Các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay đang được xây
dựng theo hướng ngày càng phù hợp với luật pháp của các nước trên thế giới. Hiện tại
đã có một số văn bản chính thức quy định hoạt động nhượng quyền thương mại trong
nước bao gồm: Luật Thương mại sửa đổi 2005 (thuộc chương VI, mục 8, từ điều 284
đến điều 291); Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư
09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại; Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban
hành ngày 17/11/2008 quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền
phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Phải khẳng định đây là một
bước tiến vượt bậc của môi trường pháp lý trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
87
Nhưng theo giới kinh doanh hành lang pháp lý vẫn đi sau sự phát triển của loại hình
này. Các văn bản mới chỉ bước đầu tạo cơ sở pháp lý cần thiết để loại hình kinh doanh
này diễn ra một cách thuận lợi. Về lâu dài, khi franchise phát triển và nở rộ thì nhất
thiết phải có một luật nhượng quyền hoàn chỉnh, riêng rẽ và độc lập với Luật Thương
mại, với nội dung quy định chi tiết và kín kẽ hơn nhiều so với các văn bản pháp quy
hiện nay.
113 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa - Điều kiện và khả năng phát triển ở Việt Nam trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng lượng, tài chính, sự thay đổi giá cả nông sản... sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới
nền kinh tế Việt Nam. Năm 2008 giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá
khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng
giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước
trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái,
kinh tế thế giới suy giảm. Nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những tác động
to lớn từ thị trường thế giới. Tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 6,23% (năm 2007 là
8,44%), lạm phát tăng cao (19,89%) [2, tr. 12] , nền kinh tế phải đối mặt với lạm phát
và suy thoái.
78
Toàn cầu hóa có thể giúp các nước phát triển lợi dụng việc trả lương cao, các thiết
bị nghiên cứu khoa học tốt, môi trường làm việc thuận lợi... để thu hút nhân tài từ các
nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy nguy cơ bị chảy máu chất xám là một
hiểm họa thực sự trong cơn lốc xoáy của toàn cầu hóa. Thêm vào đó là tình trạng suy
giảm và cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường do hậu quả của quá trình công nghiệp
hóa và đô thị hóa.
3.1.2. Cơ hội
3.1.2.1. Mở rộng thị trường
Việc Việt Nam tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa cụ thể là việc gia nhập các tổ
chức kinh tế quốc tế như WTO đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới. Ngoài việc
được đối xử bình đẳng trong quan hệ thương mại với các nước khác, Việt Nam còn
được hưởng những ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển, ở trình độ thấp.
Với những lợi thế này, Việt Nam có điều kiện để tăng cường tiếp cận thị trường các
nước khác, mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng, lợi
thế. Xuất khẩu tăng trưởng sẽ tạo đầu ra cho sản xuất trong nước, mang lại sự tăng
trưởng cho sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Việc gia nhập vào tiến trình toàn cầu hóa không chỉ mở rộng thị trường xuất khẩu
cũng như mang lại sự tăng trưởng cho sản xuất trong nước mà còn giúp doanh nghiệp
trong nước có thể dễ dàng tiến hành franchising ra nước ngoài. Bởi lẽ, ngoài những ưu
đãi mà các nước phát triển, các tổ chức dành cho các nước đang phát triển như Việt
Nam, những rào cản về pháp luật cũng như sự phân biệt đối xử quốc gia cũng sẽ giảm
bớt. Hiện nay, Phở 24 và Cà phê Trung Nguyên đã tiến hành nhượng quyền thương
mại khá thành công ra nước ngoài. Với điều kiện thuận lợi hơn khi tham gia vào sân
chơi toàn cầu, các doanh nghiệp này đều có kế hoạch tiếp tục mở rộng và phát triển
mạnh mẽ franchise ra nước ngoài. Đồng thời với sự mở rộng hoạt động franchise ra
79
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam thì các thương hiệu lớn trên thế giới cũng
đẩy nhanh quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thâm nhập thị trường Việt Nam thông qua
phương thức kinh doanh này. Là một thị trường tiêu thụ lớn với tiềm năng và cơ hội
phát triển cùng với việc mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới, Việt Nam hứa hẹn
sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các tập đoàn lớn kinh doanh franchise.
3.1.2.2. Môi trường pháp lý về nhượng quyền thương mại ngày càng hoàn
thiện
Để có thể tham gia tích cực hơn vào tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam đã tiến
hành nhiều cải cách về môi trường chính sách cho phù hợp và nhất quán với luật pháp
quốc tế. Việc cải cách môi trường chính sách sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nhiều lĩnh vực khi tiến hành kinh doanh trong đó có cả các doanh nghiệp kinh
doanh nhượng quyền thương mại. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao cũng mang lại một số thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thủ tục ký hợp đồng
nhượng quyền.
Thứ nhất, hệ thống pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thông
lệ quốc tế. Do đó, luật nhượng quyền của Việt Nam sẽ tương đồng với luật nhượng
quyền quốc tế và như vậy các doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng hợp đồng franchise
của Việt Nam có được quốc tế công nhận không.
Thứ hai, sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế như WTO thì việc giải
quyết tranh chấp pháp lý liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ rõ ràng
và công khai hơn.
3.1.2.3 Đa dạng hóa các kênh huy động vốn
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đưa ra một số cam kết trong đó có cam kết
mở cửa ngân hàng, chứng khoán.Việc mở cửa ngành tài chính ngân hàng đã tạo thêm
nhiều kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp khi tiến hành nhượng quyền thương
80
mại. Vì ngoài việc huy động vốn từ các ngân hàng trong nước, các doanh nghiệp còn
có thể tìm đến các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài. Vốn là vấn đề rất quan
trọng giúp doanh nghiệp tiến hành tốt hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt là khi
các thương hiệu nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam thường đòi hỏi các doanh
nghiệp nhận quyền phải mở được một số lượng cửa hàng nhất định trong một năm. Do
vậy, các doanh nghiệp này thường cần một lượng vốn lớn. Sự hỗ trợ tài chính từ các
ngân hàng và tổ chức tài chính với các doanh nghiệp là rất cần thiết, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp nhận quyền một cách thành công.
3.1.3. Thách thức
3.1.3.1. Vấn đề vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Vấn đề vi phạm quyền sở hữu công nghiệp như làm hàng nhái, hàng giả... song
song với trình độ nhận thức và công tác quản lý thị trường còn yếu gây thiệt hại cho cả
bên bán, bên mua franchise và nhất là người tiêu dùng. Người tiêu dùng không chỉ phải
mua đắt những sản phẩm kém chất lượng mà còn phải chịu những rủi ro về sức khỏe
nếu sử dụng phải những sản phẩm giả. Về phía doanh nghiệp, việc làm hàng giả, hàng
nhái sẽ làm giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận. Ngoài ra còn làm suy giảm lòng tin
của khách hàng với hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên chưa có chế tài cụ thể và đủ tính răn
đe với tình trạng này.
