MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á 4 trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989)
1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai 4
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh
Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991 - 2001)
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh 14
1.1. Bối cảnh quốc tế 14
1.2. Bối cảnh khu vực 18
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
2.1. Vài nét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh lạnh
2.2. Quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh
2.2.1. Quan hệ với người khổng lồ Trung Quốc 27
2.2.2. Bước phát triển mới trong quan hệ Nhật - Nga 35
2.2.3. Quan hệ Nhật Bản - Bắc Triều Tiên trong thập kỷ 90 39
Chương 3: Triển vọng về quan hệ Nhật Bản - Đông Bắc Á trong thế kỷ XXI
KẾT LUẬN 54
Phụ lục 57
Tài liệu tham khảo 67
Mục lục 70
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếm đóng và phải chịu bồi thường. Hơn thế nữa, Bắc Triều Tiên yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường cho những mất mát trong 45 năm sau Thế chiến thứ II với lý do Nhật Bản phải chịu trách nhiệm trong việc chia cắt Triều Tiên và cho rằng Nhật Bản đã đóng vai trò như một căn cứ cho lực lượng quân sự Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953). Tuy nhiên, Nhật Bản chỉ chấp nhận bồi thường cho những tài sản bị thiệt hại thời kỳ trước 1945 và từ chối đòi hỏi của Bắc Triều Tiên về bồi thường cho việc phải gánh chịu "những mất mát" sau 1945. Nhật Bản cho rằng không có cơ sở pháp lý nào khiến Nhật Bản phải bồi thường cho cái gọi là "mất mát" nảy sinh từ mối quan hệ không bình thường giữa hai nước thời hậu Thế chiến.
Trở ngại chính thứ hai là cả hai bên không thể nào đưa ra một hiệp định về vấn đề thanh tra quốc tế các cơ sở hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Các nhà đàm phán Nhật Bản nói với phía Bắc Triều Tiên rằng đàm phán song phương nên nhằm không chỉ vào mục tiêu bình thường hoá quan hệ mà còn vào việc thúc đẩy hoà bình và ồn định ở khu vực Đông Á, trong đó bao gồm cả bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản đã thuyết phục Bắc Triều Tiên mở cửa các cơ sở hạt nhân cho Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA đến thanh sát. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đã không chấp nhận và cho rằng đó không phải là vấn đề thích hợp cho đàm phán bình thường hoá.
Bước sang năm 1993 mức độ căng thẳng đã tăng lên khi Bắc Triều Tiên từ chối hợp tác thanh tra quốc tế các cơ sở hạt nhân. Việc Hiệp định khung giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên tại Geneva vào tháng 10/1994 không những giải quyết những rắc rối xung quanh vấn đề thanh tra hạt nhân mà còn làm giảm sự lo lắng của Nhật Bản, tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho việc nối lại đàm phán bình thường hoá quan hệ với Bắc Triều Tiên của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản của ông Murayama và Tomoiichi đã hoan nghênh Hiệp định và cho biết sẵn sàng chia sẻ gánh nặng tài chính trong cam kết của Mỹ giúp Bắc Triều Tiên xây dựng hai lò phản ứng nước nhẹ thay cho những lò phản ứng cũ, đồng thời đồng ý nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên mà không có điều kiện ràng buộc nào.
Vào đầu năm 1995, Nhật Bản tiếp tục những nỗ lực nhằm nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên. Ngày 28/3, nhận lời mời của Đảng Lao động Triều Tiên, một phái đoàn Liên minh các đảng cầm quyền của Nhật Bản (Đảng Dân chủ Tự do LDP và Đảng Sakigake) do cựu Phó Thủ tướng Nhật Bản Watanabe Michio dẫn đầu đã tới Bình Nhưỡng. Trên cơ sở các cuộc tiếp xúc giữa hai bên, một thoả thuận đã được ký kết vào ngày 30/3/1995 trong đó có yêu cầu không đưa ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào cho việc nối lại đàm phán bình thường hóa và mỗi đảng sẽ khuyến nghị Chính phủ của mình mau chóng nối lại thương lượng.
Việc Bắc Triều Tiên quyết định nối lại đàm phán với Nhật Bản xuất phát từ một số lý do. Thứ nhất, Chính phủ của ông Murayama tỏ ra là chính phủ thân thiện nhất mà Bắc Triều Tiên quan hệ từ sau thời kỳ chiến tranh. Thứ hai là Bắc Triều Tiên có nhu cầu rất lớn về vốn và kỹ thuật của Nhật Bản nhằm cải tạo lại nền kinh tế đình đốn. Nếu thành công trong đàm phán với Nhật Bản, Bắc Triều Tiên có thể mong chờ một khoản bồi thường lớn từ Tokyo, khoảng 10 tỷ đôla. Thứ ba, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản sẽ nâng cao vị thế của Bắc Triều Tiên trên trường quốc tế so với Hàn Quốc.
Về phần mình, Nhật Bản cũng có nhiều lý do để quan tâm tới việc thương lượng với Bình Nhưỡng. Thứ nhất, những tiến bộ giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân đã gạt bỏ trở ngại chủ yếu trong việc nối lại đàm phán bình thường hóa. Thứ hai, Nhật Bản không muốn bị bỏ lại đằng sau "cỗ xe Bắc Triều Tiên" do Mỹ và Seoul điều khiển. Ngoài ra, Nhật Bản còn mong muốn tạo dựng được chỗ đứng ngoại giao ở Bắc Triều Tiên, nhằm mở rộng quan hệ thương mại với Bình Nhưỡng.
Ngay sau khi bản thoả thuận được ký kết, giới truyền thông Nhật Bản đã đề cập đến khả năng sớm xảy ra việc nối lại đầy đủ đàm phán bình thường hoá. Tuy nhiên, sự mong đợi đó đã không thành hiện thực vì một số nguyên nhân bao gồm cả những tiến triển trong thương lượng để tiến hành thực hiện Hiệp định giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên , cũng như sự phản đối của Hàn Quốc.
Mùa xuân 1995, cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc ở Bắc Triều Tiên đã khiến Bình Nhưỡng phải cầu cứu Nhật Bản giúp đỡ gạo. Trên cơ sở ý kiến của các nhà lãnh đạo trong liên minh cầm quyền, Chính phủ Murayama quyết định sẽ cung cấp gạo cho Bắc Triều Tiên nhưng không đơn phương thực hiện mà sẽ phối hợp với Hàn Quốc. Sau khi Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đưa ra thoả thuận về việc Hàn Quốc sẽ cung cấp cho Bắc Triều Tiên 150.000 tấn gạo (tháng 6/1995) thì Nhật Bản cũng nhanh chóng hoàn thành cam kết của mình. Tiếp đó, Mỹ và Bắc Triều Tiên cũng đạt được thoả thuận về thủ tục để thực hiện hiệp định khung Geneva. Vào ngày 30/6/1995, Nhật Bản đồng ý cung cấp 300.000 tấn gạo giúp Bắc Triều Tiên cải thiện tình trạng thiếu lương thực. Đến đầu tháng 9, trước đề nghị của Bắc Triều Tiên về trợ giúp thêm gạo để khắc phục những khó khăn nghiêm trọng do lũ lụt gây ra, Chính phủ Murayama quyết định tặng 500.000 đôla viện trợ nhân đạo cho những nạn nhân bị lũ lụt ở Bắc Triều Tiên thông qua LHQ và cung cấp thêm gạo cho Bắc Triều Tiên. Vào ngày 3/11/1995, Nhật Bản đã ký thoả thuận với Bắc Triều Tiên tại Bắc Kinh về việc cấp thêm 200.000 tấn gạo. Chính phủ Murayama dường như hy vọng rằng việc cung cấp lương thực sẽ tạo cơ hội cho việc nối lại đàm phán bình thường hoá với Bắc Triều Tiên.
