Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn

- Thiết lập bộ máy quản lý, điều hành vững chắc. - Doanh nghiệp nên đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, giảm hàng hóa và nguyên vật liệu tồn kho giá cao. Xem xét thận trọng các chính sách quản lý, kế hoạch đầu tƣ hiện tại và trong thời gian tới. - Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Đƣa nhân viên đi đào tạo dù mất một khoản chi phí nhất định nhƣng mang lại cho doanh nghiệp trong tƣơng lai một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, giỏi chuyên môn hơn. - Tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm đến khách hàng, nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ quy mô dịch vụ, hàng bán. Giảm chi phí sản xuất nhƣng chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm luôn đƣợc đảm bảo, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm qua đó nâng cao hơn nữa vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

pdf67 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp nhƣ sau: Tạo vốn: Doanh nghiệp đã tạo vốn chủ yếu từ việc tăng lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối là 2.049.326.648 đồng chiếm 60%, ngoài ra còn tập trung vào tăng khoản phải trả ngƣời bán chiếm 26%, tăng thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc 398.565.431 đồng chiếm 12% và giảm TSCĐ do khấu hao lũy kế của tài sản. Sử dụng vốn: Doanh nghiệp đã sử dụng vốn tạo đƣợc vào các khoản mục sau: khoản phải thu khách hàng 297.797.121đồng chiếm 9% tổng vốn sử dụng trong kỳ, tiền mặt tăng 732.024.561 đồng chiếm 21%, khoản phải thu nội bộ ngắn hạn 32.567.830 đồng (1%), dự trữ thêm hàng tồn kho là 2.354.201.891 đồng (69%), thuế GTGT đƣợc khấu trừ 6.321.360 đồng chiếm 0,18%. Nhƣ vậy doanh nghiệp đầu tƣ vốn để mở rộng sản xuất (tăng mức dự trữ hàng tồn kho), ngoài ra còn tăng việc nắm giữ tiền mặt đảm bảo cho việc thanh toán và tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Để tài trợ cho đầu tƣ doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn từ bên ngoài, nhƣ chiếm dụng vốn của ngƣời bán hay sử dụng nguồn vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối Sở dĩ doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài là do doanh nghiệp không tăng thêm VSCH dẫn đến không đủ để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp nên chú ý khi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp, vì nếu thời gian chiếm dụng quá lâu sẽ khiến doanh nghiệp bị giảm uy tín. Trong giai đoạn 2012 - 2013 nguồn vốn của doanh nghiệp có diễn biến nhƣ sau: Tạo vốn: Doanh nghiệp tiếp tục tạo vốn bằng việc tăng dự trữ tiền mặt là 237.017.469 đồng, tăng khoản phải thu nội bộ ngắn hạn, giảm TSCĐ, tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu đồng thời vay nợ ngắn hạn từ bên ngoài. Sử dụng vốn: Doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn tạo đƣợc để tài trợ cho các mục sau: thay đổi chính sách tín dụng với khách hàng khiến cho khoản phải thu khách hàng tăng lên, dự trữ kho nhiều hơn, thuế GTGT đƣợc khấu trừ tăng, mua chịu hàng hóa, trả nợ thuế cho Nhà nƣớc và giảm lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Nhƣ vậy trong năm 2013 doanh nghiệp đã sử dụng vốn để nới lỏng tín dụng cho khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp nhƣng lại khiến vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng dẫn đến mất cơ hội đầu tƣ. Không chỉ vậy doanh nghiệp còn tăng đầu tƣ vào kho, giúp cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng nhƣng cũng làm tăng chi phí dự trữ cho hàng tồn kho. Doanh nghiệp cũng sử dụng vốn để trả một phần nợ cho ngƣời bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc. Để tài trợ cho những 33 điều trên thì doanh nghiệp đã tăng VCSH, vay vốn từ bên ngoài. Nhƣng vốn vay từ bên ngoài chiếm tỷ trọng nhiều hơn VCSH khiến cho doanh nghiệp tăng các khoản nợ ngắn hạn, việc nắm giữ tiền lại giảm xuống, các TSNH cũng giảm khiến cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng. 2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Trong năm 2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 494.214.515 đồng tƣơng ứng tăng với tỷ lệ 2% so với năm 2011. Năm 2013 tăng mạnh lên 9.660.997.480 đồng tƣơng đƣơng với 36% so với năm 2012.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nguyên nhân chính là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cƣờng chiết khấu thƣơng mại, chiết khấu thanh toán với khách hàng khiến cho lƣợng hàng bán ra tăng lên, thu hút nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tăng cƣờng kí kết các hợp đồng thi công cho các công trình xây dựng. Năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm trƣớc là do doanh nghiệp vẫn còn hạn chế các chính sách tín dụng đối với khách hàng, năm 2013 doanh thu đã tăng lên đáng kể do doanh nghiệp đã cải thiện chất lƣợng và tăng cƣờng dịch vụ cũng nhƣ thay đổi các chính sách với khách hàng. Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 777.267.954 đồng tƣơng đƣơng với 4% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 8.101.649.546 đồng tƣơng đƣơng với 38% so với năm 2012. Năm 2012 tăng nhẹ so với 2011 do một lƣợng hàng hóa bị trả lại do kém chất lƣợng. Năm 2013 giá vốn tăng lên đáng kể do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng làm cho sản lƣợng hàng hóa bán ra tăng nên giá vốn hàng bán cũng vì thế mà tăng lên. Mặt khác do giá hàng hóa thu mua đầu vào tăng cũng đẩy giá vốn hàng hóa doanh nghiệp tăng một lƣợng lớn so với năm trƣớc. Lợi nhuận gộp: Lợi nhuận gộp trong năm 2012 giảm so với năm 2011. Lợi nhuận gộp năm 2012 giảm283.053.439 đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với mức giảm 5% do trong năm 2012.Do một phần nhỏ số lƣợng hàng bán bị trả lại làm tăng giá vốn đã khiến cho doanh thucủa doanh nghiệp giảm xuống một lƣợng tƣơng ứng.