Chiến lược strip ( strip strangle) được tạo nên bằng cách mua một out of the
money call option và hai out of the money put option với cùng giá thực hiện và
ngày đáo hạn. Như vậy, strip strangle chỉ khác long strangle là mua put option
nhi ều hơn call option. Làm cho nhánh đồ thị về phía giảm dốc hơn phía
tăng. Với chiến lược này nhà đầu tư đánh cuộc rằng sẽ có sự biến động lớn vềgiá và
nghĩ rằng giá sẽ giảm hơn là tăng.Chiến lược strap ( strap strangle) được t ạ o nên
bằng cách mua hai call option và m ộ t put option với cùng giá thực hiện và
ngày đáo hạn. trong chiến lược này, nhà đầu tư cũng đánh cuộc rằng có sự biến động
lớn về giá, tuy nhiên lại cho rằng giá sẽ tăng hơn là giảm.
46 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6633 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Option - Quyền chọn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyền chọn
được tiêu chuẩn hóa về quy mô, số lượng, giá thực hiện và ngày đáo hạn, được giao
dịch trên các thị trường tập trung như Chicago Board of Trade, thị trường chứng
khoán New York…Do đó, tính minh bạch của thị trường rất cao, thể hiện ở chỗ giá
cả, số lượng của hợp đồng giao dịch được công bố chi tiết vào cuối ngày giao dịch,
làm dữ liệu tham khảo cho các ngày giao dịch tiếp theo hoặc cho nhiều mục đích
khác. Đặc biệt, các hợp đồng quyền chọn này có thể được dễ dàng chuyển nhượng
giữa các nhà đầu tư, điều này cho thấy tính thanh khoản cao của các hợp đồng
quyền chọn được giao dịch trên các thị trường tập trung kiểu này. Trên thế giới, thị
trường giao dịch quyền chọn theo kiểu này chiếm tỉ trọng rất lớn, khoảng 98% tổng
giá trị giao dịch quyền chọn của thế giới.
Hợp đồng quyền chọn giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC): Là thỏa
thuận mua bán giữa hai bên, theo đó quyền chọn được người bán đưa ra theo thỏa
thuận với người mua nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một người mua, chúng
không được giao dịch trên các sở giao dịch tập trung. Hợp đồng thường được giao
dịch giữa các đối tác liên ngân hàng, hoặc giữa ngân hàng với khách hàng là các cá
nhân, doanh nghiệp. Do các hợp đồng quyền chọn không được chuẩn hóa, chi tiết
của hợp đồng là thỏa thuận giữa các bên, nên tính linh hoạt đối với các hợp đồng
này là rất cao, đáp ứng được các nhu cầu cá biệt của các khách hàng. Dù vậy, các
giao dịch quyền chọn phi tập trung kiểu này chỉ chiếm khoảng 2% giá trị giao dịch
quyền chọn trên thế giới.
OPTION - QUY N CH N
TF03 6
III. GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN
1. Phương trình lợi nhuận:
Ký hiệu:
C: giá quyền chọn mua hiện tại
P: giá quyền chọn bán hiện tại
So: giá cổ phiếu hiện tại
X: giá thực hiện
St: giá cổ phiếu khi đáo hạn
t: thời gian đến khi đáo hạn, dưới dạng phân số theo năm
π: lợi nhuận chiến lược
Nc: số quyền chọn mua
Np: số quyền chọn bán
Ns: số lượng cổ phiếu
Với: Nc, Np, Ns > 0: nhà đầu tư đang mua quyền hay mua cổ phiếu;
Nc, Np, Ns < 0: nhà đầu tư đang bán quyền hay bán cổ phiếu.
Giả sử số quyền chọn mua, quyền chọn bán, cổ phiếu tiêu chuẩn là
100. Để xác định lợi nhuận từ một chiến lược đặc biệt; chúng ta chỉ cần biết
có bao nhiêu quyền chọn mua, quyền chọn bán và cổ phiếu đang sử dụng, vị thế
là dài hạn hay ngắn hạn, giá mà quyền chọn hay cổ phiếu được mua hoặc bán, và
các mức giá khi vị thế được đóng lại.
Với quyền chọn mua được nắm giữ cho đến khi đáo hạn, chúng ta đã
biết rằng quyền chọn mua sẽ có giá trị bằng giá trị nội tại khi đáo hạn. Vì vậy, lợi
nhuận sẽ là:
π = Nc[Max(0, St – X) – C]
Giả sử đối với người mua quyền chọn mua, Nc = 1:
π = Max(0, St – X) – C
OPTION - QUY N CH N
TF03 7
Đối với người bán một quyền chọn mua, Nc = -1, lợi nhuận sẽ là:
π = - [Max(0, St – X) – C ]
Đối với quyền chọn bán, lợi nhuận được biểu diễn như sau:
π = Np[Max(0, X – St) – P]
Đối với người mua quyền chọn bán, Np = 1
π = Max(0, X – St) – P
Đối với người bán một quyền chọn bán, Np = -1
π = - Max(0, X – St) – P
Đối với giao dịch chỉ bao gồm cổ phiếu, phương trình lợi nhuận là:
π = Ns(St – S0)
Đối với người mua một cổ phiếu, Ns = 1, lợi nhuận là:
π = St – S0
Đối với người mua một cổ phiếu, Ns = -1, lợi nhuận là:
π = - (St – S0)
Đối với việc bán khống cổ phiếu là hình ảnh tương phản của mua cổ
phiếu,
Ns<0 lợi nhuận là: π = Ns(St – S0)
Các phương trình lợi nhuận này khiến cho việc xác định lợi nhuận của bất
kỳ giao dịch nào trở nên dễ dàng hơn.
2. Giao dịch quyền chọn mua:
a. Mua quyền chọn mua:
Mua quyền chọn mua là chiến lược tăng giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền
chọn) và có mức lợi nhuận tiềm năng không giới hạn. Mua quyền chọn mua với giá
thực hiện thấp hơn có mức lỗ tối đa cao hơn nhưng lợi nhuận khi giá tăng cũng cao
hơn.
Với giá cổ phiếu trước, quyền chọn mua được sở hữu càng lâu, giá trị thời
gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp.
OPTION - QUY N CH N
TF03 8
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn mua là:
π = Nc[Max(0, St – X) – C] với Nc > 0
Xét trường hợp mà số quyền chọn mua được chỉ là 1 (Nc = 1). Giả định rằng
giá cổ phiếu khi đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng giá thực hiện vì vậy tại thời điểm đáo
hạn ta có quyền chọn kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM. Vì quyền chọn mua đáo
hạn mà không được thực hiện, lợi nhuận chính là – C. Người mua quyền
chọn bán gánh chịu một khoản lỗ bằng phí quyền chọn mua.
Giả định rằng tại thời điểm đáo hạn quyền chọn rơi vào trạng thái cao giá
ITM. Khi đó, người mua quyền chọn sẽ thực hiện quyền chọn mua, mua cổ phiếu
với giá X và bán nó với giá St, sẽ có lợi nhuận ròng là St – X – C.
Các kết quả này được tổng kết như sau:
π = St – X – C Nếu St > X
π = – C Nếu St ≤ X
Chúng ta có thể tính giá cổ phiếu hòa vốn khi đáo hạn bằng cách cho
lợi nhuận bằng 0 ứng với trường hợp giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện. Sau đó
chúng ta giải phương trình tìm giá cổ phiếu hòa vốn, St*. Ta có:
π = St* – X – C = 0
= > St* = X + C
OPTION - QUY N CH N
TF03 9
Như vậy, giá cổ phiếu hòa vốn khi đáo hạn bằng giá thực hiện cộng giá quyền
chọn mua. Giá quyền chọn mua. Giá quyền chọn mua C là khoản tiền đã được chi
trả để mua quyền chọn mua. Để hòa vốn, người mua quyền chọn mua phải thực
hiện quyền chọn ở một mức giá đủ cao để bù đắp chi phí quyền chọn.
