ĐỀ TÀI: 1
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1
CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG
I. Lí thuyết chung 4
1. Các lí thuyết chung về đầu tư 4
1.1. Khái niệm đầu tư 4
1.2. Phân loại các hình thức đầu tư 4
1.3. Đầu tư phát triển 4
a. Khái niệm 4
b. Đặc điểm 4
c. Vai trò 5
d. Hiệu quả đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư phát triển 6
2. Các lí thuyết chung về tăng trưởng kinh tế 7
2.1. Khái niệm 7
2.2. Các tiêu chí đánh giá 7
II. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế 8
1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cầu. 8
a. Cơ sở lí thuyết. 8
b. Xây dựng mô hình lựa chọn. 9
2. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung. 10
a. Cơ sở lí thuyết. 10
b. Xây dựng mô hình lựa chọn. 11
3. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrad – Domar 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM
I. Sử dụng kinh tế lượng phân tích tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 15
1. Mô hình kinh tế lượng để đánh giá đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế 15
1.1. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cầu ( hay là GDP) 15
1.2. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cung 17
2. Phân tích đánh giá hai mô hình 20
a. Xem xét phương sai sai số thay đổi 20
b. Xem xét sự tự tương quan 20
3. Những hạn chế của phương án phân tích bằng kinh tế lượng và nhận xét rút ra 21
II. Thực trạng ảnh hưởng của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế. 22
1. Đánh giá thông qua số liệu thu thập nguồn vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 22
b.Nguồn vốn và tăng trưởng trong các thành phần kinh tế 26
c.Nguồn vốn và tăng trưởng trong các ngành kinh tế 29
2. Phân tích thông qua hệ số ICOR 32
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
1.Huy động nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế 38
1.1.Tăng cường huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán 38
1.2 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của trung gian tài chính 39
1.3 Huy động vốn trong dân cư thông qua giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ 39
1.4 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo bước đột phá mới để thu hút kiều hối, nâng cao năng lực cạnh tranh 39
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư 40
2.1. Nguồn vốn đầu tư nhà nước 40
2.1.1.Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đầu tư 40
2.1.2.Tăng cường, đổi mới công tác quản lý Nhà nước về xây dựng 40
2.1.3.Công khai hóa vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước 41
2.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước 41
2.3. Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân 41
2.4.Nguồn vốn từ nước ngoài 41
2.5.Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực 42
LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến tang trưởng kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar .
Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 1/1/2007. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư ( trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất lớn nhưng vấn đề giải thích sự tác động đó thông qua các lý thuyết kinh tế về đầu tư còn ít được đề cập đến. Do đó chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TỚI TANG TRƯỞNG KINH TẾ”.
Đê tài được chia làm 3 phần chính:
CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT CHUNG
Phần này đề cập đến một số khái niệm về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế với mục đích tạo thuận lợi hơn cho quá trình nghiên cứu, đồng thời cũng đưa ra một số tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tạo tiền đề cho việc phân tích, nghiên cứu chương II & chương III.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM
Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể sự tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế dựa vào các mô hình kinh tế lượng và phân tích thực tiễn Việt Nam thông qua các số liệu thu thập
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
Với phần này chúng ta sẽ xem xét lại tất cả các vấn đề đã được đề cập ở trên, từ đó rút ra được các bài học và kết luận cơ bản.
Đề tài của chúng em hoàn thành được là nhờ sự giúp đỡ trực tiếp, tận tình của TS. Từ Quang Phương. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ rất nhiệt tình và quý báu của thầy để chúng em có thể hoàn thành tốt nhất đề tài này.
Tuy nhiên do kiến thức lý luận và kinh nghiêm thực tiễn còn non yếu, thời gian nghiên cứu chưa nhiều, cùng với hạn chế về mặt tài liệu nên đề tài của chúng em không tránh khỏi những khiếm khuyết và sơ sài. Chúng em mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy để đề tài được tốt hơn.
Hà nội, tháng 04 năm 2011.
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4769 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.
Ba loại đầu tư này cùng tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển.
1.3. Đầu tư phát triển
a. Khái niệm
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc sử dụng vốn trong hiện tại vào các hoạt động nào đó, là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu dài nhằm tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
b. Đặc điểm
- Quy mô tiền vốn ,vật tư,lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn. Vốn lớn ở đây được hiểu là so với năng lực tài chính của chủ đầu tư và so với yêu cầu của dự án.
- Thời kỳ đầu tư thường kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đầu tư đến khi hoàn thành và đưa vào hoạt động. Người ta thường phân kỳ đầu tư trong từng giai đoạn thì đầu tư những phần khác nhau.
- Thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư kéo dài : Là thời kỳ từ lúc công trình hoàn thành cho đến lúc công trình không sử dụng được nữa.
- Qúa trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên,kinh tế, xã hội.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Lúc ít cung thì giá cao nhưng khi cung đã nhiều lên thì giá thành sẽ giảm xuống. Sau thời gian dài đầu tư thì doanh thu sẽ giảm so với trước . Khi đó lợi nhuận sẽ giảm và sẽ dẫn đến rủi ro.
c. Vai trò
+ Đối với nền kinh tế:
- Tác động đến tổng cầu của nền kinh tế:
Để tạo ra sản phẩm cho xã hội trước hết cần phải đầu tư. Đầu tư là 1 yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế
- Tác động đến tổng cung của nền kinh tế:
Nếu các yếu tố khác không đổi, tăng quy mô của vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế. Ngoài ra, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
- Tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Biểu hiện tập trung của mối quan hệ giữa đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thẻ hiện ở công thức tính hệ số ICOR.
- Tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô,tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu ngành lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
d. Hiệu quả đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của đầu tư phát triển
+Hiệu quả đầu tư là lợi nhuận mà một doanh nghiệp đạt được do 1 dự án đầu tư mang lại. Lợi nhuận đó chính là số tiền mà doanh nghiệp đó nhận được lớn hơn số tiền mà họ đã bỏ ra. Hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động qua lại lẫn nhau
+Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư: Thu nhập – Chi phí – Môi trường đầu tư.
Thu nhập phản ánh được lượng hàng hoá mà doanh nghiệp đó bán được cũng như lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về.Khi thu nhập tăng nhu cầu về đơì sống của người dân tăng lên,khi đó làm cho hiệu quả của đầu tư tăng lên tương ứng. Và ngược lại nếu sản phẩm của doanh nghiệp mà không bán được doanh thu bán hàng không cao thì chứng tỏ đầu tư không hiệu quả.
Chi phí đầu tư sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để tiến hành sản xuất trong 1 chu kì kinh doanh. Chi phí đầu tư sản xuất phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng là lãi suất và thuế. Một dự án đầu tư muốn đầu tư được thì phải có vốn để đầu tư. Vốn đầu tư. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Lãi suất chính là cầu nối giữa cung và cầu về vốn đầu tư. Vấn đề quan trọng nhất của 1 dự án đầu tư là khả năng huy động vốn. Nếu vốn đầu tư lớn nhưng lãi suất mà quá cao thì việc huy động vốn cũng sẽ khó mà thực hiện được vì thế mà hiệu quả đầu tư sẽ không cao. Ngoài lãi suất thì thuế cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đàu tư. Chính sách thuế có khuyến khích được các nhà đầu tư hay không ,có mang lại được hiệu quả đầu tư hay không là vấn đề mà đang được nhiều nước quan tâm.
