Đề tài ODA của Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam

Trong những năm tới, khi xu hướng ODA trên thế giới là ngày cảng giảm, việc vận động ODA nhìn chung là sẽ ngày càng khó khăn hơn. Hơn nữa, trong điều kiện của đất nước Nhật Bản hiện nay, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong dài hạn. Để có thể vận động được lượng ODA phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong các giai đoạn tiếp theo mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các ban, ngành liên quan mà trước mắt là cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn quý báu này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng là tiền đề cho công tác vận động ODA mà nó còn là đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

doc40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4372 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài ODA của Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2009 ( Đơn vị: Triệu USD) Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết Nhật Bản 8469,73 WB 5329,82 ADB 2900,97 Pháp 912,26 Đức 597,35 Đan Mạch 549,48 Thuỵ Điển 412,83 Trung Quốc 301,08 Ôxtrâylia 282,32 EU 269,83 (Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy, ngay sau khi nối lại viện trợ cho Việt Nam vào năm 1992, Nhật Bản đã liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viên trợ ODA cho Việt Nam .Với tổng số vốn cam kết lên tới 8469,73 triệu USD giai đoạn 1995-2009, đây là con số cao hơn rất nhiều so với các nhà tài trợ khác trong danh sách các nước tài trợ lớn nhất cho Việt Nam(cao gần gấp đôi so với nhà tài trợ đứng thứ 2 là WB (5329.82 triệu USD). Bảng 2.2: Tình hình viện trợ phát triển của Nhật Bản giai đoạn 1992 – 2011 (Đơn vị: Tỷ Yên) Năm Tổng khối lượng ODA Viện trợ cho vay Viện trợ không hoàn lại Hợp tác kỹ thuật 1992 47,4 45,5 1,6 0,3 1993 59,9 52,3 6,3 1,3 1994 66,0 58,0 5,7 2,4 1995 82,1 70,0 8,9 3,2 1996 92,4 81,0 8,0 3,4 1997 96,5 85,0 7,3 4,2 1998 100,8 88,0 8,2 4,6 1999 112,0 101,2 4,6 6,1 2000 86,4 70,9 8,1 7,4 2001 91,6 74,3 8,3 9,0 2002 92,4 79,3 5,2 7,9 2003 91,7 79,3 5,7 6,7 2004 94,6 82,0 9,37 3,23 2005 100,9 90.80 7,23 2,87 2006 103,9 95,10 3.095 5,7 2007 123,20 115,80 5.48 1,92 2008 90,47 83,20 5,36 1,91 2009 153,76 145,61 7 1,15 2010 96,97 86,5 8,15 2,32 2011 >145* (Nguồn: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam) (*: Theo công bố của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam trong cuộc họp báo công bố tổng vốn vay ODA hỗ trợ Việt Nam và những dự án nhận được vốn ODA của Nhật Bản trong năm 2011) Nhìn vào bảng trên ta thấy, sự gia tăng nguồn vốn ODA Nhật Bản vào Việt Nam đã thể hiện rất nhanh, từ 45,5 tỷ Yên năm 1992 đã lên đến 112 tỷ Yên năm 1999. Đây cũng là năm cao nhất trong gần 10 năm (giai đoạn 1992-2000). Điều cần thấy là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế Đông Á (1997 – 1998) đã buộc Nhật Bản phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại ODA theo hướng cắt giảm dần quy mô cung cấp cho các nước trong khu vực để đề phòng các biến động rủi ro, bất ổn. Thế nhưng đối với Việt Nam, sự cắt giảm đó hầu như lại là nhỏ nhất so với nhiều nước khác. Thực tế như số liệu từ bảng 2 đã phản ánh thì những năm 1997 - 1999 là thời gian mà Việt Nam đã được Nhật Bản cung cấp khối lượng ODA lớn nhất từ trước đó cho đến thời điểm đó. Điều đó chứng tỏ Việt 'Nam đã chiếm vị trí, vai trò quan trọng trong sự quan tâm của chính sách ODA Nhật Bản. Mặc dù sau đó vào năm 2000, ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam đột ngột giảm mạnh do họ thi hành chính sách cắt giảm 10% ODA chung cho các nước. Tuy nhiên từ đó cho đến nay, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam lại có xu hướng tăng trở lại và đạt mức kỷ lục 153,76 tỷ Yên vào năm 2009. - ODA phân theo lĩnh vực Hình 2.3: Cơ cấu viện trợ của Nhật Bản phân theo lĩnh vực đầu tư giai đoạn 2000 – 2009 (Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 2.2. Tình hình sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam : 2.2.1 Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA Về vấn đề giải ngân ODA, năm 2000 có 5 dự án ODA cơ sở hạ tầng được giải ngân 5,68 tỷ Yên. Năm 2008, có 6 dự án giải ngân đạt 7,13 tỷ Yên, tăng 25,52% so với năm 1999. Năm 2010, có 8 dự án giải ngân thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật với tổng giá trị 9,72 tỷ Yên tăng 36,32% so với mức giải ngân năm 2008. Mặc dù tỷ lệ giải ngân ODA có xu hướng gia tăng nhưng nếu xét về tỷ lệ phần trăm vốn giải ngõn/vụ́n cam kết thì đõy vẫn là những con số còn khá khiêm tốn. Bảng 2.4: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong 3 năm gần đây (Đơn vị: tỷ Yên) Năm 2008 2009 2010 ODAcam kết 60,44 110,20 76,50 ODAgiải ngân 7,13 14,98 9,72 Tỷ lệ (%) 11,8% 13,6% 12,7% (Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn thấp, theo tính toán của Bộ kế hoạch và đầu tư bình quân thời kỳ 2000- 2010 chỉ đạt 12-13%. Tỷ lệ giải ngân thấp là do hầu hết các dự án ODA có thời gian đầu tư kéo dài, và việc phân bổ vốn theo từng giai đoạn, hạng mục công trình. Khi từng giai đoạn, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng thời gian ghi trong hợp đồng thì nhà tài trợ mới tiếp tục bỏ vốn cho giai đoạn, hạng mục tiếp theo. Hầu hết chương trình dự án có tốc độ giải ngân chậm do sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị đầu tư. Chất lượng chuẩn bị đầu tư, nhất là khâu hình thành dự án ban đầu, báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư và công ty tư vấn còn yếu kém. Dự án phải làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, có nhiều thay đổi nên xuất hiện nhu cầu thay đổi nội dung của dự án. Những cân nhắc thay đổi trong quá trình thực hiện gây sự kéo dài dự án. Cơ chế chính sách trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng chưa ổn định, thủ tục giải phóng mặt bằng còn mất nhiều thời gian, thiếu quỹ di dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án (dự án thoát nước Hà Nội, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I...). Thủ tục, quan điểm