Đề tài Nghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ

A- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ I-Lịch sử hình thành Do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là Diner’s Club. Thẻ được xem là sản phẩm ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân bên cạnh những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Ở Việt Nam thẻ mới được các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng vào đầu những năm 1990 nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh và đến nay hầu như tất cả các Ngân hàng thương mại đều có cung cấp loại sản phẩm và dịch vụ này. II-Khái niệm Thẻ ngân hàng: Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận III-Đặc điểm Thẻ luôn làm bằng chất liệu nhựa Kích thức chuẩn là 85.6mm x 53.98mm Mỗi thẻ có một mã PIN (Personal Identification Number) gọi là “Mã số xác định thẻ” Là mã số mật của cá nhân được tổ chức phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ, sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. Mã số này do chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo mật. Trong giao dịch điện tử số PIN được coi là chữ ký của chủ thẻ. IV-Phân loại 1- Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: a- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng do Ngân hàng cấp cho khách hàng mà khách hàng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa,dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, sân bay chấp nhận loại thẻ này. b- Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán. Loại thẻ này được sử dụng để mua hàng hoa, dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử. Thẻ ghi nợ còn được rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng và nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: - Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trự ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. - Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày. c- Thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho chủ thể phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm hai loại:Thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh) 2- Phân loại theo công nghệ sản xuất: a- Thẻ khắc chữ nổi: hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này vì kỹ thuật thô sơ dễ bị giả mạo. b- Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. c- Thẻ thông minh hay thẻ chip (Smart Card): là thẻ có một vi mạch nhúng trong thẻ nhựa. Thẻ chíp được kích hoạt có khả năng lưu trữ thông tin theo một cách rất an toàn, với khả năng lớn hơn, các ứng dụng và tăng cường các tính năng bảo mật so với thẻ từ. 3- Phân loại theo phạm vi sử dụng a- Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia do tổ chức phát hành thẻ quốc gia đó phát hành, do vậy đông tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của quốc gia đó. b- Thẻ quốc tế: là loại thẻ do một tổ chức phát hành thẻ tại một quốc gia phát hành nhưng được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các đồng tiền ngoại tệ mạnh để thanh toán. 4- Phân loại theo chủ thể phát hành: a- Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. b- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn. 5- Phân loại theo tổ chức phát hành có: Thẻ VISA, thẻ MASTER, thẻ JCB, thẻ American Express, thẻ Diners Club, V- Tiện ích

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4811 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LỚP: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 3A NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHUYÊN ĐỀ: NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ GVHD: Th.s Nguyễn Thị Cẩm Tuyền Nhóm thực hiện: 1.Huỳnh Quang Huy 0854020138 2.Huỳnh Triều Khôi 0854020151 3.Phan Văn Khanh 0854020145 4.Lê Thị Lơi 0854020197 5.Phạm Thị Mỹ Hôn 0854020125 A- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ I-Lịch sử hình thành Do ông Frank Mc Namara, một doanh nhân người Mỹ phát minh vào năm 1949. Những tấm thẻ thanh toán đầu tiên có tên là Diner’s Club. Thẻ được