Khi có các biến động bất lợi từ hoạt động đầu tư quốc tế, doanh nghiệp
bị hạn chế về nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường. Điều này sẽ
giúp doanh nghiệp chủ động trong khâu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, đồng
thời có quyết sách phù hợp với cơ hội và thách thức đặt ra từ hội nhập kinh t ế
quốc tế ngày một sâu rộng. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp nên
hướng vào việc khai thác và tập trung đẩy mạnh thị trường trong nước. Nước
ta với dân số trên 86 triệu người là một thị trường tiềm năng, việc tìm hiểu và
nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng trong nước, cung cấp những dịch vụ, sản
phẩm có chất lượng cao và độ an toàn cao, giá cả hợp lý sẽ là một chiến lược
hợp lý và có tác dụng về lâu dài.
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2007 – 2008 và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thị trường, và bị nằm trong mối tương quan so sánh với các nước xuất
khẩu khác, khiến trị giá xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của các đơn hàng
giảm trong các tháng cuối năm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho
xuất khẩu tăng thấp hoặc giảm là do giá cả xuất khẩu sụt giảm mạnh so với
cùng kỳ năm trước. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan năm 2008, trong
những tháng cuối năm 2008, dầu thô giá giảm tới 54%, đã làm giảm tới 2319
triệu USD (mặc dù lượng xuất khẩu tăng 20,2%, nhưng do giá giảm mạnh,
61
nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô đã giảm 1597 triệu USD, hay giảm 44,7%).
Cà phê do giá giảm 26,4% đã làm giảm 291 triệu USD (mặc dù lượng xuất
khẩu tăng 18,8%, nhưng do giá giảm , nên kim ngạch xuất khẩu cà phê đã
giảm 117 triệu USD, hay giảm 12,6%). Cao su do giá giảm tới 42,7%, đã làm
giảm 163 triệu USD. Gạo do giá giảm 4%, đã làm giảm 48 triệu USD. Hạt
tiêu do giá giảm 34%, đã làm giảm 47 triệu USD. Hạt điều do giá giảm 13,8%
đã làm giảm 29 triệu USD. Chè do giá giảm 1,8%, đã làm giảm 1 triệu USD.
2.2. Ảnh hƣởng của diễn biến một số đồng tiền
Trong hợp đồng mua bán quốc tế của doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu Việt Nam với bạn hàng nước ngoài, đồng USD vẫn chiếm tỷ trọng
khoảng 70% và có vai trò chi phối trong thanh toán quốc tế. Chính vì thế diễn
biến tăng giảm thất thường của đồng USD so với đồng VND đang có ảnh
hưởng lớn đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. So với
cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND năm 2008 đã tăng khoảng 9%, vượt xa mức
thay đổi quanh 1% những năm gần đây. Đặc biệt vào cuối quý III, đầu quý IV
khi đồng USD giảm giá liên tục so với các đồng tiền khác do ảnh hưởng của
các đợt cắt giảm lãi suất của Fed. Mức tăng vượt trội này đẩy chi phí nhập
khẩu, chi phí sản xuất kinh doanh của những ngành hàng có đầu vào lớn từ
nguyên liệu nhập khẩu, chi phí vay nợ ngoại tệ tăng cao. Đây cũng là năm nổi
bật khi trong báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp chi phí của tỷ giá tăng
đột biến. Biến động khó lường của tỷ giá còn thể hiện ở sự trái chiều trong
nửa đầu năm 2008 (giảm mạnh những tháng đầu năm, tăng đột biến ngay sau
đó), gây xáo trộn kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Việc
đồng USD giảm giá mạnh so với các đồng tiền khác, trong đó có đồng VND
của Việt Nam ( hay đồng VND lên giá so với đồng USD) đã khiến xuất khẩu
của nước ta vào các thị trường sử dụng đồng tiền thanh toán là đồng USD sẽ
bị lỗ về tỷ giá. Nguyên nhân là do khi vay tiền để sản xuất hoặc nhập khẩu
nguyên liệu phục vụ xuất khẩu tỷ giá VND/USD ở mức cao hơn sau khi xuất
62
khẩu thu được USD đổi ra VND. Điều này tác động không nhỏ đến hoạt động
nhập khẩu, do sức ép về nhập siêu. Khi xuất khẩu vào các thị trường, đặc biệt
là thị trường Mỹ sẽ bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác cùng mặt hàng
do hàng hoá của họ giá thấp hơn. Lâu nay đồng tiền nước ta được định giá
gắn với đồng USD. Khi giá USD giảm trên thị trường thế giới nếu không
chấp nhận cho đồng VND lên giá thì sẽ góp phần làm cho lạm phát tăng lên,
tức là “nhập khẩu lạm phát”, đồng thời người tiêu dùng sẽ phải chịu giá cả
tăng do nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu hàng hóa và nhập siêu của năm 2007
tăng cao do tăng nhu cầu nhập khẩu để phát triển nền kinh tế. Chỉ riêng nhập
khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đã chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng
hóa nhập khẩu và đóng góp 23,5% vào mức tăng chung; xăng dầu cũng chiếm
12,3% và đóng góp 9,6%; Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều
tăng cao như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng
12,2%; chất dẻo tăng 9,6%. Ngoài ra, giá đồng đô la Mỹ trên thị trường thế
giới sụt giảm so với một số ngoại tệ mạnh cũng là nhân tố làm gia tăng giá trị
nhập khẩu, khi qui đổi về USD.
Trở thành “thông lệ” của hội nhập những năm gần đây, năm 2008,
trước sự biến động của tỷ giá đồng USD/VND nhiều mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam tiếp tục đứng trước nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá, nhất là
sản phẩm dệt may và giày da. Giữa tháng 5/2008, Ấn Độ chính thức điều tra
bán phá giá đối với mặt hàng sợi vải của Việt Nam. Tiếp đó đến tháng
12/2008, Hiệp hội Công nghiệp giày Brazil cũng chính thức nộp đơn khởi
kiện giày dép Việt Nam bán phá giá… Nổi bật nhất là trường hợp Ủy ban
châu Âu (EC) lên kế hoạch rà soát chống bán phá giá đối với sản phẩm giày
da của Việt Nam; các doanh nghiệp xuất khẩu giày sẽ phải tiếp tục chịu mức
áp thuế chống bán phá giá 10%. Tính đến cuối năm 2008, ước tính đã có tổng
cộng hơn 30 vụ kiện về chống bán phá giá đối với hàng Việt Nam xuất khẩu.
Có sự hậu thuẫn của Hội đồng Tư vấn Chống bán phá giá - Phòng Thương
63
mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp ứng phó với
nguy cơ bị kiện chống bán phá giá của nước ngoài, tuy nhiên thiệt hại của các
doanh nghiệp xuất khẩu nước ta là không thế xuất khẩu được các mặt hàng
của mình để thu ngoại tệ.