Vấn đề này càng trở nên hết sức nghiêm trọng trong lĩnh vực nhượng quyền. Do
hình thức nhượng quyền thương mại liên quan nhiều đến bí mật kinh doanh và quyền
sử dụng thương hiệu nên không ít các cơ sở tự treo biển hiệu sử dụng thương hiệu của
chủ thương hiệu đó nhưng chưa được phép của người nhượng quyền, gây thiệt hại về
vật chất và uy tín cho chủ thương hiệu đó. Đồng thời tạo ra sự không bình đẳng trong
quan hệ giữa người nhận quyền với người nhượng quyền vì những người vi phạm đó
không cần mất phí vẫn tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường. Điều này làm nản
81
lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang mong muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh
trong hình thức này tại Việt Nam.
3.1.3.2. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại vẫn là một phương thức kinh doanh còn khá mới mẻ ở
Việt Nam nên đa phần các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu ý thức và kinh nghiệm về
phương thức kinh doanh này. Đây là một điểm bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
khi các tập đoàn lớn tìm đối tác nhượng quyền tại thị trường Việt Nam. Trên thực tế,
nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như KFC, Pizza Hut hay Lotteria đều tiến hành
nhượng quyền tại Việt Nam nhưng qua một nhà nhượng quyền trung gian.
Việc thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính có hạn trong khi các nhà
nhượng quyền nước ngoài có những yêu cầu rất khắt khe về số lượng cửa hàng phải
mở được trong một năm cũng như những điều kiện nhằm giữ gìn và bảo vệ uy tín của
hệ thống nhượng quyền. Quá trình toàn cầu hóa đặt các doanh nghiệp trong nước trong
một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài tại chính thị trường Việt
Nam. Do đó, nếu các doanh nghiệp trong nước không tự phát triển và lớn mạnh về mọi
mặt, họ sẽ bị thua ngay trên sân nhà.
3.1.3.3. Tác phong và ý thức kỷ luật của người Việt Nam chưa cao
Việc nhượng quyền thương mại đòi hỏi ý thức hợp tác, tinh thần kỷ luật cao của
bên nhượng quyền. Tuy nhiên một trong những điểm yếu của người Việt Nam là tác
phong và ý thức kỷ luật chưa cao. Vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng vi phạm nội quy hệ
thống, nhiều khi làm mất tính đồng bộ của cả hệ thống. Điều này rất dễ gây ra tranh
chấp giữa hai bên, ảnh hưởng tới sự phát triển, mở rộng của các hệ thống nhượng
quyền Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao tác phong, ý thức kỷ luật
làm việc là một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh
nghiệp nhượng quyền nói riêng.
82
3.1.3.4. Cạnh tranh từ các tập đoàn nước ngoài
Việc Việt Nam thực hiện các cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) là điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn quốc tế xâm nhập thị trường Việt Nam
một cách dễ dàng. Với tiềm lực tài chính lớn mạnh cùng những kinh nghiệm quản lý
kinh doanh hiệu quả chắc chắn những tập đoàn này sẽ gây không ít khó khăn cho các
doanh nghiệp trong nước trong cuộc chiến giành thị phần trên sân nhà. Nhượng quyền
thương mại là một phương thức hiệu quả mà các tập đoàn quốc tế đặc biệt trong ngành
phân phối bán lẻ thường sử dụng để xâm nhập, mở rộng và kiểm soát thị trường các
nước một cách dễ dàng.
Ở Việt Nam, từ năm 2000 các nhà bán lẻ đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường.
Hệ thống phân phối nội địa đang đứng trước nguy cơ bị điều khiển bởi các tập đoàn
nước ngoài do sự non yếu của mình. Các doanh nghiệp trong nước đang đứng trước
nhiều thách thức và lựa chọn để tồn tại, chấp nhận cạnh tranh hay cùng hợp tác để thích
ứng với sự bành trướng của các tập đoàn nước ngoài. Trong các lựa chọn đó, nhượng
quyền thương mại được đánh giá là có thế mạnh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa
của Việt Nam giúp tăng khả năng cạnh tranh nhanh nhất bằng việc tăng sức mạnh
thương hiệu cũng như quảng bá và tạo nội lực cho thương hiệu đó.
3.2. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế này, tình hình cạnh tranh càng trở nên gay
gắt hơn, khi chỉ xét riêng hình thức nhượng quyền thương mại thì chúng ta cũng thấy
rất rõ xu thế này. Trong bối cảnh ấy, xây dựng và phát triển hệ thống nhượng quyền
thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam là một cách thức phát triển thương hiệu,
83
thâm nhập thị trường, bảo vệ thị phần và mở rộng thị trường tốt. Với phương thức liên
kết chặt chẽ, cả bên nhượng và bên nhận quyền kinh doanh đều có lợi và quan trọng
hơn nữa là có thể cùng hợp sức cạnh tranh với các công ty lớn trong cùng lĩnh vực hoạt
động. Do đó, hình thức này rất phù hợp với chúng ta trong giai đoạn Việt Nam đang rất
cần tập hợp nguồn lực từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề án Phát triển Thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 do Bộ Công Thương xây dựng và đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định
số 27/2007/QĐ - TTg ngày 15/2/2007 nhằm phát triển thị trường thương mại nội địa
trong điều kiện hội nhập mới. Mục tiêu của đề án là xây dựng một nền thương mại
trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại dựa trên cấu trúc hợp lý các hệ thống và
các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế trong môi trường cạnh
tranh có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước; phát triển các doanh nghiệp nhỏ,
đồng thời khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông
qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn mang thương
hiệu Việt Nam; xác lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong việc tổ chức
thị trường, tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước
ngoài trên thị trường dịch vụ phân phối. Hướng tới mục tiêu này, Chính phủ đã nêu rõ
cần xây dựng và phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển các
phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hóa,
nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử. Với chiến lược như trên, kinh doanh
theo hình thức nhượng quyền thương mại là một trong những phương thức kinh doanh
được chú trọng phát triển trong thời gian tới.
