Đề tài Nhập Fob - Bán Cif lời giải cho bài toán nhập siêu

Chỉ ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất trong nước, đồng thời hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ (ô tô, điện thoại), một số thực phẩm, nông lâm thủy sản không cần thiết. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới. Công tác xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh vào các thị trường chủ lực như châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc.), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) cũng như các thị trường truyền thống, mới để tận dụng mọi khả năng xuất khẩu. Cần tuyên truyền sâu rộng cho các doanh nghiệp thay đổi thói quen xuất hàng theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF, chính phủ và các bộ ngành cần có các chính sách khuyến khích và khen thưởng kịp thời cho những doanh nghiệp nào thực hiện tốt vấn đề này. Để động viên cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và Tỉnh/Thành phố có có thành tích trên, Chính phủ có thể có hình thức khuyến khích động viên theo cấp độ tăng từ cấp doanh nghiệp, Hiệp hội và Tỉnh/Thành phố, thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Phát triển mạnh hơn nữa các lĩnh vực bổ trợ như bảo hiểm, vận tải biển, lĩnh vực thanh toán quốc tế tại các ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng mua bảo hiểm, thuê phương tiên vận tải và thực hiện thanh toán qua ngân hàng.

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2959 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập Fob - Bán Cif lời giải cho bài toán nhập siêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hập khẩu là một trong những mục tiêu lớn. Làm thế nào để giảm nhập siêu? Đó là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra trong các kỳ họp Quốc hội, không chỉ dành cho Bộ Công Thương, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu trong toàn quốc. Ngoài các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương đề ra như: Chủ động khai thác thị trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu v.v…Thương vụ Việt nam tại Chi Lê xin đề xuất một giải pháp hoàn toàn mang tính nghiệp vụ: “Xuất khẩu giá CIF - Nhập khẩu giá FOB”, nếu thực hiện tốt có thể góp phần làm thay đổi cán cân giữa xuất và nhập. Vậy tại sao điều này lại có thể cải thiện được cán cân xuất nhập khẩu? Cải thiện như thế nào và biện pháp để thực hiện là gì? Đây cũng chính là lý do nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “ Xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB. Lời giải cho bài toán nhập siêu” để tìm hiểu và phân tích, trình bày. Phần 1: Tổng quan về INCOTERMS 1-Các khái niệm và giải thích thuật ngữ 1.1-Khái niệm về hợp đồng mua bán quốc tế và kim ngạch xuất nhập khẩu -Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu(bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng. -Kim ngạch xuất nhập khẩu là tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu được tính trong một thời gian nhất định thường là một năm. Khi giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu, khi giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì gọi là suất siêu. Một quốc gia luôn luôn muốn xuất siêu vì khi đó chứng tỏ quốc gia đó có nền kinh tế khá mạnh và đặc biệt là có ngành thương mại quốc tế phát triển. Ở Việt Nam hiện nay tình trạng nhập siêu ngày càng gia tăng, tình hình mất cân đối đã trở nên “rất nghiêm trọng”. 1.2-Khái niệm về Incoterms. Incoterms (International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế do Phòng Thương Mại quốc tế ban hành, được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ quy tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương từ đó để giảm được sự không chắc chắn do cách giả thích khác nhau về những điều kiện đó tại các nước khác nhau. Nhiều khi các bên tham gia không biết rõ tập quán của nhau và dễ gây hiểu lầm dẫn đến những vụ kiện tụng lãng phí tiền của và thời gian. Incoterms đã ra đời để giải quyết vấn đề này. Nhưng Incoterms chỉ áp dụng cho mua bán hàng hóa hữu hình. Kể từ khi Incoterms được ICC ban hành năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Do đó nó lần lượt được sửa vào các năm 1953,1967,1976,1980,1990 và bản sửa đổi mới nhất là vào năm 2000. Lý do của việc liên tục sửa đổi là nhu cầu làm cho chúng phù hợp với tập quán thương mại hiện hành. Do vậy trong lần sửa đổi năm 1980 điều kiện giao cho người chuyên chở (nay là FCA) đã được đưa vào để thích ứng với trường hợp hay xảy ra là điểm tiếp nhận trong thương mại hằng hải không còn là qua lan can tàu nữa mà là một điểm trên đất liền, trước khi bốc hàng lên tàu và hàng đã được xếp vào container. Và các lần sửa đổi sau cũng vậy, mỗi lần sửa một chút hoặc thêm một vài điều kiện cho phù hợp với sự thay đổi trong thương mại. 2-Nội dung của Incoterms 2000 Nội dung của Incoterms 2000 bao gồm 13 điều kiện cơ sở giao hàng và được chia thành bốn nhóm: nhóm C, D, E, F. Điều Kiện Tiếng Anh Tiếng Việt Nghĩa vụ của người bán Nghĩa vụ của người mua 1. EXW Ex Works (named Place) Giao hàng tại xưởng. (địa điểm ở nước xuất khẩu) -Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại xưởng (xí nghiệp, kho, cửa hàng..) phù hợp với phương tiện vận tải sẽ sử dụng. -Khi người mua đã nhận hàng thì người bán hết mọi trách nhiệm. -Chuyển giao cho người mua hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa có liên quan. - Nhận hàng tại xưởng của người bán. - Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại xưởng của người bán. - Mua bảo hiểm hàng hóa. -Làm thủ và chịu chi phí thông quan xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu. 2. FCA Free Carrier (named place) Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định ở nước xuất khẩu) -Xếp hàng vào phương tiện chuyên chở do người mua chỉ định. -Làm thủ tục và chịu mọi chi phí liên quan đến giấy phép XK, thuế. -Chuyển giao cho người mua hóa đơn,chứng từ vận tải và các chứng từ hàng hóa có liên quan. -Thu xếp và trả cước phí về vận tải. -Mua bảo hiểm hàng hóa. -Làm thủ tục và trả thuế nhập khẩu. -Thời điểm chuyển rủi ro là sau khi người bán giao xong hàng cho người chuyên chở. 3. FAS Free Alongside ship (named port of shipment) Giao hàng dọc mạn tàu(tại cảng bốc  hàng qui định) -Giao hàng dọc mạn con tàu chỉ định, tại cảng chỉ định. -Chuyển hóa đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan. Làm thủ tục và trả mọi chi phí thông quan, giấy phép xnk -Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. -Thông báo cho người bán ngày giao hàng và lên tàu. -Mua bảo hiểm hàng hóa và chịu rủi ro từ khi nhận hàng. 4 FOB Free On Board (named port of shipment) Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định) -Giao hàng lêu tàu tại cảng qui định. -Làm thủ tục và trả mọi chi phí liên quan đến thông quan, giấy phép xuất khẩu. -Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan. -Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. -Mua bảo hiểm hàng hóa. -Chịu rủi ro hàng hóa từ khi hàng hóa qua lan can tàu. -Thu xếp và trả phí thông quan nhập khẩu. 5 CFR Cost and Freight (named port of destination) Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) -Thu xếp và trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích. -Làm thủ tục và trả phí xuất khẩu. -Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này bao gồm trong chi phí vận tải. -Thông báo cho người mua chi tiết về chuyến tàu chở hàng. -Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải và các chứng từ khác liên quan. -Làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan nhập khẩu. -Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không bao gồm trong cước phí vận tải. -Thu xếp và trả phí bảo hiểm hàng hóa. -Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa đã qua lan can tàu ở cảng bốc (cảng xuất khẩu) 6. CIF Cost, Insurance and Freight (named port of destination) Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định) -Giống như điều kiện CFR, nhưng người bán phải thu xếp và trả phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa. Giống như điều kiện CFR, nhưng người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa. 7. CPT Carriage Paid To (named place of destination) Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định) Giống như điều kiện CFR, ngoại trừ người bán phải thu xếp và trả cước phí vận chuyển hàng hóa tới nơi qui định, mà nơi này có thể là bãi Container nằm sâu trong đất liền. -Làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu. -Mua bảo hiểm hàng hóa. 8. CIP Carriage &Insurance Paid To (named place of distination) Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định) Giống như CPT, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm thu xếp và mua bảo hiểm. Giống như CPT, ngoại trừ người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa. *** Sự khác nhau giữa Incoterms 1990 và Incoterms 2000: -Quy định rõ ràng về nghĩa vụ , chi phí xếp dỡ trong điều kiện FCA- free carrier : Nếu theo incoterms 1990, nghĩa vụ giao hàng của người bán được trình bày phân biệt theo 7 phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau: vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa, đường biển, phương thức vận tải không được xác định rõ và trường hợp chuyên chở đa phương thức Trong incoterms 2000, nơi giao hàng có tính quyết định trong việc phân chia chi phí bốc dỡ hàng giữa người mua và người bán tại nơi đó như sau: + nếu nơi giao hàng tại cơ sở của người bán thì người bán có nghĩa vụ và chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận chuyển do người mua đưa đến để nhận hàng + nếu nơi giao hàng là bất cứ địa điểm nào khác cơ sở của người bán thì người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi đã đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận chuyển của người bán đưa tới để giao hnàg tại bến do người mua chỉ định , và người mua phải chịu chi phí dỡ hàng khỏi phương tiện đó để nhận hàng. -Thay đổi ở điều kiện FAS-free alongside ship- giao hàng dọc mạn tàu nếu trong incoterms 1990, người mua làm thủ tục xuất khẩu, thì trong incoterms 2000 quy định người bán phải làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu. -Thay đổi ở điều kiện DEQ- delivered ex quay- giao hàng trên cầu cảng nếu trong incoterms 1990, người bán làm thủ tục nhập khẩu thì trong incoterms 2000 quy định người mua phải làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu *** Điều kiện cơ sở giao hàng FOB và CIF: Đối với FOB :Người bán hết trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi hàng hóa đã được giao qua lan can tàu do người mua thuê tại nơi đi có nêu tên. FOB đòi hỏi người bán phải hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu và điều kiện này chỉ áp dụng cho vận tải biển và đường thủy nội địa. Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì nên chọn điều kiện FCA để rủi ro có thể chuyển giao sớm hơn. Nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên mua và bán được phân chia như trên Đối với CIF: người bán giao hàng tại thời điểm khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định. Người bán phải mọi chi phí, cước vận tải và mua bảo hiểm để đưa hàng đến đích nhưng rủi ro thì lại được chuyển giao ngay khi hàng qua lan can tàu. Điều kiện này chỉ áp dụng cho đường biển và đường thủy nội địa. Phần 2: Tình hình xuất nhập khẩu và cân đối cán cân thương mại ở Việt Nam hiện nay: Khi doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu theo điều kiện FOB và xuất khẩu theo điều kiện CIF thì sẽ dành được quyền mua bảo hiểm và thuê phương tiện vận tải. Từ đó sẽ phát triển được ngành bảo hiểm và vận tải trong nước, giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh và tạo công ăn việc làm cho mọi người. Mặt khác, khi mua với giá FOB, bán với giá CIF thì giá trị hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm đi, giá trị xuất khẩu tăng lên nhờ đó sẽ giảm được nhập siêu. 1. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 2009 (Số liệu Thống kê Hải quan Việt Nam) - 22/01/2010 10:00 AM 1.1. Đánh giá chung. . Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương năm 2009 Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD Do sự sụt giảm kim ngạch cả xuất khẩu và nhập khẩu, quy mô giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đã giảm nhiều trong năm 2009. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước tính chỉ còn trên 125,4 tỷ USD, giảm 12,6% so với năm 2008 (143,4 tỷ USD). Về nhập khẩu, kim ngạch tăng liên tục 7 tháng đầu năm, sau đó giảm khoảng 8% trong tháng 8, tiếp tục tăng trong 3 tháng sau đó, trước khi điều chỉnh nhẹ trong tháng cuối cùng của năm 2009. Đáng chú ý, trong 3 tháng cuối năm cán cân thương mại đã có sự đổi chiều ngoại mục. Trong khi xuất khẩu thực hiện tháng 11 chỉ đạt mức 4,686 tỷ USD, giảm tới 10% từ 5,206 tỷ USD của tháng trước đó, nhập khẩu lại tăng nhẹ và đạt mức kỷ lục 6,767 tỷ USD trong tháng 11/2009. Nhìn vào từng mặt hàng xuất nhập khẩu, tình hình không có biến động lớn. Trong 25 mặt hàng xuất khẩu được liệt kê, so với thực hiện năm 2008, chỉ có dầu thô giảm về lượng (âm 2,4%) do đã dành hơn 2 triệu tấn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Các mặt hàng còn lại đều tăng. Tuy nhiên, do giá giảm mạnh nên kim ngạch đa số các mặt hàng đều giảm so với năm 2008 (chỉ có 8 mặt hàng tăng). Tương tự, trong 27 mặt hàng nhập khẩu, đa số tăng về lượng (chỉ có 3 mặt hàng giảm), nhưng số mặt hàng tăng về giá trị cũng không nhiều (9 mặt hàng). Như vậy, kết quả xuất nhập khẩu năm 2009 đã khép lại với xuất khẩu, nhập khẩu và nhập siêu không theo đúng kịch bản kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, mức giảm nhập siêu so với năm 2008 ít nhiều đã tạo thuận lợi cho việc ổn định kinh tế vĩ mô trong năm khó khăn này. 1.2 Số liệu thống kê xuất nhập khẩu năm 2009 (Nguồn TCHQ - Cục CNTT & Thống kê Hải Quan ) ĐV tính Thực hiện 2009 Số lượng trị giá I. Tổng trị giá xuất khẩu USD 57.096.274.461 DN có vốn đầu tư n/ngoài " 24.177.688.976  Mặt hàng XK chủ yếu Thủy sản USD 4.251.313.256 Rau quả " 438.868.759 Nhân điều T 177.154 846.682.672 Cà phê " 1.183.523 1.730.602.417 Chè các loại " 134.115 179.494.456 Hạt tiêu " 134.261 348.148.940 Gạo " 5.958.300 2.663.876.861 Sắn và các sản phẩm từ sắn " 3.301.915 573.816.371 Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc USD 276.236.472 Than đá T 24.991.924 1.316.560.088 Dầu thô " 13.372.877 6.194.595.019 Xăng dầu các loại " 1.923.894 1.005.194.221 Quặng và khoáng sản khác " 2.151.033 134.957.920 Hoá chất USD 89.711.391 Sản phẩm hoá chất " 273.948.849 Chất dẻo nguyên liệu T 130.523 160.245.122 Sản phẩm chất dẻo " 807.929.233 Cao su T 731.393 1.226.857.439 Sản phẩm từ cao su USD 175.335.087 Túi xách, va li, mũ, ô dù " 721730.702.261 Mây, tre, cói & thảm " 178.712.078 Sản phẩm gỗ " 2.597.649.222 Giấy và sản phẩm từ giấy " 275.657.021 Hàng dệt và may mặc " 9.065.620.437 Giày dép các loại " 4.066.760.529 Gốm, sứ " 266.912.031 Thủy tinh và các SP bằng thủy tinh " 275.390.265 Đá quí và kim loại quí và sản phẩm " 2.731.556.311 Sắt thép các loại T 486.890 382.884.359 Sản phẩm từ sắt thép " 603.890.555 Hàng đ/tử & LK m/tính USD 2.763.018.885 Máy móc, TB, dụng cụ, PT khác " 2.059.304.721 Dây điện và cáp điện " 885.061.787 Phương tiện vận tải và phụ tùng " 953.979.925 - Tàu thuyền các loại Chiếc 274.646.046 - Phụ tùng ôtô USD 525.880.428 Hàng hoá xuất khẩu khác USD 6.564.799.501 II. Tổng trị giá nhập khẩu USD 69.948.809.956 DN có vốn đầu tư n/ngoài " 26.066.684.433 Mặt hàng NK chủ yếu Hàng thủy sản USD 282.479.174 Sữa và sản phẩm từ sữa " 515.772.520 Hàng rau quả " 279.059.988 Lúa mỳ T 1.184.187 354.268.280 Dầu mỡ động, thực vật " 495.578.716 Bánh kẹo và SP từ ngũ cốc " 115.507.020 Thức ăn chăn nuôi " 1.765.454.986 Nguyên, phụ liệu thuốc lá " 321.573.660 Clanhke T 3.554.422 133.334.472 Xăng dầu " 12.205.744 6.255.487.646 -Xăng “ 3.636.103 1.969.438.485 -Diesel “  6.503.092 3.254.815.728 -Mazut “ 1.854.259 626.452.133 -Nhiên liệu bay “ 655.822 378.505.699 -Dầu hoả “ 56.468 26.275.601 Khí đốt hoá lỏng USD 775.159 437.492.917 Sản phẩm khác từ dầu mỏ " 547.502.058 Hoá chất " 1.624.704.373 Sản phẩm hóa chất " 1.579.949.915 Nguyên liệu dược phẩm USD 168.677.408 Dược phẩm " 1.096.713.895 Phân bón T 4.518.932 1.414.919.994  Urea " 1.425.565 416.781.854 Thuốc trừ sâu và nguyên liệu " 488.494.550 Chất dẻo nguyên liệu " 2.192.902 2.813.160.518 Sản phẩm từ chất dẻo USD 1.093.672.916 Cao su các loại T 313.325 409.536.818 Sản phẩm từ cao su USD 260.505.063 Gỗ và sản phẩm " 904.799.043 Giấy các loại T 1.032.477 770.606.841 Sản phẩm từ giấy USD 324.286.530 Bông T 303.093 392.271.322 Xơ, sợi các loại " 503.069 810.781.975 Vải USD 4.226.363.714 NPL dệt, may, da giày " 1.931.906.767 Đá quý, kim loại quý và SP " 492.103.395 Thép các loại T 9.748.715 5.360.906.858 Phôi thép " 2.417.094 1.032.404.747 Sản phẩm từ thép USD 1.362.447.878 Kim loại thường khác T 550.172 1.624.965.230 Sản phẩm từ kim loại thường khác USD 209.189.853 Điện tử, máy tính và l.kiện " 3.953.966.370 Máy, TB, dụng cụ , phụ tùng " 12.673.170.499 Dây điện và dây cáp điện " 399.701.903 Ô tô nguyên chiếc Chiếc 80.596 1.268.628.883 Linh kiện, phụ tùng ô tô USD 1.802.239.244 Linh kiên và PT xe gắn máy USD 621.303.545 Xe máy nguyên chiếc chiếc 111.466 132.806.048 Phương tiện vận tải khác & PT USD 616.166.829 Hàng hoá nhập khẩu khác USD 7.625.350.342 2. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2010 Số liệu Thống kê Hải quan - 18/08/2010 11:00 AM 2.1    Đánh giá chung Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2010 đạt 13,04 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 84,3 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2009 (tương đương tăng  15,31 tỷ USD về số tuyệt đối). Trong đó xuất khẩu là 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% và nhập khẩu là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7%. Ghi chú: tốc độ tăng xuất khẩu, tốc độ tăng nhập khẩu so với cùng tháng của năm 2009 Thâm hụt thương mại trong tháng 7/2010 là 978 triệu USD, tăng 31,9% so với tháng trước, nâng tổng mức nhập siêu của cả nước trong 7 tháng qua lên 7,25 tỷ USD và bằng 18,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước. 2.2. Xuất khẩu 2.2.1.     Quy mô và tốc độ Trị giá xuất khẩu trong tháng đạt 6,03 tỷ USD, giảm 4,6% so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 3 tỷ USD, tăng 5% so với tháng 6/2010.  Tính đến hết tháng 7/2010, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 38,52 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 17,8 tỷ USD, tăng 41,2% so với cùng kỳ một năm trước đó. 2.2.2.     Một số mặt hàng xuất khẩu chính 2.2.3Hàng dệt may: Tháng 7, xuất khẩu trong tháng đạt 1,08 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 9,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2010, trị giá hàng dệt may xuất khẩu đạt 5,85 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3,6 tỷ USD, tăng 21,1% và chiếm 61% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.  Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam trong 7 tháng qua với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2009 lần lượt là 3,3 tỷ USD và 20,2%; 986 triệu USD và 2,3%; 580 triệu USD và 13,3%. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 3 thị trường này đạt 4,87 tỷ USD, chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. 2.2.4Gạo: Xuất khẩu gạo trong tháng đạt 853 nghìn tấn, tăng 57,6% với kim ngạch đạt hơn 359 triệu USD, tăng 54,1% so với tháng 6/2010. Lượng xuất khẩu gạo tăng cao đã làm kim ngạch tăng do yếu tố lượng là hơn 134 triệu USD, trong khi  giá bình quân xuất khẩu gạo trong tháng 7 giảm 2,2% đã làm kim ngạch giảm do giá giảm là 8 triệu USD. Lượng gạo xuất khẩu trong tháng tăng mạnh sang các thị trường như Philippin, Băng la đét, Bờ Biển Ngà, Cuba, Senegal, Ghana và Malaysia… 2.2.5Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng đạt 466 triệu USD, tăng 16,8% so với tháng trước. Trong đó, xuất sang EU đạt 109 triệu USD, tăng 17,8%; sang Hoa Kỳ đạt 95,7 triệu USD, tăng 44,3% và sang Nhật Bản đạt 90,1 triệu USD, tăng hơn 11% so với tháng trước. Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản tháng 7/2010 và 7 tháng 2010            (Đơn vị tính: Lượng: nghìn tấn; Đơn giá: USD/tấn; Trị giá:triệuUSD) Nhóm hàng Tháng 7/2010 7 tháng/2010 Lượng Trị giá Lượng Trị giá Kim ngạch Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tỷ trọng (%) Cá Tra & Ba sa 58 124 26,6 362 777 31,2 Tôm 24 213 45,6 111 932 37,4 Cá & SP cá các loại 28 78 16,7 172 499 20,0 Mực & Bạch tuộc các loại 8 32 6,8 50 205 8,3 Hải sản loại khác 4 20 4,2 25 76 3,1 Tổng cộng 122 466 100,0 720 2.488 100,0 Nguồn: Tổng cục Hải quan 2.2.6 Dầu thô: lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng là 497 nghìn tấn, giảm 42%, kim ngạch xuất khẩu đạt 284 triệu USD, giảm 43% so với tháng 6/2010. Tính đến hết tháng 7/2010, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt 4,9 triệu tấn, giảm 45,5% và kim ngạch đạt 2,96 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2009. 2.2.7 Cao su: Lượng xuất khẩu trong tháng đạt 88,3 nghìn tấn, tăng 52,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng/2010 lên 327 nghìn tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu cao su trong tháng đạt 245 triệu USD, tăng 49,4% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2010 lên 901 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng kỳ năm 2009. Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 7 tháng qua với 188 nghìn tấn, giảm 18,4% so với 7 tháng/2009 và chiếm 57,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là Malaixia: 19,1 nghìn tấn, tăng 28,6%; Hàn Quốc: 17,9 nghìn tấn, tăng 13,6%; Đài Loan: 15,4 nghìn tấn, tăng 38,5% và Đức: 13 nghìn tấn, tăng 51,1%… 2.2.8 Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 490 triệu USD, tăng 1,6% so với tháng 6. Tính đến hết tháng 7/2010, xuất khẩu nhóm hàng giày dép của nước ta đạt 2,8  tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,98 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm hơn 71% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước.  Dẫn đầu về nhập khẩu giày dép của nước ta trong 7 tháng/2010 là thị trường EU đạt 1,26 tỷ USD, tăng 5,5% và chiếm 45,6% xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 747 triệu USD, tăng 22,2%;  sang Nhật Bản đạt 95,3 triệu USD, tăng 27,2%; sang Mêxicô đạt 98,9 triệu USD, tăng 28,1%;... so với cùng kỳ năm trước. 2.2.9 Gỗ & sản phẩm gỗ: tháng 7/2010, xuất khẩu mặt hàng này đạt 304 triệu USD, tăng 17,3% so với tháng trước. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam 7 tháng/2010 lên 1,83 tỷ USD, tăng 36,3% so với cùng kỳ năm 2009. Hết tháng 7/2010, Hoa Kỳ tiếp tục là  thị trường lớn nhất nhập khẩu mặt hàng gỗ & sản phẩm gỗ của Việt Nam với 755 triệu USD, tăng 33,4%, tiếp theo là thị trường EU: 230 triệu USD, tăng 15,5%; Trung Quốc: 211 triệu USD, tăng gấp gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2009… 2.2.10 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng xuất khẩu đạt 315 triệu USD, tăng 1,7% so với tháng 6, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng năm 2010 lên 1,85 tỷ USD, tăng 31,2% so với 7 tháng/2010. Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện của nước ta trong 7 tháng/2010 chủ yếu là: sang Hoa Kỳ: 308 triệu USD, tăng 26,8%; sang Trung Quốc: 308 triệu USD, tăng 144%; sang Nhật Bản: 220 triệu USD, tăng 11,8%... so với 7 tháng/2009. 2.3.            Nhập Khẩu 2.3.1.     Quy mô và tốc độ Trị giá nhập khẩu trong tháng là hơn 7 tỷ USD, giảm nhẹ (0,7%) so với tháng trước, trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu 3,12 tỷ USD, giảm 1,6%.  Tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong 7 tháng/2010 là 45,78 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 19,47 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ một năm trước đó. 2.3.2.     Một số mặt hàng nhập khẩu chính Xăng dầu các loại: trong tháng, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là gần 960 nghìn tấn, tăng 21,9%, nâng tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước 7 tháng lên 6,17 triệu tấn, giảm 21,6%, trị giá là 3,83 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 1,99 triệu tấn, giảm 29%; tiếp theo là Trung Quốc: 866 nghìn tấn, giảm 24%; Đài Loan: 620 nghìn tấn, giảm 53,3%; Hàn Quốc: 570 nghìn tấn, giảm 7,2%; Malayxia: 415 nghìn tấn, tăng 92%;… 2.3..4Chất dẻo nguyên liệu:  trong tháng nhập khẩu gần 207 nghìn tấn, tăng 4,2% so với tháng trước và đạt trị giá là 370 triệu USD. Hết tháng 7/2010, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước là 1,3 triệu tấn, kim ngạch là 2,1 tỷ USD, tăng 5% về lượng và 43,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính đến hết tháng 7/2010, chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn quốc với 242 nghìn tấn, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2009; A rập Xêút: 211 nghìn tấn, tăng 48,5%; Đài Loan: 204 nghìn tấn, tăng 8,4%; Thái Lan: 140 nghìn tấn, giảm 18,8%… 2.3.5 Phân bón các loại: lượng phân bón nhập khẩu trong tháng là 224 nghìn tấn, tăng 77,3% so với tháng 6, nâng tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng là 1,63 triệu tấn, giảm 34,4%, trị giá là 513 triệu USD, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 7 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc: gần 639 nghìn tấn, giảm 28,1%; Nga: 236 nghìn tấn, giảm 17%; Nhật Bản: 123 nghìn tấn, tăng 54,8%; Philippin: 84,2 nghìn tấn, giảm 57,1%…  .2.3.6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trong tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 1,19 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2010 lên 7,4 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2009. Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua có xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc với 2,43 tỷ USD, tăng 14%; Nhật Bản: 1,42 tỷ USD, tăng 13,9%; Hàn Quốc: 551 triệu USD; tăng 20,4%; Đức: 441 triệu USD, tăng 21,2%… 2.3.7 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: nhập khẩu trong tháng là 415 triệu USD, tăng 6,1% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng/2010 lên 2,58 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ 2009. Hết tháng 7/2010, Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về cung cấp nhóm hàng này cho nước ta với 858 triệu USD, tăng 16,8% so với 7 tháng/2009. Tiếp theo là Nhật Bản: 554 triệu USD, tăng 35,4%; Hàn Quốc: 346 triệu USD, tăng 2,8 lần; Malaysia: 194 triệu USD, tăng 26,3% và Đài Loan: 166 triệu USD, tăng 6,9% … 2.3.8 Ô tô nguyên chiếc: trong tháng, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu là 4,4 nghìn chiếc, giảm 3,6% so với tháng 6, nâng lượng nhập khẩu 7 tháng/2010 lên 23,9 nghìn chiếc với trị giá là 494 triệu USD. Xe ôtô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Hàn Quốc với gần 14,8 nghìn chiếc, giảm 30,3%. Tiếp theo là Nhật Bản: 2,68 nghìn chiếc, giảm 12,5%; thị trường Trung Quốc: 2,42 nghìn chiếc, tăng 4,4%; Đài Loan: 2,1  nghìn chiếc, tăng 77%;… so với cùng kỳ năm 2009. 2.3..9 Sắt thép các loại: trong tháng, lượng sắt thép nhập khẩu là 617 nghìn tấn, giảm 13,3% so với tháng trước, trị giá nhập khẩu là gần 474 triệu USD, giảm 12,4%. Hết 7 tháng/2010, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là gần 4,73 triệu tấn, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2009 với kim ngạch là hơn 3,2 tỷ USD. Trong đó, lượng phôi thép là gần 1,1 triệu tấn, giảm 22,6%, trị giá đạt hơn 575 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 7 tháng/2010 chủ yếu có xuất xứ từ: Trung Quốc với gần 1,38 triệu tấn, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2009; Nhật Bản: 861 nghìn tấn, tăng 18,8%; Hàn Quốc: 717 nghìn tấn, tăng 36%; Nga: 446 nghìn tấn, giảm 52%; Malaixia: 430 nghìn tấn, tăng 14,5%; Đài Loan: 379 nghìn tấn, giảm 48,7%;… 2.3.10 Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày: trong tháng nhập khẩu đạt 825 triệu USD, giảm 3,9% so với tháng trước. Trong đó trị giá nhập khẩu vải là 462 triệu USD, giảm 5,1%; nguyên phụ liệu dệt may da giày có cùng mức kim ngạch so với tháng trước là 225 triệu USD; xơ sợi dệt là gần 86 triệu USD, giảm 11,3% và bông gần 52 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng 6/2010. Hết tháng 7/2010, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày đạt kim ngạch là 5,41 tỷ USD, tăng 33,4% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhập khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hơn 3,4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Các thị trường chính cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong năm qua là: Trung Quốc: 1,7 tỷ USD, Đài Loan: 971 triệu USD, Hàn Quốc: 952 triệu USD, Hồng Kông: 290 triệu USD, … 2.3.11 Nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 191 triệu USD, giảm 12,2% so với tháng trước, nâng tổng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng lên gần 1,36 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó nhập khẩu mặt hàng khô dầu đậu tương trong tháng là 284 nghìn tấn, giảm 19,2%, trị giá là gần 109 triệu USD, nâng lượng nhập khẩu trong 7 tháng lên 1,94 triệu tấn với trị giá gần 828 triệu USD, chiếm 61% kim ngạch nhập khẩu nhóm thức ăn gia súc và nguyên liệu. Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu có xuất xứ từ: Achentina với 361 triệu USD, tăng 21,8%; Hoa Kỳ: 283 triệu USD, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2009; Ấn Độ: 220 triệu USD, giảm 22,8%; Braxil: 93,5 triệu USD, tăng mạnh 326%;… 3. Tác động của việc xuất FOB và nhập CIF đến nền kinh tế đất nước nói chung và tình trạng nhập siêu nói riêng. 3.1 Tác động đến thị phần kinh doanh bảo hiểm trong nước: Quy ước quốc tế cũng quy định rất rõ ràng, chặt chẽ về trách nhiệm của người mua, người bán tương ứng với những điều kiện giao hàng nêu trên. Ở các nước phát triển, khi bán hàng - tức là khi xuất khẩu hàng hóa - người bán thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện tiền hàng cộng bảo hiểm cộng cước, (cost + insurance + freight), còn gọi là bán theo giá CIF. Điều đó có nghĩa là, người bán - người xuất khẩu - giao hàng cho người mua trên tàu của người bán, tại cảng của nước người mua - người nhập khẩu. Khi mua hàng, tức là khi nhập khẩu, người mua lại luôn luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giao hàng lên tàu, (free on board), còn gọi là mua hàng theo giá FOB. Ở nước ta, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu đang thực hiện theo phương thức ngược lại. Khi xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam giao hàng theo giá FOB, tức là giao hàng cho bên mua trên tàu của bên mua tại cảng Việt Nam. Khi mua hàng, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam lại nhận hàng trên tàu của người bán tại cảng Việt Nam. Đó là tập quán kinh doanh trong xuất - nhập khẩu ở Việt Nam đã hình thành từ rất lâu và vẫn tồn tại cho đến nay. Kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng, với các loại hình bảo hiểm khác nhau. Song, bảo hiểm hàng hóa xuất - nhập khẩu có vị trí rất quan trọng. Song, tập quán kinh doanh xuất - nhập khẩu ở nước ta đang hoàn toàn ngược lại với thông lệ quốc tế như trình bày trên đã dẫn đến hậu quả là: các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam gần như hoàn toàn mất thị phần bảo hiểm trong lĩnh vực này. Đó là điều không có gì khó hiểu khi cả xuất khẩu và nhập khẩu, các thương nhân nước ngoài đều giành lấy quyền thuê tàu và giao hàng tại cảng Việt Nam. Khi quyền thuê tàu là của thương nhân nước ngoài (kể cả khi một đại lý vận tải của Việt Nam làm thủ tục thuê tàu theo hợp đồng ủy quyền) thì quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa tất yếu cũng thuộc quyền của thương nhân nước ngoài. Việc thương nhân nước ngoài tìm đến và mua bảo hiểm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Việt Nam cho hàng hóa của họ có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm là rất lớn và có xu hướng tăng nhanh. Chẳng hạn, năm 2008, xuất khẩu của nước ta đạt khoảng 62 tỷ USD, nhập khẩu xấp xỉ 90 tỷ USD. Phí bảo hiểm cho lượng hàng hóa này là một số khổng lồ. Vì vậy, để "tuột khỏi tay" quyền thu phí bảo hiểm với lượng hàng hóa đó là một thiệt hại vô cùng lớn không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. 