Đề tài Phân biệt đại diện thương mại và môi giới thương mại

Bản chất của hoạt động MGTM là bên môi giới chỉ là bên giúp các bên được môi giới tiếp xúc, hiểu biết về nhau; do đó, quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới có thể là quan hệ theo từng vụ việc hoặc quan hệ lâu dài theo nhu cầu tìm kiếm cơ hội để giao kết hợp đồng thương mại của bên được môi giới.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10057 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân biệt đại diện thương mại và môi giới thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân biệt đại diện thương mại và môi giới thương mại BÀI LÀM Tiêu chí Đại diện thương mại (ĐDTM) Môi giới thương giới (MGTM) 1. Định nghĩa Là việc một thương nhân ủy quyền (gọi là bên đại diện0 của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hượp đồng môi giới. 2. Chủ thể Bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là thương nhân. Bên môi giới là thương nhân nhưng bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân. 3. Đặc điểm + Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện + Nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ thỏa thuận + Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện (Hợp đồng này luôn mang tính chất đền bù, nó vừa là hợp đồng đại diện như trong LDS đồng thời là hợp đồng dịch vụ, xem thêm Đ142 LTM). + Chủ thể gồm bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân + Nội dung họat động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: tìm kiếm và cung cấp thông tin; giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; thu xếp gặp gỡ giữa các bên; giúp soạn thảo hợp đồng ... + Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới. + Phạm vi: là tất cả các hoạt động môi giới có mục đích kiếm lợi nhuận. 4. Đặc điểm của các bên tham gia + Trong hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện để giao dịch với bên thứ ba và có thể giao kết hợp đồng với bên thứ ba nhân danh bên giao đại diện. + Khi thực hiện các hoạt động thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu, bên ĐDTM phải chịu mọi rủi ro về chi phí cũng như các khoản thanh toán không hợp lý. + Trong hoạt động MGTM, bên môi giới không được nhân danh bên được môi giới để giao dịch với bên thứ ba và thường không đứng ra để giao kết các hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, mà sau khi được bên môi giới giới thiệu, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. + Bên môi giới không phải là bên đại diện cho các bên được môi giới. Bên môi giới chỉ là bên trung gian làm nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giới thiệu, tạo điều kiện để các bên được môi giới tiếp xúc giao dịch với nhau và sau đó các bên được môi giới tự đi đến giao kết hợp đồng. 5. Mục đích Mục đích của việc thiết lập quan hệ ĐDTM là để bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện tìm kiếm, xác lập quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba. Mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. 6. Bản chất Bản chất của hoạt động ĐDTM là bên giao đại diện ủy quyền cho bên đại diện thay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao dịch thương mại và bên đại diện sẽ được hưởng thù lao sau khi hoàn thành công việc được giao. Bản chất của hoạt động MGTM là bên môi giới chỉ là bên giúp các bên được môi giới tiếp xúc, hiểu biết về nhau; do đó, quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới có thể là quan hệ theo từng vụ việc hoặc quan hệ lâu dài theo nhu cầu tìm kiếm cơ hội để giao kết hợp đồng thương mại của bên được môi giới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân biệt đại diện thương mại và môi giới thương mại.doc
Luận văn liên quan