Đề tài Nhận diện sự thành công của thương hiệu Phở 24

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2-NỘI DUNG CHÍNH: 2.1. Giới thiệu Phở 24: Sự ra đời và phát triển của thương hiệu phở 24: 2.2-Các yếu tố dẫn tới thành công: 1. Marketing mục tiêu: a) Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường: Sự khác nhau giữa phở bình dân và phở hạng sang b)Định vị thị trường: b.1. Đối thủ cạnh tranh: b.2. Xây dựng hình ảnh sản phẩm: 2. Marketing - mix(Quan điểm của người bán 4P's · Product ( sản phẩm) : · Price (giá): · Place (phân phối): · Promotion (xúc tiến): III-KẾT LUẬN:

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3493 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhận diện sự thành công của thương hiệu Phở 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: Nhận diện sự thành công của thương hiệu Phở 24 1-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Phở là một trong những nét độc đáo của văn hoá Việt. Bao đời nay phở đã rất quen thuộc với người Việt suốt từ Bắc vào Nam. Phở có đầy đủ mọi tính chất của văn hóa Việt. Nó là hồn quê hương, quyện vào nỗi nhớ của người đi xa. Phở đúng là một món ăn tuyệt vời. Chẳng phải tư nhiên mà trong bài thơ Phở của cụ Tú Mỡ có viết: “…Sống trên đời phở không ăn cũng dại, lúc xuôi tay ắt phải cúng kèm, ai ơi nếm thử kẻo thèm…” Và có lẽ mỗi người nước ngoài đến Việt Nam đều nên thử ăn phở - món ăn phổ biến, bình dân, và không ít người đã bị phở chinh phục, nhớ tới Việt Nam là nhớ tới phở!. Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết trong tuỳ bút về phở như sau: “Trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt Nam, có một cái thực tế mà hàng ngày ít ai nỡ tách rời nó, tức là cái thực tế phở. Cái thực tế phở ấy lồng vào trong những cái thực tế vĩ đại của dân tộc.” Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều có những quán phở mang hương vị riêng của từng vùng miền, thế nhưng muốn có một chỗ ngồi thật sạch sẽ, lý tưởng để thưởng thức món ngon này thì thật hiếm hoi. Với mô hình kinh doanh đặc biệt lấy ý tưởng khẳng định món ăn thuần Việt với tiêu chuẩn nhà hàng cao cấp, Tập đoàn Nam An đã thực sự thành công trong việc xây dựng thương hiệu phở 24. 2-NỘI DUNG CHÍNH: 2.1. Giới thiệu Phở 24: Có lẽ khi lần đầu nghe đến cái tên “phở 24”, bất kì ai cũng tự đặt cho mình câu hỏi: ???Tên “phở 24” có ý nghĩa gì nhỉ??? ó Có thể giải thích một cách đơn giản như sau: + Phở 24 được chế biến từ 24 thứ gia vị ( Nước, thịt, xương ống, muối, tiêu, đường, nước mắm, hành tây, hành tím, hành lá, đinh hương, gừng, quế, thảo quả, hạt ngò, ngò gai, củ cải trắng, chanh, ớt, ngò rí, bánh phở tươi, rau, quế, giá) được chắt lọc tinh tế từ khẩu vị của 3 miền + Giá của một tô phở là 24.000 vnd (chỉ là ngẫu nhiên vì đây là giá tối thiểu để có được một tô phở chất lượng). + Nó còn tượng trưng cho 24 giờ trong một ngày với hy vọng các cửa hàng Phở 24 sẽ không bao giờ đóng cửa trên toàn thế giới. + Còn hàm ý nữa là cần 24h để có được nồi nước dùng thơm ngon. Hơn nữa, cái tên này rất dễ đọc, dễ nhớ và khi hội nhập vào thị trường ẩm thực thế giới, nó sẽ góp phần cho việc quảng bá thương hiệu được hiệu quả hơn.Hướng tới của Phở 24 là phục vụ 24/24 giờ, vì nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng thật sự cần một thức ăn phù hợp ở mọi thời điểm do đặc thù công việc của một xã hội đang phát triển. Theo thống kê của chuỗi cửa hàng Phở 24, hiện nay 70% lượng khách đến ăn phở