3.2. Xuất khẩu giá CIF, nhập khẩu giá FOB: góp phần giảm nhập siêu. Theo điều kiện cơ sở giao hàng cif thì người bán là người có nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, còn theo fob là người mua là người thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Vì vậy, khi các doanh nghiệp VN nhập cif và xuất fob đã chuyển quyền được thuê tàu và mua bảo hiểm về hàng hóa cho các đối tác. Như vậy, khi nhập khẩu cif thì doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam ngoài việc phải nhập khẩu hàng hóa, lại còn nhập khẩu thêm dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa và vận chuyển hàng hóa. Điều này làm tăng việc xuất khẩu ngoại tệ trong nước, và làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong nước. Cũng tương tự như vậy, đối với các doanh nghiệp VN xuất khẩu theo điều kiện Fob thì đã không tiết kiệm được phần ngoại tệ nếu giành được quyền về thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Chính vì nguyên nhân như vậy đã làm tăng việc nhập siêu của nước ta lên cao hơn. Khi các DN XK đều giao hàng theo điều kiện CIF, thì chắc chắn thị trường dịch vụ cho thuê tàu biển và các sản phẩm bảo hiểm của các DN cung cấp dịch vụ này trong nước sẽ có thêm cơ hội phát triển, tăng doanh thu. Các DN XK cũng được lợi vì sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với XK theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu DN thiếu vốn, có thể dùng tín dụng thư (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. DN lại được quyền chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu do người NK chỉ định. Theo tính toán, nếu sử dụng dịch vụ vận tải và bảo hiểm trong nước để XK theo điều kiện CIF thì trong năm 2007 Việt Nam đã có thể thu thêm hơn 3 tỉ USD tiền XK các dịch vụ vận chuyển quốc tế và bảo hiểm hàng hoá. Tức là thay vì chỉ XK được 48,56 tỉ USD, giá trị XK của Việt Nam sẽ đạt 51,95 tỉ USD. Chiều ngược lại, nếu tất cả các DN trong nước NK theo điều kiện FOB, thuê tàu và mua bảo hiểm VN, trả phí bằng đồng Việt Nam, thì chỉ phải thanh toán 58,32 tỉ USD hàng NK, thay vì 62,7 tỉ USD như hiện nay. Số ngoại tệ do tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài giảm tới 4,38 tỉ USD. Như vậy, nếu việc XK theo điều kiện CIF và NK theo điều kiện FOB được thực hiện một cách tuyệt đối trong năm 2007, thì cán cân nhập siêu của Việt Nam có thể giảm còn 6,37 tỉ USD, thay vì 14,14 tỉ USD. Tức là nhập siêu có thể giảm tới 60%/năm.Cũng vẫn giả sử như trên, năm 2008 chúng ta sẽ xuất khẩu được 67,309 tỷ USD thay vì chỉ có 62,906 tỷ USD và như vậỵ thì nhập siêu chỉ là 7,478 tỷ USD thay vì 17,51 tỷ USD nếu tiến hành xuất giá FOB và nhập giá CIF. Đến năm 2009 các chỉ tiêu này lần lượt là, xuất khẩu đạt 76,059 tỷ USD thay vì chỉ có 71,084 tỷ USD và như vậy thì nhập siêu chỉ là 10,694 tỷ USD thay vì 22,199 tỷ USD. Như vậy cán cân xuất nhập khẩu quốc gia đã được cải thiện đáng kể. Tương tự nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu theo điều kiện FOB, kim ngạch nhập khẩu trong năm 2007 của cả nước chỉ là 58,32 tỷ USD, thay và 62,7 tỷ USD nhập khẩu theo điều kiện CIF. Số ngoại tệ nhập khẩu giảm 4,38 tỷ USD, do chúng ta tiết kiệm được tiền bảo hiểm và cước tàu phải trả cho nước ngoài. Cũng vẫn giả sử trên thì năm 2008 và năm 2009 kim ngạch nhập khẩu của nước ta lần lượt là 74,787 tỷ USD và 86,753 tỷ USD thay vì 80,416 tỷ USD và 90,283 tỷ USD nếu nhập khẩu theo giá CIF. Như vậy tiết kiệm được 1 lượng lớn ngoại tệ cho đất nước. BẢNG PHÂN TÍCH SỐ LIỆU XK THEO ĐIỀU KIỆN CIF – NK THEO ĐIỀU KIỆN FOB Điều kiện F.O.B  (Tỷ USD) Bảo hiểm (I) + Cước vận tải (F) (Tỷ USD) Điều kiện CIF (Tỷ USD) Cán cân xuất siêu dự kiến (Tỷ USD) Năm 2007  - Xuất khẩu   - Nhập khẩu 48,56 58,32 (+)3,39 (-)4,38 51,95 62,7 (-)6,37 Năm 2008 Xuất khẩu - Nhập khẩu 62,906 74,787 (+)4,403 (-) 5,629 67,309 80,416 (-)7,478 Năm 2009 Xuất khẩu - Nhập khẩu 71,084 86,753 (+)4,975 (-)6,5299 76,059 93,283 (-)10,694 Ghi chú: - Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hoá từ: 0,2% - 0,9% trên trị giá CIF, tuỳ theo loại hàng hoá. - Tỷ lệ cước tàu từ 5 – 10% trên trị giá CIF, tuỳ theo tỷ trọng của hàng hoá, địa điểm giao hàng, phương tiện vận chuyển (tàu hoặc container). - Tỷ lệ bảo hiểm (I) và cước tàu (F): Theo bảng tính trên lấy trung bình là 7%. Ngoài ra, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vận tải ở Việt Nam phát triển: trong thời gian qua, các công ty vận tải của Việt Nam phát triển chưa mạnh so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore… nguyên nhân chủ yếu là do “cầu” chưa tăng. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C thay thế nhóm F thì sẽ “cầu” tất yếu sẽ gia tăng, vì đối với nhóm C, nhà xuất khẩu chịu chi phí vận tải chính nên chủ yếu sẽ thuê các công ty vận tải ở Việt Nam vận chuyển. Khi đó các công ty vận tải có cơ hội để phát triển mạng lưới vận tải quốc tế, góp phần khẳng định vị thế của công ty vận tải ở Việt Nam trên thị trường thế giới. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container) của Việt Nam đang rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng của chúng ta, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu Các công ty bảo hiểm ở Việt Nam cũng có điều kiện để phát triển: mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta tăng liên tục nhưng hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phát triển còn thấp. Do đó, nếu các nhà xuất khẩu chọn điều kiện nhóm C (điều kiện CIP và CIF) thay nhóm F thay thì các công ty bảo hiểm ở Việt Nam có cơ hội để nâng cao chất lượng và phát triển dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu. Góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động: như đã trình bày ở trên, đối với điều kiện nhóm C sẽ góp phần làm tăng nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện để các công ty vận tải, bảo hiểm... ở Việt Nam phát triển. Khi đó các công ty vận tải hoặc bảo hiểm sẽ thuê thêm lao động. Hơn nữa, để thực hiện điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu cần có thêm cán bộ giỏi về nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm. Do đó, việc lựa chọn điều kiện nhóm C, các nhà xuất khẩu Việt Nam góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. Việc các DN nhập khẩu