Môi trường đầu tư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư. Một quốc gia có nền chính trị ổn định,có những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư ,có những chính sách về công nghệ khoa học,có hệ thống thông tin hiện đại giúp cho việc đầu tư được thuận lợi thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả đầu tư cao.
2. Các lí thuyết chung về tăng trưởng kinh tế
2.1. Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít còn tốc độ tăng trưởng được dùng để so sánh sự gia tăng giữa các thời kỳ
2.2. Các tiêu chí đánh giá
a. Tổng giá trị sản xuất( GO- Gross Output): là tổng giá trị sản phẩm dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
b. Sản phẩm quốc nội.(GDP- Gross Domestic Product): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do hoạt động kinh tế trên phạm vi toàn lãnh thổ của mỗi quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
c. Tổng thu nhập quốc dân (GNI- Gross National Income): là tổng thu nhập từ sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong khoảng thời gian nhất định( thường là một năm).
d. Thu nhập quốc dân( NI- National Income): là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI chính là tổng thu nhập quốc dân(GNI) sau khi đã trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế(Dp)
e. Thu nhập quốc dân sử dụng( NDI- National Disposable Income) : là phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích luỹ thuần trong một thời kỳ nhất định.
f. Thu nhập bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người)
Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề nâng cáo mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tực và ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia.
II. Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế
1. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cầu.
a. Cơ sở lí thuyết.
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đối với tổng cầu thì đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng nếu các yếu tố khác không đổi. Phương trình tổng cầu:
AD = C + I + G + NX
Trong đó:
C : Tiêu dùng của hộ gia đình
I : Đầu tư ( khu vực ngoài nhà nước và các DNNN)
G: chi tiêu của chính phủ
NX= X - N : Xuất khẩu ròng = ( Xuất khẩu - Nhập khẩu)
Khi ra quyết định đầu tư, luôn cần xem xét các yếu tố như sản lượng hiện tại và quá khứ, lãi suất , lạm phát, chính sách thuế, tỷ giá hối đoái… để ra quyết định đầu tư. Hay nói cách khác, hàm đầu tư phụ thuộc vào các nhân tố như trên. Vì vậy, ta giả định hàm đầu tư như sau:
I = b1 + b2 ´ GDPt + b3 ´ GDPt-1 + b4 ´ ER + b5 ´ T + b6 ´ r + b7 ´ π
Trong đó:
GDPt : GDP năm t
GDPt-1 : GDP năm t-1
ER : tỷ giá hối đoái( VNĐ/ USD)
T : Thuế
r : lãi suất
π : lạm phát
Thu nhập quốc dân hiện tại (GDPt) và quá khứ (GDPt-1) có tác động mạnh đến đầu tư . Khi thu nhập tăng thì tổng tiết kiệm (S) tăng, tiết kiệm (S) là nguồn vốn chủ yếu của đầu tư (I) do đó làm đầu tư (I) tăng.
Thuế (T) có ảnh hưởng ngược chiều đến đầu tư (I), khi thuế (T) tăng sẽ làm giảm lợi nhuận, gây tích lũy thấp, do đó đầu tư (I) giảm
Tỷ giá hối đoái (ER) tăng có nghĩa là đồng tiền ngoại tệ tăng giá, vì vậy nó sẽ kích thích các nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào đầu tư, làm cầu đầu tư tăng.
Lãi suất (r) tăng làm cho chi phí đầu tư tăng, hạn chế quy mô đầu tư, làm cầu đầu tư giảm.
Lạm phát (π) tăng làm cho đồng vốn đầu tư giảm giá, hay chính là làm tăng rủi ro của đồng vốn đầu tư, làm cầu đầu tư giảm.
b. Xây dựng mô hình lựa chọn.
Theo như phân tích ở trên tổng cầu hay là GDP phụ thuộc vào nhân tố tiêu dùng của hộ gia đình (C) , đầu tư (I), tiêu dùng của chính phủ (G) và xuất nhập khẩu (NX).
Nhưng các nhân tố đó phụ thuộc vào GDP của năm trước (GDPt-1), lãi suất (r), lạm phát (π), tỷ giá hối đoái (ER)… Để đơn giản hóa chúng ta giả định nhân tố lãi suất và lạm phát không đổi. Vì vậy ta có hàm sản lượng như sau
GDPt = b1 + b2 ´ I
2. Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung.
a. Cơ sở lí thuyết.
Tổng cung là tổng lượng cung cấp hàng hóa cuối cùng của toàn bộ nền kinh tế.
Khi tính tổng cung, các nhà kinh tế học loại trừ lượng cung cấp các hàng hóa trung gian dùng làm đầu vào cho sản xuất. Doanh thu từ bán tất cả các loại hàng hóa mà trừ đi phần doanh thu từ bán hàng hóa trung gian chính là phần giá trị gia tăng.
Chính vì thế, tổng cung cũng chính là tổng giá trị gia tăng của toàn bộ nền kinh tế. Giá trị gia tăng dùng để làm tiền công trả cho người lao động và làm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Chính vì thế, tổng cung cũng là thu nhập quốc dân.
Tổng cung được tính thông qua: cung trong nước và cung nước ngoài. Cung trong nước đươc thể hiên thong qua các hàm sản xuất với các yếu tố như: lao động, vốn , khoa học kĩ thuật, tài nguyên,công nghệ …
Q = F( K,L,T,R…)
Trong đó:
K: Vốn đầu tư
L: Lao động
T: Công nghệ
R: Nguồn tài nguyên
Chúng ta sử dụng mô hình Coob- Douglas để đánh giá tác động của các nhân tố, đặc biệt là nhân tố vốn (đầu tư), đến hàm sản xuất.
b. Xây dựng mô hình lựa chọn.
*Giả định của mô hình
-Hai yếu tố đầu vào của mô hình là vốn và lao động. Vốn và lao động có thể thay thế hoàn hảo cho nhau.
-Năng suất biên của lao động tỉ lệ thuận với số lượng sản xuất trên một đơn vị lao động.
-Năng suất biên của vốn tỉ lệ thuận với số lượng sản xuất trên một đơn vị vốn.
*Xây dựng mô hình
+Sản xuất trên một đơn vị lao động : P/ L
+Năng suất cận biên của lao động: ¶P/¶L
Theo giả thuyết 2 ta có:
Điểu kiện: a không đổi.
