Nhìn vào thực trang khai thác sản phẩm du lịch cho thấy các sản phẩm du lịch văn hóa
tại Bắc Ninh còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, thiếu sức
hấp dẫn và cạnh tranh nên chưa thể thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến
với Bắc Ninh. Tuy nhiên, về cơ bản, tác giả vẫn đặt niềm tin vào công tác đầu tư, điều chỉnh
một cách kiên quyết cho định hướng phát triển du lịch văn hóa tỉnh theo hướng phát triển du
lịch bền vững được hoàn thành trong tương lai.
Từ những bước khảo sát, nghiên cứu thực trạng ngành du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh
trong những năm gần đây, tác giả luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp
nhằm phát triển hơn nữa ngành du lịch văn hóa của tỉnh cho xứng đáng với tiềm năng vốn
có. Trong đó tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp như: cơ sở vật chất phục vụ du lịch
văn hóa, nhân lực trong du lịch văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, về tổ
chức - quản lý hoạt động du lịch văn hóa, giải pháp về xúc tiến - quảng bá sản phẩm du lịch
văn hóa, giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa, giải pháp về bảo vệ
tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch hay giải pháp cho thị
trường du lịch văn hóa của tỉnh
36 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 5236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương mại hóa đã làm thay đổi một phần trong giá trị văn hóa của nó. Cho nên, để làm tốt công
tác này, tỉnh Bắc Ninh càng phải chú trọng và quan tâm đúng mức với loại hình mang màu sắc rất
riêng của tỉnh.
Kết hợp với thưởng thức làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh, khách du lịch đến Bắc Ninh
còn rất quan tâm vào việc tham gia các hoạt động trong lễ hội và thưởng thức các giá trị văn hóa
tinh thần trong lễ hội đó. Loại hình này phổ biến vào thời điểm đầu năm bởi đây mới là mùa ra đời
của các lễ hội trong đời sống người Việt. Thời gian này, khách du lịch thường kết hợp với du lịch
tín ngưỡng tâm linh với loại hình này. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Bắc Ninh quảng bá, giới thiệu
tới các du khách về hoạt động của du lịch văn hóa tỉnh nhiều hơn.
2.2. Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và
định hướng đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đã xác định phát triển du lịch văn hóa là chủ yếu
bởi nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và các yếu tố nuôi dưỡng tài nguyên văn hóa dồi
dào. Vì vậy, tỉnh đã xây dựng và khai thác một số thành tố văn hóa tiêu biểu nhằm phục vụ
du lịch dựa trên cả hai nguồn tài nguyên: vật thể và phi vật thể.
2.2.1. Khai thác quan họ phục vụ du lịch
Trước khi quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,
quan họ đã thu hút khá nhiều sự tìm hiểu và thưởng thức của du khách trong và ngoài nước qua
những lễ hội truyền thống của Bắc Ninh, những cuộc thi hát quan họ Du khách biết đến và yêu
thích quan họ bởi cái hay, cái đẹp vốn có của nó. Đặc biệt, Bắc Ninh hàng năm có rât nhiều du
khách tới lễ hội để được được đắm chìm trong không khí thấm đượm tình qun họ, duyên quan họ.
Không phải ngẫu nhiên người ta bảo Hội Lim (Tiên Du) là lễ hội đặc sắc vùng quan họ. Không
biết bởi duyên trời hay tình người quan họ đằm thắm mà giã bạn rồi, du khách thập phương cứ
vương vấn mãi câu hát “Người ở đừng về” Và vì thế, cứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không
hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội.
17
Thực trạng hoạt động đầu tƣ khai thác quan họ phục vụ du lịch: Đã có nhiều nhà đầu tư
xây dựng và phát triển nhiều dự án dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng này của
Bắc Ninh để phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch tới Bắc Ninh.
Thực trạng công tác quản lý của tỉnh trong việc khai thác quan họ phục vụ du
lịch: Sau khi quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, các cấp
quản lý đã chú trọng hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tỉnh Bắc Ninh
tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc
và độc đáo của dân ca quan họ Bắc Ninh dưois nhiều hình thức, khơi dậy niềm tự hào dân
tộc, nâng cao ý thức tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các cộng đồng dân cư về
bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động khai thác: Bên cạnh những hoạt động,
những dự án đầu tư có trọng điểm, có sức thu hút và quảng bá quan họ của du lịch Bắc
Ninh, vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập xoay quanh việc phát triển du lịch Bắc Ninh dựa
trên việc khai thác các giai trị văn hóa quan họ. Điều đó dần làm mất đi vẻ đẹp của Quan họ,
của người dân Kinh Bắc. Tháng Giêng, bạn bè hóa hức hẹn nhau đi hội Lim. Hội Lim đã đi
nhiều, nhưng sao vẫn chưa thỏa. Rõ là Hội Lim giờ đây quy mô lớn, tổ chức hoành tráng
nhưng lại thiếu đi cái đằm thắm, chất tâm tình và cái duyên Quan họ - những cái tự nhiên
riêng có của quan họ, khiến cho “Ai xui nên nỗi nhớ nhau đi tìm” mỗi khi xuân về, tháng
giêng đến. Nhiều người trở về từ hội Lim thất vọng vì “tưởng quan họ thế nào” Quả thực,
nếu chỉ nghe hát quan họ qua những chiếc loa kích âm, trong không khí lễ hội ồn ào và qua
sự trình diễn của những diễn viên quan họ trẻ tuổi, thì thật khó có thể tưởng tượng được tại
sao quan họ lại ngấm vào máu bao nhiêu thế hệ ở Bắc Ninh, khiến người ta say mê đến thế!
Bên cạnh đó, dân ca quan họ Bắc Ninh vốn hình thành và phát triển gắn liền với không gian
văn hóa làng xã, thì nay quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến không gian văn hóa
truyền thống đang bị thu hẹp dần. Chưa kể tới việc, dân ca quan họ - vốn được xem như một
thú chơi nghệ thuật thuần nhất phi thương mại, rất hiếm trên thế giới – nay bị sân khấu hóa
và thương mại hóa. Một bộ phận không nhỏ những người hát quan họ hiện nay (nhất là các
bạn trẻ) đã gần như rời xa các lề lối và kĩ thuật thanh nhạc cổ điển, lạm dụng nhạc đệm điện
tử và các thiết bị loa đài dẫn tới việc những nét tinh túcuar quan họ đang bị biến dạng.