Để tránh tình trạng này doanh nghiệp nên chú ý tới việc tìm nhà cung cấp các sản phẩmchất lƣợng hơn với giá cả phải chăngvà tăng cƣờng đầu tƣ vào máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, cũng nhƣ kiểm tra chất lƣợng thành phẩm trƣớc khi đƣa đến tay khách hàng.Năm 2013 lợi nhuận gộp tăng 1.559.347.934 đồng tƣơng đƣơng với 29% so với năm 2012.Con số này cho thấy sự nỗ lực đáng kể của doanh nghiệp khi mà hiện nay cạnh tranh giữa các Thang Long University Library 34 Bảng 2.7 Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu thuần 26.458.142.085 26.952.356.600 36.613.354.080 494.214.515 2 9.660.997.480 36 2. Giá vốn hàng bán 20.788.524.572 21.565.792.526 29.667.442.072 777.267.954 4 8.101.649.546 38 3. Lợi nhuận gộp 5.669.617.513 5.386.564.074 6.945.912.008 (283.053.439) (5) 1.559.347.934 29 4. Doanh thu hoạt động tài chính 81.457.520 10.346.721 - (71.110.799) (87) - - 5. Chi phí tài chính - 83.426.733 808.608.565 - - 725.181.832 869 6. Chi phí bán hàng 987.520.001 1.056.720.546 2.277.158.832 69.200.545 7 1.220.438.286 115 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.245.714.122 1.524.327.985 1.672.812.000 278.613.863 22 148.484.015 10 8. Lợi nhuận thuần từ hđkd 3.517.840.910 2.732.435.531 2.187.332.611 (785.405.379) (22) (545.102.920) (20) 9. Thu nhập khác 203.440.952 - 4.540.000 - - - - 10. Chi phí khác - - - - - - - 11. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 3.721.281.862 2.732.435.531 2.191.872.611 (988.846.331) (27) (540.562.920) (20) 12. Thuế TNDN 930.320.466 683.108.883 547.968.153 (247.211.583) (27) (135.140.730) (20) 13. Lợi nhuận sau thuế 2.790.961.396 2.049.326.648 1.643.904.458 (741.634.748) (27) (405.422.190) (20) Nguồn: phòng kế toán 35 doanh nghiệp đang ngày càng gay gắt và lạm phát thì tăng cao. Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các chiến lƣợc kinh doanh của mình để việc kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Doanh thu hoạt động tài chính: Ngoài doanh thu chính của công ty là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính. Năm 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 71.110.799 đồng tƣơng đƣơng 87% so với năm 2011. Doanh thu tài chính của doanh nghiệp chủ yếu là lãi tiền gửi nhƣng do năm 2012 công ty rút bớt tiền để đặt hàng và mua hàng nên lƣợng tiền gửi của công ty giảm. Hơn nữa do lãi suất ở hầu hết các ngân hàng giảm làm số lãi mà công ty nhận đƣợc ít hơn. Công ty nên cân nhắc việc đặt hàng quá nhiều vì trong diều kiện công ty đã tạo đƣợc lòng tin đối với nhà cung cấp thì có thể tận dụng nguồn tiền đó để gửi ngân hàng làm doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng lên. Năm 2013 doanh nghiệp không phát sinh doanh thu tài chính do nhu cầu vốn tăng lên nên doanh nghiệp đã rút tiền từ ngân hàng về để bổ sung vào nguồn vốn. Chi phí tài chính: Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm chi phí lãi vay.Năm 2011 không phát sinh chi phí này vì doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thanh toán nợ đến hạn.Năm 2013 chi phí tài chính tăng 725.181.832 đồng tƣơng đƣơng với 869% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc tăng đột biến này do doanh nghiệp mới thành lập nên nguồn VCSH của doanh nghiệp còn hạn hẹp so với sự phát triển của doanh nghiệp, số lƣợng những hợp đồng lớn nhiều, đồng thời doanh nghiệp cũng mạo hiểm đầu tƣ nhiều hơn vào hàng tồn kho nên doanh nghiệp cần phải huy động thêm nhiều vốn vay từ bên ngoài. Bởi thế mà chi phí tài chính của doanh nghiệp hầu nhƣ tất cả đều là chi phí lãi vay. Sự tăng đột biến chi phí lãi vay nhƣ vậy là do trong năm 2013 doanh nghiệp đã tăng các khoản vay lên. Tuy nhiên, đó cũng là một sự mạo hiểm của doanh nghiệp, sự biến động mạnh của lãi suất thị trƣờng khiến doanh nghiệp khó kiểm soát đƣợc khoản chi phí lãi vay này và gây tăng đột biến, ảnh hƣởng xấu đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những phƣơng án chủ động để ứng phó kịp thời đối với những sự thay đổi khó lƣờng lãi suất thị trƣờng nói riêng cũng nhƣ tình hình kinh tế nói chung. Năm 2013 chi phí tài chính tăng mạnh cũng là do doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng, tăng cƣờng các khoản chiết khấu thƣơng mại, chiết khấu thanh toán cho khách hàng khiến cho chi phí bị đội lên. Chi phí bán hàng: Trong năm 2012 chi phí bán hàng tăng 69.200.545 đồng tƣơng đƣơng với 7% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng cao 1.220.438.286 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ Thang Long University Library 36 115%.Mức tăng này là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc mở rộng. Doanh nghiệp ký đƣợc nhiều hợp đồng, bán đƣợc nhiều hàng, vì vậy mà các chi phí nhƣ mời chào khách hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển,cũng tăng lên. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2012 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 278.613.863 đồng tƣơng đƣơng với 22% so với năm 2011. Nguyên nhân do năm 2012 doanh nghiệp mới đầu tƣ thêm vào đồ dùng văn phòng, thuê thêm nhân viên; thuế, phí, lệ phí phải nộp tăng lên; các dịch vụ mua ngoài nhƣ tiền điện, nƣớc, điện thoại, thuê văn phòng cũng tăng nên dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên. Năm 2013 chi phí này giảm xuống 148.484.015 đồng tƣơng đƣơng với 10% so với năm 2012. Do doanh nghiệp có sự thay đổi cơ cấu tổ chức nên chi phí này đã giảm xuống. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Năm 2012 lợi nhuận thuần giảm so với năm 2011 là 785.405.379 đồng, tƣơng ứng với mức giảm 22%. Do chi phí bán hàng và quản lý kinh doanh tăng, lợi nhuận gộp và doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí tài chính phát sinhtrong năm 2012 làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm. Năm 2013 giảm 545.102.920 đồng tƣơng đƣơng với 20%, mặc dù tiếp tục giảm nhƣng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã giảm ít hơn so với năm 2012. Thu nhập khác: phát sinh trong năm 2011 là 203.440.952 đồng và năm 2013 là 4.540.000 đồng. nguyên nhân phát sinh thu nhập khác trong 2 năm này là do hoạt động thanh lý và nhƣợng bán tài sản cố định. Ngoài ra Công ty còn thu hồi đƣợc một số khoản nợ khó đòi. Lợi nhuận khác: do doanh nghiệp không phát sinh chi phí khác trong giai đoạn 2011 – 2013 nên lợi nhuận khác chính là thu nhập khác. Lợi nhuận trước thuế: Trong năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế giảm 988.846.331 đồng tƣơng đƣơng với 27% so với năm 2011 và tiếp tục giảm trong năm 2013 là 540.562.920 đồng tƣơng đƣơng 20% so với năm 2012. Do lợi nhuận thuần bị giảm qua các năm và dù lợi nhuận khác có phát sinh thêm trong 2 năm 2011 và 2013 thì cũng làm lợi nhuận trƣớc thuế giảm xuống. Thuế TNDN: giảm 247.211.583 đồng tƣơng đƣơng với 27% trong năm 2012 và giảm 135.140.730 đồng tƣơng đƣơng với 20%. Thuế giảm là do lợi nhuận trƣớc thuế giảm nên thuế TNDN tính theo thuế suất phổ thông (25% trên thu nhập tính thuế) cũng giảm. Lợi nhuận sau thuế: vì lợi nhuận trƣớc thuế và thuế TNDN đều giảm nên ảnh hƣởng tới lợi nhuận sau thuế. Cụ thể là năm 2012 giảm 741.634.748 đồng tƣơng đƣơng với 27% và năm 2013 giảm 405.422.190 đồng tƣơng đƣơng với 20%. Trong tƣơng lai, để 37 lợi nhuận sau thuế tăng lên, doanh nghiệp nên có chính sách quản lý doanh nghiệp, quản lý nợ hợp lý. Luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ đến hạn và khả năng tự chủ về tài chính của mình. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, có các chính sách phù hợp với khách hàng để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nhƣng lại giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. 2.2.3 Phân tích lưu chuyển tiền tệ: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: của doanh nghiệp năm 2012 giảm 2.484.753.127 đồng tƣơng ứng với 77% và năm 2013 giảm 8.789.020.190 đồng tƣơng ứng với 1197%. Những yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là khấu hao TSCĐ, chi phí lãi vay, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả. Khấu hao TSCĐ tăng qua từng năm, cụ thể năm 2012 tăng 209.731.341 đồng (203%), năm 2013 tiếp tục tăng 110.557.234 đồng tức 35% so với năm trƣớc. Giảm các khoản phải thu tăng qua các năm, năm 2012 tăng lên 302.549.148 đồng tƣơng ứng với 19% so với năm trƣớc, năm 2013 tăng cao hơn là 1.158.997.020 đồng (62%) so với năm 2012. Năm 2012 giảm hàng tồn kho của doanh nghiệp đã giảm đi 59.513.978 đồng (3%) so với năm 2011, năm 2013 hàng tồn kho đã giảm đi ít hơn các năm trƣớc với mức giảm 1.421.298.211 đồng tƣơng ứng với 78% so với năm trƣớc đó. Các khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên trong 2 năm 2011 và 2012. Năm 2012 tăng với mức thấp hơn 2011 là 1.709.814.549 đồng (45%). Năm 2013 các khoản phải trả giảm mạnh 2.224.646.529 đồng so với năm 2012 tƣơng đƣơng với 108%. Ngoài các yếu tố đã nêu gây ảnh hƣởng đến lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh thì trong năm 2013 đã phát sinh thêm 2 khoản mục là chi trả tiền lãi vay là 808.608.565 đồng và chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.944.933.129 đồng. Ta thấy đƣợc khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh trong năm 2013 không đảm bảo chi trả các khoản nợ, duy trì hoạt động của doanh nghiệp,trả cổ tứcvà đầu tƣ vào các hoạt động khác dẫn đến doanh nghiệp cần phải vay mƣợn từ các nguồntài chính bên ngoài.Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ của năm 2011 và 2012 tốt hơn so với năm 2013. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: của doanh nghiệp chủ yếu là chi cho mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác, trong năm 2013 không phát sinh, năm 2011 và 2012 đều âm. Doanh nghiệp không đầu tƣ thêm vào TSCĐ trong 3 năm nên lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ chủ yếu giảm do khấu hao lũy kế của TSCĐ. Cụ thể là năm 2012 giảm 1.977.616.357 đồng tƣớng ứng với 85% so với năm 2011.Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chi nhiều tiền vào hoạt động đầu tƣ nhƣng năm 2012 đã giảm bớt. Năm 2013 doanh nghiệp không chi nhiều vào hoạt động đầu tƣ nữa, với mức giảm là 343.560.000 đồng tƣơng ứng với 100% so với năm 2012. Thang Long University Library 38 Bảng 2.8 Tình hình lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 3.218.704.877 733.951.750 (8.055.068.440) (2.484.753.127) (77) (8.789.020.190) (1197) Lợi nhuận trƣớc thuế 2.790.961.397 2.049.326.648 2.191.872.611 (741.634.749) (27) 142.545.963 7 Khấu hao TSCĐ 103.301.780 313.033.121 423.590.355 209.731.341 203 110.557.234 35 Chi phí lãi vay - - 808.608.565 - - 808.608.565 - Lợi nhuận từ hđkd trƣớc thay đổi VLĐ 2.894.263.177 2.362.359.769 3.424.071.531 (531.903.408) (18) 1.061.711.762 45 Tăng, giảm các khoản phải thu (1.578.222.745) (1.880.771.893) (3.039.768.913) 302.549.148 19 1.158.997.020 62 Tăng, giảm hàng tồn kho (1.874.572.564) (1.815.058.586) (393.760.375) (59.513.978) (3) (1.421.298.211) (78) Tăng, giảm các khoản phải trả 3.777.237.009 2.067.422.460 (4.292.068.989) (1.709.814.549) (45) 2.224.646.529 108 Tiền lãi vay đã trả - - (808.608.565) - - 808.608.565 - Tiền chi khác cho hđkd - - (2.944.933.129) - - 2.944.933.129 - Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC 39 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: chỉ phát sinh trong năm 2013, doanh nghiệp đã vay 22.234.480.284 đồng và đã chi trả 14.416.429.313 đồng ngay trong năm 2013 nên dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính còn lại 7.818.050.971 đồng. Do doanh nghiệp không thể tự chủ về tài chính đã vay vốn từ nguồn bên ngoài để tài trợ cho các hoạt động của mình. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: cho ta thấy sự biến đổi của các dòng tiền trong doanh nghiệp vào các hoạt động qua các năm. Do lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và đầu tƣ giảm, hoạt động tài chính không phát sinh nên năm 2012 lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ giảm 507.136.770 đồng tƣơng đƣơng với 57% so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục giảm 627.409.219 đồng tƣơng đƣơng với 161%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do doanh nghiệp đầu tƣ không mang lại hiệu quả, hoạt động kinh doanh giảm sút và vay nợ vốn tự bên ngoài tăng. Năm 2011, lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ mang dấu dƣơng nên tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ mang dấu dƣơng, cụ thể là 897.528.520 đồng. Năm 2012 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ vẫn mang dấu dƣơng, tăng 732.024.561 đồng tƣơng đƣơng với 82%. Năm 2013 lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ mang dấu âm, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền giảm 237.017.469 đồng (15%) so với năm 2012 nhƣng do năm 2012 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ dƣơng nên khoản mục này cuối năm 2013 cũng mang dấu dƣơng. Thang Long University Library 40 Bảng 2.9. Tình hình lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính trong giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: đồng Việt nam Nguồn: phòng kế toán Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 Số tiền % Số tiền % Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ (2.321.176.357) (343.560.000) - 1.977.616.357 (85) 343.560.000 - Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác (2.321.176.357) (343.560.000) - 1.977.616.357 (85) 343.560.000 - Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính - - 7.818.050.971 - - 7.818.050.971 - Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc - - 22.234.480.284 - - 22.234.480.284 Tiền chi trả nợ gốc vay - - (14.416.429.313) - - (14.416.429.313) Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ 897.528.520 390.391.750 (237.017.469) (507.136.770) (57) (627.409.219) (161) Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ - 1.239.161.331 1.629.553.081 1.239.161.331 100 390.391.750 32 Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ 897.528.520 1.629.553.081 1.392.535.612 732.024.561 82 (237.017.469) (15) 41 2.2.