64
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG BIẾN
ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA
VIỆT NAM
I. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2009
1. Tình hình giá cả thế giới
1.1. Giá thép
Tập đoàn cung cấp các dịch vụ tài chính toàn cầu Morgan Stanley đã
đưa ra dự đoán về giá thép trên thị trường thế giới trong năm 2009. Theo dự
đoán của tổ chức này giá thép thế giới năm 2009 sẽ giảm 19% so với ước tính
ban đầu, do nhu cầu của ngành xây dựng và ngành ô tô giảm và tình trạng dư
dư thừa do tồn kho tại Trung Quốc, nước tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Giá
thép thế giới năm 2009 được dự đoán sẽ ở mức trung bình 502 USD/tấn, giảm
so với mức dự đoán 619 USD/tấn trước đó và thấp hơn nhiều so với mức 854
USD/tấn của năm ngoái. Nhu cầu thép trên thế giới được dự đoán sẽ giảm
11% trong năm 2009. Tại Châu Á và Châu Âu, các nhà sản xuất thép đang
giảm mạnh sản lượng và cắt giảm việc làm do nhu cầu sụt giảm vì kinh tế thế
giới suy thoái.
1.2. Giá gạo
Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu xảy ra vào đầu năm 2008 đã
đẩy giá gạo lên mức cao kỷ lục. Theo dự đoán của Tổ chức Nông lương Liên
Hợp Quốc (FAO), bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2009 ảm đạm sẽ kéo
theo giá gạo tăng lên, tuy nhiên mức tăng sẽ giảm 23% so với mức tăng bình
quân năm 2008. Cũng theo dự báo của FAO, tổng mậu dịch gạo thế giới năm
65
2009 dự báo đạt 29,8 triệu tấn, tăng 3,2% so với 28,9 triệu tấn năm 2008,
thấp hơn so với kỷ lục 31,0 triệu tấn của năm 2007. [48]
Theo các nhà phân tích, những yếu tố đẩy giá gạo tăng là do thời tiết
không thuận lợi, đầu tư không thoả đáng và nhu cầu ngày càng tăng. Cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đã dẫn đến điều kiện vay vốn tín dụng tại các
ngân hàng trở nên hà khắc hơn, nguyên nhân khiến đầu tư vào nông nghiệp
giảm mạnh, do đó năng suất sản xuất sẽ bị suy giảm. Ngoài ra, nhu cầu về
lương thực tiếp tục tăng cao ở nhóm các nước đang phát triển (tỷ lệ gia tăng
dân số nhanh) và chương trình sản xuất nhiên liệu sinh học của nhiều nước
phát triển sẽ đẩy giá gạo lên cao. Bên cạnh đó, trước lo ngại của cuộc khủng
hoảng toàn cầu và để đảm bảo an ninh lương thực, nhiều quốc gia đã thực
hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu gạo. Điều này càng làm cho nguồn cung
gạo bị thắt chặt hơn nữa và sẽ đẩy giá gạo lên mức cao hơn trong năm 2009.
1.2. Giá dầu
Nhu cầu mua dầu thô của OPEC trên thị trường thế giới dự báo sẽ đạt
28,7 triệu thùng/ngày trong năm 2009, giảm 2,1 triệu thùng/ngày so với năm
2008. Đặc biệt, nhu cầu dầu của các quốc gia tiêu thụ dầu thô chủ yếu trên thế
giới là thành viên của OECD dự kiến sẽ giảm mạnh, trong đó nhu cầu của khu
vực Bắc Mỹ sẽ giảm còn 23,7 triệu thùng/ngày và khu vực Tây Âu giảm còn
14,75 triệu thùng/ngày. Trước tình hình đó Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)
dự báo giá dầu thô thế giới năm 2009 sẽ có sự nhích dần lên và sẽ dao động
quanh ngưỡng 50 USD/thùng vào quí I và quí II. Nguyên nhân là do triển
vọng kinh tế không mấy sáng sủa nên cầu về dầu sẽ vẫn giảm và bởi vậy giá
khó có thể tăng thêm. Trong quí III và quí IV, do các nước sẽ bắt đầu hồi
phục từ khủng hoảng nên nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ sẽ tăng lên, do vậy giá dầu
sẽ tăng lên và dao động trong khoảng 60 USD/thùng.
66
2. Thị trƣờng tài chính tiền tệ
2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng ở Mỹ và Châu Âu
Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính tiền tệ đang bao phủ “màn
đêm u ám” lên các nền kinh tế ở Mỹ và Châu Âu. Cuộc khủng hoảng đang
buộc chính phủ và NHTƯ các nước phải thực hiện hàng loạt các biện pháp,
các chính sách toàn diện để cứu thị trường tài chính trong nước và kích thích
tiêu dùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Căn cứ vào những nỗ lực của các
chính phủ và các ngân hàng Trung ương, các chuyên gia và tổ chức quốc tế
đều nhận định thị trường tài chính các nước ở Mỹ và Châu Âu sẽ có những
bước cải thiện đáng kể và phục hồi vào năm 2009, tuy nhiên trong khoảng
thời gian dài, ngắn khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Các
chuyên gia kinh tế cũng cho biết thị trường tài chính Mỹ và Châu Âu sẽ chưa
thể phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2009 do những chính sách đã và đang
triển khai vẫn cần thêm thời gian để phát huy tác dụng của nó. Theo IMF, thị
trường tài chính năm 2009 khó có khả năng rơi vào khủng hoảng sâu hơn nữa,
tuy nhiên cũng sẽ không nhanh chóng được cải thiện.
2.2. Diễn biến một số đồng tiền
Giai đoạn 2007 – 2008 đã được chứng kiến sự biến động liên tục của
nhiều đồng tiền mạnh trên thế giới. Các chuyên gia và nhà đầu tư tiền tệ hàng
đầu trên thế giới dự báo các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, EUR,
JPY sẽ chấm dứt chuỗi sụt giá khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu hồi phục. Theo
khảo sát của hãng tin tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg, đồng USD trong
năm 2009 có thể mạnh lên so với EUR và JPY nhưng sẽ giảm giá so với đồng
Bảng Anh. Đồng Bảng Anh có thể tăng 3,5% so với đồng USD trong năm nay
lên mức 1 Bảng đổi được 1,51 USD. Trong khi đó, đồng EUR sẽ giảm 8,4%
so với USD xuống mức 1,28 USD đổi được 1 EUR. JPY - một trong những
đồng tiền tăng mạnh nhất trong năm 2008 sẽ giảm 10% so với USD xuống
67
1USD = 100 JPY. Tuy nhiên dự đoán trong đầu năm 2009, việc các gói cứu
trợ được chính phủ các nước tung ra nhằm giải cứu thị trường, và NHTƯ các
nước bơm thêm tiền vào nền kinh tế có thể sẽ đẩy các đồng tiền như USD,
EUR tiếp tục đà trượt giá trong quý I trước khi có sự phục hồi và tăng giá trở
lại vào cuối quý II, quý III, và quý IV năm 2009.
II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG BIẾN ĐỘNG
KINH TẾ THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM
1. Giải pháp từ phía Nhà nƣớc
1.1. Giải pháp đối phó với biến động giá cả hàng hóa quốc tế
Trong điều kiện nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, sự biến động giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế đang tác
động mạnh mẽ đến thị trường xuất nhập khẩu. Với sự biến động giá cả hàng
hóa quốc tế khó dự đoán hiện nay, Nhà nước cần thực hiện tốt những nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, cần theo dõi chặt chẽ và nâng cao chất lượng của các dự báo
thường xuyên về sự biến động giá cả mặt hàng có độ nhạy cảm cao với giá cả
hàng hóa quốc tế để có sự điều chỉnh hợp lý.
