Ngành nông nghiệp nước ta vẫn chiếm vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền
kinh tế quốc dân. Do việc đẩy mạnh nhịp độ tăng trưởng, hiện đại hóa nông
nghiệp trong những thập niên tới được coi là một trong những nhiệm vụ cực kỳ
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng, trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt
nhiều chuyển biến hết sức quan trọng.
Nhà nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông
nghiệp và nông thôn theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong nông
nghiệp và phát triển các ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp, phát triển nông
thôn để tăng sản lượng hàng hóa, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế
biến và thị trường tiêu thụ. Đồng thời phát triển nông thôn tạo công ăn, việc làm
và tăng thu nhập cho người dân, từ đó tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp.
54 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm-Lúa cảu nông hộ ở Thạnh Phú - Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tống Yên Đan 25 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.1.2. Đất đai
Tổng diện tích đất là 71,95 ha, diện tích bình quân/hộ là 1,31 ha, với tổng
số người là 278 thì diện tích bình quân đầu người là 0,26 ha và diện tích bình
quân/người trong độ tuổi lao động là 0,41 ha. Cơ cấu đất đai của hộ nông dân
được thể hiện như sau:
Bảng 7: CƠ CẤU ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ
Loại đất Diện tích đất (ha) Bình quân/hộ (ha) Tỷ trọng (%)
Chuyên lúa 33 1,10 45,87
Tôm lúa 38,95 1,56 54,13
Tổng 71,95 2,66 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Trên 55 mẫu nghiên cứu ở huyện cho thấy, diện đất nông nghiệp bình
quân trên hộ cho mô hình tôm lúa cao hơn mô hình chuyên lúa. Bình quân một
hộ chuyên canh lúa là 1,1 ha trong khi đó mô hình tôm - lúa là 1,56 ha. Đặc trưng
của mô hình sản xuất tôm lúa là 1 vụ tôm và 1 vụ tôm -lúa kết hợp trên cùng một
diện tích. Hiện nay mô hình này cũng đang được người nông dân áp dụng sản
xuất, đặc biệt là khi dịch bệnh vàng lùn lùn xoắn lá xuất hiện, và giá cả thủy sản
không ổn định. Tuy nhiên một số hộ nông dân còn mang tâm lý bảo thủ, ngại
trong việc chuyển đổi mặc dù nhà nước đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi.
4.1.4.Tín dụng
Nhà nước đang có chính sách cho hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi
để phát triển sản xuất trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo
điều kiện cho những hộ nông dân thiếu vốn dễ dàng hơn trong quá trình canh tác.
Qua điều tra ta thấy trong 55 hộ thì có 12 hộ vay chiếm 21,8% trong tổng số
mẫu, với tổng số tiền là 172.000.000 đồng và lãi suất bình quân là 1,12%/tháng,
trung bình mỗi hộ vay 3.127.273 đồng. Mục đích vay là nhằm đáp ứng nhu cầu
mua các chi phí đầu vào trong sản xuất. Giá cả các vật tư ngày càng tăng cao gây
cho nông dân rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là đối với những hộ nuôi
tôm.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 26 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
4.2.1. Đối với sản phẩm lúa
Bảng 8: BÁN CHO AI
Đối tượng bán Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Người gom sỉ 72,7 1
Nhà máy xay xát/chế biến 14,5 2
Người gom lẻ 10,9 3
Doanh nghiệp tư nhân 1,8 4
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều ta tháng 03 năm 2008)
Sản phẩm làm ra bán chủ yếu cho người thu gom sỉ - chiếm 72,7%, bán
cho nhà máy xay xát chế biến là 14,5%, bán cho người gom lẻ chiếm 10,9% và
doanh nghiệp tư nhân chỉ 1,8%. Phần lớn nông dân bán sản phẩm cho những
khách hàng quen biết chiếm 47,3% vì có thể thu về tiền mặt nhanh chóng và do
sự giao thương đã hình thành đã hình thành từ lâu đời nên cũng nhanh chóng tạo
được mối quan hệ khá tốt giữa nông hộ với người thu gom sỉ, có 38,2% là những
người được chào giá cao, cho thấy yếu tố giá cả cũng là yếu tố không kém phần
quan trọng trong việc thu mua sản phẩm và cũng có 7,3% bán cho các đối tượng
đã ký hợp đồng, đối tượng này chủ yếu là các nhà máy xay xát.
Bảng 9: ĐỊA CHỈ NGƯỜI BÁN
Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Cùng ấp 9,1 3
Cùng xã 29,1 2
Cùng huyện 61,8 1
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Các đối tượng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là những người trong huyện-
chiếm 61,8%, bán cho đối tượng trong cùng xã chiếm 29,1% và trong cùng ấp
chỉ chiếm 9,1% , đối tượng này chủ yếu là những bà con láng giềng hay những
người quen biết.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 27 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Bảng 10: AI ĐỊNH GIÁ
Đối tượng định giá Tỷ lệ (%) Xếp hạng
Dựa vào giá cả thị trường 49,1 1
Thỏa thuận hai bên 34,5 2
Người mua 16,4 3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Giá bán sản phẩm chủ yếu dựa vào giá cả thị trường chiếm 49,1 %; 34,5%
do thỏa thuận hai bên và 16,4% do người mua quyết định. Phương thức thanh
toán chủ yếu bằng tiền mặt vì hầu như tâm lý người nông dân thích trả tiền liền.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng nắm bắt thông tin nhanh chóng qua các
phương tiện truyền thông hoặc từ bà con láng giềng, người thân.
4.2.2. Đối với tôm
Giá cả cũng do thị trường quyết định, nhưng hiện nay trong huyện các nhà
máy chế biến không nhiều không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, các
nhà máy chỉ chủ yếu mua ở những nơi nuôi công nghiệp còn những hộ nuôi
quảng canh thường đem tiêu thụ ở các tỉnh khác chiếm 52%, nguyên nhân là do
số lượng sản phẩm không nhiều nên không đáp ứng được số lượng lớn cho nhà
máy. Người nông dân bán sản phẩm của mình cho những khách hàng quen và có
hợp đồng trước chiếm 56%, khách hàng thường xuyên chỉ chiếm 40%.
