Chúng ta đã hoàn thành nghiên cứu về nghiệp vụ sử dụng công cụ phá i
sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩ u
Việt Nam. Qua đó, chúng ta có được cái nhìn tổng quát về công cụ phái sinh,
công tác quản trị rủi ro tỷ giá, cách thức tiến hành hoạt động của thị trường
phái sinh.
Để thị trường phái sinh Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và
hoàn thiện, tiến tới hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi rất
nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía NHNN, người tổ chức, điều hành
thị trường m các NHTM, mà quan trọng còn cả các Doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu. Cần có được sự phối hợp tham gia của tất cả các chủ thể.
121 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2624 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thị trƣờng. Khi đó, với khối lƣợng
giao dịch lớn, dòng vốn đổ vào nhiều, các doanh nghiệp không thể thờ ơ với
rủi ro tỷ giá đƣợc nữa. Không thể để đồng tiền của mình trôi nổi trên thị
trƣờng, khi ấy, tức khắc sẽ nảy sinh nhu cầu mua bảo hiểm cho rủi ro. Công
cụ tài chính phái sinh với tƣ cách là biện pháp phòng tránh rủi ro tỷ giá hữu
hiệu, sẽ ngày càng đƣợc ƣa chuộng và sử dụng rộng rãi trong thƣơng mại
quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Xu hƣớng phát triển tƣơng lai đặt
79
ra nhu cầu cho doanh nghiệp, và để thích nghi và phát triển, họ cần cải tiến và
tiếp cận thị trƣờng phái sinh nhiều hơn.
Trên đây là những cơ sở để đƣa ra đề xuất. Từ cơ sở đó, ngƣời viết xin
đƣa ra một số biện pháp có thể khắc phục đƣợc tình trạng hiện nay và phát
triển mảng thị trƣờng tài chính phái sinh.
II. Các giải pháp để phát triển việc sử dụng các nghiệp vụ phái sinh
nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN XNK Việt Nam
1. Giải pháp vĩ mô
1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về nghiệp vụ phái sinh
Nhƣ chúng ta đã phân tích, sở dĩ các công cụ phái sinh chƣa thực sự
phát triển ở Việt Nam là bởi khung chính sách pháp lý chƣa thực sự tạo thuận
lợi cho thị trƣờng. Các doanh nghiệp chƣa nhận đƣợc sự định hƣớng của Nhà
nƣớc thông qua các chính sách, nghị định hƣớng dẫn. Khi một cái mới xuất
hiện trên thị trƣờng, khi mà các doanh nghiệp còn chƣa hiểu biết và e ngại thì
Nhà nƣớc phải là ngƣời tiên phong, bằng các chính sách, văn bản luật của
mình dẫn dắt các thành phần kinh tế. Vậy mà, luật pháp chƣa đầy đủ, văn bản
hƣớng dẫn chƣa cụ thể, tỉ mỉ, chính sách chƣa khuyến khích tạo thuận lợi thì
làm sao khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trƣờng phái sinh. Nhà nƣớc,
trong thời gian sớm nhất cần phải hoàn thiện khung pháp lý làm nền tảng đề
doanh nghiệp áp dụng công cụ phái sinh vào hoạt động kinh doanh thực tiễn
của mình.
80
Cụ thể, đối với các TCTD, năm 2006, sau khi đƣợc Bộ Tài chính chấp
thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các
tổ chức tín dụng (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày
10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Côngvăn số 7404/NHNN-KTTC ngày
29/08/2006 của NHNN). Theo đó, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi
nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, tiếp theo thƣờng xuyên đƣợc đánh giá lại,
ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị
trƣờng; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của TCTD đƣợc xác định hợp lý, hạn chế
bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả. Tiếp đến, với Quyết định số
16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo
cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về công cụ tài chính
phái sinh trên báo cáo tài chính của các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần
thiết cho những ai quan tâm. Chế độ báo cáo này gần nhƣ quán triệt tuyệt đối
các chỉ tiêu cần công bố theo thông lệ Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính
các ngân hàng và tổ chức tài chính tƣơng tự. Đáng lƣu ý là các thông tin sau:
Loại công cụ tài chính phái sinh đƣợc mua/ bán; quy mô mua/ bán; giá trị
ròng về tài sản/ công nợ theo giá trị hợp lý thị trƣờng của các công cụ tài
chính phái sinh; mức độ các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả khác hiện có...
Đối với các doanh nghiệp, khi mua/bán công cụ tài chính phái sinh thì
ghi nhận nhƣ thế nào? Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Luật kế toán về
Nguyên tắc kế toán: "Giá trị tài sản đƣợc tính theo giá gốc...", và nguyên tắc
này đƣợc cụ thể hóa bằng các quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện
hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng Bộ Tài
chính), tuy nhiên chƣa có hƣớng dẫn trực tiếp về xử lý kế toán, về trình bày
chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với các nghiệp vụ
81
mua/ bán/giao dịch công cụ tài chính phái sinh. Nếu vận dụng các quy định
hiện hành, quy trình xử lý kế toán tại doanh nghiệp nhƣ sau: khi doanh nghiệp
mua tài sản là công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp sẽ ghi nhận theo giá
gốc; quá trình nắm giữ, nếu giảm giá có thể trích lập dự phòng rủi ro; khi bán/
tất toán công cụ tài chính phái sinh, chênh lệch giữa giá bán và giá trị đang
ghi sổ kế toán, doanh nghiệp sẽ đƣợc ghi thu khác/ ghi chi khác. Việc xử lý kế
toán nhƣ vậy về công cụ tài chính nói chung, về công cụ tài chính phái sinh
nói riêng không phù hợp với thông lệ kế toán Quốc tế. Tất yếu của vấn đề, kết
quả kinh doanh của năm sẽ không xác định đƣợc hợp lý do chƣa quán triệt
đƣợc các nguyên tắc kế toán nhƣ "dồn tích", "thận trọng", "phù hợp"... Những
chỉ tiêu tài chính về công cụ tài chính cần phải trình bày trên báo cáo tài chính
doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho đối tác, cho ngƣời đầu tƣ, cho cơ
quan quản lý... cũng chƣa có.
Đối với một vài TCTD đang thực hiện thí điểm mua/ bán các loại công
cụ tài chính phái sinh khác (ngoài phái sinh ngoại tệ), TCTD phải tự vận dụng
thông lệ Quốc tế cho việc ghi chép kế toán và xác định kết quả hoạt động kinh
doanh.
Đặc biệt, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chƣa có các
Chuẩn mực tƣơng đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài
chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi
nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình
bày thông tin"; IFRS7 "Các công cụ tài chính: công bố". Việc thiếu vắng các
tiêu chuẩn kế toán chất lƣợng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài
chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hƣởng nghiêm
trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của
doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khoán
82
cũng không thể có đƣợc thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trƣờng
chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.
