Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhu cầu vốn cho nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp đang là một vấn đề rất bức xúc. Tuy nhiên việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại để hỗ trợ cho vấn đề này còn nhiều khó khăn như: phải có tài sản để thế chấp hoặc khả năng tài chính để thực hiện ký kết, Ngay trong lúc này, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã kịp thời thấy được vấn đề này và cũng nhằm cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trong và ngoài nước. Các Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn được thành lập với mục tiêu: thứ nhất là đáp ứng nhu cầu bức xúc về vốn để đổi mới trang thiết bị, công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vốn đầu tư cho nền kinh tế, tạo điều kiện tăng năng lực sản xuất, hạ giá thành – một trong những giải pháp quan trọng mà các doanh nghiệp mong muốn nhất hiện nay, thứ hai là đáp ứng nhu cầu kinh doanh tổng hợp của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Hoạt động cho thuê tài chính nói chung đã có từ lâu đời và phát triển mạnh vào những năm 1950, đặc biệt là ở các nước phát triển triển mạnh hơn cả là ở Mỹ và Hàn Quốc, nhưng đối với nền kinh tế của nước ta thì cho thuê tài chính vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ. Có thể nói sự ra đời của Công ty cho thuê tài chính đã đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, sự phát triển lớn mạnh của Công ty cho thuê tài chính cũng chính là những biểu hiện tích cực trong nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Vì vậy, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục đích hàng đầu của Công ty cũng như bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào cũng quan tâm tới. Tuy nhiên trong kinh doanh thì rủi ro luôn có thể xảy ra và là điều khó tránh khỏi, doanh nghiệp cần phải chủ động phòng ngừa và hạn chế những tác động của chúng và chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Vì vậy mà em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ ” làm đề tài nghiên cứu. Qua đó có thể thấy được tình hình hoạt động hiện tại của Công ty như thế nào, những mặt mạnh, mặt yếu mà Công ty đang có. Căn cứ vào đó tìm ra biện pháp giải quyết nhanh chóng kịp thời để khai thác các năng lực hiện có nhằm duy trì, mở rộng và đưa Công ty ngày càng phát triển. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua những số liệu, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính II - Cần Thơ trong 3 năm gần đây. Qua đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để hiểu rõ hơn vấn đề hỗ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, cũng như tình hình hoạt động của Công ty, đề tài này được nghiên cứu nhằm các mục tiêu cụ thể sau: - Đánh giá sơ lược về thực trạng hoạt động của Công ty. - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hoạt động cho thuê và trên cơ sở phân tích nguồn vốn kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, tình hình cho thuê. - Phân tích các thuận lợi và hạn chế của hoạt động cho thuê tài chính. - Đề xuất những giải pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua như thế nào? - Trong những năm qua hoạt động của Công ty gặp phải những thuận lợi và hạn chế gì? - Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ích gì cho người nghiên cũng như tổ chức đang hoạt động? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Vì đơn vị thực tập là Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ nên hầu hết các số liệu thu thập chủ yếu tại Công ty.

doc62 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
51 Tổng 5.739 2.039 3.071 1.635 1.392 3.944 1.740 1.897 3.787 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) - Doanh số thu nợ Qua bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 có tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao cụ thể ở các ngành như sau: + Ngành nông nghiệp: doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2006 chỉ thu được 218 triệu đồng giảm 828 triệu đồng tương ứng với 79,16% so với năm 2005. Nguyên nhân là do ở hai năm sau không có hợp đồng cho thuê nữa mà Công ty chỉ thu nợ cũ của các hợp đồng năm 2005. + Ngành công nghiệp: năm 2006 thu được 524 triệu đồng là của 3 hợp đồng cho thuê của năm, nhưng năm 2007 chỉ thu được 390 triệu đồng giảm 134 triệu đồng ứng với 25,57% vì không có hợp đồng cho thuê mới. + Ngành xây dựng: năm 2007 thu là 1.302 triệu đồng chiếm 68,63% tổng doanh số. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 là năm có doanh thu cao nhất là 650 triệu đồng chiếm 46,70% tổng doanh số tăng 357 triệu đồng ứng với tỷ lệ 121,84% so với năm 2005, nhưng năm 2007 doanh số này giảm lại chỉ còn 205 triệu đồng giảm 68,46% so với năm 2006. + Khác: năm 2005 thu được 700 triệu đồng chiếm 34,33% trong tổng doanh số thu nợ. - Dư nợ + Ngành nông nghiệp: năm 2006 có 2 hợp đồng với dư nợ là 1.835 triệu đồng giảm 10,62% so với năm 2005, đến năm 2006 do chưa thu được nợ nên dư nợ vẫn còn là 1.835 triệu đồng. + Ngành công nghiệp: năm 2006 có 2 hợp đồng với dư nợ là 1.111 triệu đồng chiếm 28,17% tổng dư nợ, đến năm 2007 chỉ có 1 hợp đồng nên dư nợ chỉ còn 721 triệu đồng giảm 35,10% so với năm 2006. + Ngành xây dựng: đây là ngành mà Công ty chỉ mới thử đầu tư trong loại hình doanh nghiệp nhà nước, năm 2007 có 2 hợp đồng với dư nợ là 438 triệu đồng chiếm 11,57% trong tổng dư nợ. + Ngành thương mại và dịch vụ: tình hình này cũng giảm dần qua ba năm, năm 2006 là 947 triệu đồng với 3 hợp đồng giảm 49,70% so với năm 2005, đến năm 2007 tỷ lệ này giảm 21,65% vì dư nợ là 742 triệu đồng do giảm 1 hợp đồng so với năm 2006. + Khác: năm 2005 là 51 triệu đồng với 1 hợp đồng chiếm 1,38% tổng dư nợ, do hai năm sau vẫn chưa thu được nợ nên dư nợ của năm 2006 và 2007 vẫn là 51 triệu đồng. b) Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Doanh số cho thuê Thông qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê của loại hình này có xu hướng tăng giảm không ổn định do một phần là tình trạng nợ quá hạn cao, nên để hoạt động của Công ty hiệu quả hơn thì Công ty phải giảm dần những doanh nghiệp ít uy tín. Tình hình cụ thể ở các ngành trong loại hình này cụ thể như sau: + Ngành nông nghiệp: năm 2005 là 8.007 triệu đồng với 15 hợp đồng chiếm 6,44% trong tổng doanh số cho thuê. + Ngành công nghiệp: năm 2006 có 17 hợp đồng đạt doanh số là 9.376 triệu đồng tăng 32,65% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 số lượng hợp đồng chỉ còn lại là 8 hợp đồng nên doanh số giảm còn 4.758 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 49,25% so với năm 2006. + Ngành xây dựng: năm 2006 doanh số là 22.878 triệu đồng giảm 55,66% vì chỉ có 30 hợp đồng đã giảm 3 hợp đồng với so với năm 2005. Năm 2007 đạt 77 hợp đồng với doanh số 50.788 triệu đồng tăng 27.910 triệu đồng tương ứng 121,99% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 là 32.705 triệu đồng giảm 