Thị trường franchise tại Việt Nam còn rất mới mẻ nhưng đầy tiềm năng, đặc biệt
trong các lĩnh vực như: dịch vụ giáo dục, đào tạo, thức ăn nhanh và phân phối bán lẻ.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm lĩnh một phần thị trường rất nhỏ
84
chủ yếu ở lĩnh vực thức ăn nhanh nên cơ hội và thị trường kinh doanh loại hình này rất
rộng mở cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với ưu thế về nguồn nguyên liệu và
nhân công dồi dào, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng lợi thế trong
lĩnh vực sản xuất như công nghiệp nhẹ, may mặc, lắp ráp chế tạo..., các loại hình dịch
vụ như chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe, sửa chữa điện gia dụng, sửa chữa ô tô,
xe máy... Đây đều là các lĩnh vực đòi hỏi vốn không nhiều nhưng lại có một lượng
khách hàng khá đông, tận dụng được những ưu thế sẵn có của thị trường. Đối với các
doanh nghiệp nước ngoài, phong cách sống và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam
đã có rất nhiều thay đổi trong thời gian gần đây. Mức sống của người dân được nâng
cao, nhu cầu vật chất cũng theo đó mà tăng lên. Thị trường được bỏ ngỏ ở nhiều lĩnh
vực khiến cho doanh nghiệp nước ngoài có thể nhanh chóng xâm nhập và giành lợi thế.
Việc phát triển một hệ thống Franchise như đã nói ở trên là một việc làm khôn
ngoan cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó thay vì tìm
cách chống đỡ sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh đang làm suy yếu lợi thế cạnh
tranh của mình, các doanh nghiệp hãy tự mình làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của chính
mình bằng các lợi thế cạnh tranh mới tốt hơn. Nói cách khác là “tự làm mới mình để
làm cũ đối thủ”. Tuy nhiên, phát triển hệ thống franchise của doanh nghiệp Việt Nam
không nên làm theo kiểu phong trào, mà phải là một sự phân tích kỹ càng mọi vấn đề
và làm ăn bài bản để tạo ra sự khác biệt trong tâm trí khách hàng nhằm cạnh tranh bền
vững với hệ thống franchise của nước ngoài. Khi ấy doanh nghiệp phải chuẩn bị rất
chu đáo mọi chuyện trước khi triển khai hệ thống này – vì hệ thống có khả năng cạnh
tranh bền vững tốt thì phát triển tốt, ngược lại, hệ thống chỉ có thể tồn tại trong thời
gian ngắn ban đầu và sẽ suy sụp rất nhanh do hiệu ứng dây chuyền đặc trưng của hệ
thống Franchise.
Tuy được khuyến khích phát triển ở Việt Nam nhưng hoạt động nhượng quyền
thương mại phải phát triển theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam, góp phần đa dạng hóa
85
mô hình kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Để làm được điều này, Nhà nước cần chuẩn
bị những điều kiện cần thiết để vừa tạo điều kiện thúc đẩy vừa quản lý tốt hoạt động
nhượng quyền thương mại như ban hành hệ thống luật pháp đầy đủ, hoàn thiện; có các
biện pháp khuyến kích hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia nhượng quyền thương mại;
xây dựng trung tâm đào tạo, huấn luyện nhượng quyền thương mại; có những chính
sách phù hợp khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp
nhượng quyền thương mại vay ưu đãi...
Trong tương lai, nhượng quyền thương mại ở Việt Nam sẽ không chỉ tập trung
phát triển ở các thành phố lớn mà còn phát triển đến các thị trường địa phương. Với số
lượng dân cư tương đối đông, đời sống người dân đang dần được cải thiện cùng với
tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng, thị trường địa phương là một thị
trường tiềm năng chưa được khai phá với các doanh nghiệp nhượng quyền. Ở các địa
phương, chi phí nhân công, địa điểm sẽ thấp hơn ở các thành phố lớn, do đó các doanh
nghiệp nhượng quyền có thể tiết kiệm một lượng chi phí đầu tư đáng kể. Tuy nhiên,
phải mất một thời gian để người dân ở các địa phương thích nghi với những chuỗi cửa
hàng hiện đại cũng như để họ quen dần với thương hiệu hàng hóa. Có thể nói đây là
một chiến lược khôn ngoan cho các doanh nghiệp nhượng quyền trong việc tối đa hóa
lợi nhuận cũng như quảng bá hình ảnh thương hiệu ngày một rộng rãi trên cả nước.
Với tiến trình toàn cầu hóa cũng như hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
các doanh nghiệp nhượng quyền không nên chỉ nhắm đến thị trường trong nước mà cần
hướng ra thế giới. Giới thiệu thương hiệu Việt ra thế giới cũng chính là quảng bá hình
ảnh Việt Nam với năm châu. Hình thức này vừa giúp doanh nghiệp thâm nhập vào
những thị trường lớn với chi phí thấp, vừa là cách hữu hiệu để bảo vệ nhãn hiệu của
doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường nước ngoài. Trên thực tế, đã có một số thương
hiệu Việt Nam làm được điều này: Phở 24 đã mở các cửa hàng nhượng quyền ở
Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Australia, Campuchia; Cà phê Trung Nguyên cũng
86
đã có mặt tại Nhật Bản, Campuchia, Singapore, Thái Lan; doanh nghiệp tư nhân
Thương mại & Dịch vụ Đức Triều đã thực hiện nhượng quyền thương mại trong lĩnh
vực kinh doanh giày dép da thời trang mang nhãn hiệu T&T sang Malaysia và Úc;
Công ty lụa tơ tằm Á Châu - AQ Silk và Công ty tranh thêu tay XQ Silk đã bán quyền
sử dụng thương hiệu cho đối tác tại Mỹ. Đây là một bước đi rất phù hợp trong việc đạt
được tham vọng ra thị trường thế giới nhưng chưa đủ sức để tấn công trực tiếp với họ.
Nhượng quyền thương mại sẽ giúp các doanh nghiệp xâm nhập một cách gián tiếp vào
những thị trường này với chi phí thấp nhất. Đồng thời đây cũng là cách hữu hiệu để
bảo vệ nhãn hiệu của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài. Trong tương lai không
xa, sẽ có nhiều hơn những thương hiệu Việt Nam tiến hành nhượng quyền ra nước
ngoài.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP
3.3.1 Các giải pháp vĩ mô
3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại
Các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam hiện nay đang được xây
dựng theo hướng ngày càng phù hợp với luật pháp của các nước trên thế giới. Hiện tại
đã có một số văn bản chính thức quy định hoạt động nhượng quyền thương mại trong
nước bao gồm: Luật Thương mại sửa đổi 2005 (thuộc chương VI, mục 8, từ điều 284
đến điều 291); Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư
09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại; Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban
hành ngày 17/11/2008 quy định mức lệ phí mà thương nhận dự kiến nhượng quyền
phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Phải khẳng định đây là một
bước tiến vượt bậc của môi trường pháp lý trong hoạt động nhượng quyền thương mại.
