MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1:PHÂN TÍCH VĨ MÔ5
1.1Phân tích vĩ mô thế giới5
1.1.1Kinh tế thế giới sau khủng hoảng. 5
1.1.2Kinh tế thế giới năm 2010. 7
1.1.3Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới9
1.2Phân tích vĩ mô Việt Nam . 11
1.2.1Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL11
1.2.1.1Môi trường chính trị - luật pháp (Political). 11
1.2.2Môi trường kinh tế (Economics). 13
1.2.2.1Môi trường văn hoá xã hội (Sociocultrural). 20
1.2.2.2Môi trường công nghệ (Technological). 21
1.2.3Thị trường chứng khoán Việt Nam22
Chương 2:PHÂN TÍCH NGÀNH25
2.1Nhận xét chung. 25
2.2Ngành mía đường. 26
2.2.1Giới thiệu chung và lý do lựa chọn. 26
2.2.2Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay. 28
2.2.3Phân tích SWOT đối với ngành mía đường. 29
2.2.3.1Thế mạnh. 29
2.2.3.2Cơ hội30
2.2.3.3Điểm yếu. 30
2.2.3.4Thách thức. 31
2.2.4Nhận định đầu tư. 31
2.3Ngành Vật liệu và xây dựng. 32
2.3.1Giới thiệu chung và lý do lựa chọn. 32
2.3.1.1Giới thiệu chung. 32
2.3.1.2Lý do lựa chọn. 33
2.3.2Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng. 34
2.3.2.1Thế mạnh (Strength). 34
2.3.2.2Điểm yếu (Weakness). 35
2.3.2.3Cơ hội (Opportunities). 37
2.3.2.4Thách thức ( Threat). 38
2.3.3Nhận định đầu tư. 38
Chương 3:PHÂN TÍCH CÔNG TY40
3.1Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. 40
3.1.1Giới thiệu chung về công ty. 40
3.1.2Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO)44
3.1.2.1Ưu thế của nhà cung cấp. 44
3.1.2.2Ưu thế của khách hàng. 45
3.1.2.3Áp lực từ đối thủ cạnh tranh. 45
3.1.2.4Ưu thế của người mới gia nhập. 45
3.1.2.5Tác động của Chính Phủ. 45
3.1.3Phân tích tài chính. 46
3.1.3.1Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm46
3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính. 47
3.1.4Triển vọng tăng trưởng của công ty. 49
3.2Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới50
(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE). 50
3.2.1Giới thiệu chung về công ty. 51
3.2.2Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới53
3.2.2.1Ưu thế của nhà cung cấp. 53
3.2.2.2Ưu thế của khách hàng. 54
3.2.2.3Áp lực từ đối thủ cạnh tranh. 54
3.2.2.4Ưu thế của người mới gia nhập. 55
3.2.2.5Tác động của Chính Phủ. 55
3.2.3Phân tích tài chính công ty. 55
3.2.3.1Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm55
3.2.3.2Phân tích các chỉ tiêu tài chính. 57
3.2.4Triển vọng tăng trưởng của công ty. 59
Chương 4:PHẦN TÍNH TOÁN60
4.1Đo lương khả năng sinh lợi60
4.2Đo lường rủi ro. 61
Chương 5:ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ62
Chương 6:ÁP DỤNG THỰC TẾ64
KẾT LUẬN 68
PHỤ LỤC 69
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi Việt Nam tiến hành đường lối đổi mới kinh tế vào năm 1986, sau hơn 20 năm, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến chuyển quan trọng. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khó khăn, nghèo đói và bắt đầu những bước phát triển vượt bậc trên mọi phương diện kinh tế, xã hội, thương mại và quan hệ quốc tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã mở ra ngày càng nhiều những cơ hội đầu tư. Thị trường Việt Nam hiện nay đã và đang cung cấp nhiều kênh đầu tư sinh lợi: thị trường vàng, thị trường bất động sản hoặc cũng có thể gửi tiết kiệm ngân hàng. Và không thể không nhắc đến một kênh đầu tư hết sức quan trọng - Thị trường chứng khoán.
Ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự ra đời này của TTCKVN đánh một dấu mốc quan trọng cho giới đầu tư trong nước. Ngày 29/05/2006, Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, luật này ra đời đã tạo được môi trường pháp lý cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đến thời điểm này, đã có 109 mã CK niêm yết tại HOSE và 97 mã CK niêm yết tại HNX.
Năm 2010, khủng hoảng tài chính đã được đẩy lùi và nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi, với chức năng như là “phong vũ biểu” của nền kinh tế, TTCKVN đang có những bước chuyển biến tích cực và hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư.
Với mỗi nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng luôn là tối đa hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư của mình. Vậy đầu tư như thế nào để mang lại lợi ích cao nhất ? Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong mọi trường hợp. Giải quyết bài toán này là cả một quá trình từ việc cân nhắc, phân tích, lựa chọn và quản lý danh mục đầu tư.
Bằng những kiến thức đã được học và tham khảo thực tế, thông qua quá trình phân tích và tìm hiểu, với những nguồn lực hiện có của mình chúng tôi quyết định đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán.
Bạn sẽ làm gì với 100 triệu đồng có trong tay ? Mua vàng, Bất động sản, Chứng khoán hay gửi tiết kiệm ?
Hãy tham khảo mô hình đầu tư của nhóm chúng tôi !
71 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4591 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đầu tư chứng khoán - Quản trị danh mục đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
)
Ngành mía đường là một phân ngành thuộc ngành lương thực thực phẩm. Tuy chưa phải là ngành thế mạnh của Việt Nam nhưng sản phẩm của nó là mặt hàng thiết yếu vì vậy tầm ảnh hưởng của nó là không thể chối bỏ. Trong tất cả các cổ phiếu thuộc ngành mía đường có ở bảng dưới đây. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ( Thanh Hóa) là nổi bật hơn cả.
Bảng 5 : Thống kê cổ phiếu cùng ngành mía đường trên sàn HOSE (năm 2010)
STT
Mã CK
Vốn thị trường ( tỷ)
EPS
P/E
ROA
ROE
1
LSS
1,101
7,775
4.7
21%
31%
2
SBT
1,822
2,549
5.1
20%
21%
3
SEC
408
5,052
5.6
18%
34%
4
BHS
338
6,914
5.0
11%
28%
5
NHS
645
9,802
4.3
20%
32%
Trung bình ngành
4,314
6418
4.9
18%
29.2%
Nguồn : số liệu tổng hợp từ
Với các mức tăng trưởng ROA, ROE hợp lý. Mức EPS hấp dẫn, P/E thấp hơn so với trung bình ngành. Và có mức vốn hóa thị trường lớn. LSS hiện nay thực sự là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành mía đường. Cổ phiếu của nó rất đáng được quan tâm
Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiền thân là nhà máy đường Lam Sơn, thành lập năm 1980. Năm 1999 công ty hoạt động theo mô hình cổ phần. Công ty hiện đang giao dịch trên sàn HoSE với vốn điều lệ 300 tỷ đồng, thuộc nhóm ngành mía đường
Ø Lĩnh vực kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh chính của LSS là sản xuất đường bao gồm đường tinh luyện, đường kính trắng, đường vàng tinh khiết (Đường chiếm khoảng 78% trong cơ cấu doanh thu của công ty). Sản xuất cồn từ sản phẩm phụ mật rỉ trong quá trình ép mía. cồn( chiếm 16% trong cơ cấu doanh thu)
Biểu đồ 6 : Cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Nguồn: Tổng cục thống kê
Ngoài ra còn có những hoạt động kinh doanh khác như:
+ Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu;
+ Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm;
+Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy bao bì carton,
+ Kinh doanh thương mại, khách sạn ăn uống;
+ Xuất nhập khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh;
+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê; Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn)
+ Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp
Đối với các loại sản phẩm chính như đường, cồn..Tuy chỉ đứng thứ 3 về công suất, nhưng LSS là doanh nghiệp cung cấp đường lớn nhất Việt Nam, với sản lượng sản xuất chiếm 10% thị trường mía đường nội địa, sử dụng tới 7,000 tấn mía nguyên liệu/ngày. Hiện LSS có 2 nhà máy sản xuất đường, 2 nhà máy sản xuất cồn với công suất 27 triệu lít/năm
Không những thế, công ty trong những nằm gần đây đã chú trọng đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực, địa bàn và ngành nghề kinh doanh, phân bổ nguồn vốn để đầu tư cho các dự án lớn. Các dự án lớn mà công ty đã tham gia :
Dự án đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy đường số 2 từ 4.000 lên 7.500 tấn mía/ngày: Tổng mức đầu tư dự kiến là 650 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến: 2010 - 2011. Số tiền giải ngân trong năm 2010 là 320 tỷ đồng. Kế hoạch trong tháng 5/2010 sẽ hoàn thành lập dự án và trình duyệt, tháng 6/2010 lựa chọn đối tác ký hợp đồng cung cấp thiết bị, công nghệ.
