Đề tài Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu. Chính sách nhà nước đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế nói chung và lâm nghiệp nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích số lượng lớn doanh nghiệp đầu tư vốn vào sản xuất và chế biến lâm sản phục vụ nhu cầu ngày càng tăng trong nước và xuất khẩu. Nền kinh tế nói chung và lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp nói riêng đã và đang tiếp tục vận hành theo sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường và ngành hàng lâm sản xuất khẩu đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong khi đó Việt Nam đã bắt đầu quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do AFTA và đang trong lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Hội nhập khu vực và thế giới đem lại nhiều cơ hội để tăng trưởng kinh tế trong nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, làm cho các sản phẩm của Việt Nam có thể tìm được vị trí xứng đáng trên thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam có cơ hội thâm nhập các thị trường như Nhật Bản, Châu Âu hoặc các thị trường mới như Mỹ một cách mạnh mẽ với việc rỡ bỏ các rào cản thương mại và các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó thì việc hội nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho nền kinh tế nói chung và ngành chế biến lâm sản xuất khẩu nói riêng. Các sản phẩm lâm sản của Việt Nam phải tuân thủ một cách chặt chẽ các các quy định về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường do các nước tiêu thụ quy định, phải cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu đồ gỗ mạnh trong khu vực. Trong khi ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của chúng ta còn bộc lộ nhiều khó khăn chưa giải quyết được như khó khăn về nguồn nguyên liệu, về thông tin thị trường quốc tế, về công nghệ và vấn đề thương hiệu v.v. Do những khó khăn trên nên ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của Việt Nam mặc dù được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh hơn các nước khác trong khu vực nhưng thị phần của hàng lâm sản xuất khẩu nước ta tới các thị trường còn thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Thị trường lâm sản xuất khẩu vẫn đang được coi là một thị trường giàu tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được, nếu như chúng ta khắc phục được những khó khăn trên thì kim ngạch xuất khẩu trong lĩnh vực này có khả năng tăng mạnh hơn nữa trong tương lai. Để khắc phục những khó khăn trên thì việc hoạch định chính sách tạo sự phát triển chiến lược cho ngành là hết sức quan trọng và cần thiết, điều này sẽ tạo sự phát triển cân đối, ổn định và bền vững cho ngành chế biến lâm sản xuất khẩu trong tương lai. Do yêu cầu cấp thiết của quá trình xây dựng chiến lược phát triển cho ngành đòi hỏi những thông thông tin cập nhật, chính xác về thị trường và sản xuất của từ các doanh nghiệp nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á" MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN II. 5 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN XUẤT KHẨU. 5 1.THỊ TRƯỜNG LÂM SẢN QUỐC TẾ. 5 1.1.Thị trường sản phẩm. 5 1.2.Thị trường nguyên liệu thế giới. 9 1.3.Chi phí sản xuất. 11 2. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC. 11 2.1.Thị trường xuất khẩu đồ gỗ. 11 2.2. Thị trường nguyên liệu. 15 2.3. Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam. 17 4. MỘT SỐ VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HIỆN HÀNH CÓ LIÊN QUAN. 18 4.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng. 18 1.1.2.Chính sách phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. 22 1.1.3.Chính sách lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. 23 1.1.4.Chính sách xuất nhập khẩu lâm sản. 24 1.1.5.Chính sách thuế. 25 1.1.6. Chính sách hội nhập. 27 PHẦN III 29 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY 29 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. 29 2.2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY. 30 2.2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. 30 2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. 31 2.3. Tình hình tổ chức, quản lý, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty Bắc Á. 33 2.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng của Công ty trong những năm tới. 37 2.4.1. Thuận lợi. 37 2.4.2. Khó khăn. 38 2.4.3. Phương hướng của Công ty trong những năm 2005. 38 PHẦN IV. 40 I.THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ SẢN XUẤT LÂM SẢN CỦA CÔNG TY BẮC Á. 40 2.1.Tình hình thị trường xuất khẩu của Công ty. 40 2.1.1.Tình hình chung. 40 2.1.2. Thị trường Nhật Bản. 42 2.1.3.Thị trường Châu Âu. 50 2.2. Thực trạng thị trường nguyên liệu. 53 2.1.4.Kế hoạch phát triển thị trường. 57 2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY. 58 2.2.1 Dây truyền sản xuất ván sàn. 58 2.2.2. Dây truyền sản xuất Platta. 62 2.2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh.(chỉ số DRC)Bổ sung. 65 II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐANG TRIỂN KHAI TRONG THỰC TIỄN ĐẾN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 65 2.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng. 65 2.2. Chính sách lưu thông tiêu thụ sản phẩm. 67 2.3. Chính sách xuất nhập khẩu Lâm sản. 68 2.4. Chính sách thuế. 68 2.5.Chính sách hội nhập. 70 PHẦN IV 71 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ MẶT CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN PHỤC VỤ XUẤT KHẨU. 71

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2741 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nghệ quá phức tạp và việc đào tạo nhân công cho sản xuất khá đơn giản rất phù hợp với tình hình công ty trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Với sự cố gắng nỗ lực của công ty, trong những năm gần đây mối quan hệ giữa công ty với các khách hàng Nhật Bản ngày càng phát triển, giá trị xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật Bản qua các năm ngày càng tăng và báo hiệu nhiều thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tới. Điều đó được phản ánh qua các số liệu về tình hình buôn bán giữa công ty với Nhật Bản 3 năm gần đây. a.Về mặt biến động sản lượng Qua Biểu 05 và Biểu 06 về tình hình xuất khẩu của Công ty tới thị trường Nhật Bản ta thấy: *Về mặt sản phẩm: Công ty chỉ tập trung vào sản xuất hai loại ván sàn từ nguyên liệu gỗ thông đó là T&G và S4S. + T&G (Touge and groove) là sản phẩm ván sàn đã được tinh chế, hoàn thiện về mặt công nghệ có thể đưa luôn vào sử dụng. Về mặt quy cách ván sàn T&G có nhiều loại quy cách khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu trong hợp đồng của khác hàng tuy nhiên T&G tập trung vào 5 loại quy cách chính sau. Loại Dài (mm) Rộng(mm) Dầy(mm) 1 3950 121 150 2 4000 121 150 3 1950 108 150 4 1950 121 150 5 3650 121 150 + S4S (Surface 4 Surface) là ván sàn nhưng chưa qua tinh chế, chưa hoàn thiện về mặt công nghệ. Ván sàn S4S mới chỉ qua bào 4 mặt chứ chưa qua phay đầu và sẻ rãnh cũng như một số công đoạn khác. Với quy trình sản xuất T&G thì có thể coi S4S là sản phẩm dở dang. Theo tính toán bình quân thì cứ 1m3 S4S sản xuất được 0.8m3 T&G, và chi phí cho quá trình sản