87
Nhưng theo giới kinh doanh hành lang pháp lý vẫn đi sau sự phát triển của loại hình
này. Các văn bản mới chỉ bước đầu tạo cơ sở pháp lý cần thiết để loại hình kinh doanh
này diễn ra một cách thuận lợi. Về lâu dài, khi franchise phát triển và nở rộ thì nhất
thiết phải có một luật nhượng quyền hoàn chỉnh, riêng rẽ và độc lập với Luật Thương
mại, với nội dung quy định chi tiết và kín kẽ hơn nhiều so với các văn bản pháp quy
hiện nay.
Quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa
các luật. Trong Luật dân sự 2005 quy định Nhượng quyền thương mại được hiểu là
“cấp phép đặc quyền kinh doanh”, là đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ
(Điều 755) nhưng theo điều 7 Luật chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ
1/7/2007) lại không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc đối tượng điều
chỉnh.
Khi những quy định pháp lý về nhượng quyền thương mại được hoàn thiện thì
quyền lợi của các bên mới được đảm bảo. Người bán franchise tránh bị đối tác vi phạm
điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng làm mất uy tín và xấu hình ảnh thương
hiệu. Người mua có căn cứ để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng như quyền được
cung cấp thông tin cần thiết về chủ thương hiệu trước khi đặt bút ký hợp đồng. Thêm
vào đó khi có những quy định và đã được luật hóa thì những tranh chấp giữa các bên sẽ
ít đi và khi xảy ra cũng dễ giải quyết hơn.
3.3.1.2. Hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ
Dưới góc độ pháp lý, ngoài quan hệ hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên
nhận quyền, quan hệ nhượng quyền thương mại còn đặc biệt liên quan đến quan hệ
pháp luật về sở hữu trí tuệ. Do nhượng quyền thương mại luôn gắn với một đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại hay bí mật kinh doanh. Trên
thực tế, tại Việt Nam việc thực thi Luật sở hữu trí tuệ còn yếu, công tác quản lý còn
88
nhiều hạn chế, việc vi phạm còn diễn ra tràn lan. Theo Nghị định 12/1999/NĐ - CP
(6/3/1999) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp, mức phạt trung bình đối với việc làm hàng giả, hàng nhái chỉ từ 10 - 20 triệu
đồng/vụ, phạt đền bù thiệt hại tối đa là 100 triệu đồng đối với người vi phạm. Mức phạt
như trên là quá nhẹ và không có tác dụng răn đe, phòng ngừa các vi phạm. Các cơ quan
chức năng cần có các quy định khắt khe hơn, các biện pháp thực thi nghiêm khắc hơn,
xử phạt thích đáng với các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần phối hợp với các có quan chức năng như cơ quan
thuế, công an kinh tế, cơ quan quản lý thị trường trong việc kiểm tra, giám sát thị
trường nhằm xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh làm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu, ăn
cắp hoặc tự ý sử dụng thương hiệu, bảng hiệu của doanh nghiệp nhượng quyền mà
chưa được phép.
3.3.1.3. Xây dựng các chương trình hỗ trợ khuyến khích phát triển các doanh
nghiệp nhượng quyền
Đối với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, việc Chính phủ có chính sách
khuyến khích luôn tạo đà và động lực để các doanh nghiệp tham gia một cách tích cực
và có hiệu quả. Trong những năm gần đây, các chương trình hỗ trợ khuyến khích
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiểu biết, khuyến khích phát triển đã được tổ chức rộng
rãi.
Trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu
kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới để có thể xây dựng định hướng,
chính sách và các chương trình cụ thể riêng cho việc phát triển loại hình kinh doanh
này. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh gay gắt với
các tập đoàn lớn trên thế giới thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng cho sự sinh
tồn và phát triển của các doanh nghiệp nội địa. Nhiều thương hiệu lớn muốn tiến hành
89
nhượng quyền ở Việt Nam nhưng còn e ngại phía đối tác là các doanh nghiệp Việt
Nam chưa đủ thực lực về tài chính cũng như kinh nghiệm để tham gia nhận quyền. Vì
vậy, Chính phủ cần có các chính sách để khuyến khích ngân hàng cho các doanh
nghiệp tiến hành nhượng quyền vay vốn. Bởi lẽ hình thức kinh doanh này mang lại lợi
ích cho cả các bên tham gia, người tiêu dùng và xã hội.
Chính phủ có thể lập một cơ quan chuyên trách về nhượng quyền thương mại để
quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Đây là
một lĩnh vực mới mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hiểu biết và kinh
nghiệm nhiều, vì vậy cơ quan này cần có các chuyên viên được đào tạo sâu về nhượng
quyền thương mại, có mối quan hệ rộng với các tổ chức, hiệp hội nhượng quyền khu
vực và thế giới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp muốn tham gia hình thức này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể tổ chức các chuyến đi nước ngoài có tài trợ một
phần kinh phí cho các doanh nghiệp Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm, tìm cơ hội kinh
doanh đồng thời quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và đất nước Việt Nam; hỗ trợ và
khuyến khích trực tiếp thông qua các công cụ tài chính, thuế, thông tin hoặc gián tiếp
qua việc cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông, hệ thống ngân hàng
tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hiện đại.
3.3.1.4. Thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại
Đây không chỉ là một xu hướng phổ biến mà còn là một yêu cầu tất yếu để tạo ra
một môi trường xúc tiến ổn định và thực sự hiệu quả nhằm thu hút nhượng quyền từ
các thương hiệu quốc tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
Hiệp hội sẽ có chức năng chính là làm cầu nối giữa các doanh nghiệp nhượng quyền
trong và ngoài nước cũng như giữa Nhà nước với doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh
nghiệp nhượng quyền giải quyết những khó khăn liên quan đến lĩnh vực này, những
khó khăn về tài chính, chuyên môn...; xúc tiến hoạt động hội chợ, triển lãm về nhượng
90
quyền thương mại tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước
quảng bá thương hiệu của mình và tìm kiếm đối tác. Ngoài ra, Hiệp hội đóng vai trò
quan trọng trong việc hạn chế hàng nhái, hàng giả và sẽ là người đại diện, có tiếng nói
tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên trước các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh của các đối thủ cạnh tranh khác.
Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội nhượng quyền thương mại Việt Nam cần tiến
hành ngay và Nhà nước cần có các hỗ trợ cần thiết để Hiệp hội đi vào hoạt động chính
thức và hiệu quả trong thời gian sớm nhất.
