ xít mù xanh rất có ý nghĩa trong việc quản lý rầy lưng trắng mang tính bền vững. Kết quả theo dõi diễn biến số lượng quần thể bọ xít mù xanh trên các thí nghiệm sử lý rầy lứa 1 hoặc 2 với một số loại thuốc Buproferine, Chess 50 WG và nấm Metarhizium anisopliae ở vụ xuân 2010 tại vụ xuân 2010 tại xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực , Nam Định cho thấy ở công thức 5,6 (sử dụng Buproferin) và 3,4 (sử dụng Chess 50 WG 50) phun lứa 1 hoặc 2 đều có số lượng quần thể cao hơn hoặc tương đương so với công thức không phun thuốc trừ rầy (CT 8) và đều có số lượng quần thể BXMX cao hơn so với công thức trừ rầy theo nông dân, điều này cho thấy các loại thuốc dùng thí nghiệm ít ảnh hưởng tới quần thể BXMX( bảng 4.9 và hình 4.7)
Bảng 4.9. Diễn biến số lượng bọ xít mù xanh trên các công thức thí nghiệm (con/m2 )
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh
trưởng của lúa
CT1
CT2
CT3
CT4
CT5
CT6
CT7
CT8
19/3/2010
Đẻ nhánh
0.2
0
0
0
0.6
0
0.6
0
25/3/2010
Đẻ nhánh rộ
0.2
0
0
0
1.6
0
0
0
2/4/2010
Cuối đẻ
0
0
0
0
0
0
0
0
9/4/2010
Đứng cái
0
0
0
0.4
0
0
0.2
0
16/4/2010
Đòng
0
0
0
0
0
0
0.1
0
23/4/2010
Đòng già
0.7
1.1
2.4
0.4
0.9
0.5
0.4
0.8
30/4/2010
Trỗ
0.9
1.2
2.4
0.7
1.4
1
0.5
1
7/5/2010
Ngậm sữa
1.9
0.6
1.5
1.6
3.8
4.2
2
2.4
14/5/2010
Chắc xanh
0
0
0
0.4
0
0
0
0
21/5/2010
Chín sáp
3.9
1.7
3.5
2.7
3.5
3.7
2.5
2.6
TB
0.78
0.46
0.98
0.62
1.18
0.94
0.63
0.68
Ghi chú: - Xử lý thuốc trừ rầy lưng trắng lứa 1 ngày 26/03/2010
- Xử lý thuốc trừ rầy lưng trắng lứa 2 ngày 24/04/2010
Hình 4.7. Diễn biễn số lượng bọ xít mù xanh tại các công thức thí nghiệm tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010
4.3.3.2. Diến biến số lượng nhện tổng số ở các công thức thí nghiệm
Kết quả theo dõi các thí nghiệm sử lý rầy lứa 1 hoặc 2 với các loại thuốc Buproferine, Chess 50 WG và nấm Metarhizium anisopliae ở vụ xuân 2010 cho thấy tại các công thức sử lý rầy lứa 1 hoặc lứa 2 bằng thuốc Buproferin (CT1,2) mật độ nhện tổng số trung bình lần lượt là 6.82 con/m², 7.43 con/m² và Metarhizium anisopliae (5,6) lần lượt 8.1 con/m², 10.13 con/m² đều có mật số nhện tổng số cao hơn hẳn so với các công thức khác, tiếp đến là công thức sủ dụng Chess (CT 3,4) 5.39 con/m², 7.89 con/m²; công thức không phun thuốc trừ rầy (công thức 8) tuy mật số nhện tổng số không cao 5.92 con/m² nhưng quần thể của chúng phát triển khá ổn định. Trong khi đó ở công thức trừ rầy theo nông dân (CT 7) mật độ nhện tổng số luôn thấp nhất so với các công thức còn lại 5.23 con/m²(hình 4.8). Do vậy ta có thể thấy rằng thuốc trừ rầy Buproferin , Metarhizium anisopliae và Chess 50 WG ít ảnh hưởng tới quần thể nhện tổng số trên ruộng lúa dù phun trừ rầy lứa 1 hoặc lứa 2 .
