Lời nói đầu
Chúng ta đang chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của toàn cảnh kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá. Cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dấn đến việc hình thành quan hệ song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tất cả những điều đó, đã tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, thách thức giá trị truyền thống của các dân tộc.
Tất cả những biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan đến sự biến động kinh tế – xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu nưóc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những biến động đó tuy là khó tránh khỏi nhưng chúng ta sẽ giảm tác hại đi rất nhiều nếu xã hội sớm nhận ra những yếu kém và nếu Đảng và nhà nước ta kịp thời có những đối sách thích hợp. Sự cần thiết và khả thi của việc sử dụng kinh tế thị trường để phát triển đất nước là điều cần thiết. Vấn đề ở chỗ là làm sao để giảm mức tố thiểu các mặt trái của kinh tế thị trường và sử dụng đến mức tối đa những yếu tố tích cực và sức mạnh của nó, bởi vì kinh tế thị trường là thành quả phát triển của văn minh nhân loại. Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được giá trị truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Để làm tốt công việc này chúng ta cần phải biết kế thừa và phát huy những giá trị tư tưởng Nho giáo. Đây là điều cần thiết đối với phát triển đất nước. Với nghĩa như vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em mong các thầy cô giáo tận tình sửa chữa và góp ý để bài viết của em được tốt hơn. Em xin cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã cung cấp kiến thức và phương pháp để em hoàn thành bài tiểu luận này.
I . Nội dung cơ bản tư tưởng Nho giáo
1. Hoàn cảnh ra đời trường phái triết học Nho giáo.
Triết học Trung Quốc hình thành và phát triển trong thời kỳ xã hội Trung Quốc đang có sự chuyển biến hết sức căn bản và lớn lao. Đó là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu Phương Đông bị suy tàn, chế độ phong kiến sơ kỳ đang hình thành. Thể chế chính trị xã hội và những quy tắc đạo đức mới đang còn manh nha. Sự giao thời giữa hai chế độ đó đã gây nên một sự đảo lộn căn bản về kinh tế, chính trị và sự suy đồi về trật tự lễ nghĩa đạo đức luân lý trong xã hội. Khắp thiên hạ các nước chư hầu gây chiến tranh liên miên và vô cùng tàn khốc nhằm thôn tính và tranh giành địa vị của nhau. Chính điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đó đã đặt ra một vấn đề hết sức cơ bản và cấp bách buộc các nhà cầm quyền và các nhà tư tưởng phải giải quyết là làm như thế nào để cải biến được xã hội, giáo hoá được con người khiến cho xã hội bình trị. Nhằm giải quyết vấn đề đó các nhà tư tưởng đều cố gắng đưa ra phương pháp “trị nước, an dân” mơ ước một xã hội lý tưởng. Đầy là tiền đề nảy sinh những tư tưởng triết học, những trường phái triết học hết sức đa dạng, phong phú ở Trung Quốc.
Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm. Trong thời gian đó, Nho giáo có lúc thịnh, lúc suy, có lúc ngự trị trên đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị và ngược lại cũng có lúc bị phê phán không thương tiếc. Nhưng dù bị phê phán, một số tư tưởng của Nho giáo vẫn cứ tồn tại trong xã hội hiện nay. Sự tồn tại đó chứng tỏ ở Nho giáo có những yếu tố hợp lý, mà cái hợp lý nhất là nó được xây dựng trên cơ sở của nhận thức.
Nho giáo do Khổng Tử sáng lập (551-479 tr. CN) xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu. Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia chia làm tám phái. Quan trọng nhất là phái Mạnh Tử và Tuân Tử.
Mạnh Tử đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở đạo nhân của Khổng Tử, đề ra thuyết “tính thiện”. Tuân Tử đã phát triển truyền thống trọng lễ của Nho giáo nhưng trái với Mạnh Tử, ông cho rằng con người “có tính ác”, coi thế giới quan có quy luật riêng. Hệ thống kinh điển triết học Nho giáo hầu hết viêt về đề tài xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho ta thấy rõ xu hướng biện luận xã hội, về chính trị đạo đức là tư tưởng cốt lõi của Nho gia.
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền Kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của toàn cảnh kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá. Cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dấn đến việc hình thành quan hệ song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tất cả những điều đó, đã tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, thách thức giá trị truyền thống của các dân tộc.
Tất cả những biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan đến sự biến động kinh tế – xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu nưóc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những biến động đó tuy là khó tránh khỏi nhưng chúng ta sẽ giảm tác hại đi rất nhiều nếu xã hội sớm nhận ra những yếu kém và nếu Đảng và nhà nước ta kịp thời có những đối sách thích hợp. Sự cần thiết và khả thi của việc sử dụng kinh tế thị trường để phát triển đất nước là điều cần thiết. Vấn đề ở chỗ là làm sao để giảm mức tố thiểu các mặt trái của kinh tế thị trường và sử dụng đến mức tối đa những yếu tố tích cực và sức mạnh của nó, bởi vì kinh tế thị trường là thành quả phát triển của văn minh nhân loại. Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được giá trị truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Để làm tốt công việc này chúng ta cần phải biết kế thừa và phát huy những giá trị tư tưởng Nho giáo. Đây là điều cần thiết đối với phát triển đất nước. Với nghĩa như vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em mong các thầy cô giáo tận tình sửa chữa và góp ý để bài viết của em được tốt hơn. Em xin cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã cung cấp kiến thức và phương pháp để em hoàn thành bài tiểu luận này.
I . Nội dung cơ bản tư tưởng Nho giáo
1. Hoàn cảnh ra đời trường phái triết học Nho giáo.
Triết học Trung Quốc hình thành và phát triển trong thời kỳ xã hội Trung Quốc đang có sự chuyển biến hết sức căn bản và lớn lao. Đó là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu Phương Đông bị suy tàn, chế độ phong kiến sơ kỳ đang hình thành. Thể chế chính trị xã hội và những quy tắc đạo đức mới đang còn manh nha. Sự giao thời giữa hai chế độ đó đã gây nên một sự đảo lộn căn bản về kinh tế, chính trị và sự suy đồi về trật tự lễ nghĩa đạo đức luân lý trong xã hội. Khắp thiên hạ các nước chư hầu gây chiến tranh liên miên và vô cùng tàn khốc nhằm thôn tính và tranh giành địa vị của nhau. Chính điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đó đã đặt ra một vấn đề hết sức cơ bản và cấp bách buộc các nhà cầm quyền và các nhà tư tưởng phải giải quyết là làm như thế nào để cải biến được xã hội, giáo hoá được con người khiến cho xã hội bình trị. Nhằm giải quyết vấn đề đó các nhà tư tưởng đều cố gắng đưa ra phương pháp “trị nước, an dân” mơ ước một xã hội lý tưởng. Đầy là tiền đề nảy sinh những tư tưởng triết học, những trường phái triết học hết sức đa dạng, phong phú ở Trung Quốc.
Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm. Trong thời gian đó, Nho giáo có lúc thịnh, lúc suy, có lúc ngự trị trên đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị và ngược lại cũng có lúc bị phê phán không thương tiếc. Nhưng dù bị phê phán, một số tư tưởng của Nho giáo vẫn cứ tồn tại trong xã hội hiện nay. Sự tồn tại đó chứng tỏ ở Nho giáo có những yếu tố hợp lý, mà cái hợp lý nhất là nó được xây dựng trên cơ sở của nhận thức.
Nho giáo do Khổng Tử sáng lập (551-479 tr. CN) xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu. Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia chia làm tám phái. Quan trọng nhất là phái Mạnh Tử và Tuân Tử.
Mạnh Tử đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở đạo nhân của Khổng Tử, đề ra thuyết “tính thiện”. Tuân Tử đã phát triển truyền thống trọng lễ của Nho giáo nhưng trái với Mạnh Tử, ông cho rằng con người “có tính ác”, coi thế giới quan có quy luật riêng. Hệ thống kinh điển triết học Nho giáo hầu hết viêt về đề tài xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho ta thấy rõ xu hướng biện luận xã hội, về chính trị đạo đức là tư tưởng cốt lõi của Nho gia.
2. Những tư tưởng Nho giáo cơ bản.
2.1 Về đạo đức.
Nho giáo sinh ra từ một xã hội chiếm hữu nô lệ trên đường suy tàn, vì vậy Khổng Tử đã luyến tiếc và cố gắng duy trì chế độ ấy bằng đạo đức.
“Đạo” theo Nho giáo là quy luật chuyển biến tiến hoá của trời đất, muôn vật. Đối với con người, đạo là con đường đúng đắn phải noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh tốt đẹp. Đạo của con người, theo quan điểm của Nho giáo là phải phù hợp với tính của con người, do con người lập nên. Theo Khổng Tử, người có mọi đức tính hoàn toàn tốt là “người có nhân”, nhân là thương người, người nào thật lòng với người khác thì có thể làm tròn nghĩa vụ của mình. Đạo nhân có ý nghĩa rất lớn với tính của con người do trời phú, tính của con người do trời phú mà cứ buông thả thì tính không thể tránh khỏi tình trạng biến chất theo muôn vàn tập tục thì con người trở thành vô đạo. Chính vì vậy, Khổng Tử và Mạnh Tử coi trọng giáo hoá bằng cách mở trường dạy học và chỉnh lý, biên soạn ngũ kinh nhằm giúp trau dồi tư tưởng đạo đức. “Đức” gắn chặt với đạo, “từ đức” chỉ một cái gì thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người.
Trong các học thuyết của mình, các nhà tư tưởng coi con người không thể là một thực thể tách rơi, cô lập mà là con người xã hội. Ở Nho giáo, con người được đặt trong các mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ – chồng, anh em, bạn bè, thầy trò.... Cùng với việc đưa ra các mối quan hệ ấy, Nho giáo còn chuẩn mực hoá chúng và coi chúng là tư tưởng đạo đức của xã hội phong kiến. Đây là thứ đạo đức ứng xử của giai cấp phong kiến thống trị nhằm bảo vệ lợi ích của mình.
Triết học quốc trị trong sách Đại học xoay quanh chữ đức và suy luận rằng người có tài mà không có đức thì cũng chỉ là kẻ gây loạn. Phương pháp rèn người của sách Đại học đòi hỏi thế hệ hậu nhân phải cố gắng sống và sử xự một cách có đạo đức đẻ làm rạng rỡ minh đức, yêu thương nhân dân và kiên trì học tập đến nơi đến trốn. Chương trình rèn người của sách Đại học bắt đầu từ hậu nhân phải thành ý với chính bản thân mình mới có thể tiến xa được, không có lòng thành thì những gì một cá nhân cố gắng thực hiện chỉ là giả tạo và không đem lại lợi ích gì cho bản thân mà có thể gây hậu quả lâu dài cho xã hội. Trên cơ sở quan điểm về đạo đức, Nho giáo đã xây dựng các khái niệm về Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín...với nội dung cụ thể phản ánh tư tưởng của giai cấp thống trị. Theo Nho giáo, trong quan hệ với vua, bề tôi phải có đức, là tôi Trung thì vua nói gì cũng phải nghe nấy; trong quan hệ cha con, con phải có hiếu, con người ta sống không có hiếu với cha mẹ thì không thể sống tốt đẹp với người khác. Do đó, con người Nho giáo là con người là người sống có nhân, biết yêu thương mọi người, biết ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, không làm bất cứ điều gì sai trái để cha mẹ phải tủi hổ về mình, biết kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Vì vậy, mỗi cá nhân phải ra sức tu dưỡng lòng nhân ái, tình yêu thương đối với mọi người, mà trước hết là đối với người trong gia đình mình, sau đó đổi xử với những người xung quanh. Phải đối xử với mọi người như đối xử với chính bản thân mình, bản thân mình không muốn những điều xấu xảy ra đối với mình và gia đình mình thì cũng đừng muốn những điều xấu xảy ra với người khác.
Để làm được những điều trên, Nho giáo đòi hỏi mỗi cá nhân phải hằng ngày tự kiểm điểm bản thân, phải nghiêm khẵc xem xét tất cả nhữngviệc mình đã làm trong ngày. Tự kiểm điểm bản thân là công việc bắt buộc đối với tất cả mọi người, không trừ một ai : Từ bậc thiên tử đến thứ dân, ai ai cũng phải tu dưỡng, phải kiểm điểm để mà đổi mới để mà tiến bộ. Qua kiểm điểm mà lòng nhân ái, tinh thần trượng nghĩa, đức hiếu kính cũng như khiêm nhường được nâng cao, làm cho cá nhân gạt bỏ được thói hư tật xấu và xây dựng được đức tính tốt. Con người với con người trong xã hội dễ hoà đồng để cùng nhau xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp.
