Nhìn chung, khóa luận đã được những mục tiêu đã đặt ra ban đầu đó là một mặt
hệ thống hóa được cơ sở lý luận cho đề tài liên quan đến vấn đề cổ tức, mặt khác đã
làm rõ được những đặc điểm và những nhân tố tác động đến những đặc điểm của chính
sách cổ tức tại ngân hàng ACB trong giai đoạn 2006-2010.
Ngoài ra, khóa luận còn chỉ ra những ưu điểm nhược điểm trong chính sách cổ
tức của ngân hàng ACB đồng thời nêu ra một số ý kiến tham khảo trong quá trình
hoạch định chính sách cổ tức trong dài hạn của ngân hàng ACB dựa trên những kiến
thức đã được đúc kết từ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do hạn chế về mặt kiến thức và số liệu nghiên cứu nên
khóa luận còn mắc phải không ít hạn chế
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là
năm 2009 ACB lại bắt đầu có mức tăng trưởng tổng tài sản tăng cao trở lại khi đạt đến
mức tăng tổng tài sản hợp nhất là 59% một năm. Chi tiết tốc độ tăng trưởng tổng tài
sản hợp nhất của ACB trong 5 năm 2006-2010 ở bảng sau19
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hợp nhất của ACB
2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng tổng tài
sản hợp nhất
91% 23% 59% 22%
Ngoài ra, ACB dự kiến đến năm 2015 sẽ là một trong bốn ngân hàng thương
mại có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.
b. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất (tỷ đồng)
Tương tự tốc độ tăng trưởng tổng tài sản hợp nhất, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế
hợp nhất của ACB có mức tăng trưởng hết sức khá ấn tượng. Đặc biệt, năm 2007,
ACB có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt mức kỷ lục lên đến 210% năm, đây
là năm ACB đã thực hiện mức chia cổ tức lớn nhất từ trong lịch sử phát triển của ngân
hàng ACB, lên mức 55% bằng cổ phiếu cho các cổ đông vào dịp cuối năm. Sau năm
này, ACB đã đặt ra rất nhiều mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên cuộc khủng
17 Khóa luận chỉ đi sâu phân tích hai chỉ tiêu quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề cổ tức của ACB
đó là tổng tài sản hợp nhất và lợi nhuận trước thuế hợp nhất. Hai chỉ tiêu còn lại mang tính chất tham khảo cho
người đọc.
18 Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành ngân hàng khoảng 20% một năm
19 Năm 2011 ACB đạt giá trị tổng tài sản hợp nhất là 281.019 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 37% năm
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 29
hoảng kinh tế thế giới nổ ra cuối năm 2008 đã kìm hãm lại sức tăng trưởng mạnh của
ACB. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ACB vào các năm sau chỉ đạt mức
khiêm tốn lần lượt là 20% năm 2008, 11% năm 2009 và 9% năm 2010, đây cũng là xu
thế chung của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 200820. Đây chính là một đặc điểm quyết định sẽ ảnh hưởng đến mức chi trả cổ
tức hằng năm của ACB sẽ được phân tích ở nội dung dưới đây. Chi tiết tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận trước thuế hợp nhất xin xem bảng sau:
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế hợp nhất
2006 2007 2008 2009 2010
Tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận trước thuế
210% 20% 11% 9%
2.1.1.6. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu cổ đông
a. Cơ cấu tổ chức ( Xin xem thêm phần phụ lục 9)21
b. Cơ cấu cổ đông22
Bảng 3. Cơ cấu cổ đông trong nước23
Cổ đông Số lượng cổ đông Số lượng cổ phần Tỷ lệ cổ phần
Pháp nhân 309 189.134.232 20%
Thể nhân 33.959 468.487.007 50%
Cộng 34.268 657.621.239 70%
Bảng 4. Cơ cấu cổ đông nước ngoài
Cổ đông Số lượng cổ đông Số lượng cổ phần Tỷ lệ cổ phần
Pháp nhân 20 280.067.690 30%
Thể nhâ 5 7577 0%
Cộng 25 280.075.267 30%
Ngoài ra, đáng chú ý trong thành phần cổ đông nước ngoài có các cổ đông lớn sau
20 Năm 2011 lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB đạt 4.203 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng cao trở lại là 35% năm
21 Do tính thẩm mỹ của khóa luận nên phần cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB xin thêm phần phụ lục 1 ở phía sau
22 Trích báo cáo thường niên của ACB năm 2010
23 Không có cổ đông lớn trong nước sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 30
Bảng 5. Danh sách chi tiết các cổ đông lớn nước ngoài của ACB
STT Tên Ngành hoạt động Số lượng cổ phiếu
1 Connaught Investors Ltd Đầu tư 68.114.834
2 Dragon Financial Holdings
Limited
Đầu tư 63.899.631
3 Standard Chartered APR Ltd Ngân hàng 82.263.883
4 Standard Chartered Bank (Hong
Kong) Ltd.
Ngân hàng 58.395.142
2.2. MÔ TẢ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA NGÂN HÀNG ACB ( TRÍCH BÁO
CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA NGÂN HÀNG ACB)24
1) Năm 2006
Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông trong năm là 38%, với 8% được
chia bằng tiền mặt (tương ứng 88,04 tỷ đồng) và 30% còn lại được chia bằng cổ phiếu.
2) Năm 2007
Tỷ lệ cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông trong năm 2007 là 55% bằng cổ
phiếu theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, ACB sẽ dùng toàn bộ số lợi nhuận
chia cổ tức này để tăng vốn điều lệ trong năm 2008.
3) Năm 2008
Năm 2008, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan của quý 1/2008, ACB đa tạm
ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt cho cổ đông ở mức 2.500 đồng/cổ phiếu và đợt 2 tiếp
tục chia thêm cổ tức bằng tiền mặt 880 đồng/cổ phiếu cho các cổ đông từ nguồn lợi
nhuận năm 2008. Đáng chú ý là số lượng cổ phiếu lưu hành khi chia cổ tức đợt 2 của
ACB cao gấp 2,42 lần số lượng cổ phiếu lưu hành khi chia cổ tức đợt 1 do thực hiện
các đợt nâng vốn theo kế hoạch đã định nhằm nâng cao hệ số an toàn vốn CAR.
24 Do năm 2011 ACB mới chỉ tạm ứng cổ tức đợt 1 là 20% bằng tiền mặt mà chưa ứng cổ tức đợt 2 nên bài báo
cáo tạm thời không nhắc đến lần chi trả cổ tức này
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 31
4) Năm 2009
Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2009, ACB đa
tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 900 đồng/cổ phiếu và đợt 2 trong quý 1/2010 ở
mức 1.500 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2009.
5) Năm 2010
Trong năm 2010 ACB đã thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2010 bằng tiền mới tỷ
lệ 17%/mệnh giá (tức là 01 cổphần được nhận 1.700 đồng) căn cứ vào kết quả kinh
doanh 6 tháng đầu năm.
Về cổ tức, trong năm 2011 ACB đa thực hiện tạm ứng đợt 2 cổ tức năm 2010
bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%/mệnh giá (01 cổ phiếu được nhận 700 đồng) trong tháng 5.