Ví dụ:
Nhà đầu tư mua 100 quyền chọn, giả dụ một quyền chọn được mua 100 cổ
phiếu XYZ với giá thực hiện X = 250 USD,có phí 27 USD. Nếu St<= 250, thì
người mua quyền sẽ không thực hiện quyền và bị lỗ tối đa 2700 USD(bằng
27x100). Và ta có giá hòa vốn: St* = 250+27=277USD. Khi 250<St<277 nhà đầu
tư thực hiện quyền chọn và bị lỗ nhưng mức lỗ sẽ ít hơn. Khi St> 277USD nhà đầu
tư sẽ có lợi,giả sử St*=280,lợi nhuận thu được
π= (280- 250-27)x100=300USD
Một số cân nhắc khi mua quyền chọn mua
Lựa chọn giá thực hiện (cùng thời gian đáo hạn)
Quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn: có mức lỗ tối đa cao hơn, nhưng
lợi nhuận khi giá tăng cũng cao hơn.
Quyền chọn mua với giá thực hiện cao hơn: lợi nhuận khi giá tăng sẽ thấp
hơn. Tuy nhiên ,vì có giá thực hiện cao hơn nên phí quyền chọn thấp hơn mức lỗ
khi giá cổ phiếu giảm sẽ thấp hơn.
Quyền chọn mua cp XYZ tháng 12 giá thực hiện 240,250,260
OPTION - QUY N CH N
TF03 10
250
240
260
So sánh quyền chọn 250 mà ta đã nghiên cứu với quyền chọn 260. Nếu ta
chọn quyền chọn có giá thực hiện cao hơn, lợi nhuận khi giá cổ phếu tăng sẽ ít hơn.
Tuy nhiên vì quyền chọn có giá thực hiện cao có giá quyền chọn thấp hơn, nên khi
giá cổ phiếu giảm mức lỗ sẽ thấp hơn (lỗ tiềm năng 2275USD). Giá hòa vốn của
quyền chọn mua giá thực hiện 260 là: X+C = 260+22,75=282,75 cao hơn giá hòa
vốn đối vơi quyền chọn 250. Khi giá thực hiện là 240 nhà đầu tư có cơ hội có lợi
nhuận cao hơn nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn. Giá hòa vốn thấp
240+30,75=270,75USD. Nhưng khi giá xuống lỗ sẽ cao hơn(lỗ tiềm năng
3075USD)
Lựa chọn thời gian sở hữu (cùng giá thực hiện)
Nghiên cứu 3 khoảng thời gian sở hữu khác nhau. Thời gian sở hữu ngắn nhất
liên quan đến việc bán quyền chọn vào thời điểm T1. Thời gian sở hữu trung bình
ứng với trường hợp bán quyền chọn ở thời điểm T2, thời gian sở hữu lâu nhất là
trường hợp quyền chọn được nắm giữ cho đến khi đến hạn
Thời gian sở hữu ngắn hơn, quyền chọn mua có thể được bán để bù đắp một
phần giá trị thời gian còn lại của nó. Quyền chọn mua được nắm giữ lâu hơn, giá trị
thời gian mất đi càng nhiều
Như vậy: thời gian sở hữu ngắn hơn cho lợi nhuận cao hơn ứng với giá cổ phiếu
cho trước
Giá thực hiện cao tạo ra mức
lợi nhuận thấp hơn khi giá
tăng nhưng lỗ ít hơn khi giá
giảm
Lợi nhuận
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
OPTION - QUY N CH N
TF03 11
XYZ tháng 12 giá thực hiện 250;C=37,25
T2 T1
T
Để tối đa hóa lơị nhuận, người ta nên giữ quyền chọn với thời gian ngắn nhất
có thể, nhưng phải ứng với một mức giá cổ phiếu cho trước. Thật ra, với thời gian
sở hữu quyền chọn ngắn phạm vi giá cổ phiếu có thể xảy ra thấp hơn nhiều vì có ít
thời gian biến động. Ngược lại, thời gian sở hữu quyền chọn dài cho giá cổ phiếu
nhiều thời gian để biến động hơn.
b. Bán quyền chọn mua:
Bán quyền chọn mua là một chiến lược kinh doanh giá xuống và mang lại lợi
nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn, nhưng mức lỗ thì vô hạn. Bán quyền
chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao hơn nhưng mức lỗ
do giá tăng cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn mua được duy trì càng lâu,
giá trị thời gian càng mất dần và lợi nhuận càng lớn.
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở hữu
Lợi Với một mức giá cp cho trước,
thời gian sở hữu vị thế càng lâu
giá trị thời gian càng mất dần và
lợi nhuận càng thấp
OPTION - QUY N CH N
TF03 12
Vì lợi nhuận của người mua và người bán là các hình ảnh trái ngược nhau, phương
trình lợi nhuận của chiến lược này cũng khá quen thuộc. Lợi nhuận của người bán
là:
π = Nc[Max(0,St – X) – C] với Nc < 0
Giả định với một quyền chọn mua, Nc = -1. Khi đó lợi nhuận là:
π = C Nếu St ≤ X
π = - St + X + C Nếu St > X
Ví dụ:
Bán 100 quyền chọn mua cổ phiếu XYZ tháng 11,St*=250,C=27. Khi đó giá
hòa vốn sẽ là X+C=277. Mức lợi nhuận tối đa cho người bán là 2700.khi giá cổ
phiếu tăng cao, người mua có lợi nhuận không giới hạn thì người bán sẽ lỗ không
giới hạn.
Một số cân nhắc khi bán quyền chọn mua
Lựa chọn giá thực hiện(cùng thời gian đáo hạn)
Bán quyền chọn mua với giá thực hiện thấp hơn có mức lợi nhuận tối đa cao
hơn nhưng mức lỗ do giá tăng cũng cao hơn.
Ví dụ:
So sánh quyền chọn mua giá thực hiện 240,250,260.lợi nhuận tiềm năng cao
nhất với quyền chọn có X=240(3075USD),nhưng kèm theo khả năng lỗ cao nhất và
OPTION - QUY N CH N
TF03 13
giá hòa vốn thấp nhất,X+C=240+30.75=270.75. ngược lại quyền chọn có X=260 sẽ
có rủi ro thấp nhất với giá hòa vốn cao nhất:X+C=260+22,75=282,75. Nhưng lại có
lợi nhuận thấp nhất :2275USD.
Quyền chọn mua XYZ tháng 11 X =240,250,260
250
260
Lựa chọn thời gian sở hữu(cùng giá thực hiện)
XYZ tháng 12 gía thực hiện 250, C=37,25
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
Giá thực hiện cao làm cho lợi nhuận nhỏ hơn
khi giá giảm những lỗ ít hơn khi giá tăng
Lợi nhu n
Lợi nhuận
Với một mức giá cp cho
trước, thời gian sở hữu vị thế
càng lâu giá trị thời gian
càng mất dần và lợi nhuận
càng cao
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở
OPTION - QUY N CH N
TF03 14
Người bán mua lại quyền chọn mua trước khi đáo hạn sẽ phải chi trả 1 phần
giá trị thời gian còn lại. Vì vậy đối với người bán quyền chọn mua lợi nhuận là thấp
nhất với thời gian sở hữu là ngắn nhất ứng với giá cổ phiếu cho trước. Điều này xảy
ra vì giá trị thời gian được mua lại sẽ lớn hơn ứng với thời gian sở hữu ngắn hơn.
Với T1<T2<T. khi người bán mua lại quyền chọn mua trước khi đáo hạn
sẽ phải chi trả giá trị nội tại ở thời điểm đó và một phần giá trị thời gian còn lại. vì
vậy lợi nhuận thấp nhất với thời gian sở hữu ngắn nhất ứng với giá cổ phiếu cho
trước. Điều này xảy ra vì giá trị thời gian được mua lại sẽ lớn hơn ứng với thời gian
sở hữu ngắn hơn.
3. Giao dịch quyền chọn bán:
a. Mua quyền chọn bán:
Mua quyền chọn bán là chiến lược giảm giá có mức lỗ có giới hạn (phí quyền
chọn bán) và có mức lợi nhuận tiềm năng, nhưng có giới hạn.