Người ta có thể thấy Quan họ Bắc Ninh đang “phủ sóng” Hà Nội bởi chỉ sau một cú
điện thoại, “liền anh liền chị” sẽ đến hát ngay cho khách có nhu cầu tại nhà riêng, cơ quan
hay khách sạn – những sân khấu “liền địa” không thuyền trôi bồng bềnh, không ánh sáng
hoành tráng và âm thanh, đạo cụ. Hát quan họ cũng được đẩy lên thành loại hình kinh doanh
đắt khách tại các quán rượu, nhà hàng tại Hà Nội hiện nay.
Sự đổi mới của hoạt động khai thác quan họ sau khi quan họ đƣợc công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Những vấn đề bất cập của việc khai thác
quan họ phục vụ mục đích du lịch đã phần nào được cải thiện kể từ khi quan họ được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 30-9-2009, bởi từ đây
người dân, các cấp quản lý, du khách và các nhà đầu tư đã nhận biết rõ rệt hơn tầm quan
trọng trong việc khai thác quan họ với mục đích du lịch làm sao cho đúng đắn và đạt hiệu
quả cao, giữ gìn và bảo tồn được quan họ với những tính chất vốn có của quan họ. Có thể
nhận thấy sự thay đổi lớn lao trong công cuộc cải cách, đổi mới này như lời ông Phạm Đăng
Mùi – phó trưởng đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh: Nâng cấp Đoàn Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trở thành Nhà hát Quan họ Bắc Ninh hiện là một giải pháp tốt nhất góp phần làm cho
Quan họ trường tồn và lan tỏa, xứng đáng là một điểm nhấn trong sản phẩm du lịch đặc
trưng của Bắc Ninh.
2.2.2. Khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
18
Theo Tổng cục Du lịch: “Du lịch làng nghề đang là lựa chọn số một của du khách. Theo
thống kê, lượng du khách chọn du lịch văn hóa làng nghề chiếm tới 60% trong tổng số 800
triệu du khách trên toàn thế giới”
Những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động du lịch làng nghề: Hầu hết các làng nghề
truyền thống của Bắc Ninh được khách du lịch quan tâm, tham gia có tính chuyên nghiệp và
tập trung nghề cao, có khoảng 30% lượng người trong làng tham gia sản xuất. Một số làng
nghề đang phát triển mạnh cả về nghề cả về thu hút khách du lịch như làng Gốm Phù Lãng,
làng gỗ Đồng Kỵ, mây tre đan Xuân Hội thì có đến 60 – 80% dân số trong làng tham gia
vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đa dạng.
Trong một số làng nghề có sự phát triển đa dạng phong phú về các hộ nghề, các hộ kiêm và
hộ chuyên ngành tham gia làm nghề. Một số các hộ đã tập hợp nhau lại để hình thành các
hợp tác xã thủ công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó phát triển hơn đời sống kinh tế - xã hội địa
phương, ngành, vùng. Ngoài ra việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề du lịch đã
có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần đối với sự phát
triển của ngành du lịch. Hiện nay bên cạnh các hình thức du lịch khác nhau của Bắc Ninh:
du lịch văn hóa – lễ hội, tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề
đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề
làm phong phú các sản phẩm du lịch, các tour du lịch. Những sản phẩm làng nghề có tính
đơn lẻ, độc đáo, có sự kết tinh của văn hóa của văn hóa Kinh Bắc thực sự hấp dẫn khách du
lịch đén với làng nghề.
Về cơ chế, chính sách, các cấp quản lý của tỉnh Bắc Ninh đang có định hướng gìn
giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời, đồng thời xây dựng và phát
triển các làng nghề mới, đồng thời cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát triển “mỗi
làng – mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức sống của nhân dân,
đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.
Du lịch làng nghề phát triển bước đầu đã giúp các làng nghề khôi phục, phát triển
được các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng được môi trường du lịch văn hóa, cải thiện
hơn các cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch sinh thái,đẩy mạnh công tác
dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng
nghề.
Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm
làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm.
Các làng nghề khai thác du lịch cũng bước đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban
đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du lịch như hệ thống cửa hàng mua sắm.
Một số làng nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng
nghề nhằm chào bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch.
Những vấn đề bất cập cần giải quyết:
Du lịch làng nghề như ta đã thấy có một tiềm năng phát triển khá lớn, một vai trò
phải triển rất quan trọng. Nhưng trên thực tế trong thời gian quacos thể nói hiệu quả hoạt
động của các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh bắc Ninh đạt được chưa cao.
Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một
địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ
và chuyên nghiệp. Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nước thì hoạt động
du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công
19
nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến
du lịch thuộc các địa phương tiêu biểu như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng
Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương
trình cho các tuyến, du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Rất nhiều tài
nguyên du lịch chưa được quan tâm khai thác, kết hợp hài hòa để tạo ra sức hấp dẫn trong
tour du lịch, tuyến, chương trình du lịch.
Việc quản lý các làng nghề còn lỏng lẻo, không rõ ràng, chồng chéo, khong thống
nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Điều đó khiến khu du lịch làng nghề
truyền thống lộn xộn, vệ sinh môi trường lỏng lẻo, không đảm bảo an ninh, an toàn cho du
khách. Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam cho biết phần lớn
dân số ở Việt Nam vẫn đang sống ở nông thôn, văn hóa nông nghiệp đã thấm sâu vào tâm
hồn Việt Nam và trở thành bản sắc văn hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh đã
khiến các làng nghề truyền thống có khả năng biến mất nếu không được quản lý phù hợp.
Mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh: Việc phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ nâng cao hình ảnh, tên của
làng nghề; sản phẩm được tiếp cận với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, giải quyết
được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương; góp phần phát triển ổn
định làng nghề, nghề thủ công. Do vậy cần phải có sự gắn kết giữa các ngành, các cấp khảo
sát cũng cố, nâng cấp các làng nghề hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các huyện, thị để xây
dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề và hình thành một số điểm trưng bày và bán sản
phẩm chất lượng cao của các làng nghề, nghề thủ công trong tỉnh như: hàng thủ công mỹ
nghệ và hàng đặc sản địa phương.
2.2.3. Khai thác các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ du lịch
Chẳng hẹn cũng lên, vùng Kinh Bắc với hàng trăm lễ hội lớn nhỏ đã thu hút hàng
triệu lượt khách ghé thăm mỗi dịp xuân về. Không lạ đến mức phải ngỡ ngàng, vậy mà tiếng
trống hội vẫn giục giã dòng người bước chân về trẩy hội. Thời nào cũng vậy, các làng xã
cũng đều quan tâm xây dựng cho mình những thiết chế văn hóa cộng đồng (đình, đền ,
chùa) và hàng năm theo mùa vụ “xuân thu nhị kỳ” đã diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền
thống. Song mỗi làng xã, có lịch sử tồn tại và phát triển riêng, nên có những tục lệ riêng và
hoạt động lễ hội mang màu sắc riêng. Vì vậy trong dân gian có câu: “Tróng làng nào làng ấy
đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” là phản ánh màu sắc riêng của văn hóa lễ hội. Với sự
phong phú của hệ thống lễ hội tại Bắc Ninh, với sự trải dài cả về không gian và thời gian
của các lễ hội, sức hấp dẫn với du khách quốc tế do chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc,
lễ hội dân gian truyền thống của Bắc Ninh là một “tài nguyên” vô giá đối với sự phát triển
du lịch của tỉnh và của cả nước. Theo thống kê của cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh, đến nay
toàn tỉnh có 547 lễ hội, trong đó có 49 hội chùa, 484 hội đình và 14 hội đền.
Công tác quản lý việc khai thác lẽ hội phục vụ du lịch: lễ hội Bắc Ninh vẫn còn
tồn tại hạn chế nhất định. Một số địa phương có lễ hội lớn chưa khoa học trong công tác quy
hoạch không gian lễ hội, việc quản lý khu vực dịch vụ trong lễ hội còn chưa thật sự chặt
chẽ, văn minh dẫn đến phổ biến tình trạng đốt vàng mã, dịch vụ khấn thuê, đội lễ, đổi tiền
lẻ, hay tình trạng giọt dầu để tràn lan, vương vãi gây phản cảm, mất mỹ quan và giảm ý
nghĩa tâm linh của lễ hội khiến du khách không hài lòng.
Một số lễ hội ngày càng bị mất giá trị nguyên gốc, bị sân khấu hóa, bổ sung, xen kẽ
những yếu tố hiện đại, lai căng không phù hợp.
Một số lẽ hội mang tính chất tâm linh, thần bí, có sự tham gia quá ồn ào ảnh hưởng
đến không gian, tính chất lễ hội nên không nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư
địa phương. Thậm chí, có lễ hội được tổ chức tràn lan, bị thương mại hóa, gây bức xúc
trong dư luận.
20
Kết quả đạt đƣợc:
Du lịch lễ hội Bắc Ninh mới chỉ thu hút khách nội địa: Lễ hội Bắc Ninh được nhìn
nhận như một “bảo tàng sống” về đời sống, cư dân văn hóa vùng Kinh bắc. Nhất là dịp xuân
về, hàng trăm lễ hội diễn ra chính là cơ hội để hút khách du lịch. Tuy vậy, sức thu hút của lễ
hội ở Bắc Ninh chưa lớn. Bắc Ninh có 547 lễ hội, nhưng chỉ thu hút sự tham gia của cộng
đồng dân cư quanh vùng ở phạm vi hẹp.
Thực trạng du lịch tại một số lễ hội ở Bắc Ninh:
Hội Lim có từ lâu đời và trở thành hội vùng của các làng thuộc Nội Duệ từ thế kỷ
18. Hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng dân làng tổ chức lễ hội tưởng nhớ những người đã
có công với cộng đồng dân cư nơi đây.
Lễ hội truyền thống của Bắc Ninh là dịp giới thiệu văn hóa Kinh Bắc tới du khách,
cũng là dịp quảng bá du lịch Bắc Ninh. Tuy nhiên những lễ hội nơi đây đang đứng trước
nguy cơ mai một nghiêm trọng. Như vậy du lịch văn hóa nói chung và cụ thể là du lịch lễ
hội nói riêng có thể phát triển còn là một điều kiện tuyệt vời để giữ gìn và phát triển các lễ
hộiu đang có nguy cơ mai một ở Bắc Ninh, nâng cao đời sống của người dân ở nơi đây.
2.2.4. Khai thác giá trị các di tích lịch sử và những ngôi chùa cổ phục vụ du lịch văn
hóa, du lịch hành hương và du lịch tâm linh tại Bắc Ninh
Bắc Ninh được coi là nơi phát tích của Phật Giáo Việt Nam, vì vậy, du khách đến
đây sẽ có dịp tìm hiểu thêm nhiều thông tin về đạo Phật tại Việt Nam với những truyền
thuyết có từ lâu đời, những ngôi chùa thiêng. Mỗi năm Bắc Ninh thu hút hàng nghìn lượt
khách tới hành hương, thăm quan hệ thống chùa nơi đây.
Tuy nhiên, du lịch hành hương, lễ hội tại Bắc Ninh nói riêng và tại các ngôi chùa của
Việt Nam nói chung đều tòn tại nhiều vấn đề bất cập. Hội chùa diễn ra cũng là lúc nhiều
người dân lợi dụng để kiếm tiền bằng chiếc bàn ghi sớ, xem bói, xem tướng, xem chỉ tay,
khấn vái thuê Mặc dù ban quản lý đền đã đưa ra những quy định nghiêm cấm mọi hành vi
mê tín dị đoan, nhưng do lượng khách quá đông nên những người khấn vái, rút thẻ vẫn lén
lút hành nghề. Hiện tượng này gây ra cái nhìn phản cảm đối với những chốn linh thiêng như
thế này.
