Hệ thống siêu thị nội địa hiện nay tuy còn nhiều điểm hạn chế và gặp rất
nhiều khó khăn nhưng trong tương lai sẽ có những bước phát triển vượt bậc
bởi các nhà kinh doanh siêu thị Việt Nam luôn năng động và nhạy bén trước
những biến đổi của thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt
chính sách, quy hoạch cũng như sự liên kết của các Hiệp hội siêu thị, Hiệp hội
các nhà bán lẻ cũng sẽ giúp ích được nhiều cho các siêu thị Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài khóa luận tôi không thể đưa vào tất cả các nội dung
liên quan đến đề tài mà tôi chỉ đưa ra những vấn đề chung nhất, quan trọng
nhất, cần thiết nhất theo quan điểm và suy nghĩ của tôi. Do giới hạn về kiế n
thức, các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn vấn đề trong khi phạm vi đề tài rất
rộng, nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và mang tính chủ
quan. Tôi hy vọng sẽ đóng góp được dù chỉ một phần nhỏ cho các siêu thị
Việt Nam có được bước đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
102 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của hà nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cho những siêu thị thực sự vì khách hàng, đặc biệt là
những siêu thị hướng tới tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội. Đây đồng thời
là một thách thức của siêu thị vì sản xuất sạch hơn luôn đòi hỏi chi phí cao
hơn rất nhiều.
2.2. Thách thức
Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1-1-2009 Việt Nam sẽ cho
phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài [38]. Các tập đoàn
bán lẻ quốc tế sẽ có khả năng đè bẹp hệ thống bán lẻ trong nước. Thật ra,
thách thức không xuất hiện trực diện và dễ thấy như vậy. Theo số liệu của Bộ
Công thương, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 71
chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng
44%). Hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại chỉ mới chiếm khoảng 10%,
còn lại là do nhà sản xuất bán trực tiếp [8]. Như vậy các tập đoàn quốc tế vào
Việt Nam sẽ cạnh tranh ở phân khúc 10% nói trên. Bị cạnh tranh trực tiếp
chính là các doanh nghiệp đang có hệ thống siêu thị của riêng mình. Mặt
khác, chính sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã giúp nhiều
nông dân, các cơ sở sản xuất nhỏ và ngay cả doanh nghiệp sản xuất lớn thay
đổi cung cách sản xuất theo hướng bài bản hơn để có thể đưa sản phẩm của
mình vào hệ thống phân phối của họ. Do vậy, không chỉ nhà phân phối Việt
Nam mà cả nhà sản xuất cũng có thể gặp rủi ro.
Sự phức tạp và không ổn định về thủ tục kinh doanh là một trong
những nguyên nhân khiến các nhà kinh doanh siêu thị ngần ngại. Chẳng hạn
như trong lĩnh vực đóng thuế, các doanh nghiệp phải mất trung bình 1.050
tiếng, tương đương với 130 ngày làm việc để hoàn tất các thủ tục liên quan
đến đóng thuế [31].
Cạnh tranh không lành mạnh, thông tin không minh bạch cũng là một
thách thức không nhỏ đối với các nhà kinh doanh siêu thị Việt Nam.
Giá cả tăng lên hàng ngày gây khó khăn cho các siêu thị trong chính
sách giá cả. Sản phẩm của siêu thị là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng
ngày, do vậy chỉ một sự tăng giá nhẹ cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ
đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Tuy vậy, siêu thị lại phải chịu
sức ép từ sự tăng giá nguyên liệu, từ việc các nhà cung cấp muốn tăng giá bán
cho siêu thị... Đây là một bài toán khó cho các siêu thị khi vừa phải đảm bảo
chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa phải duy trì lợi nhuận
của mình.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ VIỆT NAM PHÙ
HỢP VỚI VĂN HÓA TIÊU DÙNG
1. Các giải pháp từ phía Nhà nƣớc
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 72
1.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh
siêu thị
Toàn cầu hóa và “thế giới phẳng” giúp tất cả các quốc gia có các cơ hội
gần như nhau trong tiếp cận các hình thức kinh doanh hiện đại. Nhưng mặt
trái của nó là nhận thức của người dân các quốc gia tiếp nhận sự chuyển giao
chưa theo kịp sự phát triển các hình thức kinh doanh hiện đại đó. Kinh doanh
siêu thị ở nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mới chỉ có một bộ phận
rất nhỏ dân cư ở các khu đô thị lớn tiếp cận với loại hình kinh doanh hiện đại
này bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và những người tiêu dùng,
đại đa số dân chúng vẫn quen với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ,
cửa hàng tạp phẩm.... Theo nghiên cứu của Malica năm 2006 có đến 61% các
hộ nghèo ở Hà Nội (thu nhập dưới 300.000 đồng/tháng) không bao giờ mua
hàng trong siêu thị và không có hộ nào đi siêu thị hàng tuần. Còn ở TP.Hồ
Chí Minh chỉ có 15% số hộ nghèo (thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng) đi siêu
thị hàng tuần và 33% không bao giờ mua hàng trong siêu thị [14,7]. Nhận
thức chưa cao của toàn xã hội về hoạt động này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam. Chính vì vậy công tác tuyên truyền giáo
dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về lĩnh vực
kinh doanh siêu thị là rất cần thiết để hoạt động này đi vào chuyên môn hóa.
Chẳng hạn tuyên truyền cho các siêu thị nhằm cho họ hiểu rằng kinh doanh
siêu thị không có nghĩa là hướng tới người có thu nhập cao và bán với giá đắt
mà siêu thị là nơi bán hàng tiêu dùng phổ biến, khách hàng chủ yếu là người
có thu nhập trung bình trở lên và kinh doanh siêu thị phải phù hợp với văn
hóa tiêu dùng Việt Nam. Tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu được tầm
quan trọng của họ đối với hệ thống phân phối hiện đại như về quyền khiếu
nại, về Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó là các biện pháp
thúc đẩy việc xây dựng một mạng lưới siêu thị rộng khắp cả nước thì việc
nâng cao hiểu biết, nhận thức về kinh doanh siêu thị mới hiệu quả.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 73
1.2. Cải thiện môi trường pháp lý giúp hoạt động kinh doanh siêu
thị diễn ra thuận lợi
Hiện nay ngoài Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại chúng ta chưa
có một cơ sở pháp lý hoàn thiện nào điều chỉnh hoạt động siêu thị cũng như
các chế tài phạt vi phạm trong kinh doanh siêu thị. Điều này dẫn đến sự gia
tăng các vụ vi phạm về chất lượng hàng hóa của các siêu thị mà họ vẫn
thường đổ lỗi tại nhà sản xuất. Do vậy Nhà nước cần có các quy định chặt
chẽ, nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Một số biện
pháp mà theo tôi nghĩ Nhà nước cần thực hiện để có thể hoàn thiện môi
trường pháp lý có thể kể đến:
Về tiêu chuẩn phân hạng siêu thị: hiện nay quy định về tiêu chuẩn
phân hạng siêu thị được chấp hành khác nghiêm túc. Tuy nhiên, có thể thấy
một số cửa hàng bán lẻ chưa đạt tiêu chuẩn phân hạng siêu thị về diện tích
nhưng phương thức kinh doanh hoàn toàn giống siêu thị. Lý giải điều này
chính là vấn đề diện tích nhỏ hẹp của các thành phố lớn. Tiêu chuẩn phân
hạng như trong Quy chế là thỏa đáng, nhưng liệu chúng ta đã tính kỹ đến thực
trạng tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều khu phố đông dân cư và nhỏ hẹp
không thể mở các siêu thị lớn chưa? Chúng ta nên quy định thêm loại hình
siêu thị mini với diện tích từ 100m2 đến 500m2 để tránh cho các cửa hàng nhỏ
hiện nay không bị vi phạm quy chế và có cơ hội phát triển hơn.