Bảng 4.10. Diễn biến số lượng Nhện tổng số trên các công thức thí nghiệm (con/m2)
Ngày điều tra
Giai đoạn sinh trưởng
CT1
CT2
CT3
CT4
CT5
CT6
CT7
CT8
19/3/2010
Đẻ nhánh
0.6
2.2
2
1.6
2.5
1.7
2.4
0.8
25/3/2010
Đẻ nhánh rộ
2.8
3.8
2.6
1.2
4
1.8
3.3
1
2/4/2010
Cuối đẻ
1.8
1
2.3
2.9
4.8
1.8
3.7
2.4
9/4/2010
Đứng cái
1.1
0.4
0
0.8
2.2
1.4
4.3
1
16/4/2010
Đòng
5.4
2.4
0.2
12
7
7
5.2
10.8
23/4/2010
Đòng già
12.8
28
12.3
15.8
16.6
35
9.6
13.2
30/4/2010
Trỗ
28
26
20.9
19.4
24
36
8
15.2
7/5/2010
Ngậm sữa
7.3
3.6
3.8
18.7
13.2
10
10
3
14/5/2010
Chắc xanh
6.2
4.6
5.4
3.6
4.2
1.6
2.1
6.4
21/5/2010
Chín sáp
2.2
2.3
4.4
2.9
2.5
5
3.7
5.4
Trung bình
6.82
7.43
5.39
7.89
8.1
10.13
5.23
5.92
Ghi chú: - Xử lý thuốc trừ rầy lưng trắng lứa 1 ngày 26/03/2010
- Xử lý thuốc trừ rầy lưng trắng lứa 2 ngày 24/04/2010
Hình 4.8. Diễn biễn số lượng nhện tổng số tại các công thức thí nghiệm tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010
4.4. Đánh giá hiệu lực của thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.5 FS với rầy lưng trắng trong nhà lưới tại Viện Bảo Vệ Thực Vật.
Đối với các loại thuốc xử lý hạt giống, việc bảo vệ cây mạ trong giai đoạn đầu sinh trưởng luôn là một trong những yếu tố được yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn này, phòng chống rầy lưng trắng ở giai đoạn mạ là một trong những vấn đề hết sức cần thiết, vì rầy lưng trắng ngoài việc gây hại trực tiếp chúng còn là môi giới truyền bệnh vi rút lúa lùn sọc đen phương nam rất nguy hiểm trên cây lúa.
Chúng tôi tiến hành ngâm ủ hạt giống trong nước ấm (3 sôi 2 lạnh) nhằm phá ngủ nghỉ của hạt. Sau 24 tiếng ngâm trong nước, hạt giống được vớt ra và ủ trong vòng 24 tiếng cho hạt nứt nanh. Hạt giống sau ủ 24 tiếng tiến hành trộn với thuốc Cruiser Plus 312FS ở các liều lượng khác nhau. Sau đó ủ tiếp trong vòng 12 tiếng trước khi mang ra gieo. Thuốc Cruiser Plus 312.5FS được pha theo các liều lượng khác nhau: 50ml, 100ml. 150ml và 200ml/100kg hạt giống(pha thuốc với 4 lít nước). Hạt sau khi ủ với thuốc được mang gieo ở các xô nhựa ghi rõ công thức. Mỗi công thức được nhắc lại 3 lần. Sau đó dùng các lồng chụp Mica có đường kính 23cm, chiều cao 60cm có nắp đậy để chụp lại bảo vệ. Sau 7 ngày kể từ ngày gieo hạt thả rầy lưng trắng lần thứ 1 vào các công thức thí nghiệm.Sau khi thả rầy vào các công thức thí nghiệm tiến hành điều tra số lượng rầy chết sau 1, 3và 5 ngày sau khi thả rầy.
Sau lần thứ nhất thả rầy số lượng rầy ở các công thức thí nghiệm chết 100%, tiếp tục thả rầy lần 2 vào 14 ngày sau gieo để theo dõi thời gian hiệu lực của thuốc kéo dài.Hiệu lực của thuốc cũng được theo dõi ở 1, 3, 5 ngày sau khi thả rầy.
Kết quả khảo nghiệm thể hiện trong bảng(4.11)cho thấy: trong đợt thả lần 1 (7 ngày sau khi gieo mạ) hiệu lực trừ rầy lưng trắng của tất cả các liều lượng xử lý đều đạt trên 80% sau khi thả rầy 1 ngày. Trong đó ở liều lượng 50ml/100kg hạt giống đạt 81,61%, liều lượng 100ml/100 kg hạt giống đạt 83,76%, liều lượng 150ml/100kg hạt giống đạt 85,57% và liều lượng 200ml/100kg hạt giống đạt 90,03%.
