Đề tài Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại thị xã Hương Thủy

Trong giới hạn về thời gian và năng lực nghiên cứu, đề tài vẫn có một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở những hạn chế của nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số định hướng cho những nghiên cứu trong tương lai nhằm cải thiện những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này: Thứ nhất là nên chọn mẫu có xác xuất. Nghiên cứu này không sử dụng phương pháp chọn mẫu có xuất nên nếu nghiên cứu trong tương lai nếu được sử dụng phương pháp chọn mẫu có xác xuất, nghiên cứu sẽ có khả năng tổng quát cao hơn. Chỉ số phù hợp của mô hình sẽ tốt hơn từ phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu phù hợp.

pdf141 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 12516 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại thị xã Hương Thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát). + Đến 2020: 80% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 100% bếp ăn tập thể được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; 80% chợ được quy hoạch và kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát). - Mục tiêu 5: Ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính, chỉ tiêu: + Đến năm 2015: Giảm 25% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 8 người/100.000 dân. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 108 + Đến năm 2020: Giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận so với trung bình giai đoạn 2006 - 2010. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.  Tầm nhìn 2030 Đến năm 2030, công tác an toàn thực phẩm được quản lý một cách chủ động, có hiệu quả dựa trên các bằng chứng và thực hiện kiểm soát theo chuỗi; 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đạt điều kiện an toàn thực phẩm. 3.1.2. Định hướng ATTP tỉnh Thừa Thiên Huế  Công tác tham mưu chỉ đạo - Tham mưu cho BCĐLN vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung và chương trình hành động Chiến lược Quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn từ 2013 đến 2020 và tầm nhìn 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế. - Kiện toàn BCĐLNVSATTP huyện/thị/thành phố, BCĐLNVSATTP xã/phường/ thị trấn phân công chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ, xây dựng qui chế hoạt động của BCĐ. - Xây dựng kế hoạch bảo đảm VSATTP năm 2015. Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương, Cục an toàn thực phẩm . - Kiện toàn tổ chức bộ phận làm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến huyện/ thị/thành phố trong lĩnh vực Công thương, Nông nghiệp.  Công tác thông tin truyền thông, giám sát ngộ độc thực phẩm - Tiếp tục phổ biến Luật ATTP; Nghị định số 38/ 2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và các văn bản qui phạm pháp luật khác có liên quan. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo đảm VSATTP phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua thực phẩm: tiêu chảy cấp, thương hàn, ngộ độc thực phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn cho người sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực Vật tư nông nghiệp, Nông lâm thủy sản. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 109 - Phổ biến tuyên truyền pháp luật, cơ chế, chính sách mới đến người sản xuất, kinh doanh bằng PANO, tờ rơi và phóng sự, giới thiệu mô hình điểm (VietGAP, HACCP...) sản xuất nông lâm thủy sản an toàn, chú trọng việc nhân rộng các mô hình đã thực hiện thành công đến các huyện, xã. - Tăng cường giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn, nhằm góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng. - Tổ chức chiến dịch truyền thông bảo đảm VSATTP trong tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2015, trong các dịp Tết; tăng cường truyền thông cơ động trong các lễ hội.  Công tác thanh, kiểm tra - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra liên ngành; các hoạt động thanh tra chuyên ngành. Xử lí nghiêm các cơ sở vi phạm, các cơ sở để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm kém chất lượng. - Đẩy mạnh công tác công khai thông tin kiểm tra, đánh giá, kiểm nghiệm mẫu trên các phương tiện truyền thông nhằm tăng cường thông tin đến người tiêu dùng và các cơ quan chức năng. - Tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ làm công tác VSATTP tuyến dưới; tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra VSATTP và phổ biến Luật An toàn thực phẩm; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác bảo đảm VSATTP. - Chỉ đạo thực hiện tốt Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.  Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, giấy tiếp nhận hồ sơ công bố hợp qui, giấy xác nhận công bố phù hợp qui định an toàn thực phẩm. Quản lí chặt chẽ các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thuộc diện quản lí trên địa bàn. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố hợp qui, Giấy xác nhận công bố phù hợp qui định an toàn thực. Tổ chức triển khai tiếp nhận, xử lí hồ sơ theo qui trình thủ tục hành Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 110 chính một cửa để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố hợp qui, Giấy xác nhận công bố phù hợp qui định an toàn thực phẩm.  Công tác học tập, nghiên cứu khoa học Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học về VSATTP, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, quản lí và lí luận chính trị; nâng cao kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ Chi cục nhằm thực hiện có hiệu quả nhất nhiệm vụ chính trị được giao trong năm 2015 và những năm tiếp theo.27 3.2. Giải pháp nâng cao hiểu biết và nhận thức cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm trong tiêu dùng thịt 3.2.1. Giải pháp chung 3.2.1.1. Nhóm giải pháp về chỉ đạo điều hành - Tổ chức thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật kịp thời; thực hiện việc cấp giấy tiếp nhận công bố hợp qui, giấy xác nhận công bổ phù hợp qui định an toàn VSTP. Tổ chức thực hiện kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh về hành động chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030 tỉnh Thừa Thiên Huế. