MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
2 Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển
4 I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và Đầu tư:
4 II. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
6 1. Cơ cấu tổ chức :
6 2. Nhiệm vụ và quyền hạn :
8 Chương 2: Tình hình hoạt động của vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài :
11 I. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài:
11 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Quản lý dự án ĐTNN:
11 2. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý dự án ĐTNN:
12 II. Tình hình hoạt động của Vụ Quản lý dự án ĐTNN trong thời gian qua:
12 Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của vụ quản lý dự án ĐTNN hiện nay:
18 I. Những thuận lợi và khó khăn của Vụ trong việc thực hiện công tác
18 1. Thuận lợi :
18 2. Khó khăn :
19 II. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của vụ quản lý dự án ĐTNN hiện nay:
20
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới sô ***********
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
2
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển
4
I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và Đầu tư:
4
II. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
6
1. Cơ cấu tổ chức :
6
2. Nhiệm vụ và quyền hạn :
8
Chương 2: Tình hình hoạt động của vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài :
11
I. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài:
11
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Quản lý dự án ĐTNN:
11
2. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý dự án ĐTNN:
12
II. Tình hình hoạt động của Vụ Quản lý dự án ĐTNN trong thời gian qua:
12
Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của vụ quản lý dự án ĐTNN hiện nay:
18
I. Những thuận lợi và khó khăn của Vụ trong việc thực hiện công tác
18
1. Thuận lợi :
18
2. Khó khăn :
19
II. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của vụ quản lý dự án ĐTNN hiện nay:
20
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những thập niên gần đây, nên kinh tế nước ta đã có những biến đổi to lớn. Đặc biệt là những năm cuối thế kỷ 20, chúng ta đã có những thàng tựu về sự phát triển kinh tế cho dù tình hình kinh tế của khu vực và thế giới có những khó khăn và khủng hoảng. Xong chúng ta còn có nhiều hạn chế làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những hạn chế đó là trình độ nguồn nhân lực.
Nguồn lao động nước ta tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng lại chưa đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế, điều rất quan trọng khi mà chúng ta thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đưa nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nguyên nhân là do việc đào tạo còn nhiều bất cập chưa đi sát với thực tế và thiếu thực tiễn . Đặc biệt là đối với các sinh viên, một thành phần rất quan trọng trong lực lượng lao động tương lai lại rất thiếu. Chính vì vậy để sinh viên có dịp cọ sát với thực tế nhiều hơn các trường đã tổ chức những đợt thực tập cho các sinh viên trước khi ra trường tại các cơ sở thực tập thực tế. Điều này đã tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp xúc, giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra tại cơ sở thực tập, bảo đảm thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực tiễn tạo tiền đề cho sinh viên sau này trở thành các nhà quản lý giỏi.
Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang nỗ lực đưa nền kinh tế từ đang phát triển sang nền kinh tế phát triển. Để làm được điều này thì một trong những nhân tố quan trọng mà nước ta quan tâm là việc quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Để cho các dự án FDI hoạt động có hiệu quả thì cần có các nhà quản lý kinh tế giỏi. Cho nên em đã chọn cơ sở thực tập ở Vụ quản lý dự án ĐTNN thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư nhằm tìm hiểu thêm công việc quản lý các dự án, để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho công việc sau này.
Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Anh Minh và các cô chú tại cơ sở thực tập em đã hoàn thành xong bản Báo cáo thực tập tổng hợp. Bản báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm có 3 phần:
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển
Chương 2: Tình hình hoạt động của Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài
Chương 3: Những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý dự án ĐTNN hiện nay:
Hà nội, ngày 29 tháng 01 năm 2002
CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
I. Quá trình hình thành và phát triển của Bộ kế hoạch và Đầu tư:
Chúng ta đều biết rằng khi thực hiện bất cứ một công việc nào muốn đạt hiệu quả cao đều phải đặt ra các kế hoạch cụ thể để thực hiện công việc đó. Cũng tương tự như vậy đối với một bộ máy hay tổ chức đều phải có bộ phận mang tính chất kế hoạch. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc ra quyết định, xác định mục tiêu mà bộ máy hay tổ chức đó hướng đến. Ngoài ra nó còn là cơ sở để đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu đó.