3.3.1.5. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh
nhượng quyền
Trong bối cảnh hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, khu vực và với những
điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện có sẽ tạo những thế và lực mới cho sự phát
triển mạnh mẽ các hệ thống nhượng quyền thương mại trong thời gian tới. Tuy nhiên,
nhận thức và hiểu biết về nhượng quyền thương mại ở nước ta chưa đầy đủ và chính
xác. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức,
hiểu biết của toàn xã hội là rất cần thiết để hoạt động này có thể chuyên môn hóa cao
đảm bảo điều kiện và môi trường phát triển lâu dài. Những nội dung cần làm bao gồm:
tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật liên quan tới kinh doanh nhượng quyền
thương mại; sự cần thiết khách quan, những cơ hội và thách thức của việc hội nhập
quốc tế với phát triển nhượng quyền thương mại ở Việt Nam; việc thực hiện các cam
kết quốc tế... Đối tượng cần được tuyên truyền giáo dục: toàn xã hội trong đó cần xây
dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch đào tạo cụ thể và phù hợp cho từng đối
tượng - các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội và
người tiêu dùng.
3.3.2. Các giải pháp vi mô
91
3.3.2.1. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhượng quyền
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
Thương hiệu là một tài sản quý giá với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh, đặc
biệt là doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Vì chỉ khi xây dựng được một thương
hiệu có uy tín và nổi tiếng, doanh nghiệp mới có thể thuyết phục được đối tác “mua”
franchise của mình. Thương hiệu càng mạnh thì giá “bán” franchise càng cao. Đồng
thời, khi xây dựng được thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiến hành
nhượng quyền ra nước ngoài vì lúc đó hình ảnh nhãn hiệu, sản phẩm đã trở nên quen
thuộc trong tâm trí người tiêu dùng. Xây dựng được một thương hiệu mạnh cũng đồng
nghĩa với việc dựng nên một rào cản ngăn chặn âm mưu sao chép mô hình kinh doanh
của đối thủ cạnh tranh bởi họ chỉ có thể sao chép được trang trí nội thất, trang thiết bị,
phương thức phục vụ chứ không thể sao chép được uy tín của thương hiệu.
Để bảo vệ một thương hiệu tránh khỏi sự sai phạm, bắt chước hay sự lạm dụng
đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của pháp luật. Người nhượng quyền phải có trách nhiệm đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường mà doanh nghiệp có chiến lược đặt chân tới.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu
công nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hóa đó
và có toàn quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt với nhãn hiệu đó. Vì quyền sở hữu
nhãn hiệu sẽ được ưu tiên bảo vệ với doanh nghiệp, cá nhận nộp đơn đăng ký bảo hộ
sớm nhất nên khi ngay khi khởi sự, doanh nghiệp nên nhanh chóng đăng ký để khỏi bị
doanh nghiệp khác lợi dụng đăng ký trước.
Khi đã có thương hiệu, doanh nghiệp cần bắt tay ngay vào xây dựng và phát triển
thương hiệu. Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại đòi hỏi cả người nhận
quyền và người nhượng quyền phải phối hợp với nhau để cùng đầu tư về nhân lực, tài
lực cho thương hiệu. Do đó, hệ thống phải có một chiến lược phát triển dài hạn tổng
92
thể về mọi mặt như chất lượng, mẫu mã, dịch vụ... Ngoài ra, hệ thống cần có chiến
lược quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng, tài trợ, mở
rộng quan hệ công chúng như họp báo, hội thảo, tham gia các hoạt động từ thiện... để
tạo ấn tượng tốt với công chúng, khách hàng, và nâng cao uy tín. Thêm vào đó, hệ
thống cũng cần có một ban riêng chuyên lo về việc triển khai các chương trình quảng
bá thương hiệu cũng như giám sát, phát hiện dấu hiệu vi phạm bản quyền hoặc làm tổn
hại đến bản sắc thương hiệu của cả hệ thống.
Khi đã xây dựng được thương hiệu mạnh, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc
giữ gìn uy tín và bản sắc thương hiệu. Mc Donald’s là một ví dụ điển hình trong việc
giữ gìn bản sắc thương hiệu. Mặc dù đã là một thương hiệu lớn trong lĩnh vực đồ ăn
nhanh trên thế giới nhưng Mc Donald’s vẫn rất chú trọng đến công tác quảng bá
thương hiệu, hãng luôn đặt ra những tôn chỉ và phương châm hoạt động cho toàn hệ
thống, đảm bảo tính đồng bộ và bản sắc thương hiệu độc đáo mà người tiêu dùng có
thể nhận ra ở bất kỳ cửa hàng nào của Mc Donald’s trên toàn thế giới.
Chú trọng xây dựng mô hình kinh doanh mẫu
Để đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài cho một hệ thống nhượng quyền, các
doanh nghiệp phải chú ý việc xây dựng một mô hình chuẩn và chứng tỏ được sự thành
công của mô hình đó trước rồi mới tiến hành nhượng quyền. Chính vì vậy, ngay từ ban
đầu, các doanh nghiệp nhượng quyền cần chú trọng đến việc thiết lập tính chuẩn mực
và đồng bộ cho mô hình kinh doanh từ khâu lựa chọn mặt bằng đến khâu đào tạo huấn
luyện nhân viên, phục vụ khách hàng, quảng cáo tiếp thị; từ logo, bảng hiệu đến đồng
phục nhân viên, ấn phẩm phát hành...
Để có được một mô hình chuẩn, các doanh nghiệp nên tìm sự tư vấn, trợ giúp của
các công ty tư vấn nhượng quyền có uy tín trong và ngoài nước như Baker & Mc
Kenzie, Ernst & Young, Invest Consult, Vietlotus.Pte...Những chuyên gia nhượng
93
quyền sẽ tư vấn cho các doanh nghiệp cách xây dựng hợp đồng nhượng quyền chặt
chẽ, lựa chọn đối tác phù hợp, phát triển các hệ thống giám sát và duy trì tính đồng bộ
của hệ thống. Việc làm này đòi hỏi nhiều công sức và tiền bạc nhưng là một khoản đầu
tư mang tính chất chiến lược rất có lợi cho doanh nghiệp về lâu dài. Song khi lựa chọn
các công ty tư vấn, các doanh nghiệp cũng cần cẩn thận, tìm hiểu thật kỹ ; tốt nhất nên
chọn những công ty đã có uy tín và tên tuổi trong lĩnh vực nhượng quyền ở Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực
Để phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được trôi chảy, có
kiểm soát chặt chẽ từ đầu, bên nhượng quyền phải xây dựng một đội ngũ nhân sự
chuyên nghiệp làm trong bộ phận franchising. Hệ thống nhượng quyền của doanh
nghiệp càng lớn thì trọng trách của của bộ phận này càng cao. Mỗi doanh nghiệp tiến
hành nhượng quyền thương mại nhất thiết phải có những nhân viên quản lý chủ chốt có
năng lực và kiến thức chuyên môn, đủ sức quản lý và điều hành cả hệ thống franchise
lớn mạnh sau này.
