Hoạt động môi giới thương mại ra đời bắt nguồn từ nhu cầu của các chủ
thể trong nền kinh tế mang tính toàn cầu và chuyên môn hóa ngày càng cao.
Trên thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã chứng tỏ vai trò của nó trong
việc thúc đẩy các giao dịch thương mại. Để hoạt động môi giới thương mại
diễn ra một cách lành mạnh và có tổ chức, phát huy được vai trò của nó đối
với nền kinh tế, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã dành một phần riêng
quy định về hoạt động này.
97 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3271 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(WTO). Điều này tạo cơ hội
cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, đàm phán, giao kết hợp đồng thương
mại với các đối tác nước ngoài và mở rộng thị trường kinh doanh. Tính toàn
cầu hóa của nền kinh tế thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,
kéo theo sự phát triển của hoạt động môi giới thương mại nói riêng và hoạt
động trung gian thương mại nói chung. Ngược lại, hoạt động môi giới thương
60
mại phát triển tạo điều kiện cho các chủ thể gặp gỡ, thu thập thông tin, nắm
bắt nhu cầu của đối tác một cách nhanh chóng, hiệu quả; hỗ trợ đắc lực cho
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hội nhập với nền kinh tế thế giới không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà
còn mang lại không ít thách thức cho các thương nhân Việt Nam. Để tham gia
vào thương mại quốc tế, các thương nhân Việt Nam cần vượt qua rào cản
ngôn ngữ, sự khác biệt của thị hiếu khách hàng, hệ thống pháp luật và phong
tục tập quán. Những khó khăn đó sẽ được giảm bớt với sự tham gia của người
môi giới trong các giao dịch thương mại. Sự cần thiết vượt qua những rào cản
nói trên để Việt Nam giao lưu thương mại với các nước khác chính là động
lực thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại ngày càng phát triển.
3.1.2 Số liệu dự báo
Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, các sàn giao dịch liên tiếp ra
đời. Sôi động nhất chính là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với hơn 200 công ty
chứng khoán thành viên.
Vào ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-
QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán
công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là
cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thị trường UPCoM – Thị trường
giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết. Thị trường UPCoM
đã phần nào khắc phục được điểm yếu lớn nhất của thị trường OTC, đó là sự
thiếu quản lý của pháp luật. Sự ra đời của thị trường UPCoM càng thúc đẩy
hoạt động môi giới chứng khoán chưa niêm yết phát triển sôi động hơn.
Trong các lĩnh vực khác ngoài chứng khoán, các sàn giao dịch hàng hóa
cũng ồ ạt ra đời. Sàn giao dịch cà phê đầu tiên của Việt Nam đã được khai
trương ngày 11/12/2008 tại Buôn Ma Thuột. Ngày 05/11/2009, tập đoàn
Sacombank chính thức ra mắt Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín
(Sacom-STE) với sản phẩm giao dịch chủ yếu là thép xây dựng và thép công
61
nghiệp. Hạt điều cũng được đưa lên sàn giao dịch với sự ra đời của Sàn giao
dịch điều tại tỉnh Bình Phước ngày 20/03/2010. Tiếp theo, ngày 06/04/2010,
Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín khai trương Sàn
giao dịch đường. Các sàn giao dịch được thành lập liên tiếp chính là cơ sở tin
cậy cho sự phát triển của hoạt động môi giới trong thời gian tới.
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại ngày càng
đông đảo và không ngừng gia tăng.
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tính đến tháng 06/2009, ở Việt Nam
có 164 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và
kinh doanh dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động (theo báo cáo đánh giá sơ bộ
về xuất khẩu lao động của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội); số doanh
nghiệp nộp đơn xin được cấp phép vẫn tăng liên tục54.
Tính đến tháng 01/2008, Việt Nam có 155 tổ chức kinh doanh dịch vụ
môi giới bất động sản (có đăng ký hành nghề), trên 1600 tổ chức có chức
năng kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản (có đăng ký hành
nghề), còn số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS mà không đăng ký
hành nghề thì chưa thể thống kê được55. Trong vòng chưa đầy 2 năm kể từ khi
Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 13/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện
Nghị định 153/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
kinh doanh bất động sản, cả nước đã có 383 sàn giao dịch bất động sản được
thành lập; Bộ Xây dựng đã cấp 17.000 chứng chỉ môi giới, định giá BĐS và
quản lý hoạt động môi giới, định giá bất động sản56.
Thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã sớm phát triển ở Việt Nam
chứ không phải mới nở rộ trong những năm gần đây.Theo báo cáo tổng hợp
54 Quỳnh Lam (2009), Xuất khẩu lao động – chưa có tiêu chí đánh giá doanh nghiệp mạnh?, 10/08/2009,
truy cập ngày 18/04/2010,
tieu-chi-danh-gia-doanh-nghiep-manh.htm.
55 Môi giới bất động sản, đôi điều cần suy nghĩ (2008), 09/01/2008, (trích Đề án tư vấn giá đất của Cục quản
lý giá Bộ Tài chính), truy cập ngày 19/04/2010,
56 Sàn giao dịch bất động sản: Yên lòng về lượng, buồn lòng về chất (2009), 22/10/2009, truy cập ngày
19/04/2010,
buon-long-ve-chat.html.
62
dự án “Điều tra đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại trên thị trường nông
thôn đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ” (1997-2003) của Viện
nghiên cứu thương mại – Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), trong số
300 doanh nghiệp được điều tra, có đến 47% tham gia hợp đồng môi giới
thương mại (trong khi đó, chỉ có 15,7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại lý;
7,7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa và 3,3% doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ đại diện cho thương nhân)57.
Công ty TNHH Nhật Thắng chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ; được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) bình chọn là một trong 31
doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006
của Công ty là 2.120.987 đô la Mỹ (USD). Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt
530.246 USD (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu); trong đó, kim ngạch xuất
khẩu qua môi giới thương mại là 110.126 USD (chiếm 20,77% kim ngạch xuất
khẩu vào Hoa Kỳ)58. Xem Bảng 7 để hình dung rõ hơn thực trạng sử dụng dịch vụ
môi giới xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Thắng.
Bảng 7: Tình hình sử dụng các phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ
ở Công ty TNHH Nhật Thắng
Phương
thức xuất
khẩu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
9 tháng đầu năm
2007
Kim ngạch
(đơn vị:
1.000 USD)
Tỉ
trọng
(%)
Kim ngạch
(đơn vị:
1.000 USD)
Tỉ
trọng
(%)
Kim ngạch
(đơn vị:
1.000 USD)
Tỉ
trọng
(%)
Kim ngạch
(đơn vị:
1.000 USD)
Tỉ
trọng
(%)
Xuất khẩu
trực tiếp
160,35 79,93 180,65 75,57 420,12 79,23 515,46 75,17
Xuất khẩu
qua môi
giới
40,27 20,07 58,40 24,43 110,12 20,77 170,31 24,83
Tổng kim
ngạch xuất
khẩu
200,62 239,05 530,24 685,77
Nguồn: Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ vào Hoa Kỳ, Khóa luận tốt nghiệp, tr53, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
57 Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, tr46-89-90, Đại học Luật Hà Nội.