Bên cạnh đó, bắc Ninh cũng có nhiều di tích lịch sử có giá trị truyền thống như văn
miếu Bắc Ninh, thành cổ Bắc Ninh, những quần thể di tích xung quanh chùa Tuy nhiên
nhìn tổng thể thì công tác gắn kết giữa bảo tồn di tích với khai thác tiềm năng du lịch di tích
lịch sử văn hóa, giáo dục còn bị lãng quên. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch chưa
đuwocj đầu tư đủ phục vụ du khách dừng chân. Tại khu di tích vẫn chưa hề có đội ngũ
hướng dẫn viên, thuyết minh viên về kiến trúc cảnh quan, về lịch sử.
Những di tích, danh thắng có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và có ý nghĩa
sống động về giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng lại không được
chú trọng khai thác hết tiềm năng.
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch văn hóa của tỉnh
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào
việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Nó
lập thành một hệ thống trong cơ cấu chung của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch. Cơ sở
vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm: Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở vui chơi
giải trí, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, cơ sở y tế, văn hóa, cơ sở thể thao và phục vụ
các dịch vụ bổ sung khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của
21
khách hàng. Vì vậy, sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.3.1 Hệ thống lưu trú
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách và nhu cầu xã hội
ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu
cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách
sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các
thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô. Hiện nay, toàn tỉnh có 178 khách
sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giường) có thể đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch,
trong đó có 6 khách sạn được xếp hạng sao (252 phòng và 346 giường), chủ yếu tập trung ở
khu vực thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn.
(Xem Bảng 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 – 2011))
2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm)
Bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí Hệ thống cơ sở ăn uống
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh càng ngày càng đa dạng. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều kinh
doanh ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui
chơi giải trí, thể thao số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được
một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du
lịch.
2.4. Nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa tỉnh
Nguồn nhân lực ở đây là bao gồm tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch
từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các khối doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực du lịch hoặc ngay cả đối với cả những người dân địa phương tham gia vào hoạt động du
lịch. Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, toàn tỉnh có 1.470 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du
lịch tại tỉnh trong đó các cơ sở kinh doanh lữ hành chiếm 9,7 %, lao động trong các cơ sở
vận chuyển khách chiếm 9,8%, lao động trong các điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
là 10,2%; còn lại đa số lao động trong các cơ sở lưu trú chiếm 70,3 %.
Hiện tại, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán
bộ theo dõi về du lịch theo hướng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn
nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, mức độ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
địa phương về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, công ty TNHH,
lực lượng lao động chưa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao
động lớn tuổi, chưa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và
thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng mỏng
và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tham khảo điều đó trong bảng
số liệu dưới đây.
(Xem bảng 2.10: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 – 2011))
Với một tỉnh có tiềm năm du lịch văn hóa lớn như Bắc Ninh nếu như trong tương lai
không có định hướng và chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có
chất lượng cao thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường khách, đến sản phẩm du lịch khi
du khách đến với Bắc Ninh vì phát triển du lịch thì vấn đề nhân lực được đưa lên vị trí quan
trọng.
2.5. Tổ chức, quản lí và quy hoạch du lịch văn hóa
2.5.1. Hiện trạng đầu tư phát triển khu, điểm du lịch
Khu du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2010 xác
định 3 dự án ưu tiên đầu tư gồm: khu du lịch văn hóa quan họ Cổ Mễ (Bắc Ninh); khu du
22
lịch văn hóa Đền Đầm (Từ Sơn) và khu du lịch văn hóa Phật Tích (Tiên Du). Dự kiến trong
thời gian tới sẽ quy hoạch thêm 3 khu du lịch: Thiên Thai (huyện Gia Bình); Như Nguyệt
(huyện Yên Phong); Hàm Long – Núi Dạm (Thành phố Bắc Ninh) để xác định quỹ đất phát
triển du lịch và làm động lực phát triển các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn trên
Điểm du lịch: Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2011 có một số điểm di tích
lịch sử, văn hóa, xác định là chủ đạo trong khai thác phát triển du lịch. Hiện tại, có Văn
Miếu Bắc Ninh, chùa Dâu, Lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, đền Đô là một trong
những điểm du lịch đã được lập quy hoạch, lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hướng
phục vụ mục đích du lịch. Còn những điểm du lịch còn lại hiện đang trong quá trình lập dự
án đầu tư để trùng tu tôn tạo là chính.
2.5.2. Các dự án đầu tư khác liên quan đến du lịch
Dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình chính công viên Lý
Bát Đế: Công trình này thuộc phường Đình Bảng – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. UBND
tỉnh Bắc Ninh có công văn số 1224/UBND-XDCB của UBND tỉnh ngày 12 tháng 7 năm
2010 đồng ý cho công ty cổ phần đầu tư KINGSLAND lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khu công viên Lý Bát Đế trong quy hoạch đô thị xanh của thị xã Từ Sơn,
theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT).
Dự án đầu tƣ xây dựng tôn tạo khu di tích Đền Đô và Sông Tiêu Tƣơng: Đây là dự án
nằm tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết
định số 1345/QĐ-UBND ngày 1 tháng 10 năm 2010 theo hình thức hợp đồng (BT) do công
ty cổ phần đầu tư A.D.E.L làm chủ đầu tư phối hợp cùng công ty cổ phần sông Đà 2 và
công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Việt thực hiện.
Dự án đầu tƣ xây dựng nâng cấp, mở rộng khu lƣu niệm cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn
Cừ: Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11
năm 2008, giao Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh làm chủ đầu tư theo hình thức bổ
sung, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
Dự án đầu tƣ xây dựng quần thể khu lƣu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, tại thị xã Từ
Sơn, (giai đoạn 1): Được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1017/QĐ-
UBND ngày 7 tháng 8 năm 2008, giao UBND Thị xã Từ Sơn làm chủ đầu tư theo hình thức
đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới.