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: việc quy định chặt chẽ vấn đề
này là rất cần thiết vì đa số các hàng hóa bày bán trong siêu thị đều là hàng
thực phẩm và khách hàng quan tâm nhất đến chất lượng hàng hóa (35,29%
theo điều tra của Báo Sài Gòn tiếp thị năm 2006) trong khi thực tế các siêu thị
ở nước ta chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhà nước nên có những quy định về
tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các chế tài nghiêm khắc phạt vi phạm của
các siêu thị.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 74
Về chế tài phạt vi phạm các siêu thị: hiện nay hầu như mới chỉ có
phạt hành chính đối với các vi phạm của các siêu thị, và mức phạt rất thấp so
với những hậu quả để lại như ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, niềm
tin vào siêu thị cũng như chức năng “vì dân” của Nhà nước. Nhà nước nên
chăng có những chế tài phạt nặng hơn, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm
hình sự và có những chế tài bồi thường thỏa đáng để các siêu thị có trách
nhiệm hơn với sức khỏe và sự an toàn của nhân dân. Chúng ta có thể học hỏi
kinh nghiệm của Singapore như việc đưa ra danh sách “đen” cảnh báo các
siêu thị vi phạm lên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng
biết và tránh.
1.3. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh doanh siêu thị
1.3.1. Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh siêu thị
Mặt bằng kinh doanh siêu thị được xem là tài sản “vàng ròng” của siêu
thị đó. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về đất đai, mặt bằng cho
kinh doanh siêu thị. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị Việt Nam với tiềm
lực kinh doanh hạn chế gặp rất nhiều khó khăn trong việc có được một diện
tích, mặt bằng thuận lợi. Do đó các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà
nước về đất đai, mặt bằng. Nhà nước cần dành quỹ đất thích hợp cho phát
triển hệ thống siêu thị cũng như chính sách đối với quỹ đất trong quy hoạch
các địa phương.
13.2. Chính sách về đầu tư trong và ngoài nước
Trong điều kiện mở cửa khi các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức
cạnh tranh, để tuân thủ cam kết với WTO, Nhà nước cần có những chính sách
bảo hộ khéo léo để kéo dài thời gian cho các siêu thị nội địa có thể tự sống
sót. Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác như Ấn Độ
không cho phép các tập đoàn bán lẻ nước ngoài trực tiếp bán cho người tiêu
dùng mà phải phân phối qua doanh nghiệp trong nước, Malaysia quy định các
siêu thị chỉ được xây dựng ở một số khu đô thị nhất định, nhiều quốc gia quy
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 75
định các siêu thị lớn chỉ được mở ở ngoại ô thành phố... Việt Nam có thể có
những quy định đối với các siêu thị có yếu tố nước ngoài như yêu cầu tỷ lệ
hàng nội địa bán trong siêu thị nước ngoài, vị trí đặt siêu thị, số lượng siêu thị
được mở... Tuy nhiên, không vì thế mà các siêu thị nội địa không vươn lên,
Nhà nước cần giới hạn thời gian, giảm dần các ưu tiên để tạo sức ép cho các
doanh nghiệp trong nước.
1.3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng siêu thị
Nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối
hiện đại nói riêng và toàn bộ thị trường nội địa nói chung một cách nhất quán,
đồng bộ. Từ đường sá, hậu cần cho đến hệ thống bán hàng đều cần đến sự hỗ
trợ của Nhà nước. Ngoài ra Nhà nước cần có quy hoạch chi tiết, nhất quán đối
với các địa phương để các siêu thị có được chiến lược dài hạn cho công việc
kinh doanh.
1.3.4. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực siêu thị
Do tính chất phức tạp của loại hình kinh doanh siêu thị hiện đại, chúng
ta cần có một đội ngũ nhân lực siêu thị cũng như các nhà hoạch định chính
sách, quản lý siêu thị có chuyên môn và am hiểu về văn hóa tiêu dùng Việt
Nam. Nhà nước cần hỗ trợ các siêu thị nhằm đào tạo và nâng cao trình độ của
đội ngũ này. Các lớp đào tạo ngắn và dài hạn, các trung tâm thông tin về siêu
thị và văn hóa tiêu dùng...sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực siêu thị
cũng như trình độ chuyên môn của các nhà quản lý siêu thị.
1.4. Khuyến khích sự phát triển các hiệp hội siêu thị và hiệp hội bảo
vệ người tiêu dùng
Trong điều kiện yếu về tài chính, thiếu chuyên nghiệp thì một sự liên kết
giữa các siêu thị nội địa là yêu cầu cấp bách để có thể cạnh tranh với các siêu
thị nước ngoài. Singapore, Hàn Quốc là những quốc gia có Hiệp hội bán lẻ
hoạt động rất hiệu quả. Vì vậy Nhà nước cần phải khuyến khích, tạo điều kiện
thuận lợi cho không chỉ các siêu thị liên kết, hợp tác với nhau mà còn với các
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 76
nhà cung cấp, nhà đầu tư. Vừa qua sự kiện Hiệp hội bán lẻ Việt Nam ra đời và
sự liên kết giữa 4 doanh nghiệp phân phối Việt Nam là Tổng công ty thương
mại Sài Gòn- Satra, Tổng công ty thương mại Hà Nội- Hapro, Liên hiệp HTX
thương mại TP.HCM- Saigon Co.op và công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái để
thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam
VDA là những tín hiệu đáng mừng cho siêu thị Việt Nam [32].
Ngoài ra trong điều kiện Nhà nước giảm dần sự bảo hộ, vai trò của Hiệp
hội là rất quan trọng. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ Hiệp hội bảo vệ
người tiêu dùng vì người tiêu dùng mới là người quyết định sự thành bại của
hệ thống siêu thị. Hiệp hội người tiêu dùng hiện đang thiếu về tài chính, sự trợ
giúp, tuyên truyền của Nhà nước nên khả năng bảo vệ người tiêu dùng còn
hạn chế, dẫn đến giảm niềm tin của người dân vào hệ thống siêu thị, vào vai
trò của Nhà nước.
2. Các giải pháp từ phía ngƣời kinh doanh siêu thị ở Hà Nội và
Tp.Hồ Chí Minh
2.1. Đổi mới tư duy, nhận thức
Trong quá trình gia nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam
được ví như đứa trẻ đang lớn quá nhanh trong chiếc áo chật hẹp. Nói như vậy
để thấy rằng nhận thức của các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị chưa đi cùng
với sự phát triển của nó.
Các siêu thị thường phạm sai lầm là chú trọng nhiều đến các sản phẩm
vật chất của mình hơn là đến những dịch vụ mà những sản phẩm đó thực hiện.
Họ chỉ nghĩ đến việc tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là việc đảm bảo giải
quyết một nhu cầu. Đây là ảnh hưởng của quan điểm bán hàng. Tư duy này
cần được thay đổi, thay vì tìm cách bán sản phẩm thì hãy bán những lợi ích
dịch vụ chứa đựng trong những sản phẩm đó.