2.2 Về chính trị.
- Sách lược Nhân Trị của Khổng Tử :
Trước tình hình xã hội thời Xuân Thu xuất hiện nhiều vấn đề lớn như các nước chư hầu gây chiến tranh liên miên, sự đảo lộn về kinh tế chính trị và sự suy đồi về trật tự lễ nghĩa, đạo đức, luân lý trong xã hội. Điều này buộc các nhà cầm quyền đầu cố gắng đưa ra phương pháp “ trị nước, an dân” mơ ước xây dựng một xã hội lý tưởng. Do đó, Khổng Tử đã chủ trương trị nước bằng phương pháp “ Nhân trị” và đề cao giáo hoá con người.
Théo sách lược Nhân trị thì hai yếu tố nhân ái và tôn kính là nền tảng của chính trị. Vì vậy, Khổng Tử quan tâm đên việc hướng dẫn giai cấp lãnh đạo quốc gia tu thân để biết thương dân và trị nước một cách anh minh. Muốn được quốc thái dân an, lãnh tụ quốc tụ quốc gia phải thi hành đạo Nhân, luôn luôn sử xự như bậc quân tử. Khi tham chánh, nhà lãnh đạo phải có “ Chính danh”. Chủ nghĩa Chính danh biểu hiện của sách lược Nhân trị. Vào thời kỳ đen tối của Khổng Tử, người dân Trung Hoa đã chịu đựng quá nhiều đau khổ bởi chính trị tàn bạo được bao bọc bởi lớp đạo đức giả. Do đó, Khổng Tử đưa ra thuyết Chính danh với hoài bão chấm dứt những điều xấu của vua chúa. Thuyết Chính danh cho rằng, khi nhà lãnh đạo đã xưng danh thì phải làm theo đúng như vậy, đồng thời nhà lãnh tụ phải có chính danh thì mới kêu gọi được sự đáp ứng của mọi người, nếu không có chính danh hoặc mất đi Chính danh thì khó mà được lòng dân. Khi tham gia chính sự nhà lãnh đạo phải biết dùng người tài giỏi, biết khoan hồng bỏ qua các lỗi lầm sai sót nhưng không đáng kể, phải bạo vệ dân, vì vậy phải cận thận trong việc suy xét khả năng tài đức của quan thần và bỏ qua sự dèm pha những lời ca tụng của mọi người. Theo Khổng Tử, để quốc gia trật tự, quốc hoá dân an thì nhân dân phải đặt thiên tử vào vai trò lãnh đạo tối cao, đó là người có đức có tài, là người được trao trọn quyền hành quốc gia và phải thấu hiều được nghệ thuật Nhân trị. Đồng thời nhà trị quốc phải cố gắng giữ đất nước ổn định nhằm tạo điều kiện cho nhân dân an cư lập nghiệp góp phần xây dựng quốc gia giàu mạnh. Khi nhà lãnh đạo quản lý mọi việc anh minh công bằng thì dân sẽ học theo. Vì thế, lãnh đạo quốc gia phải quang minh, lập chính đạo để dân biết tôn trọng điều Nhân, yêu dân như con thì dân sẽ hết sức làm điều thiện để người trên hài lòng.
Do chú trọng vào nguyên tắc Nhân trị nên Khổng Từ kịch liệt phản đối mọi sự đấu tranh, dù là đấu tranh của quần chúng nghèo khổ dứng lên giành chính quyền và do đó ông cho rằng chủ chương pháp chế chỉ là hạ sách trong trị quốc. Quốc gia của Khổng Tử không có luật pháp và hình phạt, những bậc lãnh đạo trước hết phải áp dụng phương pháp Nhân trị để quản lý quốc sự thì mới mong có thanh bình. Theo ông, việc sử dụng luật pháp chỉ làm nhân dân sợ nên không làm cho họ kính nể, tuân phục một cách tự nhiên, ngược lại nếu dùng phương pháp Nhân trị sẽ được dân phục mà theo.
Tư tưởng chính trị của Khổng Tử xoay quanh các nhà lãnh đạo có đức có tài, thương dân và hiểu được đạo của trời đất một lòng phục vụ chế độ.
- Tư tưởng “ lấy dân làm gốc” của Mạnh tử :
Dựa trên học thuyết “ tính thiện” tiếp tục tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử đã kịch liệt phê phán phương pháp trị nước của các trường phái triết học Mặc gia và Pháp gia. Trên cơ sở nhân nghĩa và chủ trương Nhân chính, Mạnh Tử đã đề xuất một quan điểm hết sức độc đáo, đó là quan điểm dân bản.
Theo Mạnh Tử, dân là cái quý nhất quý hơn cả vua chúa và xã tắc vì ông cho rằng dân là gốc của nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua. Chủ trương dân là gốc, là quý của Mạnh Tử đòi hỏi giai cấp lãnh đạo phải chú tâm chăm lo cho dân được ấm no hạnh phúc, biết được cái lo của dân, cái vui của dân. Mạnh Tử chủ trương đức trị hơn là pháp trị và cho rằng vua phải thi hành cai trị nhân đứcđối với dân, giảm hình phạt, bớt thuế khiến nhân dân siêng vào làm việc. Muốn đời sống nhân dân được sung túc, nền kinh tế của đất nước phồn vinh, vua chúa phải thực hiện các chính sách công bằng thích hợp về việc phân chia ranh giới ruộng đất, khuyến khích các nhà trồng dâu nuôi tằm.
Trong việc chính trị, ngoài chủ trương lấy nhân nghĩa làm gốc, coi dân là quý, thực hiện cải cách kinh tế, thi hành chế độ điền địa và thuế khoá công bằng, Mạnh Tử còn chủ trương phải giáo hoá dân, đó là nhiệm vụ rất trọng yếu của phép trị nước. Để giáo hoá dân, cần lập nên các trường từ làng xã đến kinh đô để dạy dân về tri thức, đạo lý, phong tục…, do đó phải biết vỗ về nhân dân, tu chính lòng tín ngưỡng và đức tin của nhân dân, giúp đỡ che chở cho nhân dân. Lãnh đạo quốc gia muốn xây dựng đất nước hùng cường phải biết dùng đức để cảm hoá nhân dân, quý mến kẻ có đức, tôn trọng người có đức có học. Xuất phát từ đạo Nhân chính, với lòng thương dân, tận mắt chứng kiến cảnh chiến tranh tàn sát, khốc liệt giữa các nước chư hầu diễn ra liên miên trong thời kỳ Chiến Quốc, Mạnh tử tỏ thái độ căm ghét chiến tranh và cực liệt phản đối các quốc chiến tranh xâm lược, thôn tính lẫn nhau giữa các tập đoàn quý tộc đương thời vì như thế sẽ hại dân, làm xã hội mất ổn định, nhân dân không tập trung vào việc ruộng vườn.
