Đề tài Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ

Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập vào thị trường tài chính - tiền tệ thế giới là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tiền tệ bên ngoài là không nhỏ. An ninh kinh tế nói chung và an ninh tiền tệ nói riêng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam thông qua thực trạng nhập khẩu vàng là một vấn đề đáng quan tâm, bởi từ trước tới nay, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm thì vàng vẫn chưa bao giờ thoát khỏi chức năng tiền tệ của mình.

pdf96 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au: - Nhập khẩu vàng có ảnh hưởng như thế nào tới cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam; - Vàng nhập khẩu có ảnh hưởng như thế nào tới thực trạng đô la hóa; - Nên xem xét vàng như một loại hàng hóa hay một loại ngoại tệ; - Chính phủ có nên xem xét việc cho phép nhập khẩu vàng trở lại trong năm 2009; - Có nên cho phép xuất khẩu vàng khối để cân bằng thị trường và đảm bảo cán cân thanh toán; 61 Về vấn đề này, từ thực tế và một vài phân tích lý thuyết ở trên, ta có thể rút ra một vài ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam như sau  Thứ nhất, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế Nhập khẩu vàng đã góp phần làm tăng thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Đây cũng là nhận định của NHNN, nhập khẩu vàng là một nguyên nhân quan trọng làm tăng thăm hụt cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Khi mà chính phủ Việt Nam vẫn quy định chỉ cho phép xuất khẩu vàng trang sức và vàng theo các hợp đồng gia công quốc tế thì số lượng vàng đã nhập khẩu vào Việt Nam có thể coi như không được xuất khẩu ra bên ngoài nữa. Tính đến tháng 7 năm 2008, tức là tới tời điểm chính phủ tạm ngừng cấp phép nhập khẩu vàng, thì chúng ta đã nhập khẩu khoảng 62 tấn vàng, theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới. Lượng nhập khẩu này bằng tổng lượng nhập khẩu của năm 2007. Nếu tính theo giá thị trường vào thời điểm ngày 07/08/2008 là 885 USD/ounce, thì 62 tấn vàng nhập vào Việt Nam trị giá khoảng 1,8 tỉ USD. Nếu đem so với con số dự trữ ngoại hối chính thức 20,7 tỷ USD được công bố lần đầu tiên vào tháng 6 năm 2008 (hiện nay dự trữ ngoại hối của Việt Nam vào khoảng 21.9 tỷ USD – từ tháng 9 năm 2008) thì con số 1,8 tỷ dùng để nhập khẩu vàng chiếm 8.6%. Còn nếu đem so sánh với con số nhập siêu tính đến hết tháng 6 năm 2008 – thời điểm NHNN ra quyết định tạm ngừng cấp phép nhập khẩu vàng là 14.7 tỷ USD (Tổng Cục Thống kê) thì giá trị nhập khẩu vàng chiếm khoảng 12,24%. Cả hai con số này đều xấp xỉ 10%, rõ ràng là không nhỏ và không thể làm ngơ. Đối phó với tình trạng này, để giảm nhập siêu, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp từ quản lý hành chính tăng mức thuế nhập vàng lên 1%, thay cho mức 0,5% như trước; đến biện pháp mạnh là tạm ngừng không cấp thêm quota nhập vàng. Với hai quyết định này, mối liên hệ duy nhất 62 giữa thị trường vàng Việt Nam và thị trường vàng thế giới đã bị cắt đứt. Việt Nam cần giảm tỷ trọng nhập siêu, và ngừng nhập khẩu vàng sẽ phần nào hạn chế được điều này, nhưng những biện pháp NHNN đưa ra có thật sự tối ưu? Thực chất của nhập siêu chính là việc tiêu dùng quá khả năng của đất nước. Tuy nhiên, nhập siêu vẫn có thể khắc phục được nếu cán cân thanh toán bảo đảm ở mức dương. Cán cân thanh toán bao gồm cán cân thương mại và các phần chênh lệch của xuất nhập khẩu hàng dịch vụ, du lịch, đầu tư, kiều hối, trợ cấp... Như vậy, dẫu cán cân thương mại âm nhưng nếu được bù đắp bởi phần dương của du lịch, kiều hối, đầu tư... thì nền kinh tế hoàn toàn có thể khắc phục được ảnh hưởng của nhập siêu và tự chủ về ngoại tệ. Mục đích của việc tạm ngừng cấp phép nhập khẩu vàng, theo giải thích của NHNN là để giảm căng thẳng về nguồn cung ngoại tệ. Tuy nhiên, phân tích kỹ tình hình hiện nay thì có thể thấy Quyết định này chỉ là một giải pháp mang tính ngắn hạn, đối phó với những hậu quả khó khăn do chính NHNN (góp phần) tạo ra. Một số lý do khiến cung ngoại tệ khan hiếm có thể kể ra như: 1. Tiền đồng thực tế đã lên giá quá nhiều so với USD do chênh lệch lạm phát quá lớn ở Việt Nam và Mỹ. Mà lạm phát cao ở Việt Nam có nguyên nhân là hệ quả tất yếu của việc liên tục tăng cung tiền và chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN trong thời gian qua. Tiền đồng lên giá đồng nghĩa với tăng nhập siêu, lên tới 7,5 tỷ USD trong quý I năm 2008. Nhu cầu USD khổng lồ như vậy đã làm suy kiệt nguồn cung USD ở Việt Nam. 2. Trong khi lạm phát tăng cao và người dân có kỳ vọng lạm phát cao trong tương lai thì NHNN lại áp đặt trần lãi suất tiền gửi là 12%, và thậm chí còn thông qua Hiệp hội Ngân hàng vận động các ngân hàng áp dụng trần lãi suất 11%, thấp xa so với mức lạm phát dự kiến trong năm. Lãi suất 63 thực âm đã khuyến khích người gửi tiền rút tiền khỏi hệ thống ngân hàng, chuyển sang các hình thức tích trữ khác như mua vàng để bảo toàn tài sản. Do đó, chỉ riêng trong quý I năm 2008, lượng vàng nhập khẩu về đã lên tới 40 tấn, tương đương với khoảng 1,5 tỷ USD ngoại tệ phải bỏ ra để nhập khẩu vàng. Bất cân đối cung cầu về ngoại tệ càng vì thế mà trầm trọng. 3. Chính sách tỷ giá của NHNN khá cứng nhắc trong khi chênh lệch lãi suất tiền đồng và USD ở mức lớn (5-6%), nhiều người đổ xô vay ngoại tệ, chuyển ra tiền đồng để gửi ngân hàng hưởng lãi suất cao hơn.  Thứ hai, vai trò cất trữ giá trị của vàng Cho đến nay chưa có con số thống kê chính thức đã có bao nhiêu vàng được nhập vào Việt Nam. Trong nhiều năm qua, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu vàng lớn trên thế giới, gồm cả nhập chính thức và không chính thức. Trung bình mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 50-60 tấn vàng. Nếu tính theo mức 30 triệu USD/tấn thì mỗi năm số tiền chi ra để nhập vàng khoảng 1,5-1,8 tỉ USD. Theo tỉ giá hiện hành thì số tiền để mua vàng hằng năm vào khoảng 26.700-32.000 tỉ đồng. Theo bà Cao Thị Ngọc Dung - tổng giám đốc Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), lượng vàng trong dân hiện nay có thể lên tới 800 tấn. Trong đó có khoảng 500 tấn nhập khẩu chính thức, còn lại là nhập qua đường không chính thức và vàng có sẵn trong dân từ nhiều năm trước. Nếu tính theo thời giá hiện hành thì số vàng này trị giá khoảng 24 tỉ USD (tương đương 427.000 tỉ đồng). Cũng có thể ước lượng số vàng