xuất này vào khoảng 170USD. Cũng giống như T&G, S4S cũng có nhiều quy cách khác nhau tuỳ theo yêu cầu của hợp đồng, và chúng tập trung vào 6 loại chính sau. Loại Dài (mm) Rộng(mm) Dày(mm) 1 4000 120 16.5 2 2000 120 16.5 3 2000 130 165 4 2000 90 16.5 5 4000 130 165 6 4000 160 16.5 Ngoài ra, trong cùng một loại sản phẩm khách hàng và Công ty còn phải căn cứ vào màu sắc của ván sàn để quyết định giá cả, có 3 loại màu sắc theo giá cả giảm dần là ván RED( loại màu đỏ), ván MIX( loại pha màu) và ván WHITE (loại màu trắng). Dù có sự phân biệt về quy cách và màu sắc sản phẩm nhưng giá cả trong một loại thay đổi không đáng kể và có thể lấy giá bình quân (do tỉ lệ nguyên liệu theo màu sắc là tương đối bằng nhau). *Về mặt sản lượng xuất khẩu(Biểu 05) và giá trị xuất khẩu (Biểu 06) ta thấy. + Sản lượng và giá trị xuất khẩu của Công ty vào thị trường Nhật Bản tăng đều đặn qua 3 năm. Năm 2004 giá trị ván sàn xuất khẩu đạt 271.890USD tăng 60.3% so với năm 2003 và tăng 85.6% so với năm 2002 + Về tỷ trọng xuất khẩu Biểu 07: tỷ trọng sản phẩm T&G trong sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn, điều đó chứng tỏ công ty ngày càng chú trọng vào việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng qua tinh chế có giá trị công nghệ cao và giảm dần tỷ trọng sản phẩm thô có giá trị công nghệ thấp. Nó cũng phản ánh thực tế kết quả của việc đầu tư dây truyền công nghệ và định hướng chiến lược của công ty. Có thể nói nguyên nhân để có được sự tăng trưởng như trên là kết quả của việc xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến gỗ Bắc Sơn từ những tháng cuối năm 2002. Năm 2002 và 2003 kết quả sản xuất và tiêu thụ thực sực chưa tốt do đây là giai đoạn dây truyền công nghệ của nhà máy đang trong quá trình lắp đặt và hoàn thiện, đây cũng là giai đoạn đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất thử nghiệm. Đến năm 2004 mới thực sự là năm nhà máy đi vào sản xuất ổn định do đó kết quả trong năm 2004 đã vượt hẳn so với hai năm trước đó. b.Về mặt đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với công ty thì thị trường Nhật Bản thực sự là một thị trường rất có tiềm năng, nhu cầu của thị trường này về sản phẩm của công ty là rất lớn. Theo những thông tin tìm hiểu được tại phòng thị trường của công ty thì trong những năm gần đây đơn đặt hàng từ phía Nhật Bản là rất lớn, trong hợp đồng họ thường không quy định sản lượng tối đa mà chỉ yêu cầu về khối lượng sản phẩm tối thiểu mà công ty phải giao hàng cho đến một thời điểm nhất định. Với công suất của dây truyền sản xuất ván sàn thì khối lượng sản phẩm hàng tháng theo thiết kế là 35m3/tháng nghĩa là với dây truyền sản xuất ván sàn hiện tại thì hàng năm công ty có thể sản xuất và xuất khẩu 420m3 ván sàn. Căn cứ vào công suất thiết kế của dây truyền, căn cứ vào nhu cầu không giới hạn như trong hợp đồng nếu so sánh với sản lượng thực tế hàng năm công ty cung cấp cho khách hàng Nhật Bản ta có thể khẳng định công ty chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Năm 2002 và 2003, việc không đáp ứng được nhu cầu thị trường nguyên nhân chính do đây là giai đoạn công ty đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện dây truyền công nghệ và đào tạo công nhân nên việc sản xuất chưa được ổn định. Còn năm 2004, năm công ty được đánh giá là đã đi vào ổn định sản xuất, vậy nguyên nhân nào làm cho công ty chi sản xuất được 210m3 ván sàn tương đương 50% công suất thiết kế và không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường? Đi sâu tìm hiểu thực tế cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do vấn đề nguyên liệu. Năm 2002 và 2003 nguồn nguyên liệu gỗ thông nhập khẩu từ bên Lào của công ty tương đối ổn định và dư thừa cho sản xuất. Nhưng trong năm 2004 nguồn nguyên liệu gỗ thông bên Lào có tình trạng suy giảm, hơn nữa ngày càng có nhiều công ty trong nước và các công ty nước ngoài tham gia vào việc khai thác gỗ thông bên Lào. Trong năm 2003 cũng là năm chính phủ Lào áp dụng chính sách nghiêm cấm xuất khẩu gỗ tròn vì vậy công ty phải thuê xẻ, sấy trước khi vận chuyển nguyên liệu về nước làm cho giá thành nguyên liệu tăng nên một cách đáng kể. Những nguyên nhân trên gây nên tình trạng năm 2004 công ty nhập không đủ nguyên liệu cho sản xuất trong khi nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng. C. Tình hình biến động giá cả. Chú thích: Giá C&F tại cảng Nhật Bản, hình thức thanh toán LC Nhìn vào Biểu 0 ta thấy giá bán các loại ván sàn của Công ty tới thị trường Nhật Bản trong các năm vừa qua có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Giá bán của sản phẩm T&G trong năm 2004 tăng so với năm 2003 là 5,5% tương đương mức tăng 70$/m3, nếu so với năm 2002 thì năm 2004 giá T&G tăng 83$/m3 tức là tăng 6.6%. Do T&G và S4S là hai sản phẩm tương đối đồng nhất nên Công ty căn cứ trên mức giá bán của sản phẩm này để xác định giá bán của sản phẩm kia nên giá cả của S4S cũng thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi giá cả T&G. Tìm hiểu thực tế tại Công ty cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng giá bán sản phẩm ván sàn trong năm 2004 là do vấn đề nguyên liệu. Năm 2004 nguồn nguyên liệu gỗ thông bên Lào có tình trạng suy giảm, hơn nữa ngày càng có nhiều công ty trong nước và các công ty nước ngoài tham gia vào việc khai thác gỗ thông bên Lào. Cuối năm 2003 cũng là thời điểm Chính phủ Lào áp dụng chính sách nghiêm cấm xuất khẩu gỗ tròn vì vậy công ty phải thuê xẻ, sấy trước khi vận chuyển nguyên liệu về nước làm cho giá thành nguyên liệu tăng nên một cách đáng kể. Những nguyên nhân trên gây nên tình trạng năm 2004 khối lượng nguyên liệu gỗ thông Lào nhập về Nhà máy giảm trong khi giá nguyên liệu lại tăng một cách đáng kể.(xem Biểu 0) d.So sánh với giá thị trường: Theo lời cán bộ thị trường của Công ty thì ván sàn gỗ thông là sản phẩm đặc trưng của Công ty Bắc Á, miền Bắc hiện nay cũng có nhiều Công ty sản xuất ván sàn nhưng chỉ có Bắc Á sản xuất ván sàn gỗ thông. Còn các doanh nghiệp đồ gỗ miền Nam tập trung sản xuất các loại sản phẩm khác như đồ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ và cũng chưa thấy doanh nghiệp nào ở Miền Nam sản xuất ván sàn gỗ thông vì vậy có thể nói trong nước công ty không có đối thủ cạnh tranh về giá cả. Đối với thị trường nước ngoài, theo đánh giá của khách hàng thì mức giá của công ty là hợp lí và chấp nhận được. e.Kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. C«ng ty x©y dùng Nhµ nhËp khÈu C«ng ty chÕ biÕn ®å gç kênh1 V¸n sµn kênh 2 Giải thích: Sản phẩm ván sàn của Công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản theo hai kênh chính: Kênh 1: Ván sàn của Công ty được xuất khẩu tới đối tượng là các Công ty xây dựng tại Nhật Bản, đối với sản phẩm T&G thì sẽ được họ sử dụng để lắp cho các công trình xây dựng mình, còn sản phẩm S4S thì sẽ sử dụng vào các mục đích khác trong xây dựng. Kênh 2: Các nhà nhập khẩu đặt hàng trực tiếp tới Công ty theo các hợp đồng, sản phẩm nhập khẩu sẽ được các nhà nhập khẩu bán lại cho các Công ty xây dựng hoặc các Công ty chế biến đồ gỗ tại thị trường Nhật. Sản phẩm mà các Công ty chế biến đồ gỗ mua lại từ nhà nhập khẩu chủ yếu là S4S, loại sản phẩm này sẽ được các Công ty đồ gỗ của Nhật sử dụng để chế biến thành các loại ván sàn theo các quy cách khác nhau hoặc dùng để sản xuất các loại sản phẩm đồ gỗ khác phục vụ cho nhu cầu nội địa. Vì thế ở đây có thể coi việc nhập khẩu S4S của các nhà nhập khẩu là một hình thức nhập nguyên liệu. Với vai trò của một nhà cung cấp hàng hoá thì giá bán của công ty không thay đổi giữa các kênh tiêu thụ, với giá bán như thế của công ty thì nhà nhập khẩu mới là người phải cân nhắc xem có thực hiện giao dịch hay không, nếu họ có thể bán lại ở thị trường Nhật Bản với giá cao hơn thì họ sẵn sàng giao dịch và ngược lại thì không. 