Trong lúc đó, bắt đầu từ 4/1995, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên tiến hành một loạt các cuộc thảo luận không chính thức tại Bắc Kinh, hy vọng mở đường cho việc nối lại đàm phán bình thường hoá quan hệ song phương. Cuối tháng 5/1995, theo nguồn tin từ Nhật Bản, phía Bắc Triều Tiên cho thấy họ sẵn sàng nối lại đàm phán. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Bản lại quyết định chờ những kết quả đang tiến triển trong thương lượng giữa Mỹ - Bắc Triều Tiên và cũng nhằm tìm kiếm sự thông cảm từ phía Hàn Quốc trước khi đưa ra những quyết định trong vấn đề bình thường hoá. Cho tới tháng 1/1996, khi ông Murayama rời khỏi Nội các, cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ giữa Tokyo và Bình Nhưỡng vẫn không diễn ra.
Kể từ sau khi Thủ tướng Hashimoto nhậm chức vào tháng 1/1996, chính sách ngoại giao của Nhật Bản về cơ bản vẫn tỏ ra thận trọng đối với Bắc Triều Tiên. Tuy vậy, Chính quyền ông Hashimoto cũng cho thấy sự sẵn sàng thăm dò khả năng đàm phán bình thường hoá với Bắc Triều Tiên nhưng lại không đưa ra được một đề nghị quan trọng nào nhằm phá vỡ bế tắc, ngoại trừ tiến hành 2 vòng thảo luận cấp chuyên viên với Bình Nhưỡng tại Bắc Kinh hồi tháng 3 và tháng 8/1996. Hơn thế nữa, nếu không tính khoản việc trợ nhân đạo 6 triệu đôla thông qua LHQ hồi tháng 6/1996 thì Chính quyền Hashimoto đã không cung cấp bất cứ khoản trợ giúp kinh tế nào cho Bắc Triều Tiên, mặc dù Bình Nhưỡng liên tục đề nghị trợ giúp thêm gạo. Năm 1996, sau vụ tàu ngầm cùng thuỷ thủ đoàn của Bắc Triều Tiên bị Seoul bắt giữ ở gần thành phố biển Rangjung, Hàn Quốc, Chính quyền Hashimoto đã lên án những hành động vô trách nhiệm của Bình Nhưỡng và không sẵn sàng quan hệ với Bắc Triều Tiên trong lúc căng thẳng vẫn tiếp tục trên bán đảo Triều Tiên. Đến năm 1997, sau lời xin lỗi chính thức tới Hàn Quốc vì vụ tầu ngầm, Bình Nhưỡng lại tiếp xúc với Nhật Bản nhằm đề nghị trợ giúp thêm lương thực. Tuy nhiên, Tokyo đã không sẵn sàng tiếp nhận đề nghị của Bình Nhưỡng. Cũng trong thời gian này Nhật Bản cho công bố một số tư liệu về sự liên quan của Bắc Triều Tiên trong vấn đề người Nhật bị bắt cóc. Quan hệ Tokyo - Bình Nhưỡng còn căng thẳng hơn khi các nhà chức trách Nhật bắt 2 người Bắc Triều Tiên cư trú tại Nhật Bản đang cố gắng vận chuyển trái phép 60kg chất Amphetamin vào Nhật Bản từ một con tàu của Bắc Triều Tiên. Mặc dù Bình Nhưỡng phủ nhận nhưng Nhật Bản vẫn nghi ngờ họ có liên quan tới vụ này.
Nhằm mục đích xoa dịu người Nhật, Bình Nhưỡng cho phép một số phụ nữ Nhật Bản lấy chồng người Bắc Triều Tiên được về thăm quê hương. Đổi lại, Bình Nhưỡng yêu cầu Tokyo trợ giúp thêm lương thực để khắc phục nạn đói trong nước. Đến tháng 12/1997, Nhật Bản thông báo ý định tặng cho Bắc Triều Tiên 27,9 triệu đôla tài trợ lương thực thông qua các tổ chức quốc tế. Trước đó, ngày 11/11/1997, một phái đoàn của Liên minh cầm quyền Nhật Bản đã tới Bắc Triều Tiên nhằm trao đổi ý kiến với các quan chức nước này. Hai bên đã bàn thảo những vấn đề khác nhau trong quan hệ hai nước. Theo như trưởng đoàn đại biểu Nhật Bản thì hai bên đã đi đến nhận thức chung rằng quan hệ ngoại giao nên được bình thường hoá sớm. Về vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc, Bắc Triều Tiên hứa sẽ tiến hành điều tra xác minh.
Tuy vậy, bước sang năm 1998 vẫn không có nhiều tiến bộ trong việc nối lại đàm phán bình thường hoá quan hệ. Đến đầu tháng 6/1998, Bắc Triều Tiên tuyên bố đã tiến hành điều tra và không hề thấy bất cứ một người Nhật bị coi là mất tích nào cư trú trên lãnh thổ của họ và cho rằng Nhật Bản cố tình ngăn cản bình thường hoá quan hệ bằng những nghi ngờ vô căn cứ. Cùng lúc, Bắc Triều Tiên tuyên bố huỷ bỏ chuyến thăm thứ ba cho những phụ nữ Nhật Bản và đình chỉ các cuộc đàm phán cấp chuyên viên với Nhật Bản. Những diễn biến trên đã khiến cho Nhât Bản gần như không thể nối lại đàm phán bình thường hoá với Bắc Triều Tiên.
Cho tới ngày 31/8/1998 mọi khả năng sớm nối lại đàm phán bình thường hoá giữa Tokyo và Bình Nhưỡng dường như càng tan biến đi khi Bắc Triều Tiên bắn thử một tên lửa đạn đạo Taepodong 1, có tầm bắn 1.240 dặm. Quả tên lửa này bay qua vùng trời đảo Honshu của Nhật Bản và rơi ngoài khơi Thái Bình Dương. Ngay lập tức Quốc hội Nhật Bản đã thông qua nghị quyết lên án hành động nguy hiểm của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Chính phủ Nhật có ngay những biện pháp mạnh để đối phó với tình trạng trên. Nhật Bản đã tuyên bố ngừng viện trợ lương thực và thu hồi tài chính đóng góp cho kế hoạch xây dựng hai lò phản ứng nước nhẹ và rút lại những đề nghị đàm phán nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước.
Vụ thử tên lửa Taepodong 1 đã làm tăng thêm mối lo ngại của Nhật Bản về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Trước đó, từ đầu tháng 7/1998, Nhật Bản đã thực sự lo lắng bởi những bức ảnh chụp từ vệ tinh của Mỹ cho thấy Bắc Triều Tiên đang xây dựng một cơ sở hạt nhân ngầm ở Kumchangri. Sang đầu năm 1999, quan hệ giữa Tokyo và Bình Nhưỡng càng xấu đi do vụ hai tầu do thám mà theo như thông báo của phía Nhật Bản là Bắc Triều Tiên cải trang thành tàu đánh cá Nhật đã xâm nhập vào lãnh hải của Nhật Bản. Chưa dừng lại ở đó, đến giữa năm 1999 Bắc Triều Tiên lại chuẩn bị thử loại tên lửa Taepodong 2 có tầm bắn khoảng 2000 đến 4000 km. Điều này khiến cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc hết sức lo ngại. Trong cuộc gặp cấp ngoại trưởng của ba nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản tại Singapore vào ngày 26/7/1998, các bên đã cảnh cáo Bắc Triều Tiên rằng việc phóng tên lửa Taepodong 2 sẽ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng trong đó có cả việc cắt viện trợ, thương mại và du lịch. Ngoại trưởng Nhật Bản còn khẳng định sẽ áp dụng những biện pháp nghiêm khắc hơn với Bắc Triều Tiên.
Về phần mình, đối với Nhật Bản, ngày 10/8/1998, Bắc Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố bao gồm ba nguyên tắc quan hệ với Nhật Bản: thứ nhất, yêu cầu Nhật Bản phải xin lỗi và bồi thường cho nhân dân Triều Tiên vì những hành động sai lầm của Nhật Bản trong quá khứ. Thứ hai, Bình Nhưỡng đòi Nhật Bản phải từ bỏ ngay chính sách cứng rắn với Bắc Triều Tiên. Thứ ba, Nhật Bản sẽ vấp phải những biện pháp mạnh nếu một khi tìm cách đưa ra những cái cớ nhằm tái xâm lược Triều Tiên. Bên cạnh đó, Bắc Triều Tiên cũng đã tăng cường chiến dịch chống lại sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt và bành trướng của Nhật Bản.