là người Việt, còn lại 30% là người nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của thương hiệu phở 24: Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam  An Group, tập đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. - Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và điều hành nhiều thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh Niên, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café, ... - Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được mở vào tháng 6 năm 2003 tại đường Nguyễn Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài Gòn. Năm 2004, Phở 24 đặt chân vào “thánh địa” của phở là Hà Nội. Sau đó lan nhanh ra các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu… Năm 2005, Phở 24 có mặt tại thủ đô Jakarta, Indonesia, với hình thức nhượng quyền franchise để mở đầu cho công cuộc “quốc tế hoá” thương hiệu. Những năm sau đó, Phở 24 liên tiếp gặt hái thành công trong việc mở rộng quy mô từ Philippines, Lào, Singapore… Phở 24 còn nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 2005, VinaCapital đầu tư 3 triệu đô-la Mỹ (tương đương 30% cổ phần) vào Phở 24. Đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được 60 cửa hàng trong nước, tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương và 17 cửa hàng nước ngoài tại Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Sydney (Úc) và Hồng Kông. Phở 24 dự định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng như nước ngoài nơi có đông dân cư người Châu Á. Đến nay, Phở 24 là thương hiệu phở số 1 của Việt Nam với số lượng cửa hàng trong nước và quốc tế lên đến con số 67. Những người sáng lập tin rằng Phở 24 là một khái niệm kinh doanh độc nhất nhưng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn đầu tư ít, thủ tục điều hành được tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất lượng hàng đầu của món ăn. - Thành tựu: + Liên tiếp các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010, Phở 24 thắng giải “The Guide Awards” do bạn đọc bầu chọn của báo Vietnam Economics Times, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam và tạp chí Tư Vấn Tiêu Dùng.  + Năm 2008 Phở 24 được trao giải thưởng "International franchiser of the year" công nhận bởi FLA Singapore + Năm 2010, Phở 24 lọt vào Top 10 của cuộc bình chọn "Sài gòn - 100 điều thú vị" do khách du lich trong và ngoài nước . 2.2-Các yếu tố dẫn tới thành công: 1. Marketing mục tiêu: a) Phân khúc thị trường và lựa chọn thị trường: - Phở là một món ăn nổi tiếng của người Việt Nam, nhưng trong nhiều thập kỉ qua nó chỉ được biết đến như là “thức ăn lề đường”. - Tuy vậy sau gần 2 năm nghiên cứu thị trường những người sáng lập thương hiệu phở 24 đã nhận thấy rằng: + Đời sống của người dân trong nước ngày càng được cải thiện, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp, sự tiện nghi, an toàn thực phẩm và thương hiệu ngày càng đánh giá cao. + Hơn thế nữa, thị trường nước ta đang mở cửa hội nhập, đã và đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến với Việt Nam. => Chính vì nhận định được đây là một cơ hội tuyệt vời để tạo nên một khái niệm kinh doanh mới đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhưng vẫn giữ được giá trị truyền thống họ đã quyết định tập trung nghiên cứu vào hai khúc thị trường chính: + Phở bình dân. + Phở hạng sang. Sự khác nhau giữa phở bình dân và phở hạng sang: Phở bình dân Phở hạng sang Quan tâm đến giá cả( giá