16,32% so với năm 2005, đến năm 2007 doanh số là 27.600 triệu đồng giảm 15,61% so với năm 2006 vì số lượng hợp đồng ở hai năm sau đều giảm so với năm trước. + Ngành vận tải: năm 2006 doanh số là 27.436 triệu đồng tăng 68,20% so với năm 2005, đến năm 2007 chỉ còn 7 hợp đồng đã giảm 10 hợp đồng so với năm 2006 nên chỉ đạt doanh số 12.395 triệu đồng giảm 15.401 triệu đồng ứng với tỷ lệ 54,82%. + Ngành khác: năm 2006 doanh số là 10.509 triệu đồng với 12 hợp đồng tăng 380,30% so với năm 2005, đến năm 2007 chỉ đạt doanh số 3.383 triệu đồng Bảng 5: DOANH SỐ CHO THUÊ, THU NỢ, DƯ NỢ DOAN NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH THEO NGÀNH SẢN XUẤT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Cho thuê Thu nợ Dư nơ Cho thuê Thu nợ Dư nơ Cho thuê Thu nợ Dư Nơ Nông nghiệp 8.007 4.574 3.433 - 1.311 2.122 - 2.122 - Công nghiệp 7.068 3.849 3.219 9.376 4.452 8.143 4.758 5.079 7.760 Xây dựng 51.600 18.564 33.036 22.878 17.449 38.456 50.788 24.744 64.500 TM & DV 39.082 14.591 24.491 32.705 26.601 30.595 27.600 19.995 38.213 Vận tải 16.312 4.459 11.933 27.436 9.985 29.384 12.395 12.571 29.308 Khác 2.188 2.004 184 10.509 4.253 6.440 3.383 3.415 6.418 Tổng 124.337 48.041 76.296 102.904 63.961 115.239 98.924 67.946 146.199 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) giảm 7.126 triệu đồng ứng với tỷ lệ 67,81% so với năm 2006 vì lúc này chỉ còn 5 hợp đồng. Doanh số thu nợ Qua ba năm doanh số thu nợ đối với loại hình doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Công ty, cụ thể: + Ngành nông nghiệp: năm 2006 doanh số đạt 1.311 triệu đồng giảm 71,34% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 lại đạt 2.122 triệu đồng tăng 811 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 61,86% so với năm 2006. + Ngành công nghiệp: tăng đều qua ba năm, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 4.452 triệu đồng tăng 15,67% so với năm 2005, năm 2007 doanh số này tăng lên thêm 627 triệu đồng tương ứng 14,08% so với năm 2006. + Ngành xây dựng: năm 2006 giảm 6,00% so với năm 2005 với doanh số là 17.449 triệu đồng, đến năm 2007 doanh số này tăng lại thêm 7.295 triệu đồng ứng với 41,81% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 đạt 26.601 triệu đồng tăng 82,31% so với năm 2005, năm 2007 giảm lại 6.606 triệu đồng ứng với 24,83% so với năm 2006. + Ngành vận tải: năm 2006 đạt 9.985 triệu đồng tăng 123,93% so với năm 2005, năm 2007 tăng 2.766 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 24,90% so với năm 2006. + Ngành khác: năm 2006 có doanh số là 4.253 triệu đồng tăng 112,23% so với năm 2005, năm 2007 chỉ đạt 3.405 triệu đồng giảm đi 848 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 27,70% so với năm 2006. Như vậy ta thấy doanh số thu nợ qua ba năm của Công ty có tăng trưởng nhưng không ổn định, mặt khác doanh số này tuy tăng nhưng còn đạt mức quá thấp so với doanh số cho thuê của Công ty. Điều này cũng cho thấy được khó khăn về mặt tài chính của khách hàng và công tác thu nợ của Công ty cũng chưa đạt hiệu quả cao lắm. - Dư nợ Tuy rằng doanh số cho thuê của Công ty trong loại hình này ngày càng giảm nhưng do thu nợ chưa đạt hiệu quả cao nên tình hình dư nợ của Công ty có xu hướng ngày càng tăng cụ thể ở các ngành như sau: + Ngành nông nghiệp: năm 2006 là 2.122 triệu đồng với 6 hợp đồng giảm 38,19% so với năm 2005, do năm 2007 đã thu được nợ về nên không còn dư nợ của ngành này trong năm 2007. + Ngành công nghiệp: do số lượng hợp đồng tăng qua ba năm nên dư nợ cũng có xu hướng tăng qua ba năm, năm 2006 đạt 8.143 triệu đồng tăng 152,97% so với năm 2005, năm 2007 đạt 7.760 triệu đồng giảm 4,70% so với năm 2006. + Ngành xây dựng: năm 2006 là 38.456 triệu đồng với 66 tăng 16,22% so với năm 2005, năm 2007 dư nợ là 64.500 triệu đồng với 86 qua ba năm tăng 26.044 triệu đồng ứng với 67,22% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 tăng 15 hợp đồng với số tiền là 6.104 triệu đồng tương ứng 24,92% so với năm 2005, năm 2007 tiếp tục tăng thêm 8 hợp đồng đạt dư nợ là 38.213 triệu đồng tăng 24,90% so với năm 2006. + Ngành vận tải: năm 2006 dư nợ đạt 29.384 triệu đồng với 14 hợp đồng tăng 146,24% so với năm 2005, đến năm 2007 là 29.308 triệu đồng vẫn với 14 hợp đồng giảm không đáng kể với tỷ lệ 0,25% so với năm 2006. + Ngành khác: năm 2006 có 6 hợp đồng dư nợ là 6.440 triệu đồng tăng 3.402,17% so với năm 2005, năm 2007 đạt 6.418 triệu đồng với 7 hợp đồng giảm 0,34% so với năm 2006. Nhìn chung mức dư nợ đối với các ngành sản xuất qua các năm đều tăng, đòi hỏi Công ty phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng tốt và năng động cả về số lượng và chất lượng, để kiểm tra quá trình sử dụng tài sản của doanh nghiệp và thúc đẩy quá trình trả nợ của họ. c) Hợp tác xã - Doanh số cho thuê Theo bảng số liệu ta thấy, đối với loại hình hợp tác xã doanh số cho thuê không cao chỉ tập trung vào một số ngành chủ yếu như: + Ngành xây dựng: doanh số cho thuê qua ba năm đều tăng do số lượng hợp đồng của năm sau đều tăng so với năm trước, cụ thể năm 2006 tăng 163 triệu đồng tương ứng 40,95% so với năm 2005, năm 2007 đạt doanh số là 1.303 triệu đồng tăng 132,26% so với năm 2006. Bảng 6: DOANH SỐ CHO THUÊ, THU NỢ, DƯ NỢ HỢP TÁC XÃTHEO NGÀNH SẢN XUẤT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦACÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Cho thuê Thu nợ Dư nơ Cho thuê Thu nợ Dư nơ Cho thuê Thu nợ Dư nơ Nông nghiệp - - - - - - - - - Công nghiệp - - - - - - - - - Xây dựng 398 138 260 561 380 441 1.303 1.196 548 TM & DV 4.893 1.173 3.720 1.175 744 4.151 36 687 3.500 Vận tải - - - - - 5.008 1.664 3.344 Khác - - - - - - - - Tổng 5.291 1.311 3.980 1.736 1.124 4.592 6.347 3.547 7.392 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2005 doanh số này đạt 4.893 triệu đồng, nhưng đến năm 2006 do giảm 2 hợp đồng nên doanh số chỉ đạt 1.175 triệu đồng giảm 3.718 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 75,99% so với năm 2005. + Ngành vận tải: chỉ đầu tư vào năm 2007 với 3 hợp đồng và doanh số là 5.008 triệu đồng chiếm 79,35% tổng doanh số. Như vậy, ta thấy năm 2007 Công ty đã không đầu tư vào ngành thương mại và dịch vụ mà chuyển sang đầu tư ngành xây dựng và vận tải nhiều hơn, nguyên nhân là do trong hai năm trước đó Công ty đầu tư vào lĩnh vực này không hiệu quả nên Công ty không đầu tư nữa để tránh tổn thất. - Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ qua ba năm không ổn định, nhưng năm 2007 đã tăng lên đáng kể là một kết quả khả quan cho thấy Công ty đã họat động hiệu quả hơn. + Ngành xây dựng: năm 2006 doanh số này là 380 triệu đồng tăng 175,36% so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 1.196 triệu đồng tăng 214,74% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 là 744 triệu đồng giảm 36,75% so với năm 2005, năm 2007 chỉ có 687 triệu đồng giảm 7,66% so với năm 2006. + Ngành vận tải: năm 2005 doanh số thu nợ đạt 1.664 triệu đồng chiếm 46,91% tổng doanh số. - Dư nợ + Ngành xây dựng: năm 2006 là 441 triệu đồng với 2 hợp đồng tăng so với năm 2005 là 69,62%, đến năm 2007 dư nợ là 548 triệu đồng cũng với 2 hợp đồng tăng 24,26% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 tăng 431 triệu đồng ứng với 11,59% so với năm 2005, năm 2007 giảm 3 hợp đồng dư nợ chỉ đạt 3.500 triệu đồng giảm 15,68% so với năm 2006. + Ngành vận tải: năm 2007 là 3.344 triệu đồng với 2 hợp đồng chiếm 45,24% tổng dư nợ. Nhìn chung tình hình dư nợ của loại hình hợp tác xã này cũng tăng qua các năm, chỉ có riêng ngành thương mại và dịch vụ thì dư nợ có giảm là do doanh số cho thuê của ngành này giảm nhiều hơn so với các ngành khác trong loại hình này. d) Hộ sản xuất - Doanh số cho thuê Đối với trường hợp hộ sản xuất vì đây là loại hình doanh nghiệp chủ yếu của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nên Công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thuê tài sản, tuy vậy nhưng doanh số cho thuê của hộ sản xuất theo ngành sản xuất cũng không ổn định lắm, cụ thể ở các ngành như sau: + Ngành nông nghiệp: phục vụ chủ yếu cho ngành này là Công ty cho thuê những loại máy móc thiết bị dùng trong công việc trồng trọt của khách hàng. Năm 2006 đạt doanh số là 5.603 triệu đồng với 14 hợp đồng tăng 4.727 triệu đồng ứng với 539,61% so với năm 2005. + Ngành công nghiệp: năm 2007 đạt 1.050 triệu đồng với 4 hợp đồng chiếm 1,51% tổng doanh số cho thuê. Ở ngành này thì Công ty đầu tư chủ yếu là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất cho doanh nghiệp. + Ngành xây dựng: Công ty thường cho thuê các loại xe dùng trong công tác xây dựng như: xe ủi, xe benz, máy xúc,…. Năm 2006 đạt được 61 hợp đồng tăng 12.917 triệu đồng ứng với 177,01% so với năm 2005, đến năm 2007 giảm 11.697 triệu đồng vì chỉ còn 33 hợp đồng ứng với 57,46% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: những khách hàng này thì thường thuê các loại máy văn phòng, máy phục vụ cho dịch vụ kinh doanh,…. Năm 2006 là 22.156 triệu đồng với 63 hợp đồng tăng 54,79% so với năm 2005, năm 2007 chỉ đạt 3.032 triệu đồng do giảm 39 hợp đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 86,31% so với năm 2006. + Ngành vận tải: đối với ngành này thì Công ty cho thuê các loại phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hoá. Năm 2006 tăng 18.799 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng khá cao là 1.702,81% do số lượng hợp đồng ký được cũng rất cao là 64 hợp đồng so với năm 2005, đến năm 2007 tiếp tục tăng thêm được 15 hợp đồng nữa đạt 35.036 triệu đồng tăng 76,03% so với năm 2006. + Ngành khác: Công ty thường cho thuê các loại máy móc thiết bị để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của khách hàng. Năm 2006 là 452 triệu đồng giảm 72,03% so với năm 2005, năm 2007 đạt được 17.502 triệu đồng với 65 hợp đồng tăng khá cao so với năm 2006 là 3.772,12%. Bảng 7: DOANH SỐ CHO THUÊ, THU NỢ, DƯ NỢ HỘ SẢN XUẤTTHEO NGÀNH SẢN XUẤT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 Cho thuê Thu nợ Dư nơ Cho thuê Thu nợ Dư nơ Cho thuê Thu nợ Dư nơ Nông nghiệp 876 - 876 5.603 3.039 3.440 - 590 2850 Công nghiệp - - - 1.050 604 446 - - 446 Xây dựng 7.348 2.873 4.475 20.355 7.049 17.781 8.658 4.272 22.167 TM & DV 14.314 5.309 9.005 22.156 12.825 18.336 3.032 8.231 13.137 Vận tải 1.104 - 1.104 19.903 6.689 14.318 35.036 17.142 32.212 Khác 1.616 1.003 613 452 617 448 17.502 6.777 11.173 Tổng 25.258 9.185 16073 69.519 30.823 54.769 64.955 37.012 82.712 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) - Doanh số thu nợ + Ngành nông nghiệp: năm 2007 là 590 triệu đồng giảm 80,59% so với năm 2006. + Ngành công nghiệp: năm 2006 thu được 446 triệu đồng chiếm 1,96% trong tổng doanh số thu nợ. + Ngành xây dựng: năm 2006 thu nợ đạt 7.049 triệu đồng tăng 145,35% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 chỉ thu được 4.272 triệu đồng giảm 39,40% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 thu nợ là 12.825 triệu đồng tăng 7.516 triệu đồng ứng với tỷ lệ là 141,57%, nhưng đến năm 2007 thì doanh thu này giảm đi 35,82% so với năm 2006 vì chỉ thu được có 8.231 triệu đồng. + Ngành vận tải: năm 2007 là 17.142 triệu đồng tăng 10.453 triệu đồng tương ứng 156,27% so với năm 2006. + Ngành khác: năm 2006 giảm 38,48% so với năm 2005 với doanh thu là 617 triệu đồng, đến năm 2007 đạt 6.777 triệu đồng tăng 998,38% so với năm 2006. Như vậy, hoạt động thu nợ của hộ sản xuất theo ngành qua ba năm tương đối đi vào ổn định, riêng ngành nông nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ Công ty cần có biện pháp cụ thể hơn để quản lý. - Dư nợ + Ngành nông nghiệp: năm 2006 với 14 hợp đồng tăng 2.564 triệu đồng ứng với 292,69% so với năm 2005, năm 2007 là 2.850 triệu đồng giảm 17,15% so với năm 2006. + Ngành công nghiệp: năm 2006 là 446 triệu đồng với 4 hợp đồng chiếm 0,81% tổng dư nợ, đến năm 2007 do vẫn chưa thu hồi được nợ nên dư nợ vẫn là 446 triệu đồng. + Ngành xây dựng: năm 2006 tăng 13.306 triệu đồng ứng với 297,34% so với năm 2005, năm 2007 là 22.167 triệu đồng tăng 24,67% so với năm 2006. + Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 là 32.177 triệu đồng với 91 hợp đồng tăng 213,18% so với năm 2005, năm 2007 là 32.568 triệu đồng tăng thêm 4 hợp đồng ứng với tỷ lệ tăng là 1,21% so với năm 2006. + Ngành vận tải: năm 2006 dư nợ là 9.190 triệu đồng với 29 hợp đồng tăng 732,42% so với năm 2005, năm 2007 đạt 84 hợp đồng tăng 22.932 triệu đồng ứng với 249,53% so với năm 2006. + Ngành khác: năm 2006 là 448 triệu đồng chỉ có 5 hợp đồng giảm 2 hợp đồng ứng với tỷ lệ giảm là 26,91% so với năm 2005, năm 2007 dư nợ lên đến 11.173 triệu đồng là vì đạt 31 hợp đồng tăng 10.725 triệu đồng ứng với 2.393,97% so với năm 2006. Nhìn chung tình hình dư nợ theo ngành sản xuất của hộ sản xuất qua ba năm tăng mạnh nguyên nhân chủ yếu là do họat động cho thuê không ổn định làm cho công tác thu nợ một số ngành khó khăn dẫn đến dư nợ cao. 4.1.3.2 Tình hình cho thuê theo thành phần kinh tế (TPKT) Triệu VNĐ * Doanh số cho thuê tài chính theo thành phần kinh tế Hình 4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO THUÊ THEO TPKT TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho thuê của Công ty tập trung chủ yếu vào các đối tượng sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hộ sản xuất và ít chú trọng vào các loại hình như: doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế nước ta hiện nay, khi nhà nước đang khuyến khích phát triển các doanh nghiệp và và nhỏ. Bên cạnh đó loại hình hợp tác xã ở nước ta đang trong giai đoạn hình thành và hiện còn nhỏ bé trong khi đó loại hình doanh nghiệp nhà nước thì lại chưa hoàn thiện trong tiến Bảng 8: DOANH SỐ CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO TPKT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH Giữa 2006 & 2005 CHÊNH LỆCH Giữa 2007 & 