Nhìn chung, điều kiện mua bán sản phẩm tại địa bàn huyện cũng khá
thuận lợi. Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho các đối tượng thu mua từ
bên ngoài huyện vào tham gia thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay
giá cả thường xuyên bị biến động đặc biệt là giá cả đầu vào lên rất cao gây tâm lý
hoang mang cho người nông dân trong quá trình sản xuất. Vì vậy, cần có những
hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhằm ổn định giá cả tạo tâm lý an tâm cho người
nông dân khi tham gia sản xuất.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 28 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ
4.3.1. Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình
4.3.1.1. Mô hình lúa đơn
• Phân tích các chỉ tiêu kinh tế
Bảng 11: CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TRÊN 1 HA LÚA
Khoản mục Hè Thu Mùa Cả năm
Cp- lao động nhà 1.614,85 1.602,12 3.216,97
Cp- lao động thuê 1.252,58 721,97 1.974,55
Cp - máy móc 927,77 467,52 1.395,29
Cp - giống 967,39 238,39 1.205,79
Cp - phân 2.688,85 3.433,36 6.122,21
Cp - thuốc 1.908,70 2.075,30 3.984,00
Cp - khác 193,53 216,00 409,24
Tổng chi phí 7.938,53 7.152,55 15.091,08
Năng suất (kg/ha) 3.592,36 4022,79 3.807,58
Giá bán (đồng/kg) 3,84 4,19 4,02
Doanh thu 13.927,48 16.838,48 30.765,96
Thu nhập 5.988,95 9.685,94 15.674,89
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
- Trong các khoản chi phí làm lúa thì chi phí phân bón là cao nhất. Trong
vụ Mùa chi phí phân bón là 3.433.360 đồng cao hơn so với chi phí vụ Hè Thu là
2.688.850 đồng do giá cả phân bón ngày càng tăng. Bên cạnh đó, địa bàn nghiên
cứu là một huyện giáp biển nên hệ thống sông ngòi dày đặc, có nhiều hệ thống
đập ngăn mặn, thuận lợi cho tưới tiêu nên chi phí tưới tiêu ở từng hộ rất thấp. Chi
phí sử dụng máy chủ yếu dùng cho suốt và cày vào vụ Hè Thu.
- Tổng chi phí trên một ha của vụ Hè Thu là 7.938.530 đồng, cao hơn chi
phí vụ Mùa là 7.152.550 đồng do vụ Hè Thu chi phí thuê mướn lao động nhiều
hơn. Mặc dù chi phí vụ Hè Thu bỏ ra cao hơn so với vụ Mùa nhưng năng suất lại
thấp hơn, vụ Mùa năng suất đạt 4,03 tấn / ha và giá bán 4.190 đồng/kg, trong khi
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 29 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
đó vụ Hè Thu thì năng suất chỉ đạt 3,60 tấn/ha và giá bán cũng thấp hơn vụ Mùa
là 3.840 đồng/kg.
- Nhìn chung, trong 2 vụ lúa thì vụ lúa Mùa có điều kiện thuận hơn, tổng
chi phí bỏ ra thấp hơn vụ Hè Thu nhưng so với từng chỉ tiêu chi phí thì chi phí vụ
Mùa cao hơn đó là chi phí phân và thuốc. Như vậy, cả năm mô hình lúa đơn thu
được tổng doanh thu trên một ha canh tác là 30.765.960 đồng, chi ra là
15.090.080 đồng và thu về 15.674.890 đồng lợi nhuận.
* Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả
Bảng 12: CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CỦA 1 HA LÚA
Khoản mục ĐVT Hè Thu Mùa Mùa/ Hè Thu
(lần)
DT/ha 1.000 đồng 1.3927,48 1.6838,48 1,21
CP/ha 1.000 đồng 7.938,53 7.152,55 0,90
TN/ha 1.000 đồng 5.988,95 9.685,94 1,62
LN/ha 1.000 đồng 4.374,10 8.083,82 1,85
LĐGĐ/ha Ngày 38,24 36,16 0,95
TN/LĐGĐ/ha 1.000 đồng 156,60 267,70 1,71
DT/CP Lần 1,75 2,35 1,35
TN/CP Lần 0,75 1,35 1,81
LN/CP Lần 0,55 1,13 2,05
Diện tích/hộ Ha 1,10 1,10 1,00
DT/hộ 1.000 đồng 15.320,23 18.522,33 1,21
CP/hộ 1.000 đồng 8.732,38 7.867,80 0,77
TN/hộ 1.000 đồng 6.587,84 10.654,53 1,62
LN/hộ 1.000 đồng 4.811,51 8.892,20 1,85
LĐGĐ/hộ Ngày 42,07 39,80 0,95
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 30 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
* Vụ Hè Thu:
- Lao động gia đình sử dụng cho vụ Hè Thu là 38,24 ngày công, với lượng
ngày công sử dụng này thu nhập trên ngày công của một ha là 156.600 đồng. Và
lợi nhuận trên một ha là của vụ Hè Thu là 4.374.100 đồng.Với một đồng chi phí
bỏ ra người nông dân sẽ thu được 1,75 đồng, khi đó thu nhập ròng đạt được là
0,75 đồng và có được 0,55 đồng lợi nhuận.
- Diện tích bình quân trên mỗi hộ là 1,1 ha, với diện tích đó thì người
nông dân sẽ thu được 15.320.230 đồng doanh thu và bỏ ra 8.732.380 đồng chi
phí, khi đó thu nhập đạt đựoc là 6.587.840 đồng, trừ đi chi phí ngày công lao
động gia đình thì mỗi hộ sẽ thu được lợi nhuận 4.811.510 đồng.
* Vụ Mùa:
- Số ngày công sử dụng cho vụ Mùa là 36,16 ngày, thấp hơn vụ Hè Thu và
thu nhập trên ngày công lao động gia đình của vụ này lại cao hơn, một ngày công
lao động gia đình thu được 267.700 đồng và lợi nhuận thu được trên một ha là
8.083.820 đồng, cao hơn vụ Hè Thu là là 1,85 lần.
- Thu nhập/chi phí bằng 2,35 điều này nói lên với một đồng chi phí bỏ ra
thì người nông dân sẽ thu được 2,35 đồng doanh thu cao gấp 1,35 lần so với vụ
Hè Thu.
- Thu nhâp/chi phí bằng 1,35 nghĩa là 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được
1,35 đồng thu nhập cao gấp 1,81 lần so với vụ Hè Thu.
- Tưong tự cho lợi nhuận, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được về cho
người nông dân là 1,13 đồng lợi nhuận và cao gấp 2,05 lần so với vụ Hè Thu.
- Trong vụ này, mỗi hộ nông dân chỉ bỏ ra 7.867.800 đồng chi phí nhưng
doanh thu đạt tới 18.522.330 đồng, thu nhập lên đến 10.654.530 đồng và lợi
nhuận đạt 8.892.200 đồng cao hơn vụ Hè Thu là 1,85 lần. Nông hộ sử dụng 39,80
ngày công lao động nhà, gấp 0,95 lần so với vụ Hè Thu.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 31 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
16838.48
7152.55
9685.94
13927.48
5988.957938.53
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
18000
DOANH THU CHI PHI THU NHAP
MUA
HE THU
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Hình 2: CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA 2 VỤ LÚA
Nhìn chung cả hai vụ lúa sản xuất nông dân đều có lời mà cao nhất là vụ
Mùa là 9.685.940 đồng/ha. Vụ Hè Thu là 5.988.950 đồng/ha. Trong khi đó chi
phí bỏ ra đầu tư ở cả hai vụ thì không chênh lệch nhiều chủ yếu do giá cả đầu vào
tăng, vụ Mùa là 7.152.550 đồng/ha, vụ Hè Thu là 7.938.630 đồng/ha.
* Nhận xét chung về mô hình sản xuất lúa đơn
Về ưu điểm:
- Đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc canh tác lúa.
- Nông dân đa số có kinh nghiệm trồng lúa.
- Phù hợp với thói quen canh tác của người nông dân địa phương.
- Có điều kiện phát huy được các giống lúa cao sản năng suất cao như: OM
2717, OM2719, OM 1350, OM 1352, OM 1348, OM 2496 , Jasmin…
- Thương lái đến tận nhà mua.
- Thị trường tiêu thụ lớn.
