Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN 3 1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo 3 2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn 7 3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay. 11 4. Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo 17 5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực 19 Chương II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ 23 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ TRONG NÔNG THÔN 23 1. Điều kiện tự nhiên 23 2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 25 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 28 4. Phong tục tập quán 31 5. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện 32 6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kt - xh của huyện Chiêm Hoá 31 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA 33 A. Tình hình phát triển kinh tế 33 1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp 36 2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp 52 3. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 56 4. Tình hình sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 57 B. Thực trạng đời sống và vấn đề đói nghèo của nhân dân 58 1. Khái quát thực trạng lao động việc làm và thu nhập mức sống dân cư trên địa bàn huyện nói chung 58 2. Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân 60 3. Nguyên nhân đói nghèo 64 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ 66 1. Những kết quả đạt được 66 2. Những vấn đề tồn tại 66 3. Những nguyên nhân chính của những vấn đề tồn tại 67 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ 68 I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ 68 1. Phát triển sản xuất của huyện Chiêm Hoá phải bám sát theo nhu cầu thị trường. 68 2. Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi thế và nguồn lực một cách hiệu quả 69 3. Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa 69 4. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững 69 II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA 70 1.Phương hướng 70 2.Mục tiêu 70 III.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA 71 1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá 71 2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội 74 3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện 75 4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân 79 5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn 81 6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở 83 7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 1. Kết luận: 87 2. Kiến nghị 88

doc126 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng các phương diện sau : -Sản xuất phải nhằm để bán là chính, mục tiêu để bán sẽ chi phối toàn bộ tính toán và hành động của người sản xuất. - Sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở nắm bắt và khai thác được nhu cầu chỉ tiêu, sở thích và trào lưu tiêu dùng. - Sản xuất phải phát huy được lợi thế của huyện để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. 2.Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi thế và nguồn lực một cách hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng để tăng quy mô sản phẩm và tăng hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy cần phải căn cứ vào nguồn lực của huyện để xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển từng ngành nghề, từng cây con cụ thể, có tính đến yêu cầu khắt khe của thị trường và khả năng sản xuất tập trung, chuyên môn hoá sao cho vừa co thể khai thác được cơ hội của thị trường, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng vừa lợi dụng được lợi thế của huyện, lấy hiệu quả kinh doanh làm đích. 3.Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa ra cộng đồng bằng các nguồn tài chính của nhà nước, các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước. Chú trọng biện pháp phòng ngừa, tăng cường phẩm chất tư cách của cán bộ, nhân viên tham gia triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo công khai hoá các nội dung, quy mô tài chính và chế độ thu chi của các hoạt động trong chương trình và đặc biệt là mở rộng khả năng kiểm tra, giám sát của cộng đồng người nghèo trong quá trình triển khai. Xây dựng các công trình, khỗ trự trực tiếp cho người nghèo, tạo dụng cho họ có ý thức quản lý, bảo trì các công trình đã được xây dựng phục vụ lợi ích chung của chính những người nghèo. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, tuỳ thuộc rất nhiều vào sự tự vươn lên của người nghèo. Xoá đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng người nghèo, bởi vì để thoát khỏi cảnh nghèo đói chính phần lớn là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân người nghèo. Nhà nước cần trợ giúp biết cách tự thoát nghèo và tránh tình trạng tái nghèo đói khi gặp bất lợi của điều kiện tự nhiên. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc hướng dẫn người nghèo sản xuất, phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói giảm nghèo thành công nhanh và lâu bền. 4.Phát triền kinh tế đi đôi với thực hiện xoá đói giảm nghèo bền vững. Gắn xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ, dịch vụ, ngành nghề, lồng ghép xoá đói giảm nghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia và an ninh xã hội. Xác định rõ vùng trọng điểm, các hoạt động ưu tiên để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả. Gắn xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm với thực hiện quy chế dan chủ ở cơ sở. Tạo cơ hội và điều kiện cho người nghèo, xã nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hôi cơ bản. II.PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ. Căn cứ vào thực trạng, điều kiện kinh tế-xã hội của huyện những quan điểm về phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của huyện cho đến nưm 2005 và 2010 như sau : 1.Phương hướng Với mức thắng lợi đã giành được trong những năm gần dây có ý nghĩa rất quan trọng. Cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, tiềm năng về tài nguyên và lao động phong phú, nhân dân các dân tộc cần cù, tin tưởng vào lãnh đạo của Đảng. Với những chính sách và cơ chế mới đúng đắn sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển trong thời gian tới. Đồng thời chúng ta cũng phải đang đối mặt với khó khăn, thách thức lớn đó là tình trạng thấp kém về phát triển kinh tế, số hộ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Vì vậy, hơn lúc nào hết chúng ta phải thực sự có quyết tâm cao, tận dụng mọi tiềm năng để phát huy hết nội lực và tranh thủ vốn, trí tuệ, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phụ vụ sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo. 2.Mục tiêu 2.1-Mục tiêu tổng quát. Phát huy sức mạnh đoàn kết của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để đưa nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển hoà nhập vào sự phát triển chung của tỉnh. Xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân, tăng nhanh số hộ khá giầu, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tăng nhanh thu nhập của các tầng lớp dân cư nhất là 15 xã thuộc các xã đặc biệt khó khăn. 2.2. Mục tiêu cụ thể. 2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - Phát huy thế mạnh của toàn huyện về nghề rừng, cây công nghiệp, câyăn quả và chăn nuôi đàn gia súc, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất nông lâm sản hàng hoá. -Đưa diện tích đất trống đồi núi trọc có khả năng sản xuất nông nghiệp năm 2005 là 7.036 ha, năm 2010 tăng lên 10.036 ha. -Nâng cao diện tích trồng lúa lên 9.429 ha năm 2005 và năm 2010 là 12.429ha và nâng hệ số sử dụng ruộng đất lên 2,5 lần năm 2005 và 2,7 lần năm 2010. -Trồng mới : 2164 ha cây ăn quả. -Nâng cao quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình -Thu nhập thực tế bình quân đầu người đến năm 2005 là 400.000 đồng/người/tháng- và năm 2010 là 600.000 đồng/người/tháng. -Lương thực bình quân 598 kg/người/năm (bình quân nhân khẩu nông nghiệp 690 kg/người/tháng) 2.2.2. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo. *Về giảm tỷ lệ đói nghèo tăng tỷ lệ hộ khá, giầu -Phấn đấu đến năm 2005 giảm 40% tỷ lệ hộ nghèo và đến cuối năm 2010 giảm 60% tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000. -Tăng tỷ lệ hộ giàu lên15%, hộ khá 25% năm 2005 và 20% hộ giầu, 30% hộ khá năm 2010, đồng thời ngăn ngừa hộ tái đói nghèo. *Xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. -Thực hiện xoá đói nghèo và bảo tồn văn hoá và sự đa dạng của các dân tộc thiểu số. Giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các xã miền núi và các xã nghèo xuống gần bằng tỷ lệ bình quân của cả tỉnh. - Chú trọng xoá mù đối với từng dân tộc; đảm bảo giao quyền sử dụng đất cho cá nhân và tập thể cho đại bộ phận người dân tộc thiểu số. Đầu tư trồng 8098 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ tái sinh 45.407 ha rừng, nâng diện tích tự nhiên từ 145.575 ha năm 2000 lên 231.567 ha năm 2010. Nâng độ che phủ lên đạt 75%, hạn chế lũ lụt, xói mòn sạt lở đất, tránh hiện tượng thiếu nước vào mùa khô, hạn chế sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO. Để thúc đẩy phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo trong những năm tới, xuất phát từ bối cảnh kinh tế xã hội của huyện chiêm hoá luận văn đề xuất một số giải pháp sau. 1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Để đạt được mục tiêu nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở huyện Chiêm Hoá, đưa kinh tế của huyện này thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển , một yêu càu khách quan cấp thiết đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá,từng bước hình thành các vùng, tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá, các tụ điểm thương mại dịch vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nâng cao năng suất cây lương thực để từng bước phát thế độc canh cây lương thực chuyển sang hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm, phù hợp với nhu cầu thị trường và tiềm năng sản xuất nông nghiệp của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tính thuần nông, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được cân nhắc và triển khai đồng bộ 2 căn cứ chính sau : Lợi thế về sản xuất và khả năng về thị trường của sản phẩm. Từ 2 căn cứ trên quá trình chuyển dịch sẽ tạo việc làm ổn định lâu dài cho gần 2000 lao động trong huỵên. -Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tâng, mở rộng mạng lưới thông tin, tuyên truyền, đẩy mạnh giáo dục y tế cho 29 xã,thị trấn và 412 thôn bản. -Tốc độ tăng dân số giảm 1,5 % năm 2000 xuống còn 1,2% năm 2005 và 1,0% năm 2010. * Về môi trường Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế huyện Chiêm Hoá dựa vào các nguyên tắc sau : *Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Cây con được lựa chọn phải thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và môi trường, với khả năng canh tác của vùng. -Tập đoàn cây con lựa chọn phải có vai trò quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. -Tập đoàn cây con phải lựa chọn phải có khả năng phát triển tập trung quy mô lớn đủ sức cung cấp cho việc hình thành các khu công nghiệp chế biến tập trung trong tương lai. - Các cây con được lựa chọn phải góp phần nâng cao hiệu quả chi phí nghiên cứu phát triền, đầu tư và chi phí marketing. *Đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành, cùng kinh tế trong huyện. - Phát triển sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giầu, các vùng mạnh, xã hội công bằng, văn minh. - Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng phải phù hợp với đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của huyện, tỉnh. - Chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng phải tạo ra những điều kiện thuận lơị sử dụng có hiệu quả những yếu tố nguồn lực. Từ những nguyên tắc và căn cứ vào khả năng và điều kiện của các vùng kinh tế trên chúng ta có thể lựa chọn ở cách ngành nông-lâm nghiệp theo hướng sau : Mục tiêu trước mắt và lâu dài là tập trung vào sản xuất nông-lâm kết hợp, từng bước nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa như : Bình An, Hồng Quang, Linh Phú, Tri Phú, … phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm ; chú trọng tuyển chọn giống, chọn lọc và nhân thuần chủng giống trâu tốt ở huyện Móng cái hoá đàn lợn nái nền, cải tạo giống gia cầm, tổ chức củng cố và xây dựng các trạm truyền tinh lợn lò ấp trứng có năng suất cao ở các xã Minh Quang, Yên Nguyên, Phú Bình, Hà Lang, Kim Bình và thị trấn Vĩnh Lộc để cung cấp giống cho người chăn nuôi ; xây dựng các cụm chế biến thức ăn gia súc, gia cầm quy mô nhỏ tại trung tâm cụm xã, thường xuyên kiểm tra dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ, tổ chức chặt chẽ và rộng khắp mạng lưới thú y cho cơ sở. Phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả ,cải tạo vườn tạp để phát triển cây ăn quả- nhất là cây nhãn, vải. Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp thì cần tập trung vào sản xuất công cụ cải thiện và vật liệu xây dựng, sản xuất đồ dùng phục vụ gia đình trường học. Đối với thương mại-dịch vụ thì hình thành các khu cụm thương mại dịch vụ ở trung tâm các xã. Chú trọng phát triển các thành phần kinh tế nhất là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và cá thể, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần chú trọng các giải pháp sau : Một là : thực hiện kiên quyết việc chuyển nền kinh tế thuần nông, gắn với xoá đói giảm nghèo. Trước hết giúp đỡ từng hộ nghèo có kế hoạch sản xuất một cách hợp lý phù hợp với điều kiện của hộ. Hai là : đặc biệt chú ý phát triển kinh tế VAC theo điều kiện từng khu vực, từng tiểu vùng, từng hộ gia đình. Từ đó có thể lựa chọn mô hình phát triển kinh tế hộ theo hướng chủ yếu sau : Mô hình sản xuất lương thực và vườn đồi; mô hình vườn đồi, mô hình nông lâm kết hợp. Khắc phục tình trạng vườn, ao, chuồng trồng khá phổ biến giữa các vùng trong huyện. Ba là : Phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống với cả 3 mô hình : - Những hộ đã có đủ điều kiện chuyển hoàn toàn thành hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp - Hộ kết hợp vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề khi hết mùa vụ. - Hộ thường xuyên có lao động làm nông nghiệp và lao động làm nghề. 2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá. Nhìn một cách tổng quát, thực trạng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện còn yếu kém về số lượng, về trình độ và cơ cấu cũng như hiệu quả sử dụng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông và hệ thống chợ, hệ thống các đầu mối giao lưu hàng hoá. Điều đó làm cản trở đối với sự phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu hàng hoá đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân bổ sử dụng lao động trong huyện, đối với việc nâng cao trình độ nghề nghiệp và trình độ dân trí của huyện. Bởi vậy việc nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội huyện Chiêm Hoá là một trong những giải pháp cơ bản, trước mắt cũng như lâu dài. Thực tế cho thấy việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực tham gia do xây dựng cơ sở hạ tầng phải theo phương trâm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dùng quỹ đất để tạo vốn kêu gọi nhân dân bỏ vốn đầu tư và cùng chịu trách nhiệm tu sửa, bảo quản. Trong thời gian tới quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của huyện Chiêm Hoá cần phải thực hiện theo những nội dung cơ bản sau : Một là : Phải có quy hoạch tổng thể chung cho huyện, cho các xã về những cơ sở quan trọng. Trên quy hoạch tổng thể của huyện cần thực hiện xây dựng phát triển hệ thống đường giao thông; các đầu mối giao lưu hàng hoá theo thứ tự ưu tiên, nơi nào chưa có, nơi nào có vị trí quan trọng và tiềm năng lớn về sản xuất hàng hoá thì được ưu tiên xây dựng trước, các nơi khác sẽ được thực hiện xây dựng sau nhưng không quá 2 năm của chương trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của huỵện, các thôn bản trong các xã chưa có đường giao thông nên cần được xây dựng ngay tuyến huyện liên xã cần được nâng cấp hệ thống đường giao thông. Các công trình có tính chất xã hội như y tế, giáo dục thì được đầu tư xây dựng khi đã hoàn thành các công trình cơ sở hạ tầng có tính sản xuất kinh tế, quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện cần phải tận dụng hết tài nguyên lao động, vốn, nguyên liệu tại chỗ và tạo thu nhập cho người dân ở trong huyện. Hai là : Đối với chính sách đầu tư và cải tạo vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc vốn dài hạn, thu hồi vốn lâu do những hệ thống công trình lớn và vừa do vốn nhà nước, vốn của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ là chủ yếu. Vốn ở cá xã nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng các công trình thuộc nội bộ trong các xã , thôn bản như : kênh mương thuỷ lợi, đường dân sinh liên thôn, bản có sự hỗ trợ của nhà nước theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhà nước thực hiện cho vay trung và dài hạn xây dựng kết cấu hạ tầng với mức lãi suất thấp bằng 1/10 hoặc 1/15 lãi suất vốn vay ngắn hạn hoặc trung hạn hoặc không lãi. Thời gian vay tuỳ từng loại công trình. Để tăng cường cho ngân sách các xã , trong việc kết cấu cơ sở hạ tầng. Nhà nước có cơ chế chính sách để lại toàn bộ thuỷ lợi phí và thuế sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ba là :Chính quyền tỉnh, huyện cần có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhan góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, công trái .. .của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng phục vụ người nghèo. 3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện, từng bước phù hợp với cơ chế thị trường, thực hiện giao đất giao rừng cho nhân dân gắn với việc định canh, định cư đồng bào các dân tộc, đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống dân cư. Thực tế đã khảng định muốn sử dụng đất đai có hiệu quả thì “đất phải có chủ”. Vì vậy sau chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ chính trị về giao khoán ruộng đất đến nhóm người lao động, mà thực tế là gắn trách nhiệm và quyền lợi của người lao động với quá trình sử dụng đất - đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Trong luật đất đai được chủ tịch nước công bố ngày 24-7-1993 đã ghi rõ “Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. “Hộ gia đình có nhận được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế cấp quyền sử dụng đất “ (điều 1 và 3, chương I, luật đất đai 1993) Tuy nhiên trong những năm qua khi thực hiện chính sách ruộng đất có những hạn chế nhất định và đã nảy sinh những mâu thuẫn trong quan hệ ruộng đất ở huyện. Đó là : - Mâu thuẫn giữa tích tụ tập trung ruộng đất để thúc đẩy kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất với quy mô ruộng đất của nông dân quá nhỏ bé, phân tán và manh mún (thông thường mỗi hộ nông dân trong huyện có từ 8- 10 mẫu ruộng) - Mâu thuẫn giữa yêu cầu thực hiện phân công lao động trong huyện với việc nông dân bị trói buộc vào ruộng đất . - Mâu thuẫn giữa quy mô hạn hẹp của ruộng đất trong điều kiện sức lao động của huyện tương đối rồi dào, với tình trạng lấn chiếm, sử dụng ruộng đất lãng phí, không đúng mục đích ngày càng nhiều. - Mâu thuẫn giữa việc thực hiện tốt quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thực hiện chức năng quản lý, giám sát, điều chỉnh của nhà nước với quy mô ruộng đất của hộ nông dân quá nhỏ bé phân tán và lệ phí cấp giấy chứng nhận quá cao. -Mâu thuẫn giữa quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng ruộng đất của hộ nông dân với trình độ và phong tục tập quán sản xuất của họ. Việc giải quyết đúng đắn các mối quan hệ ruộng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải phóng chính bản thân ruộng đất ra khỏi các ràng buộc phi kinh tế vận động trong môi trường kinh tế hàng hoá, đồng thời nó góp phần tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo. Giải