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 2.2.4.1 Tỷ số về khả năng thanh toán: Tình trạng tài chính của doanh nghiệp thể hiện khá rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh, chứng tỏ doanh nghiệp đã hoạt động có hiệu quả, khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì vậy cũng đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp ở tình trạng tài chính xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp không bảo đảm đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ của mình, uy tín của doanh nghiệp thấp. Bảng 2.10 Các tỷ số về khả năng thanh toán Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số thanh khoản hiện thời 1,6 1,84 1,56 Tỷ số thanh khoản nhanh 1,05 1 0,98 Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,21 0,29 0,16 Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC Tỷ số thanh khoản hiện thời:Chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn nhƣ tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu và TSNH khác. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn hệ số này phải lớn hơn 1.Năm 2011 tỷ số này là 1,6 lần, năm 2012 tăng lên là 1,84 lần; năm 2013 giảm xuống 1,56 lần. Mặc dù vậy ta thấy đƣợc tỷ số này luôn lớn hơn 1 do đó doanh nghiệp luôn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH. Sở dĩ tỷ số này luôn lớn hơn 1 vì doanh nghiệp quản lý TSNH và nợ ngắn hạn theo trƣờng phái thận trọng nghĩa là doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán bằng lƣợng tiền mặt nắm giữ và các khoản phải thu khách hàng. Năm 2013 tỷ số này giảm xuống do doanh nghiệp vay nợ vốn từ bên ngoài. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán cao nhƣng khả năng linh hoạt về nguồn vốn bị hạn chế. Tỷ số thanh khoản nhanh:cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng TSNH (trừ hàng tồn kho) có thể huy động ngay để thanh toán.Chỉ tiêu này không cần phải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn có những khoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chƣa đến hạn chƣa có nhu cầu phải thanh toán ngay. Năm 2011 tỷ số thanh khoản nhanh của doanh nghiệp là 1,05; năm 2012 giảm xuống 1 và năm 2013 là 0,98. Qua các năm tỷ số này thƣờng lớn hơn hoặc bằng 1, do đó ta thấy đƣợc lƣợng vốn bằng tiền mặt của doanh nghiệp luôn bảo đảm cho việc thanh toán các khoản nợ. Thang Long University Library 42 Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn trả hay không. Hệ số khả năng thanh toán tức thời ≥ 1 thì doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán tức thời và ngƣợc lại khi < 1 thì doanh nghiệp không bảo đảm khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này qua các năm đều nhỏ hơn 1 do đó doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ đến hạn trả của mình. Doanh nghiệp cần phải chú ý để tăng khả năng thanh toán tức thời của mình trong tƣơng lai. 2.2.4.2 Tỷ số về khả năng quản lý nợ: Bảng 2.11 Các tỷ số về khả năng quản lý nợ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Lần 0,47 0,45 0,57 Tỷ số khả năng trả lãi Lần - - 2,71 Tỷ số khả năng trả nợ Lần - - 3,8 Tỷ số lợi nhuận giữ lại Lần 2 3,36 2 Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thƣờng gọi là tỷ số nợ, đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Các chủ nợ thƣờng thích doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp vì nhƣ vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn.Ngƣợc lại, các chủ doanh nghiệp thích tỷ số nợ cao vì họ muốn lợi nhuận tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp.Nhƣng nếu tỷ số nợ quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 0,47lần, năm 2012 giảm xuống còn 0,45 lầnvà năm 2013 tăng lên là 0,57lần. Từ các con số này ta thấy đƣợc doanh nghiệp đã sử dụng bao nhiêu đồng nợ trong việc góp vốn qua các năm. Vì doanh nghiệp ít vay nợ, chủ yếu là chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp và luôn giữ một lƣợng TSNH nhất định nên ta thấy đƣợc việc góp vốn bằng nợ của doanh nghiệp không cao. Từ đó cũng cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao. Tỷ số khả năng trả lãi: Tỷ số này phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh, cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp qua đó đánh giá khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp. Do năm 2011 và 2012 không phát sinh chi phí lãi vay nên tỷ số này bằng 0. Năm 2013 tỷ số này là 2,71lần, tỷ số này dƣơng nên doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán của mình. 43 Tỷ số khả năng trả nợ: phản ánh khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả nợ cả gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn nhƣ GVHB, khấu hao và lợi nhuận trƣớc thuế. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ. Năm 2011 và 2012 doanh nghiệp không vay nợ nên tỷ số này bằng 0.Năm 2013 phát sinh khoản nợ 7.818.050.971 đồng nên tỷ số này bằng 3,8lần.Từ đó ta thấy đƣợc mỗi đồng nợ gốc và lãi có 3,8 đồng có thể sử dụng để trả nợ. Do đó ta thấy đƣợc doanh nghiệp hoàn toàn có thể chi trả cho khoản nợ của mình, điều này làm uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ đƣợc đảm bảo. Tỷ số lợi nhuận giữ lại: đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ, do đó nó cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong tƣơng lai. Năm 2012 tỷ số này cao hơn 1,36 lần so với năm 2011, năm 2013 có giá trị bằng năm 2011. Qua 3 năm các giá trị này đều dƣơng cho thấy doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, mang lại lợi nhuận có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ, doanh nghiệp có thể tự chủ về tài chính. 