Trong bối cảnh hiện nay, công tác dự báo những biến động về giá cả
quốc tế các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu và tác động tiêu cực cũng như
tích cực của nó tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Hiện nay, công tác dự báo của Nhà nước vẫn còn nhiều
hạn chế và phụ thuộc nhiều vào dự báo của quốc tế, lấy dữ liệu của Trung
Quốc, Mỹ, Châu Âu, IMF, ADB nên việc dự báo còn nhiều bị động và thiếu
tính kịp thời. Do đó, trong thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng
hàng đầu là nâng cao năng lực tự dự báo của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Việc dự báo tốt sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao hiệu quả điều
68
hành thực tiễn. Bên cạnh đó sẽ giúp doanh nghiệp có những bước điều chỉnh
kịp thời trong việc sử dụng nguyên liệu thay thế hoặc thực thi những giải
pháp khác nhằm hạn chế và đối phó với những hạn chế khi có biến động bất
lợi xảy ra và nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng những thuận lợi để kiến tạo
lợi nhuận. Còn việc bám sát thực tiễn điều hành của Nhà nước sẽ giúp công
tác dự báo thêm cơ sở tin cậy và mềm dẻo, chính xác hơn.
Nhà nước cần chú trọng đến việc theo dõi những biến động về giá các
mặt hàng trên thị trường thế giới, nguyên nhân của những biến động, dự báo
về mức tăng giá hay giảm giá kịp thời cho các doanh nghiệp để có những điều
chỉnh về giá. Do giá cả các mặt hàng như xăng dầu, vàng, lương thực, thép…
biến động từng ngày nên cần thực hiện hoạt động dự báo liên tục và kịp thời
thông báo ngay cho các Bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp về các biến
động này để Nhà nước và các doanh nghiệp có quyết định xử lý kịp thời về
mức giỏ bán.
Thứ hai, Nhà nước cần có một chính sách thuế phù hợp và linh hoạt
đối với các mặt hàng thường xuyên có dao động lớn về giá cả và phụ thuộc
lớn vào giá cả thế giới như xăng dầu, vàng, thép, lương thực…
Chính sách thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước để hướng dẫn và
điều tiết cơ cấu sản xuất, phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, đảm bảo hài
hoà lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của các tầng lớp
nhân dân. Đặc biệt, thuế hàng hoá xuất nhập khẩu có liên quan trực tiếp đến
sự hình thành và vận động của giá cả thị trường.
Đối với mặt hàng xăng dầu, vàng, thép, cũng như các mặt hàng nhập
khẩu chịu sức ép của giá cả thế giới, Nhà nước cần chú ý đề ra mức thuế phải
tương đối ổn định để doanh nghiệp chủ động các phương án kinh doanh cũng
như có các phương án đối phó thích hợp khi có biến động giá bất lợi. Trong
trường hợp cần thiết khi giá cả thế giới tăng lên quá cao hoặc giảm quá thấp
thì mới điều chỉnh, song cần phải công khai chính sách thuế tăng giảm thế
69
nào, mức tăng, giảm bao nhiều %, để doanh nghiệp biết và có biện pháp phản
ứng kịp thời.
Trường hợp nếu giá tăng quá mức thì thuế của Nhà nước sẽ giảm
xuống bằng 0% và doanh nghiệp phải chịu lỗ mà không được tăng giá quá
mức vì nền kinh tế sẽ không chịu được. Còn nếu giá tụt xuống thấp thì sẽ
nâng thuế lên để đảm bảo tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước
cần ban hành biểu thuế cụ thể, tương ứng với các mức biến động giá. Chỉ như
vậy, với khung thuế mới của giá cả các mặt hàng, các doanh nghiệp kinh doanh
sẽ chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá trong nước cho phù hợp. Đồng thời
cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro so với trước do khó ước tính được giá
nhập khẩu vì không dự báo được mức thuế Nhà nước đưa ra.
Thứ ba, cần có các chính sách về quỹ bình ổn giá cả.
Bên cạnh chính sách về thuế, Nhà nước cần phải có một quỹ bình ổn
giá phù hợp với điều kiện hội nhập cũng như tình hình biến động của giá cả
các mặt hàng trên thị trường thế giới. Việc bù lỗ cho mặt hàng biến động giá
cao (như giá xăng dầu nhập khẩu), mặc dù góp phần ổn định mức giá ở thị
trường trong nước, song không thể tiếp tục bù lỗ bằng ngân sách. Điểm cốt lõi
của quỹ bình ổn giá trong nước chính là việc cho phép doanh nghiệp trích lập
phần lợi nhuận khi giá thế giới xuống thấp nhằm có điều kiện để bù lại phần
lỗ khi giá lên cao để ổn định giá trong nước trong một thời gian nhất định.
Về nguyên lý, quỹ càng lớn thì thời gian bình ổn càng dài. Quỹ bình ổn
giá sẽ được sử dụng để giảm tần suất và biên độ điều chỉnh giá so với biến
động thực tế của giá thế giới diễn ra hàng ngày. Khi điều hành theo nguyên lý
này, sẽ không xảy ra việc tích tụ trong thời gian dài rồi điều chỉnh giá đột biến
như đã diễn ra. Khi ổn định giá bán trong một quý, người tiêu dùng sẽ phải
chịu giá cao hơn so với giá thế giới cùng thời điểm vì phải cộng vào giá bán
khoản dự phòng lớn hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ được hưởng đúng
mức giá bình quân của thế giới tính trên chu kỳ 1 năm. Suy cho cùng, khi đã
70
tuân thủ cơ chế thị trường thì giá cả các mặt hàng của Việt Nam phải bám sát
giá thế giới, Nhà nước không bù lỗ và doanh nghiệp phải đảm bảo lợi nhuận
tích luỹ cho đầu tư phát triển.
Nhưng khó khăn lớn nhất khi phương án lập quỹ bình ổn giá được phê
duyệt và áp dụng sẽ là lượng quỹ ban đầu là không có. Bởi vậy, Nhà nước cần
cho phép tạo cơ chế cho doanh nghiệp tạm vay quỹ là một hướng rất tốt để
doanh nghiệp có thể thực thi phương án này có hiệu quả, nhất là giai đoạn giá
cả thế giới còn biến động phức tạp như hiện nay.
Cuối cùng, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để xảy ra tình
trạng lợi dụng việc giá cả hàng hóa biến động để đầu cơ, tích trữ hay tình
trạng buôn lậu qua biên giới.
Các Bộ ngành, cơ quan quản lý Nhà nước cần có sự phối hợp đồng bộ
trong việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các hiện tượng lợi dụng tình hình giá
cả để đầu cơ găm hàng trục lợi; giám sát chất luợng bảo đảm cân đo đúng số
lượng, bán đúng chủng loại và giá quy định, đồng thời tăng cường kiểm tra,
xử lý việc buôn lậu qua biên giới. Tình trạng buôn lậu qua biên giới trước đây
là do chênh lệch giá quá lớn giữa giá trong nước với các nước trong khu vực,
khi giá cả các mặt hàng (đặc biệt là xăng dầu) nước ta luôn thấp hơn nhiều
các nước cùng biên giới. Tuy nhiên, khi giá cả được quản lý theo cơ chế thị
trường, dần dần mức giá trong nước sẽ có xu hướng tiến gần đến mặt bằng
chung của giá thế giới. Khi đó, chênh lệch giá không còn hoặc không đáng kể
thì sẽ xóa bỏ hoàn toàn được tình trạng buôn lậu. Thêm vào đó nhà nước cần
tăng cường kiểm soát và ban hành các quy định, có chế tài xử phạt thật nặng
các hành vi vi phạm.
