Đề tài Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong. Sinh viên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; tr.126]. Thời gian qua, chất lượng đào tạo sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung, Khoa Tâm lý học nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học còn thiếu nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân, trong đó sinh viên còn thiếu ý chí khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan vươn lên chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thực tiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Để sinh viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước thì trước hết sinh viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái độ phù hợp thông qua hoạt động học tập. Tuy nhiên, hoạt động học tập ở bậc đại học là hoạt động đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn mà không phải sinh viên nào cũng có được. Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiên nay còn chưa cao. Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Về mặt lý luận, những nghiên cứu về ý chí đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, những nghiên cứu về ý chí của sinh viên, đặc biệt là ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập còn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV” là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Đối tượng nghiên cứu Ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ý chí của sinh viên, giúp họ đạt được thành tích cao hơn trong học tập.

pdf117 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10029 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh phí mua tài liệu”- ĐTB 2.13, xếp vị trí thứ 4. Theo chúng tôi, nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do tính tự giác trong học tập của bản thân sinh viên, mặt khác việc SV không chịu khó đọc TLCN một phần là do các giảng viên giảng dạy một số bộ môn không yêu cầu SV đọc TLCN hoặc có yêu cầu đọc nhưng không kiểm tra, đánh giá. Điều đó dần dần làm cho SV ỷ lại, dựa dẫm vào thầy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về tính kế hoạch trong việc đọc sách, SV năm thứ nhất thể hiện một sự nỗ lực ý chí cao hơn so với SV năm thứ tư: có 26.8% SV năm thứ nhất rất thường xuyên “lập kế hoạch đọc sách và kiên trì thực hiện kế hoạch đó”, tỷ lệ này ở SV năm thứ tư là: 18.8%; SV chuyên ngành TLHXH thể hiện sự nỗ lực cao hơn so với SV chuyên ngành TLHLS: có tới 25.9% SV chuyên ngành TLHXH rất thường xuyên “lập kế hoạch và - 88 - kiên trì thực hiện kế hoạch đó” thì chỉ có 16.7% SV chuyên ngành TLHLS làm điều này. Số liệu từ đề tài cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể trong việc vượt qua các khó khăn gặp phải trong khi đọc TLCN giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư cũng như giữa SV chuyên ngành TLHXH và SV chuyên ngành TLHLS. Tóm lại, nỗ lực ý chí khắc phục khó khăn gặp phải khi đọc tài liệu chuyên ngành của sinh viên ở mức trung bình (ĐTB 2.16). Trên thực tế ở bảng 3.8 cho thấy: các hành vi vượt khó xuất hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” là chủ yếu. Thí dụ: có 58.8% thỉnh thoảng “Để việc đọc sách có hiệu quả hơn tôi thường xin ý kiến các thầy/cô và học hỏi kinh nghiệm của các anh chị sinh viên khoá trên về cách đọc sách”; có 58% SV thỉnh thoảng “Tôi tự phân tích nguyên nhân tại sao mình thường phân tán tư tưởng trong khi đọc tài liệu chuyên ngành, rồi tìm ra biện pháp khắc phục chúng”; có 56.7% Sv thỉnh thoảng “Đối với những tài liệu khô khan/không gây hứng thú tôi thường tự nhủ vẫn phải đọc, vì nếu không đọc tài liệu đó tôi sẽ không thể hiểu được những điều lý thú được trình bày trong các tài liệu tiếp sau đó”… 3.5. Ý chí thể hiện trong hành động NCKH Một trong những hoạt động đặc trưng của SV ở bậc đại học là hoạt động NCKH, thông qua NCKH, SV có cơ hội áp dụng và kiểm nghiệm những điều đã học được vào cuộc sống, đồng thời, phát hiện những điều mới lạ trong cuộc sống. Kỹ năng NCKH rất cần thiết cho một chuyên gia Tâm lý học trong tương lai, đặc biệt là những người sẽ làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học lâm sàng, tâm lý học quản trị kinh doanh. Hoạt động NCKH của SV Khoa Tâm lý học luôn được Ban chủ nhiệm Khoa quan tâm, chỉ đạo. Hàng năm Khoa Tâm lý học đều phát động phong trào NCKH sinh viên từ rất sớm (tháng 10 hàng năm). Hoạt động NCKH của - 89 - SV kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 03 năm sau. Mặc dù có sự quan tâm chỉ đạo của BCN Khoa và thời gian NCKH dành cho SV cũng tương đối dài nhưng trong một vài năm trở lại đây, số lượng SV tham gia NCKH càng ngày càng giảm sút và chất lượng cũng không đáp ứng được yêu cầu. Một số thống kê gần đây cho thấy số lượng SV của Khoa Tâm lý học hoàn thành các công trình NCKH SV càng ngày càng giảm: - Năm học 2001 - 2002: có 43 báo cáo - Năm học 2002- 2003: có 45 báo cáo - Năm học 2004- 2005: có 35 báo cáo - Năm học 2006- 2007: có 17 báo cáo (Theo Kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên, Trường ĐHKHXH&NV từ năm 2001- 2007). Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có tới 56.4% SV tham gia NCKH. Nhưng đó là số lượng đăng ký tham gia và bước đầu triển khai đề tài NCKH nhưng khi triển khai nghiên cứu thì gặp rất nhiều khó khăn, có tới 72% SV phải bỏ dở công trình nghiên cứu của mình. SV tham gia vào hoạt động NCKH với rất nhiều mục đích khác nhau. Điều này phụ thuộc trước hết vào nhận thức của bản thân mỗi sinh viên về vai trò của NCKH đối với sự phát triển các kỹ năng của bản thân họ. Nhưng trước hết phụ thuộc vào định hướng giá trị mà SV theo đuổi trong hoạt động học tập nói chung, NCKH nói riêng. Để khảo sát mục đích tham gia NCKH của SV Khoa Tâm lý học, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi: “Trước khi tham gia NCKH sinh viên bạn có đặt cho mình một mục đích xác định hay không?”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.9: (Xin xem bảng trang bên!) - 90 - Bảng 3.9: Mục đích tham gia NCKH của SV Khoa Tâm lý học CÁC MỨC ĐỘ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT CÁC MỤC ĐÍCH SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1 Tôi muốn có các kỹ năng trong NCKH vì muốn trở thành chuyên gia giỏi trong ngành Tâm lý học thì không thể không có kỹ năng nghiên cứu khoa học 77 55.8 54 39.1 7 5.1 2.51 5 2 Tôi mong muốn phát hiện những điều mới lạ trong khoa học tâm lý 86 62.3 50 36.2 2 1.4 2.61 4 3 Do trường và Khoa yêu cầu nên phải nghiên cứu cho đỡ bị thầy cô đánh giá/phê bình 6 4.3 30 21.7 102 73.9 2.70 3 4 Mục đích tham gia NCKH của tôi là để được giải thưởng, được cộng điểm. 14 10.1 51 37 73 52.9 2.40 6 5 Các bạn trong lớp đều làm, nếu mình không làm sợ bị bạn bè chê bai là kém cỏi, lười nhác. 4 2.9 17 12.3 117 84.8 2.80 2 6 Tập dượt để sau này có thể làm tốt Báo cáo thực tập, Khoá luận tốt nghiệp. 117 84.8 19 13.8 2 1.4 2.83 1 ĐTB chung 2.60 Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy: có 117 SV (chiếm 84.8%) rất thường xuyên xác định mục đích tham gia NCKH là “Tập dượt để sau này có thể làm tốt Báo cáo thực tập, Khoá luận tốt nghiệp”, ĐTB là 2.83 xếp vị trí số 01; có 86 SV (chiếm 62.3%) rất thường xuyên xác định mục đích tham gia NCKH là “Tôi mong muốn phát hiện những điều mới lạ trong khoa học tâm lý”, ĐTB là 2.61, xếp vị trí thứ 4; có 77 SV(chiếm 55.8%) rất thường xuyên xác định mục đích tham gia NCKH là “Tôi muốn có các kỹ năng trong NCKH vì muốn trở thành chuyên gia giỏi trong ngành Tâm lý học thì không thể không có kỹ năng nghiên cứu khoa học” ĐTB là 2.51, xếp vị trí số 5. - 91 - Như vậy, đa số SV đã xác định mục đích NCKH một cách đúng đắn. Các mục đích đó đều nhằm làm phát triển các kỹ năng nghiên cứu cho bản thân với mong muốn trở thành một chuyên gia giỏi trong lĩnh vực Tâm lý học. Các mục đích không đúng đắn có tỷ lệ SV lựa chọn thấp: chỉ có 14 SV (chiếm 10.1%) rất thường xuyên xác định mục đích NCKH là “để được giải thưởng, được cộng điểm”; cũng chỉ có 6 SV (chiếm 4.3%) rất thường xuyên xác định mục đích tham gia NCKH là “Do trường và Khoa yêu cầu nên phải nghiên cứu cho đỡ bị thầy cô đánh giá/phê bình”. Như vậy, SV đã xác định cho mình mục đích NCKH đúng đắn. Phần lớn SV đã lựa chọn mục đích tham gia NCKH là để “tập dượt sau này triển khai làm tốt báo cáo thực tập, khoá luận tốt nghiệp” hay mong muốn “phát hiện những điều mới lạ trong khoa học tâm lý”…Các mục đích không liên quan đến tri thức như “để được cộng điểm”; “do trường và khoa yêu cầu nên phải nghiên cứu”… có tỷ lệ SV lựa chọn thấp. Các số liệu thu thập được cho thấy, sự khác biệt trong việc xác định mục đích khi tham gia NCKH giữa SV các năm và SV các chuyên ngành khác nhau không có sự khác biệt đáng kể. Tóm lại, SV Khoa Tâm lý học đã xác định cho mình mục đích NCKH một cách đúng đắn. Chính việc xác định các mục đích đúng đắn sẽ là tiền đề thúc đẩy SV vượt qua các khó khăn gặp phải trong khi tham gia NCKH để vươn tới chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu của ngành Tâm lý học. Hoạt động NCKH là hoạt động gian khổ, đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì của người thực hiện. Do đó, các khó khăn mà SV gặp phải trong quá trình triển khai đề tài NCKH là rất lớn. Để khảo sát những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi tham gia NCKH chúng tôi đã thiết kế câu hỏi: “Trong quá trình - 92 - NCKH bạn thường gặp phải những khó khăn gì?”. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.10: Các khó khăn mà sinh viên gặp phải khi tham gia NCKH CÁC MỨC ĐỘ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT CÁC KHÓ KHĂN SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1. Làm sao để hoàn thành đề tài NCKH đúng hạn, có chất lượng mà vẫn đảm bảo việc học tập các môn khác có kết quả cao. 116 84.1 20 14.5 2 1.4 2.83 1 2. Thầy/cô hướng dẫn không nhiệt tình. 31 22.5 70 50.7 37 26.8 1.96 6 3. Khoa và thầy/cô hướng dẫn bạn yêu cầu cao, khắt khe về mặt thời gian và chất lượng. 22 15.9 89 64.5 27 19.6 1.96 6 4. Khó khăn giữa khoản tài chính gia đình chu cấp cho ít ỏi và nhu cầu chi phí cho NCKH rất lớn. 46 33.3 58 42.0 34 24.6 2.09 5 5. Tôi không biết cách trình bày kết quả nghiên cứu của mình sao cho có hiệu quả nhất. 49 35.5 73 52.9 16 11.6 2.24 3 6. Vấn đề tôi nghiên cứu không có nhiều tài liệu tham khảo 44 31.9 75 54.3 19 13.8 2.18 4 7. Thời gian dành cho nghiên cứu khoa học quá ít. 57 41.3 69 50.0 12 8.7 2.33 2 Qua bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy các khó khăn chủ yếu mà SV gặp phải khi tham gia NCKH là: - 93 - 1. “Làm sao hoàn thành đề tài NCKH đúng hạn, có chất lượng mà vẫn đảm bảo việc học tập các môn khác có kết quả”- có tới 84.1% SV rất thường xuyên gặp phải khó khăn này. 2. “Thời gian dành cho NCKH quá ít”- có 41.3% SV rất thường xuyên gặp phải khó khăn này. Đây là 02 khó khăn chủ yếu mà SV gặp phải khi tham gia NCKH. Nhiều bạn sinh viên băn khoăn giữa việc làm sao học tốt các môn học trên lớp của các thầy cô với việc hoàn thành đề tài NCKH đúng hạn có chất lượng. Chính điều này khiến họ băn khoăn, “phân tâm” trong khi học tập và NCKH. Lúc làm NCKH thì lại “sợ” không hoàn thành nhiệm vụ học tập và ngược lại. Hoạt động NCKH đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu rất tỉ mỉ, do đó SV phải đầu tư rất nhiều thời gian thì mới có thể hoàn thành được. Trong khi đó, SV vẫn phải hoàn thành tất cả những môn học theo chương trình đào tạo của Khoa và nhà trường. Đây cũng là những khó khăn chung của SV. Hoạt động NCKH của SV diễn ra trong mối quan hệ nhiều chiều, trong đó quan hệ giữa giảng viên (người hướng dẫn) và sinh viên là mối quan hệ quan trọng nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cũng có tới 70 SV (chiếm 50.7%) thỉnh thoảng gặp khó khăn về giáo viên hướng dẫn do “thầy cô hướng dẫn không nhiệt tình”. Có 77.3% SV thường xuyên và thỉnh thoảng gặp khó khăn về kinh phí đầu tư cho việc triển khai đề tài NCKH của mình. Quả thật cuộc sống của SV còn quá nhiều thiếu thốn, phần lớn SV xuất thân từ nông dân. Vì vậy số tiền chu cấp từ gia đình hàng tháng cũng có những giới hạn nhất định. Khó khăn về kinh phí triển khai đề tài cũng hạn chế ít nhiều sự hứng thú của họ với hoạt động NCKH. Hoạt động NCKH cũng cần rất nhiều kinh phí để triển khai: từ việc photo tài liệu, in ấn đến việc chi phí cho xâm nhập thực tế, nghiên cứu thực địa v…v… - 94 - Như vậy, SV gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động NCKH. Các khó khăn chủ yếu mà SV gặp phải trong hoạt động NCKH là các khó khăn từ chính chủ thể SV, trong đó khó khăn lớn nhất là việc sắp xếp thời gian sao cho hợp lý để đảm bảo việc NCKH thành công và kết quả học tập tốt. Các khó khăn từ phía khách quan như tài liệu tham khảo thiếu thốn, giáo viên hướng dẫn không nhiệt tình có tỷ lệ SV gặp phải ít hơn. Số liệu từ đề tài cũng cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về những khó khăn gặp phải trong khi tham gia NCKH giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư cũng như giữa SV chuyên ngành TLHXH và SV chuyên ngành TLHLS. Như vậy những khó khăn mà SV gặp phải trong khi tham gia NCKH là rất lớn. Để tìm hiểu những khó khăn mà SV gặp phải khi tham gia NCKH chúng tôi đã thiết kế câu hỏi: “Bạn đã vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình NCKH như thế nào?”