Dự án xây dựng khách sạn đa năng Lam Sơn tại thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa): Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng, khởi công vào đầu tháng 09/2010. Dự án này sẽ hoàn tất sau một năm thi công và bắt đầu khai thác vào dịp khai trương mùa du lịch Sầm Sơn năm 2011. Số tiền giải ngân năm 2010 là 30 tỷ đồng.
Ø Môi trường bên ngoài (thể hiện những cơ hội và thách thức của công ty)
Do hoạt động trong nhóm ngành mía đường, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn có được những thuận lợi của ngành như
Cầu lớn hơn cung: Như đã đề cập ở phần trước, nhu cầu tiêu thụ đường của Việt Nam khoảng trên 1,3 triệu tấn/năm trong khi tổng lượng đường sản xuất của các công ty đường tại Việt Nam chỉ khoảng 1,2 triệu tấn/năm. Do vậy không phải lo lắng nhiều về đầu ra
Cơ cấu tiêu dùng đường thuộc về cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Hiện nay đường được tiêu dùng trực tiếp bởi người tiêu dùng (chiếm khoảng 40%) và tiêu dùng gián tiếp bởi các công ty chế biến thực phẩm có sử dụng đường (chủ yếu là các công ty sản xuất bánh kẹo, nước ngọt - chiếm khoảng 60%).
Không những chỉ chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh chính của ngành,công ty còn tham gia đa dạng hóa kinh doanh, tham gia đầu tư vào các dự án lớn nên cơ hội tăng trưởng là rất cao. Thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2010 - 2015, LSS đã ký thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PV Oil, thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, Công ty CP "Tổng công ty Công nghệ sinh học" và Công ty CP "Zarubezhneft" Liên Bang Nga thành lập Công ty liên doanh "Công nghệ Sinh Học Việt Nam" để thực hiện dự án xây dựng Nhà máy sản xuất BioButanol và các sản phẩm từ nguyên liệu Xenlulo tại Thanh Hóa, công suất dự kiến 100.000 tấn/năm. Theo như thỏa thuận, phía Việt Nam sẽ góp 51% vốn, trong đó LSS góp 30%; Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty Dầu Việt Nam - PV Oil góp 21%; phía đối tác Liên Bang Nga góp 49%. Đây là một dự án khá lớn có sự đầu tư của cả nước ngoài lẫn Việt Nam, nếu dự án hoàn thành thì LSS sẽ có thêm nguồn lợi lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít những trở ngại.
Ngành đường Việt Nam đang được hưởng lợi do sự bảo hộ của Nhà nước bằng công cụ hạn ngạch và thuế quan. Tuy vậy, LSS và các công ty đường trong nước vẫn chịu sự cạnh tranh từ đường Thái Lan nhập lậu qua biên giới phía nam. Đường nhập lậu vào nhiều sẽ làm cho Công ty phải giảm giá bán và ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
Ø Môi trường bên trong (thể hiện nguồn lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lực phi tài chính của công ty)
- Nguồn lực tài chính
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133 QĐ/TTg ngày 23 tháng 12 năm 1999 của Thủ Tướng Chính phủ với vốn điều lệ là 150 tỷ đồng. Công ty chính thức giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM vào ngày 09/01/2008 với mã chứng khoán là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE, cổ phiếu LSS luôn ở vị trí hàng đầu trong ngành mía đường và được đánh giá là một trong số những cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tại 31/12/2009 là 672 tỷ đồng chiếm 67,30% tổng nguồn vốn; so với tài sản dài hạn là 413 tỷ đồng gấp 1,63 lần. Điều này cho thấy Công ty có khả năng độc lập cao về tài chính; không bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho các tài sản dài hạn.
Nợ phải trả của Công ty tại 31/12/2009 là 290 tỷ đồng chiếm 29,03% tổng nguồn vốn; Hệ số nợ phải trả giảm từ 31,83% (năm 2008) xuống còn 29,03% (năm 2009) điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đem lại lợi nhuận khả quan nên Công ty đã trả dần những khoản nợ vay (ngắn hạn, dài hạn). Có thể nói Công ty đã sử lý tốt các khoản nợ của mình và hoàn toàn chủ động về tài chính.
- Nguồn lực phi tài chính
Vùng nguyên liệu ổn định: LSS hiện có vùng nguyên liệu mía với diện tích 15.000 ha, năng suất cao hơn so với mức trung bình của ngành. Vùng nguyên liệu ổn định cùng với những chính sách ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu sẽ là điều kiện tốt để LSS tận dụng hết công suất sản xuất của mình.
Vị thế hàng đầu trong ngành: Hiện LSS đang chiếm 10-12% thị phần ngành mía đường. Thị trường tiêu thụ còn rất tiềm năng do hiện nay tổng nguồn cung đường trong cả nước mới chỉ đáp ứng được hơn 70% thị phần thị trường.
Nhận được nhiều ưu đãi của tỉnh: LSS là một trong doanh nghiệp tư nhân trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, theo đó, doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ khá lớn từ UBND tỉnh đặc biệt là những ưu đãi về vùng nguyên liệu và hỗ trợ vốn vay. Những hỗ trợ này sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho LSS trong thời gian tới.
Hoàn thành tốt trách nhiệm với cộng đồng tạo được ủng hộ của người dân: Công ty đã giải quyết tốt môi trường xanh, sạch, đẹp và thành lập “Quỹ khuyến học mía đường Lam Sơn” nhằm khuyến khích tăng cường công tác khuyến học cho con em vùng mía vì sự phát triển bền vững lâu dài của Lasuco
Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO)
Ưu thế của nhà cung cấp
Đầu vào chủ yếu của LASUCO là cây mía, nên nhà cung ứng của LASUCO chính là nông dân trồng mía ở vùng Thanh Hóa.
Để hạn chế tình trạng vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp trong những năm vừa qua do nông dân có khuynh hướng chuyển sang các loại cây trồng khác rủi ro biến động giá và chi phí khá cao, LASUCO lại áp dụng chính sách cho nông dân vay tiền đầu tư trồng nguyên liệu. Phối hợp với các địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch lại đất trồng mía, khuyến khích nông dân đổi điền, dồn thửa, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, áp dụng cơ giới hóa và công nghệ cao đầu tư thâm canh mía đạt chất lượng, hiệu quả và bền vững, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa nhà máy, người trồng mía, địa phương. Hỗ trợ người trồng mía triển khai thực hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống mía, phân bón chất lượng cao, tưới nhỏ giọt công nghệ cao của Israel. Đầu tư cơ giới hóa vào sản xuất mía từ khâu làm đất đến trồng, chăm sóc và thu hoạch để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm áp lực do thiếu lao động tại địa phương. Đổi mới các chính sách đầu tư và thu mua mía để người trồng mía chủ động trong đầu tư thâm .Có chính sách bảo hiểm cho người trồng mía do hoàn cảnh khách quan, thiên tai, bão lụt, v.v...
