Đề tài Những định hướng về thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam

Nước ta là nước đang phát triển và đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Vì vậy, rất cần một mô hình kinh tế thật sự là nòng cốt cho tiến trình đưa nền kinh tế nước nhà trở thành một nước phát triển, một nền kinh tế hùng mạnh trong tương lai. Gần đây, nhiều tập đoàn kinh tế nước ta xin phép thành lập ngân hàng cho thấy dường như các tập đoàn nước ta đang đi theo mô hình Keiretsu ở Nhật Bản - Mô hình đã đưa Nhật Bản từ một nước đổ nát sau thế chiến thứ II trở thành một nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới; mô hình Chaebol ở Hàn Quốc – mô hình đã đưa Hàn quốc từ một nước nghèo lên vị trí 11 thế giới. Chuyên đề tốt nghiệp này, chúng em nghiên cứu mô hình Keiretsu ở Nhật Bản, để từ đó đưa ra một cở sở để xem liệu các mô hình này có thật sự hiệu quả đối với Việt Nam hay không, có thật sự trở thành nòng cốt cho sự phát triển kinh tế đất nước hay không, hay sẽ trở thành một gánh nặng kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và một điều nữa, nhìn vào thực trạng nền kinh tế liệu các tập đoàn kinh tế Việt Nam xin thành lập ngân hàng cho mình có vì mục đích mang lại cái lợi trước mắt cho mình hay không? Hay là vì mục đích lâu dài, vì sự phát triển lâu dài của đất nước.

pdf70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2439 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những định hướng về thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của doanh nghiệp theo đà phát triển chung của kinh tế Việt Nam. Dù so với các tập đoàn kinh tế trên thế giới về vốn, công nghệ quản lý, nhân lực , tập đoàn kinh tế Việt Nam vẫn còn yếu kém nhưng nếu xét về những đặc điểm của tập đoàn, về tình hình kinh tế nước ta hiện nay, ta có thể xem FPT, Kinh Đô, Hoà Phát, Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom… là các tập đoàn kinh tế tư nhân. 2.2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. 2.2.1. Khái quát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Dù ở bất cứ đâu trên thế giới, các ngân hàng luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và đó chính là huyết mạch của một nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng của một nước càng lớn mạnh bao nhiêu thì thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế ấy rõ nét bấy nhiêu. Ở Việt Nam cũng vậy, hệ thống ngân hàng có một vai trò rất quan trọng, đó là: cung ứng vốn cho nền kinh tế, huy động các nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển; bên cạnh đó nó còn đóng một vai trò quan trọng là nguồn tài chính để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự tồn tại và hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại với số lượng lớn, mạng lưới rộng khắp và các nghiệp vụ ngày càng đa dạng thì các hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến nền kinh tế. Cuối năm 2006, khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình kinh tế Việt Nam có những chuyển biến hết sức bất ngờ: thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc, thu hút được nhiều luồng vốn đầu tư tư nước ngoài chảy vào, ngành ngân hàng cũng phát triển một cách mạnh mẽ. Tính đến tháng 9 năm 2007, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có: Trang 35 Năm Ngân hàng thương mại Nhà Nước:  Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.  Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.  Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.  Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.  Ngân hàng chính sách xã hội.  Ngân hàng phát triển Việt Nam (được thành lập vào năm 2006). Ba mươi lăm ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP):  NHTMCP Á Châu.  NHTMCP Sài Gòn Thương Tín.  NHTMCP Kỹ Thương.  NHTMCP Đông Á.  … Năm ngân hàng Liên Doanh:  Indovina Bank.  VID Public Bank.  Shinhanvina Bank  Vinasiam (Việt Thái).  Việt – Nga. Ba mươi bảy chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam:  ABN Amro Bank (Hà lan).  ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) (Úc). Trang 36  Bank of China (Trung Quốc).  Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ (Nhật).  BNP (Banque Nationale de Paris) (Pháp).  City Bank (Mỹ).  … Khá nhiều Văn Phòng đại diện Ngân hàng nước ngoài Tại Việt Nam:  Cathay United Bank (Đài Loan).  Bipielle Bank (Adamas) (Thụy Sỹ).  American Express Bank (Mỹ).  Bank of India (Ấn Độ).  Korea Exchange Bank (Hàn quốc).  … Và một số ngân hàng 100% vốn nước ngoài sắp được thành lập tại Việt Nam theo lộ trình cam kết đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2007. Trong thời gian qua tất cả các ngân hàng đều phát triển mạnh mẽ về mọi mặt: vốn, trình độ quản lý, nhân lực, không ngừng mở rộng mạng lưới… Đến hết năm 2007, tổng số phòng giao dịch chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng gấp gần 2 lần so với đầu năm 2006. 2.2.2. Tình hình kinh doanh của các ngân hàng tại Việt Nam trong những năm gần đây. Theo Báo Cáo Top 200 Doanh nghiệp Việt Nam được UNDP ( Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc) công bố vào tháng 09/2007, đã có 12 ngân hàng được lọt vào danh sách với thứ hạng khá cao: Trang 37 Bảng 2.1. Bảng xếp hạng của các Ngân hàng Xếp hạng STT TÊN Top 200 Việt Nam Top 200 trong nước(*) 1 NH Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn 1 1 2 NH Đầu tư và Phát Triển Việt Nam 4 4 3 Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam 6 6 4 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín 39 26 5 NHTMCP Á Châu 44 31 6 NH Công Thương Việt Nam 70 53 7 NHTMCP Kỹ Thương 141 109 8 NHTMCP XNK Việt Nam 147 113 9 NHTMCP Đông Á 150 116 10 NHTMCP Quốc Tế Việt Nam 177 137 11 NHTMCP Phương Nam 181 141 12 NHTMCP Ngoài duốc doanh VN 200 (*) Top 200 trong nước là danh sách như Top 200 Việt Nam nhưng loại đi 41 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nguồn: www.undp.org.vn Trang 38 Dựa trên thông tin mà báo cáo cung cấp, trong 5 ngân hàng thuộc khối NHTMCP quốc doanh thì có 4 ngân hàng được xếp vào những thứ hạng rất cao, qua đó cho ta thấy được sự hoạt động rất hiệu quả của khối ngân hàng này tại thị trường Việt Nam. Góp phần vào sự thành công này đó là nhờ mật độ các NHTMCP quốc doanh được mở rộng ở khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là một lợi thế đáng kể của các NHTMCP quốc doanh. Còn lại là các NHTMCP. Có thể nói trong một môi trường kinh doanh đầy sôi động và hấp dẫn, các NHTMCP đã thể hiện được đẳng cấp của mình. Nhờ vào tính linh hoạt, năng động mà các ngân hàng này ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Trong những năm vừa qua, đặc biệt là năm 2006, 2007 khi môi trường kinh doanh rất thuận lợi. (Xem tình hình hoạt động của một số ngân hàng ở phụ lục) 2.2.3. Tiềm năng của ngành ngân hàng trong tương lai. Hiện nay, ở nước ta, lĩnh vực ngân hàng còn nhiều khoảng trống. Chẳng hạn như trước đây, khi các dịch vụ ngân hàng chưa phát triển mạnh, các dịch vụ ngân hàng cũng chưa được người dân quan tâm vì chủ yếu mọi người vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt nên các hoạt động thanh toán qua ngân hàng còn rất ít. Tuy nhiên đến thời điểm này, nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ thẻ…là do các nguyên nhân chủ yếu:  Khối lượng các khu công nghiệp, khu đô thị mới ngày càng tăng lên dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên theo.  