Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang

Cơ sở hình thành Nhận định về hoạt động của ngân hàng thương mại trong quá khứ và hiện tại là thực sự cần thiết trong cơ chế thị trường bởi vì bất kỳ một quyết định nào về kinh tế vĩ mô hay vi mô đều xuất phát từ thực tế lịch sử và yêu cầu của tương lai. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của ngân hàng rất nhạy cảm đối với xã hội, là đầu mối của nhiều mối quan hệ liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Do vậy để đánh giá đầy đủ và chính xác hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là rất phức tạp và khó khăn. Thực tế kinh nghiệm trên thế giới cho thấy điều đó. Một ngân hàng cho dù có rất lớn, rất “vững chắc”, nhưng bất kỳ một chấn động kinh tế chính trị xã hội nào cũng ngay lập tức gây ảnh hưởng đến hoạt động của nó và đòi hỏi phải có những điều chỉnh về cơ cấu cho phù hợp hơn. Những năm gần đây hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ngày càng hoàn thiện và đa dạng hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì sự phát triển đó của hệ thống ngân hàng đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào quá trình hôị nhập và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong quá trình hội nhập vào các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới đã đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng thương mại phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập, hoặc rút lui khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải tự đưa ra những chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để không bị đẩy lùi lại phía sau trong quá trình phát triển ấy. Với định hướng và phấn đấu là “Ngân hàng bán lẻ - đa năng ­­­­­- hiện đại”, “một tập đoàn tài chính”. Trong những năm qua, ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã không ngừng phát triển, tăng vốn điều lệ để tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng thị phần hoạt động khi là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Tại An Giang, tuy thời gian đi vào hoạt động của Sacombank mới từ ngày 03/08/2005 trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang, nhưng Sacombank An Giang đã phát triển và gặt hái được những thành tựu đáng kể và đang tiếp tục mở rộng thị phần hoạt động khi mới khai trương thêm phòng giao dịch Chợ Mới vào ngày 12/02/2008, tiếp theo sẽ là chi nhánh Châu Đốc (dự kiến vào tháng 9/2008). Với mục tiêu kinh doanh là đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và bền vững đem về lợi nhuận cao và an toàn, vừa phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Hội đồng quản trị đặt ra, vừa phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế trong đặc điểm của tỉnh nhằm duy trì sự ổn định của toàn hệ thống ngân hàng. Vậy trong 3 năm qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng như thế nào? Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng? Những mặt thuận lợi cũng như những khó khăn thử thách trong kinh doanh của ngân hàng là gì? Với những lý do trên, đề tài tập trung vào: “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang giai đoạn 2005 – 2007”. 1.2Mục tiêu nghiên cứu §Phân tích về cơ cấu vốn của ngân hàng, từ đó xác định được cấu tạo của nguốn vốn cũng như nội lực và ngoại lực tác động đến hoạt động của ngân hàng. §Phân tích tình hình sử dụng vốn của ngân hàng thông qua doanh số cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn. §Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007, sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. §Đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu §Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang trong 3 năm 2005, 2006, 2007. §Phương pháp nghiên cứu: Để phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của Sacombank, đề tài sử dụng phương pháp: − Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu thống kê – kế toán như báo cáo tài chính của ngân hàng theo thời gian, các biểu mẫu báo cáo tín dụng, kế hoạch phát triển của ngân hàng trong thời gian tới − Thu thập thông tin từ nội bộ ngân hàng: từ lãnh đạo, các bộ phận, nhân viên của ngân hàng . − Thu thập thông tin từ bên ngoài ngân hàng: như báo đài, truyền hình, tạp chí, tư liệu của các chuyên gia, nhà kinh tế Sau khi tổng hợp các số liệu đã thu thập được thì sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính của ngân hàng: so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối của kỳ này so với kỳ trước, so sánh với các ngân hàng thương mại khác, dùng các chỉ tiêu về tài chính như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn, chỉ tiêu về hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng và các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.4 Ý nghĩa Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh để phát huy và khắc phục những điểm yếu trong quá trình hoạt động. Từ đó ngân hàng sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao tính thích nghi và khẳng định sự nhạy cảm đối với thị trường cũng như hoạch định được phương hướng hoạt động phù hợp hơn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho ngân hàng đánh giá được trình độ chung về hoạt động và vị trí của Sacomank so với hệ thống ngân hàng nói chung.

doc57 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4256 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 Tổng 69,711 293,356 676,795 223,645 320.82 383,439 130.71 (Nguồn: Phòng Tín dụng Sacombank An Giang) Biểu đồ 4-3. Dư nợ theo thời hạn tại Sacombank An Giang (2005-2007) Qua bảng phân tích số liệu ta thấy tình hình dư nợ của ngân hàng trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể năm 2006 đạt 293,356 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Đến năm 2007 tuy tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng cũng tăng so với năm 2006. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng rất nhạy bén trong cạnh tranh và biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với công tác tiếp thị mở rộng thị phần, quảng bá tên tuổi, đẩy mạnh hoạt động cho vay và biết cách điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. w Theo loại hình kinh doanh Bảng 4-14. Dư nợ theo loại hình kinh doanh tại Sacombank An Giang (2005-2007) Loại hình kinh doanh 2005 2006 2007 Chênh lệch(06/05) Chênh lệch(07/06) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1.SXKD 30,231 146,852 356,056 116,621 385.77 209,204 142.46 2.Nông nghiệp 4,712 22,999 69,099 18,287 388.09 46,100 200.44 3.TD,BĐS 605 825 17,755 220 36.36 16,930 2,052.12 4.Mua sắm, SCN 275 715 21,556 440 160 20,841 2,914.83 5.Cầm cố STG 651 23,796 51,839 23,145 3,555.30 28,043 117.85 6.CBCNV 32,052 79,188 130,132 47,136 147.06 50,944 64.33 7.TT, chợ 0 270 2,475 270 2,205 816.67 8.Cho vay khác 1,185 4,851 27,883 3,666 309.37 23,032 474.79 Tổng 69,711 293,356 676,795 223,645 383,439 ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Phòng Tín