Đề tài Nokia thay đổi cơ cấu - Chiến lược mới vì ngôi vị số 1

THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA NOKIA (Tamnhin.net) - Nếu trong những năm 90 của thế kỷ trước, hãng sản xuất điện thoại di động Nokia của Phần Lan được coi là làm ăn phát đạt nhất châu Âu, thì chỉ một thập niên sau đó, việc kinh doanh của hãng lại trở nên "bi bét" nhất. Chính sự thành bại này của Nokia đang giúp châu Âu rút ra được những bài học quý báu. Sự nổi lên của Nokia trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động trong thập niên 90 là minh chứng điển hình giúp châu Âu khẳng định vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ trên thế giới. Ngay từ khi mới ra đời, ĐTDĐ Nokia đã xây dựng được một thương hiệu hùng mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường điện thoại di động tại hầu hết các nước trên thế giới. Trong con mắt chính giới, sự lớn mạnh của Nokia chính là biểu tượng thịnh vượng của châu Âu thế kỷ XXI. Trong bài phát biểu năm 2002, Chủ tịch Ủy ban châu Âu lúc đó là Romano Prodi nhấn mạnh sự thành công của Nokia và đối thủ là Ericsson AB (Thụy Điển) cho thấy năng lực của châu Âu trong việc nghiên cứu , phát triển và ứng dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, do “ngủ quên trong chiến thắng” và không chịu đổi mới, nên Nokia đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong 3 năm trở lại đây, doanh thu và uy tín của hãng đã sụt giảm mạnh, đặc biệt khi Apple Inc. của Mỹ tung ra điện thoại thông minh iPhone vào tháng 1/2007, cổ phiếu của Nokia đã giảm tới 47%. Trong bảng xếp hạng các thương hiệu ăn nên làm ra nhất thế giới năm 2010 do hãng nghiên cứu thị trường Millwrard Brown Optimor thực hiện, Nokia đã giảm tới 30 bậc, tụt xuống vị trí thứ 43. Mặc dù vẫn chiếm tới 1/3 doanh số điện thoại toàn cầu, song dường như Nokia lại đang bị mắc kẹt. Các nghiên cứu gần đây cho thấy trong khi các hãng sản xuất đồ điện tử của Hàn Quốc - trong đó có Samsung Electronics Co. - dẫn đầu thị trường, thì chiếc điện thoại iPhone của Apple và BlackBerry của Research In Motion Ltd đang thống trị dòng điện thoại thông minh cao cấp. Theo giới phân tích, chính sự thủ cựu trong chính sách kinh doanh cũng như tự mãn, không chịu đổi mới, không liên kết với các công ty khác cùng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã khiến uy tín, doanh thu, lợi nhuận, cổ phiếu của Nokia suy giảm. Để tránh trượt vào vết xe đổ của Nokia, các công ty của châu Âu cần rút ra những bài học sau: - Một là Nokia nhanh chóng leo lên đỉnh cao của thành công, song lại sớm thỏa mãn với thành quả của mình, chỉ chú tâm đến thị trường cổ phiếu mà không đầu tư nghiên cứu để tung ra các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của khách hàng. - Hai là Nokia đã quá trung thành với kiểu mẫu điện thoại đơn thuần chỉ có chức năng nghe, gọi, nên đã bỏ qua các nhu cầu thiết yếu của các khách hàng “thời @” đó là check email, tìm địa điểm vui chơi, giải trí và tham gia vào các trang mạng như Twitter, Facebook. - Ba là Nokia không chịu hợp tác để cùng phát triển với các công ty trong ngành. Việc xây dựng được một thương hiệu hùng mạnh tại Phần Lan đã làm Nokia xao nhãng việc liên kết với các website, các nhà sản xuất thiết bị điện tử. Nokia đã lãng quên các ý tưởng đổi mới. Có lẽ cơ hội sửa chữa những sai lầm, đảo ngược tình thế của Nokia đã trở nên mong manh, song châu Âu hiện vẫn còn rất nhiều các công ty hàng đầu hoạt động trong các lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế như dầu mỏ, máy bay, dược phẩm, ô tô và dịch vụ tài chính. Châu Âu cần dành nhiều thời gian phân tích, đánh giá những thành công và thất bại của Nokia. Có như vậy, châu Âu có thể củng cố được vị thế của mình trên trường quốc tế. giới thiệu chung về công ty NOKIA Nokia Corporation là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, một thành phố láng giềng của thủ đô Helsinki. Tiền thân của Nokia là một công ty sản xuất ủng cao su và gỗ. Vào năm 1992, công ty này trở nên nổi tiếng nhờ đưa ra một quyết định liều lĩnh là tập trung phát triển công nghệ điện thoại di động. Ngày nay, tất cả những gì mà Nokia đang làm đều đúng Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn thông không dây và cố định, với 112.262 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 51,1 tỷ euro với lợi tức 8 tỷ USD năm 2007. Đây là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu sản phẩm này chiếm khoảng 40% trong quý 2 năm 2008, tăng so với mức 38% quý 2 năm 2007 và tăng từ tỷ lệ 39% liên tục Nokia sản xuất rất nhiều sản phẩm cho từng phân đoạn thị trường và protocol bao gồm GSM, CDMA và Ư-CDMA (UMTS).Nokia cũng sở hữu những dịch vụ Internet cho phép người dùng có thể truy cập vào để tải âm nhạc, bản đồ, tin nhắn và trò chơi cùng nhiều tiện ích khác. Công ty con của Nokia là Nokia Siemens Network sản xuất các thiết bị kết nối mạng, giải pháp và dịch vụ. Nokia hoạt động ở các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất và buôn bán ở nhiều nước trên thế giới. Tháng 12/2008 Nokia đã mở văn phòng đại diện ở 16 nước với 39,350 người nghiên cứu và phát triển khoảng 31% tổng số nhân công. Trung tâm nghiên cứu Nokia thành lập năm 1986 là một đơn vị nghiên cứu công nghiệp gồm 500 người nghiên cứu, kỹ sư và nhà khoa học. Nó có cơ sở ở 7 nước: Phần Lan; Trung Quốc; Ấn Độ; Kenya; Thuỵ Sĩ; UK và Mỹ.[8] Ngoài trung tâm nghiên cứu đó năm 2001 Nokia đã thành lập (và làm chủ) INdT - Viện công nghệ Nokia có cơ sở ở Brazin. Nokia có 15 khoa sản xuất nằm ở Espoo, Oulu và Salo, Phần Lan, Manaus, Brazin, Bắc Kinh, Dongguan và Suzhou, Trung Quốc; Farnborough, Anh; Komárom, Hungary; Chennai, Ấn Độ; Reynosa, Mexico; Jucu, Romania and Masan, Hàn quốc.[11][12]. Ban thiết kế của NOkia nằm ở Salo, Phần Lan Tập đoàn Nokia được phân chia thành 4 bộ phận kinh doanh chính: 1. Điện thoại di động 2. Giải trí đa phương tiện 3. Giải pháp mạng 4. Giải pháp cho doanh nghiệp Các dòng sản phẩm điện thoại chính  Dòng kết nối (Connect)  Dòng cuộc sống (Live)  Dòng khám phá (Explore)  Dòng thành đạt (Achieve)

doc32 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nokia thay đổi cơ cấu - Chiến lược mới vì ngôi vị số 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t triển dòng smartphone với hàng loạt tính năng hấp dẫn tương tự. Nokia bị buộc phải giảm giá, hi sinh lợi nhuận để giữ nguyên thị phần. Tính đến ngày 9/9, thị phần của Nokia đã giảm 60% kể từ khi Apple giới thiệu iPhone vào tháng 6/2007, giá trị thị trường của Nokia bị mất đi 48 tỷ Euro (61 tỷ USD). Thị phần smartphone của Nokia, bộ phận phát triển nhanh nhất của ngành này, cũng đã thu hẹp lại Tại sao Nokia “loạng choạng”? Chủ nhật, 06 Tháng 3 2011 06:49 Webmaster Công nghệ không phải là nguyên nhân chính khiến Nokia rơi vào khủng hoảng như hiện nay. Lỗi không thuộc về các kỹ sư và nhà thiết kế vì công ty này vẫn luôn đổi mới công nghệ. Vậy thì tại sao giờ đây Nokia lại đứng thứ nhì sau bao năm dẫn đầu thị trường?  