MỤC LỤC
Mục lục 3
Lời nói đầu 5
I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI
1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam 6
1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại 9
1.3. Tiềm lực KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 12
1.4. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 15
II- KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV
NAM BỘ
2.1. Nam Bộ nhìn trong không gian 16
2.2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi 17
2.3. Nam Bộ nhìn từ con người 21
2.4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu 25
III- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Mục tiêu thực tiễn 27
3.2. Mục tiêu khoa học 28
3.3. Mục tiêu giáo dục và đào tạo 28
IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
4.1. Những lĩnh vực KHXH&NV khu vực Nam Bộ mà đề án quan tâm 29
4.2. Lĩnh vực Đô thị: Chương trình Những vấn đề xã hội - nhân văn trong
phát triển đô thị ở khu vực Nam Bộ
29
4.3. Lĩnh vực Văn hoá: Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân
tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ
33
4.4. Lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo: Chương trình Những vấn đề dân tộc -
tôn giáo ở khu vực Nam Bộ
36V- NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
5.1. Phối hợp giữa 15 hướng đề tài thuộc 3 chương trình 38
5.2. Phối hợp giữa các đơn vị trong trường 39
5.3. Phối hợp giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG 40
5.4. Phối hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng 40
5.5. Phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo 40
5.6. Kế hoạch triển khai 41
VI- NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐỀ ÁN
6.1. Dự trù kinh phí cho đề án 42
6.2. Tận dụng các nguồn tài chính ngoài Đại học Quốc gia 42
VII- PHÁT HUY KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN. ĐỀ ÁN VÀ NHỮNG ĐỀ TÀI
NGOÀI ĐỀ ÁN
7.1. Dự kiến sử dụng kết quả của đề án 43
7.2. Dự kiến phát triển đề án 43
7.3. Đề án và những đề tài ngoài đề án 43
Tài liệu trich dẫn 44
46 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề xã hội - Nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh quản lý giai đoạn 1999-2004 đã nghiệm thu,
bao gồm không chỉ tên đề tài và tên người chủ trì, mà còn có cả nội dung vắn tắt va2
kết quả nghiệm thu, qua đó ta có thể hình dung được phần nào về việc nghiên cứu
KHXH-NV ở Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm của khu vực Nam Bộ.
26
2.4.3. Trên cơ sở khảo sát sơ bộ các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và
nhân văn khu vực Nam Bộ, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
1) Trong số các công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Nam Bộ hiện
có, về không gian thì phần đông các nghiên cứu tập trung vào vùng đồng bằng sông
Cửu Long (miền Tây Nam Bộ), miền Đông Nam Bộ chưa được chú ý nghiên cứu đúng
mức. Mà ở miền Đông thì, đô thị hoá và những vấn đề có liên quan đang trở thành
nóng bỏng, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập hiện nay, chính nó đang
làm cho khoảng cách giữa miền Đông và miền Tây ngày càng gia tăng.
2) Về bình diện nghiên cứu thì lâu nay, các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều
hơn là văn hoá - xã hội. Việc quan tâm nghiên cứu nhiều đến kinh tế là hoàn toàn đúng
- “có thực mới vực được đạo”. Song nếu nhớ rằng nhiều vấn đề kinh tế có nguyên
nhân từ khía cạnh văn hoá - xã hội thì sẽ thấy việc đẩy mạnh nghiên cứu những khía
cạnh này là cần thiết, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, khi mà nhiệm vụ
bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc trở thành một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
3) Nam Bộ là một mảnh đất rất phong phú về các tôn giáo, cũng là nơi có nhiều
dân tộc cư trú. Trong đó có nhiều vấn đề tôn giáo và dân tộc rất phức tạp. Lĩnh vực
này nhìn chung đã được quan tâm, nhưng chưa làm được bao nhiêu, còn rất nhiều vấn
đề quan trọng hãy còn để ngỏ.
27
III- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Mục tiêu thực tiễn
Với giới hạn thời gian là 5 năm, đề án buộc phải tập trung vào một số lĩnh vực,
quy hoạch thành những chương trình cùng những nhóm đề tài có ý nghĩa thiết thực
nhất, tránh sa vào tình trạng lý thuyết suông, sau khi nghiệm thu bỏ vào ngăn kéo,
không ai đọc đến, và không bao giờ áp dụng vào đời sống, không đem lại ích lợi gì cho
xã hội.
Giá trị thực tiễn của các đề tài thuộc đề án nghiên cứu các vấn đề khoa học xã hội
và nhân văn khu vực Nam Bộ nằm ở khả năng giải quyết ít nhất một vấn đề cụ thể, đáp
ứng những nhu cầu mà con người và xã hội Nam Bộ trong giai đoạn công nghiệp hoá,
hiện đại hoá này đã và đang trực tiếp đặt ra.
Giá trị thực tiễn của các đề tài còn nằm ở khả năng cung cấp các thông tin, nhận
định mang tính tư vấn, phản biện, cảnh báo đối với việc hoạch định chính sách khoa
học - công nghệ và chính sách kinh tế - văn hoá - xã hội ở các cấp từ trung ương đến
địa phương.
Đối với khoa học xã hội và nhân văn, do tính phiếm định đã nói ở trên (x. §1.1)
mà việc xác định giá trị thực tiễn của một công trình không phải là dễ dàng. Song,
điều này vẫn có thể thực hiện được bằng việc yêu cầu các công trình thuộc phạm vi
của đề án sau khi nghiệm thu nhất thiết phải có khả năng được công bố thành sách.
Đối với khoa học tự nhiên và công nghệ, việc công bố thành sách có thể gặp khó
khăn vì ít người đọc, nhưng đối với khoa học xã hội và nhân văn thì yêu cầu này là
hoàn toàn hiện thực, vì tính phổ biến là một trong bốn đặc trưng của nhóm ngành này
(§1.1). Yêu cầu công bố thành sách chính là cách xã hội hoá các kết quả nghiên cứu,
để cho xã hội sử dụng và cùng đánh giá. Với yêu cầu này, buộc các tác giả phải làm
việc nghiêm túc hơn, sau khi nghiệm thu rồi vẫn phải tiếp tục tự giác làm việc, sửa
chữa (để đưa in). Không những thế, yêu cầu này cũng buộc các thành viên hội đồng
nghiệm thu đánh giá nghiêm túc, khách quan, tránh tình trạng vì nể nang mà đề cao
quá đáng hoặc cho qua dễ dàng.
3.2. Mục tiêu khoa học
Mặt khác, phải tránh khuynh hướng sa vào những vấn đề thực tiễn giản đơn, tuy
có thể có những ích lợi nhất định nào đó trước mắt, song không có tác dụng đóng góp
về mặt khoa học.
Mọi đề tài thuộc phạm vi của đề án phải được thực hiện trên một nền tảng lý luận;
sau khi hoàn thành, với những lý luận đã tổng kết hoặc đề xuất và những tư liệu thực
tiễn của khu vực Nam Bộ, nó phải góp phần nâng tầm hiểu biết và trình độ lý luận
trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đang xét lên một bước mới.
Yêu cầu công bố thành sách đồng thời cũng chính là một tiêu chuẩn đánh giá giá
trị khoa học của đề tài. Nếu một công trình nghiên cứu không có giá trị khoa học thì nó
sẽ khó có thể công bố thành sách được.
28
3.3. Mục tiêu giáo dục và đào tạo
Mặt khác, với tư cách là một trong hai trung tâm giáo dục và đào tạo đại học và
sau đại học lớn nhất nước, các công trình nghiên cứu trong khuôn khổ đề án nghiên
cứu của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh không thể chỉ bằng lòng với việc có giá
trị khoa học và thực tiễn. Chúng phải có tác dụng góp phần trực tiếp vào công việc
giáo dục và đào tạo đại học và sau đại học trong nhà trường.
Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng hai cách:
Thứ nhất là những kết quả nghiên cứu phải có khả năng được sử dụng để biên
soạn các các giáo trình giảng dạy đại cương và chuyên ngành ở đại học và sau đại học
theo hướng hiện đại, phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay và hội nhập với khoa học
thế giới.