Để tiếp tục theo dõi hiệu lực của thuốc kéo dài trong giai đoạn mạ, chúng tôi tiến hành thả rầy lưng trắng lần 2 (14 ngày sau khi gieo mạ). Kết quả cho thấy hiệu lực trừ rầy ở giai đoạn mạ 14 ngày tuổi còn cao hơn cả ở giai đoạn mạ 7 ngày tuổi. Ở liều lượng 50ml/100kg hạt giống hiệu lực của thuốc đạt 91.11%, liều lượng 100ml/100kg hạt giống đạt 93.33%, liều lượng 150ml/100kg hạt giống đạt 96.67% và ở liều lượng 200ml/100kg hạt giống đạt 96,67% chỉ 1 ngày sau khi thả rầy.
Bảng 4.11. Hiệu lực trừ rầy trưởng thành lưng trắng bằng thuốc xử lý hạt giống (Cruiser Plus 312.5 FS).
Công Thức
Liều lượng dùng
Hiệu lực thuốc sau xử lý (%)
7ngày
14ngày
CT1
50ml/100kg hạt giống
81.61
91.11
CT2
100ml/100kg hạt giống
83.76
93.33
CT3
150ml/100kg hạt giống
85.57
96.67
CT4
200ml/100kg hạt giống
90.03
96.67
4.5. Một số đặc điểm sinh học của rầy lưng trắng tại phòng thí nghiệm viện bảo vệ thực vật.
4.5.1. Thời gian phát dục pha sâu non và vòng đời rầy lưng trắng
Trong thời gian thực tập, tôi đã tiến hành theo dõi thời gian phát dục của các pha và vòng đời của rầy lưng trắng trên lúa Bắc Thơm số 7 trong điều kiện nhà lưới tại viện bảo vệ thực vật- Từ Liêm- Hà Nội, kết quả được trình bày qua bảng (4.12)
Qua 3 đợt nuôi cho thấy thời gian phát dục của các pha sâu non là không khác nhau, khác nhau lớn nhất là về thời gian trứng và tiền đẻ trứng. Đợt 2 thời gian trứng kéo dài nhất 11.2±0.56 ngày do trong thời gian này có một số ngày nhiệt độ xuống thấp, sau đó đến đợt 3(9.67±0.48 ngày) cuối cùng là đợt 1(9.27±0.46 ngày). Thời gian tiền đẻ trứng ở các đợt lần lượt 5.73±0.45 ngày, 3.8±0.41 ngày 2.86±0.35ngày. Thời gian trứng và tiền đẻ trứng có sự khác biệt rõ rệt phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ giảm thời gian trứng và tiền đẻ trứng kéo dài hơn.
Theo Đ.V. Thành, (1998) khi nhiệt độ bình quân là 20.30C, ẩm độ 72.8% thời gian trứng là 8.6 ± 1.4 ngày. Ở kiện nhiệt độ 26,1 - 29,8oC và ẩm độ 93 - 93,9%, rầy non có 5 tuổi,thời gian phát dục là 12,5 - 12,9 ngày Vòng đời của rầy lưng trắng là 22 ngày khi nuôi trong điểu kiện nhiệt độ 25 - 26,6 oC và ẩm độ 92 - 93,8%.
Bảng 4.12: Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy lưng trắng.