Đối với một bộ máy chính quyền thì sự quan trọng của bộ phận kế hoạch còn được thể hiện rõ nét hơn. Nó không chỉ làm chức năng tham mưu, tổng hợp, đề ra các kế hoạch mục tiêu cho các bộ phận khác, mà quan trọng hơn là giúp lãnh đạo chính phủ, thủ trưởng các Bộ, các địa phương thực hiện sự cân đối, phối hợp, điều hành toàn bộ các bộ phận, cơ quan, tổ chức trực thuộc hoạt động theo đúng kế hoạch.
Ở nước ta, hệ thống cơ quan kế hoạch từ Trung ương đến địa phương bao gồm:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Các Vụ Kế hoạch và Đầu tư của các Bộ ở Trung ương.
- Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh.
- Phòng kế hoạch và đầu tư các quận huyện.
(Trong đó cơ quan chủ quản là Bộ Kế hoạch và Đầu tư )
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã trải qua hơn 55 năm với rất nhiều quá trình biến đổi, cụ thể:
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch chính phủ lâm thời nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh số 78 thành lập Uỷ Ban nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết. Uỷ ban có nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch thực hiện kiến thiết Quốc gia về các ngành Kinh tế - Tài chính - Xã hội - Văn hoá để đệ trình chính phủ thông qua.
Đây chính là tiền thân của hệ thống kế hoạch đất nước.
Ngày 14 tháng 5 năm 1950 Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà ra sắc lệnh số 68 thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Uỷ Ban nghiên cứu Kế hoạch kiến thiết với nhiệm vụ soạn thảo trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng về kinh tế.
Ngày 8 tháng 10 năm1955, Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số603 quy định thành lập Uỷ ban Kế hoach Quốc gia để thực hiện nhiệm vụ từng bước kế hoạch hoá việc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước, xây dựng dự án kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và từ đó hệ thống kế hoạch từ trung ương đến địa phương được thành lập bao gồm:
- Uỷ ban Kế hoạch Quốc gia.
- Các bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương.
- Ban kế hoạch Khu, Tỉnh, Huyện nằm trong uỷ ban hành chính Khu, Tỉnh, Huyện.
Ngày 6 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 158/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 25 tháng 3 năm 1974, Hội đồng Chính phủ chính thức phê chuẩn điều lệ về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước bằng Nghị định 49/CP.
Ngày 12 tháng 8 năm1994, Chính phủ ban hành Nghị định 68/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 21 tháng 10 năm1995, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX sát nhập Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư thành Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của chính phủ thực hiện những chức năng sau:
- Tham mưu tổng hợp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
- Tham mưu về cơ chế chính sách quản lý kinh tế,quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước.
- Giúp Chính phủ phối hợp điều hành thực hiện các mục tiêu và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
II. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
1. Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các đơn vị trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm 29 đơn vị, vụ viện. Mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ cụ thể nhất định trong mọi hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
a. Những đơn vị mang tính tổng hợp:
Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân.
Vụ Kimh tế địa phương và lãnh thổ.
Vụ Tài chính tiền tệ.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương với có 6 đơn vị sau:
- Ban Nghiên cứu chính sách vĩ mô
- Ban Nghiên cứu Quản lý doanh nghiệp.
- Ban Nghiên cứu chính sách cơ cấu.
- Ban Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Nông thôn.
- Trung tâm tư vấn quản lý và bồi dưỡng cán bộ.
- Văn phòng viện.
Viện Chiến lược phát triển với 9 đơn vị sau:
- Ban Tổng hợp.
- Ban phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô.
- Ban Vùng lãnh thổ.
- Ban Công nghiệp và thương mại dịch vụ.
- Ban Nông nghiệp và Nông thôn.
- Ban Kết cấu hạ tầng và Đô thị.
- Ban Nguồn nhân lực xã hội.
- Ban Kinh tế thế giới
- Văn phòng viện.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế miền Nam.
Trung tâm thông tin.
b. Những đơn vị mang tính nghiệp vụ:
Vụ kinh tế Đối ngoại
Vụ Quan hệ Lào - Căm phu chia.
Vụ Pháp luật và Đầu tư nước ngoài.
Vụ Đầu tư nước ngoài.
Vụ Quản lý dự án Đầu tư nước ngoài.
Vụ Quản lý Khu Công nghiệp và Khu chế xuất
Vụ Doanh nghiệp.
Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Vụ Công nghiệp.
Vụ Thương mại dịch vụ.
Vụ Cơ sở Hạ tầng.
Vụ Lao động văn hoá xã hội
Vụ Khoa học Giáo dục và Môi trờng.