Câu trả lời rất đơn giản: Nokia không chú trọng tới thị trường Mỹ. Họ chỉ cố gắng duy trì sự thống trị ở châu Âu và dẫn đầu thị trường châu Á. Còn thị trường những nước giàu có nhất thế giới là ưu tiên số ba của người khổng lồ Phần Lan này. Tuy mới xuất hiện trên thị trường 5 năm, nhưng sự đột phá của iPhone (sản phẩm của Apple) và Android (sản phẩm của Google) cho thấy Nokia đã có một chiến lược sai lầm. Hãy nhìn vào các con số: từ 2009 - 2010, thị phần điện thoại thông minh của Nokia trên toàn cầu giảm từ 47% xuống 38%. Con số này ở thị trường Bắc Mỹ còn tệ hơn, giảm từ 3,5% xuống dưới 3%. Trong khi ở Mỹ, Nokia chỉ chiếm 7% thị phần. Hiện iPhone chiếm 16% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu, trong khi Android tăng từ 4% năm 2009 lên gần 23% năm 2010. Tại thị trường Mỹ, hai hãng này chiếm lần lượt 24% và 39%. Mặc dù không thể phủ nhận Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ La tinh là những thị trường lớn và rất tiềm năng, nhưng sẽ là sai lầm nếu bỏ qua thị trường Mỹ. Nokia không muốn hoặc không có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ và hình ảnh về một hãng điện thoại dẫn đầu cả kỹ thuật lẫn thị phần đã ngày càng mờ nhạt tại đất nước này. Nokia đã sai lầm khi tách khỏi thị trường Mỹ, cũng có nghĩa họ không có nhiều cơ hội học hỏi và cọ xát với những nhà sáng tạo công nghệ hàng đầu khác. Sự tự tin của Nokia chẳng khác nào sự kiêu ngạo. Có thể trong thời gian tới, chiến lược của Nokia sẽ thay đổi vì giám đốc điều hành mới là người Bắc Mỹ. Hợp đồng mới của Nokia với Microsoft cũng có thể là điểm khởi đầu cho một sự thay đổi cần phải có. Nhưng bài học lớn ở đây vượt qua khỏi những gì liên quan đến công nghệ và địa lý. Muốn trở thành người đi đầu bạn phải tham gia vào thị trường có tính cạnh tranh thực sự. Nokia đã bỏ qua thị trường giàu có, vì họ nghĩ có thể làm tốt ở những nơi khác. Người khổng lồ Phần Lan cần phải tôn trọng một thực tế: mặc dù sự sáng tạo có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu, nhưng vẫn nên phát triển từ nơi mà những nhà công nghệ hàng đầu như Google, Apple, Facebook đã gầy dựng và phát triển sự nghiệp. Hầu như từ trước tới nay, những người giành thắng lợi trên quy mô toàn cầu đều là những người giành thắng lợi ở thị trường Mỹ trước đó. | 21/02/2011 Sự hợp tác vừa được Tập đoàn Nokia và Microsoft thiết lập là động thái mới nhất trên lĩnh vực điện thoại di động thông minh (smartphone) và sẽ có tác động không nhỏ tới thị trường điện thoại di động thế giới. Nội dung chính của sự hợp tác mới này là Nokia từ bỏ hệ điều hành Symbian để chuyển sang sử dụng hệ điều hành Windows Phone 7 của Microsoft. Mục đích của hai bên có thể dễ dàng nhận ra được ngay: Nokia muốn cạnh tranh với  các hãng khác, đặc biệt là Apple và Google, về smartphone, còn Microsoft muốn tăng thị phần cho hệ điều hành Windows Phone 7. Nhiều người cho rằng, sự hợp tác này có nguyên nhân chính ở chỗ giám đốc điều hành hiện tại của Nokia, ông Stephen Elops, CEO đầu tiên không phải là người Phần Lan điều hành Nokia, vốn đã từng là CEO của Microsoft trong nhiều năm?! Nhưng điều chắc chắn là Nokia và Microsoft hi vọng vào sự bổ sung thế mạnh cho nhau. Microsoft tìm kiếm sự khởi đầu mới trong lĩnh vực phần mềm cho smartphone, dùng Nokia để cạnh tranh với hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google. Sự hợp tác này giúp Nokia có được chỗ dựa về tài chính, được coi là đối tác ngang bằng chứ không bị yếu thế như nếu hợp tác với Apple hay Google Đương nhiên, cái giá mà Nokia phải trả đắt hơn nhiều so với Microsoft. Nokia phải tổ chức lại tập đoàn, sa thải bớt nhân công và lệ thuộc ở mức độ nhất định vào Microsoft. Vì thế đã có nhận định  rằng, Nokia chỉ còn là cái bóng của quá khứ và người Phần Lan đau đớn khi thấy biểu tượng và niềm tự hào của họ trong tình trạng tài chính như vậy. Tác động của mối liên minh này đến đâu tới thị trường điện thoại di động còn phải chờ thêm thời gian mới thấy bởi không phải cứ hai chàng khổng lồ hợp sức lại là sẽ tạo nên chàng khổng lồ mới có sức mạnh gấp đôi. Phía sau việc thay tướng của các hãng di động Thị trường thiết bị di động là một thị trường năng động và cũng vì lý do đó, cuộc chơi kinh doanh chứa đựng đầy sự khốc liệt với biết bao màn "xung trận trảm tướng" từ các đại gia Nokia, Apple, LG...  Điểm mặt những màn "trảm tướng" ----Cái tên đầu tiên của làng di động chính là liên danh Sony Ericsson với màn "khai đao" đầu tiên vào cuối năm 2009. Sau hàng năm trời lỗ chồng chất rồi thêm đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hãng điện thoại Á-Âu đã không chịu nổi "nhiệt" và giọt nước tràn đầy ly là ngày 15/10 năm 2009, đơn vị này đã đưa ông Bert Nordberg lên vị trí Chủ tịch thay thế cho ông Hideki “Dick” Komiyama. ----Motorola là thương hiệu thứ 2 tiếp bước màn "trảm tướng" này với việc người điều hành của công ty Ed Zander ra đi sau gần 2 năm gắn bó. Gương mặt mới của Motorola là Sanjay Jha, một cái tên quen thuộc bởi ông đã nhiều năm kinh nghiệm trong việc sản xuất chipset di động cùng thương hiệu Qualcomm. ----Trải qua một Quý I bình ổn với nhiều tia sáng le lói sau suy thoái, nhưng dường như lời nguyền thay tướng vẫn chưa hết đối với các đại gia di động và Apple lại là một thương hiệu "tiếp nối truyền thống" mặc dù báo cáo tài chính đều đạt mức tăng trưởng gần 100%. Chiếc iPhone 4 tưởng chừng như một mũi nhọn mới giúp "Táo cắn" tận thu trên nền iOS cuối cùng lại trở thành một thảm họa với vụ tai tiếng mất sóng. Lẽ dĩ nhiên, Phó giám đốc cao cấp phụ trách mảng di động Mark Papermaster lại khăn gói ra đi sau những màn mệt nhoài chữa lửa với giới truyền thông của Apple. ----Cơn bão thay máu trải dài khắp châu Mỹ và giờ đây đã lan sang cả châu Âu với việc trong một tuyên bố mới đây, Nokia tuyên bố sẽ thay thế CEO Olli-Pekka Kallasvu từ ngày 21/9 tới. Nhãn tiền có thể thấy, với kết quả kinh doanh Quý II khá thấp như thời gian qua, Nokia cần một sự thay đổi mang tính chiến lược mới có thể vực dậy một đế chế đang trong cơn khủng hoảng. CEO mới của hãng sẽ là cựu thành viên của Microsoft, ông Stephen Elop với kinh nghiệm từng lãnh đạo bộ phận kinh doanh của hãng phần mềm khổng lồ. ----Tiếp đến là thương hiệu LG cũng chỉ trung tuần qua đã thông báo thay quản lý mảng thiết bị di động. Lý do đưa ra vẫn là vấn đề quản lý yếu kém cũng như việc để mất thị phần vào tay các hãng khác một cách vô lý, doanh thu sụt giảm. Ông Koo Bon-joon, một thành viên thuộc gia đình sáng lập nên thương hiệu LG đã về thay giám đốc Yong Nam. Có lẽ ngoài tiền lệ điều hành kiểu công ty gia đình của LG, việc ông Koo Bon-joon từng làm tốt nhiệm vụ giám đốc thương mại của tập đoàn LG International cũng là một lý do hãng bổ nhiệm ông vào vị trí mới này. Lợi hại bất cập hại Thử nhìn lại việc thay thế ở các công ty trong 1 năm trở lại đây, ta có thể thấy đó như một bức tranh với nhiều mảng sáng tối. ----Về phía Sony Ericsson, từ khi có lãnh đạo mới, rõ ràng thị phần cũng như doanh thu của hãng điện thoại này đã có những thay đổi và 2 Quý vừa qua đã bắt đầu có lãi sau 2 năm thua lỗ. Tuy nhiên "đường dài mới biết ngựa hay", chặng đường phía trước còn khá gian nan, nhất là thời điểm cuối năm là khoảng thời gian quyết định việc thắng thua của một năm tài khóa và Sony Ericsson vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ đa mưu túc kế. ----Có lẽ việc thay tướng đem lại những thay đổi tích cực nhất phải kể đến tấm gương Motorola. Như có phép màu, hãng