1. Lý do chọn đề tài ( tính cấp thiết của đề tài):
Ngày nay, khi đời sống kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu người dân cao hơn, hàng hóa đa dạng hơn, tốt hơn thì quảng cáo hàng hóa cũng phát triển, các hãng muốn mọi người biết đến mình, người tiêu dùng thì thông qua các loại hình đồ họa và thông tin đại chúng để tiếp cận các mặt hàng. Đồ họa góp phần quảng cáo cho thương hiệu một cách hiệu quả nhất. Vì vậy, Chuyên ngành Đồ Họa ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong xã hội
.
Với sự phát triển nhanh chóng và đời sống đô thị sôi động như hiện nay, hàng loạt các loại hình dịch vụ xuất hiện với quy mô ngày càng mở rộng đã cho ra đời những phong cách sống mới, hiện đại và tích cực hơn.
Thế kỉ 21 hay còn gọi là thời đại tòan cầu hóa với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam từng bước hội nhập vào thế giới , trở thành một phần của kinh tế toàn cầu. Vậy hội nhập là gì? Mượn từ “convergence” trong tiếng Anh, tôi cho rằng mục tiêu của hội nhập phải là hội tụ. Nói cách khác là để đẩy Việt Nam lên một tầng văn minh mới thì cần biến Việt Nam thành một môi trường hội tụ những điều hay, đẹp, sáng tạo, nhất của nhân loại, song song đó vẫn phải giữ gìn nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Việt Nam đang là một bến cảng quốc tế, có xu hướng “mở”, con người Việt Nam năng động, không dừng lại ở sự định hình mà còn tiếp tục hòan thiện và thích ứng. Nhìn nhận về người Việt Nam phải đặt trong trạng thái “động” – không ngừng phát triển. Điều đó thể hiện rõ ở mọi mặt trong đời sống người Việt hiện nay, đặc biệt là những người Việt trẻ.
Những người Việt trẻ - lực lượng nòng cốt trong công cuộc phát triển đất nước. Họ thích thử thách, khám phá những cái mới, thích nghi nhanh với cuộc sống công nghiệp, luôn muốn thể hiện cái tôi cá nhân, khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong giai đoạn chuyển mình của đất nước, họ càng tất bật hơn với những công việc nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống tương lai của bản thân nói riêng và cũng chính là đáp ứng nhu cầu tương lai của cả đất nước nói chung. Dường như 24 tiếng/ngày là quá ít so với nhịp sống nhanh của những người Việt trẻ khi mà cuộc sống đô thị luôn hối hả và xã hội luôn thúc giục đổi mới tư duy, tiếp thu kiến thức mới Chính vì lí do đó mà tất cả mọi thứ đáp ứng nhu cầu sống giờ đây được gói gọn trong hai từ “nhanh - gọn”. Hàng loạt các sản phẩm, nhãn hàng “nhanh - gọn” tràn ngập thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là một đặc trưng cho một xã hội phát triển với nền kinh tế phát triển từng ngày.
Cùng với làn sóng đó, loại hình chuỗi cửa hàng bán lẻ bắt đầu trở mình thành một mô hình kinh doanh hiện đại và hiệu quả, trong đó có thể kể tới những nhãn hàng như cà phê Trung Nguyên, phở 24, Kinh Đô Bakery .của Việt Nam hay những KFC, Loteria, Pizza Hut .từ các nước phương tây, phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng là cần có những giải pháp cho vấn đề thời gian .
Mô hình nhà hàng thức ăn nhanh gần như nhanh chóng chiếm được sự quan tâm của người tiêu dùng hiện nay, đáp ứng nhu cầu ăn uống cần thiết của con người trong điều kiện không cho phép về thời gian, bận rộn hay cao hơn là nhu cầu thưởng thức dịch vụ tiện lợi, chu đáo và vệ sinh
Để tồn tại và phát triển trong một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh đầy khốc liệt thì các doanh nghiệp cần nỗ lực hết sức trong việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của mình. Một trong những động thái tích cực nhất để khuếch trương thương hiệu một cách có hiệu quả là đầu tư đúng cách vào bộ mặt của thương hiệu. Thương hiệu của bạn cũng có thể có được những lợi ích chức năng và lợi ích cảm tính này. Song để làm được như vậy, bạn phải có một mẫu định dạng chuẩn cho thương hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu – mang lại hiệu quả về mặt nhận biết thương hiệu sẽ giúp các nhà đầu tư dễ dàng tạo dựng vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng. Một thương hiệu mới xây dựng cần được phân biệt dễ dàng với những thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ.
Từ những suy nghĩ và lập luận trên, người viết chọn đề tài xây dựng “ bộ định dạng thương hiệu cho nhà hàng thức ăn nhanh Handy”, tạo dựng một mô hình nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh và nhất là phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên thế giới, tất cả các nhãn hàng đều mong muốn sản phẩm hay nhãn hiệu của mình được tất cả mọi người biết đến và lựa chọn, nó không nằm ngoài mục tiêu nhằm mở rộng thị phần hay gia tăng doanh số bán hàng, và để làm được điều đó thì việc trước tiên chính là làm thế nào để trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng. Đây là điều hết sức quan trọng và mang ý nghĩa rất lớn tới sự thành bại của thương hiệu, mỗi thương hiệu thành công đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc chiếm lĩnh tâm trí khách hang. Tạo dụng được vị trí nhất định trong long khách hang rõ rang không phải là điều đơn giản khi lượng thông tin mà người tiêu dùng nhận được hàng ngày là rất lớn. chính vì vậy các chủ doanh nghiệp làm thế nào lưu lại thông điệp của mình trong lòng khách hàng?
Mọi thương hiệu đều cung cấp đến người tiêu dùng những lợi ích chức năng, vì vậy rất khó để tạo sự khác biệt, dễ gây nhầm lẫn nếu chỉ dựa vào những đặc điểm này. Đó là lý do vì sao dù bạn có muốn hay không, những công ty phải lấy lợi ích cảm xúc làm vũ khí mới để chiến thắng đối thủ của mình.
Ngày nay, một công ty muốn thành công thì cần phải giành được sự chú ý của khách hàng. Với một nhãn hàng mới ra đời, không gì quan trọng hơn là phài đưa hình ảnh của mình đến gần với người tiêu dùng, công việc của nhà thiết kế cần làm là tạo dựng hình ảnh, bộ mặt cho thương hiệu, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, cái khó là cần tạo được sự chú ý phù hợp, lien quan đến những đặc điểm, tính chất riêng của sản phẩm thức ăn nhanh Handy.
3. Đối tượng nghiên cứu:
3.1 Sản phẩm handy:
Sản phẩm hamburger tại handy cung cấp đầy đủ ngưồn năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động cho cơ thể, là giải pháp hữu hiệu cho những người bận rộn.
Sản phẩm thức ăn nhanh của handy có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, sử dụng nhiều rau xanh, kết hợp với các thực phẩm tươi được chọn lựa kỹ càng và chế biến phù hợp với khẩu vị của người châu Á nói chung , người Việt Nam nói riêng.
3.2 Nhóm khách hàng của Handy
Khi nói chuyện với một người khác, để câu chuyện không tẻ nhạt và hời hợt bạn cần hiểu rõ người đối diện, nắm bắt tâm lý cũng như thói quen và sở thích của họ vv , để thuyết phục một khách hàng cũng cần những điều đó, thông điệp của bạn sẽ rất hời hợt nếu bạn không có những suy nghĩ tương đồng với người tiêu dùng.
Một dòng sản phẩm mới sẽ thất bại nếu nhà sản xuất không ý thức được rõ rang về đối tượng khách hàng của họ là ai. Các công ty thành công đều biết rất rõ về đối tượng người tiêu dùng mà họ nhắm đến, điều này làm cho sản phẩm và dịch vụ của họ mang tính cạnh tranh cao hơn những công ty đối thủ.
Công ty thức ăn nhanh Handy xác định rõ nhóm khách hàng thường xuyên mà mình hương tới sẽ là bộ phận thanh niên, sinh viên, công nhân viên chức những người năng động, bận rộn hoặc không có thời gian Việc thiết kế quảng cáo từ đó cần mang tính năng động, nhanh nhẹn và thoải mái.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
"Hệ thống nhận diện thương hiệu" là sự diễn đạt bản sắc của một công ty .bằng hình ảnh thông qua việc sử dụng văn từ và các biểu tượng. "Hệ thống nhận diện thương hiệu" gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.
Bộ nhận diện thương hiệu có tác dụng giúp nhận dạng sản phẩm. Nó tạo ra ấn tượng trong lòng người tiêu dùng về cấp độ của sản phẩm và giúp quảng cáo cho sản phẩm đó. Thương hiệu mới xây dựng cần được phân biệt dễ dàng với những thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, vì vậy bộ nhận dạng thương hiệu cần tạo được sự khác biệt và chú ý của người tiêu dùng.