Mặt khác các siêu thị Việt Nam quá chú trọng vào việc cố gắng không
thua kém các tập đoàn bán lẻ quốc tế. Điều này la sai lầm vì đối tượng hướng
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 77
đến của siêu thị là người tiêu dùng chứ không phải các doanh nghiệp nước
ngoài. Thay vì xem các tập đoàn bán lẻ quốc tế là đối thủ cạnh tranh và cố
vượt qua những người khổng lồ đó, các siêu thị Việt Nam nên chú trọng đến
người tiêu dùng. Đó mới là “đối thủ cạnh tranh” của các siêu thị. Nếu như hệ
thống siêu thị Việt Nam làm tốt việc củng cố nội lực, cung cấp hàng hóa thật
đầy đủ, chất lượng, giá cả phù hợp, kèm theo phong cách phục tới nơi tới
chốn thì người tiêu dùng Việt Nam không thể quay lưng lại với hệ thống siêu
thị nội địa được.
2.2. Nhóm giải pháp marketing
Các nhà kinh doanh siêu thị Việt Nam cần hiểu rõ quan điểm marketing
là chiến lược marketing phải xuất phát từ khách hàng đến khách hàng để có
chiến lược marketing đúng đắn. Dưới đây sẽ trình bày rõ các giải pháp mà các
siêu thị cần thực hiện đối với chiến lược nghiên cứu thị trường, chính sách sản
phẩm, chính sách về giá, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến và hỗ
trợ kinh doanh.
2.3.1. Giải pháp về nghiên cứu thị trường
Các siêu thị cần xác định khách hàng tiềm năng của mình. Việc chọn
một nhóm khách hàng mục tiêu và phục vụ tốt sẽ có lợi nhuận lâu bền hơn là
phục vụ cho đại đa số người tiêu dùng.
Các siêu thị nên có những nghiên cứu thị trường một cách chuyên
nghiệp hơn. Các siêu thị nên có một trung tâm thông tin và nghiên cứu thị
trường hoặc có thể thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường.
2.3.2. Giải pháp về sản phẩm
Đa dạng hóa tối đa các chủng loại sản phẩm bày bán trong siêu thị để
phục vụ đầy đủ mọi loại hàng hóa mà người tiêu dùng có nhu cầu, đặc biệt là
hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng có thể tìm thấy
bất cứ hàng tiêu dùng nào ở siêu thị thì siêu thị đã có một thị phần không nhỏ
rồi. Đối với Hà Nội nên tăng cường hàng thực phẩm hơn nữa, nhất là thực
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 78
phẩm tươi sạch. Mỗi loại hàng hóa cần có nhiều nhãn hiệu của các hãng khác
nhau tạo tập hợp hàng hóa phong phú.
Các siêu thị nên liên kết với người nông dân, nhà sản xuất để có
nguồn cung ổn định, đưa hàng hóa Việt Nam vào hệ thống phân phối hiện đại.
Trong khi chờ đợi các Hiệp hội đứng ra liên kết các thành viên của hệ thống
siêu thị, các nhà kinh doanh siêu thị nên tự mình liên kết với nhau, với nhà
sản xuất và với người tiêu dùng để chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.
Đặt chất lượng hàng hóa lên hàng đầu. Đây cũng là cách siêu thị bày
tỏ mối quan tâm đến khách hàng. Chất lượng tốt sẽ tạo uy tín cho siêu thị đối
với khách hàng, tạo nên khách hàng trung thành cho siêu thị. Các siêu thị ở
Hà Nội và Tp.HCM nên đặt ra những yêu cầu cho hàng hóa bán trong siêu thị
và luôn tuân thủ những yêu cầu đó, không vì lợi nhuận trước mắt mà bán hàng
hóa kém chất lượng như vừa qua. Các siêu thị nên yêu cầu nhà cung cấp phải
sản xuất sạch hơn. Hầu như các siêu thị và các nhà sản xuất đều e ngại sản
xuất sạch sẽ làm tăng chi phí, trong thực tế thì ngược lại. Theo GS. Tôn Thất
Nguyễn Thiêm thì sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song
với giảm tải lượng ô nhiễm. ước tính sản xuất sạch ở Việt Nam có thể tiết
kiệm 40-70% về tiêu thụ nước, 20-50% về tiêu thụ điện, giảm thiểu 50-100%
các chất thải độc hại. Hướng đến môi trường và xã hội không phải chỉ hình
thức mà bằng thực chất hoạt động kinh doanh sẽ giúp siêu thị có chỗ đứng
trong lòng người tiêu dùng vốn ngày càng quan tâm đến sức khỏe và phúc lợi
xã hội như hiện nay.
Các siêu thị nên chú trọng tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình,
có thể khác biệt ở sản phẩm, ở giá cả hay phương thức phục vụ. Định vị sản
phẩm bằng cách tạo nên sự khác biệt dựa trên cơ sở văn hóa tiêu dùng sẽ giúp
siêu thị hướng tới khách hàng mục tiêu tốt hơn.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 79
Siêu thị nên có hướng đi theo một cái “nhất”: rẻ nhất, nhanh nhất,
thân thiện nhất hay chất lượng tốt nhất. Các siêu thị không nên kinh doanh
theo hướng “rộng” như hiện nay mà cần đi “sâu” vào từng mục tiêu cụ thể.
Với sự hướng dẫn, trợ giúp của Hiệp hội siêu thị, Hiệp hội các nhà bán lẻ các
siêu thị nên hợp tác với nhau thông qua việc “chuyên môn hóa” mỗi siêu thị,
tránh tình trạng cạnh tranh tự phát như hiện nay. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác
trong trường hợp thị trường bất ổn sẽ tạo được niềm tin rất lớn của người tiêu
dùng vào sức mạnh của sự liên kết các siêu thị.
Các siêu thị cần xây dựng cho mình một hướng đi chuyên về một
hoặc một số nhóm hàng cụ thể tương ứng với một nhóm khách hàng. Ở các
nước phát triển cho thấy trên cùng một thị trường có rất nhiều cấp siêu thị
khác nhau về cấp độ chất lượng hàng hóa, tương ứng khác nhau về cấp độ giá
cả.
2.3.3. Giải pháp về giá
Các siêu thị nên có chính sách định giá phù hợp với mức thu nhập
của người tiêu dùng vì hàng hóa trong siêu thị là hàng tiêu dùng phổ biến.
Thay vì định giá cao so với các hình thức phân phối truyền thống mà chất
lượng lại chưa thực sự cao hơn các siêu thị nên định giá bằng hoặc thấp hơn.
Các siêu thị ở Hà Nội nên học hỏi kinh nghiệm từ các siêu thị tại Tp.HCM bởi
các siêu thị ở Hà Nội còn duy trì mức giá cao hơn rất nhiều so với ở chợ, cửa
hàng tạp hóa trong khi hàng hóa ở các siêu thị ở Tp.HCM rẻ hơn so với các
hình thức kinh doanh truyền thống. Các siêu thị có thể định giá rẻ hơn so với
giá nhà cung cấp đưa ra, lợi nhuận sẽ ít đi nhưng khách hàng sẽ đông hơn do
tâm lý của người tiêu dùng là thích mua được hàng rẻ hơn so với giá bán quy
định.