. Kết quả được phản ánh trong bảng số liệu sau: Bảng 3.11: Sinh viên vượt qua các khó khăn gặp phải khi NCKH CÁC MỨC ĐỘ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT CÁC HÀNH VI VƯỢT QUA KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1 Tôi phải lập kế hoạch rất chi tiết giờ nào thì học, khi nào thì dành thời gian cho NCKH. 68 50 60 44.1 8 5.9 2.44 3 2 Thầy/cô hướng dẫn của tôi không được nhiệt tình (có thể do bận quá) tôi phải tích cực, chủ động tìm gặp các thầy/cô khác nhờ hướng dẫn để hoàn thành đề tài của mình. 32 23.5 74 54.4 30 22.1 2.01 6 - 95 - 3 Để đáp ứng yêu cầu về tiến độ và chất lượng của đề tài nghiên cứu tôi phải dành cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) hoặc kỳ nghỉ hè để đọc tài liệu, xây dựng đề cương, gặp gỡ thầy/cô, thâm nhập thực tế lấy số liệu. 70 51.5 58 42.6 8 5.9 2.46 2 4 Tôi phải từ bỏ các nhu cầu khác của mình (xem phim, liên hoan, xem biểu diễn ca nhạc…) để có kinh phí thâm nhập thực tế, mua, photo tài liệu, thuê đánh máy, in ấn … phục vụ việc NCKH. 55 40.4 56 41.2 25 18.4 2.22 5 5 Để có thể báo cáo kết quả nghiên cứu của mình một cách tốt nhất tôi thường nhờ thầy/cô, các anh chị khoá trên chỉ bảo về cách thức báo cáo sao cho hiệu quả nhất. 63 46.3 53 39 20 14.7 2.32 4 6 Để có tài liệu tham khảo phục vụ đề tài nghiên cứu của mình tôi phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu từ các chuyên ngành khác (có liên quan đến vấn đề tôi nghiên cứu). 84 61.8 47 34.6 5 3.7 2.58 1 Tổng 2.33 Như phần trên đã chỉ rõ, 02 khó khăn cơ bản mà SV gặp phải khi tham gia NCKH là: 1. “Làm sao hoàn thành đề tài NCKH đúng hạn, có chất lượng mà vẫn đảm bảo việc học tập các môn khác có kết quả”. 2. “Thời gian dành cho NCKH quá ít. Để vượt qua khó khăn thứ nhất, có 68 SV (chiếm 50%) rất thường xuyên “lập kế hoạch rất chi tiết giờ nào thì học, khi nào thì dành thời gian cho NCKH”; có 60 SV (chiếm 44.1%) thỉnh thoảng và chỉ có 5.9% SV là không bao giờ làm như vậy. Để vượt qua khó khăn “Thời gian dành cho NCKH quá ít” có 70 SV (chiếm 51.5%) rất thường xuyên dùng biện pháp “dành cả ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) hoặc kỳ nghỉ hè để đọc tài liệu, xây dựng đề cương, gặp gỡ - 96 - thầy/cô, thâm nhập thực tế lấy số liệu”, có 58 SV (chiếm 42.6%) thỉnh thoảng sử dụng biện pháp này. Để vượt qua khó khăn về việc giáo viên hướng dẫn không nhiệt tình chỉ có 32 SV (chiếm 32.5%) thường xuyên sử dụng biện pháp “tích cực, chủ động tìm gặp các thầy/cô khác nhờ hướng dẫn để hoàn thành đề tài của mình”. Lý giải về việc tại sao khi gặp vấn đề khó khăn về giáo viên hướng dẫn không nhiệt tình thì rất ít SV tìm gặp các giáo viên khác để nhờ hướng dẫn, 01 SV K49- Tâm lý học đã chia sẻ: “Em nghĩ các thầy/cô khác cũng rất bận nên cũng sẽ không nhiệt tình để hướng dẫn cho em. Vả lại, em cũng thấy rất ngại khi liên lạc với các thầy/cô mà không phải là giáo viên hướng dẫn em” [H, K49- Tâm lý học], Để khắc phục khó khăn “không biết cách trình bày kết quả nghiên cứu của mình” cũng chỉ có 46.3% SV thường xuyên sử dụng biện pháp “nhờ thầy/cô, các anh chị khoá trên chỉ bảo về cách thức báo cáo sao cho hiệu quả nhất”. Như vậy, có khoảng 50% SV Khoa Tâm lý học đã thường xuyên nỗ lực ý chí sử dụng các biện pháp khác nhau để vượt qua các khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình tham gia NCKH. Trong số khoảng 50% SV thường xuyên nỗ lực ý chí vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động NCKH thì tập trung chủ yếu ở các hành vi “tìm tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau”; “dành thời gian ngày nghỉ để nghiên cứu”. Các hành vi “tích cực chủ động nhờ giáo viên khác hướng dẫn”; “học hỏi các anh chị SV Khóa trên, thầy cô về cách trình bày kết quả nghiên cứu của mình” có tỷ lệ SV thực hiện ít. Kết quả nghiên cứu ở phần trên đã chỉ ra rằng, có tới 84.1% SV rất thường xuyên gặp phải khó khăn là “Làm sao để hoàn thành đề tài NCKH đúng hạn, có chất lượng mà vẫn đảm bảo việc học tập các môn khác có kết quả cao” nhưng kết quả nghiên cứu ở bảng 3.11 chỉ rằng: chỉ có 68 SV - 97 - (chiếm 50%) rất thường xuyên “lập kế hoạch rất chi tiết giờ nào thì học, khi nào thì dành thời gian cho NCKH”. Điều này cho thấy, SV nhận thức rất rõ khó khăn của mình nhưng việc lựa chọn hành vi để vượt qua khó khăn của họ còn yếu, thể hiện ý chí trong NCKH còn chưa cao. Số liệu thu được cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong cách thức vượt qua khó khăn trên giữa SV chuyên ngành LS và SV chuyên ngành XH: có 41.7% SV chuyên ngành LS thường xuyên “lập kế hoạch chi tiết khi nào thì học, khi nào thì NCKH”; 58.3% thỉnh thoảng làm như vậy, tỷ lệ này ở SV chuyên ngành XH tương ứng là: 50.5% và 45.5% . Giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư cũng không có sự khác biệt nào đáng kể: có 45.7% SV năm thứ nhất thường xuyên “lập kế hoạch chi tiết khi nào thì học, khi nào thì NCKH”, 40% thỉnh thoảng làm như vậy. Tỷ lệ này ở SV năm thứ tư là: 42.3% thường xuyên và 53.8% thỉnh thoảng làm như vậy. Tiểu kết: SV đã đặt ra mục đích tham gia NCKH một cách đúng đắn, các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động NCKH là rất lớn, trong đó các khó khăn chủ yếu xuất phát từ chính chủ thể sinh viên. SV Khoa Tâm lý học đã có cố gắng, nỗ lực khắc phục các khó khăn gặp phải trong quá trình tham gia NCKH. Tuy nhiên, sự nỗ lực khắc phục khó khăn đó còn ở nức thấp. SV ý thức rất rõ mục đích, những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình triển khai đề tài NCKH của bản thân nhưng họ chưa có nhiều hành vi cụ thể để vượt qua các khó khăn đó. Với ĐTB về sự nỗ lực ý chí trong hành động NCKH của SV là 2.33, có thể kết luận rằng ý chí trong hành động NCKH của sinh viên ở mức trung bình. - 98 - 3.6. Ý chí thể hiện trong hành động thực hành/thực tập thực tế Việc đào tạo sinh viên nói chung, SV chuyên ngành Tâm lý