58 Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào
Hoa Kỳ, tr53, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
63
Thực tế cho thấy, hoạt động môi giới thương mại đã và đang phát triển
mạnh mẽ, cung và cầu đối với hoạt động này không ngừng gia tăng; mang
đến những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Trong tương lai, hoạt động môi giới
thương mại ở Việt Nam sẽ ngày càng phong phú, phức tạp và mang tính
chuyên nghiệp hơn; đồng thời cũng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới cần sự quan
tâm của pháp luật.
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi
giới thương mại
3.2.1 Cần ban hành văn bản dưới luật về hoạt động môi giới thương mại
Luật thương mại năm 2005 đã có những quy định riêng về hoạt động
môi giới thương mại, nhưng chưa có văn bản dưới Luật độc lập nào hướng
dẫn thi hành những quy định đó. Do vậy, việc ban hành một Nghị định riêng
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 về hoạt
động môi giới thương mại là cần thiết. Hoặc cũng có thể ban hành một Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật thương mại năm 2005 về hoạt động trung gian
thương mại, trong đó có một phần riêng về hoạt động môi giới thương mại.
Nghị định này sẽ diễn giải các quy định của Luật thương mại Việt Nam năm
2005 một cách đầy đủ, chi tiết, tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào
quan hệ môi giới thương mại nói riêng và trung gian thương mại nói chung
trong việc hiểu và áp dụng Luật.
3.2.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động môi giới
thương mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005
3.2.2.1 Sửa đổi khái niệm về hoạt động môi giới thương mại
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có đưa ra khái niệm về hoạt động
trung gian thương mại, đồng thời cũng nêu lên khái niệm về mỗi loại hình
trung gian thương mại cụ thể.
Về nguyên tắc, khái niệm hoạt động trung gian thương mại mang tính
khái quát, cho thấy bản chất của hoạt động trung gian thương mại; khái niệm
64
riêng về mỗi loại hình trung gian thương mại sẽ mang tính cụ thể nhưng vẫn
thống nhất với khái niệm chung. Tuy nhiên, trong Luật thương mại Việt Nam
năm 2005, khái niệm về các loại hình trung gian thương mại cụ thể đã có
điểm mâu thuẫn với khái niệm chung về hoạt động trung gian thương mại.
Khoản 11, Điều 3 của Luật này quy định bên thuê dịch vụ và bên trung
gian đều phải là thương nhân. Nhưng Điều 150 nêu lên khái niệm về hoạt
động môi giới thương mại lại hoàn toàn không đề cập đến việc bên được môi
giới phải là thương nhân. Trong thực tế cũng có rất nhiều trường hợp bên
được môi giới không phải là thương nhân, ví dụ: người dân cần bán nhà nên
thuê người môi giới bất động sản tìm người mua… Như vậy, quy định bên
được môi giới phải là thương nhân không phù hợp với thực tiễn.
Ngoài ra, bên môi giới cũng không nhất thiết phải là thương nhân. Bộ
xây dựng đã cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản cho những người
không phải là thương nhân. Thị trường OTC trước đây và thị trường UPCoM
hiện nay có rất nhiều người không phải là thương nhân nhưng vẫn tiến hành
hoạt động môi giới chứng khoán. Bộ luật hàng hải năm 2005 cũng không yêu
cầu người môi giới hàng hải phải là thương nhân.
Việc có thừa nhận bên môi giới không bắt buộc là thương nhân hay
không là một vấn đề cần được các nhà làm luật nghiêm túc xem xét. Thừa
nhận điều này sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề cần được pháp luật quan tâm điều
chỉnh. Bên cạnh các quy định dành cho người môi giới là thương nhân, liệu
có cần ban hành những quy định dành cho người môi giới không phải là
thương nhân? Quyền và nghĩa vụ của hai loại chủ thể này khác nhau thế nào?
Từ đó sẽ dẫn đến yêu cầu sửa đổi không chỉ Luật thương mại Việt Nam năm
2005 mà cả các luật chuyên ngành.
65
3.2.2.2 Bổ sung các quy định và quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và
bên được môi giới với bên thứ ba
Quan hệ môi giới thương mại đặc biệt ở chỗ nó liên quan đến ba bên:
bên môi giới, bên được môi giới và bên thứ ba. Hợp đồng mà bên được môi
giới giao kết với bên thứ ba xuất phát từ hợp đồng giữa bên môi giới và bên
được môi giới. Do đó, giữa bên được môi giới, bên thứ ba và bên môi giới có
mối liên hệ rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ. Nghĩa vụ của mỗi bên như thế
nào, nếu việc vi phạm nghĩa vụ của một bên ảnh hưởng đến quyền lợi của hai
bên còn lại thì các bên cần giải quyết ra sao…, những điều này cần được quy
định rõ trong Luật.
Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ môi giới
thương mại đối với bên thứ ba góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi bên
trong giao dịch thương mại, đồng thời tránh được việc hai bên câu kết với
nhau gây thiệt hại cho bên còn lại.
3.2.2.3 Sửa đổi quy định về hình thức của hợp đồng môi giới
Ngoại trừ hoạt động môi giới thương mại, các chủ thể khi tham gia vào
các quan hệ trung gian thương mại khác (Đại diện cho thương nhân, Ủy thác
mua bán hàng hóa, Đại lý thương mại) đều phải giao kết hợp đồng dưới hình
thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, hợp đồng giữa bên môi giới và bên được môi giới có thể được
giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Quy định này có điểm
tương đồng với Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế (Điều 11 của Công ước này ghi rõ: Hợp đồng mua bán
không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ
một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được
chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.).
Tuy nhiên, Điều 96 của Công ước Viên cho phép các thành viên tham
gia có quyền bảo lưu, không tuân theo Điều 11 nếu luật của nước thành viên
66
quy định hợp đồng mua bán phải được kí kết hay xác nhận bằng văn bản.
Điều này cho thấy, ở nhiều nước, luật pháp không khuyến khích việc giao kết
hợp đồng dưới các hình thức phi văn bản. Nguyên do có thể là bởi: rất khó
dựa vào các hợp đồng được lập dưới hình thức phi văn bản để giải quyết tranh
chấp.
Ở Việt Nam, hoạt động môi giới thương mại còn thiếu chuyên nghiệp,
đang tồn tại nhiều bất cập; thông tin bất cân xứng, thiếu minh bạch. Vậy, nên
chăng, pháp luật cần quy định hợp đồng môi giới thương mại phải được tạo
lập dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương để tạo cơ sở vững chắc cho việc giải quyết các tranh chấp, đảm bảo
quyền lợi của các bên tham gia?