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. - Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh đến cơ sở. - Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh đến huyện, xã; nâng cao vai trò của tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo; tổ chức tốt các hoạt động phối hợp liên ngành. 3.2.1.2. Nhóm giải pháp nguồn lực - Tăng cường đầu tư nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Nâng cấp trụ sở làm việc, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác đảm bảo VSATTP, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đơn vị. - Bố trí kinh phí đủ, kịp thời cho hoạt động và ngang tầm với nhiệm vụ được giao. 27 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác vệ sinh ATTP năm 2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 111 - Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe . - Tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra và xử lí nghiêm tất cả những trường hợp vi phạm. - Tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên trách an toàn thực phẩm ở các tuyến, đủ khả năng quản lí và điều hành các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm từ tỉnh đến huyện, xã. - Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; tập trung nghiên cứu xác định, đánh giá và các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn. - Xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm: + Đẩy mạnh xã hội hóa một số khâu dịch vụ kĩ thuật phục vụ công tác quản lí an toàn thực phẩm; phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể trong việc tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm. + Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm song song với áp dụng chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm. 3.2.1.3. Nhóm giải pháp về hoạt động  Truyền thông - Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi, phong tục, tập quán, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; xây dựng các mô hình tiên tiến về vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các kĩ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm. - Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tuyến tỉnh đến huyện, thị, thành phố và xã, phường. Chú trọng chiến dịch tuyên truyền trong tháng hành động “Vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” và trong các dịp Lễ, Tết. . . - Tăng cường công tác truyền thông lưu động ở những nơi tập trung đông dân cư trên khắp địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyên truyền cơ động về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt trong các Lễ hội, đình đám, bữa ăn đông người...  Tập huấn Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 112 - Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cấp về quản lí ATTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Tổ chức các lớp tập huấn về kĩ năng truyền thông, giám sát ngộ độc thực phẩm, giám sát bữa ăn đông người, những qui định về chế độ báo cáo ngộ độc thực phẩm... - Tập huấn về Luật An toàn thực phẩm, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các thông tư liên quan về ATTP cho cán bộ quản lí các ban ngành liên quan. - Tập huấn Luật An toàn thực phẩm, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, các thông tư liên quan về ATTP và kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho tất cả đối tượng kinh doanh sản xuất chế biến và người tiêu dùng. - Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ các cấp về quản lí ATTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.  Thanh kiểm tra, giám sát Tăng cường năng lực của hệ thống quản lí nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh:Kiện toàn về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đủ khả năng đảm nhiệm quản lí ATTP tại Chi cục. Tăng cường năng lực cho thanh tra chuyên ngành ATTP từ tỉnh đến huyện; Ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm qui định ghi nhãn hàng hoá, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP. - Phối hợp thanh tra liên ngành trong các đợt cao điểm: Tết, tháng hành động về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Tết trung thu Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh sản xuất, chế biến, dịch vụ ăn uống, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể của khu công nghiệp, bếp ăn bán trú của trường học. - Giám sát các mối nguy an toàn thực phẩm tại cộng đồng, giám sát bữa ăn đông người tại các lễ hội, tiệc đám... để phòng chống ngộ độc thực phẩm. - Hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lí ATTP. - Xử lí chủ động, nhanh chóng các sự cố khẩn cấp về ATTP, đề xuất các biện pháp khắc phục. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 113  Nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; trong năm 2015 đăng kí 2 đề tài tập trung nghiên cứu xác định, đánh giá các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm trên địa bàn. 3.2.2. Giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Nhóm giải pháp về sản phẩm tiềm năng  Căn cứ đưa ra giải pháp: Ở phần kết quả của phân tích tuyến tính SEM sản phẩm tiềm năng (những gì người dân mong muốn, có thể là những gì người bán chưa làm đúng hoặc có thể là chính phủ chưa quy định) có tác động mạnh nhất tới nhận thức về ATTP của họ. Với trọng số chuẩn hóa rất cao 0,670 tức là khi “Sản phẩm tiềm năng” thay đổi 1 đơn vị thì mức độ “Nhận thức ATTP” của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi cùng chiều 0,670 đơn vị. Với những nhận định được đưa ra trong nhóm này, qua quá trình điều tra người nghiên cứu nhận thấy rằng người tiêu dùng mong muốn cao ở người bán thịt các vấn đề như thùng hộp các tông phải có hộp lót, định kì lấy mẫu thịt để kiểm tra... Để thực hiện tốt điều này không chỉ cần đến sự can thiệp của cơ quan chức năng mà đây còn là vấn đề liên quan đến ý thức của người bán. Do đó cần có những biện pháp thích hợp để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu nguyện vọng của người dân.  Nội dung giải pháp: Căn cứ vào những gì đã nghiên cứu ở trên, kết hợp với thực tế, nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp như sau: - Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về ATTP cho người kinh doanh buôn bán, nhằm nâng cao ý thức của họ trong kinh doanh. - Bên cạnh đó cần thực hiện những quy định nghiêm ngặt hơn nữa, nếu chống đối có thể dùng biện pháp chế tài, cưỡng chế nhằm đảm bảo đúng quy định mà chính phủ đã đề ra. Những quy định về chế độ bảo quản, giá móc treo an toàn, định kỳ lấy mẫu thịt xét nghiệmvv. - Cần thực thi những quy định về phương tiện vận chuyển được đảm bảo vệ sinh hơn bởi trong thực tế nhận thấy tình trạng vận chuyển thịt trực tiếp trên các phương tiện xe gắn máy mà không che đậy còn phổ biến. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 114 - Nếu như các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TPHCM đã thực hiện mang đồng phục có in logo của chi cục ATTP, điều này làm cho cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát hơn, đồng thời nó cũng làm cho người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi mua thịt ở đó thì ở Huế kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được, bởi sự buôn bán thiếu tập trung, chưa thực hiện thử nghiệm để thấy được tác dụng của nó nên người dân vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng và ở thị xã Hương Thủy cũng tương tự. - Đối với thị xã Hương Thủy thì kế hoạch về thịt được có nhãn mác ghi rõ nguồn gốc sử dụng rất khó thực hiện được khi mà điều kiện chưa cho phép về mặt kinh tế và tính chất ổn định dễ kiểm soát ở chợ nhỏ lẻ còn là một dấu chấm hỏi. - Đối với người bán cần tự ý thức về hành động của mình, bán những loại thịt chất lượng, nơi bán thịt thoáng mát, tránh xa nguồn ô nhiễm, dụng cụ tiếp xúc sạch sẽ nhằm đảm bảo chất lượng thịt đến tay người tiêu dùng đảm bảo ATTP. - Đối với người tiêu dùng cần phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện những nơi buôn bán thịt không an toàn để kịp thời xử lý. 3.2.2.2. Nhóm giải pháp về nhận biết ATTP  Căn cứ đưa ra giải pháp: Để nhận biết về ATTP nói chung và trong tiêu thụ thịt nói riêng, người tiêu dùng có thể dựa vào những hiểu biết hoặc những kinh nghiệm cuộc sống của họ để chọn lựa, hoặc có thể là từ người thân, bạn bè Nguồn thông tin tới với người tiêu dùng hằng ngày là vô cùng nhiều, vấn đề là những thông tin nào là chính xác những thông tin nào là không chính xác và liệu người tiêu dùng có biết được hay không. Nếu như thông tin họ tiếp nhận là sai lệch nhưng họ không biết và vẫn áp dụng thì xác xuất họ chọn những miếng thịt không đạt tiêu chuẩn ATTP sẽ lớn hơn. Như kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy, người tiêu dùng tại nhận biết về ATTP khá tốt tuy nhiên nguồn thông tin về ATTP chưa thực sự được phán ánh rõ trong quá trình điều tra. Đa phần đồng ý rằng: Ăn thịt nấu chính sẽ tốt hơn cho sức khỏe, rửa sạch thịt trước khi nấu sẽ tốt hơn hay thịt mua và sử dụng trong ngày sẽ tốt... Do đó nhận biết của người tiêu dùng đối với vấn đề ATTP trong tiêu thụ thịt là rất quan trọng, nó sẽ tác động lớn đến nhận thức của họ, từ đó quy định hành vi. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 115  Nội dung giải pháp: Như đã phân tích ở các phần trên, ta thấy rằng ở nhóm: “Ý thức sức khỏe”, yếu tố người tiêu dùng thường sửa sạch thịt trước khi chế biến chiếm 97,9%; thì ở nhóm nhận biết ATTP yếu tố người tiêu dùng cho rằng rửa sạch thịt trước khi chế biến là tốt cho sức khỏe cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đương là 97,9%. Qua đó thấy được rằng từ những ý thức ban đầu sẽ quy định nhận thức của người tiêu dùng, nếu họ làm lần đầu cảm thấy tốt thì những lần sau họ sẽ tiếp tục làm như vậy. Do vậy để nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng điều đầu tiên đó chính là nâng cao ý thức sức khỏe của chính bản thân họ. Từ những nhận định trên, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận biết của người tiêu dùng đối với ATTP trong tiêu thụ thịt như sau: - Đối với cơ quan chức năng: + Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền hơn nữa, có thể dùng xe lưu động, hay là dán những băng rôn hình ảnh tại những nơi tập trung đông người nhằm thu hút sự chú ý của người dân trong việc nâng cao nhận biết ATTP. + Tổ chức thường xuyên những khóa tập huấn ngắn hạn nhất là dành cho những đối tượng thu nhập thấp, lao động tay chân ít được trang bị kiến thức về ATTP. - Đối với người tiêu dùng: + Nên tham gia những khóa học 1 buổi/lần tại trung tâm y tế thị xã Hương Thủy để nâng cao hiểu biết về ATTP hơn. + Trên thực tế thì nên thường xuyên theo dõi thông tin về ATTP mỗi người cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định để cảm thấy an tâm hơn trong quá trình tiêu thụ thịt. 3.2.2.3. Nhóm giải pháp về sự can thiệp của chính phủ  Căn cứ đưa ra giải pháp: Chính phủ là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia. Với từng lĩnh vực sẽ có những thông tư, nghị quyết, điều luật riêng. Ở Việt Nam, cục ATTP thuộc Bộ Y Tế dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã và đang làm tốt chức trách của mình, tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn tồn tại những mặt chưa đạt, hằng năm vẫn còn người chết do dịch cúm gia cầm, tình trạng người dân buôn bán thịt không có giấy phép vẫn còn tồn tại đâu đó. Theo như kết quả điều tra ở trên, những vấn đề mà người Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 116 dân cần chính phủ can thiệp nhiều hơn đó chính là: thịt bán ở chợ không được chứa chất độc hại, chính phủ phải xử phạt thích đáng những nơi buôn bán thịt không an toàn. Vì vậy chính phủ và các cơ quan chức năng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình nhằm đem lại sự tin tưởng cho người dân.  Nội dung giải pháp: - Quán triệt hơn nữa những nơi buôn bán thịt không an toàn, chứa chất độc hại, người bán phải có giấy chứng nhận sức khỏe và phải được huấn luyện về ATTP. Có những hình thức xử phạt nghiêm minh với những nơi bán không an toàn này nhằm răn đe và làm cho người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn khi tiêu dùng thịt. - Các cơ quan chức năng, đặc biệt là cục thú y tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm Y tế tại thị xã Hương Thủy cần xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng thịt trước khi đóng dấu kiểm dịch. - Hiện nay vấn đề về nguồn gốc xuất xứ của thịt bán ở chợ được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm, tuy nhiên để biết được nó có xuất xứ từ đâu thì quả là một câu hỏi khó đối với người tiêu dùng. Vì vậy chính phủ cần quy định rõ về vấn đề nguồn gốc, xuất xứ của thịt bày bán, đồng thời đưa ra danh sách những nơi chăn nuôi, giết mổ an toàn để người dân có căn cứ so sánh và chọn lựa - Định kỳ kiểm tra những cơ sơ kinh doanh, nơi bán để xem xét những nơi đó có đáp ứng đầy đủ về mặt quy định kĩ thuật đưa ra hay không như về độ cao mặt bàn, dụng cụ thiết bị có bề mặt nhẵn, về diện tích, dụng cụ bảo quảnvà vẫn cần quan tâm hơn nữa đến việc cung cấp thông tin, đào tạo chuyên môn, khuyến khích và tăng cường tính kiểm soát chặt chẽ đối với người chăn nuôi. - Xây dựng đội ngũ hùng hậu chuyên trách về ATTP để hỗ trợ tập huấn chuyên môn cho những cơ sở kinh doanh, chế biến và đẩy mạnh truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người tiêu dùng nâng cao ý thức - Đối với người tiêu dùng, cần khuyến cáo cho người dân biết về tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn, tình hình lây lan của dịch bệnh mặc dù hiện nay dịch bệnh chưa lây lan mạnh tuy nhiên vẫn nên phòng ngừa là trên hết. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 117 3.2.2.4. Nhóm giải pháp về ý thức sức khỏe  Căn cứ đưa ra giải pháp: Qua phân tích mô hình tuyến tính SEM cho thấy yếu tố sức khỏe có tác động cùng chiều đối với nhận thức ATTP. Nếu mỗi người dân đều tự ý thức được tầm quan trọng của sức khỏe thì tất yếu họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến vần đề ăn uống và đặc biệt là ATTP của gia đình. Nói đến ATTP thì tất cả mọi người đều mong muốn, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan, nhiều gia đình vì hoàn cảnh gia đình khó khăn không thể sắm được tủ lạnh, dụng cụ đầy đủ để làm bếp hay thiếu nước sạch trong sinh hoạt nên việc đảm bảo vệ sinh cũng như bảo quản thực phẩm gặp nhiều khó khăn. Do đó ý thức sức khỏe là điều hết sức quan trọng, dù không ngăn chặn tối đa nhưng nó cũng hạn chế được các dịch bệnh xảy ra do sử dụng thực phẩm không an toàn.  Nội dung giải pháp: Làm thế nào để người dân nâng ý thức sức khỏe của chính mình? Sau đây nghiên cứu sẽ đề xuất một số giải pháp như sau: - Trong quá trình mua thịt phải chú ý mua loại thịt dựa trên những đặc điểm bên ngoài của sản phẩm để nhận biết như: màu sắc, độ thăn chắc, trên da không có vết thâm tụ máu; tỉ lệ nạc mỡ là xấp xỉ nhau, chọn những miếng thịt tươi. - Nên chọn mua những địa điểm buôn bán tin tưởng, người bán luôn lấy thịt có nguồn gốc rõ ràng, không dịch bệnh và có dấu kiểm dịch. - Đối với dụng cụ làm bếp nên tách riêng dụng cụ cắt thịt sống và thịt chín, vì ở thịt sống ẩn chứa nhiều vi trùng vi khuẩn mà mắt thường không nhìn thấy được. - Trước khi thịt được chế biến phải rửa sạch, nên rửa sạch thịt trước khi cắt để giữ được chất dinh dưỡng trong thịt. - Người chế biến phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi nấu, dụng cụ làm bếp sau khi sử dụng phải được rửa sạch phơi khô để sử dụng lần sau. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 118 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và điều tra người tiêu dùng tại thị xã Hương Thủy về vấn đề nhận thức ATTP trong tiêu thụ thịt, nghiên cứu đã giải quyết được ba mục tiêu ban đầu đưa ra đó chính là: Thứ nhất: Nghiên cứu đã hệ thống hóa một số lý luận về nhận thức và hành vi của con người : khái niệm nhận thức, lý thuyết nhận thức theo kinh tế học hành vi, phân loại, lý thuyết về người tiêu dùng và tiêu dùng vv Thứ hai: Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề ATTP trong tiêu thụ thịt tại thị xã Hương Thủy hiện nay như thế nào. Đa số người dân nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề ATTP, người đi mua thức ăn đa phần là phụ nữ. Loại thịt thường xuyên mua thịt heo nhất bởi họ xem thịt heo là như là món ăn hằng ngày với hương vị ngon, dễ chế biến và giá cả phải chăng so với các loại thịt còn lại. Với suy nghĩ thịt chế biến trong ngày sẽ tốt hơn nên người dân thường đi mua thức ăn hằng ngày và ít có thói quen bảo quản trong tủ lạnh không như cách làm của những người bận rộn và tấp nập. Cũng vì thế mà đa phần mỗi lần mua thịt của họ cũng chỉ dưới 50 ngàn đủ cho khẩu phần ăn trong ngày. Họ thường mua thịt ở chợ đa phần vì tiện đường và quen biết người bán do đã mua hàng nhiều lần tại những nơi đó. Khi mua thịt người dân thường quan tâm rằng thịt có tươi hay không? giá cả như thế nảo? còn khi được hỏi thế nào gọi là thịt an toàn đa phần người tiêu dùng cho rằng thịt an toàn là thịt tươi ngon và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không có dấu hiệu bệnh tật. Qua đó cũng nhận thấy rằng, người dân đã có những nhận thức căn bản về vấn đề ATTP trong tiêu thụ thịt. Thứ 3: Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình cấu trúc SEM với 54 biến để phân tích các nhân tố tác động vấn đề nhận thức ATTP trong tiêu thụ thịt của người tiêu dùng tại thị xã Hương Thủy. Có 4 nhóm nhân tố chính tác động đến nhận thức ATTP đó chính là: “Ý thức sức khỏe”, “Sự can thiệp chính phủ”, “Sản phẩm tiềm năng” và “Nhận biết về ATTP”. Trong 4 nhóm nhân tố này chia thành 10 nhân tố tác Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 119 động đến nhận thức ATTP cụ thể trong nhân tố “Ý thức sức khỏe” được chia thành: ý thức khi mua 1, ý thức khi mua 2 và ý thức khi sử dụng; trong nhân tố “Sự can thiệp chính phủ” bao gồm: quy định chính phủ, quy định kỹ thuật và ý thức người bán; nhân tố “Sản phẩm tiềm năng” bao gồm sản phẩm tiềm năng và ý thức người bán; nhân tố cuối cùng “Nhận biết ATTP” bao gồm: nhận biết ATTP 1 và nhận biết ATTP 2. Thứ 4: Đưa ra giải pháp cho từng nhóm nhân tố nhằm tăng cường nhận thức của người dân về vấn đề ATTP trong tiêu thụ thịt tại thị xã Hương Thủy. Ngoài ra, để nhìn nhận một cách khách quan, chi tiết, tránh cái nhìn phiến diện chủ quan khi đưa ra nhận định về nhận thức của người tiêu dùng đối với ATTP trong tiêu thụ thịt. Nghiên cứu đã thông qua kiểm định One sample t-test kết hợp thống kê mô tả từ đó đã có những kết luận khá chính xác về nhận thức ATTP của người tiêu dùng. Và khi đã biết người tiêu dùng nhận thức về vấn đề ATTP trong tiêu thụ thịt như thế nào thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra những giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu còn tồn tại trong nhận thức của người dân bởi các cơ quan chức năng, trong đó có Chi cục ATTP Thừa Thiên Huế và Trung tâm Y tế thị xã Hương Thủy. 3.2 Kiến nghị Chăn nuôi đóng góp đáng kể vào kinh tế của đất nước. Thịt không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn để xuất khẩu ra thế giới. Thịt an toàn đã và sẽ là xu hướng tất yếu cho tiêu dùng thực phẩm. Vì vậy để có thịt an toàn ra thịt trường, đáp ứng tốt nhu cầu người dân và đảm bảo được lợi ích cho người cung ứng, người nghiên cứu xin đề xuất một số biện pháp cần thực hiện để đảm bảo cung ứng thịt an toàn. 3.2.1 Đối với các cơ quan nhà nước Để có được thịt an toàn ra thịt trường cần có sự phối hợp tốt của các cơ quan nhà nước cùng với các cơ sở sản xuất kinh doanh thịt an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cần có kế hoạch xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật đối với thịt an toàn để có cơ sở đối chiếu, giám sát. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 120  Đối với Chi cục An toàn Thực phẩm -Tuyên truyền rộng hơn nữa thông tin về An toàn thực phẩm cho người dân hiểu rõ hơn, để họ có thể tự lựa cho mình những sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng. - Thường xuyên kiểm tra về quá trình thực hiện an toàn thực phẩm những nơi buôn bán - Có phương án xử lý nghiêm ngặt đối với những nơi buôn bán, kinh doanh không đảm bảo an toàn. Đối với Chi cục Thú y - Cần có những chính sách quản lý chặt hơn nữa việc kiểm tra kiểm soát thịt trên thị trường. Cần ngăn chặn những hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng như sử dụng hàn the để bảo quản, tiêm thuốc tăng trưởng có hại khi phát hiện ra vi phạm cần xử phạt nghiêm khắc. Đối với ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố - Thành lập và liên kết với các nhà kinh doanh để thành lập các điểm chăn nuôi, giết mổ tập trung để dễ dàng quản lý và áp dụng mô hình sản xuất thịt an toàn trên thị trường. - Có những chính sách hỗ trợ người dân như vốn, kỹ thuật, giống nhằm đảm bảo nguồn cung thịt lợn có chất lượng ra thị trường từ đó ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. - Hỗ trợ vốn cho những nhà máy sản xuất thịt an toàn cần vốn đầu tư lớn. - Chủ động tìm kiếm thị trường giúp tạo điều kiện để thịt an toàn đến được với đông đảo người tiêu dùng - Lên tiếng ủng hộ các dự án sản xuất thịt an toàn đến tất cả người dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng, Cảnh báo các nguy cơ đối với thịt trôi nổi trên thị trường. 3.2.2. Kiến nghị đối với người tiêu dùng Việc tiêu dùng thịt an toàn đảm bảo chính lợi ích cuả người tiêu dùng.Vì vậy, người tiêu dùng cần chủ động tích cực trong việc tiêu dùng thịt an toàn: Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 121 + Nhận thức rõ tiêu dùng thịt an toàn chính là bảo vệ cho sức khỏe của chính mình. + Cần chủ động tìm hiểu nâng cao kiến thức đối với thịt an toàn; đào thải, ngừng sử dụng đối với thịt không an toàn. Tạo thói quen tiêu dùng thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. + Ủng hộ, khuyến khích những nhà sản xuất và cung ứng thịt an toàn 3.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài Trong giới hạn về thời gian và năng lực nghiên cứu, đề tài vẫn có một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở những hạn chế của nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số định hướng cho những nghiên cứu trong tương lai nhằm cải thiện những vấn đề chưa được giải quyết triệt để trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này: Thứ nhất là nên chọn mẫu có xác xuất. Nghiên cứu này không sử dụng phương pháp chọn mẫu có xuất nên nếu nghiên cứu trong tương lai nếu được sử dụng phương pháp chọn mẫu có xác xuất, nghiên cứu sẽ có khả năng tổng quát cao hơn. Chỉ số phù hợp của mô hình sẽ tốt hơn từ phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu phù hợp. Thứ hai nên tham khảo thêm nhiều tài liệu để đối chiếu, bổ sung thêm những thiếu sót. Do hạn chế về tài liệu nghiên cứu, trước đây có ít người nghiên cứu về đề tài này, nên tác giả bị hạn chế bởi cơ sở lý luận. Có một số tài liệu tham khảo được nhưng ở dạng tiếng Anh, nên gặp nhiều khó khăn trong dịch thuật. Đây là một nghiên cứu khá mới mẻ đối với người tiêu dùng tại thị xã Hương Thủy trong lĩnh vực thực phẩm nên thiếu các số liệu thực nghiệm để so sánh, đối chiếu với kết quả nghiên cứu. Thứ ba cần thực hiện nghiên cứu trên nhiều đối tượng hơn. Cũng do hạn chế về thời gian nên đối tượng mẫu của nghiên cứu vẫn chưa đủ các thành phần có thể đại diện cho một xã hội, tuy mẫu điều tra đã cơ bản đại diện được cho tổng thể tuy nhiên nghiên cứu vẫn chưa tiếp cận nhiều được với những đối tượng khác nhau tại thị xã Hương Thủy. Việc đánh giá nhận thức, thật sự cần một đại diện đủ lớn cho tất cả các thành phần, vì vậy cần có những nghiên cứu khác với quy mô lớn hơn. Tiến hành nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, số lượng mẫu khảo sát phải lớn hơn. Nghiên cứu không chỉ dừng lại ở một thị xã mà nghiên cứu trên nhiều nơi để kết quả mang tính đại diện hơn. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 122 Thứ tư tham khảo thêm tài liệu về phân tích đa nhóm để đánh giá được sự khác biệt giữa các biến định tính đến nhận thức ATTP. Mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian cho việc phân tích đa nhóm tuy nhiên gặp một số lỗi và không thể thực hiện được như mong muốn. Tác giả hi vọng những nghiên cứu sau có thể thực hiện được để phản ánh được rõ hơn sự khác biệt giữa các biến định tính đến nhận thức ATTP như: trình độ học vấn, thu nhập. Thứ năm, kiểm định lại độ tin cậy các thang đo lường, các khái niệm nghiên cứu.Trong nghiên cứu này, các thang đo lường, các khái niệm nghiên cứu của tác giả đều dựa vào một nghiên cứu của nước ngoài và chưa được nghiên cứu cụ thể tại Việt Nam trước đó nên chắc chắn thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nhằm khẳng định được độ tin cậy của thang đo. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đặng Thị Thanh Châu, 2013. Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt lợn tại thành phố Huế. Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của trường Đại học Kinh tế Huế- Đại học Huế 2. Nguyễn Khánh Duy 2009. Bài giảng“Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) với phần mềm AMOS”, Giảng viên Khoa Kinh tế Phát Triển Trường ĐH Kinh tế TPHCM. 