2.6. Tuyên truyền, quảng bá cho du lịch văn hóa tỉnh
Tuy chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch có sự
chuyển biến. Chỉ riêng trong giai đoạn 2007 – 2011, đã tiến hành xuất bản, phát hành:
60.000 tập gấp, tờ rơi giới thiệu về các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống,
làng nghề tiêu biểu trên địa bàn, 8000 tờ bản đồ du lịch, 4.000 đĩa VCD, DVD giới thiệu về
tiềm năng du lịch Bắc Ninh và đĩa VCD Quan họ cổ giới thiệu giá trị di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loai – dân ca Quan họ Bắc Ninh, 2.000 cuốn sách quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh gắn với hoạt động du lịch, 1.000 cuốn
sách cẩm nang du lịch Bắc Ninh, 2000 cuốn sách Về miền Quan họ, xây dựng 02 biển chỉ
dẫn vào các di tích tiêu biểu, hàng chục chương trình quảng bá trên đài truyền hình, báo TW
và địa phươngTổng kinh phí đạt gần 2 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2007 – 2011 kinh phí gấp
hơn 4 lần kinh phí tuyên truyền quảng bá của cả giai đoạn 2001 – 2006.
(Xem Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kinh phí quảng bá du lịch (2001 – 2011))
2.7. Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa
2.7.1. Tác động tích cực
Kinh tế phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ và được các quốc gia trên
thế giới ưu tiên phát triển, là “con gà trống đẻ trứng vàng” nên có ảnh hưởng rất lớn đến
việc phát triển kinh tế trong đó có tác động đến những yếu tố sau:
23
Nâng cao thu nhập người dân
Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp
Kích thích các ngành nghề khác
Tăng cường đầu tư cở sở hạ tầng
Văn hóa phát triển: trong mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, không chỉ riêng du
lịch lấy nguyên liệu để tạo ra sản phẩm là văn hóa mà thông qua hoạt động du lịch cũng góp
phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển văn hóa.
Giao lưu làm cho văn hóa trở nên đa dạng và phong phú
Bảo tồn văn hóa
Giáo dục:
Nâng cao dân trí
Bồi dưỡng nhân lực
2.7.2.Tác động tiêu cực
Sức chứa của các điểm du lịch: Sức chứa là yếu tố chứng minh sự sẵn sàng đón khách
trong du lịch của các khía cạnh như: hạ tầng, sinh thái, tâm lý, kinh tế, xã hội và quản lý.
Về hạ tầng du lịch
Về tâm lý sẵn sàng đón tiếp khách
Môi trƣờng tự nhiên: Khi đánh giá những tác động qua lại giữa môi trường và hoạt
động du lịch, cần xem xét đến những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên bao gồm:
Tác động đến môi trường nước
Tác động đến hệ động thực vật
Thay đổi lối sống
Biến dạng văn hóa
Mâu thuẫn quyền lợi
Kinh tế:
Thương mại hóa văn hóa
Phát triển kinh tế không đồng đều
An ninh quốc gia và an toàn xã hội:
An ninh chính trị:
An toàn xã hội
An toàn thực phẩm
2.8. Đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch văn hóa
2.8.1. Ưu điểm
2.8.2. Tồn tại, hạn chế
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Có thể coi du lịch Bắc Ninh chủ yếu là du lịch văn hóa. Hơn nữa, cần phải thấy vai trò
chủ đạo của loại hình du lịch này đã, đang và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể
cho địa phương. Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại đây, dù là du lịch
với nhiều mục đích khác nhau tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm về nguồn cội, lịch sử, tín
ngưỡng tâm linh đều là du lịch văn hóa, hoặc định hướng tận dụng và khai thác hiệu quả
tiềm năng và thế mạnh của nguồn tào nguyên nhân văn ở Bắc Ninh đều không thể tách rời
du lịch văn hóa được. Nguồn tài nguyên nhân văn phong phú của Bắc Ninh là tiền đề tốt để
du lịch phát triển, đem lại nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã
hội cho người dân địa phương, nâng cao doanh thu đóng góp, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát
triển chung về mọi mặt của tỉnh. Tuy nhiên trong công tác đầu tư, bảo vệ đó, Bắc Ninh vẫn
còn một số hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng du lịch văn hóa tỉnh. Đồng thời, tác
động của du lịch đã ít nhiều gây ra sự biến đổi những giá trị bản sắc văn hóa của tỉnh. Đây
24
cũng được xem là bài toán khó khăn trong cách thức phát triển du lịch của các cấp, các
ngành có liên quan.
Nhằm phát triển du lịch văn hóa một cách chuyên nghiệp còn tồn tại một số vấn đề
bất cập nguy hại mà “cứ để vậy” không bảo tồn kịp có thể dẫn tới sự hao tổn về tài nguyên
văn hóaNhưng về cơ bản, tác giả vẫn có một niềm tin lạc quan rằng, khi tài nguyên du
lịch lễ hội được quan tâm hơn nữa, được đề xuất đầu tư, điều chỉnh một cách kiẻn quyết cho
định hướng phát triển du lịch Bắc Ninh hơn nữa thì vấn đề phát triển du lịch văn hóa Tỉnh là
một việc hoàn toàn có thể làm được. Niềm tin ấy là tiền đề, cơ sở cho nội dung mà tác giả sẽ
trình bày trong chương tiếp theo, cũng là khép lại đề tài nghiên cứu khoa học này.
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC NINH
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1. Định hướng phát triển theo ngành
3.1.1.1. Định hướng phát triển thị trường
3.1.1.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
3.1.2. Định hướng phát triển theo không gian, lãnh thổ
Về tổ chức không gian lãnh thổ du lịch, Bắc Ninh xác định phát triển ở những không
gian chính sau:
Không gian du lịch TP. Bắc Ninh - Từ Sơn - thị trấn Hồ (Thuận Thành)
Không gian du lịch phía Đông theo dải sông Đuống
3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh
3.2.1. Giải pháp cho thị trường du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh
Du lịch văn hóa Bắc Ninh trong những năm qua đã có những bước tiến đáng kể,
song chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh. Bởi vậy, trong những năm tới, để thúc
đẩy ngành du lịch văn hóa tỉnh ngày càng phát triển, đặc biệt là để hướng tới năm du lịch
đồng bằng sông Hồng 2013, chắc chắn Bắc Ninh sẽ càng phải nỗ lực hơn nữa trong việc đưa
ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế trong công tác hoạt động du lịch.