Bảng 6. Cổ tức qua các năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tiền mặt 8% 0% 33.8% 24% 24%
Cổ phiếu 30% 55% 0% 0% 0%
Tổng 38% 55% 33.8% 24% 24%
Bảng 7. Quy cổ tức về giá trị tiền mặt
Quy về giá trị tiền mặt ( đơn vị tỷ đồng)
2006 2007 2008 2009 2010
Tiền mặt 88.004 0 1722.215 1744.144 1984.791
Cổ phiếu 330.014 1446.533 0 0 0
Tổng 418.018 1446.533 1722.215 1744.144 1984.791
Lợi nhuận sau thuế 491.068 1760.008 2210.681 2201.204 2334.794
Lợi nhuận dùng
chia cổ tức
400.601 1457.791 1751.609 1816.539 1987.511
Như vậy nếu dựa vào bảng 7, ta có thể thấy rằng rất khó có thể hình dung được
ACB đang theo đuổi loại chính sách cổ tức gì. Mỗi năm ACB đều có một mức cổ tức
khác nhau không ổn đinh, ngoài ra, nếu như từ năm 2007 trở về trước, ACB sẽ kết hợp
hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt ( đợt 1) với hình thức chi trả cổ tức bằng cổ
phiếu ( đợt 2). Tuy nhiên kể từ năm 2008 trở đi, ACB lại chỉ sử dụng hình thức chi trả
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 32
cổ tức bằng tiền mặt và riêng năm 2009 và 2010, ACB lại có mức chi trả cổ tức theo
hướng ổn định dần.
Có thể thấy từ trước năm 2008, ACB đamg theo đuổi chính sách cổ tức lợi
nhuận giữ lại thụ động, trong đó, với đợt tạm ứng cổ tức 1 ( bằng tiền mặt), ACB
thường ứng một lượng tiền mặt nhỏ hoặc thậm chí là không có để trả cổ tức, nhưng ở
đợt tạm ứng cổ tức 2, mặc dù mức cổ tức chi trả rất cao, nhưng đợt cổ tức này lại là trả
cổ tức bằng cổ phiếu, và thực chất việc trả cổ tức bằng cổ phiếu chủ yếu nhằm mục
đích nâng vốn điều lệ của ACB lên, chi tiết này sẽ được làm rõ hơn ở mục sau.
Tuy nhiên, từ năm 2008 trở đi, thì ACB lại chủ yếu trả cổ tức bằng tiền mặt,
trong đó ACB chủ trương trả cổ tức một phần ở đợt 1, và đợt 2 sẽ tùy thuộc vào lợi
nhuận cả năm mà sẽ thưởng thêm cổ tức cho các cổ đông.
Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã ảnh hưởng đến việc hành
động lựa chọn kết hợp nhiều loại chính sách cổ tức của ACB. Trong đó ta sẽ dần tìm
hiểu từng nhân tố đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách cổ tức của ACB trong
từng thời kỳ khác nhau.
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA ACB.
2.3.1. Thu nhập
Do đó, để làm rõ hơn về chính sách cổ tức của ACB, chúng ta cần tính toán chi
tiết hơn về số tiền mà ACB đã dùng chi trả cổ tức qua các năm so với mức lợi nhuận
từng năm. Dựa vào bảng số 7 ta có thể thấy rõ rằng biến động mức chi trả cổ tức của
ACB qua các năm đều có xu hướng biến động cùng chiều với mức lợi nhuận sau thuế,
và thậm chí biến động gần như hoàn toàn tương đương với lợi nhuận dùng để chia cổ
tức qua các năm. (Trong đó, lợi nhuận dùng để chia cổ tức của ACB sẽ được tính theo
công thức: Lợi nhuận dùng để chia cổ tức = lợi nhuận sau thuế - các khoản tiền trích
lập các quỹ + lợi nhuận giữ lại chưa phân phối của năm trước, trong đó có 4 quỹ chính
là: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ của các công ty con,
quỹ khen thưởng phúc lợi).
Cụ thể hơn ta xem xét bảng sau:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 33
Bảng 8. Tỷ lệ mức cổ tức so với lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận dùng chia cổ tức
2006 2007 2008 2009 2010
Cổ tức 418.018 1446.533 1722.215 1744.144 1984.791
Lợi nhuận sau thuế 491.068 1760.008 2210.681 2201.204 2334.794
Lợi nhuận dùng
chia cổ tức
400.601 1457.791 1751.609 1816.539 1987.511
Cổ tức /Lợi nhuận
sau thuế
85% 82% 78% 79% 85%
Cổ tức/Lợi nhuận
dùng chia cổ tức
104% 99% 98% 96% 100%
0
500
1000
1500
2000
2500
1 2 3 4 5
Năm
tỷ
đ
ồn
g Tổng mức cổ tức chi trả
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận dùng chia cổ tức
Biểu đồ 5. Biến động của mức cổ tức chi trả theo lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận
dùng chia cổ tức
Dựa vào đồ thị 5 và bảng 8 trên ta có thể thấy rõ ACB chính xác đang theo đuổi
chính sách cổ tức dựa trên mức độ thu nhập của doanh nghiệp. Hay nói cách khác,
mức cổ tức mà ACB đưa ra hoàn toàn dựa vào mức thu nhập sau thuế của họ năm đó
cộng vợi một phần lợi nhuận còn chưa phân phối trong năm trước trừ đi một phần lợi
nhuận còn giữ lại để chia cho năm sau.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 34
Bảng 9. Mức cổ tức chia theo từng năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tiền mặt 8% 0% 33.8% 24% 24%
Cổ phiếu 30% 55% 0% 0% 0%
Tổng 38% 55% 33.8% 24% 24%
Chúng ta có thể thấy rằng mức cổ tức mà ACB chia cho các cổ đồng hằng năm
đều ở mức rất cao, đặc biệt đạt đến đỉnh điểm vào năm 2007, khi mức cổ tức lên đến
55% và có dấu hiệu giảm dần vào các năm sau đó, điều này hoàn toàn trùng khớp với
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ACB trong 5 năm vừa qua, trong đó lợi nhuận của
ACB vào các năm 2006, 2007 đều đạt dấu hiệu phi mã, đặc biệt lợi nhuận trước thuế
năm 2007 đạt đến mức kỷ lục, tốc độ tăng lên đến 209.5% một năm, trong khi lợi
nhuận của các năm sau đó có dấu hiệu giảm dần, điều này đã kéo theo sự thụt lùi của
mức cổ tức mà ACB chia cho các cổ đông
Bảng 10. Mức độ tăng trưởng của lợi nhuận trước thuế
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Lợi nhuận trước thuế 391.5 tỷ 687.219 tỷ 2127 tỷ 2561 tỷ 2838 tỷ 3102 tỷ
Tốc độ tăng trưởng 75.6% 209.5% 20.4% 10.8% 9.3%
Mức cổ tức 38% 55% 33.8% 24% 24%
Như vậy, yếu tố đầu tiên mà khi xem xét mức cổ tức mà ACB sẽ phân phối cho
các cổ đông mỗi năm chính là lợi nhuận sau thuế ( hoặc trước thuế) mà ACB sẽ đạt
được trong năm đó. Cụ thể hơn, để tính toán mức cổ tức phân phối cho cổ đông trong
từn năm, ACB sẽ dùng lợi nhuận sau thuế trừ đi các khoản trích cho các quỹ theo đúng
tỷ lệ quy định, sau đó toàn bộ số tiền sẽ dùng để chia cổ tức cho cổ đông trong năm.