cả phải chăng, phù hợp với thu nhập). Không quan tâm nhiều đến giá cả(chấp nhận mức giá cao nếu nhu cầu được đáp ứng). Không mấy quan tâm đến chất lượng dịch vụ, chỉ cần thỏa mãn nhu cầu tối thiểu họ mong muốn. Quan tâm nhiều đến chất lượng hàng hóa, mức độ an toàn vệ sinh, phong cách phục vụ. Phục vụ đa số thành phần dân cư trong xã hội, những thành phần có thu nhập thấp. Chỉ nhắm vào nhừng khách hàng có thu nhập cao, có khả năng chi trả. Chú trọng phục vụ khách nước ngoài, khách du lịch. Các nhà hoạch định chiến lược của phở 24 đã quyết định lựa chọn tấn công vào thị trường phở hạng sang, vì: C Điều kiện thưc tế ở nước ta: Thị trường phở bình dân hiện đang phát triển mạnh. Nếu đầu tư kinh doanh vào khúc thị trường này sẽ tạo nên 1 sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác. Không tạo nên được sự khác biệt về sản phẩm vốn được sản xuất và tiêu thụ lâu đời trên thị trường Việt Nam. Nắm bắt được một bộ phận khách hàng muốn được chăm sóc tốt hơn, muốn được hưởng một loại sản phẩm mà có thể thể hiện được vị thế xã hội và khẳng định được bản thân. Phát huy thế mạnh của phở 24 là ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm => Khách hàng hạng sang rất quan tâm đến điều này, còn vấn đề giá cả thì họ rất ít quan tâm. C Đối với những người khách du lịch khi đến với Việt Nam: + Họ mang tâm lí đi du lịch nên muốn thưởng thức hết cái hay, cái lạ của nước bạn vì vậy họ luôn sẵn lòng chi trả. + Mặt khác giá một tô phở là 24.000VNĐ không phải là con số quá lớn cho một bữa ăn của những người khách nước ngoài. b)Định vị thị trường: b.1. Đối thủ cạnh tranh: Ngay từ khi mới bước chân vào thị trường, bằng việc xác định kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, phở 24 đã xác định đối thủ cạnh tranh cho mình rất rõ ràng. Đó không phải là các loại phở truyền thống của Hà Nội (như phở Thìn, Phở Vuông, Phở Cali….), phở 24 ra đời chỉ là thêm một hương vị, một phong cách phở, một nét riêng biệt để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn. Đối thủ thực sự mà phở24 hướng đến đó là hệ thống nhà hàng với các sản phẩm ăn nhanh hiện đang rất thành công trên thế giới như: BBQ chicken, Lotteria, KFC, Macdonald (chưa vào vn)……… b.2. Xây dựng hình ảnh sản phẩm: Phở 24 tập trung vào xây dựng nét đặc trưng về văn hoá ẩm thực Việt Nam và lấy đó làm giá trị cốt lõi của mình, vì đây là điểm khác biệt khó có thể bắt chước. Phở 24 ngay từ lúc mới xuất hiện trên thị trường ....từ hình ảnh nhà hàng, cách thiết kế không gian, sắp xếp nội thất, chất lượng tô phở....cho đến cung cách phục vụ lịch sự, chuyên nghiệp.....=> Tất cả đều tạo ấn tượng về sự sang trọng, sạch sẽ ,ngon mắt, ngon miệng. Mỗi quán phở có một nét riêng biệt để hấp dẫn khách hàng. Phở 24 xây dựng cho mình hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng ổn định và phong cách phục vụ chu đáo ở chuỗi các cửa hàng. Tên gọi Phở 24 không phải bắt nguồn từ chuyện giá 1 bát phở là 24 ngàn, mà muốn nhấn mạnh rằng: cần có 24 gia vị để làm nên hương vị bát phở. Công thức món phở được nghiên cứu để vừa miệng đa số thực khách, nên phở không quá ngọt hay quá mặn. Người Bắc, người Nam, người Tây hay người Tàu đều ăn được. Để tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng, cửa hàng được trang trí giản dị nhưng sang trọng với các băng ghế dài kiểu truyền thống; nhưng không quá chật chội với bàn kê san sát để tiết kiệm diện tích như các hàng ăn khác. Phòng ăn có máy