điện thoại danh tiếng đã tìm lại được hào quang của mình với hàng loạt sản phẩm mới mang tính tiên phong và chiếm lĩnh vị trí trên thị trường. Thậm chí, sản phẩm Motorola Droid X có nhiều khả năng vượt mặt iPhone ngay trên đất Mỹ. Với chiến lược mới hướng tới thị phần smartphone cùng các sản phẩm cao cấp, rõ ràng vị thế Motorola ngày càng được khẳng định bằng những nước cờ thông minh, thay vì ỷ lại vào những dòng sản phẩm thời trang, nhạc số trong các năm trước đó. ----Tuy nhiên, nói gì thì nói việc Apple thay giám đốc lại để lại khá nhiều điều tiếng. Rõ ràng lỗi ăng-ten trong thiết bị không phải là một lỗi trầm trọng cũng như không phải do sự cẩu thả của một cá nhân như Phó giám đốc Mark Papermaster. Đó là một sai lầm mang tính hệ thống và nếu có quy trách nhiệm thì toàn bộ bộ phận di động của Apple phải giải quyết chứ không thể truy cứu một cá nhân như vậy. Nhiều phân tích đã chỉ ra rằng, thiết kế của iPhone 4 có vấn đề nhưng tại sao không có một bản báo cáo chi tiết và đầy đủ suốt thời gian thử nghiệm? Câu trả lời có lẽ phải để CEO Steve Jobs lên tiếng và Mark Papermaster có lẽ là một chú "tốt thí" trong canh bạc của ông lớn này mà thôi. ----Lý do mà Nokia và LG khi thay quản lý là hoàn toàn chính xác. Trong 9 tháng trở lại đây, thương hiệu Nokia gắn liền với sự trì trệ và bảo thủ cả trong tính năng lẫn thiết kế. Những siêu phẩm N-series, E-series của ngài Olli-Pekka Kallasvu đã đến lúc già nua cần sự chuyển biến. Thế nhưng, không một chiến lược mới mà vẫn tập trung quanh quẩn các dòng sản phẩm cũ đã khiến điện thoại Nokia dần mất điểm trong mắt người dùng. Còn LG, nếu năm 2006, sản phẩm LG Chocolate KG800 được ví như một thanh kẹo tăng lực cho hãng điện thoại này thì giờ đây, series Chocolate 2010 không đủ tạo nên một làn sóng mới kích cầu thị trường. Ý tưởng của LG đã mòn, chức năng nhàm chán và sự bảo thủ trong chiến lược kinh doanh đã kìm hãm khiến những chiếc điện thoại xứ Kim chi khó tìm được chỗ đứng. Nếu như người anh em Samsung đã tìm được vị thế cùng nền tảng Android thì LG lại đang là một thương hiệu đa mang. Từ Symbian cho tới Windows Phone, Android... mảng nào hãng cũng có sản phẩm. Tuy nhiên đó lại không phải những sản phẩm mạnh đủ sức ganh đua cùng các đại gia khác và lẽ dĩ nhiên chúng nhanh chóng bị "bật bãi" ra khỏi thị trường thiết bị đầu cuối khốc liệt. Tất nhiên, việc thay thế để tìm ra một lãnh đạo ưu tú hơn là một điều đáng làm đúng như triết lý "Nước chảy là nước trong". Nhưng xét một cách toàn diện, trong một vài trường hợp, việc "xung trận trảm tướng" dễ gây ra những hiệu ứng tiêu cực, khiến tê liệt cả một bộ phận hoặc nghiêm trọng hơn là phải thay đổi toàn bộ đượng lối kinh doanh. Nokia dự báo, thị trường điện thoại di động toàn cầu sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay. Tuy nhiên, doanh số của hãng gần như vẫn đi ngang. Cùng với đó, doanh thu của công ty mạng Nokia Siemens Networks, một liên doanh giữa Nokia và tập đoàn Siemens AG của Đức, tiếp tục chứng kiến sự xuống dốc của doanh thu.Sự ra đi của ông Kallasvuo ở ghế CEO đã được đồn đoán từ hồi tháng 7 năm nay, nhưng ông cho rằng, việc thay thế ông “không phải là tốt cho Nokia”. Có trụ sở ở Espoo, gần thủ đô Helsinki của Phần Lan, Nokia hiện có 130.000 nhân viên trên toàn thế giới.Ông Stephen Elop đã thế chỗ ông Olli-Pekka Kallasvuo để ngồi vào chiếc ghế CEO của Nokia, một công ty có bề dày 145 năm lịch sử. Trong 4 năm nắm giữ vị trí lãnh đạo này, ông Olli-Pekka Kallasvuo đã thất bại trong việc ngăn chặn sự suy giảm lợi nhuận và thị phần thị trường khiến giá cổ phiếu của Nokia liên tục sụt giảm. “Thời điểm này là thích hợp để thúc đẩy quá trình làm mới công ty”, Chủ tịch Nokia, ông Jorma Ollila tuyên bố. Nokia đang bán khoảng 35% tống số điện thoại di động toàn cầu và năm ngoái, hãng tuyên bố đạt 52 tỷ USD doanh thu hàng năm. Nhiệm vụ đầu tiên của ông Elop tại Nokia là sẽ phát triển một đối thủ xứng tầm đối với chiếc iPhone đình đám của Appe, điều mà ông Kallasvuo đã không thể làm được mặc dù đã mất nhiều năm nỗ lực. Nhiều chuyên gia phân tích cảm thấy Nokia đang cố bắt kịp thành công của iPhone và đổ lỗi cho sự yếu kém của hãng trong lĩnh vực smartphone khiến Nokia mất đi 70% (khoảng 90 tỷ USD) giá trị thị trường của Nokia trong 3 năm qua. Việc lựa chọn một giám đốc điều hành phần mềm của Nokia cho thấy tầm nhìn đối với thị trường điện thoại di động. Apple đã có công biến điện thoại di động giống như một chiếc máy tính cầm tay, có thể chạy 1.000 ứng dụng phần mềm cho tất cả mọi thứ từ chơi game video, xem phim, ghi âm thời gian biểu cho đến việc tìm một nơi để dùng bữa. Giới đầu tư đã hoan nghênh quyết định thay CEO của Nokia, giúp giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng 2% lên mức 9,94 USD tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Ông Elop đầu quân cho hãng phần mềm Microsoft từ năm 2008 và từng giữ chúc Chủ tịch bộ phận kinh doanh của hãng này. Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Elop được kì vọng sẽ đưa Nokia vươn được bàn tay của mình sang mảnh đất mới là phần mềm và mang đến cho tập đoàn này những tầm nhìn mới. Khi còn đương chức tại Microsoft, ông Elop chịu trách nhiệm về các sản phẩm như Microsoft Office. Trước đó, ông Eop là COO của Juniper Networks và là Chủ tịch kiêm CEO của Macromedia khi Adobe mua lại công ty này. Còn ông Kallasvuo sẽ rời ghế CEO của Nokia vào ngày 20/9 tới đây, đồng thời sẽ thôi giữ vị trí trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông Kallasvuo sẽ tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia Siemens Networks, một công ty con của Nokia. Ông Kallasvuo sẽ nhận được một khoản lương và phí trợ cấp thôi việc khoảng 4.6 triệu Euro cộng với tiền đền bù giá trị thị trường của 100.000 cổ phiếu Nokia mà ông nắm giữ từ năm 2007 Thất bại trong việc chạy đua tạo ra “bom tấn” trên thị trường smartphone cao cấp, CEO Olli-Pekka Kallasvuo đã phải chấp nhận lùi về hậu trường. Mặc dù Nokia vẫn bán được nhiều điện thoại hơn các nhà sản xuất khác nhưng ông lớn này đã thất thế so với các Apple và các hãng sản xuất smartphone chạy hệ điều hành Android của Google. Tuy nhiên, phát ngôn viên của Nokia tại Mỹ không bình luận gì về tin đồn này. Trong khi đó, giới truyền thông không thể liên lạc được với người đại diện của hãng này tại Phần Lan. Kallasvuo đảm trách chức vụ CEO của Nokia từ năm 2006 - một năm trước khi Apple tung ra thị trường chiếc điện thoại iPhone đầu tiên và “xân lấn” mảnh đất màu mỡ vốn từ trước đến nay thuộc về Nokia. Hãng sản xuất đến từ Phần Lan đã để lỡ nhiều lần cơ hội vượt mặt Apple. Ai sẽ cứu Nokia Công ty này còn cách cái mà người ta gọi là “bờ vực thẳm” rất xa, mặc dù giá cổ phiếu của Nokia đã lao dốc quay về thời điểm cách đây 10 năm, mặc dù khẩu hiệu tuyên truyền “con người là trọng tâm” bị chế giễu và bóp méo thành “vỏ máy là trọng tâm”, và mặc dù tại buổi họp báo ra mắt iPad, Steve Jobs tuyên bố Apple đã trở thành công ty sản xuất thiết bị di động lớn nhất thế giới. Mặc dù tất cả những điều trên, Nokia vẫn là ông trùm lớn trong lĩnh vực điện thoại di động với tỷ lệ cứ 10 chiếc di động được bán ra trên toàn thế giới có đến 4 chiếc là của hãng này. Như vậy, Nokia có cần