Để thấy rõ hơn luận điểm này xin xem thêm mục phụ lục gồm 4 tờ trình phân phối lợi
nhuận của ACB trong 5 năm để hiểu rõ nguồn cổ tức chi trả được tính toán dựa vào đâu.25
25 Riêng năm 2007 thì ACB không công bố loại tờ trình này
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 35
2.3.2. Triển vọng tăng trưởng
Mặc dù chúng ta có thể thấy rõ mức cổ tức mà ACB chi trả cho các cổ đồng
mỗi năm chịu ảnh hưởng lớn bởi mức lợi nhuận đạt được trong năm của ngân hàng
này. Tuy nhiên, thực chất chính sách cổ tức của ACB còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
triển vọng tăng trưởng của ngân hàng này.
Trước hết, chúng ta cần quan sát mức chi trả cổ tức và hình thức chi trả cổ tức
mở rộng tiếp thêm 2 năm 2004 và 2005 sau để làm rõ một số điều
Bảng 11. Mức cổ tức chia theo từng năm mở rộng
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tiền mặt 12% 12% 8% 0% 33.8% 24% 24%
Cổ phiếu 24.7% 16% 30% 55% 0% 0% 0%
Tổng mức cổ tức 35.7% 28% 38% 55% 33.8% 24% 24%
Quan sát bảng 11, ta có thể thấy trước năm 2008, mặc dù cổ tức ACB chia cho
cồ đông mỗi năm đều rất cao, tuy nhiên mức cổ tức bằng tiền mặt mà ACB chia cho cổ
đông lại không phải chiếm vai trò chủ đạo, thậm chí có năm toàn bộ mức cổ tức lại tồn
tại dưới dạng cổ phiếu. Ngược lại từ năm 2008 trở đi thì toàn bộ cổ tức của ACB lại
tồn tại dưới dạng tiền mặt và hoàn toàn không chia dưới dạng cổ phiếu nữa.
Đây là một đặc điểm rất đáng chú ý, bởi mặc dù đều là hình thức phân phối lợi
nhuận cho cổ đồng, tuy nhiên, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt và việc chi trả cổ tức
bằng cổ phiếu lại hoàn toàn mang ý nghĩa khác nhau.
Đặc biệt, nếu một doanh nghiệp chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu lớn thì đây là
dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp này đang có ý định nâng vốn điều lệ, mở rộng quy mô
doanh nghiệp, đầu tư tăng trưởng mạnh cho tương lai hơn là chia lợi nhuận hiện tại
cho cổ đông. Phần lợi nhuận bằng tiền mặt mà doanh nghiệp kiếm được trong năm sẽ
được giữ lại dùng để nâng vốn điều lệ, tái đầu tư trong tương lai hơn là phân chia lợi
nhuận cho cổ đông, qua đó hứa hẹn một sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai của
doanh nghiệp.
Xuất phát từ cơ sở lý luận đó, ta có thể bước đầu nhận định được rằng chính
sách cổ tức của ACB phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng trong
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 36
từng thời kỳ. Và để làm rõ hơn luận điểm này ta sẽ xem xét chiến lược tăng trưởng và
thời kỳ tăng trưởng của ACB sau đây.
Trước hết chúng ta cần phải làm rõ sự khác biệt trong kỳ vọng tăng trưởng của
ACB vào thời kỳ mới bước đầu niêm yết trên sàn chứng khoán và thực tế tăng trưởng
trong từng năm để hiểu rõ những ảnh hưởng của nền kinh tế đã làm thay đổi kỳ vọng
tăng trưởng của ACB như thế nào, dẫn đến chiến lược phân phối cổ tức của ACB đã bị
thay đổi như thế nào.
Để làm rõ điều này, chúng ta cần phải xem xét phụ lục 6 kèm theo trong luận
văn này. Phụ lục này là kế hoạch tăng trưởng và phân phối lợi nhuận mà ACB đã cho
công bố ra giới truyền thông trong năm đầu tiên mà cổ phiếu của họ được niêm yết
trên sàn chứng khoán HOSE. Trong bản tin này ACB đã nêu rõ định hướng tăng
trưởng, lợi nhuận họ hướng đến, mức phân phối cổ tức từng năm và cả định hướng
chiến lược phát triển của họ. Trong bản tin này có nêu rõ mục tiêu tăng trưởng trong 6
năm tới và tỷ lệ cổ tức từng năm.
Bảng 12. Kế hoạch tăng trưởng ban đầu của ACB vào năm 2005 trước khi lên sàn
chứng khoán
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị
Tổng tài sản 42.500 60.000 87.000 123.600 170.500 221.650
Vốn điều lệ 1.100 2.536 3.421 4.552 5.739 7.546
Lợi nhuận
trước thuế
661 1.205 1.513 1.891 2.454 3.344
Lợi nhuận sau
thuế
491 1.037 1.301 1.361 1.767 2.407
Tỷ lệ cổ tức 38% 40.9% 38% 29.9% 30.8% 31.9%
Dựa vào bảng trên ta có thể bước đầu nhận định được chiến lược của ACB
trong 6 năm đầu gia nhập thị trường chứng khoán chính là tìm mọi cách để tăng trưởng
vượt bậc, dự kiến tăng trưởng của ACB mỗi năm đều ở mức xấp xỉ 50% một năm, đây
là một mức tăng trưởng hết sức vượt bậc.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 37
Thực tế, ngay trong bảng tin phát hành vào năm 2006 này ACB cũng đã khẳng
định:
” Mục tiêu của ACB là tiếp tục giữ vị thế hàng đầu của ngành ngân hàng Việt
Nam trong 5 năm tiếp theo ở các chỉ tiêu: tăng trưởng (phấn đấu cao hơn 2 lần so với
tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành), chỉ số tài chính (duy trì ở mức an toàn cao,
trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%), chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông
lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối đa
dạng, chất lượng dịch vụ tốt. ACB sẽ tiếp tục là NHTMCP có quy mô tổng tài sản lớn
nhất trong khối NHTMCP và dần rút ngắn khoảng cách đối với các NHTMNN. Nếu
các NHTMNN tiếp tục tăng trưởng bình quân như các năm vừa qua và ACB duy trì
tốc độ tăng trưởng cao gấp 2 - 2,5 lần tốc độ tăng trưởng chung như đa có trong 3 năm
qua, thì sau khoảng 7 năm ACB có thể đuổi kịp các NHTMNN về quy mô. Tăng
trưởng bền vững, mà trước hết là nguồn vốn huy động, là mục tiêu quan trọng nhất
trong vòng 5 năm tới”
Do đó, có thể nhận thấy rằng trong điều kiện khi mà nền kinh tế đang phát triển
nhanh chóng, vượt bậc, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ
trước khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra đạt ở mức rất cao. Đây là một đà thuận lợi
để các ngân hàng trong nước không ngừng tăng trưởng mở rộng. Điều này chính là
một tác nhân rất lớn khiến cho mức lợi nhuận mà ACB giữ lại trong mỗi năm đều có
xu hướng được giữ lại toàn bộ để tiếp sức cho đà tăng trưởng của ACB.