triển khai giữa nhà tài trợ và Việt Nam còn chưa thống nhất (Nghị định 52, các thủ tục đấu thầu... với các thủ tục của JBIC) cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và do đó làm chậm tốc độ giải ngân vốn. 2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng : Theo dõi động thái tiến triển nguồn vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam cơ bản là theo chiều hướng ngày càng gia tăng, cả về chất lượng lẫn quy mô, nhằm hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trước đây nhằm vào 5 lĩnh vực ưu tiên: - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế, trong đó chú trọng hỗ trợ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; - Hỗ trợ cải tạo và xây dựng các công trình điện và giao thông; - Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn và chuyển giao công nghệ mới tại cỏc vựng nông thôn; - Hỗ trợ phát triển giáo dục và y tế; - Hỗ trợ bảo vệ môi trường. Từ năm 2007, có một điểm khác biệt trong cơ chế nhận hỗ trợ ODA so với chính sách ODA cũ là các dự án nhận hỗ trợ sẽ được lựa chọn thông qua đối thoại, chứ không phải theo yêu cầu như trước đây và khoản hỗ trợ được hoạch định ngay tại nước nhận ODA nhằm sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả. Do vậy, chính sách ODA mới của Nhật Bản ưu tiên hỗ trợ hàng đầu vào 3 lĩnh vực sau: - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản sẽ tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực cải cách kinh tế như hoàn thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điện lực, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách doanh nghiệp Nhà nước. - Cải thiện đời sống dân cư và các lĩnh vực xã hội. - Hoàn thiện thể chế, pháp luật. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam cải cách hành chính, trong đó có cải cách chế độ công chức thông qua việc sử dụng kinh nghiệm và các công nghệ tiên tiến của Nhật Bản. Ba lĩnh vực này cũng phù hợp với những mục tiêu chính mà Chính phủ Việt Nam đang đặt ra trong kế hoạch phát triển và xoỏ đúi, giảm nghèo. Để đáp ứng kế hoạch mở rộng nhu cầu cơ sở hạ tầng, hàng năm Việt Nam cần phải đầu tư khoảng 9-11% GDP, điều này đòi hỏi chúng ta phải huy động một lượng vốn lớn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA. Trong thời gian vừa qua, vốn ODA Nhật Bản đó có những đóng góp tích cực trong việc phát triển hạ tầng Việt Nam (giao thông, bưu điện, cấp nước, thoát nước, công viên, cây xanh...), được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho phát triển hạ tầng trong tổng vốn ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 2005-2010(Đơn vị: tỷ Yên) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 åODA 100,90 103,90 123,20 90,47 153,76 96,97 ODAcơ sở hạ tầng (cam kết) 61,20 65,50 81,14 60,44 110,20 76,50 Tỷ lệ (%) 60,65% 63,04% 65.86% 66,80% 71,67% 78,89% (Nguồn:Bộ Kế hoạch và đầu tư) Căn cứ vào số liệu bảng trên, chúng ta thấy phần lớn ODA Nhật Bản tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng như: dự án cấp nước, dự án thoát nước, dự án khu đô thị mới, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị... Còn lại, ODA dành cho các lĩnh vực khác: nông nghiệp, giáo dục, y tế... Năm 2009, vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 110,20 tỷ Yên, năm 2010 con số này là 76,50tỷ Yờn, cú giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam( chiếm tới 78,89%). 2.2.2.1 Ngành Giao thông vận tải. Trong tổng vốn ODA Nhõt Bản cấp cho phát triển cơ sở hạ tầng thì lượng ODA cấp cho ngành GTVT cũng chiếm một khối lượng đáng kể và được chia làm nhiều lĩnh vực nhỏ như: hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống giao thông đường sắt, hệ thống giao thông đường thuỷ.Bảng dưới đây thể hiện tình hình huy động và phân bổ vốn ODA Nhật Bản trong từng lĩnh vực của nghành GTVT: Bảng 2.5: Vốn và cơ cấu vốn ODA phân theo lĩnh vực đầu tư từ năm 1993 tới 2010 STT Lĩnh vực đầu tư Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Cơ cấu từng lĩnh vực Tỷ trọng trong tổng vốn GTVT 1 Giao thông đường bộ 2.488,67 100% 80,79% Đường quốc lộ 2.080,66 83,6% - Đường giao thông đô thị 201,11 8,08 - Đường giao thông nông thôn 206,9 8,32% - 2 Hệ thống Đường sắt 143,36 100% 4,65% 3 Hệ thống Đường thuỷ 448,75 100% 14,56% Đường thuỷ nội địa 77,16 17,19% - Cảng biển 371,59 82,81% - 4 Tổng vốn đầu tư cho GTVT 3.080,78 - 100% (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư) Qua số liệu trên, nổi lên vấn đề là : mặc dù GTVT được chú trọng phát triển, nhưng lại có sự mất cân đối trong việc phân bổ nguồn vốn này vào từng lĩnh vực cụ thể của nghành.Từ năm 1993, tỷ lệ vốn ODA Nhật Bản được cấp cho giao thông đường bộ đã chiếm đến hơn 80% tổng vốn đầu tư cho khu vực GTVT trong đó chỉ riêng vốn cấp cho các dự án lớn về nâng cấp các tuyến quốc lộ đã chiếm tới 83,6% tổng số vốn được cấp. Trong khi đó các tuyến đường nông thôn và đô thị nói chung vẫn ở trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Các dự án dành cho hệ thống giao thông nông thôn cũng như đô thị chỉ đạt hơn 16% tổng vốn đầu tư cho giao thông đường bộ. Sự mất cân đối cũng thể hiện trong việc nguồn vốn cấp cho các dự án nâng cấp đường sắt chỉ đạt 143,36 triệu USD tức là khoảng 4,65% vốn ODA dành cho GTVT trong đó đường thuỷ nội địa chiếm 77,16 triệu USD (khoảng 17,19%) và cảng biển đạt 317, 59 triệu USD (khoảng 82,81%). Tuy vậy, sau gần 20 năm triển khai nguồn vốn ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, hệ thống hạ tầng GTVT Việt Nam đã có nhiều biến đổi quan trọng: Đến tháng 10 năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trên 2.000 km quốc lộ quan trọng, 13.324m cầu đường bộ, 1.400 km tỉnh lộ, 2.400 m cầu đường sắt, 1.400 km tỉnh lộ, 4.000 km đường và 12.000 m cầu giao thông nông thôn. ODA Nhật Bản không chỉ đóng vai trọng trong việc xây dựng các công trình mà còn là một cuộc chuyển giao công nghệ lớn trong toàn ngành GTVT. Từ việc chuyển giao công nghệ thi công qua các dự án xây dựng áp dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ cầu đúc hẫng cân bằng, cầu dây văng, cọc khoan nhồi