Số người Việt sống, lao động và làm việc ở nước ngoài cũng tăng lên theo thời gian nên nhu cầu chuyển tiền, các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng cũng có chiều hướng tăng.  Nỗ lực của Nhà nước nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông, tăng cường sử dụng những dịch vụ thanh toán qua ngân hàng: trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ… Trang 39 2.2.4. Những thách thức của ngành ngân hàng khi Việt Nam ngày càng mở cửa, nền kinh tế Việt Nam càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Ngoài những hạn chế về năng lực quản trị điều hành, các ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và mãnh liệt từ các ngân hàng trong nước và nước ngoài mà đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài với nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ tiên tiến cùng những sản phẩm ngân hàng mới để phục vụ cho nhu cầu người dân. Nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng vẫn chủ yếu là từ các sản phẩm cho vay truyền thống trong khi ở các nước phát triển nguồn thu chính của họ là từ các dịch vụ ngân hàng. Trong những năm tới, số lượng ngân hàng vừa và nhỏ sẽ giảm đáng kể do những hoạt động mua lại hoặc sát nhập để nâng cao hiệu quả hoạt động. Cần nỗ lực phát triển nguồn nhân lực. Tích cực tìm kiếm các dịch vụ, sản phẩm mới: các loại sản phẩm được thiết kế riêng theo từng nhóm khách hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, cung cách phục vụ khách hàng: không đóng cửa nghỉ trưa, nới rộng giờ giao dịch để mang lại sự thuận tiện cho khách hàng. Nâng cao hệ thống công nghệ thông tin. 2.3. Xu hướng thành lập ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. 2.3.1. Sự tất yếu cần có nhiều ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp về dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đưa tiến trình thanh toán và giao dịch không dùng tiền mặt được diễn ra nhanh hơn. Về phía khách hàng, càng có nhiều ngân hàng thì họ càng có nhiều cơ hội lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho họ. Trang 40  Càng có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ đã góp phần làm cho ngân hàng thương mại quốc doanh trở nên năng động hơn, hoạt động cạnh tranh lành mạnh hơn, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả cao cho khách hàng. 2.3.2. Xu hướng thành lập ngân hàng tại Việt Nam  Thực trạng việc thành lập ngân hàng hiện nay. Có thể nói năm 2007 là năm nhộn nhịp của ngành tài chính ngân hàng.Với các báo cáo kinh doanh đẹp mắt, với những khoản lợi nhuận lớn đã đưa ngân hàng trở thành tâm điểm: cổ phiếu ngân hàng được xem là loại cổ phiếu blue-chip, tiềm lực của các ngân hàng được đánh giá rất cao. Với một lĩnh vực kinh doanh còn nhiều khoảng trống và vô cùng béo bở, một khối lượng lớn hồ sơ của các tổ chức trong nước và nước ngoài nộp lên Ngân hàng Nhà Nước xin cấp phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới. Bảng 2.2. Các NHTMCP nộp hồ sơ xin cấp phép tính đến hết tháng 8/2007. TT Tên ngân hàng Vốn điều lệ(tỷ đồng) 1 NHTM CP Liên Việt 3.300 2 NHTM CP FPT 1.000 3 NHTM CP Văn Phong 1.000 4 NHTM CP Năng lượng 1.000 5 NHTM CP Việt Tín 1.680 6 NHTM CP Kinh Bắc 1.500 7 NHTM CP Đông Dương Thương tín 1.000 Trang 41 8 NHTM CP Ngôi Sao Việt Nam 1.000 9 NHTM CP Việt Nam 1.000 10 NHTM CP Phát triển đô thị Việt Nam 1.000 11 NHTM CP Dầu Khí 1.000 12 NHTM CP Ngoại Thương châu Á 1.000 13 NHTM CP Đông Dương 1.000 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Theo thông tin chính thức, tính đến đầu năm 2008, hiện đã có 9 ngân hàng được chấp thuận về mặt nguyên tắc cấp phép thành lập và hoạt động , trong đó có khá nhiều các ngân hàng là ngân hàng của các tập đoàn lớn, các tổng công ty của Việt Nam:  NHTMCP FPT: cổ đông sáng lập là CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT, Mibiphone, Tổng Công Ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà Nước (SCIC).  NHTMCP Bảo Việt: được hình thành trên chiến lược phát triển của tập đoàn Bảo Việt đã được Chính phủ phê duyệt. Cổ đông của Ngân hàng Bảo Việt là Tập đoàn Bảo Việt, Vinamilk.  NHTMCP Kinh Bắc với cổ đông sáng lập gồm các đơn vị: Tổng công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM), Tổng công ty công nghiệp ô-tô, công ty cổ phần may Ðức Giang… trong đó vốn cổ đông sáng lập là 750 tỷ đồng.  NHTMCP Công nghiệp thuộc tập đoàn Dệt May Việt Nam.  NHTMCP Dầu Khí có cổ đông là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam.  NHTMCP VNPT được chuyển đổi trên cơ sở Công ty Dịch vụ tiết kiệm Trang 42 Bưu điện.  NHTMCP Năng lượng: cổ đông sáng lập là các tổng công ty: Than - Khoáng sản Việt Nam, Sông Đà, Lắp máy Việt Nam và Vinaconex.  Cổ đông của NHTMCP Ngoại Thương Châu Á là Vietcombank, cty cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, Công ty TNHH Thương mại Thiên Đức.  NHTMCP Ngôi sao Việt Nam: cổ đông là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, Techcombank, cty cổ phần Công nghiệp Tân Tạo.  NHTMCP Liên Việt do 3 cổ đông sáng lập là Cty TNHH thương mại Him Lam, Tổng Cty thương mại Sài Gòn (SATRA), Cty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), đối tác chiến lược là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). Một số ngân hàng vẫn mong muốn có được một ngân hàng riêng dù đã có cổ phần lớn trong các ngân hàng khác như:  Tập đoàn Dầu Khí và tập đoàn Điện Lực có vốn góp trong NHTMCP An Bình và Toàn Cầu (GBank).  