Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp dầu khí 1

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Do hạn chế về mặt thời gian (luận văn chỉ nghiên cứu trong thời gian 4 tháng) cũng như về kiến thức nên đề tài này còn có những vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để. Sau đây tôi xin đề nghị một số vấn đề để các bạn đọc tiếp tục nghiên cứu nhằm làm cho đề tài này trở nên hoàn thiện hơn: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý luận về hiệu quả, cần phân biệt rỏ hơn nữa về hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả là chỉ tiêu tương đối hay tuyệt đối.v.v. - Tìm hiểu vấn đề hiệu quả với những đặc trưng riêng của ngành xây dựng, như thế sẽ làm cho đề tài này sâu sắc và bám sát thực tế hơn. - Cần nêu rỏ quan điểm cá nhân trong vấn dề nâng cao hiệu quả ở công ty: Thực hiện hiệu quả trước mắt hay hiệu quả lâu dài? Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả cụ thể như thế nào? - Thu thập số liệu đầy đủ và trong phạm vi dài hơn để có thể tình toán được ccác chỉ tiêu như IC,VA từ đó có thể dự đoán được VA, DT, LN, GO bằng các mô hình khác nhau, làm cơ sở định hướng cho sự phát triển của công ty. Đại học

pdf89 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp dầu khí 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác thông tin thị trường và Marketting cũng được các cán bộ công nhân Đại họ Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 63 viên đồng tình cao, tỷ lệ đồng ý trong tổng số ý kiến trả lời lần lượt là 48,2% và 57,6%, mức điểm đánh giá bình quân lần lượt là 4,05 (trên mức đồng ý) và 3,96 (gần mức đồng ý). Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) với mức ý nghĩa α = 0,05 (độ tin cậy 95%) để xem ý kiến đánh giá của các nhóm cán bộ công nhân viên theo các yếu tố có khác nhau hay không ta thấy: - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của các nhóm cán bộ theo độ tuổi về ý kiến nhu cầu sản phẩm xây dựng ngày càng cao. - Tất cả các giá trị Sig còn lại đều lớn hơn 0,05. Điều này có nghĩa là chưa có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, các nhóm cán bộ theo năm nhân tố đều đánh giá như nhau về các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các yếu tố cần điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đại bộ phận cán bộ công nhân viên trong công ty đều nhận định cao các vấn đề được hỏi về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh của công ty đang gặp những khó khăn và cũng có nhiều thuận lợi. Vì thế công ty cần có sự phân tích, đánh giá và phải có những chiến lược, chính sách đúng đắn để đưa công ty vượt qua những khó khăn và phát huy những thuận lợi sẵn có, từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 64 Bảng 2.19: Kiểm định ý kiến đánh giá về môi trường sản xuất kinh doanh của công ty theo các nhân tố Ý kiến đánh giá Mức ý nghĩa (Sig) Trình độ học vấn Chứ c vụ Giới tính Độ tuổi Năm công tác * Thuận lợi - Nhu cầu SPXD cao - Công ty có nguồn lực mạnh 0,361 0,576 0,554 0,959 0,337 0,099 0,013 0,425 0,133 0,706 * Khó khăn - Phụ thuộc vào ĐKTN - Giá vật tư không ổn định - Cạnh tranh cao - Địa bàn hoạt động 0,692 0,890 0,340 0,876 0,790 0,336 0,757 0,721 0,780 0,105 0,160 0,106 0,605 0,447 0,488 0,995 0,580 0,348 0,961 0,718 * Yếu tố cần điều chỉnh - Chất lượng công trình - Tiến độ thi công - Thông tin thị trường - Marketting 0,841 0,778 0,783 0,125 0,671 0,310 0,654 0,202 0,077 0,053 0,816 0,246 0,815 0,093 0,302 0,617 0,397 0,019 0,667 0,557 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) Ngoài những vấn đề cần quan tâm về môi trường kinh doanh, bất kỳ một công ty nào cũng cần xây dựng cho riêng mình một chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đem lại lợi ích cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho xã hội. Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1 cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 65 Bảng 2.20: Đánh giá của CBCNV về chiến lược kinh doanh ngắn hạn của công ty Ý kiến đánh giá Thang đánh giá(%) Trung bình1 2 3 4 5 - Lợi nhuận cao - 8,2 20,0 50,6 21,2 3.85 - Nghĩa vụ NSNN 1,2 5,9 27,1 49,4 16,5 3,74 - Lợi ích của người lao động - 1,2 21,2 62,4 15,3 3,92 - Bảo toàn vốn - 5,9 18,8 57,6 17,6 3,87 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) * Chiến lược kinh doanh ngắn hạn: Theo ý kiến đánh giá của 85 cán bộ công nhân viên về chiến lược kinh doanh ngắn hạn của công ty ta thấy: Khá nhiều cán bộ đồng tình với ý kiến lợi nhuận cao với tỷ lệ ý kiến đồng ý trong tổng số người trả lời là 50,6%, mức điểm trung bình các ý kiến đánh giá là 3,85 điểm (gần mức đồng ý). Với ý kiến thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước có nhiều quan điểm khác nhau song đa số cán bộ đều đồng tình với mức điểm đánh giá trung bình là 3,74 (gần mức đồng ý). Các ý kiến về thực hiện lợi ích của người lao động và bảo toàn vốn cũng được đa số các cán bộ đồng tình với mức điểm trung bình lần lượt là 3,92 và 3,87 (gần mức đồng ý). Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) với mức ý nghĩa α = 0,05 (độ tin cậy 95%) cho ý kiến đánh giá của các nhóm cán bộ công nhân viên theo năm nhân tố về chiến lược kinh doanh ngắn hạn của công ty. Kết quả tổng hợp ở bảng 2.21 cho thấy: - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự đánh giá của các nhóm cán bộ theo trình độ học vấn về ý kiến nâng cao lợi ích của người lao động. - Tất cả các giá trị Sig còn lại đều lớn hơn 0,05. Điều này có nghĩa là chưa có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 (Trung bình điểm đánh giá của các nhóm cán bộ theo các nhân tố là giống nhau). Tuy không có sự nhất quán trong việc trả lời các câu hỏi nhưng không có sự khác biệt giữa các nhóm theo các nhân tố trong việc đánh giá các chiến lược kinh doanh ngắn hạn của công ty. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 66 Tóm lại ta thấy đa số các cán bộ công nhân viên đều đồng ý với các chiến lược kinh doanh ngắn hạn của công ty. Các nhóm cán bộ theo các nhân tố cũng đánh giá như nhau về các chiến lược kinh doanh này. Vì thế trong thời gian tới công ty cần có những phương án hành động cụ thể để thực hiện tốt các chiến lược nói trên, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2.21: Kiểm định ý kiến đánh giá về chiến lược kinh doanh ngắn hạn của công ty theo cấc nhân tố. Ý kiến đánh giá Mức ý nghĩa(Sig) Trình độ học vấn Chức vụ Giới tính Độ tuổi Số năm công tác - Lợi nhuận cao 0,619 0,950 0,634 0,969 0,470 - Nghĩa vụ NSNN 0,780 0,786 0,353 0,330 0,275 - Lợi ích của người lao động 0,024 0,078 0,663 0,249 0,271 - Bảo toàn vốn 0,528 0,495 0,817 0,408 0,909 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) * Chiến lược kinh doanh dài hạn: Chiến lược kinh doanh ngắn hạn chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt, công ty muốn tồn tại, phát triển bền vững và lâu dài thì phải xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược kinh doanh trong dài hạn, đó là những mục tiêu mà công ty cần phải hướng đến trong tương lai. Bảng 2.22: Đánh giá của cán bộ về chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty Ý kiến đánh giá Thang đánh giá(%) Trung bình1 2 3 4 5 - Mở rộng thị trường - 4,7 12,9 60,0 22,4 4,00 - Nâng cao uy tín - 3,5 20,0 43,5 32,9 4,06 - Đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động - 2,3 15,3 56,5 25,9 4,06 - Đào tạo, huấn luyện - 4,7 14,1 64,7 16,5 3,93 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 67 Qua số liệu tổng hợp ở bảng 2.22 ta thấy đa số cán bộ công nhân viên được hỏi đều đồng ý với chiến lược mở rộng thị trường, tỷ lệ ý kiến đồng ý là 60,0% với mức điểm đánh giá trung bình là 4,00 (ngang mức đồng ý). Hiện tại công ty cũng đang thực hiện chiến lược này bằng việc mở rộng thị trường hoạt động ra hai khu vực phía Bắc và phía Nam, bước đầu đã thu được những kết quả khá khả quan. Nâng cao uy tín công ty cũng là một vấn đề rất quan trọng cần thực hiện trong thời gian tới, đa số cán bộ trong công ty cũng đều đồng ý với chiến lược này, mức điểm đánh giá trung bình là 4,06 (trên mức đồng ý). Chiến lược đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động cũng được các cán bộ công nhân viên trong công ty đánh giá rất cao với mức điểm đánh giá trung bình là 4,06% (trên mức đồng ý). Đa dạng hoá hoạt động sẽ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, hiện tại công ty chỉ chú trọng phát triển ở lĩnh vực hoạt động xây lắp, trong thời gian tới công ty cần quan tâm phát triển thêm các lĩnh vực hoạt động mới, làm sao cho các lĩnh vực này có thể bổ sung cho nhau tạo nên sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Chiến lược đào tạo, huấn luyện cho tất cả các cán bộ công nhân viên công ty cũng có nhiều ý kiến đồng tình với tỷ lệ đồng ý là 64,7%., mức điểm đánh giá trung bình là 3,93 (gần với mức đồng ý). Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (One - Way ANOVA) cho ý kiến đánh giá của các nhóm cán bộ công nhân viên về các chiến lược kinh doanh dài hạn theo các nhân tố. Kết quả thu được ở bảng 2.23 cho thấy tất cả các giá trị Sig thu được đều lớn hơn 0,05. Điều này có nghĩa là chưa có cơ sở để bác bỏ giả thiết Ho (Trung bình điểm đánh giá của các nhóm cán bộ theo các nhân tố là giống nhau). Các nhóm cán bộ theo trình độ học vấn, chức vụ, giới tính, độ tuổi và số năm công tác đều đánh giá như nhau về các chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Nhìn chung đa số cán bộ công nhân viên trong công ty đều nhất trí với các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn đã đề cập ở trên. Vì thế trong thời gian tới công ty cần cố gắng để biến các chiến lược này thành các kết quả cụ thể. Vấn đề quan trọng là công ty cần phải biết chọn lựa và kết hợp một cách linh hoạt giữa các chiến lược tuỳ từng thời điểm và hoàn cảnh để tạo nên một sự phát triển thật bền vững cho công ty trong tương lai. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 68 Bảng 2.23: Kiểm định ý kiến đánh giá về chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty theo các nhân tố Ý kiến đánh giá Mức ý nghĩa(Sig) Trình độ học vấn Chức vụ Giới tính Độ tuổi Số năm công tác - Mở rộng thị trường 0,902 0,761 1,00 0,194 0,373 - Nâng cao uy tín 0,751 0,109 0,136 0,966 1,00 - Đa dạng hoá hoạt động 0,497 0,697 0,683 0,762 0,538 - Đào tạo, huấn luyện 0,518 0,814 0,801 0,134 0,149 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) 2.2.3.2. Ý kiến đánh giá về tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chiến lược kinh doanh rất quan trọng cho sự phát triển của một công ty nhưng bên cạnh đó việc tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho hợp lý, hiệu quả để biến các chiến lược đã vạch ra thành các kết quả cụ thể cũng quan trọng không kém. Sau đây ta sẽ đi phân tích ý kiến đánh giá của cán bộ công nhân viên về công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 2.24: Ý kiến đánh giá về tổ chức điều hành hoạt động sản xuất của công ty Ý kiến đánh giá Thang đánh giá(%) Trung bình1 2 3 4 5 - Cơ cấu tổ chức bộ máy 12,9 40,0 16,5 25,9 4,7 2,69 - Lao động - 1,2 28,2 50,6 20,0 3,89 - Quản lý tài chính - 4,7 16,5 50,6 28,2 4,02 - Đầu tư công nghệ - 1,2 18,8 52,9 27,1 4,06 - Quản lý chất lượng công trình - 3,5 11,8 61,2 23,5 4,05 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 69 Như ta đã phân tích ở phần trước, hiện tại công ty đang có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khá tốt. Vì thế qua điều tra ta thấy đa số cán bộ công nhân viên trong công ty không đồng tình với ý kiến thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, tỷ lệ ý kiến không đồng ý chiếm 40,0% trong tổng số ý kiến, mức điểm đánh giá trung bình là 2,69 (dưới mức đồng ý). Đại đa số cán bộ đồng tình với ý kiến điều chỉnh việc tổ chức quản lý lao động với mức điểm trung bình là 3,89 (gần với mức đồng ý). Vấn đề quản lý tài chính hiện tại ở công ty vẫn chưa tốt lắm vì thế đa số cán bộ đồng tình với quan điểm điều chỉnh việc quản lý tài chính trong công ty, tỷ lệ đồng ý là 50,6%, mức điểm đánh giá trung bình là 4,02 (trên mức đồng ý). Vấn đề đầu tư công nghệ và quản lý chất lượng công trình cũng chiếm được sự đồng tình của nhiều cán bộ được hỏi với tỷ lệ ý kiến đồng ý lần lượt là 52,9% và 61,2%, mức điểm đánh giá trung bình lần lượt là 4,06 và 4,05 (trên mức đồng ý). Thực tế là vấn đề công nghệ và chất lượng công trình hiện tại của công ty vẫn đang khá tốt. Nhưng trong nền kinh tế với sự phát triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật và sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc quan tâm đến hai yếu tố trên cũng không phải là thừa. Tiến hành phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) cho ý kiến đánh giá của các nhóm cán bộ công nhân viên trong công ty theo các nhân tố về công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có kết quả thu được ở bảng 2.23. Ta thấy tất cả các giá trị Sig thu được đều lớn hơn 0,05. Điều này có nghĩa là ta chưa có cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 (Trung bình điểm đánh giá của các nhóm cán bộ theo các nhân tố là giống nhau). Mặc dù không có sự nhất quán trong việc đánh giá song các nhóm cán bộ theo trình độ học vấn, chức vụ, giới tính, độ tuổi và số năm công tác đều đánh giá như nhau về công tác tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì thế trong thời gian tới công ty cần tiến hành sữa đổi, sắp xếp lại các vấn đề trong việc tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà ta đã đề cập ở trên, làm sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả cao nhất, xứng đáng với tiềm năng và nội lực hiện có của công ty. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 70 Bảng 2.25: Kiểm định ý kiến đánh giá về tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nhân tố Ý kiến đánh giá Mức ý nghĩa(Sig) Trình độ học vấn Chức vụ Giới tính Độ tuổi Số năm công tác - Cơ cấu tổ chức bộ máy 0,524 0,121 0,234 0,497 0,938 - Lao động 0,493 0,293 0,713 0,266 0,671 - Quản lý tài chính 0,440 0,699 0,274 0,449 0,547 - Đầu tư công nghệ 0,313 0,624 0,915 0,641 0,538 - Quản lý chất lượng công trình 0,588 0,080 0,788 0,406 0,663 (Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý của tác giả) 2.2.4. Phân tích biến động của kết quả sản xuất kinh doanh theo ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất Như ta đã biết, hiệu quả sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy thông qua phương pháp chỉ số ta sẽ biết được mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả đến chỉ tiêu kết quả kinh doanh như thế nào, từ đó công ty có các biện pháp thích hợp để hạn chế các yếu tố tiêu cực và tăng cường các yếu tố tích cực sao cho các năm sau công ty không những làm ăn có lãi mà còn hoạt động có hiệu quả hơn. 2.2.4.1. Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân đến doanh thu Doanh thu thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nhân tố là giá và sản lượng tiêu thụ, nhưng do đặc trưng của ngành xây dựng nên không thể tính giá và sản lượng như các ngành khác được. Vì thế mà ở đây ta chọn phân tích sự biến động của doanh thu theo ảnh hưởng của hai nhân tố: năng suất lao động bình quân và tổng số lao động bình quân Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 71 Bảng 2.26: Kết quả phân tích biến động của doanh thu do ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân So sánh Biến động doanh thu Ảnh hưởng của các nhân tố NSLĐ bình quân Số lao động BQ Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) 2008-2007 30,055 21,453 10,146 6,341 19,909 14,211 2009-2008 53,747 31,588 14,013 6,676 39,734 23,352 2009-2007 83,802 59,819 25,893 13,007 57,909 41,336 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Qua kết quả phân tích trên ta có thể kết luận như sau: * Năm 2008 so với năm 2007 Doanh thu của công ty năm 2008 tăng 30,055 tỷ đồng hay tăng 21,453% so với năm 2007 là do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: - Do năng suất lao động bình quân năm 2008 tăng 6,341% so với năm 2007 đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên 10,146 tỷ đồng. - Do tổng số lao động bình quân năm 2008 tăng 14,211% so với năm 2007 làm cho donh thu tăng lên 19,909 tỷ đồng * Năm 2009 so với năm 2008 Doanh thu của công ty năm 2009 tăng 53,747 tỷ đồng hay tăng 31,588% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 72 - Do năng suất lao động bình quân năm 2009 tăng 6,676% so với năm 2008 làm cho doanh thu của công ty tăng lên 14,013 tỷ đồng - Do số lao động bình quân năm 2009 tăng 23,352% so với năm 2008 đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên 39,734 tỷ đồng. * Năm 2009 so với năm 2007 Doanh thu của công ty năm 2009 tăng 83,802 tỷ đồng hay tăng 59,819% so với năm 2007 do ảnh hưởng của của hai nhân tố như sau: - Do năng suất lao động bình quân năm 2009 tăng 13,077% so với năm 2007 làm cho doanh thu của công ty tăng lên 25,893 tỷ đồng. - Do số lao động bình của công ty năm 2009 tăng 41,336% so với năm 2007 đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên 57,909 tỷ đồng. * Kết luận: Ta thấy cả hai nhân tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng của doanh thu nhưng doanh thu trong giai đoạn này tăng lên chủ yếu là do số lao động bình quân tăng lên. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của công ty vẫn chưa cao. 2.2.4.2. Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản và giá trị tài sản bình quân đến doanh thu và lợi nhuận Trên thực tế doanh thu và lợi nhuận của bất cứ một đơn vị kinh doanh nào cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau từ khách quan đến chủ quan. Ở đây, qua cách xác lập các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản, mức doanh lợi tài sản và vận dụng hệ thống chỉ số ta sẽ phân tích biến động của doanh thu và lợi nhuận do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản, mức doanh lợi tài sản và giá trị tài sản bình quân. a. Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân đến doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2008-2009 Như đã trình bày ở trên, giá trị tài sản cố định bình quân năm 2009 tăng lên một cách đột biến đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm xuống. Ta sẽ đi phân tích xem mức độ ảnh hưởng của hiệu sất sử dụng tài sản cố định và giá trị Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 73 tài sản cố định bình quân đến biến động của doanh thu như thế nào, từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Bảng 2.27: Kết quả phân tích biến động của doanh thu, lợi nhuận do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức doanh lợi tài sản cố định và giá trị tài sản cố định bình quân giai đoạn 2008-2009. Biến động doanh thu Do ảnh hưởng của các nhân tố Hiệu suất sử dụng TSCĐ Giá trị TSCĐ bình quân Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) 53,747 31,588 -119,553 -34,810 173,300 101,860 Biến động lợi nhuận Mức doanh lợi TSCĐ Giá trị TSCĐ bình quân Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) -0,091 -2,54 -3,713 -51,924 3,622 101,860 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Qua kết quả phân tích ở bảng trên ta có thể kết luận như sau: * Về doanh thu Doanh thu của công ty năm 2009 tăng 53,747 tỷ đồng hay tăng 31,588% so với năm 2008 do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: - Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty năm 2009 giảm 34,810% so với năm 2008 làm cho doanh thu của công ty giảm 119,553 tỷ đồng - Do giá trị tài sản cố định bình quân của công ty trong năm 2009 tăng 101,860% so với năm 2008 đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên 173,300 tỷ đồng. * Về lợi nhuận Lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm 0,091 tỷ đồng hay giảm 2,54% do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: - Do mức doanh lợi tài sản cố định của công năm 2009 giảm 51,924% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 3,713 tỷ đồng - Do giá trị tài sản cố định bình quân của công ty năm 2009 tăng 101,860% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 3,622 tỷ đồng Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 74 * Kết luận: Doanh thu của công ty năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là do giá trị tài sản cố định tăng lên còn các nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản cố định và mức doanh lợi tài sản cố định làm giảm doanh thu và lợi nhuận. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đang giảm xuống, công ty chỉ mới chú trọng phát triển kinh tế theo chiều rộng mà chưa quan tâm đến phát triển theo chiều sâu. Vì thế trong thời gian tới công ty cần chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định để từ đó từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. b. Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản lưu động và khối lượng tài sản lưu động bình quân đến doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2008-2009 Tài sản lưu động của công ty trong năm 2009 cũng đã tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô hoạt động nhưng cũng chính điều này đã làm cho hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty giảm xuống. Sau đây ta sẽ làm rỏ tác động của việc giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động đến doanh thu và lợi nhuận bằng việc sử dụng hệ thống chỉ số. Ta có bảng kết quả phân tích như sau: Bảng 2.28: Kết quả phân tích biến động của doanh thu, lợi nhuận do ảnh hưởng của số vòng quay TSLĐ, mức doanh lợi TSLĐ và giá trị TSLĐ bình quân giai đoạn 2008- 2009. Biến động doanh thu Ảnh hưởng của các nhân tố Số vòng quay TSLĐ Giá trị TSLĐ bình quân Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) 53,747 31,588 -28,190 -11,309 81,937 48,217 Biến động lợi nhuận Mức doanh lợi TSLĐ Giá trị TSLĐ bình quân Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(% Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) -0,091 -2,54 -1,793 -34,298 1,702 48,217 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Từ kết quả phân tích trên ta có thể kết luận như sau: * Về biến động doanh thu Doanh thu năm 2009 tăng 53,747 tỷ đồng hay tăng 31,588% so với năm 2008 do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 75 - Do số vòng quay của tài sản lưu động năm 2009 giảm 11,309% so với năm 2008 đã làm cho doanh thu của công ty giảm 28,190 tỷ đồng - Do giá trị tài sản lưu động bình quân năm 2009 tăng 48,217% so với năm 2008 đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên 81,937 tỷ đồng * Về biến động lợi nhuận Lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm 0,091 tỷ đồng hay giảm 2,54% so với năm 2008 do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: - Do mức doanh lợi tài sản lưu động năm 2009 giảm 34,298% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 1,793 tỷ đồng - Do giá trị tài sản lưu động bình quân năm 2009 tăng 48,217% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 1,702 tỷ đồng * Kết luận: Ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu là do giá trị tài sản lưu động tăng lên còn số vòng quay tài sản cố định chính là nhân tố làm giảm doanh thu. Lợi nhuận của công ty giảm xuống cũng do mức doanh lợi tài sản lưu động giảm xuống. Tất cả đã chứng tỏ mặc dù tài sản lưu động của công ty đang tăng lên nhưng mức độ hiệu quả của việc sử dụng nó thì đang giảm xuống. Đây là một vấn đề rất quan trọng mà lảnh đạo công ty cần phải quan tâm giải quyết. 2.2.4.3. Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và vốn sản xuất kinh doanh bình quân đến giá trị sản xuất và lợi nhuận giai đoạn 2008-2009 Như ta đã biết tổng vốn của công ty trong giai đoạn 2008-2009 tăng lên rất đáng kể(tăng 62,381%) nhưng hiệu quả sử dụng tổng vốn thì đang có xu hướng giảm xuống. Sau đây ta sẽ đi phân tích mức độ ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng tổng vốn đến giá trị sản xuất và lợi nhuận. Ta có bảng kết quả phân tích sau đây:Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 76 Bảng 2.29: Kết quả phân tích biến động giá trị sản xuất và lợi nhuận do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng vốn và tổng vốn bình quân 2008-2009 Biến động giá trị sản xuất Ảnh hưởng của các nhân tố Hiệu suất sử dụng tổng vốn Tổng vốn bình quân Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) 135,321 75,858 24,069 8,310 111,252 62,381 Biến động lợi nhuận Mức doanh lợi tổng vốn Tổng vốn bình quân Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) Tuyệt đối(tỷ đ) Tương đối(%) -0.091 -2,54 -2,3056 -41,667 2,2146 62,381 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Từ kết quả ở bảng 21 ta có nhận xét như sau: * Về biến động giá trị sản xuất Giá trị ssản xuất năm 2009 tăng 135,321 tỷ đồng hay tăng 75,858% so với năm 2008 do ảnh hưởng của hai nhân tố như sau: - Do hiệu suất sử dụng tổng vốn năm 2009 tăng 8,310% so với năm 2008 đã làm cho giá trị sản xuất tăng lên 24,069 tỷ đồng - Do tổng vốn bình quân tăng 62,381% so với năm 2008 đã làm cho giá trị sản xuất tăng lên 111,252 tỷ đồng Như vậy nhìn chung thì cả hai nhân tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến sự gia tăng của giá trị