Ở phần này, dựa vào định hướng thị trường và những căn cứ về tài nguyên du lịch,
dựa trên một số tâm lý và sở thích của các khách thị trường của cả khách du lịch quốc tế và
nội địa, tác giả xin đưa ra giải pháp cụ thể cho thị trường du lịch như sau:
3.2.1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng:
- Thị trường khách Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông) :
- Thị trường khách Nhật Bản
- Thị trường khách Hàn Quốc
- Thị trường ASEAN
Khu vực Châu Âu – Mỹ:
- Châu Âu
- Khách Bắc Mỹ
3.2.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa
Khách Hà Nội:
Khách các tỉnh thành lân cận:
Khách khu vực phía Nam và TP.Hồ Chí Minh:
3.2.2. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù
Căn cứ vào kết quả phân tích về đặc điểm tài nguyên du lịch; về hạn chế của du lịch
Bắc Ninh thời gian qua đứng từ góc độ sản phẩm du lịch, một số sản phẩm du lịch đặc thù
mà du lịch Bắc Ninh chưa có, cần tập trung xây dựng và phát triển trong giai đoạn 2011 –
25
2030 nhằm góp phần tạo bước phát triển đột phá về du lịch bao gồm ( xếp theo thứ tự ưu
tiên ):
- Khu du lịch Làng quê miền Quan họ tại xã Hòa Phong (Thành phố Bắc Ninh)
- Khu vui chơi giải trí – thể thao Đền Đầm (Từ Sơn)
- Khu du lịch Làng quê Việt Vạn Ninh (Gia Bình)
- Khu du lịch sinh thái tâm linh Phật Tích
- Khu du lịch văn hóa – lễ hội Đền Bà Chúa Kho (thành phố Bắc Ninh)
- Không gian lễ hội Lim ( Tiên Du)
- Xây dựng khu du lịch – vui chơi giải trí – thể thao hiện đại quy mô vùng tại núi Dạm (TP.
Băc Ninh)
- Các chương trình tour du khảo đồng quê và tuyến du lịch đường sông từ Đền Cao Lỗ
Vương đến Lăng Kinh Dương Vương (sông Đuống)
- Dự án khu du lịch – đô thị Rồng Việt
- Khu chiến tuyến lịch sử Như Nguyệt
- Khu đền và Lăng Kinh Dương Vương
3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa
3.2.3.1.Về cơ sở lưu trú
- Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu thể thao, vui chơi giải trí,
các khu hội thảo – hội nghị với các phòng họp đầy đủ tiện nghi, các siêu thị và trung tâm
thương mại, dịch vụ
- Xây dựng các công trình du lịch tại các khu điểm du lịch văn hóa lịch sử ở Bắc Ninh
cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc xây dựng, phù hợp với cảnh
quan môi trường của khu vực.
- Xây dựng và tăng số phòng khách sạn theo dự báo, nâng cấp hệ thống khách sạn,
nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% trong
tổng số phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao theo phân hạng của Tổng cục du lịch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ
thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch của tỉnh, các khu du lịch mang tầm
quốc gia.
3.2.3.2.Cơ sở vui chơi giải trí du lịch
Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên xây dựng các loại hình giải trí
tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao như sân Golf, dã ngoại
Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ở các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các
làng chèo truyền thống để cải tạo, đầu tư mới một số dụng cụ, trang thiết bị và có chính sách
giáo dục để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú về sản phẩm
du lịch văn hóa tại địa phương.
Đối với làng nghề du lịch cần đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông
thôn. Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tư ít mà lại giải quyết được nhiều lao động,
đồng thời có thể tranh thủ nhanh được công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp
này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.
3.2.4. Giải pháp về phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa
- Hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông trung học, thậm chí từ năm cuối của cấp
trung học cơ sở.
- Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong
tỉnh song song với việc khuyến khích việc tham gia các chương trình đào tạo về du lịch ở các cơ
sở đào tạo du lịch ở Hà Nội và các địa phương khác.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của ngành du lịch và
các dự án quốc tế.
26
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh chủ động tổ chức khóa đào tạo nâng cao nhận
thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho cộng đồng người dân tại các
khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
- Yêu cầu chủ đầu tư các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn
nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.
- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương và các tổ
chức quốc tế.
3.2.5. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa
3.2.5.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa
- Lập quy hoạch phát triển du lịch
- Tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ, kinh doanh phát triển du lịch văn hóa
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh ban hành, kiến nghị cơ chế chính sách có liên quan đến
phát triển du lịch văn hóa:
- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa:
3.2.5.2. Các cơ sở, đơn vị du lịch
3.2.5.3. Chính quyền địa phương
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa
Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Bắc Ninh, trong thời gian tới
song song với việc phát triển sản phẩm du lịch cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên
truyền, quảng bá cho du lịch với những đề xuất sau:
- Xây dựng và tổ chức hoạt động Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh.
- Tiến hành nghiên cứu các đặc điểm thị trường trọng điểm của du lịch Bắc Ninh và khả
năng “cung” để có kế hoạch xúc tiến quảng bá.
- Hoàn thiện hơn nữa hình ảnh và thương hiệu của du lịch Bắc Ninh trên cơ sở phân tích
những lợi thế so sánh và chú trọng tính thân thiện, bản sắc riêng.
- Xác định các kênh để đưa thông tin tới thị trường trọng điểm của du lịch Bắc Ninh. Tiến
hành hoạt động phát hành các ấn phẩm quảng bá, tổ chức các chuyến FAM trip (các chuyến
đi tìm hiểu du lịch Bắc Ninh cho các nhà báo, phóng viên, các hãng lữ hành lớn vv); xây
dựng một bộ phim có chất lượng về du lịch Bắc Ninh; tham gia các hội chợ, triển lãm về du
lịch ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế; xây dựng trung tâm du khách tại TP. Bắc Ninh.