Năm 1999, quan hệ Nhật Bản - Bắc Triều Tiên bắt đầu được cải thiện sau khi Mỹ thuyết phục thành công Bình Nhưỡng ngừng tiến hành các vụ thử tên lửa. Mỹ cũng đã bãi bỏ một số hạn chế trong lĩnh vực thương mại, du lịch và ngân hàng chống lại Bắc Triều Tiên. Phía Mỹ còn khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc thực hiện các biện pháp tương tự. Ngày 25/9, Nhật Bản tuyên bố hoan nghênh lời hứa của Bắc Triều Tiên ngừng các vụ thử tên lửa và cho biết Nhật Bản đang xem xét việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Trong bối cảnh trên, đầu tháng 12/1999, một đoàn đại biểu các thành viên Quốc hội Nhật Bản do cựu Thủ tướng Murayama dẫn đầu đã tới thăm Bình Nhưỡng. Phái đoàn Nhật Bản đã đồng ý với Bắc Triều Tiên sẽ sớm nối lại đối thoại giữa hai nước mà không có bất cứ điều kiện nào. Ngay sau khi phái đoàn Murayama trở về, Thủ tướng Obuchi hứa sẽ nỗ lực hướng tới sớm nối lại đàm phán bình thường hoá với Bình Nhưỡng.
Có thể thấy rằng chính sách Bắc Triều Tiên của Nhật Bản bắt đầu từ 1990 đã chuyển từ không công nhận sang mối quan hệ hướng tới bình thường hoá. Sự chuyển biến này là cần thiết trong bối cảnh thay đổi mô hình hợp tác giữa các cường quốc trong khu vực với hai miền Triều Tiên. Tiến bộ trong quan hệ giữa hai nước sẽ góp phần thúc đẩy nền hoà bình trên bán đảo Triều Tiên cũng như ở khu vực Đông Bắc Á.
Tiểu kết
Trước những biến động lớn của thế giới với nhiều xu hướng phát triển khác nhau, nước Nhật đã có những thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình nhằm biến nước Nhật trở thành một cường quốc về chính trị, xoá bỏ hình ảnh một nước Nhật trong chiến tranh lạnh tuy là một người khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về chính trị. Với mục tiêu như vậy, Nhật Bản đã dần dần thoát được sự ảnh hưởng sâu sắc của Mỹ trong chính sách đối ngoại của mình, một mặt vẫn duy trì Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, một mặt tăng cường quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Một trong những mục tiêu của Nhật là trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong khu vực châu Á, nhằm cạnh tranh với Mỹ và các nước Tây Âu. Chính vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu này, Nhật Bản đã xác định ưu tiên hàng đầu cho khu vực châu Á trong chính sách đối ngoại của mình mà trước hết là khu vực Đông Bắc Á.
Chiến tranh lạnh kết thúc nhưng hậu quả của nó vẫn còn tồn tại nặng nề ở khu vực Đông Bắc Á. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga, vấn đề Đài Loan, tình trạng chia cắt hai miền bán đảo Triều Tiên vẫn còn là những nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc tới sự ổn định và hoà bình của khu vực. Bên cạnh đó, hậu quả do chiến tranh thế giới thứ hai để lại cùng với những suy nghĩ về hình ảnh một nước Nhật quân phiệt cũng là một nhân tố gây cản trở cho Nhật Bản trong việc tiến tới thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước khu vực Đông Bắc Á.
Chương 3: Triển vọng về quan hệ Nhật Bản - Đông Bắc Á
trong thế kỷ XXI
Quả thực, sau khi trở thành "người khổng lồ kinh tế", bằng cách điều chỉnh chiến lược đối ngoại trước cộng đồng quốc tế, Nhật Bản đã phần nào xoá được hình ảnh "chàng lùn về chính trị" của mình. Với việc tích cực tham gia vào các hoạt động quốc tế từ khu vực cho đến LHQ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao và văn hoá - xã hội... vai trò của Nhật Bản đã dần dần được thừa nhận và hoan nghênh bên cạnh các nước khác. Bước sang thế kỷ XXI, tình hình Nhật Bản có những nét điển hình sau:
Về kinh tế, đây là điểm mạnh nhất của Nhật Bản. Là một cường quốc kinh tế thứ hai sau Mỹ trên thế giới, GDP đạt 5110 tỷ USD/năm, chiếm 17,7% sản xuất thế giới và 8% trong xuất khẩu thế giới. Với một nền kinh tế có tiềm lực khoa học kỹ thuật mạnh mẽ đuổi kịp và cạnh tranh với Tây Âu và Mỹ, Nhật Bản là nước có được số lượng vốn khổng lồ của thế giới trong thương mại và đầu tư cùng với lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất trên thế giới và Nhật Bản có đầy đủ tư thế để tham dự một cách có hiệu quả vào các công việc quốc tế. Bằng những hành động viện trợ, Nhật Bản đã để lại những ấn tượng tốt đẹp tại nhiều nước từ châu Phi, Mỹ La tinh cho đến châu Á. Gần đây nhất là Nhật Bản đã đứng ra giúp khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á và được nhiều nước đánh giá cao.
Tuy nhiên, Nhật Bản đã rơi vào tình trạng kinh tế suy thoái, trì trệ kéo dài 10 năm, đến nay triển vọng vẫn chưa sáng sủa. Đây chính là bất lợi làm cho sự ngưỡng mộ "thần kỳ" Nhật Bản không còn được như trước nữa. Mô hình phát triển kinh tế Nhật Bản đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Khủng hoảng kinh tế tất yếu sẽ dẫn tới nguồn ODA và đầu tư của Nhật Bản vào các nước khác đặc biệt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ giảm đi. Mặc dù những năm vừa qua, vấn đề cải cách, xây dựng lại đất nước Nhật Bản đã có sự nhất trí cao nhưng cải cách như thế nào, với tốc độ ra sao thì chưa rõ ràng. Vì vậy, Nhật Bản khó trở lại thời kỳ tăng trưởng cao như thập kỷ 60 và 70 tuy trong thế kỷ mới Nhật Bản vẫn duy trì được vị trí là "người khổng lồ về kinh tế" của mình.
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cạnh tranh về kinh tế và khoa học công nghệ nhằm giành vị trí tối ưu trong nền kinh tế thế giới giữa các trung tâm Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc sẽ diễn ra gay gắt hơn dưới nhiều hình thức như gây sức ép mở rộng thị trường, đe doạ trừng phạt, cấm vận kinh tế, chiến tranh thương mại... Tình trạng đó sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, sẽ diễn ra các cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đồng đôla Mỹ, EURO, Yên Nhật cũng như trong việc cơ cấu lại thể chế tài chính tiền tệ quốc tế.
Về quân sự, lợi thế về mặt này trước hết phải kể đến là do được sự bảo trợ dưới ô an ninh quân sự của Mỹ, Nhật Bản có thể tập trung và phát triển kinh tế đầy ưu thế trong sự cân bằng an ninh với các thế lực khác mặc dù vẫn phải cáng đáng một phần kinh tế cho việc này. Sau nữa, Nhật Bản còn có một tiềm lực kinh tế và kỹ thuật hùng hậu nên có thể đáp ứng dễ dàng về mặt trang bị vũ khí hiện đại khi cần thiết phục vụ cho quan điểm xây dựng một lực lượng phòng vệ tinh nhuệ. Là một nền kinh tế có GDP khổng lồ chỉ sau Mỹ nên chi phí 1% GDP cho quốc phòng của Nhật Bản không phải là một khoản nhỏ, chính vì thế càng gần đây lực lượng phòng vệ Nhật Bản phát triển càng mạnh và nhanh về chất lượng.