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3180 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu và phân tích chiến lược maketting của sản phẩm Handy Fast Food, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thương hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những thương hiệu khác.
Bộ nhận diện thương hiệu có tác dụng giúp nhận dạng sản phẩm. Nó tạo ra ấn tượng trong lòng người tiêu dùng về cấp độ của sản phẩm và giúp quảng cáo cho sản phẩm đó. Thương hiệu mới xây dựng cần được phân biệt dễ dàng với những thương hiệu khác trong cùng lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, vì vậy bộ nhận dạng thương hiệu cần tạo được sự khác biệt và chú ý của người tiêu dùng.
Nhà thiết kế có rất nhiều lựa chọn về bố cục kết hợp, để có thể tạo ra mẫu định dạng format chuẩn cho thương hiệu. Để bất kỳ sự lựa chọn kết hợp các yếu tố trên mang lại lợi ích cho thương hiệu, nhà thiết kế không những phải ghi nhớ những yêu cầu về mặt thẩm mỹ, mà còn phải cân nhắc xem liệu hiệu quả mang lại sẽ góp phần thể hiện hay làm lu mờ tính cách của thương hiệu.
Hơn nữa, khi định dạng format cho một phương tiện truyền thông nhất định, ví dụ như biểu mẫu giao dịch, thì nhà thiết kế cũng cần cân nhắc xem nó sẽ liên hệ về mặt hình ảnh như thế nào với các phương tiện truyền thông khác, như tài liệu giới thiệu sản phẩm hay bản tin nội bộ. Các mẫu định dạng format cho các phương tiện truyền thông khác nhau cần phải điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đặc thù. Tuy vậy, chúng cần phải có diện mạo tương tự nhau, để cùng giúp thương hiệu tạo được ấn tượng tối đa một cách nhất quán
5. Phương pháp nghiên cứu:
Một hệ thống nhận diện thương hiệu thường bao gồm những yếu tố nhận biết cơ bản sau:
Biểu tượng ( Logo)Màu sắc trong các tài liệu truyền thôngKiểu chữ trong các tài liệu giao dịch và truyền thông
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các tài liệu văn phòngDanh thiếpGiấy viết thưBì thư A5Bì thư A4Nhãn thư tínHóa đơnBản tin nội bộThẻ nhân viênTài liệu thuyết trìnhĐồng phục
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm và bao góiDấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩmDấu hiệu nhận biết thương hiệu trên tem nhãn dán lên sản phẩmDấu hiệu nhận biết thương hiệu in trực tiếp lên sản phẩmDấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩmBố cục trình bày dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩmMột số minh họa ứng dụng
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các biển hiệuCác dạng biển hiệuBiển hiệu Tổng công tyBiển hiệu phòng banBiển hiệu tại quầy lễ tân và phòng họpBiển quảng cáoBiển hiệu đại lý
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trong truyền thông marketingẤn phẩm quảng cáoThiết kế gian hàng hội chợ triển lãmQuảng cáo trên truyền hình (tư vấn)Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyểnHàng khuyến mạiWebsite và vỏ đĩa CD (Thiết kế giao diện)
Một quy trình xây dựng và thiết kế hình ảnh, bản sắc thương hiệu thường được bắt đầu bằng những nghiên cứu khách hàng về: định vị thương hiệu, sản phẩm, khách hàng... . từ đó có thể giúp cho những ý tưởng sáng tạo được hình thành. Phần lớn thời gian của một quy trình xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dựa trên tầm cỡ, tính phức tạp cũng như số lượng những hạng mục thiết kế của dự án.
5.1 Nghiên cứu và Phân tích (Research & Analysis)
Những Dự án xây dựng và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu dù lớn hay nhỏ luôn cần sự phối hợp nghiên cứu và phân tích giữa nhà thiết kế và khách hàng, đây là cách tốt nhất cho những những định hướng sáng tạo mang tính khác biệt rõ ràng với những thương hiệu khác. Về phía khách hàng, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia ngay từ khâu này.
Những cuộc nghiên cứu tùy mức độ sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:
Kiểm tra nội bộ (Internal audit):
Thống nhất những mục tiêu cụ thể của dự án. Những thông tin, tài liệu liên quan có ích cho dự án hay những cuộc trao đổi, thảo luận bàn tròn cũng có những giá trị hữu ích cho những nghiên cứu và phân tích ban đầu.
Thấu hiểu người tiêu dùng (Customer insight):
Những nghiên cứu mang tính thấu hiểu người tiêu dùng sẽ cho những kết quả khách quan và đúng đắn nhằm giúp nhà thiết kế và khách hàng tìm ra được những định hướng, giải pháp và ý tưởng phù hợp với những suy nghĩ, cảm nhận của họ.
Đối thủ cạnh tranh (Competitors):
Nghiên cứu kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh sẽ giúp cho nhà thiết kế và khách hàng có những định hướng chiến lược mang tính đúng đắn, điều này sẽ giúp tạo được sự khác biệt và tách biệt với đối thủ.
5.2 Chiến lược (Strategy)
Ở bước này những yếu tố định vị và cốt lõi thương hiệu, ý tưởng nền của khách hàng, khái niệm thiết kế cơ bản (Concept), thông điệp chính phải được xác định một cách rõ ràng. Một bảng tóm tắt về dự án (Project brief) bao gồm những giải pháp và ý tưởng, mục tiêu của dự án và những kết quả nghiên cứu được nhà thiết kế thuyết trình cùng khách hàng.Hai đến ba định hướng chiến lược của dự án sẽ được đưa ra, khách hàng chọn một, định hướng được chọn là định hướng chính của dự án, tất cả những ý tưởng, hình ảnh, thông điệp… đều xoay quanh định hướng này cho đến khi hoàn tất dự án.
5.3 Thiết kế (Design)
Đây là giai đoạn đã quyết định ý tưởng và định hướng chính của dự án nhằm bước vào triển khai các thiết kế cơ bản. Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
5.4 Bảo hộ (Trademark protection)
Bảo hộ thương hiệu luôn là nhu cầu cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho thương hiệu tránh những sự sao chép, bắt chước từ đối thủ cạnh tranh. Việc đăng ký bảo hộ cũng là bước an toàn cho giai đoạn tung dự án ra thị trường.
5.5 Ứng dụng (Application)
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ bản, khách hàng điều chỉnh và ký duyệt theo từng nhóm cho đến khi hoàn tất. Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và cả những tham vấn cho khách hàng trong việc đưa vào sản xuất thực tế.
5.6 Sản xuất Dự án (Implementation)
Tùy vào thỏa thuận ban đầu giữa khách hàng và nhà thiết kế mà một bản thiết kế có những chi tiết hướng dẫn thiết kế theo từng mức độ khác nhau, nó có thể là những lời tư vấn miệng hay những bản hướng dẫn thiết kế chi tiết (manual guide) cho việc sản xuất dự án. Khách hàng cũng có thể yêu cầu nhà thiết kế trong vai trò là một giám sát và tư vấn để làm việc với nhà cung ứng trong suốt quá trình sản xuất dự án với một khoản phí được thỏa thuận giữa hai bên.
Vai trò giám sát của nhà thiết kế cho việc sản xuất dự án sẽ rất cần thiết và quan trọng, những kinh nghiệm của nhà thiết kế sẽ giúp cho kết quả sản xuất dự án đạt được độ chính xác cao, hạn chế rủi ro hoặc phát sinh. Ngoài ra còn giúp cho khách hàng chọn được những nhà cung ứng có năng lực và tiết kiệm tối đa ngân sách đầu tư.
PHẦN NỘI DUNG
\
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Tổng quan lịch sử của đề tài:
1.1.1 Lịch sử đề tài nghiên cứu:
Theo dòng xoáy thời gian, mọi vật trong cuộc sống đều phát triển không ngừng, cùng với các bước tiến của xã hội, rất nhiều các lĩnh vực trong đời sống đều có những bước phát triển đánh dấu sự ra đời của nhiều phong cách mới, phong phú và thích hợp hơn, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của con người.
Thức ăn nhanh là một sản phẩm đánh dấu sự khởi đầu cho phong cách ẩm thực mới, một phương thức phục vụ nhu cầu nhanh, tiện lợi của con người. Thức ăn nhanh ra đời đã nhanh chóng trở thành hình ảnh của một lối sống thời đại, mở đầu cho sự xuất hiện và bành trướng của một nền công nghiệp mới – ngành công nghiệp “fast food”
1.1.1.1 Lịch sử - nguồn gốc Hamburger:
Hamburger là một thực phẩm phổ biến cho các cuộc liên hoan ngoài trời được nướng trên vỉ barbecue. Hamburger thường được nướng ở sau vườn để cả gia đình cùng ăn. Thịt hamburger thường được mua sống và có thể có vi khuẩn gây hại, cho nên cần phải được nấu chín kỹ lưỡng.
