Đề tài Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay

Luận văn dài 106 trang: - Làm rõ các yêu cầu cơ bản của việc tổ chức và xây dựng một hệ thống thông tin quản lý trong điều kiện sử dụng công nghệ thông tin như là công cụ chủ yếu. - Phân tích mô hình quản lý và mô hình hệ thống thông tin hiện nay của Công ty Điện lực 3; làm rõ yêu cầu đổi mới mô hình quản lý trong tình hình mới. - Đề xuất phương án và các giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý mới ở Công ty Điện lực 3 theo hướng hiện đại hơn, phù hợp hơn. LỜI MỞ ĐẦU Quản lý các tổ chức hệ thống, xét về mặt quá trình, là điều hành các hoạt động để đạt được những mục đích xác định. Sự điều hành này chỉ có thể thành công khi có hệ thống bảo đảm thông tin, theo đó, việc thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả. Do vậy, mọi tổ chức đều có một mạng lưới thông tin tối thiểu mà nếu không có nó thì tổ chức không thể tồn tại được. Mạng lưới thông tin này nếu yếu kém sẽ làm suy yếu sự hoạt động của tổ chức, buộc người lãnh đạo tổ chức phải thay thế nó bằng một hệ thống khác hợp lý và hiệu quả hơn. Để quản lý hiệu quả, cần phải xây dựng một hệ thống thông tin quản lý đảm bảo sự vận hành thông suốt cho tổ chức và phục vụ việc ra quyết định quản lý, đưa tổ chức đạt tới các mục tiêu đã lựa chọn. Đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và với sự phát triển của khoa học - công nghệ, vai trò của thông tin quản lý lại càng đặc biệt quan trọng, có những trường hợp nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để quản lý các doanh nghiệp, việc kiểm soát các hoạt động bên trong doanh nghiệp là chưa đủ mà còn phải thường xuyên theo dõi tác động với môi trường, theo dõi sự thích nghi đối với môi trường và theo dõi những ảnh hưởng của môi trường đối với doanh nghiệp. Chính hệ thống thông tin quản lý giúp lãnh đạo doanh nghiệp đảm bảo việc kiểm soát này. Việc nghiên cứu, tổ chức có khoa học hệ thống thông tin quản lý và áp dụng cách tiếp cận hệ thống vào tổ chức quản lý của các doanh nghiệp cho phép lãnh đạo doanh nghiệp phân tích và có biện pháp tốt hơn trong việc thực hiện các chức năng quản lý cơ bản của mình. Hệ thông tin quản lý là một công cụ có hiệu quả để lãnh đạo và quản lý các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Công ty Điện lực 3 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Công ty có 19 đơn vị trực thuộc, hoạt động chuyên ngành sản xuất và kinh doanh điện năng trên địa bàn 13 tỉnh, thành phố ở miền Trung và Tây Nguyên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thông tin và thông tin quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện lực trên một địa bàn rộng lớn, từ đầu thập kỷ 90, Công ty Điện lực 3 đã đầu tư một lượng vốn khá lớn cho việc xây dựng một hệ thống kỹ thuật đảm bảo thông tin quản lý, trong đó chủ yếu xây dựng hệ thống thông tin liên lạc (communication) và hệ thống công nghệ thông tin (IT) phục vụ quản lý. Hệ thống này trong 15 năm qua đã hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho hệ thống quản lý tập trung của công ty và hệ thống quản lý tác nghiệp ở các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, trong những năm tới, hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 cần thiết phải được tổ chức và xây dựng lại do những lý do chính sau đây: Lộ trình cổ phần hóa Công ty Điện lực 3 đang được thực hiện, phương án cổ phần hóa đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt và dự kiến trong năm 2007 sẽ tiến hành bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài. Theo phương án cổ phần hóa, Công ty Điện lực 3 sẽ chuyển đổi thành công ty cổ phần và đổi tên thành Tổng công ty cổ phần Điện lực miền Trung. Đây là một thách thức rất lớn đối với Công ty Điện lực 3. Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tái cấu trúc cơ cấu tổ chức bộ máy để kinh doanh đa ngành và chuyển các công ty thành viên, trong đó có Công ty Điện lực 3 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Việc chuyển đổi tổ chức này đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý trong công ty. Mặt khác, ngành điện đang đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh viễn thông công cộng và bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông đến khách hàng, trong đó Công ty Điện lực 3 chịu trách nhiệm đầu tư và kinh doanh viễn thông trên địa bàn miền Trung. Vấn đề mới đặt ra là phải tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý đáp ứng được những yêu cầu nói trên, đồng thời phải tận dụng được cơ sở hạ tầng mạng viễn thông đã có cho chính hệ thống quản lý của công ty và hệ thống quản lý của ngành. Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đòi hỏi bắt buộc phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Trong khi đó, công nghệ thông tin là một lĩnh vực có tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Những hệ thống quản lý sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ cơ bản đã được đầu tư trong những năm trước đây trở nên lạc hậu rất nhanh do đó chính các hệ thống này cũng cần thiết phải được đổi mới, mở rộng, nâng cao và sử dụng được những thành tựu kỹ thuật mà trước đây chưa thể có được. Muốn vậy, cần có sự đánh giá và nghiên cứu nghiêm túc mang tính khoa học để đảm bảo các chi phí đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra đạt được hiệu quả cao nhất. Công ty Điện lực 3 là một doanh nghiệp nhà nước, có qui mô lớn, đang tích cực hoàn thiện quản lý để tiến hành cổ phần hóa. Do đó, việc nghiên cứu tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý sẽ có ý nghĩa rất lớn về thực tiễn. Chính vì vậy, học viên chọn đề tài luận văn thạc sĩ: "Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay". MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN LỰC 6 1.1. Một số vấn đề chung về thông tin quản lý 6 1.2. Đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của việc tổ chức thông tin quản lý ở các doanh nghiệp điện lực 18 1.3. Kinh nghiệm của việc tổ chức hệ thống thông tin quản lý ở các công ty điện lực các nước 32 Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 44 2.1. Thực trạng của Công ty Điện lực 3 44 2.2. Thực trạng của hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 51 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 74 3.1. Dự báo các yếu tố về tổ chức doanh nghiệp đòi hỏi đổi mới hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 74 3.2. Các giải pháp để tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 79 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHẦN PHỤ LỤC 106