đường kính lớn, sử dụng bấc thấm, dầm super T...), đến việc nâng cao năng lực quản lý và điều hành của tất cả các ban ngành có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp đến dự án (các quy trình đấu thầu quốc tế, quản lý dự án đầu thầu, thủ tục giải ngân...) và quan trọng nhất là phía Việt Nam đó cú thờm rất nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động cũng như sử dụng ODA. Bảng 2.6: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA của Nhật Bản STT Tên dự án Thời gian thực hiện Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) 1 Dự án cầu Bính 1994-2001 176,5 2 Cải tạo nâng cấp quốc lộ 5 1994-2003 215,6 3 Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai đoạn 1) 1994-2002 162,2 4 Khôi phục cầu quốc lộ 1 (giai đoạn 2) 1995-2004 211 5 Khôi phục cầu đường sắt Hà Nội-TP Hồ Chí Minh 1994-2004 119  6 Cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn khẩn cấp 1994-2002 40  7 Dự án khôi phục 10 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất 1994-2006 1074  8 Dự án cải tạo cảng Sài Gòn 1995-2000 500  9 Dự án khôi phục 9 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống Nhất 1995-2001 807  10 Cảng Cái Lân 1996-2004 108,4  11 Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân 1997-2005 251  12 Hệ thống thông tin duyên hải 1997-2003 34  13 Cải tạo nâng cấp quốc lộ 10 1998-2005 302  14 Cải tạo nâng cấop quốc lộ 18 1998-2005 232  15 Mở rộng cảng Tiên Sa 1999-2004 113  16 Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội 1999-2004 1933  17 Cầu Thanh Trì &đoạn Nam Vành đai III Hà Nội 2000-2005 410  18 Cầu Cần Thơ 2000-2006 370  19 Dự án cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn 1 và 2 2000-2007 2540  20 Cầu Bãi Cháy 2001-2005 180  21 Khôi phục cầu Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ-Năm Căn 2003-2007 50  22 Dự án đường Đông Tây 2003-2006 9700  23 Dự án khôi phục 44 cầu đường sắt trên tuyến đường sắt Thống nhất 2004-2010 2472 (Nguồn: Bộ GTVT) Trong đợt đầu tài khoá 2010, Chính phủ Nhật Bản cũng đã chính thức cam kết tài trợ ODA vốn vay với tổng giá trị 28,388 tỷ Yên cho 03 dự án ưu tiên của Chính phủ Việt Nam trong đó có Dự án xây dựng đại lộ Đông - Tõy thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.2 Cấp nước. Trong giai đoạn 1998-20010, được sự tài trợ của, chính phủ Nhật Bản hàng loạt các nhà máy cấp nước được xây dựng đáp ứng nhu cầu nước sạch đang tăng nhanh của nhân dân, đặc biệt là người dân sống ở đô thị. Bảng 2.7: Vốn ODA đầu tư cho cấp nước Hà Nội giai đoạn 1998-2010(Đơn vị: tỷ Yên) Năm 1998 2000 2008 2010 ODA cơ sở hạ tầng 76,30 63,90 60,44 76,50 ODAcấp nước 4,27 4,03 4,71 8,56 Tỷ lệ (%) 5,6% 6,3% 7,8% 11,2% (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Nhìn vào số liệu trên ta có thể thấy, nguồn ODA Nhật Bản dành cho lĩnh vực cấp nước sạch ở Việt Nam có xu hướng gia tăng qua các năm xét cả về qui mô vốn lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng( tăng từ 4,27 tỷ Yên năm 1998 lên 8,56 tỷ Yên năm 2010) Năm 2010,Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết gia hạn Hiệp định viện trợ không hoàn lại do Nhật Bản tài trợ cho Dự án "Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam giai đoạn 2". Dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam có tổng vốn đầu tư 135 triệu USD, trong đó WB tài trợ 112,64 triệu USD, được thực hiện từ giữa năm 2005 đến 2010. Dự án này nằm trong định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020 của Chính phủ Việt Nam. Theo dự án, 100 thị trấn sẽ được đầu tư hệ thống cấp nước mới với hơn 1 triệu dân ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung được cung cấp nước sạch, góp phần hoàn thành mục tiêu 95% số dân đô thị được cấp nước đến năm 2010. Giai đoạn đầu của dự án đã mang lại lợi ích cho 12 thị trấn cấp huyện tại 2 tỉnh và dự tính khoảng 145 nghìn người dân. Giai đoạn 2 bao gồm 120 thị trấn ở 24 tỉnh và sẽ phục vụ cho 740 nghìn người. 2.2.2.3 Bưu chính viễn thông Năm 1986 Việt Nam chỉ có 9 đường dây điện thoại quốc tế, với GDP bình quân đầu người 138 USD. Mật độ điện thoain trong giai đoạn phát triển đầu như từ con số không và mĩa đến năm 1997 khi GDP bình quân đầu người đạt mức 324 USD thì mật độ điện thoại mới ở mức gần 1,85 máy/100 dân (theo nghiên cứu của tổng cục Bưu biện). Cũng theo nghiên cứu của tổng cục Bưu điện, trước năm 1993, bưu chính viễn thông của Việt Nam trong tình trạng rất lạc hậu chỉ có 254.506 đường dây điện thoại cơ bản cho hơn 69 triệu dõn, tương đương 0,36 máy/100 dân. Nhưng sau năm 1993, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế cùng với sự trở lại của các nhà tài trợ quốc tế trong đó có Nhật Bản, Việt Nam đã cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng viễn thông , nhất là các dịch vụ cơ bản hiện đại và dịch vụ di động. Các dự án ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông từ năm 1993 đến nay có thể kể đến: Dự án phát triển mạng viễn thông nông thôn các tỉnh miền Trung Việt Nam trị giá 11.332 triệu Yờn thuộc nguồn tài khóa 1997 của chính phủ Nhật Bản(JBIC); Dự án nâng cao năng lực đào tạo Trung Tâm Đào tạo Bưu chính – Viễn thông I của tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trị giá 7 triệu USD; Dự án Cáp quang biển trục Bắc – Nam trị giá 19.497 triệu Yờn thuộc nguồn tín dụng ưu đãi của JBIC năm 2007( theo báo cáo của Vụ Kết cấu hạ tầng – Bộ Kế hoạch Đầu tư. 2.3 Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản 2.3.1: Kết quả đạt được Kết quả sử dụng ODA Nhật Bản trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam theo tiêu chí đánh giá : Tính phù hợp Tính phù hợp của các chương trình, dự án ODA Nhật Bản cho phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2000-2010 được đánh giá là khá cao. Trong 5 tiêu chí đánh giá, thì đây là tiêu chí đạt kết quả cao nhất, thể hiện ở các điểm sau: Các chương trình, dự án ODA Nhật Bản cho cơ sở hạ tầng về cơ bản là phù hợp với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2000 – 2005 và 2006 – 2010), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (CPRGS 