Thậm chí các siêu thị có thể định vị cho mình thông qua việc định giá rẻ
nhất so với các đối thủ cạnh tranh và luôn cố gắng duy trì sự “rẻ nhất” đó. Các
nhà kinh doanh siêu thị hiện nay thường cho rằng rẻ đồng nghĩa với giá trị
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 80
thấp, siêu thị là hình thức kinh doanh hiện đại nên giá phải cao hơn, nhưng
người tiêu dùng lại cho rằng rẻ nghĩa là giá thấp. Siêu thị nên theo người tiêu
dùng. Giá rẻ nhất đồng nghĩa với việc có lợi thế về chi phí, các siêu thị nên
tiết kiệm chi phí đến mức có thể. Từ khâu thu mua từ nhà sản xuất, vận
chuyển, bảo quản, dự trữ đến hệ thống phân phối, bán hàng, quản lý đều cần
chi phí thấp nhất. Trong điều kiện yếu hơn về tài chính so với các tập đoàn
bán lẻ nước ngoài thì việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ giúp hạ
giá bán, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho siêu thị Việt Nam. Chẳng hạn như có
một trụ sở sang trọng là không cần thiết, Wal-Mart- nhà bán lẻ nổi tiếng với
sự “rẻ nhất” cũng chỉ có một trụ sở khiêm tốn tại một thành phố khiêm tốn ở
Mỹ [3,47]. Đây có thể là một hướng đi đúng đắn cho siêu thị Việt Nam. Bán
hàng rẻ nhất và luôn là rẻ nhất nhưng am hiểu văn hóa tiêu dùng nội địa thay
cho việc cố gắng mở các chuỗi siêu thị hiện đại một cách tràn lan cho bằng
các tập đoàn bán lẻ quốc tế sẽ tạo lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn cho siêu
thị Việt Nam.
Ngoài định giá hợp lý các siêu thị phải chú ý đến tâm lý khách hàng
muốn sản phẩm phải được ghi giá rõ ràng, cụ thể cho mỗi mặt hàng. Siêu thị
cần chú ý đến việc ghi giá có mã vạch, mã số rõ ràng để khách hàng không
mất thời gian hỏi lại nhân viên về tên và giá sản phẩm.
Để tạo mức giá cạnh tranh cho hàng hóa của mình những người kinh
doanh siêu thị Việt Nam luôn cần tâm niệm một điều rằng luôn luôn phải tiết
kiệm để luôn luôn có mức giá thấp, luôn luôn có mức giá thấp để luôn luôn có
khách hàng lui tới.
Trong vấn đề thanh toán các siêu thị nên có những điều chỉnh để
khách hàng có thể thanh toán dễ dàng nhất trong thời gian ngắn nhất. Chẳng
hạn như việc lắp đặt một màn hình tivi phía trên cao các quầy thanh toán hoặc
đặt những tờ báo trên quầy thanh toán hay nhân viên siêu thị nói chuyện với
khách hàng trong lúc đó để khách hàng thấy đỡ mất thời gian hơn.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 81
2.3.4. Giải pháp phân phối
Các siêu thị nên lập một trung tâm thu mua hàng hóa và phân phối. Hệ
thống hậu cần chuyên nghiệp sẽ giúp tiết kiệm chi phí qua các tầng nấc trung
gian cho siêu thị, nhờ đó mức giá bán sẽ hợp lý hơn. Hiện nay các siêu thị
Việt Nam chỉ lo mở các chuỗi, kiêm thêm sản xuất mà không chú trọng đến
công việc chính là phân phối và bán lẻ. Do đó các siêu thị đã làm lãng phí
nguồn vốn của mình, dẫn đến giá cả thiếu tính cạnh tranh so với các siêu thị
có vốn đầu tư nước ngoài. Wal-Mart thành công như vậy là nhờ vào một hệ
thống phân phối hiện đại, khép kín, được tự động hóa và luôn luôn cải tiến để
giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra các siêu thị cũng cần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
hàng hóa. Quản lý ở đây bao gồm nhiều hoạt động: nhập hàng, lưu kho, bảo
quản, thống kê lượng hàng tồn, hàng bị mất, hàng giảm chất lượng....Để nâng
cao hiệu quả của công tác này, cần đầu tư lớn cho cơ sở vật chất, kho hàng,
công nghệ máy tính và đào tạo nghiệp vụ quản lý cho nhân viên.
2.3.5. Giải pháp xúc tiến thương mại và hỗ trợ kinh doanh
Các siêu thị nên quan tâm và dành mức đầu tư hợp lý cho chính sách
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Những cuốn cẩm nang mua sắm sẽ giúp người
tiêu dùng biết nhiều hơn và hiểu nhiều hơn về siêu thị. Có thể siêu thị cho
rằng sẽ tốn kém, nhưng nếu so với chi phí quảng cáo trên báo, tivi....thì đây là
một hình thức mang lại nhiều lợi ích nhất vì sẽ tiếp cận được nhiều người tiêu
dùng nhất và giúp họ thông tin tốt nhất.
Các hoạt động khuyến mại, tặng quà, dùng thử của các siêu thị nên đi
vào thực chất hơn. Người tiêu dùng đã thông minh hơn sau những lần khuyến
mại hàng chất lượng kém, hàng dùng thử tốt hơn hàng thật nên nếu siêu thị
cho rằng khuyến mại, dùng thử...chỉ là hình thức thu hút khách thì độ tin cậy
của khách hàng vào siêu thị sẽ giảm đi nhiều.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 82
Trưng bày hàng hóa cần thẩm mỹ và ngăn nắp, chỉ cần trưng bày
những hàng mẫu trên giá và các giá sắp xếp hợp lý sẽ giúp ích cho khách
hàng rất nhiều. Chẳng hạn các siêu thị có thể sắp xếp những mặt hàng bán
chạy nhất ở chỗ đông người qua lại nhất, hàng thực phẩm để trong từng
thùng, vựa lớn để khách hàng có thể tự tay kiểm tra chất lượng và mua theo
số lượng mình cần. Điều này các siêu thị Việt Nam cần học hỏi các siêu thị có
vốn đầu tư nước ngoài như BigC, Metro, thậm chí việc đặt những chiếc cân
tại chỗ để khách hàng có thể lấy đúng khối lượng mình cần cũng tạo một sự
mới mẻ gây thích thú cho khách hàng.
Trưng bày hàng hóa có thể theo hướng tạo ra sự phối hợp màu sắc
thật rực rỡ, bắt mắt để thu hút người tiêu dùng. Nhưng rực rỡ không có nghĩa
là lòe loẹt mà phải tuân theo những quy tắc phối màu cơ bản trong mỹ thuật.
Khi xem và lựa chọn hàng hóa, người tiêu dùng thường đi từ nghe- nhìn- sờ-
ngửi- thử nên những hiệu ứng âm thanh, hình ảnh sẽ tạo ra lực hút ban đầu
kéo khách hàng xem và thử sản phẩm. Chúng ta có thể học kinh nghiệm của
các nhà bán lẻ Hàn Quốc khi đã bày bán những sản phẩm đầy màu sắc, ngay
cả những hàng hóa tưởng như chỉ có một màu như thớt, cà chua, cà rốt... [16]
Các siêu thị cần tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng, một
slogan phù hợp và ấn tượng nhưng phải luôn chú ý hành động để bảo vệ
thương hiệu và theo đúng tôn chỉ của slogan ấy. Có thể thấy hiện tại có nhiều
siêu thị chưa có hình ảnh riêng hấp dẫn, slogan còn chung chung và trong
thực tế chất lượng siêu thị lại không được như slogan đó. Nếu một siêu thị đã
có một lời hứa thông qua slogan với khách hàng thì phải tuyệt đối là như vậy
để tạo thành một thương hiệu cho siêu thị và một niềm tin ở khách hàng.