Như vậy, so với các doanh nghiệp khác trong ngành, LASUCO khá nổi trội về thế mạnh nguyên liệu nhờ những chính sách hợp lý đối với nhà cung ứng là người nông dân, có sự gắn bó chặt chẽ với người nông dân
Ưu thế của khách hàng
Không chỉ là nơi cung cấp các sản phẩm cho người tiêu dùng tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận xung quanh, thị phần của LASUCO rất rộng bao gồm cả thị trường nội địa. Kèm theo yếu tố cầu lớn hơn cung, nên LASUCO có số lượng khách hàng khá lớn, bao gồm cả người tiêu dùng mua sản phẩm cho đời sống và cả các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hay thực phẩm...
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
Là doanh nghiệp có vị thế dẫn đầu trong ngành, tuy công suất chỉ đứng thứ 3 nhưng doanh thu lại cao nhất nên áp lực cạnh tranh nội bộ ngành không phải là vấn đề quá lo ngại. Điều cần chú ý là sau khi các công cụ bảo hộ như hạn ngạch và thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ theo lộ trình hội nhập. Thuế nhập khẩu được điều chỉnh từ 10% xuống còn 5%, đồng thời hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ dần dần được xóa bỏ thì các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ở nước ngoài sẽ xuất hiện gây ra thách thức lớn đối với LASUCO.
Ưu thế của người mới gia nhập
Ngành mía đường là một ngành mà có sẵn nguyên liệu tại nội địa ( tuy hiện nay vẫn còn khan hiếm nhưng nhà nước đã đưa ra chính sách sao cho 2020 phải sản xuất đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất nội địa), yếu tố công nghệ không cao, giá cả tăng nên rất hấp dẫn những nhà đầu tư khác tham gia vào lĩnh vực này. Trong tương lai có thể sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ tham gia vào ngành mía đường. Tuy vậy, với lợi thế là có vị thế dẫn đầu của LASUCO như hiện nay, vấn đề cạnh tranh của những người mới gia nhập đối với LASUCO sẽ chưa gay gắt.
Tác động của Chính Phủ
LASUCO hiện là doanh nghiệp trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo địa phương rất quan tâm phát triển cây mía đường và xác định đây là cây trồng chính trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Hiện Thanh Hóa cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về chữ lượng đường. Sở cũng như tỉnh đã và sẽ tạo điều kiện với những chính sách, cơ chế tốt nhất cho các công ty mía đường LASUCO và người trồng mía. Ngành sản xuất mía đường của Thanh Hóa đang đi đúng hướng, vì Thanh Hóa là vùng trồng mía truyền thống, tỉnh có những chính sách đồng bộ cho ngành sản xuất nông nghiệp này.
Phân tích tài chính
Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm
Bảng 6 : Tài sản và nguồn vốn qua các năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng tài sản
975.650
913.700
989.290
867.306
997.928
Vốn chủ sở hữu
290.486
477.774
595.656
544.996
671.638
Vốn điều lệ
200.801
260.000
300.000
300.000
300.000
Nguồn: tổng hợp từ bảng cân đối kế toán qua các năm
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy, tổng tài sản cũng như nguồn vốn của LSS tăng dần qua các năm, nhất là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, do vậy khả năng độc lập về mặt tài chính của công ty rất lớn.
Riêng năm 2009 cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2009
Năm 2008
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản
%
58,63
42,52
Tài sản dài hạn/ tổng tài sản
%
41,37
57,48
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn
%
29,03
31,83
Nguồn vốn CSH/ tổng nguồn vốn
%
67,30
62,84
Nguồn: báo cáo thường niên Lasuco năm 2009
Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 là 672 tỷ đồng chiếm 67,30% tổng nguồn vốn, so với tài sản dài hạn là 413 tỷ đồng gấp 1,63 lần. Điều này một lần nữa khẳng định rằng công ty độc lập cao về tài chính, không bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho các tài sản dài hạn
Nợ phải trả của công ty năm 2009 là 290 tỷ đồng chiếm 29,03% tổng nguồn vốn; hệ số nợ phải trả từ 31,83% ( năm 2008) xuống còn 29,03% ( năm 2009) điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đem lại lợi nhuận khả quan nên công ty đã trả dần những khoản nợ vay ( ngắn hạn, dài hạn). Có thể nói công ty đã xử lý tốt các khoản nợ của mình và hoàn toàn chủ động về tài chính.
Có được những kết quả trên là do hiệu quả sản xuất kinh doanh qua các năm ngày một tăng lên, các vùng nguyên liệu vốn là thế mạnh của công ty được đầu tư, tổ chức lại một cách bền vững và hiệu quả hơn thông qua chương trình “ Cây mía hạt đường Lam Sơn” năm 2009. Công ty đã tiến hành tổ chức tái cấu trúc lại bộ máy tổ chức, bộ máy quản trị doanh nghiệp. Hoàn thiện hệ người lao động, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. CBCNV nâng cao ý thức trách nhiệm, kết quả SXKD của năm 2009 cũng như hiệu quả sản xuất chế biến tại Nhà máy đạt được thành quả cao nhất từ trước đến nay
3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Ø Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Bảng 8 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
2008
2009
Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
1.53
2.34
2.89
3.14
3.45
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
1.03
2.27
2.02
1.84
2.20
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
0.11
0.62
0.92
0.30
1.07
Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất
Khả năng thanh toán hiện hành là 1 chỉ tiêu đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao. Đối với công ty LSS, các chỉ số biến động không lớn, ở một mức chấp nhận được( thấp nhất là 1.53 năm 2005, cao nhất là 3.45 năm 2009), điều này khá là hợp lý, chứng tỏ trong các năm gần đây LSS được các nghiệp vụ tài chính ngắn hạn. Ngành mía đường có đặc trưng nguyên liệu là chủ yếu, do vậy yếu tố tài sản lưu động cao, nhưng chỉ số khả năng thanh toán hiện hành ổn định xoay quanh 2-3 như vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã hoàn toàn chủ động sử dụng tài sản của mình, không quá lệ thuộc vào nhóm tài sản lưu động
Khả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Các loại tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: tiền mặt, tiền gửi thanh toán, giấy tờ có giá... Khả năng thanh toán nhanh của LSS tăng dần qua các năm, như vậy LSS sẽ rất được ưa chuộng, bởi vì khi cần thiết nó có thể thanh toán nhanh hơn.
Tóm lại: khả năng thanh khoản của LSS được đánh giá ở mức trung bình dựa trên sự cân nhắc giữa giá trị giao dịch thường xuyên trong quan hệ với mức vốn hóa thị trường.
Ø Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi
Bảng 9: Các chỉ sô phản ánh khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
EPS
3.759
3.043
3.187
2.456
5.534
ROA
7,16
6,94
10,09
8,41
16,37
ROE
24,01
13,27
14,69
13,38
24,32
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm đã qua kiểm toán
Trong các năm trở lại đây, doanh thu tăng trưởng tốt, mặc dù niên vụ mía đường 2008/2009 gặp nhiều khó khăn nhưng những thuận lợi của niên vụ trước đó đã giúp doanh thu năm 2008 vẫn tiếp tục tăng trưởng, gần 19%.
Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tình hình doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế hay sau thuế của LSS đều rất khả quan. Cụ thể, Lasuco đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt hơn 539 tỷ đồng và gần 195 tỷ đồng. Dưới đây là kế hoạch kinh doanh của LASUCO 2010 và thực hiện kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2010.
Bảng 10 : Kế hoạch kinh doanh 2010 và thực hiện 6 tháng đầu năm của LASUCO
Nguồn:CTCKArtex
. Qua biểu đồ ta thấy, doanh thu của Lasuco không có nhiều đột biến khi chỉ đạt 47,16% kế hoạch và giảm 13,68% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy vậy, lợi nhuận của Lasuco khá khả quan do được lợi từ việc tăng giá đường và có nguồn dự trữ lớn với giá rẻ. Lợi nhuận trước thuế của công ty đã đạt được gần 78% kế hoạch năm, tăng 90,2% so với cùng kỳ.
Các chỉ số ROA, ROE của LSS đều có mức tăng trưởng tốt cho thấy hiệu quả quản lý của công ty ngày càng được cải thiện. Hệ số nợ trên tài sản chỉ ở mức khoảng 30% và tỷ suất thanh toán ở mức > 2 cho thấy công ty có sức khỏe tài chính tốt.