VNPT là cổ đông chiến lược của ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long.  Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là cổ đông chiến lược của NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).  Những rủi ro tiềm ẩn khi tập đoàn lập ngân hàng. Qua thực trạng của việc thành lập ngân hàng, chúng ta đã thấy một số tập đoàn đã được phép thành lập ngân hàng. Như vậy vấn đề tranh cãi thời gian qua là có nên cho phép tập đoàn thành lập ngân hàng hay không cũng đã có lời giải đáp mang tính chất tiền lệ. Nhưng vấn đề chúng ta cần xem xét về bản chất của việc nhiều tập đoàn xin lập ngân hàng như hiện nay: Trang 43 Thứ nhất, tập đoàn có ngân hàng riêng là rất ít gặp ở các nước. Thậm chí ở nhiều nước còn có quy định hạn chế hoặc cấm tập đoàn thành lập ngân hàng riêng, các tập đoàn sản xuất kinh doanh có thể có cổ phần trong các ngân hàng, nhưng ngân hàng không thể là công ty thành viên của các tập đoàn đó. Chẳng hạng như ở Mỹ có hàng ngàn tập đoàn lớn mạnh nhưng không có tập đoàn nào có ngân hàng riêng của mình, một số nước khác thì hạn chế việc sở hữu cổ phần như: Hàn Quốc một tập đoàn chì được sở hữu ≤ 10% tổng giá trị một ngân hàng, Đài Loan thì tỷ lệ này là 5%, Australia tỷ lệ này được quy định là 15%. Thứ hai, thành lập được một ngân hàng là điều khó khăn. Nó không chỉ đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân sự vừa có kiến thức chuyên nghiệp vừa có kiến thức tổng hợp để ngân hàng hoạt động lành mạnh, có hiệu quả và quản lý được rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Một công ty, thậm chí là một tập đoàn sản xuất kinh doanh nếu hoạt động không hiệu quả hoặc gặp phải rủi ro thì có thể phải phá sản, nhưng với một ngân hàng thì việc phá sản là điều khó có thể chấp nhận được, gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, vì hậu quả rất khó lường, hiệu ứng mang tính dây chuyền, không chỉ liên quan đến nhân viên ngân hàng, mà còn liên quan đến hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng triệu khách hàng gửi tiền, vay tiền và thanh toán. Thứ ba, nếu các tập đoàn có ngân hàng riêng thì dễ xãy ra hiện tượng các lãnh đạo tập đoàn sản xuất kinh doanh không thể quản lý các ngân hàng theo chuẩn mực riêng, dễ xem nhẹ việc quản trị rủi ro và giám sát. Mặt khác các ngân hàng trong tập đoàn cũng dễ dàng bỏ qua các chuẩn mực rủi ro để tài trợ cho các dự án của tập đoàn hay các thành viên khác của tập đoàn. Điều dể thấy nhất trong mối quan hệ tập đoàn – ngân hàng chính là việc nó sẽ làm suy yếu chức năng trung gian tài chính của các ngân hàng thương mại truyền thống trong việc phân bổ sai lệch các nguồn tài nguyên tín dụng cho khu vực sản xuất thực của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng có nguồn gốc tập đoàn sẽ phải đối phó thường xuyên với các ưu đãi tín dụng có lợi cho các mối quan hệ mang tính nội bộ. Mặc dù Luật các tổ chức tín dụng hiện hành đã dự liệu các hạn chế cho vay để bảo đảm an toàn Trang 44 cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, nhưng xem ra các điều chỉnh đó không theo kịp với thay đổi trong các mối quan hệ tham gia góp vốn chằng chịt trong một tập đoàn. Thứ tư, ưu đãi và phân bổ sai lệch nguồn tín dụng cũng chính là nguồn gốc dẫn đến việc xói mòn tính cạnh tranh. Việc xói mòn tính cạnh tranh có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như tập đoàn có thể tạo điều kiện cho các đối tác của nó (nhà cung cấp/ khách hàng) tiếp cận các điều kiện tín dụng thuận lợi từ ngân hàng của nó, hoặc tập đoàn cũng có thể gây áp lực cho ngân hàng của nó hạn chế, thậm chí từ chối cấp tín dụng cho các đối thủ cạnh tranh của tập đoàn hay các đối thủ cạnh tranh của các đối tác của tập đoàn…. Bên cạnh việc ưu đãi tín dụng, việc tập trung quyền lực kinh tế vào tập đoàn khép kín từ sản xuất, lưu thông, tài chính, lại huy động vốn hàng triệu người dân thì vừa ảnh hưởng làm xói mòn cạnh tranh, vừa rất nguy hiểm khi gặp rủi ro. Những rủi ro như vậy sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế. Nhưng tại sao nhiều tập đoàn lại xin được thành lập ngân hàng như thế? Theo chúng tôi thì việc tập đoàn xin thành lập ngân hàng trong thời gian qua có thể do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, có thể nói động lực lớn nhất thúc đẩy các tập đoàn xin thành lập ngân hàng chính là lợi nhuận của ngành này trong năm 2006. Theo Ngân hàng Nhà nước, “năm 2006 là năm các ngân hàng thương mại đạt mức sinh lời rất cao: tỷ lệ lãi ròng trên vốn tự có bình quân 17-18%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần đạt trên mức 30%”. Chính lợi nhuận cao của ngành ngân hàng cùng với sự sôi động trên thị trường chứng khoáng năm 2006 đã làm cho cổ phiếu của ngành ngân hàng được các nhà đầu tư săn lùn với giá cao chưa từng có. Cơn khát cổ phiếu ngân hàng có thể chính là nguyên nhân khiến các tập đoàn xin thành lập ngân hàng rồi sau đó thu lợi lớn nhờ thặng dư rất lớn từ việc phát hành cổ phần ra công chúng. Trang 45 Thứ hai, có lẽ các tập đoàn Việt Nam đang đi theo mô hình keiretsu Nhật Bản, Chaebol Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc xem xét những mô hình đi trước này cũng có thể thấy được điều gì có thể xảy ra. Khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc, Hàn Quốc chỉ là một quốc gia nghèo đói, vậy mà sau vài ba thập kỷ, họ đã nằm trong nhóm các nước công nghiệp mới và đến nay đã Cổ phiếu NHTM tăng nhanh nhờ lợi nhuận 2006 tăng cao Lợi nhuận năm 2006 vừa công bố của các ngân hàng TMCP thuộc nhóm cao nhất trong nền kinh tế khiến thị trường tự do (OTC) trở nên “khát” loại cổ phiếu này hơn bao giờ.