Thứ hai là trong quá trình thực hiện đề tài phải có sự tham gia phối hợp của nhiều
thế hệ: từ các cán bộ đầu đàn như giáo sư, phó giáo sư, lực lượng nghiên cứu nòng cốt
như tiến sĩ, đến các lực lượng tập sự nghiên cứu như nghiên cứu sinh, thạc sĩ, học viên
cao học, và có thể có cả sinh viên. Sự phối hợp này là một cách mở rộng quá trình đào
tạo, tạo điều kiện cho lớp trẻ thông qua công việc mà sớm trưởng thành, góp phần gắn
liền nhà trường với xã hội nói chung và địa bàn Nam Bộ nói riêng. Về mặt định lượng,
có thể dự kiến rằng sau 5 năm, ở mỗi một trong 3 chương trình sẽ có ít nhất 2 luận án
tiến sĩ và 5 luận án cao học (tổng cộng là 6 luận án tiến sĩ và 15 luận án cao học) được
hoàn thành.
29
IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
4.1. Những lĩnh vực KHXH&NV khu vực Nam Bộ mà đề án quan tâm
Với giới hạn thời gian là 5 năm, có thể thấy rằng đề án không thể bao hết các vấn
đề đã nêu trên cơ sở phân tích tình hình và những thành tựu nghiên cứu KHXH&NV
khu vực Nam Bộ hiện có ở §§2.1.3, 2.2.3, 2.3.7. Theo quy hoạch của Đại học Quốc gia
Tp. Hồ Chí Minh, nhóm các vấn đề kinh tế và các vấn đề về môi trường được đưa ra
khỏi phạm vi của đề án này. Chúng thuộc những đề án và chương trình riêng.
Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của xã hội cùng những mục tiêu đã nêu trên và thực
trạng tiềm lực đội ngũ cán bộ KHXH&NV của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,
hợp lý hơn cả là tập trung mũi nhọn của định hướng nghiên cứu KHXH&NV khu vực
Nam Bộ giai đoạn 2005-2010 vào ba lĩnh vực chính là lĩnh vực đô thị, lĩnh vực văn
hoá, và lĩnh vực dân tộc và tôn giáo. Với ba lĩnh vực như vậy, có thể vừa tạo được các
điểm đột phá, vừa tích hợp được những thế mạnh của Đại học KHXH&NV với lực
lượng nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề văn học và sử học, ngôn ngữ học và triết học,
tâm lý học và giáo dục học, xã hội học và nhân học; địa lý học, Đông phương học và
quan hệ quốc tế, v.v.
Ở mỗi một trong ba lĩnh vực có thể đề xuất một chương trình với năm hướng đề
tài. Một “hướng đề tài” có thể gồm một số đề tài nhưng cũng có thể chỉ gồm một đề tài
(tức là hướng đề tài có thể rộng hơn và cũng có thể trùng với đề tài). Ba chương trình
với tổng cộng 15 hướng đề tài cụ thể như sau:
4.2. Lĩnh vực Đô thị: Chương trình Những vấn đề xã hội - nhân văn trong
phát triển đô thị ở khu vực Nam Bộ
1) Những nhân tố khoa học xã hội và nhân văn trong việc quản lý đô thị ở
Nam Bộ
Những phức tạp nảy sinh ngày càng gay gắt trong đời sống đô thị Việt Nam cho
thấy nguyên nhân không phải ở kinh tế mà chính là ở vai trò của các nhân tố khoa học
xã hội và nhân văn trong việc quản lý đô thị Việt Nam nói chung và đô thị Nam Bộ nói
riêng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế và phát sinh các
hiện tượng tiêu cực trong thời gian qua ở Tp. Hồ Chí Minh và các đô thị khác của Việt
Nam là các cấp quản lý coi việc quản lý đô thị chỉ như một quá trình cơ học mà coi
nhẹ những đặc tính xã hội và nhân văn của nó. Đây chính là một trong những tiêu
điểm mà Đảng và Chính phủ Việt Nam coi là điểm yếu nhất về mặt lý thuyết cũng như
thực tiễn quản lý đô thị.
Việc nghiên cứu sâu về những nhân tố khoa học xã hội và nhân văn trong quá
trình quản lý đô thị ở Tp. HCM và các đô thị Đông Nam Bộ có thể tập trung vào các
vấn đề sau:
- Vấn đề tự quản cộng đồng của người dân đô thị, đặc biệt là trong một đô thị rất
đa dạng về văn hóa. Trong thời gian qua, một số dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, duy trì vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội thành công là do
30
tự quản của công đồng, nhưng rất tiếc đấy mới chỉ là những hoạt động đơn lẻ chưa
được đúc kết thành kinh nghiệm.
- Vai trò của các tổ chức xã hội (hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân...)
và nhân dân trong hệ thống quản lý đô thị. Việc đề ra các chính sách lâu nay còn nặng
về hành chính và dội từ trên xuống, do vậy việc nghiên cứu các thiết chế để phát huy
dân chủ cơ sở trong phát triển đô thị là điều hết sức cần thiết.
- Đặc tính văn hóa và đa dạng xã hội cần được tập trung nghiên cứu nhiều hơn để
từ đó đưa ra các chính sách quản lý đô thị phù hợp với từng đối tượng. Trong những
năm qua, các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội chủ yếu là hướng đến những nhóm
người có dân số áp đảo mà ít chú ý đến những nhóm nhỏ, do vậy, việc đa dạng hoá
chính sách và đa dạng hoá các cách tiếp cận để giải quyết vấn đề là hết sức cần thiết.
2) Đặc điểm quá trình hình thành đô thị ở Nam Bộ và chuyển hoá từ văn
minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp
Quá trình hình thành đô thị ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt đáng kể so với đô
thị phương Tây. Đô thị Nam Bộ so với các đô thị Việt Nam nói chung lại càng có
nhiều điểm khác biệt. Cần nghiên cứu kỹ về quá trình này, về những nguyên nhân dẫn
đến sự khác biệt của đô thị miền Đông và đô thị miền Tây. Trong đó đặc biệt chú ý đi
sâu vào tìm hiểu về quá trình chuyển hoá từ văn hoá làng xã đến văn hoá đô thị, từ văn
minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp ở Nam Bộ và những hệ quả của nó. Từ
đó dự báo về xu hướng, động thái phát triển của Nam Bộ trong bối cảnh toàn cầu hoá,
công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Vậy mà có một thực tế là cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống tiến trình đô thị hóa của toàn bộ vùng Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ
Chí Minh nói riêng. Trên cơ sở việc nghiên cứu này, chúng ta có thể đúc kết được
những vấn đề có tính qui luật của sự ra đời đô thị trên một vùng đất mới, để từ đó phát
huy được những điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu.
Trên phương diện này, có thể tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây:
- Tiến trình di dân để hình thành nên nhóm thị dân đa dạng có những đặc điểm
nhân khẩu học và xã hội học khác nhau. Trong đó lưu ý cả đến yếu tố nội sinh và các
yếu tố ngoại sinh từ bên ngoài thâm nhập vào.
- Tiến trình tiếp biến văn hóa đô thị từ bên ngoài vào khu vực Nam Bộ và Sài Gòn
- Tp.HCM từ đầu tk. XVIII đến nay để hình thành nên văn hóa và lối sống rất riêng
của người dân Sài Gòn- Tp. Hồ Chí Minh.
- Cần nghiên cứu sâu hơn những đặc điểm riêng của quá trình hình thành đô thị
Sài Gòn - Tp.HCM do đô thị này có nhiều ưu thế hơn so với các đô thị Việt Nam khác,
chẳng hạn như Sài Gòn - Tp.HCM là nơi tiếp xúc với văn minh phương Tây sớm và
mạnh nhất, nơi hình thành hệ thống công nghiệp đồng bộ sớm nhất, nơi làm quen với
kinh tế thị trường sớm nhất...