1.2. Giải pháp đối phó với biến động trên thị trƣờng tài chính tiền
tệ
Thứ nhất, cần lành mạnh hóa hệ thống tài chính tiền tệ và tăng cường
tính độc lập cho NHNN.
71
Theo đánh giá của IMF cũng như các chuyên gia kinh tế thì hiện nay
NHNN Việt Nam vẫn không đủ thẩm quyền và công cụ chính sách, đồng thời
cấu trúc quản lý lại bất cập để có thể vận hành như một NHTƯ thực thụ.
Chính phủ quyết định chính sách trên thị trường tài chính tiền tệ (cả mục tiêu
lẫn chỉ tiêu hoạt động) cũng như can thiệp vào quá trình triển khai thực thi
chính sách. Chính vì vậy, Chính phủ cần có kế hoạch tổ chức lại NHNN theo
hướng tăng cường tính độc lập, đặc biệt là độc lập về tính mục tiêu và công cụ
và khả năng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong một nền kinh tế
thị trường hiện đại. Chính phủ cần trao cho NHNN quyền được chủ động điều
chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò của
NHNN trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín
dụng. NHNN phải nắm chắc thông tin, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện
thanh toán, dư nợ tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh
bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại và các
tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Tăng cường năng lực của NHNN về tổ chức,
thể chế, và cán bộ, phát triển ngân hàng hiện đại với trình độ công nghệ cao.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chịu những tác động trực tiếp
từ diễn biến của nền kinh tế thế giới thì yêu cầu nâng cao tính độc lập của
NHNN là rất bức thiết, nhằm kiềm chế lạm phát, duy trì và ổn định kinh tế vĩ
mô trong trung và dài hạn.
Thứ hai, cần tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ nhưng linh
hoạt, thận trọng theo cơ chế thị trường (không đưa các giải pháp sốc).
Nhà nước cần phối hợp chính sách tiền tệ và ngân sách để giảm tốc độ
tăng trưởng của tổng cầu và hạ nhiệt nền kinh tế. NHNN cần có biện pháp
giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các NHTM rà soát lại các khoản cho vay đầu tư,
đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán,
đầu tư đa ngành...). NHNN cần tăng cường hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa
rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản, có biện pháp chấn chỉnh, khắc
72
phục kịp thời, hiệu quả những sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của từng
ngân hàng; thực hiện việc đánh giá, xác định thực trạng nợ xấu, mức độ an
toàn của từng tổ chức tín dụng để có phương án chủ động khắc phục, bảo đảm
an toàn hệ thống. Đồng thời, nghiên cứu hoàn thiện quy chế mua bán nợ và
thiết lập tổ chức mua bán, xử lý nợ khó đòi cho hệ thống ngân hàng thương
mại; sớm xây dựng trình Chính phủ ban hành quy định về việc sáp nhập, hợp
nhất, mua lại, phá sản những ngân hàng gặp vấn đề để có căn cứ pháp lý thực
hiện chủ trương về cơ cấu lại đối với những ngân hàng thương mại và tổ chức
tín dụng yếu kém, bảo đảm lành mạnh, an toàn của hệ thống.
NHNN và các NHTM cần sử dụng hiệu quả các công cụ tiền tệ với việc
điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của thị trường như: tỷ giá, lãi suất, hạn
mức tín dụng… Trước mắt nên hạ lãi suất một cách phù hợp theo tín hiệu thị
trường. Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, bảo đảm các khoản nợ
này ở mức an toàn. Rà soát và kiểm tra chặt chẽ các khoản vay kinh doanh bất
động sản và chứng khoán. Bên cạnh đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân
hàng, cần đổi mới quản trị nội bộ ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hệ thống
này, tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Thứ ba, NHNN cần duy trì một cơ chế tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết
của nhà nước, thi hành một số chính sách có lợi cho doanh nghiệp xuất nhập
khẩu.
Sự điều chỉnh và áp dụng một tỷ giá linh hoạt có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, đặc biệt trong xu thế các đồng tiền ngoại tệ mạnh USD và Euro được
dùng làm đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng xuất, nhập khẩu đang có sự
biến động lớn trên thị trường thế giới. Một tỷ giá hối đoái thả nổi có sự điều
tiết của nhà nước có ưu điểm là tỷ giá gắn liền với quan hệ cung cầu trên thị
trường trong khi nhà nước vẫn quản lý được mức độ biến động của tỷ giá.
NHNN phải luôn chủ động trong việc theo dõi tỷ giá, can thiệp vào tỷ giá trên
thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp khi tình hình biến động tỷ giá bất lợi.
73
NHNN cần chỉ đạo các NHTM tiếp tục có cơ chế ưu tiên mua ngoại tệ
có nguồn gốc xuất khẩu theo tỷ giá quy định cho các doanh nghiệp như hiện
nay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có tiền VND để thu mua nguyên vật liệu.
Bên cạnh đó, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ
khi đổi ngoại tệ thu từ xuất khẩu ra tiền VND để trang trải chi phí và tái đầu
tư, đồng thời tránh tình trạng doanh nghiệp buộc phải mua ép nguyên liệu gây
ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của doanh nghiệp. Sự hậu thuẫn của các
ngân hàng sẽ giúp hạn chế hiện tượng doanh nghiệp phải bán giá các đồng
ngoại tệ thanh toán theo thỏa thuận thấp hơn biên độ giao dịch, gây thiệt hại
cho xuất khẩu.
Thêm vào đó, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các NHTM cho vay đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu, tránh hiện tượng do khan hiếm đồng VND nên
các NHTM đa hạn chế cho vay và nâng cao lãi suất như thời gian qua. Sẽ rất
thuận lợi cho các doanh nghiệp nếu như các NHTM nghiên cứu và tăng hạn
mức cho vay vốn để doanh nghiệp tiếp tục sản xuất và đầu tư cho sản xuất
kinh doanh trong điều kiện doanh nghiệp lâm vào khó khăn và thiếu vốn. Để
tránh tình trạng doanh nghiệp ỷ lại vào việc gia hạn nợ, dễ phát sinh nợ quá
hạn, làm cho nợ xấu tăng lên, các NHTM cần áp dụng gia hạn nợ đối với từng
đối tượng khách hàng cụ thể, có chọn lọc và chỉ nên áp dụng giải pháp này
trong một thời gian ngắn.
Thứ tư, cần phát triển thị trường thứ cấp.
Nhà nước cần hoàn thiện thể chế và tăng cường quản lý để phát triển
lành mạnh TTCK; tăng cường việc công khai minh bạch các hoạt động chứng
khoán; quy định rõ phạm vi hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài; kiểm soát
chặt việc cho vay kinh doanh chứng khoán và lập mới công ty chứng khoán.
Chỉ đạo, rà soát để những đơn vị có đủ điều kiện và năng lực kinh doanh
chứng khoán hoạt động lành mạnh; kiên quyết không cho thành lập, hoạt
động đối với những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh. Các doanh nghiệp
74
niêm yết phải được tổ chức có chuyên môn định giá giá trị doanh nghiệp từ đó
sẽ xác định được giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đó và phải được thông tin
rộng rãi tới các nhà đầu tư.
Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp
kinh doanh xuất nhập khẩu để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Phát triển thị
trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng thích hợp, bao gồm hệ thống
ngân hàng và các thể chế tài chính phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ
đầu tư và bảo lãnh đầu tư,… nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội,
mở rộng nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp,
đặc biệt là thị trường liên ngân hàng về nội tệ và ngoại tê. Phát triển các công
cụ tài chính của thị trường này đặc biệt là các công cụ, các giao dịch phòng
tránh rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Thứ sáu, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng đô la hóa.
Hiện tượng đồng tiền USD được coi trọng quá mức trong các giao dịch
không chính thức ở Việt Nam làm cho giá trị đồng tiền USD không đúng với
xu thế biến động giá trị thật của nó. Nguy hiểm hơn là tình trạng „„ngầm hóa‟‟
các giao dịch kinh tế và các loại phí giao nhận vận chuyền quốc tế bị quy đổi
sang dùng đồng USD. Các chủ thể tham gia giao dịch trong quan hệ kinh tế bị
kéo theo kiểu yết giá và đòi thanh toán bằng đồng USD theo tỷ giá chợ đen,
Nhà nước không kiểm soát được tình hình, ngân hàng thiếu USD cung ứng
cho doanh nghiệp đều là hậu quả của việc đầu cơ và tạo tâm lý không tốt trên
thị trường. Do đó, việc khắc phục tình trạng đôla hóa là điều cần thiết. Muốn
vậy, Việt Nam cần phải giảm vai trò của đồng đôla và tăng cường vai trò của
đồng nội tệ. Để làm được điều này, Việt Nam cần phải xây dựng một thị
trường tài chính lành mạnh và kiểm soát rủi ro tốt để hấp thụ các cú sốc ngoại
lai. Ngoài ra, các cam kết về ổn định giá cả của chính phủ cũng hết sức quan
trọng. Chính phủ cũng nên thực hiện các biện pháp tự do hóa lãi suất và tỷ giá
hối đoái để khắc phục tình trạng đôla hóa. Bên cạnh đó, việc cải cách thể chế
75
cũng có tác dụng lớn. Chính phủ cũng cần sẵn sàng hạn chế những rủi ro liên
quan đến hợp đồng tài chính có thanh toán bằng đồng bản tệ thông qua các
biện pháp như tăng cường quyền pháp lý cho chủ nợ, chất lượng kế toán, ổn
định chính trị, hoạt động các thị trường hàng hóa ít bị bóp méo.
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu
2.1. Giải pháp đối phó với biến động giá cả hàng hóa quốc tế
Vấn đề biến động giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế một cách liên
tục và khó đoán trước được là vấn đề làm đau đầu các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu trong năm tới. Vì vậy doanh nghiệp cần có các giải
pháp nhằm đối phó với các tác động tiêu cực từ sự biến động giá cả thị trường
và tận dụng những lợi thế cũng như thuận lợi mà nó mang lại.
Một là, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống phân tích, cảnh báo hiệu
quả các thông tin về sự biến động giá cả và thông tin cảnh báo đối với các
mặt hàng có kim ngạch lớn, để chống lại nguy cơ bị kiện bán phá giá.
Vì giá cả của các mặt hàng biến động từng giờ, từng ngày nên công tác
theo dõi, cập nhật tin tức về diễn biến giá cả là hết sức quan trọng và cần
thiết. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc có được thông tin chính xác là một
lợi thế, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã chi ra một khoản tiền lớn để có được
thông tin từ các tổ chức uy tín hoặc từ các tham tán thương mại. Vì vậy, về
phần mình doanh nghiệp cần thành lập một ban dự báo riêng. Nhiệm vụ của
ban dự báo là liên tục cập nhật thông tin về giá cả mặt hàng kinh doanh của
doanh nghiệp trên thị trường thế giới cũng như trong nước, từ đó xây dựng hệ
thống phân tích và đưa ra các cảnh báo. Trên cơ sở những cơ sở dữ liệu thu
thập được, tham khảo các dự báo của cục xúc tiến thương mại hoặc các tổ
chức uy tín trên thế giới để đưa ra dự báo. Việc đưa ra thông tin dự báo chính
xác sẽ giúp ích cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất nhiều trong việc hạn chế
các rủi ro do giá cả thị trường biến động bất lợi, cũng như tận dụng được các
ưu thế của diễn biến giá cả hàng hóa thuận chiều mang lại lợi nhuận cho
76
doanh nghiệp. Ví dụ, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, khi dự báo là giá cả
mặt hàng xuất khẩu sẽ tăng cao hoặc mặt hàng đó sẽ khan hiếm trong thời
gian tới thì sẽ ký kết các hợp đồng mua bán cầm chừng và ký kết hợp đồng
với giá quy định sau. Còn đối với doanh nghiệp nhập khẩu, khi ký kết hợp
đồng mua hàng mà dự đoán được mức giá sẽ xuống thấp hơn trong thời gian
tới thì nên ký kết hợp đồng mua đủ số lượng hàng cần thiết, và áp dụng
phương pháp giá co giãn để hạn chế thiệt hại do giá cao và tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó việc dự báo và cập nhật thường xuyên giá cả các mặt hàng
trên thị trường thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ bị kiện bán
phá giá, gây tổn thất doanh thu cũng như mất thị trường và ảnh hưởng đến uy
tín về lâu dài.
Hai là, doanh nghiệp cần mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
Để đối phó một cách hiệu quả và lâu dài với các rủi ro do giá cả trên thị
trường thế giới biến động mạnh, doanh nghiệp cần áp dụng bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu. Việc áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu sẽ tạo nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, phát triển sản
phẩm và thị trường xuất khẩu.
Tín dụng xuất khẩu được hiểu là khoản tín dụng người xuất khẩu cấp
cho người nhập khẩu hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ
cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cái khó
của doanh nghiệp là không phải lúc nào cũng có khả năng tài chính bảo đảm.
Thêm vào đó, vốn kiến thức về thị trường xuất khẩu, tiêu chuẩn hàng hóa, lộ
trình và đối tác của doanh nghiệp xuất khẩu có thể còn ít, không có khả năng
tính toán rủi ro và chi phí phát sinh. Trong trường hợp này, bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu sẽ giúp cho danh nghiệp chủ động trong kinh doanh. Khi bán bảo
hiểm tín dụng, các tổ chức tín dụng sẽ phải thẩm tra kỹ lý lịch người mua và
triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm rủi ro khi người mua không thanh toán. Tín
dụng xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hạn chế được các
77
rủi ro trong thanh toán quốc tế, khi bạn hàng không chấp nhận thanh toán –
điều mà các doanh nghiệp lo sợ nhất khi kỹ kết các hợp đồng mua bán quốc
tế. Một thuận lợi khác cho doanh nghiệp khi áp dụng bảo hiểm tín dụng xuất
khẩu là có thể trả tiền chậm cho ngân hàng, tránh trường hợp thiếu vốn lưu
động để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc ký kết hợp đồng mua
bán hàng hóa.