Đặc biệt kế hoạch tăng vốn năm 2007 cộng với chỉ số P/E bình quân ở mức 32, làm cho thị giá CP ngân hàng đang tăng nhanh. Thị giá cổ phiếu các ngân hàng TMCP đang nằm trong nhóm “nóng” nhất và được săn tìm ráo riết nhất. Thậm chí những ngân hàng có nguồn gốc từ các ngân hàng TMCP nông thôn mới “thay áo” thành ngân hàng TMCP đô thị và đang trong giai đoạn cố gắng chuyển hướng hoạt động như Ngân hàng TMCP Đại Á từ tỉnh Đồng Nai cũng có CP được giao dịch trên thị trường TPHCM ở mức giá 620.000 đồng/CP, trong khi mệnh giá gốc chỉ là 100.000 đồng. Tuy nhiên, nổi bật nhất vẫn là sự “lột xác” của Ngân hàng TMCP An Bình (ABB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB). Tại Đại hội Cổ đông vừa diễn ra trước Tết Nguyên đán, SHB có kế hoạch tăng vốn với tỷ lệ 1 CP cũ được mua 1 CP mới. Trước đại hội, thông tin này được “bắn” cho giới đầu tư và cổ phiếu của SHB đã được đẩy giá từ mức 43.000 đồng/CP ở tuần đầu tiên của tháng 1 nhảy lên mức 63.500 đồng/CP. Tương tự, Ngân hàng ABB khi công bố kế hoạch phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cũng đã làm cho thị giá CP ABB từ 520.000 đồng nhảy lên 890.000 đồng/CP. Nguồn: Báo lao động online website: Trang 46 trở thành nền kinh tế xếp hạng 11 thế giới với GDP bình quân đầu người (tính theo ngan bằng sức mua – PPP) lên đến 24.500 USD so với 100 USD vào năm 1963. Chính các chaebol đã làm nên điều thần kỳ này. Điều tương tự cũng xãy ra đối với Nhật Bản. Sau thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, từ những đống đổ nát với một nền kinh tế kiệt quệ, nhưng chưa đầy nữa thế kỷ sau, các keiretsu đã đưa nước Nhật trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. Tuy nhiên, sau một thời gian gặt hái được những thành công rực rỡ, mô hình đã bộc lộ nhiều nhược điểm cố hữu gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế nên đã dần dần bị từ bỏ. Trái ngược với Hàn Quốc và Nhật Bản, chuổi doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cứ bảy người dân có một doanh nghiệp, đã đưa Đài Loan trở thành nền kinh tế xếp thứ 16 toàn cầu năm 2006 với GDP (tính theo ngan bằng sức mua – PPP) bình quân người lên đến 29.500 USD cao hơn Hàn Quốc và gấp 10 lần Việt Nam. Một điểm đặc biệt là nhờ sự năng động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998, Đài Loan vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế lên đến 5% trong khi tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát rất thấp. Hơn thế, tuy ban đầu chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng theo thời gian nhiều doanh nghiệp đã lớn lên và trở thành các tập đoàn tầm cỡ quốc tế. Acer là một điển hình. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp vừa và nhỏ này đang là những cổ máy thúc đẩy tăng trưởng, trong khi hầu hết những tổng công ty lớn Nhà nước, trừ những ngành có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, đều có vấn đề và là gánh nặng cho nền kinh tế. Như vậy, Chính phủ nên tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đóng góp vào sự phát triển đất nước hơn là cho phép phát triển mô hình ngân hàng – tập đoàn. Sơ kết: Với bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay thì mô hình Keiretsu chưa thật phù hợp bởi để mô hình này có thể thành công như ở Nhật Bản thì cần có sự điều tiết, trợ giúp rất tích cực và đáng kể từ phía sau cuả chính phủ. Tuy nhiên ở nước ta đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, mọi cánh cửa đều phải mở rộng như đã cam kết, các doanh nghiệp nhà nước đang trong lộ trình cổ phần hóa, nếu có sự hậu thuẫn của chính phủ sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh và điều này đi Trang 47 ngược với xu thế chung của thế giới và trong trường hợp xấu có thể gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế. Và điều này là hoàn toàn không thể. i CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC THÀNH LẬP NGÂN HÀNG CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3.1. Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay có phù hợp để thành lập theo mô hình Keiretsu của Nhật Bản hay không? Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta tăng trưởng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8%/năm, tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn. Cùng với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) tạo động lực cho việc phát triển sản xuất công nghiệp cũng như gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong quá trình gia tăng sản xuất, các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn rất lớn để tài trợ cho các hoạt động như: bổ sung nguốn vốn lưu động, nâng cấp máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng…. Ngân hàng thương mại là nhà cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa…. Bên cạnh đó, mật độ phục vụ của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Hiện nay mật độ sử dụng hệ thống ngân hàng ở Việt Nam trung bình chỉ đạt 5-6%, ở một số đô thị mật độ này cao hơn, khoảng 22%. Trong khi đó, mật độ này ở Thái Lan hay Malaysia là 70-80%. Điều này cho thấy cơ hội của thị trường của ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam là rất lớn. =>Tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian sắp tới là rất lớn. ii Bên cạnh tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng, có thể nói động lực lớn nhất thúc đẩy các tập đoàn ra sức để đầu tư thành lập ngân hàng chính là lợi nhuận của ngành này trong năm 2006. Nhiều người cho rằng đây là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận nên lực hút của ngành này là rất lớn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên đà phát triển từng bước tiến tới sự ổn định và vững chắc, các doanh nghiệp cũng có điều kiện để tiếp cận nguồn vốn này một cách dễ dàng nhất là trong thời gian vừa qua khi thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn cực kỳ sôi động. Tuy nhiên, khá nhiều tập đoàn tỏ ý muốn thành lập ngân hàng riêng để huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của chính mình. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi trên thực tế để có thể vay vốn từ ngân hàng không phải là chuyện đơn giản và mất khá nhiều thời gian dù hiện nay ở Việt Nam đã có khá nhiều ngân hàng và việc đi vay nhanh chóng hơn nhiều lần so với trước đây. Thành lập ngân hàng để đáp ứng cho chính nhu cầu của mình là một việc làm đáng khuyến khích, tự bản thân các ngân hàng này không xấu nhưng việc sử dụng các ngân hàng này vào mục đích riêng của các nhà lãnh đạo thì thật sự đáng lo ngại, chẳng hạn như việc lợi dụng nguồn vốn của ngân hàng để đầu tư cho những dự án có độ rủi ro quá cao, không đáp ứng được yêu cầu chung về mức độ rủi ro cho phép. Nếu việc làm này xảy ra liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn đến một hậu quả đó là ngân hàng sẽ đi đến tình trạng bị phá sản. Điều này là hoàn toàn không được phép bởi sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng khác cũng rơi vào tình hình khó khăn dây chuyền do niềm tin của dân chúng bị lung lay, thị trường trở nên hoảng loạn. Tình trạng này đã từng xảy ra tại Việt Nam, Nhà nước phải tham gia vào để giúp các NHTM vượt quá tình trạng khó khăn và phải mất một thời gian dài để khôi phục lại niềm tin của công chúng bởi kinh doanh ngân hàng chính là dựa vào lòng tin. Nếu không còn