trong dân thông qua số vàng miếng đã được bán ra thị trường. Theo số liệu của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), từ khi nơi này ra mắt thương hiệu vàng miếng SJC năm 1988 đến nay, đã có khoảng 11,7 triệu lượng vàng miếng được tung ra thị trường, tương đương khoảng 450 tấn vàng. Ngoài ra, theo ước tính của các công ty 64 vàng, có khoảng 200 tấn vàng được dùng để chế tác nữ trang. Chưa kể còn nhiều thương hiệu vàng miếng khác cũng được người dân mua để cất giữ. Giới kinh doanh vàng cho rằng nếu trừ đi một lượng vàng đã được xuất lậu ngược qua biên giới, số vàng trong dân còn khoảng 700 tấn thì trị giá không dưới 21 tỉ USD, theo thời giá hiện nay là 374.000 tỉ đồng. Như vậy, vàng nhập khẩu về đã trở thành một kênh tích trữ rất lớn trong dân. Với đặc điểm dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt khi có nhu cầu, lại không bị mất giá trước áp lực lạm phát, vàng rõ rang là một kênh tích trữ rất hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường tiền tệ. Nếu như trước đây, vàng nhập khẩu về chủ yếu để tích trữ trong dân thì hiện nay, trong số vàng nhập khẩu vào Việt Nam, phần lớn trong đó được sử dụng để đầu tư. Đầu tư vàng đã trở thành một kênh đầu tư quan trọng. Tuy nhiên, có một thức tế trái chiều vẫn đang diễn ra trên thị trường đầu tư vàng Việt Nam. Không ở đâu trên thế giới, khi nhà đầu tư muốn rút vàng vật chất khỏi giao dịch lại phải nộp một khoản phí rút vàng, hay khi nộp vào họ lại phải nộp thêm một khoản gọi là phí nộp vàng như ở Việt Nam. Thực tế này đã diễn ra tại sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Thương mại Á Châu. Và thực tế này xảy ra chính là do quyết định ngừng cấp phép nhập khẩu vàng của NHNN. Quyết định này đã cắt đứt nguồn cung vàng từ nước ngoài, làm cho giá vàng vật chất tại Việt Nam và trên thị trường thế giới diễn biến trái chiều và luôn có một biên độ chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới. Trong khi các giao dịch vàng tại các trung tâm giao dịch lại luôn bám sát theo những biến động của giá vàng thế giới. Những quyết định trên của các trung tâm giao dịch vàng về bản chất cũng giống như những quyết định thay đổi hạn mức rút vàng, chính là để hạn chế nhà đầu tư rút vàng khỏi tài khoản khi mức giá trên sàn thấp hơn so với mức giá giao dịch vàng vật chất bên ngoài. 65  Thứ ba, tình hình nhập lậu vàng Tình trạng nhập lậu vàng diễn biến khó lường không những làm nhà nước thất thu một khoản thuế lớn mà còn làm cho thị trường vàng trở nên không lành mạnh, làm ảnh hưởng tới tất cả các chủ thể tham gia. Trước khi các quyết định tăng thuế và tạm ngừng cấp phép nhập khẩu vàng được đưa ra, giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có sự liên thông với nhau và khi hạn ngạch nhập khẩu bị giảm hoặc ngừng cấp phép nhập khẩu vàng thì đã xảy ra tình trạng mất cân đối cung-cầu trong nước tại một số thời điểm. Những lúc đó, khi nhu cầu tăng mà không có nguồn cung đáp ứng, giá vàng trong nước bị đẩy lên cao và người chịu thiệt là người tiêu dùng. Khi giá vàng trong nước lên quá cao so với giá thế giới, có thể lấy ví dụ ngày 14/11/2008, tại thị trường vàng vật chất, giá vàng SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết trong khoảng 16,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 16,49 triệu đồng/lượng (bán ra). Cùng thời điểm, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 729,75 - 730,25 USD/ounce. Nếu quy đổi theo tỷ giá USD/VND là 16.985 đồng thì giá vàng thế giới tương đương mức 15,316 - 15,327 triệu đồng/lượng. Như vậy, giá vàng trong nước cao hơn vàng thế giới là 1,163 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch trên thật sự rất hấp dẫn để những nhà kinh doanh tìm mọi cách đề đẩy nguồn cung tăng lên và dẫn đến nhập lậu vàng. Nhìn lại cả quá trình lịch sử, Việt Nam bắt đầu cho nhập khẩu vàng từ năm 1990 và từ đó cho đến cuối năm 1996 thì có một khoảng thời gian 4-5 năm ngừng cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng. Hậu quả là vàng nhập lậu ồ ạt đổ về và giá vàng trong nước đã cao hơn so với giá thế giới. Trong khoảng thời gian 4-5 năm mà Việt Nam ngừng nhập khẩu vàng, theo số liệu của Hội đồng vàng thế giới thì nhu cầu tiêu thụ vàng của Campuchia tăng vọt (có năm, vàng nhập từ Singapore vào Campuchia lên 66 mức 50 đến 60 tấn). Và trong thực tế thời gian đó, từ Campuchia, vàng đã chảy vào Việt Nam theo đường nhập lậu. Việc nhập lậu vàng sẽ làm cho một khối lượng ngoại tệ trong nước chảy ra ngoài và làm cho thị trường ngoại tệ chợ đen hoạt động mạnh mẽ để hút ngoại tệ trôi nổi phục vụ cho việc nhập lậu vàng; giá đô la Mỹ ở thị trường chợ đen và trong các ngân hàng sẽ có chênh lệch lớn. Điều này chỉ tạo ra lợi nhuận cho những người buôn lậu hoặc buôn ngoại tệ ở thị trường không chính thức trong khi các doanh nghiệp kinh doanh vàng hợp pháp và các ngân hàng thương mại thì khó khăn. Với những phân tích ở trên chúng ta thấy, với việc tạm ngừng cấp phép nhập khẩu vàng, tuy bảng danh mục các mặt hàng nhập khẩu sẽ được giảm bớt và có thể làm giảm nhập siêu danh nghĩa, nhưng trên thực tế thì vàng vẫn chảy vào bằng con đường nhập lậu, và làm cho thị trường vàng, một thị trường rất nhạy cảm, có những diễn biến trái chiều.  Vậy, khi vàng đang trở thành vấn đề nóng trên thị trường thế giới và cả ở trong nước, và sự chênh lệch giá vàng cũng biến động từng giờ, từng phút, thì nhu cầu khai thông thị trường vàng bằng cách cho phép nhập – xuất phải chăng là điều cần thiết? Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi liệu Việt Nam có nên cho phép xuất khẩu vàng trở lại ra thị trường nước ngoài. Phân tích rạch ròi hơn, cho phép xuất khẩu vàng sẽ giúp cho thị trường kinh doanh vàng lưu thông tốt hơn. Hiện nay, Việt Nam mới cho xuất vàng trang sức, chưa cho xuất vàng ký. Bảy tháng đầu năm 2008, Việt Nam xuất được bốn tấn vàng trang sức. Trên thực tế, từ đầu năm nay (2009), NHNN đã bắt đầu cấp phép xuất khẩu vàng miếng cho một vài doanh nghiệp chủ chốt. Với quyết định này, theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, giá trị xuất khẩu nhóm hàng kim loại quý, đá quý và các sản phẩm có liên quan đã tăng vọt, từ mức chỉ vào 67 khoảng 130 triệu USD trong tháng 2/2008 đến tháng 2/2009, con số đã vọt lên đến mức đáng kinh ngạc khi kim ngạch xuất khẩu loại hàng này ước tính lên đến trên 800 triệu USD. Việc này không chỉ làm kim ngạch tăng đột biến mà còn giúp các doanh nghiệp kiếm được một khoản lãi lớn nhờ tái xuất được một lượng vàng miếng đáng kể đã nhập khẩu với giá thấp hơn từ nửa đầu năm ngoái. Sự gia tăng đột biến kim ngạch xuất khẩu vàng cũng xuất phát từ thực tế giá vàng quốc tế đột ngột leo thang, trong khi giá vàng trong nước tuy có lên theo nhưng luôn có khoảng cách thấp hơn giá quốc tế từ 300.000 - 800.000 đồng/lượng. Khoảng cách chênh lệch giá trong và ngoài nước khá lớn này cộng với những dòng người đổ xô đi bán vàng chốt lãi đã khiến việc xuất khẩu vàng trong nhiều ngày qua mang lại một nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vàng đều cho rằng việc xuất khẩu vàng có ý nghĩa rất lớn, giúp lưu thông hàng hoá, khiến giá cả vàng trong nước ngang bằng với giá thế giới. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, việc xuất khẩu vàng cũng giúp thu về một khoản ngoại tệ lớn góp phần ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán. Quyết định cho xuất khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước diễn ra kín đáo và rất nhanh chóng đã mang lại hiệu quả và được đánh giá rất cao trong việc điều hành. Bởi vì, quyết định đúng thời điểm để doanh nghiệp xuất khẩu được giá, lượng ngoại tệ mạnh thu về đã bù đắp vượt mức nguồn thiếu hụt do giải ngân FDI đạt thấp, kiều hối chuyển về giảm và nguồn vốn đầu tư gián tiếp có dấu hiệu chảy ngược ra nước ngoài. Bên cạnh những mặt “được” kể trên thì xuất khẩu vàng cũng chứa đựng nhiều “nguy cơ” bất lợi. Xuất khẩu vàng nhiều không hẳn đã là dấu hiệu tốt, bởi sau này khi có nhu cầu, Việt Nam sẽ lại phải nhập khẩu. Và khi đó, nếu quản lý không tốt thì cầu ngoại tệ sẽ gia tăng cùng với việc giá 68 vàng trong nước dễ lặp lại khả năng, luôn cao hơn nhiều so với giá quốc tế. Nguy cơ mất cân đối trên thị trường tiền tệ là điều có thể. Theo TS. Nguyễn Đại Lai, thị trường vàng mang lại nguồn lợi cho những đơn vị trên thị trường vốn, chứ chưa gắn được thị trường vốn với thị trường phát triển cho nền kinh tế của đất nước. Cùng đó, việc quản lý nguồn vốn thế nào cho hiệu quả cũng là điều cần quan tâm. Thực tế, việc xuất khẩu vàng đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá vàng trong nước thời gian qua. Để có vàng xuất khẩu, doanh nghiệp phải thu mua vì các công ty kinh doanh vàng không có nhiều vàng, lượng vàng nhập khẩu đang được phân tán ở nhiều tổ chức và cá nhân, từ đó tác động đến giá. Đến một lúc nào đó, giá vàng trong nước sẽ không còn thấp hơn giá vàng thế giới, thậm chí “bật” lên cao hơn, ảnh hưởng đến tâm lý người dân, không loại trừ khả năng tạo ra một xu hướng mua vàng làm cho thị trường vàng căng thẳng. 69 CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬP KHẨU VÀNG VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ An ninh tiền tệ và an ninh kinh tế có mối liên hệ với nhau. Dưới ảnh hưởng của toàn cầu hóa (bên cạnh mặt tích cực, nó còn bộc lộ những khía cạnh tiêu cực: tăng tính phụ thuộc giữa các quốc gia, khu vực phát triển không đồng đều...), hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là tự do hóa tiền tệ, các nước phải đối mặt với rủi ro tiền tệ ngày càng lớn và khủng hoảng tiền tệ đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đến an ninh kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Đây là thời cơ, nhưng cũng là thách thức lớn. Vì sự gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế và coi trọng quá mức vào dòng vốn tư nhân có thể làm cho những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam dễ mất ổn định do có sự đảo ngược lớn của dòng vốn, đặc biệt đối với những quốc gia có chính sách tài khóa yếu, hệ thống ngân hàng được bảo vệ quá mức cần thiết hoặc quản lý tồi và thị trường vốn nội địa lại bị bóp méo. Giữ vững an ninh tiền tệ nói riêng và an ninh kinh tế nói chung là một yêu cầu thiết yếu đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Những phân tích ở trên đã chỉ ra thực trạng cũng như những ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Vậy chúng ta cần có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả của việc nhập khẩu vàng, làm gì để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường vàng trong nước cũng như đâu là những giải pháp hỗ trợ khác của chính phủ nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ khi có sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu vàng? Nội dung chương ba sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi trên. 3.1 Các đề xuất về chính sách quản lý nhập khẩu vàng 3.1.1. Đề xuất với chính sách quản lý nhập khẩu vàng 70 Hoạt động xuất nhập khẩu vàng hiện nay vẫn do NHNN cùng các cơ quan liên đới và Hiệp hội kinh doanh vàng quản lý. Tháng 7 năm 2008, nhận thấy Việt Nam đã nhập khẩu 62 tấn vàng kể từ đầu năm góp phần tăng nhập siêu, NHNN cùng với các cơ quan liên đới đã cùng quyết định không cấp phép nhập khẩu vàng nữa để giảm nhập siêu. Điều này đã góp phần làm giá vàng tại thị trường trong nước giảm so với giá vàng trên thị trường thế giới. Quyết định hạn chế xuất khẩu vàng của NHNN cũng gây nhiều tranh cãi. Do thói quen tiêu dùng, có khoảng 600 tấn vàng đã được nhập vào Việt Nam trong thời gian 10 năm trở lại đây trị giá khoảng 18 tỷ USD, tương đương gần 300 tỷ VND. Khi thị trường trong nước biến động với những đặc trưng riêng khiến giá vàng trong nước thấp hơn thế giới thì các doanh nghiệp Việt Nam lại chưa được phép xuất khẩu vàng ra nước ngoài mặc dù Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị đề xuất. Xuất khẩu vàng sẽ khiến ngoại tệ được thu về và tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện cho họ thu lợi nhuận và linh hoạt hơn đối với việc kinh doanh, thu hút lượng vàng chết rất lớn trong dân từ hàng chục năm nay đem ra trao đổi. Ngoại tệ thu về sẽ đi vào hoạt động một cách linh hoạt và như một nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho nền kinh tế, đồng thời tránh được việc xuất khẩu vàng lậu qua biên giới. Qua đó ta nhận thấy, Việt Nam trung bình mỗi năm nhập khẩu 60-70 tấn vàng chưa kể khối lượng nhập lậu tiêu tốn rất nhiều ngoại tệ mà việc sử dụng vẫn chưa hiệu quả, một số thì được sử dụng trong tích trữ và chủ yếu vẫn nằm trong khu vực dân cư, một số lượng vàng khác được huy động để sử dụng trong các ngành công nghiệp và mới đây là huy động đê tham gia các sàn giao dịch vàng. Tuy vàng đã không chỉ còn nằm chủ yếu dưới dạng dự trữ và không sinh lời, nhưng