quyết mối quan hệ trong huyện cần phải dựa vào những quan điểm sau : -Phải giải quyết thoả đáng các quan hệ ruộng đất phát minh và vận động trong huyện. -Giải phóng đất đai, sức lao động và sức sản xuất khác, đảm bảo cho việc chuyển sản xuất nông nghiệp từ tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá đảm bảo hiệu quả. -ổn định việc sử dụng đất nhằm tạo điều kiện cho nông dân yên tâm đầu tư thâm canh, phát triển kinh tế hộ. -Đảm bảo đoàn kết giữa các dân tộc trong huyện, ngăn ngừa tình trạng tranh chấp ruộng đất, góp phần ổn định kinh tế của huyện. Để đảm bảo những yêu cầu trên trong tình hình hiện nay cũng như những năm tới cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau : Một là : Chính quyền tỉnh, huyện quy hoạch từng vùng, điều chỉnh và thu hồi đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích cho các hộ nghèo thiếu đất không có đất sản xuất. Thực hiện giao đất giao rừng cho các hộ nông dân tự nguyện, có khả năng về lao động, tiền vốn và quản lý dề hộ khoanh nuôi, tái sinh bảo vệ, diện tích giao khoán trồng theo điều kiện của từng vùng, từng hộ gia đình, không giao khoán bình quân. Việc giao khoán đất rừng phải giải quyết tốt quy luật lợi ích giữa nhà nước với người lao động với các xã, thôn, (bản). Người nhận đất, nhận rừng phải được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và thực hiện theo 5 quyền hạn theo quy định của luật đất đai. Người nông dân nhận khoán rừng phải được nhà nước hỗ trợ vốn thông qua các dự án 327, 747, 661 và được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Hai là : chính quyền tỉnh, huyện có kế hoạch quy hoạch và xây dựng các khu định cư các hộ du canh, du cư ở các thôn (bản) xã. Thông thường bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng trước khi phân phối cho những hộ nông dân không thiếu đất, du canh du cư. Công việc định canh định cư đòihỏi phải phân định những tiêu chuẩn, nguyên tắc phân loại những hộ đủ tư cách để sử dụng một khu vực sinh sống và sản xuất. Quy mô sản xuất phải phù hợp với điều kiện, đất đai, khí hậu, cây trồng của khu định cư, với số lượng vốn cần cho mỗi đối tượng định cư. Ba là : Di chuyển dân cư sống du canh du cư từ rừng đặc dụng và một số khu rừng phòng hộ đầu nguồn để hình thành các khu dân cư mới ở những vùng mới khai hoang theo quy hoạch mô hình làng bản văn hoá mới. Thực hiện khai hoang mở rộng diện tích nông, lâm nghiệp, khai thác hết tiềm năng đất đai của khu định canh định cư mới. Công tác khai hoang cần theo hướng sau : - Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện có khả năng về vốn, có năng lực sản xuất đầu tư khai hoang để sản xuất kinh doanh. Trước hết ưu tiên cho các hộ nông dân trong huyện. Nhà nước thực hiện hỗ trợ đầu tư từ đó một mặt có thể sẽ tạo thêm việc làm cho một số hộ nông dân không có ruộng đất , thiếu ruộng đất, mặt khác các hộ nông dân có khả năng về vốn, có năng lực sản xuất, có thể cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để đầu tư khai hoang chuyển nhượng lại ruộng đất đang sử dụng cho các hộ thiếu ruộng đất, không có ruộng đất mà họ thiết tha và có khả năng làm nông-lâm nghiệp. - Nhà nước khai hoang và giao đất cho các hộ nông dân thiếu ruộng đất , không có ruộng đất mà có nguyện vọng thiết tha mong muốn có ruộng đất và có khả năng sản xuất nông-lâm nghiệp. Đồng thời phải kết hợp với việc khuyến khích các hộ có vốn, có sức lao động, có khả năng sản xuất nông lâm nghiệp đến đầu tư và lập nghiệp tại vùng đất khai hoang. Đặc biệt là khuyến khích thanh niên trong và ngoài vùng đến lập nghiệp, định cư tại nơi khai hoang. Bốn là : UBND tỉnh, huyện giao cho các đơn vị nông lâm trường, quốc doanh và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn có đất rừng quản lý thuộc địa bàn của huyện có trách nhiệm tiếp nhận đồng bào không có ruộng đất, thiếu ruộng đất, đồng bào du canh du cư và giao khoán cho hộ sản xuất nông-lâm kết hợp giúp đỡ họ về tư liệu sản xuất chính, thực hiện các hình thức chuyển giao công nghệ. Năm là :Trong thời gian tới chính sách ruộng đất cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau : - Nhanh chóng thực hiện giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và ổn định cho các hộ nông dân theo hướng chỉ giao một lần, khuyến khích các hộ mới tách chuyển sang làm ngành khác hoặc đi tới các vùng đất mới khai hoang. - Sớm ban hành hướng dẫn cụ thể để thể chế hoá 5 quyền của người sử dụng đất theo luật đất đai. (quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất) - Cần nghiên cứu để xác định quy mô ruộng đất hợp lý cho mỗi loại hộ nông dân đồng thời ký dài hạn để xác định hợp lý. Mức hạn điền có thể được thay đổi tuỳ thuộc vào từng tiểu vùng, từng loại đất, từng đối tựơng mục tiêu sản xuất. -Ưu tiên cấp đất cho các hộ nông dân, cá nhân xây dựng các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông lâm nghiệp và trả tiền thuê đất trong nhiều năm. Tóm lại : giải quyết tốt mối quan hệ ruộng đất, sử dụng hợp lý có hiệu quả quỹ đất hiện có là cơ sở thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp và kinh tế huyện Chiêm Hoá. Việc giải quyết quan hệ đó yêu cầu : một mặt phải tiếp tục đổi mới bổ sung và hoàn thiện các chính sách đất đai, mặt khác giải quyết đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế xã hội nhằm làm cho quan hệ ruộng đất vận động phù hợp với cơ chế kinh tế mới, tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo. 4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. Để đào tạo nghề cho nông dân có hiệu quả tiến tới ứng dụng và chuyển giao công nghệ cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau : Một là : Nghiên cứu, hướng dẫn kế hoạch làm ăn cho hộ nông dân nhằm mục đích : - Dạy cho chủ hộ nông dân biết cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch làm ăn. - Để Dảng và Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã họi các cấp có cơ sở giúp đỡ, kiểm tra theo kế hoạch làm ăn. - Để có cơ sở hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô. Đây là vấn đề cốt lõi và cấp bách, quyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề cho nông dân. Khi đã có giáo trình các cấp ngành có liên quan (phòng NN-PTNT huyện, ban khuyến nông, lâm) cần hướng dẫn nông dan vận dụng lý thuyết vào hoàn cảnh cụ thể của từng vùng sinh thái và thực hành. Phần hướng dẫn và thực hành cần có hình vẽ, ảnh sơ đồ, mô hình minh hoạ chỉ dẫn kèm theo, nếu có điều kiện vật chất thì thực hành ngay tại thửa ruộng, địa điểm chăn nuôi … sản xuất có kỹ sư của huyện hướng dẫn cụ thể. Hai là : Tổ chức lực lượng đào tạo nghề cho nông dân cần được tiến hành theo 2 cấp : - Cấp huyện : đào tạo giáo viên sử dụng bộ tài liệu trên cho cán bộ của các cấp cơ sở, ban khuyến nông, lâm, nhân viên phòng NN-PTNT, cán bộ ngân hàng. -Cấp xã, thôn (bản ): Mỗi xã , tuỳ theo bản chọn một đến 2 người (khuyến nôngm lâm viên, nông dân, cán bộ các đoàn thể) đi tập huấn, đào tạo để trở thành tiểu giáo viên về mở lớp đào tạo cho nhân dân tại các xã, thôn (bản). Nội dung đào tạo chủ yếu là các ngành nông nghiệp và thú ý. Ba là : Cơ sở vật chất kỹ thuật để đào tạo : với đặc điểm đời sống của người công dân huyện, xã , bản luôn gắn với sản xuất vào mùa vụ không thể xa nhà lâu ngày được, họ tin vào người thực việc thực vì vậy không thể tập trung họ đến cơ sở đào tạo ở tỉnh được, hơn nữa Nhà nước sẽ phải chi phí rất lớn cho ăn, ở, điều kiện thực hành sẽ bị hạn chế rất nhiều so với mở lớp ở huyện ; các xã dựa vào các cơ sở có sẵn (UBND huyện- xã, HTX) tu sửa trang bị thêm- xây dựng chương trình nội dung học tập sinh hoạt cụ thể trong huyện, các xã theo mùa vụ sản xuất và theo yêu cầu đào tạo của đa số nông dân trong huyện. Như vậy là các khuyến nông, lâm viên có cơ sở trường lớp để thường xuyên hoạt động, dạy nghề cho nông dân, nông dân thì có nơi học tập để rèn luyện, có chỗ để trao đổi kinh nghiệm, yêu cầu giải quyết những vướng mắc trong sản xuất, đời sống. Bốn là : Về chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ trong thời gian tới cần tập trung vào những nội dung sau : - Nhà nước đầu tư kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở huyện, xã thôn (bản) để nâng cao trình độ tổ chức sản xuất quản lý, trình độ lành nghề.Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ : “Các cơ sở đào tạo và các trung tâm dạy nghề của nhà nước thực hiện việc đào tạo nghề miễn phí đối với con em các hộ nghèo, đồng thời hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp nhận tuyển con em các hộ nghèo vào đào tạo và làm việc” - Số hộ nông dân sản xuất giỏi được chọn để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ làm công tác khuyến nông- lâm nghiệp tại chỗ được hưởng trợ cấp từ chi phí khuyến nông, khuyến lâm - Nhà nước hỗ trợ kinh phí để mở lớp dạy nghề cho con em đồng bào các dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. - Nhà nước khuyến khích các lực lượng tình nguyện :học sinh, sinh viên cán bộ có kinh nghiệm giúp đỡ địa phương vận động xây dựng nông thôn mới và xoá đói giảm nghèo. Đồng thời khuyến khích các hộ gia đình trong huyện, xã, bản có kinh nghiệm tổ chức và sản xuất giỏi nhận đỡ đầu, hướng dẫn cho những hộ đói nghèo tiến hành lập kế hoạch và sản xuất kinh doanh. - Nhà nước khuyến khích các cán bộ huyện, xã, bản hướng dẫn các hộ nông dân học tập phương pháp lập kế hoạch làm ăn, chuẩn bị các nguồn lực và công nghệ sản xuất, dịch vụ và hướng dẫn hộ đói nghèo làm ăn có hiệu quả tiến hành ghi chép, theo dõi thu- chi bằng tiền mặt để biết việc sử dụng tiền mặt vào sản xuất, sinh hoạt và số dư cần có trong mỗi tháng để trả nợ lãi vay; lập hạch toán gía thành sản phẩm chính từ đơn giản đến chi tiết, đầy đủ và tập phân tích hiệu quả thực hiện kế hoạch làm ăn sau mỗi mùa vụ, mỗi năm để tự tin, vận động các thành viên trong gia đình phát huy tính tích cực trong lao động sản xuất và tiết kiệm trong tiêu dùng, đồng thời khắc phục những khuyết điểm để phát triển sản xuất, làm dịch vụ cho vụ sau, năm sau tốt hơn. 5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn. Hiện nay nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất của hộ nông dân cao. Nguyên nhân của đói nghèo của hộ nông dân do thiếu vốn chiếm tỷ lệ 4,54%. Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ : “Mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. Các hộ nghèo được UBND các xã, phường chứng nhận được vay vốn không phải thế chấp… đảm bảo 90-95% số hộ nghèo được vay vốn sản xuất, trong đó các hộ thuộc đối tượng chính sách, các hộ nghèo nhất được vay trước” Trong những năm tới, chính sách tạo vốn cho nhân dân trong huyện cần tập trung vào những nội dung sau : Một là : Đối tượng vay và hình thức cho vay : * Đối tượng vay : Cần ưu tiên trước cho hộ chính sách nằm trong hộ nghèo vay trước, sau đó là hộ đói có sức lao động thì không thể cho vay vốn, đối với những hộ này thì cần có chính sách riêng áp dụng. Đối với những hộ có khả năng sản xuất kinh doanh, có năng lực kinh doanh thì ngân hàng NN và PTNT và ngân hàng người nghèo cần có chính sách tạo điều kiện cho họ vay với thủ tục nhanh, gọn, đơn giản, giảm chi phí trung gian để họ có thể nhanh chóng đưa vốn vào đầu tư. * Hình thức vay : cho vay dưới hình thức ngân sách cấp phát tài chính, đây là hình thức vốn vay không phải trả lãi và chịu lãi suất thấp. Đối với hình thức này Nhà nước nên đầu tư cho việc khai hoang, di dân định canh định cư. Cho vay vốn ngân sách qua hình thức tín dụng, hình thức này được hình thành từ ngân sách Nhà nước sử dụng cho vay với lãi suất ưu đãi. Với hình thức này các ngân hàng NN và PTNT và ngân hàng người nghèo nên mở rộng các hình thức cho vay thông qua hội phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ chức kinh tế trung gian (HTX) cho vay qua các chương trình dự án, thông qua hội nông dân. Mở rộng các hình thức tín chấp, tiến tới cho vay không cần thế chấp đối với các hộ nông dân có năng lực sản xuất. Bên cạnh đó nhà nước cần cho nông dân vay tín dụng bằng hiện vật : vật tư chất lượng tốt… Vì người nông dân vay tiền về cũng nhằm mua vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Hai là : Mức vay và lãi suất vay. - Mức vốn vay đối với những hộ có năng lực sản xuất nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu của họ. Đối với hình thức thế chấp thì mức tối đa là 10 triệu đồng, trên 10 triệu đồng thì áp dụng thế chấp quyền sử dụng ruộng đất hoặc tài sản có giá trị tương đương … Thời hạn vay đối với loại hình này không trên dưới 5 năm.. Mức lãi xuất vay phải được quy định cụ thể rõ ràng qua các năm nhưng mức cao nhất vẫn phải đảm bảo cho người vay tái sản xuất mở rộng. - Mức vay đối với những hộ nghèo tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu của người vay nhưng mức trung bình từ 1,5 - 3 triệu đồng cho một hộ sản xuất kinh doanh với dự án nhỏ, tạo việc làm tại chỗ. Thời gian vay phải phù hợp với đặc điểm và chu kỳ sản xuất nhưng không dưới 3 năm. Ngay từ đầu nhà nước phải tập trung cho người nghèo ý thức có vay có trả, không cho không, trả cả gốc lẫn lãi, tuy nhiên vẫn cho họ thực hiện một số ưu đãi như: Được tín chấp, được xác định mức lãi vay ở ưu đãi hợp lý … Ba là: Tổ chức và cơ chế quản lý nguồn vốn. - Các ngân hàng, tổ chức cho vay cần giảm chi phí hành chính, giảm tính quan liêu, công việc giấy tờ tới mức tối