3.2.2.4 Quy định rõ về thù lao và chi phí môi giới
Thứ nhất, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cần làm rõ thế nào là chi
phí phát sinh hợp lý cũng như cách xác định chi phí phát sinh hợp lý.
Thứ hai, Luật nên xem xét lại quy định người môi giới được quyền nhận
cả thù lao môi giới và chi phí môi giới khi việc môi giới thành công (khoản 1,
Điều 153 và Điều 154). Cần nói thêm rằng, khi thương lượng với bên được
môi giới về thù lao, bên môi giới đã có sự suy tính sao cho thù lao môi giới
tối thiểu cũng đủ bù đắp những chi phí để thực hiện việc môi giới. Do đó, sẽ
hợp lý hơn, nếu bên môi giới chỉ nhận được một trong hai khoản: thù lao hoặc
chi phí môi giới (trừ khi giữa các bên có thỏa thuận khác).
Thứ ba, Luật nên bổ sung những quy định về trường hợp loại trừ quyền
hưởng thù lao của bên môi giới.
3.2.2.5 Bổ sung những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên môi giới
và bên được môi giới khi hợp đồng môi giới thương mại chấm dứt
Như đã phân tích trong phần Một số bất cập trong hoạt động MGBĐS, có
nhiều trường hợp, khi hợp đồng môi giới đã chấm dứt, các bên được môi giới
mới phát hiện ra bên môi giới mắc sai phạm, gây thiệt hại đến quyền lợi của họ.
67
Bổ sung những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi hợp đồng môi
giới thương mại chấm dứt là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên liên
quan, tránh việc hai bên thông đồng với nhau để lừa gạt bên còn lại.
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh
BĐS năm 2006
3.2.3.1 Bổ sung những quy định về quyền hưởng thù lao, hoa hồng môi
giới của người môi giới chứng khoán
Luật chứng khoán năm 2006 quy định về hoạt động môi giới thương mại
khá sơ sài. Luật này không đề cập đến quyền của người môi giới chứng khoán
– cũng chính là công ty chứng khoán. Luật nên bổ sung những quy định về
quyền của người môi giới chứng khoán, đặc biệt là quyền hưởng thù lao và
hoa hồng môi giới. Những quy định này nên thống nhất với quy định của Luật
thương mại năm 2005, tránh gây ra mâu thuẫn như những quy định của về thù
lao và hoa hồng môi giới của Luật kinh doanh BĐS năm 2006.
3.2.3.2 Bổ sung quy định về trách nhiệm của người môi giới chứng
khoán đối với khách hàng khi người môi giới mắc lỗi, gây thiệt hại cho khách
hàng
Luật kinh doanh BĐS năm 2006 thiếu những quy định cụ thể về trách
nhiệm của nhân viên môi giới khi họ mắc lỗi, gây thiệt hại đến quyền lợi của
khách hàng. Chương IX (Thanh tra và xử lý vi phạm) của Luật này có những
quy định về xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động chứng khoán. Tuy
vậy, các quy định còn mang tính chung chung dưới hình thức “phạt tiền, xử lý
kỷ luật theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật” mà không chỉ rõ mức độ sai phạm nào thì tương ứng
với mỗi hình thức xử phạt trên.
Hiện nay, các vi phạm trong quan hệ môi giới chứng khoán chủ yếu
được xử lý theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư số
68
27/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí
hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung
tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, khoản tiền phạt mà công ty chứng khoán phải chịu theo quy
định của các văn bản trên sẽ được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà đầu tư chịu thiệt hại do lỗi của nhân viên môi giới được đền bù thế nào
tùy thuộc vào thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Luật chứng
khoán năm 2006 và các văn bản liên quan đều chưa có quy định về vấn đề
này.
Khi các công ty chứng khoán triển khai giao dịch trực tuyến, các rủi ro
đối với khách hàng cũng tăng lên. Do tính phức tạp của giao dịch trực tuyến,
điểm 5.1.6 của Thông tư số 50/2009/TT-BTC (Thông tư hướng dẫn về giao
dịch điện tử trên thị trường chứng khoán) quy định, công ty chứng khoán phải
ký một hợp đồng bằng văn bản với khách hàng quy định rõ các trách nhiệm
pháp lý của cả hai bên bao gồm trách nhiệm bồi thường khi xảy ra rủi ro;
công ty chứng khoán cũng phải nêu rõ các rủi ro liên quan đối với nhà đầu tư
dưới hình thức một “Bản công bố rủi ro” đính kèm hợp đồng.
Kể từ khi hoạt động giao dịch trực tuyến được chính thức triển khai trên
thị trường chứng khoán Việt Nam đến nay chưa đầy 2 năm, do đó các quy
định của pháp luật về giao dịch trực tuyến chưa thể hoàn thiện đủ để đảm bảo
quyền lợi của nhà đầu tư, tương lai sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề cần xem xét.
Người viết khóa luận cho rằng, vấn đề quan trọng nhất trong phương
thức giao dịch chứng khoán trực tuyến chính là xác định được thiệt hại nào do
lỗi khách quan, thiệt hại nào do lỗi chủ quan của công ty chứng khoán; với
những thiệt hại do lỗi chủ quan, pháp luật nên quy định bồi thường như thế
nào? Hiện nay, các vi phạm trong giao dịch điện tử được xử lý theo Nghị định
số 27/2007/NĐ-CP (Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính),
nhưng các quy định của Nghị định này vẫn khá sơ sài.
69
Nên chăng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước hoặc một cơ quan pháp luật
nào đó ban hành một mẫu hợp đồng chuẩn về cung cấp dịch vụ giao dịch điện
tử trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó nêu rõ các rủi ro có thể xảy ra, quyền
và nghĩa vụ của các bên liên quan. Nếu làm được như vậy, hoạt động giao
dịch điện tử trên thị trường chứng khoán sẽ đi theo khuôn phép, các tranh
chấp trong quan hệ môi giới chứng khoán mới có cơ sở giải quyết minh bạch.
3.2.3.3 Sửa đổi văn bản dưới luật về điều kiện để công ty chứng khoán
được phép tiến hành phương thức giao dịch trực tuyến
Công ty chứng khoán muốn cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
trực tuyến phải đăng ký với UBCKNN (theo điểm 5.3.1 và 5.3.2 của Thông tư
số 50/2009/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng
khoán). Hồ sơ đăng kí bao gồm 10 loại giấy tờ, trong đó có báo cáo phân tích
tóm tắt và báo cáo thiết kế hệ thống liên quan đến hệ thống dịch vụ giao dịch
chứng khoán trực tuyến.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (Phó tổng giám đốc Sở giao dịch chứng
khoán Tp. HCM), quy định này không hợp lý, vì các thông tin đó là bí mật
của các công ty. Ông Hùng cho rằng, Luật chứng khoán năm 2006 cho phép
CTCK kinh doanh nghiệp vụ môi giới chứng khoán, giao dịch điện tử là một
phương thức của nghiệp vụ này, nên việc Thông tư yêu cầu các CTCK phải
xin phép lại một lần nữa là không cần thiết. Theo ông Hùng, những quy định
nói trên của Thông tư đã can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp59.