Nhiều nhà hàng fast food dựa vào hamburger để bán. Dãy nhà hàng McDonald's bán một loại hamburger có tên là Big Mac, được bán chạy nhất thế giới, đồng thời được khách hàng ưa thích nhất. Các dãy nhà hàng khác như Burger King, Whataburger, Carl's Jr., Wendy's, Jack-in-the-Box, và Sony cũng dựa vào món hamburger. Fuddruckers là một dãy nhà hàng chuyên bán hamburger "thượng hạng".
Nguồn gốc tên gọi “Hamburger”
Tên hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là "Hamburger"; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này. (Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là "thịt nướng Hamburg" (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là "bánh kẹp Hamburg" (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành "hamburger" hay "burger".
Tên gọi "burger" nay có nghĩa rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn.
Tại Hamburg mọi người thường bỏ 1 miếng thịt heo nướng vào giữa 1 cái bánh cuộn gọi là bánh nóng Rundstück, nhưng khi đó nó vẫn thiếu 1 điều cơ bản mà tất cả các hamburger hiện nay đều làm đó là miếng thịt kẹp phải được nấu chính trước khi cho vào miếng bánh. Thời Trung Cổ, thành phổ cảng Hamburg là nơi giao thương quan trọng giữa các lái buôn người Ả Rập và Châu Âu. Một lý thuyết được nhiều người thừa nhận là chính các lái buôn Ả Rập đã du nhập món Kibbeh được kẹp với miếng thịt cừu tẩm nhiều loại gia vị và thường được ăn sống, nhưng người dân bản xứ đã có công chế biến lại món ăn đó bằng cách thay thế thịt cừu bằng thịt heo hay thịt bò, và một điều thay đổi quan trọng nữa là miếng thịt kẹp được nấu hoặc nướng chính, khi đó bánh "Hamburg Steak" hay "Hamburger" đã trở thành một loại bánh nóng Rundstück độc nhất vô nhị và được mọi người tán thưởng.
Úc và New Zealand
Hamburgers ở Úc và New Zealand thường có cà chua, rau diếp, pho mát và một ít thịt (có tẩm nước sốt BBQ hoặc nước sốt cà chua), và thường có củ cải đường, hành tây, trứng, thịt hun khói và dứa (aka "burger with the lot). "BLT" có nghĩa là hamburger dùng kèm với thịt hun khói, rau diếp, và cà chua.
Đông Á
Trong một số nước Đông Á như Đài Loan, Nhật Bản hay Hàn Quốc, một số quán ăn nhanh bán một loại "biến thể" của hamburger với miếng bánh kẹp (bun) là cơm thay vì bánh mì. "Bánh kẹp" (The "bun") được làm từ loại một loại gạo nếp có độ kết dính đủ để cho phép tạo ra hình dáng miếng bánh mà không làm nó bị rã ra.
1.1.1.2 Lịch sử phát triển mô hình thức ăn nhanh:
Một trong những người sáng lập nên ngành công nghiệp fast-food là Carl Karcher, sinh trưởng tại Ohio (Mỹ). Năm 1939, ông đến California và mua một chiếc xe ngựa để đi bán xúc xích dạo cho khách ngồi trong xe hơi. Công việc rất phát triển, Carl đã mở một quầy ăn di động chuyên phục vụ cho các thực khách ngồi trong ô tô với tên gọi “Quầy thịt nướng lưu động dành cho thực khách xe hơi Carl” (Carl’s Drive-in Barbecue).
Cũng trong thời gian đó, hai anh em nhà McDonald, Richard và Maurice, đã rời quê nhà New Hampshire, đến California mở một rạp hát nhưng thất bại. Biết dân Mỹ đang rất thích ăn trong quầy hàng drive-in, họ đã mở một quầy hàng như thế tại Pasadena, California vào năm 1939 với tên gọi “Thịt băm viên nổi tiếng của McDonald” (McDonald’s Famous Hamburgers).
Cuối những năm 1940, anh em nhà McDonald cảm thấy mệt mỏi với việc phải thay những đĩa, đồ thủy tinh, đồ bạc nên đã quyết định đóng cửa quầy hàng và mở một quầy hàng McDonald mới với thức ăn được để trong túi, bao nhựa hoặc giấy. Nhiều doanh nghiệp trên khắp nước Mỹ đã tìm đến quầy hàng McDonald ở California để xem quầy hàng hoạt động như thế nào.
Sau đó họ đã trở về địa phương và dựng lên những quầy hàng giống McDonald của riêng mình như Burger King, Taco Bell, Wendy’s Old – Fashioned Hamburgers, Dunkin’ Donuts, Kentucky Friend Chicken (KFC)... Ngay cả Carl Karcher, cha đẻ của ngành thức ăn nhanh đã khởi nghiệp bằng việc bán xúc xích trên xe ngựa, cũng mở một loạt các quầy hàng thức ăn nhanh với tên gọi là Carl Jr.’s
Câu chuyện của McDonald's bắt đầu ở San Bernadio, bang California. Ray Kroc là một người bán hàng, chuyên cung cấp “milkshake - sữa lắc trước khi uống và thức ăn trộn” cho một cửa hàng thức ăn phục vụ lái xe và khách hàng qua đường của hai anh em Dick và Mac McDonald. Kroc ước tính rằng cửa hàng này chắc chắn bán được trên 2,000 hộp milkshake hàng tháng và từ đó, Kroc tò mò muốn biết nhiều hơn lí do tại sao công việc kinh doanh của 2 anh em nhà McDonald lại phát đạt đến thế.
Ông ta tới thăm cửa hàng “phục vụ nhanh” này và cực kỳ kinh ngạc trước tốc độ phục vụ món Hamburger ở đây: 15 giây cho một chiếc bánh hamburger 15 cent với khoai tây và sữa lắc. Kroc nhìn thấy tiềm năng phát triển của công việc kinh doanh này và quyết định tham gia vào. Anh em nhà McDonald đã đồng ý với lời đề nghị của Kroc về việc mua lại bản quyền “quán ăn nhanh”. Và ngày 15 tháng 4 năm 1955, Kroc khai trương cửa hàng McDonald’s phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên tại Des Plaines, ngoại ô phía bắc Chicago.
Với tốc độ phát triển cực nhanh, hệ thống các cửa hàng McDonald’s bán được hơn 100 triệu chiếc bánh hamburger trong vòng 3 năm đầu tiên và cửa hàng McDonald's thứ 100 được khai trương 4 năm sau đó, năm 1959. Tới năm 1961, Kroc trả 2.7 triệu đô la Mỹ mua hết toàn bộ quyền lợi từ anh em nhà McDonald và năm 1963, việc bán chiếc bánh hamburger thứ một tỉ đã được truyền hình trực tiếp trên tivi vào giờ quảng cáo cao điểm.
McDonald’s không chỉ phổ biến ở trong nước Mỹ mà còn nhanh chóng có được những thành công trên thị trường quốc tế như Canada, Nhật Bản, Úc và Đức. Ngày nay, có khoảng 1.5 triệu người làm việc cho McDonald’s trên toàn thế giới. Khởi đầu McDonald’s chỉ là một hiện tượng của nước Mỹ nhưng nay nó đã trở thành một thương hiệu quốc tế đích thực.
Từ một cửa hàng gia đình phục vụ đồ ăn rất nhỏ, McDonald’s đã phát triển thành một hệ thống các cửa hàng phục vụ nhanh với giá trị hàng tỉ đôla Mỹ. Khi mà bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là chỗ dựa chính cho hoạt động kinh doanh của McDonald's thì khả năng đoán trước và đáp ứng được nhu cầu thực sự của khách hàng chính là thành công lớn nhất của họ.
Một ví dụ rõ nhất là bánh sandwich File-O-Fish, được làm bởi Lou Groen, chủ cửa hàng chi nhánh ở Cincinati, khu vực tập trung phần lớn người theo đạo Thiên Chúa giáo. Groen nhận thấy công việc kinh doanh của mình hoạt động không tốt vào các ngày thứ 6 – ngày mà người theo đạo Thiên Chúa Giáo không ăn các món có thịt. Groen đã đưa ra món bánh sandwich nhân cá, đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Loại bánh xăng-uých “File-O-Fish” này được bán đầu tiên năm 1963 và đã nhanh chóng trở thành một món trong thực đơn được ưa thích ở tất cả các cửa hàng McDonald’s khắp thế giới.
Tiếp theo đó, năm 1968 thì Big Mac, món bánh sandwich thành công nhất của McDonald được làm bởi nhà hàng Jim Deligatti thuộc Pittsburg. Và 9 năm sau, cũng nhà hàng trên, họ phục vụ thực đơn bữa sáng cho những người lái xe. Và điều này đã làm thay đổi thói quen ăn sáng của hàng triệu người Mỹ.