Giữ K cố định . Lấy vi phân từng phần ta được
Hay
Lấy tích phân 2 vế:
Hay:
Vậy (1)
Tương tự ta có:
(2)
Từ (1), (2) ta có:
(3)
Khi tăng yếu tố đầu vào m lần ta có:
*Nhận xét:
Hiệu suất không đổi theo qui mô
Hiệu suất tăng dần theo qui mô
Hiệu suất giảm dần theo qui mô
Để phân tích mô hình này ta giả định α + β = 1, như vậy, từ phương trình (3 ) ta có:
Vậy
Theo mô hình Harrard-Domar, biến P(L,K) được thể hiện thông qua sản lượng Y, mà sự thay đổi Y được thể hiện thông qua GDP. Vì vậy, ta dùng phương trình hồi qui phân tích có dạng:
Trong đó:
-Biến Phụ thuộc là: GDP (đơn vị tính: tỉ đồng)-Biến độc lập gồm 02 biến: K: Lượng vốn đầu tư (ĐVT: tỉ đồng); L: Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (ĐVT: nghìn người).
3. Đầu tư phát triển tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình Harrad – Domar
*Ý nghĩa của hệ số ICOR
- Phản ánh số lượng vốn cần thiết để gia tăng được một đơn vị sản lượng.
- Phản ánh trình độ của công nghệ sản xuât
+ Công nghệ cần nhiều vốn hệ số ICOR cao
+ Công nghệ cần ít vốn, nhiều lao động thì hệ số ICOR thấp
- Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư)
- So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác:
ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng. Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng cao chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Trong khi đó, ICOR thấp có thể hàm ý vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ đang tăng vai trò của mình đối với tăng trưởng .- Sử dụng để lập kế hoạch kinh tế, cần đầu tư bao nhiêu vốn để đạt được mục tiêu đề ra.
+ Giải thích:
Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư.
Ta có: g = ∆Y/Y
Trong đó:
+ Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP)
+ nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong
GDP là: s = S/Y
Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I) và mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = ∆K)
Từ công thức hệ số ICOR ta có:
k= ∆K/∆Y = I/∆Y
Vì g = ∆Y/Y = (I∆Y)/(IY) = (I/Y):(I/∆Y)
nên g = S/K
+ Nhận xét:
Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau:
+ Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
+ Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đạo đặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có để đạt được mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra
Chương II: THỰC TRẠNG VIỆT NAM.
I. Sử dụng kinh tế lượng phân tích tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
1. Mô hình kinh tế lượng để đánh giá đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế
1.1. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cầu ( hay là GDP)
Theo như phân tích ở trên, ta có hàm sản lượng như sau
GDPt = b1 + b2 ´ I
Bảng 1: Số liệu về đầu tư và GDP giai đoạn 2000 - 2009 ( tính theo giá so sánh)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
GDP
273666
292535
313247
336242
362435
339031
425373
461344
480458
516568
I
115109
129813
147993
166814
189319
213931
243306
309117
333226
371302
trích nguồn Tổng cục thống kê
Chúng ta sẽ tiến hành kiểm định mô hình dựa trên những số liệu trên nhằm đánh giá sự phù hợp của mô hình và đánh giá mức độ tác động của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế
Dependent Variable: GDP
Sample: 2000 2009
Included observations: 10
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
177711,5
9768,879
18,19160
0,0000
I
0,940473
0,041095
22,88558
0,0000
R-squared
0,984955
Mean dependent var
386489,9
Adjusted R-squared
0,983075
S.D. dependent var
84926,28
S.E. of regression
11048,66
Akaike info criterion
21,63486
Sum squared resid
9,77E+08
Schwarz criterion
21,69538
Log likelihood
-106,1743
F-statistic
523,7500
Durbin-Watson stat
1,000456
Prob(F-statistic)
0.000000
*Nhận xét :
+ Kết quả ước lượng mô hình:
GDP = 177711,5 + 0,940473 ´ I (1)
Kiểm định sự phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa a = 5%.
Ta có P( F- statistic)= 0,000000 < 0,05. Vậy mô hình phù hợp với mức ý nghĩa 5%.
Hệ số điều chỉnh mô hình ( Adjusted R-squared) bằng 0,983075 có nghĩa là biến đầu tư (I) giải thích 98,3075% sự biến động của mô hình. Hay đầu tư (I) giải thích 96.8112% sự biến động của GDP.
+ Ước lượng khoảng tin cậy cho hệ số a2. Ta có
Theo mô hình Eview ta có:
=177711,5 và = 0,940473
Se() = 9768,879 và Se() = 0,041095
Mà ta có = = 0,05 nên = =2,306
Suy ra :
Khoảng tin cậy ước lượng của là:
- Se() < < + Se()
177711,5 – 9768,8792,306 < < 177711,5 + 9768,879 2,306
155148,465 << 200238,535
Khoảng tin cậy ước lượng của là:
- Se() < < + Se()
0,940473– 0,0410952,306 < < 0,940473+ 0,041095 2,306
0,8457 << 1,78618
1.2. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư tới tổng cung
Theo trên, để phân tích mô hình này ta giả định α + β = 1, như vậy, ta có
-Theo mô hình Harrard-Domar, biến P(L,K) được thể hiện thông qua sản lượng Y, mà sự thay đổi Y được thể hiện thông qua GDP. Vì vậy, ta dùng phương trình hồi qui phân tích có dạng:
Trong đó:
+Biến Phụ thuộc là: GDP (đơn vị tính: tỉ đồng)+Biến độc lập gồm 02 biến: K: Lượng vốn đầu tư (ĐVT: tỉ đồng); L: Lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (ĐVT: nghìn người).
Bảng 2: Số liệu về lao động, lượng vốn và GDP giai đoạn 2000 - 2009
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
GDP
273666
292535
313247
336242
362435
339031
425373
461344
480458
516568
K
115109
129813
147993
166814
189319
213931
243306
309117
333226
371302
L
37075
38180
39276
40404
41579
42775
43980
45208
46461
47744
Theo số liệu của Tổng cục thống kê
Dependent Variable: LOG(GDP/L)
Sample: 2000 2009
Included observations: 10
Variable
Coefficient
Std. Error
t-Statistic
Prob.
C
1,522358
0,019469
78,19418
0,0000
LOG(K/L)
0,423162
0,012039
35,14890
0,0000
R-squared
0,993566
Mean dependent var
2,194389
Adjusted R-squared
0,992762
S.D. dependent var
0,136481
S.E. of regression
0,011611
Akaike info criterion
-5,896822
Sum squared resid
0,001079
Schwarz criterion
-5,836305
Log likelihood
31,48411
F-statistic
1235,445
Durbin-Watson stat
1,733249
Prob(F-statistic)
0,000000
*Nhận xét :
+ Kết quả ước lượng mô hình:
LOG(GDP/L) = 1,522358 + 0,423162 . LOG(K/L) (2)
Kiểm định sự phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa a = 5%
Ta có P( F- statistic)= 0,000000 < 0.05 . Vậy mô hình phù hợp với mức ý nghĩa 5%.
Hệ số điều chỉnh mô hình ( Adjusted R-squared) bằng 0,992762 có nghĩa là biến lượng vốn đầu tư (K) và lực lượng lao động (L)giải thích 99,2762% sự biến động của mô hình. Hay là giải thích 99,2762% sự biến động của GDP.