Nhược điểm:
- Canh tác một loại cây trồng trên cùng một mảnh đất qua thời gian dài sẽ
làm giảm độ phì nhiêu của đất, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Kỹ thuật canh tác chủ yếu dựa vào tập quán, kinh nghiệm là chính.
- Vụ Hè Thu năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém do thời tiết mưa bão,
dịch bệnh xuất hiện nhiều.
- Giá cả thì bấp bênh, bị thương lái ép giá.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 32 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.3.2.2. Mô hình tôm - lúa
Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CỦA 1 HA TÔM LÚA
Khoản mục
ĐVT Tôm - lúa
Doanh thu/ha 1.000 đồng 40.732,18
Chi phí/ha 1.000 đồng 13.328,29
Thu nhập/ha 1.000 đồng 27.403,89
Lợi nhuận/ha 1.000 đồng 18.921,73
Doanh thu/chi phí Lần 3,06
Thu nhập/chi phí Lần 2,06
Lợi nhuận/chi phí Lần 1,42
Diện tích trồng lúa/hộ Ha 0,69
Diện tích nuôi tôm/hộ Ha 0,87
Doanh thu/hộ 1.000 đồng 63.460,74
Chi phí/hộ 1.000 đồng 20.765,48
Thu nhập /hộ 1.000 đồng 42.695,26
Lợi nhuận/hộ 1.000 đồng 29.480,06
LĐGĐ/hộ Ngày 392,68
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Cứ 1 ha tôm lúa hộ phải chi ra 13.328.290 đồng, cuối mỗi vụ hộ thu
được 40.732.180 đồng, hộ sẽ có thu nhập là 27.403.890 đồng và mức lợi
nhuận đạt được là 18.921.730 đồng . Ngoài ra, ta cũng nhận thấy canh tác mô
hình sản xuất tôm lúa thì sử dụng nhiều lao động gia đình hơn, nhưng lại đem
lại thu nhập và lợi nhuận cao hơn. Trên 1 ha cứ 1 đồng chi phí bỏ ra nông hộ
sẽ thu được 3,06 đồng doanh thu, 2,06 đồng thu nhập và 1,42 đồng lợi nhuận.
- Trong mô hình này, mỗi hộ thu được doanh thu là 63.460.740 đồng, với
lượng chi phí bỏ ra là 20.765.480 đồng, thu nhập đạt được 42.695.260 đồng và
đem về 29.480.060 đồng lợi nhuận. Số ngày công lao động gia đình cho mỗi hộ
là 392,68 ngày.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 33 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
* Nhận xét chung về mô hình sản xuất tôm lúa kết hợp
Ưu điểm:
- Thời tiết thuận lợi, nguồn nước ngọt - lợ mặn thuận lợi cho nuôi tôm kết
hợp.
- Tận dụng thức ăn sẵn có trên ruộng: rong rêu, lúa chét, cua ốc..
- Đất được nghỉ một thời gian để củng cố lại chất dinh dưỡng.
- Trung tâm khuyến nông tỉnh và trạm khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật.
- Giảm được chi phí phân, thuốc cho vụ lúa sau mỗi vụ tôm
Nhược điểm:
- Nguồn con giống không ổn định: giá thành cao, chất lượng con giống
không tốt.
- Tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi tôm còn cao do thiếu kỹ thuật, tôm
thường bị bệnh nhiều
- Không đủ vốn để đầu tư để nuôi sau mỗi vụ bị thua lỗ.
- Đầu ra còn bấp bênh, chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.
4.3.2. So sánh hiệu quả giữa mô hình sản xuất lúa đơn với mô hình tôm -
lúa
Bảng 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ TRÊN 1 HA CỦA
HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ĐƠN VÀ TÔM LÚA
Khoản mục Tôm - lúa Lúa đơn So sánh (lần)
Doanh thu (1.000 đồng/ha) 40.732,18 30.765,96 1,32
Chi phí (1.000 đồng/ha 13.328,29 15.091,08 0,88
Thu nhập (1.000 đồng/ha) 27.103,89 15.674,89 1,75
Lợi nhuận (1.000 đồng/ha) 18.921,73 12.457,92 1,52
LĐGĐ/ha (ngày) 461,51 74,42 6,20
Thunhập/LĐGĐ (1.000 đồng) 59,38 210,62 0,28
Doanh thu/chi phí (lần) 3,06 2,04 1,50
Thu nhập/chi phí (lần) 2,06 1,04 1,98
Lợi nhuận/chi phí (lần) 1,42 0,83 1,72
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khi áp dụng mô hình tôm lúa thì doanh thu
trên một ha gấp 1,32 lần so với mô hình chuyên lúa nhưng chi phí chỉ gấp 0,88
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 34 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
lần và thu nhập thì gấp 1,75 lần. Vì vậy, việc áp dụng mô hình sản xuất tôm lúa
hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân và lợi nhuận thu được đối
với mô hình này cũng cao gấp 1,52 lần so với mô hình chuyên lúa. Bên cạnh đó,
mô hình sản xuất tôm lúa còn thu hút được số lao động nhàn rỗi trong nhân dân.
Khi áp dụng mô hình chuyên lúa thì 1 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về 2,04
đồng doanh thu, 1,04 đồng thu nhập và 0,88 đồng lợi nhuận, trong khi đó mô
hình tôm lúa thì đem lại 3,06 đồng doanh thu, 2,06 đồng doanh thu và 1,42 đồng
lợi nhuận. Từ đó, cho ta khẳng định việc áp dụng mô hình tôm lúa chẳng những
đem lại hiệu quả kinh tế mà còn đem lại hiệu quả xã hội.
Bên canh đó, do mô tôm lúa cũng phù hợp với điều kiện của vùng tận
dụng những tiềm năng vốn có để phát huy hiệu quả trong sản xuất.
Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình này thì đòi hỏi người nông dân phải có
trình độ kỹ thuật, cho nên gây khó khăn trong việc chăm sóc và phòng bệnh cho
tôm.
30765.96
15091.08
40732.18
27403.89
15674.89
13328.29
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
DOANH THU CHI PHI THU NHAP
LUA DON
TOM LUA
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)
Hình 3: CƠ CẤU CHI PHÍ VÀ THU NHẬP CỦA 2 MÔ HÌNH
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 35 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.3.3. Kiểm định về thu nhập và chi phí của mô hình lúa đơn và mô hình
tôm lúa kết hợp
Để khẳng định sự khác nhau giữa hai mô hình lúa đơn và tôm lúa, ta dùng
kiểm định Mann Whitney để chứng minh.
Mục đích kiểm định: kiểm định sự khác nhau về thu nhập và chi phí giữa
hai mô hình. Phương pháp kiểm định Mann Whitney được trình bày như sau:
4.3.3.1. Kiểm định về thu nhập
Ta đặt giả thuyết:
+H0: Trung bình thu nhập giữa hai mô hình là bằng nhau.
+H1: Trung bình thu nhập giữa hai mô hình là khác nhau.