- Xây dựng các chương trình marketing điểm đến cho Bắc Ninh, chương trình này cần được
thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác thị trường du lịch quốc tế và thị
trường du lịch cao cấp trong nước đồng thời đảm báo tính thông nhất trong hình ảnh của du
lịch Bắc Ninh trên thị trường. Tạo lập và nâng cao thương hiệu du lịch Bắc Ninh gắn liền
với những đặc trưng về tiềm năng du lịch, văn hóa, môi trường an toàn ổn định đối với các
thị trường mục tiêu trong và ngoài nước.
- Thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hóa,
lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chương trình xúc tiến, phát triển thị trường
theo chuyên đề tại các thị trường trọng điểm theo hình thức “Ngày văn hóa du lịch Bắc
Ninh”, các sự kiện được tổ chức tại Bắc Ninh trên trang website du lịch Bắc Ninh của Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp Bắc Ninh cùng với cả nước để cung cấp
thông tin qua mạng điện tử để khách du lịch nắm thông tin một cách nhanh chóng và dễ
dàng hơn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, tổ chức quốc tế trong
hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bắc Ninh.
- Mở các hội chợ, triển lãm chuyên đề riêng về du lịch Bắc Ninh tại trung tâm thành phố và
các địa phương khách như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh
27
- Tổ chức sự kiện du lịch Bắc Ninh hàng năm nhân lễ hội Lim, tạo thành sản phảm độc đáo
cho du lịch Bắc Ninh. Thường xuyên tổ chức Festival về du lịch văn hóa của tỉnh.
- Xây dựng các trung tâm thông tin tại các trung tâm du lịch, cụm du lịch: thành phố Bắc
Ninh, Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ
- Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Bắc Ninh, đại diện các doanh nghiệp du lịch Bắc Ninh
tại các trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách tiềm năng, khách truyền thống.
Đối với du lịch làng nghề: khai thác, phát triển thị trường, chú ý các thị trường có
triển vọng; hình thành trung tâm khuyến công hỗ trợ tích cực cho phát triển làng nghề và
nghề; tổ chức tham gia các hội trợ triển lãm các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ; xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở nhiều kênh thông tin đại
chúng, đặc biệt là Internet.
3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa
3.2.7.1.Giải pháp vĩ mô
Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa thông qua các biện pháp sau:
- Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, thu thập thống kê.
- Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên định kỳ về di sản văn hóa.
- Phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh.
- Tăng cường truyền dạy phổ biến, xuất bản trình diễn và phục dựng các loại hình di sản
văn hóa.
- Thực hiện thẩm định miễn phí hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn
hóa theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa đó.
- Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa ngăn chặn
nguy cơ làm mai một thất truyền các di sản văn hóa truyền thống.
- Mở rộng các hình thức xã hội văn hóa trong lĩnh vực văn hóa bảo vệ và phát huy giá trị
văn hóa phi vật thể.
Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các
biện pháp:
- Tặng thưởng, truy tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và thực
hiện hình thức tôn vinh khách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ
biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa.
- Tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, trưng bày
giới thiệu sản phẩm đi với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ
thuật truyền thống.
- Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và có một số ưu đãi khách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được
phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
3.2.7.2. Giải pháp vi mô
Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch văn hóa khi đưa khách du lịch tham
quan.
- Không phá vỡ cảnh quan môi trường tại các di sản văn hóa khi xây các công trình kiến
trúc tại các khu, điểm du lịch.
- Tuyền truyền, phổ biến, giáo dục nhân viên và du khách hiểu về giá trị của các di sản, di
tích văn hóa.
28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng nhanh cả về chiều sâu và chiều
rộng, vấn đề giữ gìn, phát huy các nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc cũng đồng nghĩa
với việc thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển. Nhận thức rõ được điều này, công tác khôi
phục và bảo tồn của tỉnh Bắc Ninh đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này dựa trên sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước và trách nhiệm của những người con trên chính mảnh đất giàu
văn hóa này.
Và chúng ta hãy tin rằng con người Bắc Ninh vốn thông minh mẫn cảm, đã sáng tạo ra
nhiều giá trị văn hóa tinh thần cũng như vật chất tồn tại xuyên qua bao thăng trầm của lịch sử sẽ
mãi làm tốt công tác phát triển các hoạt động du lịch. Bởi chỉ có như vậy mới giúp họ có thêm
nhiều động lực để giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp của riêng quên hương mình. Và trên hết, đó
chính là niềm tự hào của những người con Kinh Bắc với bạn bè trong nước cũng như quốc tế.
Đến nay dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan, người dân Bắc Ninh sẽ ra sức bảo
tồn bản sắc văn hoá và đẩy mạnh các hoạt động du lịch nhằm phát huy những giá trị cao đẹp
nhất của văn hoá truyền thống nước nhà. Đồng thời không ngừng tiếp thu những thành tựu tinh
hoa của nền văn minh nhân loại, góp phần xây dựng thành công nền văn hoá Việt Nam thực sự
là nền văn hoá dân tộc, hiện đại, nhân văn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có lẽ cũng chính
vì thế mà hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Bắc Ninh luôn vận động không ngừng.
29
KẾT LUẬN
Văn hóa Bắc Ninh có mạch nguồn từ rất xa xưa, đóng góp nhiều giá trị văn hóa độc
đáo, lớn lao cho nền văn hóa dân tộc. Thừa hưởng một nền tảng văn hóa đồ sộ và cổ xưa,
trải qua thời gian, văn hóa Bắc Ninh vừa lan toả vừa tiếp nhận những giá trị của nền văn hóa
khác để bồi đắp, làm phong phú cho mình. Do đó, đối tượng mà tác giả hướng tới cho luận
văn này là một địa phương có nền văn hóa đặc sắc trong nền văn hóa đồng bằng sông Hồng.