3.2.3.4 Ban hành nghị định mới nâng khung hình phạt đối với các vi
phạm của công ty chứng khoán
Việc xử phạt vi phạm hình chính trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay
tuân theo Nghị định số 36/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
59 Xuân Tòa (2007), Dự thảo giao dịch chứng khoán trực tuyến: cần thêm quy định bồi thường khi gặp rủi
ro, 20/12/2007, truy cập ngày 18/04/2010,
tuyen-Can-them-quy-dinh-boi-thuong-khi-gap-rui-ro/45265618/87/.
70
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (không có văn bản dưới luật
hướng dẫn thi hành Luật chứng khoán năm 2006 về vấn đề này).
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc các công ty chứng khoán liên
tục mắc sai phạm, nhất là các lỗi trong giao dịch, thanh toán và lưu ký chứng
khoán là bởi mức phạt chưa nghiêm, số tiền xử phạt ít hơn rất nhiều so với số
tiền mà công ty chứng khoán thu được từ việc vi phạm60. Mức phạt cao nhất
mà Nghị định số 36/2007/NĐ-CP đưa ra là 70 triệu đồng, số tiền này là rất
nhỏ so với phí môi giới chứng khoán mà CTCK thu được từ những lệnh mua
và bán trị giá hàng chục tỉ đồng của các nhà đầu tư.
3.2.3.5 Xem xét việc thừa nhận tư cách pháp lý của người môi giới
chứng khoán tự do
Luật chứng khoán năm 2006 chỉ thừa nhận chủ thể duy nhất được phép
kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán là công ty chứng khoán. Tuy nhiên,
thực tế đã cho thấy, có rất nhiều cá nhân hành nghề môi giới chứng khoán độc
lập, tạo nên sự sôi động của thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC).
Hiện nay, thị trường OTC đã đóng cửa, nhưng thị trường UPCoM mới hình
thành cũng không thiếu những người môi giới chứng khoán tự do.
Nên chăng, Luật chứng khoán ban hành thêm các quy định thừa nhận
người môi giới độc lập là chủ thể hợp pháp trong hoạt động kinh doanh dịch
vụ môi giới chứng khoán. Như vậy sẽ thuận tiện cho sự quản lý của pháp luật
đối với hoạt động MGCK, giảm bớt những bất cập trong quan hệ môi giới
giữa người MGCK độc lập và nhà đầu tư.
3.2.3.6 Sửa đổi, bổ sung Luật kinh doanh BĐS năm 2006
Luật kinh doanh BĐS năm 2006 nên được sửa đổi, bổ sung về các vấn
đề sau đây:
60 Xử phạt vi phạm của các CTCK: cần phải mạnh tay hơn nữa (2009), 25/08/2009, truy cập ngày
19/04/2010,
71
Thứ nhất, nên quy định thời hạn của chứng chỉ môi giới BĐS. Kinh
doanh BĐS vốn là một lĩnh vực rất phức tạp, hay thay đổi. Người môi giới
BĐS cần thường xuyên cập nhật kiến về pháp luật, kinh tế, tài chính… Do đó,
Luật nên quy định chứng chỉ môi giới BĐS chỉ có giá trị trong một thời hạn
nhất định, sau một thời gian nào đó (có thể là 2 đến 3 năm), người môi giới
cần theo học các chương trình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức để
được tiếp tục cấp chứng chỉ.
Thứ hai, nên quy định cụ thể về giảng viên được phép giảng dạy tại các
cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới, định giá bất động sản và quản lý
điều hành sàn giao dịch bất động sản. Khoản 3, Điều 12, Nghị định 153/2007/NĐ-
CP yêu cầu giảng viên phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy đáp
ứng yêu cầu của các môn học (có thể là các nhà giáo chuyên nghiệp, các chuyên
gia, các nhà quản lý, người có chứng chỉ và kinh nghiệm trong hoạt động kinh
doanh bất động sản). Quy định như vậy là rất chung chung, thiếu rõ ràng.
Thứ ba, cần ban hành những quy định chặt chẽ hơn về cơ sở vật chất của sàn
giao dịch bất động sản. Sàn giao dịch bất động sản phải có diện tích sử dụng để
giao dịch tối thiểu 50m2 phục vụ cho hoạt động môi giới, giao dịch và thêm
20 m
2
cho mỗi hoạt động dịch vụ bổ sung, có trang thiết bị phù hợp với nội
dung hoạt động, đồng thời phải có tên, biển hiệu và địa chỉ giao dịch ổn định
tối thiểu trong thời hạn 01 năm (khoản 1.5 và 1.6, Phần 4, Thông tư số
13/2008/TT-BXD). Những quy định sơ sài này là một trong những nguyên
nhân dẫn đến hiện tượng sàn giao dịch liên tiếp được mở ra nhưng số lượng
giao dịch qua sàn ít, chất lượng dịch vụ thấp.
Thứ tư, cần có những quy định nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp
kinh doanh BĐS dùng danh nghĩa người môi giới để bán bất động sản của mình
cho khách hàng, vừa thu lợi trong giao dịch mua bán BĐS vừa thu phí môi giới.
72
3.3 Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại
phát triển
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Ngoài những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt
động môi giới thương mại đã nêu ở trên, Nhà nước Việt Nam nên tiến hành những
giải pháp sau đây để phát triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới:
3.3.1.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về
hoạt động môi giới thương mại
Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại
trong các lĩnh vực khác nhau chưa đăng kí với cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến
Nhà nước bị thất thu một khoản thuế lớn61. Không những thế, đội ngũ nhân lực
môi giới thương mại còn có những tổ chức, cá nhân yếu về chuyên môn và khả
năng tài chính, đạo đức nghề nghiệp chưa cao, gây ra các sai phạm làm thiệt hại
quyền lợi của khách hàng.
Do đó, Nhà nước cần quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động môi giới thương
mại thông qua các cơ quan quản lý Nhà nước về môi giới thương mại nói riêng và
trung gian thương mại nói chung.
3.3.1.2 Tăng cường tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo về
pháp luật thương mại nói chung và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại
nói riêng
Để hoạt động môi giới thương mại diễn ra lành mạnh và nhanh chóng đạt
đến trình độ chuyên nghiệp, các chủ thể tham gia vào quan hệ môi giới thương
mại cần có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật.
