Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ

Để có thể thuận lợi cho việc phân tích một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cần phải hiểu rõ hơn về lợi nhuận, nguồn hình thành lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh doanh của công ty. 2.1.1. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội quan tâm. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là có hiệu quả khi lợi nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội. Do đó, hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặc với hiệu quả của toàn xã hội. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

pdf87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2626 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả kinh doanh Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ 'Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khấu, còn thanh toán chậm hơn qui định cho phép của công ty sẽ chịu phạt một phần nào có thể cạnh tranh với đầu mối nhập khẩu trực tiếp đã có mặt tại Cần thơ với hệ thống kho cảng hiện đại khả năng cạnh tranh cao như: Saigon petro, Công ty liên doanh dầu khí Mekong (Petro Mekong), Công ty dầu khí Đồng tháp, Vinapco,…và các cửa hàng bán lẻ của tư nhân ngày càng nhiều với các phương thức bán hàng linh hoạt (bán tận nơi, thanh toán chậm, hậu mãi,…) vì chất lượng không đúng tiêu chuẩn, hàng nhập lậu các nguồn trôi nổi, không đủ hàng. Nhưng điều đáng khen ngợi là uy tín thương hiệu của công ty luôn có ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, trong khi đó một công ty lớn như Saigonpetro đã có lần bị đình chỉ hoạt động kinh doanh cửa hàng xăng dầu vì có hành động tiếp tay cho buôn lậu tại Xa Mát vào tháng 8 năm 2006. Chi cục Hải quan cửa khẩu Xa Mát phối hợp với Công an tỉnh Tây Ninh phát hiện và bắt giữ đối tượng là người Campuchia tên là Hen Sim Leng vận chuyển 4 phuy dầu DO trọng tải 700 lít xuất lậu qua Campuchia. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -56- Mối quan hệ với địa phương: theo nghị định 187, những đầu mối nhập khẩu xăng dầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng xăng dầu đối với hệ thống phân phối của mình. Trên thực tế việc thực hiện điều này là rất khó vì hệ thống phân phối rộng khắp và gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu rất khó nhận biết đòi hỏi phải có trình độ nhận biết và máy móc thiết bị hiện đại. Tạo được mối quan hệ tốt với địa phương rất có lợi cho công ty vì khi các đội quản lý thị trường đi kiểm tra chất lượng xăng dầu trên thành phố sẽ giúp công ty kiểm tra chất lượng xăng dầu trong hệ thống của mình. Ngược lại, công ty cũng tham gia rất tích cực các phòng trào của địa phương: thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng,…Bên cạnh đó các cửa hàng cũng như các kho xăng dầu của công ty đặc tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy lên hàng đầu, có trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy hiện đại, đúng tiêu chuẩn, chất lượng để có thể ứng phó kịp thời rủi ro xảy ra, không gây ảnh hưởng đến các nhà dân cư vùng lân cận, và đã không có tình trạng cháy nào xảy ra. Ngoài ra, chính sách thuế của Nhà nước cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nhưng những năm gần đây thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ổn định ở mức 28% nên không có ảnh hưởng đến lợi nhuận. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -57- 4.4. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Để xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ cũng như các nhân tố khác đến lợi nhuận, cần phải xem xét số liệu trong bảng 22. Để số liệu được chính xác, không bị sai số lớn, trong phần này việc tính toán sẽ được thực hiện bằng phân số. Bảng 22: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua ba năm (2004 - 2006) Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng KLHHTT (ngàn lít) 611.003 755.076 624.754 Doanh thu (tỷ đồng) 2.327,91 3.884,25 4.280,12 Giá vốn hàng bán (tỷ đồng) 2.287,00 3.825,50 4.240,60 CPBH & QLDN (tỷ đồng) 36,23 48,01 36,09 LN trước thuế (tỷ đồng) 4,67 10,74 3,43 Thuế TNDN (tỷ đồng) 1,30 3,01 0,96 LN sau thuế (tỷ đồng) 3,37 7,74 2,47 (Nguồn: phòng Kế toán) KLHHTT: khối lượng hàng hóa tiêu thụ. CPBH & QLDN: chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp;LN: lợi nhuận. DT: doanh thu; GVHB: giá vốn hàng bán. Sau khi tính toán số liệu bằng phương thức thay thế liên hoàn đã trình bày ở phần phương pháp phân tích số liệu của đề tài, để tiện cho việc phân tích, cụ thể áp dụng từng con số ra sao được trình bày ở phần phụ lục. Sau đây là bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận qua ba năm của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ: GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -58- Bảng 23: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2004-2005 (tỷ đồng) Chênh lệch 2006-2005 (tỷ đồng) LN sau thuế (tỷ đồng) 3,37 7,74 2,47 4,37 -5,26 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Mức độ ảnh hưởng (2005) Mức độ ảnh hưởng (2006) 1. KLHHTT (ngàn lít) 611.003 755.076 624.754 0,79 -1,34 2. Kết cấu hàng bán (ngàn lít) 1,16 4,43 + Xăng 72.769 109.068 157.663 + Dầu hoả 40.781 39.510 36.020 + Disel 202.312 245.685 237.686 + Mazut 294.965 360.664 193.114 + Hoá dầu 176 149 271 3. Giá bán bq/1đv (ngàn đồng) 3,810 5,144 6,851 706,98 592,56 + Xăng 5,422 7,238 8,778 + Dầu hoả 4,376 5,640 7,212 + Disel 3,939 5,385 6,839 + Mazut 3,238 4,287 5,213 + Hoá dầu 16,107 18,097 15,284 4. Giá vốn bq/1đv (ngàn đồng) 3,743 5,066 6,788 -702,24 -603,53 + Xăng 5,278 7,101 8,720 + Dầu hoả 4,325 5,534 7,165 + Disel 3,882 5,312 6,782 + Mazut 3,182 4,228 5,137 + Hoá dầu 14,158 16,121 13,697 5. CPBH&QL bq/1đv (ngàn đồng) 0,059 0,064 0,058 -2,33 2,61 Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 4,37 -5,26 (Nguồn: phòng Kế toán) GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -59- Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004, Nguyên nhân do sự thay đổi các nhân tố: khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng, kết cấu hàng bán thay đổi và giá bán bình quân tăng nên làm lợi nhuận tăng cao. Tuy nhiên, do thị trường xăng dầu bất ổn định, xăng dầu trên thế giới ngày càng khan hiếm, nhiều nước trên thế giới vì nguồn tài nguyên dầu mỏ này đấu tranh với nhau ngay gắt, những cuộc chiến đẫm máu đau thương luôn diễn ra, do vậy giá mua xăng dầu ngày càng lên giá một cách chóng mặt, cùng với lượng hàng bán ra nhiều nên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên tác động đến lợi nhuận. Tổng hợp các yếu tố làm tăng lợi nhuận và yếu tố làm giảm lợi nhuận kết quả lợi nhuận năm 2005 tăng 4,37 tỷ đồng, hiệu quả kinh doanh rất cao. Lợi nhuận năm 2006 giảm so với năm 2005. Nguyên nhân là do sự thay đổi các nhân tố: mặc dù giá bán hàng hóa tăng, kết cấu hàng hóa thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng bán ra của các mặt hàng có tỷ suất lãi gộp cao và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm làm lợi nhuận tăng rất cao nhưng vẫn không bù đắp lượng giảm quá lớn của lợi nhuận do nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm và nhân tố giá vốn bình quân tăng. Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng của nhân tố làm tăng và nhân tố làm giảm lợi nhuận ta thấy lợi nhuận năm 2006 so với năm 2005 giảm rất nhiều, giảm 5,26 tỷ đồng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -60- CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Là một công ty con trong hệ thống Tổng công ty xăng dầu Tây Nam Bộ kinh doanh mặt hàng xăng dầu nên công ty còn chịu sự quản lý và lệ thuộc rất nhiều về mọi mặt vào chính sách và nguồn cung ứng của Tổng công ty trụ sở đặt tại Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó lĩnh vực kinh doanh của công ty thuộc lĩnh vực rất nóng bỏng hiện nay, xăng dầu liên tục tăng và giảm giá bất ổn định và phụ thuộc vào tình hình chính trị của các nhà cung cấp xăng dầu chính trên thế giới trong khu vực. Sự tăng giảm giá xăng dầu trên thế giới ảnh hưởng đến giá vốn nhập vào của công ty, đây là vấn đề công ty không thể chủ động kiểm soát được và còn lệ thuộc vào Tổng công ty nên đã hạn chế tính chủ động, khả năng linh hoạt của công ty. Chính vì vậy trong năm 2006 kết hợp với nhân tố khối lượng hàng hoá tiêu thụ giảm nhiều nên công ty hoạt động không có hiệu quả như năm 2005. Sau đây là một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. 