McDonald’s thành công vẻ vang nhờ vào óc thực tế, sáng tạo (innovation) cũng như sự linh hoạt, biết thích ứng vào khung cảnh xã hội và của từng quốc gia riêng biệt.Món chủ lực chính của McDonald’s là bánh mì hamburger ăn với khoai Tây chiên (French fries) kèm theo Coke. Để đáp ứng với nhu cầu của thị trường ăn uống, McDonald’s ngày nay đã thêm vào menu nhiều món mới lạ, làm từ cá, thịt gà, gan, thịt cừu, McRib, và họ còn chơi luôn cả món pizza nữa… Đầu tháng 8 năm 2006, McDonald’s cho tung ra món Snack wrap, gồm có thịt gà, salade, sauce, và tất cả được cuốn lại trong một loại bánh mềm tortilla. Theo quảng cáo, thì đây là một món ăn nhanh, rất tiện và rất bổ với giá bán chỉ có 1,29$
Những điều có thể bạn chưa biết về Mc Donald
·
McDonald’s phục vụ khoảng 45 triệu người mỗi ngày trên toàn thế giới - với doanh thu trên 20 triệu đôla ở nước Mỹ và hơn 25 triệu đôla ở toàn bộ các nước khác.
· Cứ cách nhau 8 tiếng lại có thêm một cửa hàng McDonald’s được khai trương ở đâu đó trên thế giới.
· Trung bình một ngày có khoảng 8% thanh niên Mỹ đến ăn ở McDonald’s.
· Cửa hàng “MeSki” đầu tiên được khai trương ở Lindvallen, Thụy Điển năm 1996, tại đây khách hàng có thể thưởng thức chiếc bánh BigMac, ca cao nóng hay một miếng bánh táo trên con đường dốc trượt mà không cần phải cởi bỏ các dụng cụ trượt tuyết.
· Việc đầu tư 2,250 đô la Mỹ cho 100 cổ phiếu của McDonald’s năm 1965 đến ngày 30 tháng 9 năm 1999 đã tăng lên 74,360 cổ phiếu và trị giá là 3.2 triệu đô la Mỹ.
· Ronald McDonald có thể nói được hơn 25 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Quảng Đông, Bồ Đào Nha, Hindu, Talalog và tiếng Nga.
· Từ năm 1984, các tổ chức nhà từ thiện mang tên Ronald McDonald’s (RMHC) – Ronald McDonald đã đóng góp gần 250 triệu đô la Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em.
Nối tiếp thành công đó của nhãn hàng McDonald’s, chuỗi cửa hàng KFC xuất hiện với một thể loại thức ăn nhanh khác là gà rán. KFC (trước đây viết tắt trong tiếng Anh của Kentucky Fried Chicken, còn gọi là Gà rán Kentucky trong tiếng Việt) là nhãn hiệu của loạt cửa hàng ăn nhanh được đánh giá nổi tiếng thứ hai trên thế giới sau McDonald's. KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế.
Câu chuyện KFC khởi đầu bằng một giấc mơ của một người đáng kính: Ông Harland Sanders, sinh ngày 9/9/1890 tại Henryville, bang Indiana - Mỹ và mất ngày 16/12/1980. Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu ăn và có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông đã tạo ra món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay
Năm 1939 Colonel Harland Sander giới thiệu với thế giới mùi vị sản phẩm sáng tạo nhất của mình, công thức nguyên bản của món Gà rán Kentucky. Từ đó hàng triệu người trên thế giới đã rất thích thú đến nhà hàng của ông để thưởng thức các món ăn kèm theo bánh bích quy tươi và nóng.
Colonel Harland Sandner sinh ngày 9 tháng 9 năm 1890, bắt đầu tích cực tham gia vào công cuộc kinh doanh thịt gà của mình ở độ tuổi 65. Hiện nay doanh nghiệp KFC mà ông gây dựng đã lớn mạnh trở thành một trong những hệ thống dịch vụ cung cấp thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Và Colonel Sander một người tiên phong cho dịch vụ nhà hàng ăn nhanh đã trở thành một biểu tượng của tinh thần điều hành.
Năm 40 tuổi ông bắt đầu nấu ăn cho những vị khách du lịch đói bụng dừng chân ở sân ga ở Corbin, Kentucky. Ông không có một nhà hàng nào cả mà phục vụ trên một cái bàn ăn tối của ông trong một phần tư phòng khách của ga.
Khi có thêm nhiều người biết đến các món ăn của mình, ông chuyển sang một nhà hàng và khách sạn với 142 chỗ ngồi. Hơn 9 năm sau ông đã hoàn thành một thực đơn hoàn chỉnh và các kĩ thuật nấu ăn căn bản vẫn được sử dụng để làm gà cho đến tận ngày hôm nay. Tên tuổi của Sander ngày càng nổi tiếng, thống đốc Ruby Laffoon phong ông làm đại tá ở Kentucky năm 1935 công nhận đóng góp của ông trong việc tạo ra kĩ thuật nấu nướng.
Tuy nhiên vào đầu những năm 50 một đại lộ giữa các tiểu bang vòng qua thị trấn của Corbin được lên kế hoạch xây dựng, Sander bán đấu giá các tài sản khi nhận thấy đây là điểm kết thúc cho công việc kinh doanh của mình. Tin tưởng vào chất lượng thịt gà rán của mình, ông đã đi du lịch vòng quanh đất nước bằng ô tô từ nhà hàng này đến nhà hàng khác, nấu món gà cho các chủ nhà hàng để họ nhận xét. Sẽ có một bản hợp đồng thỏa thuận nhà hàng sẽ trả cho ông một Niken khi muốn bán thịt gà rán của ông.
Năm 1964 Sander có thêm hơn 600 đại lí được cấp quyền kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Vào năm đó ông đã chuyển nhựợng niềm đam mê của mình cho Jonh Brown, người sau này là thống đốc bang Kentucky từ năm 1980 đến năm 1984, với giá 2 triệu USD. Tuy nhiên KFC một lần nữa thay đổi chủ, Heublien Inc giành được KFC với 285 triệu đôla vào ngày 8 tháng 7 năm 1971, Heublien đã phát triển hơn 3.500 nhà hàng rộng rãi trên toàn thế giới. Sau đó Kentucky lại trở thành một thành viên của Pepsi Co và đến tháng 1 năm 1997 Pepsi Co Inc thông báo về việc tách các nhãn hiệu con của nó, họ gộp chung 4 nhãn hiệu KFC, Taco Bell và Pizza Hut thành một công ty độc lập là Tricon Global Restaurants.
Vào tháng 5 năm 2002 công ty tuyên bố thay đổi tên thành Yum. Công ty này sở hữu A&W, All – American Food Restaurants, hệ thống các nhà hàng KFC, Long Jonh Silvers, Pizza Hut và Taco Bell, đây là một công ty lớn nhất thế giới về số lượng quán ăn, nhà hàng với gần 32.500 đại lí trên hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Trong các năm 2004 và 2005, KFC đã khởi nguồn thành công với một chiến dịch mang tên “singing soul” tiếp bước từ sự thành công của chiến dịch “Soul Food” năm 2003 và 2004. Chiến lược “Soul Food” đã giúp KFC tạo được một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Thừa hưởng sự thắng lợi đó, “singing soul” hiện nay đã đưa thương hiệu KFC phát triển vượt bậc.
Tập đoàn KFC đặt cơ sở tại Louisville, với một hệ thống nhà hàng các món gà phổ biến nhất thế giới. Ở nước Anh KFC đã xây dựng cho mình 1 hệ thống 680 kho hàng dùng cho dự trữ gà. Toàn bộ KFC thuộc sở hữu của tập đoàn Yum đang hoạt động với hơn 33.000 nhà hàng trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Bốn công ty KFC, Pizza Hut, Taco Bell và Long Jonh Siver là những thương hiệu hàng đầu của Yum toàn cầu! Những công ty này mở khoảng ba quán ăn mỗi ngày và là những nhà hàng công nghiệp bán lẻ quốc tế lớn mạnh nhất.
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ THƯƠNG HIỆU KFC
· Mỗi ngày, KFC đón tiếp gần 8 triệu khách hàng trên toàn thế giới.
· Hàng năm, hơn một tỉ “finger lickin” thịt gà ngon được phục vụ cho các bữa ăn chính.
· Thịt gà được chế biến từ cùng một công thức mà Colonel Harland Sander đã sáng tạo ra hơn nửa thế kỉ trước.
· Người tiêu dùng trên toàn cầu đã sử dụng hơn 300 sản phẩm khác được chế biến từ Chunky Chicken Pot Pie ở Mỹ tới bánh sanwich cá hồi ở Nhật Bản.