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp nhà nước 5.739 1.635 1.740 (4.104) (71,51) 105 6,42 Cty TNHH 84.764 61.535 63.448 (23.229) (27,40) 1.913 3,11 Doanh nghiệp tư nhân 39.573 38.369 35.476 (1.204) (3,04) (2.893) (7,54) Hợp tác xã 5.291 1.736 6.347 (3.555) (67,19) 4.611 265,61 Hộ sản xuất 25.258 69.519 64.955 44.261 175,24 (4.564) (6,57) Tổng 160.625 175.794 171.966 15.169 9,44 (3828) (2,18) ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) trình cổ phần hoá và chưa được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể tình hình cho thuê các loại hình này như sau: - Doanh nghiệp nhà nước: qua bảng số liệu thì ta thấy doanh số cho thuê của loại hình doanh nghiệp này có xu hướng giảm, năm 2006 giảm 4.104 triệu đồng ứng với 71,51% so với năm 2005, năm 2007 giảm tiếp 105 triệu đồng ứng với 6,42% so với năm 2006. Nguyên nhân là vì đây là loại hình doanh nghiệp được thành lập chủ yêu bằng nguồn vốn nhà nước, hầu hết đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, các doanh nghiệp này chủ yếu là chỉ muốn bổ sung thêm những phương tiện còn thiếu phụ vụ cho hoạt động sản xuất. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: năm 2006 đạt 61.535 triệu đồng giảm 23.229 triệu đồng tương ứng 27,40% so với năm 2005, năm 2007 tăng lại 1.913 triệu đồng tương ứng 3,11% so với năm 2006. Ta thấy tuy doanh số có giảm nhưng đây vẫn là loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho thuê của Công ty. - Doanh nghiệp tư nhân: đây là một trong những loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ rủi ro cao, nhưng lại là khách hàng cũng không kém phần quan trọng của Công ty. Công ty luôn có chiến lược cho thuê có chừng mực đối với loại này. Năm 2005 đạt 39.574 triệu đồng, năm 2006 giảm 1.204 triệu đồng tương ứng 3,04% so với năm 2005, và năm 2007 tiếp tục giảm 2.893 triệu đồng tương ứng 7,54% so với năm 2006. - Hợp tác xã: đối với loại hình này thì họ thường thuê máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất như: dây chuyền sản xuất, các phương tiện vận chuyển,…doanh số cho thuê ở đây thường thấp và không ổn định. Năm 2006 giảm 3.555 triệu đồng tương ứng 67,19% so với năm 2005, nhưng đến năm 2007 thì doanh số này lại tăng đột biến 4.611 triệu đồng tương ứng 265,61% so với năm 2006. - Hộ sản xuất: ta thấy sự chênh lệch giữa năm 2005 và 2006 rất cao, năm 2006 tăng 44.261 triệu đồng tương ứng 175,24% so với năm 2005, năm 2007 lại giảm nhưng rất thấp 4.564 triệu đồng ứng với 6,57% so với năm 2006. Nguyên nhân là vì đây hầu hết thuộc loại hình doanh nhỏ, luôn cần nguồn vốn để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng lại không có tài sản thế chấp, Vả lại cho thuê tài chính lại là lĩnh vực mới, đối với họ chưa hiểu sâu hình thức hoạt động nên chưa dám mạnh dạn tiếp cận, và đến khi họ biết được ưu điểm của hoạt động này thì họ tiếp cận ngày càng nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của mình đầy đủ hơn và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn cho họ. * Doanh số thu nợ cho thuê tài chính theo thành phần kinh tế Doanh số thu nợ biểu hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ hoạt động trong ngành tín dụng, đồng thời nó cũng phản ánh mức độ uy tín của khách hàng đối với Công ty. Công tác thu nợ phải được chú trọng trong bất kỳ công ty hay lĩnh vực nào, nếu công tác này được thực hiện tốt thì đồng vốn của doanh nghiệp mới được bảo toàn, tránh tổn thất đánh tiếc xảy ra. Triệu VNĐ Hình 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO TPKT TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ Thông qua biểu đồ và bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ của Công ty cũng có xu hướng tăng qua các năm, cũng như các loại hình công ty khác khi doanh số cho thuê tăng thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Ngoài ra sự tăng lên của doanh số thu nợ qua các năm cũng cho thấy sự lớn mạnh và phát triển của Công ty, đồng thời cho thấy khả năng quản lý và thu hồi công nợ của Công ty, đều này được thể hiện cụ thể qua các thành phần kinh tế sau: - Doanh nghiệp nhà nước: Năm 2006 đạt 1.392 triệu đồng giảm 31,73% so với năm 2005, năm 2007 đạt 1.987 triệu đồng tăng 595 triệu đồng tương ứng 42,74% so với năm 2006. Ta thấy doanh số thu nợ ở loại hình này có giảm năm ở 2006 là so doanh số cho thuê giảm như đã phân tích ở phần doanh số cho thuê trên - Công ty trách nhiệm hữu hạn: đây là loại hình chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động cho thuê của Công ty. Năm 2006 tăng 12.841 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 43,87% so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 47.559 triệu đồng tăng 5.447 triệu đồng tương ứng 12,93% so với năm 2006. Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO TPKT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH Giữa 2006 & 2005 CHÊNH LỆCH Giữa 2007 & 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp nhà nước 2.039 1.392 1.987 (647) (31,73) 595 42,74 Cty TNHH 29.271 42.112 47.559 12.841 43,87 5.447 12,93 Doanh nghiệp tư nhân 18.770 21.939 20.405 3.169 16,88 (1.534) (6,99) Hợp tác xã 1.311 1.124 3.547 (187) (14,26) 2.423 215,57 Hộ sản xuất 9.185 30.823 37.012 21.638 235,58 6.189 20,08 Tổng 60.576 97.390 110.420 36.814 60,77 13.030 13,38 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) - Doanh nghiệp tư nhân: doanh số thu nợ cũng ngày càng tăng qua ba năm, năm 2006 đạt 21.939 triệu đồng tăng 16,88% so với năm 2005, năm 2007 đạt 20.405 triệu đồng giảm 1.534 triệu đồng ứng với 6,99% so với năm 2006. - Hợp tác xã: năm 2006 có doanh số là 1.124 triệu đồng giảm 14,26% so với năm 2005, năm 2007 đạt 3.547 triệu đồng tăng 2.423 triệu đồng ứng với 215,57% so với năm 2006. - Hộ sản xuất: năm 2005 và 2006 doanh số này tăng rất cao, năm 2006 đạt 30.823 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 235,58% so với năm 2005, năm 2007 đạt 37.012 triệu đồng tăng 20,08% so với năm 2006. Triệu VNĐ * Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Hình 6: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO TPKT TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ Thông qua việc phân tích tình hình dư nợ sẽ cho thấy qui mô tín dụng, nhưng nếu dư nợ tăng mà nợ quá hạn trong dư nợ cũng tăng thì không tốt, chất lượng tín dụng bị đánh giá kém, không hiệu quả. Trong ba năm vừa qua Công ty đã làm tốt công tác cho thuê, thu nợ và báo cáo tình hình dư nợ tăng đều qua các năm. Đạt được kết quả như vậy là nhờ Công ty luôn cố gắng nâng cao chất lượng tín dụng, luôn tạo đều kiện cho khách hàng giao dịch tại Công ty. Tình hình dư nợ của Công ty ngày càng tăng đều này chứng tỏ qui mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng, ngày càng chiếm vị thế trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tình hình dư nợ của Công ty được thể hiện cụ thể ở các thành phần sau: - Doanh nghiệp nhà nước: tình hình dư nợ của loại hình này qua ba năm tương đối ổn định, năm 2006 tăng 6,57% so với năm 2005, năm 2007 đạt 3.787 triệu đồng giảm 157 triệu đồng ứng với 3,98% so với năm 2006. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: đây là khách hàng lớn nhất của Công ty, nhưng do uy tín không cao nên Công ty đã giảm doanh số cho thuê nên dư nợ của Công ty có tăng nhưng có xu hướng giảm dần tỷ lệ tăng. Năm 2006 đạt 76.829 triệu đồng tăng 38,45% so với năm 2005, năm 2007 tăng 13.976 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 18,19% so với năm 2006. Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO TPKT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH Giữa 2006 & 2005 CHÊNH LỆCH Giữa 2007 & 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp nhà nước 3.701 3.944 3.787 243 6,57 (157) (3,98) Công ty TNHH 55.493 76.829 90.805 21.336 38,45 13.976 18,19 Doanh nghiệp tư nhân 20.803 38.464 55.394 17.661 84,90 16.930 44,02 Hợp tác xã 3.980 4592 7.392 612 15,38 2.800 60,98 Hộ sản xuất 16.073 54.769 82.712 38.696 240,76 27.943 51,02 Tổng 100.049 178.453 239.999 78.404 78,37 61.546 34,49 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ - Doanh nghiệp tư nhân: sự phát triển của loại hình này cũng tương đối ổn định: năm 2006 đạt 38.464 triệu đồng tăng 84,90% so với năm 2005, năm 2007 đạt 55.394 triệu đồng tăng 44,02% so với năm 2006. - Hợp tác xã: tình hình dư nợ của loại hình này có xu hướng tăng qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu là do, doanh số cho thuê tăng đều qua các năm và uy tín của họ cao trong việc trả nợ. Năm 2006 tăng 612 triệu đồng ứng với 15,38% so với năm 2005, năm 2007 đạt 7.392 triệu đồng tăng 60,98% so với năm 2006. - Hộ sản xuất: đây là loại hình doanh nghiệp đứng thứ hai và đang chiếm ưu thế trong tương lai. Năm 2006 đạt 54.769 triệu đồng tăng 240,76% so với năm 2005 đây là một bước phát triển vượt bậc. Năm 2007 đạt 82.712 triệu đồng tăng 51,02% so với năm 2006. Có lẽ Công ty sẽ ưu tiên tăng dư nợ đối với loại hình này vì sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế hiện nay và do chính sách của nhà nước ngày càng ưu đãi đối với loại hình này để khuyến khích sự phát triển của người dân và để phát triển nền kinh tế chung của cả nước. Tóm lại, ta thấy được tình hình dư nợ của Công ty ngày càng có sự tăng trưởng khá cao, chứng tỏ qui mô hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng, uy tín của Công ty ngày càng được khẳng định trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long các loại hình doanh nghiệp gần như quen với sự tồn tại của Công ty cho thuê tài chính. Đó cũng chính là nhờ sự tăng cường nỗ lực về mọi mặt như tăng cường chất lượng dịch vụ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ. 4.1.4 Kết quả hoạt động cho thuê 4.1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Bảng 11: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: % CHỈ TIÊU NĂM 2005 2006 2007 Dư nợ/Vốn huy động tại chỗ 99.058,42 1.976,44 484,70 Dư nợ /Tổng nguồn vốn 92,05 92,05 86,94 Doanh số cho thuê/Tổng nguồn vốn 147,78 90,68 62,30 - Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động: ta thấy tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2005 là 99.058,42%, nhưng đến năm 2006 giảm còn 1.976,44% và năm 2007 là 484,70%. Mặc dù tỷ lệ này trên 100% là tốt nhưng cao quá cũng không tốt vì điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động của Công ty không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty, nhưng hiện nay Công ty đã khắc phục đáng kể được tình trạng này là dấu hiệu đáng mừng đối với Công ty. - Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn: đây là chỉ số dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn của Công ty vào hoạt động cho thuê. Tình hình dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm dần qua các năm nhưng không đáng kể vẫn ở mức chấp nhận được, cụ thể năm 2005 là 92,05%, năm 2006 là 92,05% và đến năm 2007 là 86,94%. Ta thấy mặc dù các chỉ số này giảm nhưng cũng khẳng định được Công ty sử dụng vốn hiệu quả, kịp thời giải ngân cho các dự án theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. - Chỉ tiêu doanh số cho thuê trên tổng nguồn vốn: về chỉ tiêu doanh số cho thuê trên tổng nguồn vốn đánh giá việc sử dụng vốn của Công ty để đầu tư vào hoạt động cho thuê. Năm 2005 là 147,78%, năm 2006 là 90,68%, đến năm 2007 là 62,30%. Các tỷ lệ này cho thấy năm 2005 và 2006 Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, nhưng đến năm 2007 thì không đạt yêu cầu. Nhìn chung, thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty thì ta có thể thấy rằng Công ty hoạt động có hiệu quả, sử dụng tốt nguồn vốn vay và cho vay lại. 4.1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho thuê Điều quan trọng nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều muốn cho thuê nhiều, doanh số thu nợ về phải cao, lợi nhuận phải ở mức tối đa có thể nhưng luôn luôn không thích những món nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong hoạt động của mình. Để phân tích tìm hiểu điều này tại Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ, ta tiến hành xét các chỉ tiêu: hệ số thu nợ, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, mức lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tổng nguồn vốn và lợi nhuận trên vốn hoạt động. Bảng 12: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ BA NĂM (2005 – 2007) CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ ĐVT: % CHỈ TIÊU NĂM 2005 2006 2007 Hệ số thu nợ 37,71 55,40 64,21 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0,89 1,88 1,79 Mức lợi nhuận/Doanh thu 11,52 15,77 21,44 Lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) 1,53 1,54 1,97 Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 9,29 10,02 15,18 - Chỉ tiêu hệ số thu nợ: hoạt động cho thuê của Công ty qua ba năm tương đối cao, nhưng chỉ tiêu hệ số thu nợ qua ba năm tương đối thấp năm 2005 là 37,71% năm 2006 là 55,40% đến năm 2007 là 64,21%. Như vậy, qua ba năm tỷ số này có sự gia tăng nhưng nếu so với mức trung bình thì vẫn vẫn chưa đạt. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp thiết thực để gia tăng tỷ số này tức là thu nợ phải cao, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn kinh doanh. - Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ: tình hình nợ quá hạn là vấn đề mà bất cứ đơn vị nào cũng quan tâm nhiều nhất, tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Công ty qua ba năm tương đối thấp đây là biểu hiện của dấu hiệu tốt. Cụ thể, năm 2005 là 0,89%, năm 2006 là 1,88% và năm 2007 là 1,79%. Nhìn chung tình hình này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối hiệu quả, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, nhưng nếu Công ty có thể giảm được hơn nữa (dưới 1%) thì điều đó càng tốt, chứng tỏ Công ty có rủi ro tín dụng thấp. - Chỉ tiêu mức lợi nhuận trên doanh thu: mức lợi nhuận trên doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Mức lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 là 11,52%, năm 2006 là 15,77%, năm 2007 là 21,44%. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng vọt của chỉ tiêu này là do chính sách hạn chế chi phí đầu vào kết hợp với chỉ tiêu tăng trưởng của doanh số cho thuê mang lại, cho thấy Công ty đã dần phát huy thế mạnh trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình khi hướng vào thị trường đầy tiềm năng hiện có. - Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản: là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời trên tổng tài sản của Công ty hay Công ty có thể tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên tổng tài sản của mình. Lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2005 là 1,53% tức là trong 100 đồng tài sản bỏ ra sẽ thu được 1,53 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 tỷ lệ này là 1,54% và năm 2007 tỷ lệ này tăng lên rất nhiều đạt 1,97% điều này thể hiện sự cải thiện tình hình cân đối giữa cơ cấu lợi nhuận và tổng tài sản của Công ty. Ta thấy chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm là do chỉ tiêu dư nợ của Công ty tăng đều qua các năm điều này làm cho chỉ tiêu lợi nhuận cũng tăng theo. Với tỷ lệ gia tăng hiện nay đang là điều kiện tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của Công ty. - Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2005 là 9,29% tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu được 9,29 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 tỷ lệ nay là 10,02% và năm 2007 tăng mạnh đạt 15,18%. Ta thấy chỉ tiêu này tăng đều qua các năm chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Như vậy, kết quả hoạt động là chỉ tiêu phản ánh chung tình hình hoạt động của Công ty, theo số liệu phân tích qua ba năm ta thấy được Công ty đã đạt được một số thành công cũng như khó khăn và thất bại mà Công ty phải trải qua. Bằng những bước đi phù hợp trong từng giai đoạn, cộng với sự mạnh dạn quyết đoán, Công ty đã đề xuất và thực hiện cụ thể các giải pháp trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn. Đồng thời sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên và ban giám đốc đã đem đến những thành công vượt bậc cho Công ty, Công ty đang dần chiếm được thị phần lớn trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, uy tín ngày càng được nâng cao.. 4.2 PHÂN TÍCH CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 4.2.1 Tình hình nợ qua hạn theo thành phần kinh tế Bên cạnh việc mở rộng cho thuê đến tất cả các thành phần kinh tế thì việc kiểm soát hoạt động cho thuê được thực hiện chặt chẽ thông qua việc tăng cường kiểm soát trong và sau khi cho thuê. Bằng sự nỗ lực, nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên và sự giám sát chặt chẽ của ban giám đốc thì hầu hết các món nợ cho thuê của khách hàng đã trả đúng và đủ. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của mình cũng có một số khách hàng làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng không có khả năng trả nợ và vốn đúng hạn, những trường hợp này buộc Công ty phải chuyển sang nợ quá hạn. Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA ALCII - CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH Giữa 2006 & 2005 CHÊNH LỆCH Giữa 2007 & 2006 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp nhà nước - - - - - - - Công ty TNHH 646 2.063 3.389 1.417 219,35 1,326 64,28 Doanh nghiệp tư nhân 253 559 144 306 120,95 (415) (74,24) Hợp tác xã - - - - - - - Hộ sản xuất - 724 764 724 - 40 5,52 Tổng 899 3.346 4.297 2.447 272,19 951 28,42 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) Theo thống kê thì nợ quá hạn của Công ty tập trung chủ yếu vào ba loại hình doanh nghiệp là: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã thì qua ba năm họ không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn cao. - Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá hạn cao nhất trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2006 là 2.063 triệu đồng tăng 219,35% so với năm 2005, năm 2007 đạt 3.398 triệu đồng tăng 1.335 triệu đồng ứng với 64,28% so với năm 2006. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nên Công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. - Doanh nghiệp tư nhân: tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp tư nhân qua ba năm không ổn định. Năm 2006 là 559 triệu đồng tăng 120,95% so với năm 2005, năm 2007 là 144 triệu đồng giảm 74,24% so với năm 2006. - Hộ sản xuất: nợ quá hạn năm 2005 không có, đến năm 2006 là 724 triệu đồng, năm 2007 là 764 triệu đồng tăng 5,52% so với năm 2006, nguyên nhân là do doanh số cho thuê năm 2006, 2007 đột nhiên tăng cao và đối với loại hình này rất khó thu hồi nợ của họ vì hoạt động kinh doanh của họ chủ yếu có lời mới thanh toán tiền thuê nên dẫn đến tình trạng nợ quá hạn cao, nên đối với loại hình doanh nghiệp này chúng ta cần kiểm tra kỹ trước khi cho thuê để tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao. 4.2.2 Tình hình nợ quá hạn theo ngành sản xuất Tình hình nợ quá hạn theo ngành sản xuất cũng chỉ tập trung vào một số ngành sau: - Ngành công nghiệp: năm 2007 tăng 322 triệu đồng tương ứng 231,66% so với năm 2006. - Ngành xây dựng: tỷ lệ tăng giữa 2005 và 2006 rất cao 195,95% vì tăng đến 1.550 triệu đồng, năm 2007 nợ quá hạn là 3.047 triệu đồng tăng 30,16% so với năm 2006. - Ngành thương mại và dịch vụ: năm 2006 tăng 758 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng rất cao đến 701,85% so với năm 2005, năm 2007 có giảm nhưng con số này không đáng kể so với tỷ lệ tăng, tình hình lúc này là 789 triệu đồng chỉ giảm 8,89% so với năm 2006, Công ty cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với ngành này. Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH SẢN XUẤT QUA BA NĂM (2005 – 2007) CỦA ALCII – CẦN THƠ ĐVT: Triệu VNĐ CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH Giữa 2006 & 2005 CHÊNH LỆCH Giữa 2007 & 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Nông nghiệp - - - - - - - Công nghiệp - 139 461 139 - 322 231,65 Xây dựng 791 2.341 3.047 1.550 195,95 706 30,16 TM & DV 108 866 789 758 701,85 (77) (8,89) Vận tải - - - - - - - Khác - - - - - - - Tổng 899 3.346 4.297 2.447 272,19 951 28,42 ( Nguồn: Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ) 4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 4.3.1 Những mặt mạnh trong hoạt động cho thuê Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ là chi nhánh duy nhất tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nên tiềm năng phát triển là rất lớn. Sau một thời gian dài hoạt động tại khu vực này nên Công ty đã thu hút được nhiều khách hàng từ thành phố đến nông thôn vùng sâu vùng xa, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực. Hiện nay công ty đã phân công nhiệm vụ cho từng các bộ tín dụng, mỗi cán bộ quản