thiểu, tạo ra cơ cấu khuyến khích và đề bạt căn cứ theo mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên, tập chung hoá việc soạn thảo các quyết định và sáng kiến đối với các cơ quan ở chi nhánh. - Việc cho vay cần thống nhất các nguồn vốn vay thông qua ngân hàng NN & PTNT và Ngân hàng người nghèo quản lý, giải ngân và thu hồi vốn. Trong cơ chế cần phải lập quỹ rủi ro và quy định mức độ rủi ro thế nào thì được bù đắp từ quỹ rủi ro của Ngân hàng. Bốn là: Ngân hàng phối hợp cùng với các cơ sở bản, xã, huyện giúp đỡ hộ nông dân cách thức vay, cách thức sử dụng đồng vốn vay sao cho đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế cao để họ có khả năng tái sản xuất và để trả nợ ngân hàng. Trong một buổi làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh đầu tháng 7/1998 tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nhắc rằng: “Vay thì dễ nhưng làm thế nào trả” hoặc như Bộ trưởng tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã cảnh báo: “Đầu tư đúng sức nhưng còn phải tính đến việc trả nợ”. Chính vì vậy để giúp được hộ nông dân vay được vốn, sử dụng vốn một cách hợp lý có hiệu quả thì các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, ngân hàng cùng phối hợp thực hiện một số biện pháp sau: - Dạy cho người nông dân biết cách xây dựng dự án, thực hiện dự án và biết cách sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả. Biện pháp này đòi hỏi các cơ sở phải nâng cao trình độ văn hoá, trang bị kiến thức và cung cấp kinh nghiệm cho hộ nông dân, dạy thanh niên kỹ thuật sản xuất , tiếp thu khoa học kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sản phẩm…. - Tập hợp những người có trình độ khoa học kỹ thuật, những hộ biết cách làm giàu đã và đang khấm khá nhờ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp quản lý thành các đơn vị tình nguyện giúp đỡ hộ không có trình độ khoa học kỹ thuật,…. - Hàng quỹ có buổi nói chuyện chuyên đề, giới thiệu gương người tốt việc tốt, gương người nông dân làm giàu, khuyến khích bà con nông dân học hỏi kinh nghiệm của nhau và sử dụng vốn vay, quản lý và sản xuất. Có thể sử dụng hình thức tăng trưởng với những cá nhân hộ gia đình làm ăn có hiệu quả. 6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. Trong bối cảnh hiện nay, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng. Sự quản lý điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự phối hợp của các ngành chức năng, sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội trong công tác xoá đói giảm nghèo. Đồng thời lại phải tăng cường nhiệm vụ quản lý hành chính trên lĩnh vực kinh tế, quản lý văn hoá - xã hội phát triển lành mạnh trong sạch. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo thì nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là kiện toàn bộ máy quản lý hành chính cấp huyện đến cấp cơ sở với các nội dung sau: Một là: Kiện toàn cơ chế vận hành hành chính, bộ máy quản lý hành chính các cấp từ huyện đến cấp cơ sở bao gồm nhiều chức năng. Ngoài ra huyện còn đặt các trạm, trường tại trung tâm xã. có hiện tượng các trạm trường đặt tại trung tâm xã nhưng không thuộc phạm vi lãnh đạo của xã, xã không quản lý. Trong trường hợp này huyện chỉ quản lý người mà không quản lý việc, không quản lý tài sản của Nhà nước , do vậy huyện có thể cho xã quản lý hoặc ít nhất là để “Song trùng lãnh đạo”. Hai là: Đối với cơ quan Đảng và chính quyền ở xã phải có phân định nhiệm vụ rõ ràng giữa công tác Đảng với công tác chính quyền, thực hiện chế độ kiêm nghiệm. Đối với chức danh chủ chốt ở các xã , thị trấn, không nhất thiết phải phân chia mà có thể kiêm nghiệm. Ví như: bí thư Đảng uỷ xã kiêm chủ tịch UBND xã, bí thư chi Bộ kiêm trưởng thôn (bản) . Ba là: Kiện toàn thể chế cấp xã, bản, nghị quyết TW5 khoá VII khẳng định cấp thôn bản chưa có văn bản Nhà nước xác định như sự vận hành của nó, cho nên sự vận động của mỗi thôn (bản), mỗi địa phương khác nhau. Như vậy nên chăng lập văn phòng thôn (bản) và mỗi đồng chí Đảng uỷ xã và uỷ viên UBND xã phụ trách một số thôn bản nhất định, để nắm bắt ý dân, điều tiết các quan hệ hành chính tránh thị trường cấp thôn (bản) vượt quyền làm lại pháp luật. Bốn là: Đổi mới công tác mặt trận tổ quốc và đoàn thể. Mặt trận tổ quốc phải tham gia quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân đồng thời xây dựng và bảo vệ chính quyền bảo vệ Đảng bảo vệ an ninh xã hội. Huyện các xã cần tăng cường kinh phí và cải thiện phương tiện hoạt động cho mặt trận tổ quốc huyện, các xã. Sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, đổi mới toàn diện đất nước ta hiện nay đang đòi hỏi Đảng, nhà nước ta cần sớm hoàn chỉnh những quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ cụ thể của bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. Nhưng sẽ không thể tăng cường được sức mạnh của chính quyền các cấp huyện xã nếu không chú trọng đúng mức cán bộ cấp huyện, xã , bản, trong thời gian tới nhiệm vụ là phải đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chung về chính trị lãnh đạo về quản lý tài chính - kinh tế - xã hội cho các cán bộ huyện, xã, thôn (bản), kiên quyết loại trừ những cán bộ chưa qua đào tạo đặc biệt là cấp xã (trước hết là cán bộ chủ chốt). Đảng, nhà nước phải có chế độ điều chỉnh các chính sách , chế độ cho phù hợp với từng vùng từng khu vực, trong huyện cụ thể là nên thực hiện chính sách mềm hoá đối với chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ huyện, xã. Ngoài mức phụ cấp cố định của Nhà nước (phần cứng, do địa phương chi trả theo một tỷ lệ nhất định) trên khả năng thu - chi của huyện và các xã. Nhìn chung bộ máy quyền lực ở huyện, xã và đội ngũ cán bộ huyện, xã là khâu trọng yếu trong toàn bộ hệ thống chính trị xã hội nông thôn. Củng cố và kiện toàn được đội ngũ cán bộ huyện, xã, bản thì mới có thể tăng cường khả năng lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, huyện phát triển nhanh chóng, xoá đói giảm nghèo. Theo lời dạy bảo của Bác Hồ thì “cán bộ chẳng những phải biết chính trị, mà còn phải biết cả kỹ thuật, trái lại chỉ biết kỹ thuật mà không biết chính trị thì công tác cũng không tốt,…Đối với các cấp lãnh dạo thì phải lãnh đạo chặt chẽ, thiết thực, phải đến tận nơi kiểm tra, đôn đốc và phải đi đúng đường lối quần chúng, không được quan liêu, chỉ lãnh đạo phong trào trên giấy tờ”. 