· Hơn 50 năm trước, Colonel Sander đã phát minh ra “sự thay thế thức ăn ở nhà” – bán thức ăn đầy đủ cho các gia đình bận rộn.
· Trong nhiều năm, Colonel Sander đã cất giữ công thức pha chế trong đầu của mình và ngày nay công thức này được cất giữ an toàn ở Louisville. Tại Kentucky. chỉ có một số ít người biết công thức đáng giá hàng triệu đolla đó (và họ họ đã kí những giao kèo đảm bảo sự bí mật của công thức này)
1.1.1.2 Hiện trạng đề tài:
Công nghiệp dịch vụ thực phẩm Anh
Trong những năm gần đây khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thực phẩm đã suy giảm mạnh do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cùng với sự giảm sút của tốc độ sản xuất tổng lượng sản xuất nội địa và số lượng du khách quốc tế đến vương quốc Anh. Hơn nữa nỗi sợ mập phì của người tiêu dùng đang hướng họ tới nguồn thực phẩm an toàn có lợi cho sức khoẻ.
Mặc dù những nhân tố này không tác động đến việc bán hàng, nền công nghiệp dịch vụ thực phẩm Anh vẫn tỏ ra linh động hơn cả sự mong đợi của các nhà phân tích và các chuyên gia với sự tăng trưởng 25% từ năm 1999 và vươn tới giá trị hàng hoá bán ra là 26.5 tỉ trong năm 2004 (theo Mintel).
Đơn vị số lượng khách hàng của dịch vụ này đứng ở mức 177.6 nghìn vào năm 2003, tăng 6.8% so với năm 1999. Năm 2003 đã có 5.224 triệu vụ giao dịch, tăng 15.6% so với năm 1999 (theo Euromonitor). Thức ăn nhanh tiếp tục thể hiện sự tích cực của nó trong suốt giai đoạn vừa qua khi chiếm 53.6% các giao dịch về dịch vụ thực phẩm năm 2003, vượt mức thị phần của nó 52.2% vào năm 1999 (theo : Euromonitor)
Thương hiệu Mỹ chinh phục toàn thế giới
McDonald’s là thương hiệu thống lĩnh và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong thị trường đồ ăn nhanh ở 120 nước trên 6 châu lục. McDonald’s hoạt động với trên 29,000 cửa hàng trên toàn thế giới và theo ước tính thì doanh thu tổng cộng năm 2000 đã là hơn 40 tỉ đô la Mỹ. Chỉ có một vài thương hiệu có thể sánh ngang với McDonald’s về sức mạnh thương hiệu và sự hiện diện khắp nơi của biểu tượng Golden Arches (hình chữ M vòng cung màu vàng). Tuy nhiên, McDonald's vẫn được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất theo nghiên cứu của Interbrand, công ty tư vấn thương hiệu hàng đầu trên thế giới.
Nghiên cứu trên điểm lại toàn bộ các diễn biến, từng bước phát triển của các thương hiệu hàng đầu và đưa ra đánh giá, ước lượng giá trị của từng thương hiệu. Interbrand đã kết luận rằng: “Không có một thương hiệu nào có thể đem ra so sánh với McDonald’s về ý tưởng xây dựng thương hiệu, cách thực hiện và sức hấp dẫn kéo dài, lan rộng nhanh chóng của nó. McDonald’s là một thương hiệu Mỹ chinh phục toàn thế giới với sức mạnh của hai yếu tố khá là khác biệt – văn hóa và thương mại”. McDonald’s bắt đầu từ nước Mỹ nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
McDonald’s cam kết sẽ trở thành một thành viên đắc lực của cộng đồng. Các tổ chức từ thiện mang tên Ronald McDonal (RMHC) đã đóng góp gần 250 triệu đôla Mỹ với mục đích tài trợ các chương trình vì trẻ em trên toàn thế giới từ năm 1984. Cơ sở của RMHC là chương trình Ngôi nhà Ronald McDonald, chương trình tài trợ cho các gia đình có trẻ em bị bệnh hiểm nghèo để các em có thể được điều trị ở các bệnh viện gần nhà nhất. Ngôi nhà Ronald McDonald đầu tiên được mở ở Philadenphia năm 1974 và hiện nay trên thế giới có khoảng 200 ngôi nhà như thế.
Việt Nam - Thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
Năm ngoái, Việt Nam chỉ xếp thứ 4 trong số những thị trường bán lẻ "hot" nhất thế giới. Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trong năm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại.
Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T. Kearney, quy mô thị trường bản lẻ ở Việt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu.Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson... đều đã có mặt ở Việt Nam. Một tập đoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mang tên Circle K ở Việt Nam.
Chuyên gia của A.T. Kearney ước tính quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD. Song theo số liệu công bố trong nước, doanh số bán lẻ năm nay sẽ tăng khoảng 20,5% lên 975 nghìn tỷ đồng, tương đương 54,3 tỷ USD.
Sau 3 năm duy trì vị trí số 1, Ấn Độ năm nay phải lùi xuống sau Việt Nam. Kế đó là Nga, Trung Quốc, Ai Cập, Morocco và Ảrập Xêút.
A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ.
Việt Nam với hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 dự kiến lên đến 8,5% cũng đang là thị trường hấp dẫn các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh (fastfood).
Theo số liệu khảo sát 14.134 người tiêu dùng ở 28 quốc gia của AC Nielsen vào cuối năm 2004 cho thấy châu Á là thị trường tiêu thụ thức ăn nhanh tăng trưởng nóng nhất trên thế giới. Chỉ riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương, có 30% người tiêu dùng ăn ở ngoài ít nhất 1 lần/tuần.
Cụ thể tỷ lệ phần trăm dân số ăn ở ngoài gia đình ít nhất 1 tuần/lần là Hồng Kông 61%, Malaysia 59%, Philippines 54%, Singapore 50%...
Thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam - Người đẹp đang ngủ
Cũng theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam là thị trường sơ khai của fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn nhanh từ 1-3 lần/tháng. Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, ấn Độ có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần/tháng.
Và số lượng khoảng 90% người tiêu dùng Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh sẽ là cơ hội để các nhà kinh doanh khai thác. Ông Leo Maglasang, người quản lý đại diện cho Tập đoàn Jollibee tại Việt Nam nói: "Chúng tôi đánh giá đây là thị trường tiềm năng và sẽ tăng trưởng rất tốt trong thời gian sắp tới nên đích thân tập đoàn sẽ đầu tư vốn lớn hàng triệu USD, tổ chức các lớp học bài bản, đưa người Việt Nam ra nước ngoài huấn luyện để chuẩn bị mở hàng loạt cửa hàng thức ăn nhanh tại các tỉnh và thành phố lớn trên toàn Việt Nam".
Cho đến nay, nếu chỉ tính các điểm bán thiết kế theo hệ thống có thương hiệu như KFC, Lotteria, Jollibee, Chicken Town, Manhattan... thì chỉ có 27 cửa hàng, bên cạnh đó còn có hơn 30 nhà hàng, tiệm bánh quy mô nhỏ đặt trong các siêu thị, trung tâm thương mại, khu vực dân cư đông đúc... chuyên bán bánh pizza, hamburger, mì Ý, salad trộn... với các hiệu Win Chicken, Monaco, Hollywood, Mama... Đó là chưa kể đến hệ thống hàng trăm xe đẩy, tiệm bán thức ăn nhanh theo kiểu Việt Nam với bánh tươi, bánh mì kẹp thịt, các loại bánh làm từ gạo, nếp...
Hiện KFC, Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến trên 1.000 khách/ngày.
Thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam - Đứa bé chậm lớn
Tại Việt Nam, kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm 1994 (Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1), đến nay đã xuất hiện những chuỗi cửa hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm thực kiểu Việt Nam. Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiên, khoai tây trộn xốt có cơm cajun, salad bắp cải, salad bắp non...
Jollibee có thể coi là sự "hòa nhập" linh hoạt của phong cách fastfood với đời sống cộng đồng. Ở những điểm bán fastfood khác, phong cách "công nghiệp" dường như giảm hẳn, khách hàng không cần "tự phục vụ" mà các nhân viên sẽ mang thức ăn, thức uống tận bàn. Sự thay đổi này ở một khía cạnh nào đó, đã làm cho phong cách fastfood - với 15 giây 1 ổ bánh mì, khoai tây và nước không còn nữa.
Có một lý do khá bất ngờ, mà theo người quản lý các cửa hàng fastfood, làm cho thị trường fastfood Việt Nam phát triển chậm hơn so với các nước châu Á khác, là do giao thông bằng xe gắn máy không thuận tiện và không tạo cơ hội cho người tiêu dùng có thể vừa lái xe, vừa dùng thức ăn nhanh.