ai tin vào ngân hàng thì chắc chắn nó sẽ sụp đổ. Vì vậy, khôi phục và củng cố niềm tin của người dân là một việc làm vô cùng cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn. iii Và để hệ thống ngân hàng Việt Nam tránh rơi vào tình trạng trên, ngân hàng Nhà nước đã cẩn thận đưa ra một loạt các quy định không cho các ngân hàng cung cấp vốn trực tiếp cho những thành viên sáng lập. Một nguyên nhân khác cũng rất quan trọng đó là trong thời gian qua cổ phiếu của ngành ngân hàng thuộc loại Blue-chip, giá của các loại cổ phiếu này cực kỳ cao, vào thời điểm nóng có khi lên đến trên 10 chấm. Nắm bắt được tình hình này nên các thành viên sáng lập càng mong muốn nhanh chóng thành lập được ngân hàng để phát hành cổ phiếu. Việc phát hành này sẽ giúp ngân hàng thu về một lượng thặng dư vốn cực lớn sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của mình mà không phải tốn quá nhiều chi phí. Tuy nhiên, trong thời gian này, tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không mấy lạc quan: hàng hoá trên thị trường thì nhiều mà các nhà đầu tư lại tỏ ra khá ngần ngại khi quyết định mua vào. Từ đó dẫn đến tình trạng cung nhiều hơn cầu, thị trường trở nên mất cân xứng. Vì vậy, với tình hình hiện nay, việc thành lập ngân hàng rồi phát hành cổ phiếu ra công chúng không còn nhiều thuận lợi như trước đây nữa. Dù thị trường có nhiều bất ổn, không như mong đợi nhưng đây cũng là một nguồn thu rất đáng kể cho các ngân hàng được thành lập. Nếu đem mô hình Keiretsu áp dụng vào nước ta thì trước mắt nó cũng sẽ phát huy được vai trò lớn nhất của mình như ở Nhật Bản: đó là các thành viên trong tập đoàn sẽ tiếp cận được nguồn vốn cần thiết cho các dự án đầu tư một cách nhanh chóng từ ngân hàng chính tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tiếp tục phát triển. Nhưng một khi nền kinh tế có những biến động bất ngờ không lường trước được ( đặc biệt là những biến động của thị tường nhà đất và thị trường chứng khoán) thì các ngân hàng trực thuộc tập đoàn sẽ phải chịu những tác động cực kỳ xấu từ các khoản cho vay dễ dàng của mình và sẽ phải gánh chịu một hậu quả nặng nề, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế. Và đặc biệt trong trường hợp các tập đoàn kinh tế Nhà nước: Khi các tập đoàn này thành lập ngân hàng thì ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng sau ngân hàng ngoài các tập iv đoàn hùng mạnh ra còn có bóng dáng của một thế lực có sức mạnh vô cùng lớn đó chính là Nhà Nước. Với sự trợ giúp lớn như thế hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này dường như sẽ không có gì trở ngại và các ngân hàng này chỉ có thể sụp đổ khi toàn bộ nền kinh tế gặp khó khăn mà Nhà nước không thể ra tay gánh vác được. Nhưng chính sự tồn tại của các ngân hàng này sẽ làm cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam trở nên thiếu công bằng. Như thế là không phù hợp với tình hình tại Việt Nam. 3.2. Cải tổ hệ thống tập đoàn và tổng công ty Mối quan hệ giữa tập đoàn và ngân hàng trên đây đã cho thấy những rủi ro tiềm ẩn không chỉ đối với tập đoàn mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Tập đoàn có lớn mạnh thì mới đủ sức là chỗ dựa về mặt tài chính và uy tín thương hiệu cho ngân hàng của nó. Do đó, trước hết cần có những biện pháp cải tổ hệ thống tập đoàn và tổng công ty để chúng thật sự là “đầu tàu” của nền kinh tế thì khi thành lập các ngân hàng riêng mới phát huy được thế mạnh về quy mô, và tạo nên khối liên kết vững chắc bảo vệ nền kinh tế trước những tác động của các biến ngoại sinh. Các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước hiện mang lại 40% GDP nhưng cũng giữ tới 60% tổng nợ quốc gia. Nhiều đơn vị đã đầu tư ra ngoài ngành nghề chính tới 37%. Tuy nhiên, hoạt động của chúng lại không tỏ ra hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do cơ cấu không quy định quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người quản lý. Do đó, để tránh trường hợp “cha chung không ai khóc” dẫn đến đầu tư tràn lan, Nhà nước cần giám sát chặt chẽ và phân định rõ ràng, đảm bảo có cơ quan hoặc cá nhân đứng ra chịu trách nhiệm cuối cùng cho các khoản vốn đầu tư của các Tổng công ty. Tập đoàn ở nước ta chủ yếu hình thành từ mô hình công ty mẹ - công ty con của các Tổng công ty. Do đó, cần nhanh chóng xác định không được nhầm lẫn giữa hoạt động dựa vào mệnh lệnh hành chính theo kiểu tổng công ty mà tập đoàn phải thực sự là nhà đầu tư tài chính tham gia hoạt động của công ty con thông qua người điều hành, hoặc thông qua phần vốn góp của mình. Hay nói cách khác các công ty con trong tập đoàn phải có tính tự chủ tương đối với công ty nồng cốt. v Các đơn vị cần chú ý đến năng lực quản lý, vấn đề nhân sự. Chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp cũng phải được hoạch định kỹ lưỡng và mang tính khách quan để lựa chọn hướng đi đúng đắn cho mình. Cần phải tạo thêm nữa động lực cho từng thành viên trong doanh nghiệp cố gắng tối đa để sử dụng hiệu quả các nguồn lực để cải thiện tình hình tài chính không mấy sáng sủa của các DNNN. Hiện nay tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DNNN VN chỉ bằng 2/3 tỉ suất lợi nhuận của các DN Trung Quốc đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán và nếu so sánh với các DN Ấn Độ thì chỉ bằng 1/3. 3.3. Kiến nghị đối với giám sát chặt chẽ hơn thị trường chứng khoán. Nhà nước cần giám sát chặt chẽ hơn nữa tiến trình cổ phần hóa và IPO các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn để hạn chế tình trạng định giá cổ phiếu cao hơn giá thực tế nhằm hưởng chênh lệch giá cổ phiếu của các nhân vật chủ chốt trong đơn vị IPO và thổi giá các chứng khoán sau khi đã lên sàn. 3.4. Đối với chất lượng hoạt động của các ngân hàng do tập đoàn thành lập. Những cảnh báo đưa ra về việc cấp tín dụng không dựa trên ngiệp vụ phân tích và đánh giá chính xác của các ngân hàng đối với các công ty trong cùng một hệ thống tập đoàn đã tạo nên mối lo ngại về hiệu ứng Domino khi mà tiềm lực tài chính lẫn khả năng quản trị rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung hiện vẫn chưa cao. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần chú ý nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại nhất là các ngân hàng mới thành lập của các tập đoàn vì các ngân hàng này được thành lập không phải chủ yếu để hoạt động. Thứ nhất, tăng cường tính chuyên nghiệp trong quản lý và nghiệp vụ ngân hàng. Tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, thống nhất toàn hệ thống tại Hội sở chính thông qua xây dựng hệ thống các định chế quản lý nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mô hình cơ cấu tổ chức ngân hàng theo hướng hiện đại, hướng đến khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Thứ hai, quy định và giám sát chặt chẽ quy trình tín dụng của các ngân hàng này. vi Khi Ngân hàng tiến hành cho tập đoàn của nó vay, thì phải bảo đảm tỷ lệ trên tài sản thế chấp nhất định, hoặc nếu là dự án thì phải thẩm định chặt chẽ. Song song đó còn cần phải buộc các ngân hàng báo cáo chính xác tình hình hoạt động cho Ngân hàng nhà nước, quản lý sổ sách theo những nguyên tắc chặt chẽ nhất định và được định kỳ kiểm tra bởi thanh tra ngân hàng. Thứ ba, cần giảm dần tỷ lệ vốn góp của Nhà nước trong các ngân hàng thương mại, làm tăng tính tự chủ, cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động vì lợi ích của chính mình. Có như vậy mô hình ngân hàng tập đoàn của chúng ta mới tiến đến được gần hơn hình mẫu Chaelbol hay Keiretsu. 3.5. Đối với các ngân hàng đang xin cấp phép thành lập. Ngân hàng Nhà nước đang hạn chế tối thiểu về số lượng các ngân hàng thành lập mới bằng cách đưa ra dự thảo với những quy chế gắt gao hơn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập và quản lý ngân hàng thương mại. Theo đó, thì tất cả các cá nhân, tổ chức Việt Nam đều được tham gia góp vốn, thành lập và quản lý nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể, họ phải đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau, trong đó có những điều kiện quan trọng về vốn pháp định, số lượng cổ đông tham gia, tỷ lệ sở hữu của các thành phần và điều kiện đối với các cổ đông sáng lập… Để thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần mới, vốn điều lệ thưc góp của ngân hàng đó tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định mức vốn này áp dụng đến năm 2008 là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng. Với giới hạn sàn về vốn điều lệ như vậy đã thanh lọc những dự án xin thành lập có quy mô nhỏ và cũng là áp lực đối với nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên thị trường. Từ đầu ngân hàng xin lập phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia thành lập và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. vii Các cổ đông tham gia sáng lập ngân hàng không được phép chuyển nhượng cổ phần trong thời gian 3 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông và những người liên quan được quy định không chiếm quá 20% cổ phần đối với pháp nhân và 10% đối với cá nhân. Các tập đoàn tài chính cũng không được nắm quá 40% cổ phần của ngân hàng xin cấp phép. Các cổ đông sáng lập, cả tổ chức và cá nhân, phải cùng nhau mua ít nhất 50% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và không được chuyển nhượng cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập trong thời hạn 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và hoạt động. Mỗi hồ sơ xin lập ngân hàng thương mại cổ phần mới phải đảm bảo có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức (pháp nhân); những cổ đông này đã được thành lập và hoạt động tối thiểu là 5 năm, có thực trạng tài chính lành mạnh, có tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng và có kết quả kinh doanh lãi trong 3 năm liền kề năm xin thành lập ngân hàng. Yêu cầu đặt ra cao hơn nếu tổ chức đó là ngân hàng thương mại (tổng tài sản tối thiểu phải là 20.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng). Ngân hàng xin thành lập phải đảm bảo tuân thủ như về khả năng công nghệ, kế hoạch hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu, về năng lực quản trị rủi ro, khả năng áp dụng các chuẩn mực quản lý quốc tế cùng những điều kiện, tiêu chuẩn đối với người quản lý, điều hành ngân hàng sau khi thành lập. Các cá nhân, tổ chức đứng ra xin thanh lập ngân hàng mới phải cam kết trong việc thực hiện kinh doanh ngân hàng phải thận trọng, toàn diện và hiệu quả trên các nguyên tắc và chuẩn mực an toàn cao trong kinh doanh ngân hàng. Trong cơ cấu hội đồng quản trị của ngân hàng có thêm thành viên mới - thành viên độc lập. Những người giữ vai trò này phải đảm bảo điều kiện không có người thân (vợ, viii chồng, con, anh em ruột...) nắm cổ phần trọng yếu của ngân hàng; bản thân không trực tiếp hoặc đại diện sở hữu từ 1% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng trở lên. 3.6. Về giải quyết tính minh bạch trong các khoản cho vay của các ngân hàng trực thuộc tập đoàn: Khi tập đoàn thành lập ngân hàng của riêng nó thì vấn đề đáng lo ngại nhất là quan hệ tín dụng giữa chúng. Do ngân hàng được thành lập theo cách này là một doanh nghiệp không độc lập, về bản chất nó vẫn là công ty con của công ty mẹ và bị chi phối đối với các quyết định cấp tín dụng. Mối quan hệ bên trong này dễ nhận biết nhưng rất khó khắc phục, một trong những kiến nghị được đưa ra để làm tăng tính minh bạch rõ ràng của mối quan hệ này là phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). CIC là một tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin, chịu trách nhiệm cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp. Thông qua CIC, công chúng và các cơ quan chức năng có thể phần nào đó gián tiếp giám sát hoạt động của ngân hàng và tập đoàn. Để CIC trở thành nơi đáng tin cậy, luôn cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ, cần thực hiện:  Hiện đại hóa và hoàn thiện các quy định về xử lý thông tin liên tục từ khâu thu thập, lựa chọn, phân tích, xử lý và dự đoán thông tin để kịp cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, chất lượng và hiệu quả.  NHNN cần có quy định bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng phải là thành viên của CIC và phải tham gia việc cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu về doanh nghiệp, đồng thời có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm đối với ngân hàng nào cố tình che dấu thông tin về khách hàng khi có sự cố tín dụng xảy ra.  