Trên thế giới, các tên tuổi nhượng quyền thương mại lớn đều hết sức chú trọng
đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Mc Donald’s là hãng duy nhất đã mở trường đại
học để đào tạo cán bộ chuyên về franchise. Phía đối tác muốn nhận quyền từ Mc
Donald’s bắt buộc phải tham dự vào khóa học đào tạo của trường đại học này. Ngoài
ra, ngay cả nhân viên phục vụ quầy bar cũng được huấn luyện, đào tạo bài bản, thấm
nhuần tôn chỉ hoạt động của hãng là khách hàng luôn là số một để phục vụ khách hàng
một cách chu đáo. 7-Eleven thì chỉ tiến hành nhượng quyền cho những đối tác đã có
kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp có thể xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên hoạt
động trong mảng kinh doanh franchise bằng cách lựa chọn một vài cá nhân xuất sắc
trong các phòng ban để cử đi học những khóa học ngắn hạn về franchising trong nước
94
hoặc nước ngoài tùy vào khả năng tài chính và chiến lược đầu tư của công ty. Doanh
nghiệp cũng có thể đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ bằng cách thuê các chuyên gia giỏi
về công ty để giám sát và huấn luyện. Những chuyên gia này có thể là các chuyên gia
nước ngoài hoặc những chuyên gia có kinh nghiệm tại một số doanh nghiệp “bán”
franchise trong nước. Ngoài ra, việc tuyển dụng những nhân viên có năng lực đã từng
làm việc tại các doanh nghiệp “bán” franchise là cách thức bổ sung đội ngũ nhân sự
khả thi và ít tốn kém nhất.
Lựa chọn đối tác nhận quyền thích hợp
Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ
của hai bên nhận và nhượng quyền. Vì thế việc lựa chọn chính xác đối tác nhận quyền
thích hợp có ý nghĩa quan trọng với chủ doanh nghiệp nhượng quyền. Bởi lẽ, người
nhận quyền sẽ là người trực tiếp đứng ra quản lý kinh doanh, mở rộng mạng lưới phân
phối cho bên nhượng quyền. Do đó, bên nhận quyền phải có đủ khả năng và trình độ
quản lý để có thể cùng người nhượng quyền phát triển thương hiệu. Một khi đã lựa
chọn sai đối tượng, chủ thương hiệu không thể khiếu kiện hay đơn phương chấm dứt
quan hệ mà phải liên tục trợ giúp, nâng đỡ và phải chấp nhận sự hiện diện của mắt xích
kém hiệu quả này trong chuỗi cửa hàng cho đến khi hợp đồng hết hạn mới thôi.
Để chọn đúng đối tác mua franchise, mỗi doanh nghiệp cần xác định những tiêu
chí lựa chọn riêng. Các doanh nghiệp có thể dựa vào một số tiêu chí chính sau để lựa
chọn đối tác:
- Đối tác phải tin tưởng tuyệt đối vào sản phẩm và mô hình kinh doanh của chủ
thương hiệu. Đây là một đặc điểm quan trọng khi lựa chọn đối tác. Chỉ khi tin tưởng
tuyệt đối, bên nhận quyền mới tuyệt đối tuân thủ theo các tiêu chuẩn đồng bộ, cách
điều hành, quản lý đặc thù của mô hình kinh doanh.
95
- Bên nhận quyền phải có kiến thức về franchise và kinh nghiệm trong lĩnh vực
này. Điều này sẽ giúp bên nhượng quyền dễ dàng huấn luyện, đào tạo cho đối tác.
- Đối tác phải am hiểu thị trường địa phương trên các phương diện: tập quán văn
hóa, thói quen tiêu dùng, ngân hàng, luật pháp... Điều này hết sức quan trọng trong
trường hợp bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền thương mại độc quyền. Bởi vì
khi bán franchise độc quyền, doanh nghiệp sẽ không được quyền khai thác khu vực đó.
Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể yêu cầu bên mua franchise ký hợp đồng thử
nghiệm từ 1 - 2 năm trước khi chính thức cấp quyền đại lý độc quyền.
- Bên nhượng quyền cũng phải xem xét đến khả năng tài chính và huy động vốn
của bên nhận quyền. Khả năng tài chính đóng vai trò quan trọng, quyết định khả năng
phát triển hệ thống một cách tối đa nhất. Hiện nay, rất nhiều thương hiệu lớn muốn tiếp
cận thị trường Việt Nam dưới hình thức nhượng quyền thương mại nhưng chưa tìm
được đối tác là doanh nghiệp Việt Nam có đủ thực lực và khả năng tài chính.
3.3.2.2. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp nhận quyền
Xác định mức độ phù hợp của doanh nghiệp với mô hình Franchise
Một doanh nghiệp/ nhà đầu tư trước khi tiến hành nhận quyền phải xác định được
điểm mạnh, điểm yếu của mình, xác định xem doanh nghiệp mình phù hợp với phương
thức kinh doanh nhượng quyền hay không. Doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ về
phương thức nhượng quyền thương mại như: ưu và nhược điểm của phương thức này,
pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại đặc biệt trong trường hợp
mua của đối tác nước ngoài... Khi đã trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản về
franchise và quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp cần tự xác
định lại các tiêu chuẩn, đòi hỏi đặc thù của hoạt động này như: Mức độ trang trải kinh
phí đầu tư ban đầu bao gồm cả phí franchise (thông thường mức phí này khá cao do
ngay từ ban đầu, nhà đầu tư đã phải đáp ứng các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống
96
nhượng quyền); khả năng tuân thủ các nội quy, quy định của hệ thống và việc tuân theo
một cách tuyệt đối các ý tưởng của bên nhượng quyền cho mô hình kinh doanh của
mình; mức độ tâm huyết để củng cố chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu thuộc
sở hữu của bên nhận quyền...
Chỉ khi nào nhà đầu tư cảm thấy thực sự sẵn sàng và quyết tâm tìm kiếm cơ hội
kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại thì họ mới không nản lòng bỏ
cuộc và sẽ có những biện pháp giải quyết tình thế thích hợp cho mỗi chặng đường khó
khăn để trở thành nhà nhận quyền thành công.
Lựa chọn chủ thƣơng hiệu thích hợp
Chủ thương hiệu sẽ là đối tác trực tiếp và chi phối đến rất nhiều hoạt động của
doanh nghiệp nhận quyền. Vì vậy việc lựa chọn chủ thương hiệu thích hợp sẽ giúp nhà
đầu tư tránh được những phiền hà rắc rối phát sinh trong quá trình triển khai hợp đồng
nhượng quyền thương mại. Nhà đầu tư có thể căn cứ vào mức độ thành công của
thương hiệu, phương thức kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của hệ thống
franchise. Nhà đầu tư cũng cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình
hình kinh doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này,
tốc độ phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống
trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống cùng
chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về thị trường,
về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính sách cho những
thị trường mới... Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn
diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong tương lai.