Văn phòng Thẩm định dự ắn đầu tư.
Văn phòng Xét thầu Quốc gia.
Cơ quan đại diện phía Nam.
Vụ Quốc phòng an ninh.
Vụ Tổ chức cán bộ.
Văn phòng bộ.
Trường nghiệp vụ kế toán kinh doanh Đà Nẵng
Tạp chí kinh tế dự báo.
Báo Đầu tư.
Mỗi đơn vị, vụ, viện trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều đảm nhiệm những chức năng, nhiệm vụ riêng của mình (do Bộ trưởng quy định cụ thể ). Riêng các ban của hai viện: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và Viện Chiến lược phát triển thì do các Viện trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ.
Hiện nay, chế độ làm việc của các vụ, viện là theo chế độ chuyên viên( trừ khối Văn phòng Bộ và Trung tâm Thông tin là có Phòng), ngoài ra hai Viện kể trên đều có các ban trực thuộc Viện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Theo quy định của Nghị định số 75/CP ngày 01 tháng11 năm1995 của Chính phủ thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các nhiệm vụ và quyền chủ yếu sau:
- Tổ chức, nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đất nước và các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vung, lãnh thổ. Xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước để trình Chính phủ quyết định.
- Trình Chính phủ các dự án và pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước và ngoài nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Nghiên cứu, xây dựng các quy chế và phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả các nguồn từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của cả nước và cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Phối hợp với bộ tài chính trong việc phân bố kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các bộ, ngành và địa phương để trình chính phủ.
- Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch, kể cả kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch,kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình, chính sách của Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
Điều hoà và phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; chịu trách nhiệm điều hành thực hiện kế hoạch về một số lĩnh vực do Chính phủ giao; làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên.
- Làm Chủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước, là cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép đầu tư cho các liên doanh, liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. Quản lý Nhà nước đối với các tổ chức dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế - xã hội trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch.
- Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý.
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcchiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư.
Trong 10 nhiệm vụ đòi hỏi cán bộ làm kế hoạch phải chuyển rất nhanh từ công tác sự vụ sang công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá, đề xuất để Chính phủ quyết định các chủ trương, chính sách, nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, có hiệu quả, tốc độ phát triển nhanh, ổn định, lành mạnh, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
I. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài :
Vụ Quản lý dự án ĐTNN là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nó hoạt động theo Quyết định số 96 BKH/TCCB ngày 29 tháng 4 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Để hoàn thành tốt nhiệmvụ được giao của Bộ, đồnh thời căn cứ vào thực tế của Vụ thời gian qua, Vụ Quản lý dự án ĐTNN dã cụ thể hoá chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Vụ như sau:
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Quản lý dự án ĐTNN:
Căn cứ vào tính chất công việc, Vụ Quản lý dự án ĐTNN được tổ chức thành 5 nhóm công tác:
- Nhóm theo dõi dự án.
- Nhóm tổng hợp.
- Nhóm nghiên cứu xây dựng chính sách.
- Nhóm Trung tâm hướng dẫn và xử lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Nhóm văn thư.
Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên. Lãnh đạo vụ gồm 1 Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng giúp việc, biên chế của vụ do Bọ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định. Vụ có phân vụ tại cơ quan đại diện phía Nam do đồng chí Vụ phó phụ trách.
Việc sắp xếp nhân sự của Vụ vào các nhóm được Vụ trưởng quyết định trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ. Mỗi thành viên của Vụ có thể tham gia vào một hoạc nhiều nhóm theo sự phân công của Vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Quản lý dự án ĐTNN có trách nhiệm soạn thảo quy chế làm việc, quan hệ công tác với các đơn vị liên quan trình Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét quyết định.
Các nhóm công tác, các chuyên viên có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình được giao để thựcnhiện tốt chức năng và nhiệm vụ của Vụ.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Quản lý dự án ĐTNN:
Vụ Quản lý dự án ĐTNN có chức năng là giúp Bộ trưởng theo dõi và quản lý Nhà nước về các dự án đầu tư nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép, với các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án sau khi được cấp giấu phép đầu tư.
- Theo dõi tình hình các chủ đầu tư thực hiện các quy địnhtại giấy phép đầu tư, các quy định của pháp luật; kiến nghị các vấn đề nghiên cứu về chính sách và luật pháp đầu tư.