xem là sản phẩm ngân hàng hiện đại dành cho khách hàng cá nhân bên cạnh những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Ở Việt Nam thẻ mới được các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng vào đầu những năm 1990 nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh và đến nay hầu như tất cả các Ngân hàng thương mại đều có cung cấp loại sản phẩm và dịch vụ này. II-Khái niệm Thẻ ngân hàng: Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận III-Đặc điểm Thẻ luôn làm bằng chất liệu nhựa Kích thức chuẩn là 85.6mm x 53.98mm Mỗi thẻ có một mã PIN (Personal Identification Number) gọi là “Mã số xác định thẻ” Là mã số mật của cá nhân được tổ chức phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ, sử dụng trong một số giao dịch thẻ để chứng thực chủ thẻ. Mã số này do chủ thẻ chịu trách nhiệm bảo mật. Trong giao dịch điện tử số PIN được coi là chữ ký của chủ thẻ. IV-Phân loại Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng do Ngân hàng cấp cho khách hàng mà khách hàng không phải trả lãi để mua sắm hàng hóa,dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, sân bay… chấp nhận loại thẻ này. Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi thanh toán. Loại thẻ này được sử dụng để mua hàng hoa, dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử. Thẻ ghi nợ còn được rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng và nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản: - Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trự ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. - Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày. Thẻ trả trước (prepaid card): Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho chủ thể phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm hai loại:Thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh) Phân loại theo công nghệ sản xuất: Thẻ khắc chữ nổi: hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này vì kỹ thuật thô sơ dễ bị giả mạo. Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ thông minh hay thẻ chip (Smart Card): là thẻ có một vi mạch nhúng trong thẻ nhựa. Thẻ chíp được kích hoạt có khả năng lưu trữ thông tin theo một cách rất an toàn, với khả năng lớn hơn, các ứng dụng và tăng cường các tính năng bảo mật so với thẻ từ. Phân loại theo phạm vi sử dụng Thẻ nội địa: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia do tổ chức phát hành thẻ quốc gia đó phát hành, do vậy đông tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của quốc gia đó. Thẻ quốc tế: là loại thẻ do một tổ chức phát hành thẻ tại một quốc gia phát hành nhưng được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các đồng tiền ngoại tệ mạnh để thanh toán. Phân loại theo chủ thể phát hành: Thẻ do Ngân hàng phát hành: là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do ngân hàng cấp tín dụng. Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn. Phân loại theo tổ chức phát hành có: Thẻ VISA, thẻ MASTER, thẻ JCB, thẻ American Express, thẻ Diners Club,….. V- Tiện ích Mỗi loại thẻ có một tính năng cũng như tiện ích khác nhau. Ở đây chúng ta lấy nhóm sản phẩm thẻ của Sacombank để minh họa. Thẻ Sacompassport: Với loại thẻ này khách hàng có một phương tiện thanh toán hiện đại, tiện dụng và an toàn với các tiện ích sau: Rút tiền mặt và kiểm tra số dư bất cứ lúc nào tại các máy rút tiền tự động ATM hoặc tại các máy đọc thẻ (POS) của sacombank. Thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng mà không cần phải trả phí. Số tiền trong thẻ chưa sử dụng vẫn tiếp tục sinh lãi. In sao kê 05 giao dịch gần nhất. Đối với công ty trả lương qua thẻ: Sacombank thực hiện mở tài khoản và hợp đồng thẻ tại công ty cho nhân viên, chi trả lương nhanh chóng và chính xác. Khách hàng có thể yêu cầu Sacombank mở thêm thẻ phụ cho thân nhân sử dụng. Thẻ chính có thể ấn định mức sử dụng cho từng thẻ phụ. Khách hàng được rút tối đa 10.000.000 đồng mỗi ngày. Thẻ tín dụng Sacombank: Với loại thẻ này khách hàng có một phương tiện chi tiêu