vẫn cần có những biện pháp để huy động số vàng này sinh lời nhiều hơn. Thiết nghĩ, NHNN và Vụ Quản lý ngoại 71 hối cũng như các ban ngành liên quan xem xét kỹ lợi hại để việc xuất, nhập khẩu vàng dược linh hoạt, đáp ứng được những lợi ích sau: - Giá vàng trong nước sẽ đi dần về hướng tương đương và biến động sát với giá vàng thế giới, do đó, các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng sẽ linh động hơn trong việc mua bán vàng. Trong một số thời điểm từ giữa năm 2008, có khi giá vàng trong nước thấp hơn nhiều so với giá vàng thế giới, nhà đầu tư và người dân đều không muốn giữ nhưng doanh nghiệp vẫn phải vào. Nếu được phép xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh sẽ có hiệu quả hơn. Ngược lại, như vào thời điểm cuối năm, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thì các đơn vị kinh doanh vàng sẽ phải tính toán hạ thấp giá vàng bán ra để cạnh tranh và nhập khẩu về khối lượng khác với giá thấp hơn, người dân sẽ được lợi và giá vàng trong nước sẽ tiến tới cân bằng với giá vàng thế giới. - Nếu xuất khẩu vàng được khai thông, sẽ huy động được một lượng vốn bằng vàng lớn trong dân cư và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn, trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành kim loại quý, hoạt động của các công ty vàng bạc tại Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển lớn. Ngoài sự hậu thuẫn của một thị trường đang tăng trưởng mạnh hơn 80 triệu dân với nhu cầu vàng đang tăng lên thì các công ty này còn nhiều cơ hội tham gia vào khâu chế tác vàng trang sức quốc tế. Tuy nhiên trong cấp phép xuất khẩu vàng cũng cần rất thận trọng,cần xem xét thật cản thận doanh nghiệp nào đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vàng, và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu bao nhiêu vàng, tránh xảy ra hiện tương xuất khẩu ồ ạt, làm suy giảm nguồn cung vàng trong nước, có thể gây những hậu quả xấu về sau. NHNN cần luôn nhìn nhận đây là một thị trường rất nhạy cảm, việc điều hành cần thận trọng và tránh sai xót. Việc cấp phép cho các doanh 72 nghiệp nào được xuất khẩu vàng và được phép xuất khẩu bao nhiêu cũng cần được NHNN tính toán thận trọng để phân bổ số lượng được xuất khẩu cho các đơn vị tùy theo năng lực và vốn pháp định của đơn vị để không có sự thắc mắc giữa các đơn vị về chuyện khối lượng vàng mỗi doanh nghiệp được phép xuất khẩu và đảm bảo số lượng vàng xuất đi cũng nằm trong một giới hạn cho phép. Đồng thời, NHNN cũng cần rà soát lại hành lang pháp lý để ra quy chế về quản lý việc giao dịch vàng vật chất và vàng tài khoản. Theo đó, với mảng vàng vật chất sẽ phân cấp là với đối tượng nào thì được phép xuất và số lượng xuất vàng là bao nhiêu. Đồng thời với việc mở cửa cho việc xuất nhập khẩu vàng, thì chúng ta cũng nên mở rộng loại vàng được phép xuất khẩu thành vàng thỏi hay vàng miếng, thay vì chỉ cho phép là vàng nguyên liệu hoặc vàng nữ trang như hiện nay. Bởi khi nhập khẩu, chúng ta đã phải chịu giá cao do thị trường nước ngoài đã phải biến vàng thỏi thành vàng nguyên liệu để xuất cho Việt Nam, rồi nếu được phép xuất khẩu, phía Việt Nam lại phải nấu vàng miếmg lại thành vàng nguyên liệu mới được xuất đi. Quy tình này gây tốn kém chi phí cho ngân hàng và các doanh nghiệp muốn xuất khẩu vàng. Cùng với các biện pháp trên, chính phủ cũng nên xem xét xây dựng một chiến lược toàn diện và dài hạn cho việc nhập khẩu vàng nói riêng và thị trường vàng nói chung. Hiện Chính phủ đã có một số nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhưng vẫn chưa có chiến lược phát triển thị trường này trong tầm nhìn dài hạn. Dường như chúng ta còn bỏ ngỏ, chưa có định hướng rõ ràng mà chỉ chạy theo thị trường. Điều này khiến nhiều người nhận thấy, thị trường vàng đang được thả nổi, người dân không được định hướng nên đầu tư tràn lan, gây nhiễu loạn thị trường. Mặt khác, thiếu chiến lược cũng làm bỏ phí nhiều tiềm năng lớn mà ngành kinh doanh vàng có thể đem lại cho nền kinh tế. 73 Hiện nay, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đang chuẩn bị trình Chính phủ Chiến lược phát triển thị trường vàng trong 5 năm tới. Căn cứ vào chiến lược này, chúng ta sẽ định hướng cho người dân và nhà đầu tư, kể cả các tổ chức kinh doanh, huy động vàng làm sao để tránh và hạn chế thấp nhất rủi ro khi biến động giá vàng. Thứ hai chiến lược cũng là căn cứ để các nhà đầu tư đưa ra những nhận định dài hạn cho họ để có định hướng về mua sắm và kinh doanh. 3.1.2. Đề xuất đối với chính sách tỷ giá Sự ổn định của thị trường tiền tệ vô cùng quan trọng. Như đã thấy những biến động tỷ giá vào thời điểm tháng 6 năm 2008, USD bị hút quá mạnh làm tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và thậm chí thị trường liên ngân hàng biến động hết sức hốn loạn. Giá USD ngày 19/06 trên thị trường tự do lên đến 19.500 đồng khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới gần 800.000 đồng/lượng, giới đầu cơ đã nhân cơ hội này đồn thổi những tin tức tiêu cực để trục lợi. Khi tỷ giá được điều chỉnh thì giá vàng biến động theo chiều hướng ngược lại (thấp hơn giá quy đổi gần 700.000 đồng/lượng) mặc dù giá thế giới lại đi lên. Đa số những người mua vàng nhỏ lẻ sợ tâm lý vàng còn lên nữa đã mua vàng vào và lỗ nặng sau đó NHNN điều chỉnh lại tỷ giá và có những biện pháp khống chế. Điều này gây tổn thất rất nhiều, tại sao NHNN và Vụ Quản lý ngoại hối đang quản lý tỷ giá trên cơ sở thả nổi có điều chỉnh lại không khống chế được thị trường tự do đang đẩy giá lên ngày một cao ngoài thị trường vào thời điểm đó. Ngày 11/06, NHNN niêm yết tỷ giá USD/VND là 16.461 thì bên ngoài tỷ lệ này bị đẩy lên là 17.500 đồng/USD. Ngày 19/06, NHNN niêm yết tỷ giá USD/VND là 16.454 nhưng thị trường bên ngoài là 19.500 đồng/USD. Nhận thấy biến động lớn gây thiệt hại không chỉ khu vực ngoại tệ mà còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh khi nhiều doanh nghiệp không thể có USD để nhập hàng và cũng không dám nhận dự án rồi tái 74 xuất, NHNN lúc này mới điều chỉnh tỷ giá. Ngày 10/06, NHNN niêm yết 1USD = 16.139 đồng, ngày 11/06, NHNN nâng lên mức 16.461 đồng/USD, tăng 322 đồng/USD – một mức tăng chưa từng có. Với biên độ 2%, giá USD được quy đổi tối đa thành 16.790 đồng/USD, dễ dàng nhận thấy rằng VND được neo giữ ở mức ổn định nhằm thu hút đầu tư nhưng không thể vượt qua được nhu cầu thị trường và sức mạnh thật sự của đồng tiền. USD càng dần về sau thì càng ổn định xoay quanh mức trung bình 16.500 đồng/USD. Một điều cần lưu ý là nhiều sàn giao dịch vàng hiện đang sử dụng tỷ giá niêm yết của NHNN với mức biên độ cao tối đa là 2% để quy đổi giá giao dịch quốc tế ra VND. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch vàng ra đời, mỗi sàn lại sử dụng những mức tỷ giá khác nhau thậm chí trong giai đoạn đầu là sai lệch rất nhiều so với giá niêm yết của NHNN khiến nhà đầu tư không thể tránh khỏi rủi ro tỷ giá khi giá vàng biến động mạnh bất ngờ đầu ngày do tỷ giá không hợp lý. Tuy nhiên, điều thiết nghĩ ở đây là NHNN nên kịp thời điều chỉnh tỷ giá USD/VND hợp lý, tránh tình trạng như tỷ giá niêm yết ngày 11/06 trên Website của NHNN là 16.461 nhưng quy đổi theo giá chéo giữa các ngân hàng thông qua EUR và GBP thì tỷ giá thực giữa USD/VND lên đến khoảng 17.500 đồng/USD. Kinh doanh vàng trên tài khoản đã được NHNN cho phép, hoạt động này sẽ dần kéo giá vàng Việt Nam biến động sát với thế giới, NHNN cần quan tâm đến ảnh hưởng của tỷ giá đối với giá vàng để giá vàng không bị méo mó và bất ổn, tránh tình trạng đầu cơ, làm giá. 3.2 Các đề xuất liên quan đến quản lý thị trƣờng vàng nội địa 3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc 3.2.1.1. Phát triển vàng tiền tệ và sản xuất vàng theo tiêu chuẩn quốc tế 75 Hiện nay, vàng miếng Việt Nam chưa được chấp nhận lưu thông trên thị trường , ở đây có hai điểm cần lưu ý: - Quy định 1 lượng = 1,20556 ounce khiến việc quy đổi chậm và không thích ứng với việc kinh doanh vàng tài khoản quốc tế chỉ sử dụng đơn vị đo lường là ounce. - Uy tín và năng lực sản xuất của các nhà sản xuất tại Việt Nam. Việc sản xuất nên được đảm bảo từ một ngân hàng đặc biệt là ngân hàng thuộc quản lý nhà nước chứ không nên thuộc trách nhiệm riêng của một doanh nghiệp (nhà sản xuất) nào đó (như SJC, Bảo Tín Minh Châu…) hay một ngân hàng thương mại đảm trách như ACB, AAA của NHNN$PTNT…) để có thể đảm bảo được chất lượng và uy tín đối với thị trường nước ngoài, dần dần tạo được niềm tin khi mà Việt Nam không phải là một thị trường kinh doanh vàng truyền thống và lâu đời. Do vậy, trong khi đợi thời gian để được chấp nhận chất lượng và lưu thông trên thị trường quốc tế thì Nhà nước nên có biện pháp khuyến khích đẩy mạnh lưu thông vàng tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam để sớm có cơ hội gắn kết việc kinh doanh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, giúp việc xuất nhập được dễ dàng. 3.2.1.2. Quản lý hoạt động kinh doanh vàng - Hoạt động kinh doanh vàng và các quy định liên quan đến giao dịch vàng hiện nay còn chưa hoàn thiện, chỉ theo nhu cầu của thị trường với những ràng buộc chưa mang tính khách quan. Môi trường kinh doanh vàng chính vì vậy bị ảnh hưởng không ít. Hiện nay việc kinh doanh vàng trên tài khoản đã được phép phát triển nhưng quy chế quản lý chung cho việc này vẫn còn bỏ ngỏ, mỗi ngân hàng hay tổ chức kinh doanh tự đưa ra những ràng buộc áp đặt mang tính chủ quan thậm chí gây nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa nhà đầu tư và các nhà sáng lập sàn giao dịch vàng. Bởi nhu cầu kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, việc lưu thông vàng 76 cần được phát triển lên tầm cao mới, giúp các nhà đầu tư ngày càng tiếp cận được với những sản phẩm kinh doanh hiện đại, NHNN nên phối hợp cùng Vụ quản lý ngoại hối và Hiệp hội kinh doanh vàng ngồi lại cùng soạn thảo những quy định và quy chế riêng để áp dụng cho các trung tâm giao dịch vàng và các tố chức đang kinh doanh vàng trên tài khoản để tránh rủi ro và thiệt hại cho các nhà đầu tư. - Tập trung phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng để phát triển các sản phẩm phái sinh với chi phí thấp để phục vụ nhu cầu trong nước khỏi phải thông qua các tổ chức nước ngoài (Option, Future,…) - NHNN cũng nên tổ chức tập trung và cho ra đời Trung tâm giao dịch dành cho vàng để các ngân hàng ký gửi và giao dịch, tránh phải vận chuyển tới lui, trung tâm giao dịch này hoạt động công khai, minh bạch và hỗ trợ ngân hàng hay chính phủ khi gặp khó khăn thanh khoản. Quy định tách riêng hoạt động quản lý và kinh doanh để tránh mâu thuẫn với quyền lợi của nhà đầu tư. - NHNN cũng nên xem xét lại việc dự trữ vàng để đa dạng hóa danh mục dự trữ nhằm can thiệp bình ổn tỷ giá, giá vàng khi cần thiết và tránh rủi ro biến động của đồng Đôla khi đồng tiền này có nguy cơ mất giá trên thị trường. - NHNN cùng các cơ quan tham mưu cũng cần nghiên cứu và sớm cho ra đời một sàn giao dịch vàng quốc gia. Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia có số người tham gia đầu tư vàng đứng đầu thế giới. Do vậy, đã đến lúc cần phải có một sàn giao dịch vàng mang tầm quốc gia để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn nếu cứ tiếp tục để thị trường giao dịch tự do thì chắc chắn nhà đầu tư cũng như thị trường vàng trong nước sẽ gặp nhiều rủi ro. Hoạt động của sàn giao dịch vàng quốc gia là độc lập, không phụ thuộc hoặc hoạt động vì lợi ích của riêng một doanh nghiệp mà chủ yếu là 77 làm dịch vụ, hoàn toàn không có sự cạnh tranh kinh doanh giữa các hội viên, các doanh nghiệp. Sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ do Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đứng ra thành lập và chịu trách nhiệm điều hành quản lý, do đó, việc khớp giá ở sàn giao dịch vàng quốc gia, tỷ giá hình thành trên thị trường vàng Việt Nam, giá mua cũng như giá bán sẽ được minh bạch và khách quan nhất. Sàn giao dịch sẽ có dịch vụ mua bán có kỳ hạn và thực hiện các công cụ phái sinh để phòng ngừa các rủi ro khi thị trường vàng thế giới biến động bất thường. Trường hợp cần thiết, sàn giao dịch có thể sẽ cấp tín dụng hoặc đáp ứng các nhu cầu vàng vật chất cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ được tính giá mua, giá bán trên cơ sở khớp giá hàng ngày của nhiều người mua, nhiều người bán, nếu lượng khách giao dịch càng lớn sẽ phản ánh giá mua và giá bán càng khách quan hơn. Lợi ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nướccũng sẽ là rất lớn. Nếu hình thành được sàn giao dịch vàng quốc gia sẽ hạn chế được lượng giao dịch không chính thức, tránh được những rủi ro không đáng có. Thông qua đó, cơ quan quản lý cũng nắm được lượng cung, cầu của thị trường vàng, cung cầu ngoại tệ liên quan đến vàng cũng như lượng tiền giao dịch trên thị trường vàng một cách chính xác, chủ động hơn, để có