doc110 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp tổ chức lại hệ thống thông tin quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước mắt mà chưa xây dựng một hệ thống thông tin phải hoàn chỉnh đáp ứng cho bốn cấp quản lý là cấp tác nghiệp, cấp quản lý phân tích, cấp chuyên gia và cấp chiến lược. Các nhà quản lý cấp cao, các nhà chuyên môn trong điều hành hệ thống điện và các chuyên gia máy tính chưa thực sự ngồi lại và đặt ra vấn đề để điều hành hệ thống điện miền Trung an toàn, hiệu quả. Nên ứng dụng các công nghệ nào? Cách tổ chức thu thập thông tin năng lượng ra sao? Chọn thiết bị tự động hóa đến mức nào? Có thể nâng cấp thiết bị đó để tự động hóa được trong tương lai không? Thông tin nào cần cho cấp quản lý chiến lược, cấp sách lược và cấp điều hành tác nghiệp? Và làm thế nào để kết nối các thông tin để phục vụ cấp quản lý chiến lược và thông tin khách hàng đòi hỏi là tốt nhất? Để đáp ứng được các câu hỏi nêu trên cần phải có một phân tích hệ thống thông tin năng lượng đầy đủ trước khi triển khai các chương trình đầu tư và cải tạo hệ thống điện tính cả dài hạn và ngắn hạn. - Chưa tạo một cơ sở dữ liệu thống nhất và kết nối được giữa các chương trình ứng dụng cho các chức năng quản lý. Các chương trình quản lý chức năng hiện có thể liên kết giữa cấp tác nghiệp là Điện lực và các Chi nhánh điện về các bộ phận chức năng tại công ty, nhưng việc rút ra các dữ liệu thành kho dữ liệu phục vụ cho cấp ra quyết định và cấp quản lý chiến lược tại công ty chưa được hình thành mà chỉ là các báo cáo từ cấp chuyên viên. Các hệ thống thông tin điều hành hệ thống trạm không người trực, điều hành hệ thống lưới phân phối đã có các thiết bị điều khiển tự động, đọc chỉ số công tơ từ xa đã thực hiện như việc truyền các thông tin về trung tâm và xử lý để trở thành kho thông tin phục vụ cho các cấp quản lý và khách hàng chưa thể được triển khai. Ngay cả việc triển khai thu tiền điện di động tại từng cấp Điện lực vẫn còn trong quá trình nghiên cứu, nên chưa thể mở các điểm thu tiền điện cho các đại lý, tiến đến giảm đội nhân viên thu ngân. Kho dữ liệu chung phục cho các cấp quản lý cần được nghiên cứu và thiết kế lại. - Các công nghệ truyền thông cả hữu tuyến, vô tuyến và tải ba PLC hiện đều được ứng dụng nhưng chưa có một nghiên cứu chiến lược ứng dụng các hạ tầng này trong thu thập, điều khiển hệ thống điện và phục vụ công tác quản lý toàn công ty. Các công nghệ và hệ thống truyền thông đã được triển khai nhưng vẫn còn mang tính rời rạc chưa trở thành một hệ thống truyền thông liên kết. Nó đòi hỏi phải có các thiết bị kết nối, vấn đề không phải là kỹ thuật mà chính là phải có chính sách phát triển hạ tầng truyền thông đa dạng và liên kết hoàn chỉnh để việc triển khai các hệ thống SCADA và EMS lúc đó mới có hiệu quả và khả thi khi triển khai các dự án này. Việc triển khai đầu tư so le về công nghệ qua các năm là bài học quí giá do chưa có sự nghiên cứu đầy đủ khi sử dụng các mạng truyền thông trong liên kết các thiết bị điều hành hệ thống trạm và lưới điện. - Việc đầu tư chưa cân xứng giữa phần cứng và phần mềm trong hệ thống thông tin tại Công ty Điện lực 3. Những năm vừa qua việc đầu tư cho phân tích, thiết kế và xây dựng các chương trình ứng dụng chưa tương xứng với việc đầu tư các thiết bị phần cứng. Ngay cả việc đầu tư thiết bị riêng lẻ nhiều, trong khi đầu tư cho việc nghiên cứu các liên kết và kết nối các thiết bị này chưa được quan tâm. Hậu quả là khai khác các thiết bị công nghệ thông tin không tương xứng với việc đầu tư. Một điều cũng đáng quan tâm là khi đầu tư thì phương án chưa được phân tích đầy đủ đến chi phí vận hành thiết bị, ai cũng muốn có thiết bị tốt để vận hành và sử dụng, nhưng trong kinh doanh, vấn đề cần quan tâm là kết quả đầu ra của sản phẩm và chi phí tạo ra sản phẩm đó. - Chưa tích hợp hệ thống tự động văn phòng với các nguồn dữ liệu làm cơ sở để xây dựng các chương trình phân tích phục vụ các cấp quản lý chiến lược. Việc kết nối rời rạc, thiết bị kết nối chưa được đầu tư đúng mức, chưa đầu tư thiết kế kho dữ liệu để phục vụ cho mọi cấp quản lý và cả cho khách hàng. Vì vậy chưa thể xây dựng được một văn phòng điện tử, một văn phòng không có giấy tờ. Mọi báo cáo cho cấp quản lý chiến lược còn phải dùng đến văn bản trong khi thiết bị hiện có thừa khả năng phục vụ các báo cáo theo dạng on-line. Ngoài ra, còn cần cho những qui định mọi hoạt động văn phòng, văn thư, báo cáo theo phương thức e-mail để tạo thói quen làm việc giữa mọi cấp trên mạng, bỏ dần nạn quan liêu giấy tờ. Mô hình văn phòng tự động là xu thế cho một mô hình quản lý tập trung và phân tán đến cấp tác nghiệp thấp nhất. - Chưa có chiến lược xây dựng được một hệ thống mở nhằm mở ra khả năng truy cập của khách hàng về các thông tin cung cấp điện và giá bán điện. Việc mở ra các hộp thư thoại chỉ là bước khởi đầu, trung tâm giải đáp thắc mắc mọi yêu cầu của khách hàng cũng sẽ được triển khai. Tuy nhiên, thời đại thông tin cần nhắm đến khai năng khai thông các thông tin khách hàng trên mạng để tự khách hàng tìm hiểu về những thông tin cần thiết về sử dụng điện, lịch cắt điện, giá điện, các chính sách về cấp điện. Đăng ký sử dụng điện qua mạng cũng nên được quan tâm khi hình thành thị trường điện cho sản xuất và cung cấp điện năng. - Chưa có sự đầu tư hệ thống thông tin cả về phương hướng phát triển, tổ chức, nghiên cứu và phát triển, đào tạo. Xây dựng một hệ thống thông tin quản lý năng lượng toàn diện, đòi hỏi phải có những đơn vị chuyên ngành, những chuyên gia được đào tạo về các lĩnh vực công nghệ thông tin có am hiểu về các kỹ thuật sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng, các chuyên gia tích hợp hệ thống tự động trong việc chế tạo các thiết bị, các chuyên gia về truyền thông và đặc biệt không thể thiếu các chuyên gia về phân tích tài chính trước khi triển khai các dự án. Bên cạnh đó, để đưa được hệ thống thông tin đến mọi cấp tác nghiệp thấp hơn cần phải có chương trình đào tạo và xây dựng qui trình làm việc trên mạng theo kiểu on-line; việc truyền các mệnh lệnh sản xuất và báo cáo kết quả phải thực hiện trên mạng theo mô hình văn phòng điện tử. Tất cả những chương trình phải được triển khai theo một lộ trình được hoạch định trước cả về phương án đầu tư, kế hoạch triển khai, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng. Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng cao của miền Trung, của khách hàng, Công ty Điện lực 3 không những phải tập trung phát triển sản xuất mà còn phải có những biện pháp quản lý tốt hơn để không ngừng nâng cao chất lượng điện, chất lượng dịch vụ và đặc biệt là kinh doanh có hiệu quả. Để đáp ứng được điều này và khắc phục những tồn tại nêu trên cần sớm xây dựng hệ thống thông tin quản lý năng lượng hoàn chỉnh, vận hành ổn định, an toàn và thống nhất, đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh điện năng, dựa trên công nghệ nền tảng chắc chắn, thừa hưởng ưu điểm kiến trúc hệ thống tiên tiến đương thời, giao diện đồ họa thuận tiện cho người sử dụng và được triển khai thống nhất trong toàn Công ty Điện lực 3. Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 3.1. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ VỀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP ĐÒI HỎI ĐỔI MỚI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC Tháng 6 năm 2006, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam chính thức trở thành Tập Đoàn Điện lực theo mô hình công ty mẹ - công ty con; và tiến hành chuyển đổi hoạt động của Tập đoàn đa dạng và theo hướng thị trường. Ngoài việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện điện năng; Tập đoàn đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu điện năng, kinh doanh tài chính ngân hàng, kinh doanh viễn thông, chế tạo thiết bị điện, hoạt động trường học đào tạo các kỹ sư và công nhân phục vụ ngành điện. Trong xu thế đó, Công ty Điện lực 3 là công ty miền hoạt động trên địa bàn miền Trung cũng được tái cấu trúc lại giữa Công ty và các Điện lực tỉnh theo mô hình công ty mẹ và công ty con, tiến hành cổ phần hóa các Điện lực, mở rộng thị trường điện cho các nhà máy điện, kinh doanh viễn thông, tham gia đầu tư và đa dạng hóa các hình thức liên doanh liên kết trong các hoạt động đầu tư và kinh doanh điện năng. Từ những chuyển đổi đó, yêu cầu xây dựng lại hệ thống thông tin năng lượng tại Công ty Điện lực 3 là cần thiết nhằm phục vụ cho định hướng phát triển của Công ty. 3.1.1. Dự báo mức sản xuất và kinh doanh điện năng đến 2010 Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân trong 4 năm (2007 - 2010) khoảng 17% nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tại miền Trung. Các chỉ tiêu về sản xuất và kinh doanh điện năng được thể hiện trong bảng 3.1 như sau: Bảng 3.1: Kế hoạch sản xuất và kinh doanh điện năng từ 2007 đến 2010 TT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch SXKD 4 năm sau cổ phần hóa 2007 - 2010 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Điện sản xuất Tr.kWh 137,000 137,000 137,000 137,000 - Diesel - 8,000 8,000 8,000 8,000 - Thủy điện - 129,000 129,000 129,000 129,000 2 Điện nhận - 4.475,212 5.200,468 6.106,537 7.380,363 3 Tỉ lệ điện tự dùng % 1,7800 1,7800 1,7800 1,7800 4 Suất tiêu hao nhiên liệu g/kWh 268,710 268,710 268,710 268,710 5 Tỉ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện (không có lưới điện 110 kV) % 6,80 6,70 6,60 6,50 6 Tỉ lệ điện dùng để truyền tải và phân phối điện (có lưới điện 110 kV) % 10,3 10,2 10,1 10,0 7 Điện thương phẩm Tr.kWh 4.135 4.791 5.611 6.765 8 Giá bán bình quân đ/kWh 720 722 724 726 9 Doanh thu Tr đồng 2.977.200 3.459.102 4.062.364 4.911.390 10 Chi phí Tr đồng 2.673.200 3.155.102 3.758.364 4.607.390 11 Lợi nhuận Tr đồng 304.000 304.000 304.000 304.000 Nguồn: Công ty Điện lực 3. Ngoài ra có các mục tiêu kinh doanh đa dạng khác như sau: Triển khai các hoạt động kinh doanh viễn thông theo mục tiêu phát triển viễn thông chung của toàn ngành, coi hoạt động kinh doanh viễn thông cùng phát triển song hành với phát triển kinh doanh điện lực. Đi đôi với phát triển Viễn thông điện lực các Công ty Điện lực sẽ triển khai liên doanh dịch vụ truyền hình cáp và các dịch vụ gia tăng khác. Công ty cũng tiến hành đầu tư và liên doanh với các đối tác trong nước để đầu tư 9 công trình thủy điện vừa và nhỏ trong khu vực với tổng công suất lắp máy trên 330 MW. Trong những năm tới mục tiêu của Công ty là tiếp tục đầu tư phát triển nguồn thủy điện, tùy theo quy mô của nhà máy mà có thể bán trực tiếp cho tập đoàn điện lực Việt Nam hoặc bán thông qua thị trường mua bán điện cạnh tranh. Đây cũng là mục tiêu kinh doanh lớn của Công ty sau cổ phần hóa. Phương án huy động vốn là liên doanh đầu tư, vay vốn tín dụng, huy động vốn cổ phần của CBCNV, vay vốn công trái của ngành... Đang tìm đối tác nước ngoài có uy tín để liên doanh sản xuất công tơ điện tử, chế tạo và lắp ráp máy vi tính, phát triển phần mềm, sản xuất thiết bị điện tử viễn thông. Tùy điều kiện cụ thể của từng đơn vị thành viên để phát triển các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn trong đầu tư xây dựng, dịch vụ quản lý dự án, dịch vụ xây lắp, xuất nhập khẩu VTTB, dịch vụ kinh doanh nhà hàng khách sạn, tài chính, ngân hàng, địa ốc, du lịch... 3.1.2. Quá trình cổ phần hóa và đổi mới cơ cấu tổ chức của Công ty Thực hiện quyết định số 147/2006/QĐ-TTg và quyết định số 148 TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc lập đề án thành lập Tổng Công ty cổ phần Điện lực 3 tại văn bản số 215/CV-EVN-TCCB&ĐT ngày 22/12/2006 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực 3 xây dựng phương án chuyển đổi Công ty như sau: Công ty Điện 3 là doanh nghiệp thành viên trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh điện năng, đầu tư xây dựng các công trình nguồn và lưới điện trên địa bàn rộng, bao gồm 13 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Công ty Điện lực 3 có 19 đơn vị trực thuộc (11 Điện lực tỉnh, 3 Trung tâm, 3 Ban QLDA, Viện điều dưỡng) và Cơ quan Công ty. Ngoài ra Công ty còn góp vốn đầu tư để thành lập 7 Công ty cổ phần, Công ty liên kết khác. Để nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động SXKD và để phù hợp với quy mô quản lý, vốn, tài sản, lao động nêu trên nhằm nâng cao năng lực quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và để phát huy những điểm thuận lợi và khắc phục những khó khăn của mô hình hiện tại, Công ty Điện lực 3 đang trình phương án với Tập đòan chuyển Công ty Điện lực 3 thành Tổng Công ty Cổ phần Điện lực miền Trung. 3.1.3. Đổi mới mô hình quản lý sang công ty mẹ - công ty con Khi chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Điện lực Miền Trung thì Công ty Điện lực 3 trở thành công ty mẹ, quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn vào các công ty con và các công ty liên kết để thực hiện mục tiêu sản xuất, truyền tải và phân phối điện trên 13 tỉnh khu vực miền Trung. Để hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất chính và đảm bảo sự điều hành của công ty mẹ, Công ty Điện lực 3 sẽ thành lập các công ty chức năng về tài chính, đầu tư, tư vấn đầu tư, viễn thông và công nghệ thông tin; nếu cần thiết sẽ thành lập Ngân hàng nhằm bảo đảm các kênh huy động vốn và đầu tư hiệu quả. Còn việc đầu tư và phát triển vào các công ty khác sẽ dựa vào nhu cầu của thị trường và tiềm năng sẵn có của khu vực miền Trung. Như vậy, Công ty mẹ - Tổng Công ty cổ phần điện lực miền Trung sẽ được tổ chức bao gồm: Cơ quan quản lý điều hành Tổng Công ty Điện lực miền Trung (cơ quan Tổng Công ty - văn phòng công ty mẹ). Các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Cổ phần Điện lực miền Trung và Tổng Công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ, gồm 11 Điện lực tỉnh và các đơn vị như Công ty Điện cao thế miền Trung, Công ty tư vấn Đầu tư xây dựng lưới điện miền Trung (Chuyển từ Ban QLDA lưới điện), Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn miền Trung (Chuyển từ Ban QLDA NLNT khu vực miền Trung), Công ty tư vấn đầu tư xây dựng nguồn điện miền Trung (chuyển từ Ban QLDA thủy điện vừa và nhỏ) Các Công ty con do Tổng Công ty Cổ phần Điện lực miền Trung nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm Công ty TNHH Thí nghiệm điện miền Trung, Công ty TNHH Viễn thông và Công nghệ thông tin miền Trung, Công ty TNHH Tư vấn khảo sát và thiết kế điện miền Trung, Công ty TNHH Sửa chữa, vận hành Thủy điện miền Trung (thành lập mới), Công ty TNHH Xây lắp điện miền Trung (thành lập mới), Công ty TNHH sản xuất Thiết bị điện, điện tử và dụng cụ đo điện (thành lập mới), Công ty TNHH đầu tư Tài chính (thành lập mới). Các Công ty con do Tổng Công ty Cổ phần Điện lực miền Trung nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên gồm Công ty TNHH Đầu tư và phát triển điện Gia Lai, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển điện Sông Ba, Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ (chuyển từ Viện Điều dưỡng điện lực). Các Công ty liên kết có vốn góp của Tổng công ty gồm Công ty Cổ phần thủy điện miền Trung, Công ty Cổ phần thủy điện điện lực 3, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển điện miền Trung, Công ty Cổ phần thủy điện Định