2.2.4.3 Tỷ số về khả năng hoạt động: Nhóm tỷ số này đo lƣờng hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vào tài sản sẽ dẫn đến dƣ thừa tài sản và vốn hoạt động, làm cho dòng tiền tự do giảm. Ngƣợc lại, nếu đầu tƣ quá ít vào tài sản khiến cho doanh nghiệp không đủ tài sản để hoạt động, tổn hại đến khả năng sinh lời. Từ các chỉ tiêu về khả năng hoạt động doanh nghiệp sẽ tìm ra phƣơng án hợp lý để đầu tƣ vào tài sản. Vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số hoạt động tồn kho đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay đƣợc bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu và bình quân tồn kho của doanh nghiệp hết bao nhiêu ngày. Năm 2012 tỷ số này giảm 4,21 so với năm 2011, năm 2013 tăng 1.24 so với năm 2012. Năm 2011 bình quân hàng tồn kho quay đƣợc 8,77 vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu, trong năm 2012 và 2013 số vòng quay đã thấp hơn chứng tỏ lƣợng hàng bán ra của doanh nghiệp chậm hơn, hàng tồn kho bị ứ đọng. Số ngày tồn kho bình quân: cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày. Năm 2011 doanh nghiệp mất 41 ngày tồn kho, năm 2012 tăng lên thành 79 ngày và năm 2013 là 62 ngày. Số ngày tồn kho của doanh nghiệp năm 2012 tăng 38 ngày so với năm 2011, năm 2013 giảm 17 ngày so với năm 2012. Điều này cho thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp bán đƣợc ít hàng hơn, hàng tồn trong kho tăng lên. Doanh nghiệp nên cải thiện tỷ số này để tình hình doanh thu đƣợc cải thiện. Thang Long University Library 44 Bảng 2.12. Các tỷ số về khả năng hoạt động Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vòng quay hàng tồn kho vòng 8,77 4,56 5,8 Số ngày tồn kho bình quân ngày 41 79 62 Vòng quay các khoản phải thu vòng 7,61 7,14 5,37 Kỳ thu tiền bình quân ngày 47 50 67 Chu kỳ kinh doanh ngày 88 129 129 Vòng quay tiền vòng 26 25 43 Vòng quay tài sản ngắn hạn Đồng 3,87 2,63 2,69 Vòng quay tài sản dài hạn Đồng 11,9 12,6 21,4 Vòng quay tổng tài sản Đồng 2,9 2,2 2,4 Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC Vòng quay các khoản phải thu:Vòng quay các khoản phải thu đo lƣờng mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng tín dụng thƣơng mại (cho khách hàng mua chịu) và khả năng thu hồi nợ. Chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Năm 2011 vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp là 7,61; năm 2012 là 7,14; năm 2013 là 5,37. Chỉ tiêu này qua các năm hơi thấp sẽ làm ảnh hƣởng đến doanh thu, doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chính sách tín dụng của mình và tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả hơn. Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu, bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi đƣợc khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngƣợc lại. Năm 2012 tỷ số này tăng 3 ngày so với năm 2011, năm 2013 tăng 17 ngày so với năm 2012.Doanh nghiệp nên rút ngắn tỷ số này để vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng quá lâu, để doanh nghiệp có thể thu hồi vốn kịp thời cho các hoạt động của mình cũng nhƣ có thể tự chủ hơn về tài chính. Chu kỳ kinh doanh: Công thức này thể hiện thời gian từ khi đầu tƣ tiền vào hàng tồn kho cho đến khi thu đƣợc tiền về. Công thức này cũng thể hiện một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày. Năm 2012 và 2013 một chu kỳ kinh doanh hết 129 ngày tăng 41 ngày so với năm 2011. Nhƣ vậy ta thấy đƣợc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp mất nhiều ngày hơn nghĩa là thời gian thu đƣợc tiền đầu tƣ vào kho của doanh nghiệp cũng tăng lên. Doanh nghiệp nên cân nhắc việc rút ngắn chỉ tiêu này để tăng hiệu quả kinh doanh. Vòng quay tiền: Vòng quay tiền cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Chỉ tiêu này chobiết bình quân tiền và các loại tài sản tƣơng đƣơng tiền quay đƣợc bao nhiêu 45 vòng trong năm để tạo ra doanh thu. Năm 2011 và 2012 vòng quay tiền lần lƣợt là 26 và 25 vòng, cho thấy khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là khá chậm. Nhƣng đến năm 2013 tăng lên là 43 vòng do thời gian thu tiền trung bình và thời gian quay vòng hàng lƣu kho của doanh nghiệp đƣợc cải thiện. Doanh nghiệp đã thay đổi chính sách bán hàng chịu cho khách hàng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho. Vòng quay tài sản ngắn hạn: Vòng quay tài sản ngắn hạn phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.Năm 2011 một đồng TSNH của doanh nghiệp tạo ra 3,87 đồng doanh thu nhƣng lại giảm xuống trong năm 2012 và 2013. Doanh nghiệp nên xem xét lại chính sách quản lý TSNH của mình, cải thiện để tạo ra mức doanh thu cao hơn. Doanh nghiệp nên đầu tƣ thêm vào TSCĐ để tăng quy mô sản xuất cũng nhƣ có những chính sách bán hàng phù hợp, thu hút nhiều khách hàng hơn, cải thiện chất lƣợng dịch vụ, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp. Vòng quay tài sản dài hạn: đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhƣ máy móc, thiết bị và nhà xƣởng. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2011 tỷ số này cho thấy một đồng TSDH tạo ra đƣợc 11,9 đồng doanh thu, qua 3 năm thì tỷ số này đã tăng lên chứng tỏ đƣợc hiệu quả sử dụng TSDH của doanh nghiệp đã tốt hơn. Và TSDH góp phần tạo ra doanh thu nhiều hơn TSNH. Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay tổng tài sản đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt là tài sản ngắn hạn hay tài sản cố định. Tỷ số vòng quaytổng tài sản cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Trong giai đoạn 2011 – 2013 tỷ số này không cao, năm 2011 mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra 2,9 đồng doanh thu. Trong năm 2012, 2013 tỷ số này giảm nhẹ xuống còn 2,2 và 2,4 đồng.Nguyên nhân dẫn đến tỷ số này giảm là do doanh nghiệp không đầu tƣ thêm vào TSCĐ mà chủ yếu là TSNH nhƣ tiền, các khoản phải thu, trong khi đó doanh thu lại không cao qua 3 năm. Do đó ta thấy đƣợc việc tạo ra doanh thu từ tài sản của doanh nghiệp là không nhiều, chƣa có hiệu quả. 2.2.4.4 Tỷ số về khả năng sinh lời: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.Năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra đƣợc 10,55 đồng lợi nhuận. Năm 2012, 2013 đã giảm xuống lần lƣợt là 7,6 đồng và 4,49 đồng.Tỷ số này giảm dần qua các năm là do doanh thu của năm 2012, 2013 tăng lên đồng thời lợi nhuận sau thuế lại giảm đi. Thang Long University Library 46 Bảng 2.13 Các tỷ số về khả năng sinh lời Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (%) 10,55 7,6 4,49 Tỷ số sức sinh lời căn bản (%) 41,12 22,05 14,3 ROA (%) 30,84 16,54 10,73 ROE (%) 58,25 29,96 24,74 Tỷ số tăng trƣởng bền vững 1,17 1 0,49 Nguồn: Số liệu tính toán từ BCTC Tỷ số sức sinh lời căn bản: Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi của doanh nghiệp.Tỷ số cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi.Qua 3 năm ta thấy đƣợc sức sinh lời căn bản giảm dần, năm 2011 là 41,12%, năm 2012 là 22,05%, năm 2013 là 14,3%. Tỷ số này giảm qua 3 năm cho thấy doanh nghiệp quản lý tài sản không hiệu quả cần phải cải thiện. ROA:cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Qua 3 năm tỷ số ROA giảm dần, năm 2011 ROA đạt 30,84 đồng, cứ 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra đƣợc 30,84 đồng lợi nhuận. Năm 2012 giảm xuống còn 16,54 đồng, năm 2013 là 10,73 đồng. Tỷ số này giảm qua các năm chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp chƣa hiệu quả. Doanh nghiệp cần thay đổichính sách quản lý tài sản để cải thiệntỷ số này, thu hút các cổ đông đầu tƣ vào doanh nghiệp. ROE:cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Tỷ số này càng lớn, sức sinh lời của VCSH càng cao, hiệu quả kinh doanh cao và ngƣợc lại, tỷ số này nhỏ thì khả năng sinh lời của VCSH càng thấp, hiệu quả kinh doanh càng thấp. Cũng giống nhƣ ROA, chỉ tiêu ROE cũng giảm qua từng năm, năm 2011 tỷ số này đạt mức cao nhất trong 3 năm là 58,25 đồng, năm 2012 và 2013 giảm xuống lần lƣợt là 29,96 đồng và 24,74 đồng. Ta thấy rằng qua 3 năm sức sinh lời của VCSH không cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Doanh nghiệp cần ổn định lại vốn đầu tƣ của chủ sở hữu và vốn vay để nâng cao hiệu quả của VCSH. Tỷ số tăng trưởng bền vững:đánh giá khả năng tăng trƣởng của vốn chủ sở hữu thông qua tích lũy lợi nhuận và cho biết tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt đƣợc nếu không tăng vốn chủ sở hữu. Tỷ số tăng trƣởng bền vững của doanh nghiệp qua 3 năm là không cao thậm chí còn giảm dần, năm 2011 tỷ số này đạt 1,17, giảm xuống con 1 vào năm tiếp theo và 0,49 trong năm 2013. Do đó ta thấy đƣợc khả năng tăng trƣởng của VCSH thấp và lợi 47 nhuận cao nhất doanh nghiệp có thể đạt đƣợc chỉ là 1,17 đồng nếu không tăng VCSH. Doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để gia tăng lợi nhuận giữ lại mà không tăng vốn đầu tƣ của chủ sở hữu. 2.2.4.5 Phân tích điểm hòa vốn: Bảng 2.14 Các chỉ tiêu tính điểm hòa vốn Đơn vị tính: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu 26.458.142.085 26.952.356.600 36.613.354.080 Tổng chi phí 24.977.723.238 27.546.573.346 35.160.509.266 Chi phí cố định 3.201.678.665 4.115.451.709 3.215.908.362 - Chi phí khấu hao 103.301.780 526.892.135 950.482.490 - Định phí sản xuất chung khác 1.852.662.763 2.064.231.589 592.613.872 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.245.714.122 1.524.327.985 1.672.812.000 Chi phí biến đổi 21.776.044.573 23.431.121.637 31.944.600.904 - Chi phí sản xuất 20.788.524.572 21.565.792.526 29.667.442.072 - Chi phí bán hàng 987.520.001 1.056.720.546 2.277.158.832 Doanh thu hòa vốn 8.103.261.609 11.787.548.359 28.547.794.752 Doanh thu từ hđkd 26.458.142.085 26.952.356.600 36.613.354.080 Nguồn: phòng Kế toán Từ bảng số liệu trên ta thấy đƣợc: Ta thấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2012 tăng không nhiều do doanh nghiệp mới thành lập, chính sách quản lý chƣa mang lại hiệu quả lớn, đến năm 2013 đã tăng lên đáng kể do doanh nghiệp đã cải thiện đƣợc chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ và quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Chi phí cố định của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí biến đổi vì là doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nên chi phí cố định của công ty luôn ở mức cao hơn. Chi phí biến đổi thấp hơn chi phí cố định nhƣng có xu hƣớng tăng dần qua các năm cho thấy doanh nghiệp đã hoạt động ngày càng hiệu quả. Doanh thu hòa vốn (SBE) của giai đoạn 2012 – 2013 lần lƣợt là 5.031.829.314 đồng, 11.787.548.359đồng và 28.547.794.752 đồng. Doanh thu hòa vốn là mức doanh số mà doanh nghiệp thu đƣợc chỉ đủ bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh. Doanh thu hòa vốn năm 2013 tăng cao hơn 2 năm trƣớc là do chi phí cố định và chi phí biến đổi tăng . Trên thực tế doanh thu đạt đƣơc từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là: năm 2011 đạt 26.458.142.085 đồng lớn hơn mức SBE năm 2011 là 18.354.880.475 đồng. Năm 2012 đạt 26.952.356.600 đồng lớn hơn mức SBE năm 2012 là 15.164.808.240 Thang Long University Library 48 đồng. Năm 2013 là 36.613.354.080 đồng lớn hơn SBE cùng năm là 8.065.559.327 đồng. Nhƣ vậy ta thấy đƣợc doanh số mà doanh nghiệp đạt đƣợc qua các năm luôn đủ bù đắp cho chi phí bỏ ra. 2.2.5 Nhận xét về tình hình tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 2.2.5.1 Những hiệu quả đạt được: - Mặc dù các khoản mục nợ phải trả của doanh nghiệp tăng qua từng năm nhƣng các khoản vay và nợ ngắn hạn hầu nhƣ không có. Do vậy doanh nghiệp có khả năng tự tài trợ bằng vốn tự có là tƣơng đối tốt. - Doanh nghiệp mới thành lập chƣa lâu nhƣng luôn tìm kiếm và mở rộng quy mô, từng bƣớc củng cố vị trí trên thị trƣờng nên làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng lên theo từng năm. - Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc đảm bảo vì lƣợng TSNH luôn lớn hơn nợ ngắn hạn, thông qua các tỷ số về khả năng thanh toán cũng cho thấy điều đó. Điều này cũng cho thấy doanh nghiệp có thể trang trải bằng vốn tự có không phải vay mƣợn từ các nguồn bên ngoài. 