những điều tiết kịp thời khi biến động xảy ra. Ngoài ra, qua sàn giao dịch này, Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để ban hành các quy chế cần thiết cho việc quản lý thị trường vàng. Tôi cho rằng, để giúp cho hoạt động của sàn giao dịch vàng linh hoạt hơn, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư, Ngân hàng Nhà nước nên ban hành quy chế kinh doanh vàng trên tài khoản. Đây có thể coi là điều kiện tiền đề bởi nếu không có các những quy định hướng dẫn cụ thể thì nghiệp vụ phái sinh như 78 hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai,… để hạn chế rủi ro sẽ không thực hiện được. Chính vì vậy, khi đi vào hoạt động, sàn giao dịch vàng quốc gia cần phải được hưởng những chính sách thỏa đáng để tạo điều kiện cho thị trường phát triển ổn định với đúng nghĩa là một thị trường dịch vụ nhưng vẫn bảo vệ được lợi ích cho nhà đầu tư và cơ quan quản lý. Và nếu sàn hoạt động tốt sẽ góp phần kiểm soát thị trường tiền tệ. 3.2.2. Đối với các ngân hàng thƣơng mại Thị trường tài chính Việt Nam phát triển sau nên việc tham gia các sản phẩm phái sinh cũng như việc đầu tư của nhà đầu tư có nhiều khó khăn so với các thị trường đã phát triển. Giao dịch tại thị trường quốc tế ngoài đa dạng về hàng hóa (tiền tệ, vàng, kim loại quý, dầu, sản phẩm nông nghiệp...), còn có tất cả các sản phẩm phục vụ tối đa yêu cầu đầu tư. Ngoài ra, vì hoạt động lâu đời nên tính chất kinh tế thị trường tức cung cầu sẽ quyết định giá cả hàng hóa và các khuôn khổ pháp lý rõ ràng có thể giúp nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư. Ngược lại, thị trường tài chính tại Việt Nam hết sức mới mẻ, có thể thấy một số những khó khăn cho việc kinh doanh như: Chưa có khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro có thể phòng tránh, thiếu các sản phẩm phái sinh hay có nhưng chi phí quá cao khiến cho việc đầu tư hoặc sử dụng các sản phẩm này không thể hoặc phát huy tác dụng rất ít, chưa nói đến việc giá cả một số hàng hóa và tỷ giá được nhà nước giám sát chặt chẽ (giá dầu, tỷ giá…) khiến cho việc sử dụng các công cụ phái sinh này khó phát huy tác dụng. 3.2.2.1. Kinh doanh vàng trạng thái Nếu có đủ nguồn lực và kinh nghiệm, việc kinh doanh vàng trạng thái tại các ngân hàng sẽ đem đến nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng mặc dù không tránh khỏi những rủi ro. 79 - Thay vì duy trì số dư ngoại tệ trên tài khoản tại một số ngân hàng nước ngoài thì nên chuyển một phần số dư này qua vàng để tăng thu nhập khi có biến động giá. - Mua vàng giá thấp để cho vay hoặc đầu tư và bán vàng khi giá cao hoặc bán nguồn vàng huy động được của khách hàng với giá cao và mua vào trả lại lúc giá thấp – kinh doanh trạng thái này tuy chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưng đem đến lợi nhuận vô cùng hấp dẫn. 3.2.2.2. Kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái - Ngân hàng có thể vay vàng hoặc lấy vàng huy động được đẻ bán kết hợp với việc mua quyền chọn mua (call option) trong tương lai hoặc mua vàng kết hợp với mua quyền chọn bán (put option) trong những thời điểm phù hợp. Việc kinh doanh này không tồn tại trạng thái. Ít rủi ro hơn so với hoạt động mua bán vàng trạng thái trong thời gian dài để kiếm lời. - Phát huy các nghiệp vụ Option khi cần thiết để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi các nhà đầu tư có nhu cầu tham gia hoạt động tín dụng vàng, tránh trường hợp nhà đầu tư không có đủ khả năng trả nợ khi giá vàng biến động quá lớn. 3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác của chính phủ đảm bảo an ninh tiền tệ khi có sự thay đổi trong thị trƣờng nhập khẩu vàng 3.3.1. Tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình - Các cơ quan chủ chốt về hạch toán cần phải tăng cường hướng dẫn để đánh giá các loại chứng khoán, đồng thời tính đến việc đánh giá các sản phẩm phức tạp và có tính thanh khoản thấp, đặc biệt vào những thời điểm khó khăn. - Những cơ quan đề ra các chuẩn mực hạch toán cần phải thúc đẩy mạnh mẽ công việc của mình nhằm khắc phục những điểm yếu trong các 80 chuẩn mực hạch toán và công bố thông tin đối với những khoản mục ngoại bảng. - Những cơ quan điều tiết và những cơ quan đề ra các chuẩn mực hạch toán cần tăng cường các yêu cầu công bố thông tin về các công cụ tài chính phức tạp của các doanh nghiệp cho các đối tượng trên thị trường. - Để thúc đẩy sự ổn định tài chính, công tác quản trị điều hành của cơ quan đề ra chuẩn mực hạch toán quốc gia cần phải được tăng cường, kể cả việc rà soát lại thành phần của cơ quan này, đặc biệt nhằm đảm bảo tính minh bạch rõ ràng, trách nhiệm giải trình và mối quan hệ hợp lý giữa cơ quan này và các cơ quan thẩm quyền hữu quan. - Các tổ chức thuộc khu vực tư nhân đã từng xây dựng được những thông lệ tốt nhất cho các công cụ vốn và/hoặc các quỹ bảo toàn tỷ giá cần phải đưa ra những đề nghị cho một nhóm thống nhất các thông lệ tốt nhất. Chính phủ cần phải đánh giá tính hoàn chỉnh đầy đủ của những đề nghị này, dựa trên những phân tích của các cơ quan quản lý điều tiết, Diễn đàn ổn định tài chính mở rộng (FSF) và các cơ quan hữu quan khác. Các hành động trung hạn - Các cơ quan chủ chốt đề ra chuẩn mực hạch toán quốc gia cần phải phấn đấu cho mục tiêu tạo ra một chuẩn mực hạch toán chất lượng cao duy nhất. - Các cơ quan quản lý điều tiết, các cơ quan thanh tra giám sát và các cơ quan đề ra chuẩn mực hạch toán, nếu thấy phù hợp, cần phải hợp tác với nhau và với khu vực tư nhân để thường xuyên đảm bảo cho việc ứng dụng và thực thi các chuẩn mực hạch toán chất lượng cao. - Các định chế tài chính phải cung cấp thông tin tổng hợp về rủi ro trong báo cáo của mình và công bố tất cả các khoản thua lỗ một cách thường xuyên và phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất nếu thấy phù hợp. Các cơ quan quản lý cần phải đảm bảo rằng các sao kê tài chính của một 81 định chế tài chính phải là một bức tranh mô tả tổng thể, chính xác và kịp thời những hoạt động của doanh nghiệp (kể cả các hoạt động ngoại bảng) và phải được báo cáo thường xuyên và nhất quán. 3.3.2. Tăng cƣờng quy chế lành mạnh và an toàn  Các quy định quy chế - Chính phủ và các cơ quan quản lý điều tiết khác cần đưa ra những kiến nghị để giảm thiểu tình trạng thiên về tính chu kỳ, bao gồm cả việc rà soát xem việc đánh giá và khuyến khích, vốn ngân hàng, các khoản bù đắp và các hoạt động trích lập dự phòng có thể làm trầm