3. Trần Minh Đạo. 2006. Giáo trình Marketing căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 4. Thanh Đoàn, 2015.UBND thị xã Hương Thủy.Trao bằng đạt văn hóa đợt 1 năm 2015. ( [ngày truy cập 24/4/2015 ] 5. Trần Xuân Hiểu (2012). Đánh giá chất lượng thực phẩm. 6. Nguyễn Minh Hòa 2010. Sự thay đổi kênh phân phối thịt lợn ở Nghệ An. Tạp chí khoa học, Đại học huế, Số 62, 2010. 7. Lê Minh Huy và cộng sự trong khuôn khổ chuyên đề nghiên cứu liên quan Y tế công cộng, "Thực trạng kiến thức thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng và công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm An Giang, năm 2007 8. Mai Thị Ly, 2014.Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt trên địa bàn thành phố Huế. Khóa luận tốt nghiệp. Trường Đại học kinh tế- Đại học Huế. 9. Nguyễn Đức Lượng 2006, Vệ sinh an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Đại học công nghiệp TPHCM. 10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, Hà Nội. 11. Nguyễn Thiện Nhân, 2013. “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Cổng thông tin điện tử ( ge=725&mode=detail&document_id=99254). [ngày truy cập 29/01/2015] Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 124 12. Vũ Huy Thông, 2010. Giáo trình hành vi người tiêu dùng. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. [trang 370] 13. Giáo trình của Bộ môn Triết học, Khoa Mác-Lênin, Trường Đại học Khoa học Bách khoa Hà Nội 14. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, TPHCM: NXB ĐH Quốc gia TPHCM. 15. Châu Trọng Phát và Trương Thế Vinh, 2011, "Nghiên cứu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hoà, Phú Yên năm 2010" do thực hiện năm 2011 trong giới hạn của Chuyên khoa cấp I, chuyên ngành Dinh Dưỡng và ATTP,trường Đại học Y Dược Huế. 16. Bộ thông tin và truyền thông. Kỳ họp thứ 9, HĐND thị xã Hương Thủy. ( [ngày truy cập 2/5/2015] 17. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. Thị xã Hương Thủy- Trung tâm kinh tế phía nam của tỉnh. ( [ngày truy cập 23/4/2015 ] 18. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) Quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. ( [ngày truy cập 24/4/2015 ] 19. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. Hương Thủy triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II 2015. (https://www.thuathienhue.gov.vn/PortalNews/Detail/23343/Huong_Thuy_Trien_khai _nhiem_vu_trong_tam_quy_II_nam_2015.html). [ngày truy cập 24/4/2015 ] 20. Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế đến năm 2020 (https://www.thuathienhue.gov.vn/portal_es/Views/ArticleDetail.aspx?CMID=24&BV ID=671&TLID=172). [ngày truy cập 24/4/2015 ] Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 125 21. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, 2015. Khuyến cáo phòng bệnh cúm A(H7N9) benh-cum-a-h7n9. [ngày truy cập 29/1/2015 ] 22. Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ. Khái niệm về hành vi tiêu dùng 23. Phòng GD&ĐT Hương Thủy. Kiểm định chất lượng giáo dục, 2015. (huongthuy.thuathienhue.edu.vn/tin-tuc/kiem-dinh-chat-luong-giao-duc-khau-dot-pha- nham-nang-cao-chat-luong-cac-hoat-dong-giao-duc/).[ngày truy cập 23/4/2015 ] 24. Sở Y tê tỉnh Thừa Thiên Huế. Thị xã Hương Thủy tổng kết công tác Dân số - KHHGĐ năm 2014. ( 1968). [ngày truy cập 23/4/2015 ] 25. Tài liệu từ trang www.giupviec.tk. Chất dinh dưỡng trong bữa ăn https://sites.google.com/site/giupviecticktak/daotao/chatdinhduongtrongbuaan/chatdin hduongtuthit. [ngày truy cập 20/3/2015 ] 26. Từ điển Bách khoa Việt Nam, ( [ngày truy cập 5/3/2015] 27. Trên trang Sở khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh ( [ngày truy cập 27/1/2015 ] 28. Trích trong phát biểu của nguyên phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2013 29. Tổng Cục thống kê Việt Nam, 2014. Tình hình kinh tế-xã hội. (https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14049). [ngày truy cập 23/4/2015 ] 30. UBND thị xã Hương Thủy. Quan tâm đến công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. ( [ngày truy cập 23/4/2015 ] Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 126 31. Vietnamnews. Đầu tư 45 tỷ đồng xây cơ sở giết mổ gia súc tập trung. ( trung/219085.vnp). [Ngày truy cập 21/4/2015] Tài liệu thứ cấp khác: 32. Báo cáo của Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm về Thủy sản – Phòng Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản & muối về kết quả thực hiện công tác chuyên môn năm 2014, ngày 14/1/2015. 33. Điều 2 của Luật ATTPsố 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 34. Thông tư liên tịch số 13/2014 về hướng dẫn việc phân công phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP 35. Thông tư số 33/2012/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện vệ sinh, đảm bảo ATTP đối với cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm ăn được của động vật ở dạng tươi sống dùng làm thực phẩm. 36. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 7046:2002) về thịt tươi - quy định kĩ thuật, Hà Nội, 2002 37. Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5168-1990) về hướng dẫn kỹ thuật chế biến và yêu cầu vệ sinh; Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dành cho cơ sở chế biến và kinh doanh các sản phẩm thịt. 38. Quyết định số 324/QĐ-BNN-BVTV thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp tết 2015 TIÊNG ANH 39. Hair & ctg, 1998. 40. Philip Kotler. Marketing management 41. Christiane Schroeter,l Karen P. Penner,2* and John A. Fox11Dept.“Consumer Perceptions of Three Food Safety Interventions Related to Meat Processing”, of Agricultural Economics, Waters Hall, Kansas State University, Manhattan, KS 66506; 2Dept. of Animal Sciences & Industry, Call Hall, Kansas State University, Manhattan, KS 66506 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 127 42. Bredahl, L. Cue utilisation and quality perception with regard to branded beef. Food Quality and Preference (in press). Bredahl, L., Grunert, K. G., & Fertin, C. (1998). Relating consumer perceptions of pork quality to physical product characteristics. Food Quality and Preference, 9, 273–281. 43. Jabnoun & Al-Tamimi (2003), Measuring peceived service quality at UAE commercial banks, International Journal of Quality and Reliability Management. 