an toàn, hiện đại và kinh tế nhất: Rút tiền mặt và kiểm tra số dư trên tài khoản 24/24 tại các hệ thống của Sacombank. Thanh toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng. Chi dùng trước, trả tiền sau. Không trả lãi tối đa đến 45 ngày. Biểu phí ưu đãi Được hạn mức tín dụng từ 1.000.000 VND đến 50.000.000 VND Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank visa / Master Card Là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, uy tín và thuận tiện mọi lúc mọi nơi. Hạn mức tín dụng linh hoạt, thẻ chuẩn có hạn mức từ 10.000.000 -50.000.000, thẻ vàng có hạn mức từ 50.000.000 – 100.000.000 (VND) Rút tiền mặt, thanh toán tiền mua hàng hóa dịch vụ ở khấp nơi trên thế giới. Mở ra cánh cửa thương mại điện tử, mua sắm hàng hóa dịch vụ trên mạng internet. Thuận tiện trong việc đặt phòng khách sạn ở nước ngoài. Sử dụng an toàn nhờ an toàn cao và dịch vụ 24/24 hỗ trợ khách hàng trong trường hợp mất thẻ. Ưu đãi đặt biệt được ngân hàng ứng trươc tiền trong thanh toán và thanh toán lại cho ngân hàng sau với thời hạn ưu đãi miễn lãi tối đa đến 45 ngày, được vay hỗ trợ tài chính kịp thời khi đi du học ở nước ngoài, giảm giá đặc biệt khi mua hàng tại các đại lý trên toàn quốc của Sacombank. Thẻ đồng thương hiệu VNPAY Đây là sản phẩm liên kết giữa Sacombank và công ty cổ phần Eden. Với những tiện ích như: Rút tiền mặt và kiểm tra số dư bất cứ lúc nào tại hệ thống của Sacombank. Thanh toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng. Số tiền trong thẻ chưa sử dụng vẫn tiếp tục sinh lãi. In sao kê 0 5 giao dich thẻ gần nhất. Ngoài ra, được giảm giá mua hàng tại 250 đối tác của Công ty Eden gồm nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, mua sắm,…hưởng những ưu đãi giàn cho khách hàng thân thiết, mua vé máy bay trong nước và nước ngoài với giá ưu đãi. B- NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH THẺ I.Điều kiện và nguyên tắc phát hành thẻ 1. Các tổ chức sau đây được phát hành thẻ: a- Tổ chức tín dụng là ngân hàng bảo đảm thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này; b- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngân hàng trong đó có nghiệp vụ phát hành thẻ và bảo đảm thực hiện đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này. 2. Tổ chức phát hành thẻ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau: 2.1. Đối với phát hành thẻ nội địa: a- Nghiệp vụ phát hành thẻ phù hợp với phạm vi, điều kiện và mục tiêu hoạt động của tổ chức phát hành thẻ; b- Tuân thủ các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật; c- Xây dựng quy chế, quy trình thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ; d- Bảo đảm các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử đối với nghiệp vụ phát hành thẻ; đ- Tuân thủ các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ phát hành thẻ; e- Đăng ký loại thẻ và chức năng của loại thẻ tại Ngân hàng Nhà nước trước khi phát hành; g- Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin và văn bản có liên quan nhằm chứng minh các điều kiện bảo đảm thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ; báo cáo đầy đủ và chính xác các thông tin thống kê phục vụ cho mục tiêu quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước; h- Tuân thủ các quy định khác tại Quy chế này. 2.2. Đối với phát hành thẻ quốc tế: Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này, tổ chức phát hành thẻ quốc tế còn phải đủ điều kiện hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Ngân hàng Nhà nước đánh giá sự tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều này đối với tổ chức phát hành thẻ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ. Trường hợp tổ chức phát hành thẻ không tuân thủ các quy định nói trên, tổ chức đó phải thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Nếu không thể khắc phục, tổ chức đó buộc phải ngừng thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ. II. Đối tượng phát hành thẻ: a- Là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thẻ ngân