EPS 4 quý gần nhất của công ty đạt 7.686 đồng/cổ phiếu khiến hệ số P/E của công ty chỉ còn 4,58, khá hấp dẫn so với cổ phiếu của các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như so với các cổ phiếu khác đang niêm yết trên thị trường
Tóm lại: dựa trên các báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính của Lasuco, nhìn chung ta thấy khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Các chỉ số kinh doanh cho thấy khả năng thanh toán của những doanh nghiệp này được cải thiện, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt cũng khá tốt. Một điều đáng chú ý là đầu tư tài chính của công ty chiếm 26% tổng tài sản, tỷ lệ này khá cao so với qui mô của công ty. Những khoản trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty.
Triển vọng tăng trưởng của công ty
Có lợi thế hoạt động trong ngành đường là ngành cung không đáp ứng được cầu, ngành mía đường nói chung và Lasuco nói riêng vẫn có cơ hội tăng trưởng .Nhưng đây là ngành không ổn định vì phụ thuộc nhiều vào giá đường thế giới và sản lượng trong nước. Tuy nhiên hiện tại và thời gian tới ngành đường vẫn đang hưởng lợi từ việc giá đường tăng. Với kết quả kinh doanh tốt, Lasuco đáng được quan tâm thời gian này. Đây không phải là cổ phiếu đầu tư lâu dài mà dựa trên cơ sở diễn biến giá đường.
Lasuco còn được nằm trong bảng xếp hạng 20 doanh nghiệp tiêu biểu trên thị trường chứng khoán( theo xếp hạng của CIC-tổ chức xếp hạng tín dụng công duy nhất tại Việt Nam). Điều này càng chứng tỏ trong tương lai khả năng tăng trưởng của công ty vẫn còn rất cao.
Hơn nữa, Lasuco có khoản đầu tư tài chính lớn từ nhiều năm trước, hiện tại công ty đang thanh lý các khoản đầu tư này. Tuy không lãi nhưng sẽ mang về một khoản tiền lớn, càng chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm một điều đáng cân nhắc nữa, Lasuco đang tăng cường vốn đầu tư vào lĩnh vực khác như:
- Đầu tư vào nhà máy rượu vodka với công suất 10 triệu lít/ năm, dự kiến thi công vào 2010 và hoàn thành 2011 với tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD.
- Đầu tư vào khách sạn đa năng Lam Sơn 4 sao ở Sầm Sơn với tổng giá trị 60 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ được triển khai vào dịp khai trương mùa du lịch Sầm Sơn 2011, mỗi năm, khách sạn đa năng Sầm Sơn sẽ mang lại khoản doanh thu vài trăm tỷ đồng.
Lasuco có kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 300 lên 400 - 450 tỷ đồng bằng việc chia thưởng và huy động vốn cho các dự án bằng việc phát hành thêm. Với những dự án và kế hoạch trên nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng của cổ phiếu LSS trong tương lai.
Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới
(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE)
Trong các phân ngành của ngành vật liệu xây dựng, nhóm chúng tôi đã chọn phân ngành bê tông. Đây là ngành mang đầy đủ các đặc điểm của ngành vật liệu xây dựng đã phân tích ở trên. Để có quyết định đúng đắn nên chọn cổ phiếu nào, nhóm chúng tôi đã thực hiện so sánh giữa các cổ phiếu trong ngành theo các tiêu chí ở bảng sau:
Bảng 11: Thống kê cổ phiếu ngành bê tông trên sàn HOSE (năm 2010)
STT
Mã CK
Vốn thị trường (tỷ)
EPS
P/E
ROA
ROE
1
BHC
55
1816
6.8
4%
15%
2
BT6
770
8783
8
12%
25%
3
DID
87
2582
6.9
6%
20%
4
HCC
126
5572
8
17%
28%
5
TDC
490
2114
11.6
4%
14%
6
XMC
312
6411
5.2
5%
28%
Trung bình ngành
1840
4546
7.8
8%
21.7%
Nguồn : số liệu tổng hợp từ
Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy rằng, lợi nhuận trên cổ phiếu của cổ phiếu BT6 cao hơn mức trung bình ngành rất nhiều (gấp gần 2 lần) và cao hơn hầu hết các công ty còn lại. Bên cạnh đó thi P/E ở mức trung bình, tuy nhiên nếu so sánh với các cổ phiếu còn lại thì P/E của cố phiếu BT6 đều cao hơn hầu hết các cổ phiếu còn lại. Mức ROA và ROE có thể nói là tạm chấp nhận với dòng cổ phiếu đòi hỏi tính ổn định. Xét về vốn hoá thị trường thì có thể thấy ưu thế vượt trội của BT6 so với các cổ phiểu còn lại khi BT6 có vốn hoá thị trường lên tới 770 tỷ.
Chính vì những lý do đó chúng tôi quyết định chọn cổ phiếu BT6 cho chiến lược đầu tư trung dài hạn của mình.
Giới thiệu chung về công ty
Công Ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới được thành lập từ năm 1958 bởi tập đoàn RMK của Hoa Kỳ với tên gọi ban đầu “Công trường Đúc Đà Bê tông tiền áp Châu Thới”, qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển, các sản phẩm dầm bê tông đúc sẵn, cọc ống bê tông, cọc ván bê tông... của Công ty Cổ phần Bê tông 620 Châu Thới luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho các công trình trọng điểm có quy mô lớn, mà yêu cầu chất lượng cao như cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, cầu Phú Mỹ, Đại lộ Đông - Tây, cầu Mỹ Thuận, sân bay Tân Sơn Nhất, hầm đường bộ Hải Vân...
Ø Lĩnh vực kinh doanh
Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của công ty là:
- Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn
- Sản xuất các loại vật liệu xây dựng
- Gia công, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí
- Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, xây dựng dân dụng, bến cảng.
- Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi công nền móng công trình.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng
- Dịch vụ vận chuyển bê tông tươi, bê tông siêu trường, siêu trọng
- Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng
Sản phẩm mũi nhọn của Công ty là những sản phẩm bê tông đòi hỏi trình độ công nghệ, kỹ thuật và kỹ năng cao như dầm Super T, cọc ván bê tông dự ứng lực cho công trình kè sông, biển; cọc ống thép bê tông cho các công trình đường ống dẫn dầu, khí dưới biển, sàn bê tông đúc sẵn cho công trình nhà cao tầng...
Đây là những sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư lớn, kinh nghiệm cao nên hiện nay trên thị trường Việt Nam rất ít doanh nghiệp tham gia sản xuất. Các nhà thầu lớn hiện nay như Bauderstone Hornibrook Engineering (Úc), Bilfinger Berger, Freyssinet, Taisei, Kajima khi thi công các công trình đều yên tâm lựa chọn sản phẩm bê tông của Bê tông 620.
Không chỉ là một thương hiệu có uy tín hiện nắm giữ phần lớn thị phần các sản phẩm bê tông đúc sẵn, Bê tông 620 Châu Thới những năm qua cũng đã tạo thêm niềm tin cho khách hàng khi tham gia vào mảng xây dựng dân dụng. Việc tham gia vào một số dự án khu dân cư, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại - mở đầu là công trình đảo Kim Cương tạo được dấu ấn quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của BT6.
Ø Các dự án lớn
Các công trình lớn BT6 đã thực hiện là: Đại lộ Đông Tây, Cầu Phú Mỹ, Cầu Cần Thơ, các dự án lớn sẽ được triển khai như: Tuyến Phú Mỹ – Cát Lái, Tuyến Long Thành – Dầu Dây, Cầu Bình Lợi...