CIC cần mở rộng mạng lưới thông tin, có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng có liên quan: Chi cục thuế, chi cục thống kê, bộ kế hoạch và đầu tư… qua nối mạng trực tiếp. Từ những thông tin thu được, CIC có nhiệm vụ ix sàng lọc thông tin, thường xuyên hoàn thiện cập nhật các số liệu về kinh tế, TCDN. Ngoài ra, nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động kinh doanh hiệu quả, với mục đích duy trì và bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền và tránh cho nền kinh tế khỏi những chấn động và khủng hoảng do hệ thống NHTM gây ra, đồng thời ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực gây thất thoát trong việc sử dụng vốn tín dụng, công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN cần được đảm bảo các vấn đề sau:  Thanh tra NHNN phải có lịch kiểm tra định kì tại các NHTM theo chuyên đề kiểm tra sau đó phải có những phân tích cụ thể, cảnh báo về những rủi ro trong cho vay cũng như trong các nghiệp vụ khác.  Nâng cao hiệu lực kiến nghị và biện pháp của thanh tra, tránh tình trạng có nhiều kiến nghị của thanh tra nhưng khogn có chế tài buộc các NHTM thực hiện.  Liên tục đào tạo đội ngũ thanh tra có chuyên môn giỏi, đạo đức tốt, và dược trang bị hệ thống làm việc hiện đại với chế độ đãi ngộ tương xứng. - Hết - x KẾT LUẬN Như vậy qua bài viết, ta thấy mô hình ngân hàng – tập đoàn (Keiretsu tài chính ở Nhật) đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển nền kinh tế Nhật. Tuy nhiên, qua thời gian thì mô hình đã bộc lộ nhiều nhược điểm cố hữu gây rủi ro cho nền kinh tế và khó chống chọi được những cú sốc khủng hoàng kinh tế như cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 hàng loạt các vụ phá sản của các ngân hàng ở Nhật Bản. Do đó việc ngân hàng nhà nước cho phép một số tập đoàn được thành lập ngân hàng gần đây tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế còn non trẻ nước ta. Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng này, đồng thời đề ra các quy định nghiêm ngặt nếu không muốn nói là không thể đáp ứng được đối với các tập đoàn nào muồn xin thành lập ngân hàng trong thời gian tới. Việt Nam, một nền kinh tế đang trên đà phát triển rất cần một hệ thống ngân hàng mạnh để cung cấp vốn cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Chính phủ cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hệ thông ngân hàng phát triển đáp ứng yêu cầu hổ trợ vốn cho nền kinh tế, đồng thời cần phải kiểm soát hoạt động của hệ thống ngân hàng nhằm tránh những nguy cơ có thể gây ra những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế đất nước. Chúng em tin rằng, hệ thống ngân hàng sẽ lớn mạnh trong tương lai và đáp ứng được nhu cầu ngày càng to lớn của nền kinh tế đất nước. Hệ thống ngân hàng sẽ góp phần quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển. xi TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Juro Teranishi và Yutaka Kosai,Trung tâm kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, (1995) , Kinh nghiệm cải cách kinh tế của Nhật Bản, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội , trang 62,113,129,149,153. [2]. Lưu Ngọc Trịnh, (2004) , Suy thoái kéo dài cải cách nửa vời. Tương lai nào cho nền kinh tế Nhật Bản, Nhà xuất bản Thế giới ,trang 21,30,34,105-114, 129, 280, 282, 297. [3]. Nakamura Takafusa, (1998) , Những bài giảng về lịch sử kinh tế Nhật Bản hiện đại, Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, trang 257, 280. [4]. Nguyễn Văn Kim, (2003) , Nhật Bản với Châu Á - Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, trang 524, trang 544. [5]. xii PHỤ LỤC 1. Tình hình hoạt động kinh doanh của một số NHTMCP tại Việt Nam.  NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank. Một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank. Đơn vị tính: triệu đồng. NỘI DUNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 ROE 2.85% 13.28% 7.36% ROA 0.19% 1.41% 1.37% Tổng tài sản 11,369,233 18,323,772 33,710,424 1.61 1.84 Vốn huy động 8,352,111 13,141,175 22,906,123 1.57 1.74 Dư nợ cho vay 6,433,155 10,207,392 18,452,151 1.59 1.81 Lợi nhuận trước thuế 28,557 358,587 628,847 12.56 1.75 Vốn điều lệ 700,000 1,212,371 2,800,000 1.73 2.31 Nguồn: Báo cáo tài chính từ www.eximbank.com.vn xiii - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 Tổng tài sản Vốn huy động Dư nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế Vốn điều lệ TẠI NHTMCP XNK EXIMBANK NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Nhìn chung, các chỉ tiêu trên của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Eximbank đều tăng qua các năm với tốc độ tăng ngày càng cao ( > 1.5 lần), riêng 2 chỉ tiêu về ROE và ROA có sụt giảm đôi chút.Nổi bật là chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế của NH trong năm 2006,nhờ sự kiện VN gia nhập WTO cùng với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, ngành ngân hàng trong giai đoạn này càng lớn mạnh. Lợi nhuận trước thuế của NH tăng đến 12.56 lần so với năm 2005 – một con số đáng chú ý. Trong đó năm 2007, các chỉ tiêu tăng mạnh hơn 2006: ngân hàng tăng cường huy động vốn, thu hút được hơn năm 2006 đến 1.74 lần, tỷ lệ cho vay cũng gia tăng mạnh. Trong năm này, theo xu hướng chung của toàn thị trường, NH cũng tập trung để gia tăng vốn điều lệ lên hơn 2 lần so với năm 2006 để tăng tính cạnh tranh và từng bước đáp ứng được yêu cầu của Ngân Hàng Nhà Nước. xiv  NHTMCP Á Châu Một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Á Châu Đơn vị tính : triệu đồng NỘI DUNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 ROE 23.32% 28.42% 22.34% ROA 1.23% 1.05% 1.64% Tổng tài sản 24,272,864 44,650,194 85,391,681 1.84 1.91 Vốn huy động 19,984,920 33,060,013 55,283,104 1.65 1.67 Dư nợ cho vay 9,381,517 17,041,419 31,810,857 1.82 1.87 Lợi nhuận trước thuế 391,550 687,219 1,581,971 1.76 2.30 Vốn điều lệ 948,316 1,100,047 2,630,060 1.16 2.39 Nguồn: Báo cáo tài chính từ www.acb.com.vn xv - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 90,000,000 Tổng tài sản Vốn huy động Dư nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế Vốn điều lệ TẠI NHTMCP Á CHÂU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NHTMCP Á Châu tiếp tục được xem là một ngân hàng có hoạt động khá hiệu quả tại Việt Nam. Tỷ số ROE trong năm 2006 đạt hơn 28%, ROA trong năm 2007 cũng đạt 1.64%.Không nằm ngoài xu hướng chung, ngân hàng cũng tiếp tục chú trọng vào việc tăng vốn, đầu tư mạnh để tăng tài sản.Lợi nhuận trước thuế cũng tăng liên tục qua các năm.  