2001-2010) Các dự án ODA giai đoạn này cũng phù hợp rất cao đối với mục tiêu ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng đã được nêu trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hôi 10 năm (2001-2010). Theo một cuộc điều tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 80% số người trả lời phiếu khảo sát cho rằng ODA có tính phù hợp cao đối với chiến lược và thứ tự ưu tiên của Chính phủ Việt Nam. Khoảng gần 75% cho rằng nguồn ODA rất phù hợp với nhu cầu của từng nghành được phân bổ. Số liệu thống kê cho thấy tuy lượng ODA phân bổ cho các ngành cụ thể trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn nhiều mất cân đối nhưng nói chung tất cả các ngành trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đều đã nhận được sự hỗ trợ từ nguồn ODA của Nhật Bản. Tác động Tác động đem lại của các dự án ODA Nhật Bản tài trợ cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam là tương đối rộng rãi: Xét ở cấp độ quốc gia: các dự án này đã góp phần quan trọng đối với công cuộc tái thiết ở Việt Nam, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những qua.Tạo ra sự tăng trưởng kép không chỉ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng: Nguồn vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển lực lượng sản xuất. Nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA sử dụng cho một số dự án quan trọng, quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như: giao thông vận tải, viễn thông, điện lực, ... Đồng thời nguồn vốn ODA Nhật Bản khi được đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp, cải thiện và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của Việt Nam. ODA đã được tập trung rất cao để khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới hàng loạt các dự án quốc gia quy mô lớn trong các lĩnh vực giao thông, điện, thuỷ lợi, cấp thoát nước (hệ thống đường bộ quốc gia như đường QL5, nhiều đoạn QL18,QL10, các cầu trờn QL1A...; nhiều nhà máy điện đã được xây dựng như nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, Phú Mỹ 1,nhà máy thủy điện Hàm Thuọ̃n-Đa Mi; phát triển các nhà máy cấp nước và hệ thống thoát nước của hầu hết các thành phố và thị xã đặc biệt là của hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...). Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính “xỳc tỏc” vừa có tác dụng trước mắt, đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Xét ở cấp độ ngành và địa phương: nguồn Vốn này đã tạo đà thúc đẩy sự phát triển của các ngành trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, năng lượng, giao thông vận tải. Đõy hiện là những nghành giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn ODA Nhật Bản đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng là nguồn vốn bổ sung quan trong cho các tỉnh thành trong cả nước trong tình trạng ngân sách quốc gia không đủ để phân bổ cho các địa phương. Ngoài ra, khi thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ODA đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cũng như kinh nghiệm điều hành quản lý dự án quốc tế. Tính đến nay, các dự án này đã thu hút một số lượng lớn người lao động trực tiếp tham gia quản lý và thực hiện các chương trỡnh/dự ỏn ODA (chưa kể số lao động gián tiếp trong lĩnh vực xây dựng, cung ứng dịch vụ...). Trong quá trình thực hiện người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tác phong lao động công nghiệp, trong số đú cú một đội ngũ khá lớn cán bộ quản lý và kỹ thuật đã được đào tạo và đảm nhiệm các chức danh quan trọng trong các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt quan trọng là trong các doanh nghiệp và ban quản lý dự án. Tính bền vững So với tình hình chung tại các nước nhận viện trợ, tình hình sử dụng ODA Nhật Bản tại Việt Nam nói chung đã có những vượt trội nhất định. Tuy nhiên, nếu xét riờng, tớnh bền vững của các chương trình, dự án ODA Nhật Bản trong lĩnh vực cở sở hạ tầng được đánh giá ở mức trung bình khá. Những điểm tích cực về mặt này thể hiện ở những cam kết cụ của các bộ ngành có liên quan trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thể để duy trì kết quả của các dự án sau khi những dự án này kết thúc, bao gồm cả việc phân bổ kinh phí để duy trì hoạt động của các sản phẩm do dự án tạo ra. Tuy nhiên, nguồn kinh phí phân bổ cho việc duy trì những kết quả này là không cao. Hiệu suất Qua khảo sát thực tế cho thấy, hầu hết các dự án ODA Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đều có tiến độ thực hiện chậm hơn so với dự kiến ban đầu. Chẳng hạn, dự án Thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà Nội chậm tới 60 tháng; hay do xuất hiờn những sự cố kỹ thuõt khi thi công (nứt 4 đốt hầm Thủ Thiêm), mà dự án Đại lộ Đụng-Tõy đã chậm so với dự kiến 4 năm, đến nay vẫn chưa hoàn thành hết cụng trình(theo dự kiến Đại lộ Đụng-Tõy sẽ hoàn thành vào năm 2007)... Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có sự hạn chế khi dự toán tài chính đã khiến cho các dự án khi đi vào thực hiên cần phải bổ sung thờm một lượng kinh phí không nhỏ. Đơn cử như dự án Đại lộ Đụng-Tõy đã phải bổ sung thờm nguồn kinh phí là 12,5 tỷ Yên vào 3/2009. Chính những nhân tố trên khiến cho tiêu chí hiệu suất của đa số các dự án ODA Nhật Bản chỉ được đánh giá ở mức khá. Điều này đã phần nào làm giảm đi hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong phát triển cơ sở hạ tầng. Hiệu quả dự án Sau khi hoàn thành, các sản phẩm đầu ra của mỗi dự án đã và đang phát huy hiệu quả của chúng: Các công trình cơ sở hạ tầng giao thông được đưa vào sử dụng như: cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ, nhà ga Hành khách quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, hầm đèo Hải Vân, đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã đáp ứng nhu cầu lưu thông ngày một lớn của người dân, mở rộng và kờt nối sự giao lưu kinh tế giữa các vùng miền trong cả nước. Các dự án cấp thoát nước(dự án Thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà Nội, dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn I...) với các hạng