yêu cầu đối tác nước ngoài chào hàng theo điều kiện FOB, cũng rất có lợi đối với DN trực tiếp NK. Họ sẽ phải trả ít tiền ký quỹ hơn để mở L/C, không phải lo ngay tiền vận chuyển vì khi hàng cập cảng họ mới có nghĩa vụ phải chi tiền, DN cũng không bị tồn vốn hoặc không phải trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền cước tàu, giảm được giá thành hàng NK. Theo thông lệ, các cá nhân giao dịch trực tiếp cũng được hưởng “hoa hồng” của các công ty bảo hiểm và hãng tàu. Họ xứng đáng được hưởng khi xúc tiến xuất nhập khẩu theo giải pháp này, thay vì mất tiền trả cho bảo hiểm và cước tàu nước ngoài. Nhà xuất khẩu chủ động trong việc giao hàng: đối với điều kiện nhóm C, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải nên biết rõ thời gian nào các phương tiện vận tải sẵn sàng nhận hàng nên nhà xuất khẩu chủ động trong việc thu gom và tập kết hàng hóa. Trong khi đó nếu xuất khẩu theo điều kiện nhóm F, nhà xuất khẩu bị lệ thuộc vào việc điều phương tiện vận tải do người nhập khẩu chỉ định và đôi khi chậm trễ có thể làm hư hỏng hàng hóa đã tập kết tại cảng hoặc kho. . Đối với doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp: Nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn, so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ, các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích lại một tỷ lệ gọi là “tiền hoa hồng-commission” cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng (cost) của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà xuất khẩu còn có những lợi ích khác như: lượng ngoại tệ thu được nhiều hơn, nếu thiếu vốn, nhà xuất khẩu sẽ được tài trợ vốn nhiều hơn, được tiền giảm giá hay hoa hồng từ các công ty vận tải hoặc công ty bảo hiểm… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Như vậy việc XK theo điều kiện CIF, NK theo điều kiện FOB sẽ tiết kiệm được ngoại tệ từ cước phí vận chuyển, tạo ra lợi ích cho quốc gia, cho doanh nghiệp và cho cá nhân, góp phần giảm nhập siêu đồng thời góp phần xây dựng đội ngũ tàu biển và vận tải phát triển công nghiệp quốc tế của VN. Phần 3: Nguyên nhân xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF ở Việt Nam. -Thứ nhất là do thói quen buôn bán. - Hai là : trong hoạt động kinh doanh, khi và chỉ khi người kinh doanh coi việc bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất trong điều kiện pháp luật cho phép là mục tiêu thì họ mới kiên quyết và tìm mọi cách để thay đổi tập quán đã lỗi thời nhằm thực hiện một phương thức mới với hiệu quả kinh tế cao hơn. Ở nước ta, trong một thời kỳ dài, các doanh nghiệp kinh doanh XNK đều là doanh nghiệp nhà nươc. ở đó, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp không phải là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các giám đốc. Ngược lại, họ phải luôn luôn bảo đảm sự an toàn ở mức cao nhất. Do làm ngược lại với tập quán cổ truyền trong kinh doanh XNK là điều rất ít giám đốc doanh nghiệp nhà nước giám thực hiện. - Ba là: Ngành hằng hải trong nước chưa thực sự đủ mạnh Các DN làm dịch vụ hằng hải và đại lý vận tải chưa mở rộng được ra thị trường nước ngoài . Mạng lưới vận tải của VN ở nước ngoài còn quá ít , hệ thống đại lý thưa thớt . Chính vì lý do này lên ngành hằng hải Việt Nam trong xuốt thời gian dài chưa đáp ứng nhui cầu chuyên chở hàng hóa XNK . Giá cước vận chuyển của các công ty tàu biển việt nam quá cao . Nếu so sánh mặt bằng giá cước vận tải giữa các đội tàu vận tải biển VN và nước ngoài có thể thấy rằng giá cước của chúng ta cao hơn đáng kể Nguyên nhân chính là đội tàu thường cũ nát , lặc hậu nên mức tiêu hao nhiên liệu cao , chi phí cho sửa chữa lớn . Bên cạnh đó các đội tàu , của VN chủ yếu vận chuyển theo từng chuyến , tình trạng để tàu chạy không hàng còn nhiều . Điều này lại tiếp tục là nguyên nhân chi phí vận tải tăng , kéo giá thành vận tải tăng theo Chất lượng của đội tàu biển VN chưa cao , các tàu của VN có tuổi tương đối cao ( tuổi phần, lớn trong khoảng 10 đến 20 năm , thậm chí có những tàu từ 25 đến 30 năm ) . Trang thiết bị lặc hậu , hàng hóa nếu được chuyên trở trên những tàu như vậy sẽ gặp nhiều rủi ro , phí bảo hiểm cho hàng hóa cũng tăng lên , đó là chưa kể đến việc một số nước ( Như các nước G7 cấm tàu trên 20 tuổi vào cảng của họ ) Cơ cấu đội tàu chưa phù hợp trong thời gian dài , thiếu tàu chở contanner để chở hàng bách hóa , thiếu những tàu chuyên dụng -Bốn là : Ngành bảo hiểm chưa thực sự có uy tín Trong thời gian dài trước đây VN chỉ có một công ty bảo hiểm được độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm nên việc giải quyết kiếu nại và bồi thường tổn thất cho khách hàng còn chậm chễ và còn khó khăn , uy tính đối với khách hàng nước ngoài , ngày cả đối với khách hàng trong nước rất thấp . Đội ngũ cán bộ bảo hiểm được đào tạo chưa nhiều , do đó khi giải quyết khiếu nại của khách hàng thường rất lúng túng, kéo dài thời gian bồi thường , điều này cũng làm giảm uy tín của công ty bảo hiểm . Vốn của các công ty bảo hiểm còn ít , vì vậy khi số tiền bảo hiểm lớn thường phải tái bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm nước ngoài. Cách tính phí bảo hiểm của các công ty bảo hiểm việt nam NK chưa hơp lý , kiến cho các công ty thấy rằng quyền lợi của họ khi được bồi thường không thỏa đáng - Năm là : Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa cách ngành Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ hàng , chủ tàu , và các nhà bảo hiểm VN , nên nhiều khi có tình trạng có hàng để xuất khẩu nhưng lại thiếu tàu chở . ( xuất , than , gạo , ...) hoặc ngược lại ( đói hàng ) Có những chuyện ngược đời sảy ra hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB . Nhập khẩu theo điều kiện CIF .Nhưng khách hàng nước ngoài lại thuê tàu của việt nam lại chuyên chở , bảo hiểm tại công ty bảo hiểm VN . Như vậy là khách hàng nước ngoài đã " làm hộ " các nhà XNK việt nam mua bảo hiểm và thuê tàu của VN . hoặc sảy ra những trường hợp hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB , nhưng người mua nhờ người bán lưu khoang tàu tại những hãng tàu do họ chỉ định . Trong những trường hợp này chúng ta lại " làm hộ " khách hàng để giúp cho hãng tàu của họ Trong khi đó ở nước ngoài sự liên kết giữ các DNXNK vận tải và bảo hiểm rất gắn bó vì lợi ích bản thân và quốc gia của họ .Thậm chí có những khách hàng nước ngoài chấp nhận mua CIF ( hoặc CFR ) bán FOB nhưng với dk chúng ta phải thuê tàu tại những hãng tàu của họ , muốn tạo