Trong tình hình biến động giá cả khó dự đoán như hiện nay, các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu cần nghiêm túc rà soát lại các hợp đồng xuất nhập
khẩu, đánh giá khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu nước ngoài, khả
năng thực hiện các cam kết của nhà xuất khẩu nước ngoài để có các biện pháp
xử lý thích hợp, nhằm giảm thiểu khả năng thất thoát, thua lỗ trong hoạt động
xuất nhập khẩu. Đặc biệt đối với các bạn hàng chưa có uy tín trên thị trường
và không phải là đối tác lâu năm.
Thứ tư, phát triển các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất
hàng xuất khẩu.
Để khắc phục sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài
của rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chính như giày dép, dệt may,… doanh
nghiệp cần có chính sách đầu tư thỏa đáng, khai thác tối đa và chủ động trong
việc sử dụng các các nguyên, vật liệu có tiềm năng, hạn chế số lượng nhập
khẩu. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới hạn chế được tác động tiêu cực khi
có sự biến động về giá cả nguyên vật liệu trên thế giới, đảm bảo sản xuất ổn
định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tăng năng lực cạnh
tranh của hàng xuất khẩu.
2.2. Giải pháp đối phó với biến động trên thị trƣờng tiền tệ
Thứ nhất, cần đa dạng hóa ngoại tệ thanh toán.
Để ứng phó với các tác động bất lợi về tỷ giá của các đồng tiền thanh
toán trong các hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện đa dạng hóa
78
cơ cấu ngoại tệ khi xuất khẩu. Thói quen chỉ sử dụng USD trong thanh toán
xuất khẩu đã bộc lộ những hạn chế trong mấy năm gần đây, đặc biệt là trong
giai đoạn 2007 – 2008, khi USD rớt giá liên tục. Thay đổi thói quen này
không dễ nhưng là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Muốn vậy, một
trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp là đào tào nguồn nhân lực có
hiểu biết tốt về tài chính, về thị trường để có thể nâng cao kỹ thuật sử dụng
đồng tiền và lợi dụng tỷ giá có lợi nhất cho doanh nghiệp. Trong thời gian tới,
cùng với thanh toán bằng USD các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên
chuyển mạnh sang dùng Euro. Lý do thứ nhất là với tư cách là đồng tiền
thống nhất cho nhiều nước trong EU nên việc dùng Euro để thanh toán sẽ hỗ
trợ doanh nghiệp giảm thời gian giao dịch, chi phí giao dịch, chi phí chuyển
đổi tiền tệ. Lý do thứ hai, việc sử dụng Euro làm đồng tiền thanh toán sẽ giúp
doanh nghiệp giảm sự lệ thuộc quá lớn vào đồng USD, một ngoại tệ thường
xuyên khan hiếm và tăng giá vào dịp cuối năm.
Thứ hai, sử dụng bảo hiểm rủi ro tỷ giá.
Hoạt động ngoại thương luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong những rủi
ro doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu luôn gặp phải đó là rủi ro tỷ giá.
Vì vây, doanh nghiệp cần phải xem xét việc tự phòng ngừa rủi ro cho bản
thân như là một trong những giải pháp quan trọng trong hoạt động kinh doanh
thường ngày, tránh rơi vào thế bị động.
Hiện nay, các ngân hàng thương mại đã triển khai nhiều công cụ có thể
giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng quyền chọn (Option), hợp đồng
tương lai (Future), hợp đồng kỳ hạn (Forward).
Sử dụng các dịch vụ phái sinh này, các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu có thể phòng ngừa các biến động bất thường của tỷ giá đồng thời
sẽ có thời gian vốn để quay vòng nhanh. Trong thời điểm thị trường biến
động rất bất thường như giai đoạn hiện nay thì việc áp dụng các biện pháp bảo
hiểm này có thể nói là rất thiết thực.
79
Vì vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các
biện pháp bảo hiểm hơn và xây dựng cho mình một thói quen bảo hiểm. Các
doanh nghiệp cũng cần phải thiết lập những bộ phận chuyên trách nghiên cứu
cách sử dụng các sản phẩm tài chính cao cấp trong phòng ngừa rủi ro song
hành cùng với các hoạt động kinh doanh. Nếu chỉ chú ý đến các hoạt động
kinh doanh mà quên phòng ngừa rủi ro, thì sẽ là một thảm họa nếu các cú sốc
lớn xuất hiện.
Thứ ba, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã khiến nhu cầu tiêu dùng tại các
thị trường lớn của nước ta như Mỹ, khu vực EU, Nhật Bản… sụt giảm. Do đó
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần nâng cao năng lực cạnh tranh
của các mặt hàng xuất khẩu của mình so với các thị trường xuất khẩu khác.
Trước mắt là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng công
nghệ thông tin, đổi mới công nghệ, nhằm giảm chi phí, giảm thời gian giao
hàng, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ. Đặc biệt, cần hướng tới đầu tư để tập trung đẩy mạnh việc sản
xuất và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, thay vì chú trọng về số
lượng. Tập trung các nỗ lực nhằm đa dạng hóa và nâng cao giá trị gia tăng
cho hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu thông qua rà soát lại quy hoạch về
vùng nguyên liệu nông sản xuất khẩu, tăng cường đầu tư trang thiết bị, xây
dựng kết cấu hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu và phát triển R&D, ứng dụng công nghệ sinh học trong các
khâu chọn lọc, lai tạo và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi cho năng
suất cao, chất lượng tốt ứng dụng công nghệ hiện đại sau thu hoạch.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu cần
có cách làm ăn đúng theo các quy tắc thị trường, có “cách nghĩ, cách làm phù
hợp với thời đại và luật chơi của WTO”, phải xem trọng “chữ tín” trong sản
xuất, kinh doanh là vấn đề sống còn để mở rộng và chiếm lĩnh cả thị trường
80
trong nước và thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp phải nâng cao hiểu biết
về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hiểu luật chơi để “vượt biển” gia
nhập thị trường thế giới. Đồng thời và chú trọng xây dựng, quảng bá thương
hiệu sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam; bảo đảm chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm theo yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường quốc tế.
Thứ tư, để góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường xuất khẩu bị thu
hẹp, cần đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ, khai thác tiềm năng nhu cầu trong
nước.
Khi có các biến động bất lợi từ hoạt động đầu tư quốc tế, doanh nghiệp
bị hạn chế về nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường. Điều này sẽ
giúp doanh nghiệp chủ động trong khâu sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, đồng
thời có quyết sách phù hợp với cơ hội và thách thức đặt ra từ hội nhập kinh tế
quốc tế ngày một sâu rộng. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp nên
hướng vào việc khai thác và tập trung đẩy mạnh thị trường trong nước. Nước
ta với dân số trên 86 triệu người là một thị trường tiềm năng, việc tìm hiểu và
nghiên cứu về nhu cầu tiêu dùng trong nước, cung cấp những dịch vụ, sản
phẩm có chất lượng cao và độ an toàn cao, giá cả hợp lý sẽ là một chiến lược
hợp lý và có tác dụng về lâu dài.
Thứ năm, cần khai thác và mở rộng các thị trường mới, phát triển đối
tượng bạn hàng theo chiều rộng và chiều sâu.