Mua quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lỗ tối đa lớn hơn
nhưng lợi nhuận khi giá giảm cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu trước, quyền chọn bán được sở hữu càng lâu, giá trị thời
gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp. Đối vớ quyền chọn bán kiểu châu
Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu khá thấp.
Lợi nhuận từ việc mua quyền chọn bán được thể hiện qua phương trình là:
π = Np[Max(0,X – St) – P] với Np > 0
OPTION - QUY N CH N
TF03 15
Xét việc mua quyền chọn bán duy nhất, Np = 1. Nếu giá cổ phiếu khi đáo hạn
thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán là cao giá ITM và sẽ được thực hiện
nếu giá cổ phiếu kh đáo hạn lớn hơn hoặc bằng giá thực hiện, quyền chọn bán
là kiệt giá OTM hoặc ngang giá ATM. Lợi nhuận là:
π = X – St – P Nếu St π = X-P (lớn nhất)
π = – P Nếu St ≥ X
Hòa vốn khi đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu nhỏ hơn giá thực hiện. Cho
phương trình lợi nhuận bằng 0 ta được:
π = X – St* – P =0
Giải phương trình tìm giá cổ phiếu hòa vốn, St* khi đáo hạn, kết quả là:
St* = X – P
Người mua quyền chọn bán phải bù đắp đủ chi phí quyền chọn đã trả
trước nhờ giá thực hiện quyền chọn. Trong bất kỳ trường hợp nào, mua một
quyền chọn bán là một chiến lược phù hợp nếu dự đoán giá thị trường sẽ giảm.
Mức lỗ được giới hạn ở mức phí quyền chọn, và lợi nhuận tiềm năng cũng khá
cao.
Ví dụ
Mua quyền chọn bán XYZ tháng 11 giá thực hiện 250 và phí 23. mức lỗ cao
nhất là 2300. Lợi nhuận cũng được giới hạn vào lúc giá cổ phiếu giảm xuống bằng
0 là:100x(250-23)=22700USD. Giá hòa vốn là 250-23=227
OPTION - QUY N CH N
TF03 16
Một số cân nhắc khi mua quyền chọn bán
Lựa chọn giá thực hiện(cùng thời gian thực hiện)
Quyền chọn bán có giá thực hiện cao hơn thì có phí quyền chọn cao hơn vì
vậy mức lỗ tiềm năng là lớn hơn, tuy nhiên lợi nhuận tiềm năng của nó cũng là cao
hơn.
XYZ tháng 11 với X = 240,250,260.
250
260
240
Quyền chọn bán có X=260,có phí quyền chọn cao nhất ;vì vậy mức lỗ tiềm
năng là lớn nhất 28,50x100 = 2850USD. Nhưng lợi nhuận tiềm là năng cao nhất
100x(260-28,50)=23150USD(St=0). Giá hòa vốn 260-28,50=231,5USD. Quyền
chọn bán với X= 240, lỗ tiềm năng là nhỏ nhất 18,50x100=1850USD,tuy vậy lại có
mức lợi nhuận tiềm năng thấp nhất,100x(240-18,5)=22150,và giá cổ phiếu hòa vốn
thấp nhất,240 – 18,5=221,5USD.
Lựa chọn thời gian sở hữu (cùng mức giá thực hiện)
Với mức giá cổ phiếu cho trước, một quyền chọn bán được sở hữu càng lâu,
giá trị thời gian mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng thấp. Đối với quyền chọn bán
kiểu Châu Âu tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu khá thấp.
Giá thực hiện thấp làm cho lợi nhuận nhỏ
hơn khi giá giảm những lỗ ít hơn khi giá
tăng
Lợi nhu n
Giá cổ phiếu khi đáo hạn
OPTION - QUY N CH N
TF03 17
XYZ tháng 12 với X = 250, P=33,25
T1
T
T2
b. Bán quyền chọn bán:
Bán quyền chọn bán là một chiến lược kinh doanh giá lên và mang lại lợi
nhuận có giới hạn chính là phí quyền chọn và mức lỗ tiềm năng lớn nhưng cũng có
giới hạn.
Lợi nhuận Với một mức giá cp cho trước, thời gian sở
hữu vị thế càng lâu giá trị thời gian càng mất
dần và lợi nhuận càng thấp;tuy nhiên ngoại lệ
có thể xảy ra khi giá cổ phiếu thấp
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở
OPTION - QUY N CH N
TF03 18
Bán quyền chọn bán với giá thực hiện cao hơn có mức lợi nhuận tối đa
cao hơn nhưng mức lỗ do giá giảm cũng cao hơn.
Với giá cổ phiếu cho trước, vị thế bán quyền chọn bán được duy trì càng lâu,
giá trị thời gian càng mất đi càng nhiều và lợi nhuận càng cao. Đối với quyền chọn
bán kiểu châu Âu, tác động này ngược lại khi giá cổ phiếu thấp.
Phương trình lợi nhuận của người bán quyền chọn bán là:
π = Np[Max(0,X – St) – P] với Np < 0
Xét trường hợp đơn giản của một quyền chọn bán duy nhất, Np = -1. Lợi
nhuận của người bán là hình ảnh tương phản của lợi nhuận người mua
π = P Nếu St ≥ X
π = – X + St + P Nếu St < X
Ví dụ
Quyền chọn bán XYZ tháng 11 ,X=250,P=23. Mức lỗ tiềm năng tối đa của
người mua là mức lợi nhuận tiềm năng tối đa của người bán 23x100=2300USD.
Mức lỗ tối đa là (250-23)x100=22700,giá hòa vốn 250-23=227.
Một số cân nhắc khi mua quyền chọn bán:
Lựa chọn giá thực hiện(cùng thời gian đáo hạn)
Mức giá cao nhất 260, có mức phí cao nhất vì vậy có lợi nhuận tiềm năng cao
nhất 2850USD và giá hòa vốn 260 – 28,5 = 231,5. Nhưng mức lỗ là cao nhất khi
giá xuống 100x231,5=2315. Mức giá 240 có phí thấp nhất nên lợi nhuận tối đa là
OPTION - QUY N CH N
TF03 19
thấp nhất 1850=18,5x100. Giá hòa vốn cũng thấp nhất 240 – 18,5=221,5, đồng
nghĩa với mức lỗ khi St=0 là 221,5x100=2215USD.
XYZ tháng 11 với X =240,250,260.
250
260 240
Lựa chọn thời gian sở hữu
XYZ tháng 11 giá thục hiện 240,250,260.
T
T2
T1
Giá thực hiện cao làm cho lợi nhuận cao hơn
khi giá tăng những lỗ nhiều hơn khi giá
giảm.
Lợi nhu n
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở
Lợi nhuận
Với một mức giá cp cho trước, thời gian sở
hữu vị thế càng lâu giá trị thời gian càng
mất dần và lợi nhuận càng cao,tuy nhiên
goại lệ có thể xảy ra khi giá cổ phiếu thấp
Giá cổ phiếu cuối thời gian sở
OPTION - QUY N CH N
TF03 20
Tương tự như người bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn bán lựa
chọn thời gian sở hữu ngắn hơn tạo ra lợi nhuận nhỏ hơn hoặc gánh chịu một mức
lỗ lớn hơn đối với mức giá cổ phiếu cho trước nào đó. Điều này xảy ra vì người bán
mua lại quyền chọn bán trướ khi đáo hạn phải trả một phần giá trị thời gian còn lại.
4. Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua được phòng ngừa:
Nếu nhà kinh doanh quyền chọn sở hữu cổ phiếu, sẽ không còn rủi ro phải
mua nó trên thị trường với mức giá có thể khá cao. Nếu quyền chọn mua đươc
thực hiện nhà đầu tư chỉ phải chuyển giao cổ phiếu.
Đứng trên một góc nhìn khác, người sở hữu cổ phiếu mà không bán quyền
chọn mua sẽ gặp phải rủi ro đáng kể của việc giá cổ phiếu giảm xuống. Bằng cách
bán một quyền chọn mua đối với cổ phiếu đó, nhà đầu tư đã làm giảm rủi ro giảm
giá.