Pha phát dục
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Phạm vi biến động
(Ngày)
TB±SE
Phạm vi biến động
(Ngày)
TB±SE
Phạm vi biến động
(Ngày)
TB±SE
Trứng
9-10
9.27±0.46
10-12
11.2±0.56
9-10
9.67±0.48
Tuổi 1
2-4
2.78±0.58
2-4
2.57±0.85
2-3
2.09±0.30
Tuổi 2
2-3
2.43±0.51
2-3
2.07±0.27
2-3
2.33±0.48
Tuổi 3
3-4
3.00±0.55
2-3
2.86±0.36
2-3
2.38±0.49
Tuổi 4
2-4
2.86±0.66
3-4
3.21±0.42
2-3
2.55±0.51
Tuổi 5
3-6
4.57±0.75
4-5
4.28±0.47
3-5
4.09±0.83
Tiền đẻ trứng
5-6
5.73±0.45
3-4
3.8±0.41
2-3
2.86±0.35
Vòng đời
26-37
30.64±3.86
26-35
29.99±3.34
22-30
26.27±3.45
Nhiệt độ
22.52 0C
23.93 0C
25.47 0C
Ẩm Độ
73.45%
73.05%
74.08 %
Tóm lại: Kết quả 3 đợt nuôi sinh học cho thấy rầy non có 5 tuổi, trong đó tuổi 5 có thời gian dài nhất và ngắn nhất là tuổi 1,2 và vòng đời từ 26,27 ngày đến 30,64 ngày. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của rầy lưng trắng phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ khi nhiệt độ tăng thì thời gian các pha rút nhanh vòng đời rút ngắn lại (Điều này phù hợp với nhứng nghiên cứu của Nguyễn Đức Khiêm, (1995) và Đinh Văn Thành, (1998)).Trong điều kiện ẩm độ chênh lệch không lớn, ở nhiệt độ trung bình 22,520C, 23,930C và 25,47 0C thì vòng đời tương ứng là 30.64±3.86 ngày , 29.99±3.34 ngày và 26.27±3.45 ngày
4.5.2.Sức sinh sản của rầy lưng trắng .
Bảng 4.13. Sức sinh sản của rầy lưng trắng trong điều kiện nhà lưới
tại Viện Bảo Vệ Thực Vật năm 2010.
Đợt
nuôi
Tổng trứng thu được(quả)
Tổng số trứng /con cái (quả)
Tổng số trứng nở (quả)
Tỷ lệ nở
(%)
Nhiệt độTB(0C)
Ẩm độ TB(%)
1
776
155.20±16.45
146.2 ±14.98
94.34
22.52
73.45
2
963
192.60±60.67
188.4 ±60.46
97.71
23.93
73.05
3
1624
270.67±108.01
267.67±108.74
98.61
25.47
74.08
Ghi chú: Mỗi đợt ghép từ 10-12 cặp thu được từ 5-6 cặp.
Kết quả theo dõi thí nghiệm 3 đợt nuôi rầy lưng trắng trong điều kiện thí nghiệm cho thấy khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ không có sự khác biệt lớn 22.520C so với 23.930C thì số trứng trung bình/cá thể cái có sự chênh lệch khá lớn tương ứng 192.60±60.67 quả và 155.20±16.45 quả. Trong khi đó, đợt nuôi thứ 3 có nhiệt độ là 26.27±3.45 0C cao hơn so với 22.520C và 23.930C thì trưởng thành cái có số trứng trung bình/cá thể cái cũng cao hơn rõ rệt tương ứng là 270.67±108.01 quả so với 20.8±2.59 ngày, 20.2±1.92 ngày và 192.60±60.67 quả, 155.20±16.45 quả (bảng 4.13.)
Phần 5
Kết luận và đề nghị
5.1 Kết luận.
1. Tại Nam Định, trong vụ xuân 2010 nhóm rầy hại thân lúa xuất hiện 3 loài là rầy lưng trắng, rầy nâu, rầy nâu nhỏ, trong đó rầy lưng trắng và rầy nâu có mức độ phổ biến cao nhất, thấp nhất là rầy nâu nhỏ.
2. Thành phần thiên địch của nhóm rầy hại thân vụ xuân 2010 khá phong phú, gồm 12 loài thuộc 3 bộ, bộ cánh cứng có 4 loài , bộ cánh nửa (Hemiptera) có 2 loài, bộ nhện lớn (Araneae) có 6 họ với 6 loài. Trong đó, phổ biến nhất là là bọ rùa đỏ Micrarpis discolor Fabr, bọ cánh ngắn Paederus fuscipes Curt, bọ 3 khoang Ophinoea indica Thunbr, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter và nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell, Nhện sói vân đinh ba Lycosa pseudoannulata Boes. et Str
3. Trong 3 loài rầy hại thân, rầy nâu có mật độ cao nhất trung bình 508.95 con/m2 sau đó đến rầy lưng trắng 166.68 con/m2 cuối cùng là rầy nâu nhỏ 12.92 con/m2
4. Các giống lúa trồng phổ biến ngoài sản xuất tại Nam Trực Nam Định vụ xuân 2010 : không có sự khác biệt lớn về mật độ rầy lưng trắng ở các kỳ theo dõi.