Thực tế, có một bằng chứng rất quan trọng đã minh chứng cho việc ACB sử
dụng công cụ phân phối cổ tức bằng cổ phiếu nhằm giữ lại lợi nhuận tiếp sức cho đà
tăng trưởng của ACB đó chính là: Ngay trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông đầu năm
2007 để tổng kết kết quả hoạt động của ACB vào năm 2006, chính chủ tịch hội đồng
quản trị Trần Mộng Hùng đã ký duyệt tờ trình đại hội đồng cổ đông về phương án phát
hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cho năm 2007 ( Chi tiết xem phụ lục 7. Tờ trình về
phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ 2007). Trong tờ trình này có nêu rõ,
việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2006 ( mức trả cổ tức 30%) là bước đầu
tiên để nâng vốn điều lệ của ACB, sau đó bước tiếp theo sẽ phát hành trái phiếu vào
ngày 31/03/2007 và sau đó tiếp tục là giữ lại toàn bộ số tiền lợi nhuận năm tiếp theo
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 38
(năm 2007) để tiếp tục nâng vốn điều lệ của ACB. Đi kèm theo văn bản này là phương
án chi tiết ghi rõ sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận dự trù trong năm tiếp là 1.290 tỷ đồng để
chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu nhằm giữ lại lợi nhuận, tăng vốn điều lệ cho doanh
nghiệp với mức cổ tức dự kiến là 41.69% ( tuy nhiên do năm 2007 ACB đã có bước
đột phát vượt bậc về lợi nhuận với lợi nhuận sau thuế lên đến 1.760 tỷ đồng khiến cho
mức cổ tức ACB chi trả lên đến 55%). Xem chi tiết phụ lục 7 và phụ lục 8 để biết
thêm chi tiết.
Trong 3 năm tiếp theo, ta có thể thấy rõ sự đổi hướng trong chính sách cổ tức
của ACB, cụ thể hơn, ngân hàng này không còn chi trả cổ tức dưới dạng cổ phiếu nữa
mà tập trung chi trả dưới dạng tiền mặt, hay nói cách khác ACB không còn chiến lược
nâng vốn điều lệ dựa vào nguồn lợi nhuận sau thuế trong năm mà sẽ tồn tại dưới
những hình thức khác.Vấn đề này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng
trong đó có một nguyên nhân cơ bản đó chính là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới đến nền kinh tế Việt Nam và qua đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
của ACB.
Dựa vào bảng dự kiến tốc độ tăng trưởng vào năm 2006 có thể dễ nhận thấy,
ACB đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng mỗi năm phải gấp 2 tốc độ tăng trưởng của
ngành ngân hàng, đạt xấp xỉ 50% mỗi năm.Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới nổ ra và ảnh hưởng đến toàn bộ ngành ngân hàng thì tốc độ tăng trưởng mà
ACB đặt ra vào cuối mỗi năm không còn cao nữa, dẫn đến việc các cổ đồng không
mặn mà với việc giữ lại lợi nhuận tiếp tục đầu tư mà mong muốn được nhận cổ tức
bằng tiền mặt hơn (đây là hiện tượng xảy ra với tât cả những công ty mà cơ hội tăng
trưởng của họ không còn cao, đang thuộc vào giai đoạn bão hòa26).
Để chứng minh cho vấn đề này ta sẽ xem xét mức độ tăng trưởng mà ACB đã
đặt ra vào cuối mỗi năm để thấy hướng nhận định phát triển của hội đồng cổ đông đối
với ACB
26 Trích mô hình cổ tức của Litner.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 39
Bảng 13. Dự kiến tăng trưởng của đại hội đồng cổ đông cuối mỗi năm
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng tài sản cuối năm 44.645 85.392 105.306 167.881 205.103
Tổng tài sản dự kiến năm tới 65.000 145.000 170.000 210.000 275.000
Tốc độ tăng trưởng dự kiến
cuối năm
45.6% 69.8% 61.43% 25% 34%
Dựa vào bảng 13 trên có thể thấy rõ được rất rõ một trong những lý do vì sao
ACB trong 3 năm gần đây đang có xu hướng trả cổ tức bằng tiền mặt hơn là trả cổ tức
bằng cổ phiếu như trước. Tốc độ tăng trưởng dường như đã giảm hẳn khiến cho các cổ
đông chiến lược có cái nhìn bi quan hơn và mức độ phát triển của ACB trong thời gian
gần.
Hơn thế nữa, việc đạt được mức độ vốn điều lệ vượt chỉ tiêu sau lần tăng vốn
điều lệ rất mạnh vào năm 2007 khiến cho ACB dường như đang chuyển hướng trong
xây dựng chính sách cổ tức của mình.
Tuy nhiên, nhìn vào bảng số 7 cũng tồn tại một đáng chú ý là năm 2008 mặc dù
ACB dự kiến tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng lại quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt
rât lớn, điều này xuất phát từ một nguyên nhân rất quan trọng trong năm đó, đó chính là
luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nguyên nhân này sẽ được bàn bạc tiếp ở mục sau.
2.3.3. Ảnh hưởng của hệ số an toàn vốn CAR
Đặc biệt riêng đối với ngành ngân hàng, có một quy định rất quan trọng về hệ
số an toàn vốn CAR cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định phân phối lợi
nhuận của ACB nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung.
Để chứng minh cho luận điểm này, ta cùng xem lại phụ lục 7 – tờ trình đại hội
đồng cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2007 do chủ tịch
hội đồng quản trị Trần Mộng Hùng ký, trong đó, mở đầu tở trình có nêu rõ:
“Tính đến 31/12/2006, tổng tài sản của ACB đạt hơn 44.875 tỷ đồng, dư nợ cho
vay đạt 16.765 tỷ đồng và dự kiến tới cuối năm 2007 quy mô tổng tài sản đạt trên
65.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 25.000 tỷ đồng. Với mức vốn điều lệ như hiện nay
là 1.100 tỷ đồng thì tỷ lệ an toàn vốn của ACB có thể giảm từ mức 10,88% vào thời
điểm 31/12/2006 xuống khoảng 6% vào 31/12/2007. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước
Đại
học
Kin
h tế
Hu
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 40
vừa ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ- NHNN ngày 19/01/2007 V/v sửa đổi bổ
sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ
chức tín dụng, theo đó các yêu cầu về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của ngân hàng
được Ngân hàng Nhà nước quy định chặt chẽ hơn. Kế họach tăng vốn nhằm đảm bảo
tỷ lệ an toàn vốn cho ACB”
Qua đoạn mở đầu ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của việc tăng vốn điều lệ đối
với hoạt động của ngân hàng ACB, bởi việc tăng vốn sẽ là một điểm đảm bảo cho
ACB có thể đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn của ACB phù hợp với quy đình của ngân hàng
nhà nước qua các thời kỳ.
Bảng 14. Hệ số an toàn vốn vào các ngày 31/12 hàng năm của ACB
2005 2006 2007 2008 2009 2010
12% 10.9% 16.19% 12.44% 9.73% 9.24%
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, tại sao trong những năm 2008, 2009, 2010 tỷ lệ an
toàn vốn của ACB có xu hướng suy giảm mà ACB lại không tiếp tục thực hiện việc trả
cổ tức bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng này?
Thực chất, ACB vẫn luôn có động thái tăng vốn điều lệ liên tục, nhưng dưới
những dạng khác.
Ví dụ: Vào tháng 12 năm 2008, ACB đã thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 36.36% cho
các cổ đông do thặng dư vốn.
Năm 2009 ACB có thưởng cổ phiếu cho các cổ đông với tỷ lệ 1.41% cho các cổ
đông dựa vào quỹ bổ sung vốn điều lệ
Năm 2010 ACB tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông
hiện hữu với tỷ lệ 20%.
Việc ACB trả cổ tức cho các cổ đông dưới dạng tiền mặt phụ thuộc rất nhiều vào
tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế hơn là
phụ thuộc vào hệ số an toàn của ACB. Phần phân tích này đã trình bày rõ ở trên.
2.3.4. Ảnh hưởng của luật thuế thu nhập thu nhập cá nhân.