Đối với NHNN, tỷ giá thị trƣờng cần phải biến động tới mức đủ để các
doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Vì vậy,
NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trƣờng
ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới
rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thƣờng xuyên điều chính
linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trƣờng hơn. Đây là cơ sở để NHTM
cũng nhƣ doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.
Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất
trong giao dịch phái sinh, các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều
kiện thị trƣờng của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho
hoạt động của các NHTM. Cần phải cho phép các NHTM chủ động thực hiện
quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phát sinh. Tránh
để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết
của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi
có sự cố xảy ra.
NHNN cần tăng cƣờng hơn nữa vai trò trên thị trƣờng ngoại tệ liên
ngân hàng. Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và
điều hành nhằm hình thành một thị trƣờng mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa
các tổ chức tín dụng là thành viên thị trƣờng. NHNN tham gia thị trƣờng với
tƣ cách là ngƣời mua, ngƣời bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết
vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
83
Với những giải pháp nhƣ thế, Nhà nƣớc, thông qua NHNN, có thể phát
huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế – tài chính của mình để làm tốt việc
định hƣớng cho doanh nghiệp đi đúng đƣờng hƣớng phát triển đề ra.
1.2. Chỉ đạo thực hiện trang bị máy móc và đảm bảo thông tin đƣợc
cung cấp đầy đủ
Tiếp đến, khi đã thực hiện đƣợc về khung chính sách và hành lang pháp
lý, cần phải bƣớc một bƣớc tiếp theo là hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thiết bị và
thông tin. Ngân hàng nhà nƣớc cần hƣớng dẫn cho các NHTM về cơ sở hạ
tầng và thiết bị. Vì đặc điểm của các công cụ tài chính phái sinh là đòi hỏi
phải có các trang thiết bị hiện đại để đảm bảo cho các giao dịch đƣợc thực
hiện nên bƣớc này là rất quan trọng. Ngoài những thiết bị hiện có của Reuters,
Thomson, SowJones News hay Metastock, CIC cần trang bị thêm phần mềm
xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Cần phải mở
rộng quan hệ hợp tác đối với các ngân hàng nƣớc ngoài trên thị trƣờng ngoại
hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý
rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung. Hơn nữa, nhƣ vậy tạo ra một
thị trƣờng mở, phản ứng đúng với những điều xảy ra trên thị trƣờng thế giới.
Mặt khác, thông tin là yếu tố quan trọng của bất kì hoạt động kinh tế
nào. Việc đảm bảo thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ là điều sống còn với hoạt
động tài chính. Nếu nhƣ thông tin không cân xứng dễ gây ra tình trạng cơ lợi,
chủ nghĩa cơ hội phát triển trên thị trƣờng tài chính. Khi đó, những ngƣời nắm
bắt thông tin có thể gây lũng đoạn thị trƣờng, làm cho thông tin không phản
ánh đúng những gì đang thực sự diễn ra trên thị trƣờng. Nhà nƣớc và NHNN
phải đảm bảo, tất cả các thành phần tham gia thị trƣờng nói chung, thị trƣờng
tài chính phái sinh nói riêng phải có đƣợc thông tin nhƣ nhau, nhƣ thế mới
84
tránh đƣợc sự nhiễu loạn thị trƣờng. Khi đó, thị trƣờng phái sinh mới có cơ
hội phát triển mạnh.
1.3. Tuyên truyền hƣớng dẫn để phổ biến cho Doanh nghiệp
Điều cuối cùng mà NHNN cần thực hiện để có thể qua sự điều tiết vĩ
mô của mình tác động đến sự phát triển của các công cụ phái sinh đó là tuyên
truyền hƣớng dẫn để phổ biến cho doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh rằng, ở Việt
Nam hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng có đƣợc kiến thức, hiểu
biết về các công cụ tài chính phái sinh. Có chăng cũng chỉ dừng lại ở các công
cụ sơ khai, đơn giản nhƣ hợp đồng kì hạn, còn các nghiệp vụ phức tạp hơn có
những doanh nghiệp chƣa chắc đã biết tới, chứ chƣa nói là nắm vững. Khi mà
họ chƣa có kiến thức về nghiệp vụ thì khó lòng tạo ra nhu cầu của họ đối với
mặt hàng. Làm sao họ có thể có tƣ duy bảo hiểm rủi ro khi mà bản thân họ
chƣa biết gì về công tác quản trị rủi ro, khái niệm, đặc điểm của các công cụ
phái sinh với tƣ cách là công cụ phòng ngừa rủi ro?
Vì vậy, với vai trò dẫn dắt của mình, NHNN cần tuyên truyền hƣớng
dẫn cho doanh nghiệp đƣợc tiếp cận với kiến thức. Phải phổ cập đƣợc những
kiến thức cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro và các công cụ phòng ngừa rủi ro
cho doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều này, NHNN phải bắt đầu từ các NHTM.
Thông qua các NHTM để phổ biến kiến thức đến từng doanh nghiệp. Cần tiếp
cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tƣ vấn nhằm mục đích vừa
nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng
hiểu biết về các công cụ phái sinh. Phát triển các công cụ phái sinh và thị
trƣờng phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại
hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các
công cụ phái sinh doanh nghiệp có đƣợc sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn.
85
Mặt khác, cần tập trung ƣu tiên đào tạo bồi dƣỡng cho các cán bộ trực tiếp
kinh doanh trên thị trƣờng hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh. vì đây là
những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra
cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trƣờng ngoại hối và
thị trƣờng tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ
sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hƣớng diễn biến
của thị trƣờng nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.
Thông qua đó để có thể tƣ vấn, hƣớng dẫn, giúp đỡ khách hàng của mình hiểu
biết hơn về thị trƣờng tài chính phái sinh.
2. Giải pháp đối với doanh nghiệp XNK
Trên đây là những giải pháp vĩ mô đề xuất, hƣớng tới chủ thể là Nhà
nƣớc và NHNN cũng nhƣ NHTM. Phần sau chúng ta sẽ đƣa ra một số giải
pháp để tác động vào bản thân doanh nghiệp.
2.1. Tránh tâm lý e ngại gây rào cản cho việc phát triển cái mới
Nhƣ chúng ta đã phân tích, điều quan trọng nhất để có thể nâng cao
hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh đó là tạo ra nhu cầu cho khách hàng.
Khách hàng mà chúng ta nói tới ở đây, chính là các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu có nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nhu cầu này chính là
điều kiện quyết định công cụ phái sinh có đƣợc sử dụng hay không. Đối với
các Doanh nghiệp Việt Nam thì cản trở lớn nhất chính là tâm lý e ngại phát
triển cái mới. Tâm lý quen với cách làm truyền thống khiến cho những ứng
dụng mới khó lòng đƣợc áp dụng trong doanh nghiệp. Với cách làm cũ, họ cứ
thế kinh doanh và lo ngại rủi ro, hay doanh nghiệp nào lo ngại hơn thì lập một
quỹ dự phòng, không biết cách tính đến các phƣơng án bảo hiểm. Các công cụ
86
phái sinh vô cùng hiệu quả lại không đƣợc chú trọng chỉ vì đây là cái mới.
Tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm đã cản trở nhiều hoạt động của doanh nghiệp.
Phải cải tạo lối suy nghĩ từ ngƣời lãnh đạo, dám quyết dám làm, ứng dụng cái
mới, rồi từ đó mới có thể có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và rút ra bài học
cho mình. Không nên có sự đối xử không tốt với những ngƣời thực hiện cái
mới khi không may xảy ra diễn biến bất lợi. Không phải ai cũng thành công
ngay từ lúc đầu tiên cho những thử nghiệm mới. Thay đổi đƣợc lối tƣ duy này,
doanh nghiệp không chỉ đón nhận đƣợc cái mới mà còn tạo ra đƣợc rất nhiều
thay đổi cho mình.
2.2. Nâng cao nghiệp vụ về tài chính phái sinh
Sau khi đã sẵn sàng để đƣa tài chính phái sinh vào một phần trong hoạt
động của doanh nghiệp thì cũng là lúc doanh nghiệp cần trang bị cho mình
một vốn kiến thức sâu rộng và đầy đủ về nghiệp vụ này. Vẫn nhấn mạnh một
điều rằng, công cụ phái sinh là những công cụ phức tạp, cần phải hiểu rõ để
tránh hiểu sai dẫn đến dùng sai gây hậu quả về mặt tài chính cho doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phối hợp với các Ngân hàng, để có thể học hỏi
về nghiệp vụ phái sinh cũng nhƣ thị trƣờng tài chính phái sinh. Có hiểu rõ vấn
đề mới có thể tìm ra lời giải cho bài toán. Để đối mặt với những rủi ro gặp phải,
cần có một vốn kiến thức rất căn bản, đầy đủ. Đầu tiên là về khoa học rủi ro, về
quản trị rủi ro, làm cách nào có thể hạn chế rủi ro. Hiểu rõ nguy cơ mà mình
gặp phải rồi, thì sẽ tìm hiểu đến, các biện pháp phòng tránh rủi ro, đƣa ra các
phƣơng án ứng phó với từng trƣờng hợp. Sau đó, phải cân nhắc, đánh giá giữa
các phƣơng án, để tìm ra cách tốt nhất, phƣơng án tối ƣu để hạn chế rủi ro cho
doanh nghiệp. Nếu tính toán tốt, với các công cụ phái sinh, doanh nghiệp hoàn
87
toàn có thể đƣa rủi ro về mức mà mình mong muốn và kiểm soát đƣợc. Đó mới
chính là một quy trình quản trị rủi ro logic và hợp lý.
2.3. Tìm hiểu thực tế về việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh
Vì các doanh nghiệp của chúng ta chƣa sử dụng hoặc mới chỉ bƣớc đầu
làm quen với các công cụ phái sinh, nên việc tìm hiểu thực tế là rất quan trọng.
Khi đã học hỏi, trang bị kiến thức về công cụ phái sinh rồi, cần phải đƣa
những lý thuyết đó vào thực tiễn nữa. Giữa những điều cơ bản, giáo trình đến
thực tế là cả một khoảng cách. Khi đã hiểu về mặt sách vở rồi, mà không tìm
hiểu các ví dụ thực tế thì doanh nghiệp cũng không thể nào làm tốt đƣợc. Cần
xem xét thực tiễn sử dụng công cụ phái sinh trên Thế giới, ở thị trƣờng Việt
Nam, xem trong trƣờng hợp nào thì sử dụng biện pháp nào, có ƣu điểm gì,
nhƣợc điểm gì. Từ những bài học của ngƣời đi trƣớc để rút ra kinh nghiệm
cho mình, tránh phạm phải những sai lầm của họ để đi vào vết xe đổ. Những
ví dụ thực tiễn nhƣ thế có tác dụng hơn nhiều so với những công thức trong
sách vở. Thực tế cho thấy, diễn biến thực tế trong kinh tế tài chính nói chung
và đặc biệt là thị trƣờng Việt Nam, luôn biến đổi khó lƣờng, đôi khi đi ngƣợc
lại những công thức. Vì vậy, tìm hiểu thực tế để nắm vững nghiệp vụ là điều
cần thiết đối với doanh nghiệp để bƣớc đầu tiếp cận với nghiệp vụ mới này.
2.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ nhân viên
Cuối cùng, ngƣời viết đƣa ra đề xuất với các doanh nghiệp rằng, phải
hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ nhân viên của mình. Để có thể
nắm bắt đƣợc thông tin về thị trƣờng tài chính, cần phải có cơ sở vật chất và
thiết bị phù hợp nhất định. Mà thông tin đối với thị trƣờng tài chính là yếu tố
sống còn. Không nắm bắt đƣợc thông tin thì không thể nào ra đƣợc quyết định.
88
Các thông tin về tỷ giá giao ngay, tỷ giá kì hạn hay tỷ giá áp dụng cho hợp
đồng hoán đổi, quyền chọn công bố trên thị trƣờng cần phải đƣợc cập nhật
thƣờng xuyên để có thể áp dụng vào các hợp đồng. Muốn nhƣ vậy phải có hệ
thống thiết bị để cập nhật. Hơn nữa, phải có ban ngành, đội ngũ nhân viên
chuyên trách về vấn đề này. Mỗi nhân viên có một vị trí làm việc riêng,
không phải ai cũng có đủ kiến thức thích hợp để làm một việc mà doanh
nghiệp đề ra, vì vậy phải có nhân viên chuyên trách, đƣợc đào tạo, có kiến
thức và kinh nghiệm để phụ trách, đảm đƣơng về mặt bảo hiểm cho hoạt động
xuất nhập khẩu, về sử dụng công cụ phái sinh.
III. Kiến nghị
Phần trƣớc chúng ta đã đƣa ra đƣợc một số đề xuất nhằm cải thiện tình
hình phát triển hiện nay của thị trƣờng các công cụ tài chính phái sinh. Để
thực hiện đƣợc những thay đổi đó, xin đƣợc có một số kiến nghị đối với các
thành phần tham gia vào thị trƣờng phái sinh nhƣ sau.
1. Với chính phủ
Nhiệm vụ của chính phủ chính là điều tiết vĩ mô sự phát triển của thị
trƣờng, hƣớng dẫn các thành phần đi vào đúng quỹ đạo của mình, đảm bảo
cho thị trƣờng phát triển một cách lành mạnh và vững chắc. Để làm đƣợc điều
đó, chính phủ cần làm đƣợc một số việc sau:
Để tuyên truyền hƣớng dẫn thì Chính phủ có tổ chức các cuộc họp,
thông cáo mỗi khi đƣa ra một nghị định hay thông tƣ hƣớng dẫn mới.