sản xuất nhưng ta thấy giá trị sản xuất tăng lên chủ yếu cũng do tổng vốn bình quân tăng lên, hiệu suất sử dụng tổng vốn đóng góp một phần không đáng kể, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty vẫn chưa cao. * Về biến động lợi nhuận Lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm 0,091 tỷ đồng hay giảm 2,54% so với năm 2008 do ảnh hưởng của hi nhân tố như sau: - Do mức doanh lợi tổng vốn năm 2009 giảm 41,667% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm 2,3056 tỷ đồng - Do tổng vốn bình quân của công ty năm 2009 tăng 62,381% so với năm 2008 đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên 2,2146 tỷ đồng Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 77 Như vậy mức doanh lợi tổng vốn chính là nhân tố làm giảm lợi nhuận của công ty, tổng vốn bình quân là nhân tố làm tăng lợi nhuận. Tóm lại, thông qua việc phân tích ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn đến kết quả sản xuất kinh doanh ta nhận thấy việc sử dụng không có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh không những đã làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng chậm mà công ty còn để lãng phí quá nhiều nguồn vốn trong khi vốn của doanh nghiệp phần lớn là đi vay. Vì vậy, doanh nghiệp cần đưa ra hướng giải quyết nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn. Làm được điều đó không những công ty phát triển đi lên, tăng thêm thu nhập cho người lao động, trả được tiền vay...mà còn làm cho hiệu quả kinh tế xã hội tăng lên. 2.2.4.4. Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị tài sản cố định cho lao động và tổng số lao động bình quân đến doanh thu Trên đây là những mô hình phân tích ảnh hưởng của hai nhân tố đến chỉ tiêu kết quả kinh doanh. Sau đây ta sẽ vận dụng phương pháp PONOMARJEWA để phân tích ba nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của công ty trong giai doạn 2008-2009. Bảng 2.30: Một số chỉ tiêu liên quan đến sự biến động doanh thu Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng(%) 2008 2009 DT Tỷ đ 170,146 223,893 31,588 HS Lần 2,479 1 ,616 -34,813 MCD Lần 0,098 0,140 42,857 L Người 800 990 23,750 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Từ mô hình và số liệu trên ta có bảng kết quả phân tích sau:Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 78 Bảng 2.31: Kết quả phân tích biến động doanh thu do ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị tài sản cố định cho lao động và số lao động bình quân bằng phương pháp Ponomarjewa 2008-2009 Chênh lệch tuyệt đối(Tỷ đồng) Chênh lệch tương đối(%) DT SHDT CDM DT L DT DT SHDT CDMDT LDT 53,747 -58,910 72,45 2 40,205 31,588 -34,623 42,582 23,629 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) * Nhận xét: Doanh thu của công ty năm 2009 tăng 31,588% hay tăng 53,747 tỷ đồng do ảnh hưởng của ba nhân tố như sau: - Do hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2009 so với năm 2008 giảm 34,813% đã làm cho doanh thu công ty giảm 58,910 tỷ đồng hay giảm 34,623% - Do mức trang bị tài sản cố định cho lao động năm 2009 so với năm 2008 tăng 42,857% đã làm cho doanh thu của công ty tăng 72,452 tỷ đồng hay tăng 42,582% - Do số lao động bình quân năm 2009 so với năm 2008 tăng 23,750% đã làm cho doanh thu của công ty tăng 40,205 tỷ đồng hay tăng 23,629%. * Kết luận: Trong ba nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động doanh thu mà ta xét ở trên thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định chính là nhân tố làm cho doanh thu năm 2009 giảm xuống. Doanh thu của công ty tăng lên chủ yếu là do mức trang bị tài sản cố định cho một lao động tăng lên và số lao động tăng lên, tất cả đã chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty còn thấp và đang có xu hướng giảm xuống. Tóm lại qua việc phân tích biến động kết quả sản xuất kinh doanh của công ty do ảnh hưởng của các nhân tố về sử dụng yếu tố sản xuất ta thấy kết quả kinh doanh của công ty (doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản xuất) tăng lên chủ yếu là do tăng các yếu tố đầu vào như tăng lao động, tăng vốn, tăng tài sản cố định, tài sản lưu động...v...v. Nhân tố hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất chính là nhân tố làm giảm kết quả sản xuất của công ty, điều này chứng tỏ công ty chỉ mới phát triển kinh tế theo chiều rộng, phát triển kinh tế theo chiều sâu là một vấn đề đang còn yếu kém ở công ty, hiện tại công ty đang sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn lực đầu vào hay nói cách khác là Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 79 đang lảng phí đầu vào. Đây là một vấn đề rất quan trọng mà lảnh đạo công ty cần phải quan tâm giải quyết để công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn, xứng đáng với khả năng và tiềm lực hiện có của công ty. 2.2.5. Kết luận Qua việc phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1 trong giai đoạn 2008-2009 ta có thể rút ra một số kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những vấn đề đang còn tồn tại như sau: 2.2.5.1. Những kết quả đạt được - Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua luôn phát triển và ngày càng đi lên theo chiều hướng tích cực. Cụ thể kết quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên qua các năm, giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận, nghĩa vụ với nhà nước ngày càng tăng, thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện. - Quy mô của công ty không ngừng được mở rộng về mọi mặt. Do công ty đang tích cực mở rộng địa bàn hoạt động, số công trình thắng thầu và thi công ngày càng nhiều nên số lao động, vốn và tài sản của công ty ngày càng tăng lên. Trong những năm qua công ty đã tích cực trong việc huy động vốn dưới nhiều hình thức do đó không những đảm bảo đủ vốn cho sản xuất mà còn đầu tư vào máy móc thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh làm cho năng lực hoạt động của công ty ngày càng được cải thiện.Tóm lại công ty đã thành công về mặt phát triển kinh tế theo chiều rộng. - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty luôn đặt chất lượng công trình lên hàng đầu, luôn thi công đảm bảo đúng tiến độ vì thế uy tín của công ty với khách hàng ngày càng được tăng lên, công ty đã tham gia thi công nhièu công trình có giá