mục là các công trình kiểm soát ngập úng; hệ thống cống, kờnh thoát, hệ thống xử lý và cung cấp nước sạch đã hoàn thành các mục tiêu đề ra là kiểm soát lụt úng, cải thiện chất lượng nước ở các sụng hồ, cải thiện chất lượng nước sinh hoạt cho người dân nhất là người dân ở các thành phố lớn. Các nhà máy thủy điện, nhiệt điện ( Ô Môn, Phả Lại, Phú Mỹ, Hàm Thuọ̃n-Đa Mi, Đại Ninh...) với tổng công suất gần 4000Mw đã đóng góp hơn 2% cho sản lượng điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu điện gia tăng hàng năm cho sản xuất và đời sống ở các thành phố, thị trấn, thị xã, khu công nghiệp và khu vực nông thôn trên cả nước. Nhìn chung, hiệu quả các dự án ODA Nhật Bản đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng được đánh giá ở mức độ cao do những lợi ích kinh tế – xã hội mà chúng đem lại khi đưa vào vận hành và sử dụng. 2.3.2: Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế : - Tốc độ giải ngân chậm, không đảm bảo tiến độ dự án đã kí kết , làm giảm hiệu quả sử dụng vốn: Có những dự án sau 4 năm thực hiện, đã qua hết 80% thời gian cho phép nhưng mới chỉ giải ngân được 20% vốn. Điển hình như dự án Đại lộ Đông Tây, dự án cải tạo hệ thống cung cấp nước sạch của thành phố Hà Nội... Giai đoạn 2006- 2010, Bộ Giao thông vận tải chủ trì 38 dự án ODA của Nhật Bản thì có tới 27 dự án mới giải ngân bằng 20% kế hoạch năm, 6 dự án đạt mức giải ngân từ 20-40% kế hoạch năm. - Chất lượng công trình thấp và hiệu quả sử dụng công trình chưa cao : Hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, chất lượng công trình chưa đạt tiêu chuẩn, dự án đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân. Thực tế dễ nhận thấy có không ít những dự án có sử dụng vốn ODA Nhật Bản đầu tư sau khi hoàn thiện đầu tư đã không được đưa vào sử dụng, đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn, không phát huy được tính kế thừa của dự án hay tuổi thọ của công trình ngắn, sau khi đưa vào vận hành một thời gian ngắn đã nhanh chóng đi vào xuống cấp nghiêm trọng. Việc đàm phán các hợp đồng cung cấp thiết bị và tư vấn phức tạp, kéo dài. Hiện tượng lãng phí, thất thoát vẫn sảy ra đối với các dự án sử dụng vốn ODA với tỷ lệ cao. Tình trạng tham ô, tham nhũng còn là vấn đề nổi cộm trong các dự án đầu tư ODA trong những năm qua đã dẫn đến tình trạng ngừng viện trợ cho Việt Nam trong năm 2008. Viện trợ nghiên cứu phát triển giúp lập luận chứng khả thi các dự án có khả năng sử dụng vốn vay ưu đãi trong tương lai thông qua JICA hoặc JETRO đôi khi không phù hợp gây ra lãng phí không cần thiết. - Công tác quản lý thiếu sót: Việc theo dõi quá trình thực hiện dự án và giám sát chất lượng công trình chủ yếu theo dõi qua báo cáo của chủ đầu tư hoặc các cán bộ ban quản lý dự án, rất ít thị sát trực tiếp. Tuy có nhưng quy định về tiêu chuẩn chất lượng, song việc theo dõi giám sát nhằm đảm bảo đúng chất lượng trong và sau khi thực hiện dự án chưa được thực hiện nghiêm ngặt. Việc quản lý dự án ODA thường chỉ được đặt ra trong thời gian xây dựng dự án, thi công và giải ngân vốn, chưa hình thành được một bộ máy và lực lượng cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để quản lý sau dự án. Vì thế, theo Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ giữa nhiệm kỳ 2009 thì công tác theo dõi và kiểm soát các dự án ODA vẫn bị buông lỏng, chỉ có khoảng 15% các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác theo dõi và báo cáo đúng thừoi hạn quy định. Chưa có chế tài xử lý và chế độ khen thưởng cụ thể đối với các ban quản lý dự án và các cơ quan quản lý nhà nước. Công tác theo dõi, kiểm soát không thực hiện đúng quy định về thời gian, chất lượng của các báo cáo kém, làm ách tắc thông tin phản hồi. Mặt khác cũng chưa đề ra được quy trình thẩm định lại chất lượng của các bản báo cáo cũng như cơ chế vận hành hệ thống thông tin trực tiếp từ cơ sở tới các cơ quan quản lý nhà nước về ODA. Hệ thống thông tin theo dõi trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Mặt khác, hệ thống thông tin kinh tế, xã hội, chính trị của cả nước, của từng ngành, địa phương chưa đựoc quản lý thống nhất, chưa có sự chia sẻ thông tin một cách hợp lý nờn việc đánh giá chính xác hiệu quả vốn ODA trên bình diện khu vực và tổng thể toàn quốc là khó khăn 2.3.2.2. Nguyên nhân : - Việc kí kết hợp đồng còn nhiều sơ suất và chưa quan tâm đến hiệu quả vốn ODA khi sử dụng: Những ràng buộc đi kèm với khoản vay có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Nhiều dự án của Nhật Bản bắt buộc phải sử dụng vật tư, thiết bị hoặc chuyên gia tư vấn từ nước họ với giá cả cao thành thử khoản vay ưu đãi, lãi suất thấp trở thành khoản vay có lãi suất cao, thậm chí có trường hợp còn cao hơn cả vay thương mại. Và có khi lại không phù hợp với điều kiờn của Việt Nam. Do mong muốn có được nhiều vốn ODA để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kết cơ sở hạ tầng, hoặc do trình độ, năng lực của cán bộ đàm phán, ký kết của ta còn hạn chế, nên không ít các khoản vay vốn ODA được ký kết còn sơ hở, bất lợi. Mặt khác, trong sử dụng, nhiều khi nhận thức chưa đúng, cho rằng đây là “của trời cho”, là khoản cứu trợ nên sử dụng một cách tùy tiện, không xác định rõ ràng trách nhiệm quản lý vốn và trả nợ trong tương lai. Chính do nhận thức sai lệch đó mới có hiện tương “ chạy” dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng. - Thiếu môi trường pháp lý minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao trong quản lý và sử dụng vốn ODA : Nhiều năm qua kể từ khi ODA được sử dụng tại Việt Nam, hệ thống các văn bản pháp quy trong quản lý và sử dụng ODA nói chung, ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng nói riêng đã không ngừng được chỉnh lý nhưng vẫn còn không ít những chồng chéo, bất cập. Các văn bản trong lĩnh vực này có nhiều điểm chưa hài hòa, thậm chí mâu thuẫn nhau khiến cho người quản lý bối rối trong thực thi. Hệ thống văn bản pháp quy nhiều song vẫn thiếu, hoặc chưa rõ ràng như quy chế mua sắm trong khi thực hiện dự án, quy chế sử dụng công sản sau dự án, cơ chế tạo nguồn vốn đối ứng, quy