Nhƣ vậy để đảm bảo ai cũng có thể nắm đƣợc thông tin một cách đầy
đủ.
89
Mở các khóa đào tạo nghiệp vụ, các buổi tuyên truyền về lợi ích của
công cụ phái sinh đến các doanh nghiệp. Chính phủ cần là ngƣời đƣa ra
chuẩn đào tạo kiến thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận và học hỏi.
Kết hợp với NHNN để quản lý thị trƣờng phái sinh. Chính phủ cần
thông qua NHNN để đƣa ra các chính sách với thị trƣờng, sau đó, trong
quá trình thực hiện cũng phải theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công
việc cũng nhƣ hiệu quả thực hiện. Điều này để đảm bảo rằng công việc
đi đúng theo tiến độ và quỹ đạo của nó.
Về mặt pháp lý, điều quan trọng là nên đƣa ra khung pháp lý xác định
rõ ràng các nghiệp vụ, ví dụ nhƣ khẳng định hợp đông Options là
nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro tỷ giá
của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính – tín dụng, bảo
hiểm, chứng khoán. Trên cơ sở đó, để Bộ tài chính xác định biểu phí
các giao dịch là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ đwọc tính vào chi phí
khi xác định thu nhập chịu thuế.
2. Với ngân hàng nhà nƣớc
Với NHNN, cũng đƣa ra một số kiến nghị, để NHNN bên cạnh chính
phủ có thể làm tốt công tác quản lý vĩ mô thị trƣờng phái sinh:
NHNN nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp
lý trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với
một dải băng có biên độ dao động lớn hơn làm khung giao dịch, có nhƣ
vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu thị trƣờng
90
Tỷ giá giao dịch Forward phải đƣợc xác lập theo yếu tố thị trƣờng trên
cơ sở sự biến động lãi suất của hai đồng tiên hoán đổi, do đây là một
trong các yếu tốt cơ bản để xác định tỷ giá trong hợp đồng quyền chọn.
Công thức tính tỷ giá Forward cần đƣợc trả về đúng vị trí, bản chất
khoa học của nó.
NHNN sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch các loại hợp
đồng, đặc biệt là Options, thay vì chỉ cho phép giao dịch giới hạn trong
một số trƣờng hợp. Không nên quá lo lắng các Doanh nghiệp sẽ thực hiện
may rủi với các nghiệp vụ giao dịch này cũng nhƣ lo lắng trình độ hiểu
biết về các giao dịch phái sinh của Doanh nghiệp. Thực tế các Doanh
nghiệp quan tâm đến nghiệp vụ này thƣờng là các DN có kim ngạch xuất
nhập khẩu lớn, trong những năm gần đây các cán bộ quản lý tài chính ở
những DN này đa số đã có sự chuẩn bị kiến thức để thực hiện những
nghiệp vụ giao dịch hối đoái đa dạng.
3. Với các ngân hàng thƣơng mại
Để làm tốt vai trò trung gian trong các giao dịch tài chính phái sinh, các
NHTM cũng nên có một số cải cách sau:
Các NHTM nên xác lập nội dung hợp đồng phái sinh, hoàn thiện khung
mẫu nghiệp vụ để tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp trong việc tiếp cận
và sử dụng đƣợc dễ dàng nhanh chóng hơn.
Hiện đại hóa các trang thiết bị và cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ
thông tin vào nghiệp vụ. Địa điểm thực hiện các giao dịch kinh doanh
phái sinh cần bố trí thuận lợi, các bảng yết giá khoa học, hợp lý, dễ
hiểu. Mô hình phòng kinh doanh ngoại tệ cần đƣợc tổ chức theo xu
91
hƣớng hiện đại. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, bổ sung thêm trang thiết
bị, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại trong giao dịch
nhƣ mạng toàn cầu, mạng SWIFT...
Thực hiện chính sách giá cả và chất lƣợng với khách hàng. Giá cả và
chất lƣợng là hai nhân tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn dịch
vụ với khách hàng, chính sách giá cần hợp lý, linh hoạt với từng đối
tƣợng lâu năm hay mới tham gia.
Có chính sách khuyến khích cán bộ hợp lý, mỗi giao dịch viên đƣợc
giao một mức kinh doanh cụ thể tùy theo khả năng và trình độ, có chế
độ khen thƣởng và xử phạt rõ ràng theo kết quả đạt đƣợc, tạo tinh thần
trách nhiệm và ý thức gắn bó với công việc của các cán bộ
Trên đây là những kiến nghị để góp phần thực hiện các biện pháp nhằm
phát triẻn cho thị trƣờng phái sinh có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Điều
này là vì lợi ích của chính doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi ích chung cho toàn
xã hội. Hi vọng, với những chính sách trong tƣơng lai gần, cục diện thị trƣờng
tài chính phái sinh Việt Nam có thể phát triển khả quan hơn.
KẾT LUẬN
92
Chúng ta đã hoàn thành nghiên cứu về nghiệp vụ sử dụng công cụ phái
sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu
Việt Nam. Qua đó, chúng ta có đƣợc cái nhìn tổng quát về công cụ phái sinh,
công tác quản trị rủi ro tỷ giá, cách thức tiến hành hoạt động của thị trƣờng
phái sinh.
Để thị trƣờng phái sinh Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và
hoàn thiện, tiến tới hội nhập với thị trƣờng khu vực và thế giới, đòi hỏi rất
nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía NHNN, ngƣời tổ chức, điều hành
thị trƣờng m các NHTM, mà quan trọng còn cả các Doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu. Cần có đƣợc sự phối hợp tham gia của tất cả các chủ thể.
Qua nghiên cứu, có thể thấy, hoạt động của thị trƣờng tài chính phái
sinh Việt Nam hiện nay còn rất nghèo nào và đơn điệu, số lƣợng doanh
nghiệp tham gia còn ít, doanh số giao dịch nhỏ, loại hình giao dịch hạn chế,
hầu hết là nghiệp vụ đơn giản nhƣ kì hạn, các giao dịch phức tạp. mới mẻ thì
hầu nhƣ ít đƣợc thực hiện, mặc dù đây là công cụ có nhiều ứng dụng quan
trọng trong thực tiễn phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đây là những nghiệp vụ quan
trọng và không thể thiếu trong tƣơng lai khi mà kim ngạch xuất nhập khẩu
ngày càng đƣợc mở rộng.
Trƣớc thực trạng kém phát triển của thị trƣờng tài chính phái sinh Việt
Nam, cần có nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế đồng thời nâng cao
chất lƣợng thị trƣờng xuất phát từ chính phủ, NHNN, các NHTM và bản thân
doanh nghiệp. Các chủ thể phải không ngừng hoàn thiện, để phát triển thị
trƣờng, đẩy nhanh hội nhập với thế giới. Phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất
quán từ trên xuống dƣới để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển thị trƣờng
phái sinh vì tƣơng lai của chính các doanh nghiệp.