Nhà kinh doanh hy vọng, với tốc độ đô thị hóa, các phương tiện giao thông công cộng phát triển sẽ tạo đà cho thị trường fastfood tăng trưởng nhanh hơn.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SÁNG TÁC:
2.1 Trình bày cách thức tổ chức sáng tác:
2.1.1 Các giai đoạn tổ chức sáng tác:
Thương hiệu là cuộc sống, là biểu tượng sức mạnh về kinh tế là yếu tố quan trọng để khẳng định năng lực của doanh nghiệp bạn, cách duy nhất để làm chủ thị trường là làm chủ thương hiệu, nếu không ai biết đến thuơng hiệu làm sao bạn có cơ hội kinh doanh thành công? “Bộ nhận diện thương hiệu” luôn đi kèm với thương hiệu của doanh nghiệp. Một Lôgô đẹp, dễ nhận biết sẽ nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, dễ dàng đi sâu vào tiềm thức của khách hàng.
Các mẫu thiết kế luôn đặc biệt chú trọng đến tính thẩm mỹ, đúng chủ đề, ngành nghề sản phẩm nhằm truyền tải đến người xem những thông điệp ngắn gọn nhất, cô đọng nhất về sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.
Thực hiện quá trình sáng tạo thiết kế theo các bước:
Thu thập tích lũy tư lệu và tài liệu, dữ kiện có liên quan đến doanh nghiệp cần quảng cáo: Mc Donald, KFC, Loteria….
Nghiên cứu lịch sử, đặc điểm, tính chất của đề tài dựa trên những tài liệu đã thu thập.
Lựa chọn, tổ chức, tổng hợp, phân loại các tư liệu phù hợp với tư duy sáng tạo của mình.
Tổng hợp phân tích để đảm bảo các yêu cầu của thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Tìm ý tưởng và định hướng thiết kế trên bản vẽ.
Thực hiện phác thảo, lựa chọn, chỉnh sửa (với sự góp ý, hướng dẫn của giảng viên).
Hoàn thiện phác thảo thiết kế bộ nhận diện thương hiệu và thực hiện bản thiết kế.
Sắp xếp bố cục.
Hoàn thành thể hiện.
2.2 Mô tả phương pháp và kỹ thuật thiết kế:
2.2.1 Đề tài nghiên cứu:
Tên thương hiệu:
Về mặt ý nghĩa:
Handy được dịch sang tiếng Việt mang nghĩa là thuận tiện
Về mặt tạo hình:
Thương hiệu Handy được người thiết kế sắp đặt theo ý đồ ghép 2 chữ cái:
“H and Y” mang ý nghĩa “Handy and Yummy”
(dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “Thuận tiện và ngon miệng”)
Tên thương hiệu “Handy” sử dụng type-face đơn giản, rõ ràng, dễ đọc nhưng không quá khô cứng cho một thương hiệu thực phẩm.
Về màu sắc:
Màu trắng được sử dụng cho 2 ký tự H, Y tạo cảm giác rõ ràng và sạch sẽ, tạo cảm giác yên tâm và tin tưởng nơi khách hàng.
Màu đỏ được sử dụng cho 3 ký tự A, N và D mục đích dẫn dắt người nhìn đến ý đồ của người thiết kế, gây hiệu quả thị giác, đưa thông điệp H and Y – Handy and Yummy đến người tiêu dùng.
Tên thương hiệu được nhà thiết kế sắp đặt trên một nền màu cam tạo cảm giác vững chãi chắc chắn như sự tồn tại và uy tín của thương hiệu
Logo:
Về ý nghĩa:
Logo của Handy được sáng tạo dựa trên sự kết hợp giữa 2 phần là phần hình và phần ký tự:
Phần hình là icon tượng trưng cho hình ảnh Hamburger – sản phẩm của thương hiệu
Phần ký tự sử dụng ký tự “&” để diễn tả 3 ký tự A, N và D trong tên thương hiệu, mục đích chắt lọc thông điệp từ tên thương hiệu.
Ký tự “&” trong logo của Handy được sử dụng như một dấu nhắc, một lần nữa nhắc lại trong tâm trí người nhìn thông điệp “H and Y”
Về màu sắc:
Màu vàng cam thể hiện sự ngon miệng, biểu tượng cho sức nóng, màu thực phẩm được chế biến bằng những phương pháp chiên, nướng …
Màu đỏ là màu của năng lượng, gây kích thích, thu hút sự chú ý, thích hợp sử dụng cho các điểm bán lẻ…
Màu xanh lá cây là màu của tự nhiên, biểu thị cho sức khỏe, lòng tin tưởng, màu của thực phẩm xanh như rau, củ ….
Kích thước của Logo:
Logo Handy có kích thước chuẩn được quy định như sau:
Chiều ngang: 19
Chiều cao: 5
Chiều ngang: 5
Chiều cao: 5
Về mặt thị giác:
Logo của Handy thỏa mãn các đặc tính:
_Đơn giản
_Cân đối
_Rõ ràng
_Ấn tượng
_Hiện đại
_Thể hiện được đặc trưng ngành nghề là kinh doanh thực phẩm thức ăn nhanh.
Thông số màu thương hiệu Handy:
Biển hiệu – Hộp đèn
Biển hiệu cửa hàng:
Biển hiệu phòng, ban:
Mô hình cửa hàng - đồng phục nhân viên:
Quảng cáo ngoài trời:
Panô quảng cáo:
Ý nghĩa của mẫu quảng cáo: gửi đến trực tiếp người tiêu dùng hình ảnh của thương hiệu cùng với thông điệp rõ ràng “ Handy & Yummy, Thuận tiện và Ngon miệng”
Ý tưởng quảng cáo tại các địa điểm công cộng trong thành phố:
Bến xe khách
Banner dọc
Cột nước
Poster:
Poster 1:
Màu sắc poster tươi vui, phong phú, thể hiện được tính ngon miệng của thực phẩm sạch sẽ và dinh dưỡng.
Người thiết kế sắp đặt các sản phẩm thức ăn nhanh Handy như Hamburger, khoai tây chiên thành hình ảnh chiếc đồng hồ, với 2 cây kim giờ và phút chỉ khoảng thời gian là 13h kém – thời gian chuẩn bị bắt đầu giờ hành chánh , báo hiệu sắp hết thời gian giải lao buổi trưa.
Kết hợp với câu Slogan: “Handy! Bạn của thời gian” người thiết kế muốn đề cập đến thông điệp “sử dụng sản phẩm của Handy nhằm tiết kiệm thời gian của bạn ”
Về mặt thị giác, poster mang những tính chất như::
Tính đơn giản
Tính ấn tượng
Mang thông điệp rõ rang: tính nhanh chóng và tiện lợi của sản phẩm thức ăn nhanh Handy
Poster 2:
Sử dụng màu chủ đạo là màu của thực phẩm được chế biến bằng phương pháp nhiệt, nói lên tính chất của thức ăn nhanh Handy.
Poster thể hiện tính “ngon mắt” của sản phẩm, cùng với câu Slogan: “Handy! Ngon quá đi ” như một câu nói hài lòng của khách hàng dành cho Handy.
Về mặt thị giác, poster mang lại những điểm sau:
Tính đơn giản, dễ hiểu
Tính kích thích sử dụng
Poster 3:
Màu sắc poster rực rỡ, gây được sự chú ý của người xem.
Poster giới thiệu dịch vụ “Giao hàng tận nơi” của cửa hàng Handy.
Kết hợp với câu Slogan: “Giao hàng tận nơi. Tiện lợi ! Tức thời” người thiết kế một lần nữa nhấn mạnh tính chất tiện lợi và nhanh chóng của nhãn hàng Handy ”
Về mặt thị giác, poster mang những tính chất như::
Tính thu hút
Tính ấn tượng
2.2.2 Phương pháp và kỹ thuật thiết kế
2.2.2.1. Kỹ thuật thiết kế:
Trong thiết kế, để có một tác phẩm, thì ta phải bắt đầu có những nguyên liệu như hình ảnh, màu sắc, font chữ... và bắt đầu thực hiện bằng những kỹ thuật đồ họa: cắt, dán, vẽ, tạo hiệu ứng thông qua các phần mềm đồ họa.
Các Designer ngày nay được làm việc trong môi trường phát triển của nền khoa học-kỹ thuật. Ngoài các mẫu thiết kế mà tác giả muốn hoàn thiện nó bằng phương pháp thủ công như mô hình, vẽ tay, xé giấy, chất liệu ..v..v.., thì đa số các thiết kế ngày nay đều có sự hỗ trợ của máy tính. Các phần mềm đồ họa đã giúp cho quá trình thiết kế nhẹ nhàng, nhanh chóng, tiện lợi hơn rất nhiều, nếu người sử dụng biết tận dụng tối đa tính năng của từng phần mềm rồi kết hợp qua lại giữa chúng, thì kết quả sẽ thật bất ngờ, có khi ngoài sức tưởng tượng.