2.4. Giải pháp chăm sóc khách hàng
Các siêu thị phải lắng nghe khách hàng và tỏ rõ cho họ thấy họ được tôn
trọng. Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thấp nhất nhưng nhu cầu được tôn trọng lại
ở vị trí cao thứ hai trong tháp nhu cầu của Maslow, do vậy chỉ cần thái độ
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 83
luôn tôn trọng, thấu hiểu khách hàng là đã mang lại không ít thiện cảm đối với
siêu thị đó, và đôi khi kể cả hàng hóa không tốt lắm họ cũng sẵn sàng mua vì
họ biết những giá trị họ nhận được từ người bán cao hơn giá trị món hàng đó
rất nhiều.
Các siêu thị cũng cần tạo ấn tượng bằng cách thể hiện sự quan tâm, thân
thiện với khách hàng không phân biệt khách hàng ít tiền hay nhiều tiền. Chỉ
cần hỏi thăm và giúp đỡ khách hàng (không phải là giúp khách hàng bằng
cách hỏi họ mua gì, chọn cái nào vì họ cần tự chọn hàng hóa mà bằng cách
giúp họ lấy đồ và bê đồ trong trường hợp nhiều hàng hóa) đã là một hành
động dự báo mức tăng doanh thu cho siêu thị. Ngoài ra những người quản lý,
lãnh đạo siêu thị nên thường xuyên qua siêu thị để kiểm chứng thực trạng siêu
thị mình, qua đó cũng cần xem khách hàng hài lòng ở điểm nào, điểm nào
chưa được để từ đó sửa đổi.
Các dịch vụ tăng cường chất lượng phục vụ và hỗ trợ khách hàng khi
đến mua sắm ở siêu thị như đổi tiền, rút tiền ở thẻ, thu hộ séc cho khách hàng,
gói quà miễn phí, giữ xe miễn phí, tư vấn miễn phí các thắc mắc cho khách
hàng, hàng mua rồi có thể đem đổi hoặc trả lại nếu chất lượng không đảm
bảo.....cũng nên có và được củng cố đối với siêu thị. Ngoài ra các siêu thị cần
mở một trung tâm chăm sóc khách hàng có trang bị hệ thống điện thoại để có
thể giải đáp thắc mắc của tất cả các khách hàng kể cả đến siêu thị hoặc ở nơi
khác gọi đến, ngoài ra trung tâm này là nơi xử lý mọi yêu cầu của khách hàng
về các chế độ ưu đãi mà khách hàng được hưởng do siêu thị đưa ra, trung tâm
này có thể kết hợp với việc bán hàng qua điện thoại.
Bên cạnh đó siêu thị có thể đưa thêm các dịch vụ kèm theo như căng tin
phục vụ ăn uống, dịch vụ làm tóc, chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ massage....như
thế khách hàng sẽ tìm thấy được sự tiện lợi tối đa khi chỉ đến một chỗ mà vừa
được mua sắm vừa có thể tham gia các dịch vụ cần thiết. Đây là biện pháp mà
hầu hết các siêu thị lớn trên thế giới đều thực hiện và đã đạt được thành công
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 84
ngoài sức tưởng tượng. Ngoài ra để phục vụ khách hàng tối ưu các siêu thị
nên thay đổi giờ mở cửa, đóng cửa: mở cửa sớm hơn và đóng cửa muộn hơn
để khách hàng có thể buổi sáng thì mua thực phẩm tươi ở siêu thị, buổi tối thì
đi chơi và mua hàng với bạn bè, gia đình...
Các nhà kinh doanh bán lẻ Việt Nam cần mở rộng các hình thức siêu thị
đa dạng hơn. Chẳng hạn như hiện nay đã có mô hình chợ kết hợp siêu thị
(Co.opMart và chợ An Đông), siêu thị trong bệnh viện, siêu thị chung cư…
Đây là những mô hình rất sáng tạo, các doanh nghiệp bán lẻ nên phát huy để
có thể tiếp cận tốt nhất tới người tiêu dùng Việt Nam.
Các siêu thị cần hỗ trợ khách hàng trong cách tìm hiểu thêm thông tin
sản phẩm, thậm chí tư vấn về sức khỏe, cách thức tiêu dùng sao cho hiệu quả
cho khách hàng. Nguyên nhân là hiện nay người tiêu dùng vẫn chưa có thói
quen đọc nhãn hàng hóa, đặc biệt là ngày sản xuất, hạn sử dụng và cách bảo
quản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngộ độc
thực phẩm và khiếu nại với siêu thị. Người tiêu dùng nên biết cách đọc nhãn
hàng hóa, giữ hóa đơn lại, có thái độ tẩy chay triệt để đối với hàng giả, hàng
nhái, kém chất lượng để hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng khó có
chỗ ẩn náu.. Họ cần phải trở thành những người tiêu dùng thông thái, tự lo
cho mình trước khi đợi siêu thị trợ giúp cho họ.
Các siêu thị nên thường xuyên duy trì mối quan hệ với khách hàng trong
và sau khi bán hàng. Phương thức tự phục vụ không có nghĩa là để khách
hàng tự mình loay hoay với rất nhiều hàng hóa mà các nhân viên siêu thị phải
giúp khách hàng trong lúc họ mua sắm. Quá trình chăm sóc khách hàng
không chỉ dừng lại ở quầy thanh toán mà còn sau khi khách hàng sử dụng sản
phẩm của siêu thị. Đặc biệt trong những trường hợp khách hàng có khiếu nại
thì thái độ của siêu thị là vô cùng quan trọng. Siêu thị cần quan tâm đến khiếu
nại của khách hàng, phân tích và điều tra nguyên nhân, nếu sai sót từ phía siêu
thị thì cần nhận trách nhiệm và tỏ rõ cho khách hàng ý thức sửa sai của mình
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 85
như bồi thường, đổi lại hàng, tặng quà... Giải quyết khiếu nại tốt chứng tỏ siêu
thị hết lòng vì khách hàng, điều này sẽ tạo ấn tượng tốt, kể cả khi khách hàng
không mua nữa thì họ vẫn sẽ nhớ và giới thiệu cho những người khác, đó là
cách tiếp thị thông minh nhất trong kinh doanh.
Những người tiêu dùng cũng cần tận dụng quyền khiếu nại của mình. Có
đến 45,5% trong 870 người được hỏi trong khảo sát của Vnexpress đã trả lời
rằng không khiếu nại, sẽ chú ý hơn trong lần mua sau (Theo điều tra của
Vnexpress.net). Điều này gây khó khăn cho các siêu thị khi có có thành ý lắng
nghe khách hàng và mong muốn sửa sai. Siêu thị và khách hàng cần hợp tác
với nhau để có lợi ích tối đa nhất cho mỗi bên.
Việc đẩy mạnh chất lượng phục vụ khách hàng như thế này hoàn toàn có
thể thực hiện được đối với các siêu thị Việt Nam, vấn đề là các siêu thị có
thực sự muốn làm hay không.