được cứu nguy Tuy nhiên, số lượng người cho rằng Nokia cần có sự chuyển mình triệt để và mới mẻ ngày càng nhiều. Sau khi iPhone của Apple được tung ra thị trường, cổ phiếu của Nokia đã mất giá 2/3, chỉ riêng năm ngoái đã mất giá 25%. Mặc dù các nhà phân tích ước tính, trong vòng 1 năm tới, thị trường di động toàn cầu sẽ tăng trưởng 10%, nhưng Nokia dường như vẫn giậm chân tại chỗ. Trong số hàng trăm tài liệu phân tích về Nokia, có hai bài viết thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận gần đây. Đó là bài viết của Stefan Constantinescu, nhân viên đã nghỉ việc của Nokia và bài viết của Juhani Risku, quan chức cao cấp đã nghỉ hưu của hãng. Stefan Constantinescu cho rằng Nokia nên từ bỏ Ovi, chia tách đơn vị phần cứng, và chuyển đổi thành một ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán điện tử. Còn Juhani Risku cho rằng Nokia nên tinh giản tối đa đội ngũ cán bộ quản lý bậc trung, đồng thời bổ sung một CEO với vai trò giống như Steve Jobs của Apple. Bất kể những ý kiến đóng góp này có được bao nhiêu phần trăm hợp lý, chúng vẫn rất đáng được quan tâm, bởi vì đó là ý kiến của những người vốn rất hiểu về Nokia, hơn nữa, khi mà giờ đây họ đã rời khỏi vị trí ở công ty, ý kiến của họ lại càng công tâm và hữu ích. “Bệnh tình” của Nokia biểu hiện ở những lần thất bại liên tiếp trên thị trường sản phẩm cao cấp. Mặc dù tốc độ tăng trưởng phi mã tại các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Trung Quốc đã phần nào làm giảm ảnh hưởng xấu từ việc mất thị phần tại thị trường cao cấp, nhưng đối với Nokia, ý nghĩa của khu vực thị trường cao cấp không chỉ đơn thuần là số lượng tiêu thụ, mà quan trọng hơn, nó là nhân tố then chốt để hoàn chỉnh chiến lược sản phẩm, và là điểm tựa cho hình tượng sản phẩm của hãng này. Cũng có người cho rằng, Nokia chưa bao giờ là “người đi đầu” cho một trào lưu, nhưng ngay cả khi chỉ là “kẻ ăn theo”, Nokia cũng tỏ ra hết sức vụng về. Khi mà iPhone đã làm mưa làm gió trên thị trường thì Nokia với điện thoại màn hình cảm ứng vẫn hết sức bình thản, chậm rãi. Khả năng nghiên cứu, sáng tạo của Nokia không hề thua kém, nhưng dường như hãng này đã quên mất cách làm thế nào để quảng bá sản phẩm mới ra thị trường. Viện nghiên cứu của Nokia đã bắt tay vào nghiên cứu công nghệ 3D từ rất lâu, nhưng chiếc điện thoại 3D của Samsung lại đi trước đón đầu trào lưu. Không chỉ có công nghệ 3D, rất nhiều phát minh mới khác của Nokia đã bị các đối thủ cạnh tranh “đi trước một bước”, như công nghệ Nano, thiết bị cảm ứng, hệ thống thanh toán không cần tiếp xúc, công nghệ trực quan hóa, v.v…Điều này khiến sản phẩm của Nokia ngày càng trở nên bình dân và lạc hậu sau khi iPhone ra đời. Vậy, làm thế nào để giải quyết vấn đề hiện nay của Nokia? Phương án của Stefan Constantinescu nghiêng về việc thay đổi chiến lược kinh doanh còn Juhani Risku thì yêu cầu tổ chức lại bộ máy quản lý. Theo Stefan Constantinescu, nguyên nhân chính khiến Nokia chậm chạp trong việc cho ra đời sản phẩm mới là vì lượng hàng bán ra quá khiêm tốn. Nokia nghiêng về theo đuổi các sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và mang lại không gian lợi nhuận lớn, vì hãng này vốn bị “dắt mũi” bởi những biến động của giá cổ phiếu. Nếu chia tách đơn vị chuyên phần cứng, thành lập một công ty mới, độc lập từ đơn vị sản xuất, công ty này sẽ có thể “rảnh tay” để trở thành một công ty của những phát minh và sáng tạo, nếu vậy, Nokia sẽ có hy vọng đạt được những bước tiến dài về công nghệ. Stefan Constantinescu cho rằng, Nokia nên bắt đầu xây dựng nền tảng của hệ thống thanh toán điện tử tại Bắc và Tây Âu, sau đó mở rộng ra các khu vực khác trên toàn thế giới. Nếu tất cả hệ thống thiết bị cơ bản đều thuộc sở hữu của Nokia, thì hãng này sẽ “có phần” trong mỗi giao dịch, bất kể giao dịch đó sử dụng điện thoại di động của Nokia, Apple, HTC hay hãng nào đi nữa. Kết hợp với các đối tác bán lẻ và đầu tư vào ngân hàng, Nokia có thể trở thành công ty tài chính hàng đầu thế giới. Đây không phải là ý tưởng “điên rồ” của cá nhân Stefan Constantinescu, người từng là thành viên của hội đồng hoạch định chiến lược của Nokia, mà theo ông, phương hướng chuyển đổi này đã được một số quan chức lãnh đạo cao cấp của hãng tán thành. Ông nói: “Rất nhiều người mà tôi kính nể đều cho rằng, Nokia sẽ trở thành một ngân hàng trong tương lai là điều rất dễ nhận thấy”. Phương án giải quyết của Juhani Risku có phần thực tế hơn. Theo ông, vấn đề của Nokia nằm ở sự quản lý chứ không phải chiến lược. Bởi vậy, phương án của ông nghiêng về cải tổ cơ cấu tổ chức và văn hóa doanh nghiệp.  Juhani Risku cho rằng, nhìn bề ngoài, Nokia có vẻ như đã được quản lý hết sức khoa học, nhưng thực tế đó lại là một công ty cực kỳ quan liêu. Trình tự thẩm duyệt sản phẩm mới của hãng mất quá nhiều thời gian. Thậm chí, khi các công ty cạnh tranh đã tung ra thị trường với khối lượng lớn sản phẩm cùng loại, thì các phương án sản xuất mẫu sản phẩm mới của Nokia vẫn còn nằm chung với bụi bặm trong két sắt. Nguyên tắc kinh doanh của Nokia là: thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, vì vậy, hãng này cứ mải mê đi thu thập số liệu. Không một hãng điện thoại nào bỏ nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu, điều tra về nhân chủng học, về đám đông, về chiến lược phân chia thị trường như Nokia. Tiêu chí coi khách hàng là nhà thiết kế này chỉ hữu dụng đối với các sản phẩm có tính “cải lương”, còn đối với các sản phẩm mang tính cách mạng, nó lại là trở ngại. Apple cho ra đời iPhone và iPad không dựa trên những điều tra về thị trường mà là dựa vào trực giác và tư duy của nhà thiết kế. Thêm nữa, họ chỉ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lựa chọn, còn Nokia thì quá nhiều mẫu mã, chủng loại, gây khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn. Tuy đưa ra những phương án giải quyết khác nhau, nhưng cả Stefan Constantinescu và Juhani Risku đều có chung quan điểm, rằng Nokia cần có một CEO mới. Điều thú vị là, những tranh luận xung quanh việc ai sẽ được chọn làm CEO mới của Nokia đều tập trung vào vấn đề quốc tịch. Liệu Nokia có thể chấp nhận một CEO không phải người Phần Lan? Phần lớn các chuyên gia phân tích đều cho rằng, để có thể tăng cường sức cạnh tranh tự thân thì đầu tiên Nokia phải tuyển dụng được một CEO có thể cho ra đời những sản phẩm thành công. Các chuyên gia này cũng gợi ý, Nokia nên thu hút nhân tài của Apple, Google và các công ty phần mềm khác. “Họ cần một người Mỹ biết đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu chứ không phải một người châu Âu lúc nào cũng cho rằng các kỹ sư là số một”. Cũng không hài lòng với cung cách quản lý của cán bộ cấp cao của Nokia hiện nay, nhưng Juhani Risku lại cực lực phản đối việc CEO của hãng là người Mỹ. Ông cho rằng, từ khâu ý tưởng, đến khái niệm và thiết kế, toàn bộ quá trình đều mang đậm “phong cách Phần Lan”. Trong khi phương thức vận hành và văn hóa thương mại kiểu Mỹ thì đầy ắp sự kiêu ngạo và tính xâm lược. Và nó hoàn toàn không phù hợp với người Phần Lan. Juhani Risku cho rằng nên tìm kiếm CEO mới trong nội bộ công ty. Vì CEO này phải am hiểu sâu sắc về hãng, về hàng trăm nhà sáng chế của hãng, đồng thời phải đủ năng lực để lãnh đạo 