Nhưng vì Nhật Bản là một đất nước không bình thường nên lĩnh vực quân sự của Nhật Bản có những điểm yếu nhất định. Trước hết đó là do hậu quả của lịch sử để lại. Hiến pháp 1946 (điều 9) sau Chiến tranh thế giới thứ hai quy định Nhật Bản hạn chế việc duy trì hải, lục, không quân và không được tham chiến ở nước ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. Thêm vào đó, Nhật Bản lại tuyên bố kiên trì ba nguyên tắc phi hạt nhân nên cho đến nay Nhật Bản chưa dám vi phạm các giới hạn này. Trong tương lai gần, Nhật Bản vẫn chỉ là một quốc gia "phòng ngự mang tính ngăn chặn" có sức răn đe quân sự nhưng chưa trở thành quốc gia quân sự.
Thứ nhất là do chính sách cơ bản của Mỹ đối với Nhật Bản trong lĩnh vực an ninh quân sự chỉ trên cơ sở phù hợp với yêu cầu chiến lược của Mỹ, không cho phép Nhật Bản trở thành cường quốc quân sự có thể thách thức Mỹ.
Thứ hai là do Nhật Bản phát triển hoà bình từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nên ảnh hưởng của chủ nghĩa hoà bình trong nhân dân rất lớn, các thế lực bảo thủ cũng không dám đi ngược lại quá mức sự phản đối của nhân dân Nhật Bản. Bên cạnh đó, bản thân nước Nhật cũng chưa có vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom chiến lược và hàng không mẫu hạm tiến công. Gần đây, Nhật Bản lại rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái và điều này phần nào ảnh hưởng đến tốc độ đổi mới trang thiết bị vũ khí của Nhật Bản.
Thứ ba, các nước Châu Á rất nhạy cảm và vẫn giữ thái độ cảnh giác với hướng phát triển thực lực quân sự của Nhật Bản. Dĩ nhiên, nếu Nhật Bản có sự phát triển quân sự quá mức sẽ phải đối mặt với khu vực này và đây thực sự là trở ngại lớn cho con đường trở thành nước lớn chính trị của Nhật Bản.
Về đối ngoại, có thể thấy trong bối cảnh quốc tế như hiện nay Nhật Bản sẽ tiếp tục những đường hướng đã định ra trong quan hệ với các đối tác chính trước đây.
Quan hệ với Mỹ vẫn là trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản nhưng không còn là trụ cột duy nhất nữa. Hiện nay, ở châu Á, Nhật Bản là đồng minh quan trọng của Mỹ nhưng lại có lợi ích đan xen và không phải lúc nào cũng phù hợp với lợi ích của Mỹ. Những năm gần đây, quan hệ Mỹ - Nhật nảy sinh nhiều vấn đề. Các mâu thuẫn vốn có đã nổi lên căng thẳng hơn, chủ yếu là thâm hụt trong cán cân buôn bán và tranh giành quyền chủ đạo kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây có thể là một cơ hội tốt để Nhật Bản giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ và có vai trò năng động tích cực hơn trên trường quốc tế.
Vấn đề ở chỗ, sự vươn lên của Nhật Bản trong thế kỷ XXI nhằm trở thành một cường quốc toàn diện sẽ đứng trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, sự kiềm chế của Mỹ và sự nghi ngại của các nước trong khu vực. Nhật Bản có thể khắc phục được sự trì trệ kinh tế hiện nay để vươn lên nữa nhưng trở thành một cường quốc toàn diện là điều chưa có khả năng, thậm chí ngay việc lấy lại được tốc độ phát triển mạnh như những năm 50 cũng khó trở thành hiện thực. Do đó, Nhật Bản chủ yếu vẫn sẽ chỉ là cường quốc kinh tế đi đôi với việc gia tăng ít nhiều vị trí chính trị và phần nào có sức mạnh quân sự.
Trung Quốc và Nhật Bản đều là những nước quan trọng ở châu Á, mối quan hệ hai bên như thế nào không những ảnh hưởng đến sự phát triển của hai nước mà còn ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực. Cả hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ giữa hai bên nên đã gác bất đồng để đưa trở lại quỹ đạo phát triển bình thường. Bên cạnh tâm lý lo ngại Trung Quốc sẽ phát triển mạnh mẽ về kinh tế quân sự để trở thành một đối thủ cạnh tranh khổng lồ, Nhật Bản còn có nhu cầu hợp tác hơn nữa với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng muốn phát triển kinh tế và phát huy được tác dụng của mình trong các công việc quốc tế thì cần phải dựa vào thị trường, tài nguyên và nhân lực, vật lực của Trung Quốc. Với lợi ích kinh tế như vậy, Nhật Bản tránh đối đầu quân sự với Trung Quốc, hướng quan hệ Trung - Nhật vào hợp tác hơn là đối kháng. Hơn thế nữa, Trung Quốc lại là một nước lớn có vai trò quan trọng trên trường quốc tế nên Nhật Bản rất cần sự ủng hộ của Trung Quốc trong các diễn đàn của LHQ cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ngoài ra, lợi ích chung trong việc chống lại "một cực" do Mỹ thống trị cùng với những giới hạn trong quan hệ Trung - Mỹ, Nhật - Mỹ, Nhật Bản buộc phải có một mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc. Do vậy, trong thời gian tới, Nhật Bản vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách hai mặt của mình đối với Trung Quốc. Một mặt, Nhật Bản ngày càng coi trọng quan hệ với Trung Quốc để vươn lên hàng ngũ những nước lớn trên thế giới. Mặt khác, Nhật Bản vẫn thực hiện chính sách "tiếp xúc và kiềm chế" của Mỹ, cùng với Mỹ và Nga kiềm chế, chống lại Trung Quốc.
Trở ngại lớn nhất trong quan hệ an ninh đối ngoại của Nhật Bản với Nga cho đến nay vẫn là tranh chấp lãnh thổ khu vực quần đảo Kurin ở phía Bắc Nhật Bản, nơi tiếp giáp với vùng Hokkaido của nước này. Đây thực chất là một trở ngại lịch sử mà phía Nhật Bản nhiều lần thuyết phục, đề nghị phía Nga trao trả lại song do những lý do nhất định nên đến nay, Nhật Bản vẫn chưa đạt được điều đó. Tuy nhiên, vì cả Nga và Nhật có các mối quan hệ ràng buộc quyền lợi về nhiều mặt nên hai bên vẫn chủ yếu là cùng áp dụng giải pháp đối thoại hoà dịu trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp này. Nhật Bản đang rất cần sự ủng hộ của Nga về mặt chính trị để có thể giành được chiếc ghế uỷ viên thường trực trong Hội đồng bảo an LHQ. Về kinh tế, vùng Viễn Đông và Sibêri rộng lớn giàu tài nguyên của Nga lại rất hấp dẫn các công ty đầu tư của Nhật. Ngược lại, Nhật Bản dù kinh tế suy thoái song về thực lực vẫn còn là một cường quốc kinh tế với nguồn trợ giúp tài chính hàng năm vào loại lớn nhất cho nhiều nước trên thế giới, nhất là ở Châu Á. Chính vì thế Nga cũng đang rất cần sự trợ giúp của Nhật Bản về mặt kinh tế, trước hết là nguồn tài chính và sau đó là các quan hệ hợp tác song phương về thương mại và đầu tư.