Trong vấn đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của ACB,
còn một điểm nghi vấn nữa đã nêu mà tôi muốn trình bày ở đây chính là lý do vì sao
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 41
trong năm bản lề 2008, tại thời điểm mà cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới chưa thực sự
ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam ( cuộc khủng hoảng diễn ra vào tháng 9 năm 2008) mà
ACB vẫn có động thái chia một lượng lớn cổ tức cho cổ đông dưới dạng tiền mặt.
Cụ thể hơn, ta sẽ xem xét bảng sau:
Bảng 15. Mức chi trả cổ tức mỗi đợt của ACB
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Đợt 1 12% 12% 8% 0% 25% 9% 17%
Đợt 2 24.7% 16% 30% 55% 8.8% 15% 7%
Quan sát bảng trên, ta đặc biệt chú ý đến năm 2008 ở một điểm quan trọng:
trong khi các năm trước đó, ACB có xu hướng trả cổ tức đợt 1 ( đợt trả tiền mặt) ở
mức độ thấp thì tại năm 2008, mức cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt đột ngột tăng đột biến,
cụ thể hơn, lợi nhuận cả năm của ACB năm 2008 vào khoảng 1.700 tỷ đồng thì ACB
đã ứng cổ tức đợt 1 trong năm này lên đến 1.100 tỷ đồng, khoảng 500 tỷ đồng còn lại
sẽ được ứng vào đợt 2 sau khi tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Đây là một
đặc điểm rất lạ nếu biết rằng, vào thời điểm ACB đang rất cần vốn để mở rộng quy mô
và hoạt động vào thời kỳ cao điểm năm 2008 lúc đó, thời kỳ mà một loạt ngân hàng
mới xuất hiện và đua nhau cạnh tranh quyết liệt.
Nguyên nhân chính xác giải thích cho hiện tượng này chính là ảnh hưởng của
chính sách thuế đánh vào hoạt động kinh doanh chứng khoán có hiệu lực từ ngày
1/1/2009, theo đó thu nhập từ cổ tức sẽ bị đánh thuế 5% kể từ đầu năm 2009. Nguyên
nhân này chỉ rõ dựa vào các chuyên gia phân tích chứng khoán vào thời điểm cuối
năm 2008 khi một loạt công ty lúc đó, trong đó bao gồm cả ACB, đột ngột công bố chi
trả mức cổ tức bằng tiền mặt cao chóng mặt. Mặc dù lúc đó nhiều chuyên gia đã chỉ rõ
rằng, sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nổ ra, tình hình kinh tế trong nước có
nhiều nguy cơ bất ổn trong trung và ngắn hạn, dẫn đến việc huy động vốn trong trung
và ngắn hạn không hề dễ dàng. Để hiểu rõ thêm về ảnh hưởng của thuế thu nhập đối
với cổ tức xin đọc thêm phần phụ lục 10 và phụ lục 11, 2 bài báo phân tích về việc trả
cổ tức chạy thuế chứng khoán năm 2008 của báo Đầu tư Chứng khoán và báo
vnexpress.
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 42
Để hiểu rõ tác động của thuế đến chính sách cổ tức, ta sẽ cùng phân tích mặt lợi
và mặt hại khi tiến hành chi trả cổ tức bằng tiền mặt thay vì bằng cổ phiếu như sau.
Trước hết, ta cùng tìm hiểu thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ
kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần
theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:
Bảng 16. Mức thuế thu nhập cá nhân áp dụng vào 01/01/2012
Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng ( triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 4tr.đ/tháng 0%
2 Trên 4tr.đ đến 6tr.đ/tháng 5%
3 Trên 6tr.đ đến 9tr.đ/tháng 10%
4 Trên 9tr.đ đến 14tr.đ/tháng 15%
5 Trên 14tr.đ đến 24tr.đ/tháng 20%
6 Trên 24tr.đ đến 44tr.đ/tháng 25%
7 Trên 44tr.đ đến 84tr.đ/tháng 30%
8 Trên 84tr.đ/tháng 35%
Thu nhập tính thuế áo dụng biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu
nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm
trừ gia cảnh các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo,
khuyến học.
Bên cạnh việc đánh thuế vào tiền lương, tiền công của cá nhân thì Thông tư 84
của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân quy
định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân cũng đề cập tới thuế đối với
thu nhập đầu tư vốn như sau:
“1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân
không cư trú được xác định bằng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc
chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0.1%
không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
2. Tổng số tiền chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định
như sau:
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 43
2.1. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì tổng số tiền chuyển nhượng
được xác định căn cứ vào giá trị chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.
Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá
thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền
ấn định giá trị chuyển nhượng. Căn cứ ấn định giá chuyển nhượng dựa trên tài liệu
điều tra của cơ quan thuế hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp khác
ở cùng thời gian, hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.
2.2. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá trị chứng khoán được xác
định như sau:
- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng
thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Gía trị trường tại thời điểm bán
là giá khớp lệnh tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán
- Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch tại trung tâm
giao dịch chứng khoán: giá bán chứng khoán là giá giao dịch thỏa thuận theo quy định
của Trung tâm giao dịch chứng khoán tại ngày chuyển nhượng chứng khoán.
- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp trên: Gía bán chứng khoán
là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng
không ghi giá chuyển nhượng hoặc ghi giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường thì
cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng. Căn cứ ấn định chuyển nhượng là
giá chứng khoán theo điều tra của cơ quan thuế hoặc giá trị chứng khoán theo sổ sách
kế toán của công ty phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển nhượng
chứng khoán.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng
vốn của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn có hiệu lực
hoặc thời điểm hoàn tất việc chuyển tên sở hữu ( đối với chuyển nhượng vốn góp;
chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch) hoặc thời điểm Trung tâm giao
dịch chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện ( đối với
chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã đăng ký giao dịch)”
Luật Thuế TNCN đã có nhiều sửa đổi so với Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao, tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất là thu nhập từ đầu tư vốn bao
Đại
ọc
Kin
h tế
Huế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 44
gồm lãi cho vay, thu nhập từ chuyển nhượng vốn sẽ chịu thuế TNCN theo biểu thuế
toàn phần.
Vậy, thực sự luật thuế này đã ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của ACB nói
riêng và các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Một điểm đáng chú ý về luật thuế tại Việt Nam đó là, theo luật thuế hiện hành, thuế
suất đối với thu nhập đầu tư vốn là 5% và đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là
0.1% trên giá bán và 20% trên thu nhập chịu thuế. Điều này vô hình chung đã đẩy đến
hiện tượng rất nhiều công ty cổ phần đã chọn phương pháp trả cổ tức dưới dạng tiền
mặt hơn là dưới dạng cổ phiếu như trước đây, tại sao lại có hiện tượng này?
Chúng ta sẽ làm một bài toán nhỏ để so sánh lợi ích của cổ đông trong trường
hợp nhận được cổ tức bằng tiền mặt sẽ lớn hơn nhận cổ tức bằng cổ phiếu như thế nào.
Với quy định về luật thuế như hiện nay, giả sử rằng cuối năm công ty tiến hành
chi trả cổ tức cho cổ đông số tiền là 1000đ.
Nếu cổ đông quyết định chọn nhận cổ tức bằng tiền mặt thì số tiền thuế mà họ
sẽ nộp là:
1000đ * 5% = 50đ
Như vậy, họ sẽ còn có 950đ tiền cổ tức từ công ty sau khi trừ thuế.