1500 nhà thiết kế của hãng trong toàn bộ quá trình từ xây dựng ý tưởng đến thiết kế sản phẩm. Người đó tuyệt đối không thể là một người từ trên trời rơi xuống. Bất chấp những tranh luận trái chiều về ứng viên CEO của Nokia, kết quả đã được công bố vào này 13 tháng 9, khi hãng quyết định đưa Giám đốc điều hành của công ty phần mềm, Stephen Elop lên đảm nhiệm chức vụ CEO của hãng. Elop là CEO đầu tiên của Nokia không phải người Phần Lan. Elop vốn là kỹ sư máy tính, ông có mối liên hệ mật thiết với Nokia khi còn làm công việc phát triển phần mềm di động cho hãng tại công ty phần mềm và Macromedia. Elop không phải người Mỹ, ông là người Canada. Stephen Elop có phải là CEO lý tưởng của Nokia, điều này chưa ai dám chắc. Nhưng Elop hiểu rằng, ngoài vấn đề chuyên, Nokia quan tâm nhiều hơn đến văn hóa của ông. Bởi vậy trong buổi họp báo nhậm chức, ông không mô tả nhiều về những điều chỉnh mang tính chiến lược của công ty trong tương lai, ông say mê thuyết trình về những điểm tương đồng của khí hậu phương Bắc ở Phần Lan và Canada, về môn thể thao yêu thích chung của người dân ở hai quốc gia này. Người ta chưa biết Elop sẽ chữa bệnh cho Nokia bằng loại thuốc gì, nhưng dễ dàng nhận ra tham vọng tiếp cận, đi sâu tìm hiểu công ty khổng lồ với 130.000 nhân viên của Phần Lan này của ông. Stephen Tại sao Nokia thất bại ở thị trường Mỹ? ICTnews - Cũng như bóng đá và các dòng xe hơi cỡ nhỏ, thương hiệu Nokia phổ biến ở mọi nơi trên thế giới, ngoại trừ nước Mỹ. Mặc dù mức độ phổ biến gần như trên phạm vi toàn cầu đã từng đưa công ty này lên địa vị nhà sản xuất điện thoại di động số một thế giới, nhưng sóng đã đổi chiều, Nokia hiện đang vật lộn để đuổi theo những cách tân liên tiếp mà Apple và một số những nhà sản xuất điện thoại chạy hệ điều hành Android khác. Thị phần của Nokia đã giảm xuống còn 35% trong năm nay, theo một số liệu của IDC,  giảm xuống từ 48% năm 2006 - là thời điểm trước khi Apple trình làng iPhone. Nhưng những con số đó rõ ràng là khả quan hơn rất nhiều so với những gì họ đã làm được ở thị trường Mỹ. Điện thoại của Nokia chỉ chiếm lĩnh được 7,8% thị trường điện thoại di động ở Mỹ, theo số liệu của comScore, thấp hơn rất nhiều so với những đối thủ khác là Samsung, LG và Motorola. Thị phần tụt dốc không phanh cũng như sự thiếu vắng những chiến lược của Nokia tại Mỹ đã làm mất đi niềm tin ở các nhà đầu tư, giá cổ phiếu của Nokia đã giảm tới 75% kể từ khi đạt đỉnh vào mùa thu năm 2007. Những nhân tố trên đã tạo nên sự khủng hoảng niềm tin vào nhà sản xuất điện thoại Phần Lan. Ít ngày trước khi công bố dòng điện thoại thông minh mới của hãng, Nokia tuần trước đã quyết định sẽ bãi nhiệm tổng giám đốc điều hành (CEO) của hãng và công bố thay thế người đứng đầu khu vực Bắc Mỹ bằng Stephen Elop, một người từng gắn bó lâu năm với Microsoft. Dan Hays, một thành viên của công ty tư vấn PRTM nhận xét: “Việc bổ nhiệm một lãnh đạo từ một công ty Mỹ lên vị trí CEO tại Nokia là dấu hiệu tốt cho thấy công ty này đang tập trung trở lại vào thị trường Mỹ. Một trong những vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết đối với Nokia chính là thị trường này”. Cũng theo Hays, nước Mỹ là địa bàn mà Nokia đã có truyền thống không thể hoạt động một cách êm thấm. Không giống như những nhà mạng không dây ở nước khác, những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở đây thích can thiệp vào thiết kế và chức năng của những thiết bị được sử dụng trên hạ tầng mạng của họ. Các nhà sản xuất thiết bị khác sẵn lòng hợp tác, nhưng Nokia lại có phần kiên định và cố gắng giữ sự kiểm soát hoàn toàn đối với cả phần mềm và phần cứng của các điện thoại mà họ sản xuất. Một số nhà phân tích khác vẫn tỏ ra hoài nghi về những thay đổi, cho dù hãng điện thoại Phần Lan đã có bộ máy lãnh đạo mới. Ramon Lamas, chuyên gia phân tích của IDC nhận xét: “Chúng tôi thường xuyên nghe Nokia nói rằng ‘thị trường Mỹ là rất quan trọng đối với chúng tôi và chúng tôi đang điều chỉnh các chiến lược’. Nhưng điều đó chẳng bao giờ xảy ra cả. Việc bổ nhiệm Elop không hoàn toàn đồng nghĩa với việc sẽ có một chiến lược mới ở thị trường Bắc Mỹ”. Tuy nhiên, sự thay máu đồng nghĩa với việc Nokia đang tham gia vào một cuộc chơi bình đẳng. Hiện đang phải vật lộn trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, Nokia cần phải có những nhìn nhận đúng đắn về mỗi chiến lược và danh mục sản phẩm của mình. Việc thay đổi nhân sự cao cấp có thể sẽ mở ra một trang mới cho cuộc chơi của Nokia trên đất Mỹ, và có thể là hãng này sẽ từ bỏ những hệ điều hành vốn là độc quyền của Nokia gồm Symbian và MeeGo để tới với Android của Google. Android có một số những lợi thế, không chỉ được cấp phép miễn phí cho mọi nhà sản xuất. Nokia đã tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển nâng cấp phần mềm Symbian, và họ đã khởi động một thỏa thuận hợp tác ‘đình đám’ với Intel để xây dựng một hệ điều hành riêng thứ hai có tên gọi MeeGo cho các dòng điện thoại cao cấp tiếp theo. Nếu sử dụng hệ điều hành Android của Google, Nokia có lẽ cũng sẽ theo bước chân của Motorola, hãng sản xuất điện thoại này cũng đã từng gặp không ít khó khăn khi cố gắng tạo ra một thiết bị để thay thế điện thoại RAZR từng bán rất chạy cho tới khi họ chấp nhận sử dụng hệ điều hành Android cho điện thoại Droid. Nhưng theo giới phân tích, chuyển qua sử dụng Android gần như là khả năng khó xảy ra đối với Nokia. Hệ điều hành MeeGo chưa được công bố đã nhận được làn sóng ủng hộ của những nhà phát triển phần mềm và sẵn có một nền tảng vững chắc, trong khi Symbian vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của những người sử dụng. Hơn nữa, việc từ bỏ những phần mềm được ưu tiên sẽ khiến Nokia trở nên lúng túng trong một cuộc đua với nhiều đối thủ đáng gờm. “Nokia là người dẫn đầu thị trường, và vì thế họ không thể làm những gì giống với những người khác đã làm”, Carolina Milanesi, nhà phân tích tại Gartner nhận định. "Nokia đã tiêu quá nhiều tiền và nguồn lực để đưa họ tới vị trí như ngày hôm nay”. Cho dù đã tốn nhiều nguồn lực cho những chiến lược của mình, nhưng vấn đề cốt yếu nhất mà Nokia phải đối mặt đó là các dòng điện thoại của họ không đạt được sự tuyệt đối. Nokia vẫn ở phía sau các đối thủ của họ về mặt cải tiến và các tính năng mới như là màn hình cảm ứng, các vật liệu nhẹ và thiết kế đẹp. Nếu Nokia đã hài lòng với các dòng điện thoại của họ, thì tại sao họ lại ‘phủ bóng đen’ lên sự kiện ra mắt dòng điện thoại N8 được quảng cáo nhiều trước đó bằng những xáo trộn về mặt nhân sự cấp cao? Bài học thực tế Nokia nên học từ nước Mỹ, theo giới chuyên môn, là họ cần phải phát triển những điện thoại với chất lượng tốt tích hợp cùng những ứng dụng thú vị. Đó chính là nhân tố căn bản tạo nên thành công cho iPhone và đang mang lại những cú hích ngoạn mục cho làn sóng Android hiện tại. "Nokia tất nhiên không cần phải bám riết lấy thị trường Bắc Mỹ để sống sót hay phát triển thêm, khi mà sự tăng trưởng thực của họ đang được tạo ra tại những thị trường mới nổi nơi mà Nokia là một thương hiệu mạnh”, Andy Castonguay, nhà phân tích tại Yankee Group nhận xét. “Nhưng nếu họ có thể khai thác thêm một số những cải tiến đang được các nhà phát triển ở Mỹ tạo ra, cùng với một danh