hàng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng thẻ do ngân hàng nhà nước quy định. b- Cá nhân người lao động thuộc các tổ chức doanh nghiệp sau đây được ủy quyền sử dụng thẻ tín dụng. c- Các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội. d- Các doanh nghiệp (bao gồm: DNNN, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam) e- Các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao và các tổ chức nước ngoài và có trụ sor tại Việt Nam. C- Nghiệp vụ thanh toán bằng thẻ: I.Chủ thể tham gia sử dụng thẻ bao gồm: 1.Chủ thẻ chính là cá nhân: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp sử dụng thẻ ghi nợ phải có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại tổ chức phát hành thẻ. Các điều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định. 2.Chủ thẻ chính là tổ chức: Phải là pháp nhân và các điều kiện khác do tổ chức phát hành thẻ quy định. 3.Chủ thẻ phụ là cá nhân hoặc tổ chức: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc có năng lực hành vi dân sự và từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được người đại diện theo pháp luật của người đó chấp thuận về việc sử dụng thẻ. Được chủ thẻ chính cam kết thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến viêc sử dụng thẻ. Các điều kiện khác của tổ chức phát hành thẻ. II.Chủ thể thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ Là các tổ chức bao gồm: Tổ chức tín dụng là Ngân hàng và Tổ chức tín dụng không phải là Ngân hàng. III.Quy trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng: Quy trình thanh toán băng thẻ có thể khái quát bằng sơ đồ dưới đây: Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Ngân hàng phát hành thẻ Máy trả tiền tự động (ATM) (8) ) (1b) ) (1a) ) (5) ) (4) (7) ) (6) ) (2) ) (3) ) Người tiếp nhận thanh toán bằng thẻ Người sử dụng thẻ thanh toán Chú thích: (1a) Các đơn vị, cá nhân (người sử dụng thẻ) theo nhu cầu giao dịch thanh toán, liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ hoặc ký quỹ hoặc xin vay để được sử dụng thẻ thanh toán. (1b) Ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàng theo từng loại phù hợp với đối tượng và điều kiện đã quy định. Sau khi đã xử lý kỹ thuật, ký hiệu mật mã và thông báo bằng hệ thống thông tin chueeyn biệt cho các ngân hàng đại lý và các cơ sở tiếp nhận thẻ. (2) Người sử dụng thẻ liên hệ và mua hàng hóa dịch vụ của các công ty, xí nghiệp đồng ý tiếp nhận thanh toán bằng thẻ. Đồng thời giao thẻ để người tiếp nhận ký hiệu mật mã, đọc thẻ và lập chứng từ thanh toán bằng máy chuyên dùng. Nếu là thẻ giả mạo, hoặc bị thông báo cấm lưu hành, hoặc bị thông báo mất thì người tiếp nhận không chấp nhận thanh toán đồng thời thu giữ tang vật và trình báo Cơ quan Công an để xử lý. Nếu sau khi kiểm tra, đảm bảo an toàn chính xác thì cho lập biên lai thanh toán phù hợp vớ giá trị hàng hóa dịch vụ để trừ vào giá trị của thẻ rồi trao lại thẻ cho người sử dụng. (3) Người sử dụng thẻ cũng có thể đề nghị ngân hàng đại lý cho rút tiền mặt hoặc tự mình rút tiền mặt tại máy trả tiền tự động (Automatic Teller Machine - ATM). (4) Trong phạm vi 10 ngày làm việc người tiếp nhận thẻ cần nộp biên lai vào ngân hàng đại lý để đòi tiền kèm theo các hóa đơn chứng từ hàng hóa có liên quan. (5) Trong phạm vi 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai và chứng từ hóa đơn của người tiếp nhận nộp vào, Ngân hàng đại lý tiến hành trả tiền cho người tiếp nhận theo số tiền đã phản ánh ở biên lai bằng cách ghi CÓ vào tài khoản của người tiếp nhận thẻ hoặc cho lĩnh tiền mặt…( Nếu biên lai được lập từ những thẻ đã được ngân hàng phát hành yêu cầu đình chỉ thanh toán thì người tiếp nhận thẻ phải chịu thiệt hại). (6) Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ lập bảng kê và chuyển biên lai đã thanh toán cho ngân hàng phát hành thẻ. (7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanh toán trên cơ sở các biên lai hợp lệ. (8) Khi thẻ không còn sử dung hoặc đã sử dng hết số tiền của thẻ… thì 2 bên ngân hàng phát hành và người sử dụng