Từ khi Luật thương mại Việt Nam năm 2005 có hiệu lực đến nay, thời gian
mới được ba năm. Do đó, không thể tránh khỏi sự thiếu sót các văn bản dưới Luật
hướng dẫn về hoạt động môi giới thương mại, cũng như đang có nhiều điểm quy
61 Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực
trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr120, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
73
định không hợp lý, chồng chéo giữa Luật thương mại và các luật chuyên ngành.
Vì thế, các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động môi giới thương mại
nên tổ chức các khóa đào tạo, các buổi hội thảo nhằm hướng dẫn cho các chủ thể
tham gia hoạt động MGTM về những quy định của pháp luật đối với hoạt động
này. Giải pháp này sẽ giúp các chủ thể biết cách áp dụng những quy định pháp
luật sao cho đúng đắn, hợp lí. Đồng thời, thông qua những ý kiến thảo luận của
các chủ thể, chúng ta tìm được những điểm chưa hợp lý hoặc thiết sót trong hệ
thống pháp luật và cách thức sửa đổi, bổ sung, làm cho hệ thống pháp luật hoàn
thiện hơn.
3.3.1.3 Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin về hoạt động môi giới thương
mại ở Việt Nam
Việc cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động môi giới ở Việt
Nam hiện nay còn thiếu và yếu. Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi các
Hiệp hội ngành hàng, Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam, Tham tán thương mại ở các nước62.
Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Hiệp hội là nơi gắn kết các doanh nghiệp với nhau, là cầu nối giữa Nhà nước và
doanh nghiệp. Hiệp hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp
luật, đồng thời hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong lĩnh vực môi giới thương mại hiện nay, số lượng các hiệp hội được
thành lập chưa nhiều. Nhà nước cần thúc đẩy sự thành lập của các hiệp hội, cải
thiện chất lượng hoạt động của các hiệp hội, sao cho cho các hiệp hội thực hiện tốt
chức năng quan trọng của mình là cung cấp thông tin về các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ môi giới nói riêng và các lĩnh vực có liên quan nói chung.
62 Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam – thực
trạng và giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, tr115, Đại học Ngoại thương Hà Nội.
74
Tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin qua các hiệp hội là nhằm mục đích
xây dựng hệ thống thông tin minh bạch cho thị trường Việt Nam. Các hiệp hội
phát triển vững mạnh, có cơ sở dữ liệu phong phú, công khai sẽ giúp các chủ thể
trong nền kinh tế tiếp cận được với nguồn thông tin đa dạng, đáng tin cậy, trên cơ
sở đó mà ra quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của mình.
3.3.1.4 Đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền pháp luật về hoạt động
môi giới thương mại
Nhìn chung, người dân chưa có nhận thức đúng đắn về bản chất của hoạt
động môi giới thương mại, một số người còn có định kiến không tốt với những
người kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại. Quan trọng hơn, các chủ thể tham
gia hoạt động thương mại và cả người dân còn thiếu hiểu biết về các quy định của
pháp luật đối với hoạt động môi giới, chưa biết cách tham gia hoạt động này một
cách chuyên nghiệp và bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có vi phạm xảy ra.
Do đó, Nhà nước cần phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật
trong nhân dân, trong giới thương nhân và các cơ quan nhà nước có chức năng
liên quan đến hoạt động môi giới thương mại để họ có cách hiểu đúng và tuân thủ
các quy định của pháp luật.
Để làm được điều này, các cơ quan truyền thông, các cơ quan nhà nước và
các chủ thể liên quan cần có sự phối hợp để phổ biến kiến thức về hoạt động môi
giới thương mại trên các phương tiện thông tin đa dạng như: báo in, báo hình,
mạng Internet, đài phát thanh…
3.3.2 Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương
mại
3.3.2.1 Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại cần
tăng cường hiểu biết, nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp của mình
Để hoạt động môi giới thương mại phát triển đạt đến trình độ chuyên nghiệp,
điều đầu tiên cần quan tâm là các chủ thể tiến hành hoạt động này phải có nhận
thức đúng đắn, nghiêm túc về nghề nghiệp của mình. Họ phải xem môi giới
75
thương mại là một nghề đòi hỏi những kiến thức và kĩ năng chuyên nghiệp; có ý
thức tìm hiểu những quy định của pháp luật về hoạt động này; tích lũy kiến thức
cần thiết cho nghề nghiệp, trau dồi các kĩ năng chuyên môn. Đồng thời, họ cần tự
nhận thức được yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của xã hội đối với người môi
giới, tôn trọng chữ tín, biết tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân nhưng không bỏ qua
quyền lợi của khách hàng.
3.3.2.2 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động môi
giới thương mại
Như đã phân tích trong phần Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động MGTM
ở Việt Nam, điểm yếu lớn nhất của nguồn nhân lực là người môi giới không được
đào tạo bài bản, kĩ năng môi giới thiếu chuyên nghiệp, ít có khả năng cung cấp
những dịch vụ mang tính chuyên môn cao cho khách hàng.
Hoạt động MGTM liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, tài
chính, pháp luật, hành chính… Do đó, người môi giới không chỉ cần có hiểu biết
về lĩnh vực mà mình tham gia hoạt động mà còn cần am hiểu về các lĩnh vực liên
quan; ngoài ra còn phải nắm vững các kĩ năng thuyết trình, đàm phán… Việc đào
tạo nhân lực cho hoạt động MGTM cần mang tính toàn diện và có sự phối hợp
giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Việc đào tạo nhân lực cho hoạt động MGTM có thể diễn ra dưới nhiều hình
thức. Các doanh nghiệp tổ chức đào tạo trong nước cho nhân viên của mình
hoặc hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài; tổ chức các hội thảo trao đổi
kinh nghiệm hay khảo sát thực tế. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên phối
hợp với các hiệp hội về môi giới thương mại trong các lĩnh vực khác nhau để
tìm nguồn kinh phí, cùng đề ra cách thức đào tạo nguồn nhân lực.
Một phương thức nữa rất có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực môi giới là các doanh nghiệp phối hợp với các trường đại học,
cao đẳng… để đưa những nội dung quan trọng, phù hợp với thực tiễn hoạt
động môi giới vào chương trình giảng dạy của trường; đồng thời tạo cơ hội
76
cho sinh viên thực tập ở các doanh nghiệp nhằm thu lượm kinh nghiệm và rèn
luyện kĩ năng làm việc. Phương thức này cần sự quan tâm hợp tác của nhiều
bên, trong đó có Bộ Giáo dục; các trường đại học, cao đẳng; các doanh
nghiệp…; đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
3.3.2.3 Nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động
môi giới thương mại
Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dịch vụ MGTM ở Việt Nam
chưa cao là cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, hệ thống thông tin thiếu hiện đại,
gây cản trở cho các doanh nghiệp trong việc lưu trữ thông tin, giao dịch với khách
hàng và theo dõi, giám sát quá trình kinh doanh.