Kết quả kiểm định về thu nhập của hai mô hình:
Bảng 15: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MANN WHITNEY VỀ THU NHẬP CỦA
HAI MÔ HÌNH (55 mẫu)
Mô hình N Mean Rank Sum of Rank
Tổng thu nhập Lúa đơn 30 19,10 573
Tôm lúa 25 38,68 967
Tổng 55
Test Statistics(a)
TỔNG THU NHẬP
Mann – Whitney U 108
Wilcoxon W 573
Z - 5,513
Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2008)
a Grouping Variable: Mô hình sản xuất (1 = Lúa đơn, 2 = Tôm lúa)
Với sig (2 tailed) = 0.00 nhỏ rất nhiều so với α=5%. Vậy bác bỏ giả thuyết
H0, cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình hoàn toàn được đảm bảo về tính thống
kê. Nhìn lại bảng trên ta thấy: trung bình thứ hạng của mô hình tôm lúa là 976
lớn hơn trung bình thứ hạng của mô hình lúa đơn 573. Ta có thể kết luận mô hình
tôm lúa nhìn chung tốt hơn mô hình lúa đơn.
4.3.3.2. Kiểm định về chi phí
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 36 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Ta đặt giả thuyết:
+H0: Trung bình chi phí giữa hai mô hình là bằng nhau.
+H1: Trung bình chi phí giữa hai mô hình là khác nhau.
Kết quả kiểm định về chi phí của hai mô hình
Bảng 16: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MANN WHITNEY VỀ CHI PHÍ CỦA
HAI MÔ HÌNH (55 mẫu)
Mô hình N Mean Rank Sum of Rank
Tổng chi phí Lúa đơn 30 19,80 594
Tôm lúa 25 37,84 946
Tổng 55
Test Statistics(a)
(Nguồn: Số liệu khảo sát, 2008)
a Grouping Variable: Mô hình sản xuất (1= Lúa đơn, 2 = Tôm lúa)
Xác suất ý nghĩa là 0,000 nhỏ hơn so với 5%. Vậy bác bỏ giả thuyết H0,
chấp nhận giả thuyết H1. Nhìn ở bảng trên ta thấy trung bình thứ hạng của mô
hình lúa đơn 129 cao hơn trung bình thứ hạng của mô hình tôm lúa là 594. Từ đó
ta có thể kết luận chi phí của mô hình tôm lúa cao hơn của mô hình lúa đơn.
TỔNG CHI PHÍ
Mann – Whitney U 129
Wilcoxon W 594
Z - 4,158
Asymp. Sig. (2-tailed) 0,000
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 37 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HAI
MÔ HÌNH SẢN XUẤT
Lợi nhuận của việc sản xuất ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do
một số giới hạn phương trình hồi quy chỉ đề cập đến một số nhân tố chủ yếu
ảnh hưởng đến lợi nhuận như sau:
Đối với vụ lúa:Ylà biến phụ thuộc (lợi nhuận). Xi là các biến độc lập
bao gồm:
+ Diện tích trồng lúa.
+ Chi phí lao động nhà.
+ Chi phí lao động thuê.
+ Chi phí sử dụng máy.
+ Chi phí giống.
+ Chi phí phân.
+ Chi phí thuốc.
+ Chi phí khác.
+ Năng suất.
+ Giá bán.
Đối với vụ tôm: Biến phụ thuộc là Y (lợi nhuận). Xi là các biến độc lập
bao gồm:
+ Diện tích nuôi tôm.
+ Chi phí giống.
+ Chi phí thức ăn.
+ Chi phí phân - thuốc.
+ Chi phí lao động gia đình.
+ Chi phí lao động thuê.
+ Chi phí khác.
Phương trình hồi quy có dạng:
Y = b + a1X1 +a2X2+…..+akXk
Trong đó: b, a1,a2…ak là các tham số.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 38 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.4.1. Vụ Hè Thu của mô hình lúa đơn
Sau khi chạy phương trình hồi quy tuyến tính đa biến trên phần mềm SPSS,
ta có bảng kết quả sau:
Bảng 17: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
VỤ HÈ THU
Các biến khác nhau Unstandardized Coefficients Significance
(Constant) - 14.075,807 0,000
Diện tích trồng lúa (X1) 3.062,805 0,000
Chi phí phân (X2) -0,644 0,000
Chi phí thuốc (X3) - 1,095 0,000
Chi phí khác (X4) - 2,187 0,008
Năng suất (X5) 3,434 0,000
Giá bán (X6) 3.550,061 0,000
R = 98,3%
R Square = 96,7%
Significance =0,000
(Kết quả chạy hàm ở phụ lục 1)
Ta có phương trình hồi quy sau:
Y = -14.075,807 + 3.062,805X1 - 0,664X2 - 1,095X3 - 2,187X4 +
+ 3,434X5 + 3.550,061X6
+ a1 = 3.062,805 cho biết nếu diện tích tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
sẽ tăng lên 3.062,805 đơn vị.
+ a2 = -0,664 cho biết nếu chi phí phân tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
giảm xuống 0,664 đơn vị.
+ a3 = -1,095 cho biết nếu chi phí thuốc tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
giảm 1,095 đơn vị.
+ a4 = -2,187 cho biết nếu chi phí khác tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
giảm 2,187 đơn vị.
+ a5 = 3,434 cho biết nếu năng suất tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ
tăng lên 3,434 đơn vị.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 39 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
+ a6 = 3.550,061 cho biết nếu giá bán tăng lên 1 đơn vị thì thu nhập sẽ
tăng lên 3.550,061 đơn vị.
R = 98,3% cho biết mối quan hệ giữa lợi nhuận với tất cả các biến trong
phương trình hồi quy là chặt chẽ.
R2 = 96,7% cho biết có 96,7 % sự thay đổi của lợi nhuận được giải
thích bởi sự thay đổi của các biến trong phương trình hồi quy.
Significance =0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5% nên phương
trình hồi quy vừa lặp có ý nghĩa.
Nhìn chung, ta thấy các biến: chi phí thuốc, phân bón và chi phí khác
đều ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Ngược lại, năng suất, giá bán sẽ ảnh
hưởng tích cực đến lợi nhuận, đặc biệt là tăng 1 đơn vị giá bán sẽ làm lợi
nhuận tăng lên rất nhiều tăng 3.550,061 đơn vị.
4.4.2. Vụ Mùa của mô hình lúa đơn
Sau khi chạy phương trình hồi quy tuyến tính đa biến trên phần mềm
SPSS, ta có bảng kết quả sau:
Bảng 18: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ MÙA
Các biến khác nhau Unstandardized Coefficients Significance
(Constant) - 9.297,334 0,012
Chi phí lao động gia đình (X1) - 1,005 0,010
Chi phí lao động thuê (X2) - 3,492 0,000
Chi phí giống (X3) - 12,817 0,038
Chi phí phân bón (X4) - 0,864 0,000
Chi phí thuốc (X5) - 1,040 0,007
Năng suất (X6) 4,017 0,000
Giá bán (X7) 2.469,455 0,006
R = 98,7%
R Square = 97,4%
Significance =0,000
(Kết quả chạy hàm ở phụ lục 2)
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 40 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Ta có phương trình hồi quy sau:
Y = -9.297,334 - 1,005X1 - 3,492X2 - 12,817X3 - 0,8647X4 - 1,404X5 +
+ 4,017X6 + 2.469,455X7
+ a1 = - 1,005 cho biết nếu chi phi lao động gia đình tăng lên 1 đơn vị
thì lợi nhuận sẽ giảm lên 1,005 đơn vị.