2.1.3.Thị trường Châu Âu. Đối với công ty Bắc Á thì Châu Âu vẫn còn đang là một thị trường mới mẻ, mặc dù nắm bắt được tiềm năng và cơ hội từ thị trường này nhưng trước đây do còn nhiều khó khăn nên công ty chưa tiến hành giao dịch với khách hàng Châu Âu. Nhưng trong vài năm gần đây công ty đã có kế hoạch cho việc thâm nhập thị trường này, cụ thể là việc Công ty kí kết hợp đồng để trở thành nhà cung cấp sản phẩm đồ gỗ cho tập đoàn IKEA của Thụy Điển trong năm 2003-2004. Bước đầu khi hợp tác với IKEA công ty chỉ tiến hành kí kết cung cấp cho IKEA loại sản phẩm đồ gỗ ngoài trời đơn giản (Platta), có thể nói đây chỉ là bước sản xuất mang tính thử nghiệm của công ty. Về đối tác đầu tiên của công ty tại thị trường Châu Âu, Tập đoàn IKEA là một tập đoàn lớn của Thụy Điển, là nhà cung cấp các sản phẩm đồ gỗ lớn thứ 3 trên thế giới và được coi như niềm tự hào của người người dân Thụy Điển. Tập đoàn này có một mạng lưới rộng khắp thế giới từ IKEA quốc tế, IKEA châu lục cho đến IKEA quốc gia, ngoài ra tập đoàn này còn sở hữu một hệ thống các siêu thị lớn trải khắp thế giới. Mặt hàng đồ gỗ cũng chỉ là một trong những mặt hàng mà tập đoàn này kinh doanh, họ đặt hàng từ nhà sản xuất ở khắp các quốc gia sau đó các mặt hàng này sẽ được tiêu thụ bởi hệ thống siêu thị của chính họ. Có nhiều lí do để công ty lựa chọn IKEA là đối tác đầu tiên trong quá trình thâm nhập thị trường Châu Âu như: + IKEA là một thương hiệu lớn, một khách hàng có uy tín. Điều này sẽ mang lại sự an toàn nhất định cho công ty trong quá trình hợp tác. + Sản phẩm Platta mà công ty kí kết với IKEA là một sản phẩm đơn giản dễ làm. Platta không chỉ đơn giản về công nghệ mà còn đơn giản về yêu cầu nguyên liệu. Nguyên liệu để sản xuất Platta là gỗ keo rừng trồng, loại nguyên liệu này rất phổ biến tại miền Bắc hơn nữa lại không có yêu cầu về chứng chỉ FSC. + Nhu cầu của IKEA là rất lớn, tập đoàn này sẵn sàng tiêu thụ hết toàn bộ sản phẩm mà khả năng Công ty có thể cung cấp. Chủng loại sản phẩm đồ gỗ mà họ tiêu thụ cũng rất đa dạng như đồ nội thất, đồ ngoài trời. Tuy nhiên khi hợp tác với IKEA công ty cũng phải chấp nhận một số điều kiện khó khăn nhất định đó là: + Việc sản xuất hàng IKEA chỉ thực hiện theo mùa vụ do IKEA chỉ nhập hàng vào những tháng cuối năm (điều này dẫn đến tình trạng công ty phải sản xuất gấp rút vào những tháng cuối năm, thêm vào đó chi phí cho lưu kho và bảo quản sản phẩm sẽ tăng) + Yêu cầu về chất lượng sản phẩm Platta là khá cao trong khi lợi nhuận từ mặt hàng này lại không cao (từ 8-12% giá bán). + IKEA chỉ đồng ý thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày giao hàng, điều này làm giảm vòng quay vốn lưu động, bắt buộc công ty phải vay vốn lưu động để sản xuất. + Để trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho IKEA thì Công ty phải thanh toán cho IKEA Việt Nam một khoản chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm là 5% giá bán. Mặc dù đơn hàng từ IKEA là khá lớn, song do những khó khăn nêu trên nên năm 2004 công ty chỉ sản xuất được 166.600sp với giá bán 1.95USD/sản phẩm. Nếu so với con số 200.000sp như mong muốn trong năm đầu hợp tác của IKEA thì công ty mới chỉ đạt được 83.3%. Tuy nhiên sản phẩm Platta cũng là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho Công ty trong năm 2004 với tỷ trọng 37,53%, vượt qua sản phẩm ván sàn truyền thống và doanh thu từ thị trường nội địa. Những con số trên cũng phần nào phản ánh được tiềm năng trong việc hợp tác với IKEA nói riêng và tiềm năng của thị trường Châu Âu nói chung. Qua bước hợp tác và sản xuất thử nghiệm với IKEA trong năm 2003-2004 công ty đã đi đến quyết định kế hoạch cho năm 2005 và những năm sắp tới như sau. + Ngừng việc sản xuất sản phẩm Platta, thay vào đó công ty đang tiến hành đàm phán với IKEA để sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn như mặt bàn, đồ nội thất. + Công ty đã và đang tiến hành nhập nhiều loại gỗ nguyên liệu rừng trồng tứ các nước Châu Âu để đảm bảo nguồn nguyên liệu có chứng chỉ cho sản xuất các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Châu Âu nói chung và IKEA nói riêng. 2.2. Thực trạng thị trường nguyên liệu. a.Thực trạng thị trường nguyên liệu của Công ty. Tình hình thị trường nguyên liệu của công ty trong ba năm gần đây được biểu hiện qua biểu đồ sau. *Tình hình thị trường nguyên liệu của công ty giá nguyên liệu nhập về trong 3 năm gần đây Loại gỗ Năm2002 Năm2003 Năm 2004 Nguồn gốc Thông tròn 130USD 138USD 184USD Lào Keo 1.65triệu 1650000 đ Miền Bắc Việt Nam Camxe 550USD Lào Gỗ hương 8.6-16.6triệu Nghệ An Bích 105EURO Đức Mun xanh 770USD Malaysia Sồi 120USD Thổ Nhỹ Kỳ Qua biểu đồ 0 ta thấy: *Trước năm 2004 nguồn nguyên liệu của Công ty hoàn toàn dựa vào nguồn nguyên liệu gỗ thông thu mua trực tiếp từ bên Lào (năm 2002: 100%, năm 2003: 90,5%). Như đã nói ở trên, do nắm bắt được tình hình nguồn nguyên liệu gỗ thông tự nhiên bên Lào nên Công ty đã sớm có kế hoạch xây dựng các điểm thu mua, khai thác trực tiếp gỗ thông từ bên rừng Lào sau đó vận chuyển về nước. Trong năm 2002 và 2003 sản lượng gỗ thông tròn mà Công ty khai thác được là khá ổn định, nhưng trong năm 2004 khối lượng gỗ thông khai thác đã có chiều hướng suy giảm trong khi nhu cầu của Công ty về nguồn nguyên liệu này ngày càng tăng. Theo tìm hiểu của thực tế tại Công ty cho thấy những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khối lượng gỗ thông thu mua và khai thác trong năm 2004 giảm là do: - Do thị trường nguyên liệu gỗ bên Lào không còn là một thị trường mới lạ đối với các doanh nghiệp trong khu vực nên ngày càng có nhiều các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài như Malayxia, Thailand tham gia vào việc thu mua khai thác nguyên liệu gỗ bên Lào. - Nguồn nguyên liệu gỗ thông tự nhiên ở rừng Lào đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nên công việc thu mua cũng khó khăn hơn trước. - Do trong năm 2003 Chính phủ Lào áp dụng chính sách nghiêm cấm việc xuất khẩu gỗ tròn nên Công ty phải thuê xẻ, sấy trước khi vận chuyển nguyên liệu về nước. Điều này không những làm tăng giá thành gỗ thông nhập về mà còn làm kéo dài chu trình từ khi khai thác bên Lào đến khi về đến nhà máy. *Từ năm 2004 trở lại đây do tình hình nguyên liệu gỗ thông bên Lào ngày càng trở nên khan hiếm trong khi nhu cầu nguyên liệu cho kế hoạch mở rộng sản xuất, phát triển thị trường ngày càng gia tăng nên cuối năm 2004 Công ty đã mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu. Căn cứ vào Biểu ta có thể thấy rằng tình hình nguyên liệu của Công ty trong năm 2004 đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Biểu : Tỷ trọng các loại gỗ nhập về theo