trọng thêm các xu thế chu kỳ. Các hành động trung hạn - Tùy mức độ của từng quốc gia và từng khu vực, mỗi quốc gia hoặc mỗi khu vực cam kết rà soát và thông báo về cơ cấu và các nguyên tắc của hệ thống quản lý điều tiết để đảm bảo cho nó tương thích với hệ thống tài chính hiện đại và ngày càng được toàn cầu hóa. - Các cơ quan thích hợp cần phải rà soát bản chất khác biệt của quy chế trong các hệ thống ngân hàng, chứng khoán, và bảo hiểm và cung cấp một báo cáo nêu lên những vấn đề và các khuyến nghị cần phải cải tiến. Cũng cần phải tiến hành việc rà soát lại quy mô của quy chế tài chính, đặc biệt nhấn mạnh đến các định chế, các công cụ và các thị trường hiện nay chưa có quy chế rõ ràng, cùng với việc đảm bảo rằng tất cả các định chế quan trọng nằm trong hệ thống đều có quy chế đầy đủ hoàn chỉnh. - Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần phải rà soát lại các chế độ nghị quyết và các luật phá sản trên cơ sở những kinh nghiệm gần đây để đảm bảo rằng các luật lệ đó cho phép cắt giảm một cách trật tự các định chế tài chính liên quốc gia lớn và phức tạp. - Các định nghĩa về vốn cần phải được hài hòa hóa để đạt được những biện pháp nhất quán về vốn và an toàn vốn. 82  Giám sát an toàn - Các cơ quan quản lý điều tiết cần phải thực hiện các biện pháp để đảm bảo cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đáp ứng được các chuẩn mực cao nhất về mặt tổ chức quốc tế của các cơ quan quản lý điều tiết chứng khoán và tránh được tình trạng xung đột quyền lợi, tăng cường cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và các nhà phát hành và phân biệt xếp hạng cho các sản phẩm phức tạp. Công việc này sẽ giúp đảm bảo rằng các tổ chức xếp hạng tín nhiệm có được động cơ đúng đắn và có sự giám sát thích đáng để tạo điều kiện cho họ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và đánh giá khách quan cho thị trường. - Các cơ quan quản lý điều tiết chứng khoán cần phải rà soát việc ứng dụng các chuẩn mực và các cơ chế của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho việc tuân thủ giám sát. - Các cơ quan thẩm quyền cần đảm bảo rằng các định chế tài chính duy trì đầy đủ vốn ở mức cần thiết nhằm củng cố lòng tin. Những cơ quan đề ra chuẩn mực quốc tế cần phải đưa ra những yêu cầu tăng cường vốn đối với các hoạt động chứng khoán hóa và tín dụng được cơ cấu của các ngân hàng. - Các cơ quan thanh tra và điều tiết quản lý cần phải thúc đẩy nỗ lực cắt giảm rủi ro hệ thống của các giao dịch CDS và công cụ phái sinh trên thị trường OTC; cần phải khẳng định rằng các đối tượng tham gia thị trường hỗ trợ việc kinh doanh ngoại hối hoặc các sàn giao dịch điện tử đối với các hợp đồng CDS; tăng cường tính minh bạch của thị trường phái sinh OTC; và đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng cho các công cụ phái sinh OTC có thể đủ khả năng hỗ trợ cho khối lượng ngày càng tăng lên. Các hành động trung hạn - Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thực hiện xếp hạng công khai cần phải thực hiện đăng ký. 83 - Các cơ quan thanh tra giám sát và các ngân hàng thương mại cần phải xây dựng các phương pháp tiếp cận mạnh mẽ và nhất quán trên trường quốc tế để giám sát vốn khả dụng của, và kinh doanh vốn khả dụng ngân hàng trung ương cho các ngân hàng xuyên quốc gia.  Quản lý rủi ro - Các cơ quan quản lý điều tiết cần phải xây dựng quy chế hướng dẫn để tăng cường công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt nhất, và phải khuyến khích các định chế tài chính đánh giá lại công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện các chính sách tăng cường cho việc quản lý rủi ro lành mạnh. - Các cơ quan quản lý điều tiết phải xây dựng và thực hiện các quy trình để đảm bảo rằng các định chế tài chính thực thi các chính sách nhằm tăng cường quản lý rủi ro thanh khoản, bao gồm cả việc tạo ra những công cụ bảo vệ thanh khoản chắc chắn. - Các cơ quan thanh tra giám sát cần phải đảm bảo rằng các định chế tài chính đề ra các quy trình nhằm tính toán kịp thời và đầy đủ việc tích tụ rủi ro và các vị thế rủi ro đối ứng lớn qua các sản phẩm và các vùng địa lý. - Các định chế cần phải đánh giá các mô hình quản lý rủi ro của mình để đói phó với những khó khăn thách thức và báo cáo các nỗ lực này lên các cơ quan thanh tra giám sát. - Ủy ban Basel cần phải nghiên cứu nhu cầu và giúp đỡ các định chế xây dựng các mô hình thử nghiệm mới trong việc giải quyết tình trạng khó khăn, nếu thấy phù hợp. - Các định chế tài chính cần phải đề ra các chính sách khuyến khích rõ ràng trong nội bộ để duy trì tính ổn định và các hành động cần phải thực hiện, thông qua các nỗ lực tự nguyện hoặc hành động bắt buộc theo quy định, để tránh khỏi các chương trình bồi hoàn có khả năng tạo ra lợi nhuận ngắn hạn quá mức hoặc phải chấp nhận rủi ro. 84 - Các ngân hàng cần phải quản lý rủi ro một cách có hiệu quả và kiên trì đối với các sản phẩm được cơ cấu và nghiệp vụ chứng khoán hóa. Các hành động trung hạn - Các cơ quan đề ra chuẩn mực quốc gia trong việc hợp tác với các quốc gia và các cơ quan hữu quan khác, phải đảm bảo rằng các nhà hoạch định chính sách quy chế quản lý phải ý thức được và có khả năng ứng phó nhanh chóng với các diễn biến và đổi mới trong các sản phẩm và thị trường tài chính. - Các cơ quan thẩm quyền cần phải giám sát những thay đổi lớn trong giá cả tài sản và ý nghĩa của những thay đổi đó đối với nền kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính. 3.3.3. Tăng cƣờng tính thống nhất trên các thị trƣờng tài chính - Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần hợp tác với nhau trong lĩnh vực quy chế điều tiết giữa các cơ quan pháp luật ở cấp độ khu vực và quốc tế. - Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần hợp tác trong việc thúc đẩy chia sẻ thông tin về những mối đe doạ trong nước và xuyên quốc gia đối với sự ổn định của thị trường và đảm bảo rằng các điều khoản pháp lý quốc gia (hoặc khu vực nếu thích hợp) đủ mạnh để đối phó với các mối đe doạ đó. - Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cũng cần phải rà soát lại các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp để bảo vệ thị trường và các nhà đầu tư, đặc biệt là chống lại tình trạng thao túng thị trường và gian lận, và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để bảo vệ hệ thống tài chính quốc tế chống lại các đối tượng bất chính. Trong trường hợp xảy ra các vi phạm, cần phải có chế tài thích đáng. Các hành động trung hạn 85 - Các cơ quan thẩm quyền quốc gia và khu vực cần phải thực hiện các biện pháp quốc tế và quốc gia để bảo vệ hệ thống tài chính toàn cầu tránh khỏi những quy định pháp lý bất hợp tác và không minh bạch có thể gây ra những hiểm họa hoạt động tài chính bất chính. - Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính cần phải tiếp tục vai trò quan trọng của mình chống lại các hoạt động rửa tiền và tài trợ khủng bố, và chúng ta ủng hộ nỗ lực của Sáng kiến thu hồi tài sản bị đánh cắp do Ngân hàng thế giới và Liên hợp quốc đề xướng. - Trên cơ sở công tác của các cơ quan hữu quan như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), các cơ quan thuế cần tiếp tục các nỗ lực nhằm tăng cường trao đổi thông tin về thuế. Cần phải giải quyết mạnh mẽ tình trạng thiếu minh bạch và ít trao đổi thông tin. 3.3.4. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế - Các cơ quan thanh tra giám sát cần hợp tác để xây dựng các đơn vị thanh tra giám sát cho tất cả các định chế tài chính lớn xuyên quốc gia là một phần trong nỗ lực tăng cường giám sát các định chế xuyên quốc gia. Các ngân hàng lớn trên toàn cầu cần phải gặp gỡ thường xuyên với các tổ chức thanh tra giám sát để thảo luận tổng thể về hoạt động của các định chế và đánh giá các rủi ro mà các định chế có thể vấp phải. - Các cơ quan quản lý điều tiết cần phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để tăng cường công tác quản lý khủng hoảng xuyên quốc gia, kể cả về hợp tác và thông tin với nhau và với các cơ quan hữu quan, và lập ra danh sách giao dịch toàn diện và tiến hành các hoạt động diễn tập nếu thấy phù hợp. Các hành động trung hạn - Đặc biệt trên cơ sở công tác của các cơ quan quản lý điều tiết, các cơ quan thẩm quyền cần thu thập thông tin trong các lĩnh vực là nơi mà cần phải tổng hợp thống nhất các hoạt động quản lý điều tiết như chuẩn mực 86 hạch toán, kiểm toán, bảo đảm tiền gửi cần phải được thúc đẩy nhanh chóng hoặc có tiềm năng tiến triển. - Các cơ quan thẩm quyền cần đảm bảo rằng các biện pháp tạm thời để phục hồi và ổn định lòng tin của giới đầu tư và người dân được thực hiện một cách kịp thời, đúng trình tự và hợp tác chặt chẽ. 87 Kết luận Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là một xu thế tất yếu, trong đó hội nhập vào thị trường tài chính - tiền tệ thế giới là không thể thiếu. Khi đất nước ta ngày càng mở cửa thì những ảnh hưởng từ thị trường tiền tệ bên ngoài là không nhỏ. An ninh kinh tế nói chung và an ninh tiền tệ nói riêng đang trở nên ngày càng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam thông qua thực trạng nhập khẩu vàng là một vấn đề đáng quan tâm, bởi từ trước tới nay, dù có trải qua bao nhiêu thăng trầm thì vàng vẫn chưa bao giờ thoát khỏi chức năng tiền tệ của mình. Nghiên cứu thực trạng nhập khẩu vàng, ảnh hưởng của việc nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia không chỉ đáp ứng những kiến thức về thị trường vàng, về kinh doanh vàng mà còn để nhận thấy tầm bao quát ảnh hưởng của vàng, của việc nhập khẩu vàng đến các vấn đề thuộc về an ninh quốc gia, để từ đó có thể: - Dự đoán được giá vàng biến động theo xu hướng nào trong thời gian sắp tới để đầu tư vào vàng hoặc chuyển thành vốn để kinh doanh. - Có được những nhìn nhận khách quan về những tồn tại trong môi trường kinh doanh vàng tại Việt Nam, từ đó giúp nhà đầu tư giảm bới rủi ro và gợi ý các cơ quan hữu trách cải thiện thêm những quy định của mình cho ngày càng phù hợp với điều kiện thị trường hơn. - Có được nhận thức đúng đắn về vai trò của vàng và nhập khẩu vàng với vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia, từ đó phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực để Việt Nam có thể phát triển bền vững. Khóa luận được hoàn thành với sự cố gắng tối đa tìm hiểu thực tế nhập khẩu và kinh doanh vàng tại nước ta. Khóa luận chỉ phân tích và đưa ra nhận xét kiến nghị từ thực trạng nhập khẩu vàng của Việt Nam trong năm 2008, không thể bao quát suốt thời gian dài được bởi thị trường vàng bị ảnh 88 hưởng của rất nhiều yếu tố. Những gợi ý, giải pháp đưa ra còn mang tính chất cá nhân. Đồng thời, thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu xót, mong nhận được sự thông cảm và dóng góp ý kiến của quý Thầy Cô. 89 Tài liệu tham khảo  Các tài liệu tiếng Việt - Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Giáo dục, trường Đại học Ngoại thương, năm 1999, GS. Đinh Xuân Trình chủ biên. - .Giáo trình lý thuyết tài chính – tiền tệ, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007, chủ biên Nguyễn Hữu Tài. - Kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chính sách và giải pháp, nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn, năm 2008, tác giả Nguyễn Hữu Định. - Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, nhà xuất bản Thống kê, năm 2004, tác giả Lê Quốc Lý. - Các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối ở Việt Nam, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2006. - An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004, Vương Dật Châu chủ biên. - Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008, tác giả Đặng Thị Tường Vân, người hướng dẫn T.S Lại Tiến Đĩnh. - Kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM, Huỳnh Phước Nguyên (2007), Luận văn Thạc Sĩ, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.  Tài liệu tiếng nước ngoài - Crédit Suisse, mise à jour par l’auteur, tháng 12/2006. - Goldas Save Haven, tháng 12/2007, WGC. - Gold Investment Digest, tháng 01, 04, 07, 10/2008, WGC.  Website - - 90 - - - - - - - - -  Các tạp chí - Thời báo kinh tế Việt Nam. - Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ - Tạp chí Phát triển kinh tế Phụ lục Bảng 1: Dự trữ vàng chính thức chính thức vào thời điểm tháng 12/2008 Tên quốc gia, tổ chức quốc tế Lượng dự trữ vàng (tấn) Tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối (%) Mỹ 8,133.5 76.5% Đức 3,412.6 64.4% IMF 3,217.3 (1) Pháp 2,508.8 58.7% Italy 2,451.8 61.9% Thụy Sỹ 1,040.0 23.8% Nhật Bản 765.2 1.9% Hà Lan 621.4 57.8% Trung Quốc 600.0 0.9% NHTU châu Âu 533.6 20.1% Nga 495.9 2.2% Đài Loan 422.4 3.6% Bồ Đào Nha 382.5 85.9% Ấn Độ 357.7 3.0% Venezuela 356.8 23.4% Nguồn: World Gold Council, December 2008 Report14 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4841_408.pdf
Luận văn liên quan