lý một tỉnh để Công ty dễ quản lý và có thể kiểm tra tài sản thường xuyên xem khách hàng sử dụng có đúng mục đích không. Tình hình huy động vốn của Công ty ngày càng hiệu quả do uy tín của Công ty ngày càng cao. Với nguồn vốn như hiện nay Công ty đã tương đối đáp ứng được nhu cầu thuê của khách hàng. Quyết định 90/QĐ-HĐQT-QLDN của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam quy định về nghiệp vụ cho thuê tài chính đối với khách hàng được thông thoáng hơn, các điều kiện cho thuê được nới lỏng, đối tượng cho thuê được mở rộng, trình độ chuyên môn cán bộ từng bước được nâng cao…Các văn bản chỉ đạo của Giám đốc Công ty về hoạt động cho thuê kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn đã giúp mở rộng hoạt động cho thuê và nâng cao chất lượng cho thuê. Qua những cố gắng Công ty đã đạt được thành tựu nhất định, đặc biệt là kết quả hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao cho thấy khả năng tài chính vững vàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Công ty trong tương lai. 4.3.2 Những mặt yếu trong hoạt động cho thuê Bên cạnh những mặt mạnh vừa nêu Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Như phân tích ở trên ta thấy Công ty chỉ tập trung đầu tư vào cho thuê trung hạn không hề phát triển cho thuê dài hạn, đó là vấn đề đáng quan tâm hiện nay của Công ty. Công ty cần phải tìm cách nâng cao nguồn vốn để phát triển tín dụng dài hạn. Để giải quyết vấn đề nguồn vốn hiện nay Công ty cần phải tìm cách huy động thêm nguồn vốn đặc biệt là những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vừa phát triển Công ty vừa nâng cao lợi nhuận cho họ, muốn như vậy thì Công ty cần phải có những chính sách ưu đãi hấp dẫn như: về mức lãi suất hấp dẫn, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng cần được phục vụ tốt hơn,… Mặc dù là thành phố trực thuộc trung ương nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho thu hút đầu tư còn nhiều hạn chế như: cầu Cần Thơ chưa xây xong, sân bay Cần Thơ chưa đi vào hoạt động, tàu 10.000 tấn không thể ra vào cảng Cần Thơ đựơc làm cho việc xuất khẩu hàng hoá của thành phố và khu vực cũng gặp nhiều khó khăn…Bên cạnh đó chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố và một số tỉnh trong khu vực chưa hấp dẫn như thời gian thẩm định dự án còn chậm, việc giải quyết các thủ tục đầu tư còn phức tạp, phiền hà,… gây nản lòng các nhà đầu tư, vì thế cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động cho thuê tài chính. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn cạnh tranh gay gắt nhất là lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho thuê, đồng thời các ngân hàng thương mại nới lỏng điều kiện cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Ngành vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ vẫn còn trong giai đoạn khó khăn, chưa có chuyển biến mạnh làm ảnh hưởng bất lợi và chưa hỗ trợ nhiều việc kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và một số doanh nghiệp đang thuê tài chính nói riêng. Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp không ít thuận lợi và khó khăn, đều quan trọng là doanh nghiệp đó phải biết tận dụng thuận lợi đó và vượt qua khó khăn như thế nào để thu được kết quả khả quan nhất. CHƯƠNG 5 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II – CẦN THƠ 5.1 NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II - CẦN THƠ 5.1.1 Thực hiện tốt quá trình thẩm định dự án - Trong công tác thẩm định dự án phải tuân thủ đúng các qui trình và cần chú ý đặc biệt đến hiệu quả kinh tế từ dự án mang lại. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến các nguồn vốn khác có khả năng trả nợ… Mục đích của giải pháp này nhằm phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư và tìm ra nhiều nguồn có khả năng trả nợ nhanh, đảm bảo an toàn tài sản và góp phần ngăn chặn nợ xấu có khả năng phát sinh trong tương lai. 5.1.2 Mua bảo hiểm cho tài sản - Khi mua tài sản cần đảm bảo các tài sản được đóng bảo hiểm trong suốt quá trình thuê đây là một công việc cực kỳ quan trọng, vì tài sản cho thuê là động sản thường xuyên di chuyển và hay xảy ra rủi ro. Trong trường hợp xảy ra rủi ro nếu tài sản không được mua bảo hiểm thì tài sản sẽ không được các Công ty bảo hiểm xét bồi hoàn và tất yếu sẽ gây khó khăn về mặt tài chính cho khách hàng về mặt sữa chữa tài sản, đồng thời kéo theo rủi ro cho Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ . 5.1.3 Xử lý tài sản kịp thời để thu hồi vốn - Xử lý tài sản để thu hồi vốn: trong trường hợp tài sản cho thuê phải thu hồi về trước hạn do khách hàng thuê vi phạm hợp đồng, hoặc có dấu hiệu lừa đảo, tẩu tán tài sản…Cần thuyết phục khách hàng đồng ý chuyển giao tài sản cho khách hàng khác có đủ năng lực hơn. Để làm được điều này Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ phải có sự hợp tác hỗ trợ của một số khách hàng lớn, có khả năng giúp chi nhánh tiếp tục thuê và sử dụng tài sản do chi nhánh thu hồi về, Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ sẽ có chính sách ưu đãi trở lại đối với khách hàng qua việc giảm tỷ lệ đặt cọc, ký cược, phương thức thanh toán trong khuôn khổ cho phép. Ngoài ra, Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ có thể đưa các tài sản đã thu hồi được vào cho thuê vận hành, nhằm tạo nguồn thu để thu hồi đủ vốn và lãi. Hoặc làm việc với các nhà cung ứng tài sản thực hiện mua lại tài sản đúng như các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng nguyên tắc. 5.1.4 Hạn chế nợ quá hạn - Chấp hành tốt chế độ chuyển nợ quá hạn và trích lập quỹ dự phòng rủi ro: theo qui định hiện hành của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, đảm bảo có nguồn bù đắp kịp thời không ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh hàng năm. Tích cực tìm kiếm các dự án lớn, khả thi để tăng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, đảm bảo khả năng tài chính. 