sự liên kết này cần sự hỗ trợ của nhà nước, sự hỗ trợ này đóng vai trò rất quan trọng và mang tính quyết định. -Sáu là : Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích , hoặc những quy định bắt buộc các công ty XNK , thê tàu và mua bảo hiểm trong nước Theo thông lệ buôn bán quốc tế , nước có hàng NK hưởng quyền vận tải hàng đó đến nước mua , nếu là bằng đường biển it nhất khoảng 40% số lượng hàng hóa xuất nhập nhiều nước trên thế giới đã đưa ra nhưng quy định phù hợp với thông lệ này về bảo hiểm . Về bảo hiểm , tính đến năm 1991 trên thế giới có hơn 40 nước quy định hàng hóa NK của họ phải được mua bảo hiểm ở các công ty của chính phủ nước mình , để giảm đến mức tối thiểu chi phí ngoại tệ , và để hỗ trợ các công ty bảo hiểm quốc gia . Ở VN chưa có quy định nào về vấn đề này , nên các DN vẫn được ( tự do ) xuất FOB và nhập CIF . - Bảy là : Một số công ty nước ngoài gây sức ép hoặc dùng những thủ thuật trong đàm phán để dành quyền kinh doanh hàng hóa , bảo hiểm . Các thương nhân nước ngoài ngay từ đầu thường chào bán hàng với giá CIF và hỏi mua hàng với FOB đôi khi họ có những thủ thuật trong đàm phán .: chào bán , ( hoặc để nghị mua ) giá FOB cao hơn giá CIF chừ đi phí bảo hiểm và cước phí vận tải , ( tức giá FOB , đến giá CIF ) rồi sau khi thương lượng họ chấp nhận bán với giá CIF ( hoặc mua với giá FOB ) với thủ thuật này các DN thường chấp nhận bán FOB và nhập CIF - Tám là: Các DN XNK sợ rủi ro trong thuê tàu và mua bảo hiểm Do xuất FOB và bán CIF các doanh nghiệp VN không phải thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng , phí bảo hiểm tăng , không thuê được tàu , tàu không phù hợp ... vì sợ những rủi ro đó nên chúng ta nhượng ( lại việc thuê tàu và bảo hiểm cho khách hàng nước ngoài .) - Chín là: Thiếu kiến thức kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm Các nhà kinh doanh XNK VN chưa nắm vững nghiệp vụ thuê tầu và bảo hiểm họ cũng không có mối quan hệ với tất cả các hãng vận tải và các công ty bảo hiểm , để lựa chọn người chuyên chở và có uy tín trên thị trường , Đặc biệt khi hàng hóa có số lượng lớn phải thuê tàu chuyên để chở , nghiệp vụ thuê tàu chuyến rất phức tạp , trình độ cán bộ của nhiều DN chưa thể đáp ứng được . Hiểu sai về điều kiên FOB và CIF : thoe điều kiện FOB thì việc giao hàng tại cảng bốc , còn theo điều kiện CIF thì việc giao hàng thì việc giao hàng tận cảng đến cho người mua Chính vì vậy nên họ cho rằng " xuất FOB an toàn hơn và thanh toán nhanh hơn CIF và nhập CIF an toàn và được thanh toán chậm hơn FOB " Thực ra theo INCONTERMS trong cả điều kiện FOB và CIF ( kể cả CFR ) người bán chỉ chịu rủi ro và các phí tổn phát sinh liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng hóa qua lan can tàu tại cảng bốc hàng . Việc thanh toán tiền hàng tại nhanh hay chậm hoàn toàn tùy thuộc vào quy đinh trong hợp đồng chứ không phụ thuộc và điều kiện FOB hay CIF - Mười là : Các DN XNK gặp khó khăn về vốn Vốn của nhiều DN XK hay NK một lô hàng là vốn đi vay từ các ngân hàng họ không đủ vốn để trả cước phí vận tải và bảo hiểm , trong khi đó nhiều trường hợp các DN khi XK được khách hàng ứng trước Bên cạnh đó hàng XK của VN chủ yếu là nguên liệu thô hoặc sơ chế có giá trị thấp nên tỉ lệ cước phí so với tiền hàng khá lớn . Thông thường tiền cước vận chuyển chiếm từ 7% đến 10% giá CIF của hàng hóa , nhưng do hàng XK của VN thường cổng kềnh . giá trị thấp , nên tỷ lệ này thường cao hơn - có mặt hàng nên tới 50% Phần 4. Giải pháp: Chỉ ưu tiên nhập khẩu vật tư thiết bị  và công nghệ tiên tiến phục vụ đầu tư và sản xuất trong nước, đồng thời hạn chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ (ô tô, điện thoại), một số thực phẩm, nông lâm thủy sản không cần thiết. Tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác, xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới. Công tác xúc tiến thương mại sẽ được đẩy mạnh vào các thị trường chủ lực như châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc...), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) cũng như các thị trường truyền thống, mới để tận dụng mọi khả năng xuất khẩu. Cần tuyên truyền sâu rộng cho các doanh nghiệp thay đổi thói quen xuất hàng theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF, chính phủ và các bộ ngành cần có các chính sách khuyến khích và khen thưởng kịp thời cho những doanh nghiệp nào thực hiện tốt vấn đề này. Để động viên cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng và Tỉnh/Thành phố có có thành tích trên, Chính phủ có thể có hình thức khuyến khích động viên theo cấp độ tăng từ cấp doanh nghiệp, Hiệp hội và Tỉnh/Thành phố, thể hiện sự quan tâm của chính phủ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín. Phát triển mạnh hơn nữa các lĩnh vực bổ trợ như bảo hiểm, vận tải biển, lĩnh vực thanh toán quốc tế tại các ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng mua bảo hiểm, thuê phương tiên vận tải và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Phần 5: KẾT LUẬN Nền kinh tế toàn cầu đang mở ra một cơ hội lớn hơn bao giờ hết để doanh nghiệp tiếp cận được với các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được bán ra ở nhiều nước hơn, với nhiều chủng loại hơn vì vậy các giao dịch mua bán quốc tế ngày càng nhiều và phức tạp. Do đó nếu hợp đồng mua bán hàng hóa không được soạn thảo một cách kĩ lưỡng sẽ có nhiều hiểu lầm và chúng ta sẽ bị thiệt. Hiện nay tất cả mọi người hay dùng Incoterms 2000 để dẫn chiếu trong hợp đồng mua bán quốc tế để làm cơ sở phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ cho người bán và người mua. Nhưng trong Incoterms 2000 có tới 13 điều kiện thương mại, vậy chọn điều kiện nào để có lợi cho doanh nghiệp và cho toàn nền kinh tế nước ta? Tại sao các doanh nghiệp đều biết mua FOB và bán CIF là có lợi cho nền kinh tế nhưng vẫn làm ngược lại tức là bán FOB và mua CIF? Hi vọng các thông tin do chúng tôi trình bày trên sẽ giúp cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực ngoại thương thấy được sự linh hoạt trong việc vận dụng các điều kiện cơ sở giao hàng ICOTERMS 2000 nhằm cải thiện cán cân thương mại của quốc gia. Do thiếu kinh nghiệm thực tế nên bài làm của nhóm chúng tôi còn nhiều thiếu sót, và chính sự ủng hộ của cô giáo, những ý kiến của cô và các bạn sẽ làm cho bài làm của chúng tôi đầy đủ và hoàn thiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhập Fob- bán Cif lời giải cho bài toán nhập siêu.doc