mục điện thoại thông minh đình đám với hệ điều hành linh hoạt hơn, Nokia vẫn có thể thay đổi được tình hình”. Hôm 7/4, hãng định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody's đã hạ điểm đánh giá đối với Nokia, do nhà sản xuất mobile Phần Lan đã lộ ra nhiều điểm yếu trên thị trường di động, cũng như quá trình chuyển đổi nền tảng từ Symbian sang Windows Phone của họ chứa đựng những bất ổn tiềm tàng Moody's cho hay, họ đã giảm mức đánh giá nợ ưu tiên của Nokia từ hạng A2 xuống A3, đồng thời giảm cả nợ ngắn hạn từ Prime-1 xuống Prime-2 Phó chủ tịch cao cấp của Moody's kiêm nhà phân tích hàng đầu về Nokia, Wolfgang Draak, bày tỏ: "Mức đánh giá dành cho Nokia bị hạ xuống đã phản ánh được vị thế suy giảm của hãng này trên thị trường, trong các lĩnh vực kinh doanh mobile cốt lõi của mình. Lợi nhuận và các khoản vốn đầu tư hoạt động của Nokia đều đã sụt đi so với trước đây." Bước đi "liều lĩnh" mới mà vị giám đốc điều hành Nokia Stephen Elop thực hiện là chuyển đổi sang nền tảng Windows Phone đã khiến cho giới phân tích hoài nghi, và họ cho rằng chiến lược này sẽ khiến nhà sản xuất mobile hàng đầu thế giới bị mất đi lượng thị phần đáng kể. Tháng trước, hãng phân tích và khảo sát tài chính uy tín Standard & Poor's cũng đã hạ điểm đối với Nokia./. Ngày 23/3, tập đoàn Phần Lan Nokia cho hay, họ sẽ bắt đầu thảo luận những vấn đề cắt giảm nhân sự vào cuối tháng Tư, sau chiến lược bắt tay với "gã khổng lồ phần mềm" Microsoft. Trước đây, Nokia chỉ nói "nước đôi" với nhân viên của mình, rằng có thể họ sẽ loại bỏ một số vị trí công việc, song không nói rõ con số sa thải là bao nhiêu, và vào thời điểm nào. Chủ tịch hãng Jorma Ollila từng khẳng định với nhật báo Phần Lan Helsingin Sanomat, rằng họ không có kế hoạch cắt giảm, bởi chiến lược mới là sự tái cơ cấu bộ phận phát triển sản phẩm trên toàn cầu, chứ không riêng gì ở đất nước Bắc Âu này. Kế hoạch cắt giảm nhân sự của Nokia bắt đầu được bàn luận xôn xao từ khi họ quyết định ứng dụng nền tảng mới Windows Phone cho các smartphone của mình, thay cho Symbian truyền thống. Điều này khiến cho hãng sản xuất mobile hàng đầu thế giới phải tổ chức lại cơ cấu nhân lực của mình để đáp ứng tình hình mới. Liên đoàn lao động Phần Lan đã e ngại động thái trên của Nokia sẽ khiến cho hàng nghìn nhân công tại đây rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp đáng lo ngại./. Chủ tịch công đoàn lao động trí thức Ammattiliitto Pro, Antti Rinne ngày 14/2 cho hay, với chiến lược mới vừa ký kết với Microsoft, hãng sản xuất mobile lớn nhất thế giới Nokia sẽ tái cơ cấu đội ngũ nhân lực của họ, và điều này đe dọa hơn 5.000 vị trí công việc liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu và phát triển tại Phần Lan. Rinne bày tỏ: "Nếu viễn cảnh tồi tệ nhất xảy ra, thì tôi ước tính 5.000 vị trí công việc ở Nokia sẽ bị đe dọa trong quá trình chuyển mình này." Trong số 5.000 vị trí đó, có khoảng 1.500 người đang làm tại các chi nhánh phụ của Nokia. Rinne cũng chỉ ra rằng nếu như Nokia "xuống tay," thì "gã khổng lồ mobile" này sẽ phải trả ít nhất 100.000 euro (135.000 USD) cho mỗi nhân công bị mất việc tại Phần Lan. Chiến lược mới được triển khai sau khi "người cũ" của Microsoft là Stephen Elop đảm nhận vị trí Giám đốc điều hành của Nokia, thay cho Olli-Pekka Kallasvuo, nhằm duy trì và nâng cao vị thế của hãng này trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trên thị trường smartphone. Một trong những nét nổi bật vừa qua của "triều đại" Elop là ông đã bắt tay với Microsoft để triển khai hệ điều hành Windows Phone cho các thiết bị của Nokia, thay cho nền tảng Symbian tự phát triển lúc trước. Điều này dẫn tới những cải tổ mạnh mẽ trong đội ngũ nhân sự để thích ứng với tình hình mới. Tính đến cuối năm 2010, Nokia và Nokia Siemens Networks có 132.000 nhân công, và trong số này có 19.800 người làm việc tại "quê hương" Phần Lan của Nokia. Hiện mảng nghiên cứu và phát triển của nhà sản xuất mobile hàng đầu thế giới này có hơn 6.000 nhân công, làm việc tại 4 thành phố của Phần Lan./. Nokia thay đổi một loạt lãnh đạo Dưới áp lực của các nhà đầu tư, Nokia đã quyết định tổ chức lại bộ máy và thay đổi một loạt lãnh đạo nhằm ra mắt những mẫu smartphone mạnh mẽ hơn. Nhà sản xuất Phần Lan thông báo, từ 1/7, các bộ phận thiết bị và dịch vụ trước đây cũng hãng sẽ được bỏ và Nokia sẽ đưa ra 3 bộ phận mới là Mobile Solution, Mobile Phones và Markets. Mobile Solution nhắm tới phân khúc smartphone và di động cao cấp, Mobile Phones quản lý các dòng di động tập trung chạy S40. Đây là hai bộ phận riêng về quản lý, nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, bộ phận Markets sẽ hướng vào phát triển thị trường, marketing sản phẩm. Song song với quá trình cơ cấu lại bộ máy, nhân sự của Nokia cũng được thay đổi lại. Mỗi bộ phận sẽ có một trưởng nhóm chuyên trách, đáng chú ý, Mobile Solution sẽ có các nhóm nhỏ hơn như Meego, Symbian, Dịch vụ. Ông Olli-Pekka Kallasvuo vẫn là CEO của hãng. Những thay đổi của Nokia được các nhà phân tích đánh giá là chịu sức ép từ các cổ đông, rất nhiều trong số họ đã bán tháo cổ phiếu khi nhà sản xuất số một thế giới công bố kết quả kinh doanh quý I. Nokia vẫn chưa tạo ra một chiếc smartphone đủ mạnh để cạnh tranh với Apple iPhone và các đối thủ khác đang mở rộng thị phần. Nokia chậm 3 năm so với iPhone Nokia đã mất tới 3 năm mới có thể ra một sản phẩm được cho là đối thủ thực sự của iPhone. Nhưng theo các cổ đông của hãng, điều này là không đủ. Giám đốc điều hành Nokia, Olli-Pekka Kallasvuo, vừa cố gắng thuyết phục các cổ đông trong cuộc gặp thường niên, rằng nhà sản xuất số một thế giới sẽ trình làng các mẫu smartphone mới trong năm nay, để "thu hẹp khoảng cách" với Apple, RIM BlackBerry hay các thiết bị chạy di động Android của Google. "Sự kiên nhẫn đã hết và đến lúc chúng tôi lo lắng về giá trị thương hiệu ngày càng bị xói mòn", Max Jul Pedersen, một cổ đông lớn của Nokia đang có kế hoạch bán cổ phiếu nói, "bộ phận nghiên cứu và phát triển của Nokia không đạt kết quả". Nokia, công ty có trụ sở tạ Espoo, Phần Lan đã chi hơn 6 lần trong việc nghiên cứu và phát triển so với Apple, nhưng lại thất bại trong việc phát triển một nền tảng với nhiều ứng dụng như iPhone. Cổ phiếu của hãng đã giảm tới 20% sau hai tuần công bố kết quả kinh doanh quý I, tương đương Nokia đã mất đi 10,5 tỷ USD. Hiện tại, giá trí vốn hóa của Nokia chỉ khoảng 44 tỷ USD (34 tỷ euro), quá nhỏ so với 230 tỷ USD của Apple, và chỉ là một phần nhỏ so với năm 1999 khi giá trị của họ là 203 tỷ euro. Nokia hiện có chỉ số thương hiệu đứng thứ 43, đây là kết quả nghiên cứu của hãng Millward Brown Optimor tuần trước, rơi 30 bậc trong một năm. Giá trị thương hiệu của Nokia mất 58% và là tên tuổi lao mình nhanh nhất trong top 100 thương hiệu lớn. Năm 2011: Nokia giới thiệu 40 mẫu điện thoại Lãnh đạo của Nokia vừa thông báo, trong năm 2011, hãng đặt mục tiêu sẽ ra mắt khoảng 40 mẫu điện thoại cầm tay, trong đó có 12 mẫu là điện thoại thông minh. Smartphone C5 của Nokia Hiện tại, Nokia đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất thiết bị cầm tay đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ... Sự lớn mạnh của các hãng công nghệ này đã làm cho