sẽ hoàn tất quy trình sử dụng thẻ (trả lại tiền ký quỹ còn thừa, trả nợ ngân hàng, bổ sung hạn mục mới,v.v…). D- Thực trạng phát hành thanh toán và sử dụng thẻ: I.CÁC NHÂN TỐ ảnh hưởng 1.Các nhân tố bên trong a. Chiếc lược phát triển sản phẩm: Chiến lược phát triển sản phẩm có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thẻ. Tùy vào từng mục tiêu cụ thể mà các ngân hàng có chiến lược phát triển riêng, có ngân hàng chú trọng nhiều vào đối tượng khách hàng công nghiệp hoặc những khách hàng có thu nhập cao nhưng cũng có những ngân hàng nhắm vào đối tượng học sinh sinh viên, cán bộ, công nhân viên để xây dựng chiến lược phát triển cho thẻ. c. Công nghệ và Chất lượng thẻ: Hiện nay, thẻ ngân hàng là một dịch vụ đang rất được ưa chuộng và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt., cùng với sự phát triển kinh tế –xã hội, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ... Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ở các ngân hàng hiện nay hết sức đa dạng, phức tạp. Mặc dù thị trường thẻ đang rất phát triển, nhưng do ở nước ta công nghệ còn thấp nên dẫn đến việc khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc sử dụng thẻ từ đó khiến các ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc phát hành thẻ. Thẻ hiện nay thường được làm bằng nhựa nên rất dể bị gãy, sứt mẻ từ đó dẫn đến khó khăn cho người sử dụng. Thẻ ngân hàng ở nước ta chưa được chuyển sang dạng chip điện tử, các máy ATM đọc thông tin thẻ chủ yếu nhờ vào băng thông phía sau thẻ, tuy nhiên nếu băng thông bị trầy xước thì máy ATM không đọc được thẻ làm khó khăn trong việc sử dụng thẻ. Hệ thống máy ATM còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Các máy ATM thường không ổn định, dể hỏng hóc làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn. Do công nghệ còn thấp nên việc phát hành thẻ rất chậm (ít nhất là 1 tuần) do đó sẽ gặp nhiều khó khăn đối với những khách hàng không thích chờ đợi. Không giống với các nước trên thế giới, việc mua hàng hóa và thanh toán bằng thẻ tại các máy POS còn rất hạn chế, do người dân quen sử dụng tiền mặt và một phần là do các điểm chấp nhận thẻ còn rất ít. Hệ thống bảo mật số PIN và các thông tin của chủ thẻ còn gặp nhiều khó khăn, việc rút tiền tại các máy ATM rất dễ bị lấy cắp thông tin nên người dân rất ngại dung thẻ. d. Nguồn nhân lực Hiện tại, nguồn nhân lực của nước ta còn rất hạn chế. Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hành thẻ ngân hàng. Do nguồn nhân lực không đủ nên việc không nắm rõ thông tin khách hàng hoặc ghi nhận thông tin khách hàng không đầy đủ gây khó khăn trong việc thanh toán và sử dụng thẻ. Cán bộ ít nhưng tiếp xúc với quá nhiều khách hàng nên có thể gây ra sự nhầm lẩn trong việc phát hành thẻ. Ngoài ra còn một vài lý do khác khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc phát hành thẻ là do: Cán bộ tại ngân hàng nói chuyện không lịch sự với khách hàng. Khi khách hàng bị ATM giữ thẻ, việc đến ngân hàng để xin lại thẻ gặp rất nhiều khó khăn và trải qua nhiều thủ tục, bên cạnh đó nhân viên ngân hàng có thái độ làm việc rất chậm chạp và có những lời nói khó chấp nhận được (đã từng là nạn nhân). 2. Các nhân tố bên ngoài a. Tác động của môi trường kinh tế Để nghiệp vụ phát hành - thanh toán và sử dụng thẻ phát triển, trước tiên nền kinh tế phải ổn định, nếu nền kinh tế thường xuyên xảy ra biến động làm cho các tổ chức phát hành thẻ không thể thích nghi kịp thời dẫn đến các tổ chức này có khả năng phá sản hoặc phá sản làm mất niềm tin của người sử dụng, điều đó gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ. Ngược lại, trong một nền kinh tế phát triển ổn định thì việc phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ sẽ được thực hiện dể dàng hơn, nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của Doanh nghiệp và người dân cũng tăng lên và đây là động lực quan trọng để thúc đẩy phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát triển. b. Chính sách của nhà nước Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình thúc đẩy việc phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ phát triển một cách toàn diện. Khi phương thức thanh toán bằng thẻ mới xuất hiện ở VN vào năm 1990, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và giao nhiệm vụ cụ thể cho Ngân hàng nhà nước phải hướng dẫn các tổ chức tham gia trong phương thức thanh toán bằng thẻ thực hiện đúng các qui định đã được đặt ra. Sự nhận thức sớm tầm quan trọng của phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng của Nhà nước và Chính phủ ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát triển ở nước ta. Thời gian gần đây Chính phủ đã ban hành nhiều Quyết định, qui định việc liên thông các tổ chức phát hành thẻ và Quyết định xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất đây là quyết định vô cùng đúng đắn của Chính phủ trong việc góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát triển ở Việt Nam. c. Trình độ dân trí Hiện nay ở nước ta phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng chưa được người dân sử dụng phổ biến như các nước khác trên thế giới, một phần là do nhận thức của người dân về hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng còn hạn chế. Họ luôn có ý nghỉ là “tiền trong tay mình thì an toàn hơn là để ở nơi khác”, vì thế họ chưa hiểu hết được những tiện ích của Phương thức thanh toán này có thể mang lại. Mặt khác, đa số người dân Việt Nam sinh sống ở nông thôn họ chỉ biết đến Ngân hàng chớ chưa thực sự biết đến khái niệm “Thẻ thanh toán” và phương thức thanh toán qua thẻ ngân hàng. Muốn phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát triển trong những năm tiếp theo, theo hướng mà cả Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức phát hành thẻ mong muốn thì họ cần phải có những phương pháp cụ thể để cho đại bộ phận người dân biết đến phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng, có như vậy thì mục đích đã được đề ra mới sớm đạt được. II.Thực trạng sử dụng thẻ tại Việt Nam Theo những số liệu thống kê của Banknetvn đến cuối tháng 6 năm 2010, số lượng thẻ mà các ngân hàng đã phát hành vào khoảng hơn 24 triệu thẻ với mạng lưới 11000 máy ATM và 37000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) lắp đặt trên cả nước. Tuy nhiên, số lượng này vẫn tỏ ra khá khiêm tốn so với con số hơn 86 triệu người dân của nước ta chứ chưa nói đến một thực tế là 24 triệu thẻ không đồng nghĩa với 24 triệu người sử dụng, bởi rất nhiều người đang sở hữu cùng lúc nhiều thẻ. Mặc dù vậy, đây cũng là một thành công đáng ghi nhận của các ngân hàng trong nổ lực đưa thẻ ngân hàng vào trong cuộc sống nếu nhìn vào con số chỉ hơn 22 triệu thẻ được phát hành tính đến cuối năm 2009. Thẻ điện tử đang dần trở nên phổ biến hơn nhờ vào những tiện ích mà nó mang lại cũng như nhờ vào sự liên kết giữa các ngân hàng. Việc ba liên minh thẻ lớn là Banknetvn, Smartlink, và VNBC hoàn thành việc kết nối các hệ thống ATM với nhau là tiền đề để các ngân hàng triển khai các dịch vụ thanh toán qua thẻ cũng như thanh toán liên ngân hàng nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục giới thiệu những dịch vụ thanh toán thông qua ngân hàng như Internet Banking, Mobile Banking và đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều khách hàng. Hiện nay, một số ngân hàng( Vietcombank, Sacombank , DongAbank, …) đang cho phép khách hàng trả tiền điện, nước trên máy ATM cũng như cung cấp sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử đa dạng trên các kênh như POS, điện thoại di động, Internet để khách hàng được hưởng các tiện ích từ các dịch vụ như thanh toán vé máy bay điện tử, nạp tiền, trả cước viễn thông...của Vietnam Airlines, Viettel, MobiFone, VinaPhone, VinaGame, VDC, FPT…Điều này đã phần nào làm thỏa mãn được nhu cầu của những khách hàng bận rộn trong thời đại hiện nay.Bên cạnh đó, các ngân hàng thuộc ba liên minh thẻ ATM lớn đã triển khai kết nối hệ thống các điểm chấp nhận thẻ (POS), vừa giúp giảm chi phí lắp đặt hệ thống POS cho ngân hàng vừa giúp mở rộng hơn mạng