93
Hi vọng rằng những giải pháp đƣợc trình bày trong khóa luận phù hợp
với thực tiễn ở Việt Nam, và cho thấy xu hƣớng phát triển tƣơng lai của thị
trƣờng tài chính phái sinh nƣớc nhà, nhanh chóng mở rộng và phát triển giao
dịch phái sinh, hoàn thiện giao dịch tƣơng lai và kì hạn, tiến tới phát triển
thực hiện quyền chọn và hoán đổi, đảm bảo các loại hình nghiệp vụ cơ bản
đƣợc thực hiện, từ đó hoàn thiện dần thị trƣờng phái sinh với các nghiệp vụ
kinh doanh đa dạng và phức tạp hơn.
Những nghiên cứu còn thiếu sót hi vọng nhận đƣợc sự giúp đỡ và góp ý
của quý thầy cô!
Em xin chân thành cảm ơn!
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần tiếng Việt:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, (2007), Biến động tỷ giá ngoại tệ (đồng
USD, EURO) và hoạt động xuất nhập khẩu, NXB Khoa học xã hội.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2001), Cẩm nang thị trường ngoại hối và
các giao dịch kinh doanh ngoại hối, tái bản lần thứ hai, NXB Thống kê
Hà Nội.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2008), Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nhìn
từ góc độ doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Tạp chí Kinh tế & Phát triển.
4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, (2003) Tài chính quốc tế hiện đại trong
nền kinh tế mở, tái bản lần thứ hai, NXB Thống kê Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, (2008), ĐH Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, Các rào cản trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh.
6. PGS. Đinh Xuân Trình, trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, (2006), Giáo
trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục.
7. ThS. Phạm Anh Tuấn, trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng, (2007), Đề
cương bài giảng môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, Hà Nội.
8. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước, 2007-2008-2009.
9. Giáo trình kinh tế Fulbright, Niên khóa 2006-2007.
95
Phần tiếng Anh:
1. John C. Hull, (2008), Options, Futures and other derivatives, six
edition.
2. Frank J.Fabozi Franco Modigliani, (1996), Capital Markets Institutions
and Instruments, second edition, Prentice Hall.
3. HS BC Bank USA, Interest Rate Swap, Currency Swap, Currency
Options...
Các trang Web:
1. www.foreignexchange.com
2. www.hsbc.com.vn
3. www.saga.com
4. www.vietcombank.com.vn
5. www.vietinbank.vn
6. www.worldbank.com
96
PHỤ LỤC 1
ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
Nhƣ đã trình bày trong nghiên cứu, quyền chọn là một tài sản có giá trị.
Do đó, nó cần đƣợc định giá trên thị trƣờng. Làm thế nào để định giá chính
xác đƣợc một hợp đồng quyền chọn trên thị trƣờng? Đây quả thật là một vấn
đề quan trọng và đầy thử thách. Bởi vì chỉ cần một sự biến động nhỏ của tỷ
giá cũng có thể ảnh hƣởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của hợp đồng, cho
nên cần phát triển những mô hình định giá một cách chính xác và nạp dữ kiện
vào máy tính để nhanh chóng điều chỉnh giá bán hợp đồng theo sự biến động
của tỷ giá trên thị trƣờng giao ngay. Hiện tại mô hình Black-Scholes đƣợc sử
dụng rộng rãi để định giá hợp đồng quyền chọn. Trƣớc khi giới thiệu chi tiết
về mô hình này thiết nghĩ cần lƣu ý một số yếu tố cơ bản dƣới đây:
Tỷ giá thực hiện (strike or exercise price): Tỷ giá thực hiện (trên đây gọi là
E) là tỷ giá áp dụng để tính toán trong mua bán ngoại tệ nếu nhƣ ngƣời mua
thực hiện hợp đồng quyền chọn. Việc ra giá một quyền chọn (premium)
trƣớc hết tùy thuộc vào tỷ giá thực hiện. Giá bán hợp đồng quyền chọn mua
tăng khi tỷ giá thực hiện giảm và giá bán hợp đồng quyền chọn bán tăng khi
tỷ giá thực hiện tăng.
Cả hai trƣờng hợp, chọn mua và chọn bán, chênh lệch giữa tỷ giá giao
ngay và tỷ giá thực hiện quyết định giá bán tối thiểu của quyền chọn. Nếu giá
bán tối thiểu của quyền chọn thấp hơn mức chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay
và tỷ giá thực hiện thì một cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ xuất hiện (bỏ
qua các yếu tố khác nhƣ hoa hồng, chênh lệch giữa giá bán và giá mua).
Chẳng hạn tỷ giá thực hiện của quyền chọn mua theo kiểu Mỹ là 0,85 USD
97
cho 1CAD, nếu tỷ giá giao ngay là 0,86 USD/CAD thì giá bán tối thiểu của
quyền chọn mua phải là 0,01 USD/CAD. Nếu không, sẽ có cơ hội kinh doanh
chênh lệch tỷ giá bởi vì khi đó ngƣời mua hợp đồng sẽ thực hiện hợp đồng để
mua CAD ở giá 0,85 USD/CAD và bán lại trên thị trƣờng giao ngay ở mức
giá cao hơn (0,86 USD/CAD). Tuy nhiên trên thực tế, giá tối thiểu của một
quyền chọn theo kiểu Mỹ hơi cao hơn chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ
giá thực hiện bởi vì nó còn tùy thuộc vào các yếu tố khác sẽ xem xét trong
phần sau.
Đối với quyền chọn theo kiểu châu Âu, giá tối thiểu của quyền chọn
không chỉ đơn thuần căn cứ vào chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá
thực hiện. Bởi vì quyền chọn theo kiểu châu Âu không cho phép thực hiện
hợp đồng trƣớc hạn nên giá của quyền chọn còn tùy thuộc vào yếu tố lãi
suất. Nói tóm lại, giá tối thiểu của một hợp đồng quyền chọn đƣợc xác định
nhƣ sau:
Đối với quyền chọn theo kiểu Mỹ: Gọi giá trị của quyền chọn mua là
Ca, giá trị của quyền chọn bán là Pa, tỷ giá thực hiện là E và tỷ giá giao ngay
là S. Ta có giá trị quyền chọn kiểu Mỹ đƣợc xác định bởi công thức:
Ca (S, E) max (0, S – E) và Pa (S, E) max (0, E – S)
Đối với Quyền chọn theo kiểu châu  u:Gọi giá trị của quyền chọn
mua là Ce, giá trị của quyền chọn bán là Pe, tỷ giá thực hiện là E, tỷ giá giao
ngay là S, lãi suất phi rủi ro của đồng tiền A là a, lãi suất phi rủi ro của đồng
tiền B là b, và thời hạn hợp đồng là T.