Giai đoạn vừa qua, thị trường xuất hàng hóa của nước ta bị thu hẹp do
nhu cầu nhập khẩu tại các đối tác kinh tế chính của Việt Nam đều giảm
mạnh. Trong bối cảnh đó, để thực hiện được mục tiêu đề ra cho xuất khẩu
năm tới, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam
cần có các biện pháp ứng phó thích hợp như tiếp cận các thị trường mới và
mở rộng các thị trường quen thuộc. Tăng cường củng cố các thị trường xuất
81
khẩu truyền thống như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,…và khai phá các thị
trường mới ở Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Bên cạnh đó cần khai thác
chiều sâu đối với thị trường Đông Âu và SNG với kim ngạch xuất khẩu hiện
nay là quá khiêm tốn và chưa tương xứng với truyền thống quan hệ kinh tế
thương mại đã có từ lâu với Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển quan hệ thương
mại với các nước láng giềng, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định
thương mại mà nước ta tham gia.
82
KẾT LUẬN
Sau hai năm gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt, hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu đã có nhiều khởi sắc. Giai đoạn 2007 - 2008 đã được
chứng kiến những bước đi thăng trầm của nền kinh tế toàn cầu với những biến
động sâu sắc trên các lĩnh vực giá cả và khủng hoảng thị trường tài chính tín
dụng thế giới. Đồng thời cũng đã thấy được những thử thách, những khó khăn
không hề nhỏ mà doanh nghiệp phải đối mặt trong bức tranh nền kinh tế thế
giới đang hết sức ảm đạm và biến động trái chiều. Giai đoạn này cũng ghi
nhận các nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nước ta
trong việc “vượt bão” để hoàn thành các chỉ tiêu về kinh doanh xuất nhập
khẩu mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.
Năm 2009 sẽ là một năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam nói chung
và đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng: ảnh hưởng của các
biến động kinh tế thế giới sẽ thực sự trở nên rõ rệt; diễn biến kinh tế thế giới
theo chiều hướng xấu đi và kinh tế thế giới sẽ chưa thể khôi phục đà tăng
trưởng. Các nền kinh tế lớn trên thế giới, các thị trường xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam sẽ phải mất một thời gian nữa mới lấy lại được đà tăng trưởng như
ban đầu và chi tiêu dùng lúc đó mới được cải thiện, hoạt động nhập khẩu mới
được hồi phục. Hơn nữa, không chỉ khó khăn về thị trường mà doanh nghiệp
sẽ còn phải đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt của các nước xuất khẩu lớn.
Chính vì vậy, để tránh nguy cơ “hạ cánh cứng” của hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, việc nghiên cứu các biến động kinh tế thế giới sẽ giúp doanh
nghiệp phần nào ứng phó được với các khó khăn và thách thức, cũng như tìm
ra các giải pháp tối ưu của riêng doanh nghiệp nhằm tận dụng thế mạnh của
mình trong “sân chơi” thương mại quốc tế.
83
Khóa luận đã nghiên cứu một cách tổng quan tình hình kinh tế thế giới
trên các mặt thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ với các số liệu cập nhật và
phân tích diễn biến, nguyên nhân của một số biến động kinh tế nổi bật của
kinh tế toàn cầu trong năm qua gồm: tình trạng biến động tăng, giảm kỷ lục
của một số mặt hàng tiêu biểu; cuộc khủng hoảng tài chính tín dụng ở Mỹ và
Châu Âu, tình hình biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, diễn biến của
một số đồng tiền. Tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá các ảnh hưởng của
những sự kiện nói trên đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt
Nam, dựa trên số liệu thống kê xuất nhập khẩu của các ngành hàng năm 2007
và năm 2008. Trên cơ sở đó, đưa ra các gợi ý giải pháp từ phía Nhà nước và
giải pháp của doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu
cực và tận dụng các lợi thế của các biến động trên để tăng doanh thu, giảm chi
phí và chủ động ứng phó tốt nhất đối với diễn biến khó dự đoán của thị
trường.
Hi vọng rằng, trong năm tới với các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước và
việc áp dụng kịp thời các biện pháp ứng phó với các biến động kinh tế sẽ giúp
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu vượt qua khó khăn trước mắt và giải
quyết những hậu quả còn tồn đọng, tăng cao tốc độ tăng trưởng xuất nhập
khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu góp phần tăng cao nguồn thu
ngân sách Nhà nước.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Quốc An (2008a), “Kỷ lục FDI toàn cầu năm 2007 và dự báo năm
2008”, Ngoại Thương, (06), tr31.
2. Quốc An (2008b), “Luận bàn về khủng hoảng tài chính thế giới hiện
nay”, Ngoại Thương, (29), tr 37-40.
3. Th.S. Nguyễn Trí Bảo (2008), “ Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng cho
vay dưới chuẩn tại Mỹ”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế
giới, (06), tr 71-75.
4. Vũ Bằng (2008), “Chọn ngoại tệ thanh toán: Chuyện lớn hay nhỏ”,
Ngoại Thương, (03), tr4 - 5.
5. TS. Chu Đức Dũng (2008), “Tổng quan kinh tế thế giới năm 2007”, Tạp
chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (06), tr 15- 27.
6. Th.S. Lê Huyền Diệu (2008), “Diễn biến thị trường tài chính thế giới và
một số đồng tiền chủ chốt - dự báo xu hướng năm 2008”, Tạp chí Thị
Trường Tài Chính Tiền Tệ, (3+4), tr 23-25.
7. Phương Dung (2008) “Xuất khẩu năm 2007: Tám điểm vượt trội”, Thời
báo Tài Chính Việt Nam, (1+2), tr11.
8. GS.TS. Đặng Đình Đào & TS. Thái Thanh Hà (2009), “Tổng quan về
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2008 và triển vọng 2009”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển (03), tr 6-9.
9. TS. Nguyễn Thanh Đức (2008), “Kinh tế các nước phát triển năm 2007,
đặc điểm và triển vọng”, Ngoại Thương, (3+4), tr 11-14.
10. Huy Hào (2008a), “Cải cách cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà
nước”, Báo Đầu tư, (34), tr7.
85
11. Huy Hào (2008b) “Tự chủ hơn cho Ngân hàng Nhà nước”, Báo Đầu tư,
(34), tr14.
12. Thanh Hảo (2008), “Những nghịch lý trong xuất khẩu gạo”, Ngoại
Thương, (03), tr 6-7.
13. Minh Hiền (2008a), “Thị trường dầu mỏ nóng bỏng với những kỷ lục”,
Ngoại Thương, (14), tr 22-23.
14. Minh Hiền (2008b), “Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 2008 và triển
vọng 2009”, Ngoại Thương, (3+4), tr 28-32.
15. HN (2008), “Thị trường thép thế giới 2007 và dự báo”, Ngoại Thương,
(14), tr 16-17.
16. TS. Hoàng Xuân Hòa (2009), “Một số tác động từ cuộc khủng hoảng tài
chính Mỹ đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề
kinh tế và chính trị thế giới, (01), tr 25-32.
17. PGS. TS. Nguyễn Đắc Hưng (2008), “Những diễn biến chính gần đây
của nền kinh tế thế giới và kinh nghiệm quốc tế trong điều hành chính
sách kinh tế vĩ mô đối phó với lạm phát”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế
và chính trị thế giới, (08), tr 15-21.
18. TS. Lý Minh Khải (2007), “Xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2007: Băn
khoăn và trông đợi”, Báo Tài Chính, (12), tr 15-16.
19. Hải Lý (2008), “Quan ngại lãi suất”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, (17), tr
45-46.