2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đối với siêu thị có tầm quan trọng không kém vị trí kinh
doanh, bởi đây chính là những người tạo ra giá trị cho siêu thị. Nhưng hiện
nay các siêu thị đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ và được đào
tạo bài bản trong ngành phân phối. Vì vậy các siêu thị cần có chiến lược đào
tạo và phát triển mang tính dài hạn và chuyên nghiệp. Các siêu thị cần xây
dựng chương trình tuyển chọn, huấn luyện, nâng cao kỹ năng và tinh thần làm
việc cho nhân viên. Một giải pháp mang tính đột phá của Wal-Mart là luôn
coi nhân viên là “đồng nghiệp”, là người hùn vốn với mình, do đó họ luôn
được lắng nghe và chia sẻ, bởi ông Walton hiểu rằng muốn có được sự tin
tưởng và hài lòng của khách hàng thì trong nội bộ công ty phải có bầu không
khí tin tưởng và hài lòng đối với công ty rồi chính những người “đồng
nghiệp” đó sẽ chia sẻ sự tin tưởng và hài lòng đó cho khách hàng. Người
được lợi cuối cùng lại là công ty.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 86
Quan trọng nhất trong bài toán nguồn nhân lực là giải pháp phát triển
đội ngũ bán hàng bởi đây là những người đại diện cho siêu thị trong tiếp cận
khách hàng. Có 5 yếu tố cần thiết đối với nhân viên bán hàng là: hiểu rõ sản
phẩm của mình mới đem lại sự đảm bảo cho khách hàng; đáng tin cậy sẽ
mang lại lòng tin và sự tín nhiệm; đáp ứng nhiệt tình và thấu hiểu khách hàng.
Trong đó thấu hiểu khách hàng là một yếu tố để các nhà kinh doanh siêu thị
tập trung cải tiến. Siêu thị cần đào tạo nhân viên bán hàng theo hướng hiểu
sản phẩm, gắn bó hết lòng vì siêu thị, luôn coi khách hàng là số 1 và luôn để ý
tìm hiểu cả những nhu cầu chưa được nói ra của khách hàng.
Ngoài ra các nhà quản lý siêu thị cần trao nhiều quyền dịch vụ khách
hàng hơn cho nhân viên bán hàng, ít nhất cho họ quyền được một lần tự giải
quyết vấn đề với khách hàng. Chính sự không tin tưởng ở nhân viên của các
nhà quản lý đã biến nhân viên bán hàng thành những “robot” vô trách nhiệm.
Nhưng sự không hài lòng của khách hàng lại không hướng đến những nhân
viên này mà lại “dành” cho siêu thị.
2.6. Các giải pháp khác cho các siêu thị Việt Nam tại Hà Nội và tại
TP.Hồ Chí Minh
Trên đây là những giải pháp chung nhất cho các nhà kinh doanh siêu thị
Việt Nam hiện nay. Ngoài ra còn phải kể đến những giải pháp cụ thể riêng
cho siêu thị ở Hà Nội và TP.HCM bởi đây là hai thành phố có đặc điểm văn
hóa tiêu dùng khác nhau và thực trạng siêu thị mỗi địa phương mỗi khác
nhau.
2.6.1. Các giải pháp cho các siêu thị Việt Nam tại Hà Nội
Các siêu thị cần nâng cao chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của sản
phẩm, đồng thời trưng bày hàng hóa đẹp mắt, chuyên nghiệp hơn. Do người
tiêu dùng Hà Nội thường chọn hàng hóa có chất lượng và đẹp, đồng thời lại
tin rằng sản phẩm đẹp sẽ có chất lượng tốt nên vẻ bề ngoài của sản phẩm, siêu
thị là yếu tố rất quan trọng tác động đến giác quan của họ.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 87
Các siêu thị tại Hà Nội nên đầu tư cho việc kinh doanh các thực phẩm
tươi, sạch và các sản phẩm truyền thống theo hướng xem đây là mặt hàng chủ
chốt của siêu thị do người Hà Nội hướng về truyền thống nhiều hơn là hiện
đại. Các loại rau, quả, thịt tươi cần phải sạch, ngon và thực sự tươi với giá
hợp lý mới có thể thu hút được người tiêu dùng Hà Nội vốn kỹ tính trong ăn
uống. Ngoài ra, các mặt hàng truyền thống như chè (trà) hay các sản phẩm có
lợi cho sức khỏe như sản phẩm ít béo, nước hoa quả, sữa… cũng sẽ mang lại
nhiều lợi nhuận cho siêu thị do người tiêu dùng Hà Nội rất chú ý đến vấn đề
sức khỏe.
Cần đa dạng hóa các mặt hàng theo hướng thiết thực và phù hợp với
nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng Hà Nội hơn. Các siêu thị cần tạo sự
thuận tiện tối đa cho người tiêu dùng khi mua hàng như gửi xe nhanh, miễn
phí, dễ tìm thấy hàng, thanh toán nhanh… vì mất thời gian, ít chủng loại hàng
hóa là điểm hạn chế của siêu thị so với các chợ, cửa hàng truyền thống.
Các siêu thị cần tạo được thương hiệu riêng cho mình, cần có những
đặc trưng hàng hóa riêng và quan trọng nhất là cần tạo được niềm tin cho
người tiêu dùng Hà Nội ở sản phẩm và chất lượng phục vụ của siêu thị. Đó
chính là “thương hiệu” lâu bền nhất cho siêu thị bởi người Hà Nội thường rất
trung thành với một thương hiệu mà mình ưa thích.
Giá cả tại các siêu thị Việt Nam tại Hà Nội cần điều chỉnh cho phù
hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Thích giá rẻ, giảm giá là tâm lý vốn có của
người Hà Nội bởi họ thường tiết kiệm hơn tiêu dùng và họ thường mua dự trữ
hàng hóa. Họ sẽ mua một khối lượng lớn hàng hóa nếu hàng hóa rẻ hơn ở chợ
và các cửa hàng chuyên.
Cần đầu tư vào các sản phẩm làm đẹp theo chiều sâu chứ không phải
theo chiều rộng như hiện nay. Các siêu thị chú ý hơn đến chất lượng sản phẩm
làm đẹp, bán với giá hợp lý hơn sẽ thu hút khách hàng bởi người tiêu dùng Hà
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 88
Nội đầu tư không ít cho làm đẹp nhưng các sản phẩm làm đẹp tại các siêu thị
chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.
Các siêu thị nên kinh doanh nhiều hơn nữa các sản phẩm phục vụ học
tập bởi người Hà Nội khá coi trọng việc học.
Các siêu thị nên tăng thêm các dịch vụ bổ sung như khu vui chơi,
phòng chiếu phim,… nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí kết hợp mua
sắm của người tiêu dùng Hà Nội.
Do các siêu thị Hà Nội thường ở gần các khu đông dân cư, gần các
văn phòng làm việc nên có thể mở rộng mặt hàng kinh doanh như phục vụ
bữa sáng, bữa trưa cho người dân và các nhân viên văn phòng.