Bình, Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xây lắp điện miền Trung [2] Cấp quản lý chiến lược Công ty Điện lực 3 Ngành nghề kinh doanh Các chiến lược trong quản lý Kinh doanh điện năng Tài chính ngân hàng Kinh doanh viễn thông Hoạt động đầu tư, tư vấn Sản xuất thiết bị điện &cơ khí Đầu tư tài chính Nghiên cứu và phát triển Chiến lược hội nhập, hợp tác trong nước và quốc tế Quản lý tiêu chuẩn Cấp sách lược và tác nghiệp Các Điện lực - phân phối điện năng Các công ty tài chính, đầu tư, ngân hàng Các công ty viễn thông, CNTT, tư vấn Các công ty liên kết, liên doanh Các phòng thuộc Công ty Điện lực 3 Các hoạt động chức năng của các cấp quản lý trong công ty mẹ - công ty con Kinh doanh điện năng, viễn thông và ngành nghề khác Sản xuất, chế tạo, vận hành hệ thống Quản trị tài chính – Hệ thống kiểm toán nội bộ Tổ chức hệ thống kế toán Quản trị nguồn nhân lực Sơ đồ 3.1: Các ngành nghề và cấp quản lý của mô hình công ty mẹ - công ty con của Công ty Điện lực 3 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC LẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 3.2.1.Tái cấu trúc mô hình quản lý của Công ty Điện lực 3 Tái cấu trúc mô hình quản lý Công ty Điện lực 3 sẽ thực hiện theo bốn cấp: cấp quản lý chiến lược, cấp sách lược, cấp cung cấp kiến thức và cấp tác nghiệp (xem sơ đồ 3.2). Kế hoạch phát triển dài hạn Các hệ thống cấp quản trị tại công ty con Quản lý bán điện Quản lý sản xuất Quản lý ngân sách Quản lý đầu tư Phân bố nguồn lực Phân tích khách hàng Thị trường điện Kiểm sóat nội bộ Phân tích tài chính Phân tích hiệu quả Các hệ thống cung cấp kiến thức tại VP và công ty con Phân tích phụ tải Kế hoạch đầu tư nguồn và lưới điện Kết nối thông tin và công nghệ Xử lý văn bản, e mail Video conferrencing Qui trình lam việc Các hệ thống cấp tác nghiệp Đăng ký cấp điện Thông tin khách hàng Hệ thống SCADA Hệ thống EMS, GIS Điều độ hệ thống Kinh doanh chứng khóan Quản lý tiền mặt Trả lương Khỏan phải trả Khoản phải thu Hưu trí Đào tạo và phát triển Hồ sơ nhân viên Các hệ thống cấp chiến lược tại Công ty mẹ Chiến lược đầu tư Tầm nhìn Sứ mạng Mục tiêu Kế hoạch kinh doanh lợi nhuận Chiến lược nguồn nhân lực Các hệ thống hổ trợ điều hành Các hệ thống thông tin quản lý Các hệ thống hổ trợ ra quyết định Các hệ thống hoạt động kiến thức Các hệ thống tự động văn phòng Các hệ thống xử lý nghiệp vụ Kinh doanh bán điện Sản xuất & vận hành hệ thống Tài chính Kế toán Nguồn nhân lực Sơ đồ 3.2: Các cấp quản lý và các hệ thống thông tin tại Công ty Điện lực 3 khi chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con Kế hoạch phát triển dài hạn Theo mô hình nêu trên, hệ thống thông tin bảo đảm cho hoạt động của Công ty Điện lực 3 bao gồm sáu loại thông tin chính: - Hệ thống hỗ trợ điều hành phục vụ cho cấp chiến lược của công ty mẹ. - Hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho cấp quản trị tại văn phòng công ty mẹ và các phòng tại công ty con. - Hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ cho các cấp quản lý tại công ty con. - Hệ thống hoạt động kiến thức phục vụ cung cấp kiến thức được tổ chức tại các phòng công ty mẹ, các đơn vị chức năng nghiên cứu, tư vấn, đầu tư. - Hệ thống tự động văn phòng xây dựng tại công ty mẹ và các công ty con. - Các hệ thống xử lý nghiệp vụ theo chức năng được tổ chức tại công ty mẹ và phân cấp đến các công ty con theo từng lĩnh vực kinh doanh. 3.2.2. Xây dựng lại mô hình hệ thống thông tin quản lý tích hợp Qua nghiên cứu cả về lý thuyết hệ thống thông tin quản lý và về kinh nghiệm về xây dựng mạng thông tin quản lý năng lượng của các Công ty điện lực trên thế giới, tiếp cận các công nghệ về viễn thông, công nghệ thông tin trên thế giới và cơ sở hệ thống thông tin hiện có tại Công ty Điện lực 3, với mô hình tổ chức lại Công ty Điện lực, mô hình hệ thống thông tin mới của Công ty Điện lực 3 sẽ được thiết kế lại trên những nguyên tắc sau: - Mang tính hệ thống phục vụ cho bốn cấp quản lý tại Công ty Điện lực 3 và các đơn vị thành viên; đồng thời, kết nối được với Tập đoàn Điện lực và với mạng truyền thông công cộng internet. - Lựa chọn các hệ thống thông tin năng lượng SCADA cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng có khả năng kết nối, thu thập dữ liệu, phân tích phụ tải theo EMS, được truyền tải dữ liệu về các cấp quản lý theo các cơ sở mạng hiện có. - Quản trị nguồn lực doanh nghiệp theo mô hình hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning) tức là tích hợp các chương trình chức năng về cung ứng, bán hàng, tài chính kế toán, nguồn nhân lực… thành một chương trình chung và kho dữ liệu chung; liên kết các phòng, ban trong nội bộ công ty với các nhà cung cấp và các khách hàng theo cách thức sử dụng các nguồn lực doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. - Xây dựng một văn phòng không có giấy tờ, lưu trữ văn bản dưới dạng điện tử, mọi chỉ thị từ cấp trên và báo cáo từ cấp dưới và đơn vị chức năng theo hình thức điện tử. Mọi văn bản gửi nhận trong nội bộ đều qua hình thức điện tử. Xây dựng các dịch vụ khách hàng theo chính sách một cửa. Kinh doanh cấp điện theo hình thức điện tử (e-commerce), khách hàng không cần phải đến Điện lực để lập các thủ tục xin cấp điện. Ngoài ra, mạng thông tin quản lý của Công ty Điện lực 3 liên kết trong nội bộ, phải kết nối với hệ thống mạng toàn Tập đoàn là yêu cầu không thể thiếu và cần thiết trong hoạt động của Công ty (xem sơ đồ 3.3 và 3.4). Mạng truyền thông thông tin Mạng cáp quang - Mạng tải ba PCL - Mạng sóng radio RF –Mạng CDMA Mạng truyền dẫn thông tin Hỗ trợ hệ thống quản lý năng lượng Giám sát mạng truyền tải Tự động điều độ phụ tải Điều khiển tự động hệ thống điện Bảo vệ hệ thống điện Bảo trì hệ thống điện Tự động lưới phân phối Tự động đo từ xa Kiểm sóat phụ tải khách hàng trực tiếp SCADA EMS,GIS DAS AMR DLC Thông tin báo lỗi đường dây truyền tải PITR Vận hành hệ thống Điều khiển đóng cắt Sửa chữa cáp ngầm Thiết bị truyền tín hiệu Giám sát bằng video các Trạm biến áp Hệ thống giám sát video Bảo trì, sửa chữa các trạm biến áp Thu thập dữ liệu Dịch vụ khách hàng Kinh doanh & hoạt động quản lý nội bộ Hổ trợ khách hàng Hộp thư thoại, Trung tâm dịch vụ Quản trị ERP Tích hợp các chương trình Văn phòng điện tử, Web nội bộ công ty Văn bản điện tử, E-mail Truyền thông nội bộ TV cáp, video conference Thương mại điện tử Thị trường điện Dịch vụ khác Hệ thống năng lượng tiết kiệm Dịch vụ thông tin cho khách hàng và nguồn lực doanh nghiệp Sơ đồ 3.3: Cấu trúc mạng thông tin của Công ty Điện lực 3 theo mô hình quản lý mới 3.2.3. Hệ thống hóa và tích hợp các chương trình quản lý được vận hành bằng máy tính Để hệ thống hóa và tích hợp các chương trình quản lý, các giải pháp cụ thể được đưa ra như sau: 3.2.3.1 Chuẩn hóa hệ thống mã cho các hệ thống chương trình quản lý Đây là giải pháp cơ bản nhằm khai thác các trường (field) dữ liệu của các chương trình khác nhau. Điểm yếu của các chương trình hiện tại là không khai thác được các trường dữ liệu của các chương trình hiện có nhằm tiết kiệm cho việc phải nhập liệu nhiều lần với một loại thông tin. Giải pháp này nhằm rút ra được các dữ liệu dùng chung nhằm phục vụ cho việc phân tích phục vụ quá trình ra quyết định và các dữ liệu phục vụ cho cấp điều hành chiến lược. 3.2.3.2 Tạo