Ø Nguồn lực tài chính
Hoạt động theo mô hình CTCP từ năm 2000 với số vốn điều lệ là 58,8 tỷ đồng, Bê tông 620 Châu Thới là doanh nghiệp XDCB đầu tiêu của ngành GTVT tiến hành CPH và nhanh chóng có tác dụng mở đường cho các doanh nghiệp khác tin tưởng vào chủ trương đổi mới, sắp xếp DNNN Chính phủ, ngành GTVT. Việc CPH đã giúp công ty có điều kiện tiếp cận kênh huy động vốn hữu hiệu qua đó mở rộng sản xuất và mã chứng khoán BT6 sớm niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2002.
Từ quy mô vốn điều lệ 58,8 tỷ đồng, sau 3 lần tăng vốn vào các năm 2001, 2006, 2007, Bê tông 620 Châu Thới hiện có số vốn điều lệ lên tới 109.978.500.000 đồng. Doanh thu từ 133,8 tỷ đồng năm 2001 đã tăng lên 748,8 tỷ đồng vào năm 2009, mức doanh thu ở top trên so với các DN XDCB cùng ngành hiện nay.
Cho dù năm 2009 cả thế giới chịu ảnh hưởng suy toái kinh tế, nhiều dự án thiếu vốn kịp thời, nhưng lợi nhuận trước thuế của Bê tông 620 Châu Thới vẫn tăng trưởng tốt ở mức 105,1 tỷ đồng, vượt 228% so với kế hoạch.
Ø Nguồn nhân lực: Công ty có bộ phân chuyên trách về công tác đào tạo. Tất cả những lao đông đến làm việc tại công ty đều được công ty đào tạo ban đầu, và hằng năm, căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh doanh các đơn vị xí nghiệp, đội thi công và xây dựng lập phiếu tập hợp nhu cầu đào tạo sẽ được công ty lập kết hoạch đào tạo của năm và triển khai 6 tháng một lần. Tổ chức đánh giá chất lượng ISO - QUACERT - sẽ tiến hành kiểm tra việc đào tạo của công ty theo đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Ø Chiến lược Phát triển và Đầu tư
- Tăng cường đầu tư chiều sâu, giữ vững chất lượng sản phẩm và năng lực thi công công trình, hướng đến những công trình có qui mô lớn, hiệu quả kinh tế cao.
- Duy trì thực hiện tốt quá trình quản lý và sản xuất theo các tiêu chuẩn hiện hành ISO 9001: 2000, kiên quyết bỏ những sản phẩm kém chất lượng.
- Lập kế hoạch phát triển thị trường: Xúc tiến thành lập các CTCP, các đại lý sản phẩm ở các tỉnh. Đẩy mạnh mạng lưới tiêu thu dầm nông thôn đến tận các huyện, xã - chương trình bê tông hóa, xóa cầu khỉ khu vực miền Nam.
Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới
Ưu thế của nhà cung cấp
Số lượng và quy mô nhà cung cấp, khả năng thay thế nhà cung cấp và sản phẩm của nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp.
Đối với BT6, nhà cung cấp chủ yếu của công ty là các công ty xi măng, điện, nước. Về xi măng, bên cạnh mua của các doanh nghiệp sản xuất trong nước hư ty Cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly, Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ thì công ty cũng có nhà máy sản xuất riêng vì đây cũng là một lĩnh vực hoạt động của công ty. Vì vậy, áp lực từ nhà cung cấp xi măng là không lớn lắm.
Ngoài ra, theo chính sách của Nhà nước thì giá bán điện sẽ ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu và vật liệu xây dựng là một trong số những ngành sẽ được ưu tiên giá bán điện.
Ưu thế của khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành và từng doanh nghiệp. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
- Khách hàng lẻ
- Nhà phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng. Các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành có thể xét tới đó là quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển
Công ty Cổ phần bê tông 620 Châu Thới chuyên cung cấp các sản phẩm Dầm BTCT Dự ứng lực, cọc vuông BTCT hoặc Bê tông dự ứng lực, cọc ống, Panel rỗng... cho các công trình xây dựng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao. Các công trình mà Bê tông 620 Châu Thới nhận chủ yếu là từ việc đấu thầu mà có, vì vậy có thể nói áp lực từ phía khách hàng của BT6 là không lớn. Tiềm năng phát triển của BT6 chủ yếu dựa vào nội lực bên trong của công ty.
Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
Ngành vật liệu Việt Nam nói chung và BT6 nói riêng đang đối mặt với những cạnh tranh rất lớn từ các nước, nhất là Trung Quốc. Vấn đề nhức nhối hiện nay vẫn là giá cả hàng hóa. Nhiều loại vật liệu do BT6 sản xuất có chất lượng rất tốt nhưng chưa thể bì được giá cả của các sản phẩm cùng loại xuất xứ từ Trung Quốc. BT6 có mức đầu tư cho các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng thường cao hơn 15% đến 40% so với mức trung bình trên thế giới bởi hầu hết nguồn vốn đều phải vay với lãi suất cao. Quá trình đầu tư, chi phí sản xuất cộng với giá thành vận tải cao đã nâng giá thành sản phẩm lên. Chính yếu tố giá cả làm giảm sức cạnh tranh của vật liệu xây dựng BT6 ngay trên thị trường trong nước và khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới.
Bên cạnh phải chịu sức ép cạnh tranh của vật liệu xây dựng nhập khẩu, BT6 còn đối mặt với nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là sản phẩm của những doanh nghiệp có tiếng trên thị trường như bê tông của các doanh nghiệp VINACONEX Xuân Mai, Vigracera, xi măng Hải Phòng hay xi măng Hoàng Mai...
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt, để vật liệu xây dựng BT6 có thể vươn xa thì trước tiên phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh một cách tốt nhất với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Tham gia WTO, chính là cơ hội để BT6 thực hiện chiến lược xuất khẩu vật liệu xây dựng, xây dựng chương trình xúc tiến thương mại quốc gia cho từng nhóm sản phẩm, đặc biệt là những mặt hàng chủ lực có lợi thế cạnh tranh.
Ưu thế của người mới gia nhập
Rào cản ra nhập ngành bê tông cũng như các phân ngành khác trong ngành vật liệu xây dựng là tương đối lớn. Chưa kể nguồn vốn cho một lĩnh vực sản xuất với đầu vào chủ yếu nhập khẩu, như BT6 với vốn điều lệ trên 770 tỷ đồng. Đây là điều không dễ dàng cho những doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường sản xuất bê tông. Hơn nữa, yêu cầu gắt gao về trình độ, công nghệ không phải dễ dàng có thể tiếp cận, đòi hỏi phải có thâm niên lâu năm và các mối quan hệ đối tác trong nghề thì mới có thế gia nhập được. Do đó, trong những năm tới, những doanh nghiệp trong ngành bê tông vẫ có nhiều tiềm năng phát triển và cũng cố vị thế của mình trên thương trường. Đặc biệt trong những giai đoạn chuyển giao và nhu cầu xây dựng, sản xuất đang ngày càng tăng
Tác động của Chính Phủ
So với những ngành kinh tế khác, ngành bê tống có những lợi thế cạnh tranh đáng kể: Trước hết, với một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, chính sách hướng tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn tới nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng, trong đó đặc biệt là bê tông. Bên cạnh đó, ngành bê tông còn liên quan tới hoạt động của các ngành công nghiệp nặng, bất động sản, xây dựng, điện , than.... dẫn tới ảnh hưởng của nó là rất lớn. Điều này khiến ngành bê tông cũng nhận được sự quan tâm và bảo hộ nhiều hơn từ phía chính phủ
Phân tích tài chính công ty
Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm
Bảng 12 : Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu
Q2 2010
Q1 2010
Năm 2009
Năm 2008
Tổng cộng tài sản
789,037
867,062
667,928
650,291
Tiền và các khoản tương đương tiền
52,649
52,287
31,77
9,772
Các khoản phải thu
196,204
213,268
244,999
258,264
Hàng tồn kho
157,595
193,493
77,842
139,133
Tổng cộng nguồn vốn
789,037
867,062
667,928
650,291
Nợ phải trả
408,492
426,300
273,389
321,407
Vốn chủ sở hữu
380,545
411,777
394,539
328,884
Nguồn: Báo cáo tài chính năm công ty Bêtông 620 Châu Thới
Qua số liệu trên bảng cân đối kế toán ta thấy, tổng tài sản của công ty tăng qua các năm, điều này cho thấy quy mô của công ty có sự tăng trưởng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng tổng tài sản là do năm 2009 công ty có nhiều hợp đồng tham gia cung ứng bê tông công trình lớn, các công trình này có thời gian hoàn vốn dài nên trong ngắn hạn các khoản phải thu của công ty tăng lên cao dẫn đến sự tăng lên của tổng tài sản. Điều đáng chú ý là trong quý II, một lượng lớn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty đã được bán, điều này là nguyên nhân khiến tổng tài sản trong quý II năm 2010 có sự sụt giảm so với quý I.