5.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 5.1.1. Thương lượng giá vốn với Tổng công ty trong năm 2007 Một phần nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2006 so với năm 2005 là do giá vốn tăng cao, thị trường xăng, dầu thế giới biến động bất ổn, trong năm 2006 Nhà nước đã nhiều lần tăng giá bán lẻ nhưng công ty lại không hưởng được phần chênh lệch do dự trữ nhiều vì chính sách của Tổng công ty đưa ra là công ty chỉ được lấy hàng của Tổng công ty, bán bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu trong ngày tại Tổng kho xăng dầu Miền Tây, phần dự trữ tại kho khi nhập khẩu sẽ thuộc về Tổng công ty, công ty không được phép mua hàng bên ngoài hay tự nhập khẩu hàng về. Vì thế công ty nên đưa ra những lý luận chặc chẽ, các bằng chứng về lợi nhuận của công ty trong năm 2006 mặc dù khối lượng hàng hóa tiêu thụ đạt kế hoạch Tổng công ty đưa ra nhưng lợi nhuận lại giảm đáng kể, thậm chí có những tháng phải chịu lỗ,…để làm cơ sở thuyết phục Tổng công ty nên giao lại cho công ty được quyền hoạt động mua hàng nhập khẩu trực tiếp từ tàu ngoại, không còn lệ thuộc vào việc cung ứng nguồn hàng chủ yếu từ Tổng công ty và có thể đầu cơ dự trữ như năm 2005 là điều hết sức cần thiết. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -61- Nếu việc thương lượng này thành công, công ty có thể dự trữ và mua hàng nhập khẩu thì cần phải tính toán kỹ trước khi nhập khẩu xăng dầu về chi phí vận chuyển, chi phí hao hụt, thuế, phí, lệ phí và giá cả xăng dầu trên thế giới một cách chính xác, cập nhật mới nhất. Từ đó so sánh việc nhập khẩu và nhận hàng của công ty bên nào mang lại hiệu quả tốt nhất trong những tình hình thị trường khác nhau mà lựa chọn, nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất. 5.1.2. Chính sách đầu tư mở rộng thị phần - Công ty nên tiếp tục đầu tư, đổi mới trang thiết bị các cửa hàng xăng, dầu. Cụ thể năm 2007 nên nâng cấp, làm mới các cửa hàng có tiềm năng như cửa hàng A8, đây là cửa hàng có mặt bằng ngay ngã tư, tại bến xe Cần Thơ, đường Hùng Vương, trên tuyến đường quốc lộ 1A, rất thuận lợi cho hoạt động bán hàng cho cả xe ôtô lẫn xe môtô. Xung quanh lại có các cửa hàng cạnh tranh mà cửa hàng A8 nay đã bị cũ, vì vậy cần phải đầu tư nâng cấp cửa hàng nhằm góp phần thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, làm tăng khối lượng tiêu thụ ở phương thức bán lẻ có phần chênh lệch trên một đơn vị hàng hóa cao (thường là 300 đồng/lít). - Để có thể bắt kịp với thị trường công ty cần phải chuẩn bị trước kế hoạch đầu tư xây dựng thêm các cửa hàng ở các khu dân cư mới như Nam Cần Thơ, đặc biệt là cửa hàng ngay trên tuyến đường chính của cầu Cần Thơ có thể phục vụ bán hàng cho rất nhiều xe khách, làm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. 