Trong quá trình thực hiện đồ án này, tác giả có sử dụng một số phần mềm đồ họa thông dụng
- Khi vẽ một hình mảng đơn giản, tác giả sử sụng phần mềm Adobe Illustrator, đây là phần mềm ưu việt nhất trong khả năng vẽ minh họa bằng các đường vector. Có thể tô màu, áp dụng các hiệu ứng
- Với các ảnh chụp, Adobe Photoshop là phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp. Từ ảnh gốc, chúng dễ dàng bị thay đổi màu sắc, hình dạng, bố cục … tùy theo mức độ can thiệp của người sử dụng để thỏa mãn ý tưởng thiết kế.
- Trong đồ án này, đa phần tác giả sử dụng phần mềm Adobe Photoshop
2.2.2.2 Phương pháp thể hiện:
Trong thiết kế, có những điều luật cơ bản chi phối diện mạo của 1 layout. Layout nào cũng phải áp dụng những nguyên tắc thiết kế cơ bản đó:
Những nguyên lý thị giác giúp Designer nhanh chóng phát hiện và nhận biết được các vật thể trong không gian được quyết định theo 2 nhóm: mặt phẳng và khối. Nhưng mặt phẳng và khối lại được bố cục và sắp xếp theo định luật của nguyên lý thị giác nêu trên mà các Designer phải làm chủ và khai thác nó.
Chương3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TÁC
3.1 Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết.
Thiết kế tốt sẽ làm tăng độ thỏa mãn của người dùng, nâng cao niềm tư hào của thương hiệu.Thiết kế tốt sẽ biểu hiện được suy nghĩ và nhìn thấy được quan điểm của nhà sản xuất, công ty, dịch vụ.
Nhãn hiệu thương mại là hạt nhân của biểu tượng công ty, nhưng nó không thực hiện chức năng đó một mình.Các biểu tượng thành công nhất khi sử dụng màu sắc, kiểu chữ một cách nhất quán và thậm chí cả một “công thức” thiết kế nhất quán khác của các yếu tố tiếp thị.
Thông thường cần phải có một người thiết kế giỏi, kinh nghiệm để tạo ra một công thức độc đáo và hiệu quả cho việc phối hợp nhất quán các yếu tố này. Việc tạo ra và sử dụng một công thức thiết kế như vậy là một quyết định kinh doanh đúng đắn, bởi vì nó cung cấp một phương thức thống nhất về hình ảnh của toàn bộ các thông tin mà công ty đưa ra trong nhiều năm. Kết quả là có một hình ảnh vô hình nhưng lại là tài sản quan trọng của công ty, đôi khi còn có giá trị hơn cả những tài sản hữu hình khác.
Vận dụng một số nguyên lý thiết kế và kinh nghiệm cũng như khả năng hiện tại, sinh viên thực hiện đồ án đã đạt được một số lý thuyết như sau:
_ Sắp đặt các chi tiết đồ họa : hình ảnh, chữ, thông tin sản phẩm tuy chưa đạt mức ấn tượng nhưng khá hợp lý vói bố cục cân bằng tương đối, có tính nhip điệu.
_ Màu sắc đặc trưng của thương hiệu. Màu sắc tươi trẻ, nhẹ nhàng gây cảm xúc cho người tiếp nhận sản phẩm.
_ Ý tưởng ngắn gọn, dể hiểu, rõ ràng.
Tóm lại: thiết kế cần tính nhất quán, xuyên suốt, cùng mô –típ cho một thương hiệu.Thiết kế nhắm tới yêu cầu thực tế của khách hàng, của thị trường nhưng phải có nét độc đáo, bản sắc riêng cho thiết kế của thương hiệu cần quảng bá.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đồ án, sinh viên có thể chưa đạt được nhất quán giữa suy nghĩ ý tưởng với khả năng diễn đạt cho ra sản phẩm thiết kế như ý. Đó là một số hạn chế mà sinh viên gặp phải. Tuy nhiên thể hiện thiết kế hết mình vẫn là cố gắng và mong muốn của sinh viên làm đồ án tốt nghiệp.
3.2 Những kết quả sáng tạo cái mới:
Đây là đồ án thể nghiệm cho đề tài chọn lựa thực hiện, vì thế những thiết kế cho sản phẩm chưa có mặt trên thị trường và nó ít nhiều mang yếu tố giả định. Tuy nhiên , mọi sản phẩm thiết kế đều phải được thực hiện và xem xét nghiêm túc như đây chính là đơn đặt hàng của một công ty. Những ý tưởng cần trân trọng nhưng quan trọng phải thể hiện được và phải chỉnh chu như có thể. Thường trong trường lớp, giáo viên chú trọng đến ý tưởng của ta hơn nhưng khi thực tế làm việc thì việc chỉnh chu những thông tin nhỏ nhất vẫn được chú ý từng chút. Vì thế mà việc thực hiện đồ án cần cân bằng cả hai.
Kết quả những sáng tác của đế tài như sau:
* Logo
Logo của Handy được người thiết kế sử dụng nhằm tạo tính ấn tượng với ký tự & cùng hình ảnh sản phẩm, nêu rõ được mặt hàng mà công ty đang cung cấp cho thị trường.
Màu sắc được sử dụng cho logo là các màu sắc đã được sinh viên lựa chọn và tìm hiểu, nêu được đặc tính cũng như tính chất của sản phẩm
*Ấn phẩm văn phòng
Sử dụng tông màu chủ đạo của nhãn hàng, thiết kế nêu được tính năng động và hiện đại. Sử dụng type-face VNI-Aptima mang tính đơn giản, rõ ràng, tạo sự tin tưởng.
*Phương tiện giao thông
Các thiết kế trên phương tiện giao thông mang tính quảng bá rộng rãi. Đòi hỏi ở người thiết kế sự chắt lọc kỹ càng. Quảng cáo trên phương tiện giao thông công cộng cần nắm bắt được tâm lý cũng như thói quen, văn hóa của người tiêu dùng.
*Lịch
Mua Lịch Tết không chỉ là một thói quen với người tiêu dùng Việt mỗi dịp năm hết Tết đến mà còn là dịp để họ trang trí lại nhà cửa cũng như nhìn lại thành quả của một năm làm việc đã qua. Chính vì vậy, lịch Tết còn là món quà để tặng nhau, gia tăng mối thâm giao giữa những người bạn, giữa doanh nghiệp với bạn hàng.
Thiết kế một tấm lịch Tết để đặt ở một vị trí trang trọng trong nhà không phải là điều dễ. Bởi lịch luôn hiện diện trong không gian của bạn, dù là nơi giao tiếp, làm việc hay nghỉ ngơi. Người dễ tính, tấm lịch thế nào cũng được. Nhưng với những người có con mắt nghệ thuật thì tờ lịch phải độc đáo, để mỗi khi tiếp đãi bạn bè còn tự hào về “gu” thưởng thức của mình. Và vì thế, ngày càng có nhiều sản phẩm độc đáo đáp ứng những yêu cầu đó.
Ở đồ án, tác giả lựa chọn thể hiện bộ lịch treo tường
Bộ lịch được thiết kế với kiểu dáng dựa trên hình dáng của sản phẩm bánh Hamburger, thiết kế mang tính đơn giản, trẻ trung và hiện đại.
*Poster
Có 3 poster, mỗi poster giới thiệu một thông điệp riêng mà nhãn hàng muốn gửi đến khách hàng
Poster thể hiện ý tưởng đơn giản, màu sắc thu hút, ấn tượng và rõ ràng.
3.3 Giá trị của những sáng tác
3.3.1 Giá trị thẩm mỹ:
Khi no ấm, người ta muốn mặc đẹp hơn. Khi mặc đẹp hơn người ta lại muốn lạ hơn, nhiều phong cách xu hướng thẩm mỹ ra đời . Thiết kế đồ họa – nghề làm nên cái đẹp cũng phải theo xu hướng đó. Các designer ngày càng linh động hơn, nhiều phong cách design được thể hiện ngày càng sinh động hơn trên nhiều lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, phim ảnh, in ấn, sản phẩm hàng hóa, tiêu dùng, dịch vụ,…. Tính cạnh tranh giữa các sản phẩm,thương hiệu biểu hiện qua thiết kế nào độc đáo hơn, ấn tượng hơn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra nó còn kích thích thị hiếu thẩm mỹ của xã hội cao hơn.
Sử dụng yếu tố thẩm mỹ vào thiết kế là luôn luôn nhưng làm sao tạo được cảm xúc rõ ràng, tạo được ấn tượng cho đôi tượng tiếp nhận mới là thành công thực sự của designer.Nó đòi hỏi cả một sự nhiệt huyết và năng lực của designer đó.