- Trên cơ sở những đặc điểm của quá trình hình thành đô thị ở Nam Bộ và chuyển
hoá từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, cũng cần phải nghiên cứu
về việc xây dựng một mô hình nông thôn mới cho các huyện ngoại thành Tp.HCM.
31
Vấn đề tương tự ở Hàn Quốc và Trung Quốc đã định hình từ những năm 60-70, trong
khi đó ở ta thì cho đến nay, các xã ngoại thành vẫn phát triển khá tuỳ tiện.
3) Vấn đề cơ cấu dân cư và nguồn nhân lực ở các đô thị Nam Bộ
Sự hình thành và phát triển của các đô thị Nam Bộ cùng với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đã làm thay đổi khá nhanh cơ cấu dân cư, kèm theo những quá trình
di dân và những xáo trộn, biến đổi trong cơ cấu nguồn nhân lực của các đô thị Nam Bộ.
Mỗi giai đoạn phát triển là một sự thay đổi cơ cấu kinh tế, và mỗi giai đoạn có những
nhu cầu khác nhau về nhân lực.
Cần tìm hiểu những hiện tượng và những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân cư và
những quy luật tái phân bố và tổ chức nguồn nhân lực ở các đô thị Nam Bộ, cụ thể là
cần tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Cơ cấu giai cấp xã hội ở Tp. Hồ Chí Minh trong từng giai đoạn và hiện nay. Vai
trò và cấu trúc của các giai cấp cơ bản như giai cấp công nhân và giai cấp nông dân
mới trong tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hiện nay. Những đóng góp và sự
biến đổi của các giai cấp này trong giai đoạn mới.
- Các nhân tố nước ngoài cũng được coi là một thành tố quan trọng của nguồn
nhân lực. Sự đóng góp của họ về kinh tế, văn hóa vào tiến trình công nghiệp hóa và đô
thị hóa (kể cả mặt tích cực và tiêu cực) cũng là một trong số các tiêu điểm cần được
nghiên cứu.
- Qui luật di chuyển các luồng nhân lực trong tiến trình đô thị hóa ở Tp. HCM.
Mục tiêu là phát hiện ra qui luật của các luồng dịch cư từng nhóm xã hội (trí thức,
công nhân, lao động tự do) bên trong nội thành (quận-quận; quận-huyện) và chuyển cư
bên ngoài đến (tỉnh-thành); các yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội chi phối nó.
- Việc giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực Nam Bộ và Tp. Hồ Chí
Minh, đặc biệt là việc đào tạo nghề nhằm cung ứng cho Tp. Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2010-2025 hướng đến một cơ cấu kinh tế dịch vụ - thương mại - công nghiệp
chất lượng cao.
4) Vấn đề lối sống của dân cư đô thị Nam Bộ nói chung và của các khu công
nghiệp tập trung ở Đông Nam Bộ nói riêng
Cho đến cuối năm 2003, ở miền Đông Nam Bộ đã có 43 khu công nghiệp được
thành lập với tổng số lao động là 138.251 người [Lê Thông (cb) 2004: 528-530]. Lực
lượng lao động tại chỗ không đáp ứng được cả về lượng cũng như về chất những nhu
cầu phát triển. Do vậy, đã có sự di chuyển lao động trong nội vùng cũng như từ các
nơi khác đến trên một quy mô lớn.
Việc di dân quá nhanh vào các đô thị Đông Nam Bộ hiện nay (như Tp. Hồ Chí
Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu) đã làm quá tải khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở
hạ tầng của đô thị (như nhà ở, điện nước, giao thông, y tế), và càng thiếu thốn là các
nhu cầu về đời sống văn hoá - giáo dục.
Bởi vậy, một vấn đề cực kỳ quan trọng về mặt lý luận cần phải nghiên cứu là lối
sống của người dân thành phố, nhất là của thanh niên sẽ như thế nào trong những năm
tới khi mà thành phố hoàn thành về cơ bản giai đoạn “quá độ đô thị”. Nhà nghiên cứu
cần phải chỉ ra cho được những chuyển biến nào là tất yếu, những gì bất biến trong
32
văn hóa - lối sống, những gì sẽ mất đi và những gì sẽ biến dạng. Chỉ khi đưa ra được
những dự báo xác đáng thì mới có thể xây dựng chính sách phát triển đồng bộ và phù
hợp.
Một số vấn đề nên tập trung nghiên cứu trong thời gian trước mắt là:
- Những biến đổi về văn hóa và lối sống trong quá trình chuyển từ một xã hội tiền
công nghiệp sang xã hội công nghiệp - đô thị.
- Những nhân tố kinh tế - văn hóa - xã hội tác động đến lối sống đô thị.
- Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp tập trung: thực
trạng và những giải pháp11.
5) Vấn đề đa dạng hoá đô thị Nam Bộ
Ở Tp.HCM và các khu đô thị Nam Bộ, vấn đề đa dạng hoá văn hoá nội địa đã
được nghiên cứu, còn đa dạng hoá văn hoá quốc tế thì chưa. Vấn đề này có thể đi sâu
vào các khía cạnh sau:
- Tiến trình tiếp biến văn hoá từ bên ngoài vào khu vực Nam Bộ và Sài Gòn -
Tp.HCM từ đầu tk. XVIII đến nay.
- Các cộng đồng người nước ngoài xuất hiện ở Sài Gòn - Tp.HCM và những dấu
ấn văn hoá của họ qua các thời kỳ.
- Các cộng đồng người nước ngoài đang hiện diện ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay và
những đóng góp của họ cho tiến trình đổi mới về kinh tế - văn hóa - xã hội.
- Các tổ chức phi chính phủ quốc tế đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh.
4.3. Lĩnh vực Văn hoá: Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc
trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ
1) Sưu tầm, bảo tồn và nghiên cứu các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể
của các dân tộc Nam Bộ
Trong mảng nghiên cứu văn hoá Nam Bộ, đến nay đã có một số công trình như
Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình và nnk [1990],
Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ của Thạch Phương và nnk [1992], Văn hoá
dân gian Nam Bộ: những phác thảo của Nguyễn Phương Thảo [1994]. Một số tập bài
như Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long [Lê Anh Trà (cb) 1984], Văn
hoá nghệ thuật Nam Bộ [Tạp chí VH-NT 1997], Văn hoá Nam Bộ trong không gian xã
hội Đông Nam Á [TTNC VN-ĐNA 2000], Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá văn
nghệ dân gian Nam Bộ [Hội văn nghệ 2004]. Về từng lĩnh vực cụ thể cũng có một số
công trình như Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu
Long của Phan Thị Yến Tuyết [1993], Đình Nam Bộ: tín ngưỡng và nghi lễ của Huỳnh
Ngọc Trảng & nnk [1993], Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (2 tập) của Nguyễn
11 Có một đề tài gần với hướng này đang được thực hiện tại tỉnh Bình Dương nhan đề “Xây dựng mô hình thiết
chế văn hoá phục vụ cư dân các khu công nghiệp tập trung trong quá trình công nghiệp hoá tại tỉnh Bình
Dương” do PGS.TS. Nguyễn Tri Nguyên (Viện văn hoá - nghệ thuật, Hà Nội) và ThS. Đỗ Khắc Điệp (Sở VH-
TT Bình Dương) làm chủ nhiệm. Đề tài dự kiến thực hiện trong 2 năm 2003-2005, do Sở KH-CN-MT Bình
Dương quản lý.
33
Văn Hầu [2002], Lễ hội dân gian ở Nam Bộ (khía cạnh giao tiếp văn hoá dân tộc) của
Huỳnh Quốc Thắng [2003], v.v.