+ a2 = -3,492 cho biết nếu chi phí lao động thuê tăng lên 1 đơn vị thì lợi
nhuận giảm xuống 3,942 đơn vị.
+ a3 = -12,817 cho biết nếu chi phí giống tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
giảm 12,817 đơn vị.
+ a4 = -0,864 cho biết nếu chi phí phân bón lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
giảm 0,864 đơn vị.
+ a5 = -1,040 cho biết nếu chi phí thuốc tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
sẽ giảm 1,040 đơn vị.
+ a6 = 4,017 cho biết nếu năng suất tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ
tăng lên 4,017 đơn vị.
+ a7 = 2.469,455 cho biết nếu giá bán tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ
tăng lên 2.469,455 đơn vị.
R = 98,7% cho biết mối quan hệ giữa lợi nhuận với tất cả các biến trong
phương trình hồi quy là chặt chẽ.
R2 = 97,4% cho biết có 97,4 % sự thay đổi của lợi nhuận được giải
thích bởi sự thay đổi của các biến trong phương trình hồi quy.
Significance =0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5% nên phương
trình hồi quy vừa lặp có ý nghĩa.
Nhìn chung, ta thấy các biến: chi phí lao động gia đình, chi phí lao động
thuê, chi phí giống, chi phí thuốc, phân bón và chi phí khác đều ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi nhuận, đặc biệt là khi chi phí giống tăng lên 1 đơn vị thì sẽ
làm lợi nhuận giảm xuống 12,817 đơn vị. Ngược lại, năng suất, giá bán sẽ
ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, đặc biệt là tăng 1 đơn vị giá bán sẽ làm lợi
nhuận tăng lên rất nhiều tăng 2.469,455 đơn vị.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 41 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
4.4.3. Vụ tôm của mô hình tôm lúa
Sau khi chạy phương trình hồi quy tuyến tính đa biến trên phần mềm
SPSS, ta có bảng kết quả sau:
Bảng 19: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ TÔM
Các biến khác nhau Unstandardized
Coefficients
Significance
(Constant) - 43.733,423 0,008
Chi phí thức ăn (X1) - 0,973 0,019
Chi phí lao động gia đình (X2) - 0,954 0,015
Năng suất (X3) 47,063 0,000
Giá bán (X4) 720,528 0,003
R = 90,3%
R Square = 81,5%
Significance =0,000
(Kết quả chạy hàm ở phụ lục 3)
Ta có phương trình hồi quy sau:
Y = - 43.733,423 - 0,973X1 - 0,954X2 + 47,063X3 + 720,528X4
+ a1 = - 0,973 cho biết nếu chi phi thức ăn cho tôm tăng lên 1 đơn vị
thì lợi nhuận sẽ giảm lên 0,973 đơn vị.
+ a2 = 0,954 cho biết nếu chi phí lao động gia đình tăng lên 1 đơn vị thì
lợi nhuận giảm xuống 0,954 đơn vị.
+ a3 = 47,063 cho biết nếu chi phí giống tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
tăng lên 47,063 đơn vị
+ a4 = 720,528 cho biết nếu giá bán lên 1 đơn vị thì lợi nhuận tăng lên
720,528 đơn vị.
R = 90,3% cho biết mối quan hệ giữa lợi nhuận với tất cả các biến trong
phương trình hồi quy là chặt chẽ.
R2 = 81,5% cho biết có 81,5 % sự thay đổi của lợi nhuận được giải
thích bởi sự thay đổi của các biến trong phương trình hồi quy.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 42 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Significance =0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5% nên phương
trình hồi quy vừa lặp có ý nghĩa.
Nhìn chung, ta thấy các biến: chi phí lao động gia đình, chi phí thức ăn
cho tôm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận. Ngược lại, năng suất, giá bán sẽ
ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận, đặc biệt là tăng 1 đơn vị giá bán sẽ làm lợi
nhuận tăng lên rất nhiều 720,528 đơn vị
4.4.4. Vụ lúa Mùa của mô hình tôm lúa
Sau khi chạy phương trình hồi quy tuyến tính đa biến trên phần mềm
SPSS, ta có bảng kết quả sau:
Bảng 20: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN VỤ MÙA
Các biến khác nhau Unstandardized
Coefficients
Significance
(Constant) - 6.602,035 0,001
Chi phí lao động gia đình (X1) - 1,517 0,000
Chi phí lao động thuê (X2) - 0,700 0,000
Chi phí máy móc (X3) - 1,144 0,002
Chi phí giống (X4) - 2,503 0,003
Chi phí thuốc (X5) - 1,065 0,012
Năng suất (X6) 3,866 0,000
Giá bán (X7) 1.538,314 0,001
R = 99%
R Square = 98%
Significance =0,000
(Kết quả chạy hàm ở phụ lục 4)
Ta có phương trình hồi quy sau:
Y = - 6.602,035 - 1,517X1 - 0,700X2 - 1,144X3 - 2,503X4 + 5,866X5 +
+ 1.538,314X6
+ a1 = - 1,517 cho biết nếu chi phi lao động gia đình tăng lên 1 đơn vị
thì lợi nhuận sẽ giảm lên 1,517 đơn vị.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 43 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
+ a2 = -0,7 cho biết nếu chi phí lao động thuê tăng lên 1 đơn vị thì lợi
nhuận giảm xuống 0,7 đơn vị.
+ a3 = -1,144 cho biết nếu chi phí máy móc tăng lên 1 đơn vị thì lợi
nhuận giảm 1,144 đơn vị.
+ a4 = -2,503 cho biết nếu chi phí giống lên 1 đơn vị thì lợi nhuận giảm
2,503 đơn vị.
+ a5 = - 1,065 cho biết nếu chi phí thuốc tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận
sẽ giảm 1,065 đơn vị.
+ a6 = 3,866 cho biết nếu năng suất tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ
tăng lên 3,866 đơn vị.
+ a7 = 1.538,314 cho biết nếu giá bán tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ
tăng lên 1.538,314 đơn vị.
R = 99% cho biết mối quan hệ giữa lợi nhuận với tất cả các biến trong
phương trình hồi quy là chặt chẽ.
R2 = 98% cho biết có 98 % sự thay đổi của lợi nhuận được giải thích
bởi sự thay đổi của các biến trong phương trình hồi quy.
Significance =0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5% nên phương
trình hồi quy vừa lặp có ý nghĩa.
Nhìn chung, ta thấy các biến: chi phí lao động gia đình, chi phí lao động
thuê, chi phí giống, chi phí thuốc và chi phí máy móc đều ảnh hưởng tiêu cực
đến lợi. Ngược lại, năng suất, giá bán sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận,
đặc biệt là tăng 1 đơn vị giá bán sẽ làm lợi nhuận tăng lên rất nhiều tăng
1.538,314 đơn vị.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 44 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
CHƯƠNG 5
NHỮNG THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
TRIỂN HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT
5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN
XUẤT
5.1.1. Đối với mô hình lúa đơn
Thuận lợi:
- Được hỗ trợ vốn trong quá trình sản xuất. Các ngân hàng cho người
nông dân vay để mua các vật tư phục vụ tốt trong quá trình sản xuất.
- Người dân có sẵn kinh nghiệm trong sản xuất lúa và đất đai phù hợp
- Mô hình hai vụ lúa ăn chắc: lúa Hè Thu - lúa Mùa, từng bước đưa lúa
đặc sản vào cơ cấu sản xuất, góp phần bảo vệ đất gia tăng hiệu quả sản xuất.
- Huyện hiện đang chú trọng phát triển nông nghiệp, đã đưa một số
giống lúa cao sản vào để sản xuất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
- Các cán bộ kỹ thuật thường xuyên mở các buổi tập huấn về kỹ thuật
canh tác lúa, cách phòng bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Thị trường xuất khẩu gạo ngày càng phát triển, giá lúa ngày càng
tăng cao.
Khó khăn:
- Chủ trương của huyện khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi, phát triển các mô hình trồng xen lúa - màu, lúa - tôm.
- Giá công lao động, phân bón, thuốc ngày càng tăng cao làm tăng cho
chi phí sản xuất lúa, cụ thể có 30,9% trong tổng số 55 hộ trả lời giá cả đầu
vào cao.
- Khi vào chính vụ thì giá cả thường bị rớt giá, trong khi đó người
nông dân chậm nắm bắt thông tin về thị trường, các thương lái có điều kiện
ép giá. Ngoài ra, nông dân cũng cần bán sản phẩm để trang trãi sinh hoạt và
mua đầu vào nên thường bán với giá thấp hơn thị trường.
- Đại bộ phận người nông dân chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm, cụ
thể có 80% trong số 55 hộ trả lời trình độ kỹ thuật còn thấp, thêm vào đó
người nông dân không có đủ vốn đầu tư để mua các giống lúa mới có chất
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 45 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
lượng cao, chỉ sử dụng những giống lúa có sẵn của vụ trước để lại nên năng
suất không cao.
Dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn
xoắn lá gây thiệt hại nhiều cho người nông dân, đặc biệt là vụ Đông Xuân
năm 2006 đã làm cho người nông dân bị mất trắng.
5.1.2. Đối với mô hình tôm lúa
¾ Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, huyện chủ trương chuyển
đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao, phát huy mô hình trồng
xen, nuôi xen đạt hiệu quả.
+ Được sự phối hợp của các ngành hữu quan: Phòng Kinh Tế, Phòng
Thủy Sản, Trạm bảo Vệ Thực Vật, Trạm Khuyến Nông, đã tổ chức tập huấn
kỹ thuật nuôi trồng, xây dựng mô hình (đầu tưu hỗ trợ về giống, vật tư)
chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân ứng dụng thành
công vào sản xuất.
+ Mô hình này phù hợp với nhu cầu địa phương, điều kiện thời tiết,
hiện trạng sản xuất, về thời vụ, về giống và các biện pháp kỹ thuật...Đây là
giống trung vụ, thời gian sinh trưởng ngắn hơn lúa mùa địa phương, nên
nông dân chủ động rữa phèn - mặn sau vụ nuôi tôm, tận dụng lớp phù sa và
chất hữu cơ trên ruộng nuôi tôm, đất không cày ải, xuống giống lúa, giai
đoạn đầu của cây lúa nông dân không bón phân, chỉ bón một lượng phân thấp
vào những giai đoạn sau.
+ Canh tác lúa kết hợp nuôi xen tôm nên hoàn toàn không sử dụng
thuốc BVTV nên tiết kiệm được một khoản chi phí. Chỉ chủ động dùng nước,
vịt, cá để khống chế sâu hại.
+ Giống lúa OM 1350, OM 1352, OM 1348, OM 2496...là những
giống có khả năng chịu được phèn đất nhiễm phèn - mặn, ít sâu bệnh, phù
hợp với điều kiện canh tác.
¾ Khó khăn:
+ Nông dân chưa chủ động rữa phèn mặn thật tốt trước khi xuống
giống, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh phát triển trong giai đoạn
đầu mới sạ.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 46 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
+ Thời vụ xuống giống chưa đồng loạt, một số khu vực chuột phá hại
khá phổ biến.
+ Sản xuất còn manh mún, chưa có hình thức kinh tế hợp tác phù hợp
nên gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến
bộ kỹ thuật.
+ Tỷ lệ tôm giống sản xuất tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu cho các
hộ nuôi, khả năng sản xuất tại huyện chỉ đạt 10%, còn lại nhập từ Trung
Quốc.
+ Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh, dễ xảy ra dịch bệnh, môi trường
nước có nguy cơ bị ô nhiễm.
5.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN
XUẤT.
5.2.1. Về kỹ thuật làm lúa.
Đa số người dân đều có kinh nghiệm trồng lúa nhưng chỉ dựa vào tập
quán canh tác nên hiệu quả sản xuất không cao. Có lẽ do trình độ còn thấp,
chưa có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, chưa nhận thức được tầm quan
trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, nhiều hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân, thuốc không
đúng liều lượng, gây lãng phí mà năng suất không cao. Hiện nay tình trạng
rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đang thành dịch bệnh gây ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất. Vì vậy mà trung tâm, trạm khuyến nông huyện triển khai
các chương trình tập huấn, hội thảo về các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá đến từng cán bộ địa phương để tuyên truyền rộng rãi
cho nhân dân nắm rõ tình hình diễn biến rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và áp
dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.
Nông dân có thói quen bón phân theo cảm tính nên không kiểm soát
được lượng phân bón trong vụ. Do đó, không những làm tăng chi phí mà còn
tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Vì vậy, nông dân nên bón
phân theo khuyến cáo của các chuyên gia.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 47 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Bón phân
¾Thứ nhất: theo bảng so màu lá lúa:
• Về kỹ thuật Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm
• Về kinh tế: Giảm chi phí
• Về thực hành: Đơn giản, dễ làm
• Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; Giảm
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào
nhu cầu đạm (N) trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông. Dựa
trên cơ sở nhu cầu đạm (N) của cây và khả năng đáp ứng của đất. Góp phần làm
giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và ngã đổ do không có
lượng đạm dư thừa trong cây, đồng thời giảm tác hại đến môi trường do không
có lượng đạm (N) dư thừa trong đất và nguồn nước.
2. Đối với các giống lúa “chậm đáp ứng” với phân đạm, có màu lá xanh
nhạt (mã tranh) nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để
xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm N cho lúa. Đối với các giống lúa “nhạy
cảm”, đáp ứng nhanh với phân đạm, có màu lá xanh đậm và mau đổi màu khi có
bón phân đạm, nên dùng dãy màu số 4 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so
với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay,
nếu đậm hơn thì không cần phải bón.
3. Thời gian so màu thích hợp đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày
hiện nay là mổi tuần một lần (kể từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa
trổ). Thời điểm so màu tốt nhất là 8:30-9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời
gian như nhau cho mổi lần so màu. Ngoài ra, không nên so trực tiếp dưới ánh
sáng mặt trời mà nên dùng nón hoặc thân người che tia sáng tới trực tiếp. Vì góc
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 48 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
độ tia sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân biệt màu
sắc của người đo.
Một số lưu ý khi áp dụng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa
• Bón phân đạm (N) theo màu lá thường có số bông trên đơn vị diện tích
bị hạn chế do sinh trưởng trong giai đoạn đầu kém, lúa nở bụi ít, nhất là trên đất
nghèo đạm (N). Do đó, bón bổ sung 20-25 kg N/ha trong giai đoạn 10 ngày sau
khi sạ, sau đó áp dụng bảng so màu lá để bón đạm (N) sẽ cho hiệu quả cao hơn.