44. Herman , Warland , Sterngold (1997 ) study , " The reaction of consumers before the concerns about food safety " in the US 45. Mimi Liana, Alias Radam and Mord Rusli Yacob, 2010,“Consumer Perception Towards Meat Safety: Confirmatory Factor Analysis”, Int.Journal of Economics and Management 4(2):305– 318 (2010), Universiti Putra Malaysia, Malaysia. 46. The New Palgrave Dictionary of Economics (2008) 47. Tilman Becker , Eckhard Clitsch Benner and Kristina (1998 ) in " Summary Report on the behavior of consumers towards meat in countries in Germany , Ireland , Italy , Spain , Sweden and the UK 48. Zaibet và Mtimet, 2010. 49. Z. K. BEKTAS, B. MIRAN, O. K. UYSAL and C. GUNDEN “CONSUMER AWARENESS FOR FOOD SAFETY IN TURKEY”.Ege University, Faculty of Agriculture, Department of Agricultural Economics, 35040 Bornova Izmir, Turkey (2011) 50. Robert A. Baron, Psychology, tr. 90 51. Van der Walt, 1991, tr.295-296 52. Wim Verbeke. “Consumer perception of food safety” role and influencing factors Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 128 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA -------- Xin chào Quý anh/chị! Tôi là sinh viên chuyên ngành Marketing trường ĐH Kinh Tế Huế hiện đang thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TIÊU THỤ THỊT TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THỦY” với mục đích phục vụ cho việc làm khóa luận tốt nghiệp của mình.Câu trả lời của anh/chị là nguồn thông tin vô cùng quý giá đối với nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được sự tham gia, hợp tác của quý anh/chị và tôi cam kết chỉ sử dụng những thông tin quý anh/chị cung cấp vào mục đích nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của quý anh/chị! ----------------------------------------------------------------------- Anh/ chị vui lòng chọn câu trả lời thích hợp bằng cách khoanh tròn vào đáp án mà anh/chị cho là phù hợp. Câu 1: Anh/chị có phải là người thường xuyên đi mua thức ăn cho gia đình hay không? 1. Có 2. Không Câu 2: Anh/chị thường mua thịt mỗi lần bao nhiêu tiền? Hãy đánh dấu √ vào ô mà anh/chị chọn Số tiền mỗi lần mua 2.1.Thịt heo 2.2. Thịt bò 2.3.Thịt gà 2.4. Thịt vịt 6. Dưới 50 ngàn 7. Từ 50 đến dưới 100 ngàn 8. Từ 100 ngàn đến dưới 150 ngàn 9. Trên 150 ngàn Câu 3: Anh/chị thường mua thịt trung bình bao nhiêu lần trong một tháng? 1. Thịt heolần 2. Thịt bò..lần 3. Thịt gà..lần 4. Thịt vịt..lần Câu 4: Anh/chị thường đi mua thịt ở đâu? (có thể chọn nhiều đáp án) 1. Siêu thị 2. Chợ thông thường 3. Người giết mổ 4. Cửa hàng dọc đường 5. Khác (ghi rõ). Câu 5: Lý do nào mà anh/chị lựa chọn nơi mình hay mua thịt? 1. Giá cả 2. Thuận tiện đường đi 3. Do quen biết người bán 4. Địa điểm bán tin cậy 5. Điểm bán an toàn vệ sinh 6. Khác (ghi rõ) Câu 6: Loại thịt mà anh/chị thường mua nhất? (có thể chọn nhiều đáp án) 1. Thịt heo 2. Thịt bò PHIẾU SỐ: ......... Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 129 3. Thịt gà 4. Thịt vịt 5. Các loại thịt khác (ghi rõ loại thịt ) Câu 7: Lý do anh/chị lại hay mua loại thịt đó? 1. Giàu thành phần dinh dưỡng 2. Sở thích ăn uống 3. Dễ chế biến 4. Do hương vị ngon 5. Do hoàn cảnh kinh tế 6. Khác (ghi rõ)... Câu 8: Khi mua thịt anh/chị thường quan tâm đến vấn đề gì? (có thể chọn nhiều đáp án) 1. Giá cả 2. Thành phần dinh dưỡng 3. Độ tươi ngon 4. Độ tuổi của vật nuôi (thịt non hay thịt già) 5. Giống vật nuôi 6. Nguồn gốc 7. Thời gian giết mổ 8. Cân nặng 9. Khác (ghi rõ).. Câu 9: Theo anh/chị như thế nào như thế nào là an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt? (Hãy đánh dấu √ vào ô mà anh/chị lựa chọn) Tiêu chí 1. Thịt từ giống vật nuôi an toàn, không mắc bệnh 2. Động vật được kiểm tra kĩ trước và sau khi giết mổ 3. Thịt có nguồn gốc rõ ràng, có dấu kiểm dịch bởi cơ quan thú y có thẩm quyền hoặc tem kiểm tra vệ sinh thú y 4. Thịt phải tươi, mặt khớp láng và trong 5. Thịt có màng ngoài khô, đỏ tươi hay đỏ sẫm, óng ả(thịt heo), đỏ tương (thịt bò), trắng ngà đến vàng tươi (thịt gia cầm) 6. Thịt rắn chắc, có độ đàn hồi tốt, ấn tay vào không bị lõm và lấy ra không bị dính 7. Thịt có bề mặt khô, mịn 8. Thịt cắt ra không bị chảy nước, sáng, khô. 9. Thịt không có mảng bầm, tụ máu. 10. Thịt ít mỡ, mỡ có màu sắc (nếu mỡ bò thì có màu vàng nhạt) 11. Thịt không có mùi lạ, mùi ôi, nhớt 12. Thịt được vận chuyển bằng phương tiện đảm bảo vệ sinh theo quy định 13. Nơi bán thịt phải đảm bảo sạch sẽ 14. Các dụng cụ, thiết bị bảo quản, thùng hộp phải đảm bảo vệ sinh tránh côn trùng, bụi bẩn 15. Người bán có dụng cụ bảo quản riêng biệt đối với nguyên liệu sống và chín. 16. Người bán tuân thủ được các quy định về thực hành bảo đảm vệ sinh: mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, khẩu trang, không để móng tay, không đeo nhẫn 17. Thịt được rửa sạch trước khi bảo quản 18. Mua thịt ở người quen, tin cậy Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 130 Câu 10: Anh/chị thường nghe thông tin về thực phẩm ở đâu? 1. Ti vi 2. Báo chí, nghe đài, internet 3. Các cơ quan về ATTP 4. Người bán 5. Người thân, bạn bè 6. Kinh nghiệm bản thân 7. Khác(ghi rõ 8. Câu 11: Mức độ đồng ý của anh/chị với các phát biểu dưới đây về vấn đề AN TOÀN TRONG TIÊU THỤ THỊT? các con số theo quy ước như sau: 1. Rất đồng ý 2. Đồng ý 3. Trung lập 4. Không đồng ý 5. Rất không đồng ý STT PHÁT BIỂU 1 2 3 4 5 Ý THỨC SỨC KHỎE 1. Tôi thường chọn mua thịt có lượng mỡ ít 1 2 3 4 5 2. Tôi thường chọn mua thịt có độ đàn hồi tốt 1 2 3 4 5 3. Tôi thường chọn mua thịt thăn chắc, trên da không có vết thâm, tụ máu 1 2 3 4 5 4. Tôi thường rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thực phẩm 1 2 3 4 5 5. Tôi thường sử dụng chất rửa có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng 1 2 3 4 5 6. Tôi thường rửa sạch thịt trước khi chế biến 1 2 3 4 5 7. Với tôi dụng cụ để cắt thịt sống và thịt chín là riêng biệt 1 2 3 4 5 8. Gia đình tôi có dụng cụ để bảo quản riêng đối với nguyên liệu tươi sống, thành phẩm và từng loại sản phẩm thịt khác nhau. 1 2 3 4 5 9. Tôi thường rửa sạch thịt trước khi bảo quản (trong tủ lạnh) 1 2 3 4 5 10. Tôi thường mua thức ăn, thịt tươi hằng ngày 1 2 3 4 5 11. Tôi thường chọn mua thịt từ giống vật nuôi khỏe mạnh 1 2 3 4 5 12. Tôi thường chọn mua thịt có dấu kiểm dịch, có nguồn gốc rõ ràng 1 2 3 4 5 13. Tôi thường chọn mua loại thịt cắt ra không bị chảy nước 1 2 3 4 5 14. Tôi thường chọn mua loại thịt có độ mềm khi cắt 1 2 3 4 5 15. Tôi sẽ không mua loại thịt có mùi