Nhưng nếu như doanh nghiệp không chi trả cổ tức và giả thiết các điều kiện
khác không đổi thì giá cổ phiếu sẽ tăng them 1000đ. Cuối năm cổ đông sẽ có lãi vốn là
1000đ, nếu cổ đông thực hiện chuyển nhượng cổ phần thì sẽ phải nộp thuế là 200đ và
thu nhập cuối năm còn lại 800đ. Kết quả cho thấy thu nhập thực tế của cổ đông nếu
nhận được bằng cổ tức tiền mặt rõ ràng là cao hơn hẳn ( 950đ so với 800đ).
Phân tích sâu hơn trong trường hợp của ACB, nếu như ACB quyết định giữ lại
toàn bộ số tiền lãi cuối năm để tái đầu tư thì vấn đề đặt ra là cổ đông yêu cầu khoản
vốn đầu tư lúc này sẽ là bao nhiêu?
Nếu chọn phương pháp tính thuế 20% trên chênh lệch giá bán và giá mua ( theo
như luật thuế quy định hiện nay) thì giả định giá trị tiền tệ theo thời gian chỉ là 10% thì
lợi nhuận tái đầu tư đó cũng phải đạt được mức tỷ suất sinh lợi đòi hỏi lên đến 30.625%.
Vì: 1000*1.30625*(1-20%)=1.045đ và 1.045đ/(1+10%)=950đ, cũng là số tiền
mà cổ đông nhận được nếu như họ nhận cổ tức bằng tiền mặt.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 45
Trong khi đó, tất cả chúng ta đều biết rằng giá trị tiền tệ theo thời gian của Việt
Nam vào thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế thế giới cao hơn con số 10% rất nhiều, thậm
chí, lạm phát trong năm 2010 là 11.75% và năm 2011 là 18.6%, điều này càng khiến
cho mức lợi nhuận yêu cầu của các cổ đông đối với phần lợi nhuận giữ lại vượt lên
trên con số 30.625% rất nhiều. Mà đây rõ ràng là một bài toán vô cùng khó không chỉ
đối với riêng ACB mà toàn bộ các công ty cổ phần đang niêm yết trên sàn chứng
khoán Việt Nam.
Từ đây cho thấy một phần nguyên nhân khiến cho ACB thực hiện động thái chi
trả cổ tức bằng tiền mặt hơn là bằng cổ phiếu có thể được giải thích một phần bởi
chính sách thuế thu nhập cá nhân đánh vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ sau
năm 2009. Đây cũng là một nét cần chú ý khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
chính sách cổ tức của ngân hàng ACB trong giai đoạn gần đây.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU (ACB)
Qua phân tích bốn nhân tố chính tác động đến chính sách cổ tức của ngân hàng
ACB trên, ta có thấy chính sách cổ tức của ACB có hai đặc điểm hết sức nổi bật đó là:
- Chính sách trả cổ tức của ACB còn theo nhu cầu, thị hiếu của nhà đầu tư mà
không quan tâm đến sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.
- Chính sách cổ tức ACB được sử dụng như một công cụ marketing dùng để
đánh bóng hình ảnh của ngân hàng.
2.4.1. Chính sách trả cổ tức theo nhu cầu của nhà đầu tư mà không quan tâm đến
sự phát triển bền vững của ngân hàng
Đây là một điểm rất đáng lưu ý trong chính sách cổ tức của ngân hàng ACB nói
riêng và của rất nhiều công ty đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam nói chung.
Nguyên nhân xuất phát từ kiểu chi trả cổ tức dạng này đó là do tâm lý e ngại
của các nhà đầu tư trước sự bất ổn của nền kinh tế Việt Nam: lạm phát cao, lãi suất lúc
thì đẩy lên quá cao lúc thì bị hạ xuống thấp không ổn định... Đồng thời, các doanh
nghiệp cũng muốn chiều lòng các nhà đầu tư và muốn tạo nên một hình ảnh “ăn nên
làm ra” để thu hút những nhà đầu tư khác mà gần như không tính đến sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 46
Qua nghiên cứu bảng số liệu trên về mức chi trả cổ tức hàng năm của ngân
hàng ACB và đặc biệt là mức cổ tức trong 2 năm 2009 – 2010 có thể thấy mức cổ tức
bằng tiền mặt của ACB là quá cao, gần như ACB không giữ lại lợi nhuận đủ để tái đầu
tư trong năm tới. Chính điều này vô hình chung đã làm giảm đi tính thanh khoản của
ngân hàng và cơ hội cho các dự án đầu tư sẽ không còn cao. Đặc biệt, trong điều kiện
mà các ngân hàng đang cạnh tranh hết sức gay gắt vào thời kỳ hậu suy thoái kinh tế
thế giới như hiện nay thì vấn đề về tính thanh khoản của các ngân hàng càng được
quan tâm hơn bao giờ hết.
Một điều hết sức nghịch lý là trong khi chỉ số CAR của ACB đang có dấu hiệu
giảm xuống theo từng năm và nhu cầu cần nâng vốn điều lệ của ACB đang hết sức bức
thiết thì ACB lại không giữ lại lợi nhuận để nâng vốn điều lệ nhằm giải quyết vấn đề
này mà chia hết lợi nhuận cuối năm cho các cổ đông và mức lợi nhuận giữ lại là không
đủ để nâng mức vốn điều lệ lên mức cần thiết.
Thông thường tại các quốc gia có tốc độ phát triển bình thường như Anh, Mỹ,
Nhật, Đức, mức lợi nhuận mà công ty niêm yết giữ lại không chia cổ tức chiếm
khoảng 60-80%. Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
chia cổ tức cao hơn nhiều so với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán các
nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giữ lại mức lợi nhuận để tích lũy và mở
rộng sản xuất vào khoảng 40-50%27. Trong khi đó, mức cổ tức chia cho cổ đông hằng
năm luôn dao động quanh mức 80% lợi nhuận sau thuế của ACB mỗi năm. Đây là một
mức quá cao và nếu như cổ tức này tồn tại dưới dạng tiền mặt như hai năm 2009 –
2010 thì đây là một vấn đề hết sức lưu tâm và đáng chú ý.
Như vậy, mặc dù một mức cổ tức cao luôn thu hút được các nhà đầu tư. Nhưng
không phải lúc nào trả cổ tức cao thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
cũng khả quan, đặc biệt trong trường hợp của ngân hàng ACB thì ban giám đốc cần
phải xem xét lại chính sách cổ tức sao cho phù hợp với nguồn vốn của ngân hàng để từ
đó tạo ra sự bền vững lâu dài cho chính ngân hàng này.
27 Theo “ Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn” của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc
Đại học Kinh tế Tp.HCM năm 2010
Đại
ọc
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 47
2.4.2. Sử dụng chính sách cổ tức để đánh bóng hình ảnh của ngân hàng
Ý đồ của ngân hàng ACB trong việc sử dụng chính sách cổ tức tiền mặt cao
hiện nay rất rõ ràng: ACB không chỉ muốn chiều lòng các cổ đông hiện hữu mà còn
muốn dùng công cụ này để thu hút các nhà đầu tư khi muốn phát hành thêm cổ phiếu
nhằm nâng vốn cổ phần của ngân hàng.