Nếu giá cổ phiếu giảm đáng kể, khoản lỗ sẽ được giảm bớt bởi phí quyền
chọn nhận được từ việc bán quyền chọn mua. Mặc dù trong thị trường giá lên quyền
chọn có thể được thực hiện và người sở hữu cổ phiếu phải chuyển giao cổ phiếu.
Khi xác định lợi nhuận của chiến lược quyền chọn mua được phòng ngừa
chúng ta chỉ cần cộng hai phương trình lợi nhuận của hai chiến lược mua cổ phiếu
và bán quyền chọn mua với nhau. Vì vậy:
π = Ns(St – S0) + Nc[max(0,St – X) – C] với Ns > 0, Nc < 0 và Ns = - Nc
Điều kiện cuối cùng, Ns = -Nc, quy định cụ thể rằng số quyền chọn được bán
phải bằng với số cổ phiếu được mua. Xét trường hợp của cổ phiếu và một quyền
chọn, Ns =1, Nc = -1. Khi đó phương trình lợi nhuận là:
π = St – S0 – max(0,St – X) + C
OPTION - QUY N CH N
TF03 21
Nếu quyền chọn kết thúc ở trang thái kiệt giá OTM; khoản lỗ của cổ phiếu sẽ
được giảm đi nhờ phí quyền chọn. Nếu quyền chọn kết thúc ở trạng thái cao giá
ITM, nó sẽ được thực hiện và cổ phiếu sẽ được chuyển giao. Điều này sẽ làm giảm
mức lợi nhuận của cổ phiếu. Các kết quqr này được tóm tắt như sau:
π = St – Sc + C Nếu St ≤ X
π = St – S0 – St + X + C = X – S0 + C Nếu St > X
Trong trường hợp quyền chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM, lợi
nhuận sẽ tăng theo mỗi đơn vị tiền tệ khi mà giá cổ phiếu khi đáo hạn cao hơn giá
mua cổ phiếu ban đầu. Trong trường hợp quyền chọn kết thúc ở trạng thái cao
giá ITM, lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi đáo hạn.
Giá cổ phiếu hòa vốn xảy ra khi lợi nhuận bằng 0. Điều này xảy ra khi quyền
chọn mua kết thúc ở trạng thái kiệt giá OTM. Cho lợi nhuận bằng 0 đối với trường
hợp quyền chọn mua kiệt giá OTM.
π = St* – S0 + C = 0
Giải phương trình tìm St* ta được giá hòa vốn:
St* = S0 – C
5. Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán bảo vệ:
Quyền chọn bán bảo vệ ấn định mức lỗ tối đa do giá giảm nhưng lại chịu một
loại phí là lợi nhuận ít hơn khi giá tăng. Nó tương đương với một hợp đồng bảo
hiểm tài sản.
OPTION - QUY N CH N
TF03 22
Như đã trình bày ở mục 4, người sở hữu cổ phiếu muốn được bảo vệ
đối với việc giá cổ phiếu giảm có thể chọn cách bán một quyền chọn mua.
Trong một thị trường giá lên, cổ phiếu gần như sẽ được mua lại bằng cách thực hiện
quyền chọn. Một cách để nhận được sự bảo vệ trước thị trường giá xuống và
vẫn có thể chia phần lợi nhuận trong một thị trường giá lên là mua một
quyền chọn bán bảo vệ; nghĩa là nhà đầu tư đơn giản mua một cổ phiếu và mua
một quyền chọn bán.
Phương trình lợi nhuận của quyền chọn bán bảo vệ được thiết lập bằng cách
cộng hai phương trình của chiến lược mua cổ phiếu và chiến lược mua quyền chọn
bán. Từ đó chúng ta được:
π = Ns(St – S0) + Np[max(0,X – St) – P] với Ns > 0, Np >0 và Ns = Np
Giả định rằng có một cổ phiếu và một quyền chọn bán, Ns = Np = 1.Nếu
giá cổ phiếu cuối cùng vẫn thấp hơn giá thực hiện, quyền chọn bán sẽ được thực
hiện.
Kết quả như sau:
π = St – S0 – P ,Nếu St ≥ X
π = St – S0 + X – St – P= X – S0 – P , Nếu St < X
Quyền chọn bán bảo vệ hoạt động như một hợp đồng bảo hiểm. Khi chúng ta
mua bảo hiểm cho một tài sản ví dụ như nhà, chúng ta sẽ trả phí và chắc chắn
rằng trong trường hợp có tổn thất, hợp đồng bảo hiểm sẽ đền bù ít nhất một
phần tổn thất. Nếu như tổn thất không diễn ra trong suốt thời hạn của hợp
OPTION - QUY N CH N
TF03 23
đồng bảo hiểm, đơn giản chỉ phải bỏ đi phí bảo hiểm. Tương tự, quyền chọn bán
bảo vệ đối với cổ phiếu.
Trong thị trường giá xuống, lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu khi
đáo hạn. Những tổn thất của cổ phiếu được bù đắp bởi lợi nhuận của quyền chọn
bán. Điều này giống như nộp hồ sơ thông báo tổn thất cần đền bù trong hợp đồng
bảo hiểm.
Trong thị trường giá lên, bảo hiểm là không cần thiết và mức lợi nhuận do tăng
giá bị giảm đi do phí quyền chọn trả trước. Lợi nhuận biến động cùng chiều
giá cổ phiếu đáo hạn. St càng cao, lợi nhuận π càng cao.
Giá cổ phiếu hòa vốn vào thời điểm đáo hạn xảy ra khi giá cổ phiếu khi đáo
hạn lớn hơn giá thực hiện. Đặt mức lợi nhuận này bằng 0 và giải phương trình tìm
giá cổ phiếu hòa vốn St*:
π = St* – S0 – P = 0
= > St* = P + S0
Điểm hòa vốn xảy ra khi giá cổ phiếu vào lúc đáo hạn bằng với giá cổ phiếu
ban đầu cộng với phí quyền chọn. Điều này là hiển nhiên vì giá cổ phiếu phải tăng
so với mức giá cổ phiếu ban đầu một mức đủ để bù đắp phí quyền c
IV. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CƠ BẢN CỦA QUYỀN CHỌN
Thuật ngữ
In-the-Money.
(*) Quyền chọn mua . Một quyền chọn mua được gọi là in-the-money khi giá
tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện.
(*) Quyền chọn bán. Một quyền chọn bán được gọi là in-the-money khi giá
tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện.
Out-of-the-Money
(*) Quyền chọn mua. Một quyền chọn mua là out-of-the-money nếu giá tài
sản cơ sở hiện tại thấp hơn giá thực hiện.
(*) Quyền chọn bán. Một quyền chọn mua là out-of-the-money nếu giá tài sản
cơ sở hiện tại cao hơn giá thực hiện.
OPTION - QUY N CH N
TF03 24
Giá thực hiện (strike price). Giá thực hiện còn được gọi là giá điểm là mức
giá tại đó tài sản trong một quyền chọn có thể được mua hoặc bán.
Tài sản cơ sở (underlying asset). Là loại tài sản sẽ được giao trên cơ sở mua
hoặc bán khi quyền chọn được thực hiện.
Thế trường vị (long position). Là vị thế khi nhà đầu tư mua tài sản, ở đây là
mua một quyền chọn trên tài sản do dự báo rằng giá tài sản sẽ tăng phiếu tăng.
Thế đoản vị (short position). Nhìn chung vị thế của nhà đầu tư khi bán một
tài sản mà người đó không sở hữu. Vị thế này trái ngược với thế trường vị.
1. Chiến lược Speard
Chiến lược kinh doanh spread liên quan đến việc nắm giữ vị thế
(người mua xem là nhà đầu tư có vị thế dài hạn, người bán ở vị thế ngắn hạn
trên hợp đồng) trên 2 hay nhiều option cùng kiểu (nghĩa là, 2 hoặc nhiều call option,
hay 2 hoặc nhiều put option).