Mật độ cấy phổ biến 35 khóm/m2 mật độ rầy lưng trắng luôn cao hơn so với mật độ cấy thưa 30 khóm/m2.
Chế độ thâm canh có ảnh hưởng lớn diễn biến số lượng rầy lưng trắng. Trên đồng ruộng chế độ thâm cao có mật độ luôn cao hơn trên các ruộng lúa có chế độ thâm canh trung bình và thấp ở tất cả các thời điển sinh trưởng phát triển của lúa mật độ rầy lưng trắng trung bình lần lượt là 295.24 con/m2 ,166.68 con/m2 con/và 91.08 con/m2
5. Khi xử lý rầy lứa 1 bằng thuốc Chess 50 WG, Buproferine và nấm Metarhizium anisopliae cho thấy Chess 50 WG là có khả năng hạn chế đáng kể số lượng quần thể rầy lưng trắng lứa 2 và tới cuối vụ.
Sử dụng thuốc Buproferine, Chess 50 WG và nấm Metarhizium anisopliae trừ rầy lứa 1 hoặc 2 bước đầu cho thấy thuốc Chess 50 WG được phun lứa 1 hoặc 2 đều có khả năng hạn chế tốt sự phát triển số lượng quần thể rầy lưng trắng tới cuối vụ(lứa 1 là2.4 con/m² lứa 2là 1.4 con/m² ) . Thuốc Buproferine và nấm Metazium không thể hiện rõ ràng khả năng hạn chế sự phát triển số lượng quần thể rầy lưng trắng ở các lứa rầy tiếp theo.
6. Tất cả các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm với các thời điểm phun khác nhau (lứa 1 hoặc lứa 2) đều an toàn với số lượng quần thể bọ xít mù xanh và nhện tổng số. Sử dụng Buproferine (CT1,2)và nấm Metarhizium anisopliae (CT5,6)phun rầy lứa 1 và 2 đều có số lượng quần thể BXMX cao hơn hoặc tương đương so với công thức trừ rầy theo nông dân(CT7).
Mật độ nhện tổng số ở các công thức sử dụng thuốc Buproferine (CT1,2) và nấm Metarhizium anisopliae (CT5,6)cao hơn hẳn so với các công thức khác, tiếp đến là thuốc Chess50WG thấp nhất là công thức phun thuốc theo nông dân (CT7) (5.23 con/m²).. Công thức không phun thuốc(CT8) mật độ nhện tổng số không cao nhưng quần thể của chúng phát triển ổn định trong suốt các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Thuốc xử lý hạt giống Cruiser Plus 312.5FS có hiệu lực cao trong phòng trừ rầy lưng trắng trưởng thành . Hiệu lực của thuốc đạt trên 80% ở 1 ngày sau thả rầy trên tất cả các liều lượng xử lý khác nhau khi thả rầy ở giai đoạn 7ngày sau gieo và trên 90% ở giai đoạn 14 ngày sau gieo mạ.
7. Khả năng sinh sản và vòng đời, thời gian phát dục các pha rầy lưng trắng đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.Ở nhiệt độ 22.52 -25.470C vòng đời là 26.27- 30.64 ngày, tổng số trứng trung bình/ Trưởng thành là 155.2 - 270.67 quả.
5.2. Đề nghị.
1.Tiếp tục nghiên cứu đề tài này, đi sâu nghiên cứu hơn về sinh học của rầy lưng trắng
2. Để hạn chế số lượng quần thể rầy lưng trắng trên đồng ruộng tại Nam Trực- Nam Định có thể sử dụng thuốc Chess 50WG giúp tăng hiệu quả phòng trừ và giảm số lần phun thuốc.
3. Sử dụng kết quả nghiên cứu để phổ biến cho người sản xuất lúa tại Nam Định đối với giống lúa nhiễm rầy ( Bắc Thơm số7…) nên trồng với chế độ thâm canh vừa phải có thể chọn thâm canh thấp: 80 N: 40 P205: 50 K20 hoặc thâm canh trung bình: 90N: 70P205: 80 K20 để giảm sâu bệnh mang lại hiểu quả kinh tế cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), “tiêu chuẩn 10 TCN 224- 95”, Tập 2- Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật (Cục BVTV), Hà Nội 2002.