lạnh. Bước vào quán là khách nhìn thấy ông đầu bếp đội mũ làm bếp, mang tạp dề trắng sạch sẽ, nét mặt niềm nở. => Phở 24 được định vị trong tâm trí khách hàng là phở sang trọng, sạch......Sạch có nghĩa là chất lượng vệ sinh từ gia vị, nguyên liệu chế biến, rau....... đều phải được kiểm soát. 2. Marketing - mix (Quan điểm của người bán 4P's) Việc kinh doanh món ăn thuần Việt với tiêu chuẩn nhà hàng cao cấp và mô hình nhượng quyền thương mại đã tạo nên sự thành công của thương hiệu phở 24 nhờ vào chiến lược Marketing – mix Product ( sản phẩm) : Nhãn hiệu: Tập đoàn Nam An xây dựng nhãn hiệu Phở24 độc lập với tên thương mại của tập đoàn. Sự thành công của Phở24 đã đưa nó trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến. Bề rộng chủng loại sản phẩm: Chủng loại sản phẩm đa dạng bao gồm: Phở tô nhỏ 38,000 Phở bò (Tái/ Chín/ Nạm) 45,000 Phở gà 45,000 Phở Bò Viên 45,000 Phở All (Tái, chín, gầu, gân, sách, bắp, bò viên) 65,000 Phở tô lớn 57,000 Phở Tái, Nạm 45,000 Phở Tái, Bắp 45,000 Phở Tái, Gân 45,000 Phở Tái, Chín 45,000 Phở Tái, Gầu 45,000 Phở Tái, Sách 45,000 Phở Tái, Nạm, Gầu 45,000 Phở Tái, Nạm, Sách 45,000 Phở Tái, Nạm, Gân 45,000 Danh mục sản phẩm: Do nhu cầu hiện nay của khách hàng, phở 24 đã đưa thêm nhiều mặt hàng kinh doanh trong danh mục của mình. Phát triển chủng loại sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng kèm theo sự gia tăng về giá. Tính chất sản phẩm: +Trong hệ thống cửa hàng Phở 24, bao giờ cũng có lót dưới mỗi tô phở một tấm giấy hình chữ nhật màu xanh cốm tạo nét riêng và cảm giác sạch sẽ, lịch sự +  “Phở 24” không chỉ là một bát phở ngon mà còn là không gian sạch sẽ, mát mẻ, phong cách phục vụ lịch sự văn minh, chất lượng ổn định và nhiều yếu tố nhận diện khác. Tất cả được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong cả chuỗi sản phẩm “quán phở 24”. Hơn hết, nó còn mang bản sắc văn hóa Việt Nam trong sản phẩm phở, vốn đã và đang được người tiêu dùng quốc tế chấp nhận như một món ăn phổ biến quốc tế có thể sánh ngang với món pizza của Italy, hamburger của Mỹ. + Một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công của Phở 24 là đã xác định được khẩu vị, không những phù hợp với người trong nước mà cả đối với người nước ngoài. Lý Quý Trung- Chủ tịch tập đoàn Nam An nói: “Chúng tôi đã bỏ ra hơn một năm để nghiên cứu chỉ riêng về khẩu vị: đó phải là một khẩu vị thời thượng, bớt béo, ăn thanh, ăn phải no, đầy đủ chất dinh dưỡng…” + Trong hương vị không sử dụng bột ngọt mà nước dùng ngọt nhờ chỉ hầm bằng xương ống chân bò, bánh phở đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản, hàn the. + Công thức món phở được nghiên cứu để vừa miệng đa số thực khách, nên phở không quá ngọt hay quá mặn. Người Bắc, người Nam, người Tây hay người Tàu đều ăn được . Price (giá): Chiến lược giá đóng vai trò quan trọng trong việc mua hàng và thành công của một doanh nghiệp. Nó là sứ mệnh của công ty. Phở 24 có nhiều chủng loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng. Ở Việt Nam, ban đầu phở 24 đưa ra mức giá cho các loại phở là 24000. Khi cửa hàng đầu tiên mở tại Hà Nội, nhiều người bình phẩm: 24000 một bát phở, đắt!. Sau đó, dịch cúm gia cầm, giá thực phẩm tăng (đặc biệt là giá thịt bò tăng khá cao) nhưng phở 24 vẫn không tăng giá để giữ uy tín với khách hàng. Bát phở vẫn đầy đặn, quán ăn sạch sẽ, lịch sự và phong cách phục vụ tốt. Chẳng bao lâu cửa hàng đầu tiên, phở 24 liên tục mở thêm 2 quán nữa và quan sát bằng mắt thường cũng thấy khách ra vào tấp nập, chứng tỏ sự làm ăn thành đạt của cửa hàng.  