trị lớn và mang tính kỹ thuật cao, tạo động lực cho sản lượng hàng năm tăng lên. 2.2.5.2 Những tồn tại Bên cạnh những thành quả đã đạt được, hiện tại công ty vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới: - Thời gian qua công ty chưa chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu vì thế mà hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào còn đang ở mức thấp dẫn đến tình trạng lảng phí Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 80 đầu vào.Cụ thể năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và tổng vốn đều đang còn thấp, những kết quả mà công ty đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực hiện có của công ty. - Hiện tại mức tăng trưởng của công ty tuy đang ở mức khá cao song một số khâu vẫn đang còn chậm đổi mới, đó là việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin, nghiên cứu và nhận định thị trường, đội ngủ công nhân kỷ thuật có trình độ chưa đồng đều, ít được đào tạo nâng cao. - Công tác thanh quyết toán và thu hồi công nợ còn chậm làm cho số vòng quay của vốn chậm, công ty phải đi vay ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh, chi phí trả lãi vay ngày càng tăng làm giảm lợi nhuận. Tóm lại hiệu quả sử dụng vốn của công ty hiện tại là chưa cao. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 81 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới 3.1.1. Định hướng phát triển Tất cả các doanh nghiệp cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào đi nữa nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì doanh nghiệp đó cần phải xây dựng cho riêng mình những định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể trong những điều kiện cụ thể và thời gian cụ thể. Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1 là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực đang phát triển rất nhanh và sức cạnh tranh trong ngành cũng rất lớn, đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay. Mặt khác tình hình kinh tế hiện nay luôn có những biến động rất bất thường làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghệp. Vì thế mà công ty cần phải xây dựng cho mình những chiến lược phát triển cụ thể phù hợp với khả năng, điều kiện của công ty trong những thời kỳ nhất định, có như thế thì công ty mới có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững được. 3.1.1.1. Định hướng phát triển thị trường Trải qua 9 năm hoạt động kể từ ngày thành lập đến nay, thị trường của công ty đã không ngừng được mở rộng. Những năm đầu mới thành lập công ty chủ yếu hoạt động ở địa bàn trong tỉnh và các tỉnh lân cận, thời gian gần đây công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động ra đến hai miền nam bắc. Sau khi liên kết hoạt động với tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam, trong những năm tới công ty chủ trương từng bước mở rộng thị trường hoạt động ra khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam nhưng mặt khác vẫn tiếp tục duy trì và phát triển thị trường truyền thống trong tỉnh và các vùng lân cận vì hiện tại khu vực này cũng đang phát triển rất mạnh về cơ sở hạ tầng. Để làm được điều này công ty tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề sau: + Duy trì và phát triển hơn nữa tầm ảnh hưởng ở thị trường trong tỉnh và khu vực miền Trung, lấy đây là thị trường trọng điểm, tạo động lực và sức bật để phát triển sang các khu vực khác Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 82 + Chủ trương phát triển chậm nhưng chắc chắn, tạo uy tín dần dần ở hai địa bàn mới từ đó có cơ sở để hoạt động lâu dài và bền vững ở đó. + Tiếp tục duy trì thế mạnh thi công các công trình chủ yếu ở địa bàn vùng núi xa xôi cách trở, lấy đó làm sức mạnh cạnh tranh với các đơn vị khác. 3.1.1.2. Tiếp tục nâng cao chất lượng công trình và tiến độ thi công Chất lượng công trình và tiến độ thi công là hai yếu tố cơ bản tạo nên uy tín cho công ty. Thời gian qua chất lượng các công trình do công ty thi công cũng luôn ở mức cao và được các chủ đầu tư công nhận. Tuy nhiên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và sự phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật hiện nay thì việc nâng cao chất luợng công trình là việc làm cần thiết để tạo nên lợi thế cạnh tranh. Các công trình công ty tham gia thi công chủ yếu là các công trình thuỷ điện và giao thông, đây là những công trình mang nhiều ý nghĩa đối với xã hội vì thế mà tầm ảnh hưởng của nó là rất lớn và lâu dài, do đó công ty luôn chủ trương đặt chất lượng công trình lên hàng đầu. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công trình, công ty tiếp tục chủ trương tạo tất cả mọi điều kiện thuận lợi nhất để đưa tiến độ thi công mọi công trình lên ở mức cao nhất. 3.1.2. Mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới Căn cứ vào các định hướng phát triển, công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược phát triển cụ thể trong thời gian tới như sau: - Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách, ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Nâng cao chất lượng và tiến độ công trình từ đó nâng cao uy tín công ty, chú trọng hơn về khâu dự thầu và tham gia đấu thầu, cố gắng trúng thầu ngày càng nhiều các công trình trọng điểm có giá trị lớn mang tầm cở quốc gia. - Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 83 3.2. Các giải pháp Xuất phát từ kết quả phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007-2009 và định hướng phát triển công ty trong thời gian tới, khoá luận đề xuất hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 3.2.1. Về nguồn nhân lực Công tác đấu thầu đòi hỏi đội ngũ nhân lực có trình độ, thạo việc, nhiệt tình để lập hồ sơ dự thầu có cơ sở, có tính thuyết phục. Điều này sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Để xây dựng được đội ngũ cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển công ty cần phải: + Lập kế hoạch tuyển dụng dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty, thực trạng nguồn lực, nhu cầu bổ sung nhân lực cho các bộ phận trong công ty + Đối với bộ phận lao động trực tiếp có thể đào tạo tại chỗ, diễn ra ngay trong sản xuất mà không làm gián đoạn công việc như kèm cặp, truyền kinh nghiệm,... đồng thời tổ chức các lớp học ngắn hạn tại công ty, tại các trường công nhân kỹ thuật, ..Thường xuyên tổ chức các cuộc thi lên bậc khuyến khích sự sáng tạo trong lao động, có hình thức khen thưởng và kỷ luật hợp lý đảm bảo sự công bằng trong sản xuất. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì và diễn ra liên tục. Vốn trong công ty đảm bảo cho quá trình phục vụ sản xuất được hoàn tất từ khâu mua sắm máy móc thiết bị đến việc mở rộng sản xuất, vì vậy việc mở rộng quy mô vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Vì thế công ty cần có các giải pháp sau: + Thi công dứt điểm các công trình, đảm bảo chất lượng từng công trình, biện pháp này sẽ làm tăng khả năng thu hồi vốn, giảm ứ đọng vốn. + Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý như tăng vốn tự có bằng các biện pháp: mạnh dạn thanh lý hoặc chuyển nhượng các thiết bị không sử dụng được, tìm cách rút ngắn thời gian khấu hao bằng cách sử dụng tối đa công suất hoạt động của máy móc. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 84 Giảm lượng vốn lưu động cần thiết thông qua các kế hoạch, phương án kinh doanh hợp lý hiệu quả như sử dụng tiết kiệm vật tư, tránh tồn kho, lựa chọn các nhà cung ứng thích hợp có khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu, vật tư ngay khi cần thiết,... + Tăng nguồn vốn tự có, giảm lượng vốn đi vay, vì chi phí vốn vay giảm sẽ làm giảm giá dự toán dự thầu từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. + Tăng cường quan hệ với các ngân hàng đang cho công ty vay vốn nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng khi cần vay và bảo lãnh các khoản tiền lớn, đáp ứng nhu cầu bên mời thầu. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ Qua phân tích cho thấy năng lực của máy móc thiết bị công ty hiện nay tuy đã được chú trọng, đầu tư đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty song hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Vì vậy, công ty cần tăng cường đổi mới máy móc thiết bị, tránh tình trạng phải đi thuê máy ngoài nhiều làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình đồng thời kết hợp với việc đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để góp phần tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao chất lượng công trình. Sử dụng triệt để các thiết bị hiện có để tăng năng suất lao động, tăng tiến độ, giảm thời gian thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất cũng như giảm giá thành các hạng mục thi công. Đầu tư các dây chuyền công nghệ mới trong ngành xây dựng cơ bản bởi việc đầu tư này sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao, tuy nhiên việc đầu tư này phải có trọng điểm, tránh tình trạng đầu tư tràn lan gây lãng phí, kém hiệu quả. 3.2.4. Giải pháp về công tác thị trường Thông tin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng hồ sơ dự thầu trong nền kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Doanh nghiệp nào có được thông tin nhanh nhạy, chính xác thì sẽ có được cơ hội tốt cho việc định hướng phát triển của mình, do vậy ta thấy việc phân tích và xử lý thông tin kịp thời là vô cùng quan trọng. Do đặc trưng của công tác lập hồ sơ dự thầu có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó đòi hỏi đội ngũ thu thập và xử lý thông tin phải có kiến thức sâu rộng, nắm bắt đầy đủ thông tin về giá bỏ thầu, tiến độ thi công, nguồn vốn huy động, máy móc công nghệ, đưa ra các chính sách quảng cáo thích hợp,...để lập hồ sơ dự thầu thoả mãn tốt nhất những yêu cầu của Đại học Kin h t Huế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 85 chủ đầu tư, có thể thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, các mối quan hệ, qua hệ thống trung gian Marketing, các khách hàng thậm chỉ là khai thác thông tin qua các đối thủ cạnh tranh của mình. 3.2.5.Về công tác thống kê Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì nguồn thông tin thị trường luôn phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác để có thể giúp công ty có những quyết định đúng đắn, chớp thời cơ trong quá trình sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho công ty. Và để có được nguồn thông tin đảm bảo được những yêu cầu nói trên, công ty cần phải tổ chức công tác thống kê tốt, đội ngũ nhân viên giỏi để có thể thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin một cách chính xác giúp công ty đưa ra các quyết định kịp thời và hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay ở công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1 nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hầu như chưa làm được điều này. Không thể không coi trọng vai trò của công tác thống kê trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần quan tâm hơn nữa tới phòng ban làm việc, đào tạo một đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác thống kê thực sự có năng lực để công tác thống kê trở thành người cố vấn lý tưởng cho ban lãnh đạo của công ty góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Trong quá trình hội nhập kinh tế và đặc biệt là trong môi trường kinh doanh luôn biến động và cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp xây dựng nói riêng, nó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển đi lên của doanh nghiệp hay là thua lỗ và đi đến phá sản. Việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là điều kiện giúp cho các cấp lãnh đạo hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, phát huy những mặt mạnh từ đó đứng vững và phát triển đi lên. Trên tinh thần đó đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây lắp dầu khí 1” đã giải quyết được một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó đã phân tích và đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả sản xuất kinh tại công ty cũng như đã đưa ra được một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Cụ thể như sau: + Thứ nhất: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng, khoá luận đã hệ thống các phương pháp phân tích và chỉ tiêu phân tích hiệu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu phân tích hiệu sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1. + Thứ hai: Quá trình phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây lắp dầu khí 1 đã cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về công ty như sau: * Về