Nghiên cứu kỹ trƣớc khi ký hợp đồng
97
Thông thường, hợp đồng nhượng quyền thường được luật sư của chủ thương hiệu
- bên nhượng quyền soạn thảo nên có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương
hiệu. Do đó, trước khi ký, bên nhận quyền nên dành thời gian để nghiên cứu kỹ các
điều khoản, điều kiện trong hợp đồng. Các đối tác nhận quyền nên tận dụng ưu thế của
luật sư trong việc trợ giúp các vấn đề pháp lý và hỗ trợ trong quá trình đàm phán. Tất
cả những hạng mục mà bên nhượng quyền đồng ý điều chỉnh hay bổ sung phải chỉnh
sửa, cập nhật trong bản hợp đồng chính.
Một điểm mà bên mua franchise cần lưu ý là hạng mục bán hay sang lại cửa hàng
franchise cho người thứ ba khi cần thiết. Hầu hết các hợp đồng franchise được bên bán
thuê luật sư soạn rất chặt chẽ, trong đó có thể đề cập đến việc không cho phép người
mua sang nhượng lại cho người khác. Do đó, bên mua franchise phải đọc hợp đồng cẩn
thận và nên yêu cầu bên bán franchise cho phép mình bán hay chuyển nhượng lại cửa
hàng khi có nhu cầu xác đáng.
Ngoài ra, bên nhận quyền cũng cần nghiên cứu hồ sơ nhượng quyền do nhà
nhượng quyền thiết lập cũng như những cam kết của nhà nhượng quyền với các đối tác
nhận quyền và ngược lại, những cam kết mà nhà nhận quyền phải thực hiện với nhà
nhượng quyền.
Lựa chọn địa điểm và thị trƣờng mục tiêu phù hợp
Đối với phương thức kinh doanh nhượng quyền đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh
vực thời trang, ăn uống và giải trí thì việc lựa chọn địa điểm là vô cùng quan trọng. Mc
Donald’s là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng hệ thống nhượng quyền thành công
nhất trên thế giới, nhưng nhìều người không biết rằng nguyên tắc kinh doanh của họ là
bên cạnh việc tập trung vào thức ăn nhanh còn tập trung vào bất động sản. Những vị trí
đặt cửa hàng Mc Donald’s phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm của
khu phố, và có mật độ dòng người qua lại cao nhất . Phở 24 cũng rất kén chọn trong
98
việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đường có đông khách nước ngoài. Đối với các
cửa hàng kinh doanh nhượng quyền như vậy thì địa điểm là đòi hỏi khó khăn nhất
trong việc lựa chọn người được nhượng quyền. Nếu có địa điểm tốt thì nghĩa là đã có
50% cơ hội thành công.
Ngoài địa điểm thì thị trường mục tiêu mà nhà đầu tư hướng đến trong việc xin
nhận quyền cũng là điều rất quan trọng. Doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu
thị trường mục tiêu của mình. Bởi lẽ, không phải thương hiệu nào, sản phẩm nào, hệ
thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ thành công ở một nước khác hay
khu vực khác. Đặc biệt, người nhận quyền với sự am hiểu của mình nên đóng góp ý
kiến cho bên nhượng quyền nhằm có những thay đổi nhỏ cho phù hợp với tập quán và
thói quen tiêu dùng tại địa phương đó mà vẫn giữ được bản sắc thương hiệu cũng như
tính đồng bộ của hệ thống.
Tuân thủ tính đồng bộ và mô hình kinh doanh của bên nhƣợng
quyền
Đặc điểm của nhượng quyền thương mại là triển khai một mô hình đã được thử
nghiệm thành công. Do vậy, việc áp dụng và tuân thủ các quy trình quản lý, cách thức
quản lý và kinh doanh cũng như các tiêu chuẩn đồng bộ từ hệ thống nhận diện bên
ngoài đến bên trong cửa hàng, đồng phục của nhân viên, trang thiết bị đã được chuyển
giao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo khả năng thành
công. Một trong những nguyên nhân khiến các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng
trên thế giới chưa tìm đến Việt Nam nhiều hay một số doanh nghiệp Việt Nam chưa
dám nhượng quyền vì họ lo sợ khả năng quản lý của họ không thể kiểm soát được các
đối tác nhận quyền có ý thức chưa cao hoặc làm ăn không nghiêm túc ảnh hưởng đến
uy tín thương hiệu.
99
Vì vậy, muốn triển khai thành công mô hình nhượng quyền thương mại, các
doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ các cam kết và luật lệ của hệ thống nhượng
quyền. Ngoài ra, bên nhận quyền cũng nên tích cực hợp tác với chủ thương hiệu trong
hoạt động đào tạo nhân viên và quảng cáo tiếp thị cho hệ thống nhượng quyền nhằm
mang lại lợi ích tối đa cho cả hai bên trong quá trình hợp tác kinh doanh.
Trang bị những kỹ năng, kiến thức bài bản về quản trị kinh doanh
Để kinh doanh mô hình nhượng quyền thương mại một cách thành công, bên
nhận quyền cần trang bị cho mình các kỹ năng, kiến thức bài bản về quản trị kinh
doanh để điều hành hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
- Kỹ năng kinh doanh: là kỹ năng ứng dụng những kiến thức tổng quát về thị
trường, quảng bá, quảng cáo, quản trị, pháp lý, kế toán, tài chính... Người nhận quyền
nên đầu tư thời gian cho việc thu thập những kiến thức nêu trên càng sớm càng tốt để
có thể thấu hiểu được mô hình kinh doanh nhượng quyền, mở một cửa hàng mới và
điều hành quản lý nó như thế nào.
- Kỹ năng điều hành: là kỹ năng điều hành các hoạt động hàng ngày của cửa
hàng, người mua franchise chắc chắc sẽ cần biết điều hành cùng lúc nhiều công việc
xảy ra trong cửa hàng của mình. Kỹ năng này cần được đào tạo, huấn luyện mới có
được.
- Kỹ năng về con người: là kỹ năng có thể làm việc với nhân viên, có thể thấu
hiểu, động viên, chỉ đạo nhân viên. Mọi hoạt động của cửa hàng sẽ được thực hiện
thông qua đội ngũ nhân viên nên người chủ cửa hàng franchise phải biết cách phân
công và huy động sao cho nhân viên cống hiến và làm việc với tinh thần và năng suất
lao động tốt nhất.
100
KẾT LUẬN
Nhượng quyền thương mại đã ra đời và phát triển lâu đời ở các nước phương Tây,
được chứng minh là một phương thức kinh doanh hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả các
doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngày nay, nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở hầu
hết các nước trên thế giới, hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, giúp họ trụ vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt của bối cảnh toàn cầu hóa.