sự liên kết thống nhất cho các chương trình, chống dư thừa dữ liệu Việc liên kết các chương trình, ngoài việc thống nhất mã cho các hệ thống chương trình quản lý thì việc liên kết qua kiến trúc hệ thống thông tin là cần thiết. Một hệ thống xây dựng trên nền tảng một hệ thống mạng liên kết các kho dữ liệu được bố trí ở các cấp quản lý đảm bảo việc truy xuất dữ liệu thuận tiện, không xảy ra hiện tượng nghẽn mạch, tránh xâm nhập của hacker. Nguồn lực chiến lược Nguồn lực Mức sách lược Nguồn lực Mức quản lý Nguồn lực Mức tác nghiệp Hệ thống thông tin khác trong doanh nghiệp Dữ liệu phục vụ tổng hợp phân tích, lập chiến lược Mức sách lược Mức quản lý Mức thực hiện/ tác nghiệp Sơ đồ 3.5: Hệ thống luồng thông tin và kho dữ liệu 3.2.3.3 Tích hợp các hệ chương trình qua việc triển khai hệ thống quản lý doanh nghiệp theo kiểu ERP Quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp ERP (Enterprise Reource Planning) là cách quản lý bằng cách sử dụng công nghệ thông tin qua hệ thống máy tính tích hợp các chương trình quản lý chức năng thành một chương trình độc nhất có khả năng phục vụ ngược lại cho các phòng ban, đơn vị chức năng riêng rẽ. ERP có có thể kết nối các nhà cung cấp và các khách hàng qua hình thức kinh doanh trên mạng (e-procurement, e-commerce). Sơ đồ 3.6 mô tả tích hợp các chương trình quản lý chức năng trong nội bộ doanh nghiệp với các nhà cung cấp và các khách hàng trên một mạng máy tính và dữ liệu thống nhất theo mô hình ERP. Kiểm soát quá trình Nguồn nhân lực Tài chính Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) Cung ứng hàng điện tử Kinh doanh điện tử Sơ đồ 3.6: Tích hợp các chương trình quản lý chức năng trong nội bộ doanh nghiệp với các nhà cung cấp và các khách hàng trên một mạng máy tính và dữ liệu thống nhất theo mô hình ERP Dựa trên sơ đồ (sơ đồ 3.3 và 3.4) tích hợp các hệ thống năng lượng và thông tin đề xuất cho Công ty Điện lực 3, việc tích hợp các chương trình quản lý tài chính, kế toán; quản lý nhân sự, lao động tiền lương; quản lý kế hoạch; quản lý thiết bị, quản lý tài sản cố định; quản lý đầu tư xây dựng; quản lý văn phòng; kết hợp với các dữ liệu tại các nhà máy điện, các Trung tâm điều độ khu vực và quốc gia; kết nối dữ liệu với các lưới điện truyền tải và phân phối và kết nối với các dữ liệu đọc từ xa các công tơ điện của khách hàng sẽ tạo nên một cơ sở dữ liệu thống nhất để các đơn vị trong công ty, các phòng ban công ty, Tập đoàn Điện lực, các nhà cung cấp và khách hàng có thể truy xuất sử dụng các dữ liệu cho từng yêu cầu khi được kết nối vào các kho dữ liệu tại Công ty Điện lực 3. Các nhà máy sản xuất điện ngoài nhiệm vụ đảm bảo máy móc vận hành theo công suất đăng ký, thì khả năng chào giá bán hợp lý trong thị trường điện là mục tiêu của nhà máy. Để đảm bảo các tiêu chí vận hành thì yêu cầu phải có chương trình quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. các bộ phận chức năng của nhà máy phải sử dụng các nguồn lực máy theo mục tiêu đạt sản lượng với chi phí vận hành thấp nhất. Nguồn lực doanh nghiệp Các hệ thống hỗ trợ sản xuất, kinh doanh(Portal) Hệ thống báo cáo, phân tích (Data warehouse). Cổng thông tin (Portal) Quản lý tài chính, kế toán - Quản lý nhân sự, lao động tiền lương - Quản lý kế hoạch - Quản lý thiết bị - Quản lý tài sản cố định - Quản lý đầu tư xây dựng - Quản lý văn phòng - Quản lý đào tạo Hệ thống quản lý điều hành Hệ thống theo dõi thông tin thủy văn, quan trắc và điều tiết hồ chứa Hệ thống quản lý ứng dụng nhiên liệu Hệ thống dữ liệu Hệ thống điều khiển vận hành nhà máy Vận hành Sửa chữa nhà máy điện Chào giá và thanh toán tại nhà máy Hệ thống theo dõi thông tin về ngành điện Hệ thống quản lý sửa chữa Hệ thống quản lý chi phí Hệ thống theo dõi quản lý thông tin thị trường Hệ thống quản lý hóa đơn, thanh toán Hệ thống tính toán chào giá Hệ thống quản lý thông tin môi trường Sơ đồ 3.7: Hệ thống ERP của các nhà máy điện Trong vận hành hệ thống điện, thì Trung tâm Điều độ khu vực và Quốc gia dựa vào hệ thống thu thập và điều khiển phụ tải SCADA mà có hướng quản lý phụ tải (EMS) theo phương thức vận hành tối ưu. Các chương quản lý phụ tải phía khách hàng (DSM) qua chính sách giá cao điểm, thấp điểm; kiểm soát trực tiếp các phụ tải lớn DLC; và các hệ thống báo động và xử lý sự cố, chống mất điện toàn bộ hệ thống... Tất cả phải được lưu trữ và các thông tin phải được xử lý từ Trung tâm Điều độ. Hệ thống lập phương thức vận hành Hệ thóng phân tích, đánh giá và dự bào thông tin về an toàn hệ thốngđiện Hệ thóng tính toán chế độ vận hành hệ thống diện Hệ thóng quản lý vận hành hệ thống điện Hệ thống quản lý vận hành hệ thống SCADA/EMS Hệ thống báo cáo phân tích (Data warehouse) Cổng thông tin (Portal) Các hệ thống hỗ trợ sản xuất, kinh doanh Quản lý tài chính kế toán:Quản lý nhân sự lao động tiền lương - Quản lý kế hoạch - Quản lý thiết bị - Quản lý đầu tư xây dựng - Quản lý văn phòng - Quản lý đào tạo Nguốn lực doanh nghiệp Hệ thóng quản lý sự cố Hệ thóng theo dõi thông tin thủy sản quan trắc và điều tiết hồ chứa Hệ thống SCADA/EMS/GIS Điều hành hệ thống điện An toàn hệ thống điện Quản lý và vận hành hệ thống SCADA/EMS Hệ thống dữ liệu Sơ đồ 3.8: Hệ thống ERP trong điều hành trạm biến áp và lưới điện Trong phân phối điện năng, việc đảm bảo cung cấp điện liên tục cho khách hàng, đo đếm điện năng chính xác, tính tiền điện và thu tiền tiện lợi nhất sẽ được tích hợp trong một chương quản lý kinh doanh ERP. Các hệ thống đo xa, các chuyển đổi tự động lưới điện ATM, hệ thống kiểm định; khả năng truy cập các thông tin về cung cấp điện, đăng ký mua điện của khách hàng được tích hợp qua các chương trình này. Ngoài ra, có các Trung tâm dịch vụ khách hàng để phục vụ về lịch cắt điện, giá điện, sự cố mất điện và các thông tin khác cung cấp điện cho khách hàng. Hệ thống báo cáo, phân tích (Data warehouse) Cổng thông tin (Portal) Quản lý tài chính - Quản lý nhân sự, lao động tiền lương - Quản lý kế hoạch - Quản lý thiết bị - Quản lý tài sản cố định - Quản lý đầu tư xây dựng- Quản lý văn phòng - Quản lý đào tạo Các hệ thống hỗ trợ sản xuất kinh doanh Nguốn lực doanh nghiệp HT quản lý vận hành thiết bị trên lưới Hệ thống quản lý tổn thất Hệ thống quản lý đầu nguồn Hệ thống quản lý phụ tải Hệ thống quản lý thiết bị đo điện Hệ thống quản lý hồ sơ khách hàng Hệ thống quản lý chỉ số, hóa đơn Hệ thống quản lýcông nợ khách hàng Hệ thống kiểm định KCS Hệ thống Call Center Hệ thống GIS Hệ thống QMS Hệ thống ATM Hệ thống đo xa Hệ thống dữ liệu Quản lý thiết bị, vận hành Kinh doanh điện năng Quản lý phu tải Sơ đồ 3.9: Hệ thống ERP trong hoạt động kinh doanh bán điện Trong kinh doanh viễn thông, với mạng cáp quang và sử dụng công nghệ CDMA kết nối hệ thống viễn thông toàn quốc. Kinh doanh viễn thông đang là thế mạnh của Tập đoàn Điện lực, trong đó có Công ty Điện lực 3. hệ thống ERP của cấp quản lý kinh doanh viễn thông được thể hiện trong sơ đồ 3.10 dưới đây. Hệ thống báo cáo phân tích (Data warechouse) Cổng thông tin (Portal) Các hệ thống hỗ trợ sản xuất, kinh doanh Quản lý tài chính kế toán: quản lý nhân sự lao động tiền lương - Quản lý kế hoạch - Quản lý thiết bị - Quản lý đầu tư xây dựng - Quản lý văn phòng - Quản lý đào tạo Nguốn lực doanh nghiệp Hệ thống quản lý chất lượng (hệ thống khách hàng) Hệ thống quản lý vận hành mạng Hệ thống tính cước và chăm sóc khàch hàng Hệ thống dự báo nhu cầu cung ứng Hệ thống quản lý cầu hình mạng Hệ thống quản lý sự cố Hệ thống dịch vụ gia tăng Hệ thống quản lý bán hàng Hệ thống dữ liệu Hệ thống hỗ trợ thiết kế mạng Hệ thống Call Center Hệ thống cơ sở hạ tầng mạng Vận hành mạng Chăm sóc khách hàng Thị trường Sơ đồ 3.10: Hệ thống ERP trong kinh doanh viễn thông Hoạt động tài chính, ngân hàng là hoạt động hỗ trợ các kênh huy động vốn cho Tập đoàn và Công ty Điện lực 3 qua kênh thị trường chứng khoán và kênh huy động tiết kiệm trong nhân dân. Sơ đồ 3.11 thể hiện hệ thống ERP trong hoạt động tài chính ngân hàng của Tập đoàn và của Công ty Điện lực 3. 