Trong những năm tới Nhật Bản vẫn sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ ngoại giao với bán đảo Triều Tiên. Với Hàn Quốc, tuy hai nước vốn thù địch trong lịch sử xâm lược của chủ nghĩa phát xít Nhật trước đây nhưng dưới tác động của bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá các hoạt động kinh tế hiện nay đã khiến cho chính phủ và nhân dân hai nước ý thức được cần nhanh chóng vượt qua bất đồng, trở ngại trong lịch sử để thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị cùng phát triển. Nhật Bản nhận thức rằng, Hàn Quốc không chỉ là đồng minh của mình trong tam giác quan hệ liên minh Mỹ - Nhật - Hàn, mà còn là bạn láng giềng có thể trợ giúp Nhật Bản trong trường hợp Bắc Triều Tiên hành động cứng rắn đối với Nhật Bản. Mặc dù vậy, những quá khứ đau thương trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh trong tiềm thức người dân Hàn Quốc cho nên bất kỳ một hành động nào của Nhật Bản đều có thể gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ, điển hình như việc Nhật Bản cho xuất bản sách giáo khoa lịch sử phủ nhận tính chất phi nghĩa, dã man của cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên và một số nước Châu Á khác do Nhật gây ra hay như chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Koizumi năm 2001.
Với Bắc Triều Tiên, Nhật Bản định hướng sẽ tiếp tục hợp tác kinh tế sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ bằng cách viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo, cho vay với lãi suất thấp... Nhưng bất đồng lớn nhất trong tiến trình bình thường hoá quan hệ hai nước hiện nay là vấn đề bồi thường chiến tranh mà Bắc Triều Tiên đưa ra vẫn chưa đạt được sự thống nhất nào giữa hai bên. Bên cạnh đó, vấn đề gia tăng chương trình hạt nhân của nước này với nhiều cuộc phóng thử tên lửa bay vào không phận của Nhật Bản không chỉ làm cho Nhật Bản mà cả khu vực Đông Bắc Á và cả thế giới phải lo ngại.
KẾT LUẬN
Như vậy sau chiến tranh lạnh, vị thế của Nhật Bản ở khu vực cũng như trên quốc tế đã được nâng cao rõ rệt. Điều này, một mặt, phản ánh thực trạng là nhân tố kinh tế đã trở nên quan trọng hơn trong quan hệ quốc tế và với tiềm lực kinh tế của mình, đương nhiên Nhật Bản phải có tiếng nói quan trọng hơn tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, mặt khác cũng cho thấy những thay đổi trong cách thức tiến hành chính sách đối ngoại của Nhật Bản theo hướng tự tin và chủ động hơn với hầu hết các đối tác quan trọng.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã nhanh chóng tận dụng thời cơ, thực hiện những điều chỉnh kịp thời trong chính sách đối ngoại của mình để vươn lên vị thế nước lớn. Từ một nước hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ về đường lối đối ngoại sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã có được một chính sách đối ngoại độc lập hơn, đồng thời đẩy mạnh quan hệ ngoại giao đa phương với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc từ những năm 50, Nhật Bản đã sớm vượt qua các nền kinh tế lớn mạnh trước đây như Pháp, Anh, Đức... để chiếm vị trí cường quốc kinh tế thứ hai chỉ sau Mỹ. Lý do này đã khiến Nhật Bản phải tìm kiếm cho mình một vị thế, vai trò lớn hơn trên chính trường quốc tế tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình mà trước hết là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Bên cạnh thúc đẩy mối quan hệ với các nước ASEAN, Nhật Bản còn chú trọng tới quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Đông Bắc Á. Đây là khu vực bao gồm nhiều nước có ảnh hưởng lớn tới hoà bình và ổn định trên thế giới, là khu vực còn chịu nhiều hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh như tình trạng chia cắt hai miền Nam Bắc Triều, vấn đề tranh chấp lãnh thổ phía Bắc giữa Nhật và Nga, vấn đề Đài Loan với Trung Quốc.
Cho đến thời điểm chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực, chủ yếu là về kinh tế nhưng chỉ với Trung Quốc là ký được Hiệp ước hoà bình. Tới nay, Nhật Bản vẫn trên con đường bình thường hoá quan hệ với Bắc Triều Tiên và tiến tới ký kết Hiệp ước hoà bình với Nga. Tuy nhiên, Nhật Bản gặp không ít khó khăn khi mà các mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên không đi đến một sự thống nhất nào.
Trở ngại lớn nhất trong quan hệ Nhật Bản - Đông Bắc Á thời kỳ sau chiến tranh lạnh ở đây là các vấn đề lịch sử như vấn đề tranh chấp chủ quyền của bốn hòn đảo phía Bắc Nhật Bản với Nga, vấn đề giải quyết bồi thường chiến tranh cho Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên cùng với thái độ nghi ngờ, thiếu tin tưởng lẫn nhau. Những vấn đề phức tạp như thế này khó mà giải quyết được nếu như cả hai bên không cùng nhân nhượng, thương lượng nhằm tiến tới xây dựng mối quan hệ toàn diện chứ không chỉ về lĩnh vực kinh tế.
Một đặc điểm nữa có thể nhận thấy là những mối quan hệ trên đều được đặt trong sự ảnh hưởng của Mỹ. Điều đó thể hiện Liên minh Mỹ - Nhật vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật và chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò nhân tố quan trọng trong các quan hệ này ở thế kỷ XXI.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và liên kết với thế giới, bởi vậy việc nhận thức đầy đủ về những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, trong đó có Nhật Bản trở nên hết sức cần thiết. Rõ ràng là những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đặc biệt là với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, an ninh và các quan hệ song phương khác là điều đáng quan tâm. Thừa nhận những hướng điều chỉnh quan trọng đó của Nhật Bản, tìm cách chia sẻ với họ trong những vấn đề có thể đặc biệt trên phương diện an ninh, kinh tế sẽ không chỉ tạo ra một không khí hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển mà còn là một dấu hiệu chứng tỏ cho cộng đồng quốc tế và với Nhật Bản về khả năng thích ứng của Việt Nam đối với một môi trường quốc tế đầy biến động sau chiến tranh lạnh.
Trong khoảng hơn một thập kỷ sau chiến tranh lạnh, thế giới đã chứng kiến những thay đổi của Nhật Bản. Những gì mà Nhật Bản đạt được thời gian qua đã khẳng định đường lối đối ngoại mà Chính phủ Nhật Bản đã theo đuổi. Bất chấp những khó khăn còn tồn tại trước mắt, trong tương lai Nhật Bản sẽ còn đạt được vai trò to lớn hơn nữa. Hy vọng khi trở thành uỷ viên Hội đồng bảo an LHQ, Nhật Bản sẽ có những thuận lợi hơn trên con đường khẳng định cường quốc chính trị của mình.
PHỤ LỤC
Phô lôc 1
NHỮNG SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
CỦA NHẬT BẢN VỚI HÀN QUỐC
NĂM 1965
- Tháng 2: Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản Shiina Etsusaburo thực hiện chuyến thăm Hàn Quốc và bày tỏ một sự “hối hận sâu sắc” về giai đoạn “đau khổ” của Hàn Quốc trong quá khứ. Trong chuyến đi thăm này, Hiệp ước về các quan hệ cơ bản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc tạm thời được ký tắt.
- Tháng 6: Hiệp ước về các quan hệ cơ bản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có kèm theo các thoả thuận bổ xung đã được chính thức ký kết.
- Tháng 12: Hiệp ước về các quan hệ cơ bản giữa Nhật Bản và Hàn Quốc có hiệu lực và các quan hệ ngoại giao đã được bình thường hóa.
NĂM 1966
- Tháng 3: Hiệp định mậu dịch Nhật - Hàn đã được ký kết và có hiệu lực.
NĂM 1971
- Tháng 7: Thủ tướng Nhật Bản Sato Eisaku thăm Hàn Quốc, tham dự lễ nhậm chức Tổng thống của Park Chung Hee.
NĂM 1973
- Tháng 8: Kim Dea Jung bị bắt tại một khách sạn ở thủ đô Tokyo.
NĂM 1974
- Tháng 8: xảy ra vụ mưu sát Tổng thống Park Chung Hee. Tổng thống thoát chết nhưng vợ ông ta bị thiệt mạng và Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei đã bay sang Hàn Quốc tham dự lễ tang này.
NĂM 1978
- Tháng 6: một loạt hiệp định được ký kết và có hiệu lực giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về việc cùng phát triển, khai thác phần phía Nam thềm lục địa có tính chồng lấn giữa hai nước và thiết lập đường biên giới biển ở phần phía Bắc.