Mạnh Tử là nhà triết học đầu tiên đã xây dựng học thuyết về vai trò của dân trong đời sống chính trị - xã hội . Theo ông nhà cầm quyền phải thực hiện đường lối Nhân Chính mà cái gốc của nó là lấy dân làm gốc, là quý trọng hàng đầu. Trong hệ thống triết học Mạnh Tử, với quan điểm dân bản và những biện pháp cải cách kinh tế, xã hội thiết thực, thực sự đã có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội đương thời. Đó là tinh hoa trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học Trung Quốc. Có thể nói, Mạnh Tử là con tim luôn hướng về nhân loại, nhưng khối óc lại hướng về giai cấp mà ông đại diện.
- Tư tưởng “Lễ trị” của Tuân Tử :
Tuân Tử là nhà triết học cùng thời với Mạnh Tử, cũng có nguồn tư tưởng Khổng Tử nhưng ông theo lập trường duy vật trong phảt triển những tư tưởng của Khổng Tử. Trong tư tưởng chính trị của mình, ông đưa ra quan điểm “ Lễ trị”.
“Lễ” hiểu theo nghĩa rộng là những quy chế, nghi thức, kỷ cương của cuộc sống trong cộng đồng xã hội và lối cư sử hàng ngày. Với nghĩa này, lễ là cơ sở của xã hội có tổ chức bảo đảm cho sự phân định trên dưới rõ ràng, không bị sáo trộn đồng thời ngăn ngừa những hành vi và tình cảm cá nhân thái quá”. Lễ chính là cung cụ chính trị, là vũ khí của phương pháp trị nước, trị dân lâu đời của Nho giáo. Lễ có thể đưa tất cả các hoạt động vào nề nếp, có thể ngăn chặn mọi lỗi khi sắp xảy ra. Vì vậy, những điều quy định về lễ rất sớm, nhiều và tỷ mỷ hơn những điềuvề pháp luật với đối tượng đông đảo là nhân dân lao động, lớp trẻ và phụ nữ, Đạo Nho cho là đối tượng dễ sai khiến nhất thì những quy định về lễ lại càng rườm rà, phiền phức và cay nghiệt.
Theo Tuân Tử, nhà lãnh đạo phải lấy đạo dức và lễ trị để quản giáo chứ không dùng bạo lực để khống chế nhân dân. Vai trò của “Lễ” vô cùng quan trọng trong mỗi quốc gia. Ông cho rằng, người không có lễ thì không sinh, việc mà không có lễ thì không nên, quốc gia không có lễ thì không yên. Lễ là kỷ cương của nhân loại nên mọi người phải học lễ, do đó con người phải được giáo dục để học lễ, để biết kính thờ cha mẹ, trung với vua và với anh em, bạn bè phải đối xử với nhau phải đạo. Không học lễ, không hiểu lễ thì chẳng khác gì loài cầm thú.
Tuân Tử cũng không dùng pháp trị, ông chủ trương nhân nghĩa và lễ làm căn bản cho sách lược trị quốc và theo ông phương pháp này có thể giữ cho quốc thái dân an. Do đó ông đòi hỏi nhân dân và trung thần phải tôn kính người lãnh đạo, dân và quan thần phải làm đẹp cho nhà lãnh đạo, vì đó là cái đẹp, cái gốc thiên hạ. Làm vua khi giao tiếp với quần thần phải có lễ, tức là phải biết tôn trọng kẻ dưới, phải coi những người giúp việc như chân tay. Ngược lại, làm bề tôi phải tận trung, phải biết làm hết phận sự của mình, phải biết can gián những việc làm sai trái của vua, không được hùa theo vua khi vua lỗi lầm. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân phải biết rèn luyện nghĩa khí, trái với đạo lý thì tránh, biết xấu hổ khi làm những điều trái với lương tâm, chỉ có như vây mới xứng đáng là bậc quân tử.
Tuân Tử không coi trọng sách lược Pháp trị mà ngược lại rất trọng lễ, nhưng sự cách biệt giữa lễ và pháp luật rất khiêm nhường và đôi lúc lại không rõ ràng. Chính sự cách biệt thiếu rõ ràng giữa lễ với pháp luật về tính ác bẩm sinh của Tuân Tử đã mở đường cho đệ tử Hàn Mạc Phi đưa ra chủ trương pháp chế nhằm kìm hãm tính ác của con người.
2.3 Về nhận thức luận.
Từ kinh nghiệm của mình, Khổng Tử đã tổng kết được nhiều quy luật nhận thức, nhưng chủ yếu là thực tiễn giáo dục và phương pháp học hỏi. Để đạt tới “đạo nhân” Nho giáo rất quan tâm đến giáo dục. Nho giáo đề cao con người, lấy con người làm trung tâm và mục tiêu nhận thức. Nho giáo rất coi trọng giáo dục con người. Do không tôn trọng cơ sở kinh tế kỹ thuật của xã hội nên giáo dục của Nho giáo chủ yếu hướng vào rèn luyện đạo đức của con người. Nhưng tư tưởng về giáo dục về thái độ và phương pháp học tập của Khổng Tử chính là bộ phận giàu sức sống nhất trong tư tưởng Nho giáo.
Ý nghĩa của giáo dục: Theo Khổng Tử, giáo dục để cải tạo nhân tính. Muốn dẫn nhân loại trở về tính gần nhau, tức là chỗ “thiện bản nhiên” thì phải để công vào giáo dục, vì giáo dục có thể hoá ác thành thiện. Tu sửa đạo làm người là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính của Khổng Tử. ông không coi giáo dục để mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà ông chú trọng đến việc hình thành nhân cách đầy đủ, lấy giáo dục để mở mang dân trí, nhân, dũng, cốt dạy người ta thành con người đạo lý. Xã hội lý tưởng mà Khổng Tử chủ trương xây dựng đó là xã hội thanh bình, thịnh trị, mọi người sống nhân đức theo trật tự lễ nghĩa. Để xây dựng một xã hội như vậy theo Khổng Tử là phải giáo dục và đào tạo ra một mẫu người lý tưởng, có đủ đức, tài, trí và lực, văn và chất, một lòng trung thành phục vụ chế độ. Có thể nói, đào tạo con người lý tưởng cho xã hội là vấn đề cốt lõi trong học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội của Khổng Tử. Mẫu người ấy là bậc quân tử mà xã hội phong kiến hết sức đề cao. Mẫu người lý tưởng đó có vai trò gánh vác xã hội không phải là nhân dân lao động- những người bậc dưới mà là những “đấng trượng phu” có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiểu đạo, vui với đạo và thuận với đạo.