Ước lượng khoảng tin cậy cho hệ số a2. Ta có
Với mẫu cụ thể , mức ý nghĩa a= 5% cho trước , ta có khoảng ước lượng cho hệ số bj như sau:
Theo mô hình Eview ta có:
=1,522358 và = 0,423162
Se() = 0,019469 và Se() = 0,012039
Mà ta có = = 0,05 nên = =2,306
Suy ra :
Khoảng tin cậy ước lượng của là:
- Se() < < + Se()
1,522358 – 0,019469 2,306 < < 1,522358 + 0,019469 2,306
1,47762 << 1,56725
Khoảng tin cậy ước lượng của là:
- Se() < < + Se()
0,423162– 0,0120392,306 < < 0,423162+ 0,012039 2,306
0,3954<< 0,4509
2. Phân tích đánh giá hai mô hình
a. Xem xét phương sai sai số thay đổi
-Mô hình 1 (MH1)
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
0.396954
Probability
0.686594
Obs*R-squared
1.018625
Probability
0.600908
-Mô hình 2 (MH2)
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic
1.323838
Probability
0.325360
Obs*R-squared
2.744367
Probability
0.253553
-Do P-value ở MH1 lớn hơn MH2 nên phương sai sai số thay đổi ở MH 1 lớn hơn MH2
b. Xem xét sự tự tương quan
-Mô hình 1 (MH1)
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
1.497125
Probability
0.260699
Obs*R-squared
1.761920
Probability
0.184385
-Mô hình 2 (MH2)
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
0.071164
Probability
0.797337
Obs*R-squared
0.100640
Probability
0.751063
-Do P-value ở MH1 nhỏ hơn MH2 nên sự tự tương quan ở MH1 nhỏ hơn MH2
3. Những hạn chế của phương án phân tích bằng kinh tế lượng và nhận xét rút ra
Hai mô hình trên đều có r cao, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đầu tư đối với tổng cung, tổng cầu tại Việt Nam. Trong đó, mô hình 1 phù hợp hơn so với mô hinh 2
Tuy nhiên, hai mô hình này đều mắc những lỗi sai về phương sai sai số ( bị thay đổi ), hiện tượng tự tương quan, hay bỏ qua tác động của các yêu tố khác ảnh hưởng đến cung và cầu.
Điều này có thể giải thích là từ sự hạn chế trong các giả định khi lập mô hình.
Nguyên nhân gây ra hạn chế của mô hình kinh tế lượng đối với tình hình cụ thể của Việt Nam
Các giả định được nêu ra cho 2 mô hình:
+Mô hình 1: Lãi suất và lạm phát không thay đổi trong suốt thời kì nghiên cứu. Điều này là không hợp lý trong nền kinh tế thị trường cuả Việt Nam với tác động của chính nền kinh tế trong nước cũng như của thế giới mà hai nhân tố trên không ngừng vận động.
+Mô hình 2: Chỉ có lao động và lượng vốn đầu tư ảnh hưởng đến sự thay đổi GDP. Trên thực tế, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của GDP vì thế việc lượng hóa các thành phần này là cần thiết nhưng sẽ làm cho mô hình trở nên rắc rối.
II. Thực trạng ảnh hưởng của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế.
1. Đánh giá thông qua số liệu thu thập nguồn vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
* Đánh giá chung
- Lượng vốn ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế nói chung và trong từng ngành kinh tế, khu vực kinh tế thì mức ảnh hưởng cũng có sự khác biệt
-nguồn vốn ở Việt Nam có độ trễ và theo bảng biểu, số liệu thì khoảng 1-2 năm
-tồn tại những yếu tố tác động khá lớn tới vai trò của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế: chính sách nhà nước, xu thế phát triển trên thế giới trong giai đoạn 2000-2009
-ảnh hưởng của các yếu tố khác và độ trễ đầu tư gắn chặt với ảnh hưởng của đầu tư tới tăng trưởng kinh tế nên sẽ được nói luôn trong quá trình xem xét ảnh hưởng này
* Phân tích
a.Nguồn vốn với tăng trưởng kinh tế nói chung trong giai đoạn 2000-2009
Bảng 1: Số liệu về đầu tư và GDP giai đoạn 2000 - 2009
( tính theo giá so sánh)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
GDP
273666
292535
313247
336242
362435
339031
425373
461344
480458
516568
I
115109
129813
147993
166814
189319
213931
243306
309117
333226
371302
Trích nguồn Tổng cục thống kê
Bảng 2: Số liệu về lao động, lượng vốn và GDP giai đoạn 2000 - 2009
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
GDP
273666
292535
313247
336242
362435
393031
425373
461344
480458
516568
K
115109
129813
147993
166814
189319
213931
243306
309117
333226
371302
L
37075
38180
39276
40404
41579
42775
43980
45208
46461
47744
Theo số liệu của Tổng cục thống kê
*Nhận xét:
+Lượng GDP qua các năm tăng tương đối ổn định, có sự tăng nhẹ hơn vào giai đoạn 2008-2009
+Lượng vốn đầu tư có sự thay đổi nhiều hơn GDP :
-Giai đoạn 2000-2006, lượng vốn đầu tăng tương đối cao
-Năm 2007, lượng đầu tư tăng lên đột ngột
-Năm 2008, có lượng tăng thấp trong lượng đầu tư
-Năm 2009, có mức tăng trở lại trong đầu tư
-Đi kèm với sự biến động của GDP, I tại hình vẽ 1 là sự thay đổi có chiều hướng tương tự trong tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng I ở hình vẽ 3
+Tốc độ GDP tăng qua các năm:
-Năm 2000-2002, tăng cao qua các năm
-Năm 2003-2005, có sự tăng trưởng nhanh hơn. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đạt đỉnh trong giai đoạn 2000-2005, đạt mức 8.44% cao mức thứ hai trong giai đoạn 2000-2009
-Năm 2006-2007, giữ ở mức tăng trưởng cao. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức lớn nhất trong giai đoạn 2000-2009, 8.46%
-Năm 2008, có sự sụt giảm lớn so với 2007, 6.31%
-Năm 2009, tốc độ sụt giảm thấp hơn 2008, 5.3%, tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2000-2009
+Tốc độ I tăng qua các năm:
-Năm 2000-2006, tốc độ tăng I giữ ở mức cao từ 12.7% đến 14%
-Năm 2007, tốc độ tăng I tăng đột ngột, lên 27% mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2000-2009
-Năm 2008, tốc độ tăng I giảm đột ngột, tăng 7.7% mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2000-2009
-Năm 2009, tốc độ tăng I tăng trở lại nhưng vẫn chưa phục hồi mức trung bình của thời kỳ 2000-2009
+Với mức đầu tư, tốc độ đầu tư và tỉ lệ I/GDP tăng thì GDP cũng có xu hướng tăng theo và ngược lại . Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thấp hơn tốc độ tăng I, trung bình trong giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng GDP là khoảng 7,3% trong khi đó tốc độ tăng I khoảng 14% đồng thời có xu hướng ổn định hơn tốc độ tăng I.