Ta có giá trị quyền chọn kiểu châu Âu đƣợc xác định theo công thức:
Ce (S, T, E) max{ 0, S (1 + b) T – E(1 + a) T } và
98
Pe (S, T, E) max{0, E (1 + a) T – S (1 + b) T }
Chênh lệch lãi suất: Sự chênh lệch lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc quyết định giá cả quyền chọn. Chẳng hạn, quyền chọn mua CAD
theo kiểu châu Âu có giá cả cao hơn khi nào lãi suất đồng USD cao hơn lãi
suất CAD và ngƣợc lại. Quyền chọn bán CAD theo kiểu châu Âu có giá cả
cao hơn khi nào lãi suất CAD cao hơn lãi suất USD và ngƣợc lại. Vấn đề đặt
ra là tại sao lãi suất có ảnh hƣởng đến giá cả quyền chọn? Bởi vì yếu tố lãi
suất có ảnh hƣởng đến tỷ giá trong một thời hạn nhất định và khi tỷ giá thay
đổi thì giá cả quyền chọn cũng thay đổi theo.
Thời hạn hợp đồng: Đây là một yếu tố nữa ảnh hƣởng đến giá cả quyền chọn
bởi vì thời hạn hợp đồng càng dài, ảnh hƣởng của yếu tố chênh lệch lãi suất
càng lớn. Mặt khác, mức độ ảnh hƣởng chênh lệch lãi suất càng ít khi quyền
chọn sắp đến hạn và càng lớn khi quyền chọn còn thời hạn khá dài.
Tuy nhiên, sự ảnh hƣởng của yếu tố thời hạn lên giá cả quyền chọn
không chỉ đƣợc giải thích bằng sự ảnh hƣởng của chênh lệch lãi suất mà còn
đƣợc giải thích bởi xác xuất của sự biến động tỷ giá. Rõ ràng thời hạn càng
dài, khả năng thay đổi tỷ giá càng lớn.
Thông số biến động tỷ giá kỳ vọng (expected volatility): Đây là yếu tố khó
lƣợng hóa nhất trong việc quyết định giá cả quyền chọn, nó tùy thuộc chủ yếu
vào khả năng phán đoán của nhà dự báo (forcasters) và hầu nhƣ không có
cách nào khác để đo lƣờng chính xác đƣợc sự biến động của tỷ giá. Nếu thiếu
khả năng phán đoán thì thông thƣờng nhà kinh doanh quyền chọn sẽ dựa vào
hai thông số sau đây để quyết định. Thứ nhất là dựa vào thông số biến động tỷ
giá trong quá khứ (historical volatility). Thông số này đƣợc xác định dựa vào
99
việc phân tích số liệu lịch sử thu thập đƣợc. Thứ hai là dựa vào thông số biến
động ngầm định (implied volatility) trong đó những thông tin hiện tại về giá
cả của quyền chọn và tỷ giá kết hợp với những thông tin khác đƣợc đƣa vào
mô hình để ƣớc lƣợng thông số này. Cuối cùng nhà kinh doanh so sánh thông
số ngầm định với thông số kỳ vọng để ra quyết định.
Công thức định giá quyền chọn vừa trình bày trên đây chỉ áp dụng
trong điều kiện chắc chắn, nghĩa là khi nào tỷ giá giao ngay S đƣợc biết. Trên
thực tế khi định giá quyền chọn chúng ta định giá của nó trong tƣơng lai tức
là định giá ở một thời điểm mà tỷ giá giao ngay chƣa biết. Do đó chƣa biết
đƣợc quan hệ giữa S và E nhƣ thế nào. Định giá quyền chọn trong trƣờng hợp
này gọi là định giá trong môi trƣờng ngẩu nhiên ở đó S chƣa biết, do đó, chƣa
biết đƣợc quan hệ giữa S và E. Rõ ràng ở đây giá trị quyền chọn tùy thuộc
vào xác suất xảy ra khả năng S lớn hơn hay nhỏ hơn E. Trong trƣờng hợp này
phải sử dụng mô hình định giá Black-Scholes.
Định giá quyền chọn theo mô hình Black-Scholes
Năm 1973, công thức nổi tiếng về định giá quyền chọn đƣợc đƣa ra
trên bài báo của hai giáo sƣ MIT, Fischer Black và Myron Scholes. Mô hình
Black-Scholes nguyên thủy đƣợc xây dựng cho việc định giá quyền chọn mua
theo kiểu châu Âu và áp dụng cho cổ phiếu không trả cổ tức (non-dividend-
paying stock). Mô hình này đƣợc giới thiệu mở rộng áp dụng sang lĩnh vực
tiền tệ từ các bài báo của Mark Garman và Steven Kohlhagen và bài của Orlin
Grables vào năm 1983. Đối với quyền chọn mua theo kiểu châu Âu, mô hình
Black-Scholes có thể diễn tả bởi công thức sau:
Ce = Se bT N (d1) – Ee aT N (d2)
100
Trong đó:
Ce là giá cả của quyền chọn mua theo kiểu châu Âu
S là tỷ giá giao ngay giữa đồng tiền A và đồng tiền B
E là tỷ giá thực hiện
T là thời hạn hợp đồng, tính bằng năm
a là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền A
(Lãi kép đƣợc xác định khi số kỳ hạn tính lãi lớn đến vô cùng)
b là lãi kép liên tục không có rủi ro của đồng tiền B
e = 2,71828 là hằng số Nê-pe
là độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay
N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác xuất chuẩn và d1, d2 đƣợc
xác định nhƣ sau:
Tdd
T
baES
d
12
)]2/([)/ln(
1
2
Mô hình Black-Scholes cho thấy giá cả của quyền chọn mua theo kiểu
châu Âu phụ thuộc vào tỷ giá thực hiện so với tỷ giá giao ngay, lãi suất phi
rủi ro giữa hai quốc gia, thời hạn của hợp đồng và độ lệch chuẩn của sự thay
đổi tỷ giá hai đồng tiền. Mô hình này đƣợc thực hiện dựa trên một số giả định
nhƣ sau:
• Lãi suất vẫn không thay đổi, lãi suất cho vay và đi vay nhƣ nhau.
101
• Không có thuế hay chi phí giao dịch.
• Sự sai biệt tỷ giá tuân theo qui luật phân phối chuẩn.
• Độ lệch chuẩn vẫn không đổi trong suốt thời hạn hợp đồng.
Bởi vì những giả định này không đúng trên thực tế, lãi suất và tỷ giá
luôn thay đổi bất ngờ, lãi suất cho vay và lãi suất đi vay không giống nhau, có
chi phí giao dịch và thuế, độ lệch tỷ giá chƣa chắc có phân phối chuẩn, nên
mô hình Black-Scholes chƣa hẳn chính xác và nó cần phải đƣợc hoàn thiện
thêm.