2.2.5.2 Hạn chế: - Doanh nghiệp sử dụng chính sách nới lỏng tín dụng dù thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn nhƣng nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng dẫn đến mất các cơ hội đầu tƣ tài chính. Doanh nghiệp nên xem xét lại chính sách thu hồi nợ để làm giảm rủi ro và tăng cơ hội đầu tƣ của doanh nghiệp. - Mặc dù doanh nghiệp thanh toán trƣớc cho ngƣời bán các khoản tiền hàng và đảm bảo đƣợc uy tín của doanh nghiệp nhƣng thanh toán trƣớc cho ngƣời bán cũng mang lại rủi ro vì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Do đó doanh nghiệp nên cân nhắc để tránh việc vốn bị chiếm dụngvà phát sinh các khoản nợ khó đòi. - GVHB của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao, doanh nghiệpnên tìm kiếm nhà cung cấp khác để giảm khoản mục này cũng nhƣ đảm bảo chất lƣợng các sản phẩm đầu ra mà doanh nghiệp tự sản xuất. Mặc dù vậy cũng cần phải xem xét tới chất lƣợng hàng hóa nếu thay đổi nhà cung cấp để tránh giảm uy tín với các khách hàng hiện có của doanh nghiệp cũng nhƣ những khách hàng tiềm năng. - Hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Dự trữ hàng tồn kho có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất đƣợc liên tục và đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, dự trữ nhiều hàng tồn kho cũng sẽ làm tăng các chi phí liên quan đến việc dự trữ, do đó doanh nghiệp nên cân nhắc việc quản lý kho sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. - Doanh nghiệp nên đầu tƣ thêm vào TSCĐ phục vụ cho việc sản xuất để nâng cao năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm và doanh thu từ đó cũng đƣợc cải thiện. 49 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT KÍNH AN TOÀN 3.1 Những khó khăn, thuận lợi tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 3.1.1. Thuận lợi: -Theo số liệu của Hiệp hội kính xây dựng Việt nam (Vieglass), nhu cầu kính xây dựng đang tăng mạnh, trung bình 8 - 10% mỗi năm, dự báo đến năm 2016 cả nƣớc sẽ cần 180 triệu mét vuông quy tiêu chuẩn/năm. -Doanh nghiệp mới thành lập chƣa lâu nên số lƣợng nhân sự ít, bộ máy của doanh nghiệp cũng linh hoạt, dễ xử lý hơn các công ty lớn. - Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động, đầy nhiệt huyết. 3.1.2. Khó khăn: - Kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn tại một số quốc gia, nhất là khu vực châu Âu dẫn đến kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại và công nghiệp cũng nhƣ xuất khẩu của khu vực đồng EURO bị ảnh hƣởng mạnh bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế giữa các nƣớc trong khu vực. Ở trong nƣớc, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hƣớng tích cực. Tuy nhiên, tổng cầu của nền kinh tế tăng chậm, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, tồn kho hàng hóa vẫn ở mức cao. Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng phần nào đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cƣ cả nƣớc. - Doanh nghiệp cổ phần sản xuất kính an toàn là một doanh nghiệp mới thành lập chƣa lâu, còn non trẻ, chƣa có chỗ đứng vững chắc trên thị trƣờng, thiếu kinh nghiệm và khách hàng còn khan hiếm. - Đội ngũ nhân viên tuy trẻ trung và nhiệt huyết nhƣng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn chƣa cao. - Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài giá cả phải chăng, chất lƣợng bảo đảm, uy tín để giảm chi phí sản xuất nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng đầu ra của sản phẩm. 3.2 Mục tiêu và định hƣớng phát triển của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 3.2.1 Mục tiêu: - Trong những năm tới, doanh nghiệp phấn đấu đạt doanh thu 40 đến 50 tỉ, lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên 3 đến 4 tỉ một năm. Vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng kính xây dựng đƣợc cải thiện. - Thêm các khách hàng tiềm năng, trung thành đến với doanh nghiệp. - Mở rộng sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm với giá cả hợp lý. - Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trung thành, tận tụy và có chuyên môn cao. Thang Long University Library 50 3.2.2 Định hướng - Thiết lập bộ máy quản lý, điều hành vững chắc. - Doanh nghiệp nên đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa, giảm hàng hóa và nguyên vật liệu tồn kho giá cao. Xem xét thận trọng các chính sách quản lý, kế hoạch đầu tƣ hiện tại và trong thời gian tới. - Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Đƣa nhân viên đi đào tạo dù mất một khoản chi phí nhất định nhƣng mang lại cho doanh nghiệp trong tƣơng lai một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, giỏi chuyên môn hơn. - Tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm đến khách hàng, nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ quy mô dịch vụ, hàng bán. Giảm chi phí sản xuất nhƣng chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm luôn đƣợc đảm bảo, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm qua đó nâng cao hơn nữa vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng. 3.3 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần sản xuất kính an toàn 3.3.1 Quản lý hàng tồn kho: Trong giai đoạn 2011 – 2013, hàng tồn kho của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản và tăng dần qua từng năm. Năm 2011 tỷ trọng hàng tồn kho là 26% trên tổng tài sản, năm 2012 là 38% và năm 2013 là 33%.Để quản lý hàng tồn kho đƣợc tốt hơn, doanh nghiệp nên: - Giảm giá bán hàng tồn kho. Đây là cách để doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh chóng, chấp nhận một khoản thiệt hại để giải quyết hàng tồn kho. - Thực hiện các chính sách khuyến mãi, chiết khấu ƣu đãi cho khách hàng. Đổi mới các phƣơng thức bán hàng. Quảng bá hình ảnh của sản phẩm tới ngƣời tiêu dùng. - Dự trữ mức nguyên vật liệu hợp lý, vừa đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC để có thể quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Mô hình ABC ( The ABC Inventory Method ) Mô hình ABC quản lý hàng tồn kho trên cơ sở áp dụng mức độ quản lý khác nhau với các nhóm hàng có giá trị cao hay thấp khác nhau, phân loại hàng tồn kho theo giá trị đầu tƣ. Việc chia hàng lƣu kho thành nhiều nhóm giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý tốt các loại hàng hóa trong kho, tập trung vào nhóm cần sự kiểm soát hiệu quả nhất. Ví dụ: Mô hình ABC ( The ABC Inventory Method ) Doanh nghiệp đang dự trữ 10.000 đơn vị hàng trong kho với giá trị là 2 tỷ đồng, giá trị đầu tƣ từ cao đến thấp và chia làm 3 nhóm: A (cao), B (trung bình), C (thấp). Nhóm A chỉ chiếm 1000 đơn vị hàng nhƣng giá trị đầu tƣ chiếm 50% là 1 tỷ, nhóm B chiếm 4000 đơn vị hàng với giá trị đầu tƣ chiếm 35%. Nhóm C chiếm số lƣợng nhiều nhất là 51 5000 đơn vị với giá trị đầu tƣ là 15%. Từ đó ta thấy đƣợc nhóm A có giá trị cao nhất, doanh