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan kiến nghị việc điều chỉnh giấy phép đầu tư, cho phép chuyển nhượng vốn, kết thúc hoạt động, rút giấy phép và giải thể trước thời hạn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Làm đầu mối với các bộ, Địa phươngliên quan giải quyết những vấn đề phát sinh tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ; theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về các mặt hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế xã hội của các dự án nói riêng và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
II. Tình hình hoạt động của Vụ Quản lý dự án ĐTNN trong thời gian qua:
Kể từ khi thành lập đến nay Vụ Quản lý dự án ĐTNN nói chung đã hoàn thành tốt công việc của mình. Đặc biệt là mấy năm gần đây khi tình hình kinh tế - xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới có những khủng hoảng ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư nước ngoài xong Vụ Quản lý dự án ĐTNN vẫn hoàn thành tốt nhiện vụ của mình và có hiệu quả. Như tình hình đầu tư nước ngoài bị giảm nhưng đã dần dần hồi phục trở lại. Nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động có hiệu quả kinh tế cao. Những phát sinh tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được giải quyết. Các chính sách về đầu tư nước ngoài đã được điều chỉnh và bổ xung dẫn đến tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Sau đây là những hoạt động đã làm trong vài năm qua:
Năm 1999
- Đã nghiên cứu, xem xét đề nghị lãnh đạo Bộ điều chỉnh tăng vốn cho 45 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký thêm là 404 triệu USD; trình Bộ làm thủ tục giải thể trước thời hạn 29dự án, với tổng vốn giải thể là 384 triệu USD.
- Đã tiến hành bàn giao 950 dự án cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Quyết định số 233/1998/QĐ-TTg ngày 1 tháng 12 năm 1998.
- Hiện nay, Vụ đang theo dõi quản lý gần 1500 Doanh nghiệp thuộc diện không phân cấp về địa phương và theo dõi, tham gia ý kiến với các địa phương đối với các dự án đã phân cấp; đồng thời phối hợp với Vụ Quản lý Khu công nghiêp - Khu chế xuất trong việc quản lý gần 500 dự án trong các KCN- KCX.
- Trong chức năng của mình, Vụ đã đưa vào máy tính hầu như toàn bộ các thông tin liên quan đến các dự án trong phạm vi quản lý của Vụ như: tình hình góp vốn, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, doanh thu,…từ đó có thể cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp và phục vụ cho công tác quản ký.
Ngoài ra còn cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình, kết quả hoạt động ĐTNN trên toàn quốc theo vùng lãnh thổ, ngành, nước đầu tư, sản phẩm,…phục vụ công tác nghiên cứu, tổng hợp của các cơ quan trong ngoài Bộ, phục vụ công tác đối ngoại của các cơ quan ngoại giao, các đoàn công tác của Nhà nước.
Trong năm 1999, Vụ đãtiếp nhận 7.358 văn bản, xử lý công văn đầu ra 2013 văn bản.
- Về công tác xây dựng và hướng dẫn thực hiện chính sách, vụ đã tích cực tham gia vao việc soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo các Nghị định, Thông tư các văn bản hướng dẫn như:
+ Chủ trì soạn thảo Thông tư hướng dẫn việc thanh lý các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tham gia góp ý vào việc xây dựng các chính sách về quản lý tài chính, chính sách nội địa hoá ngành ô tô, xe máy, điện - điện tử, chính sách lao động, tiền lương trong các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Tham gia soạn thảo Quyết định số 53/1999/QĐ-ttg ngày 26 thánh 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích hoạt động vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Quyết định số 214/1999/QĐ-BKH ngày 26 thánh 4 năm 1999 của Bộ trưởng về việc ban hành Danh mục các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng trong nước đã sản xuất được làm cở sở để thực hiện Luật thuế GTGT.
- Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn 10 năm qua trình Bộ Chính trị.
- Đề án trình Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hình thức đầu tư từ Liên doanh sang Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và định hươngs trong thời gian tới đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, ô tô, xe máy, xi măng, sắt thép, hoá chất, công nghiệp nhẹ, khách sạn - du lịch, văn phòng căn hộ cho thuê và nông - lâm nghiêp, thuỷ sản.
Ngoài mảng công tác xây dựng chính sách nêu trên, trong công tác quản lý dự án, còn thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức chuẩn bị nội dung để Lãnh đạo Bộ làm việc vớilãnh đạo các địa phương và với các Doanh nghiệp có vốn ĐTNN về tình hình đầu tư trên địa bàn, các biện pháp thúc đẩy đầu tư.