• Hiệu quả của phân đạm (N) chỉ có thể phát huy cao nhất trên nền đầy đủ
và cân đối với phân lân và kali.
+ Trên đất phù sa không phèn có thể bón nền 30-60 kg P2O5 /ha.
+ Trên đất phèn có thể bón nền 45-90 kg P2O5 /ha Để tăng cường tính
chống chịu sâu bệnh và ngã đổ có thể bón thêm 30 kg K2O/ha (chia làm 2 lần:
vào 10 ngày sau khi sạ và 18-20 ngày trước khi trổ), nhất là trên đất thâm canh 2-
3 vụ lúa liên tục nhiều năm.
¾ Thứ hai: bón phân cân đối
Tùy theo chân ruộng mà có thể bón phân phù hợp với sự phát triển của cây
lúa. Đặc biệt là phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh rất tốt cho
phẩm chất.
Công thức sau đây áp dụng bón cho 1 ha và chia làm 3-4 lần bón
Bảng 21: CÔNG THỨC ÁP DỤNG BÓN PHÂN
Giống: Theo xu thế phát triển của xã hội và tiêu dùng của thị trường nông
sản không ngừng nâng cao, trong đó chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu.
Một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng lúa gạo
xuất khẩu là khâu giống. Nhưng ở đây phần lớn nông dân sử dụng giống lúa tự
sản xuất, giống thường được lai tạo qua nhiều lần nên tính hống chịu kém, năng
Công
thức
Urê Super D DAP 16-16-8 Kali NPK
1
2
3
200
220
120
-
300
-
100
-
50
-
-
200
50
50
25
110- 46-30
101- 48-30
96-55-31
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 49 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
suất, chất lượng chưa cao, đồng thời áp dụng phương pháp sạ lan nên tốn nhiều
chi phí. Vì vậy việc sử dụng các loại giống cao sản có chất lượng, đã được kiểm
ngiệm, có khả năng kháng rầy, đồng thời áp dụng phương pháp sạ hàng khoảng
100 – 200 kg/ha sẽ làm cho lợi nhuận cao hơn.
Nông dược: phần lớn nông dân sử dụng thuốc không đúng với đối tượng
sâu bệnh, thường sử dụng theo cảm tính làm cho khoản chi phí này cao. Do đó
tùy từng đối tượng phòng trị mà áp dụng theo phương pháp 4 đúng: đúng lúc,
đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng. Đặt biệt khuyến khích bà con nên áp dụng
phương pháp IPM, hạn chế sử dụng nông dược chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Nuôi cá trên ruộng là biện pháp tốt nhất hạn chế sâu bệnh và ốc bưu vàng phá
hoại. Việc chuẩn bị đất tốt trước khi gieo sạ cũng có ý nghĩa lớn trong việc diệt
trừ nấm bệnh và cỏ dại.
Bơm nước: nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, tuy nhiên yếu tố này
rất khó chủ động nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Để đảm bảo tốt cho việc
tưới tiêu cần phải có sự phối hợp giữa các hộ khi bơm nước nên bơm đồng loạt
lên ruộng thì sẽ tránh được thất thoát nước từ ruộng này qua ruộng khác để giảm
chi phí bơm nước.
5.2.2. Về kỹ thuật nuôi tôm.
Chuẩn bị ruộng nuôi: nạo vét mương bao, gia cố bờ bao và ao mương, chủ
động rửa phèn mặn, bón vôi, lấy nước vào mương, diệt cá tạp, bón phân gây
màu, thả tôm mật độ 2-3con/m2. Khi tiến hành gieo sạ lúa trung vụ chất lượng
cao thì nông dân hạ mực nước trong vuông nuôi để tôm rút xuống mương nuôi,
đất không cày ải và tiến hành gieo sạ. Điều chỉnh mực nước trong ruộng thích
hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa, tận dụng lớp phù sa
và chất hữu cơ trên ruộng nuôi tôm, thức ăn dư thừa.
Cho ăn và chăm sóc: Có nhiều loại thức ăn có thể sử dụng cho tôm như
thức ăn viên công nghiệp, thức ăn viên tự chế và thức ăn tươi sống. Thức ăn viên
công nghiệp cho tôm càng xanh có chất dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng và tiện
sử dụng. Người nuôi cũng tận dụng các nguyên liệu địa phương để sản xuất thức
ăn viên cho tôm để giảm chi phí
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 50 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Bảng 22: Công thức phối chế thức ăn cho tôm
Nguyên liệu (%)
Bột cá 25
Bột đậu nành 20
Cám gạo 35
Bột mì 10
Bột xương 2
Bột lá gòn 5
Premix 2
Dầu 1
Thức ăn công nghiệp và thức ăn tự viên tự chế thường được sử dụng chủ
yếu trong 2-3 tháng đầu nuôi tôm. Tuy nhiên, nguồn thức ăn tươi sống như cá
tạp, cua, ốc rất phong phú với giá rẻ nên được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn
nuôi tôm lớn nhằm giúp tôm lớn nhanh và giảm chi phí thức ăn. Trong thời gian
này, cá tạp cũng nhiều hơn, vì thế, việc cho tôm ăn bằng ốc, cua cũng giảm chi
phí do cá tạp tranh mồi nếu cho ăn bằng thức ăn viên.
Tùy giai đoạn tôm nuôi, lượng thức ăn viên cho tôm ăn hằng ngày được
tính theo khối lượng đàn tôm . Đơn giản, có thể cho tôm ăn ở tháng tuổi thứ 1, 2,
3, 4 và 5 trở lên lần lượt là 8, 6, 4, 3, và 2% trọng lượng đàn tôm nuôi. Đối với
thức ăn tươi sống có thể dùng lượng gấp 2-3 lần so với lượng thức ăn chế biến.
Cho tôm ăn bằng cách kết hợp rãi thức ăn khắp ao và sàng ăn. Số lần cho ăn có
thể từ 2-4 lần/ngày. Cần theo dõi khả năng bắt mồi của tôm trên sàng ăn và độ no
trên dạ dày của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp.
5.2.3. Về thi trường:
Đối với đầu vào: cần xây dựng mạng lưới phân phối giống, vật tư nông
nghiệp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu thụ thông qua sự phối hợp với chính
quyền địa phương kí kết hợp đồng cung cấp sản phẩm có chất lượng, thành lập
các hợp tác xã nông nghiệp để hạn chế các khâu trung gian làm tăng giá cả các
yếu tố đầu vào. Đối với giống lúa nguyên chủng các công ty nên giao lại cho
nông dân tại địa phương tự sản xuất sau đó đem kiểm nghiệm và bán lại cho
nông dân tại địa phương để giảm bớt chi phí vận chuyển.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 51 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
Đối với đầu ra:
- Cần có chính sách bao tiêu sản phẩm, trợ giá giống, phân bón cho nông dân.
- Lập các tổ hợp tác, các hợp tác xã ký hợp đồng với các nhà tiêu thụ với
khối lượng lớn.
- Thực hiện mua bán sản phẩm theo hợp đồng giữa nhà nước - nhà doanh
nghiệp-nhà sản xuất để tránh tình trạng bị ép giá.