thước đo hiện vật (m3) Trong năm 2004 tại thị trường Lào, ngoài việc tiếp tục khai thác gỗ thông thì Công ty còn nhập thêm một loại gỗ mới từ thị trường này, đó là gỗ Camxe. Mặc dù không còn giữ được vai trò độc tôn nhưng với việc chiếm tới 35% tổng khối lượng nguyên liệu nhập về (Thông: 29%, Camxe: 6%) thì thị trường Lào vẫn là thị trường cung cấp nguyên liệu chính của Công ty. Năm 2004 cũng là năm thị trường nguyên liệu thế giới có nhiều biến động, trước tình hình đó Công ty đã có sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh bằng việc sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa. Với việc ký kết hợp đồng để trở thành nhà cung cấp sản phẩm cho IKEA thì trong năm 2004 Công ty đã thu mua một khối lượng lớn gỗ keo tại các tỉnh miền Bắc. Khối lượng gỗ keo nhập về chiếm 24% (đã đưa vào sản xuất) và 8% gỗ Hương nhập về từ Nghệ An (sẽ sử dụng trong năm 2005) đã đưa thị trường nội địa trở thành một thị trường cung cấp nguyên liệu quan trọng của Công ty (với 32%) chỉ sau thị trường Lào. Để phục vụ cho kế hoạch thâm nhập vào các thị trường mới như Mỹ, EU (những thị trường đòi hỏi sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu có chứng chỉ) thì trong những tháng cuối năm 2004 Công ty đã tiến hành nhập một khối lượng lớn gỗ rừng trồng từ Châu Âu. Với 25% gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC (12% nhập từ Đức, 13% nhập từ Thổ Nhỹ Kỳ) cho kế hoạch sản xuất năm 2005 thì thị trường nguyên liệu có chứng chỉ của Châu Âu cũng đang trở thành một thị trường quan trọng của Công ty. Năm 2004 công ty cũng nhập 350m3 gỗ mun từ thị trường Malaysia (chiếm 8% tổng khối lượng gỗ nhập về). Khối lượng gỗ này không dùng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu mà chỉ phục vụ cho việc kinh doanh nguyên liệu trng thị trường nội địa. Kết luận: Mặc dù trong năm 2004 Công ty đã tiến hành thu mua nguyên liệu tại thị trường nội địa, nhưng tỷ trọng này vần còn quá nhỏ so với khối lượng nguyên liệu nhập khẩu (65% nguyên liệu là nhập khẩu). Với tình hình thị trường nguyên liệu nội địa như hiện nay (phần tổng quan) và với nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu ngày càng tăng thì việc Công ty phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong những năm tới là điều khó tránh khỏi. b.Kênh thu mua nguyên liệu. Phần lớn nguồn nguyên liệu nhập khẩu được Công ty thu mua trực tiếp từ người trồng rừng, còn đối với nguồn nguyên liệu trong nước do có những khó khăn nhất định như nguồn nguyên liệu phân tán, nhỏ, lẻ nên kênh thu mua phức tạp hơn, đặc biệt là gỗ keo. Kênh thu mua gỗ keo Nhµ m¸y X­ëng xÎ Nhµ bu«n gç C¸c hé trång rõng L©m tr­êng Giải thích: Nguyên liệu gỗ keo mà Công ty thu mua là phôi gỗ keo xẻ với quy cách phù hợp cho việc sản xuất sản phẩm Platta (quy cách 520x127x17mm). Nguồn cung cấp nguyên liệu phôi gỗ keo chính cho Công ty là từ hợp đồng với các xưởng xẻ và các lâm trường trong phạm vi các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây theo hai kênh phân phối chính sau: Kênh1: Những người buôn nguyên liệu sẽ mua gỗ keo rừng trồng từ các hộ trồng rừng hoặc các lâm trường, gỗ sau khi khai thác sẽ được vận chuyển ra bãi 2 (ra đầu đường cái hoặc nơi có phương tiện vân chuyển). Các chủ xưởng xẻ sẽ mua lại gỗ tròn từ các nhà buôn gỗ tại bãi 2, và tiến hành xẻ gỗ keo tròn thành phôi theo quy cách mà Nhà máy yêu cầu. Gỗ keo sau khi xẻ xẻ được các chủ xưởng xẻ thuê phương tiện vận tải chở đến tận công Nhà máy. Kênh2: Nhà máy ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu với các lâm trường, các lâm trường sẽ thực hiện trọn vẹn toàn bộ các khâu từ việc khai thác gỗ keo của lâm trường, xẻ gỗ keo thành phôi theo hợp đồng và tiến hành vận chuyển nguyên liệu đến tận cổng Nhà máy. Trong cả hai kênh phân phối trên thì giá nguyên liệu phôi gỗ keo mà Nhà máy thanh toán cho nhà cung cấp là 1.650.000đ/m3 (giá tại cổng lâm trường) còn giá mà chủ xưởng xẻ mua lại của các nhà buôn tại bãi 2 lại phu thuộc vào đường kính của gỗ tròn, với đường kính từ 45 - 60 thì giá 1m3 gỗ keo tròn vào khoảng 450.000 - 650.000đ. (bổ sung thêm giá trị gia tăng) 2.1.4.Kế hoạch phát triển thị trường. Để đẩy mạnh việc phát triển thị trường xuất khẩu trong năm 2005, phòng thị trường quốc tế của Công ty đã đề ra chương trình hoạt động như sau: Tham gia các hội chợ xúc tiến bán hàng tại Nhật, Mỹ Châu Âu. Tham gia với vai trò là thành viên của các Website thương mại gỗ quốc tế như www.woodplanet.com, www.fogag.com, www.asiantimber.net, ww.hardwoodtimber.com….Việc tham gia vào các hiệp hội gỗ quốc tế sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc mở rộng thị trường như Cập nhật thông tin thị trường gỗ trong nước và quốc tế. Tiếp cận với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực gỗ. Cơ hội giao dịch với các đối tác nước ngoài trong ngành gỗ nhiều hơn Các đối tác nước ngoài biết và tìm đến Công ty nhiều hơn. Mở rộng hơn các mạng lưới nhà cung cấp gỗ, có cơ hội giảm giá đầu vào và nâng cao chất lượng gỗ. Tiếp tục tìm kiếm đối tác, lập catalogue sản phẩm và các sản phẩm mẫu để gửi cho đối tác Xây dựng website database để quảng bá hình ảnh Công ty đến khách hàng. 2.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY. Nhà máy Bắc Sơn là nơi tập trung mọi máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chế biến lâm sản xuất khẩu của Công ty. Các dây truyền máy móc thiết bị của Nhà máy đều mới được đầu tư bắt đầu năm 2002 đến năm 2003, và đến năm 2004 mọi hoạt động sản xuất của Nhà máy chủ yếu dựa vào hai dây truyền, đó là dây truyền sản xuất ván sàn và dây truyền sản xuất Platta. 2.2.1 Dây truyền sản xuất ván sàn. *Đặc điểm máy móc:Dây truyền sản xuất ván sàn là dây truyền đầu tiên của Nhà máy Bắc Sơn, dây truyền này được đầu tư từ năm 2002 song song với quá trình xây dựng nhà máy và được hoàn thiện dần trong quá trình sản xuất. Phần lớn máy móc, thiết bị của dây truyền được nhập khẩu từ Đài Loan còn một số máy đơn giản thì do Việt Nam sản xuất. Quy trình để sản xuất một thanh ván sàn được tiến hành như sau. (Biểu 0.) Sản phẩm ván sàn là một loại sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi máy móc đắt tiền và công nghệ quá phức tạp nhưng đòi hỏi phải có độ chính xác cao. Phần lớn là các loại máy cưa (cưa đĩa, cưa đu cắt đầu), máy bào (máy bào thẩm, máy bào 4 mặt) được bố trí theo dây truyền khép kín. Trong khi tổng nguyên giá của cả xưởng sản xuất vàn sàn là 1.969.200.523đ thì nguyên giá của toàn bộ máy móc chỉ là 781.572.938đ chiếm 39.7% còn 61.3% là giá trị nhà xưởng. *Lao động: Phòng kỹ thuật của Công ty đã căn cứ vào công suất thực tế của từng máy móc trong dây truyền để bố trí lao động một cách hợp lí, tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo cho dây truyền hoạt động đồng bộ hiệu quả. Tổng số lao động trên toàn dây truyền khi đi vào sản xuất ổn định là 31công nhân/ca và 2 quản lý (1 quản đốc, 1 phó quản đốc). *Nguyên liệu: Nguyên liệu đầu vào cho dây truyền là các tấm ván xẻ đã qua một quá trình lựa chọn hội đủ các yếu tố chất lượng đảm bảo cho yêu cầu xuất khẩu. Ví dụ đối với nguyên liệu gỗ thông: gỗ thông tròn (đường kính 60-100cm) sau khi khai thác tại rừng tự nhiên Lào, Công ty sẽ thuê các Công ty bên Lào xẻ xấy trước khi vận