ôi, lạ 1 2 3 4 5 16. Gia đình tôi sử dụng dụng cụ chế biến sạch sẽ: xoong chảo, máy xay thịt, dao, thớt, cối 1 2 3 4 5 17. Tôi sẽ chọn mua thịt nơi mà tôi tin cậy 1 2 3 4 5 SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ 18. Người bán thịt ở chợ phải được huấn luyện về kiến thức an toàn thực phẩm, phải có giấy chứng nhận sức khỏe, phải đảm bảo vệ sinh cá nhân 1 2 3 4 5 19. Thịt bày bán phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng 1 2 3 4 5 20. Thịt bày bán ở chợ phải có dấu kiểm tra vệ sinh thú y 1 2 3 4 5 21. Thịt bán ở chợ không được chứa chất độc hại, đảm bảo an toàn 1 2 3 4 5 22. Chính phủ phải xử phạt thích đáng những nơi buôn bán thịt không an toàn 1 2 3 4 5 23. Anh/chị có quyền được cung cấp thông tin 1 cách trung thực về an toàn thực phẩm bởi cơ quan chức năng 1 2 3 4 5 24. Khi có sự cố về mất an toàn, anh/ chị kịp thời cung cấp, khai báo với cơ quan có thẩm quyền 1 2 3 4 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 131 25. Thông tin truyền thông phải nêu rõ nguyên nhân, cách nhận biết nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về an toàn thực phẩm. 1 2 3 4 5 26. Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh 1 2 3 4 5 27. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm 1 2 3 4 5 28. Chính phủ cần có các biện pháp khuyển khích, ủng hộ những nơi sản xuất, chế biến, kinh doanh an toàn 1 2 3 4 5 29. Địa điểm buôn bán thịt phải đáp ứng theo quy định kỹ thuật: tách biệt với nguồn độc hại, đủ nước để rửa tay, diện tích phù hợp, có dụng cụ chứa chất thải rắn 1 2 3 4 5 30. Phải có dụng cụ riêng biệt để chứa đựng, bảo quản các sản phẩm thịt sống và các sản phẩm thịt sử dụng trực tiếp không cần xử lý nhiệt 1 2 3 4 5 31. Độ cao của mặt bàn nơi thực hiện các hoạt động sản xuất, bao gói sản phẩm phải cách mặt sàn ít nhất 60 cm 1 2 3 4 5 32. Dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cần có bề mặt nhẵn, không thấm nước, không nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa và dễ làm sạch, khử trùng. 1 2 3 4 5 SẢN PHẨM TIỀM NĂNG 33. Thịt bán ở chợ cần có các nhãn mác, ghi rõ nguồn gốc, loại thịt, thời gian sử dụng theo đúng quy định ban hành 1 2 3 4 5 34. Các nơi bán thịt phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình khi người tiêu dùng bị ngộ độc do ăn thịt được mua tại đó 1 2 3 4 5 35. Người bán thịt nên mang đồng phục ( găng tay, mũ, áo quần) có gắn lô gô của chi cục an toàn thực phẩm 1 2 3 4 5 36. Thịt tươi thành phẩm nên được treo trên các giá móc không bị gỉ, đảm bảo các chế độ bảo quản thích hợp 1 2 3 4 5 37. Định kì lấy mẫu thịt ở chợ để xét nghiệm mức độ an toàn của thịt 1 2 3 4 5 38. Thịt tươi sống cần được giữ trong các tủ chuyên dùng, vách ngăn che bụi bẩn 1 2 3 4 5 39. Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thịt, phụ phẩm (đầu, đuôi, chân, da, mỡ, phụ tạng) phải được sản xuất từ vật liệu an toàn, không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi lạ, đảm bảo chất lượng của thịt và phụ phẩm trong thời hạn sử dụng 1 2 3 4 5 40. Thùng hộp các tông để bao gói thịt phải có hộp lót bên trong 1 2 3 4 5 41. Phương tiện vận chuyển thịt cần đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định 1 2 3 4 5 NHẬN BIẾT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 42. Các loại thịt có lượng mỡ ít là tốt cho sức khỏe 1 2 3 4 5 43. Thịt có độ đàn hồi tốt là thịt an toàn 1 2 3 4 5 44. Thịt bán ở chợ có nhiều khả năng gây ngộ độc thức ăn 1 2 3 4 5 45. Thịt bán ở siêu thị đảm bảo độ an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm 1 2 3 4 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 132 46. Ăn thịt nấu chín sẽ tốt cho sức khỏe hơn thịt tái, thịt sống 1 2 3 4 5 47. Rửa sạch thịt trước khi chế biến sẽ tốt hơn cho sức khỏe 1 2 3 4 5 48. Thịt mua và sử dụng trong ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn 1 2 3 4 5 49. Bảo quản thịt trong tủ lạnh sẽ giữ được độ tươi ngon của thịt 1 2 3 4 5 50. Khi nghe thông tin có dịch bệnh trên tivi, các phương tiện truyền thông thì anh/chị thường giảm mức tiêu thụ thịt của gia đình 1 2 3 4 5 51. Những dịch bệnh (lợn tai xanh, cúm gà, bệnh lở mồm long móng ở bò) của gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh ngày càng tràn lan, dữ dội và khó kiểm soát. 1 2 3 4 5 52. Anh/chị thường xuyên theo dõi kiến thức về an toàn thực phẩm trên tivi, báo, đài 1 2 3 4 5 53. Chế biến thịt tươi là tốt cho sức khỏe 1 2 3 4 5 54. Sử dụng dụng cụ để chế biến sạch sẽ sẽ an toàn vệ sinh thực phẩm 1 2 3 4 5 55. Lựa chọn sản phẩm thịt đảm bảo chất lượng cũng như an toànthực phẩm là quan trọng đối với tôi 1 2 3 4 5 56. Chính phủ cần có sự kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn trong tiêuthụ thịt 1 2 3 4 5 57. Tôi mong muốn sản phẩm thịt ngày càng đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm hơn 1 2 3 4 5 58. Cần nâng cao nhận biết của người tiêu dùng an toàn thực phẩmtrong tiêu thụ thịt 1 2 3 4 5 Câu 12: Anh/ chị vui lòng cho ý kiến về những mong muốn của mình đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại thị xã Hương Thủy 1. Về ý thức của người mua: 2. Về sự can thiệp của chính phủ và các cơ quan chức năng khác: 3. Về chất lượng sản phẩm thịt: 4. Về ý thức của người bán: 5. Khác (xin ghi rõ): PHẦN B. THÔNG TIN CHUNG 13. Giới tính 1. Nam 2. Nữ 14. Độ tuổi 1.Dưới 18 tuổi 2.18 ến 30 tuổi 3.31 ến 45 tuổi 4.45 đến 60 tuổi 5.Trên 60 tuổi 15. Nghề nghiệp 1.Cán bộ công nhân viên chức 5. Lao động phổ thông 2. Kinh doanh buôn bán 6. Sinh viên 3.Nghỉ hưu 4.Học sinh 7.Nội trợ 8. Khác (ghi rõ): Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 133 16. Chi phí cho thực phẩm trung bình hàng tháng của gia đình anh/chị là bao nhiêu? 1. < 500.000 2. 500.000- 1 triệu 3. 1 triệu - < 1.5 triệu 4. 1.5 triệu - < 2 triệu 5.> 2 triệu 17. Thu nhập/ tháng của anh/chị là bao nhiêu? 1. < 1,5 triệu 2. 1,5- 2 triệu 3. 2 triệu - < 3 triệu 4. 3 triệu - < 4 triệu 5.> 4 triệu 18. Địa chỉ.............................................................. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị ! Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH: Hoàng Thị Thanh Lam 134

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nhan_thuc_cua_nguoi_tieu_dung_doi_voi_an_toan_thuc_pham_trong_tieu_thu_thit_tai_thi_xa_hu.pdf
Luận văn liên quan