Các khoản phải thu của công ty có xu hướng giảm trong khi hàng tồn kho có xu hướng tăng.
Nợ phải trả có xu hướng tăng lên trong những tháng đầu năm 2010. Như đã đề cập, năm 2009 việc công ty tham gia vào các công trình lớn nên bắt buộc phải tăng mua nguyên liệu đầu vào. Trong khi các khoản phải thu tăng lên đã tạo ra gánh nặng cho sự gia tăng của các khoản phải trả cho công ty. Để dễ hiểu hơn chúng ta có thể hình dung, do cần phải có sản phẩm để bán thì công ty phải sản xuất, nên phải cần có nguyên nhiên liệu, nhưng do tiền bán hàng chưa thu được tức thì nên buộc công ty phải nợ các đơn vị bán nguyên nhiên liệu hoặc vay ngân hàng để bù đắp. Tuy khoản nợ phải trả tăng lên nhưng không phải là những khoản nợ xấu, trong thời gian có thể gọi là dài hạn thì khoản này có thể chắc chắn trả được dựa vào nguồn thu từ các công trình. Dự báo trong năm 2011 các khoản nợ phải trả sẽ được giải quyết vì các công trình nghiệm thu từ đầu năm 2009 đã bắt đầu đi vào hoạt động như dự án Đại lộ Đông Tây.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Ø Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Bảng 13 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Chỉ tiêu
Q2 2010
Q1 2010
Năm 2009
Năm 2008
Khả năng thanh toán tức thời
0,15
0,13
0,14
0,04
Khả năng thanh toán nhanh
1,23
1,03
1,27
1,16
Khả năng thanh toán hiện hành
1,19
1,6
1,61
1,75
Nguồn: Báo cáo tài chính năm đã kiểm toán
Nhìn chung các chỉ số đều có xu hướng tăng năm sau so với năm trước đó.
Chỉ số thanh toán tức thời của công ty năm 2009 tăng 10% so với năm 2008 cho thấy khả năng đáp ứng tốt việc chuyển đổi tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Chỉ số thanh toán nhanh trong quý I năm 2010 có giảm so với năm 2009 nhưng đã tăng lại trong năm quý II, cho thấy công ty có lượng tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao và có thể đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán nhanh các khoản nợ trong ngắn hạn.
Ø Nhóm các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động
Bảng 14 : Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu
Q2 2010
Q1 2010
Năm 2009
Năm 2008
Vòng quay Tổng tài sản
0,06
0,05
0,28
0,31
Vòng quay hàng tồn kho
0,95
0,7
5,64
4,05
Vòng quay khoản phải thu
0,78
0,51
2,98
3,62
Nguồn: Báo cáo tài chính năm đã kiểm toán
Các chuyên gia tài chính cho rằng, tín hiệu để nhận ra một công ty thành công trong ngành vật liệu xây dựng chính là hiệu quả sử dụng tài sản của nó. Bởi nhìn chung thì có hai cách để có được lợi nhuận cao, đó là: có lợi nhuận biên tế cao hoặc có vòng quay tài sản cao. Do đó, các công ty có kết quả hoạt động tốt thường là những công ty tạo ra doanh số cao từ tài sản của chúng
Qua số liệu bảng trên cho ta thấy, vòng quay tổng tài sản và vòng quay khoản phải thu năm 2009 giảm so với năm 2008, trong khi đó vòng quay hàng tồn kho lại có xu hướng tăng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty không được cao lắm trong hai năm 2008 và 2009. Có hai nguyên nhân lý giải vấn đề này.
Thứ nhất, trong năm, công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành công trình với tổng số tiền là 48 tỷ VND làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.
Thứ hai, tháng 10 năm 2009, công ty cổ phần 620 Châu Thới Long An đã giải thể theo quyết định số 62/QĐ-HĐQT-BT620 ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Hội đồng quản trị và thông báo số 321/TB-ĐKKD ngày 21 tháng 10 năm 2009 của sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An.
Ø Nhóm các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi
Bảng 15 : Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi
Chỉ tiêu
Q2 2010
Q1 2010
Năm 2009
Năm 2008
EPS (đồng)
8.783
9.223
8.003
2.944
ROA
1%
3%
12%
6%
ROE
2%
5%
20%
11%
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần
5%
19%
14%
6%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
4%
14%
11%
4%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm đã kiểm toán
EPS của BT6 tăng khá nhanh trong hai năm 2008 và 2009, tăng gần 3 lần . Tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì trong quý I năm 2010. Điều này cho thấy sức hấp của BT6 đối với nhà đầu tư vì EPS là yếu tố chính chi phối thị giá của trái phiếu, nó cũng chỉ ra được số thu nhập mà cổ đông được hưởng.
Cả ROA và ROE của BT6 năm 2009 đều tăng so với năm 2008. Điều này được lý giải là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế. Năm 2011 các dự án lớn của công ty bắt đầu hoàn vốn, khi đó tất yếu là doanh thu của công ty sẽ tăng và lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng theo. Như đã đề cập, cổ phiếu BT6 là cố phiếu thích hợp cho chiến lược đầu tư trung dài hạn, do đó với dự báo trên, chúng ta có quyền tin tưởng vào tính ổn định và lợi nhuận của cố phiếu này.
Triển vọng tăng trưởng của công ty
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp duy trì kinh tế, trong đó có quyết tâm lớn trong việc kích cầu đầu tư xây dựng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông.
BT6 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ghép cấu kiện và bê tông đúc sẵn; sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng công trình giao thông; xây dựng công nghiệp, dân dụng… BT6 có lợi thế độc quyền về cung cấp một số sản phẩm - đặc biệt là các loại dầm cầu lớn bằng bê tông ứng suất trước - đáp ứng nhu cầu xây dựng cầu đường vốn tăng rất nhanh trong những năm gần đây. .
Công ty sẽ tiếp tục nâng cao lợi thế này bằng cách đầu tư thêm dây chuyền và thiết bị sản xuất cọc ống để tạo ra một loại sản phẩm mới khác mà hiện tại ở Việt Nam ngoài Công ty Bê tông 620 ra không có công ty nào sản xuất được, nhằm tham gia mạnh hơn vào thị trường cung cấp các loại bê tông theo yêu cầu, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật cao cho các công trình lớn.
Tại Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, trọng tâm là khởi công xây dựng tuyến cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây, Tp HCM - Biên Hoà và mở rộng quốc lộ 51. Bên cạnh đó, Ngân sách thành phố tiếp tục đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Đẩy nhanh tiến độ các công trình đòn bẩy (Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu công nghệ cao, Khu đô thị cảng HIệp Phước, dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, tuyến Mêtro Bến Thành - Suối tiên, xa lộ Hà Nội mở rộng, chương trìng chống gập nước). Những yếu tố này mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành và cho công ty
Nguồn lực của Công ty đảm bảo thực hiện các công trình lớn với yêu cầu kĩ thuật cao, chất lượng nghiêm ngặt, an toàn và đúng tiến độ.
Chiến lược phát triển lâu dài của công ty vẫn là sản xuất bêtông và sản xuất các vật liệu xây dựng, thi công xây lắp cùng với việc mở rộng khai thác lĩnh vực công nghiệp và dân dụng
Chúng tôi cho rằng, BT6 với thế mạnh là doanh nghiệp uy tín, nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng với nhiều dự án lớn, khả năng phát triển của công ty trong thời gian tới sẽ ổn định và khá bền vững
PHẦN TÍNH TOÁN
Như phân tích ở trên, danh mục đầu tư của chúng tôi gồm có hai chứng khoán, đó là cổ phiếu BT6 và cổ phiếu LSS.