NĂM 1982
- Tháng 7: Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi chính phủ Nhật Bản đính chính lại một số đoạn trong nội dung lịch sử Nhật Bản.
NĂM 1983
- Tháng 1: Thủ tướng Nhật Bản Nakasone Yasuhiro thăm Hàn Quốc và công bố thông cáo chung Nhật - Hàn.
NĂM 1984
- Tháng 9: Tổng thống Hàn Quốc Chun Doo Hwan thăm Nhật Bản và công bố Thông cáo chung Hàn - Nhật.
NĂM 1985
- Tháng 12: Hiệp định giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Hàn Quốc về hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ được ký kết và có hiệu lực.
NĂM 1986
- Tháng 9: Bộ trưởng Bộ giáo dục Nhật Bản Fujio Masayuki đưa ra một số nhận xét gây tranh cãi và đã bị cách chức. Thủ tướng Nakasone thăm Hàn Quốc, tham dự lễ khai mạc Đại hội thể thao châu Á lần thứ 10 tại Seoul và diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh hai nước.
NĂM 1988
- Tháng 2: Thủ tướng Nhật Bản Takeshita Noboru thăm Hàn Quốc và dự lễ nhậm chức Tổng thống của Roh Tae Woo.
- Tháng 9: Thủ tướng Takeshita thăm lại Hàn Quốc và tham dự lễ khai mạc Đại hội Olympic Seoul.
NĂM 1990
- Tháng 5: Tổng thống Roh Tea Woo thăm Nhật Bản và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn.
NĂM 1991
- Tháng 1: Thủ tướng Kaifu Toshiki thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh.
NĂM 1992
- Tháng 1: Thủ tướng Miyazawa Kiichi thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh.
- Tháng 11: Tổng thống Roh Tea Woo thăm Nhật Bản và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh tại Tokyo.
NĂM 1993
- Tháng 11: Thủ tướng Hosokawa Morihiro thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn tại Kyongju.
NĂM 1994
- Tháng 3: Tổng thống Kim Young Sam thăm Nhật Bản và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn.
- Tháng 7: Thủ tướng Murayama Tomiichi thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn.
NĂM 1995
- Tháng 11: Tổng thống Kim Young Sam đi Nhật Bản tham dự Hội nghị hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Osaka và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn.
NĂM 1996
- Tháng 3: Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn được tổ chức tại Băng Kốc (Thái Lan).
- Tháng 5: Tổ chức FIFA quyết định Nhật Bản và Hàn Quốc đồng tổ chức đăng cai giải bóng đá chung kết thế giới.
- Tháng 6: Thủ tướng Hashimoto Ruytaro thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn tại đảo Cheju.
NĂM 1997
- Tháng 1: Tổng thống Hàn Quốc Kim Young Sam thăm Nhật Bản và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn tại Beppu (Nhật Bản).
NĂM 1998
- Tháng 3: Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Obuchi Keizo thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ với Tổng thống Kim Dae Jung.
- Tháng 4: Cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn được tổ chức tại London (Anh).
- Tháng 10: Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung thăm Nhật và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh. Thông cáo về Tuyên bố chung Nhật - Hàn, Hiệp định mới về đánh cá và một số Hiệp định khác được ký kết. Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu đặt lên đàm phán về tự do hoá các sản phẩm văn hoá của Nhật Bản.
- Tháng 11: Các bộ trưởng của nội các hai nước gặp nhau tại Kagoshima (Nhật Bản) cho vòng đàm phán đầu tiên.
NĂM 1999
- Tháng 2: Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Mashiko thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ với người đồng sự Hàn Quốc.
- Tháng 3: Thủ tướng Nhật Bản Obuchi thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn.
- Tháng 9: Tổng thống Hàn Quốc Kim Jong Pil thăm Nhật Bản.
- Tháng 10: Vòng đàm phán thứ hai của các Bộ trưởng nội các hai nước họp tại đảo Cheju (Hàn Quốc).
NĂM 2000
- Tháng 5: Thủ tướng Mori Yoshiro thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh.
- Tháng 6: Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung thăm Nhật Bản và tham dự lễ tang của cố thủ tướng Nhật Bản Obuchi và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn.
- Tháng 9: Tổng thống Kim lại đến thăm Nhật và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh tại Atami.
NĂM 2001
- Tháng 10: Vào ngày 15, Thủ tướng Nhật Bản Koizumi Junichiro thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh và ngày 20 lại có cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Nhật - Hàn tại Thượng Hải (Trung Quốc).
(Nguồn tài liệu: Theo Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5(47) tháng 10/2003, trang 75, 76).
Phôc lôc 2
TÁI XÁC ĐỊNH LIÊN MINH MỸ - NHẬT
Vào tháng 1/1992, Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa Kiichi và Tổng thống Mỹ George Bush đã ra Tuyên bố chung tại Tokyo, trong đó bày tỏ Mỹ và Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để xây dựng mối quan hệ đối tác toàn cầu, đồng thời khẳng định vai trò của Liên minh hai nước không còn hạn chế vào vấn đề phòng thủ và mở rộng ra hợp tác phòng thủ song phương.
Ngày 17/4/1996, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Nhật Bản và Mỹ đã ký Tuyên bố chung về đảm bảo an ninh. Tuyên bố chung khẳng định quan hệ an ninh Mỹ - Nhật vẫn là trụ cột trong chính sách an ninh của mỗi bên ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương nhằm đạt được mục tiêu an ninh chung, đưa quan hệ song phương bước vào giai đoạn mới. Thoả thuận này đưa đến việc Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật quy định vai trò của Nhật Bản trong việc đối phó với tình huống ở các vùng xung quanh Nhật Bản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh của nước này. Thủ tướng Hashimoto và Tổng thống Clinton cũng tuyên bố “tiếp tục tham khảo ý kiến một cách chặt chẽ về chính sách phòng thủ và vị thế quân sự, kể cả cơ cấu lực lượng Mỹ ở Nhật Bản”.
Mục đích của Tuyên bố chung là bảo đảm Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật chuyển từ “nhằm vào Liên Xô” sang “khống chế khu vực, kiểm soát cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khống chế Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, ngăn chặn Nga và bảo vệ lợi ích chung của Nhật Bản và Mỹ ở khu vực này”.
Nội dung chính của Tuyên bố chung này là:
- Tăng cường trao đổi thông tin và quan điểm về tình hình quốc tế và tham khảo ý kiến về chính sách quốc phòng và vị thế quân sự.
- Kiểm điểm phương châm hợp tác phòng thủ 1978 và nghiên cứu về hợp tác song phương trong việc đối phó với tình huống ở những vùng xung quanh Nhật Bản có ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh của Nhật Bản.
- Tăng cường hợp tác trên cơ sở hiệp định Mỹ - Nhật liên quan đến cung cấp hậu cần, cung ứng trang thiết bị và dịch vụ giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và lực lượng Mỹ.
- Tăng cường trao đổi công nghệ và thiết bị cho nhau.
- Ngăn ngừa phổ biến vũ khí huỷ diệt WMD và hợp tác trong các dự án nghiên cứu về hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Trên cơ sở Tuyên bố chung, Mỹ và Nhật Bản đã tiến hành xem xét Phương châm phòng thủ tên lửa năm 1978 và công bố Phương châm phòng thủ mới vào ngày 23/9/1997 nhằm tăng thêm độ tin cậy trong quan hệ an ninh song phương. Khác với Phương châm năm 1978, Phương châm phòng thủ mới này làm rõ “vai trò và sứ mệnh của Nhật Bản” trong các cuộc xung đột bên ngoài biên giới lãnh thổ Nhật Bản.
Mục tiêu của phương châm mới là:
- Tạo cơ sở vững chắc cho hai bên hợp tác có hiệu quả hơn trong thời bình cũng như trong trường hợp có một cuộc tấn công vũ trang vào Nhật Bản và trong những tình huống ở những vùng xung quanh Nhật Bản ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh của Nhật Bản.