5.2.4. Vốn
Nhà nước cần có chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, trực
tiếp hỗ trợ cho các hộ nông dân vay để sản xuất theo các mô hình chuyển đổi.
Phân bổ vốn sự nghiệp kinh tế cho phòng kinh tế ưu tiên vốn khuyến nông.
Cần có những chính sách hỗ trợ đối với những hộ nông dân tham gia mô
hình sản xuất mới.
Thủ tục vay tín dụng dễ dàng, nhanh gọn và ưu đãi cho những hộ nông
dân.
Hỗ trợ tài chính cho các vùng có dịch bệnh xảy ra. Tăng cường nguồn đầu
tưu vốn trung hạn và dài hạn cho người dân xây dựng các trang thiết bị để phục
vụ trong sản xuất.
Nguồn vốn của ngân hàng Nông nghiệp, huyện cũng cần huy động các
nguồn vốn cho vay hỗ trợ khác như: vốn vay xoá đói giảm nghèo, vốn vay giải
quyết việc làm, vốn viện trợ nước ngoài...
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 52 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Có thể nói Thạnh Phú là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát
triến các mô hình sản xuất nông nghiệp. Từ việc phân tích trên ta thấy, những
người nông dân áp dụng mô hình tôm lúa thì đem lại thu nhập cao hơn mô hình
lúa đơn.
Khi áp dụng mô hình lúa đơn người nông dân phải chi 15.091.080 đồng/
ha và thu về 15.674.890 đồng/ha, trong khi đó đối với mô hình tôm lúa thì đem
lại thu nhập cao hơn rất nhiều là 27.403.890 đồng nhưng chỉ bỏ ra 13.328.290
đồng. Điều này càng khẳng định đây là mô hình sản xuất có hiệu quả của huyện.
Việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến
một chỉ tiêu quan trọng nào đó, chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa từ đó
phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Với kết
quả phân tích trên ta thấy, có nhiều nhân tố chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của
mô hình lúa đơn so với mô hình tôm lúa, mà chủ yếu là vụ tôm có ít nhân tố chi
phí tác động hơn so với làm vụ lúa, cụ thể khi làm vụ Hè Thu thì có 6 nhân tố
ảnh hưởng còn khi canh tác vụ tôm chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc canh tác mô hình sản xuất
này còn gặp nhiều khó khăn:
- Người dân thiếu kỹ thuật trong vấn đề nuôi và chăm sóc tôm nên dịch
bệnh xuất hiện nhiều làm cho người dân bị thua lỗ do không thu hoạch được.
- Giống nuôi chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho nông dân.
- Việc nuôi tôm xen lúa làm cho nhiều dịch bệnh xuất hiện trên lúa như:
bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu phao...mặc dù nông dân đã chủ động dùng nước, thả vịt
con.. nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
- Thị trường tiêu thụ nông sản của huyện chưa phát triển mạnh, chủ yếu
mua bán trao đổi trên địa bàn. Ngoài bán cho địa phương nông dân còn đem sản
phẩm ra ngoài tỉnh để tiêu thụ làm cho thương lái có điều kiện ép giá. Các nông
hộ chưa có thông tin kịp thời về hệ thống giá cả thị trường.
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 53 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
- Về kỹ thuật, mặc dù huyện đã tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông
dân nhưng trên thực tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu nông dân. Nhiều mô hình huyện
khuyến khích phát triển, người dân mặc dù có biết nhưng ngờ vực về tính hiệu
quả cũng như chưa có kỹ thuật để áp dụng.
Qua đó, cần có những biện pháp cụ thể đối với từng mô hình, từng địa bàn
để phát huy các nhân tố tích cực của các mô hình sản xuất phù hợp.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với nông hộ
- Trước khi trồng cây gì, áp dụng mô hình nào cần có sự tìm hiểu về tính hiệu
quả, kỹ thuật sản xuất, thị trường đầu ra để hạn chế mức thấp nhất rủi ro gây ra.
- Cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật từ các chương trình khuyến
nông như: sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, sử dụng giống cao sản
được các chuyên gia khuyến cáo (hạn chế sử dụng giống tự sản xuất), chọn
những giống mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tuỳ theo nguồn lực và điều kiện sẵn có của từng nông hộ mà chọn cho
mình mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Đối với những hộ tôm quảng canh cần phải tập hợp những hộ nuôi thành
một tổ chức đảm bảo nguồn cung cấp ổn định để có thể ký hợp đồng với những
công ty và những khách hàng lớn.
- Cần giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tham quan các mô hình sản xuất có
hiệu quả.
6.2.2. Đối với phòng kinh tế huyện và các trạm khuyến nông cần
- Vận động nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế làm
mô hình chuyên lúa để hạn chế rầy nâu và các dịch bệnh khác.
- Vận động nông dân chuyển đổi từ sản xuất chuyên lúa sang sản xuất mô
hình lúa cá kết hợp hoặc một lúa – một tôm. Và nhân rộng mô hình nuôi cá sặc
rằn thâm canh. Bên cạnh đó chú trọng công tác tập huấn chuyển giao khoa học
kỹ thuật cho người sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.
- Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông xã.
Về phát triển nông thôn và xây dựng mô hình kinh tế hợp tác
- Phòng kinh tế kết hợp với chi cục hợp tác xã, liên minh hợp tác xã trong
huyện thường xuyên bám sát địa bàn theo dõi tình hình hoạt động của các hợp tác
Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm lúa của nông hộ ở huyện Thạnh
Phú tỉnh Bến Tre
GVHD: Th.S Tống Yên Đan 54 SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Thấm
xã, các nhóm nông dân liên kết. Bên cạnh đó cần có kế hoạch đưa cán bộ dự các
lớp đào tạo tập huấn để cập nhật những thông tin mới về công tác vận động phát
triển hợp tác xã, các mô hình liên kết làm ăn có hiệu quả.
- Thực hiện các chuyển giao khoa học công nghệ như tập huấn lúa chất
lượng cao.
- Phát huy và tận dụng tối đa sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trực
thuộc phòng kinh tế.
- Các địa phương, cơ sở cần xác lập điểm chỉ đạo toàn diện về các mô
hình sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng công
nghệ mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
6.2.3. Đối với Nhà nước
- Nên lập quy hoạch sản xuất cho từng vùng, từng địa phương để làm cơ
sở cho địa phương quy hoạch chi tiết cho địa phương mình để có định hướng
phát triển lâu dài.
- Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản
xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa bốn
nhà trong sản xuất, tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.
- Các đơn vị khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương đến địa phương phải
thể hiện vai trò chủ đạo trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình
chọn điểm trình diễn. Để đáp ứng nhu cầu giống, việc tạo giống nhân tạo là cần
thiết. Chính phủ phải tạo điều kiện hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động các trại giống
của nhà nước cũng như tư nhân.
- Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ cho phù hợp cới các
đặc điểm riêng của từng lại hình kinh tế hộ. Khi xác định các dự án vay vốn
thường phải xác định nhu cầu tổng hợp và kỳ hạn vay trong một thời gian đủ dài
để có thể gối đầu vụ hoặc hỗ trợ cho các sản xuất khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm-lúa cảu nông hộ ở Thạnh Phú - Bến Tre.pdf