- Đã tổ chức một số đợt đi công tác thực tế tại các địa phương như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, một số địa phương khác ở phía Nam.
- Tham gia, có bài phát biểu trong các Hội nghị, Hội thảo khoa học do Bộ tổ chức hoặc do các cơ quan khác tổ chức theo sự phân công của Bộ.
- Tham gia giảng dạy các lớp đào tạo cán bộ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Bộ hoặc ngoài Bộ tổ chức theo sự phân công của Bộ.
Ngoài ra còn tham gia hoạt động trong công tác tổ chức Đảng, đoàn thể và quan hệ công tác với các bộ phận trong Bộ và các cơ quan bên ngoài. Các công tác về tổ chức cán bộ, đào tạovà nghiên cứu khoa học cũng được thực hiện.
Năm 2000
- Đã tiếp nhận gần 7000 văn bản các loại của Doanh nghiệp có vốn FDI và các ngành, các cấp,
- Đã xử lý và phát đi gần 2000 văn bản giúp đỡ tháo gỡ và giải quyết các khó khăn cho các Doanh nghiệp có vốn FDI, chưa kể việc đã làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép đầu tư (điều chỉnh đất đai, ưu đãi tài chính, tỉ lệ tiêu thụ sản phẩm,.. ) cho nhiều dự án khác với số vốn tăng thêm trên 400 triệu USD.
- Vụ đã thực hiện toàn diện các công việc chuyên môn, đoàn thể, xã hội, học tập và nghiên cứu. Trong năm, Lãnh đạo vụ đã có trên 20 các thông báo công việc để thực hiện chương trình công tác năm 2000 cho từng tháng và từng giai đoạn cụ thể.
- Tham gia tích cực vào soạn thảo Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2000, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật ( Nghị định 24 ).
- Chủ trì soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư nước ngoài (Thông tư 12 ) do Lãnh đạo Bộ trực tiếp giao.
Ngoài ra Vụ còn thực hiện nhiều công việc chuyên môn quan trọng và đột xuất như:
- Tại diễn đàn kinh tế tư nhân và hội nghị tài trợ ( CG) giữa kỳ tổ chức vào tháng 8 năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt, Bộ trưởng đã giao cho Vụ quản lý dự án làm đầu mối, làm tổ trưởng tổ công tác liên ngành để phối hợp với nhóm sản xuất và phân phối ( M & D ) thuộc cộng đồng các Doanh nghiệp, các nhà tài trợ nước ngoài, xử lý các vướng mắc của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả là tại Hội nghị CG cho 2001 và diễn đàn kinh tế tư nhân vừa qua, đóng góp của tổ công tác liên ngành đã được đánh giá cao, góp phần vào thắng lợi của Hội nghị CG cho 2001 ( trong 25 vấn đề do phía nước ngoài đặt ra trước đây chưa được xử lý, nay qua 2 phiên họp chính thức với các Bộ, ngành liên quan và nhóm M & D, 10 vấn đề đã được giải quyết, các vấn đề khác đã được làm rõ, các vấn đề còn lại đang được xem xét tiếp).
- Vụ Quản lý dự án làm đầu mối tổ chức thành công hội thảo “ Đầu tư thành công ” ở Việt Nam, đây là một cách làm mới, tạo dựng nên những cách nhìn nhận mới về môi trường đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. Lãnh đạo Chinh phủ, Lãnh đạo Bộ, các nhà đầu tư nước ngoài, dư luật báo chí trong nước và quốc tế đánh giá caocách làm này và Vụ Quản lý dự án tiếp tục được giao tổ chức một hội thảo quốc tế vào tháng 3 năm 2001 tới tại Singapore.