Bắc Ninh vốn có nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa vô cùng phong
phú, đa dạng, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du
lịch văn hóa thế mạnh, đặc thù. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.259 di tích lịch sử văn hóa, trong đó
có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (149 di tích cấp quốc gia và 237 di
tích cấp địa phương) đã tạo nên những sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn du khách như: Dân ca
Quan họ Bắc Ninh, Chùa Bút Tháp, Đền Đô, Đình Bảng, ẩm thực, tranh Đông Hồ, hội
Lim
Trong mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và du lịch đó thì văn hóa chính là nguồn
lực, là một trong những đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của các danh lam, làng
nghề, nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt với đặc sản văn hóa lễ hội và thưởng thức nghệ thuật đã
làm nên thương hiệu cho du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
Trước vị trí quan trọng của văn hóa, đặc biệt là các công trình văn hóa lễ hội, di sản
văn hóa phi vật thể, trong thời gian qua, Bắc Ninh đã và đang chú trọng công tác bảo tồn,
tôn tạo hệ thống di tích lịch sử, phát triển nền văn hóa nghệ thuật dân gian kết hợp với việc
khôi phục, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển, xây dựng các cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch của tỉnh nhà. Tuy
nhiên, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch vẫn còn thiếu đồng bộ,
chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí
30
còn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Đây cũng là nỗi trăn trở của
ban quản lý ngành, của tỉnh.
Nhìn vào thực trang khai thác sản phẩm du lịch cho thấy các sản phẩm du lịch văn hóa
tại Bắc Ninh còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, thiếu sức
hấp dẫn và cạnh tranh nên chưa thể thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến
với Bắc Ninh. Tuy nhiên, về cơ bản, tác giả vẫn đặt niềm tin vào công tác đầu tư, điều chỉnh
một cách kiên quyết cho định hướng phát triển du lịch văn hóa tỉnh theo hướng phát triển du
lịch bền vững được hoàn thành trong tương lai.
Từ những bước khảo sát, nghiên cứu thực trạng ngành du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh
trong những năm gần đây, tác giả luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp
nhằm phát triển hơn nữa ngành du lịch văn hóa của tỉnh cho xứng đáng với tiềm năng vốn
có. Trong đó tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp như: cơ sở vật chất phục vụ du lịch
văn hóa, nhân lực trong du lịch văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, về tổ
chức - quản lý hoạt động du lịch văn hóa, giải pháp về xúc tiến - quảng bá sản phẩm du lịch
văn hóa, giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa, giải pháp về bảo vệ
tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch hay giải pháp cho thị
trường du lịch văn hóa của tỉnh
Mặc dù luận văn còn nhiều hạn chế song tác giả luôn cố gắng triển khai đề tài theo
phương pháp liên ngành, chủ yếu là hoạt động văn hóa và du lịch để từ đó có cái nhìn bao
quát, xử lý vấn đề theo chiều sâu và có cái nhìn rộng mở với vấn đề.
Thông qua những nghiên cứu, đề xuất bên trên, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một
phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa thành sản phẩm du
lịch đặc sắc mang đậm văn hóa của tỉnh Bắc Ninh, nâng cao khai thác du lịch văn hóa Bắc
Ninh thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng riêng có của vùng..
138
References
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá, Du
Lịch Việt Nam, Số 7, tr 58+59.
3. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB TP. Hồ Chí Minh.
4. Đặng Kim Chi (2005), Làng Nghề Việt Nam và môi trường, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng.
6. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam,
NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
7. Đinh Thị Phương Dung (1999), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, ĐH
Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.
8. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
9. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Duy Hinh ( 2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
139
11. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình Xã hội học
quản lý, NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu ( 2001), Du lịch bền vững, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Hội Tâm lý học giáo dục Việt Nam (1993), Tâm lý học kinh doanh, NXB
TP. Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách, Tạp chí du
lịch Việt Nam, số 10/2012.
16. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Du lịch đêm Hà Nội, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 8/2001.
17. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát
triển du lịch. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3 – 2012.
19. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở
Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.
20. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2.
140
21. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, số 5.
22. Nguyễn Phạm Hùng ( 2012), Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và việc
bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
“Tư vấn Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, do
Trung tâm Bảo tồn Văn hóa tôn giáo, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.
23. Vũ Ngọc Khánh ( 2001), Đạo thánh ở Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
24. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý ( 1978), Quan họ - nguồn
gốc và quá trình phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội
26. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình ( 2001), Kinh tế du lịch và du lịch
học (Sách dịch), NXB Trẻ, TP. HCM.
27. Nhiều tác giả (2003), Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở văn hóa thông tin
Bắc Ninh.
28. NXB Chính trị Quốc gia (2002), Luật Di sản văn hóa và nghị định hướng
dẫn thi hành, Hà Nội, 97 trang.
29. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc (1962), Dân
ca quan họ Bắc Ninh, NXB Văn Hóa – Viện Văn học, Hà Nội.
30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật Di sản.
31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch.
32. Nguyễn Minh San (1994), Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam, NXB
Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
141
33. Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Ninh (2010), Báo cáo tổng kết
chương trình hành động quốc gia về du lịch.
34. Sở Thương Mại và Du lịch Bắc Ninh (2007), Đề án phát triển du lịch Bắc
Ninh.
35. Lê Hữu Tầng (Chủ biên), Đinh Gia Khánh ( 1993), Lễ hội truyền thống
trong đời sống xã hội hiện đại, NXB KHXH, Hà Nội.
36. Nhất Thanh (2001), Đất lề quê thói (Phong tục Việt Nam), NXB Văn hoá
thông tin, Hà Nội.
37. Bùi Thiết ( 1993), Từ Điển Lễ Hội Việt Nam, NXB Văn hóa Hà Nội.
38. Trương Thìn (Chủ biên) (1990), Hội hè Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
39. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
40. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hướng dẫn du lịch.
41. Ty Văn hóa Hà Bắc (1982), Địa chỉ Hà Bắc.
42. Viện nghiên cứu phát triển du lịch Bắc Ninh ( 1998), Công văn của Viện
nghiên cứu phát triển du lịch gửi sở thương mại và Du lịch Bắc Ninh.
Tiếng Anh
1. Benedict Kaune ( 2000), Kỹ nghệ du lịch, NXB Thanh niên, Hà Nội.
2. Denis L. Foster (2001), Công nghệ du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050001429_9703_2094418.pdf