chuyển về nước (tỷ lệ thành khí là khoảng 80%). Trong tổng nguồn nguyên liệu nhập về Nhà máy thì chỉ có khoảng 15%-17% là đảm bảo đủ các yếu tố cho sản xuất xuất khẩu, số còn lại sẽ được tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trước năm 2004, nguyên liệu chủ yếu cho dây truyền là ván xẻ gỗ thông từ bên Lào, song từ năm 2005 một số loại nguyên liệu mới sẽ được đưa vào sản xuất ván sàn như gỗ hương, bích, sồi. Theo điều tra thực tế tại xưởng và theo kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật tại xưởng tỷ lệ sản phẩm hỏng của dây truyền là rất nhỏ (0.1%-0.3%) nhưng do yêu cầu về quy cách của sản phẩm xuất khẩu là rất khắt khe nên để đảm bảo chất lượng thì nguyên liệu đưa vào chế biến vào phải dương hơn rất nhiều so với quy cách sản phẩm. Chính điều này đã làm cho hệ số lợi dụng gỗ giảm xuống thấp, chỉ vào khoảng 0.62 tức là cứ 1.612m3 nguyên liệu ván bào đưa vào sản xuất thì dây truyền sẽ cho ra 1m3 sản phẩm. Một trong những nguyên nhân bắt buộc phải lấy quy cách nguyên liệu dương lớn là do chất lượng của khâu xẻ thấp (được thực hiện bên Lào), hơn nữa dây truyền không phải là dây truyền tự động và các thao tác được thực hiện bởi công nhân đứng máy. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề người công nhân nên để đảm bảo thì phải lấy quy cách nguyên liệu dương cao. *Năng lực sản xuất: Theo số liệu phòng kỹ thuật của Nhà máy thì công suất thiết kế của dây truyền sản xuất ván sàn là 35 m3/tháng, định mức tiêu hao năng lượng là 97kw/h. Để đánh giá khả năng sử dụng máy móc thiết bị của dây truyền ván sàn của Công ty tôi căn cứ vào năng lực sản xuất của dây truyền và sản lượng ván sàn sản xuất được trong năm 2004, năm có sản lượng cao nhất và cũng là thời điểm mà dây truyền được đánh giá là đã đi vào hoạt động ổn định. Trong năm 2004, sản lượng ván sàn sản xuất được là 210m3 tương đương với mức 17.5m3/tháng. Như vậy dây truyền chỉ hoạt động với 50% công suất thiết kế. Tìm hiểu thực tế tại Nhà máy cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến việc dây truyền không hoạt động hết công suất là do vấn đề nguyên liệu. Trong năm 2004 nguồn nguyên liệu gỗ thông nhập về không đủ cho sản xuất, có nhiều thời điểm dây truyền phải hoạt động cầm chừng. Điều này cho thấy công tác chuẩn bị nguyên liệu của Nhà máy trong năm 2004 chưa tốt, việc để phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu gỗ thông Lào đã làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của dây truyền. Để chủ động trong việc đảm bảo nguyên liệu, cuối năm 2004 Công ty đã tiến hành nhập khẩu một khối lượng gỗ rừng trồng từ Châu Âu, và cho đến thời điểm hiện nay Công ty vẫn đang đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường nguyên liệu mới (Châu Âu,Châu Mỹ) *Chi phí sản xuất. Căn cứ vào các định mức phòng kỹ thuật cung cấp và sản lượng thực tế dây truyền sản xuất được trong năm 2004 tôi có biểu tính giá thành sản phẩm ván sàn như sau. Nhìn vào Biểu đồ thể hiện tỷ trọng các khoản mục trong giá thành sản phẩm ván sàn ta thấy khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng chủ yếu, 73% giá thành (nguyên liệu chính 67%, vật liệu phụ 6%). Điều này được giải thích là do ván sàn là một sản phẩm đơn giản, trong khi nguyên liệu gỗ thông sử dụng là loại có chất lượng tốt và giá tương đối cao (7.000.000đ/m3 ván xẻ đủ chất lượng xuất khẩu). Cũng cần phải nói thêm về định mức giá nguyên liệu áp dụng cho tính giá thành, đây chỉ là mức giá mang tính ước lượng chủ quan do quá trình từ khi khai thác gỗ tròn cho đến khi ra sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn gây khó khăn cho việc tính giá nguyên liệu đầu vào (phần Nguyên liệu). Tỷ lệ nguyên vật liệu chính như trên có thể là quá cao, song điều đó lại là có lợi cho Công ty cũng là một nhà kinh doanh nguyên liệu. Gỗ thông được Công ty khai thác trực tiếp từ bên Lào và phần lớn các quá trình còn lại cho đến khi ra sản phẩm là do Công ty thực hiện nên định giá nguyên liệu cao cũng sẽ mang lại một phần lợ nhuận cho Công ty trong vai trò kinh doanh nguyên liệu. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong giá thành là khấu hao tài sản cố định với tỷ trọng là 10%. Qua thực tế và các số liệu thu thập được thì tỷ trọng khấu hao như trên là quá cao. Nếu như Công ty nâng cao được hệ số sử dụng của dây truyền nên đúng như trong công suất thiết kế thì khi đó tỷ trọng khấu hao sẽ giảm xuống còn khoảng 5% và khi đó giá thành sản phẩm cũng sẽ hạ xuống đáng kể. Chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 đó là lương công nhân (5%) và năng lượng(5%). Hai tỷ trọng như trên là thấp và hợp lý, điều đó phản ánh được lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ và dây truyền đơn giản. 2.2.2. Dây truyền sản xuất Platta. *Dây truyền công nghệ. Dây truyền sản xuất Platta là dây truyền mới được đầu tư trong năm 2003 và đến đầu năm 2004 mới đi vào hoạt động. Việc đầu tư dây truyền này gắn liền với quá trình hợp tác với tập đoàn IKEA, đây là dây truyền được đánh giá khá tốt, riêng máy móc thiết bị nguyên giá đã là 1.872.729.668đ gấp gần ba lần giá trị dây truyền ván sàn. Ngoài ra đây còn là là một dây truyền đa năng, ngoài việc sản xuất Platta, thiết kế dây truyền còn có cho phép sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm khác như ván sàn, đồ nội thất và các sản phẩm khác. Đây cũng là một thuận lợi của nhà máy trong việc đa dạng hoá các sản phẩm trong việc hợp tác với IKEA nói riêng và cho mục tiêu mở rộng thị trường của Công ty nói chung. *Nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm Platta là gỗ keo rừng trồng có ở nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam, vùng đồng bằng Bắc bộ cũng là một khu vực có nguồn nguyên liệu gỗ keo khá lớn. Theo yêu cầu của IKEA về chất lượng sản phẩm thì chất lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất cần phải đạt được các tiêu chuẩn sau: + Phôi đưa vào gia công phải đạt độ ẩm từ khoảng 10-14%. + Tỷ lệ gỗ giác trên một thanh phôi không được quá 20% tổng bề mặt một thanh. + Không quá mắt chết, không cong vênh, nứt đầu không được quá 3mm/1 đầu. + Gỗ không được có mối, mọt, mốc, ruột. Theo những yêu cầu trên thì quy cách thanh phôi xẻ là 17x57x520mm và quy cách thanh sản phẩm là 12x50x500mm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm nên quy cách thanh sản phẩm phải lấy dương hơn nhiều so với thanh sản phẩm và do sau quá trình xấy thanh nguyên liệu sẽ co lại hoặc cong vênh điều này dẫn đến tình trạng tỷ lệ lợi dụng gỗ rất thấp chỉ đạt 55%, nghĩa là cứ 1m3 phôi sẽ cho 0,55m3 sản phẩm mặc. Theo kiểm nghiệm của cán bộ kỹ thuật Nhà máy thì chất lượng gỗ keo rừng trồng trong khu vực là không cao, tỷ lệ gỗ non cao nên sau quá trình xấy thanh nguyên liệu sẽ bị co lại nhiều điều này không chỉ gây khó khăn cho sản xuất mà còn hạ thấp tỷ lệ lợi dụng gỗ. *Lao động: Theo phân tích thì khâu chủ lực quyết định sản lượng sản xuất là năng suất của máy bào 4 mặt, toàn bộ chi tiết sản phẩm đều phải qua khâu này. Căn cứ vào công suất của máy bào 4 mặt, các máy còn lại trong dây truyền cũng như nhu cầu nhân công phục vụ trên từng máy dây truyền sản xuất Platta được bố trí 47 lao động trực tiếp, ngoài ra còn có 2 quản lý xưởng. *Năng lực sản xuất. Trên cơ sở tính toán của phòng đầu tư căn cứ vào công suất của máy chính trong dây truyền là máy bào 4 mặt và trên cơ sở tính toán tổng hợp về các thông số đặc tính của nguyên liệu, kích thước các chi tiết sản phẩm cho thấy năng lực sản xuất của dây truyền là 105m3sp/tháng. Trên thực tế dây truyền trên hoạt động chủ yếu vào 6 tháng cuối năm do IKEA chỉ nhận hàng vào những tháng cuối năm, nếu sản xuất sớm thì khó khăn cho công tác bảo quản, lưu kho. Vì thế có thể coi sản lượng 595m3 sản xuất được trong năm 2004 là kết quả hoạt động trong 6 tháng của dây truyền, như thế khả năng sử dụng công suất máy móc của dây truyền này vào khoảng 94%. *Chi phí sản xuất. Căn cứ vào các định mức phòng kỹ thuật Nhà máy cung cấp và các số liệu thu được tôi có bảng tính giá thành sản phẩm Platta như sau: Biểu Qua biểu tỷ trọng trên ta có thế thấy rằng khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong giá thành sản phẩm với 63% trong đó gỗ chiếm 43% còn vật liệu phụ chiếm 20%. Điều này là hợp lí bởi Platta là sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp mà chủ yếu là yêu cầu về nguyên liệu. Trong các khoản mục còn lại hầu hết đều chiếm tỷ trọng nhỏ trừ tiền lương 9% và khấu hao 8%. Tiền lương cao là do việc sản xuất Platta mang tính mùa vụ, nhân công phần lớn là thuê dưới hình thức khoán theo sản phẩm nên lương trả là khá cao nhằm đảm bảo đủ nhân công cho hoạt động sản xuất. Trong chi phí giá thành còn có 6% là chi phí cho IKEA Việt Nam (tương đương với 5% giá bán) theo quy định của IKEA. Điều này cũng cho thấy rằng nếu như Công ty có thể trực tiếp tìm đến khách hàng thì lợi nhuận mang lại chắc chắn sẽ cao hơn do không phải qua các kênh trung gian và không mất chi phí cho các nhà môi giới. 2.2.3 Đánh giá khả năng cạnh tranh.(chỉ số DRC)Bổ sung II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐANG TRIỂN KHAI TRONG THỰC TIỄN ĐẾN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 2.1. Chính sách khuyến khích phát triển rừng. Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước đã tổ chức và thực hiện nhiều chương trình và chính sách khuyến khích phát triển rừng có quy mô (Phần III) nhằm phát triển vốn rừng. Nhóm chính sách này có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau trong việc tiếp tục bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên và phát triển diện tích, trữ lượng rừng trồng. Vì vậy những chính sách này sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới tình hình nguyên liệu của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp. Công ty Bắc Á là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu nên nguồn nguyên liệu có vai trò ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi yêu cầu chất lượng nguồn nguyên liệu rất cao nên trước đây nguồn nguyên liệu cho sản xuất của Công ty hoàn toàn là gỗ nhập từ bên Lào (Phần nguyên liệu) như đã nói ở trên. Tại thời điểm khi mà nguồn nguyên liệu phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu (trước năm 2004) thì các chính sách khuyến khích phát triển rừng hầu như không ảnh hưởng gì đến tình hình Công ty. Bắt đầu từ năm 2004 trở lại đây thì thị trường nguyên liệu thế giới có nhiều biến động bất lợi gây ra nhiều khó khăn làm cho Công ty không chủ động được trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất (đảm bảo cả về chất lượng và sản lượng). Trong khi nhu cầu nguồn nguyên liệu cho mở rộng, phát triển sản xuất ngày càng tăng thì việc tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa sẽ là lời giải tốt nhất cho bài toán đảm bảo nhu cầu nguyên liệu. Vì vậy có thể nói các chính sách khuyến khích phát triển rừng đang và sẽ còn có tác động, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của Công ty. Những chính sách này không gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đối với Công ty mà tác động gián tiếp nên nguồn nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu trong nước bao gồm gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng. Tại thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian gần tới thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên đối với Công ty là gần như không thể bởi chính sách hạn chế việc khai thác rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc, ví dụ năm 2004 là 250.000m3 và năm 2005 sẽ giảm xuống còn 150.000m3 và tương lai chắc chắn sẽ còn giảm tiếp. Với sản lượng khai thác nhỏ như vậy thì Công ty không thể cạnh tranh trong việc thu mua với các doanh nghiệp lớn và các cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ trong nước. Tăng cường nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng đang là giải pháp mà Công ty lựa chọn để khắc phục những khó khăn về nguyên liệu. Nhưng có một số khó khăn khi sử dụng nguyên liệu rừng trồng nội địa, đó là chất lượng gỗ rừng trồng nội địa không đảm bảo yêu cầu cho xuất khẩu. Các chương trình, chính sách của chúng ta chỉ quan tâm đến việc phát triển trữ lượng, diện tích rừng rừng trồng mà chưa đến nhu cầu, đòi hỏi về nguyên liệu của ngành chế biến. Một ví dụ điển hình là chương trình 661- chương trình phát triển rừng trồng lớn nhất của nước ta trong những năm gần đây, chương trình thực hiện đã làm tăng đáng kể diện tích rừng trồng trên toàn quốc. Tuy nhiên diện tích này chủ yếu chỉ là rừng nguyên liệu công nghiệp với 2 loại cây trồng chính là keo và bạch đàn mô hom, có chu kỳ sản xuất chỉ 5 – 7 năm. Với những loại nguyên liệu trên và với chu kỳ sản xuất ngắn thì nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước chủ yếu là các loại gỗ nhỏ, sẽ không đảm bảo yêu cầu chất lượng cho việc chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Công ty. Điều này còn gây ra khó khăn cho Công ty trong việc lựa chọn mặt hàng để sản xuất khi sử dụng nguyên liệu nội địa (chủ yếu là các sản phẩm đơn giản, có giá trị thấp), và việc đa dạng hóa sản phẩm cũng sẽ khó khăn hơn. Trong thời gian sắp tới, khi mà vấn đề nguyên liệu gỗ rừng trồng lớn được quan tâm phát triển (ít nhất 10 năm nữa để tạo rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn có chu kỳ 15 năm) thì những chính sách phát triển rừng cũng chỉ đảm bảo được một phần nào đó nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu của Công ty. Nguyên nhân chính là do thực chất tiến độ trồng và phát triển rừng của chúng ta hiện nay không nhanh bằng tiến độ phát triển ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu , kể cả tiến độ phát triển nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ trong nước cũng đang tăng nhanh. Từ những vấn đề nêu trên có thể kết luận trong vòng 5-10 năm sắp tới thì những chính sách khuyến khích phát triển rừng chưa thể mang lại những biến đổi thuận lợi lớn về nguồn nguyên liệu cho Công ty. Tuy nhiên, những chính sách này sẽ tạo tạo cho Công ty rất nhiều thuận lợi nếu dự định đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu của Công ty được thực hiện. Điều này không những làm giảm chi phí nguyên liệu trong giá thành sản phẩm mà còn giúp Công ty chủ động được chủng loại và chất lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất. 2.2. Chính sách lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc lưu thông tiêu thụ nguyên liệu, sản phẩm chế biến gỗ và lâm sản (phần III). Tuy