7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo. Cần phát huy vai trò của các hiệp hội như hội phụ nữ, hội nông dân, tổ chức đoàn, và nâng cao vai trò của kinh tế hợp tác, tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, phong trào xây dựng gia đình văn hoá thôn bản, tổ nhân dân văn hoá, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, tích cực tham gia cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” “Đền ơn đáp nghĩa” “Uống nước nhớ nguồn “…Thông qua các tổ chức quần chúng để vay vốn sản xuất, như thông qua hội phụ nữ phải tuyên truyền vận động đến chị em về ý nghĩa mục đích của dự án cho vay vốn, tổ chức thành lập nhóm, lấy tên là “Nhóm phụ nữ hỗ trợ sản xuất tiết kiệm và vay vốn” Hội phải kết hợp với các đơn vị thực thi dự án tổ chức tốt việc tập huấn về việc quản lý tín dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi,… đến từng cán bộ hội viên để các hội viên phổ biến lại cho các chị em trong chi hội,để các hội viên hiểu được giá trị của vốn vay sản xuất và đề ra phương hướng phát triển kinh tế góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo . Phát huy vai trò của hội nông dân, phải thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật và của Nhà nước, động viên hội viên hội nông dân tích cực sản xuất, nâng cao đời sống xoá đói giảm nghèo (Đây là mục tiêu của Đảng bộ huyện và toàn dân phải chăm lo). Bởi vậy hội nông dân các cấp đều là thành viên của xoá đói giảm nghèo, ban phát triển nông thôn (PRA) nên phải có biện pháp giúp đỡ các hộ đói nghèo vươn lên, hội nông dân phải làm như thế nào để mọi người dân tự nguyện xin ra nhập vào các tổ chức, sinh hoạt để làm cho nhận thức của nông dân được tăng lên. Qua các lớp tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng cây và chăn nuôi,… Hỗ trợ giúp đỡ hội viên nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất, biết lập phương án phát triển kinh tế gia đình và biết tiết kiệm, tăng cường kiểm tra những hộ đã vay vốn để biết được người nông dân sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả chưa, để góp phần vào tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, tăng mức sống của người nông dân thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức quần chúng có vai trò rất quan trọng trong xoá đói giảm nghèo nhưng chúng ta phải biết kết hợp giữa các tổ chức đó với nền kinh tế hợp tác và có quan hệ với Ngân hàng phục vụ người nghèo, Ngân hàng NN và PTNT, phải biết kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức này để các tổ chức hướng dẫn người nghèo làm các thủ tục cần thiết, cùng giải quyết các vướng mắc, làm thủ tục vay nhanh gọn để tạo điều kiện cho nông dân vay kịp thời,. Có phát huy tất cả những vai trò trên thì mới có thể thúc đẩy hộ nông dân nghèo tự lực vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, cải thiện lao động bằng chính sức lao động của mình, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất sản lượng lương thực thực hiện tốt các mục tiêu đề ra góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Vấn đề phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện chiêm hoá là một vấn đề thời sự, bức xúc hiện nay. Thúc đẩy kinh tế và xoá đói giảm nghèo đối với các hộ nông dân ở các thôn (bản) , các xã trong huyện là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị và ổn định xã hội, đảm bảo công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thực hiện và phát triển sâu rộng trong phạm vi toàn huyện và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân được Hồ Chí Minh thể hiện cụ thể là: Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì giàu khá. Người giàu khá thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết. Có thể nói không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được các vấn đề công bằng xã hội, lành mạnh xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng vấn đề còn những hạn chế nhất định như: còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy, năng suất lao động; năng suất ruộng đất thấp; thu nhập của người nông dân chưa cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn… Tuy còn nhiều khó khăn như vậy nhưng huyện Chiêm hoá không thể một sớm một chiều mà có thể hạn chế và thay đổi ngay đời sống kinh tế- xã hội của mình. Mà cần phải xác định quá trình lâu dài và là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới. Vì vậy huyện Chiêm Hoá cần phải được tổng kết thực tiễn một cách toàn diện đầy đủ, mặt khác cần tiếp tục tìm tòi những chính sách phù hợp và có hiệu quả cao đồng thời cần thiết phải là sự giúp đỡ và chỉ đạo thống nhất từ TW đến địa phương đường lối chính sách và công cụ quản lý kinh tế mới có thể tạo ra những thế và lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Chiêm Hoá. 2. Kiến nghị. Để đạt được mục tiêu đặt ra , xin có một số kiến nghị: - Đề nghị Trung ương, các Bộ ngành và tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, trợ giúp huyện trong việc đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả. - Mở rộng quan hệ thị trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy thế mạnh của địa phương. - Các địa phương trong huyện cần xây dựng nhanh chóng các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo để UBND huyện tỉnh duyệt kinh tế và thực hiện. - Nhân dân trong huyện cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để chương trình phát huy hết hiệu quả. - Chỉ đạo việc giao đất cho nông dân theo đúng luật định ổn định, lâu dài để nông dân yên tâm sản xuất. - Huyện chiêm hoá cần được chính phủ, các cấp các ngành có những chính sách ưu tiên đặc biệt so với các huyện khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. -Thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá cho nhân dân huyện chiêm hoá.Trong huyện bộ phận lớn dân có đời sống rất khó khăn, các quan hệ hàng hoá, tiền tệ còn rất sơ khai, trao đổi hiện vật vẫn còn nhiều vì thế mặc dù hàng trợ giá, trợ cước của nhà nước đã được đưa về nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không mua được hàng trợ giá, trợ cước của nhà nước vì không có tiền hoặc do cơ chế thanh toán còn sơ cứng (trả tiền thì mới nhận được hàng). Để khắc phục tình trạng trên, trong những năm trước mắt cần giải quyết theo hướng sau: Chính phủ cho phép UBND tỉnh xem xét và quyết định cấp không thu tiền một số mặt hàng thiết yếu như: muối Iốt, dầu hoả, thuốc chữa bệnh, …sách, vở cho học sinh đi học,..cho bộ phận dân cư ở các xã, bản trong vùng sâu vùng xa. Thực hiện chính sách trợ giá trợ cước các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như: giống cây trồng (giống mới), phân bón,. .. và hạn chế trợ giá, trợ cước cho các loại thuốc trừ sâu vì trình độ người nông dân chưa cao nên khi họ sử dụng ồ ạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Thực hiện đồng bộ chính sách trợ giá trợ cước bán với chính sách trợ giá trợ cước mua với tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho đồng bào các dân tộc trong huyện. Hai