Có một vấn đề cần chú ý hiện nay là, tại Việt Nam, ngoài giá trị thương hiệu và
độ tin cậy của doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn nhìn vào công cụ cổ tức để quyết định
đầu tư vào doanh nghiệp hay không? Chính vì vậy mà không chỉ ngân hàng ACB mà
rất nhiều doanh nghiệp khác vào các dịp cuối mỗi năm trong cuộc họp đại hội đồng cổ
đông thi đua nhau chi trả cổ tức với mức cao nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Chính vì cuộc đua không cân sức này mà nhiều doanh nghiệp đã dùng cổ tức để
đánh bóng hình ảnh cho doanh nghiệp mình. Trường hợp này diễn ra khá phổ biến ở
các công ty đang trên đà tăng trưởng cao. Bởi các nhà quản lý muốn thong qua chính
sách cổ tức chi trả tiền mặt cao này để thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu của công ty
mình. Chính vì lẽ đó mà thậm chí nhiều nhà quản lý còn chi trả hết mực lợi nhuận mà
quên luôn cả dự phòng tài chính cho các khoản nợ ngắn hạn.
Còn một điểm đáng chú ý nữa là trong thời gian trước khi cuộc đại khủng
hoảng kinh tế thế giới nổ ra, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở thời kỳ
hoàng kim thì khi doanh nghiệp công bố chính sách trả cổ tức thì xu hướng giá cổ
phiếu tăng lên28. Có 3 nguyên nhân có thể lý giải hiện tượng này đó là29:
- Đó là một biểu hiện của sự thiếu kiến thức, thiếu tầm nhìn, thiếu hoạch định
nguồn vốn trong dài hạn của ban điều hành của các doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư.
- Đó là do các công ty chạy theo xu hướng đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư.
- Do các doanh nghiệp tận dụng điều này như một sự phát tín hiệu đến các nhà
đầu tư về tình hình, triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Sau đó, khi đã có cái nhìn
28 Theo “ Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn” của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc
Đại học Kinh tế Tp.HCM năm 2010
29 Theo “ Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn” của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc
Đại học Kinh tế Tp.HCM năm 2010
Đại
ọc
Kin
h tế
H
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 48
đầy thiện cảm của nhà đầu tư thì họ lại tung chiêu bài phát hành cổ phần mới với mức
sẵn lòng trả giá cao hơn của các nhà đầu tư.
Nguyên nhân thứ 3 cũng là một cách mà các nhà điều hành sử dụng để đối phó
với tình trạng thông tin bất cân xứng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính vì
vậy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đã sử dụng
chính sách cổ tức này như là một công cụ đánh bóng hình ảnh hợp lý. Không phải
ngẫu nhiên mà sau khi công bố các mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt rất cao ACB đã
tiếp tục thực hiện phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với mức 20% vào
năm 2010.
Như vậy, ta có thể xem chi phí cho việc chi trả cổ tức như là một chi phí quảng
cáo, marketing hay chi phí PR hợp lệ. Bởi vì lợi ích mà nó mang lại cũng vô cùng to
lớn như: công ty sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nhiều đối tác làm ăn lớn,
nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hợp tác làm ăn, nhiều cổ đông lớn, chuyên
nghiệp sẽ đóng góp, thúc dẩy vào việc quản lý hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Do đó, có thể xem như chính sách cổ tức tiền mặt cực cao nhử ở ACB cũng có
nét tích cực của nó trong giai đoạn phát triển hiện nay của thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 49
PHẦN 3. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI CHÍNH
SÁCH CỔ TỨC CỦA TMCP Á CHÂU (ACB)
3.1 MỨC CỔ TỨC ỔN ĐỊNH
Mặc dù chính sách cổ tức của ACB có một ưu điểm lớn là nó có thể đánh bóng
được hình ảnh của ngân hàng trước con mắt của cổ đông và thông qua đó tạo bước
đệm thuận lợi để ACB có thể tiến hành phát hành cổ phiếu cho các cổ đông nhằm nâng
vốn cổ phần cho ngân hàng.
Tuy nhiên, theo như thực tiễn đã chứng minh tại các nước phát triển và được
thể hiện thông qua các công trình nghiên cứu của Litner và sau này là của Fama
French, các doanh nghiệp đều có một chính sách chi trả cổ tức rất ổn định. Theo như
công trình nghiên cứu mô hình chính sách cổ tức Litner năm 1950 đã chỉ rõ, các nhà
quản trị của các doanh nghiệp xu hướng chỉ thay đổi mức cổ tức chi trả trong lợi
nhuận ổn định và kéo dài. Còn những thay đổi lợi nhuận tạm thời thì sẽ không tác
động đến chính sách cổ tức. Thậm chí, các giám đốc tài chính chỉ miễn cưỡng mới
phải hủy bỏ chính sách trả cổ tức cao trước đây. Một chính sách cổ tức tốt cần thiết
phải có tính chất dài hạn.30
Hơn thế nữa, trong tất cả các giáo trình tài chính hiện đại, như giáo trình “
Finance and Management – Theory and Practice” của Eugene Brigham đã khẳng định,
một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp cần phải có một cơ cấu vốn tối ưu và quyết
định chi trả cổ tức là một phần để đạt cơ cấu vốn tối ưu đó. Với việc dành gần như tất
cả lợi nhuận sau thuế trong năm sau khi trích lập các quỹ để chi trả cổ tức, sau đó dựa
vào danh tiếng trong việc chi trả cổ tức để thu hút nhà đầu tư mua cổ phiếu vừa mới
phát hành nhằm nâng vốn điều lệ rõ ràng không phải là một cách làm tối ưu.
Việc đi đường vòng như vậy nếu như có hiệu quả trong ngắn hạn, trong thời điểm
hiện nay thì ngược lại, sẽ mang lại kết quả phản tác dụng trong tương lai. Bởi không
thể năm nào trong suốt chiều dài lịch sử của mình ACB cũng phải phát hành cổ phiếu
30 Xem lại phần mô hình chính sách cổ tức của Litner đã trình bày ở phần cơ sở lý luận
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 50
để nâng vốn điều lệ. Và việc thu hút nhà đầu tư bằng một mức cổ tức cao nhờ vào mức
thu nhập cao bất thường trong mỗi năm chỉ có thể phát huy tác dụng tại một thời điểm
trong năm đó. Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng, nếu như trong những năm sau đó lợi
nhuận của ACB không còn tăng trưởng cao như trước, buộc họ phải giảm mức cổ tức
chi trả thì lúc đó sẽ kéo theo những cái nhìn không tốt từ các nhà đầu tư, dẫn đến sự
kém hấp dẫn của cổ phiếu này trong mắt nhà đầu tư.
Rõ ràng, tất cả các nhà đầu tư đều sẽ quan tâm đến một doanh nghiệp có mức chi
trả cổ tức ổn định và tăng dần đều hơn là một doanh nghiệp có mức chi trả không ổn
định và thậm chí phải cắt giảm cổ tức tại một năm nào đó vì lợi nhuận trong năm
không đạt như mong muốn.
Do đó, mặc dù có ý kiến cho rằng một mức tăng trưởng cổ tức rất cao để thu hút
nhà đầu tư là tốt và thông qua đó có thể tạo thuận lợi trong việc phát hành cổ phiếu
mới hơn. Nhưng xét trong dài hạn, ACB cần phải nghiên cứu kỹ về vấn đề cổ tức của
mình và cần phải có một chiến lược dài hạn tốt.