Bộ môn cây lương thực (2001), Giáo trình cây lương thực, Tập 1 – Cây lúa, NXB Nông Nghiệp – HN.
Trần Đình Chiến (1994), “Ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với rầy nâu và côn trùng bắt mồi ”, Kết quả nghiên cứu khoa học trồng trọt 1992 -1993, NXB Nông Nghiệp – HN.
Nguyễn Như Cường, Phạm Hồng Hiển, Ngô Văn Dũng & nnk (2009), “Kết quả nghiên cứu xác định môi giới truyền bệnh lùn lụi lúa ở phía Bắc Việt Nam” Tạp chí BVTV, số 6/2009.
Nguyễn Danh Định (2004), Nghiên cứu sự phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên lúa thuần, lúa lai vụ xuân 2009 và biện pháp phòng chống tại Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Bắc, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
Trần Quang Hùng (1999), Thuốc Bảo Vệ Thực Vật, NXB Nông Nghiệp - HN.
Nguyễn Đức Khiêm (1995a), “Một số kết quả nghiên cứu rầy lưng trắng và rầy xám hại lúa tại trường Đại học nông nghiệp I – Hà Nội ”, Tạp chí BVTV, số 2/1995.
Nguyễn Đức Khiêm (1995b), “Mức độ nhiễm rầy lưng trắng và rầy xám của một số giống lúa ở Hà Nội”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Khoa Trồng trọt 1994- 1995, Kỷ niệm 40 năm thành lập Trường Đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội.
Đinh Văn Thành (1998), Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của rầy lưng trắng hại lúa vùng Hà Nội, Luận án Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Viện KHNN Việt Nam
Trần Thị Tú Oanh (1999), Điều tra nhóm rầy hại thân lúa vụ Đông xuân 1998-1999 tại Gia Lâm – Hà Nội, Luận án thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp I, Hà Nội.
Ngô Vĩnh Viễn, Phạm Thị Vượng, Nguyễn Như Cường, Tạ Hoàng Anh, Nguyễn Thị Me, Phan Bích Thu, Phạm Hồng Hiển, Hoàng Viết Cường & nnk (2009), “Kết quả chẩn đoán bệnh virus lúa lùn sọc đen ở một số tỉnh phía Bắc” Tạp chí BVTV, số 6/2009..
Tài liệu tiếng anh
Dale, D. (1994), “Insect pest of the rice plant their biology and ecology”, Biology and management of rice insect. Edited by Heinrichs IRRI New age Internative limited, printed in India.
Gao, M.C et al. (199410, “Exploration on the Bionomic and Prediction Technique of the White blacked rice planthopper in the Wuhu rice growing areas”, Plant protection 20.
Haq E.et al. (1991), “ Efficacy of botanical and organophosphate pesticidae against White Backed planthopper”, Proceedings eleventh Pakistan Congress of Zoology, Pakistan 1991.
Hill S.Dennish (1983), “Agricultural insect pest of the tropis and their contrpl”, The Press syndicate of the University of Cambridge
Hokyo N, Lee N.H, Park. J. (1975), “Some aspects of population dynamics of rice planthopper in Korea”, Plant protection 15
Lin K.S. (1958) , “ Control of rice hoppers based on their behaviour and population changes”, Plant Protection Bulletin
Lui G.C (1995), Utilization of suger form susceptable and resistst rice varieties by the WBHP, Sogatella furcifera”, Acta Entomologyca Sinica.
Ram P. (1986), “ White blacked planthopper and leaf follder in Haryana”, International Rice Reseaarch conference, IRRI
Shingh J., Phaliwal G.S., Malhi S.S., Sukhija H.S. (1986), “Evaluation of insecticides for the control of WBPH Sogatelle furcifera (Horvath)”, Punjab Agricultural University Ludhiana Punjab, India
Suennaga H. (1963), “Analytical studien on the ecology of two species of planthopper Sogatella and Nilaparvata lugens with refrence to their outbreaks”, Bull Kyushu Agricutural Export.
Zhang Z.Q.(1991), “Effects of draining of paddy fields for control of white blacked planthopper”, Insect knowledge.
Zhu X.W. (1985), “ Conparison on occurrence characteristic of the WBPH and BPH”, Insect knowledge Kunchong – Zhish, China
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV.Thoa. MD.doc