1.1 Chiến lược bull spread :
Là chiến lược trong đó mua những quyền chọn có giá thực hiện thấp
hơn và bán những quyềnchọn có giá thực hiện cao hơn. Chiến lược này sử
dụng cho cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Những quyền chọn phải có
cùng ngày đáo hạn của cùng loại chứng khoán. Lợi nhuận tối đa đạt được nếu giá
chứng khoán cơ sở tăng. Và chúng ta có thể mất tất cả nếu chúng không tăng.
a. Bull call speard
Được tạo ra bằng cách mua một call option về chứng khoán với giá
thực hiện nhất định và bán call option trên cùng loại chứng khoán với giá
thực hiện cao hơn. Cả 2 option cùng ngày đáo hạn.
Có 3 kiểu bull call spread:
Mua out of the money call option và bán further out of the money call option.
Mua in the money/at the money call option và bán out of the money call option.
Mua further in the money call option và bán in the money call option.
Các nhà đầu tư thường thực hiện kiểu thứ 2 mua in the money/at the money
call option và bán out of money call option.
OPTION - QUY N CH N
TF03 25
Vì giá call option luôn luôn giảm khi giá thực hiện tăng, giá trị của option
bán luôn thấp hơn giá trị của option mua. Vì vậy, chiến lược bull call spread cần có
một số vốn đầu tư ban đầu.
Gọi X1, a lần lượt là giá thực hiện và phí của call option mua;
X2, b lần lượt là giá thực hiện và phí của call option bán;
St là giá chứng khoán vào ngày đáo hạn.
Bảng 1 cho thấy tổng thu hồi từ chiến lược bull call spread trong những tình
huống khác nhau. Lợi nhuận được tính bằng cách loại trừ phần đầu tư ban đầu (hay
chi phí chiến lược (a-b)) ra khỏi phần thu hồi.
Dựa vào bảng 1 và biểu đồ, ta thấy:
Điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) của chiến lược này là khi thu hồi từ
chênh lệch giữa giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St và giá thực hiện của
call option mua X1 vừa đủ bù đắp cho chi phí của chiến lươc (a-b). Hay điểm
OPTION - QUY N CH N
TF03 26
hòa vốn bằng giá thực hiện của call option mua X1 cộng với chi phí ban đầu của
chiến lược.
Lợi nhuận tối đa đạt được đã bị giới hạn là phần chênh lệch giữa
hai mức giá thực hiện(X2–X1) trừ đi chi phí ban đầu của chiến lược (a-b)
khi giá chứng khoán tăng cao hơn mức giá hực hiện của call option bán.
Lỗ tối đa là chi phí ban đầu của chiến lược (a-b) khi giá chứng khoán thấp
hơn mức giá thực hiện call option mua.
Nhà đầu tư sử dụng chiến lược này khi kỳ vọng giá tăng đến một
mức nhất định gọi là giá mục tiêu. Vì vậy anh ta sẵn sàng nhượng lại phần lợi
nhuận tăng thêm nếu giá có chiều hướng đi lên trên giá mục tiêu bằng cách bán call
option với giá thực hiện X2 cao hơn X1. Đồng thời, việc làm này cũng nhằm
hướng tới việc giảm chi phí của call option mua từ a xuống còn (a-b).
Như vậy, chiến lược bull call option giới hạn cả tiềm năng khi giá
chứng khoán cơ sở cóchiều hướng đi lên cũng như rủi ro khi giá có chiều tiếp tục
đi xuống của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, nếu trước ngày đáo hạn mà giá chứng khoán tăng và
được kỳ vọng tăng mạnh vượt quá giá thực hiện của call option bán X2 thì nhà
đầu tư có thể thực hiện tiếp các bước sau:
- Mua cùng mức giá thực hiện để trung hòa vị thế của call option
bán, sau do bán 1 call option với mức giá thực hiện lớn hơn.
- Hoặc đơn giản chỉ mua cùng mức giá thực hiện để trung hòa
vị thế call option bán, rồi sau đó chờ đến khi call option mua
đáo hạn.
Ví dụ:
Giá chứng khoán trên thị trường hiện tại là 62$. Một nhà đầu tư mua call
option (có giá thực hiệnlà 60$) với giá 3$, và bán call option (có giá thực hiện là
65$) với giá 1$. Thu hồi từ chiến lược bull call spread là 5$ nếu giá c hứng
khoán lớn hơn 65$ và b ằng ze ro nếu g iá c hứng khoán ở dưới mức
60$. Nếu giá chứng khoán nằm trong khoản 60$ đến 65$, thì thu hồ i bằng
chênh lệchgiá chứng khoán trừ 60$. Chí phí của chiến lược này là 3-1 =
2$. Do đó, lợi nhuận có thể đạt được như sau:
OPTION - QUY N CH N
TF03 27
b. Bull put spread:
Tương tự bull call spread, được tạo ra bằng cách mua put option
với giá thực hiện thấp và bán put option với giá thực hiện cao. Trong
đó, nhà đầu tư thường sẽ mua out of the money put option và bán in the
money/at the money put option. Không giống như bull spread được tạo ra
call option, bull spread được tạo ra từ put option làm phát sinh khoản thu
tiền mặt ban đầu (bỏ qua yêu cầu ký quỹ) vì put option bán cao hơn giá
put option mua (khoản thu là b-a). Do đó, chúng ta có thể sử dụng chiến lược
này thay cho chiến lược bull call spread khi không muốn bỏ ra khoản chi phí cho
chiến lược ban đầu mà thay vào đó là được thu vào khoản phí ròng ban đầu.
Dựa vào bảng 2, ta thấy:
Điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) của chiến lược này là khi phần thu
phí tiền mặt ban đầu (b-a) vừa đủ bù đắp khoản lỗ từ chênh lệch giữa giá
chứng khoán đến ngày đáohạn St và giá thực hiện của put option bán X2. Hay
điểm hóa vốn bằng giá thực hiện của put option bán trừ đi cho khoản thu tiền mặt
ban đầu.
Lợi nhuận tối đa đạt được đã bị giới hạn là khoảng thu phí tiền mặt ban đầu
(b-a) khi giá chứng khoán tăng cao hơn mức giá hực hiện của put option bán.
OPTION - QUY N CH N
TF03 28
Lỗ tối đa là phần chênh lệch giữa hai mức giá thực hiện trừ đi khoản thu phí
tiền mặt ban đầu (b-a) khi giá chứng khoán thấp hơn mức giá thực hiện của put
option mua.
Như vậy, với chiến lược bull spread dù sử dụng call hay put option đều giới
hạn đều giới hạn cả tiềm năng và rủi ro của nhà đầu tư.
1.2 Chiến lược bear option:
Nếu như nhà đầu tư tham gia chiến lược bull spread với hy vọng giá tăng,
ngược lại, nhà đầu tư tham gia chiến lược bear spread mong giá chứng
khoán giảm. Cũng giống như chiến lược bull spread, chiến lược bear
spread có thể được tạo ra bằng cách mua call option với một mức giá thực
hiện và bán call option với giá thực hiện khác. Tuy nhiên, trong trường hợp bear
spread, giá thực hiện của option mua cao hơn giá thực hiện của option bán. Tương
tự ta cũng có chiến lược Bear call option và Bear put option.
Tuy nhiên,Bear spread, thường được thiết lập với put option. Trong đó,
chiến lược Bear put option giống Bull call spread vì phải tốn khoản đầu tư
ban đầu cho chi phí của chiến lược. Còn Bear call option giống Bull put
spread làm phát sinh khoản thu tiền mặt ròng ban đầu.
OPTION - QUY N CH N
TF03 29
1.3 Chiến lược Butterfly Spread:
Chiến lược butterfly spread là sự kết hợp giữa bull spread và bear
spread liên quan đến các vị thế option với 3 mức giá thực hiện khác nhau.