Do người dân ngày càng có xu hướng ăn ở ngoài nên các siêu thị có
thể là nhà cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn, khách sạn,… với mức giá hợp
lý mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Phong cách bán hàng tại các siêu thị Việt Nam ở Hà Nội cần chuyên
nghiệp hơn. Nhân viên bán hàng cần lịch thiệp, cởi mở, nhiệt tình hơn với
khách hàng. Nụ cười, lời cảm ơn hay câu hỏi thăm ân cần của nhân viên bán
hàng sẽ là ấn tượng còn mãi trong tâm trí người tiêu dùng, từ đó mà họ sẽ nhớ
đến siêu thị lâu hơn.
Các siêu thị cần chú ý chăm sóc khách hàng tốt hơn nữa. Dịch vụ sau
bán hàng, thái độ khi giải quyết khiếu nại, vi phạm,… sẽ có tác động không
nhỏ đến quyết định có tiếp tục mua hàng ở siêu thị đó hay không của khách
hàng.
2.6.2. Các giải pháp cho các siêu thị Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh
Các siêu thị cần chú trọng đầu tư vào các sản phẩm hiện đại vừa đảm
bảo chất lượng lẫn vấn đề tiện dụng, mới lạ.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 89
Các siêu thị Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn cho thực phẩm tươi, an
toàn vì người tiêu dùng TP.HCM tuy dễ chấp nhận cái mới nhưng cũng ngày
càng quan tâm đến sức khỏe.
Các mặt hàng như cà phê, đồ nhậu,… cần được các siêu thị chú trọng
nhiều hơn vì đặc trưng của người Sài Gòn là uống cà phê và ăn nhậu hàng
ngày.
Các siêu thị cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động tiếp thị do tâm lý
mua hàng của người Sài Gòn khá thoải mái, dễ tính, dễ bị tác động bởi các
kênh truyền thông, tiếp thị.
Các sản phẩm làm đẹp cần được chú trọng về chất lượng, mẫu mã
hơn. Cũng như ở Hà Nội, người tiêu dùng TP.HCM rất biết cách làm đẹp
nhưng họ hầu như hay mua hàng tại các cửa hàng chuyên vì sản phẩm trong
siêu thị không đẹp mà giá lại cao hơn.
Các siêu thị cần đầu tư nhiều vào các dịch vụ bổ sung như khu vui
chơi, căng tin, phòng chiếu phim,… do người tiêu dùng ngày càng có xu
hướng đi mua sắm kết hợp vui chơi giải trí.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các siêu thị ở TP.HCM cần hoạt
động hiệu quả hơn nữa do người Sài Gòn dễ thay đổi, sẵn sàng thử cái mới.
Các siêu thị cần liên tục đổi mới để có thể giữ chân khách hàng của mình
được. Các siêu thị cần có những slogan như những lời cam kết và phải luôn
thực hiện đúng như cam kết đó mới tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Các siêu thị Việt Nam tại TP.HCM cần chú ý nhiều hơn đến cộng
đồng người Hoa tại đây. Người Hoa chiếm đến 12% dân số Sài Gòn nên cộng
đồng này có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa tiêu dùng của TP.HCM. Việc
quan tâm và đáp ứng nhu cầu người Hoa sẽ tạo những chuyển biến tích cực
cho sự phát triển của siêu thị Việt Nam tại TP.HCM.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 90
Nhìn chung trong bối cảnh hội nhập và dưới áp lực cạnh tranh với các
tập đoàn bán lẻ quốc tế có rất nhiều giải pháp phát triển siêu thị bởi siêu thị
Việt Nam còn rất nhiều điểm yếu. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là với một
tiềm lực có hạn và thời gian gấp rút các siêu thị phải chọn giải pháp nào là ưu
tiên số một, có tính chất quyết định đến sự thay đổi diện mạo và cục diện cạnh
tranh. Yếu về tài chính khó để cải thiện, thiếu tính chuyên nghiệp là điều tất
yếu khi hình thức siêu thị mới xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 10 năm,
chúng ta không thể trở thành chuyên nghiệp ngay được. Để có được sự liên
kết lại gặp nhiều trở ngại như thái độ hợp tác của các nhà kinh doanh siêu thị
khác và lo ngại mất thương hiệu của mình. Các siêu thị chỉ cần chú ý tìm hiểu
thị hiếu, phong cách tiêu dùng và đáp ứng những khác biệt trong nhu cầu của
từng nhóm khách hàng, từng khu vực một cách hoàn hảo nhất mà không cần
quan tâm tới đối thủ cạnh tranh là đã giành được vị trí cao nhất trong tâm trí
người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi các siêu thị có nhận thức sâu sắc về văn hóa
tiêu dùng trong thời kỳ hội nhập và có thái độ tôn trọng khách hàng một cách
tuyệt đối.
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 91
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc,
siêu thị đã và đang thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối giữa người tiêu
dùng và nhà sản xuất. Bên cạnh đó siêu thị đã góp phần đưa loại hình kinh
doanh thương mại hiện đại vào Việt Nam, thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ ở nước ta.
Qua 3 chương, trên cơ sở lý luận văn hóa tiêu dùng và siêu thị được phân
tích ở chương I tác giả đã có những nghiên cứu về đặc điểm văn hóa tiêu dùng
tại Hà Nội và tại TP.Hồ Chí Minh và về thực trạng hoạt động của siêu thị Việt
Nam hiện nay tại hai thành phố này. Văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của
TP.HCM có những điểm khác biệt nhau về người tiêu dùng và cách thức tiêu
dùng của họ đối với các sản phẩm, bên cạnh đó cũng có một số điểm chung
đáng lưu ý. Nghiên cứu về siêu thị Việt Nam có thể thấy mặc dù các siêu thị
đã có sự gia tăng đáng kể về số lượng nhưng về chất lượng còn nhiều vấn đề
đáng bàn. Thiếu kinh nghiệm, thiếu liên kết, yếu về tài chính, thiếu chuyên
nghiệp và chưa am hiểu văn hóa tiêu dùng địa phương là những điểm hạn chế
cơ bản của các siêu thị nội địa. Vấn đề cấp bách nhất hiện nay của các siêu thị
là sự cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn bán lẻ quốc tế ngay tại thị
trường nội địa. Có đứng vững được ở thị trường trong nước thì doanh nghiệp
bán lẻ mới có hậu thuẫn để vươn ra thị trường nước ngoài. Muốn như vậy các
siêu thị cần có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về văn hóa tiêu dùng
địa phương. Văn hóa tiêu dùng là một yếu tố định tính khó nắm bắt và việc
nghiên cứu, tìm hiểu các phong cách, xu hướng tiêu dùng không đơn giản đối
với các siêu thị Việt Nam nhưng so với việc nâng cao năng lực tài chính, tích
lũy kinh nghiệm, xây dựng hệ thống phân phối thì chi phí cho nghiên cứu và
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 92
chăm sóc khách hàng lại nằm trong khả năng của siêu thị và sẽ có sức mạnh
làm thay đổi vị thế siêu thị Việt Nam trong cuộc chiến ngay trên sân nhà này.
Hệ thống siêu thị nội địa hiện nay tuy còn nhiều điểm hạn chế và gặp rất
nhiều khó khăn nhưng trong tương lai sẽ có những bước phát triển vượt bậc
bởi các nhà kinh doanh siêu thị Việt Nam luôn năng động và nhạy bén trước
những biến đổi của thị trường. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt
chính sách, quy hoạch cũng như sự liên kết của các Hiệp hội siêu thị, Hiệp hội
các nhà bán lẻ cũng sẽ giúp ích được nhiều cho các siêu thị Việt Nam.