+Nguyên nhân có thể kể tới như :
-Do tác động trễ và lâu dài của hoạt động đầu tư. Hiệu quả của một hoạt động đầu tư thường không thể hiện hết ngay trong năm đi đầu tư mà kéo dài ra các năm tiếp theo bởi quá trình thực hiện hoạt động đầu tư thường kéo dài, vốn lớn cần thời gian thu hồi vốn, tổ chức xây dựng,hoạt động trong thời gian dài.
-Tốc độ tăng GDP thấp hơn tốc độ tăng I cũng do ảnh hưởng từ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm qua các năm (được thể hiện qua phân tích icor).
- I là nhân tố quan trọng trong tăng GDP nhưng vẫn còn các yếu tố khác ảnh hưởng đáng kể tới tăng GDP như L, TFP… Do đó, tốc độ tăng I phải đặt trong mối quan hệ với các yếu tố này. Việc này đồng nghĩa với, tỉ lệ tăng I cao kéo theo tăng trong tốc độ GDP nhưng không phải kéo tăng ở mức bằng với tỉ lệ tăng I.
-Do ảnh hưởng từ các chính sách của nhà nước Việt Nam, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian 2000-2009 mà tiêu biểu trong đó là :
Giai đoạn 2000-2003 : Sự phục hồi của nền kinh tế từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997
Giai đoạn 2004-2006 : Giai đoạn tăng trưởng nhanh trong chu kì kinh tế
Năm 2007 : Việt Nam gia nhập WTO. Tốc độ tăng I nhanh chóng lên 27% với mức tăng chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tốc độ GDP cao 8.5% nhưng có sự chênh lệch lớn giữa 2 chỉ số này
Năm 2008 : Khủng hoảng tài chính thế giới. Tốc độ tăng I sụt giảm nhanh chóng còn 7.8% trong khi GDP giảm nhẹ hơn xuống kòn 6.3% do tác động đầu tư, hoạt động khác của nền kinh tế còn chưa chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ khủng hoảng
Năm 2009 đến nay : Các chính sách hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô làm tốc độ giảm GDP hạ xuống và tốc độ tăng I cao lên so với năm 2008
b.Nguồn vốn và tăng trưởng trong các thành phần kinh tế
+Cơ cấu vốn phân theo thành phần kinh tế
Bảng 3: Cơ cấu vốn phân theo thành phần kinh tế
Năm
Tổng số
Kinh tế nhà nước
Kinh tế ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2000
100.0
59.1
22.9
18.0
2001
100.0
59.8
22.6
17.6
2002
100.0
57.3
25.3
17.4
2003
100.0
52.9
31.1
16.0
2004
100.0
48.1
37.7
14.2
2005
100.0
47.1
38.0
14.9
2006
100.0
45.7
38.1
16.2
2007
100.0
37.2
38.5
24.3
2008
100.0
33.9
35.2
30.9
2009
100.0
40.6
33.9
25.5
Hình vẽ tương ứng
+Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế
Bảng 4: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế
Hình vẽ tương ứng
+Như vậy, ảnh hưởng của vốn đầu tư đối với các thành phần kinh tế có sự khác biệt. Tỉ lệ vốn đầu tư trong khu vực kinh tế nhà nước cao nhất( trung bình 48.2% trong giai đoạn 2000-2009) nhưng đóng góp trong cơ cấu GDP chỉ chiểm 37.6%. Khu vực ngoài nhà nước có tỉ lệ vốn đầu tư đứng thứ hai, trung bình là 32.3% có mức đóng góp cho GDP lớn nhất 46.9%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ vốn đầu tư nhỏ nhất, 19.5% tương ứng với mức đóng góp trong GDP là 15.81%
Bảng 5: Tổng hợp giai đoạn 2000-2009 các khu vực kinh tế
Phân theo thành phần kinh tế
Tỉ lệ trong cơ cấu vốn đầu tư
Tỉ lệ trong cơ cấu GDP
Kinh tế Nhà nước
48.2
37.59
Kinh tế ngoài Nhà nước
32.3
46.6
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
19.5
15.81
+Điều này cho thấy tác động của vốn đầu tư đối với đóng góp trong tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế là khác biệt.
+Lượng vốn trong khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỉ trọng lớn đăc biệt, mặc dù trong những năm gần đây đã có sự sụt giảm đáng kể do ảnh hưởng vào giai đoạn 1998-2002 thực thị chính sách kích cầu ( tỉ trọng KVNN tăng) và sau đó là hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ( tỉ trọng KVNN giảm). Lượng đóng góp trong GDP của KVNN không tương ứng ( chênh lệch trung bình thời kỷ 2000-2009là -10.61%) thể hiện sự hoạt động không hiệu quả của khu vực này. Tuy nhiên trong thời gian gần đây đã có sự chuyển biến lớn - sự chênh lệch tỉ trọng đầu tư và GDP giảm xuống nhưng vẫn cần tiếp tục cải thiện.
+Tỉ trọng đầu tư khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng mạnh trong những năm qua. Điều này phải kể đến tác động của Luật Doanh Nghiệp năm 2000 và 2006 khuyến khích đầu tư ở khu vực KTNNN. Đây là khu vực hoạt động hiệu quả nhất trong nền kinh tế ( chênh lệch trung bình là 14.3), cần được quan tâm phát triển.
+Tỉ trọng đầu tư khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm mức tương đối lớn, khá ổn định trong giai đoạn 2000-2006 do chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ( qua luật đầu tư nước ngoài 2000,…). Sự sụt giảm nhẹ vào 2003-2005 là ảnh hưởng từ việc nguồn vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc khi nước này gia nhập WTO vào năm 2002. Từ 2006 trở lại đây xu hướng gia tăng trong vốn do tác động của hội nhập kinh tế Việt Nam với sự kiện gia Viêt Nam gia nhập WTO. Tương ứng với sư gia tăng tỉ trọng đầu tư, tỉ trọng trong GDP cũng tăng lên đạt 18.43% ( 2008), 18.33% (2009).