chế về phương thức trả nợ vốn vay ODA, cơ chế kiểm tra, kiểm soát... Hay là, đã có quy định về phân cấp quản lý song quyền hạn trách nhiệm vẫn chưa được phân định rạch ròi, cụ thể, cho nên khi có sai sót không thể thưởng phạt thỏa đáng, dẫn đến tình trạng thiếu công khai, minh bạch, trật, tự kỷ cương. - Mô hình quản lý các công trình sử dụng ODA chưa hợp lý: Quản lý sử dụng vốn ODA là trách nhiệm của 6 bộ và cơ quan ngang bộ đã được quy định trong Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9 – 11 – 2006. Nhưng trên thực tế, đa phần các cơ quan này vẫn chủ yếu lo làm thế nào thu hút được nhiều vốn ODA với những điều kiện thuận lợi nhất cho Việt Nam. Còn trọng trách thực hiện, giám sát và thẩm định hiệu quả dự án, tiến độ thi công phần lớn phó thác cho chủ đầu tư, mà đại diện là các ban quản lý dự án.Ban quản lý dự án thường được thành lập theo quyết định của cơ quan chủ quản ngay sau khi văn kiện chương trình dự án ODA được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan này có toàn quyền thay mặt chủ dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao từ khi thực hiện cho tới khi kết thúc dự án, kể cả việc quyết toán, nghiệm thu, bàn giao dự án vào khai thác, sử dụng. - Năng lực và đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các ban quản lý dự án yếu kém : Thực tế cho thấy, thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản nói chung, xây dưng cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ODA Nhật Bản nói riêng, có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là do sự yếu kém về chuyên môn, suy thoái về đạo đức của một bộ phận đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý các dự án. Chương III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM. 1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng. - Đảm bảo tính chủ động và tự chủ quốc gia trong thu hút và sử dụng ODA vào phát triển cơ sở hạ tầng : Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam đã chỉ rõ: thành bại trong việc thu hút và sử dụng ODA tùy thuộc rất lớn vào vai trò của nước tiếp nhận. Bởi lẽ, ODA là một nguồn lực quan trọng tạo nên tiền đề cho sự phát triển ở các nước tiếp nhận, nhưng các nhà tải trợ thường sử dụng ODA như một công cụ nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị hoặc phục vụ chiến lược kinh tế đối ngoại của họ. Do đó, trong thu hút và sử dụng ODA, nếu các nước tiếp nhận không có sự chủ động và tự chủ thì ODA sẽ không được sử dụng theo đúng mục tiêu đã định và như vậy có thể làm lệch định hướng phát triển của đất nước trong từng ngành, vùng, lĩnh vực. ODA sử dụng vào phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố phức tạp cả về mặt kinh tế tài chính lẫn kinh tế kỹ thuật. Do đó, với trình độ hạn chế, nếu các nước tiếp nhận không chuẩn bị một chiến lược kế hoạch phát triển cụ thể đối với từng phân ngành, từng lĩnh vực trên cơ sở chiến lược phát triển tổng thể quốc gia, thì hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn lực này sẽ khó được đảm bảo, thậm chí có thể bị lệ thuộc vào định hướng của các nhà tài trợ. Trên cơ sở thực tiễn đã chỉ ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy cần phải chuẩn bị một chiến lược, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn lực này một cách minh bạch và hợp lý. Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng, cần xác định rõ những dự án nào sẽ sử dụng ODA và hạn mức là bao nhiêu? Phương án hoàn vốn như thế nào? Đồng thời phải thận trọng đối với các điều kiện mà các bên tài trợ đưa ra. Chủ động tăng cường hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng, làm sao để có thể vừa tranh thủ được nguồn ODA mà không ảnh hưởng đến độc lập, tự chủ trong định hướng phát triển của quốc gia. - Hướng ODA vào đồng bộ hóa và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, coi trọng những công trình thiết yế : Theo Ngân hàng Thế giới (WB) và công ty Tài chính Quốc tế (IFC), cơ sở hạ tầng là một trong 9 trụ cột đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia và là tiền đề vật chất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến tăng trưởng và giảm nghèo. Có cơ sở hạ tầng đồng bộ, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng cao và ổn định, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay. Kết cấu hạ tầng kinh tế ở nước ta còn lạch hậu, chi phí dịch vụ cơ sở hạ tầng cao hơn nhiều nước trong khu vực đã hạn chế năng lực cạnh tranh cảu hàng hóa sản xuất trong nước. Vì vậy sử dụng ODA vào đồng bộ hóa và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng là một định hướng phát triển được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh – xã hội của Việt Nam hiện nay. Để phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những công trình trọng yếu, đòi hỏi nhiều yếu tố, ngoài yêu cầu về vốn lớn thì yêu cầu về công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng là yếu tố được chú trọng. Vì thế quan điểm chỉ đạo của Đảng về thu hút và sử dụng vốn ODA cũng chỉ rõ rằng: vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng phải tận dụng được các công nghệ tiên tiến của thế giới, phải lựa chọn được các công trình công nghệ thích hợp, vì ODA gắn với các dự án, mà các dự án lại mua sắm trang thiết bị và công nghệ của các nhà tài trợ, đồng thời học được các kinh nghiệm và kỹ năng của họ để tự mình làm chủ được công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý. - Đảm bảo sự tham gia của người thụ hưởng, các tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức xã hội vào quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án ODA : Thực tế cho thấy, thành công của những chương trình, dự án kinh tế mang tính cộng đồng nói chung, các dự án sử dụng vốn ODA vào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nói riêng có phần đóng góp tích cực của người thụ hưởng, các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội. Sự tham gia của các đối tượng này, trước hết làm cho các dự án được thiết lập một cách sát thực tế hơn, cần thiết và phù hợp với đối tượng thụ hưởng. Nhờ đó ý nghĩa thực tiễn