dụng Sacombank An Giang) Cho vay sản xuất kinh doanh: qua bảng ta thấy dư nợ sản xuất kinh doanh của chi nhánh tăng rất nhiều qua các năm. Cụ thể là năm 2006 đạt 146,852 triệu đồng tăng gấp 3.8 lần so với năm 2005, đến năm 2007 đạt 356,056 triệu đồng tăng gần gấp rưỡi so với năm 2006. Để đạt được như vậy là do ngân hàng có nhiều đổi mới quản lý trong cơ cấu quản lý, chú trọng công tác tăng trưởng tín dụng, tăng cường công tác tiếp thị, thường xuyên áp dụng chính sách ưu đãi và giữ vững mối quan hệ uy tín với khách hàng và kết quả là ngân hàng thu hút được lượng khách hàng mới, giữ vững quan hệ với khách hàng truyền thống, dư nợ tín dụng đạt ở mức cao. Cho vay nông nghiệp: do chủ trương đẩy mạnh cho vay nông nghiệp trên toàn hệ thống tín dụng địa phương, đã đem đến động lực thúc đẩy dư nợ cho vay nông nghiệp tại chi nhánh tăng mạnh qua các năm. Mặt khác do cho vay nông nghiệp mang nhiều rủi ro và đạt lợi nhuận thấp nên Chi nhánh đã có kế hoạch kiểm soát đối với loại hình cho vay trên vừa duy trì tốc độ tăng cao, vừa đảm bảo tỷ lệ cho vay thấp nhằm đem đến hiệu quả và an toàn cho hoạt động tín dụng. Cho vay tiêu dùng, bất động sản, mua sắm, sửa chữa nhà, cầm cố sổ tiền gửi: đây là những loại hình cho vay mới nên ngân hàng rất thận trọng khi cấp phát vón tín dụng nên mức tăng trưởng dư nợ của những loại hình trên thấp. Tuy nhiên đây là những loại hình cho vay ít rủi ro và đạt lợi nhuận trên dư nợ cao nên trong thời gian tới Chi nhánh cần có kế hoạch thu hút khách hàng đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực này Cho vay cán bộ công nhân viên: đây là loại hình cho vay đã phát triển từ lâu ở tổ tín dụng nên đã có nhóm khách hàng thường xuyên trong giai đoạn 2005 – 2007. Qua bảng ta thấy khoản mục này tăng rất nhiều qua các năm với mức tăng trưởng khác nhau trong từng thời kỳ, nhưng nhìn chung dư nợ cho vay của loại hình trên đã đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng tín dụng cũng như tạo lợi nhuân đáng kể cho ngân hàng Cho vay tiểu thương chợ và cho vay khác: Qua bảng số liệu ta thấy hai khoản mục này có chiều hướng tăng qua các năm. Có được kết quả như vậy là do các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thực hiện chiến dịch quảng bá thương hiệu đến các khách hàng cần nguồn vốn đang trên đà phát triển. Phân tích chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank An Giang Bảng 4-15. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Sacombank An Giang (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch(06/05) Chênh lệch(07/06) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1. Tổng tài sản có (TTSC) 85,819 309,629 732,443 223,810 260.79 422,814 136.56 2. Tổng nguồn VHĐ 75,124 257,781 599,671 182,657 243.14 341,890 132.63 3. VTC của ngân hàng 7,089 39,694 107,230 32,605 459.94 67,536 170.14 4. Tổng dư nợ (TDN) 69,711 293,356 676,795 223,645 320.82 383,439 130.71 Trong đó NQH 1,076 224 509 -852 -79.18 285 127.23 5. TDN /nguồn VHĐ 92.79 113.8 112.86 6 TDN /TTSC 81.23 94.74 92.4 7. NQH / TDN 1.54 0.08 0.08 (Nguồn: Phòng Tín dụng Sacombank An Giang) ® Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động và so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Nếu nguồn vốn huy động được đầu tư hết cho hoạt động tín dụng thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả, do phần lãi chia cho công tác huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi đầu tư vào cho vay. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ số này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ số này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. Nếu 100% vốn huy động được đầu tư hết cho hoạt động tín dụng thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả, do phần lãi cho công tác huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi đầu tư vào cho vay. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của ngân hàng qua ba năm dao động từ 92.79% đến 113.8%. Số liệu này chứng minh rằng tín dụng là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, với tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cao hơn 100% cho thấy lượng vốn ngân hàng huy động vào không đủ để phục vụ cho nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đó, Chi nhánh phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa để tài trợ cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên tín dụng là nghiệp vụ có độ rủi ro rất cao, vì vậy trong tương lai ngân hàng nên mở rộng nhiều loại hình dịch vụ mới như: tư vấn, giữ két sắt,… để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng. ® Tổng dư nợ trên tổng tài sản có Chỉ tiêu này nói lên tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng và vốn tín dụng chiếm bao nhiêu % của nguồn vốn. Qua 3 năm, chỉ tiêu này dao động từ 81.23% đến 93.50%. Nếu so với tỷ lệ Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động thì tỷ lệ này là tương đối cao, thể hiện vốn huy động của ngân hàng không nhiều. Ngân hàng dùng nhiều nguồn vốn hỗ trợ như vốn tự có, vốn điều hòa để kinh doanh. Nghiệp vụ tín dụng là lĩnh vực hoạt động mang lại lợi nhuận cao song rủi ro gặp phải cũng không nhỏ. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng nên đa dạng hóa hoạt động của mình bằng các nghiệp vụ bổ sung như cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tín dụng thuê mua, bao thanh toán… ® Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu quan trọng, nói lên chất lượng công tác tín dụng của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới 5% là hoạt động tín dụng đạt yêu cầu.(theo quy định của ngân hàng Nhà Nước). Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số này rất thấp qua các năm, cụ thể là năm 2005 chỉ số này là 1.54%, năm 2006: 0.08%, năm 2007: 0.08%, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao luôn nằm trong tằm kiểm soát của ngân hàng. Đồng thời nó cũng chứng tỏ thế mạnh, uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ tại địa bàn dù thời gian ngân hàng hoạt động chưa phải là nhiều so với nhiều NHTMCP khác. Phân tích năng lực quản lý tại Sacombank An Giang Yếu tố con người và vấn đề quản trị luôn là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng hiện đại hóa luôn được Sacombank An Giang quan tâm nhằm tăng cường năng lực công tác quản trị, điều hành, tăng năng lực cạnh tranh, thích ứng với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ban giám đốc và ban lãnh đạo chi nhánh gồm các thành viên có năng lực giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, có tinh thần tuân thủ pháp luật, trách nhiệm cao, luôn đoàn kết chung một tâm niệm đưa hoạt động ngân hàng lên một tầm cao mới. Các thành viên trong ban lãnh đạo luôn có sự phân công phân nhiệm, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm, tránh chồng chéo chức năng đảm bảo hiệu quả hoạt động điều hành và duy trì tính thống nhất cao trong toàn chi nhánh. Ban giám đốc và bộ phận kiểm