20. Th.S. Nguyễn Ngọc Mạnh (2008), “Kinh tế Mỹ năm 2007, dấu hiện của
một cuộc suy thoái”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (03), tr 3-11.
21. Lê Minh (2008), “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu”, Người đại biểu nhân
dân, (82), tr4.
86
22. GS.TS. Nguyễn Văn Nam & TS. Hoàng Xuân Quyền (2009), “Chính
sách tài khóa – tiền tệ và tỷ giá ngoại hối kích thích tăng trưởng và tạo
việc làm”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr 16-19.
23. Phan Minh Ngọc (2006), “Cải cách Ngân hàng Nhà nước có cần trao
quyền độc lập không”, Người đại biểu nhân dân, (217), tr3.
24. Phan Minh Ngọc, Phan Thúy Nga (22/04/2006), “Hậu quả của đôla hóa
và bài học cho Việt Nam”, Người đại biểu nhân dân, tr3.
25. Nguyễn Duy Nghĩa (2007), “Nhìn lại bức tranh xuất khẩu của nước ta
trong 20 năm đổi mới”, Tạp chí cộng sản, (773), tr77-80.
26. TS. Nguyễn Hồng Nhung, (2008), “Thương mại quốc tế 2007 và triển
vọng”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (02), tr 3-7.
27. Kiều Oanh, “Kinh tế Mỹ 2007: Buồn nhiều hơn vui”, Thời báo kinh tế
Sài gòn, (50), tr 12-14.
28. Nguyễn Minh Phong (2008), “Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Tác động và
những lựa chọn cho Việt Nam”, Thời báo Tài chính Việt Nam, (8), tr12.
29. TS. Nguyễn Minh Phong & TS. Lê Tự Minh (2008), “Một số tác động
và bài học từ khủng hoảng tài chính Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay
(11), tr 3-10.
30. TS. Phạm Thái Quốc & Th.S Đặng Phương Hoa (2008), “Kinh tế Trung
Quốc và Nga năm 2007: những đặc điểm chủ yếu”, Tạp chí Những vấn
đề kinh tế và chính trị thế giới, (03), tr 33-39.
31. TS. Nguyễn Trần Quế (2008), “Tác động của kinh tế thế giới đối với
kinh tế Việt Nam và hàm ý chính sách”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và
chính trị thế giới, (03), tr 29-34.
87
32. Nguyễn Tiến Thỏa (2008), “Tiền, hàng đeo đẳng giá cao”, Thời báo Tài
chính Việt Nam, (14+15+16+17+18), tr13.
33. GS.TS Trần Ngọc Thơ, Hồ Quốc Tuấn (2008), “Tăng giá mạnh tiền
đồng, coi chừng gây khủng hoảng”, Thời Báo Kinh tế Sài Gòn, (12), tr
12-13.
34. TS. Nguyễn Thị Thơm (2008), “Cải thiện môi trường chính sách để thu
hút đầu tư, giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
(356), tr 52-62.
35. Thu Thủy (2007), “Biện pháp nào để giảm nhập siêu?”, Thời Báo Tài
chính Việt Nam, (48), tr6.
36. Trang tin xúc tiến thương mại - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
(2008), “Báo cáo lúa gạo năm 2007 - 2008”.
37. Thanh Trường, “Đa dạng các chính sách hỗ trợ xuất khẩu”, Người đại
biểu nhân dân, (129), tr3.
38. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia (2008), “Tình
hình kinh tế thế giới năm 2007”, www.ncseif.gov.vn
(Ngày truy cập: 27-02-2009).
39. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia (2008), “Tình
hình kinh tế thế giới và tác động đến kinh tế Việt Nam”,
www.ncseif.gov.vn
(Ngày truy cập: 27- 02- 2009).
40. Trung Việt (2008), “Kinh tế EU đối mặt với nhiều khó khăn”,
=c7c898e62ecdd8
(Ngày truy cập: 02- 03- 2009)
88
41. Tổng cục Thống kê , “Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã
hội năm 2007”,
(Ngày truy cập 20- 04- 2009)
42. Tổng cục Thống kê, “Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã
hội năm 2008”,
(Ngày truy cập 20- 04- 2009)
43. Tổng cục Thống kê - Thông tin thống kê hàng tháng, “Tình hình kinh tế
xã hội các tháng năm 2007 - 2008”
44. Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO),
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
(IPSARD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, “Báo cáo thường
niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam năm 2008 và triển vọng”.
45. Minh Yến (2008), “Cuối 2008: Bức tranh lương thực toàn cầu sẽ ra
sao?”, Nhân Dân hằng tháng, (133), tr 36-37.
46. “Kinh tế thế giới năm 2007: tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn ở mức
cao”,
(Ngày truy cập: 10- 02- 2009).
47. Kinh tế Nhật Bản đối mặt với triển vọng không sáng sủa
8
(Ngày truy cập: 28- 02- 2009).
48. Kinh tế Nhật Bản: Tình hình và dự báo,
89
2008_0.16930679376913016.html (Ngày truy cập: 28- 02- 2009)
II. TIẾNG ANH
49. BBC, “US Economy at a glance”
(Ngày truy cập: 10- 02- 2009)
50. BBC, “US inflation reaches 17 year-high”
(Ngày truy cập: 10- 02- 2009)
51.
(Ngày truy cập: 10- 02- 2009)
52. FAO (2008), “Food Outlook, November, 2008”
(Ngày truy cập: 26- 04- 2009)
53. IMF (2007), World Economic Outlook: Spillovers and Cycles in the
Global Economy, www.imf.org (Ngày truy cập: 10- 02- 2009)
54. IMF (2007), World Economic Outlook: Globalization and Inequality,
Chapter 1, www.imf.org (Ngày truy cập: 10- 02- 2009)
55. IMF (2008), World Economic Outlook: Housing and Business Cycle,
Chapter1. Chapter 2, Chapter5, www.imf.org (Ngày truy cập: 11-02-
2009)
56. IMF (2009), “World Economic Outlook Update: Global Economic
Slump Challenges Policies”, p.6
90
(Ngày truy cập: 10-02-2009)
57. Thomas Helbling, Valerie Mercer-Blackman (20-03-2008), “Commodity
Price Moves and the Global Economic Slowdown”
(Ngày truy cập: 01- 03- 2009)
58. UNCTAD, “Foreign Direct Investment Reached New Record In 2007”
=1528&lang=1
(Ngày truy cập: 25- 02- 2009)
59. US Inflation Calculator, “Table of Historical Inflation Rates by Month
and Year 1914 – 2009”
+-2008
(Ngày truy cập 12- 03- 2009)
60. X-rates, “2007 - American Dollar to 1 EUR”
(Ngày truy cập: 05- 03- 2009)
61. X-rates, “2008 - American Dollar to 1 EUR”
(Ngày truy cập: 05- 03- 2009)
62. X-rates, “2007 - EUR to 1 Japanese Yens”
91
(Ngày truy cập: 05- 03- 2009)
63. X-rates, “2008 – EUR to 1 Japanese Yens”
(Ngày truy cập: 05- 03- 2009)
64. X-rates, “2007 - Japanese Yens to 1 USD ”
(Ngày truy cập: 05- 03- 2009)
65. X-rates, “2008 - Japanese Yens to 1 USD ”
(Ngày truy cập: 05- 03- 2009)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4529_8659.pdf