Theo số liệu thống kê về giá của hai chứng khoán thu thập được trên trang web www.cophieu68.com.vn, nhóm chúng tôi đã xác định tỷ suất lợi tức hàng ngày, tỷ suất lợi tức hàng tháng, tỷ suất lợi tức kỳ vọng của từng loại chứng khoán và một số chỉ tiêu khác như sau :
Đo lương khả năng sinh lợi
Ø Tỷ suất lợi tức hàng ngày (ri)
Áp dụng công thức :
Trong đó: ri là tỷ suất lợi tức hàng ngày của chứng khoán.
Pi+1 là giá chứng khoán ngày i+1
Pi là giá chứng khoán ngày i
Ø Tỷ suất lợi tức theo tháng (Ri)
Áp dụng công thức:
Trong đó:
ri : tỉ suất lợi tức ngày
Ri : tỉ suất lợi tức tháng
k : số ngày giao dịch CK trong tháng.
Ø Tỷ suất lợi tức kỳ vọng (r)
- Đối với CK1 (BT6)
- Đối với CK2 (LSS)
Lấy số liệu từ trang cophieu68.com, nhóm đã tính được tỷ suất lợi tức theo tháng của hai cổ phiếu như bảng sau:
Bảng 16: Số liệu tỷ suất lợi tức hàng tháng
Tháng/Năm
BT6 (Ri1)
LSS (Ri2)
Tháng/Năm
BT6(Ri1)
LSS(Ri2)
1/2008
-0,0431
-0,0752
6/2009
-0,0819
0,0567
2/2008
-0,1127
-0,2679
7/2009
0,0141
0,0604
3/2008
0,1812
-0,2021
8/2009
0,0059
0,3929
4/2008
-0,1744
0,0159
9/2009
0,1342
0,1198
5/2008
-0,2539
-0,4088
10/2009
0,1926
-0,0798
6/2008
0,1147
-0,0996
11/2009
0,0087
-0,0728
7/2008
0,1306
0,1401
12/2009
-0,0029
0,0621
8/2008
0,1018
0,1224
1/2010
-0,0239
-0,0004
9/2008
-0,0418
-0,116
2/2010
-0,0503
0,0056
10/2008
0,0726
-0,0496
3/2010
0,1405
-0,0726
11/2008
-0,3331
0,0305
4/2010
0,089
0,0427
12/1008
0,3653
0,0523
5/2010
0,1577
-0,1089
1/2009
0,0412
-0,1764
6/2010
-0,087
-0,0738
2/2009
-0,4297
-0,1616
7/2010
-0,0398
0,0505
3/2009
0,2856
0,0908
8/2010
0,0583
-0,0942
4/2009
0,0278
0,0996
9/2010
-0,0356
0,0526
5/2009
-0,0607
0,7049
Áp dụng công thức tính tỷ suất lợi tức ta tính được: r1 = 0,0106 tức 1,06 %
r2 = 0,0012 tức 0,12 %
Số liệu tính toán trên cho thấy, tỷ suất lợi tức kỳ vọng của cổ phiếu BT6 cao hơn tỷ suất kỳ vọng của cổ phiếu LSS. Như vậy đầu tư vào cổ phiếu BT6 sẽ đem lại thu nhập cao hơn đầu tư vào cổ phiếu LSS
Đo lường rủi ro
Trong quá trình ra quyết định đầu tư, ngoài quan tâm đến tỷ suất kỳ vọng của chứng khoán nhà đầu tư còn chú trọng đến mức độ rủi ro của chứng khoán. Để đo lường rủi ro của một chứng khoán, người ta thường căn cứ vào các chỉ số sau:
Ø Độ lệch chuẩn
Đối với CK1 (BT6)
Đối với CK2 (LSS)
Theo kết quả tính toán ta được: σ1 = 0,159 tức 15,9 %
σ2 = 0,1868 tức 18,68 %
Số liệu tính toán trên cho thấy, đầu tư vào cổ phiếu LSS sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu BT6
Ø Hiệp phương sai
Theo kết quả tính toán ta được: σ12 = 0,0046 tức 0,46 %
Kết quả tính toán trên cho thấy lợi tức trên hai chứng khoán BT6 và LSS có mối quan hệ cùng chiều với nhau (do σ12 = 0,46% >0).
Ø Hệ số tương quan
Theo kết quả tính toán ta được: ρ = 0,1496
Hệ số này thể hiện một sự tương quan cùng chiều ở mức tương đối (0,1496 lần) giữa 2 chứng khoán.
ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ
Danh mục chứng khoán tôi chọn đầu tư có độ rủi ro ở mức tương đối. Vì vậy với tầm nhìn chiến lược dài hạn, chúng tôi lần lượt thực hiện các bước để xây dựng danh mục tối ưu:
Ø Kỳ vọng khả năng sinh lời mà 2 chứng khoán này đem lại là từ 0,0012 tức 0,12% (E(R1)) đến 0,0106 tức 1,06% (E(R2)
Từ các kết quả tính toán ở trên ta có thể vẽ đường biên hiệu quả theo phương pháp sau:
Ta có rp là các giá trị từ 0,0012 tức 0,12% (E(R1)) đến 0,0106 tức 1,06% (E(R2)
Áp dụng các công thức sau để tính tỷ trọng từng loại chứng khoán và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.
Tỷ trọng của từng chứng khoán
Tỷ trọng của CK1 (BT6)
Tỷ trọng của CK2 (LSS)
Trong đó: ω1, ω2 lần lược là tỷ trọng của CK1 và CK2.
Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư
Dưới đây là đường biên hiệu quả mà nhóm chúng tôi đã xây dựng được.
Theo tính toán của nhóm chúng tôi, danh mục có phương sai nhỏ nhất là danh mục có Tỷ suất sinh lợi là E(R)=0,0068 và độ lệch chuẩn là σ = 0,12970.
Danh mục tối ưu trong trường hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro là danh mục tiếp điểm của đường CAL và đường biên hiệu quả, theo mô hình xây dựng được thì danh mục hiệu quả là danh mục có E(R)= 0,0105 và độ lệch chuẩn là σ = 0,15762
ÁP DỤNG THỰC TẾ
Nếu bạn có 100 triệu, bạn sẽ đầu tư như thế nào? Giả sử rằng tồn tại tài sản phi rủi ro với tỷ suất lợi tức 10%/năm.
Qua tính toán trên Excel ta có:
r1 = 0,0106 ; σ1 = 0,159
r2 = 0,0012 ; σ2 = 0,1868
ρ = 0,1496 ; σ12 = 0,0044
Tỷ trọng đầu tư vào danh mục có phương sai bé nhất :
W1 =
W2 = 1 - W1
Kết quả nhóm chúng tôi tính toán được :
W1 = 0,59574 = 59,574%
W2 = 0,40426 = 40,426%
Xác định hệ số góc đường CAL
Hệ số góc CAL =
Tại Max (hệ số góc CAL) có :
w1 = 100% ; w2 = 0%
rP = 0,0106 hay 1,06 % ; σp = 0,159 hay 15,9%
Hàm hữu dụng
(*)
Trong đó:
A: Hệ số ngại rủi ro của nhà đầu tư, A = 2,5.
rc: Tỷ suất lợi tức của danh mục đầu tư gồm tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro.
Rf: Tỷ suất lợi tức của tài sản phi rủi ro.
: Phương sai của danh mục đầu tư gồm tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro.
y: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản rủi ro.
1-y: Tỷ trọng đầu tư vào tài sản phi rủi ro.
Ta có: (1)
(Vì độ lệch chuẩn của tài sản phi rủi ro =0) (2)
Thay (1), (2) vào (*) ta có:
Để đạt giá trị hữu dụng lớn nhất ó U’=0 (đạo hàm của hàm hữu dụng bằng 0)
Ta có
ð
ð
hay 3,586%
Suy ra 1 – y = 0,96414 hay 96,414%.