c.Nguồn vốn và tăng trưởng trong các ngành kinh tế
+Vốn phân theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 2004
Bảng 6: Vốn phân theo ngành kinh tế theo giá so sánh 2004
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tổng số
115109
147993
166814
189319
213931
243306
309117
333226
371302
Nông nghiệp và lâm nghiệp
13110
10804
12014
11907
12782
14082
15993
18476
20114
Thủy sản
2828
2141
2116
2799
3180
4330
4767
5269
5503
CN khai thác mỏ
7301
5998
8440
15030
16960
19297
22202
23813
25843
CN chế biến
22209
33283
34594
35254
39788
46708
62702
61891
75960
SX và PP điện, khí đốt và nước
12932
15772
18230
22626
25342
28635
35401
38499
40648
Xây dựng
2713
7752
8061
7478
8426
9935
12140
12878
13475
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ…
2311
8787
9841
9273
10450
11460
12719
13334
14151
Khách sạn và nhà hàng
3390
2794
2872
3208
3721
4807
5757
5872
6121
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
15163
24227
27392
28038
32661
36217
46890
50119
54528
Tài chính, tín dụng
992
812
1395
1129
1309
1935
3626
3835
4503
Hoạt động khoa học và công nghệ
1434
514
832
1014
1058
1812
2136
2293
2453
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
3069
1908
2426
3199
3458
3925
14248
16606
17272
QLNN và ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc
2980
2321
3358
6207
6932
8455
9384
10588
12579
Giáo dục và đào tạo
4633
4385
5178
6397
6959
8864
9646
10466
11039
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
1769
2393
3146
4209
4073
4334
4897
5290
5480
Hoạt động văn hóa và thể thao
2141
2271
3145
3295
3346
3846
4329
4590
4714
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
605
600
603
685
764
914
1019
1160
1324
HĐ phục vụ cá nhân, cộng đồng và các hoạt động khác
15531
21230
23171
27571
32721
33750
41261
48247
55595
+GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh 1994
Bảng 7: GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh 1994
Tỷ đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Sơ bộ 2009
TỔNG SỐ
273666
292535
313247
336242
362435
393031
425373
461344
490458
516568
Nông nghiệp và lâm nghiệp
57037
58169
60480
62350
64717
66707
68752
70585
73795
74828
Thuỷ sản
6680
7449
7872
8477
9200
10181
10972
12132
12792
13340
Công nghiệp khai thác mỏ
18430
19185
19396
20611
22437
22854
22397
21904
21065
22669
Công nghiệp chế biến
51492
57335
63983
71363
79116
89338
101269
113801
124935
128386
SX và PP điện, khí đốt và nước
6337
7173
7992
8944
10015
11247
12361
13485
14842
16181
Xây dựng
20654
23293
25754
28481
31053
34428
38230
42875
42712
47563
Thương nghiệp; sửa chữa xe có động cơ…
44644
47779
51245
54747
59027
63950
69418
75537
80654
86847
Khách sạn và nhà hàng
8863
9458
10125
10646
11511
13472
15145
17086
18579
19005
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
10729
11441
12252
12925
13975
15318
16870
18793
21031
22815
Tài chính, tín dụng
5650
6005
6424
6935
7495
8197
8867
9651
10631
11556
Hoạt động khoa học và công nghệ
1571
1749
1909
2044
2196
2368
2543
2738
2906
3092
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
12231
12631
13106
13796
14396
14816
15252
15872
16268
16684
Quản lý Nhà nước và ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc
8021
8439
8768
9228
9773
10477
11270
12186
12974
13918
Giáo dục và đào tạo
9162
9687
10475
11260
12125
13126
14231
15477
16710
17807
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
3946
4151
4464
4853
5234
5640
6082
6572
7082
7559
Hoạt động văn hoá và thể thao
1601
1648
1706
1857
1997
2163
2329
2518
2697
2891
Hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
317
334
353
372
395
423
454
491
525
560
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
5734
6026
6353
6743
7141
7655
8210
8860
9419
9974
Hoạt động làm thuê công việc gia đình trong các hộ
567
583
589
610
632
670
720
781
840
893
+GDP theo ngành kinh tế theo giá thực tế
Bảng 8: GDP theo ngành kinh tế theo giá thực tế
Tổng số
Chia ra
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Tỷ đồng
2000
441646
108356
162220
171070
2001
481295
111858
183515
185922
2002
535762
123383
206197
206182
2003
613443
138285
242126
233032
2004
715307
155992
287616
271699
2005
839211
175984
344224
319003
2006
974266
198798
404697
370771
2007
1143715
232586
474423
436706
2008
1485038
329886
591608
563544
Sơ bộ 2009
1658389
346786
667323
644280
Cơ cấu (%)
2000
100.00
24.53
36.73
38.74
2001
100.00
23.24
38.13
38.63
2002
100.00
23.03
38.49
38.48
2003
100.00
22.54
39.47
37.99
2004
100.00
21.81
40.21
37.98
2005
100.00
20.97
41.02
38.01
2006
100.00
20.40
41.54
38.06
2007
100.00
20.34
41.48
38.18
2008
100.00
22.21
39.84
37.95
Sơ bộ 2009
100.00
20.91
40.24
38.85
+Vốn đầu tư tăng nhanh ở các ngành công ngiệp, dịch vụ kéo theo là sự tăng lên của các ngành này trong cơ cấu giá trị GDP, đặt biệt là trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, có sự thay đổi lưu ý trong những năm 2008-2009
Năm 2008 : Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngành công nghiệp, dịch vụ, ít ảnh hưởng tới nông nghiệp. Vì thế, giá trị của ngành nông nghiệp tăng dù khối lượng vốn đầu tư vào nông nghiêp không tăng nhiều
Năm 2009 : Có sự phục hồi lại của nganh công nghiệp, dịch vụ
+Đa số các ngành khi tăng vốn đầu tư thì tăng giá trị GDP
+Ta xem xét 3 ngành nông- lâm nghiệp,xây dựng, tài chính-tín dụng đại diện cho 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để thấy rõ hơn liên hệ giữa vốn đầu tư tới GDP theo ngành trong giai đoạn 2000-2009
-Nông- lâm nghiêp : Vốn đầu tư tăng từ 13110 tỷ đồng lên 20114 tỷ đồng ( tăng 53,4% ), trong đó có giai đoạn 2002-2005 vốn giảm so với 2000 nhưng giá trị GDP vẫn tăng. Điều này do biến động giá nông sản, sự gia tăng chất lượng, năng suất trong khu vực nông nghiệp.
-Xây dựng : Vốn đầu tư tăng từ 2713tỷ đồng lên 13475 tỷ đồng( tăng 396.7%) tương ứng giá trị GDP từ 20654 tỷ đồng lên 47563 tỷ đồng ( tăng 130.3%). Điều này do sự khuyến khích đầu tư vào khu vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nước. Giá trị GDP ngành xây dựng tăng không nhanh bằng tăng vốn nhưng nguồn vốn này có ảnh hưởng lầu dài và lan tỏa sang các ngành khác
-Tài chính- tín dụng : Vốn đầu tư tăng từ 992 tỷ đồng lên 4503 tỷ đồng ( tăng 354%) tương ứng với giá trị GDP từ 5650 tỷ đồng lên 11556 tỷ đồng ( tăng 104%) trong đó đặc biệt tăng mạnh từ năm 2006 đến nay. Đó là do sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán năm 2007, tác động của gia nhập WTO mở rộng cơ hội đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ. Lượng vốn đổ về khu vực này vì dịch vụ có mức lợi nhuận cao. Theo lượng vốn đầu tư tăng giá trị ngành dịch vụ sẽ càng tăng trong GDP
2. Phân tích thông qua hệ số ICOR
Trong các mô hình kinh tế và trong thực tế cho chúng ta thấy rằng nhân tố vốn đầu tư là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng kinh tế , đặc biết là đối với nền kinh tế đang phát triển như của Việt Nam hiện nay. Hay nói cách khác muốn có sản lượng tăng thêm chúng ta phải có sự gia tăng về vốn. Khi đó, sự tăng lên về sản lượng sẽ được thể hiện qua GDP của nền kinh tế.