5.1.3 Nâng cao vai trò của kiểm soát nội bộ - Thiết lập và duy trì cơ chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ có hiệu quả tại Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ: Giám đốc chỉ đạo phòng cho thuê có kế hoạch và thực hiện kiểm tra chéo giữa các bộ chuyên quản lý về một số lĩnh vực như kiểm trả tài sản kết hợp với kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra việc chấp hành qui trình, nghiệp vụ, kiểm tra tính pháp lý hồ sơ, kiểm tra quá trình theo dõi và quản lý nợ của cán bộ cho thuê…nhằm sớm phát hiện những sai lệch để điều chỉnh kịp thời. - Tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty: tích cực bồi dưỡng và đào tạo lại nguồn nhân lực và nhất là cán bộ cho thuê, nhằm xây dựng cho được đội ngũ cán bộ vừa có phẩm chất chính trị tốt, liêm khiết, trung thực, dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích chung, lợi ích hợp pháp của đơn vị; phải là người có trình độ chuyên môn, có kiến thức quản lý kinh tế, hiểu biết pháp luật nhà nước và chế độ thể lệ của ngành. Đây là giải pháp quan trọng nhất, thực hiện giải pháp này nó quyết định phần lớn việc hạn chế rủi ro tại Công ty. - Bên cạnh việc chọn nhiều nhà cung ứng có khả năng cung cấp nhiều tài sản phù hợp với nhu cầu của người thuê, lãnh đạo Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ còn phải chủ động đàm phán với các nhà cung ứng về việc cung cấp tài sản theo đúng chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán…Ngoài ra, để ràng buộc các nhà cung cấp không thông đồng với khách hàng nâng giá để khỏi đặt cọc, ký cược thì Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ phải chủ động thảo luận và đi đến ký kết với các nhà cung ứng một số điều khoản mang tính nguyên tắc, trong đó chú trọng điều khoản mua lại tài sản trong trường hợp Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ thu hồi trước hạn của người thuê khi người thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng cho thuê tài chính nhằm đảm bảo thu hồi vốn và lãi đầu tư. - Hoạch định chiến lược kinh doanh, tập trung vào những dự án có hiệu quả kinh tế cao. Phân tích và tìm ra các loại hình tài sản cho thuê phù hợp, làm sao đảm bảo một số tiêu chí cơ bản như: ít bị lạc hậu do tiến bộ khoa học kỹ thuật và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu hoá nền kinh tế, sản phẩm do tài sản đầu tư tạo ra tương đối ổn định trên thị trường, dễ tiêu thụ, dễ chuyển nhượng khi cần thiết. - Chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn nắm bắt tình hình kinh tế địa phương: mục đích của giải pháp này là tạo cho cán bộ cho thuê chủ động nắm bắt tình hình kinh tế địa phương nơi mình phụ trách, tạo mối quan hệ giữa Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II - Cần Thơ với chính quyền các địa phương,…Trên cơ sở đó cán bộ cho thuê thu nhập được các dự án có khả năng đầu tư, đồng thời tạo mối liên hệ với các cơ quan chức năng trong việc đôn đốc thu hồi cũng như xử lý nợ. - Thường xuyên phát động phong trào thi đua ngắn ngày, dài ngày: để tổng kết rút kinh nghiệm, thực hiện chính sách khen thưởng kịp thời. Kết hợp chặt chẽ công tác Đảng với công tác Đoàn thể và công tác chuyên môn, tìm kiếm nhân tài qua các phong trào đoàn thể để bồi dưỡng đào tạo đội ngũ kế cận. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đã tạo nhiều thuận lợi trong sản suất kinh doanh, nhưng với xu thế toàn cầu hoá đã đặt các doanh nghiệp trước nhiều khó khăn, thử thách như sự hạn chế về vốn, kỹ thuật,…Sự xuất hiện của loại hình cho thuê tài chính đã kịp thời đáp ứng nhu cầu đó. Và sau một thời gian dài hoạt động không ngừng nỗ lực, Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ đã phát huy thế mạnh với nhiều yếu tố thuận lợi về uy tín, nhu cầu thị trường. Có thể nói, chính nhờ vào chiến lược đổi mới phù hợp với trình độ phát triển của Công ty và của nền kinh tế, cùng với sự cố gắng không ngừng về mọi mặt, đặc biệt là trong công tác quản lý nhân sự và kinh doanh, mà năng lực và trình độ quản lý của Ban giám đốc Công ty, trình độ tác nghiệp của đội ngũ nhân viên Công ty không ngừng được cải thiện và nâng cao, hiệu quả kinh doanh của Công ty ngày càng tăng trưởng không ngừng. Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá thành công chiến lược kinh doanh đề ra, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được Công ty cũng còn không ít những hạn chế: Thứ nhất, nguồn vốn huy động của Công ty còn thấp nên phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân Hàng Nhà Nước do đó đã làm cho lợi nhuận của Công ty giảm xuống. Thứ hai, Công ty không đầu tư vào lĩnh vực cho thuê dài hạn, đã một phần làm hạn chế sự phát triển của mình. Thứ ba, Công ty chưa phát triển các dịch vụ thanh toán, chưa mở văn phòng đại diện tại các tỉnh gây khó khăn cho khách hàng khi muốn giao dịch. Tóm lại, Công ty cần có những biện pháp kịp thời hơn nữa để xử lý những rủi ro có thể xảy ra gây tổn thất cho Công ty, tạo đà phát triển cho mình và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong nền kinh tế hiện tại và tương lai, khẳng định sự cần thiết của hoạt động này, đưa Công ty ngày càng phát triển chiếm thị phần ngày càng cao trong nền kinh tế. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Công ty Cho thuê tài chính II - Cần Thơ - Thành lập tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, tổ này thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát của Công ty. - Về mạng lưới: bên việc phát huy tốt cho thuê uỷ thác thông qua một số các Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn các tỉnh, Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ cần phải thành lập thêm một số chi nhánh cấp dưới ở các tỉnh để giúp Công ty trong hoạt động giao dịch và thu hút thêm khách hàng. - Mở rộng thêm những phương tiện thanh toán để có thể thu hút thêm vốn huy động từ các nguồn khác. Thực hiện được điều này có thể tăng đáng kể nguồn vốn của Công ty đồng thời Công ty cũng có đủ khả năng để tăng cường đầu tư vào những dự án dài hạn. - Tăng cường đầu tư vào những dự án dài hạn 6.2.2 Đối với Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn - Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam cần làm việc với các ngành, các bộ có liên quan nhất là việc cho đăng ký các phương tiện vận chuyển đứng tên Chi nhánh Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ tại nơi khách hàng cư ngụ, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng kinh doanh cũng như chuyển quyền sở hữu khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ với Công ty. 6.2.3 Đối với chính quyền địa phương - Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm đem các vụ án liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính ra xét xử. - Cần đơn giản hóa các loại giấy tờ công chứng của thủ tục cho thuê tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo về mặt thời gian đối với những người, cơ quan có nhu cầu thuê tài chính - Trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng thì chính quyền địa phương nên hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan thi hành án xử lý nhanh chóng để giúp Công ty thu hồi đuợc vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ths Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths Thái Văn Đại (2004). Quản trị ngân hàng, Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ. 2. Ths Nguyễn Thanh Nguyệt, Ths Trần Ái Kết (1997). Quản trị tài chính, Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 3. Nguyễn Hải Sản (1998). Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản trẻ, TP.HCM. 4. Chi Nhánh Công ty cho thuê Tài Chính II- Cần Thơ (2004 -2006). Các báo cáo hoạt động kinh doanh. 5. Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (2004). Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho thuê tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của Công ty cho thuê tài chính II – Cần Thơ.doc
Luận văn liên quan