Mục đích của giáo dục : trước hết là học để ứng dụng có ích cho đời, cho xã hội chứ không phải để làm quan sang, bổng lộc. Thứ hai, học để hoàn thiện nhân cách và học để tìm tòi điều lý. Từ đó để tạo ra con người có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín - những chuẩn mực của chế độ phong kiến bằng văn chương và lục nghệ Khổng Tử cho rằng nếu con ngươì không được học tập giáo dục thì sẽ trở thành ngu muội, phóng đáng, cường bạo và xa rời đạo lý.
Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với kiến giải sâu sắc. Nho giáo cho rằng mọi cá nhân phải biết không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết. Lần đầu tiên trong lịch sử ông mở trường dạy học một cách không cầu lợi nhằm góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục mở mang tri thức xuống đến dân chúng ở phạm vi và trình độ nhất định. Gồm các phương pháp:
- Coi trọng giáo dục theo lịch trình đúng với điều kiện tâm sinh lý. Cách giáo dục ấy nhằm nuôi cho tình cảm nảy nở rồi đưa vào khuôn phép, điều hoà sự xung đột ở tâm.
- Coi trọng mối quan hệ giữa các khuôn giáo dục. Phương pháp gắn học với hành, lời nói kết hợp việc làm, phản đối nói suông và học suông. ông nói. Không những thế, Khổng Tử còn đòi hỏi người học phải luôn kết hợp việc học với việc tự đào sâu suy nghĩ, đồng thời người học phải không tự mãn, không tự phụ và không tự ti, giấu dốt. Chỉ có không giấu dốt, con người mới có khả năng loại bỏ những mối nguy hại do sự ngu dẫn dến.
Trong học tập Nho giáo đòi hỏi phải học cho rộng, hỏi cho cùng, nghĩ cho kỹ, biện cho rành, làm cho siêng. Cái gì đã học thì thôi, nhưng một khi đã học mà chưa hiểu thì phải chưa thôi. Ngoài ra, đẻ học thành người có đức có tài, người học phải luôn có thái độ cầu tiến, vượt lên, có thái độ khách quan trong học tập, không được cố chấp, tự phụ chủ quan, đồng thời người học phải khiêm tốn cẩn trọng.
II. Vận dụng tư tưởng Nho giáo vào quản lý nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng quản lý nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Do hậu quả nặng nề của cơ chế cũ, của nhiều năm chiến tranh, của nền kinh tế kém phát triển..., nền kinh tế nước ta đã tụt hậu nghiêm trọng so với khu vực và thế giới. Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trường là điều kiện quan trọng đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng, phục hồi sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bắt kịp bước tiến của thời đại. Trên cơ sở đó, đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Thực tiễn những năm gần đây cho ta thấy, đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường là phù hợp với quy luật khách quan, hợp với lòng dân, đáp ứng yêu cầu cuộc sống.
Những năm đầu của công cuộc đổi mới, khi chúng ta từng bước tiến hành chuyển đổi nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang thực hiện cơ chế thị trường thật ra chỉ là những thăm dò, mò mẫm thử nghiệm và rút kinh nghiệm là chính. Sự thiếu vắng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và đồng bộ đã làm cho nền kinh tế, các quan hệ đạo đức và các quan hệ kinh tế- xã hội bị sai lệch. Chúng ta biết rằng, giai đoạn chuyển đổi trong mọi cơ thể kể cả cơ thể xã hội là giai đoạn rất dễ nhạy cảm, rễ bị tổn thương. Sự nhạy cảm đó có thể dẫn đến các khả năng và trạng thái khác nhau trong sự tiếp nhận những tác động từ bên ngoài. Nền kinh tế
Việt Nam đang ở trong giai đoạn chuyển đổi cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Sự chuyển đổi trong kinh tế không thể không có ảnh hưởng, không thể không để lại các dấu ấn trong các mặt khác nhau của đời sống xã hội, đời sống tinh thần của từng người và của cả cộng đồng. Tính chất chuyển đổi này gây ra nhiều biến động trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đạo đức, trở nên hết sức gay gắt và đáng lo ngại do thiếu hệ thống pháp luật hoặc pháp luật không đồng bộ.
Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng và Nhà nước ta cũng như toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa giữ gìn được các giá trị truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế – xã hội.
2. Vận dụng tư tưởng Nho giáo vào quản lý nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Về tư tưởng đạo đức.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Sự chuyển đổi trong kinh tế không thể không có ảnh hưởng, không thể không để lại những dấu ấn trong các mặt khác nhau của đời sống xã hội, của đời sống tinh thần của từng người và cả cộng đồng. “ Chính tính chất chuyển đổi này, hay theo một nghĩa nào đó cũng có thể nói là tình trạng tranh tối tranh sáng, đang cùng với tình trạng thiếu pháp luật hoặc chưa hoàn chỉnh của luật pháp, của công cụ quản lý và điều tiết nhà nước làm cho các biến động trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực đạo đức trở nên hết sức gay gắt và đáng lo ngại”(1) .
Hiện nay, trong cơ chế thị trường chúng ta thấy có nhiều hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị truyền thống trước thế lực đồng tiền :
Đó là hiện tượng một số người có chức có quyền tham gia vào các đường dây buôn lậu, nhận hối lộ, ỷ thế lực mà chèn ép nhân dân.
Trong các doanh nghiệp, do mục tiêu theo đuổi lợi nhuận nên nhiều các nhân vì lợi ích của mình mà bỏ qua lợi ích xã hội như làm hàng giả, sử dụng những
(1) Nguyễn Trọng Chuẩn. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức. Tạp chí triết học số 9(127), tháng 12-2001, trang17
chất độc hại làm nguy hại sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường sống và các hành vi lừa đảo trong kinh doanh.
Trong xã hội nhiều tệ nạn xấu xuất hiện làm đổ vỡ các giá trị truyền thống lâu đời của dân tộc ta như nạn trộm cắp, cờ bạc , nghiện hút, mại dâm. Khi đời sống con người được nâng cao, ở con người dễ nảy sinh tâm trạng hưởng thụ, tham lam, làm giàu bằng nhiều thủ đoạn.
Kinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làm ăn, tiền bạc dư thừa nhưng thời gian giành cho gia đình, con cái lại rất ít làm cho giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho Nhà nước, nhiều hiện tượng con cái bất hiếu với cha mẹ xuất hiện.
Để quản lý nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta phải kế thừa những tư tưởng đạo đức Nho giáo. Khổng Tử khuyên người ta không nên lo là mình sẽ không có địa vị gì, không nên lo là người đời không biết đến mình, mà chỉ lo là mình có năng lực gì để gánh vác việc đời với xã tắc và xem mình liệu có tài đức gì để đặt vào địa vị ấy. Lời khuyên này vẫn có giá trị trong thời đại chúng ta hiện nay. “Một người lãnh đạo chân chính thì ắt hẳn không thể thiếu được mục đích chân chính, không thể thiếu được sự hiểu biết thực sự, một học vấn cao, một sự tu thân, sửa mình kiên trì”(2). Nói cách khác, nhà chính trị, nhà quản lý thì phải lấy học vấn làm cơ sở, làm nền tảng song không thể thiếu được cái đức. Do đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải luôn đặt chữ đức nên hàng đầu, cần nghiêm khác chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, luôn chăm lo tới đời sống nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân. Chúng ta ai cũng biết, trong nền kinh tế thị trường khoảng cách giữa cái tốt và cái xấu giữa cái thiện và cái ác rất mong manh. Nếu thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức văn hoá và lương tâm thì con người khó mà giữ được cái khoảng cách mong manh ấy. Cho nên, kinh tế thị trường đòi hỏi con người không những phải năng động, sáng tạo có trình độ học vấn, có tài mà phải trung thành, tận tuỵ với công việc, tôn trọng kỷ cương, tuân thủ pháp luật.
(2) Nguyễn Trọng Chuẩn. Khai Thác các giá trị của truyền thống nho học phục vụ sự phát triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hoá. Tạp chí triết học số 04(131), 2002, trang31.
Trong gia đình cha mẹ cần giành nhiều thời gian để giáo dục con cái, dạy con cái biết kính trên nhường dưới, tôn trọng cha mẹ. Chúng ta biết tài năng phải luôn đi đôi với đạo đức, vì đạo đức là nền tảng nhân cách làm cho nhân cách làm cho tài năng của doanh nghiệp được nhân lên. Thực tế chứng tỏ rằng, sự thành đạt trong kinh doanh chỉ có thể đến với ai có tâm, có đức, có tài. Chỉ cần thiếu một trong các mặt đó thì không thể hoặc rất khó thành công. Vì vậy, những các nhân, những doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường từ trước đến nay, ngoài khả năng trí tuệ ra, họ luôn luôn tôn trọng khách hàng, lấy chữ tín lên hàng đầu. Nói cách khác, bất cứ một ai muốn thành công trong kinh doanh đều cần phải biết điều chỉnh hành vi của mình và lúc đó con người mới làm chủ được đồng tiền “đứng cao hơn đồng tiền, nhìn xa hơn đồng tiền, thấy được những thứ khác ngoài đồng tiền ngoài lợi nhuận” (3). Khi những giá trị chân chính được tôn trọng, được giữ gìn thì chúng sẽ trở thành nhân tố cơ bản không những thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung. “Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng, tri thức về sản xuất, cùng với đạo đức, thiện tâm, chữ tín phải trở thành bản lĩnh, cốt cách văn hoá của nhà kinh doanh. Nói đúng hơn trong cơ chế thị trường vẫn cần cái “tâm” của nhà doanh nghiệp. Nó được coi như cái phanh bên trong của mỗi con người, giúp người ta không làm những gì có hại cho người khác, nhất là khách hàng của mình” (4)
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh tuy khắc nghiệt và mang tính sống còn, nhưng không phải cạnh tranh để loại trừ nhau bằng mọi thủ đoạn, mà là cạnh tranh để vươn lên bằng tài năng, bằng hiệu quả và góp phần vào sự phồn vinh của xã hội. Đồng thời, khi tham gia thị trường mà chủ thể luôn có ý thức tôn trọng mình và tôn trọng người khác, luôn giữ chữ tín với khách hàng, họ sẽ được tồn tại và phát triển. Nghĩa là, dưới áp lực của cạnh tranh, con người trong cơ chế thị trường luôn phải tự thể hiện, tự khẳng định, phải vươn lên mình để khẳng định mình, làm cho cạnh tranh vừa thôi thúc con người hướng thiện, vừa thoả mãn những nhu cầu về vật chất của con người đồng thời làm tăng thêm lòng kính trọng lẫn nhau trong cuộc sống.
(3) Lê Ngọc Trà. Văn hoá của doanh nhân. Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 26, 2001
(4) Lê Thị Tuyết Ba. Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường. Tạp chí triết học số 5,2002, trang 27.
Làm như vậy các giá trị đạo đức chân chính vẫn được chân trọng, bảo tồn và nâng cao, tạo điều kiện để ngăn chặn, đề phòng nguy cơ tàn phá các giá trị đạo đức.
Chúng ta biết rằng, con người Việt Nam vốn coi trọng đạo lý, lấy nhân nghĩa trung hiếu làm chuẩn mực cho các hành vi ứng xử của mình sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành phong cách quản lý Việt Nam. Tính cộng đồng và ý thức trách nhiệm trước cộng đồng được phát huy sẽ hỗ trợ không chỉ cho việc truyền bá kinh nghiệm nghề nghiệp, tạo dựng và phát triển sản xuất, hỗ trợ nhau tìm kiếm công ăn việc làm. Bên cạnh đó con người Việt Nam còn có tính giản dị, tiết kiệm, có trách nhiệm với gia đình và các thế hệ tiếp theo. Nét đẹp đó không những là cơ sở tốt cho việc tích luỹ đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ không những cho cá nhân, doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế của xã hội.