Để nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới, doanh nghiệp cần chú trọng phát
triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực môi giới chứng
khoán. Xu hướng hiện nay của các công ty chứng khoán là triển khai giao dịch
trực tuyến; mà phương thức giao dịch này đòi hỏi hệ thống thông tin của công ty
chứng khoán phải đạt đến một chuẩn nhất định, đó là còn chưa kể đến những yêu
cầu về bảo mật cho thông tin cá nhân của khách hàng.
Việt Nam mở cửa nền kinh tế đã mang lại cho các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ môi giới không ít thách thức từ các doanh nghiệp nước ngoài vốn có lợi
thế về cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ và hiện đại. Phát triển cơ sở vật chất của
mình chính là một cách nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam với các doanh nghiệp nước ngoài.
3.3.2.4 Gia tăng mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và
với các hiệp hội ngành nghề
Trong tương lai, các hoạt động của nền kinh tế phát triển đến mức độ
cao, hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực này sẽ càng liên quan đến
nhiều hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực khác. Do đó, cần phải gia tăng mối
liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ MGTM với nhau và với
các hiệp hội ngành nghề nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
77
nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, tránh được những tranh chấp
không đáng có giữa các doanh nghiệp thành viên.
Bên cạnh đó, việc gia tăng mối liên kết như đã nói ở trên cũng góp phần
tạo ra hệ thống thông tin minh bạch, công khai về hoạt động MGTM trên thị
trường; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hợp tác với nhau, hoàn thiện thông
lệ kinh doanh và quy định pháp lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ môi
giới. Đồng thời, mối liên kết này cũng sẽ bảo vệ các doanh nghiệp khi gặp rào
cản và tranh chấp trong thương mại quốc tế.
78
Kết luận
Hoạt động môi giới thương mại ra đời bắt nguồn từ nhu cầu của các chủ
thể trong nền kinh tế mang tính toàn cầu và chuyên môn hóa ngày càng cao.
Trên thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã chứng tỏ vai trò của nó trong
việc thúc đẩy các giao dịch thương mại. Để hoạt động môi giới thương mại
diễn ra một cách lành mạnh và có tổ chức, phát huy được vai trò của nó đối
với nền kinh tế, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã dành một phần riêng
quy định về hoạt động này.
Hiện nay, các quy định về môi giới thương mại nói chung chủ yếu nằm
trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005, nhưng chưa có văn bản dưới
Luật độc lập nào hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết về hoạt động này. Thông
qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán và hoạt động
môi giới bất động sản, có thể thấy, một vài quy định của Luật thương mại
năm 2005 không phù hợp với thực tiễn, cần được bổ sung hoặc sửa đổi. Ngoài
ra, việc nghiên cứu hoạt động môi giới thương mại trong hai lĩnh vực nói trên
cũng cho thấy một số điểm mâu thuẫn giữa Luật thương mại Việt Nam năm
2005 và luật chuyên ngành; chưa kể đến bản thân các luật chuyên ngành vẫn
có những quy định bất cập, không sát với thực tiễn hoạt động môi giới thương
mại.
Những vấn đề nói trên gây khó khăn cho các chủ thể trong việc tiến hành
hoạt động môi giới thương mại; đồng thời khiến cho các quy định của Luật
thương mại và các luật chuyên ngành thiếu tính khả thi. Do đó, việc sửa đổi,
bổ sung những quy định về môi giới thương mại trong Luật thương mại Việt
Nam năm 2005 và các luật chuyên ngành là cần thiết để tạo ra hành lang pháp
lý hoàn thiện hơn cho hoạt động môi giới thương mại phát triển.
Người viết khóa luận đã nghiên cứu những quy định của Luật thương
mại Việt Nam năm 1997, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật
79
chuyên ngành (Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật chứng khoán
năm 2006…) về hoạt động môi giới thương mại, tìm ra những điểm chưa hợp
lý hoặc không thống nhất giữa các luật nêu trên. Từ đó, người viết đề xuất
một số giải pháp sửa đổi, bổ sung các luật trên và các giải pháp khác nhằm
phát triển hoạt động môi giới thương mại để hoạt động này ngày càng chuyên
nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.
Những nội dung trình bày trong khóa luận ít nhiều mang tính chủ quan
của người viết, có thể còn nhiều điểm thiếu hợp lý do thời gian và năng lực có
hạn của tác giả. Làm thế nào để các quy định về hoạt động môi giới thương
mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật chuyên ngành phù
hợp với thực tiễn, mang tính khả thi cao và thống nhất chặt chẽ với nhau là
một vấn đề phức tạp, cần được các nhà làm luật đầu tư nhiều thời gian và
công sức nghiên cứu.
80
Danh mục tài liệu tham khảo
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bùi Thị Lê Dung (2005), Các giải pháp thực thi có hiệu quả Luật thương
mại Việt Nam năm 2005, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
2. Dương Thị Hằng (2007), Hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Ngoại thương,
Hà Nội.
3. Lương Đức Cường (2006), Hỏi đáp về Luật chứng khoán năm 2006, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
4. Lương Đức Cường (2006), Hỏi đáp về Luật kinh doanh bất động sản năm
2006, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
5. Nguyễn Thanh Thủy (2009), Những quy định của Luật thương mại Việt Nam
năm 2005 về hoạt động trung gian thương mại. Thực tiễn áp dụng và những vấn đề
phát sinh., Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Mơ (2004), Cơ sở khoa học của việc sửa đổi và hoàn thiện Luật
thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế,
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Mơ (2009), Giáo trình pháp luật trong hoạt động kinh tế đối
ngoại, Tái bản lần thứ tư, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Vân Anh (2006), Khái niệm, bản chất pháp lý của hoạt động
trung gian thương mại, Tạp chí Luật học, Số 1, tr4-12, Trường Đại học Luật, Hà
Nội.
10. Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian
thương mại ở Việt Nam, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
81
11. Phạm Duy Liên (2005), Sử dụng trung gian thương mại trong hoạt động xuất
nhập khẩu ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Ngoại thương, Hà
Nội.
12. Phan Vũ Hùng (2008), Pháp luật chứng khoán ở Việt Nam – thực trạng và
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
13. Trần Thị Bạch Dương (2007), Hoàn thiện pháp luật thương mại Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tr109-110, Trường Đại học Luật Hà Nội.
II. Tài liệu từ Internet
1. “Bát nháo” sàn giao dịch bất động sản (2010), 03/02/2010, truy cập ngày
21/04/2010,
san.htm.
2. “Cò” nhà đất quậy tưng bừng (2008), 23/02/2008, truy cập ngày
22/02/2010,
bung_4_7868/.
3. “Ngập ngừng” sàn giao dịch bất động sản (2006), 19/10/2006, truy cập
ngày 21/04/2010,
san/65070770/87/.
4. An Trung (2009), Đông như “cò” nhà đất, 10/09/2009, truy cập ngày
22/02/2010,
dat.htm.