thị phần của Nokia giảm đáng kể trong thời gian vừa qua. Bên cạnh đó, theo thống kê của IDC, RIM, Apple và Google đã liên tục tăng số lượng thị phần của mình trên phân khúc điện thoại thông minh trong hai năm vừa qua. Trong khi đó, Nokia lại đánh mất thị phần của mình trên khúc thị trường này. "Chúng tôi sẽ giới thiệu khoảng 40 mẫu điện thoại di động trong năm 2011, trong đó, điện thoại thông minh sẽ chiếm ít nhất 30%", một quan chức của Nokia cho biết. Các chuyên gia phân tích thị trường nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường mới nổi mà Nokia đặt mục tiêu xâm nhập trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, gần đây, Nokia lại phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ chính các nhà sản xuất Ấn Độ với những sản phẩm có mức giá chấp nhận được. Theo ông D Shivakumar, Giám đốc kiêm Phó chủ tịch bộ phận Kinh doanh Nokia Ấn Độ, đến nửa cuối tháng 4, mọi thứ sẽ trở nên thú vị hơn đối với công ty và khách hàng của Nokia khi một số mẫu điện thoại mới của hãng được giới thiệu trên thị trường. Các thông tin ban đầu cho biết, 12 mẫu điện thoại thông minh mới của Nokia ra mắt trong năm 2011 sẽ được chạy trên hệ điều hành Symbian. Dự kiến, Nokia sẽ giới thiệu các sản phẩm mới của mình tại nhiều thị trường khác nhau. Ngôi vị số 1 của Nokia lung lay Đối mặt sức ép cạnh tranh ngày một tăng từ các đối thủ mới nổi, Nokia dự định sẽ giới thiệu một loạt các sản phẩm mới trong năm nay. Tuy nhiên, theo giới phân tích, hãng đang vấp phải một cuộc chiến khốc liệt để bảo toàn thế thống trị.Để phản công lại iPhone của Apple và Blackberry của RIM, Nokia tuyên bố kế hoạch ra mắt 3 chiếc smartphone mới có màn hình cảm ứng, một chiếc Netbook cơ động và hợp tác với Microsoft để tích hợp Office trên các thiết bị của hãng. Giới quan sát chỉ trích gã khổng lồ di động Phần Lan vì đã để “lão hóa” các dòng sản phẩm và không đưa các smartphone mới ra thị trường đủ sớm để cạnh tranh với các đối thủ mới nổi. Một số nhà phân tích khi được phỏng vấn bởi hãng tin AFP, đã đồng ý rằng Nokia chưa có sản phẩm nào đủ sức thách thức iPhone khi đa số các thiết bị của hãng vẫn sử dụng hệ điều hành đã lỗi thời. “Phải đến sau năm 2011 họ mới có được hệ điều hành đủ “chuẩn” để tạo sức cạnh tranh thực sự”, Richard Windsor, một nhà phân tích thuộc Nomura Securities ở London, nói với hãng tin AFP. Chiếc smartphone mới nhất của Nokia, N97, cho đến nay mới đạt được doanh số bán ra rất khiêm tốn so với iPhone. Hãng tư vấn công nghệ Gartner ước tính Nokia chỉ bán được khoảng 500.000 chiếc N97 kể từ khi nó được giới thiệu hồi tháng Sáu. iPhone thế hệ thứ 3 của Apple đã bán được tới 1 triệu chiếc chỉ trong mấy ngày cuối tuần đầu tiền sau khi ra mắt. Nokia cần phát triển các model mới với khả năng kết nối Internet tốc độ cao để tạo ra những chiếc smartphone thực sự thành công. Đây đang là phân khúc thị trường điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất với giá thành cao, đồng nghĩa với lợi nhuận lớn hơn các điện thoại đơn giản giá rẻ hơn. Thị phần của gã khổng lồ điện thoại Phần Lan ở phân khúc smartphone đã giảm khá nghiêm trọng trong những tháng gần đây. Trong quý II năm nay, Nokia chiếm 45% trong tổng số 40 triệu chiếc smartphone bán ra trên toàn thế giới. Theo số liệu thống kê của Gartner, cùng kỳ năm trước, Nokia chiếm 47,4% trong tổng số 32 triệu chiếc smartphone bán ra. “Một sản phẩm high-end thực sự và các dịch vụ có trọng tâm hơn là nhiệm vụ sống còn của Nokia nếu muốn lấy lại danh tiếng cũng như làm hài lòng các nhà đầu tư”, Carolina Milanesi, nhà phân tích của Gartner, nhận xét. Bên cạnh việc hợp tác với Microsoft, Nokia cũng sẽ sử dụng hệ điều hành Linux và đàm phán với mạng xã hội số 1 thế giới, Facebook, để phát triển các dịch vụ mới. “Họ đã ý thức được điều gì thực sự có ý nghĩa đối với các cổ đông”, Ben Wood, giám đốc bộ phận nghiên cứu của CCS Insight, nói với AFP. Apple cũng đã đánh bại Nokia trong việc thu thêm lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm “ăn theo” trên dịch vụ trực tuyến như nhạc chuông, video, game… Cửa hàng ứng dụng trực tuyến Store của Apple khai trương vài tháng Bảy năm ngoái, trong khi Ovi của Nokia mới được khai trương hồi tháng Năm năm nay. “Nokia đã không thể tạo ra một “sảm phẩm sát thủ” để đánh bại Apple và Google. Nokia cần phải có một giải pháp để tạo những sản phẩm đủ hấp dẫn khách hàng tới mức họ phải thốt lên “tôi mãn nguyện với chiếc điện thoại này”, ông Wood nói. Olli-Pekka Kallasvuo, giám đốc điều hành Nokia, nói với các phóng viên hôm 2/9 rằng những dịch vụ ăn theo là “vấn đề then chốt trong tương lai”, và rằng hãng của ông muốn tạo ra những chiếc smartphone giá cả phải chăng hơn để vươn tới phạm vi khách hàng rộng lớn hơn. Nhưng đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong tình hình hiện tại của nền kinh tế. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhu cầu điện thoại di động sụt giảm sau 6 năm tăng trưởng liên tục. Nokia, hãng có 1,1 tỷ khách hàng trên toàn thế giới, đã thông báo giảm 66% lãi ròng trong quý II của năm 2009 và giảm 25% tổng doanh thu trong 12 tháng gần đây. Trong một nỗ lực kéo lại lợi nhuận, Nokia đã khởi động kế hoạch cắt giảm chi tiêu hồi tháng Giêng, hướng đến cho thôi việc khoảng 4.000 nhân viên. Theo dantri.com.vn/AFP Điểm yếu từ smartphone cao cấp của Nokia ICTnews - Thiết kế khô cứng, cấu hình yếu và đặc biệt là sự cũ kỹ của hệ điều hành Symbian… là những lý do khiến smartphone cao cấp của Nokia không còn được người dùng mặn mà so với các sản phẩm của các hãng khác. Hai smartphone cao cấp của Nokia gây chú ý được người dùng Việt Nam trong thời gian gần đây là N8 và E7 hiện không được nhiều người dùng Việt “mặn mà”. Nguyên nhân chính do sự chậm đổi mới của hãng điện thoại khổng lồ này. Thiết kế khô cứng Có vẻ như khả năng sáng tạo trong thiết kế smartphone của Nokia là có hạn, khi họ thiết kế 2 mẫu N8 và E7 rất khô cứng. Thực tế mà nói, nhìn vào 2 sản phẩm này người dùng sẽ nghĩ là cùng một khuôn mẫu bởi cả hai đều có dạng thanh nhìn chắc chắn nhưng lại rất mau lỗi thời, thêm vào đó việc dùng các đường cong vát ở các góc cạnh cũng tạo cho chiếc máy trở nên xấu xí trong mắt người dùng, khi họ không thể phân biệt đâu là điểm nhấn chính của máy. Điểm ấn tượng duy nhất ở thiết kế 2 smartphone này là việc E7 tạo ra sự khác biệt khi có thêm bàn phím QWERTY trượt. Cấu hình khiêm tốn Rất nhiều người dùng thất vọng về cấu hình quá khiêm tốn của 2 sản phẩm smartphone được xem là “khủng” của Nokia này. Nếu như các smartphone cao cấp của HTC, LG, Motorola hay Samsung... hiện nay đều sử dụng bộ vi xử lý 1GHz và Ram 512 trở lên, thậm chí một số mẫu của các hãng này cũng đã sử dụng tới chip lõi kép, thì Nokia vẫn sử dụng bộ xử lý 680 MHz, RAM 256 MB trên cả 2 mẫu máy của mình là N8 và E7. Thực tế mà nói, với hệ điều hành Symbian thì bộ vi xử lý như trên là hoàn toàn có thể đáp ứng được, tuy nhiên ở thời đại công nghệ luôn đổi mới và tốc độ của sản phẩm luôn được người dùng ưu tiên làm tiêu chí để chọn lựa, thì sản phẩm của Nokia có thể nói là khó được nhiều người quan tâm. Hệ điều hành cũ kỹ Tương lai hệ điều hành Symbian hiện nay vẫn đang là một dấu hỏi cho người dùng, bởi chỉ còn