Tuy nhiên, về mặt sưu tầm bản thân các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của
các dân tộc Nam Bộ thì lại chưa làm được bao nhiêu. Những sưu tập như Văn học dân
gian đồng bằng sông Cửu Long do khoa ngữ văn của Trường Đại học Cần Thơ thực
hiện [Khoa ngữ văn 1997], Nam Kỳ cố sự (chuyện kể Nam Bộ) do Nguyễn Hữu Hiếu
[1997] sưu tầm đều chưa đầy đủ và chưa đáp ứng những tiêu chuẩn khoa học của công
việc này. Còn hoàn toàn để trống là những lĩnh vực như nghệ thuật dân gian, lễ hội
dân gian, trò chơi dân gian, tri thức dân gian, v.v. Riêng số lượng các nơi thờ tự của
các tôn giáo như đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo đã có hàng ngàn mà chưa có
công trình nào thống kê (x. bài của PGS.TS. Phạm Đức Mạnh trong [Khoa lịch sử
2005: 1-13]). Về không gian thì miền Tây Nam Bộ được chú ý hơn miền Đông Nam Bộ.
Mà miền Đông thì hiện đang đô thị hoá rất nhanh, điều này đồng nghĩa với nguy cơ
mất mát các giá trị văn hoá.
Cần có những công trình sưu tầm văn hoá dân gian Nam Bộ (cả miền Tây và miền
Đông) một cách bài bản. Cần xây dựng danh mục và miêu tả các di sản văn hóa tiêu
biểu ở Nam Bộ (các di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa, các thắng cảnh…),
biên soạn tiểu sử và lập thư mục về các nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ, trong đó
không chỉ chú ý đến các nhân vật văn hóa (nhà nho, nhà văn, nhà hoạt động chính trị
và quân sự, v.v.) mà cần chú ý cả đến các thương nhân thành đạt trong quá trình phát
triển 300 năm hình thành quan hệ thị trường ở Nam Bộ.
Cần sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hoá Hán-Nôm ở Nam Bộ. Đây là một
mảng hầu như còn để trống, trong khi nó sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều điều về lịch sử
văn hoá Nam Bộ giai đoạn khai phá và có đóng góp quan trọng trong di sản văn hoá
Hán-Nôm của Việt Nam nói chung.
Nam Bộ là nơi đi đầu cả nước trong quá trình giao lưu tiếp xúc với văn hoá
phương Tây, Nam Bộ cũng là nơi đầu tiên xuất hiện các tác phẩm văn học chữ quốc
ngữ. Song do không được sưu tầm, nghiên cứu và phổ biến nên giới nghiên cứu
thường cho rằng khởi đầu của văn học chữ quốc ngữ là vùng Bắc Bộ. Đề tài sưu tầm
và bảo tồn các tác phẩm văn học chữ quốc ngữ Nam Bộ do TS. Đoàn Lê Giang chủ trì
nhằm bổ khuyết chỗ trống này.
Địa danh Nam Bộ cũng là một lĩnh vực tri thức rất cần thiết để hiểu về một nền
văn hoá. Trong lĩnh vực này tuy đã có một số công trình sưu tầm và khảo cứu bước
đầu [Lê Trung Hoa 1991, 2002; Bùi Đức Tịnh 1999; Nguyễn Hữu Hiếu 2004], song
còn rất thiếu những công trình sưu tầm toàn diện và khảo cứu tổng hợp.
Các công việc trên có tác dụng quan trọng và phục vụ trực tiếp cho công tác bảo
tồn và giáo dục truyền thống, đồng thời cũng có hiệu quả trực tiếp về phương diện
kinh tế, phục vụ cho công tác phát triển du lịch đi vào chiều sâu. Cho đến nay, Nam
Bộ chủ yếu được biết đến như một vùng du lịch sinh thái, khía cạnh du lịch văn hoá
còn chưa được phát huy một cách thích đáng.
Nếu tính rằng các công việc trên cần thực hiện không chỉ với văn hoá của người
Việt, mà còn với các nền văn hoá của tất cả các tộc người ở đây thì đây là một hướng
đề tài cần đến sự hợp tác của nhiều chuyên ngành: văn học, ngôn ngữ học, sử học,
34
nhân học, văn hoá học, địa lý... và phải thực hiện trong một khoảng thời gian dài, đồng
thời cần tới một nguồn kinh phí rất lớn.
Bởi vậy, tuỳ theo khả năng về kinh phí nghiên cứu mà trong 5 năm 2005-2010, có
thể tập trung vào một hoặc một số nhiệm vụ sau:
- Sưu tầm văn hoá dân gian Nam Bộ (miền Tây và miền Đông) một cách bài bản,
đặc biệt là những lĩnh vực còn để trống như nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian, trò
chơi dân gian, tri thức dân gian, v.v..
- Sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hoá chữ quốc ngữ và di sản văn hoá Hán-
Nôm ở Nam Bộ.
- Xây dựng danh mục và miêu tả các di sản văn hóa tiêu biểu ở Nam Bộ (các di
tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa, các nơi thờ tự, các thắng cảnh…).
- Biên soạn tiểu sử và lập thư mục về các nhân vật tiêu biểu của Nam Bộ (cần chú
ý đến không chỉ các nhân vật văn hóa mà cả các thương nhân thành đạt).
2) Nghiên cứu bản sắc văn hoá, lối sống, tâm lý, tính cách, quan niệm thẩm
mỹ, triết lý của người Việt ở Nam Bộ
Đây là một hướng đề tài quan trọng và rất cấp thiết. Đã đến lúc không thể nhìn
nhận một cách giản đơn nhiều hiện tượng của đời sống xã hội, văn hoá, kinh tế, v.v.
của khu vực Nam Bộ nếu không đi tìm lời giải đáp trong chiều sâu của bản sắc văn
hoá, lối sống, tâm lý, tính cách, quan niệm thẩm mỹ, triết lý của con người ở đây. Chỉ
khi xác định đúng được nguồn gốc, nguyên nhân thì mới có thể xác định được những
ưu điểm và nhược điểm, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hội nhập văn hoá
và toàn cầu hoá. Tức là mới có thể đề xuất được những biện pháp, chính sách hợp lý
cho sự phát triển của khu vực này nhằm phát huy vai trò của nhân tố con người, của
giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trong khi đó mảng đề tài này hầu như hoàn toàn chưa được nghiên cứu ngoài một
số nhận xét tuy tinh tế, nhưng phần nhiều dựa trên cảm tính của nhà văn Sơn Nam
trong các cuốn “Cá tính miền Nam” [Sơn Nam 1974/1997] và “Văn minh miệt vườn”
[Sơn Nam 1992]; cùng một số bài nghiên cứu in trong cuốn “Tâm lý người Việt Nam
nhìn từ nhiều góc độ” [TTNC Tâm lý DT 2000]. Một phần của mảng đề tài này hiện
đang được thực hiện dưới dạng đề tài độc lập cấp nhà nước nhan đề “Nghiên cứu quan
hệ giữa đặc điểm tâm lý người Việt ở Nam Bộ và tôn giáo bản địa” (ĐTĐL-2003/16,
thực hiện từ 1/2003 đến 9/2005) do TS. Phạm Bích Hợp chủ trì (chủ quản là Trường
ĐHKHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM).
3) Những vấn đề lịch sử Nam Bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam và khu vực
Lịch sử Nam Bộ tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng cũng hãy còn rất
nhiều vấn đề phải tiếp tục làm sáng tỏ và đi sâu như các vấn đề: văn hoá Óc-eo và văn
hoá Phù Nam; văn hoá Đồng Nai; ảnh hưởng của chúng đến các giai đoạn văn hoá tiếp
theo; Thuỷ Chân Lạp và văn hoá Thuỷ Chân Lạp; giai đoạn xung đột và thoái hoá (có
thực sự là hoàn toàn hoang vắng như Châu Đạt Quan mô tả hay không?); Nam Bộ giai
đoạn đầu khai phá của người Việt,...
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Chúng ta đã
làm được rất nhiều việc trong việc nghiên cứu các khía cạnh lịch sử và quân sự của
35
cuộc chiến, cũng như việc nâng cao đời sống của nhân dân Nam Bộ sau 1975. Song
chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều trong việc nghiên cứu khía cạnh văn hoá - lịch sử
của giai đoạn này.