Nhượng quyền thương mại đã hình thành và phát triển ở Việt Nam hơn 10 năm qua.
Nhiều chuyên gia dự báo, trong thời gian tới phương thức kinh doanh này sẽ “bùng nổ”
tại Việt Nam với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng như những thương hiệu
đủ mạnh, có đủ khả năng và điều kiện tiến hành nhượng quyền của Việt Nam.
Trong vài năm trở lại đây, các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến
hoạt động nhượng quyền thương mại tuy nhiên chưa có một nghiên cụ thể, toàn diện về
vấn đề này trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Đề tài “ Nhượng quyền thương mại
trong bối cảnh toàn cầu hóa: điều kiện và khả năng phát triển tại Việt Nam” được thực
hiện nhằm xác định mức độ phù hợp của mô hình nhượng quyền thương mại đối với
các doanh nghiệp Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của các thương hiệu nổi
tiếng thế giới tại thị trường nhượng quyền Việt Nam; từ đó đề ra một số giải pháp
nhằm phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. So sánh với mục
đích nghiên cứu, khóa luận đã đạt được một số kết quả sau:
- Giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về toàn cầu hóa và nhượng quyền
thương mại, đồng thời cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và
trên thế giới nhằm rút ra bài học cho sự phát triển ở Việt Nam.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng, điều kiện từ đó dự đoán khả năng phát triển
của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
101
- Trên cơ sở những lý luận và phân tích thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam, đề xuất những giải pháp nhằm phát triển phương thức kinh doanh này
tại Việt Nam.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu cũng như kinh
nghiệm của bản thân nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của các thày cô, bè bạn và những người quan tâm
tới lĩnh vực này để khóa luận được hoàn thiện hơn.
102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Vũ Thành Tự Anh (2006), Tản mạn toàn cầu hóa - tài liệu chương trình giảng
dạy linh tế Fulbright
2. Bộ Công thương (2008), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành Công thương
3. Bộ Công thương (2008), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế
hoạch năm 2007 và kế hoạch năm 2008 của ngành Công thương
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2005),
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
5. Bộ Ngoại giao (2008), Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2007
6. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC quy định mức lệ phí mà
thương nhận dự kiến nhượng quyền phải nộp khi đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại
7. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế
8. Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu thương mại (1998), Những điều cần biết về tổ
chức thương mại thế giới và tiến trình gia nhập của Việt Nam, NXB chính trị quốc gia,
Hà Nội
9. Bộ Thương mại, Vụ Châu Âu (2004), Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam -
Liên minh Châu Âu
10. Bộ Thương mại (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ - CP quy định chi tiết Luật
thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
103
11. Bộ Thương mại (2006), Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt
động nhượng quyền thương mại
12. ĐH Quốc gia Hà Nội (2003), Toàn cầu hóa và tác động của nó đến hội nhập
của Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Đức, Hà Nội
13. ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Viện quốc tế
KONRAD - ADENAUER – STIFTUNG (2003), Toàn cầu hóa và tác động đối với sự
hội nhập của Việt Nam, NXB Thế giới
14. Thomas L. Friedman (2005), Thế giới phẳng, NXB Khoa Học Xã hội
15. Hữu Hoành (2009), “Làn sóng franchise đã bắt đầu”, Tạp chí Doanh nhân và
pháp luật số 18
16. Luật Cạnh tranh Việt Nam 2004
17. Luật Sở hữu trí tuệ 2005
18. Luật Thương mại Việt Nam 2005
19. Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo nghiên cứu chính sách: Toàn cầu hóa -
tăng trưởng và đói nghèo, NXB Văn hóa thông tin
20. PGS.TS Nguyễn Đông Phong (2009), “Giải pháp phát triển nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí phát triển kinh tế số 222
21. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
22. Nguyễn Khánh Trung (2008), Franchise : chọn hay không, NXB ĐH Quốc gia
TPHCM
23. TS Lý Quý Trung (2006), Franchise- bí quyết thành công bằng mô hình nhượng
quyền kinh doanh, NXB Trẻ
104
24. TS Lý Quý Trung (2006), Mua Franchise- cơ hội mới cho các doanh nghiệp
Việt Nam, NXB Trẻ
25. Viên Tôn Ngũ Viên (2003), Toàn cầu hóa và nghịch lý của thế giới tư bản chủ
nghĩa, NXB Thống kê
TIẾNG ANH
26. Andrew A.Caffey (2002), Franchise and business opportunities - how to find,
buy and operate a successful business
27. FRANdata (2007), FRANdata findings: facts about franchising in the United
States
28. International Business Strategies (2008), Market research Report :
Franchising in Singapore
29. International Business Strategies (2007), Market research Report :
Franchising in Thailand
30. International Business Strategies (2008), Market research Report :
Franchising in Vietnam
31. PricewaterhouseCoopers (2009), National Economic Statistics - Franchise
economic business overlook
32. Andrew J. Sherman (2003), Franchising & Licensing: Two Powerful Ways to
Grow Your Business in Any Economy
CÁC WEBSITE
33. Bạn biết gì về franchising? (Phần 1)
34. Bạn biết gì về franchising? (Phần 2)
105
35. Franchising: Khái niệm Nhượng quyền thương hiệu
quyen-thuong-hieu.html
36. Gia nhập làn sóng nhượng quyền thương hiệu
song-nhuong-quyen-thuong-hieu
37. Hoạt động kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam
38. Kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam: cơ hội và thách thức
39. Làn sóng nhượng quyền sau hội nhập
40. Nhượng quyền thương mại: sân chơi mới
41. Nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam nhiều tiềm năng
tiem-nang/20091/26844.datviet
42. Nhượng quyền thương mại - phương thức đầu tư an toàn
43. Nhượng quyền thương mại - cơn lốc mới trên thị trườngViệt Nam
106
44. Nhượng quyền và việc bảo vệ thương hiệu của bạn
45. Nhượng quyền thương hiệu - Bí quyết của sự thành công
46. Nhượng quyền thương hiệu sẽ phát triển nhanh
47. Nhượng quyền thương mại: lịch sử, hiện tại và tương lai
48. Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam: Giải pháp nào cho sự phát triển bền
vững?
49. Nguồn gốc Franchise
50. Người Việt chi gần 45 tỷ USD để mua sắm
51. “Nổi sóng” nhượng quyền bán lẻ
52. Sinh viên Việt Nam du học Mỹ tăng nhanh
53. Sinh viên Việt Nam du học úc ngày càng tăng
107
54. Thời điểm thuận lợi triển khai franchise
franchise/20091/26925.datviet
55. Thực trạng mô hình nhượng quyền ở Việt Nam
56.
57.
58.
59.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4379_3189.pdf