của dự án được khẳng định ngay từ đầu, đảm bảo tính đúng đắn và hiệu quả của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn. Một khi đối tượng thụ hưởng và các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội được tham gia trực tiếp vào quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, có sự trao đổi hai chiều về thông tin giữa người hưởng lợi và chủ đầu tư dụ án sẽ gia tăng khả năng chấp nhận dự án, tránh được những xung đột không đáng có, tạo ra sự đồng thuận và ủng hộ các hoạt động của dự án. Với sự tham gia này, tính minh bạch và trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng được nâng cao hơn. Điều này không những đáp ứng được yêu cầu của nhà tài trợ mà còn phù hợp với nguyên tắc về dân chủ cơ sở của Đảng và Nhà nước Việt Nam. 2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam - Hoàn thiện môi trường pháp lý và cơ chế chính sách : Kể từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Song vẫn còn tồn tại những vấn đề như thiếu một số hướng dẫn thực thi các văn bản cụ thể, hoặc chưa có những nghị định phù hợp về quản lý tài chính, hoặc còn những khác biệt giữa quy định của Chính phủ với quy định của nhà tài trợ... Do đó, trong thời gian tới Chính phủ cần: xúc tiến rà soát lại hệ thống các văn bản pháp quy có liên quan đến quản lý vốn ODA nhằm bổ sung những quy phạm mới mà thực tế đòi hỏi, đồng thời chỉnh sửa những bất cập trong các văn bản đã ban hành. Cần sớm ban hành nghi định mới về tái định cư và giải phóng mặt bằng nhằm giải quyết cơ bản những vướng mắc về vấn đề này. Chính phủ cần tiếp tục làm hài hòa thủ tục tiếp nhận và thực hiện chương trình, dự án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ thông qua việc hài hòa về khuôn khổ thể chế, pháp lý và tổ chức hội nghị liên quan đến việc quản lý, sử dụng ODA để xác định và tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện chương trình dự án. Để khuôn khổ pháp lý về ODA có tính ổn định cao và có khả năng điều chỉnh tốt đối với hoạt động quản lý và sử dụng ODA cần quán triệt một số những yêu cầu sau: Thứ nhất, phải thiết lập được chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư. Các chế tài này phải rõ ràng cụ thể tới mức: (i) Người quyết định đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát phải bị xử lý ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ sai phạm, có thể xử phạt hành chính, có thể bị cách chức hoặc miễn nhiệm; (ii) Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng dự án, chấm dứt tình trạng giao cho người không đủ điều kiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án; (iii) Sắp xếp lại các ban quản lý dự án theo đúng tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp; (iv) Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên các ban quản lý dự án, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý. Thứ hai, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan hữu trách trong việc ra quyết định quản lý vốn ODA, nên lựa chọn một cơ quan chịu trách nhiệm hoàn toàn từ khâu chuẩn bị dự án đến khõu thực hiện, vận hành và khai thác dự án. Nên thành lập tổ chức liên ngành làm nhiệm vụ tổng hợp, phân tích thông tin, đánh giá tình hình trong mối quan hệ với các chỉ tiêu vĩ mô như: dư nợ quốc gia, dư nợ chính phủ, tốc độ tăng sản phẩm trong nước, kim nghạch xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, bội chi ngân sách nhà nước. Tập trung công tác quản lý và sử dụng vốn ODA vào một đầu mối theo hướng hình thành một cơ quan quản lý nợ công, trong đó chủ yếu là ODA. Cần khắc phục tình trạng yếu kém trong công tác điều phối và chia sẻ thông tin giữa các bộ, cũng như giữa Trung ương và địa phương. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới tất cả các công đoạn phối hợp và triển khai ODA: từ khâu xây dựng các công trình quốc gia mang tính chất liên ngành, liên đới cao cho đến việc quản lý ở cấp cơ sở như vấn đề giải phóng mặt bằng, tái định cư... - Hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý phù hợp ; quản lý chặt chẽ các dự án chống thất thoát lãng phí : Cần cải tiến cơ chế quản lý theo hướng sau: Một là, tạo lập một cơ chế quản lý sao cho ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm toàn diện về dự án từ khâu chuẩn bị cho tới khâu thực hiện, nghiệm thu và vận hành dự án trước chủ đầu tư và đối tượng thụ hưởng. Xác định rõ ràng tính pháp lý của ban quản lý dự án theo hướng đảm bảo tính chuyên nghiệp, tăng cường tính minh bạch, chống khép kín và tự chịu trách nhiệm. Hai là, chủ đầu tư với tư cách là người đại diện pháp nhân của Nhà nước trong việc sử dụng nguồn vốn, phải chịu trách nhiệm cụ thể trước Nhà nước về công trình của mình cả về tiến độ cũng như chất lượng. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu ra quyết định. Từ đó buộc chủ đầu tư phải phải lựa chọn ban quản lý dự án thực sự có chất lượng phù hợp với yêu cầu của công việc, tránh tình trạng khép kín trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Ba là, xây dựng quy chế làm việc của ban quản lý dự án một cách chặt chẽ, có chính sách đãi ngộ, có kinh phí hoạt động rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh: khi công trình không bị thất thoát, đạt yêu cầu chất lượng, đúng tiến độ thì chủ đầu tư có chế độ khen thưởng. Ngược lại, qua thanh tra, kiểm tra, nếu công chức hoặc cán bộ ban quản lý dự án có sai phạm thì xử lý kỷ luật nghiêm khắc, trong đó người lãnh đạo cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. - Chuẩn bị cẩn thận , chi tiết các khâu chuẩn bị dự án để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng : Để đảm bảo tiến độ thực hiện cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án thì công tác quy hoạch chuẩn bị dự án trong thời gian tới cần được chú trọng hơn, trong đó cần nhấn mạnh hơn tới các khía cạnh sau: Thứ nhất, phân bổ ngân sách chưa phù hợp cũng là một trong những cản trở công tác chuẩn bi dự án ở giai đoạn đầu. Do đó, cần chuẩn bị đủ ngân sách để đảm bảo hiệu quả của khâu công tác này. Thứ hai, phải có phương án giải quyết vấn đề tái định cư ngay