Trước mắt, cần thiết phải khảo sát và có sự đánh giá khoa học và khách quan các
thành tựu văn hóa - văn nghệ ở Nam Bộ, mà chủ yếu là ở Sài Gòn và các đô thị khu
vực này trong giai đoạn 1954-1975. Đồng thời nghiên cứu về những biến đổi cũng như
những thành tựu và hạn chế trong việc thụ hưởng văn hóa của người dân Nam Bộ nói
chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng trong khoảng thời gian 30 năm sau ngày đất nước
thống nhất.
4) Những ảnh hưởng và tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đối
với khu vực Nam Bộ
Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ đến khắp mọi nơi.
Đối với Nam Bộ là vùng đất có quá trình giao lưu hội nhập nhanh nhất và hiện có tốc
độ tăng trưởng cao nhất nước, chắc chắn việc nghiên cứu những ảnh hưởng của quá
trình hội nhập và toàn cầu hoá ở đây sẽ có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với
bản thân khu vực Nam Bộ, mà còn đối với cả nước.
Điều đáng lưu ý là trong cùng một khu vực Nam Bộ, trong khi vùng Đông Nam
Bộ có tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tăng trưởng cao nhất nước
thì vùng Tây Nam Bộ từ chỗ là một vùng đất cực kỳ trù phú và giàu có, một vựa lúa
của cả nước, đã trở thành một trong những vùng nghèo khó và là nơi có tỷ lệ giáo dục
thấp nhất nước.
Tất cả những hiện tượng đó đòi hỏi phải được nghiên cứu nghiêm túc, công phu
để xác định cụ thể những ảnh hưởng và tác động của quá trình hội nhập và toàn cầu
hoá đối với khu vực Nam Bộ nói chung và từng vùng nói riêng là gì và quy luật của
những ảnh hưởng đó là gì, nhằm giải đáp cho những câu hỏi kiểu như tại sao giáo dục
nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng ở đồng bằng Nam Bộ lại sa sút như hiện
nay (x. ở trên, §2.3.5-2.3.6) và tìm câu trả lời cho những giải pháp phát triển.
Trong bối cảnh của quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, du lịch ngày càng trở
thành một hoạt động và một ngành kinh tế quan trọng, mà lâu nay thì du lịch Nam Bộ
chủ yếu mới chỉ được khai thác ở khía cạnh du lịch sinh thái và hãy còn rất xa mới đạt
đến những tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy cũng rất cần nghiên cứu đề tài du lịch văn hoá
và sinh thái ở khu vực Nam Bộ.
5) Văn hoá Nam Bộ trong truyền thống văn hoá Việt Nam và vấn đề đại chúng
hoá các giá trị văn hoá Nam Bộ
Văn hoá Nam Bộ cần được xem xét như một tổng thể, trong mối quan hệ với văn
hoá Việt Nam trên phương diện không gian (như một trong sáu vùng văn hoá và là
một trong ba khu vực của cả nước) và thời gian (lịch sử văn hoá), từ đó làm rõ hệ giá
trị của văn hoá Nam Bộ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu vấn đề đại chúng hoá các giá trị
văn hoá Nam Bộ như việc giảng dạy văn hoá dân gian Nam Bộ, đưa các tác phẩm văn
học viết về vùng đất và con người Nam Bộ trong nhà trường phổ thông và các trường
đại học, cao đẳng trên địa bàn (trong một số khoa, ngành ở cấp đại học, cao đẳng cần
đưa vào giảng dạy môn “Nam Bộ học”). Tăng cường hình ảnh vùng đất và con người
36
Nam Bộ trong phim ảnh, nghệ thuật; trong du lịch, trên các phương tiện truyền thông
đại chúng.
4.4. Lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo: Chương trình Những vấn đề dân tộc - tôn
giáo ở khu vực Nam Bộ
1) Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội của cư dân các dân tộc ít người ở
Nam Bộ
Các dân tộc ít người ở Nam Bộ gồm Hoa, Chăm, Khmer, Xtiêng, Êđê, Chơro, Mạ,
Mnông giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của khu vực này.
Những nghiên cứu hiện có về các dân tộc này là không đồng đều: chúng mới tập trung
chủ yếu vào một vài dân tộc như Khmer, Hoa, Chăm, và một số phương diện như ngôn
ngữ, dân tộc... (chẳng hạn, về người Khmer có các công trình của Huỳnh Ngọc Trảng
& nnk [1987], Nguyễn Khắc Cảnh [1998], Nguyễn Mạnh Cường [2002]).
Cần tiến hành những công trình nghiên cứu về những mối quan hệ và quá trình
giao lưu văn hoá của các dân tộc ít người với các cộng đồng dân cư xung quanh cũng
như cách ứng xử của các dân tộc này với những người và văn hoá đến từ phương xa
(như Pháp, Mỹ). Tìm hiểu những tác động của quá trình giao lưu văn hoá này đến văn
hoá, cuộc sống, con người, thiên nhiên của vùng đồng bào các dân tộc. Việc nghiên
cứu này sẽ giúp cho việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau và xây dựng những chủ trương
chính sách hợp lý nhằm củng cố khối đoàn kết dân tộc; giúp cho việc bảo tồn và phát
triển các giá trị văn hoá của các dân tộc ít người.
2) Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên của cư dân các dân tộc ít người ở
Nam Bộ
Các dân tộc ít người có một quá trình chung sống rất mật thiết và gắn bó với thiên
nhiên, lâu nay chúng ta chủ yếu chỉ thấy ở mối quan hệ này một tinh thần tín ngưỡng,
sùng bái, tôn thờ tự nhiên như thần thánh. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới
công nghiệp và đô thị đã tàn phá và huỷ hoại môi trường ở mức độ trầm trọng, thì việc
tìm hiểu, nghiên cứu những kinh nghiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ, v.v. của
cư dân các dân tộc ít người dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả dưới hình thức tôn
giáo tín ngưỡng (ma thuật, bùa chú, phù phép...), đi tìm những cơ sở khoa học của
chúng, là những đề tài rất cần thiết và hữu ích.
3) Những vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng của người Việt và các dân tộc ít người
Nam Bộ
Trong vùng người Việt cư trú, Nam Bộ là vùng đất mà tôn giáo tín ngưỡng nảy nở
phong phú và đa dạng nhất. Nghiên cứu chung về văn hoá tâm linh Nam Bộ có một số
công trình của Nguyễn Đăng Duy [1997], Đỗ Quang Hưng [2001], Nguyễn Hữu Hiếu
[2004].
Đây là nơi duy nhất đã hình thành những tôn giáo địa phương như Bửu Sơn Kỳ
Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài, Hoà Hảo. Về các tôn giáo này đã có một số công
trình nghiên cứu như của Đồng Tân [1967, 1972], Đặng Nghiêm Vạn (cb) [1995], Lê
Anh Dũng [1996] nghiên cứu về Cao Đài; Nguyễn Văn Hầu [1968] nghiên cứu về Hoà
Hảo; Đinh Văn Hạnh [1999] nghiên cứu về Tứ Ân Hiếu Nghĩa… Song đây là những
37
tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ trong lịch sử và một số tôn giáo như Cao Đài,
Hoà Hảo tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của môt bộ phận không nhỏ
cư dân Nam Bộ hiện nay. Vì vậy cần tiếp tục đi sâu hơn và cần có những công trình có
sức khái quát hơn về các tôn giáo này.
Nam Bộ cũng là nơi từng nảy nở đủ thứ đạo như đạo Dừa, đạo Trần, đạo Đứng,
đạo Ngồi, đạo Nằm, v.v. Do vậy, cần có những công trình nghiên cứu về tôn giáo tín
ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ nói chung để tìm hiểu sâu hơn những quy luật hình
thành và phát triển của chúng.
Tình hình và những vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng trong vùng đồng bào các dân tộc
ít người là một vấn đề khoa học xã hội và nhân văn rất quan trọng. Do chưa có sự chú
ý đúng mức nên thời gian qua ở một số vùng (điển hình là Tây Nguyên) đã nảy sinh
những vấn đề phức tạp, bị những phần tử phản động lợi dụng tuyên truyền kích động
gây rối.