duy nhất Nokia là trung thành với nó, trong khi đó các hãng như Samsung, Sony Ericsson đều đã từ bỏ hệ điều hành này trên sản phẩm của mình. Mặc dù có một lịch sử lâu đời trong việc phát triển ứng dụng nhưng mức độ thu hút của Symbian ngày càng bị giảm sút sau sự nỗ lực của Apple với App Store hay Android Market của Google. Có nhiều nhà phát triển ứng dụng đã không còn hứng thú với nền tảng Symbian^3. Chẳng hạn như Evernote, họ hỗ trợ mọi nền tảng từ iOS, Android, BlackBerry, webOS... nhưng lại không hỗ trợ nền tảng Symbian. Nokia đã cố gắng để mở ra kho ứng dụng Ovi Store nhưng sự phát triển của nó không đạt tốc độ vượt bậc như App Store hay Android Market, mặc dù số lượng điện thoại di động Symbian vẫn chiếm số lượng nhiều nhất trên toàn thế giới. Ngoài ra, không nhiều ứng dụng trên nền Symbian^3 được đánh giá ở mức xuất sắc như các nền tảng khác. Một điểm bất tiện nữa là việc Ovi Store không cho tải lại ứng dụng đã mua trên một máy Symbian^3 khác. Chính vì thế, Symbian hiện nay đối với dân yêu công nghệ chỉ còn là chút vương vấn, còn nếu để chọn một chiếc smartphone họ sẽ chọn những chiếc điện thoại dùng hệ điều hành Android hoặc iOS của Apple, hay RIM… Nhanh mất giá Một chiếc Nokia N8 người dùng mua 11.2 triệu đồng, nhưng chỉ vài tháng sau bán lại bị trả giá còn 8 triệu đồng, hay chiếc Nokia E7 giá 15 triệu đồng, mua xong thời gian ngắn bán lại mất giá tới vài triệu đồng…đó đang là một điều hết sức bình thường với những chiếc smartphone của Nokia, nhưng lại khiến cho người dùng chán nản. Nguyên nhân chính của sự xuống giá này là độ “hot” của nó ngày càng giảm sút và những điểm yếu nêu trên. Lê Mỹ CEO thừa nhận Nokia đang ở thời điểm khủng hoảng Một bản ghi chú bị lộ ra từ nội bộ Nokia cho thấy tập đoàn này đã dám nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận tình hình nguy cấp hiện tại của mình. Bản ghi chú của vị giám đốc điều hành Stephen Elop cho biết Nokia đang phụ thuộc vào một nền tảng "đang chết" và họ buộc phải thay đổi cách hành xử của mình cho phù hợp với tình hình hiện tại. Elop thẳng thắn thừa nhận chiếc iPhone đầu tiên ra mắt từ năm 2007 nhưng Nokia vẫn chưa đưa ra được một sản phẩm mang lại trải nghiệm nào tương tự cho khách hàng. Bên cạnh đó, tuy Android mới chỉ ra mắt được 2 năm nhưng nó đã giành lấy vị trí đứng đầu trên thị trường điện thoại thông minh của Nokia. C.E.O Nokia Stephen Elop Một ví dụ đơn giản thôi, năm 2008 thì thị phần của Apple ở phân khúc điện thoại trên 300$ chỉ là 25%, nhưng nó đã tăng lên tới 61% trong năm 2010 này. Họ đang cực kỳ hài lòng khi mà doanh thu quý 4 năm nay tăng đến 78% so với cùng kỳ năm ngoái. Apple đã chứng minh được rằng nếu khách hàng sẵn sàng mua một sản phẩm có mức giá rất cao và lập trình viên sẵn sàng phát triển ứng dụng nếu như sản phẩm đó có thiết kế tốt và mang lại một trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Apple đã thay đổi cuộc chơi và giờ đây, họ đang thống trị phân khúc điện thoại cao cấp. Một ví dụ khác: Android. Chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, Google đã xây dựng được một nền tảng hấp dẫn các lập trình viên, các nhà mạng và nhà sản xuất phần cứng. Android có mặt ở phân khúc điện thoại cao cấp, thống trị phân khúc trung cấp và nhanh thôi, họ cũng sẽ di cư xuống thị trường dưới 100 Euro. Google dường như đã có được sức hấp dẫn của trọng lực, họ thu hút được hàng loạt sáng tạo của ngành công nghiệp xoay quanh hệ điều hành của mình. Chúng ta cũng không thể quên thị trường điện thoại giá rẻ. Vào năm 2008, công ty MediaTek đã cung cấp bản tham chiếu đầy đủ về thiết kế của chipset dành cho điện thoại, để rồi từ đó những nhà sản xuất nhỏ ở Thẩm Quyến, Trung Quốc cũng có thể sản xuất những thiết bị với tốc độ phát triển không thể tin được. Một số báo cáo cho biết hệ sinh thái Trung Quốc mà tôi vừa nhắc tới đang cho ra đời 1/3 sản lượng điện thoại bán ra trên toàn cầu, chiếm lĩnh thị phần của Nokia ở những thị trường mới nổi. Chiếc iPhone đầu tiên ra mắt vào năm 2007 nhưng mãi đến thời điểm này thì Nokia vẫn chưa đưa ra được bất cứ một sản phẩm nào mang lại trải nghiệm tương tự cho người dùng. Android mới chỉ ra mắt 2 năm trước thôi nhưng họ vừa chiếm lấy vị thế dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh của Nokia trong tuần này, thật không thể tin nổi. Ở phân khúc trung cấp, chúng ta có Symbian, một hệ điều hành đã thể hiện thiếu tính cạnh tranh ở khu vực Bắc Mỹ. Hơn thế nữa, môi trường phát triển của Symbian khá khó khăn để đưa thêm những tính năng mới, những tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng cao của khách hàng. Hệ quả của việc này là quá trình phát triển sản phẩm của chúng ta chậm chạp thêm, phần mềm không thể theo kịp những thay đổi quá nhanh của phần cứng. Nếu chúng ta cứ tiếp tục đi trên con đường hiện tại, chúng ta sẽ ngày càng tụt lại đằng sau trong khi các đối thủ liên tục vươn lên phía trước. Tại phân khúc điện thoại giá rẻ, các nhà sản xuất OEM Trung Quốc đưa ra những sản phẩm nhanh hơn chúng ta quá nhiều, như lời của một nhân viên Nokia đã từng chế nhạo: thời gian đưa ra một sản phẩm mới của họ chỉ đủ để chúng ta tạo hiệu ứng cho một file trình chiếu PowerPoint. Các sản phẩm Trung Quốc rẻ hơn, phát triển nhanh chóng hơn và thách thức vị trí của Nokia tại phân khúc này. Người tiêu dùng ngày càng ít thích thương hiệu Nokia hơn trước kia trên phạm vi toàn cầu. Ở Anh, sự ưa thích Nokia đã giảm chỉ còn 20%, thấp hơn 8% so với 1 năm trước đó. Điều này có nghĩa là chỉ có 1 trên 5 người Anh muốn lựa chọn Nokia hơn các thương hiệu khác. Tình trạng này cũng xảy ra ở những quốc gia mà chúng ta coi là thành trì vững chắc của mình: Nga, Đức, Indonesia, UAE... Tính đến cuối 2009, Nokia có 156.000 cổ đông, đáng chú ý, 28% trong số đó đến từ Mỹ, tuy nhiên đây là thị trường mà "gã khổng lồ" Phần Lan thất bại trong việc chinh phục, để các đối thủ như iPhone, BlackBerry hay LG, Samsung vượt mặt. Giá bán di động Nokia đã giảm tới 18% trong vòng 9 tháng để đẩy doanh số. Tuy nhiên, theo số liệu của IDG về thị phần di động toàn cầu trong quý I, Nokia đã mất thêm 2% so với năm trước. Với những khó khăn đó, các cổ đông đang kêu gọi thay đổi bộ máy lãnh đạo. "Nếu có một lãnh đạo mới, chiều hướng có thể lạc quan hơn", Leon Cappaert, giám đốc quỹ đầu tư KBC Asset Management trị giá 160 triệu euro tại Brussels (Bỉ) cho biết. Chỉ vài ngày sau khi Nokia công bố kết quả kinh doanh, Cappaert đã bán toàn bộ số cổ phiếu của thương hiệu di động này. Trước tình hình đó, Nokia cho biết, hãng sẽ phản công thị trường bằng các model "nhanh và hay hơn". Nokia N8 là một trong những thiết bị đáng chú ý, model sử dụng nền tảng Symbian^3, ngoài ra, các thỏa thuận với Intel, Microsoft mới đây nhằm hy vọng giúp hãng cạnh tranh với Apple, RIM trên thị trường di động thông minh. "Nokia đã đánh mất những khách hàng cao cấp vào tay iPhone, và gần như không thể nào đòi lại", Stuart O’Gorman, một cổ đông đã bán hết số cổ phiếu Nokia sau khi hãng công bố tình hình kinh doanh bình luận, "nhiệm vụ Nokia là đứng yên, chứ đừng đuổi theo khi đã quá muộn".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNokia thay đổi cơ cấu-chiến lược mới vì ngôi vị số 1.doc
Luận văn liên quan