kết quả: Các chỉ tiêu kết quả của công ty đã không ngừng tăng lên chứng tỏ công ty đã thành công trong việc phát triển kinh tế theo chiều rộng Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 87 - Giá trị sản xuất của công ty trong cả giai đoạn này tăng 178,475 tỷ đồng hay tăng 131,976%. Giá trị sản xuất tăng nhanh trong năm 2009, cụ thể tăng 135,321 tỷ đồng tương ứng tăng 75,858% so với năm 2008. - Trong cả giai đoạn doanh thu của công ty tăng 83,802 tỷ đồng tương ứng tăng 59,819%. Doanh thu có xu hướng tăng đều đặn qua các năm nhưng tăng nhanh nhất là vào năm 2009 do trong năm này địa bàn hoạt động của công ty đã được mở rộng, số công trình thắng thầu ngày càng nhiều. - Bên cạnh sự tăng lên của doanh thu thì chi phí sản xuất cũng tăng lên rất nhanh làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên không đáng kể. Xét cả giai đoạn 2007-2009 lợi nhuận của công ty chỉ tăng 0,587 tỷ đồng tương ứng tăng 20,206%. Năm 2009 lợi nhuận của công ty giảm 0,091 tỷ đồng so với năm 2008 do trong năm này tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống. * Về hiệu quả: Nhình chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả chưa cao do việc sử dụng các yếu tố đầu vào của công ty chưa triệt để cộng với các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu của địa bàn hoạt động. - Tình hình sử dụng chi phí thường xuyên: Các chỉ tiêu hiệu quả chi phí thường xuyên của công ty có xu hướng giảm xuống. Trong cả giai đoạn hiệu suất chi phí tiền lương giảm 1,277 lần hay giảm 20,267%, mức doanh lợi tổng chi phí giảm 0,006 lần hay giảm 28,572%. Xét cụ thể qua các năm thì chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên trong năm 2008 và sau đó giảm xuống vào năm 2009. - Tình hình sử dụng lao động: Năng suất lao động bình quân theo doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên đều đặn qua các năm. Trong cả giai đoạn năng suất lao động của công ty tăng 13% hay tăng 0,026 tỷ đồng/ người/ năm. Nhưng bên cạnh đó thì mức doanh lợi theo lao động của công ty lại giảm xuống trong năm 2009, cụ thể giảm 0,951 triệu đồng/ người hay giảm 21,238% so với năm 2008. Đây là năm mà chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên đột biến làm cho lợi nhuận giảm xuống. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 88 - Số vòng quay TSLĐ và mức doanh lợi TSCĐ đều có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn này. Số vòng quay TSLĐ giảm 0,089 lần, điều này chứng tỏ công tác thu hồi vốn của công ty đang còn nhiều bất cập, đây cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Mức doanh lợi TSCĐ của công ty trong cả giai đoạn cũng giảm xuống 0,027 lần hay giảm 51,924%. + Thứ ba: Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, khoá luận này đã nêu được các định hướng, mục tiêu phát triển và đề xuất các giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Tóm lại ta thấy trong thời gian qua tập thể các bộ công nhân của công ty đã không ngừng cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách để đưa công ty ngày càng phát triển đi lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường xây dựng trong tỉnh và khu vực, từng bước vươn ra thị trường toàn quốc. Tuy nhiên những gì mà công ty đạt được vẫn chưa tương xứng với khả năng và tiềm lực của công ty, vẫn còn một số tồn tại chưa khắc phục được. Trong thời gian tới công ty cần có những chính sách để phát triển lớn mạnh và toàn diện hơn nữa về mọi mặt. 2. Kiến nghị * Đối với các cấp, các ngành - Hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng, ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chất lượng công trình và sản phẩm vật liệu xây dựng. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị trong ngành, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, hối lộ, rút ruột công trình đặc biệt là các công trình mang tầm cở quấc gia. - Đề ra các định hướng chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đầu tư mở rộng các trường dạy nghề, nghiên cứu cải tiến các phương pháp thi công nhằm nâng cao chất lượng công trình và tiến độ thi công. - Tăng cường các hình thức cho vay ưu đãi và các hình thức cho vay dài hạn để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Đại học Kin h tế Hu ế Khoá luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Nam 89 - Nhà nước cần tạo đà cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước phát triển năng lực bằng cách tạo cho họ có điều kiện để thực thi các dự án lớn, như thế dần dần sẽ làm cho các doanh nghiệp xây dựng có đủ năng lực toàn diện để vươn lên chiếm lĩnh thị trường trong nước, tạo tiền đề để vươn ra cạnh tranh trên thị trường xây dựng trong khu vực. - Cải tiến các thủ tục hành chính, pháp lý trong nghành xây dựng, làm cho chúng trở nên gọn nhẹ và dễ thực thi hơn. Nhà nước cần dứt khoát và thống nhất trong việc giải quyết các thủ tục trước thi công như bồi thường, giải toả...v...v..những vấn đề liên quan đến quyền lợi người dân, như thế sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. * Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Do hạn chế về mặt thời gian (luận văn chỉ nghiên cứu trong thời gian 4 tháng) cũng như về kiến thức nên đề tài này còn có những vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để. Sau đây tôi xin đề nghị một số vấn đề để các bạn đọc tiếp tục nghiên cứu nhằm làm cho đề tài này trở nên hoàn thiện hơn: - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống lý luận về hiệu quả, cần phân biệt rỏ hơn nữa về hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả là chỉ tiêu tương đối hay tuyệt đối.v..v.. - Tìm hiểu vấn đề hiệu quả với những đặc trưng riêng của ngành xây dựng, như thế sẽ làm cho đề tài này sâu sắc và bám sát thực tế hơn. - Cần nêu rỏ quan điểm cá nhân trong vấn dề nâng cao hiệu quả ở công ty: Thực hiện hiệu quả trước mắt hay hiệu quả lâu dài? Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả cụ thể như thế nào? - Thu thập số liệu đầy đủ và trong phạm vi dài hơn để có thể tình toán được ccác chỉ tiêu như IC,VA từ đó có thể dự đoán được VA, DT, LN, GO bằng các mô hình khác nhau, làm cơ sở định hướng cho sự phát triển của công ty... Đại học Ki h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf08_nguyen_ngoc_nam_4169.pdf
Luận văn liên quan