Do vậy, cần đầu tư nghiên cứu về tình hình và những vấn đề tôn giáo - tín ngưỡng
trong vùng đồng bào các dân tộc ít người ở Nam Bộ.
4) Vấn đề giáo dục và giáo dục song ngữ trong vùng đồng bào các dân tộc ít
người Nam Bộ
Như đã trình bày (§2.3.5-2.3.6), tình hình giáo dục nói chung và giáo dục phổ
thông nói riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là ở mức báo động đỏ.
Trong toàn khu vực Nam Bộ thì tình hình giáo dục ở các vùng dân tộc ít người
cũng rất đáng lo ngại. Ở đây, việc giáo dục song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc) còn
làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn.
Năm 2004 đã có đề tài của PGS.TS. Đinh Lê Thư về giáo dục ở vùng đồng bào
dân tộc Khmer Nam Bộ. Công việc này cần được tiếp tục đối với các dân tộc khác; và
ngay cả vấn đề giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cũng còn nhiều việc đòi hỏi
phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.
5) Những vấn đề dân tộc và tôn giáo Nam Bộ trong mối quan hệ với Đông
Nam Á
Việt Nam nói chung và đặc biệt là Nam Bộ nói riêng là một bộ phận khăng khít
của Đông Nam Á trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình. Bởi vậy, những
vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Nam Bộ luôn nằm trong mối quan hệ mật thiết với những
vấn đề cùng loại ở các nước láng giềng trong khu vực. Bởi vậy, những vấn đề dân tộc
và tôn giáo ở Nam Bộ chỉ có thể được giải quyết khi ta xem xét nghiên cứu nó trong
bối cảnh quan hệ với những vấn đề cùng loại ở các nước Đông Nam Á. Đó chính là lý
do vì sao cần tách các vấn đề này thành một hướng đề tài riêng trong chương trình dân
tộc và tôn giáo.
38
V- NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN
VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
Chúng tôi cho rằng tính hiệu quả của việc thực hiện đề án sẽ tăng lên rất nhiều
nếu tuân thủ nguyên tắc “5 phối hợp” như sau:
5.1. Phối hợp giữa 15 hướng đề tài thuộc 3 chương trình
Do một trong những đặc điểm của tri thức khoa học xã hội và nhân văn là tính
tổng hợp, cho nên ba chương trình và 15 hướng đề tài (A1-5, B1-5, C1-5) đều có mối
liên hệ mật thiết với nhau. Ba chương trình với các vấn đề văn hoá, dân tộc và tôn giáo,
và đô thị là những vấn đề đan xen nhau; các vấn đề truyền thống và hiện tại, vùng
miền - quốc gia - quốc tế bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Bởi vậy, sự phối hợp trong việc chỉ
đạo và điều hành cũng như trong việc thực hiện chúng là rất quan trọng và cần thiết.
Stt A- Chương trình
Đô thị
B- Chương trình
Văn hoá
C- Chương trình
Dân tộc & Tôn giáo
1. A1. Những nhân tố khoa
học xã hội và nhân văn
trong việc quản lý đô thị ở
Nam Bộ
B1. Sưu tầm, bảo tồn và
nghiên cứu các giá trị văn
hoá của các dân tộc Nam
Bộ
C1. Văn hoá ứng xử với
môi trường xã hội của cư
dân các dân tộc ít người
ở Nam Bộ
2. A2. Quá trình hình thành
các đô thị ở Nam Bộ và
chuyển hoá từ văn minh
nông nghiệp sang văn
minh công nghiệp
B2. Nghiên cứu bản sắc
văn hoá, lối sống, tâm lý,
tính cách, quan niệm thẩm
mỹ, triết lý của người Việt
Nam Bộ
C2. Văn hoá ứng xử với
môi trường tự nhiên của
cư dân các dân tộc ít
người ở Nam Bộ
3. A3. Vấn đề cơ cấu dân cư
và nguồn nhân lực ở các
đô thị Nam Bộ
B3. Những vấn đề lịch sử
Nam Bộ trong tiến trình
lịch sử Việt Nam và khu
vực
C3. Những vấn đề tôn
giáo - tín ngưỡng của
người Việt và các dân
tộc ít người Nam Bộ
4. A4. Vấn đề lối sống của
dân cư đô thị Nam Bộ nói
chung và của các khu công
nghiệp tập trung ở Đông
Nam Bộ nói riêng
B4. Những ảnh hưởng và
tác động của quá trình hội
nhập và toàn cầu hoá đối
với Nam Bộ
C4. Vấn đề giáo dục và
giáo dục song ngữ trong
vùng các dân tộc ít người
Nam Bộ
5. A5. Vấn đề đa dạng hoá
đô thị Nam Bộ
B5. Văn hoá Nam Bộ trong
truyền thống VHVN và vấn
đề đại chúng hoá các giá trị
văn hoá Nam Bộ
C5. Những vấn đề dân
tộc và tôn giáo Nam Bộ
trong mối quan hệ với
Đông Nam Á
39
5.2. Phối hợp giữa các đơn vị trong trường
Do tính tổng hợp nên mỗi hướng đề tài đều cần có sự tham gia của các nhà nghiên
cứu thuộc nhiều chuyên môn khác nhau như văn hoá học, nhân học, xã hội học, sử học,
văn học, ngôn ngữ, triết học, địa lý học, Đông phương học, giáo dục học, đô thị và
phát triển cộng đồng, Đông phương học, Quan hệ quốc tế... Sự tham gia của các khoa,
ngành vào các chương trình có thể hình dung như sau:
Ngành,
đơn vị
Chương
trình
Triết học
V
ăn học
N
gữ học
Sử học
Đ
ịa lý
X
ã hội học
V
ăn hoá học
N
hân học
G
iáo dục học
N
C
PT đô thị
Đ
PH
, Q
H
Q
T
1. CT Văn hoá + + + + + + + + + + +
2. CT Dân tộc + + + + + + + + + +
3. CT Đô thị + + + + + + + + + + +
5.3. Phối hợp giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG
Dựa vào sức mình là chính, phát huy tối đa nội lực của cán bộ giảng dạy của
trường tham gia NCKH.
Thu hút chất xám, đẩy mạnh công tác liên kết phối hợp NCKH với các đơn vị
trong Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, các trường đại học và cơ quan nghiên cứu
KHXH&NV phía Nam, với ĐHQG Hà Nội.
Phát huy tối đa vai trò của việc hợp tác nghiên cứu trong khu vực và quốc tế, nhất
là với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong ba chương trình thì chương trình
dân tộc và tôn giáo có nhu cầu lớn nhất về việc hợp tác quốc tế với các nước Đông
Nam Á; bởi vậy, khi triển khai ra các đề tài cụ thể, không loại trừ khả năng cần tách ra
một số đề tài riêng theo hướng này.
Cách thức phối hợp không nhất thiết là trực tiếp tham gia đề tài, mà còn có thể là
chia sẻ thông tin, kinh nghiệm dưới hình thức toạ đàm để công bố và thảo luận các
thông tin và kết luận mới; các buổi thông tin tổng thuật những kết quả nghiên cứu mới
của nước ngoài trên phương diện lý luận hoặc kinh nghiệm của các nước trong vấn đề
tương tự, cũng như những kết quả nghiên cứu mới của họ về Việt Nam và Nam Bộ.
5.4. Phối hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
Với tư cách là một cơ sở đào tạo đại học và sau đại học và nghiên cứu khoa học,
các đề tài nghiên cứu trong đề án phải vừa đáp ứng những nhu cầu cấp bách của đời
sống thực tiễn khu vực Nam Bộ, vừa góp phần hoàn thiện và nâng cao lý luận, phục vụ
nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo.
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cơ bản, trong mỗi đề tài, đều phải có phần nghiên
cứu lý luận, tổng thuật ở đầu để làm cơ sở cho công trình nghiên cứu; vừa có phần
tổng kết tri thức, kết quả, nâng cao trình độ lý luận.