nhiên theo như cán bộ phòng xuất nhập khẩu của Công ty thì các chính sách trên vẫn còn nhiều bất cập và còn nhiều điểm chưa thuận lợi cho quá trình xuất, nhập khẩu của Công ty. Hoạt động chủ yếu của Công ty là nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ đã qua chế biến. Chu trình cho một sản phẩm xuất khẩu cũng như nguyên liệu nhập về hiện nay phải trải qua nhiều công đoạn. Nguyên liệu nhập về đến nhà máy bao giờ cũng phải qua sự kiểm tra, chứng nhận của ba cơ quan, đầu tiên là hải quan, rồi đến kiểm dịch cuối cùng là kiểm lâm, đối với sản phẩm xuất đi thì ngược lại (100% hàng của Công ty xuất khẩu bằng đường biển). Để được chứng nhận của mỗi cơ quan thì việc xuất nhập khẩu lại phải thực hiện rất nhiều giấy tờ thủ tục, đặc biệt là các thủ tục hải quan. Con số về giấy phép hải quan mà các doanh nghiệp vận tải tàu biển cung cấp cho biết, mỗi khi tàu vào cảng phải có 151 loại giấy tờ (81 loại giấy phải nộp, 70 loại giấy phải xuất trình), còn khi ra khỏi cảng tiếp tục nộp 45 loại và xuất trình 21 loại khác. Nguyễn Thị Hiền, 2004, Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam. Tình trạng lạm phát giấy phép, thủ tục, các loại phí đã khiến Công ty phải tiêu phí khá nhiều thời gian và tiền của. Thời gian chờ đợi làm thủ tục khiến công ty đôi khi không chủ động được thời gian giao hàng, điều này sẽ làm giảm uy tín của Công ty đối với khách hàng. Bên cạnh đó các khoản chi phí nên cho việc lưu thông hàng hóa sẽ được tính vào giá thành sản phẩm, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm của Công ty với sản phẩm của các doanh nghiệp trong khu vực. 2.3. Chính sách xuất nhập khẩu Lâm sản. Chính sách xuất nhập khẩu gỗ là chính sách quan trọng nhất được Chính phủ ban hành nhằm giảm sản lượng gỗ khai thác, tăng diện tích rừng mà vẫn đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất lâm sản xuất khẩu. Trong điều kiện nguồn cung nguyên liệu trong nước còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng thì chính sách nghiêm cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ nguyên liệu ngụy trang dưới hình thức sản phẩm sơ chế cùng với chính sách khuyến khích nhập khẩu gỗ nguyên liệu sẽ có tác dụng, ảnh hưởng tích cực giúp Công ty chủ động hơn trong việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất. Trong thời gian 5-10 năm tới, khi mà nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước chưa đảm bảo cho yêu cầu sản xuất phục vụ xuất khẩu của Công ty và nguồn nguyên liệu vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu thì chính sách xuất nhập khẩu lâm sản sẽ vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. 2.4. Chính sách thuế. Trong các chính sách về thuế thì chính sách thuế xuất nhập khẩu đang là chính sách có tác động mạnh mẽ và tích cực nhất đến Công ty. Hiện nay biểu thuế cho việc nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu các sản phẩm của Công ty đều đang ở mức thấp nhất (0%), hay nói cách khác Công ty đã được miễn giảm hoàn toàn thuế xuất nhập khẩu. Chính sách khuyến khích về thuế xuất nhập khẩu của Nhà nước sẽ giúp Công ty giảm được một cách đáng kể giá thành sản phẩm thông qua việc mua được nguyên liệu giá rẻ, bán sản phẩm với giá thấp qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường quốc tế (thuế nhập khẩu gỗ của Trung Quốc hiện nay là 7%). IV.Chỉ thị 19/2004/CT-TTg về phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Có thể nói đây là chính sách mới nhất của Nhà nước về khuyến khích phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu do những bước phát triển vượt bậc của ngành này trong những năm gần đây. Nội dung quan trọng nhất của chỉ thị đó là đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho ngành bằng việc tổ chức sản xuất và nhập khẩu nguyên liệu trong đó đặc biệt chú trọng việc phát triển nguyên liệu trong nước. Cần phải khẳng định rằng trong vòng 5-10 năm tới thì chỉ thị này chưa thể cải thiện nhiều tình hình nguyên liệu trong nước và cũng không ảnh hưởng nhiều đến tình hình Công ty do chu kỳ sản xuất của nguyên liệu gỗ lớn đòi hỏi thời gian từ 12-15 năm mới đảm bảo đủ yêu cầu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Nếu tại thời điểm hiện tại vấn đề quy hoạch trồng rừng nguyên liệu mới được quan tâm thì phải ngoài 10 năm nữa chỉ thị này mới mang lại ảnh hưởng tích cực đến Công ty. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nội dung sẽ có ảnh hưởng tích cực đến Công ty trong một vài năm tới, đó là việc Nhà nước đang cố gắng rà soát, sửa đổi bổ sung chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành, và việc Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên cần phải nhận định rằng đây mới chỉ là một chỉ thị chưa được hiện bằng những chính sách cụ thể nên chưa thể mang đến những tác động, ảnh hưởng rõ rệt và mức độ hiệu quả mà chỉ thị mang lại hay Công ty được hưởng phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thực hiện chỉ thị của các Bộ, Ngành liên quan. 2.5.Chính sách hội nhập. Hội nhập khu vực và thế giới sẽ mang lại cho Công ty nhiều cơ hội để mở rộng sản xuất và phát triển thị trường. Các sản phẩm của Công ty có cơ hội thâm nhập thị trường truyền thống Nhật bản và các thị trường mới như Mỹ, Trung Quốc một cách mạnh mẽ với việc rỡ bỏ các rào cản thương mại như thuế xuất, thủ tục pháp lý…Ví dụ: với việc ký kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ thì thị trường Mỹ đang là một thị trường mới, nhiều tiềm năng được Công ty rất kỳ vọng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức và khó khăn cho Công ty. Để thâm nhập và phát triển được trên các thị trường quốc tế thì các sản phẩm của Công ty phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định về chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn môi trường do các nước tiêu thụ quy định. Điều này đặt ra những đòi hỏi cao về yêu cầu đối với nguồn nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm. Để giải quyết được những đòi hỏi trên yêu cầu Công ty phải có sự đầu tư chuẩn bị cho công nghệ sản xuất, phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hội nhập còn tạo ra cho Công ty môi trường cạnh tranh khắc nghiệt với các doanh nghiệp nước ngoài khi mà các hoạt động sản xuất, kinh doanh không còn được bảo hộ bằng hàng rào thuế quan. Bên cạnh đó việc các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản đang tìm cách đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam do môi trường kinh doanh thuận lợi mà hội nhập tạo ra cũng đặt Công ty vào tình huống phải cạnh tranh với các Công ty nước ngoài ngay tại Việt Nam. Các công ty này có thế mạnh như nguồn lực tài chính, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ ổn định và họ sẽ là những đối thủ rất mạnh không chỉ của riêng Công ty mà còn của cả các doanh nghiệp nội địa khác. PHẦN IV MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT VỀ MẶT CHÍNH SÁCH NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CHẾ BIẾN LÂM SẢN PHỤC VỤ XUẤT KHẨU. Trong những năm gần đây, ngành chế biến lâm sản xuất khẩu của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc và chắc chắn ngành chế biến đồ gỗ của Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai bởi chúng ta đã có những yếu tố lâu dài và đang nắm trong tay một cơ hội lớn. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta vẫn còn có rất nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua. Những vấn đề nổi bật mà Nhà nước cần quan tâm, điều chỉnh để tạo sự phát triển bền vững cho ngành là. Vấn đề nguyên liệu: Đây là vấn đề thách thức, khó khăn lớn nhất của ngành chế biến lâm sản phục vụ xuất khẩu trong những năm gần đây và cả trong 5-10 năm tới. Hiện nay nguồn nguyên liệu của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, 80% nguyên liệu cho chế biến trong những năm gần đây là nhập khẩu và dự doán đến năm 2010 nguyên liệu nhập khẩu sẽ còn tăng lên. Việc không chủ động nguyên liệu nguyên liệu sẽ khiến chúng ta không không thể tự quyết định được định hướng phát triển của ngành trước những thay đổi của thị trường nguyên liệu thế giới. Hướng giải quyết tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành là chúng ta phải phát triển được nguồn nguyên liệu rừng trồng trong nước. Mặc dù trong những năm gần đây, việc phát triển rừng trồng đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhưng phần lớn diện tích rừng trồng mới là rừng có chu kỳ ngắn từ 5-7năm với các loài cây bạch đàn, keo. Loại rừng này có ưu điểm là vốn đầu tư thấp, chu kỳ sản xuất ngắn nhưng lại có nhược điểm là có giá trị thấp và không đảm bảo các tiêu chuẩn cho sản xuất xuất khẩu (đường kính nhỏ, chất lượng thấp). Vì vậy để việc phát triển rừng trồng thực sự mang lại hiệu quả phục vụ cho chế biến xuất khẩu thì Nhà nước cần phải có những biện pháp để điều chỉnh trong việc phát triển rừng trồng hiện nay như. - Việc lựa chọn loại cây trồng nào phải căn cứ vào nhu cầu chủng loại sản phẩm của thị trường và loại sản phẩm thế mạnh mà chúng ta dự định sản xuất. - Quy hoạch và xây dựng vùng nguyên liệu cho chế biến phải ở múc độ tương đối tập trung, trong cự ly hợp lý để có thể có được lượng nguyên liệu thương phẩm lớn. - Việc trồng rừng kinh tế cần có sự thay đổi căn bản trong khâu tạo giống và kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là chu kỳ sản xuất để tạo ra các loại gỗ lớn, chất lượng cao. Do sản xuất, chế biến đồ gỗ xuất khẩu đòi hỏi nguồn nguyên liệu phải là gỗ lớn mà hiện nay rừng trồng nước ta cung cấp chủ yếu là các loại gỗ có chu kỳ sản xuất ngắn, đường kính nhỏ không đủ tiêu chuẩn cho sản phẩm xuất khẩu. Để có được nguồn nguyên liệu gỗ lớn cho sản xuất thì Nhà nước cần phải có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để người trồng rừng kéo dài chu kỳ sản xuất của rừng trồng khoảng 12-15 năm (hoặc hơn nữa) thay vì 5-7 năm như hiện nay. Một cách tốt nhất để người trồng rừng kéo dài chu kỳ kinh doanh là phải làm sao tạo ra trong nội địa một thị trường nguyên liệu mà việc bán gỗ có đường kính càng lớn thì người trồng rừng thu được lợi nhuận càng cao (mức lợi nhuận tăng với một tỷ lệ cao hơn mức tăng đường kính cây gỗ, Hình ) Lợi nhuận Đường kính Để tạo được môi trường như vậy Nhà nước cần phải có các chính sách như: hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho người trồng rừng để; hướng dẫn các biện pháp, kỹ thuật thâm canh; đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm của người trồng rừng, làm cho người trồng rừng thấy được cái lợi trong tương lai của việc kéo dài chu kỳ sản xuất của rừng trồng; khuyến khích các doanh nghiệp kết hợp đầu tư với người trồng rừng…. - Nhà nước phải có sự hỗ trợ các doanh nghiệp trogn việc xây dựng các khu rừng theo tiêu chuẩn rừng bền vững. Phía DN tự xây dựng nguồn gỗ FSC cũng rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước vì tiềm lực nhỏ, trong khi vốn đầu tư cho chứng chỉ rừng rất lớn. Vấn đề tín dụng trong phát triển ngành: Hầu hết DN chế biến gỗ xuất khẩu hiện nay đều rơi vào tình hình chung: thiếu vốn đầu tư! Tính trung bình để đầu tư cho một nhà xưởng có diện tích khoảng 4.000m2 với đủ máy móc, thiết bị cần thiết..., DN phải có trong tay khoảng 1 triệu USD! Các đối tác đặt hàng nhiều và yêu cầu của họ cũng vì thế mà cao hơn, đa dạng hơn, buộc các DN sản xuất chế biến gỗ của VN phải tǎng cường thêm khả nǎng đáp ứng. Nhà xưởng phải mở rộng hơn, phải tuyển thêm nhân công, đầu tư thêm máy móc. Vninvets.com 5/12/2003 Mà trong Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển thì các dự án chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu không thuộc đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi đầu tư của Quỹ hỗ trợ phát triển. Đây là một sự bất cập về chính sách mà Nhà nước cần phải có sự điều chỉnh, việc đưa ngành chế biến đồ gỗ, lâm sản xuất khẩu váo danh mục các đối tượng được hưởng ưu đãi tín dụng cũng sẽ là một đòn bẩy để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành này. Lao động và công nghệ: Song song với việc hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại cho việc mở rộng sản xuất thì việc đào tạo lao động có kỹ thuật cần phải có sự chuyển biến ngay và phải thực hiện một cách có hệ thống để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Hiện nay nhiều Khu công nghiệp đang có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp trong việc đào tạo lao động và sử dụng lao động của địa phương, Nhà nước nên có biện pháp để nhân rộng mô hình này không chỉ trong các Khu công nghiệp mà còn cả trên toàn quốc. Bên cạng việc tăng cường phát triển nguồn gỗ có chứng chỉ rừng và mở rộng sản xuất thì công tác hỗ trợ, khuyến khích việc xây dựng quy trình sản xuất gỗ có chứng chỉ rừng (COC) và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong các doanh nghiệp chế biến gỗ gỗ xuất khẩu của Nhà nước cũng hết sức cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự hỗ trợ của Nhà nước không chỉ đơn thuần vấn đề kinh phí mà Nhà nước còn cần phải có vai trò là người hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng COC và ISO. Công tác thị trường: Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu. Nếu trực tiếp tiến hành thiếp lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường thực sự vượt ra khỏi khả năng của mỗi doanh nghiệp. Do đó vai trò của Nhà nước trong việc phát triển thị trường sản phẩm đồ gỗ Việt Nam là hết sức cần thiết. Nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tới các thị trường lớn, giầu tiềm năng như thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật bản để các doanh nghiệp có được những thuận lợi khi tiếp cận những thị trường này. Nhà nước cũng cần phải thường xuyên tổ chức các Hội chợ thương mại quảng bá sản phẩm dành riêng cho đồ gỗ để các doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến các khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh vai trò của các tham tán thương mại tại các nước cũng rất quan trọng. Hiện nay thông tin mà các doanh nghiệp nhận từ các thị trường đồ gỗ trên thế giới là rất ít. Trong điều kiện như vậy thì các thông tin về nhu cầu, chủng loại sản phẩm, xu hướng thị trường sở tại …. mà các tham tán thương mại cung cấp là hết sức quý báu đối với các doanh nghiệp, đó là cơ sở để các doanh nghiệp định hướng cho mình trong công tác sản xuất và tiêu thụ để mang lại lợi nhuận cao nhất.. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu thực trạng thị trường và sản xuất lâm sản xuất khẩu tại Công ty Bắc Á.DOC
Luận văn liên quan