Như vậy cả sự thiếu luật pháp lẫn luật pháp không đồng bộ và những kẽ hở pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mới bước đầu hình thành của chúng ta là một trong những nguyên nhân gây nên các tệ nạn xã hội, suy thoái về đạo đức và lối sống. Mặt khác, những tệ nạn xã hội và tình trạng suy thoái về đạo đức phát sinh trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay còn do sự thiếu vắng hoặc không đồng bộ của các loại hay các yếu tố thị trường. Sự không đồng bộ hay thiếu vắng của các loại thị trường như thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản được đảm bảo bằng pháp luật và Nhà nước bảo vệ đã là một cơ hội rất tốt cho bọn lợi dụng vị thế, quyền lợi, chức vụ để nhận hối lộ, lừa đảo dân lành, để tham nhũng. Do vậy khi đã có pháp luật và khi đã có đầy đủ các loại thị trường được luật pháp bảo vệ thì những kẽ hở sẽ giảm bớt đi. Sự chạy theo đồng tiền bất chính cũng không còn cơ hội. Khi công nhân và người lao động chân chính được pháp luật bảo vệ, biết luật phát và hành động trong khuôn khổ luật pháp thì bản thân họ sẽ góp phần ngăn chặn những tệ nạn trong xã hội. Đồng thời để xây dựng được một cách vững chắc các mối quan hệ đạo đức và phẩm chất đạo đức lành mạnh trong tình hình cụ thể hiện nay thì việc kết hợp các bộ phận mạnh của pháp luật với việc giáo dục đạo đức là điều không thể tránh. Nếu buông lỏng một trong hai mặt đó thì chắc chắn cái giá phải trả là không rẻ.
Như vậy trong điều kiện kinh tế thị trường, để cả con người và xã hội hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ thì phải có sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề định hướng đạo đức. Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh trong đó tri thức và những giá trị chân, thiện, mỹ thì cần phải có sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề định hướng đạo đức. Đã đến lúc chúng ta phải chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch lành mạnh trong đó tri thức về những giá trị, những phẩm chất đạo đức xã hội những giá trị nhân văn, nhân bản phải vừa đóng vai trò động lực, vừa phải là mục tiêu trong sự phát triển. Có như vậy, mới đảm bảo sự phát triển hài hoà giữa cái lợi, cái thiện, cái đẹp – sự phát triển cân đối, toàn diện của kinh tế và xã hội trong nền kinh tế thị trường.
- Về chính trị .
+ Trong thời đại chúng ta, kinh tế thị trường tuy đã có những biến đổi và mặc dù đã trở thành nên văn minh hơn nhiều so với vài ba thế kỷ trước, song không phải vì vậy mà mặt trái không mất đi. Trong xã hội xuất hiện những nhà lãnh đạo có chức có quyền và ỷ vào chức quyền làm những điều vi phạm pháp luật. Theo điều tra thì số người làm ra đồng tiền chân chính bằng mồ hội, sức lực tài năng thực sự và trí tuệ của mình chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong số những con người sa vào con đường tệ nạn. Đại bộ phận đó là những kẻ có điều kiện tiêu tiền chùa do họ có chức vụ trong quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Đúng như đại hội IX của Đảng ta đã nhận định rằng, tình trạng tham những, suy thoái về “ đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong những tổ chức kinh tế là nguy cơ lớn de doạ sự sống còn của Đảng ta” (5)
Sách lược Khổng Tử chỉ ra rằng, một nhà lãnh đạo có danh thì phải làm đúng như vậy “ một nhà quản lý, nhà lãnh đạo không thể chỉ có cái danh, không thể dùng bằng giả để khoe khoang và giữ ghế như tình trạng khá nhức nhối đang diễn ra”, tức là nhà lãnh đạo phải lấy học vấn làm cơ sở nhưng khổng thể thiếu được cái đức.
(5) Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001, trang 76.
Quan điểm này của Khổng Tử trước đây dùng cho các vua chúa quan lại, nhưng ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường, quan điểm này được dùng cho các nhà quản lý kinh tế.
Do vậy, Đảng và Nhà nước ta cần luôn chăm lo tới đời sống nhân dân, mọi chính sách của đất nước phải hướng vào việc đảm bảo cuộc sống âm no của nhân dân, làm cho nhân dân luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Đồng thời, chúng ta cần dùng các biện pháp tuyên truyền giáo dục nhân dân phải luôn tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng. Đồng thời các nhà lãnh đạo phải chủ trương phân phối thu nhập công bằng, phân phối lại thông qua các quỹ phúc lợi xã hội tạo ra sự cân bằng về mức sống trong các tầng lớp nhân dân.
+ Để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã họi chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng ta có thể khai thác những mặt tích cực của Nho học từ các góc độ khác nhau, trong đó có quan điểm lấy dân làm gốc của nước. Cha ông ta đã hiểu rã tầm quan trọng của quan điểm này. Mở đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng coi bài học đầu tiên là lấy dân làm gốc. Trong kháng chiến cung vậy, trong xây dựng đất nước ngày nay cũng như vậy, “ mất dân là mất tất cả, mất lòng tin của dân thì cũng chẳng làm được gì”(6). Đó là bài học quan trọng đã được lịch sử cả quá khứ và hiện tại của dân tộc ta đúc kết.
Mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Do vậy, hiện nay Đảng ta luôn quan tâm, tới lợi ích của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, mọi chính sách của Nhà nước phải luôn hướng vào chăm lo lợi ích của nhân dân. Biểu hiện là trong những năm gần đây, các chính sách của nhà nước ta không chỉ tạo điều kiện phát triển các vùng đô thị và đông dân cư mà còn chăm lo phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các chính sách cho nông dân vay tiền với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ nông dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trợ cấp kịp thòi cho những vùng gặp thiên tai, hạn hán mất mùa, mở các lớp xoá nạn mù chữ, chương trình thanh niên tình nguyện giúp đồng bào miền núi nâng cao nhận thức.
(6) Nguyễn Trọng Chuẩn, Sđd, trang 31
Do vậy, Đảng và nhà nước ta phải luôn quan tâm đến việc giáo dục nhân dân, tạo ra những người có đức có tài, tôn trọng những người có học thức, quý trọng người tài, có biện pháp khuyến khích học tập, chúng ta cần “ xây dựng một thể chế kinh tế – xã hội vì mục tiêu con người, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần, phát triển toàn diện nhân cách cá nhân, tạo điều kiện để mọi người dân phát huy tối đa vị thế làm chủ xã hội, các quá trình kinh tế, khả năng sáng tạo cũng như mức độ hưởng thụ các giá trị văn hoá ”(7). Như chúng ta thấy, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới đạt được sự phát triển thần kỳ như vậy là do dựa vào nguồn lực con người trong điều kiện tài nguyên nghèo nàn.
+ Nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi nên nhiều hiện tượng xấu trong xã hội xuất hiện xâm phạm các giá trị đạo đức truyền thống. Do vậy, ngoài việc giáo dục nhân cách đạo đức cần xây dựng một hệ thống luật pháp đầy đủ và đồng bộ. Cung cụ pháp luật này nhằm xử lý các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, mặt khác cũng là bức tường ngăn không cho các hiện tượng xấu tiếp tục xảy ra, răn đe các đối tượng đang có nguy cơ vi phạm pháp luật.