Còn hàng loạt các công việc khác mà Vụ đã làm như vào máy các số liệu của những báo cáo của các Doanh nghiệp, đã đến và phối hợp với nhiều địa phương để rà soát lại danh mục dự án, chỉ tiêu thực hiện để lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta có được một con số chính xác và minh bạchvề các chỉ tiêu thực hiện của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vụ còn hướng dẫn giải quyết đúng luật, có tình có lý hàng loạt các vụ việc phức tạp như dự án Bệnh viện quốc tế Hoa Kỳ, Rạp Đại Nam, Trường Quốc tế Hà Nội, …các dự án chuyển đổi hình thưc đầu tư tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư…
Năm 2001
- Đã tiếp nhận 5141 văn bản từ các doanh nghiệp và các Bộ, ngành liên quan đề nghị xử lý các vướng mắc của các doanh nghiệp
- Đã ban hành 2051 văn bản, trong đó có712 Giấy phép điều chỉnh ( bao gồm 181 giấy phép điều chỉnh tăng vốn, 268 giấy phép điều chỉnh ưu đãi thuế cho Doanh nghiệp, 55 giấy phép điều chỉnh mục tiêu hoạt động, 53 giấy phép chuyển nhượng vốn, 41 giấy phép điều chỉnh thời gian hoạt động của doanh nghiệp, 12 giấy phép điều chỉnh tỷ lệ xuất khẩu, 102 giấy phép mở chi nhánh, đổi tên công ty hoặc chủ đầu tư ).
- Soạn thảo hơn 220 báo cáo về tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài phục vụ các đông chí Lãnh đạo và các đơn vị có liên quan.
- Soạn thảo và ban hành chỉ thị 03/2001/CT - BKH về tăng cường công tác báo cáo thống kê đầu tư nước ngoài.
- Tham gia soạn thảo Quy chế cổ phần hoá doanh nghiệp FDI, sửa đổi quy chế khu công nghiệp, sửa đổi Quyết định 229 của Bộ KH&ĐT về danh mục sản phẩm xuất khẩu 80%.
- Góp ý dự thảo Pháp lệnh đấu thầu, Luật lao động, Luật đất đai sửa đổi, Quy chế quản lý đầu tư nước ngoài của Hà Nội.
- Thực hiện các công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, cũng như các công tác nội bộ khác.
Năm 2002
Vụ đã đưa ra chương trình công tác năm 2002 nhăm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trước mắt tập trung vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết 09 của Chính phủ và chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư nước ngoài giai đoạn năm 2001 - 2005. Xin nêu một số đầu việc lớn:
- Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý hoạt động đàu tư nước ngoài.
- Tham gia chương trình hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức kiểm tra một số doanh ngiệp FDI theo đúng quy định hiện hành và chức năng nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp triển khai thí điểm cổ phần hoá doanh ngiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Hoàn thành đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng thông tin báo cáo thông kê FDI, phục vụ cho việc nắm tình hình hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu các đề tài hoặc thực hiện các đề án chuyên ngành như:
+ Nội địa hoá ngành ô tô, xe máy .
+ Đề án hạn chế nguy cơ chuyển đổi hình thức đầu tư từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
+ Đề tài đánh giá hiệu kinh tế - xã hội của FDI và tác động của FDI đến sự tăng trưởng kinh tế của nước ta.
+ Đề tài tăng cường năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước trong hoạt động FDI.
- Tiếp tục phối hợp với nhóm M & D tổ chức 6 cuộc họp xử lý các vấn đề liên quan, thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đắp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập quốc tế và yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt Mỹ.
- Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ của từng chuyên viên, tổ chức đào tạo chương trình vi tính quản lý dự án cho các chuyên viên trong Vụ, nhằm mục tiêu mọi chuyên viên đều sử dụng thành thạo máy tính trong công tác quản lý dữ liệu đối với lĩnh vực được phân công.
CHƯƠNG 3
NHỮNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTNN HIỆN NAY
I. Những thuận lợi và khó khăn của Vụ trong việc thực hiện công tác chuyên môn :
1. Thuận lợi :
- Chức năng, nhiệm vụ của Vụ được Lãnh đạo Bộ giao không thay đổi, nên Vụ có thể kế thừa các kinh nghiệm, kết quả công tác trước đó trong việc thực hiện công tác chuyên môn. Vụ đã luôn luôn được sự chỉ đạo chặt chẽ, quan tâm của Lãnh đạo Bộ.
- Vụ có nhiều chuyên viên giỏi, đã có thực tế và kinh nghiệm công tác trong quản lý dự án, lại ham học hỏi, tiến bộ.
- Sau một thời gian thực hiện việc phân cấp và uỷ quyền quản lý Giấy phép đầu tư và luật hoá chức năng, phân công cụ thể, rõ ràng về quản lý Nhà nước giữa các Bộ, Uỷ ban nhân dân địa phương đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên nhìn chung nhiêù Bộ, Uỷ ban nhân dân địa phương đẵ nhận thức được rõ vai trò quan trọng trong công tác quản lý Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên đã có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý các Doanh nghiệp. Chế độ báo cáo và thông tin qua lại giữa Bộ và các địa phương được duy trì đều đặn, đã giúp cho công tác quản lý của Vụ được kịp thời, bao quát và sâu rông hơn.