lưới điểm chấp nhận thẻ. Hiện tại, khách hàng của hai ngân hàng khác nhau trong cùng một liên minh thẻ có thể tra cứu thông tin về tài khoản thẻ của mình ở máy ATM của ngân hàng kia. Vì thế, thời gian tới, với nền tảng là hệ thống ATM của các ngân hàng đã được kết nối, việc chuyển tiền qua lại bằng máy ATM giữa các ngân hàng sẽ là xu hướng tất yếu. Mặc dù các ngân hàng đều ghi nhận sự gia tăng đáng kể về con số tăng trưởng doanh thu thanh toán thông qua thẻ, nhưng nhìn chung tỷ trọng số lượng thẻ thanh toán sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng trên tổng số thẻ của từng ngân hàng còn rất hạn chế. Hơn nữa, thực tế người dân Việt Nam đa phần sử dụng thẻ để rút tiền mặt. Trong năm 2009, liên mạng Smartlink và Banknet đã thực hiện hơn 1 tỷ giao dịch với giá trị khoảng 7500 tỷ. Tuy nhiên, đa số giao dịch là nhằm rút tiền mặt. Trong 1 tỷ USD thanh toán tại các POS (máy cà thẻ) thì 90% là do khách du lịch hoặc người nước ngoài đang sống tại Việt Nam chi tiêu. Điều này cho thấy những ứng dụng của thẻ thanh toán tại VN còn hết sức hạn chế và hoàn toàn "lãng phí" tài nguyên, năng lực của công nghệ. Số lượng thẻ phát hành tuy đã gia tăng đáng kể so với những năm qua, nhưng nhìn chung số lượng thẻ phát hành đang tăng với tốc độ tương đối chậm. Điều đó cho thấy ngoài bộ phận công chức, sinh viên và công nhân tại các thành phố lớn hoặc khu công nghiệp đã bước đầu sử dụng thẻ, những hình thức thanh toán phi tiền mặt này gần như chưa tìm được đường thâm nhập vào đời sống. *Nguyên nhân của thực trạng thẻ ngân hàng chưa được sử dụng rộng rãi: Mặc dù việc sử dụng thẻ đang dần trở nên phổ biến nhưng việc thẻ ngân hàng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi là do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Việt Nam đang là nền kinh tế sử dụng tiền mặt, nên đa số các điểm chấp nhận thẻ hiện nay đều không mặn mà lắm việc khuyến khích khách hàng thanh toán bằng thẻ, vì những nơi này phải trả một khoản phí cho ngân hàng. Thêm vào đó, do không quen với máy POS, nhiều nhân viên các điểm chấp nhận thẻ không muốn sử dụng, và khách hàng cảm thấy phiền toái khi thanh toán bằng hình thức này. Thứ hai, Các điểm đặt máy chấp nhận thẻ, ATM còn quá ít và chủ yếu ở những nơi không phổ biến, hay số lượng điểm cung cấp dịch vụ bán hàng qua mạng cón ít nên chưa khuyến khích được người sử dụng. Con số 11.000 máy ATM đã được lắp đặt trên cả nước, dù là một nỗ lực không nhỏ của các ngân hàng khi mà chi phí đầu tư, vận hành cho một máy ATM mới không hề rẻ chút nào, vẫn chỉ như "hạt muối bỏ bể". Mặt khác, do chưa được tiếp xúc nhiều với ATM, người dân càng không có điều kiện tận hưởng những lợi ích của thanh toán bằng thẻ (tín dụng/ghi nợ). Sự mù mờ về thông tin cùng với một tâm lý "ngại tìm hiểu, sợ rủi ro, không ưa thử nghiệm" công nghệ mới đã khiến cho người dân kiên quyết "bám chặt" lấy tiền mặt, coi như đấy là phương thức giao dịch, trao đổi, mua bán chủ đạo của mình. Thứ ba, thu nhập của người dân nước ta nhìn chung còn đang ở mức rất thấp so với mặt bằng thu nhập chung của thế giới. Nhìn về vấn đề thu nhập ở các nước kinh tế phát triển, người dân có thu nhập đều và cao, do đó số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán là khoản tiền ổn định và khá lớn, số tiền này được gọi là khoản vốn vãng lai trong hoạt động ngân hàng. Do ngân hàng có thể sử dụng một phần số tiền đó để kinh doanh, nên khi sử dụng tài khoản thanh toán chủ tài khoản chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ hoặc thậm chí bằng không. E- MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIệP VỤ PHÁT HÀNH, THANH TOÁN VÀ SỬ DỤNG THẺ Một số giải pháp giúp thẻ tìm được chổ đứng trên thị trường: - Các ngân hàng trong Hiệp hội thẻ Việt Nam hiện đã và đang nghiên cứu để phát triển hệ thống điểm chấp nhận thẻ của mình, và việc hệ thống ATM của các ngân hàng liên thông với nhau sẽ giúp ngân hàng giảm bớt chi phí khi đầu tư hệ thống POS vì có thể chia sẻ tài nguyên với nhau. Để khuyến khích hơn nữa