Sử dụng cho cả quyền chọn mua và quyền chọn bán. Đây cũng là chiến
lược mà cả rủi ro và lợi nhuận đều được giới hạn. Lưu ý, đây là chiến
lược dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
1.3.1 Long butterfly:
a) Long call butterfly
Được tạo ra bằng cách mua một in the money call option với giá thực hiện
X1 tương đối thấp, mua một out of the money call option với giá thực hiện tương
đối cao X3 và bán hai at the money call option với giá thực hiện X2 nằm giữa X1
và X3.
OPTION - QUY N CH N
TF03 30
Ta nhận thấy ngay rằng Long call butterfly là sự kết hợp của Bull call
spread (mua 1 ITMcall + bán 1 ATM call) và Bear call spread (bán 1 ATM call +
mua 1 OTM call).
Chiến lược butterfly spread sẽ có lợi nhuận nếu giá chứng khoán
gần với X2 nhưng sẽ phát sinh lỗ nhẹ nếu có sự dịch chuyển đáng kể của giá
chứng khoán theo cả hai hướng. Vì vậy nó là chiến lược cho nhà đầu tư dự đáo rằng
giá chứng khoán dịch chuyển nhẹ trong thời hạn của hợpđồng quyền chọn. Và chiến
lược yêu cầu phải có một số vốn đầu tư nhỏ ban đầu.
Dựa vào bảng 5 và biểu đồ, ta thấy:
- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là
+ Khi thu hồi từ chênh lệch giữa giá chứng khoán đến ngày đáo hạn
St và giá thực hiệncủa in the money call option mua X1 vừa đủ bù đắp cho chi
OPTION - QUY N CH N
TF03 31
phí của chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của in the money call
option mua X1 cộng với chi phí ban đầu của chiến lược
+ Khi thu hồi từ chênh lệch giữa giá thực hiện của out of the money
call option mua X3và giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St vừa đủ bù
đắp cho chi phí của chiến lươc. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của
out of the money call option mua X3 trừ đi chi phí ban đầu của chiến lược.
- Lợi nhuận tối đa đạt được phần chênh lệch giữa hai mức giá thực
hiện của at the money call option bán và in the money call option mua trừ đi chi
phí ban đầu của chiến lược khigiá chứng khoán bằng với mức giá thực hiện của at
the money call option bán.
- Lỗ tối đa là chi phí ban đầu của chiến lược khi giá chứng khoán
thấp hơn mức giá thựchiện của in the money call option mua hoặc cao
hơn mức giá thực hiện của out of the money call option mua.Chiến lược Long
butterfly chỉ kiếm được 1 khoảng lợi nhuận khiêm tốn nhưng đồng thời rủiro cũng
được giới hạn.
Nếu có những thông tin bất ngờ về vi mô lẫn vĩ mô làm cho giá
chứng khoán được kỳ vọng sẽ dịch chuyển mạnh thì ta có thể thực hiện tiếp
những hành động sau:
- Trường hợp giá chứng khoán tăng và được kỳ vọng tăng mạnh, nhà đầu tư
có thể mua lạiđể trung hòa vị thế của call option bán và giữ call option mua chờ đến
ngày đáo hạn.
- Nếu giá chứng khoán giảm và được kỳ vọng tiếp tục giảm mạnh,
nhà đầu tư có thể báncall option mua và giữ lại call option bán.
Ví dụ
Giả sử rằng giá chứng khoán hiện tại là 61$, nhà đầu tư cảm thấy
giá chứng khoán sẽ không giao động nhiều trong vòng 6 tháng tới và giá thị
trường của call option 6 tháng như sau:
OPTION - QUY N CH N
TF03 32
Nhà đầu tư có thể tạo ra chiến lược butterfly spread bằng cách mua
một call option với giá thực hiện 55$, mua một call option khác với giá
thực hiện là 65$ và bán hai call option với giá thựchiện là 60$. Chi phí cho
chiến lược này là 10 + 5 – (2x7) = 1$. Nếu giá chứng khoán sau 6 thángcao hơn
65$ hoặc thấp hơn 55$, thì sẽ không thu hồi và nhà đầu tư chịu lỗ 1$.
Nếu giá chứngkhoán nằm trong khoảng 56$ đến 64$, nhà đầu tư sẽ có lời.
Lợi nhuận đạt được tối đa là 4$ khi giá chứng khoán sau 6 tháng là 60$.
b. Long put butterfly:
Tương tự long call butterfly, ở đây ta sẽ thực hiện long butterfly bằng put
thay vì call option. Long put butterfly là sự kết hợp của Bull put spread (mua 1
ITM put + bán 1 ATM put) và Bear put spread (bán 1 ATM put + mua 1 OTM
put).
Điểm hòa vốn, lợi nhuận và lỗ tối đa giống như long call butterfly.
OPTION - QUY N CH N
TF03 33
1.3.2 Short butterfly
Ngược với chiến lược long butterfly là short butterfly. Short butterfly
cũng được thực hiện với call option hoặc put option. Có hai điểm khác biệt cơ
bản giữa long butterfly và short butterfly là:
Thứ nhất, nhà đầu tư tham gia chiến lược short butterfly với hy vọng
giá chứng khoán sẽ dịchchuyển mạnh dù tăng hay giảm đều được;
Thứ hai, sẽ thu được khoản phí tiền mặt ban đầu. Sau đây sẽ trình bày về
short call butterfly. Với short put option tương tự.
Short call butterfly được tạo ra bằng cách bán một in the money call option
với giá thực hiện X1tương đối thấp, bán một out ot the money call option với giá
thực hiện tương đối cao X3 và mua hai at the money call option với giá thực hiện
X2 nằm giữa X1 và X3.
Short call butterfly là sự kết hợp của Lower Bear call spread (bán 1 ITM call + mua
1 ATM call) và Higher Bull call spread (mua 1 ATM call + bán 1 OTM call).
OPTION - QUY N CH N
TF03 34
Chiến lược Short butterfly sẽ phát sinh lỗ nếu giá chứng khoán gần với X2
nhưng sẽ có lợi nhuận nếu có sự dịch chuyển đáng kể của giá chứng khoán
theo cả hai hướng. Vì vậy nó là chiến lược cho nhà đầu tư dự đáo rằng
giá chứng khoán dịch chuyển nhiều trong thời hạn của hợp đồng quyền
chọn. Ngược lại với long butterfly, với short butterfly nhà đầu tư sẽ thu được
khoản phí tiền mặt ban đầu.
Dựa vào bảng 7 và biểu đồ, ta thấy:
- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là
+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá thực hiện của
in the money call option mua X1 và giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St.
Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của in the money call option mua X1 cộng
với khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược.
+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá
chứng khoán đếnngày đáo hạn St và giá thực hiện của at the money call option
mua X3. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của out of the money call option
mua X3 trừ đi khoản thu tiền mặt banđầu của chiến lược.
OPTION - QUY N CH N
TF03 35
- Lỗ tối đa đạt được phần chênh lệch giữa hai mức giá thực hiện của at thê
money call option mua và in the money call option bán trừ đi khoản thu
tiền mặt ban đầu của chiếnlược khi giá chứng khoán bằng với mức giá thực hiện
của at the money call option bán.
- Lợi nhuận tối đa là khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược khi
giá chứng khoán thấp hơn mức giá thực hiện của in the money call option
bán hoặc cao hơn mức giá thực hiện của out of the money call option bán.
1.4 Chiến lược Calendar Spread:
Các chiến lược spread trên đây đều sử dụng các option đáo hạn cùng lúc.
Bây giờ, chúng ta sẽ chuyển s ang ch iến lược calendar spread , t rong đó
các opt ion có cùng mức g iá t hực h iện nhưng ngày đáo hạn khác nhau.
Tương tự chiến lược này cũng sử dụng cho cả quyền chọn mua và quyền chọn bán.
Calendar spread sử dụng hai call option được tạo ra bằng cách bán
một call option với mứcgiá thực hiện nhất định và mua call option có
cùng mức giá thực hiện nhưng với thời hạn dài hơn. Option có thời hạn dài
hơn thì sẽ đắt hơn.Vì vậy chiến lược calendar spread yêu cầu phải có một số vốn
đầu tư ban đầu.