học nói riêng ngoài việc cung cấp kiến thức lý luận nói chung thì việc đào tạo kỹ năng đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ muốn hành nghề được và nghề nuôi sống mình được thì SV phải có những kỹ năng, kỹ xảo của ngành nghề đó. Điều này chỉ có thể có được thông qua việc tiến hành các hành động thực hành/thực tập dưới sự hướng dẫn của thầy/cô giáo hoặc cán bộ tại cơ sở thực hành. Trong chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học hiện nay của Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV, SV được học các môn học thực hành (thực chất là kết hợp cả lý thuyết và thực hành) sau đây: giải phẫu sinh lý người; thực hành sử dụng phần mền SPSS trong nghiên cứu Tâm lý học; thực hành chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng tại cơ sở; thực hành chuyên ngành Tâm lý học xã hội tại cơ sở, Phương pháp giảng dạy Tâm lý học đại cương. Ngoài ra, trong suốt 04 năm học, SV còn được tham gia một đợt thực tập tập trung (thường vào cuối năm thứ 3). Tổng số đơn vị học trình mà SV được thực hành/thực tập khoảng 15 đơn vị học trình/tổng số 210 đơn vị học trình mà SV phải tích luỹ trong 04 năm. Thêm vào đó, SV còn có thể chủ động liên hệ với các cơ sở thực hành để tiến hành các buổi thực hành ngoài chương trình giảng dạy chung của Khoa. Kết quả từ đề tài chỉ ra rằng, có 55.4% SV tham gia thực hành/thực tập thực tế. Trong số 55.4% SV tham gia thực hànht/thực tập bao gồm cả số lượng SV tham gia thực hành/thực tập một cách tự nguyên và số lượng SV tham gia thực hành/thực tập một cách bắt buộc. Bởi lẽ, các môn học thực hành (kết hợp với cả lý thuyết) đã liệt kê ở trên là các môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo, nếu SV không tham gia thì không có điểm để trả nợ học phần. Từ các hình thức thực hành/thực tập khác nhau hình thành các - 99 - mục đích khác nhau ở sinh viên. Để tìm hiểu xem SV Khoa Tâm lý học đã đặt ra cho mình những mục đích nào khi thực hành/thực tập, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Trước khi tham gia các buổi thực hành/thực tập tại các cơ sở (tại các bệnh viện; các trung tâm tư vấn; thực tập thực tế...) bạn có đặt cho mình một mục đích xác định hay không?”. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.12: Mục đích tham gia thực hành/thực tập thực tế của SV Các mức độ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT Mục đích tham gia thực hành/thực tập của sinh viên SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1. Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi 98 73.1 34 25.4 2 1.5 2.72 01 2. Tôi tham gia để đạt được điểm trả nợ môn học 11 8.2 40 29.9 83 61.9 2.54 03 3. Mục đích của tôi đi đến các cơ sở thực hành là tham quan, thư giãn. 9 6.7 57 42.5 68 50.7 2.40 05 4. Thấy mọi người trong lớp đều thực hành/thực tập tại các cơ sở nên tôi cũng làm theo họ. 6 4.5 39 29.1 89 66.4 2.62 02 5. Tôi không đặt ra cho mình mục đích phải thực hành/thực tập. Khoa và Nhà trường yêu cầu thì tôi tham gia thôi. 15 11.2 35 26.1 84 62.7 2.51 04 ĐTB chung 2.56 Bảng số liệu trên cho thấy, mục đích lớn nhất của SV Khoa Tâm lý học khi tham gia thực hành thực tập thực tế là: “Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi”- có 98/134 (chiếm 73.1%) rất thường xuyên lựa chọn- xếp vị trí số 01 trong số các mục đích mà SV đặt ra. - 100 - Các mục đích không đúng đắn có ít SV lựa chọn: mục đích “để đạt được điểm để trả nợ học phần” chỉ có 11/134 SV (chiếm 8.2%) rất thường xuyên lựa chọn; mục đích “tham quan, thư giãn” chỉ có 9/134SV (chiếm 6.7%) lựa chọn. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc xác định mục đích khi tham gia thực hành/thực tế giữa SV chuyên ngành TLHXH và SV chuyên ngành TLHLS: có 59.5% SV chuyên ngành TLHLS rất thường xuyên xác định: “Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi”, tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là 29.5%. Trong việc xác định mục đích tham gia thực hành/thực tập có sự khác biệt giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư: có tới 65.5% SV năm thứ tư rất thường xuyên xác định mục đích tham gia thực hành/thực tập là “Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi”, tỷ lệ này ở SV năm thứ nhất chỉ là 32.1%. Chúng tôi cho rằng, tỷ lệ SV năm thứ tư xác định mục đích tham gia thực hành/thực tập là “Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi” cao hơn so với SV năm thứ nhất là vì, thông qua quá trình học tập 3 năm tại trường Đại học, SV đã ý thức rất rõ việc học là để hành nghề, do đó nhất định phải có kỹ năng thực hành thì mới hành nghề được. Trong khi đó, SV năm thứ nhất thì chưa có những hiểu biết nhiều về nghề nghiệp, đặt biệt là những hiểu biết về yêu cầu của thị trường lao động đối với SV tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học. Sự khác biệt này sẽ qui định sự nỗ lực ý chí trong việc vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động thực hành/thực tập. Với ĐTB chung trong việc xác định các mục đích khi tham gia thực thành/thực tập thực tế của SV là 2.56 (đạt mức cao). Như vậy, có thể kết luận rằng SV Khoa Tâm lý học đã lựa chọn cho mình mục đích thực hành/thực tập đúng đắn. - 101 - Tâm lý học là chuyên ngành mới được đào tạo ở Việt Nam chưa được lâu, hơn nữa việc đào tạo quá chú trọng đến lý thuyết trong một thời gian dài mà ít chú ý đến việc đào tạo kỹ năng thực hành/thực tập cho SV. Chính vì vậy, những khó khăn mà SV gặp phải trong quá trình thực hành/thực tế là rất lớn. Để khảo sát những khó khăn mà SV gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế chúng tôi đã thiết kế câu hỏi: “Để đạt được mục đích đã đề ra trong quá trình thực hành/thực tập thực tế tại các cơ sở (tại các bệnh viện; các trung tâm tư vấn; thực tập thực tế...) bạn thường gặp phải những khó khăn gì?”. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.13: Các khó khăn khi tham gia thực hành/thực tập thực tế của SV CÁC MỨC ĐỘ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT CÁC KHÓ KHĂN MÀ SINH VIÊN GẶP PHẢI SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1. Ít nhận được sự hướng dẫn của giảng viên (hoặc cán bộ tại cơ sở thực hành) 29 21.6 81 60.4 24 17.9 2.04 6 2. Không biết mình phải làm gì trước, trong và sau khi thực hành/thực tập thực tế. 42 31.3 71 53.0 21 15.7 2.16 5 3. Không có đủ những phương tiện cần thiết để thực hành 55 41.0 68 50.7 11 8.2 2.33 4 4. Có quá ít thời gian dành cho việc thực hành 67 50.0 57 42.5 10 7.5 2.43 2 5. Không có nhiều cơ hội lựa chọn các cơ sở thực hành (do Khoa chưa liên hệ được nhiều) 73 54.5 52 38.8 9 6.7 2.48 1 6. Không có nhiều kinh phí phục vụ cho việc thực hành/thực tập 66 49.3 55 41.0 13 9.7 2.40 3 - 102 - Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy, khó khăn lớn nhất mà SV gặp phải là “không có nhiều cơ sở thực hành/thực tập” để lựa chọn; “không có nhiều thời gian” dành cho việc thực hành/thực tập. Có tới 93.3% SV cho rằng họ gặp khó khăn về lựa chọn cơ sở thực hành vì không có nhiều cơ hội để lựa chọn; có 84.2% SV gặp khó khăn khi thực hành là họ không có thời gian. Hiện nay, ngoài một số cơ sở thực hành là các Trung tâm sức khoẻ tâm thần và một số bệnh viện tâm thần thì SV Khoa Tâm lý học gần như không có cơ hội để lựa chọn các cơ sở thực hành khác. Thời gian dành cho thực hành/thực tập hiện nay chưa tương xứng với nguyện vọng của SV và các kỹ năng thực hành của SV cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Hơn nữa cách thức tổ chức thực hành/thực tập hiện nay chưa thực sự hiệu quả. Còn nặng về tham quan, tìm hiểu chưa triển khai cho SV thao tác một cách trực tiếp. Hơn nữa, với thời khoá biểu học tập dày đặc như hiện nay thì thời gian dành cho SV thực hành quả là một vấn đề nan giải. Ví dụ, SV chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng gần như phải học cả ngày (SV vừa phải học chương trình tiếng Việt, vừa phải học chương trình đào tạo Tâm lý học lâm sàng Pháp ngữ). Ngoài khó khăn về “cơ sở thực hành” và “thời gian dành cho việc thực hành”, SV Khoa Tâm lý học còn gặp hàng loạt các khó khăn khác khi tiến hành thực hành/thực tập thực tế: có 82% SV “ít nhận được sự hướng dẫn của giảng viên hoặc cán bộ tại cơ sở thực tập”; 84.4% “không biết mình phải làm gì trước, trong và sau buổi thực hành/thực tập”; 90.3% SV gặp khó khăn về kinh phí cho việc thực hành/thực tập thực tế… Tóm lại, các khó khăn mà SV gặp phải trong quá trình thực hành/thực tập thực tế là rất lớn. Các vấn đề mà SV gặp khó khăn cũng bao trùm nhiều lĩnh vực từ cơ sở thực hành, thời gian dành cho thực hành đến các khó khăn về kinh phí tiến hành thực hành, cách thức làm thực hành v…v… - 103 - Kết quả nghiên cứu ở bảng số liệu 3.12 cho thấy, việc lựa chọn mục đích tham gia thực hành thực tế của SV rất đúng đắn về mặt nôi dung nhưng liệu những mục đích đó có trở thành động lực thôi thúc SV vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã thiết kế câu hỏi: “Bạn đã vượt qua những khó khăn gặp phải trong quá trình NCKH như thế nào?”. Kết quả thu được như sau: Bảng 3.14: Hành vi vượt qua khó khăn trong hành động thực hành/thực tập thực tế CÁC MỨC ĐỘ Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ TT CÁC HÀNH VI VƯỢT QUA KHÓ KHĂN CỦA SINH VIÊN SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1. Ngoài hình thức thực hành/thực tập bắt buộc trong chương trình đào tạo do Khoa yêu cầu, tôi còn tham gia các khoá thực hành/thực tập khác mà tôi liên hệ được. 36 27.3 51 38.6 45 34.1 1.93 4 2. Ngoài các cơ sở thực hành do Khoa liên hệ, tôi chủ động xin liên hệ thực tập tại các cơ sở phù hợp với lĩnh vực mà tôi cần thực hành/thực tập. 26 19.7 55 41.7 51 38.6 1.81 5 3. Để có phương tiện/công cụ thực hành/thực tập tôi nhờ người quen mượn, thuê… từ các nguồn khác nhau. 25 18.9 73 55.3 34 25.8 1.93 4 4. Để có kinh phí tiến hành/thực hành thực tập tôi phải hy sinh một số nhu cầu chưa thật cần thiết (xem film, ca nhạc, picnic…). 36 27.3 64 48.5 32 24.2 2.03 3 5. Tôi tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối). 38 28.8 67 50.8 27 20.5 2.08 2 6. Để biết tiến hành các giai đoạn trong quá trình thực hành/thực tập tôi chủ động nhờ các thầy/cô, các cán bộ tại các cở thực hành/thực tập chỉ bảo, giúp đỡ thêm. 50 38.2 62 47.3 19 14.5 2.24 1 Tổng 2.00 - 104 - Bảng số liệu 3.13 chỉ ra rằng, có tới 93.3% SV gặp phải khó khăn về cơ sở thực hành thực tập. Để vượt qua khó khăn này chỉ có 26/127 SV (chiếm 19.7%) rất thường xuyên tích cực, chủ động liên hệ với các cơ sở thực hành khác mà Khoa đã liên hệ để có cơ sở thực hành - với ĐTB là 1.81 xếp vị trí thứ 5/tổng số 6 hành vi vượt qua khó khăn của SV. Ít có thời gian thực hành cũng là khó khăn hàng đầu mà SV gặp phải. Để vượt qua khó khăn này, có 38 SV (chiếm 28.8%) rất thường xuyên “tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối)”- ĐTB là 2.24, xếp vị trí thứ 2/tổng số 6 hành vi vượt qua khó khăn của SV. Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy chỉ có 25 SV (chiếm 18.9%) rất thường xuyên “Để có phương tiện/công cụ thực hành/thực tập tôi nhờ người quen mượn, thuê… từ các nguồn khác nhau” trong khi đó có tới 91.7% SV cho biết là họ có gặp khó khăn về phương tiện/công cụ thực hành/thực tập. Số liệu ở bảng 3.14 cũng cho thấy, các hành vi vượt qua khó khăn gặp phải trong khi tham gia các hành động học tập của SV Khoa Tâm lý học dừng ở mức độ “thỉnh thoảng” là chủ yếu: hành vi “nhờ người quen mượn, thuê…từ nhiều nguồn khác nhau” có tỷ lệ 55.3% SV thỉnh thoảng lựa chọn; hành vi “tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở” có tỷ lệ 50.8% SV thỉnh thoảng lựa chọn. . Các số liệu thu được chỉ ra rằng có sự khác biệt đáng kể trong việc vượt các khó khăn gặp phải khi thực hành thực tế giữa SV năm thứ nhất và SV năm thứ tư: để vượt qua khó khăn lớn nhất của SV là “không có nhiều cơ hội lựa chọn các cơ sở thực hành” có 15 SV năm thứ 4 (chiếm 23.4%) rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Ngoài các cơ sở thực hành do Khoa liên hệ, tôi chủ động xin liên hệ thực tập tại các cơ sở phù hợp với lĩnh vực mà - 105 - tôi cần thực hành/thực tập”, tỷ lệ này ở SV năm thứ nhất chỉ là 3 SV (chiếm 5.4%); khó khăn về thời gian dành cho thực hành cũng là khó khăn lớn mà SV phải đối mặt: có 17 SV năm thứ 4 (chiếm 26.6%) rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Tôi tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối)” để vượt qua khó khăn này, trong khi đó tỷ lệ này ở SV năm thứ nhất chỉ là 6 SV (chiếm 10.7%). Như vậy, trong việc nố lực vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập, SV năm thứ 4 thể hiện một sự nỗ lực ý chí cao hơn so với SV năm thứ nhất. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy, nếu SV năm thứ 4 đề cao vai trò của các kỹ năng thực hành/thực tập thì SV năm thứ 1 lại đề cao vai trò của các buổi học trên lớp. Có thể chính điều này đã thúc đẩy SV vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập khác nhau. Kết quả khảo sát còn cho thấy, SV chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng thể hiện một sự nỗ lực ý chí vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập cao hơn so với SV chuyên ngành Tâm lý học xã hội: để vượt qua khó khăn “không có nhiều cơ hội lựa chọn các cơ sở thực hành” có 23.8% SV chuyên ngành TLHLS rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Ngoài các cơ sở thực hành do Khoa liên hệ, tôi chủ động xin liên hệ thực tập tại các cơ sở phù hợp với lĩnh vực mà tôi cần thực hành/thực tập”, tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là 6.3%; để vượt qua khó khăn về thời gian dành cho thực hành: có 26.2% SV chuyên ngành TLHLS rất thường xuyên sử dụng biện pháp “Tôi tận dụng tối đa những khoảng thời gian có được để thực hành/thực tập tại các cơ sở (kể cả thứ bảy, chủ nhật, buổi tối)” để vượt qua khó khăn này, trong khi đó tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là 12.5%. Tỷ lệ SV chuyên ngành TLHLS tích cực tham gia thực hành/thực tập thực tế cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH - 106 - cũng là điều dễ hiểu vì trong chương trình đào tạo chuyên ngành TLHLS SV được đào tạo nhiều kỹ năng thực hành hơn so với SV chuyên ngành TLHXH, có nhiều môn SV học lý thuyết kết hợp với việc thực hành/thực tập tại cơ sở (các bệnh viện, các trung tâm chăm sóc sức khoẻ tâm thần…). Do đó, SV chuyên ngành TLHLS có thể chủ động tích cực hơn trong việc triển khai thực hành/thực tập. Tiểu kết: Có khoảng hơn 20% SV đã thường xuyên sử dụng các biện pháp khác nhau để vượt qua những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình thực hành/thực tập của mình. Có tới khoảng gần 30% SV hầu như không có sự nỗ lực nào để vượt qua các khó khăn mà họ gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế. Với ĐTB chung cho các hành vi vượt qua khó khăn gặp phải khi thực hành/thực tập thực tế là 2.00 ( ĐTB = 2.00), có thể kết luận rằng, ý chí thể hiện trong việc vượt qua các khó khăn gặp phải khi tham gia thực hành thực tập thực tế của SV Khoa Tâm lý học ở mức trung bình. SV năm thứ tư thể hiện sự nỗ lực ý chí trong hành động thực hành/thực tập cao hơn so với SV năm thứ nhất, SV chuyên ngành TLHLS thể hiện sự nỗ lực ý chí cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.12 cho thấy có tới 73.1% SV Khoa Tâm lý học rất thường xuyên xác định mục đích tham gia thực hành/thực tập thực tế là “Muốn có kỹ năng thực hành để trở thành một nhà Tâm lý học giỏi”. Tuy nhiên, chỉ có khoảng trên 20% SV thường xuyên có sự nỗ lực ý chí vượt qua các khó khăn gặp phải trong hành động thực hành/thực tập thực tế. Kết quả tính toán ĐTB trong việc vượt qua các khó khăn mà SV gặp phải trong hành động thực hành/thực tập là 2.00. Điều đó, một lần nữa khẳng định rằng, giữa nhận thức và hành động của SV còn có khoảng cách rất lớn. - 107 - 3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố đó thành hai nhóm lớn đó là các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Bảng số liệu ở bảng 3.15 cho thấy rõ điều đó: Bảng 3. 15: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học CÁC MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng TT CÁC YẾU TỐ SL % SL % SL % ĐTB Thứ tự 1. Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. 182 87.5 25 12 1 0.5 2.87 1 2. Động cơ học tập của bản thân. 171 82.2 37 17.8 0 0 2.82 2 3. Hứng thú học tập của bản thân. 163 78.4 45 21.6 0 0 2.78 3 4. Phương pháp giảng dạy của giảng viên. 133 63.9 69 33.2 6 2.9 2.61 4 5. Phương thức kiểm tra/đánh giá thi cử của giảng viên. 92 44.2 104 50 12 5.8 2.38 5 6. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo (trang thiết bị giảng dạy, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ đào tạo...). 67 32.2 121 58.2 20 9.6 2.23 6 7. Các hoạt động hỗ trợ học tập của Đoàn thanh niên/Hội SV 22 10.6 113 54.3 73 35.1 1.75 7 Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy: Các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học là: ý thức trách nhiệm; động cơ học tập của SV; hứng thú học tập của SV với ĐTB lần lượt là: 2.87; 2.82 và 2.78 lần lượt xếp vị trí thứ 1, 2 và 3. - 108 - Các yếu tố ít ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV là: phương pháp giảng dạy của giảng viên; phương thức kiểm tra, đánh giá thi cử; cơ sở vật chất phục vụ việc học tập (hệ thống thư viện; giảng đường…); vai trò của Đoàn TN- Hội SV với ĐTB lần lượt là 2.61; 2.38; 2.23 và 1.75 xếp vị trí 4; 5; 6 và 7. Như vậy, các yếu tố từ phía chủ thể ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học mạnh mẽ hơn so với các yếu tố khách quan. Trong số các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí của SV Khoa Tâm lý học trong hoạt động học tập thì “ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội” là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Có tới 182/208 SV được hỏi trả lời rằng đây là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí của họ trong học tập- ĐTB là 2.87, xếp vị trí số 01/tổng số 03 yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học. Điều này được 01 SV K49 giải thích như sau: “Em sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Gia đình rất khó khăn. Để được đi học như hiện nay thì gia đình em đã phải cố gắng rất nhiều. Cứ mỗi khi nghĩ về hoàn cảnh gia đình mình em thấy mình càng phải quyết tâm hơn nữa trong học tập” (Ng, K49-Tâm lý học). “Phương pháp giảng dạy của thầy” là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học. Có 133/208 SV được hỏi trả lời rằng đây là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của mình- ĐTB là 2.61, xếp vị trí số 01/tổng số 4 yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV. Phương pháp giảng dạy của thầy rất ảnh hưởng đến cách học của trò. Tâm lý học sư phạm đại học đã khẳng định, thày dạy theo kiểu gì sẽ hình thành các hành động học tập tương ứng của trò. - 109 - Nếu giáo viên sử dụng phương pháp truyền thụ một chiều, thầy đọc- trò chép thì SV sẽ hoàn toàn thụ động và hầu như họ không cần nỗ lực ý chí để chiếm lĩnh hệ thống tri thức cần thiết. Bởi lẽ, chỉ cần nhắc lại những điều thầy cho chép là đã có thể đủ điểm để qua rồi! Ngược lại, nếu thầy sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, biết đề ra cho SV những nhiệm