5.1.3. Phương thức bán hàng linh hoạt - Giao hàng tận nơi, bán hàng đúng chất lượng, số lượng, tạo điều kiện cho khách hàng mua hàng thuận lợi. - Đội ngũ nhân viên bán hàng thân thiện, khi giao tiếp với khách hàng phải nhạy bén, thao tác nhanh chóng, khoa học, tận tình hướng dẫn khách hàng. - Phương thức bán tái xuất: ngoài khách hàng chính là Campuchia cần tìm thêm khách hàng mới trong khu vực bằng cách xem xét hợp đồng bán hàng nhất là giá bán, điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường. Nếu đẩy mạnh phương thức này công ty sẽ đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. - Phương thức bán buôn củng phải tổ chức lại: không để khách hàng tự đến với mình mà nhân viên bán hàng phải biết chủ động hơn trong mọi mặt: thông GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -62- báo, đàm phán, ký kết hợp đồng với khách hàng. Khâu nhìn trước được thị trường là quan trọng nhất, đòi hỏi nhà quản lý phải biết đánh giá đúng khả năng của công ty, từ đó đưa ra các mức giá phù hợp nhất cạnh tranh trên thị trường từ đó tìm thêm được nhiều khách hàng mới, tăng khối lượng hàng hóa bán ra. Giữ vững mối quan hệ tốt với hệ thống tổng đại lý, đại lý qua đó có thể khai thác hết mọi khả năng của hệ thống này, nhằm nâng cao khối lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường hơn. - Ngoài ra công ty cần tận dụng tối đa các mặt bằng của các cửa hàng của mình, phần diện tích trống nên kết hợp với dịch vụ cho xe hàng đậu nhờ, vừa tạo thêm thu nhập từ việc kinh doanh bãi đậu xe vừa có thể bán xăng dầu cho họ. - Chủ động thực hiện các dịch vụ sau bán hàng như: vận chuyển, giữ hộ hàng,..đây là hoạt động có lợi cho cả hai bên nếu khách hàng không có phương tiện vận chuyển, còn công ty sẽ có thêm thu nhập. 5.1.4. Chính sách bán hàng với tiêu thức khách hàng là thượng đế - Chính sách này đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. - Bộ phận kinh doanh nên đặt ra chính sách bán hàng tích cực hơn, ưu tiên cho các khách hàng thân thiết, đây là khách hàng có mối quan hệ giao dịch lâu dài với công ty như các tổng đại lý, đại lý, các khách hàng là các chủ xe chở khách,…Nên tạo điều kiện cho nhóm khách hàng thân thiết này các chính sách như: + Đối với khách hàng là tổng đại lý, đại lý: khi mua hàng thì được giao hàng nhanh, không được trì trệ thời gian giao hàng bằng cách có đội ngũ xe vận chuyển hàng hóa tốt, giao hàng tận nơi. Khách hàng có quyền thanh toán sau, chậm nhất là vào lần mua hàng tiếp theo. Nếu khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán sau từ 1 đến 2 ngày mua hàng sẽ được hưởng mức chiết khấu thanh toán cao hơn các đối thủ cạnh tranh và tùy vào từng thời điểm của thị trường mà có mức chiết khấu hợp lý. Khách hàng còn có thể hưởng được phần quyền lợi khác nữa khi mua hàng 1 lần với số lượng lớn hàng hóa mà công ty đặt ra sẽ được chiết khấu và đến cuối năm nếu tổng khối lượng hàng hóa khách hàng mua nhiều đạt mức chỉ tiêu của công ty sẽ được thưởng và tham dự chương trình rút thăm trúng thưởng lớn. Chỉ tiêu khối lượng hàng hóa mà công ty đặt ra dựa vào chỉ tiêu tính toán trên mức bình quân của các khách hàng có số lượng mua nhiều GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -63- qua các năm, sau khi tính toán và dự trù chi phí các phần thưởng từ đó đưa ra một số lượng hợp lý nhất, nhằm khuyến khích khách hàng mua hàng nhiều. + Đối với khách hàng là các chủ xe khách, xe hàng nên kết hợp với các ưu tiên khi bán hàng như cho đậu xe nhờ nếu các cửa hàng nào có mặt bằng rộng và trống, điển hình là cửa hàng A6 ở khu vực Lợi Nguyên B, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Với chính sách bán hàng chiết khấu tương tự với các đại lý nếu các khách hàng nào có khối lượng mua cuối mỗi tháng lớn vượt mức công ty đưa ra sẽ được thưởng hoặc tặng áo, nón của công ty vừa khuyến khích cho khách hàng mua hàng nhiều vừa quảng bá thương hiệu của công ty với nhiều khách hàng khác. - Mở các hội nghị khách hàng thông báo các thông tin cần thiết cho khách hàng và trao đổi trực tiếp, lắng nghe ý kiến của khách hàng để có thể khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và tạo mối quan hệ gắn kết thân thiết với khách hàng cũ (các tổng đại lý, đại lý, các nhà kinh doanh ,..) - Thường xuyên tạo các chương trình khuyến mãi nhằm tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ của các mặt hàng có tỷ trọng cao mà tỷ suất lãi gộp lại cao như xăng, disel và mazut. - Đẻ tăng lượng tiêu thụ của các