Giả sử option có thời hạn dài sẽ được bán khi option có thời hạn
ngắn đáo hạn. Nhà đầu tư sẽ có lời nếu giá chứng khoán vào ngày đáo hạn
của option có thời hạn ngắn gần với giá thực hiện của opion có thời hạn
ngắn. Tuy nhiên, sẽ bị lỗ khi giá chứng khoán dao động ở trên hoặc ở dưới giá
thực hiện này.
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét điều gì sẽ xảy ra khi option có thời hạn ngắn đến hạn.
OPTION - QUY N CH N
TF03 36
+ Nếu giá chứng khoán cơ sở trên thị trường rất thấp thì lúc này
option có thời hạn ngắnkhông còn giá trị và giá trị của option trời hạn thì
gần với zero. Do vậy nhà đầu tư phả ichịu lỗ nhưng chỉ một mức nhỏ so với chi
phí tạo chiến lược spread ban đầu.
+ Nếu giá chứng khoán St rất cao khi option thời hạn ngắn đến hạn. Chi phí
cho option thời hạn ngắn của nhà đầu tư là St-X, và option có thời hạn dài
có giá trị St-X hơ một chút ( với việc giả định việc thực hiện sớm không
tối ưu ) trong đó X là giá thực hiện của option. Một lần nữa, nhà đầu tư
phải chịu lỗ (một mức nhỏ so với chi phí tạo chiến lược spread ban đầu).
+ Nếu St gần với X, chi phí cho option thời hạn ngắn của nhà đầu tư option
sẽ chỉ là một khoản nhỏ hoặc gần như không Tuy nhiên, option có thời hạn dài vẫn
có giá trị khá lớn. Trong trường hợp này sẽ có lời ròng đáng kể.
Tùy theo giá thực hiện lúc chọn mua option so với giá chứng khoán
hiện hành, calendar spread được phân loại như sau:
- Neutral calendar spread : giá thực hiện được chọn gần với giá chứng
khoán hiện hành.
- Bullish calendar spread: giá thực hiện cao hơn giá chứng khoán hiện hành.
- Bearish calendar spread: giá thực hiện thấp hơn giá chứng khoán hiện hành
OPTION - QUY N CH N
TF03 37
2. Chiến lược phối hợp ( Combination ) :
Đây là chiến lược kinh doanh option phối hợp nắm giữ cùng một vị
thế (cùng mua hoặc cùng bán) cả trên put và call option của cùng một loại chứng
khoán.
2.1 Chiến lược Straddle:
a. Long straddle (Bottom straddle) :
Long straddle kết hợp cả bullish và bearish. Mua với số lượng như
nhau một call option và một put option có cùng giá thực hiện và ngày đáo
hạn của cùng một loạ i chứng khoán. Giá thựchiện ở đây có thể bằng hoặc gần
với giá thị trường hiện hành của chứng khoán. Như vậy nhà đầu tư cần chi phí ban
đầu đẻ xây dựng chiến lược.
Khi option đáo hạn nếu giá chứng khoán gần với giá thực hiện,
chiến lược straddle dẫn đến lỗ. Tuy nhiên, nếu giá dịch chuyển rộng cả về hai
phía thì sẽ có lợi nhuận đáng kể. Vì vậy chiến lược này sẽ có lợi khi nhà đầu tư cho
rằng giá chứng khoán sẽ biến động mạnh trong tương lai nhưng không dự báo được
chiều hướng của sự biến động. Cho nên, chiến lược này được sử dụng khi nhà
đầu tư tin rằng sắp có những thông tin được công bố làm ảnh hưởng mạnh dến giá
chứng khoán của doanh nghiệp dù là tích cực hay tiêu cực.
OPTION - QUY N CH N
TF03 38
Dựa vào bảng 8 và biểu đồ, ta thấy:
- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là
+ Khi chênh lệch giữa giá thực hiện của call option mua và giá
chứng khoán đến ngày đáo hạn St vừa đủ bù đắp chi phí chiến lược. Hay
điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của call option mua cộng với chi phí chiến
lược.
+ Khi chênh lệch giữa giá thực hiện của put option mua và giá
chứng khoán đến ngàyđáo hạn St vừa đủ bù đắp chi phí chiến lược. Hay
điểm hòa vốn bằng giá thực hiện của put option mua trừ đi chi phí chiến lược.
- Lợi nhuận tối đa là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày
đáo hạn nằm ngoài 2 điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lời càng
nhiều. Tuy nhiên sự không giớihạn này chỉ là một phần vì giá chứng khoán
không thể giao d ịch thấp hơn 0. Dó đó, nếu nhìn về phía giảm của đồ thị thì
lợi nhuận bị giới hạn khi giá chứng giảm về 0.
- Lỗ tối đa cho chiến lược hoàn toàn biết trước chính là chi phí ban đầu để xây
dựng chiến lược khi giá chứng khoán bằng mức giá thực hiện vì lúc này cả
call và put option đềukhông còn giá trị. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược
rủi ro thấp vì nhà đầu tư phải tốn mức phí để mua cả call và put option.
Cần lưu ý là để có một chiến lược long straddle hiệu quả tức là sự
dịch chuyển giá chứngkhoán phải đủ mạnh để đủ bù đắp cho chi phí
không hề nhỏ của chiến lược, những hiểu biết về chứng khoán của nhà đầu
tư phải khác so với phần lớn những người tham gia thị trường khác. Vì nếu quan
điểm chung của thị trường cho rằng sẽ có sự nhảy vọt về giá, thì nó đã
OPTION - QUY N CH N
TF03 39
được phản ánh trong giá option rồi. Nhà đầu tư sẽ tìm option trên loạ i
chứng khoán đó đắt hơn nhiều so với những chứng khoán tương tự mà thị
trường không mong đợi có sự nhảy vọt về giá.
Ví dụ:
Chứng khoán đang được giao dịch với giá 40$. Giá của call option 3 tháng
với giá thực hiện 40$ là 3$, trong khi giá của put option 3 tháng cùng mức
giá thực hiện là 4$. Nhà đầu tư cho rằng giá chứng khoán sẽ dao động
mạnh trong vòng 3 tháng tới và quyết định thực hiện chiến lược long
straddle mua cả call và put option. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi giá
chứng khoán vẫn là 40$ sau 3 tháng, lúc này cả call và put option không
còn giá trị, nhà đầu tư bị mất trắng khoản chi phí ban đầu là 7$. Hai điểm
hòa vốn của chiến lược là 33$ và 47$. Nếu giá chứng khoán nằm trong
khoảng 33$ và 47$, nhà đầu tư vẫn lỗ. Giá chứng khoán càng cách xa hai điểm hoà
vốn thì lợi nhuận càng nhiều.
b. Short straddle (Top straddle)
Ngược lạ i với long straddle, Short straddle được tạo nên bằng cách
bán call option và putnoption với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Và
nhà đầu tư thu được một khoản phí tiền mặt ban đầu đây được xem như là
ưu điểm của chiến lược này. Nếu giá chứng khoán vào ngày đáohạn gần
với giá thực hiện, thì sẽ có lợi nhuận khá tốt. Tuy nhiên, lỗ phát sinh
càng lớn khi giá dao động nhiều.
Điểm khác nhau duy nhất giữa long và short straddle là lợi nhuận
chuyển thành lỗ và ngược lại.
OPTION - QUY N CH N
TF03 40
Dựa vào bảng 9 và biểu đồ, ta thấy:
- Có hai điểm hòa vốn (B.E.P - break event point) cho chiến lược này là
+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá
thực hiện của calloption bán và giá chứng khoán đến ngày đáo hạn St.
Hay điểm hòa vốn bằng giá thựchiện của call option bán cộng với khoản thu
tiền mặt ban đầu của chiến lược.
+ Khi khoản thu tiền mặt ban đầu vừa đủ bù đắp chênh lệch giữa giá
chứng khoán đến ngày đáo hạn St và giá thực hiện của put option bán.
Hay điểm hòa vốn bằng giá thựchiện của put option bán trừ đi khoản thu tiền
mặt ban đầu của chiến lược. Nhà đầu tư sẽ có lời nếu giá nằm giữa hai điểm
hòa vốn. Nhưng càng xa mức giá thựchiện thì khoản lời càng giảm.