vụ phù hợp cần phải giải quyết, đòi hỏi SV phải nỗ lực tích cực tìm kiếm, tham khảo tài liệu, trao đổi, thảo luận với thầy cô, bạn bè thì SV sẽ thể hiện một sự nỗ lực rõ rệt để hoàn thành các nhiệm vụ mà thầy giao cho. Đồng thời, mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ mà thầy giao cho đạt kết quả tốt SV cảm thấy tự tin vào kiến thức của bản thân và có xúc cảm tích cực đối với việc học tập. “Trong khi giảng dạy, nếu thầy/cô nào giao cho chúng em những bài tập, hay yêu cầu chuẩn bị các chủ đề và trình bày lại trước nhóm hoặc lớp thì bắt buộc chúng em phải nỗ lực rất nhiều mới có thể làm xong bài tập hoặc các chủ đề đó. Nhưng nếu thầy/cô chỉ đọc cho chép thì chúng em cũng không cần phải nỗ lực làm gì, vì tất cả cũng chỉ có vậy thôi khi thi chỉ cấn nhớ lại những điều thầy/cô cho chép là đủ điểm qua rồi!” (Q, K50- Tâm lý học). Các hoạt động hỗ trợ học tập của Đoàn TN, Hội SV là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mờ nhạt nhất đến ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học: chỉ có 22/208 SV (chiếm 10.6%) được hỏi cho rằng rất ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ. Điều này đòi hỏi Đoàn TN và Hội SV nhà trường cần phải xây dựng các phương thức hỗ trợ học tập phù hợp để kích thích, động viên sinh viên vượt qua những khó khăn gặp phải trong hoạt động học tập. SV năm thứ nhất đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc nỗ lực ý chí trong học tập cao hơn so với SV năm thứ tư: có 93.8% SV năm thứ nhất cho rằng hứng thú là yếu tố rất ảnh hưởng đến nỗ lực học tập của họ- tỷ lệ này ở - 110 - SV năm thứ tư là 85.0%; có tới 56.3% SV năm thứ nhất cho rằng phương thức kiểm tra đánh giá rất ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ- tỷ lệ này ở SV năm thứ tư là: 45%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, SV chuyên ngành TLHLS đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH: có tới 90% SV chuyên ngành LS cho rằng “động cơ học tập” là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ- tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là: 77.5%; về cơ sở vật chất phục vụ học tập: có tới 42.5% SV chuyên ngành TLHLS đánh giá “cơ sở vật chất” là yếu tố rất ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ- tỷ lệ này ở SV chuyên ngành TLHXH chỉ là 28.4%. Điều này cũng dễ hiểu, SV chuyên ngành TLHLS do đặc thù của mình rất cần các cơ sở thực hành/thực tập. Trong khi đó, việc đáp ứng hiện nay lại rất hạn chế còn SV chuyên ngành TLHXH thì hiện nay vẫn chủ yếu vẫn học lý thuyết là chính. Tóm lại, sự nỗ lực ý chí của SV Khoa Tâm lý học trong hoạt động học tập phụ thuộc chặt chẽ vào ý thức trách nhiệm của bản thân, động cơ, hứng thú học tập của SV.Các yếu tố khách quan có mức độ ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học yếu hơn so với các yếu tố chủ quan. SV chuyên ngành TLHLS đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV cao hơn so với SV chuyên ngành TLHXH; SV năm thứ nhất cũng đánh giá cao hơn so với SV năm thứ tư. * Tiểu kết chương 3: Qua các số liệu thu được cho thấy, đa số nội dung của động cơ của SV là đúng đắn, chứa đựng một tiềm năng lớn về lực thúc đẩy, phần lớn SV đều xác định ý chí có vai trò quan trọng trong hoạt động học tập của họ. - 111 - Ý chí trong hoạt động học tập của SV được thể hiện thông qua từng hành động học tập cụ thể: nghe giảng, xêmina, đọc TLCN, NCKH, thực hành/thực tập thực tế. Qua việc tính điểm trung bình (ĐTB) về sự nỗ lực ý chí của SV trong việc vượt qua các khó khăn gặp phải trong từng hành động học tập chúng ta thấy: sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của SV ở mức trung bình. Bảng 3.16: Sự nỗ lực ý chí trong từng hành động học tập của SV Khoa Tâm lý học (tính theo ĐTB) TT Các hành động học tập ĐTB Xếp loại 01. Hành động nghe giảng 2.38 Trung bình 02. Hành động xêmina 2.39 Mức cao 03. Hành động đọc tài liệu chuyên ngành 2.16 Trung bình 04. Hành động NCKH 2.33 Trung bình 05. Hành động thực hành/thực tập thực tế 2.00 Trung bình Tổng chung 2.25 Trung bình Mặc dù SV nhận thức được rất rõ mục đích cho từng hành động học tập cũng như các khó khăn mà họ gặp phải trong từng hành động học tập đó nhưng sự nỗ lực ý chí của họ còn chưa cao. Như vậy, SV đã xác định cho mình nôi dung động cơ học tập đúng đắn nhưng động cơ đó mới dừng ở dạng tiềm năng, chưa trở thành lực thúc đẩy, thôi thúc SV vượt qua mọi khó khăn, gian khổ gặp phải khi tiến hành các hành động học tập đa dạng của họ. Có sự phù hợp giữa kết quả nghiên cứu về sự biểu hiện của ý chí trong hoạt động học tập thu được mà đề tài thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau và sự tự đánh giá của sinh viên: có 68.2% SV Khoa Tâm lý học tự đánh giá là “tôi chưa thật cố gắng, nỗ lực trong hoạt động học tập của mình”. - 112 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau khi nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, chúng tôi xin đưa ra những kết luận sau: 1.1. Về cơ sở lý luận: - Vấn đề ý chí đã được quan tâm nghiên cứu với tư cách như một phẩm chất tâm lý cần thiết đảm bảo cho sự thành công của từng nghề nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên còn chưa được quan tâm nghiên cứu với tư cách một vấn đề độc lập. - Ý chí được biểu hiện thông qua các hành động ý chí cụ thể. Do đó, chỉ có thể nghiên cứu ý chí của con người thông qua hoạt động, hành động cụ thể của họ. Khi xem xét ý chí cũng cần cần xem xét cả hai mặt của ý chí là mặt nội dung đạo đức của ý chí và mặt cường độ của ý chí. - Tâm lý học là ngành mới được đào tạo ở Việt Nam nên những khó khăn mà sinh viên chuyên ngành này gặp phải trong hoạt động học tập của họ là rất lớn. Do vậy, đòi hỏi sinh viên phải cố gắng nỗ lực rất nhiều mới có thể giành được kết quả tốt trong học tập. 1.2. Các số liệu thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau cho phép kết luận rằng: ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiện nay ở mức trung bình. Sinh viên ý thức rất rõ mục tiêu cho từng hành động học tập cụ thể của họ nhưng sự nỗ lực khắc phục các khó khăn gặp phải để đạt được mục tiêu đó còn rất mờ nhạt, chung chung. 1.3. Các số liệu thu được cho thấy, nhìn chung sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất biểu hiện rõ hơn sinh viên năm thứ tư; sinh viên chuyên ngành TLHLS biểu hiện rõ hơn so với sinh viên - 113 - chuyên ngành TLHXH. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt này là không đáng kể. 1.4. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên. Trong đó, các yếu tố chủ quan, từ phía chủ thể sinh viên như động cơ học tập; ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội…là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của họ so với các yếu tố khách quan: phương thức kiểm tra đánh giá thi cử; các hoạt động hỗ trợ học tập của các tổ chức chính trị- xã hội của sinh viên như Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên. 2. Kiến nghị Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây nhằm nâng cao ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học: 2.1. Lãnh đạo Khoa Tâm lý học cần kiên quyết chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm; đầu tư phòng tư liệu Khoa ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Khoa cần liên hệ với nhiều cơ sở thực hành/thực tập hơn nữa, không chỉ các cơ sở thực hành cho SV chuyên ngành TLHLS mà còn cả các cơ sở thực hành cho SV các chuyên ngành khác để SV có nhiều cơ hội thực hành. Bởi lẽ việc đào tạo SV chuyên ngành Tâm lý học nhất thiết không thể thiếu các kỹ năng thực hành. Trong việc phân công giáo viên hướng dẫn sinh viên NCKH cần chú ý phân công những giáo viên có nhiều thời gian hướng dẫn SV nhưng vẫn đảm bảo về mặt chuyên môn. 2.2. Các giảng viên cần mạnh dạn, tích cực áp dụng các phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập của SV. Tăng cường tự học, tự nghiên cứu, khuyến khích tranh luận, trao đổi - 114 - nhưng vẫn giữ vai trò trung tâm, định hướng chứ không phải là “khoán trắng” cho SV mà không hề có kiểm tra, đánh giá. 2.3. Bản thân mỗi SV cần nghiêm túc nhìn nhận lại động cơ học tập, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội. Trên cơ sở đó, động viên bản thân kiên quyết khắc phục các khó khăn gặp phải vươn lên trong học tập, rèn luyện. 2.4. Đối với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội của SV như Đoàn TN, Hội SV cần có các hoạt động hỗ trợ học tập phong phú, phù hợp với sở thích và nguyện vọng của SV, đẩy mạnh hơn nữa các lớp tập huấn về cách học, cách NCKH sao cho có hiệu quả. Cần mở rộng các hình thức động viên khen thưởng bằng vật chất và tinh thần đối với những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng đã vươn lên đạt kết tốt trong học tập và NCKH. - 115 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.S.Pu- Nhi, L.I.Gru-rơ-vích, V.Kh.Snu-rốp (1962), Vấn đề rèn luyện ý chí của vận động viên, Nxb Thể dục Thể thao. 2. Nguyễn Thị Phương Anh (1966), Một số đặc điểm tâm lý xã hội của nhà doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ Tâm lý học. 3. Lê Anh Chiến (1998), Bàn về phẩm chất nhân cách của người sỹ quan chỉ huy theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đăng trong Tâm lý học trong sự nghiệp xây dựng quân đội củng cố quốc phòng, Nxb QĐND, Hà Nội. 4. Quang Chiến (chủ biên), Chân dung Triết gia Đức, TT Ngôn ngữ và văn hoá Đông- Tây, 2000. 5. Cơ-ru-chia-ski (1961), Bồi dưỡng ý chí, Nxb Thanh niên. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb: Chính trị Quốc gia, tr 126. 7. Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Viện Đại học mở Hà Nội. 8. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb KHXH, Hà Nội. 9. Trần Ninh Giang, Ý thức, tự ý thức và sự phát triển nhân cách, đăng trong “Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách” do GS.VS Phạm Minh Hạc và PGS.TS. Lê Đức Phúc chủ biên, Nxb: CTQG Hà Nội, 2006. 10. Ph.Gônôbôlin (1968), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, T1, T2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1988), Tâm lý học, T1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Quan Uẩn (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. - 116 - 13. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn (1991), Tâm lí học , Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1989), Tâm lý học, Tập 2, Nxb: Giáo dục. 15. Trần Hiệp, Lý tưởng và nhân cách, Tạp chí Tâm lý học, số 1/1997. 16. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHQGHN. 17. Bùi Văn Huệ (1996), Tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà Nội. 18. John Kennedy (1990), Làm thế nào để phát triển sức mạnh của ý chí, Nxb TP Hồ Chí Minh- (Tác giả Nguyễn Hoàng An biên soạn). 19. Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.66. 20. Nguyễn Mai Lan (2000), Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của mã dịch viên”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học. 21. Lê nin toàn tập, Tập 18, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Nxb Matxcơva, 1980. 22. Nguyễn Mậu Loan (1999), Tâm lý học thể dục thể thao, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Nguyễn Hồi Loan- Đặng Thanh Nga (2004), Tâm lý học pháp lý, Nxb ĐHQG Hà Nội. 24. Nguyễn Hồi Loan, Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đề tài NCKH, Hà Nội 1999. 25. Đỗ Long (1995), Hồ Chí Minh với hành động ý chí của nhân dân, đăng trong Hồ Chí Minh những vấn đề Tâm lý học, Nxb Hà Nội, tr.107- 111]. 26. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, Nxb: ĐH Quốc gia Hà Nội. - 117 - 27. Nguyễn Ngọc Phú - chủ biên (1998), Tâm lý học quân sự, Nxb Quân đội nhân dân. 28. Nguyễn Ngọc Phú, Phương pháp luận và hệ phương pháp nghiên cứu Tâm lý học (tập bài giảng chuyên đề đào tạo cao học Tâm lý học), Hà Nội, 2005. 29. Lê Đức Phúc (1998), Tâm lý học trong sự nghiệp xây dựng quân đội củng cố quốc phòng, Nxb QĐND, Hà Nội. 30. Nguyễn Văn Tập (2004), Những phẩm chất tâm lý của người cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học. 31. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, Nxb: Giáo dục 32. Đỗ Văn Thọ (2004), Những phẩm chất tâm lý cơ bản của cảnh sát hình sự, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học. 33. Tổ nghiên cứu Tâm lý học- Cục tuyên huấn- Tổng cục Chính trị (1974), Tâm lý học , Nxb QĐND, Hà Nội, tr.395- 432. 34. Hoàng Trọng, Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, Nxb: Thống kê, 2002. 35. Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2003), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQGHN. 36. Viện Triết học, Từ điển Triết học (1960), Nxb Sự thật. 37. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb CTQTHCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV (117 trang).pdf
Luận văn liên quan