người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt. Nghiên cứu viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho biết trước đây, Nhật Bản cũng phải trải qua một khoảng thời gian khá lâu để thuyết phục người dân sử dụng thẻ ngân hàng. Muốn người dân sử dụng một cách thực chất, tự nguyện thậm chí là vui thích, ngân hàng phải xây dựng được một hệ sinh thái dịch vụ phong phú, đa dạng, hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu dù là nhỏ nhất của họ.Hiện tại thì tại Nhật, thanh toán điện tử đã trở nên quá đỗi phổ biến. Ngay cả công nghệ ví di động, vốn còn đang chập chững ở nhiều quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ, cũng đang được ứng dụng cực kỳ rộng rãi. Người dân chỉ việc quét điện thoại qua các đầu đọc thẻ để mua hàng trong siêu thị, mua vé xem phim, đi tàu điện ngầm.... mà không cần phải rút ví ra khỏi túi. - Trên góc độ phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước nên quan tâm và đưa chiến lược phát triển thanh toán thẻ vào trong những chiến lược phát triển và củng cố hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng xét về tổng thể, thanh toán thẻ sẽ giảm chi phí cho nền kinh tế về in tiền, hủy tiền hiện nay, hạn chế tiền giả, tăng tính minh bạch trong nền kinh tế, kích thích tiêu dùng và đồng thời giúp cho việc chống tham nhũng ở nước ta. Theo nghiên cứu về kinh tế của nhiều nước, họ đều kết luận rằng người sử dụng thẻ tiêu dùng cao hơn dùng tiền mặt. Trong khi Chính phủ Việt Nam đang cần kích cầu nền kinh tế,thiết nghĩ đây có thể sẽ là đòn bẩy quan trọng. - Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích như miễn, giảm thuế cho các tổ chức chấp nhận thanh toán qua thẻ. Những chính sách hỗ trợ, ưu đãi mang tính thống nhất của Chính phủ đóng vai trò cực kỳ to lớn đến tốc độ phổ cập của thanh toán thẻ trong dân. Thí dụ như tại Na uy, chính phủ đã quyết định thu phí rất cao đối với các giao dịch bằng tiền mặt hoặc khi người dân rút tiền mặt từ ATM. Việc làm này nhằm mục đích hạn chế người dân sử dụng tiền mặt trong lưu thông hàng ngày. Tương tự tại Hàn Quốc, các hộ kinh doanh bán lẻ sẽ được giảm thuế VAT nếu họ chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng thẻ. Nhờ chính sách này, doanh thu bán lẻ trong giai đoạn 2002-2006 của các hộ cá thể đã tăng lên còn lượng tiền mặt sử dụng thì giảm đi một cách đáng kể. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên có quy định bắt buộc các cơ sở bán hàng, dịch vụ có số vốn lớn, như các siêu thị, phải trang bị thiết bị thanh toán thẻ. Xét trên khía cạnh tài chính chống thất thu thuế, đây có thể là giải pháp rất hiệu quả. - Ngân hàng cần đẩy mạnh các dịch vụ tài chính công để các hộ gia đình có thể thanh toán phí cầu đường, mua xăng, vé xe buýt, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại qua ATM hoặc tài khoản Ngân hàng trực tuyến. Nhà nước cần có các biện pháp ưu đãi về thuế, phí để kích thích cửa hàng, trung tâm mua sắm, siêu thị lắp đặt POS. - Tổng công ty Bưu chính Viễn thông cần đầu tư xây dựng và giảm chi phí thuê bao đường truyền thanh toán trực tuyến cho các cửa hàng. Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn đầu của việc đưa thẻ ứng dụng vào trong cuộc sống. Nhưng nhờ đi sau mà Việt Nam có cơ hội để rút kinh nghiệm từ các nước khác. Chúng ta có thể học ngay những công nghệ tốt nhất, mới nhất với giá thành không quá cao mà hiệu quả đã được thực tế chứng minh. Có thể thấy tiềm năng của thị trường thanh toán qua thẻ là rất lớn và các ngân hàng đều ý thức được chuyện này nhưng để phát triển mạnh hơn nữa những kênh giao dịch này đòi hỏi phải có thời gian và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tài liệu tham khảo: Ngiệp vụ ngân hàng thương mại –NXB Thống kê 2007 – Nguyễn Minh Kiều Ngiệp vụ ngân hàng thương mại – Nguyễn Đăng Dờn Tài liệu trên các website: Ebook.edu.vn Sbv.gov.vn Sacombank.com.vn Tailieu.vn Cafef.com ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiệp vụ phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ.doc
Luận văn liên quan