trong giai đoạn đầu chuẩn bị dự án. Việc chậm trễ trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng chủ yếu do khâu giải phóng mặt bằng tái định cư. Phải tính đến lợi ích hợp pháp của người dân trong khu vực bị giải tỏa, không những về tái định cư mà cả giải quyết việc làm cho người dân bi mất đất canh tác, mất nhà ở, địa điểm kinh doanh. Thứ ba , cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các nhà tài trợ trong khâu chuẩn bị dự án. Do quá trình chuẩn bị dự án của các nhà tài trợ rất khác với phía Việt Nam, nên phải đảm bảo hài hòa để giảm nhẹ gánh nặng cho Chính phủ. Việc chia sẻ thông tin, tham khảo ý kiến của các cơ quan đối tác, sự phối hợp chủ động và tích cực giữa nhà tài trợ và Chính phủ cũng như chiến lược phát triển ngành đã được các bên chia sẻ dưới sự chỉ đạo kiên quyết của Chính phủ là rất quan trọng. - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm việc trong các dự án : Để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn viện trợ phát triển Nhật Bản tại Việt Nam, một nhân tố quan trọng thứ yếu đó là trình độ nhân lực trong nhiều lĩnh vực liên quan như kiến trúc, kỹ sư, quản lý, vận hành. Vì vậy cần lưu tâm đặc biệt đến công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đầu tư ODA nói chung và ODA Nhật Bản nói riêng. Đề cử chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu mũi nhọn như công nghệ thông tin, quản lý môi trường , nghiên cứu các loại giống cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý trong nhiều ngành kinh tế. Tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ Việt Nam tại Nhật Bản nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Đào tạo trong nước các trường đại học và đào tạo nước ngoài theo các chương trình hợp tác quốc tế, các chuyên gia quốc tế có trình độ chuyên môn cao để có thể tiếp thu, ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến một cách hiệu quả; Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đào tạo các nhà quản lý giỏi. Thuê các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài hay từ Nhật Bản làm việc ngay tại dự án ODA Nhật Bản triển khai ở Việt Nam để có thể học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ ở những dự án có trình độ công nghệ cao. Có chính sách phủ hợp để giải quyết mối liên quan giữa đào tạo, sử dụng và đãi ngộ, giữa đào tạo và đào tạo nâng cao. Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ, quản lý có trình độ, tránh tình trạng chảy máu chất xám sau khi được đào tạo ở nước ngoài. KẾT LUẬN Một lần nữa có thể khẳng định rằng nguồn vốn ODA Nhật Bản có vai trò rất quan trọng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong những năm qua, ODA Nhật Bản có những đóng góp hết sức quan trọng trong việc phát triển nước ta qua các dự án đầu tư trên hầu hết các ngành thuộc lĩnh vực. Trong những năm tới, khi xu hướng ODA trên thế giới là ngày cảng giảm, việc vận động ODA nhìn chung là sẽ ngày càng khó khăn hơn. Hơn nữa, trong điều kiện của đất nước Nhật Bản hiện nay, nguồn vốn ODA mà Nhật Bản dành cho Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng trong dài hạn. Để có thể vận động được lượng ODA phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong các giai đoạn tiếp theo mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các ban, ngành liên quan mà trước mắt là cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn quý báu này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA nói chung và ODA Nhật Bản vào phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng là tiền đề cho công tác vận động ODA mà nó còn là đóng góp một phần rất quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước, trong đó có sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Phát huy những thành tựu đã đạt được trong gần 20 năm triển khai các dự án ODA Nhật Bản ,Việt Nam sẽ hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra và vươn lên một tầm cao mới “Cơ bản trở thành một nước Công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” như mục tiêu đã đề ra. Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Chí Lộc, (1997), Quan hệ kinh tế quốc tế: lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống Kê, Hà Nội. Hồ Công Lưu, (2009), Mấy nét về nguồn viện trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam, Khoa Việt nam học, đại học Sư Phạm Hà Nội. Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, (2003), Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống Kê. Phan Minh Ngọc,(2006), "Đặc điểm và vai trò của vốn ODA Nhật trong phát triển kinh tế châu Á", Người Đại Biểu Nhân dân,( 303), tr.7-8 Phan Thanh Tịnh, (2009), " Chuẩn bị gì cho thời kỳ hậu ODA", Thời báo Kinh tế Sài Gòn. TS. Hà Thị Ngọc Oanh,(2007), Kinh tế đối ngoại – Những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, NXB Tài Chính, Hà Nội. Đỗ Hoài Nam – Nguyễn Xuân Bình, (2005), Hợp tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hội nhập Đông Á, NXB KH-XH, Viện KH-XH. Trần Văn Thọ, (2008), "Sự kiện PCI và quyết định ngưng cấp ODA Cao Viết Sinh, (2009),“ Tổng quan ODA ở Việt Nam 15 năm (1993 – 2008) - Bộ Kế Hoạch và Đầu tư. Hoàng Văn Xô, (2008), "Những bài học kinh nghiệm trong quản lý dự án ODA tại Việt Nam", Đặc san: ODA – 15 năm Hợp tác và phát triển - Bộ Kế hoạch và đầu tư. Ngụ Xuân Bình – Hồ Việt Hạnh, (2002), Nhật Bản năm đầu thế kỷ XXI, NXB KH-XH. Thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh, Báo cáo tổng hợp tình hình vận động, thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2008, Tháng 12- 2008. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Tạp chí những vấn đề kinh tế chính trị thế giới: số 11-2010; số 12-2010; số 9-2010; số 3-2010 Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo “Thông tin cơ bản về Nhật Bản và quan hệ Việt Nam-Nhật Bản” - Tháng 1 năm 2009. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên năm 2007, 2008, 2009 Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam 2006; 2007; 2009; 2010 .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_lam_2819.doc
Luận văn liên quan