Ø Số tiền đầu tư vào các chứng khoán
Số tiền đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro là:
96,414 %*100tr = 96,414 (triệu đồng)
Số tiền đầu tư vào chứng khoán rủi ro là:
3,586 % *100tr = 3,586 (triệu đồng)
Trong đó:
Số tiền đầu tư vào chứng khoán BT6 là: 100%* 3,586 = 3,586 (triệu đồng)
Số tiền đầu tư vào chứng khoán LSS là: 0 (triệu đồng)
Tỷ trọng đầu tư vào danh mục tối ưu
Chứng khoán phi rủi ro: 96,414 %
Chứng khoán BT6: 3,586 %
Chứng khoán LSS: 0 %
TÍNH TOÁN KHÁC
Ø Hệ số Beta
Là chỉ tiêu đo lường rủi ro hệ thống của tài sản A
Công thức:
Theo bảng tính Excel, ta có được hệ số Beta của 2 chứng khoán lần lượt là:
BT6 = 0,294
LSS = 1,1127
Như vậy, hai chứng khoán có hệ sốgần bằng 1 nên sự biến động của lợi nhuận từ hai chứng khoán cùng chiều với sự biến động của thị trường nhưng ở mức thấp. Tất nhiên, sự biến động của rủi ro cũng cùng chiều với thị trường.
Ø Chứng minh danh mục đầu tư rủi ro 2 chứng khoán BT6 và LSS (Danh mục P) tốt hơn danh mục thị trường (VNindex)
Theo bảng tính Excel ( Bảng tính hệ số Beta)
Ta có: RM (HOSE) = - 0,0246 tức - 2,46 %
Và M (HOSE) = 0,134 tức 13,4 %
Mặt khác, như tính toán ở trên :
RP = 1,06 %
P = 15,9%
- So sánh tỷ suất sinh lợi và độ lệch chuẩn
Danh mục P có tỷ suất sinh lợi là 0.0106 và độ luật chuẩn là 0.1590
Danh mục thị trường có tỷ suất sinh lợi là -0.0246 là độ luật chuẩn là 0.0179
Như vậy có thể thấy rằng đầu tư danh mục P sẽ đem lại lợi tức cao hơn .
- So sánh hệ số góc đường CAL và đường CML
Áp dụng công thức Hệ số gốc đường CML, ta tính được hệ số góc đường thị trường vốn CML là -0.2463.
Từ kết quả tính ở trên ta có hệ số góc đường phân bổ vốn CAL là 0.0141
Rõ ràng hệ số góc đường phân bổ vốn CAL lớn hơn hệ số góc đường thị trường vốn CML. Như vậy cùng một mức tăng lên của rủi ro, danh mục đầu tư vào BT6 và LSS sẽ đem lại cho nhà đầu tư một “phần thưởng” tỷ suất sinh lợi lớn hơn
Kết luận: nhóm chúng tôi tin tưởng rằng nếu khách hàng đầu tư vào danh mục 2 chứng khoán rủi ro của chúng tôi thì chắc chắn sẽ tốt hơn so với đầu tư vào danh mục thị trường
Ø Tính phí
Tỷ suất lợi tức kì vọng ròng của khách hàng = Tỷ suất lợi tức khi đầu tư vào danh mục P – Mức phí tính theo tỷ lệ phần trăm trên số tiền đầu tư (F)
Hay E(RP)ròng = E(RP) – F
Để khách hàng đầu tư vào danh mục của chúng tôi thì lợi ích mà khách hàng nhận được khi đầu từ vào danh mục 2 chứng khoán rủi ro phải luôn cao hơn lợi tức đầu tư vào danh mục thị trường hay Hệ số Sharp của danh mục 2 chứng khoán rủi ro ( S ) phải luôn cao hơn hoặc bằng Hệ số Sharp của danh mục thị trường ( S’ ).
Hay S > = S’
ó
ó
ó F 4,133 % (tháng)
Nghĩa là, mức phí tối đa mà chúng tôi có thể thu được từ khách hàng khi đầu tư vào danh mục chứng khoán rủi ro 4,133 %(tháng).
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư rất hấp dẫn, tuy nhiên nếu không có kiến thức vững chắc cũng như khả năng phân tích, phán đoán thì rất dễ gặp phải những rủi ro và thiệt hại về tài chính. Chính vì vậy, mỗi nhà đầu tư cần trang bị cho mình những hiểu biết để có thể bước chân vào con đường đầu tư này.
Thông qua mô hình của chúng tôi, hi vọng rằng sẽ mang lại được một cái nhìn tổng quát về chiến lược đầu tư chứng khoán trong trung và dài hạn cho tất cả các bạn. Mô hình chúng tôi tuy không phải là hoàn hảo nhưng ở một mức độ nào đó, tin tưởng vào khả năng mang lại lợi ích cao là hoàn toàn có cơ sở.
Năm 2010 đã đến và một năm phục hồi của nền kinh tế đang chờ đợi các nhà đầu tư. Đầu tư vào đâu và đầu tư cái gì vẫn sẽ là chủ đề nóng. Ai sẽ là người chiến thắng trong những chiến lược đầu tư của mình?
PHỤ LỤC
A - DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1 : Thống kê một số chỉ số kinh tế chính của WB
Bảng 2: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2006-2009
Bảng 3 : Các chỉ tiêu của Thị trường chứng khoán hai năm 2008 và 2009
Bảng 4: Kết quả kinh doanh 2009 của các cổ phiếu mía đường
Bảng 5 : Thống kê cổ phiếu cùng ngành mía đường trên sàn HOSE (năm 2010)
Bảng 6 : Tài sản và nguồn vốn qua các năm
Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Bảng 8 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Bảng 9: Các chỉ sô phản ánh khả năng sinh lợi
Bảng10 : Kế hoạch kinh doanh 2010 và thực hiện 6 tháng đầu năm của LASUCO
Bảng 11: Thống kê cổ phiếu ngành bê tông trên sàn HOSE (năm 2010)
Bảng 12 : Bảng cân đối kế toán
Bảng 13 : Các chỉ số phản ánh khả năng thanh khoản
Bảng 14 : Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động
Bảng 15 : Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi
Bảng 16: Số liệu tỷ suất lợi tức hàng tháng
Biểu đồ 1: Một số chỉ số hàng hoá cơ bản của thế giới
Biểu đồ 2 : Diễn biến tỷ giá USD/VND 2008-2009
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm
Biểu đồ 4 : Diễn biến lạm phát hàng tháng năm 2009
Biểu đồ 5 : Xu hướng giá đường
Biểu đồ 6 : Cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
B - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ø Quản trị danh mục đầu tư – TS. Võ Thị Thúy Anh
Ø Thị trường và các định chế tài chính – Thầy Nguyễn Văn Hân, Phạm Văn Sơn – Trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng
Ø Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư - PGS. TS Bùi Kim Yến - NXB thống kê
Ø Tạp chí ngân hàng, Thời báo ngân hàng, Tạp chí chứng khoán
Ø Website:
www.cophieu68.com www.ssi.com.vn
www.mof.gov.vn www.vinabull.com
www.vietstock.vn www.gso.gov.vn
www.vcbs.com.vn
www.atpvietnam.com
C - PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Ø Phân tích vĩ mô, phân tích ngành, lựa chọn cổ phiếu và phân tích công ty
Nguyễn Thị Hồng Xuân
Dương Thị Ngọc Sáu
Ø Lấy số liệu và tính các chỉ tiêu về lợi tức và phương sai hai chứng khoán
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Ø Sử dụng file demo để vẽ đường biên hiệu quả
Ngô Thị Lành
Ø Phân bổ đầu tư
Trần Thị Thảo
Ø Tính số phí tối đa F có thể thu được nếu khách hàng đầu tư vào danh mục 2 chứng khoán này
Đặng Thị Ngọc Nin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích đầu tư chứng khoán - quản trị danh mục đầu tư.doc