5. Cả nước có 368 sàn giao dịch bất động sản (2010), 19/01/2010, truy cập
ngày 22/02/2010,
6. Cảnh giác với môi giới khi mua căn hộ (2009), 30/06/2009, truy cập ngày
22/02/2010,
7. Cò đất lừa đồng nghiệp (2009), 07/07/2009, truy cập ngày 22/02/2010,
BDS/2_18_616/Co-dat-lua-dong-nghiep.aspx.
82
8. Độc chiêu kiếm tiền của “cò” nhà đất (2009), 25/11/2009, truy cập ngày
22/02/2010,
doanh/2009/11/3BA16025/.
9. Gia Linh (2009), “Cò” nhà đất hoạt động theo đàn, 22/04/2009, truy cập
ngày 22/02/2010,
10. Hạnh Liên (2008), Đào tạo nhà môi giới bất động sản: thiếu đủ thứ,
24/01/2008, truy cập ngày 22/02/2010,
oc/Tin-tuc/Ky-nang-Moi-gioi-BDS/2_18_357/Dao-tao-nha-moi-gioi-bat-dong-san-
Thieu-du-thu.aspx.
11. Hết thời “ăn xổi” bất động sản (2008), 04/08/2008, truy cập ngày
22/02/2010,
12. Hoàng Ly (2007), Bảo vệ công ty chứng khoán hay nhà đầu tư?, 11/12/2007,
truy cập ngày 15/03/2010,
hay-CTCK/45264745/111/.
13. Hùng Vũ (2006), Môi giới nhà đất trước ngưỡng cửa WTO: Sẽ chuyên
nghiệp hóa?, 04/11/2006, truy cập ngày 22/02/2010,
14. Khi bất động sản rơi vào kịch bản bầy đàn (2009), 29/11/2009, truy cập ngày
22/02/2010,
15. Luật Chứng khoán còn nhiều bất cập (2008), 18/06/2008, truy cập ngày
15/03/2010,
272906.
16. Luật kinh doanh BĐS còn bất cập điểm gì? (2009), 12/10/2009, truy cập
ngày 15/03/2010,
99.
17. M.T.P (2008), Đẳng cấp của “cò” nhà đất, 31/03/2008, truy cập ngày
22/02/2010,
83
18. Mạng sàn bất động sản xa rời thực tế (2009), 06/03/2009, truy cập ngày
15/03/2010,
19. Môi giới bất động sản không chuyên sẽ bị đào thải (2009), 10/08/2009, truy
cập ngày 22/02/2010,
Moi-gioi-BDS/2_18_1681/Moi-gioi-bat-dong-san-khong-chuyen-se-bi-dao-
thai.aspx.
20. Môi giới bất động sản: đôi điều cần suy nghĩ (2008), 09/01/2008, truy cập
ngày 22/02/2010,
gioi-BDS/2_18_356/Moi-gioi-bat-dong-san-Doi-dieu-can-suy-nghi.aspx.
21. Mua bán nhà đất – biết tìm sàn ở đâu (2008), 10/04/2008, truy cập ngày
22/02/2010,
22. Nhà đất đồng loạt tụt giá (2008), 17/03/2008, truy cập ngày 19/04/2010,
23. Phương Thảo (2009), Trình độ môi giới bất động sản đang ở mức phổ cập,
21/09/2009, truy cập ngày 22/02/2010,
24. Quái chiêu của môi giới nhà đất (2009), 13/04/2009, truy cập ngày
22/02/2010,
25. Quốc Dũng (2009), Môi giới nhà đất đa phần là “xe ôm, trà đá”,
06/11/2009, truy cập ngày 22/02/2010,
26. Sàn giao dịch bất động sản, yên lòng về lượng, buồn về chất (2009),
22/10/2009, truy cập ngày 15/03/2010,
Tuc/115.San-giao-dich-bat-dong-san-Yen-long-ve-luong-buon-long-ve-chat.html.
27. Thị trường bất động sản bị bóp méo vì môi giới (2009), 30/03/2009, truy cập
ngày 22/02/2010,
28. Uỷ ban Chứng khoán: Nhiều sai phạm tại VCBS (2007), 08/02/2007, truy
cập ngày 15/03/2010,
pham-tai-VCBS/55140430/91/.
84
29. V.Xuân (2008), Trình độ văn hóa nào cũng cấp chứng chỉ hành nghề môi
giới bất động sản, 18/10/2008, truy cập ngày 22/02/2010,
30. Vạn chiêu lừa của “cò” mua bán chung cư cũ (2009), 27/11/2009, truy cập
ngày 22/02/2010,
co-mua-ban-chung-cu-cu-881181/.
31. Vũ Lê (2009), Loạn môi giới nhà đất vì thiếu chế tài, 30/03/2009, truy cập
ngày 22/02/2010
32. Xuân Hòa (2008), Mánh làm giá của đại gia và công ty chứng khoán,
19/04/2008, truy cập ngày 15/03/2010,
khoan/2008/04/3BA01723/.
33. Xuân Toà (2007), Dự thảo giao dịch chứng khoán trực tuyến: Cần thêm quy
định bồi thường khi gặp rủi ro, 20/12/2007, truy cập ngày 15/03/2010,
quy-dinh-boi-thuong-khi-gap-rui-ro/45265618/87/.
85
Danh mục chữ cái viết tắt
BĐS Bất động sản
CNTT Công nghệ thông tin
CTCK Công ty chứng khoán
CTCP Công ty cổ phần
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội
HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
MGBĐS Môi giới bất động sản
MGCK Môi giới chứng khoán
MGTM Môi giới thương mại
NH Ngân hàng
TMCP Thương mại cổ phần
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
VNĐ Việt Nam đồng
86
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Đại diện cho thương nhân ......... 11
Bảng 2: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa ........ 12
Bảng 3: So sánh hoạt động MGTM và hoạt động Đại lý thương mại ..................... 13
Bảng 4: Quy mô giao dịch cổ phiếu ngày 21/03/2010 tại Sở giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................... 26
Bảng 5: Phí môi giới chứng khoán đã niêm yết của một số CTCK ......................... 35
Bảng 6: Phí môi giới bất động sản tại một số sàn giao dịch bất động sản (thời điểm
tháng 04/2010) ...................................................................................................... 46
Bảng 7: Tình hình sử dụng các phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào
Hoa Kỳ ở Công ty TNHH Nhật Thắng .................................................................. 62
87
Phụ lục 1
Theo Điều 45, Luật thương mại Việt Nam năm 1997, hành vi thương mại bao gồm
các loại hình sau:
1. Mua bán hàng hoá;
2. Đại diện cho thương nhân;
3. Môi giới thương mại;
4. Uỷ thác mua bán hàng hoá;
5. Đại lý mua bán hàng hoá;
6. Gia công trong thương mại;
7. Đấu giá hàng hoá;
8. Đấu thầu hàng hoá;