nghiệp nên kiểm kê thƣờng xuyên để tránh mất mát, với nhóm B thì sẽ là định kỳ nhƣ hàng tháng và nhóm C thì ít hơn nhóm B, có thể là hàng quý. Bảng 3.1 Phân loại hàng tồn kho Nhóm Số lƣợng (kg) Tỷ trọng tồn kho (%) Giá trị đầu tƣ (tỷ đồng) Tỷ trọng giá trị đầu tƣ (%) A 1.000 10 1 50 B 4.000 40 0,7 35 C 5.000 50 0,3 15 Tổng 10.000 100 2 100 Nguồn: phòng Kỹ thuật Sơ đồ 3.1 Mô hình ABC 3.3.2 Giảm khoản phải thu: Ngoài hàng tồn kho thì tỷ trọng các khoản phải thu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 – 2013 là tƣơng đối cao. Năm 2011 khoản phải thu chiếm 38% tổng tài sản, năm 2012 giảm xuống 30% và năm 2013 là 44%. Để giảm các khoản phải thu, tránh để vốn bị chiếm dụng và phát sinh các khoản nợ khó đòi doanh nghiệp có thể: - Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi các khoản nợ bằng các hình thức nhƣ chiết khấu thanh toán, để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền cho doanh nghiệp. - Doanh nghiệp cần có chế độ khen thƣởng cho cán bộ công nhân viên thu đòi công nợ, mức thƣởng tính trên số tiền thu đòi đƣợc để khuyến khích nhân viên tích cực hơn. Giá trị tích lũy (đồng) 0 50% % 35% % loại tồn kho 10% % 40% % 50% % 15% Nhóm A Nhóm B Nhóm C Thang Long University Library 52 - Quy định rõ điều kiện thanh toán và thời gian thanh toán với khách hàng ngay khi ký hợp đồng để tránh tình trạng chậm chi trả tiền. - Thay đổi chính sách bán hàng cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, cân nhắc các hình thức thanh toán, thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu, phù hợp. - Phân tích uy tín của khách hàng trƣớc khi quyết định có nên bán hàng theo phƣơng thức nào cho khách hàng đó. Ví dụ: phân tích uy tín khách hàng Sơ đồ 3.2 Quy trình đánh giá uy tín khách hàng Khách hàng của doanh nghiệp có thể là các cá nhân hoặc là các doanh nghiệp khác. Trƣớc khi có quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần phải chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng để tránh rủi ro.Để đánh giá uy tín khách hàng ta sử dụng phƣơng pháp tính điểm tín dụng. Tính điểm tín dụng có thểdựa trên các yếu tố tài chính (tỷ số tài chính) và các yếu tố phi tài chính (số năm hoạt động, trình độ học vấn,..) của khách hàng. Bảng 3.2 Bảng tính điểm tín dụng Biến số Trọng số Điểm tín dụng Nhóm rủi ro Khả năng thanh toán lãi 4 >47 1 Khả năng thanh toán nhanh 11 40 - 47 2 Số năm hoạt động 1 32 – 39 3 24 - 31 4 < 24 5 Nguồn: phòng kinh doanh Điểm tín dụng = 4* Khả năng thanh toán lãi + 11* Khả năng thanh toán nhanh + 1* Số năm hoạt động Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính và phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. Nhóm rủi ro 1 có khả năng thanh toán cao và rủi ro thấp nhất, nhóm 2 có khả năng thanh toán ở mức khá, rủi ro trung bình. Nhóm 3 khả năng thanh toán trung bình, rủi Nguồn thông tin khách hàng: - Báo cáo tài chính - Báo cáo xếp hạng tín dụng - Kiểm tra của ngân hàng - Kiểm tra thƣơng mại Đánh giá uy tín khách hàng Có uy tín Quyết định bán chịu có Từ chối bán chịu không 53 ro ở mức trung bình. Nhóm 4 khả năng thanh toán kém và rủi ro cao. Và nhóm 5 thì mức độ rủi ro là cao nhất và khả năng thanh toán là yếu nhất. Sau khi đã chấm điểm tín dụng ta phân loại khách hàng vào cácnhóm rủi ro rồi từ đó có những quyết định bán hàng phù hợp cho từng nhóm khách hàng. Bảng 3.3 Bảng phân nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro Nhóm rủi ro Tỷ lệ doanh thu không thu hồi đƣợc ƣớc tính (%) Tỷ lệ khách hàng thuộc nhóm rủi ro 1 0 - 1 35 2 1 – 21/2 30 3 21/2 - 4 20 4 4 - 6 10 5 >6 5 Nguồn: phòng kinh doanh Các doanh nghiệp khách hàng ở nhóm 1 có thể mở tín dụng mà không cần phải xem xét nhiều, vị thế của nhóm có thể xem xét lại mỗi năm một lần vì rủi ro của nhóm không cao và khả năng thanh toán tốt. Các doanh nghiệp ở nhóm 2 có thể đƣợc cung cấp tín dụng trong giới hạn nhất định và xem xét lại vị thế mỗi năm hai lần vì rủi ro và khả năng thanh toán của nhóm không bằng nhóm 1. Tƣơng tự nhƣ vậy với các nhóm còn lại, nhóm 3 và 4 có thể cấp tín dụng trong thời hạn nhất định và đánh giá lại vị thế mỗi năm 3-4 lần. Đối với nhóm 5, để giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng thanh toán tiền ngay. Yêu cầu tín dụng với các nhóm khách hàng khác nhau sẽ không giống nhau. Khi phân nhóm cần phải phân chính xác. Thang Long University Library 54 KẾT LUẬN Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đều phải cố gắng khắc phục nhƣợc điểm và cải thiện mình để tồn tại và phát triển. Công ty cổ phần sản xuất kính an toàn cũng vậy. Dù công ty đã thành lập đƣợc 3 năm nhƣng cũng gặp không ít khó khăn từ các đối thủ cạnh tranh và thị trƣờng. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn cũng phần nào cho ta thấy đƣợc những khó khăn đó, rồi từ đó đƣa ra những biện pháp thích hợp để cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ khả năng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh những khó khăn đang gặp phải thì công ty cũng đã đạt đƣợc những thành quả nhất định nhƣ hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận, khả năng tự chủ tài chính tƣơng đối ổn định. Phân tích báo cáo tài chính là một việc làm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nhận thức đƣợc điều này nên công ty cổ phần sản xuất kính an toàn cũng dần hoàn thiện công tác lập và phân tích báo cáo tài chính của mình. 55 PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2011. 2. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2012. 3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ năm 2013. Thang Long University Library 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phân tích tài chính doanh nghiệp của ThS. Ngô Kim Phƣợng, TS. Lê Thị Thanh Hà, ThS. Lê Mạnh Hƣng, ThS. Lê Hoàng Vinh – Trƣờng đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính năm 2011 của PGS. TS. Nguyễn Năng Phúc – Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, khoa Kế toán. 3. Tài chính doanh nghiệp căn bản 1 (Lý thuyết, bài tập và bài giải) của TS. Nguyễn Minh Kiều – Trƣờng Đại học mở TP. HCM và chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 4. Các trang web: www.doanhnhanhanoi.net www.ketoanthucte.com www.webketoan.vn www.baoxaydung.com.vn www.vieglass.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17139_7195.pdf
Luận văn liên quan