- Lỗ cho chiến lược này là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày đáo
hạn nằm ngoài 2 điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lỗ càng nhiều.
Tuy nhiên, nếu nhìn về phía giảm của đồ thị thì khoản lỗ sẽ bị giới hạn khi chứng
khoán giảm về 0.
- Lợi nhuận tối đa là khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược khi giá chứng
khoán bằng mức giá thực hiện vì lúc này cả call và put option đều không còn giá trị.
Lưu ý, đây là chiến lược rủi ro cao. Lỗ cho chiến lược này là không có giới hạn khi
giá chứng khoán dịch chuyển mạnh và xa so với giá thực hiện. Trong khi
lợi nhuận tối đa chỉ là khoản thu tiền mặt ban đầu. Do đó mức yêu cầu ký
quỹ cho chiến lược này cũng khá cao. Nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ trước khi
thực hiện. Nếu giá chứng khoán trước ngày đáo hạn dịch chuyển mạnh
theo hướng tăng hoặc giảm và được kỳ vọng tiếp tục duy trì xu hướng đó,
nhà đầu tư nên nhanh chóng mua lại in the money optoin để giới hạn lỗ.
OPTION - QUY N CH N
TF03 41
2.2 Chiến lược Strangle
Chiến lược Strangle bao gồm cùng vị thế trên một call option và mộ t
put option cùng ngày đáo hạn và khác giá thực hiện. Chiến lược strangle tương
tự như chiến lược Straddle trừ giá thực hiện của call và put option là khác nhau.
a. Long strangle
Được tạo ra bằng cách nhà đầu tư mua một call option và một put
option cùng ngày chứngkhoán cơ sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực
hiện của put option X1 thấp hơn giá thực hiện của call option X2.
Chiến lược long strangle tương tự như chiến lược long straddle ngoại trừ chi
phí nhìn chung thấp hơn. Do nhà đầu tư mua call option với mức phí quyền chọn
thấp tại mức giá thực hiện caohơn, mua put option với mức phí quyền chọn thấp tại
mức giá thực hiện thấp. Hay nói cách khác, nhà đầu tư mua hai option đều là out of
the money.
OPTION - QUY N CH N
TF03 42
Nhìn vào đồ thị ta thấy, giống như ở chiến lược long straddle, nhà đầu tư
đánh cuộc rằng có sự biến động lớn về giá nhưng không chắc là tăng hay giảm.
Tuy nhiên, đổi lại với chiến lược long straddle nhà đầu tư chỉ bị lỗ lớn nhất
khi giá chứng khoán bằng với giá thực hiện, còn với chiến lược long
strangle b ị lỗ lớn nhấ t khi g iá chứng khoán bằng hoặc nằm giữa hai
mức giá thực hiện. Như vậy, ở chiến lược long strangle phạm vi biến động
của giá chứng khoán nhiều hơn cho mức thua lỗ lớn nhất. Để thu được lợi, trong
chiến lược long strange giá chứng khoán phải dịch chuyển xa hơntrong
chiến lược bottom straddle. Tuy nhiên, rủi ro do giá có chiều đi xuống khi giá
chứng khoán dừng ở giá trị trung tâm của chiến lược strangle lại ít hơn. Từ đó cho
thấy, cả rủi ro và lợi nhuận của long strangle đều “khiêm tốn” hơn so với long
straddle
Dựa vào bảng 10 và biểu đồ, ta thấy:
- Có hai điểm hòa vốn ( B.E.P) cho chiến lược này
+ Khoảng chênh lệch của giá chứng khoán và giá thực hiện call option mua
X2 vừa đủ để bù đắp chi phí chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện call
option mua X2 cộng với chi phí của chiến lược.
+ Khoảng chên lệch của giá thực hiện put option mua X1và giá chứng khoán
vứa đủ để bù đắp chi phí chiến lược. Hay điểm hòa vốn bằng giá thực hiện call
option bán X1 cộng với chi phí của chiến lược.
OPTION - QUY N CH N
TF03 43
- Lỗ tối đa của chiến lược này là chi phí mua call và put option khi
giá chứng khoán bằnghoặc nằm giữa hai mức giá thực hiện. Vì lúc này cả hai
option đều không còn giá trị. Mộtrủi ro khác đối với nhà đầu tư là giá chứng
khoán tuy dịch chuyển nhưng vẫn không bùđắp đủ cho chi phí của chiến lược
nên nhà đầu tư vẫn lỗ dù không lớn nhất.
- Lỗ tối đa là không giới hạn khi giá chứng khoán vào ngày đáo hạn nằm
ngoài 2 điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn thì lời càng nhiều. Tuy nhiên
sự không giới hạn này chỉ là một phần vì giá chứng khoán không thể giao
dịch thấp hơn 0. Dó đó, nếu nhìn về phía giảm của đồ thị thì lợi nhuận bị giới
hạn khi giá chứng giảm về 0.
Nếu trước ngày đáo hạn, giá chứng khoán tăng hoặc giảm mạnh và
được kỳ vọng tiếp tụcduy trì xu thế đó, nhà đầu tư có thể bán out of the money
option để thu hồi phần nào khoản phí từ nó. Rồi giữ và chờ in the money
option đến ngày đáo hạn, hoặc dùng tiền bán out of the money option để
mua thêm in the money option.
b. Short strangle:
Ngược lại với long strangle, short strangle được tạo ra bằng cách nhà
đầu tư bán một calloption và một put option cùng ngày chứng khoán cơ
sở, cùng ngày đáo hạn nhưng giá thực hiệncủa put option thấp hơn giá thực
hiện của call option.
Chiến lược này thích hợp cho nhà đầu tư nào cảm thấy cảm thấy sự dao động
của giá chứng khoán không chác xảy ra với biến độ lớn. Tuy nhiên, giống
như chiến lược short straddle, short strangle cũng là một chiến lược có
nhiều rủi ro, có thể gây ra lỗ tiềm tàng không giới hạn cho nhà đầu tư.
OPTION - QUY N CH N
TF03 44
Tương tự chiến lược long strangle, ta thấy:
- Có hai điểm hòa vốn cho chiến lược
+Điểm hòa vốn = giá thực hiện call option bán + chi phí chiến lược
+Điểm hòa vốn = giá thực hiện put option bán –chi phí chiến lược.
- Lỗ cho chiến lược này là không giới hạn khi giá chứng khoán vào
ngày đáo hạn nằm ngoài 2 điểm hòa vốn. Giá càng xa hai điểm hòa vốn
thì lỗ càng nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn về phía giảm của đồ thị thì khoản lỗ sẽ
bị giới hạn khi giá chứng giảm về 0.
- Lợi nhuận tối đa là khoản thu tiền mặt ban đầu của chiến lược khi giá chứng
khoán bằng mức giá thực hiện vì lúc này cả call và put option đều không còn giá trị.
2.3 Chiến lược Strip và Strap:
Chiến lược strip ( strip strangle) được tạo nên bằng cách mua một out of the
money call option và hai out of the money put option với cùng giá thực hiện và
ngày đáo hạn. Như vậy, strip strangle chỉ khác long strangle là mua put option
nhiều hơn call option. Làm cho nhánh đồ thị về phía giảm dốc hơn phía
tăng. Với chiến lược này nhà đầu tư đánh cuộc rằng sẽ có sự biến động lớn vềgiá và
nghĩ rằng giá sẽ giảm hơn là tăng.Chiến lược strap ( strap strangle) được tạo nên
bằng cách mua hai call option và một put optionvới cùng giá thực hiện và
ngày đáo hạn. trong chiến lược này, nhà đầu tư cũng đánh cuộc rằng cósự biến động
lớn về giá, tuy nhiên lại cho rằng giá sẽ tăng hơn là giảm.
OPTION - QUY N CH N
TF03 45
----Hết----
OPTION - QUY N CH N
TF03 46
Tài liệu tham khảo
Website
px
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- option_0716.pdf