soát luôn kịp thời kiểm tra các hoạt động kinh doanh thường nhật, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật và chính sách nội bộ của các nghiệp vụ ngay từ lúc phát sinh. Giám đốc chi nhánh và trưởng các phòng giao dịch có vai trò trợ giúp đắc lực trong việc quản lý điều hành không chỉ ở trụ sở mà ở tất cả các phòng giao dịch. Từ đó giúp chi nhánh kiểm tra, phát hiện các sai sót điều chỉnh, kịp thời cảnh báo những rủi ro. Từ đó đề ra những biện pháp xử lý thích hợp trong các tình huống. Công tác soạn thảo, ban hành chính sách nội bộ được coi trọng. Các quy chế hướng dẫn nội bộ được ban hành mới, cập nhật thường xuyên, kịp thời hướng dẫn các chính sách mới của nhà nước, đóng vai trò kim chỉ nam cho các hoạt động của chi nhánh. Chính sách nội bộ, ngoài chức năng hướng dẫn, thi hành các quy định pháp luật, còn là một bộ phận cấu thành không thể thiếu trong việc đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh đi đúng hướng mà các chiến lược, kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Ban lãnh đạo chi nhánh luôn nhạy bén nắm bắt được sự thay đổi của thị trường theo kinh nghiệm dày dặn của mình để dề ra những sách lược kinh doanh phù hợp với từng thời điểm để đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường ngân hàng tại địa bàn, khi mà trong thời gian qua số lượng ngân hàng trên địa bàn An Giang ngày càng tăng mạnh.. Nguồn nhân lực là một trong những vấn đề chiến lược được quan tâm sâu sắc.Trên cơ sở là văn phòng đại diện và TCTD An Giang (trực thuộc chi nhánh Cần Thơ), với nhân sự ban đầu là 10 người thì đến nay chi nhánh đã phát triển thêm 5 phòng giao dịch với tổng số nhân sự là 106 nhân viên. Ban lãnh đạo chi nhánh cùng với toàn bộ nhân viên đã không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cũng như phong cách làm việc để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Với nhìn nhận, kế hoạch nhân sự là một trong những mục tiêu quan trạng nhằm đáp ứng được nhu cầu hoạt động liên tục của chi nhánh. Vì thế thời gian qua chi nhánh luôn chủ động trong công tác nhân sự, tổ chức 5 đợt tuyển dụng với tổng số nhân viên mới là 49 nhằm bổ sung thêm nhân sự đáp ứng cho kế hoạch mở rộng mạng lưới và qui mô hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó với sự sắp xếp và phân công nhân sự, thuyên chuyển hợp lý và thực hiện tốt chính sách địa phương hóa, cho nên bộ máy hoạt động tại các phòng ban chi nhánh cũng như các phòng giao dịch trực thuộc luôn ổn định và đạt hiệu quả cao. Hàng năm, công tác tái cấu trúc luôn được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm và triển khai dân chủ, phù hợp với khả năng, kỹ năng và chuyên môn của từng nhân viên để phát huy được hiệu quả cao nhất trong công việc. Vì thế bộ máy tại chi nhánh đã vận hành tốt, nhân sự không bị xáo trộn và công việc được thực hiện một cách khoa học hơn, phát huy được hiệu quả cao hơn của từng cá nhân. Chi nhánh luôn tạo môi trường làm việc thông thoáng, gần gũi và hòa đồng ở tất cả các cấp, các vị trí. Xây dựng mối đoàn kết nội bộ chặt chẽ, kịp thời động viên và hỗ trợ đối với cán bộ nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để họ an tâm công tác và gắn bó với ngân hàng. Chi nhánh thường xuyên kiểm tra tính chấp hành nội quy, quy chế của ngân hàng để tập cho mọi người có thói quen một cách tự giác. Chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài được áp dụng đồng bộ. Chế độ trả lương theo vị trí công việc xác định phần đóng góp của từng nhân viên trong hiệu quả hoạt động chung và là đòn bẩy kích thích sự vươn lên trong từng vị trí công tác. Chất lượng nguồn nhân lực luôn được nâng cao qua hoạt động tuyển dụng và đào tạo. Hoạt động đào tạo và tái đào tạo được tổ chức thường xuyên thông qua các khóa học được tổ chức trong và ngoài chi nhánh, giúp cán bộ nhân viên dễ nắm bắt, làm quen với công việc và thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao về trình độ tay nghề cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Hệ thống công nghệ thông tin được đầu tư mạnh mẽ về công nghệ, chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý mạng lưới hoạt động ngày càng mở rộng của chi nhánh, cải tiến tốc độ thanh tóan và áp dụng các loại hình sản phẩm mới như thẻ Sacompasspo, DebitCard … Hiện nay chi nhánh đã ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi (Core- banking) T24. Đây là công nghệ có thể thực hiện 1000 giao dịch/ giây và 10.000 người truy cập hệ thống trực tiếp và quản lý 50 triệu tài khoản của khách hàng. Với tất cả điều trên đã góp phần đáng kể cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau 3 năm chi nhánh đều hoạt động đem lại lợi nhuận và tăng mạnh qua các năm, mở rộng được qui mô và tạo được uy tín đối với khách hàng trên địa bàn. Khả năng sinh lợi tại Sacombank An Giang Phân tích thu nhập Thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng, dịch vụ và hoạt động khác. Cũng như những NHTM khác thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang luôn chiếm tỷ trọng cao so với các hoạt động khác. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì ngân hàng nào có thu nhập từ hoạt động dịch vụ cao thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các ngân hàng khác. Bảng 4-16. Tình hình thu nhập của Sacombank An Giang (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) 1.Thu nhập từ lãi 4,712 26,722 62,926 22,010 467.11 36,204 135.48 TN từ lãi cho vay 4,625 26,416 62,373 21,791 471.16 35,957 136.12 TN từ lãi tiền gửi 50 43 33 -7 -14 -10 -23.26 TN HĐ khác 37 263 519 226 610.81 256 97.34 2.Thu phí dịch vụ 174 1,560 2,871 1,386 796.55 1,311 84.04 3.Tổng Thu 4,886 28,282 65,797 23,396 478.84 37,515 132.65 (Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) ¡ Thu nhập từ lãi: Nhìn chung khoản mục này liên tục tăng qua ba năm và đây cũng chính là nguồn thu nhiều nhất của ngân hàng. Năm 2006 khoản thu này tăng vọt lên đạt 26,722 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 467.11% (tương ứng với số tiền là 22,010 triệu đồng) so với năm 2005. Nguyên nhân là do dư nợ tăng nhanh vào năm 2006 để đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh, nông dân, tiểu thương chợ,… Khoản thu này lớn chứng tỏ hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng. Nếu các khoản cho vay mang lại hiệu quả thì hoạt động của ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả và ngược lại. Đến năm 2007 thì thu nhập từ lãi có tăng nhưng thấp hơn (tăng 135.9% so với năm 2006). Nguyên nhân là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng lên mạnh mẽ so với hai năm đầu. ¡ Thu phí dịch vụ: Qua các năm ta thấy thu từ dịch vụ đều tăng lên đáng kể. Cụ thể là năm 2005 là 174 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 1,560 triệu đồng và năm 2007 là 2,871 triệu đồng. Năm 2007 thu phí dịch vụ tăng nhanh như vậy là nhờ Chi nhánh đã có thêm nhiều hoạt động kinh doanh dịch vụ như: thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ…Bên cạnh đó, toàn chi nhánh đã làm tốt khâu chăm sóc khách hàng, nhất là đội ngũ giao dịch viên và bộ phận quỹ thực hiện tốt, cho nên thời gian cũng như thủ tục chuyển tiền khi khách hàng đến giao dịch được rút ngắn, vì vậy khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên thu về dịch vụ tăng nhanh. ¡ Thu nhập khác: Đây là khoản thu không nhiều trong tổng thu nhập của ngân hàng, chủ yếu là thu từ kinh doanh ngoại hối, thu từ tham gia thị trường tiền tệ, thu khác từ hoạt động tín dụng, …nhưng đây cũng là khoản thu thể hiện được qui mô và sự đa dạng của các hoạt động tiền tệ tại ngân hàng. Trong 3 năm qua khoản thu này đã có xu hướng tăng lên nhưng tỷ lệ tăng lên không nhiều so với những khoản thu nhập khác. Phân tích chi phí Bảng 4-17. Tình hình chi phí của Sacombank An Giang (2005 -2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Tuyệt đối Tương đối (lần) Tuyệt đối Tương đối(lần) 1.CP trả lãi 727 5,735 23,620 5,008 6.8 17,885 3.1 Trả lãi PH GTCG 3 162 548 159 53 386 2.3 Trả lãi TG 524 5,573 23,009 5,049 9.6 17,436 3.1 2.CP dịch vụ 612 603 1,142 -9 -0.02 539 0.9 3.CP HĐ khác 1,208 5,187 9,879 3,979 3.3 4,692 0.9 Tổng chi 2,547 11,555 34,640 9,008 3.5 23,085 1.99 (Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) ¡ Chi phí trả lãi: Qua bảng số liệu ta thấy khoản mục này ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2006 ở mức 5,735 triệu đồng tăng 5,008 triệu đồng tương ứng tăng gấp 6.8 lần so với năm 2005. Năm 2007 đạt 23,620 triệu đồng tăng 17,885 triệu đồng tương ứng tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Năm 2006 chi phí trả lãi tăng nhiều như vậy là do một số ngân hàng mới thành lập trên địa bàn tăng lãi suất huy động buộc chi nhánh phải tăng lãi suất theo mới có thể giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, cộng với việc ngân hàng phát hành giấy tờ có giá với số lượng ngày càng nhiều qua các năm, vì vậy chi phí để trả cho việc gửi tiền và phát hành giấy tờ có giá ngày càng tăng. ¡ Chi phí dịch vụ: Đây là khoản chi phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh như chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, chi dịch vụ chuyển tiền, chi kinh doanh ngoại hối,… Khoản chi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng lên trong năm 2007 nhưng lượng tăng không nhiều (chỉ khoảng 0.9 lần) ¡ Chi phí khác: Chủ yếu bao gồm trả lương cho nhân viên, chi hoạt động quản lý, chi dự phòng, bảo đảm tiền gửi khách hàng. Khoản chi này tương đối cao, năm 2006 ngân hàng phải bỏ ra khoản chi phí là 5,187 triệu đồng tăng 3,979 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 lượng chi là 9,879 triệu đồng tăng 4,692 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân chi phí tăng nhiều như vậy là do ngân hàng phải thường xuyên mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho điều kiện làm việc, mặt khác hội đồng xét lương đưa ra những tiêu chí xét hệ số khuyến khích trong lương để tạo động lực thúc đẩy nhân viên hoàn thành vượt mức công việc được giao. Phân tích lợi nhuận Bảng 4-19. Tình hình lợi nhuận của Sacombank An Giang (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đôi(%) 1.Thu nhập 4,886 28,282 65,797 23,396 478.84 37,515 132.65 2.Chi phí 2,547 11,555 34,640 9,008 353.67 23,085 199.78 3.Lợi nhuận 2,340 16,758 31,157 14,418 616.15 14,399 85.92 (Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) Biểu đồ 4-4. Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Sacombank An Giang (2005-2007) Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của ngân hàng luôn tăng trong những năm qua. Năm 2005 đạt 4,886 triệu đồng, sang năm 2006 khoản thu nhập này tăng lên đạt 28,282 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 478.84% ( tức tăng 23,396 triệu đồng so với năm 2005). Đến năm 2007 tổng thu nhập tiếp tục tăng lên đạt 65,797 triệu đồng, so với năm 2006 thu nhập của ngân hàng tăng 132,65%, tương ứng với số tiền là 37,514 triệu đồng. Khoản thu này tăng lên là nhờ hàng năm chi nhánh luôn mở rộng nhiều loại hình cho vay và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng trên địa bàn. Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí tại chi nhánh cũng bị tăng lên. Qua bảng cho ta thấy tổng chi phí qua ba năm đều tăng. Cụ thể là năm 2005 tổng chi phí là 2,547 triệu đồng. Năm 2006 tổng chi phí lên đến 11,555 triệu đồng tăng 353.7% tương ứng với số tiền là 9,008 triệu đồng. Đến năm 2007 tổng chi phí tiếp tục tăng lên 34,640 triệu đồng. Chi phí tăng cao nguyên nhân là do trong thời gian qua việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn vì phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất cũng như hạn mức huy động. Nên để bảo đảm được nguồn vốn huy động phục vụ cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh thanh toán…ngân hàng phải huy động với lãi suất cao hơn bình thường để thu hút khách hàng nên khoản chi trả lãi cũng tăng theo dẫn đến tổng chi phí tăng. Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất kết quả kinh doanh của mỗi tổ chức kinh tế. Một ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt thì điều đầu tiên phải thu được lợi nhuận. Đây cũng là mục đích cuối cùng mà bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào cũng muốn đạt được sau một thời gian hoạt động nhất định. Trong ba năm qua mặc dù chi phí hoạt động liên tục tăng nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn đạt hiệu quả tốt thể hiện lợi nhuận qua ba năm cũng liên tục tăng. Cụ thể là chỉ trong bốn tháng hoạt động của năm 2005 khi tách ra từ quỹ tín dụng thuộc chi nhánh Cần Thơ thì chi nhánh đã thu được khoản lợi nhuận là 2,340 triệu đồng. Năm 2006- năm hoạt động đầu tiên với nhiều khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường ngân hàng trên địa bàn cũng như tạo dựng thương hiệu cho chi nhánh nhưng Sacombank An Giang cũng đã hoạt động mạnh mẽ và thu lãi là 16,728 triệu đồng. Và chỉ tiêu này tăng gần gấp đôi trong năm 2007 với số tiền là 31,157 triệu đồng Để đạt được kết quả như vậy là nhờ ngân hàng luôn mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ công nhân viên đã cố gắng nắm bắt thời cơ để mở rộng phạm vi kinh doanh trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Phân tích khả năng sinh lời của Sacombank An Giang Khi đánh giá khả năng sinh lợi của một ngân hàng thương mại, nhà quản trị thường dùng các chỉ số ROA, ROE, tỷ lệ lợi nhuận/ tổng thu nhập, mức lãi biên tế…để phân tích và đưa ra kết luận khách quan nhất về hiệu quả kinh doanh của mỗi ngân hàng. Bảng 4-20. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Sacombank An Giang (2005- 2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 06/05 Chênh lệch 07/06 1.Tổng tài sản (TTS) 85,819 309,629 732,443 260.79 136.56 2.Vốn tự có 7,089 39,694 107,230 459.94 170.14 3.Tổng thu nhập (TTN) 4,886 28,282 65,797 478.84 132.65 4.Tổng chi phí (TCP) 3,201 16,217 43,364 406.62 167.4 5.Lợi nhuận ròng 1,685 12,065 22,433 616.02 85.93 6.Tài sản sinh lời 79,607 300,964 706,256 278.06 134.66 7.Thu nhập lãi ròng 3,985 20,987 39,306 426.65 87.29 8.ROA(%) 1.96 3.9 3.06 1.94 -0.84 9.ROE(%) 23.77 30.4 20.92 6.63 -9.48 10.Tỷ lệ LN /TTN(%) 34.49 42.66 34.09 8.17 -8.57 11.Mức lãi biên tế(%) 5.01 6.97 5.57 1.96 -1.4 12.TTN /TTS(%) 5.69 9.13 8.98 3.44 -0.15 13.TCP/TTS(%) 3.73 5.24 5.92 1.51 0.68 ( Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) v Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA) Chỉ tiêu này phản ánh thu nhập trên tổng tài sản của ngân hàng, được dùng để đo lường khả năng quản lý tích tài sản sinh lợi tức của ngân hàng. Trong 3 năm hoạt động, ROA của chi nhánh có sự thay đổi lớn. Năm 2006, ROA tăng gần gấp đôi so với năm 2005. Nếu như năm 2005 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 1.96 đồng lợi nhuận thì sang năm 2006, 1 đồng tài sản sinh lợi được 3.90 đồng. Nhưng nó lại có xu hướng giảm ở năm 2007 khi 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 3.06 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên xét về bản chất thì ngân hàng đã hoạt động khá hiệu quả trong 2 năm, tổng tài sản luôn tăng và kèm theo đó là lợi nhuận cũng tăng cao. Chứng tỏ ngân hàng đã có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt, uyển chuyển giữa các hạng mục tài sản Có và các hình thức sở hữu tài sản khác để sinh lời. Qua ROA đã thể hiện được qui mô hoạt động của ngân hàng đã được mở rộng với nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Năm 2005 khi mới thành lập thì ngân hàng chỉ có một chi nhánh tại Long xuyên, hoạt động tín dụng tập trung chủ yếu ở loại hình cán bộ công nhân viên. Huy động vốn từ khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn huy động. Nhưng sau 2 năm, cùng với sự mở rộng qui mô hoạt động với số lượng phòng giao dịch tăng lên 5, đa dạng các lĩnh vực kinh doanh đồng thời với khả năng và cách thức cảm nhận, phản ứng của ban lãnh đạo ngân hàng đối với sự biến động trong chính sách tiền tệ, tài chính của nhà nước và thị trường. Do đó, ngân hàng đã luôn tạo ra được tăng trưởng trong kinh doanh. v Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng 1 đồng VTC và đo lường khả năng lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng. ROE là tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu, sự khác nhau giữa ROE và ROA là do ngân hàng sử dụng vốn huy động từ các tầng lớp dân cư. Nếu không có nguồn vốn huy động thì hai tỷ số này bằng nhau. Từ số liệu phân tích, ROE năm 2006 tăng so với 2005 là 1.05% nhưng qua năm 2007 thì tỷ số này tăng lên rõ rệt. Nếu năm 2006 1 đồng VTC tạo ra được 42.66 đồng lợi nhuận ròng, thì năm 2007 đã tăng lên 82,02 đồng. ROE>ROA rất nhiều qua 3 năm chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn huy động có hiệu quả nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Tuy nhiên, sự chênh lệch này chứng tỏ vốn huy động của ngân hàng là quá lớn so với vốn tự có. Vì vậy trong thời gian tới, sự điều chỉnh lại vốn tự có theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ là cần thiết để đảm bảo tính vận hành liên tục của ngân hàng. v Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu nhập. Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời cũng đánh giá hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2006 một đồng thu nhập tạo được 42.66% đồng lợi nhuận, đến năm 2007 lợi nhuận tăng 12.71% so với năm 2006. Nhìn chung, chỉ số này tương đối cao qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập. v Mức lãi biên tế Thu nhập lãi của ngân hàng bao gồm thu lãi tín dụng, thu lãi tiền gửi. Qua bảng ta thấy khoản mục này ngày càng tăng qua các năm. Đối với ngân hàng thì thu nhập từ lãi suất là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng trong đó thu nhập từ tín dụng chiếm tỷ trọng quyết định. Cùng với sự tăng lên của thu nhập lãi suất thì chi phí trả lãi cũng tăng lên do các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều vì vậy ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút vốn do đó tỷ suất thu nhập lãi cũng tăng lên theo. Cụ thể là trong năm 2006 chỉ số này là 6.97%. Đến năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn 5.57%, chỉ số này giảm là do tài sản sinh lời của ngân hàng tăng rất nhiều so với năm 2006 và năm 2005. v Tổng thu nhập trên tổng tài sản Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng. Qua bảng ta thấy trong năm 2006 chỉ số này 9.13% nhưng đến năm 2007 chỉ số này giảm 8.98% so với năm 2006. Trong năm 2006 chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên năm 2007 chỉ số này giảm nguyên nhân là do ngân hàng phân bổ tài sản đầu tư không đều (chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng). Vì vậy để đạt được hiệu quả kinh doanh thì trong thời gian tới ngân hàng cần phân bổ nguồn vốn, tài sản vào nhiều loại hình kinh doanh hơn để hạn chế tối thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng. v Tổng chi phí trên tổng tài sản Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Nhìn chung chỉ số này có tăng qua các năm nhưng không đáng kể. Cụ thể là năm 2005 chỉ số này là 3.73% tức trong 100 đồng tài sản thì phải bỏ ra 3.73 đồng chi phí. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt 5.24% tăng 0.76% so với năm 2005, đến năm 2007 chỉ số này tăng lên 5.92% so với năm 2006. Qua đó ta thấy ngân hàng đã quản lý khá tốt chi phí của mình trong qua trình kinh doanh và trên cơ sở đó chi nhánh nên có những chính sách thích hợp hơn nữa để nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. Phân tích khả năng thanh khoản Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sẵn sàng đáp ứng nhanh nhu cầu rút tiền, vay tiền bất ngờ của khách hàng bằng khoản dự trữ tiền mặt. Bảng 4-21. Tình hình thanh khoản tại Sacombank An Giang (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) 1.TSBĐ Có 14,977 12,791 48,904 Tiền mặt tồn quỹ 6,200 41.4 8,612 67.33 26,077 53.32 TGKKHtại NHNN 2,113 14.11 3,838 30.01 22,403 45.81 TG tại các TCTD khác 6,664 44.49 341 2.67 424 0.87 2.TSBĐ Nợ 38,608 32,429 74,159 TGKKH ở thị trường 1 37,472 97.06 27,449 84.64 69,777 94.09 TGKKH ở thị trường 2 4 0.01 1 0 2,153 2.9 VNH các TCTD khác 0 - 0 - 0 - Các khoản cho TT 1,133 2.93 4,979 15.35 2,229 3.01 3.TSBĐ Có/TSBĐ Nợ (%) 38.79 39.44 65.94 ( Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) Khả năng thanh toán là một chuẩn mực hoạt động quan trọng của ngân hàng. Đây là một yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động ngân hàng. Tài sản biến động Có của ngân hàng gồm: tiền mặt +đầu tư tín phiếu. Tài sản biến động Nợ gồm tiền gửi không kỳ hạn ở thị trường 1 và thị trường 2. Qua bảng ta thấy trong năm 2005 hệ số này cao nhất so với năm 2006 và năm 2007. Sở dĩ trong năm 2005 hệ số này cao nhất là do ngân hàng mới vừa nâng cấp từ phòng giao dịch lên chi nhánh cấp 1 vào tháng 8 năm 2005 nên ngân hàng dự trữ tiền mặt với số lượng lớn để sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu rút tiền của khách hàng hoặc là khi khách hàng đến xin vay vốn. Mặt khác do chi nhánh mới thành lập nên phải tạo uy tín và an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch. Chỉ số này giảm trong năm 2006 và năm 2007 là do ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và cho vay khách hàng giữ vị trí trọng tâm nên Chi nhánh chỉ sử dụng lượng tiền dự trữ ở mức hợp lý không để cho dư quá nhiều vì nếu dư quá nhiều sẽ làm tăng chi phí do lượng tiền này cũng từ vốn huy động mà có và phải trả lãi cho người gửi tiền. Mặt khác nếu chỉ số này cao nó sẽ ảng hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì tài sản có động là những tài sản không sinh lời của ngân hàng (khoản dự trữ) hoặc có độ sinh lời thấp. Qua bảng số liệu trong 3 năm thì khả năng thanh khoản nhanh tại chi nhánh dao động từ 38.79% đến 65.94%. Tỷ lệ này chứng tỏ được ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi mà tiền mặt tồn quỹ chiếm tỷ trọng cao trong tài sản không sinh lời của ngân hàng. Năm 2005, khả năng thanh khoản nhanh là 38.79% nhưng sang năm 2006 thì giảm chỉ còn 42.67%. Nguyên nhân là hoạt động tín dụng của chi nhánh năm 2006 tăng mạnh khi mà chi nhánh mở rộng qui mô, loại hình cho vay. Và qua năm 2007 thì ổn định ở 81.12%. Tuy nhiên do lượng tiền mặt tồn quỹ của chi nhánh là khá cao nên cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần có những biện pháp để cơ cấu tài sản động được phân bổ hợp lý hơn. Phân tích điểm hòa vốn của Sacombank An Giang Bảng 4-22. Điểm hòa vốn của Sacombank An Giang (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng định phí 1,775 5,365 10,216 2. Tổng biến phí 772 6,160 24,424 3. Tổng thu nhập 4,886 28,282 65,797 4.Thu nhập hòa vốn 2,108 6,859 16,247 5. Điểm hòa vốn (%) 43.15 24.25 24.69 6. Dư nợ thực tế 69,711 293,356 676,795 7. Dư nợ hòa vốn 30,077 71,144 167,117 ( Nguồn: Phòng Kế toán Sacombank An Giang) Qua bảng số liệu, điểm hòa vốn tại Sacombank An Giang có sự biến động lớn qua ba năm. Năm 2005, do mới thành lập nên ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí để mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị… phục vụ cho quá trình kinh doanh do đó trong năm đầu tiên tổng định phí của ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với biến phí (1,775 triệu đồng so với 772 triệu đồng). Mặt khác, do mới đi vào hoạt động nên những dịch vụ của ngân chưa thực sự đa dạng, nguồn thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Điều đó làm cho thu nhập của ngân hàng trong 4 tháng hoạt động đầu tiên là không cao, chỉ đạt 4,888 triệu đồng. Từ đó kéo theo điểm hòa vốn của ngân hàng là khá cao (43.15%). Điều này chứng tỏ, trong điều kiện không thay đổi về chi phí và lãi suất cho vay thì ngân hàng phải hoạt động ở mức 43.15% so với thực tế mới đủ trang trải cho toàn bộ chi phí kinh doanh. Về lĩnh vực tín dụng, với mức thu nhập chung như hiện nay thì ngân hàng phải cung cấp 30,077 triệu đồng vốn cho nền kinh tế thì mới đủ hòa vốn kinh doanh. Với dư nợ thực tế là 69,711 triệu đồng thì phần tín dụng vượt 39,634 triệu đồng tuy nhỏ nhưng cũng đóng góp vào khoản lợi nhuận sau 4 tháng hoạt động của ngân hàng. Đây là điều khích lệ rất lớn đối với toàn bộ chi nhánh khi trong thời gian ngắn hoạt động đã thu được lợi nhuận. Sang năm 2006, với việc mở rộng qui mô hoạt động cũng như đa dạng các lĩnh vực kinh doanh (thêm nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng), mở rộng địa bàn ra toàn tỉnh, tăng cường quảng bá thương hiệu của ngân hàng như phát quỹ học bổng “ươm mầm cho những ươc mơ”…Vì thế tên tuổi của ngân hàng đã được nhiều người biết đến, thu hút được lượng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng tăng. Do vậy trogn 2 năm qua tổng thu nhập của ngân hàng đã tăng mạnh từ 28,282 triệu đồng (năm 2006) lên 65,797 triệu đồng (năm 2007). Đây cũng là kết quả của quá trình kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các khoản định phí và biến phí, giữ cơ cấu chi phí ở mức hợp lý. Vì vậy điểm hòa vốn trong năm 2006 và 2007 của ngân hàng là tương đối thấp (24.25% và 24.69%). Tức là trong năm 2006 và 2007 ngân hàng chỉ cần hoạt động ở mức 24.25% và 24.69% so với thực tế cũng đủ trang trải toàn bộ chi phí kinh doanh. Riêng trong lĩnh vực tín dụng thì ở năm 2006, ngân hàng chỉ cần cung cấp 71,144 triệu đồng vốn cho nền kinh tế là đủ hòa vốn kinh doanh. Phần tín dụng vượt so với thực tế là 222,212 triệu đồng đã mang lại khoản lợi nhuận tương đối lớn cho ngân hàng. Tương tự, năm 2007 ngân hàng cũng đã đạt được kết quả tương đối khả quan so với tình hình cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn. Cụ thể, tổng thu nhập tăng gấp 2 lần so với năm 2006, đạt 65,797 triệu đồng. Điểm hòa vốn là 24.69% tuy có tăng hơn năm 2006 nhưng vẫn ở mức thấp. Với kết quả này thì ngân hàng chỉ cần cung cấp 167,117 triệu đồng vốn cho nhu cầu vay của khách hàng là đủ hòa vốn kinh doanh so với dư nợ thực tế của ngân hàng là 676,795 triệu đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận của toàn bộ chi nhánh trong nỗ lực quảng bá tên tuổi và khẳng định thương hiệu của Sacombank trên địa bàn An Giang được coi là có số lượng ngân hàng hoạt động nhiều nhất tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ này. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang thông qua việc so sánh với các ngân hàng khác Từ quá trình phân tích các yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang, kết quả cho thấy sau 3 năm hoạt động tại An Giang, chi nhánh đã từng bước củng cố được tên tuổi, thương hiệu và năng lực tài chính của mình đối với khách hàng cũng như các NHTM khác trên địa bàn tỉnh. Sau 3 năm ngân hàng đều đạt được sự tăng trưởng mạnh trên hầu hết các lĩnh vưc và đều vượt chỉ tiêu đề ra. Điều này thể hiện qua việc lợi nhuận của ngân hàng đều tăng mạnh qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận ròng đạt được là 22 tỷ đồng tăng gần 83.33% so với năm 2006. Tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng tài sản (ROA) là 3.01%. Đây là kết quả dễ nhận thấy khi đánh giá hiệu quả của một ngân hàng. Tuy nhiên, để khẳng định được một ngân hàng có kinh doanh hiệu quả hay không thì phải xem xét rất nhiều yếu tố tác động. Để thấy rõ hơn được hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank An Giang sau đây đề tài nghiên cứu sẽ đánh giá từng chỉ tiêu năng lực tài chính của Sacombank An Giang thông qua việc so sánh kết quả đạt được của chi nhánh với chỉ tiêu đề ra, với kết quả đạt được của hội sở chính và với ngân hàng có cùng qui mô hoạt động trên địa bàn là NHTMCP Á Châu (ACB). Trong tình hình phát triển mạnh về kinh tế- xã hội của tỉnh ( tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2007 đạt 13.63%, cao hơn 0.43% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong 15 năm qua) thì hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động. Với xu thế phát triển ấy, Sacombank An Giang đã tăng cường nhiều công tác tiếp thị để thu hút các khách hàng lớn trên địa bàn, đa dạng các dịch vụ, mở rộng mạng lưới…Hiệu quả đạt được như sau: Bảng 4-23. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu tại Sacombank và ACB (2005-2007) ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Sacombank An Giang Sacombank ACB 2005 2006 2007 2005 2006 2007 2005 2006 2007 VTC trên tổng tài sản có 8.14 12.9 14.62 15.4 11.82 11.07 5.29 3.7 7.33 VTC trên vốn huy động 9.33 15.5 17.83 5.74 4.16 8.35 Huy động vốn trên tổng tài sản 87.21 83.23 81.97 84.82 86.12 86.26 92.04 89 87.76 Cho vay trên huy động vốn 93.33 113.57 112.83 68.72 67.46 62.64 42.8 43.7 42.45 Cho vay trên tổng tài sản 81.4 94.52 92.49 58.28 58.1 54.05 39.4 38.89 37.25 Lãi ròng trên tổng tài sản 2.33 3.87 3.01 1.85 2.08 2.9 1.23 1.13 2.06 Lãi ròng trên VCSH 28.57 30 20.56 16.47 17.41 25.64 23.3 30.53 28.12 Mức lãi biên tế 5 6.98 5.52 3.43 3.12 2.16 1.96 1.64 Lợi nhuận ròng trên tổng TN 40 42.86 33.33 40.28 41.85 56.21 19.3 16.92 27.87 Tổng thu nhập trên tổng CP 166.67 233.33 188.57 211.27 225.69 276.33 980.38 129.9 150.8 Tổng CP trên tổng tài sản 3.49 3.87 4.78 1.94 1.74 1.3 0.65 5.15 4.9 Tổng CP trên tổng TN 60 42.86 53.03 47.33 44.31 36.19 10.2 76.98 66.31 (Nguồn: báo cáo thường niên của Sacombank và ACB) Quy mô vốn Với nhận định tăng vốn điều lệ để tăng cường nămg lực tài chính, đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, Sacombank An Giang luôn tiến hành thực hiện đúng việc trích lập quỹ dự trữ, dự phòng để bổ sung vốn điều lệ. Cuối năm 2007, vốn và các quỹ là 107 tỷ đồng tăng 167.54% so với năm 2006. Với kết quả này chi nhánh đã đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo quy định của NHNN là 8%. So sánh với hội sở của Sacombank và ACB thì có thể nói rằng chi nhánh đã đảm bảo được an toàn vốn trong kinh doanh, chống lại những rủi ro, những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ. Kết quả này đã khẳng định được sức mạnh, uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn. Với việc cạnh tranh giữa các TCTD trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội ngày càng gay gắt thể hiện qua việc tăng lãi suất huy động, các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm đa dạng…Nên trong thời gian qua chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc huy động vốn. Kết quả đạt được là đến cuối năm 2007 tổng VHĐ là 600 tỷ đồng tăng gần 2.5 lần so với năm 2006 với tốc độ tăng trưởng là 132.56%. Trong khi đó ở hôi sở thì tốc độ tăng trưởng có cao hơn là 154.78%, ở ACB là 88.63%. Xét về lượng giá trị thì hiệu quả huy động vốn của Sacombank An Giang thấp hơn ACB nhưng trong những năm gần đây tốc độ huy động vốn của Sacombank đã cao hơn rất nhiều. Chất lượng tài sản Có Nền kinh tế An Giang phát triển với tốc độ nhanh vì vậy nhu cầu vốn đầu tư tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển tín dụng. Tổng dư nợ của Sacombank An Giang cuối năm 2007 đạt 677 tỷ đồng, tăng 131% so với năm 2006 chiếm tỷ trọng là 92.5% trong tài sản. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với hội sở và ACB. Qua đây ta thấy tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của chi nhánh, nếu trong 1 đồng tài sản thì chi nhánh sử dụng 0.92 đồng đầu tư vào cho vay. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh rất thấp 0.08%, điều này thể hiện được chất lượng tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả cao, năng lực quản lý tốt.Tuy nhiên đây là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất, nên trong thời gian tới ngân hàng cần mở rộng nhiều lĩnh vực khác đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn kinh doanh, hạn chế tối thiểu rủi ro để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Khả năng sinh lời Với quá trình kiểm soát chặt chẽ hợp lý chi phí, thu nhập từ huy động vốn và tín dụng tăng mạnh nên lợi nhuận của chi nhánh luôn cao qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận đạt được là 22 tỷ đồng, tỷ lệ ROA đạt được là 3.01% tuy có giảm so với 2006 những so với Sacombank và ACB thì thấy rõ được chi nhánh hoạt động tương đối hiệu quả khi một đồng tài sản đã tạo ra được 3.01 đồng lợi nhuận (Tại hội sở Sacombank là 2.9 đồng, ACB là 2.06 đồng). Trong khi đó ROE của chi nhánh lại thấp hơn so với hội sở và ACB nhưng vẫn ở mức tương đối cao là 20.56%. Tuy nhiên để tăng cường tài chính, đảm bảo mức cổ tức hợp lý, thỏa mãn kỳ vọng của cổ đông và có tích lũy thì thời gian tới chi nhánh cần nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc kiểm soát chi phí, tăng thu nhập để đạt được mức lợi nhuận tối ưu. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang Những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng theo số dư tiền gửi để có chính sách chăm sóc hợp lý – ưu đãi như: tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm cuối kỳ, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như: lãi suất thưởng trên số tiền gửi tăng dần, hoặc rút thăm trúng thưởng nhà, xe. Tổ chức chương trình rút thăm trúng thưởng công khai nhằm tạo uy tín và cơ hội quảng bá tên tuổi. Tăng cường quảng bá, tiếp thị thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, các chương trình từ thiện, …Ngoài ra ngân hàng cần phải tiếp thi trực tiếp đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mời doanh nghiệp mở tài khoản tại Chi nhánh, sau đó kêu gọi doanh nghiệp giới thiệu thương hiệu và các tiện ích kèm theo của Sacombank đến với khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp của doanh nghiệp. Bên cạnh đó Chi nhánh cân tăng cường công tác tiếp thị đến các tiệm vàng để huy động tiền gửi bằng vàng và USD và góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng để ngân hàng nhanh chóng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng trên địa bàn. Quan tâm hơn các hoạt động dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là đẩy mạnh dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối, tăng cường tiện ích trên thẻ ATM. Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị với công nghệ hiện đại, tài sản cố định để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại. gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đẩy mạnh cho vay ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động cấp tín dụng, chi nhánh không nên tập trung vào thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chi nhánh cần quan tâm và đẩy mạnh cho vay cá thể hộ gia đình vì họ thật sự có nhu cầu vay và mong muốn được vay. Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng Để thu hút nhiều khách hàng thì Chi nhánh nên triển khai chủ trương cho vay “nhanh – gọn – cao”; nhanh về thời gian giải quyết hồ sơ, gọn về thủ tục pháp lý, cao về lãi suất cho vay, với chủ trương này vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng, vừa đạt lợi nhuận cao có thể bù đắp cải thiện lãi huy động tăng cao. Tiếp tục tăng đầu tư vào ngành nông nghiệp nhằm cung ứng vốn thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên nếu tăng cho vay vào nông nghiệp thì rủi ro tín dụng sẽ tăng do đặc điểm của ngành nghề là mang nhiều rủi ro do đó cán bộ tín dụng sẽ làm việc tích cực hơn để phân tích, đánh giá khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tăng cường công tác thẩm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thẩm định lại các dự án lớn trung và dài hạn … Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phẩm, … để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay. Xây dựng hệ khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sóc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sóc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt hơn Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình trả nợ và lãi của khách hàng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua thư điện thoại, gửi thư thông báo … cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế nợ quá hạn vừa chớm phát sinh. Những giải pháp tăng thu nhập Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời. Mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn – hiệu quả. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng và tiếp tục phát huy các sản phẩm cho vay “ nhanh – nhỏ - cao”, để thu lãi suất cao. Bên cạnh việc tăng cường công tác tiếp thị quảng bá thương hiệu, Chi nhánh luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng cũ – như thường xuyên thăm hỏi, thăm dò khách hàng và đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác phục vụ tận nhà, phục vụ trọn gói cho từng loại khác hàng. Tiếp tục giữ chân khách hàng cũ, tăng cường tiếp thi khách hàng mới để mở rộng mảng thanh toán quốc tế nhằm tăng thu dịch vụ. Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có ưu thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa … Tăng cường nhân sự cho quan hệ khách hàng, hỗ trợ, giao dịch viên quỹ để xử lý nhanh giao dịch Ưu tiên xét duyệt tín dụng về lãi suất cho các khách hàng có sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh. Những giải pháp giảm chi phí Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng tăng lợi nhuận, ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề này. Cụ thể là phải lập định mức chi phí, định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động của ngân hàng mình. Ngoài ra các nhân viên phải hạn chế tối đa việc lãng phí vật liệu, giấy tờ in, tuyệt đối không được sử dụng điện thoại vào việc riêng. Các cấp lãnh đạo phòng ban phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong kiểm soát chi phí, đưa ra chế độ thưởng phạt hợp lý. Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Ngoài các chương trình đào tạo của trung tâm đào tạo và Hội sở, Chi nhánh sẽ thường xuyên thực hiện việc tự đào tạo, hội thảo chuyên đề và hội thi hái hoa dân chủ theo định kỳ hàng tuần, tháng, … để không ngừng nâng cao và củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể các bộ nhân viên Chi nhánh. Sắp xếp, định biên nhân sự nhằm tăng năng suất lao động, bố trí, phân công, phân nhiệm nhân sự các phòng ban một cách hợp lý, đúng sở trường, tăng hiệu suất lao động của từng người nhằm đảm bảo hoạt động toàn Chi nhánh phát triển an toàn và bền vững. Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang trong ba năm thông qua quá trình phân tích các chỉ tiêu về năng lực tài chính như: vốn của bản thân ngân hang (cơ cấu vốn và nguồn vốn, khả năng an toàn của VTC…), tình hình trích lập quỹ tại Sacombank, chất lượng tài sản Có, nămg lực quảm lý, khă năng sinh lợi, khả năng thanh khoản, điểm hoà vốn và các tỷ số tài chính tại ngân hang.Kết quả cho thấy được tuy thời gian hoạt động trên địa bàn chưa dài nhưng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh ngày một phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao. Cụ thể là lợi nhuận đều có sự gia tăng (Lợi nhuận năm 2005: 2,340 triệu đồng, năm 2006: 16,728 triệu đồng, năm 2007: 31,157 triệu đồng). Chi nhánh đều bảo đảm đúng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ dụ trữ tối thiểu, nợ quá hạn….Đây là sự thể hiện quá trình nỗ lực vượt bậc trong công tác sắp xếp bộ máy, tiến hành đào tạo để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho hầu hết cán bộ công nhân viên. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn phát triển theo đúng định hướng của chỉ đạo của ngành, cụ thể tỷ lệ an toàn đều đảm bảo đúng yêu cầu chung của ngành, không vượt giới hạn tín dụng cho phép. Luôn đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, tỷ trọng đầu tư vào các khoản cho vay, huy động vốn Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, dư nợ tín dụng đều có tài sản đảm bảo. Thực hiện cho vay nhiều đối tượng và thành phần kinh tế khác nhau nhằm tránh rủi ro tập trung, dây chuyền. Bên cạnh đó chi nhánh mở thêm các phòng giao dịch đặt ở những nơi trọng điểm thuận tiện cho việc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong ba năm là hiệu quả và có chất lượng tốt. Bên cạnh tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết cách tổ chức điều chỉnh lãi suất cho vay, quy trình cho vay một cách phù hợp, khoa học để thích ứng với môi trường kinh doanh, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang đã từng bước nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tên tuổi vị thế của riêng mình trong hệ thống tín dụng địa phương. Kiến nghị Đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước nên tăng cường kiểm tra giám sát các hoạt động của ngân hàng, có những điều chỉnh kịp thời, góp phần tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trên địa bàn. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng có chất lượng tốt đối với toàn ngành ngân hàng Việt Nam Đối với Hội Sở chính Tăng cường tiện ích trên thẻ ATM để có thể cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó cần xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của Sacombank. Hỗ trợ Chi nhánh trong việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn. Đầu tư cho Chi nhánh trụ sở mới do trụ sở cũ hiện nay không đáp ứng kịp so với tốc độ phát triển của Chi nhánh trong vài năm tới. Đối với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh An Giang Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa việc kiểm soát rủi ro tín dụng để tránh chất lượng tín dụng có chuyển biến xấu hơn nữa trong thời gian tới. Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm hạn chế tối đa các khoản chi phí không hợp lý. Tăng cường phát triển các hoạt động phi tín dụng để phát triển trở thành một Chi nhánh ngân hàng hiện đại. Đào tạo, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp với năng lực vủa mỗi người. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và sản phẩm tín dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.doc
Luận văn liên quan