Tuy vậy, mô hình Black-Scholes vẫn áp dụng rộng rải trong việc định
giá quyền chọn, một mặt bởi vì theo thói quen, một mặt bởi vì nó đơn giản để
áp dụng. Hơn nữa, mô hình này có thể dẫn đến việc định giá sai nhƣng mức
độ sai lệch không nghiêm trọng đến nổi tạo ra cơ hội thu lợi cho những ngƣời
kinh doanh chênh lệch giá.
Mô hình Black-Scholes vừa giới thiệu trên đây đã đoạt đƣợc giải Nobel
kinh tế học năm 1997. Chỉ riêng điều này cũng đủ để chúng ta biết rằng sẽ
phức tạp thế nào nếu nỗ lực tìm cách chứng minh hay phát triển mô hình này.
Giải Nobel nay đã có chủ, không nên bỏ công sức vào việc này nữa. Tốt nhất
là cố gắng hiểu và tìm cách ứng dụng mô hình này vào việc định giá quyền
chọn hầu kiếm chút ít lợi nhuận trong việc đầu cơ quyền chọn! Để sử dụng
mô hình Blach-Scholes, trƣớc hết phải thu thập đƣợc thông tin của các biến
trong mô hình. Các biến này bao gồm:
102
• Tỷ giá giao ngay (S) giữa hai đồng tiền A và B – Tỷ giá này biết đƣợc ở
thời
điểm hai bên thỏa thuận giao dịch, đơn giản là vì thời điểm đó đã xảy ra và tỷ
giá
có thể thu thập đƣợc trên thị trƣờng giao ngay.
• Tỷ giá thực hiện (E) – Tỷ giá này do bên bán quyền đƣa ra. Tỷ giá thực
hiện là tỷ giá đƣợc xác định ở hiện tại nhƣng sẽ đƣợc áp dụng trong tƣơng lai.
Công thức xác định tỷ giá có kỳ hạn dựa vào tỷ giá giao ngay và lãi suất giữa
hai đồng tiền có thể áp dụng để xác định tỷ giá thực hiện E.
• Thời hạn hợp đồng (T) tính bằng đơn vị năm – Thông thƣờng thời hạn hợp
đồng do hai bên thỏa thuận hoặc đƣợc tiêu chuẩn hoá theo tập quán của thị
trƣờng. Nói chung thời hạn hợp đồng quyền chọn đƣợc xác định theo ngày.
Muốn đƣa vào mô hình định giá quyền chọn phải lấy số ngày của thời hạn
hợp đồng chia cho 360 ngày để quy đổi thời hạn từ đơn vị ngày ra đơn vị
năm. Chẳng hạn hợp đồng quyền chọn có thời hạn 90 ngày hay 3 tháng đƣợc
quy đổi thành 90/360 = 0,25 năm. Do đó trong mô hình chúng ta sử dụng T =
0,25.
• Lãi kép liên tục phi rủi ro (a) của đồng tiền A – Có thể thu thập bằng cách
lấy lãi suất tín phiếu kho bạc của quốc gia có đồng tiền A.
• Lãi kép liên tục phi rủi ro (b) của đồng tiền B – Có thể thu thập bằng cách
lấy lãi suất tín phiếu kho bạc của quốc gia có đồng tiền B.
• Hằng số Nê-pe – Có giá trị đã biết là e = 2,71828.
103
• Độ lệch chuẩn hàng năm của phần trăm thay đổi tỷ giá giao ngay ( ) – Giá
trị của biến này xác định dựa vào dữ liệu tỷ giá trong quá khứ. Trƣớc hết có
thể thu thập tỷ giá của hai đồng tiền trong khoản thời gian một năm và lƣu dữ
liệu tỷ giá trên file Excel. Kế đến sử dụng Excel để tính phần trăm thay đổi tỷ
giá giao ngay và sử dụng hàm thống kê trên Excel để tính ra độ lệch chuẩn
của phần trăm thay đổi tỷ giá.
• N(d1) và N(d2) là giá trị của hàm phân phối xác xuất chuẩn và d1, d2 đƣợc
xác
định bằng cách thay các biến thu thập trên đây vào công thức:
Tdd
T
baES
d
12
)]2/([)/ln(
1
2
Sau đó sử dụng hàm thống kê trong Excel để tìm ra hai giá trị N(d1) và N(d2)
dựa vào giá trị d1 và d2 vừa tính toán.
104
PHỤ LỤC 2
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ
ÁN PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2006-2010
THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Thƣơng mại tại Tờ trình số 3281/TTr-BTM ngày 29 tháng
05 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 (dƣới đây
viết tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Tích cực thực hiện chủ trƣơng khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
nhằm góp phần tăng trƣởng GDP, phát triển Sản xuất, thu hút lao động phù
105
hợp các quy định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới và các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
2. Gắn kết thị trƣờng trong nƣớc với thị trƣờng ngoài nƣớc theo hƣớng: phát
triển thị trƣờng trong nƣớc để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng
thị trƣờng xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trƣờng trong nƣớc; mở rộng
và đa dạng hoá thị trƣờng xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh
khai thác thị trƣờng trong nƣớc để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị
trƣờng thế giới biến động.
3. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các Thành phần kinh tế và đẩy
mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng
bƣớc tạo ra các sản phẩm có thƣơng hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng thế
giới.
4. Phát triển nhập khẩu theo hƣớng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tƣ
và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng
kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán và ổn định
vĩ mô nền kinh tế.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trƣởng cao và bền vững. Đẩy mạnh
đầu tƣ phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có
khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trƣờng thế giới. Chuyển dịch cơ
cấu xuất khẩu theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia
tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và
106
chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh Xuất khẩu
dịch vụ.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình
quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD.
Đạt tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nƣớc bình quân
16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD.
Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm
khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu - Khoáng sản chiếm khoảng 9,6%,
nhóm hàng công nghiệp và Công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và
nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá.Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hoá sang thị trƣờng châu á
chiếm khoảng 45,0%, thị trƣờng châu Âu chiếm khoảng 23%, thị
trƣờng châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trƣờng châu Đại Dƣơng chiếm
khoảng 5,0% và thị trƣờng khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá.
Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm
2010.
III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hỗ trợ Môi trƣờng kinh doanh
Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trƣờng kinh doanh, phân phối
hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
bảo đảm nguyên tắc Bình đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng
các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bƣớc xoá bỏ độc quyền
107
trong kinh doanh dịch vụ về bƣu chính - viễn thông, Năng lƣợng, bảo
hiểm, giao thông, Cảng biển, Logistics... để nâng cao hiệu quả hoạt
động, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng Doanh nghiệp.
Tạo thuận lợi cho việc hình thành và sự hoạt động của các trung tâm
cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu.
Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành
các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.