NHTMCP Nam Á Một số chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Nam Á Đơn vị tính: triệu đồng. NỘI DUNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 ROE 11.28% 6.48% 11.27% ROA 1.31% 1% 1.43% Tổng tài sản 1,605,244 3,884,483 5,240,389 2.42 1.35 Vốn huy động 1,185,195 1,894,749 2,801,850 1.60 1.48 xvi Dư nợ cho vay 1,247,094 2,041,547 2,698,695 1.64 1.32 Lợi nhuận trước thuế 29,124 53,962 107,286 1.85 1.99 Vốn điều lệ 150,000 550,000 575,925 3.67 1.05 Nguồn: www.nab.com.vn - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 Tổng tài sản Vốn huy động Dư nợ cho vay Lợi nhuận trước thuế Vốn điều lệ TẠI NHTMCP NAM Á NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Dù ngân hàng này có quy mô nhỏ làm giảm tính cạnh tranh so với các ngân hàng lớn và có nhiều tiếng tăm nhưng tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng khá lạc quan, các chỉ tiêu đều tăng trưởng. ROE và ROA của ngân hàng ở mức khá tốt trong năm 2007. 2. So sánh giữa các ngân hàng Chỉ tiêu về Tổng tài sản và Vốn điều lệ Bảng thể hiện chỉ tiêu về tổng tài sản của các ngân hàng. Đơn vị tính: triệu đồng. TÊN NH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 NAM Á 1,605,244 3,884,483 5,240,389 2.4 1.3 xvii SÀI GÒN 4,032,299 10,943,161 25,980,272 2.7 2.4 EXIMBANK 11,369,233 18,323,772 33,710,424 1.6 1.8 SACOMBANK 14,456,182 24,776,182 64,572,875 1.7 2.6 Á CHÂU 24,272,864 44,650,194 85,391,681 1.8 1.9 Bảng thể hiện chỉ tiêu về tổng tài sản của các ngân hàng. Đơn vị tính: triệu đồng. TÊN NH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 NAM Á 150,000 550,000 575,925 3.7 1.0 SÀI GÒN 271,788 600,000 1,970,000 2.2 3.3 EXIMBANK 700,000 1,212,371 2,800,000 1.7 2.3 Á CHÂU 948,316 1,100,047 2,630,060 1.2 2.4 SACOMBANK 1,250,948 2,248,726 5,662,485 1.8 2.5 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 NAM Á EXIMBANK SACOMBANK BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 90,000,000 NAM Á EXIMBANK Á CHÂU BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỔNG TÀI SẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 xviii Tổng tài sản của các ngân hàng tăng mạnh qua các năm ( > 1.3 lần ): trong năm 2006, tăng mạnh nhất là NHTMCP Sài Gòn tăng đến 2.7 lần so với năm 2005.Còn trong năm 2007, tăng mạnh nhất là NHTMCP Sacombank tăng đến 2,6 lần so với năm 2006. Có thể coi đây là một trong những điều kiện khiến cho thu nhập của các ngân hàng đạt mức cao và tăng liên tục trong những năm gần đây, góp phần tạo ra một kết quả kinh doanh khá ấn tượng của ngành ngân hàng. Không ngoài tình hình chung, các ngân hàng tiếp tục gia tăng vốn điều lệ , tăng mạnh nhất là trong năm 2007 và xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm sau để đáp ứng theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, đồng thời để tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng mình. Chỉ tiêu: Vốn huy động và Dư nợ cho vay. Bảng thể hiện chỉ tiêu về tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Đơn vị tính: triệu đồng TÊN NH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 NAM Á 1,185,195 1,894,749 2,801,850 1.6 1.5 SÀI GÒN 1,616,523 3,575,631 15,970,543 2.2 4.5 EXIMBANK 8,352,111 13,141,175 22,906,123 1.6 1.7 SACOMBANK 10,478,959 17,511,580 44,231,944 1.7 2.5 Á CHÂU 19,984,920 33,060,013 55,283,104 1.7 1.7 xix Bảng thể hiện chỉ tiêu về dư nợ cho vay của các ngân hàng. Đơn vị tính: triệu đồng TÊN NH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 NAM Á 1,247,094 2,041,547 2,698,695 1.6 1.3 SÀI GÒN 3,356,936 8,206,696 19,477,603 2.4 2.4 EXIMBANK 6,433,155 10,207,392 18,452,151 1.6 1.8 SACOMBANK 8,379,335 14,312,895 35,378,147 1.7 2.5 Á CHÂU 9,381,517 17,041,419 31,810,857 1.8 1.9 xx - 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 NAM Á EXIMBANK Á CHÂU BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 NAM Á EXIMBANK Á CHÂU BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Qua biểu đồ ta thấy tình hình huy động vốn của các ngân hàng rất khả quan,đều tăng mạnh qua các năm ( > 1.5 lần). Trong đó NHTMCP Sài Gòn đứng đầu trong cả 2 năm 2006 và 2007 với tốc độ tăng đáng kể.Đây là điều kiện hàng đầu để gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Tình hình cho vay của các ngân hàng cũng luôn gia tăng qua các năm với tốc độ khá lớn. Qua đó ta thấy nhu cầu gửi tiền và nhu cầu đi vay của cá nhân , các doanh nghiệp để mua sắm, đầu tư cho dự án , bất động sản ngày càng tăng. Trong đó tốc độ tăng dư nợ cho vay ở NHTMCP Sài Gòn là lớn nhất, tăng đều 2.4 lần trong 2 năm 2006 và năm 2007. Chỉ tiêu: Lợi nhuận trước thuế. Bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Đơn vị tính: triệu đồng TÊN NH NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2005 TĂNG GẤP (LẦN) SO VỚI 2006 xxi NAM Á 29,124 53,962 107,286 1.9 2.0 SÀI GÒN 46,695 154,232 361,324 3.3 2.3 EXIMBANK 28,557 358,587 628,847 12.6 1.8 SACOMBANK 306,054 611,228 1,581,971 2.0 2.6 Á CHÂU 391,550 687,219 2,126,815 1.8 3.1 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 NAM Á EXIMBANK Á CHÂU BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG QUA CÁC NĂM NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế gia tăng rất cao, thấp nhất là tăng 1.8 lần trong năm 2006, 2007 và cao nhất là 12.6 lần trong năm 2006, 3.1 lần trong năm 2007. Nổi bật nhất trong năm 2006 là NHTMCP XNK Eximbank, một mức tăng rất ấn tượng và trong năm 2007 là NHTMCP Á Châu tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Qua đó, ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong 3 năm qua rất lạc quan . .Chỉ tiêu: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Bảng thể hiện chỉ tiêu về tỷ số ROE của các ngân hàng. NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 xxii 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% EXIMBANK SÀI GÒN Á CHÂU BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% SÀI GÒN NAM Á SACOMBANK BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 EXIMBANK 2.85 % 13.28 % 7.36 % NAM Á 11.28 % 6.48 % 11.27 % SÀI GÒN 10.08 % 15.11 % 9.74 % SACOMBANK 12.46 % 16.38 % 19.02 % Á CHÂU 23.32 % 28.42 % 22.34 % Bảng thể hiện chỉ tiêu về tỷ số ROA của các ngân hàng. NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 SÀI GÒN 0.83% 1.13% 1% EXIMBANK 0.19% 1.41% 1.37% NAM Á 1.31% 1% 1.43% Á CHÂU 1.23% 1.05% 1.64% SACOMBANK 1.62% 1.90% 2.16% ROE và ROA c Châu. xxiii Nhận xét chung: Các ngân hàng Việt Nam đang từng bước mở rộng quy mô, tạo dựng và khẳng định vị thế, tên tuổi của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. Sau khi gia nhập WTO, với một môi trường thích hợp, năng động, ngành ngân hàng ngày càng phát triển mạnh hơn dù bên cạnh những thuận lợi có khá nhiều khó khăn. --Hết--

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
Luận văn liên quan