Ngoài ra trong thiết kế người ta vẫn có thể thấy được nét riêng văn hóa , phong cách và thẩm mỹ của một quốc gia, một khu vực
Trong đồ án, sinh viên sử dụng gam màu cam cho thiết kế để mang lại cảm nhận rõ ràng cho khách hàng về sản phẩm thức ăn nhanh, năng động và hiện đại. Bên cạnh đó là phong cách trẻ trung trong thể hiện, cũng như tính đơn giản của ý tưởng.
3.3.2 Giá trị kinh tế:
Thiết kế Đồ Họa (TKĐH )chú trọng tính hiệu quả kinh tế. Ngành MTCN đã tìm được vị trí quan trọng của mình trong việc góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua các hình thức như quảng cáo, thiết kế in ấn, .... Hầu hết các mẫu TKĐH ngoài tính nghệ thuật còn mang giá trị kinh tế
Khi sản phẩm có thiết kế tốt xuất hiện ngày càng nhiều thì người tiêu dùng cũng dần dần nhận ra được độ chênh lệch trong các thiết kế tốt hay chưa tốt và cạnh tranh của thị trường về mặt thiết kế sẽ kích designer tìm kiếm sự mới lạ trong thiết kế nhiều hơn. Thiết kế tốt sẽ làm tăng độ thỏa mãn của khách hàng, tăng tính canh tranh trên thị trường . Như vậy thiết kế tốt cũng sẽ liên quan đến sự phát triển về phương diện kinh tế.
3.3.3 Giá trị ứng dụng:
Thiết kế đồ họa thuộc phạm vi của mỹ thuật ứng dụng.Và như tên gọi của nó. Mỗi sáng tác gắn liền yếu tố thảm mỹ và công năng nhất định. Người thiết kế gánh vác một nhiệm vụ luôn tự vấn mình về ý nghĩa hữu dụng và giá trị tinh thần của sản phẩm thiết kế. Sao cho sản phẩm thiết kế ra thỏa mãn với các tiêu chuẩn cơ bản của thời đại .
Đối với đồ án, giá trị ứng dụng của thiết kế là giá trị kinh tế, tiêu dùng. Poster , Quảng cáo, Ấn phẩm có nhiệm vụ thông tin và thể hiện sản phẩm đến người tiêu dùng..
3.4 Phân tích và nêu lên những mặt tồn tại:
Sinh viên thực hiện luôn muốn thể hiện đề tài tốt nhất có thể và lần đầu thực hiện một khối lượng thiết kế khá nhiều mà vẫn phải đảm bảo tính nhất quán , vì thế thực tế không tránh khỏi những hạn chế .
Về poster, sinh viên vẫn chưa thật sự hài lòng vì nó mới dừng lại ở mức độ thông tin, biểu diễn sản phẩm. Sinh viên vẫn muốn đưa vào ý tưởng gì đó mới mẻ hơn khi nói về trà thảo mộc nhưng không phải tất cả ý tưởng nào cũng được thể hiện giống như mong muốn . Hạn chế là do kỹ năng , nhận thức chưa thể cô đọng hơn ý tưởng hay cách thể hiện không hợp . Điều này không có nghĩa người thiết kế lơ là trong sáng tác , thiết kế trong bài học lẫn thực tế. Sinh viên vẫn tâm niệm tìm kiếm và thực hiện thiết kế theo hướng đơn giản mà cô đọng, nhẹ nhàng nhưng có nét riêng của sản phẩm , của người thiết kế.
Thiết kế trên thị trường ,bao bì các loại trà thảo mộc thường đi kèm hình ảnh thật bipmap, những hình ảnh quen thuộc hễ nói đến phải là có tách trà, ấm trà, loại thảo mộc. Sinh viên muốn thử hướng mới là dùng hoàn toàn vecto thể hiện. Hạn chế là trông nó không thật và như các loại trà thiết kế quen thuộc thường thấy. Tuy nhiên tính trang trí cao và mới lạ sẽ bắt mắt hơn.
Suy nghĩ ý tưởng và diễn đạt đôi khi chưa đồng nhất như mong muốn là hạn chế lớn nhất. Thời gian không phải là vấn đề chính của những giới hạn cho đồ án này , vấn đề vẫn nằm ở nhận thức và kỹ năng của người thiết kế đạt được qua thực hiện đồ án. Mà nghề thiết kế đồ họa thì không ngừng thực hành, trau dồi và học hỏi kiến thức lẫn kỹ năng . Vì thế đồ án này là một bài học kinh nghiệm thực tiễn vô cùng quý giá cho sinh viên nói riêng và người học đồ họa nói chung.
PHẦN KẾT LUẬN
Thời kinh tế thị trường cũng là thời của các ngành mỹ thuật ứng dụng , đặc biệt là của thiết kế đồ họa. Khi mà các hoạt động giao tiếp ngày càng mở rộng và đa dạng hơn, ai cũng phải quan tâm chăm chút hơn hình ảnh của mình (trong mắt người khác), nhờ đó thiết kế đồ họa trở thành một lĩnh vực không thể thiếu.
Dân gian có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhưng với tính cạnh tranh quyết liệt hiện nay trên thị trường, tốt gỗ không vẫn chưa đủ sức hấp dẫn người tiêu dùng. Vậy nên người thiết kế đồ họa hiện nay chính là người phải tạo lớp sơn như thế nào để tạo nên diện mạo cho sản phẩm sao cho có thể phát huy và thể hiện được chất lượng hay đẳng cấp của sản phẩm đó.
Nghề thiết kế đồ họa, người thiết kế đồ họa là luôn đi tìm kiếm cái đẹp, cái mới vì thế người thiết kế luôn luôn phải thực hành thực tế, cập nhật và học hỏi , trao dồi nếu không tất yếu sẽ bị đào thải. Đây là kinh nghiệm rất hữu ích cho sinh viên trong việc diễn đạt thiết kế cho khách hàng, viết báo cáo, trình bày thiết kế trong nhóm ,trong công ty.
Trong đời sống của chúng ta ngày nay không thể không có sự tham gia của Mỹ thuật ứng dụng. Bất cứ ngành, nghề, môi trường hoạt động nào cũng cần có sự góp sức của ngành này. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ càng cao thì vai trò Mỹ thuật ứng dụng càng trở nên quan trọng. Người ta có thể bỏ số tiền gấp hai, gấp ba (so với giá trị thực) để uống một ly cà phê (ví dụ thế), vì khung cảnh xung quanh ly cà phê đó khiến họ thích thú… Ngoài chức năng làm đẹp cho đời, chức năng đem lại sản phẩm phong phú, nó còn giữ chức năng thông tin, liên lạc, mà thông qua thông tin đó kéo theo những kết quả đáng kể cho bất cứ lãnh vực nào có đối tượng quan tâm đến.
Việc phát triển ngành Mỹ thuật ứng dụng là nhiệm vụ của các Graphic Designer. Ngành Mỹ thuật ứng dụng có phát huy hết hiệu quả hay không phụ thuộc các Graphic Designer. Bảo vệ Luận văn tốt nghiệp là cơ hội học hỏi cuối cùng của một quá trình học, đó là đợt học tập, trải nghiệm có tính chất tổng quát và thực tiễn nhất mà mỗi sinh viên trước khi bước vào nghề cần đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THIẾT KẾ QUẢNG CÁO – Roy Paul Nelson – NXB VĂN HÓA
TIẾP THỊ THIẾT KẾ - Rechard Moore – NXB BẢN ĐỒ
NGHỆ THUẬT QUẢNG CÁO – Armand Dayan – NXB TP.HCM
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
3.1 Sản phẩm của Handy
3.2 Nhóm khách hàng của Handy
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu và Phân tích (Research & Analysis)
5.2 Chiến lược (Strategy)
5.3 Thiết kế (Design)
5.4 Bảo hộ (Trademark protection)
5.5 Ứng dụng (Application)
5.6 Sản xuất dự án ( Implementation)
Phần nội dung
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tổng quan lịch sử của đề tài:
1.1.1 Lịch sử đề tài nghiên cứu
1.1.1.1 Lịch sử nguồn gốc hamburger
1.1.1.2 Lịch sử phát triển mô hình thức ăn nhanh
1.1.2 Hiện trạng đề tài
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SÁNG TÁC
2.1. Trình bày cách thức tổ chức sáng tác
2.1.1 Các giai đoạn tổ chức sáng tác
2.2 Mô tả phương pháp và kỹ thuật thiết kế
2.2.1 Đề tài nghiên cứu
2.2.2 Hình thức thiết kế
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TÁC
3.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết
3.2. Những kết quả sáng tạo cái mới
3.3. Giá trị của những sáng tác
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu và phân tích chiến lược maketting của sản phẩm Handy Fast Food.doc