Bảng 9: Số liệu GDP và vốn đầu tư qua các năm 2000- 2009:
(Đơn vị tính GDP, vốn: tỷ đồng; tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng vốn: %)
Năm
GDP
Tốc độ tăng GDP
Vốn
Tốc độ tăng vốn
2000
441646
6,79
151183
15,3
2001
481295
6,89
170496
12,5
2002
535762
7,08
200145
14,3
2003
613443
7,34
239246
12,7
2004
715307
7,79
290927
13,5
2005
839211
8,44
343135
13
2006
974266
8,23
404712
13,7
2007
1143715
8,46
532093
27
2008
1478695
6,18
616735
7,8
2009
1557361
5,32
708826
11,4
Trích nguồn Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu trên thì vốn đầu tư tăng thì GDP tăng .Tuy nhiên chúng ta lại thấy là không phải cứ tăng lượng vốn đầu tư lên k lần thì GDP cũng tăng lên k lần.
Ví dụ như năm 2007 số vốn đầu tư gia tăng thêm của chúng ta đã gấp đôi so với lượng vốn tăng thêm của năm 2006, từ 13,7% lên 27% nhưng tốc đọ tăng trưởng chỉ tăng từ 8,23% lên 8,46%.
Và thực tế có nhưng năm chúng ta giảm lượng vốn đầu tư gia tăng xuống nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn tăng cao còn những năm gia tăng vốn đầu tư nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống.
Vậy tại sao việc tăng vốn đầu tư lên k lần lại không đem lại sản lượng tăng k lần. Lý do đầu tiên có thể kể đến là việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hay không ?
Hệ số ICOR là hệ số chúng ta sử dụng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn . Hay nói cách khác , hệ số ICOR cho biết để tăng 1% GDP thì cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn.
Bảng 10: Tổng hợp số liệu về chỉ số ICOR qua các giai đoạn ở Việt Nam
Giai đoạn
ICOR
1991 – 1995
3,5
1996 – 2000
4,8
2001 – 2003
5,24
2004 – 2006
5,04
2007 – 2008
6,15
2009
8
Trích nguồn Tổng cục thống kê
*Đánh giá:
+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã và đang bị giảm nhanh:
Hệ số ICOR giai đoạn 1996-2000 của Việt Nam là 4,8, tức là để có 1 đồng tăng trưởng cần phải đầu tư 4,8 đồng vốn. Đến năm 2007-2008, số liệu này là 6,15.Ý nghĩa của hệ số ICOR là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất.
Hay nói cách khác, hệ số ICOR là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất. Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất.
Hệ số ICOR đã tăng nhanh qua các năm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã và đang bị giảm nhanh.
Chỉ số ICOR cao làm cho tỷ trọng chi phí trung gian trong giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế tăng cao năm 1999 là 47,76% năm 2000 là 50,35%, năm 2002 là 52,13%.
Hệ số sử dụng vốn cao xấp xỉ 5 cảnh báo về việc tăng trưởng thiếu bền vững và thất thoát lãng phí. Lãng phí trong đầu tư cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới lạm phát gia tang.
Do vậy thông qua hệ số ICOR người ta cũng có thể đánh giá được mức độ lạm phát, và muốn chống lạm phát thì việc hạ chỉ số ICOR cũng là một giải pháp tốt giúp tăng trưởng kinh tế bền vững.
Biểu đồ số liệu ICOR qua các năm: 1991-2008 của Việt Nam:
Qua bảng trên ta thấy, khi hệ số ICOR tăng cao thì tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm xuống.
Như năm 1999, ICOR là 7 và tăng trưởng là 8% ; năm 2007, ICOR là 5 thì tăng trưởng đạt mức hơn 8% một năm.
Nhưng chúng ta lại thấy là cùng đạt mức tăng trưởng nhưng năm 1992 và năm 2007 lại có hệ số ICOR khác nhau. Vậy tạo sao lại như vậy? Thực tế là khi chúng ta tính toán chỉ số ICOR, chúng ta tính cả phần vốn đầu tư cho các công trình phúc lợi cơ sở hạ tầng, phần vốn này koh trực tiếp tạo ra sản lượng cho nền kinh tế .
Ngoài ra việc sử dụng vốn đầu tư của NSNN thường kém hiệu quả, lãng phí, hệ số ICOR khu vực này thường bằng 8 . Vì vậy, khi xét đến ICOR để xem xét vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng thì chúng ta nhận thấy ICOR chỉ là một chỉ tiêu mang tính chất tương đối.
ICOR của các nước đang phát triển và các nước phát triển đều cao hơn so với các nước chậm phát triển hay các nước không phát triển. Do vốn đầu tư của các nước đang phát triển đầu tư vào các ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng cho sự phát triển còn đối với các nước phát triển vốn đầu tư lại dành cho các ngành mang công nghệ cao hay đầu tư cho sự phát triển công nghệ. Còn các nước kém phát triển chủ yếu đầu tư vào các ngành nông nghiệp, là ngành cần ít vốn và nhanh thu được kết quả đầu tư hơn các ngành khác.
Bảng 11: Tăng trưởng GDP và ICOR một số nước Đông Á
Quốc gia
Giai đoạn
GDP (%)
Đầu tư/GDP
ICOR
Hàn quốc
1961 – 1980
7,9%
23,3
3,0
Đài Loan
1961 – 1980
9,7%
26,2
2,7
Indonesia
1981 – 1995
6,9%
25,7
3,7
Thái Lan
1981 – 1995
8,1%
33,3
4,1
Trung Quốc
2001 – 2006
9,7%
38,8
4,0
Việt Nam
2001 – 2006
7,6%
39,1
5,1
Nguồn World Bank
Ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng.
Như vậy chỉ số ICOR của Việt Nam tăng lên qua các năm có một phần là không thể tránh khỏi. Điều đáng nói ở đây là chỉ số này tăng quá nhanh so với các nước khác. Ở giai đoạn đang phát triển như nước ta Hàn Quốc, Đài Loan chỉ số icor khoảng 3%, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc là 4%.
Tính chung ICOR Việt Nam trong thời kì 1991 -2007 là 4,86 lần cao hơn nhiều so với 2,7 lần của Đài Loan ( 1961-1980) 3,7 lần của Indonesia (1981- 1995), 4 lần của Trung Quốc( 2001- 2006)…
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác. Với quá trình hội nhập kinh tế thế giới nhanh như hiện tại, điều này làm giảm lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế
Bên cạnh đó, đó cũng là nguyên nhân gây ra sự gia tăng khoảng cách phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia khác, xuất hiện nguy cơ càng tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật...
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
*Vấn đề rút ra từ xem xét thực trạng tại Việt Nam
-Lượng vốn đầu tư có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế. Vấn đề đặt ra là thu hút nguồn vốn đầu tư lớn và ổn định để đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định
-Vốn đầu tư có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế khác nhau ở các khu vực, ngành cần tăng cường vào những khu vực hoạt động hiệu quả hơn khu vực tư nhân, khu vực vốn đầu tư nước ngoài giảm ở khu vực nhà nước.