3.2.3.4. Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu tập trung và chuẩn hóa bằng hệ quản trị dữ liệu chuyên nghiệp như SQL SERVER, ORACLE Để tạo một hạ tầng phần cứng đảm bảo cho việc kết nối liệu, truy xuất cấp nhật thông tin nhanh chóng, qua những kinh nghiệm về vận hành các chương trình ứng dụng trước đây. Việc chọn lựa các hệ quản trị dữ liệu chuyên nghiệp là rất quan trọng thì mới đảm bảo tạo được tích hợp thông tin tạo các dữ liệu tập trung. Hệ quản trị SQL SERVER và ORACLE là các hệ quản trị dữ liệu mạnh và có thể truy xuất theo dạng on line. Công ty Điện lực sẽ đầu tư hệ quản trị cấp chiến lược, cấp quản lý và thu thập kiến thức với nền dữ liệu tập trung trên hệ quản lý ORACLE; các đơn vị tác nghiệp và các Điện lực và các chi nhánh điện sẽ triển khai hệ quản trị dữ liệu SQL SERVER nhằm khai thác hạ tầng đầu tư trước đây đã xây dựng. Giải pháp này vừa tiết kiệm chi phí đầu tư cho Công ty và tiếp tục đầu tư để hoàn chỉnh một hệ quản trị dữ liệu mạnh phục vụ cho chiến lược phát triển hệ thống thông tin của Công ty Điện lực trong quá trình chuyển đổi và phát triển. 3.2.3.5 Chuẩn hóa luồng thông tin kết xuất đảm bảo hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý Để tạo luồng thông tin kết xuất phục vụ quá trình ra quyết định thì việc xây dựng một hệ thống thông tin báo cáo tổng hợp là cần thiết. Hình 3.12 cho thấy các chương trình quản lý chức năng được liên kết với chương trình quản lý văn phòng tạo ra dữ liệu phục vụ cho các cấp quản lý sách lược trong công ty. Trong đó, việc kết nối hệ thống SCADA/EMS, hệ thống dữ liệu lưới điện trên nền bản đồ GIS,hệ thống tự động kết nối lưới ATM, hệ thống đo xa, hệ thống điều độ… tạo ra kho dữ liệu tập trung giúp các cấp quản lý sách lược có thể ra những quyết định thuộc phạm vi quyền hạn được phân công. Sơ đồ 3.12 còn cho thấy để có dữ liệu phục vụ cho cấp quản lý chiến lược thì việc liên kết các phần mềm ứng dụng khác để tạo ra các báo cáo phục vụ cấp quản lý chiến lược. Nhờ đó cấp quản lý chiến lược có thể ra những quyết định dựa trên các dữ liệu và báo cáo mang tính tổng hợp hơn. HỆ thỐng thông tin báo cáo tỔng hỢp cẤp chiẾn lưỢc Hệ thống thông tin báo cáo tổng hợp cấp sách lược Quản lý kế hoạch Quản lý nhân sự Quản lý đầu tư xây dựng Quản lý dây chuyền cung ứng vật tư thiết bị Quản lý tài chính Quản lý vận hành Quản lý quan hệ khách hàng Quản lý thiết bị Quản lý văn phòng Thông tin thu thập từ các hệ thống phần mềm khác Hình 3.12 Tích hợp các luồng dữ liệu phục vụ cho các cấp quản lý trong việc ra quyết định 3.2.3.6. Xây dựng Website và thiết lập vùng dữ liệu phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng qua Internet Những thông tin về đo đếm rút ra từ hệ thống đo xa, các thông tin về chỉ số điện dùng, giá thanh toán hóa đơn, và công nợ từ chương trình quản lý kinh doanh là những thông tin mà khách hàng luôn yêu cầu. Việc rút các dữ liệu từ các chương trình trên, cộng thêm với thông tin khác về lịch cắt điện, tình hình cấp điện, giá điện, thủ tục cấp điện… tạo ra vùng dữ liệu riêng phục vụ khách hàng qua mạng Internet, kết hợp hệ thống thu tiền điện quả thẻ ATM là một trong những hệ thống thông tin phục vụ khách hàng trong cấu trúc của hệ thống thông tin của Công ty Điện lực 3 (chi tiết trong phụ lục 6). 3.2.4. Xây dựng hệ thống thông tin tác nghiệp điện tử Hệ thống mạng riêng ảo VPN trên hệ thống viễn thông điện lực Mạng riêng ảo dùng kỹ thuật VPN là dịch vụ cơ bản như Web, email, FPT cung cấp cho người dùng nội bộ trong toàn Công ty, tốc độ kết nối tối đa 2Mbs để tránh ảnh hưởng đến băng thông Internet. VPN server sẽ đặt ở cửa ngõ kết nối Internet, kết hợp với firewall kiểm soát việc truy cập từ VPN client. Kỹ thuật này phục vụ hiệu quả cho các kết nối trong trong toàn bộ công ty; cung cấp các dịch vụ video, mã hóa dữ liệu, cung cấp dịch vụ internet nội bộ, video conferrencing, truyền dữ liệu… Mạng WAN từ Công ty đến các Công ty Điện lực tỉnh, Chi nhánh điện Sơ đồ 3.13: Kết nối mạng WAN từ công ty đến các điện lực phục vụ cho tính cước điện thoại và thu tiền điện sau này Kết nối mạng WAN là một ưu thế của Công ty Điện lực 3, vì nằm trong hệ thống kết nối mạng kinh doanh viễn thông và nội hạt. Chương trình tạo điều kiện để tính cước điện thoại, thu tiền điện và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng qua mạng internet và qua CALL CENTER Quản lý hành chính bằng chữ ký điện tử Hiện Công ty Điện lực 3 đang triển khai chương trình quản lý văn phòng và chữ ký điện tử. Khi triển khai hệ thống thông tin quản lý năng lượng trong toàn Công ty thì phương án này sẽ được hoàn thiện và nâng cấp để kết nối nhiều chương trình ứng dụng trong thanh toán, cấp phát vật tư, cấp điện cho khách hàng và chuyển tải những quyết định của lãnh đạo đến mọi đơn vị trong toàn Công ty. Hệ thống Video conferrencing Video conferrencing là phương thức họp di động, không cần phải hiện diện. Kỹ thuật này tăng tính hiệu quả về những quyết định của các cấp quản lý, nhưng lại tiết kiệm rất nhiều chi phí cho việc đi lại trong hội họp; nhất là khu vực miền Trung có địa bàn dài, đi lại tốn kém (chi tiết thiết kế thể hiện trong phụ lục 5). Sơ đồ 3.14: Giao diện trong hệ thống video conferrencing Xây dựng các tổng đài chăm sóc khách hàng CALLING CENTER Xu hướng mở nhiều thông tin cho khách hàng và cung cấp nhiều dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ e-commerce thì việc triển khai hệ thống CALL CENTER sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho cả Công ty và khách hàng. Hình 3.15 trình bày tổng quát việc thiết lập một hệ thống CALL CENTER tại Công ty Điện lực 3 để phục vụ cho khách hàng và cung cấp nhiều thông tin trong cung ứng và sử dụng điện. Sơ đồ 3.15: Hệ thống CALL CENTER Hệ thống firewall (bức tường lửa bảo vệ hệ thống) Để bảo vệ hệ thống mạng máy tính khỏi sự xâm nhập trái phép khi kết nối internet, thông thường cần 2 lớp bảo vệ, lớp bảo vệ bên ngoài (External firewall) chông xâm nhập từ internet và lớp bảo vệ bên trong (Internal firewall) chống xâm nhập từ các hệ thống mạng khác trong ngành. Đây là thiết bị hết sức quan trọng nhằm tránh nguy cơ hacker xâm nhập sửa nội dung trang web, đưa thông tin tuyên truyền phản động, đồi trụy, đánh cắp/sửa đổi số liệu bên trong mạng cục bộ. Mổi lớp bảo vệ cần phải có 2 loại bảo vệ firewall bằng phần cứng và firewall phần mềm. Sơ đồ 3.16: Sơ đồ kết nối internet và hệ thống Firewall Công ty Điện lực 3 3.2.5. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin quản lý Xây dựng một hệ thống thông tin hoàn chỉnh phục vụ cho các quá trình trong quản lý không chỉ là yêu cầu tạo ra nền tảng hệ thống thông tin đơn thuần. Một vấn đề luôn làm quan tâm các nhà quản lý và các chuyên gia khi xây dựng một hệ thống thông tin chính là vấn đề nhận thức của các cấp quản lý và việc đào tạo và tự đào tạo để có thể khai thác hệ thống thông tin đạt hiệu quả cao nhất. Có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, nhưng có thể tập trung sáu nội dung sau đây: Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của thông tin cho các cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý thường quản lý theo kinh nghiệm có sẵn, việc quen với các báo cáo và xin chỉ thị qua điện thoại hay việc gì cũng có văn bản, có chữ ký mới có hiệu lực. Để sửa đổi vấn đề trên khi xây dựng văn phòng điện tử không có giấy tờ, thì người quản lý sẽ trở nên lạc lõng và hiệu suất công việc không có. Vì vậy, việc thay đổi cách thức điều hành doanh nghiệp theo phong cách mới là cần thiết. Để đạt yêu cầu này, cán bộ lãnh đạo cần phải: Lãnh đạo doanh nghiệp phải điều hành, ra chỉ thị qua mạng và yêu cầu nhân viên báo kết kết quả qua mạng. Tổ chức lưu trữ mọi văn bản nội bộ theo hình thức điện tử, trừ các văn bản làm việc ra ngoài công ty. Tổ chức công khai thông tin khách hàng qua mạng internet, cấp điện qua mạng, trả tiền điện và các dịch vụ qua mạng kết hợp với ngân hàng. Người lãnh đạo đơn vị phải là người ủng hộ giải pháp thông tin điện tử bằng những hành động cụ thể như trên thì mới triển khai thành công một hệ thống quản lý trong toàn bộ Công ty Điện lực 3. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về quản lý đồng thời nắm vững và có khả năng vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Việc chuyển đổi Công ty Điện lực 3 thành công ty mẹ - công ty con thì vấn đề xây dựng một đội ngũ quản lý năng động, nắm bắt mọi ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý có tính chất quyết định đến hiệu quả điều hành và nâng cao được năng suất của mọi nhân viên. Muốn vậy, việc chuyên môn hóa các bộ phận quản lý và phân chia cấp quản lý theo tính chất hoạt động. + Cấp tác nghiệp phải có kỹ năng và thành cả về nghề nghiệp, giao tiếp khách hàng và có thể sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng. + Cấp quản lý phải có khả năng phân tích và tổng hợp báo cáo các số liệu, vì đây chính là các chuyên gia của các phòng chức năng. Ngoài việc phải thành thạo về lĩnh vực chuyên môn theo chức năng, các cán bộ cấp quản lý phải đề xuất được các cách thức quản lý và có khả năng về trình độ công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý, có khả năng tự học hỏi và có thể là người hướng dẫn trực tiếp cho các nhân viên cấp tác nghiệp. + Bộ phận cung cấp kiến thức phải có trình độ chuyên môn cao, có khả năng nghiên cứu và triển khai các dự án cung cấp kiến thức cho đơn vị quản lý và đề xuất với cấp chiến lược những phương án có tính đột phá trong lĩnh vực chuyên môn và công nghệ thông tin. Thông thường, đảm nhận nhiệm vụ này là các công ty con hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, nghiên cứu ứng dụng, công nghệ thông tin, viễn thông, tài chính ngân hàng, đầu tư… Công ty mẹ phải đầu tư và quan tâm đến các lĩnh vực mà các công ty con này đóng góp vào sự phát triển của Công ty. Ba là, có chính sách thích hợp trong việc tuyển dụng, đào tạo và bố trí những cán bộ chuyên trách về CNTT trong các khâu quản lý trọng yếu. Để triển khai thành công hệ thống thông tin trong Công ty Điện lực 3, không thể không xét đến vấn đề tuyển dụng, đào tạo và bố trí những cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin tại Công ty và các đơn vị. Cần phải có một giám đốc công nghệ thông tin (CIO) tại Công ty mẹ để xây dựng một chiến lược áp dụng các công nghệ mới vào hệ thống năng lượng và quản lý công ty. Tại các công ty con, theo chức năng, phải có phó giám đốc hoặc trưởng phòng phụ trách công nghệ thông tin. Vị trí này vừa có nhiệm vụ triển khai các hệ thống thông tin ở cấp sách lược và tác nghiệp tại đơn vị, vừa là các cán bộ chuyên môn được tham gia soạn thảo và đóng góp cho chiến lược phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển hệ thống thông tin trong toàn Công ty Điện lực 3. KẾT LUẬN Mục đích của luận văn là xác định các biện pháp tổ chức lại hệ thống thông quản lý ở Công ty Điện lực 3 trong giai đoạn hiện nay. Theo những giải pháp được luận chứng và đề xuất, có thể đưa ra kết luận rằng, về cơ bản, các giải pháp đáp ứng được quá trình chuyển đổi mô hình quản lý của Tập đoàn Điện lực nói chung và Công ty Điện lực 3 nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Luận văn đã tập trung nghiên cứu mô hình lý thuyết về xây dựng hệ thống thông tin quản lý theo mô hình quản lý đặc thù của ngành điện. Công ty Điện lực 3 là công ty điện lực vùng, có đầy đủ các chức năng của một hệ thống điện lực khép kín từ sản xuất, truyền tải đến phân phối điện năng. Mọi tiến bộ về lĩnh vực tự động hóa luôn gắn liền với mỗi sự phát triển của công nghệ thông tin và máy tính. Đến lượt những tiến bộ trong các lĩnh vực tự động hóa và công nghệ thông tin lại thường được ngành điện ứng dụng trước nhất. Mô hình hệ thống thông tin năng lượng tại các nước đã cho thấy mọi hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng đến mọi hoạt động quản lý và kinh doanh điện năng đã trở nên ngày càng tin cậy hơn, hiệu quả hơn, chất lượng điện năng cung cấp được tốt hơn, hệ thống cung ứng và dịch vụ khách hàng đa dạng hơn. Xu hướng thị trường hóa ngành điện cũng được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Điều đó đặt các doanh nghiệp ngành điện trước bối cảnh cạnh tranh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nhìn lại quá trình 21 năm xây dựng và triển khai các chương trình máy tính ứng dụng vào trong điều hành hệ thống điện và cho các hoạt động chức năng của Công ty Điện lực 3, có thể kết luận, hệ thống thông tin quản lý hiện có của Công ty Điện lực 3 đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống thông tin năng lượng hiện có tại Công ty Điện lực 3 vẫn cần phải được tổ chức lại. Vấn đề đặt ra ở đây chính là tính không đồng bộ của các chương trình ứng dụng, việc kết nối dữ liệu của các chương trình để tạo ra một cơ sở dữ liệu chung nhằm phục vụ cho các cấp quản lý luôn khó khăn, việc đầu tư còn mang tính tự phát, rời rạc mà chưa có tính hệ thống khi đưa vào các chương trình ứng dụng trong quản lý và điều hành hệ thống điện, chất lượng đội ngũ quản lý còn yếu kém, tổ chức thông tin quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những vấn đề hạn chế đó quy định sự cần thiết phải tổ chức lại hệ thống tin quản lý năng lượng tại Công ty Điện lực 3. Vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn khi quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi Công ty Điện lực 3 thành mô hình công ty mẹ - công ty con đang được tiến hành khẩn trương theo tiến trình thị trường hóa ngành Điện Việt Nam của Chính phủ. Luận văn đã luận chứng, đề xuất cấu trúc mới của hệ thống thông tin của Công ty Điện lực 3 với đầy đủ các chức năng hiện có và các chức năng sẽ được triển khai trong tương lai. Hệ thống này được tổ chức lại theo hướng xây dựng lại các cơ sở dữ liệu phục vụ cho các cấp quản lý, tạo cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng dùng điện. Ngoài ra, luận văn còn thiết kế và tích hợp các chương trình quản lý chức năng tại Công ty theo mô hình ERP cho các hoạt động từ sản xuất, truyền tải và điều độ hệ thống, phân phối điện năng, kinh doanh điện năng và phục vụ khách hàng dùng điện, kinh doanh viễn thông, kinh doanh ngân hàng, xây dựng mô hình phục vụ một cửa cho khách hàng dùng điện qua trung tâm dịch vụ khách hàng (CALL CENTER), kết nối mạng phục vụ cho các hoạt động nội bộ Công ty khi xây dựng văn phòng điện tử, kết nối internet, phục vụ họp qua mạng video conferencing… Để thực hiện mô hình hệ thống thông tin mới, điều kiện tiên quyết là phải nâng cao ý thức của cấp quản lý về vai trò của hệ thống thông tin quản lý trong điều hành hệ thống năng lượng; thực hiện tốt việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí cán bộ công nghệ thông tin. Luận văn tuy được nghiên cứu với đối tượng là hệ thống thông tin quản lý tại Công ty Điện lực 3, nhưng những kết quả mà đề nghiên cứu có thể được ứng dụng rộng rãi tại các công ty trong Tập đoàn Điện lực có những chức năng phù hợp với hoạt động như Công ty Điện lực 3. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Công ty Điện lực 3 (2000), Kế hoạch 5 năm 2001-2005, Đà Nẵng.. Công ty Điện lực 3 (2007), Phương án cổ phần hóa Công ty Điện lực 3, Đà Nẵng. Vũ cao Đàm (2004), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. N. Gregory Mankiw (1997), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội. Phạm Thị Thanh Hồng và Phạm Minh Tuấn (2006), Tập bài giảng Hệ thống thông tin quản lý, Khoa Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội Lê Ngọc Hường (2003), Khoa học thông tin trong công tác quản lý, Nxb Hải Phòng. Vũ Trọng Khải (2005), "Nghĩ về Tổng công ty 90-91 và Kinh tế thị trường", Báo Nhân Dân, ngày 8-6. Nguyễn Đức Long (2005), "Xu thế phát triển ngành công nghiệp điện thế giới và khu vực", Báo Việt Nam và Đông nam Á Ngày Nay, (17), tháng 9. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld (1994), Kinh tế học vi mô, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Cát Văn Thành (2004), Điều tra và xử lý thông tin trong quản lý, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tổng công ty Điện lực Việt Nam (2004), Ngành điện Việt Nam - 45 năm - những chặng đường, Hà Nội. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. Tư liệu kinh tế bảy nước thành viên ASEAN (2004), Nxb Thống kê, Hà Nội. Tư liệu kinh tế xã hội 61 tỉnh và thành phố (1999), Nxb Thống kê, Hà Nội. Vũ Công Ty (1999), Phương pháp lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả trong doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. Viện Quản lý Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Tập bài giảng khoa học quản lý, Hà Nội. Viện thông tin khoa học xã hội (1996), Các chiều trong không gian thông tin, Hà Nội. Viện thông tin khoa học xã hội (1997), Khoa học và công nghệ thông tin trong thế giới đương đại, Hà Nội. Viện thông tin khoa học xã hội (2001), Không gian số hóa, Hà Nội. Ajith Abraham, Crina Grosan, Vitorino Ramos (Eds.), Swarm Intelligence in Data Mining, Springer-Verlag, 2006 APEC Energy Pricing Practices, Published by Asia Pacific Energy Researh Centre, Tokyo, 3-2004. Electricity Prices in a Competitive Environment: Marginal Cost Pricing of Generation Services and Financial Status of Electric Utilities, Published by Energy Information Administration of U.S. Department of Energy, Washington, DC, 8-2006. Electricity Sector Deregulation in the APEC region, Published by Asia Pacific Energy Researh Centre, Tokyo, 3-2005. Galit Shmueli, Nitin R. Patel and Peter C. Bruce, Data Mining for Business Intelligence (2006), ISBN 0-470-08485-5 Gerald V. Post, David L. Anderson, Management Information Systems, Published by Irwin McGraw-Hill, New Jork, 2002. Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich, Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb KH&KT, Hà Nội, 1994. Ian Witten and Eibe Frank, Data Mining: Practical Machine Learning Tools and Techniques with Java Implementations (2000), ISBN 1-55860-552-5 Implementing Agreement on Demand Side Managemnt Technologies and Programmes, International Energy Agency, Stockholm, 01-2006. Kenneth C. Laudon, Jane Price Laudon, Essentials of Management Information Systems, Published by Prentice Hall, New Jersey, 2002. KEPCO Annual report 2006. KEPCO Mark F. Hornick, Erik Marcade, Sunil Venkayala: "Java Data Mining: Strategy, Standard, And Practice: A Practical Guide for Architecture, Design, And Implementation" O'Brien, James A. (1993), Management Information System: A Managerial End User Perspective, Second Edition, Irwin. Pang-Ning Tan, Michael Steinbach and Vipin Kumar, Introduction to Data Mining (2005), ISBN 0-321-32136-7 Peter Cabena, Pablo Hadjnian, Rolf Stadler, Jaap Verhees, Allesandro Zanasi, Discovering Data Mining: From Concept to Implementation (1997), Prentice Hall, ISBN 0137439806 Performance Issues for a Changing Electric Power Industry, Energy Information Administration, U.S. Departement of Energy, 1-2005. Phiroz Bhagat, Pattern Recognition in Industry, Elsevier, ISBN 0-08-044538-1 Power Interconnection in the APEC region, Published by Asia Pacific Richard O. Duda, Peter E. Hart, David G. Stork, Pattern Classification, Wiley Interscience, ISBN 0-471-05669-3, Ronen Feldman and James Sanger, The Text Mining Handbook, Cambridge University Press, ISBN 9780521836579 Stephen Haag, Maeve Cummings, Donald J. McCubbrey, Management Information Systems for the Information Age, Published by McGraw-Hill, New Jork, 2002. Thierauf, Robert J. Executive Information System: A Guide for Senior Management and MIS Professionals. Quorum Books, 1991 U.S. Electric Utility Demand Side Management 2004, Energy Information Administration, U.S. Departement of Energy, 12-1997. Yike Guo and Robert Grossman, editors: High Performance Data Mining: Scaling Algorithms, Applications and Systems, Kluwer Academic Publishers, 1999. Weiss and Indurkhya, Predictive Data Mining, Morgan Kaufman PHẦN PHỤ LỤC Bản đồ phân vùng quản lý các công ty điện lực (Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Thống kê các thiết bị tin học hiện có trong Công ty Điện lực 3 (Nguồn: Trung tâm Viễn thông và CNTT Công ty Điện lực 3). Sơ đồ nguyên lý hệ thống hội nghị truyền hình Công ty Điện lực 3 (Nguồn Trung tâm Viễn thông và CNTT Công ty Điện lực 3). Sơ đồ kết nối Internet, firewall 3 (Nguồn: Trung tâm Viễn thông và CNTT Công ty Điện lực 3). Mô hình xử lý Website. Sơ đồ tổ chức thông tin Website. Sơ đồ kết nối ra Internet tại Công ty Điện lực 3. Sơ đồ cấu hình mạng PC3 (Nguồn: Trung tâm Viễn thông và CNTT Công ty Điện lực 3). Sơ đồ cáp quang trên các đường dây 110/220/500kV (Nguồn: Công ty Điện lực 3). Sơ đồ cáp quang ở các điện lực các tỉnh miền Trung (Nguồn: Công ty Điện lực 3). Sơ đồ nguyên lý đấu nối mạng chi tiết các điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 đến các chi nhánh điện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van - chinh thuc - sua 1.doc
  • docBan do - phu luc 1.doc
  • docBang ngang - hinh 2-1 và 3-4.doc
  • docBia - ThS - Tran Dung.doc
  • docMuc luc - ML bang.doc
  • docViet tat.doc
Luận văn liên quan