Trong khuôn khổ bài khóa luận tôi không thể đưa vào tất cả các nội dung
liên quan đến đề tài mà tôi chỉ đưa ra những vấn đề chung nhất, quan trọng
nhất, cần thiết nhất theo quan điểm và suy nghĩ của tôi. Do giới hạn về kiến
thức, các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn vấn đề trong khi phạm vi đề tài rất
rộng, nên bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót và mang tính chủ
quan. Tôi hy vọng sẽ đóng góp được dù chỉ một phần nhỏ cho các siêu thị
Việt Nam có được bước đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Phạm Thu Hương và
những người thân đã giúp tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Vĩnh Ngọc
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Willard N.Ander & Neil Z.Stern, biên dịch Trần Minh Nhật- Nghệ thuật
bán lẻ- NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh (2007).
2. Philip Kotler – Quản trị marketing – Biên dịch PTS. Vũ Trọng Hùng-
NXB Thống kê (2003).
3. Philip Kotler & Gary Amstrong, biên dịch Trần Văn Chánh và Huỳnh
Văn Thanh - Những nguyên lý tiếp thị, tập 2- NXB Thống kê (2004).
4. Philip Kotler (2005) – Marketing căn bản- NXB Giao thông vận tải
(2004)
5. Báo Sài Gòn tiếp thị - Hà Nội trợ giúp ngành bán lẻ - Chuyên mục siêu
thị, ngày 17/9/2006.
6. Báo Sài Gòn tiếp thị - Kinh doanh bán lẻ của các doanh nghiệp Việt
Nam: nguy cơ thua ngay trên sân nhà - Chuyên mục siêu thị - Ngày
22/6/2007.
7. Báo Sài Gòn tiếp thị - Bán lẻ đừng khen chê nhau - Chuyên mục siêu thị,
ngày 15/7/2007.
8. Báo Sài Gòn tiếp thị – Ngành bán lẻ nội địa: cần chính sách hơn vốn –
Chuyên mục thị trường, ngày 07/3/2007.
9. Trần Đình Nghiêm - Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam - NXB
Chính trị quốc gia (2003).
10. Trần Ngọc Thêm - Cơ sở văn hóa Việt Nam - NXB Giáo dục (1998)
11. Trần Thu Thủy - Nghiên cứu những biến động của văn hóa tiêu dùng
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế để xây dựng chiến
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 94
lược kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam - Luận văn tốt nghiệp Đại
học ngoại thương (2006).
12. Bộ Thương mại - Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, ban hành kèm
quyết định 1371/2004/QĐ-BTM.
13. Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại - Siêu thị, phương thức
kinh doanh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam - Chủ biên Nguyễn Thị Nhiễu -
NXB Lao động- Xã hội (2006).
TIẾNG ANH
14. Paul Moustier and Malica Collaborators - Supermarkets and the poor in
Vietnam (November 27,2006)
15. Taylor Nelson Sofres - The true values of economic growth - No August
20-26, 2007.
CÁC TRANG WEB
16. Bài học từ Hàn Quốc về xu hướng mới trong màu sắc của hàng tiêu
dùng,
17. Bí quyết kinh doanh bán lẻ ở Ấn Độ: Cửa hàng càng bừa bộn, càng bán
chạy, www.crmvietnam.com/index.php?q=comment/reply/2271
18. Ngành bán lẻ và bài học từ Hàn Quốc,
www.dantri.com.vn/kinhdoanh/2006/6/123842.vip
19. Báo động chất lượng hàng hóa trong siêu thị,
www1.dantri.com.vn/Sukien/2007/8/193157.vip
20. Bán lẻ hàng hóa xã hội tăng trưởng cao nhưng mức tiêu dùng của nhân
dân còn cách nhau lớn,
www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=6079
21. Vị trí Thành phố Hồ Chí Minh so với cả nước,
www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/thong_ke/so_ca_nuoc/vi_tri?left_m
enu=1
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 95
22. Văn hóa- xã hội Thành phố Hồ Chí Minh,
www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/lich_su_van_hoa/van_hoa_xa_hoi/
hoi_tu?left_menu=1
23. Fivimart lại bán bánh mốc,
te/News-page?contentId=35131
24. Chiến lược giá của “ông bự”,
www.hvnclc.com.vn/webhvnclc/tintuc/news_detail.asp?cat_id=35&news_id=
1573#content
25. Bao giờ thương mại trực tuyến đạt 500 tỷ đồng?,
www.ictexpress.com/news.aspx?newsid=9480
26. Dân Sài Gòn uống cà phê nhiều bao nhiêu?
www.massogroup.com/cms/content/view/3344/291/lang,vn/
27. Trẻ, khỏe và ham vui,
www.massogroup.com/cms/content/view/1284/lang,vn/
28. Thị trường bán lẻ Việt Nam: Hấp dẫn ở chỗ thiếu chuyên nghiệp,
www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default_opennew.aspx?news_id=25454
29. 5 website hàng đầu tại Việt Nam được nhiều người truy cập nhất,
www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=648&news_id=19782
30. Xây dựng chuỗi phân phối trái bơ Việt Nam,
www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=564&news_id=24273
31. Ngân hàng Thế giới: Môi trường kinh doanh của Việt Nam,
www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=661&news_id=26998#conte
nt
32. Hệ thống phân phối lớn nhất Việt Nam hoạt động: tìm chiến lược thị
trường,
www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=594&news_id=21950#conte
nt
33. Về văn hóa tiêu dùng Việt Nam, www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp?code=2614
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 96
34. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội xứng tầm vị thế
Thủ đô,
35. Hệ thống bán lẻ Việt Nam: bốn điểm yếu cần khắc phục,
36. Thị trường bán lẻ Việt Nam: tâm điểm của thế giới kinh doanh,
www.thongtinthuongmaivietnam.com, Chuyên mục quản lý thị trường,
ngày 25/07/2007.
37. Quý ông Việt Nam ngày càng “đỏm dáng”,
www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=201601&ChannelID=194
38. Nhà phân phối bán lẻ trăn trở những bài toán khó,
www.ven.org.vn/Vietnamese/?news=2594
39. Dự báo 10 xu hướng tiêu dùng mới tại Việt Nam,
www.vietnamad.com/?ad=show&ArtCat=92&ArtID=268
40. Nghiên cứu người tiêu dùng 2007: Thương hiệu hay khuyến mãi?
www.vietnamad.com/?ad=show&ArtID=433
41. Siêu thị Việt Nam và chuyện ứng dụng CNTT,
www.vietnamnet.com.vn/cntt/xalo/2005/06/463947/
42. Siêu thị chung cư - đâu là cái thú?,
www.vipmen.net/New.asp?Sub=9&ID=99&L=9
43. Tp.HCM vào Top 100 thành phố phát triển kinh tế nhanh,
www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=a9814
96b8543e7
44. Hà Nội, www.vi.wikipedia.org/wiki/ha_noi
45. Siêu thị, www.vi.wikipedia.org/Sieu_thi
46. Thành phố Hồ Chí Minh,
www.vi.wikipedia.org/wiki/thanh_pho_ho_chi_minh
Những khác biệt trong văn hoá tiêu dùng của Hà Nội và TP.HCM và giải pháp cho các
siêu thị Việt Nam
Trần Vĩnh Ngọc Lớp Pháp 2- K42F 97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3615_786.pdf