- Về giáo dục.
Mô hình kinh tế thị trường là một mô hình mới chưa từng có trong lịch sử. Vì vậy, nó đòi hỏi chúng ta phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa cải tạo xã họ cũ, xây dựng xã hội mới. Việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới đó không thể thành công nếu không có những con người được đào tạo. Chính con người đó là chủ thể xây dựng nên cái xã hội mới đó. Do đó, việc học tập, rèn luyện cải tạo bản thân là một việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Trong điều kiện ngày nay, đào tạo con người kinh tế ngày càng trở thành chiến lược quốc gia. Muốn có kinh tế phát triển, chúng ta phải có những nhân tố cần thiết cho sự vận động này: đó là việc đào tạo con người có đạo đức, có tri thức chính là nguồn nội lực cho Việt Nam trong thời đại ngày nay. Để làm tốt công việc đó, chúng ta phải kế thừa và phát huy tư tưởng giáo dục Nho giáo.
(7) Nguyễn Văn Huyên. Văn hoá đạo đức trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tạp chí triết học số 9, 2001, trang 24.
Như đã trình bày ở trên, Việt Nam phát triển kinh tế thị trường có các mặt trái của nó. Đó là chú ý đến đồng tiền và lợi nhuận mà quên mất tình người, hoàn cảnh dễ chủ nghĩa cá nhân cực đoan. Vì vậy chúng ta phải giáo dục nhân cách cho con người đặc biệt là thế hệ trẻ: Không những làm tốt giáo dục trong gia đình, nhà trường mà còn làm tốt cả nhiệm vụ giáo dục ngoài xã hội. Giáo dục làm cho họ nhận thức giá trị đích thực cao đẹp của mỗi con người, ngoài ra phải làm cho họ nhận thức được sự cần thiết phải tự ren luyện, tu dưỡng nâng cao năng lực và phẩm chất trong bối cảnh mới. Như chúng ta dã biết, phẩm chất cao nhất của nhà Nho là con người có đạo đức nên trong nội dung đào tạo con người, Nho giáo coi trọnggiáo dục bồi dưỡng nguyên tắc đạo đức và chính trị.
Trong bối cảnh hội nhập hoá khu vực và thế giới, ngoài việc giáo dục đạo đức cho con người chúng ta cần kết hợp giáo dục trình độ học thức, giáo dục nghề nghiệp ch con người nhất là giáo dục bậc cao nhằm tạo nên đội ngũ những người lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn kỹ thuật đủ sức làm chủ các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với nước đang ở trong tình trạng kém phát triển, nếu như nước đó không muốn trở nên lạc hậu hơn và nếu như không muốn khoảng cách với các nước tăng thêm nên nữa, “ Dĩ nhiên, chúng ta tiếp thu ở Nho giáo cái chí hiếu học và phần nào là ý nghĩa của việc học. Chắc chăn là sự siêng năng, cần cù miệt mài, chăm chỉ của ông cha ta và của cả thế hệ hôm nay để có được học ván cao cũng có sự kế thừa cả tinh hoa của việc học của Nho giáo”(8). Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới, việc kế thừa truyền thống ham học, tinh thần học không biết chán là việc làm hết sức cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Muốn xây dựng XHCN trước hết phải có những con người XHCN, con người xã hội không tự nhiên mà có mà nó phải trải qua quá trình học tập rèn luyện. Tuy nhiên, việc học ở đây không phải là việc học sách thánh hiền mà là học những tri thức tiên tiến của thời đại để hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới, tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế đồng thời không bị hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc và xa rời đạo lý.
Như vậy, cùng với việc rèn luyện đạo đức cách mạng, chúng ta cần không ngừng nâng cao tri thức khoa học, nắm bắt những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại.
(8) Nguyễn Trọng Chuẩn, Sđd., trang 31
Chỉ có làm như vậy, chúng ta mới hoàn thành nhiệm vụ xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta. Như vậy, Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những nội dung căn bản nhất đẻ bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay.
KẾT LUẬN
Sự nghiệp đổi mới toàn diện, triệt để dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước thoát khỏi khủng khoảng kinh tế – xã hội hết sức nặng nề và kéo dài trong nhiều năm ở hai thập kỷ 70 và 80. Đặc biệt những thành tựu và thắng lợi rất quan trọng về nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế thu được trong công cuộc đổi mới không những được thế giới quan táam và đánh giá cao mà chúng còn khẳng định tính chất đúng đắn của đường lối kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản đề xuất và lãnh đạo thực hiện nhằm phát triển đất nước trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ.
Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn Đảng và Nhà nước ta cũng như toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển được kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa xây dựng được các quan hệ đạo đức tốt đẹp phù hợp với thời đại mới của phát triển kinh tế – xã hội. Làm như vậy cũng có nghĩa là thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Danh mục tài liệu tham khảo
1 .Minh Anh. Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở nho giáo. Tạp trí triết học số 8, 2001.
2. Lờ Thị Tuyết Ba. Vai trũ của đạo đức đối với sự phỏt triển kinh tế, xó hội trong điều kiện kinh tế thị trường. Tạp chớ triết học số 5(132). thỏng 5 – 2002
3. Bộ Giỏo Dục Đào Tạo. Giỏo trỡnh mụn triết học. Nxb Thống kờ – 2002
4. Nguyễn Thiện Chớ. Tuõn Tử, sỏch cảnh giỏc đời. Nxb Đồng Nai – 1995
5. Nguyễn Trọng Chuẩn. kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức. Tạp chớ Triết học số 9-2001
6. Nguyễn Trọng Chuẩn. Khai thỏc cỏc giỏ trị của truyền thống nho học phục vụ sự phỏt triển của đất nước trong điều kiện toàn cầu hoỏ. Tạp chớ Triết học số 4(131) thỏng 4 -2002
7. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chớnh trị Quốc gia. Hà Nội – 2001
8. Nguyễn Văn Huyờn. Văn hoỏ Đạo đức trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tạp chớ triết học số 9(127). thỏng 12 –2001
9. Nguyễn Tài Thư. Nho giỏo và sự nghiệp cụng nghiệp húa, hiện đại hoỏ ở Việt Nam hiện nay. Tạp chớ triết học số 5(132). thỏng 5 – 2002
10. Trần Nguyên Việt. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường. Tạp chí triết học số 5, 2002.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền Kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay.doc