9. Dịch vụ giao nhận hàng hoá;
10. Dịch vụ giám định hàng hoá;
11. Khuyến mại;
12. Quảng cáo thương mại;
13. Trưng bày giới thiệu hàng hoá;
14. Hội chợ, triển lãm thương mại.
88
Phụ lục 2
Số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 11/2009
Số lượng
tài khoản
(đơn vị: 1
tài
khoản)
3.000 8.780 13.600 16.490 21.200 31.000 106.393
Khoảng
300.000
Khoảng
550.000
730.000
Nguồn:
Dương Thị Hằng (2007), Hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam,
thực trạng và giải pháp, tr41, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
730.000 tài khoản đầu tư chứng khoán được mở (2009), 01/12/2009, truy cập ngày 20/04/2010,
khoan-duoc-mo.htm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam: hứa hẹn tăng trưởng gấp (2008), 02/01/2008, truy cập ngày
20/04/2010,
doi/65117000/91/.
89
Phụ lục 3
Quy mô giao dịch chứng khoán từ tháng 4/2009 đến tháng 1/2010 tại Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Tháng
Khớp lệnh Thỏa thuận
Khối lượng (đơn vị: 1 chứng
khoán)
Giá trị (tỉ
đồng)
Khối lượng (đơn vị: 1 chứng
khoán)
Giá trị (tỉ
đồng)
01-
2010
808.645.520 36.101,080 57.527.282 2.725,948
12-
2009
889.005.090 35.805,427 118.661.301 4.644,373
11-
2009
1.015.363.560 49.056,733 62.744.699 3.174,277
10-
2009
1.620.619.550 81.792,016 67.975.112 3.894,969
09-
2009
1.365.131.170 66.198,655 28.612.722 1.652,573
08-
2009
1.052.763.080 42.420,705 35.788.372 2.346,695
07-
2009
705.398.790 26.775,982 42.091.097 1.650,321
06-
2009
1.053.445.480 40.948,809 36.125.360 1.445,723
05-
2009
936.205.490 28.557,110 23.652.611 711,667
04-
2009
662.642.560 16.583,633 29.849.186 800,395
Nguồn: Thông tin giao dịch/Thống kê giao dịch/Quy mô giao dịch,
truy cập ngày 18/03/2010.
90
Phụ lục 4
Quy trình nhập lệnh tại các CTCK
Nguồn: Dương Thị Hằng (2007), Hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam –
thực trạng và giải pháp, tr34, Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội.
Bước 1: Nhân viên môi giới
tại quầy nhận và kiểm tra
lệnh của khách hàng.
Bước 2: Nhân viên lưu ký
kiểm tra tài khoản và treo ký
quỹ.
Bước 3: Trưởng phòng môi
giới kiểm tra lệnh lần cuối.
Bước 4: Giám đốc hoặc phó
giám đốc CTCK ký vào
lệnh.
Bước 5: Nhân viên môi giới
tại sàn nhập lệnh vào hệ
thống của Sàn giao dịch
chứng khoán.
Bước 6: Nhân viên lưu ký
ghi chép số liệu, giải tỏa ký
quỹ và ghi các phát sinh vào
tài khoản khách hàng.
91
Phụ lục 5
Doanh thu hoạt động môi giới của một số CTCK trong mối tương quan với tổng
doanh thu năm 2009.
STT Tên
CTCK
Tổng doanh thu
(đơn vị: nghìn
đồng)
Doanh thu từ hoạt
động MGCK
(đơn vị: nghìn
đồng)
`Tỉ lệ
doanh thu
từ hoạt
động
MGCK so
với tổng
doanh thu
Lợi nhuận sau
thuế TNDN (đơn
vị: nghìn đồng)
Tỉ lệ lợi
nhuận sau
thuế
TNDN so
với tổng
doanh thu
1.
CTCP
chứng
khoán
Đại Nam
42.673.521,960 29.247.875,556 68,539% 12.491.621,249 29,273%
2.
CTCP
chứng
khoán
FPT
215.931.049,801 117.559.284,080 54,443% 120.522.228,431 55,815%
3.
CTCP
chứng
khoán
Phú
Hưng
62.745.381,190 33.327.838,621 53,116% 13.002.778,889 20,723%
4.
CTCP
chứng
khoán
Kim Eng
Việt Nam
122.482.000,000 64.371.000,000 52,555% 32.195.000,000 26,285%
5.
CTCP
chứng
khoán
Chợ Lớn
29.436.569,503 9.001.785,458 30,580% 19.396.721,601 65,893%
6.
CTCP
chứng
khoán
Thăng
Long
676.922.453,000 192.133.063,000 28,383% 97.323.499,000 14,377%
92
7.
CTCP
chứng
khoán
Artex
84.417.678,222 22.664.360,061 26,848% 31.872.548,702 37,756%
8.
CTCP
chứng
khoán
thành phố
Hồ Chí
Minh
491.278.175,712 121.204.323,347 24,671% 278.119.318,635 56,611%
9.
Công ty
TNHH
chứng
khoán
NH ACB
522.711.000,000 128.400.000,000 24,564% 318.308.000,000 60,896%
10.
Công ty
TNHH
một thành
viên
chứng
khoán
NH Đông
Á
136.730.271,527 30.253.079,026 22,126% 24.031.417,360 17,576%
11.
CTCP
chứng
khoán
Hòa Bình
85.706.990,936 18.094.740,190 21,112% 43.001.432,709 50,173%
12.
Công ty
TNHH
chứng
khoán
ngân
hàng
TMCP
Nhà Hà
Nội
169.481.239 31.957.318 18,856% 133.029.717 78,492%
93
13.
CTCP
chứng
khoán Sài
Gòn
1.133.451.687,284 196.203.846,337 17,310% 762.989.550,080 67,316%
14.
CTCP
chứng
khoán
Phương
Đông
120.477.288,818 15.668.590,635 13,005% 25.301.515,134 21,001%
15.
Công ty
TNHH
chứng
khoán
NH Đầu
tư và phát
triển Việt
Nam
619.572.335,329 61.325.581,428 9,898% 436.736.385,710 70,490%
16.
CTCP
chứng
khoán
NHNN
và PTNT
Việt Nam
518.184.995,451 44.406.400,503 8,570% 154.933.964,677 29,899%
17.
CTCP
chứng
khoán
Kim
Long
434.812.108,51 30.425.531,276 6,997% 352.042.380,172 80,964%
18.
CTCP
chứng
khoán
Bảo Minh
42.182.176,439 2.403.368,626 5,698% 19.219.813,644 45,564%
19.
CTCP
chứng
khoán
Đại
Dương
208.262.972,379 7.033.330,909 3,377% 24.481.523,881 11,755%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009 của các công ty nói trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5275_1261.pdf