- Thông qua Chi bộ, côngđoàn, Vụ đã thương xuyên nhận được sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Công đoàn cơ quan trong việc thực hiện công tác chuyên môn cũng như công tác Đảng, đoàn thể quần chúng.
- Lãnh đạo Vụ, Chi uỷ đoàn kết, nhất trí trong chỉ đạo, quản lý và điều hành chung.
- Tập thể chi bộ, Vụ đoàn kết giúp đỡ nhau trong công việc.
2. Khó khăn :
Mặc dù có khá nhiều thuân lợi xong cũng có nhiều khó khăn gây cản trở cho các hoạt động của Vụ như :
- Tuy công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được luật hoá và phân công cụ thể, nhưng do công việc khá nhiều và phức tạp nên một số địa phương còn lúng túng trong việc thực hiện, sự phối hợp ( chế độ báo cáo, cung cấp thông tin ) chưa đi vào nề nếp và còn chậm.
Ngoài ra việc phối hợp giữa chuyên viên phụ trách từng Địa phương với các địa phương đó để nắm chắc các vấn đề phát sinh, cùng địa phương giải quyết nhiều lúc còn chưa tốt làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vụ và cả hoạt động ở các địa phương. Ở đây có thể nêu ra nhiều nguyên nhân như thiếu phương tiện đi lại, máy tính chưa được nối mạng với các địa phương nhưng một phần còn do tinh thần trách nhiệm của CBVC chưa cao, còn ỷ lại.
- Một số cán bộ vì còn phải tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, sử dụng máy vi tính nên chưa thể phát huy ngay được hiệu quả công tác, hiệu quả làm việc chưa cao. Ngoài ra còn có một số người có ý thức làm việc chưa cao, không chịu tu dưỡng nghiệp vụ nên còn để sót, để lâu công việc chuyên môn cần xử lý gây cản trở công việc chung.
- Trong việc xử lý văn bản, còn có hiện tượng một số việc xử lý quá thời gian cho phép gây ách tắc công việc. Về vấn đề này phải nhìn thẳng vào nguyên nhân chủ quan là thiếu tinh thần trách nhiệm của một số chuyên viên, những chuyên viên này còn chưa đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn của Doanh nghiệp để chia sẻ cung với họ.
- Cuối cùng là hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài và hệ thống tổ chức quản lý các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa đồng bộ, đang trong quá trình hoàn thiện nên cũng có những ảnh hưởng nhất định tới công tác của Vụ.
II. Những giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý dự án ĐTNN hiện nay:
- Cần nắm chắc tình hình triển khai dự án trên từng địa bàn, từng ngành
kịp thời phát hiện các vướng mắc, khó khăn phát sinh.
- Cần phải đào tạo, bôi dưỡng để nâng cao trình độ nhận thức chính trị, chuyên môn của các nhân viên trong Vụ để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Việc phân công nhiệm vụ cho các chuyên viên phải đúng người, đúng việc để phát huy được hết khả năng của mỗi người. Nếu không hiệu quả công việc sẽ không cao.
- Nâng cao điều kiện làm việc để mọi người có thể hoàn thành tốt công việc của mình hơn. Cần có chương trình làm việc cụ thể, có kế hoạch khoa học.
- Đề xuất các giải pháp xử lý nhanh các tình huống vướng mắc hay nảy sinh để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống.
- Tạo sự đoàn kết trong tập thể Lãnh đạo Vụ, Chi uỷ và tập thể cán bộ, đảng viên trong vụ.
- Tạo môi trường làm việc tốt để phát huy triệt để khả năng của mỗi người.
- Cần kiên quyết xử lý các hiện tượng gây phiền hà, xử lý công việc chậm trễ, làm lộ thông tin, vi phạm quy chế bảo mật tài liệu. Đồng thời cần có chế độ khen thưởng công bằng hợp lý cho các nhân viên khi hoàn thành tốt nhiệm vụ để tạo sự hưng phấn đối với công việc, làm tăng sự tận tụy, gắn chặt ý thức trách nhiệm của mỗi người với công việc được giao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp thúc đẩy hiệu quả hoạt động của Vụ Quản lý dự án ĐTNN hiện nay.DOC