3.2. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CẦN PHẢI CHÚ TRỌNG ĐẾN VẤN ĐỀ CƠ
CẤU VỐN
Trả cổ tức cao cho cổ đông có thể là một cách tốt nhưng vấn đề là cổ tức ACB
chi trả cổ đông quá cao, cao đến mức lợi nhuận giữ lại là hoàn toàn không tương xứng
với mức cổ tức đã chi trả. Đây là một mức cổ tức thường diễn ra tại các doanh nghiệp
đã ở giai đoạn bão hòa, không còn có khả năng tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, thực tế, ACB lại đang đặt những tham vọng rất lớn lao. Ngay trong
bản kế hoạch chiến lược của mình, ACB phấn đấu đến năm 2015 phải là một trong 4
ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Điều này đòi hỏi ACB phải không ngừng nâng mức tài
sản của mình lên mức rất cao. Và để tương xứng với mức tài sản này, ACB cần phải
có một mức vốn điều lệ đủ lớn để có thể đáp ứng được yêu cầu về hệ số an toàn vốn
CAR của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Từ đó, có thể thấy rằng, ACB hoàn toàn có thể tìm xem xét mức lợi nhuận giữ
lại hợp lý hơn nhằm nâng vốn điều lệ của ngân hàng ở mức tốt. Mặc dù trong giai
đoạn hậu suy thoái kinh tế hiện nay, việc giữ lại một lượng lớn lợi nhuận để đầu tư cho
các dự án vào năm sau có thể chưa cần thiết, nhưng về lâu dài ACB hoàn toàn cần một
Đại
học
Kin
h tế
Huế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 51
nguồn vốn lớn nhằm không ngừng gia tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô tài sản và
thậm chí thực hiện các dự án đầu tư lớn hơn nhằm tiến tới mục tiêu 1 trong 4 ngân
hàng lớn nhất Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
Mặc dù hiện nay vẫn có những ý kiến cho rằng, ACB và nhiều doanh nghiệp
khác đang sử dụng công cụ cổ tức như là một cách để thu hút các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, nhưng các lý thuyết đã chỉ ra rằng, tất cả các doanh
nghiệp vẫn cần phải sử dụng một phần trong lợi nhuận sau thuế để phục vụ cho việc
tái đầu tư trong tương lai. Hơn thế nữa, về mặt dài hạn, để phục vụ cho mục tiêu tăng
trưởng cao, ACB vẫn nên sử dụng một phần vốn lợi nhuận sau thuế để phục vụ cho
nhiệm vụ tái đầu tư, mở rộng ngân hàng và tăng trưởng mạnh. Hơn thế nữa, nguồn vốn
này có một lợi thế hơn so với phần vốn có được do phát hành cổ phiếu mới đó là nó
không phải tốn chi phí phát hành.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 52
KẾT LUẬN
A. Những kết quả đã đạt được
Nhìn chung, khóa luận đã được những mục tiêu đã đặt ra ban đầu đó là một mặt
hệ thống hóa được cơ sở lý luận cho đề tài liên quan đến vấn đề cổ tức, mặt khác đã
làm rõ được những đặc điểm và những nhân tố tác động đến những đặc điểm của chính
sách cổ tức tại ngân hàng ACB trong giai đoạn 2006-2010.
Ngoài ra, khóa luận còn chỉ ra những ưu điểm nhược điểm trong chính sách cổ
tức của ngân hàng ACB đồng thời nêu ra một số ý kiến tham khảo trong quá trình
hoạch định chính sách cổ tức trong dài hạn của ngân hàng ACB dựa trên những kiến
thức đã được đúc kết từ những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và
ngoài nước.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, do hạn chế về mặt kiến thức và số liệu nghiên cứu nên
khóa luận còn mắc phải không ít hạn chế.
B. Những hạn chế
Khóa luận mặc dù đã nêu ra được những ý kiến tham khảo trong quá trình
hoạch định chính sách cổ tức dài hạn cho ngân hàng ACB nhưng chưa đưa ra được con
số cụ thể về mức cổ tức chi trả cũng như cơ cấu vốn tối ưu mà ACB cần đạt được qua
đó có chính sách cổ tức hợp lý để theo đuổi cơ cấu vốn này.
Một hạn chế nữa của khóa luận này đó là do hạn chế về mặt kiến thức, thiếu
tiếp xúc với số liệu thực và thiếu điều kiện tiếp cận với chuyên gia trong hội sợ ngân
hàng ACB về vấn đề cổ tức nên ngoài những nhân tố đã phân tích trong khóa luận, có
thể còn tồn tại một số nhân tố khác mà khóa luận mà tôi chưa còn chưa nêu ra trong
khóa luận này.
Ngoài ra, do hạn chế về mặt thời gian nên khóa luận này còn mắc một số lỗi
chính tả và do lỗi in sai sót và không còn thời gian sửa chữa nên tên đề tài đáng ra nên
sử dụng cụm từ ngân hàng TMCP Á Châu ( ACB) thay vì là ngân hàng TMCP ACB.
C. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Khóa luận này chính là một nền tảng cơ sở để có thể mở ra một loạt nghiên cứu
tiếp theo sau này, trong đó hướng nghiên cứu tiềm năng nhất chính là nghiên cứu
chính sách cổ tức của một số ngân hàng khác đang niêm yết trên các sở giao dịch
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 53
chứng khoán tại Hà Nội và Tp.HCM như ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín (Sacombank), hay ngân hàng thương mai cổ phần ngoại thương
(Vietcombank).
Từ đó hướng nghiên cứu trên có thể khái quát thành nghiên cứu chính sách cổ
tức của tất cả các ngân hàng thương mại đang niêm yết trên các sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội và Tp.HCM. Ngoài ra, sau khi nghiên cứu chính sách cổ tức của riêng
ngành ngân hàng, có thể mở rộng sang nghiên cứu chính sách cổ tức của các ngành
khác và xa hơn nữa là các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của toàn bộ các
doanh nghiệp đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.31
Vấn đề cổ tức là một vấn đề phức tạp và rất nhiều công trình nghiên cứu khoa
học đã ra đời từ hơn nửa thế kỷ qua, trong đó chính sách cổ tức tại các thị trường mới
nổi là một đề tài gây được sự chú ý của các nhà nghiên cứu trong hơn 10 năm gần đây.
Và đây cũng sẽ là một vấn đề mà các học giả còn quan tâm nghiên cứu nhiều tròn
nhiều năm tới.
31 Hiện nay đã có một bài nghiên cứu khoa học của đại học Kinh tế Tp.HCM nghiên cứu về các nhân tố tác động
đến chính sách cổ tức trong thực tiễn vào năm 2010, trong đó nghiên cứu về 4 biến nội sinh ảnh hưởng đến chính
sách cổ tức của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với mẫu nghiên cứu gồm có 45 doanh
nghiệp từ 5 ngành khác nhau.
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
SVTH: Nguyễn Tư Hiếu 54
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Financial Management Theory and Practice 12th Edition” của Eugene F.Brightham
và Micheal C.
2. Dividend policy: A review of theories and empirical evidence của Husam-Aldin
Nizar Al-Malkawi và Micheal Raffety
3. Dividend Policy in Banking của Ross N Dickens, K.Michael Casey và Joseph
A.Newman
4. Finance and Management – Theory and Practice” của Eugene Brigham
5. Giáo trình “ tài chính doanh nghiệp hiện đại” của PGS.TS Trần Ngọc Thơ
6. “Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn” của nhóm nghiên
cứu khoa học thuộc trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
7. “Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược kinh doanh ở các doanh
nghiệp niêm yết ở Việt Nam” của Trần Thị Mỹ Liên
8. “Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam dưới tác động của thuế thu nhập” của nhóm nghiên cứu khoa học thuộc
trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
9. Báo cáo thường niên của ACB vào các năm từ 2006 đến 2011
10. Tạp chí đầu tư chứng khoán
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Khoá luận tốt nghiệp
PHỤ LỤC
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhung_nhan_to_tac_dong_den_chinh_sach_co_tuc_cua_ngan_hang_co_phan_a_chau_acb_4188.pdf