40
Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu ứng dụng, cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các
địa phương, đặc biệt là các sở ban ngành có liên quan (như Sở KH-CN-MT, Sở Giáo
dục, Sở Văn hoá, ...).
5.5. Phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo
Mỗi đề tài nghiên cứu trong đề án phải tâp hợp được một đội ngũ gồm nhiều thế
hệ: có các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu;
có các nghiên cứu sinh, thạc sĩ, học viên cao học, thậm chí cả sinh viên, để vừa tiến
hành nghiên cứu, vừa góp phần đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, cần chú ý thông qua việc sử dụng để nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học, cung cấp thông tin khoa học, rèn luyện các kỹ năng nghiên
cứu; tạo điều kiện cho các thành viên của đề tài được đào tạo, tham dự các hội thảo,
hội nghị khoa học ở trong và ngoài nước.
5.6. Kế hoạch triển khai
Để triển khai thực hiện đề án, cần thành lập một Ban chủ nhiệm Đề án (khoảng 5
người) như một tổ chức đầu mối tập hợp, điều hoà, phối hợp lực lượng nghiên cứu
cũng như lo việc xã hội hoá các kết quả nghiên cứu. Ban này có trách nhiệm cử ra các
ban chủ nhiệm từng chương trình (khoảng 3 người cho mỗi chương trình), có thể gồm
một thành viên ban chủ nhiệm đề án và 2 thành viên còn lại là cán bộ của ĐHQG
Tp.HCM (cụ thể là của Trường ĐH KHXH&NV) hoặc 1 của Trường và 1 mời từ các
đơn vị khác trong thành phố.
Từng năm, mỗi ban chủ nhiệm chương trình có trách nhiệm cụ thể hoá các hướng
đề tài thành (những) đề tài cụ thể sao cho tạo thành một hệ thống có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau. Tuỳ theo tình hình cụ thể (kinh phí, nhân lực,...) mà một hướng đề tài có
thể tách thành một số đề tài theo những gợi ý đã nêu hoặc một hướng đề tài có thể chỉ
gồm một đề tài. Các đề tài cụ thể này có hai loại: Loại thứ nhất là những đề tài do các
ban chủ nhiệm chương trình hoạch định trên cơ sở định hướng này rồi tìm các nhà
nghiên cứu thích hợp trong hoặc ngoài ĐHQG Tp.HCM (Trường ĐH KHXH&NV) để
mời tham gia thực hiện, hoặc tổ chức cho đấu thầu. Loại thứ hai là những đề tài do các
cán bộ trong Trường ĐH KHXH&NV tự đề xuất hàng năm, chúng sẽ được phòng
QLKH & HTQT của Trường phối hợp với Ban chủ nhiệm Đề án xem xét, nếu thấy
thích hợp với nội dung của một hướng đề tài cụ thể thuộc một chương trình nào thì sẽ
giới thiệu về cho ban chủ nhiệm chương trình đó xem xét, rồi trên cơ sở mục tiêu của
đề án, trao đổi với tác giả để có những điều chỉnh cần thiết trước khi đưa vào khuôn
khổ của chương trình.
Trong ba chương trình thì tuỳ theo tình hình kinh phí cụ thể mà có thể dành ưu
tiên số một cho Chương trình Những vấn đề xã hội - nhân văn trong phát triển đô thị ở
khu vực Nam Bộ, ưu tiên số hai cho Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân
tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ.
Ban chủ nhiệm Đề án cần xây dựng các chuẩn mực chọn đề tài, chọn người thực
hiện đề tài, phối hợp nghiên cứu, đánh giá kết quả dưới dạng một bảng kiểm (check list)
để đảm bảo tính đồng bộ, khách quan.
41
Lực lượng cán bộ tham gia nghiên cứu cần chú ý huy động các nhà nghiên cứu có
uy tín và kinh nghiệm cả trong và ngoài Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh để bổ
sung, đổi mới trí tuệ và năng lực tư duy, đồng thời tạo điều kiện để học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu giữa những người có cùng trình độ và năng lực trong
cùng một lĩnh vực chuyên môn thì ưu tiên lựa chọn theo thứ tự như sau: a) các nhà
nghiên cứu trong ĐHQG; b) các nhà nghiên cứu trên địa bàn thành phố HCM; c) các
nhà nghiên cứu trong khu vực Nam Bộ; d) các nhà nghiên cứu ở các khu vực còn lại
trong nước; e) các nhà nghiên cứu nước ngoài. Các cán bộ trẻ, nghiên cứu sinh, học
viên cao học và sinh viên tham gia với mục đích để được đào tạo thì chỉ huy động lực
lượng của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (cụ thể là Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn).
42
VI- NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐỀ ÁN
6.1. Dự trù kinh phí cho đề án
Đề án dự kiến thực hiện trong 5 năm 2005-2010 gồm 3 chương trình, với tổng số
15 hướng đề tài, một hướng đề tài có thể gồm một hoặc một số đề tài (tính trung bình
là 3 đề tài). Như vậy tổng cộng tất cả dự án sẽ có khoảng 45 đề tài. Kinh phí cho mỗi
đề tài ít nhất phải khoảng 300 triệu. Riêng hai hướng đề tài B1 (sưu tầm và bảo tồn văn
hoá) và C5 (những vấn đề dân tộc và tôn giáo Nam Bộ trong mối quan hệ với Đông
Nam Á) là rất tốn kém, mỗi hướng này ít nhất phải cần từ 1-2 tỷ. Như vậy tổng cộng
kinh phí để thực hiện đề án này ít nhất phải có khoảng 15 tỷ VNĐ.
6.2. Tận dụng các nguồn tài chính ngoài Đại học Quốc gia
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách, Ban chủ nhiệm Đề án và các Ban chủ nhiệm
chương trình sẽ phải tích cực phát huy tính chủ động để tìm kiếm và huy động tối đa
các nguồn vốn khác của trung ương, các địa phương, trường và vốn tài trợ của nước
ngoài để bổ sung thêm nguồn vốn thực hiện đề án.
43
VII- PHÁT HUY KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN.
ĐỀ ÁN VÀ NHỮNG ĐỀ TÀI NGOÀI ĐỀ ÁN
7.1. Dự kiến sử dụng kết quả của đề án
Các kết quả của các hướng đề tài, các chương trình trong khuôn khổ đề án nếu có
địa chỉ nghiên cứu cụ thể phải được các sở, ban, ngành, hoặc thành phố, quận huyện
trên địa bàn Nam Bộ sử dụng.
Chúng phải in được thành sách hoặc bộ sách có giá trị phổ biến rộng rãi trong xã
hội và trên quốc tế.
Một phần của những kết quả này phải được dùng làm cơ sở cho việc biên soạn các
giáo trình giảng dạy ở các cấp đại học và sau đại học.
7.2. Dự kiến phát triển đề án
Một số hướng đề tài có nội dung phong phú và phạm vi nghiên cứu rộng có thể
được tiếp tục phát triển trong kế hoạch nghiên cứu của 5-10 năm tiếp theo.
7.3. Đề án và những đề tài ngoài đề án
Đề án này chỉ là một phần – mặc dù là phần chủ yếu – trong toàn bộ kế hoạch
nghiên cứu KHXH&NV của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-2010.
Bên cạnh đề án này, Đại học Quốc gia vẫn dành một phần không nhỏ kinh phí cho các
đề tài trọng điểm và không trọng điểm khác nghiên cứu các vấn đề nằm ngoài khu vực
Nam Bộ hoặc các vấn đề khoa học cơ bản phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu.
44
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
1. Báo cáo 2001: Trung tâm KHXH & NVQG. Báo cáo phát triển con người Việt
Nam 2001: Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người. – H.: NXB CTQG, 155 tr.
2. Bùi Đức Tịnh 1999: Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ. – NXB Văn nghệ Tp.
HCM, 106 tr.
3. Đặng Nghiêm Vạn (cb) 1995: Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài. – H.: NXB KHXH,
276 tr.
4. ĐHQG Tp.HCM 2002: Đề án xây dựng đội ngũ giai đoạn 2002-2007. - Tp. Hồ Chí
Minh, tháng 8-2002, 23 tr. + 15 bảng.