Cùng với sự phát triển của thị trường giá cả của Phở24 có sự thay đổi => Giá là một yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của phở 24, đồng nhất với các yếu tố khác tạo nên nét đặc trưng cho ý nghĩa thương hiệu và thể hiện chất lượng, đẳng cấp. Place (phân phối): Đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở được 57 cửa hàng trong nước: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Bình Dương, và 16 cửa hàng ngoài nước như Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Úc, Hồng Kông. + Cuối năm 2006, Công ty Phở 24 cũng đăng ký và được Cục bản quyền cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả đối với bản vẽ thiết kế chi tiết mô hình cửa hàng Phở 24. + Toàn bộ bàn ghế và các trang thiết bị bên trong đều một tông màu chủ đạo là màu đen, tường và các họa tiết trang trí khác màu xanh cốm nhạt. Không gian kiến trúc ấy cũng thể hiện đúng như câu slogan “Sự kết hợp tinh tế”, trong đó thể hiện rõ sự kết hợp giữa phở truyền thống Việt Nam với cách bài trí hiện đại xen lẫn cổ kính. Đây cũng thiết kế phong cách cổ điển xen hiện đại tạo không khí ấm cúng, thân mật theo tiêu chí phở phong cách Việt Nam của phở truyền thống có nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định + Ngoài ra, Phở 24 còn hấp dẫn thực khách bởi chính không khí văn hoá ẩm thực Việt mà nơi này mang lại. Tất cả những cửa hàng Phở 24 đều được thiết kế theo một cách thống nhất và đồng nhất. Ở đây toàn bộ bàn ghế được sơn màu đen tuyền đơn giản, không cầu kì, không hoa văn trang trí. Nổi bật trên tông màu đen sang trọng đó là màu trắng của những chiếc bát sứ Minh Long cùng màu đỏ của những chiếc đèn lồng mang phong cách cung đình. Tất cả đã tạo nên những nét đặc trưng cho hệ thống cửa hàng Phở 24. + Tạo cho khách cảm giác dễ chịu, ăn ngon miệng trong không gian đó. Nét đặc trưng của Phở 24 là khách đến đây ngoài việc thưởng thức phở, còn được ngắm nhìn anh đầu bếp luôn tay chế biến bên nồi nước phở nghi ngút khói.  “Phở 24” là một mô hình phát triển từ sản phẩm Phở truyền thống Việt Nam được gia tăng giá trị trong thương hiệu (bằng vệ sinh sản phẩm, môi trường tiêu thụ, địa điểm, phong cách phục vụ…) và được nhân rộng theo phương thức nhượng quyền (franchise) + Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: - Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền. - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh. + Phở 24 chọn hướng đi tập trung vào chất lượng và chiều sâu của mô hình kinh doanh nói chung và mô hình nhượng quyền kinh doanh nói riêng trước khi bành trướng ra chiều rộng. Ví dụ như: Điều kiện của bên nhận quyền phở 24 là: + Đam mê với thương hiệu phở 24 + Cam kết về việc phát triển thương hiệu + Có kiến thức tốt về địa phương, ngoài ra phải có được địa điểm tốt + Hiểu biết về kinh doanh lương thực phẩm, đủ nguồn lực tài chính + Có lý lịch về kinh doanh hoặc quản lý ấn tượng Promotion (xúc tiến): Phở 24 còn trang trí, trình bày các bảng hiệu menu, poster, standcard, brochure, tờ lót phở... Đây chính là kênh quảng bá hình ảnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tăng cường quảng bá sản phẩm trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo chí, internet…..Thống nhất mô hình quảng cáo tại cửa hàng, bảng hiệu tại mọi cửa hàng. Giới thiệu trên truyền hình: HTVC, VTC1, truyền hình News Asian (Singapo). Chiến thuật chính của nhà hàng là muốn dựa vào chất lượng để tự khách hàng muốn quay lại nhiều lần và quảng cáo truyền miệng cho người khác nữa. Uy tín thương hiệu cuối cùng sẽ nằm ở chỗ chất lượng thực sự của sản phẩm và cung cách phục vụ của nhân viên. Trang trí nội thất đẹp có thể bị cạnh tranh dễ dàng nhưng phong cách của thương hiệu, văn hóa của công ty và thái độ phục vụ của nhân viên thì không dễ. + Một trong những chiến thuật quan trọng của việc xây dựng thương hiệu Phở 24 là củng cố liên tục tính ổn định và đồng bộ của chuỗi quán phở, đặc biệt đối với chất lượng món ăn, chất lượng dịch vụ, trang trí nội thất, đồng phục nhân viên, bảng hiệu và hầu như tất cả các dụng cụ và trang thiết bị dù thật nhỏ trong quán. Xây dựng một văn hoá chung xuyên suốt các tầng lớp của công ty (văn phòng trung tâm, cửa hàng của công ty, cửa hàng franchise…) cũng được đặt lên hàng đầu. C Cũng là một trong những hoạt động của chiến lược xúc tiến, Phở 24 còn rất quan tâm đến các yếu tố xã hội. Khách hàng: + Là đối tượng và là nhân tố tạo nên thị trường + Người tiêu dùng có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp, và Phở 24 cũng không phải là ngoại lệ, do đó tập đoàn Nam An luôn chú trọng đến việc "lấy lòng" họ thông qua một loạt hoạt động làm cho mọi người chú ý đến Phở 24. Phở 24 hào hứng tham gia giờ Trái Đất - 20h30-21h30 ngày 27/3/2010, tất cả các cửa hàng Phở 24 trên toàn quốc sẽ cùng với người dân trên toàn thế giới tắt những thiết bị chiếu sáng không cần thiết để góp phần ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu.  - Những cây nến đã được chuẩn bị, nhân viên tại cửa hàng nhiệt tình hưởng ứng cũng như lan tỏa tinh thần phấn chấn trong việc tham gia chiến dịch này đến các khách hàng nhằm mang đến tinh thần cộng hưởng để mọi người cảm nhận được đây là trách nhiệm của mọi cư dân trái đất.   - Những tổn hại đến môi trường và bầu không khí do biến đổi khí hậu gây ra đã mang đến nhiều tác hại nặng nề cho loài người, chúng ta hãy chung tay góp sức để làm cho hành tinh này trở nên trong lành hơn. Ngày 8/4/2010 Phở 24 tham gia ngày hội du lịch thành phố Hố Chí Minh thông qua hoạt động diễu hành nghệ thuật với chủ đề “TPHCM – Điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn”. Đến với ngày hội, phở 24 đã được du khách nước ngoài bình chọn là một trong mười nhà hàng Việt Nam đặc sắc thông qua cuộc bình chọn “TPHCM – 100 điều thú vị” được tổ chức vào tháng 2/2010. Kết quả bình chọn này thật sự là một niềm vinh dự lớn đối với thương hiệu phở 24.  => Đây là một động lực để phở 24 tự tin khẳng định vị trí của mình trên thế giới với tham vọng trở thành chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh hàng đầu của người Việt trên toàn cầu. III-KẾT LUẬN: Sự thống nhất giữa Marketing mục tiêu và Marketing Mix đã tạo nên sự nhất quán hoàn chỉnh trong kênh Marketing của tập đoàn Nam An và đưa đến những thành công nhất định. Tuy nhiên đây chỉ là thành công bước đầu, thành công thật sự của Phở 24 mà Nam An mong muốn là sẽ trở thành một thương hiệu Việt Nam không những rất gần gũi với người Việt Nam mà còn được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Việc áp dụng thành công mô hình kinh doanh phở cao cấp bằng hình thức nhượng quyền hứa hẹn sẽ đưa tập đoàn Nam An tiến xa hơn nữa với viêc phát triển thương hiệu phở24.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhận diện sự thành công của thương hiệu Phở 24.doc