Triển khai ký kết các thỏa thuận về thanh toán quốc tế qua ngân hàng
với các thị trƣờng xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và
bảo đảm thanh toán; ký kết các thỏa thuận song phƣơng và công nhận
lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm với các nƣớc đối tác.
2. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tƣ phục vụ xuất
khẩu
Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trƣờng; hoàn thiện chính
sách tín dụng đầu tƣ phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất
khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ
chức Thƣơng mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam
là thành viên; mở rộng các hình thức tín dụng, bảo đảm các điều kiện
tiếp cận vốn và các hình thức bảo lãnh thuận lợi hơn tại các Ngân hàng
thƣơng mại; từng bƣớc thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim
ngạch ổn định và thị phần lớn, trƣớc hết đối với hàng nông sản.
Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu
Nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.
108
Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hƣớng tập trung cho
các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và Xúc tiến thƣơng mại,
tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất
khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh Kinh
doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông
nghiệp.
Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt
Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ
chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.
3. Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thƣơng mại
Đổi mới phƣơng thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại
giao kinh tế nhằm phát huy tác dụng của Quỹ này trong hoạt động phát
triển thị trƣờng, tìm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp.
Đa dạng hoá và mở rộng các hình thức xúc tiến thƣơng mại.
Đổi mới chất lƣợng việc xây dựng và thực hiện Chƣơng trình xúc tiến
thƣơng mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ
chức các chƣơng trình lớn liên ngành về xúc tiến thƣơng mại, đầu tƣ,
du lịch - văn hoá, nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia, kể cả việc thông
qua các kênh truyền thông quốc tế.
Đẩy mạnh các Hoạt động xúc tiến thƣơng mại cấp cao để thúc đẩy hợp
tác, đầu tƣ và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa
quốc gia đầu tƣ trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thƣơng mại và cơ chế cung
cấp, dự báo thông tin thị trƣờng, tƣ vấn đầu tƣ, thƣơng mại, tƣ vấn pháp
109
luật, môi trƣờng kinh doanh ở trong, ngoài nƣớc cho cộng đồng doanh
nghiệp.
4. Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất
khẩu
Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chƣơng trình đào
tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lƣợng lao động
trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn
lao động; đẩy mạnh xã hội hoá các dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao
động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh
mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và
việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều
kiện sống của Ngƣời lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp
tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.
5. Xây dựng Chƣơng trình dự báo và các đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo
ngành hàng
Xây dựng Chƣơng trình dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm
2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.
Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do
các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực
hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định
hƣớng của Đề án này, Chƣơng trình dự báo, phân tích khả năng cạnh
tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với Chiến lƣợc phát triển ngành hàng
đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.
110
Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải đƣợc trao đổi, phối
hợp với Bộ Thƣơng mại, ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty,
tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với
các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các
giải pháp thúc đẩy quá trình liên kết giữa ngƣời sản xuất nguyên liệu
với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính
sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản
xuất này.
6. Hạn chế nhập siêu
Dựa trên quan điểm của Đề án là kiềm chế mức nhập siêu hợp lý,
không để ảnh hƣởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh
tế, bảo đảm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các giải
pháp hạn chế nhập siêu đƣợc định hƣớng là:
Thúc đẩy tăng trƣởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, trƣớc hết là đối
với các thị trƣờng nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn
chế nhập siêu;
Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạnh tranh và dự báo nhu cầu thị trƣờng,
phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu
trong nƣớc; đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý để Tiết kiệm
nguyên, nhiên vật liệu;
Điều hành tỷ giá và lãi suất phù hợp tình hình phát triển kinh tế; hạn
chế nhập siêu;
Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nƣớc ngoài;
Thúc đẩy các hình thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, thu hút
kiều hối;
111
Tăng cƣờng thu hút mạnh hơn nữa đầu tƣ nƣớc ngoài; viện trợ phát
triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Thƣơng mại có trách nhiệm:
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phƣơng và các Tổng công ty, tập đoàn,
hiệp hội ngành hàng để thống nhất triển khai Đề án.
Tổ chức cung cấp thông tin, theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình thực
hiện nội dung các đề án xuất khẩu ngành hàng; tổng hợp, báo cáo và đề
xuất các chính sách, cơ chế cần thiết để thúc đẩy thực hiện Đề án và
các đề án xuất khẩu ngành hàng.
Phối hợp với Bộ Ngoại giao nghiên cứu, đề xuất phƣơng án chuyển đổi
cơ chế sử dụng nguồn tài chính từ Quỹ Ngoại giao kinh tế, trình Thủ
tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Chƣơng trình
dự báo, phân tích khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm
mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu; chủ trì thực hiện nhóm giải
pháp về nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thƣơng mại;
nhóm giải pháp hạn chế nhập siêu và phối hợp với các cơ quan liên
quan để thực hiện các nhóm giải pháp liên quan khác của Đề án.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Ngân hàng Nhà nƣớc có trách
nhiệm:
Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng Nhà
nƣớc và các cơ quan có liên quan xây dựng lộ trình cụ thể và triển khai thực
hiện các nhóm giải pháp về hỗ trợ môi trƣờng kinh doanh; về hoàn thiện hệ
112
thống chính sách tài chính - tín dụng và đầu tƣ phục vụ xuất khẩu; các nội
dung liên quan của nhóm các giải pháp hạn chế nhập siêu; phối hợp chặt chẽ
với Bộ Thƣơng mại và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nhóm
giải pháp khác có liên quan của Đề án.
3. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định các ngành hàng
cần hỗ trợ và xây dựng đề án hỗ trợ đào tạo nghề và nguồn nhân lực cho các
ngành hàng xuất khẩu đƣợc xác định.
4. Các Bộ, ngành quản lý sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm
nghiên cứu, triển khai thực hiện các đề án xuất khẩu chuyên ngành và phối
hợp chặt chẽ cùng Bộ Thƣơng mại và các cơ quan liên quan trong việc tổ
chức triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp của Đề án.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chỉ đạo các cơ
quan chức năng của địa phƣơng xây dựng và phối hợp với các Bộ, ngành
Trung ƣơng triển khai thực hiện quy hoạch, Chƣơng trình phát triển sản xuất
và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của địa phƣơng trên cơ sở các định hƣớng
phát triển xuất khẩu của Đề án và các đề án xuất khẩu chuyên ngành do các
Bộ quản lý sản xuất chủ trì xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3. Các Bộ trƣởng, Thủ trƣởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trƣởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
113
Thông tin văn bản
Tên văn bản: Phê duyệt Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010
Số hiệu: 156/2006/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Cơ quan ban hành: Thủ tƣớng Chính phủ
Ngƣời ký: Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng
Ngày hiệu lực: 26/07/2006
Ngày ban hành: 30/06/2006
Phạm vi điều chỉnh: Toàn quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5475_9928.pdf