- Tạo khuôn khổ chung và phương hướng chính sách cho sự hợp tác hai bên, cũng như phương thức chính sách phối hợp và hợp tác cả trong thời bình cũng như trong các tình huống khẩn cấp.
Phương châm năm 1997 đưa ra những nguyên tắc cơ bản sau
- Quyền và nghĩa vụ theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật quy định và những dàn xếp liên quan cũng như khuôn khổ liên minh Mỹ - Nhật là không thay đổi.
- Nhật Bản sẽ tiến hành tất cả các hành động theo quy định của Hiến pháp và phù hợp với những nguyên tắc cơ bản trong chính sách quốc phòng chỉ là phòng vệ và ba nguyên tắc phi hạt nhân.
- Tất cả những hành động do Nhật Bản và Mỹ tiến hành phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và các hiệp định quốc tế như Hiến chương LHQ.
- Phương châm này không ràng buộc hai chính phủ phải có các biện pháp về mặt lập pháp, ngân sách và hành chính.
Phương châm mới xác định vai trò của liên minh thời kỳ sau chiến tranh lạnh gồm hợp tác trong điều kiện bình thường, hành động đối phó với một cuộc tấn công chống lại Nhật Bản và hợp tác trong những tình huống ở các vùng xung quanh Nhật Bản mà có ảnh hưởng quan trọng tới hoà bình và an ninh của Nhật Bản. Phương châm mới cũng bao gồm những mục tiêu không nằm trong phương châm cũ như hợp tác trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ, cứu trợ nhân đạo quốc tế, hoạt động cứu trợ khẩn cấp.
Hợp tác trong điều kiện bình thường
Theo phương châm mới này, Nhật Bản sẽ duy trì khả năng phòng thủ trong phạm vi tự vệ trên cơ sở Đề cương phòng thủ quốc gia năm 1995 và Mỹ sẽ duy trì các lực lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các lực lượng khác có khả năng hỗ trợ cho lực lượng này. Như vậy, ngay cả trong điều kiện bình thường, hợp tác Nhật - Mỹ không chỉ bảo vệ Nhật mà mở rộng ra cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các lĩnh vực hợp tác bao gồm chia sẻ thông tin, quan điểm về tình hình thế giới, đặc biệt về tình hình khu vực, kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị, đối thoại về an ninh, tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của LHQ, các hoạt động cứu trợ nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp, vạch kế hoạch phòng thủ chung, tập trận và huấn luyện chung, thành lập cơ chế phối hợp trong các tình huống khẩn cấp.
Hợp tác để đối phó với một cuộc tấn công vũ trang vào Nhật Bản
Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang vào Nhật Bản, trước tiên Nhật Bản sẽ tiến hành các hoạt động để đối phó lại và Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động hỗ trợ Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Lực lượng của Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động chung giữa các binh chủng hải, lục, không quân và sử dụng các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản để đối phó với cuộc không kích, đổ bộ bằng đường hàng không và đường biển từ bên ngoài. Trong trường hợp chỉ có các hoạt dộng du kích hay biệt kích chống Nhật Bản thì Nhật Bản sẽ tiến hành các hoạt động đẩy lùi và Mỹ sẽ có các hoạt động hỗ trợ thích hợp tuỳ thuộc vào tình hình.
Hợp tác trong các tình huống ở những vùng xung quanh Nhật Bản
Mỹ và Nhật Bản cam kết sử dụng mọi biện pháp, kể cả những nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn các tình huống xảy ra ở những vùng xung quanh Nhật Bản. Những hình thức và lĩnh vực hợp tác bao gồm các hoạt động và biện pháp cứu trợ nhằm đối phó với vấn đề người tị nạn, các hoạt động sơ tán phi quân sự, các hoạt động nhằm bảo đảm tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt kinh tế. Nhật Bản hỗ trợ lực lượng Mỹ trong các hoạt động như cung cấp tiện nghi và đất đai kể cả tiện nghi của lực lượng phòng vệ, hỗ trợ hậu cần gồm cung ứng vật tư vận tải, duy tu bảo dưỡng, dịch vụ y tế, an ninh, thông tin liên lạc… Hai bên hợp tác trong các lĩnh vực cảnh giới, chia sẻ tin tức tình báo, quét mìn quản lý không phận và hải phận.
Nếu theo khái niệm về mặt địa lý, phạm vi “động thái xung quanh” mà Phương châm phòng thủ Mỹ - Nhật mới xác định là vùng “Viễn Đông” và khu vực “xung quanh vùng Viễn Đông” được xác định trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, tức là cả một vùng rộng lớn từ Philippin đến bán đảo Sakhalin của Nga, trong đó bao gồm cả bán đảo Triều Tiên và Đài Loan. Qua đó thấy được mối quan hệ của Nhật và Mỹ đã có sự thay đổi, từ bảo vệ an ninh Nhật Bản là chủ yếu chuyển sang hướng ra bên ngoài, kiểm soát và tham gia vào xung đột khu vực xung quanh nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phản ứng của khu vực đối với việc nâng cấp Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ
Phản ứng của Trung Quốc
Do Phương châm mới được xem xét ngay lại sau khi xảy ra khủng hoảng ở eo biển Đài Loan tháng 3/1996 nên Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về ý đồ của Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt liên quan đến cái gọi là “tình huống ở các vùng xung quanh Nhật Bản”. Sự phản đối cuả Trung Quốc đối với Phương châm này được thể hiện trực tiếp khi Bộ ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng bất kỳ hành động nào dù trực tiếp hay gián tiếp nhằm vào eo biển Đài Loan trong khuôn khổ hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật đều là sự can thiệp và vi phạm các chủ quyền củaTrung Quốc.
Phản ứng trên bán đảo Triều Tiên
Trên bán đảo Triều Tiên , CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc cũng bày tỏ thái độ lo ngại trước Phương châm phòng thủ Mỹ - Nhật. Thực chất phương châm này là nhằm vào bán đảo Triều Tiên vì Mỹ vẫn coi CHDCND Triều Tiên là mối đe doạ tiềm tàng đối với cả Mỹ và Nhật Bản. CHDCND Triều Tiên đã công khai lên án Mỹ và Nhật Bản dùng Phương châm phòng thủ mới làm cơ sở cho mưu toan phá hoại hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hàn Quốc thì bày tỏ lo ngại trước vai trò mở rộng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản nhưng do Hàn Quốc vẫn duy trì Hiệp ước an ninh với Mỹ nên Hàn Quốc chỉ bày tỏ mong muốn liên minh Mỹ - Nhật vẫn là một “quá trình công khai rõ ràng”.
Phản ứng của Đài Loan
Trái với sự phản ứng của Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và thái độ lo ngại của Hàn Quốc, Đài Loan hoan nghênh Mỹ và Nhật Bản mở rộng phạm vi hợp tác an ninh ra toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 17/4/1996, giới cầm quyền Đài Loan ủng hộ việc nghiên cứu các tình huống khẩn cấp ghi trong Tuyên bố an ninh Mỹ - Nhật 1996. Sau sự kiện Trung Quốc phóng tên lửa qua eo biển Đài Loan (tháng 3/1996), Đài Loan nhận thấy việc mở rộng hợp tác quân sự Mỹ - Nhật để kiềm chế hành động đe doạ của Trung Quốc với Đài Loan.
Phản ứng ở Đông Nam Á
Đối với các nước Đông Nam Á, một số nước không bày tỏ thái độ hoặc phản ứng nhẹ nhàng, một số khác tỏ thái độ ủng hộ Phương châm phòng thủ mới Mỹ - Nhật vì các nước này cho rằng việc duy trì và tái xác định liên minh an ninh Mỹ - Nhật sẽ kiềm chế khả năng quân sự của Nhật Bản và các hành động quân sự của Mỹ ở khu vực. Trong số này, Philippin và Thái Lan là những nước ủng hộ Phương châm này mạnh hơn cả, vì hai nước này có quan hệ đồng minh với Mỹ.