5. ĐHQG Tp.HCM 2004: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 và phương hướng,
nhiệm vụ năm học 2004-2005. - Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10-2004, 18 tr. + x tr. phụ
lục.
6. Đinh Văn Hạnh 1999: Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt Nam Bộ (1867-1975).
– Tp.HCM, NXB Trẻ, 357 tr.
7. Đỗ Minh Cương 1998: Những vấn đề cơ bản về quản lý khoa học và công nghệ. –
H.: NXB CTQG.
8. Đỗ Quang Hưng (cb) 2001: Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ. – H.: NXB
KHXH, 431 tr.
9. Đồng Tân 1967, 1972: Lịch sử Cao Đài đại đạo tam kỳ phổ độ. SG: Cao Hiên xb,
quyển 1: 1967; quyển 2: 1972.
10. Hồ Bá Thâm 2003: Văn hoá Nam Bộ: vấn đề và phát triển. – H.: NXB VH-TT, 237
tr.
11. Hội văn nghệ 2004: Hội văn nghệ dân gian Việt Nam & Trường ĐH Cần Thơ. Tìm
hiểu đặc trưng di sản văn hoá văn nghệ dân gian Nam Bộ. – H.: NXB KHXH, 531
tr.
12. Huỳnh Lứa 2000: Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX.
– NXB KHXH, 428 tr.
13. Huỳnh Ngọc Trảng & nnk 1987: Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc,
Đặng Vũ Thị Hảo, Phan Thị Yến Tuyết. Người Khơ-me tỉnh Cửu Long. – Sở VH-
TT tỉnh Cửu Long xb, 271 tr.
14. Huỳnh Ngọc Trảng & nnk 1993: Huỳnh Ngọc Trảng, Trương Ngọc Tường, Hồ
Tường. Đình Nam Bộ: tín ngưỡng và nghi lễ. – NXB Tp.HCM, 307 tr.
15. Huỳnh Quốc Thắng 2003: Lễ hội dân gian ở Nam Bộ (khía cạnh giao tiếp văn hoá
dân tộc). – H.: Viện văn hoá & NXB VH-TT, 385 tr.
16. Khoa lịch sử 2005: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tác động của những nhân tố văn
hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (bản vi tính). – Tp.HCM, tháng 1-2005, 245 tr.
17. Khoa ngữ văn 1997: Khoa ngữ văn ĐH Cần Thơ. Văn học dân gian đồng bằng
sông Cửu Long. – NXB Giáo dục, 492 tr.
18. Lê Anh Dũng 1996: Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. – Huế: NXB Thuận
Hoá, 215 tr.
45
19. Lê Anh Trà (cb) 1984: Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long. – H.:
Viện văn hoá, 277 tr.
20. Lê Thông (Cb) 2004: Lê Thông (cb), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ. Địa lý
kinh tế - xã hội Việt Nam. – H.: NXB Đại học Sư phạm, 592 tr.
21. Lê Trọng Ân 2004: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (đề tài
khoa học cấp trường). - Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12-2004, 46 tr.
22. Lê Trung Hoa 1991: Địa danh ở Tp. Hồ Chí Minh. – H.: NXB KHXH, 189 tr.
23. Lê Trung Hoa 2002: Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ và tiếng Việt văn học. –
NXB KHXH, 194 tr.
24. Lê Xuân Diệm & ngk 1995: Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải. Văn hoá
Óc Eo: những khám phá mới. – H.: NXB KHXH, 472 tr.
25. Ngô Văn Lệ (cb). Khoa học Xã hội và Nhân văn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. -
TP. HCM: NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2003.
26. Nguyễn Công Bình & ngk 1990: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường.
Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long. - H.: NXB KHXH, 452 tr.
27. Nguyễn Đăng Duy 1997: Văn hoá tâm linh Nam Bộ. – NXB Hà Nội, 334 tr.
28. Nguyễn Hữu Hiếu 1997: Nam Kỳ cố sự (chuyện kể Nam Bộ). – NXB Đồng Tháp,
359 tr.
29. Nguyễn Hữu Hiếu 2004a: Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam Bộ qua chuyện tích
và giả thuyết. – H.: NXB KHXH, 282 tr.
30. Nguyễn Hữu Hiếu 2004b: Tìm hiểu văn hoá tâm linh Nam Bộ. – NXB Trẻ, 167 tr.
31. Nguyễn Khắc Cảnh 1998: Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long. – H.:
NXB Giáo dục, 222 tr.
32. Nguyễn Mạnh Cường 2002: Vài nét về người Khmer Nam Bộ. – H.: NXB KHXH,
451 tr.
33. Nguyễn Minh Hòa 1995: Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống trong quá
trình công nghiệp hóa - đô thị hóa ở Tp. Hồ Chí Minh. – T/c Thông tin lý luận, số
10, tr. 20-24.
34. Nguyễn Phương Thảo 1994: Văn hoá dân gian Nam Bộ: những phác thảo. – NXB
Giáo dục, 277 tr.
35. Nguyễn Văn Hầu 1968: Nhận thức Phật giáo Hoà Hảo. – SG: Hương Sen xb, 310
tr.
36. Nguyễn Văn Hầu 2002: Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, 2 tập. – Tp. HCM:
NXB Trẻ, 361+429 tr.
37. Nguyễn Văn Tài 2003: Đề án chiến lược phát triển khoa học công nghệ “Những
vấn đề xã hội – nhân văn khu vực Nam Bộ (bản vi tính). – Tp. HCM: 2003, 35 tr.
38. Phan Quang 1985: Đồng bằng sông Cửu Long. – NXB Cửu Long & NXB Mũi Cà
Mau, 395 tr.
39. Phan Thị Yến Tuyết 1993: Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long. – H.: NXB KHXH, 371 tr.
46
40. Sơn Nam 1974/1997: Cá tính miền Nam, in lần 2. – Tp.HCM: NXB Trẻ, 128 tr.
(xuất bản lần đầu: SG, Đông Phố, 1974).
41. Sơn Nam 1992: Văn minh miệt vườn. – H.: NXB Văn hoá, 221 tr.
42. Tạp chí VH-NT 1997: Văn hoá nghệ thuật Nam Bộ. – H.: Tạp chí VH-NT & NXB
VH-TT, 491 tr.
43. Tạp chí khoa học xã hội của Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh (nay là
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ).
44. Tôn Nữ Quỳnh Trân (cb) 1999: Văn hoá làng xã trước sự thách thức của đô thị
hoá tại Tp. Hồ Chí Minh. – Tp.HCM: NXB Trẻ, 272 tr.
45. TTNC ĐNA 1996: Đô thị hoá tại Việt Nam và Đông Nam Á. – NXB Tp.HCM, 297
tr.
46. TTNC KCH 1997: Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học. Một số vấn đề khảo cổ học ở
miền Nam Việt Nam. – H.: NXB KHXH, 601 tr.
47. TTNC Tâm lý DT 2000: Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ. - NXB
Tp.HCM, 281 tr.
48. TTNC VN-ĐNA 2000: Văn hoá Nam Bộ trong không gian xã hội Đông Nam Á. –
NXB ĐHQG Tp.HCM, 316 tr.
49. Thạch Phương và nnk 1992: Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang
Vinh. Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ. – H.: NXB KHXH, 271 tr.
50. Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: Địa chí văn hoá Tp. Hồ Chí Minh, tập I (lịch sử).
– NXB Tp.HCM, 453 tr.
51. Viện BTLS 1998: Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam & Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ
Chí Minh. Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Tp. Hồ Chí Minh. – Tp.HCM, NXB Trẻ, 678
tr.
52. Viện KHXH tại Tp.HCM 1981: Thư mục đồng bằng sông Cửu Long (lưu hành nội
bộ). – Thư viện KHXH Tp.HCM, 556 tr.
53. Vùng kinh tế 2004: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: những vấn đề kinh tế - văn
hoá - xã hội. – Trường ĐH KHXH&NV và NXB TH Tp.HCM, 404 tr.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những vấn đề xã hội - nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 -2010.pdf