Như đã phân tích ở trên,tốc độ tăng GDP có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ tăng đầu tư. Khi tăng đầu tư đều đi kèm tăng một lượng GDP. Nguồn vốn trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng không cao nhưng lại đóng góp vào GDP lớn. Do đó, ta cần có những biện pháp huy động vốn ở những khu vực này.
1.Huy động nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế
1.1.Tăng cường huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán
-Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
-Phát triển thị trường trái phiếu.
-Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quản lý và giám sát hoạt động thị trường chứng khoán.
-Phát triển thị trường giao dịch, các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán, phát triển nhà đầu tư.
-Cần có chính sách khuyến khích hữu hiệu các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư mạnh mẽ vào thị trường chứng khoán.
-Giáo dục, thông tin, tuyên truyền là then chốt trong các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán.
1.2 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của trung gian tài chính
-Tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần để đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ thanh toán.
-Phát triển một số ngân hàng thương mại Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế đa năng ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, môi giới và kinh doanh chứng khoán, quản lý tài sản…trên cơ sở lựa chọn 1 số ngân hàng thương mại quy mô lớn.
-Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để đảm đương nhiệm vụ : bao thanh toán, hoán đổi lãi suất, hàng hóa, kinh doanh ngoại hối và chứng khoán, công cụ phái sinh, tác phong làm việc, các chuẩn mực vốn, tài sản nợ, trích dự phòng rủi ro, chuẩn mực kế toán, kiểm toán.
-Chú trọng công tác quản lý các chi nhánh ngân hàng ngoài nhà nước: có yêu cầu bảo hiểm tiền gửi, đặt cọc tối thiểu.
1.3 Huy động vốn trong dân cư thông qua giải pháp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
-Đảm bảo tính đồng bộ giữa quyền tự do, tự chủ kinh doanh và thể chế kinh tế thị trường.
-Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khởi ngiệp doanh nghiệp về mặt bằng kinh doanh và thủ tục, chi phí.
-Tạo lập môi trường thuận lợi đi cùng các điều kiện trợ giúp các doanh nghiệp.
-Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc huy động vốn phát triển sản xuất.
1.4 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tạo bước đột phá mới để thu hút kiều hối, nâng cao năng lực cạnh tranh
-Có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài một cách toàn diện, có quy hoạch,đặc biệt quy hoạch ngành.
-Môi trường đầu tư phải minh bạch , nhất quán.
-Phát triển cơ sở hạ tầng và có các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vừa thiếu vừa yếu.
-Nâng cao năng lực , trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư ở Việt Nam đã tăng lên rất nhiều nhưng hiệu quả lại không cao. Do đó ta cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
2.Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
2.1. Nguồn vốn đầu tư nhà nước
Vốn kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng đóng góp trong cơ cấu GDP lại không tương xứng. Do đó cần phảI có những biện pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn này.
2.1.1.Đổi mới công tác quản lý Nhà nước về đầu tư
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đầu tư tập trung, theo mục tiêu, quy hoạch hiệu quả để xóa bỏ dần sự khép kín trong đầu tư.
-Tăng cường công tác quản lý đầu tư đốI vớI các nguồn vốn của Nhà nước.
+ Xác định trách nhiệm,thẩm quyền quyết định của chủ đầu tư.
+Khắc phục tiêu cực,lãng phí,thất thoát trong đầu tư.
+Củng cố chấn chỉnh lại cơ quan quản lý đầu tư, ban quản lý dự án.
+Tăng cường giám sát đầu tư, kiểm tra, kiểm soát.
2.1.2.Tăng cường, đổi mới công tác quản lý Nhà nước về xây dựng
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong khảo sát, thiết kế kỹ thuật , thi công.
- Rà soát, xây dựng bổ sung các định mức, đơn giá xây dựng, tăng cường quản lý xây dựng đặc biệt công trình sử dụng vốn Nhà nước.
- Quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng sản phẩm.
2.1.3.Công khai hóa vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước
- Dự án đầu tư phải được công bố rộng rãi để nhân dân biết và tham gia giám sát việc thực hiện.
2.2. Nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước
Thực hiện quan hệ chủ quan hành chính, tiến đến quan hệ tài chính kinh tế, xóa bỏ bao cấp độc quyền, nâng cao tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước cạnh tranh bình đẳng.
2.3. Nguồn vốn từ dân cư và tư nhân
Đây là một khoản vốn lớn có thể sử dụng vào đầu tư phát triển các ngành kinh tế, trong tổng vốn đầu tư công hiện nay thì có đến 50% là từ ngân sách Nhà nước, còn 50% là từ các nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp Nhà nước.Do đó, ta cần phải:
-Đầu tư có trọng điểm, đồng bộ, đầu tư vào những ngành mũi nhọn phù hợp với lợi thế từng vùng miền.
- Cần có sự phối hợp giữa các địa phương với nhau, giám sát hiệu quả sau đầu tư, tránh để việc đánh giá kết thúc dự án chỉ là cho đủ giấy tờ để thanh toán.
-Cần khắc phục các vấn đề trong quản lý, như: nghiệp vụ, cơ chế, phối hợp, tổ chức quản lý, giải phóng mặt bằng… Áp dụng một cách trịêt để luật Ngân sách, Luật Phòng chống tham nhũng…Khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển vốn và công nghệ về nước tham gia đầu tư.
2.4.Nguồn vốn từ nước ngoài
Phải có chiến lược thu hút và sử dụng ODA và FDI trong từng giai đoạn một cách đồng bộ, hợp lý, gắn chặt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Chiến lược này có các hướng như sau:
- Vốn ODA và FDI nằm trong tổng thể nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Xác lập được danh mục ưu tiên sử dụng vốn ODA và dự án kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài theo ngành và vùng kinh tế.
- Đề xuất được định hướng thu hút vốn từ các đối tác quốc tế, trong đó có xác định rõ đối tác chiến lược.
- Đưa ra được các chính sách và giải pháp ưu tiên, khuyến khích thu hút và sử dụng vốn như miến giảm thuế, ưu đãi giá thuê đất…
- Nêu rõ các biện pháp về quản lý và thực hiện trả nợ nước ngoài.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa - y tế - giáo dục, bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.
2.5.Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động, bao gồm: (i) Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; (ii) Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
- Triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, nhất là về nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.
- Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả về cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế đầu tư_ PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt; TS.Từ Quang Phương. Nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân năm 2007.
2. Giáo trình Kinh tế phát triển_ GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng. NXB Lao động_Xã hội_2006.
3.Giáo trình: Kinh tế vĩ mô_PGS.TS.Nguyễn Văn Công. NXB Lao động_ Xã hội_2006.
4.Giáo trình: Tài chính tiền tệ.
5.Một số trang web điện tử:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích định lượng mối quan hệ giữa đầu tư tới tăng trưởng kinh tế.doc