Nhiều nước Đông Nam Á cho rằng Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật ở khía cạnh nào đó góp phần duy trì thế cân bằng quyền lực trong khu vực nhưng mặt khác cũng e ngại sự mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và sự tham gia quá mức của Mỹ vào công việc nội bộ của khu vực. Trong khi các nước trong khu vực đang tìm kiếm mô hình hợp tác an ninh đa phương thông qua diễn đàn ARF thì Mỹ và Nhật Bản lại tăng cường liên minh an ninh song phương. Rõ ràng sự tăng cường này đã làm cản trở tiến trình hợp tác an ninh đa phương trong khu vực.
Mặc dù Nhật Bản luôn cam kết không trở thành cường quốc quân sự song các nước khác không thể không nghi ngại về khả năng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, quân phiệt khi có cơ hội sẽ trỗi dậy làm đảo lộn cục diện nước Nhật được thiết lập từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Thực tế cho thấy, ngay sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bị phương Tây nhất là Mỹ chỉ trích về “chính sách ngoại giao cắt séc”, Nhật Bản đã khôn khéo lách qua kẽ hở của những ràng buộc về mặt pháp lý để mở rộng dần vai trò an ninh của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhật Bản không nhận được sự ủng hộ của khu vực cho một vai trò lớn hơn như vậy. Với các nước khu vực, món nợ lịch sử vẫn là cơ sở để các nước này nghi ngờ và lo ngại Nhật Bản có thể quay lại chủ nghĩa quân phiệt. Mặt khác, các nước trong khu vực cũng lo ngại rằng Nhật Bản có thể tái vũ trang , tăng cường sức mạnh quân sự của mình, thậm chí trở thành một cường quốc hạt nhân do môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản chứa đựng những mâu thuẫn mà có thể nổ ra thành xung đột bất kỳ lúc nào và trong trường hợp có sự đổ vỡ trong liên minh Mỹ - Nhật. Do vậy, cũng có thể hiểu tại sao các nước ở khu vực này có thái độ nước đôi với việc nâng cấp liên minh Mỹ - Nhật.
(Nguồn tài liệu: HVQHQT, Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Nxb CTQG, HN, 2003, tr. 184- 207).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ NG, Sổ tay kiến thức đối ngoại, HN, tháng 12/2002.
2. Edwin O. Reishauer, NhËt B¶n - C©u chuyÖn vÒ mét quèc gia, Nxb TK, HN, 1998.
3. GS. TS D¬ng Phó HiÖp (CB), TriÓn väng kinh tÕ NhËt B¶n trong thËp niªn ®Çu thÕ kû XXI, Nxb KHXH, HN, 2001.
4. Häc viÖn CTQG HCM, ViÖn lÞch sö §¶ng, Gi¸o tr×nh lÞch sö thÕ giíi, Nxb CTQG, HN, 2001.
5. Học viện QHQT, Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á - Th¸i B×nh D¬ng, Nxb CTQG, HN, 2003.
6. Hoµng Minh Hoa, C¶i c¸ch vÒ chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n ho¸, x· héi ë NhËt B¶n trong nh÷ng n¨m 1945 - 1951, luËn ¸n phã tiÕn sÜ, HN, 1996.
7. HVCTQG HCM, TËp bµi gi¶ng QHQT vµ ®êng lèi ®èi ngo¹i, Nxb CTQG, HN, 2001.
8. L¹i V¨n Toµn (CB), TrËt tù thÕ giíi sau chiÕn tranh l¹nh - Ph©n tÝch vµ dù b¸o, tËp II, TTKHXH, HN, 2001.
9. Lê Văn Sang, Đào Lê Minh (CB), Kinh tế Châu Á - Th¸i B×nh D¬ng, Nxb TK, HN, 1999.
10.Lu Ngäc TrÞnh, Kinh tÕ NhËt B¶n nh÷ng bíc th¨ng trÇm trong lÞch sö, Nxb TK, HN, 1998.
11.Ng« Xu©n B×nh, ChÝnh s¸ch ®èi ngo¹i cña NhËt B¶n thêi kú sau chiÕn tranh l¹nh, Nxb KHXH, HN, 2000.
12.NguyÔn Duy Quý (CB), ThÕ giíi trong hai thËp niªn ®Çu thÕ kû XXI, Nxb CTQG, HN, 2002.
13.NguyÔn Quèc Hïng, Níc NhËt thÕ kû XX, kû yÕu héi th¶o khoa häc quèc gia §«ng Ph¬ng häc ViÖt Nam lÇn thø nhÊt, Nxb §HQG, HN, 2001.
14.PGS. Lª V¨n Sang (CB), ChiÕn lîc vµ quan hÖ kinh tÕ Mü - EU - NhËt B¶n thÕ kû XXI, Nxb KHXH, HN, 2001.
15.Reihard Drifte, Japan 's Foreign Policy in the 1990s, Oxford, 1996.
16.Richard Bowring, Peter Kornicki, Bách khoa thư Nhật Bản, TT KHXH & NV, TT nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, HN, 1995.
17.Shinichi Ichimura, Kinh tế chính trị của sự phát triển khu vực Châu Á - Th¸i B×nh D¬ng, Nxb TK, HN, 1999.
18.Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, T¹p chÝ nghiªn cøu quèc tÕ sè tõ n¨m 1995 ®Õn 2003.
19.Tập thể tác giả, Kỷ yếu hội thảo phát triển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tranh chấp biển Đông, Nxb CTQG, HN, 2000.
20.TrÇn V¨n §µo - Phan Do·n Nam, Gi¸o tr×nh lÞch sö quan hÖ quèc tÕ 1945 - 1990, HVQHQT, HN, 2001.
21.TS. MÉn V¨n Mai (CB), Quan hÖ quèc tÕ, Nxb Q§ND, HN, 1999.
22.TS. NguyÔn Thanh HiÒn - TS. NguyÔn Duy Dòng (CB), NhËt B¶n - Nh÷ng biÕn ®æi chñ yÕu vÒ chÝnh trÞ trong nh÷ng n¨m 90 vµ triÓn väng, Nxb CTQG, HN, 2001.
23.TS. NguyÔn Thanh HiÒn, NhËt B¶n trong thêi kú §¶ng D©n chñ Tù do cÇm quyÒn (1955 - 1993), Nxb KHXH, HN, 2002.
24.TTXVN, NhËt B¶n chuyÓn ho¸ cêng quèc kinh tÕ thµnh cêng quèc chÝnh trÞ, TLTK sè th¸ng 12/2003.
25.TTXVN, Nhật Bản với Châu Á vµ thÕ giíi, TLTK th¸ng 8/1994.
26.ViÖn KTTG - TT Kinh tÕ Ch©u ¸ - Th¸i B×nh D¬ng, An ninh kinh tÕ ASEAN vµ vai trß cña NhËt B¶n, Nxb CTQG, HN, 2001.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Nhìn lại quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á 4
trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945 - 1989)
1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai 4
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á trong thời kỳ 8
chiến tranh lạnh
Chương 2: Nhật Bản trong quan hệ với các nước Đông Bắc Á 14
thời kỳ sau chiến tranh lạnh (1991 - 2001)
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau chiến tranh lạnh 14
1.1. Bối cảnh quốc tế 14
1.2. Bối cảnh khu vực 18
2. Quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ 25
sau chiến tranh lạnh
Vài nét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản 25
sau chiến tranh lạnh
2.2. Quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Bắc Á thời kỳ 27
sau chiến tranh lạnh
2.2.1. Quan hệ với người khổng lồ Trung Quốc 27
2.2.2. Bước phát triển mới trong quan hệ Nhật - Nga 35
2.2.3. Quan hệ Nhật Bản - Bắc Triều Tiên trong thập kỷ 90 39
Chương 3: Triển vọng về quan hệ Nhật Bản - Đông Bắc Á 48
trong thế kỷ XXI
KẾT LUẬN 54
Phụ lục 57
Tài liệu tham khảo 67
Mục lục 70
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhật Bản trong quan hệ với các nưước khu vực Đông Bắc á thời kỳ sau chiến tranh lạnh.doc