chính sách này không thể tách rời nhau, chính sách nọ là tiền đề của chính sách kia phát huy tác dụng. Phụ lục 1: DỰ BÁO GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ CƠ CẤU NGÀNH CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ. Hạng mục 2000 2005 2010 Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Tổng GTSX 246.363 100 277.825 100 144.5186 100 Nông - lâm nghiệp 182.936 74,25 1.975.056 71,08 1.005.560 69,58 Công nghiệp 18.982 7,70 29.5832 10,64 176.746,2 12,23 Thương mại dịch vụ 44.443 18,03 50.786,41 18,28 262.879,33 18,59 Phô lôc 4 HIỆN TRẠNG VÀ DỰ KIẾN CHĂN NUÔI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ. Hạng mục ĐVT 2000 2003 2005 2010 1. Trâu con 38.643 47.100 55.640 76.563 2. Bò con 985 1.080 1.137 15.678 3. Lợn con 48.089 76.710 111.300 211.400 4. Dê con 4.793 49.502 50.607 56.810 5. Gia cầm con 548.334 1.242.160 1.947.000 2.547.002 6. Nuôi cá lồng lồng 18 40 60 78 Phụ lục 3: DỰ BÁO DIỆN TÍCH NĂNG SUẤT - SẢN LƯỢNG CÁC LOẠI CÂY TRỒNG CHÍNH Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ. Loại cây trồng ĐVT 2000 2003 2005 2010 I. C©y hµng n¨m 1. Lóa xu©n DT ha 4.642 4.600 4.600 4.600 NS t¹/ha 48,74 57 64,5 68,76 SL TÊn 22.625 26.210 29.690 32.650 2. Lóa mïa DT ha 100,00 6.280 6.280 6 2.380 NS t¹/ha 102,22 55,5 64,1 68,52 SL tÊn 102,22 3 4.890 40.231 62.321 3 . Ng« DT ha 133,73 2.250 2.305 2706 NS t¹/ha 95,84 37,6 45,1 50,2 SL tÊn 128,12 8.450 10.385 12.035 4. L¹c DT ha 986,8 1.936,07 1500 1.700 NS t¹/ha 17,44 20,86 25 28 SL tÊn 1721,2 2.370 3.750 4.250 5. Khoai lang DT ha 409,45 2.600 3100 3600 NS t¹/ha 109,3 40 40 44 SL tÊn 444,30 10.400 12.400 14.400 6. §Ëu t­¬ng DT ha 250 250 250 250 NS t¹/ha 13,3 16,3 20,0 23,0 SL TÊn 332,5 407,5 500 600 II C©y l©u n¨m 1. C©y chÌ DT ha 48 48 48 48 NS t¹/ha 30 33 36 38 SL tÊn 114 158,4 172,8 179,63 2. C©y mÝa DT ha 1000 1000 1000 1000 NS t¹/ha 634 650 700 750 SL tÊn 63.440 65.000 70.000 75.000 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN 3 1. Quan niệm và tiêu chí xác đinh đói nghèo 3 2. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng tác động đến đói nghèo trong nông thôn. 7 3.Vài nét về kết quả và ý nghĩa của việc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong nông thôn nước ta giai đoạn hiện nay. 11 4. Phát triển kinh tế và vai trò phát triển kinh tế trong xoá đói giảm nghèo. 17 5. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của một số nước và một số tỉnh trong khu vực. 19 Chương II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG NÔNG THÔN HUYỆN CHIÊM HOÁ 23 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ Xà HỘI CỦA HUYỆN CHIÊM HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ TRONG NÔNG THÔN. 23 1. Điều kiện tự nhiên 23 2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. 25 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 28 4. Phong tục tập quán 31 5. Tình hình đội ngũ cán bộ của huyện 32 6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên- kt - xh của huyện Chiêm Hoá 31 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CHIÊM HÓA 33 A. Tình hình phát triển kinh tế 33 1. Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp 36 2. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp 52 3. Tình hình sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 56 4. Tình hình sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 57 B. Thực trạng đời sống và vấn đề đói nghèo của nhân dân 58 1. Khái quát thực trạng lao động việc làm và thu nhập mức sống dân cư trên địa bàn huyện nói chung 58 2. Đánh giá quá trình đói nghèo trong các hộ gia đình nông dân 60 3. Nguyên nhân đói nghèo. 64 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐỜI SỐNG Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ 66 1. Những kết quả đạt được. 66 2. Những vấn đề tồn tại. 66 3. Những nguyên nhân chính của những vấn đề tồn tại. 67 Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ. 68 I. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HOÁ. 68 1. Phát triển sản xuất của huyện Chiêm Hoá phải bám sát theo nhu cầu thị trường. 68 2. Phát triển sản xuất ở huyện Chiêm Hoá phải khai thác các lợi thế và nguồn lực một cách hiệu quả. 69 3. Cần thường xuyên tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiều về xoá đói giảm nghèo nhằm trực tiếp đưa 69 4. Phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo bền vững 69 II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA 70 1.Phương hướng 70 2.Mục tiêu 70 III.NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN CHIÊM HÓA. 71 1.Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế của huyện Chiêm Hoá theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá. 71 2.Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội. 74 3. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong huyện 75 4.Tăng cường đào tạo, ứng dụng kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho hộ nông dân. 79 5.Về chính sách đối với người nghèo vay vốn. 81 6. Củng cố và tăng cường bộ máy chính quyền cấp huyện đến cấp cơ sở. 83 7. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng và kinh tế hợp tác trong xoá đói giảm nghèo. 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 87 1. Kết luận: 87 2. Kiến nghị. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay. NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, năm 1997 Văn bản toàn diện về chiến lược tăng trưởng và XĐGN (CPRGS) NXB Hà Nội, tháng 1 năm 2002 Chiến lược XĐGN 2001- 2010 NXB Hà Nội năm 2000 Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm giai đoạn 2001- 2005, NXB Hà Nội năm 2001 Giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo ở các nước và Việt Nam NXB Hà Nội năm 2000 Giáo trình kinh tế nông nghiệp NXBNN năm 1996 Giáo trình quả trị kinh doanh nông nghiệp NXB thống kê Hà Nội năm 2001 Nghiên cứu kinh tế số 287/ 2002 Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp nông thô NXBNN Hà Nội năm 2001 Báo cáo kết quả chương trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá Đề án chương trình XĐGN năm 2001 của huyện Chiêm Hoá Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Bộ huyện Chiêm Hoá lần thứ XVIII Kỷ yếu chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa Báo cáo tổng kết 8 năm hoạt động dự án PRMD huyện Chiêm hoá năm 1994- 2001 của ban kiểm soát huyện Chiêm Hoá 2001 Đề án chương trình mục tiêu giải quyết lao động việc làm giai đoạn 2000- 2005 của huyện Chiêm Hoá Giải pháp thực hiện các mục tiêu kinh tế văn hoá xã hội của huyện Chiêm Hoá năm 2000 Niên giám thống kê năm 2000 của huyện Chiêm Hoá.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang.doc
Luận văn liên quan