sản phẩm hoá dầu có tỷ suất lãi gộp cao trong năm 2007 công ty nên kết hợp với hoạt động kinh doanh rửa xe cho khách hàng với việc miễn phí công thay nhớt cho khách hàng đối với các cửa hàng có diện tích rộng, nhằm tạo thêm thu nhập cho công nhân cũng như của công ty. 5.1.5. Chính sách quản lý trong công ty - Cần phải khen thưởng đúng (đúng người, đúng việc) và phù hợp, một mặt tạo sự công bằng trong thi đua, tạo động lực tốt cho nhân viên tích cực làm việc phát huy hết năng lực của mình, cùng giúp đỡ nhau góp sức xây đựng công ty, xem môi trường làm việc, tài sản và sự sống của công ty như ngôi nhà thật sự của mình. Từ đó nhân viên có thể tự ý thức được sự tự giác bảo quản tài sản và tiết kiệm, không lãng phí của công ty cũng là của tự bản thân mình. Có tạo được mối quan hệ gắn kết như thế thì sự đồng lòng cố gắng của tập thể nhân viên mới có GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -64- thể dẫn dắt công ty theo con đường phát triển hơn, thành công hơn và tốt đẹp hơn. - Mỗi tuần nên tổ chức một ít thời gian vào buổi sáng ở một số ngày để cùng đọc báo, trao đổi thông tin về tình hình kinh tế của thị trường, cập nhật thông tin mới nhất - Các chi phí quảng cáo tiếp thị, giao dịch nên được tiết kiệm hơn, điều đó không có nghĩa là giảm hoạt động quảng cáo tiếp thị xuống mà phải biết xác định đúng thời điểm, thời cơ để tung ra các chiến lược Marketting phù hợp và hiệu quả nhất. - Cần phải tính con đường vận chuyển phù hợp nhất, ngắn nhất từ nơi mua hàng đến khi nhập hàng và xuất bán, nếu có thể mua hàng về và xuất bán ngay không qua nhập kho thì càng tốt, điều đó sẽ giảm rất nhiều chi phí vận chuyển, chi phí hao hụt. Tính toán một cách chính xác định mức hao hụt hợp lý đối với từng công đoạn, ngoài ra thường xuyên kiểm kê trung thực lượng xăng dầu hao hụt như thế nào đối với thực tế để có thể giảm chi phí hao hụt. Để có thể làm được điều đó thì đòi hỏi nhân viên kiểm kê phải có tính minh bạch, rõ ràng và liêm khiết. - Giảm thiểu tối đa các chi phí dịch vụ mua ngoài, công cụ dụng cụ như giảm chi phí tiền điện chiếu sáng, tiền điện thoại, tiền nước, giấy và các văn phòng phẩm,…Cụ thể nên khoán cho các văn phòng, cửa hàng số tiền về mực in, giấy in, điện thoại, điện chiếu sáng phù hợp nhất trong mỗi tháng nếu cuối tháng nơi nào tiết kiệm được nhiều sẽ được khen thưởng, biểu dương, còn sử dụng quá định mức công ty đưa ra sẽ bị khiển trách và phạt tuỳ theo mức độ chênh lệch. Một số ví dụ cụ thể như: phòng nào không có người nên tắt đèn, tắt quạt, tiết kiệm sử dụng máy lạnh, những lúc thời tiết mát mẻ thì nên mở cửa sổ, quạt máy cho thông thoáng; các giấy in các giấy tờ không mang tín quan trọng nên chọn loại giấy thường giá rẻ, các dụng cụ văn phòng của nhân viên nào thì phải tự giữ gìn; điện thoại nên để nơi phù hợp nhất, tránh dùng điện thoại công ty vào việc riêng tư, cá nhân; máy vi tính trong công ty cũng phải bố trí cho thích hợp, các nhân viên nào công việc không cần sử dụng máy nhiều thì không nên cấp máy, tránh tình trạng nhân viên rỗi việc chỉ lo chơi game,… GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -65- 5.1.6. Chính sách giá bán Giá bán là nhân tố công ty không thể chủ động điều chỉnh, đặc biệt là ở phương thức bán lẻ. Vì vậy chỉ có thể cạnh tranh bằng các mức giá bán hợp lý trong khung giá của Tổng công ty giao ở các phương thức bán buôn, bán tái xuất. Giá bán buôn trực tiếp: đánh giá chính xác năng lực của mình kết hợp việc tiết kiệm tối đa các khoản chi phí để có thể đấu thầu với mức giá thấp. Lợi nhuận/ đơn vị hàng hóa bán ra có thể giảm xuống nhưng như vậy có thể giữ chân được khách hàng cũ và có thêm khách hàng mới. Tổng lợi nhuận càng tăng lên nếu khối lượng bán ra càng nhiều khi vượt khỏi khối lượng hoà vốn. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -66- CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Do tác động của nhiều yếu tố khách quan làm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi theo từng năm và có thể phân thành các nhóm chính như: việc mở rộng thị trường tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất kinh doanh và hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh. Mỗi nhóm nhân tố đều có nhiều nhân tố khác nhau, nhưng chỉ có một số nhân tố có thể định lượng được mức tác động của nó đến lợi nhuận. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thì giá mua và giá bán có ảnh hưởng nhiều nhất, tuy nhiên thị trường luôn biến động trong những năm gần đây nên đây là hai nhân tố công ty không thể chủ động điều chỉnh được. Vì vậy muốn tăng lợi nhuận công ty phải tăng khối lượng bán ra và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí. Lợi nhuận năm 2005 tăng so với năm 2004. Nguyên nhân do sự thay đổi của các nhân tố: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ của hầu hết các mặt hàng đều tăng cao, chủ yếu là do lượng hàng bán tái xuất tăng và bán nội bộ tăng lên đáng kể, mặc dù giá bán tăng rất cao nhưng phần tăng của giá bán gần như bằng phần tăng của giá vốn, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên rất cao, tỷ lệ tăng gần bằng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán. Tuy nhiên chính nhân tố khối lượng hàng hóa đã làm lợi nhuận của công ty tăng cao, đạt gần 2,3 lần năm 2004, đây là năm công ty hoạt động có hiệu quả nhất. Lợi nhuận năm 2006 giảm so với năm 2005. Nguyên nhân giảm do sự thay đổi các nhân tố: khối lượng của hầu hết các mặt hàng có tỷ trọng lớn giảm đáng kể chủ yếu do lượng hàng bán của các phương thức đều giảm nhiều, đặc biệt phương thức bán tái xuất giảm gần bằng lượng tăng lên của năm 2005, phương thức bán buôn trực tiếp, bán buôn cho tổng đại lý, đại lý cũng như bán nội bộ đều giảm đáng kể, ngoại trừ bán lẻ có tăng nhưng phương thức này có lượng hàng bán ra chiểm tỷ trọng thấp trong tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Mặc dù giá bán tăng rất cao nhưng phần tăng của giá bán gần như bằng phần tăng của giá vốn và chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có giảm hơn lượng tăng lên của GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -67- năm 2005. Như vậy tổng hợp các nhân tố nhận thấy do khối lượng hàng hóa tiêu thụ giảm nhiều nên lợi nhuận của công ty giảm, chỉ đạt gần 0,3 lần so với năm 2005. Muốn đạt hiệu quả cao nhất thì các nhà quản trị phải phấn đấu, nổ lực tìm hiểu mọi vấn đề tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh trong tương lai. Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ cũng không phải ngoại lệ, mục đích cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn là lợi nhuận nhưng quan trọng hơn là bình ổn giá cả xăng dầu, giữ vững an ninh quốc phòng trong toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với Nhà nước Sau khi thực hiện quyết định 187/CP thị trường xăng dầu đã ổn định hơn. Cùng với thông báo số 3.947/TM - XNK về việc thực hiện Quyết định số 187/2003/QĐ - TTg ngày 15/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu từ 01/01/2004, Bộ Thương mại tổ chức cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu cho các doanh nghiệp và Quyết định của Bộ Tài Chính số 30/2004/QĐ - BTC ngày 06/4/2004 về việc ban hành Quy định về thủ tục hải quan đối với nhập khẩu xăng, dầu và tạm nhập, tái xuất xăng dầu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên còn nhiều điểm không khả thi mà Nhà nước cần phải sửa đổi để việc thực hiện khả thi hơn: các đơn vị không thể kiểm soát hết chất lượng xăng dầu trong hệ thống phân phối của mình, vì vậy Nhà nước cần phải có đội quản lý thị trường đủ mạnh để có thể hạn chế bớt những gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu. - Tạo quỹ bình ổn giá cả xăng dầu. - Việc bức xúc giá xăng dầu tăng giảm sẽ không được giải quyết một cách căn bản cho người tiêu dùng nếu giá cả lại được quyết định ít nhiều bằng biện pháp hành chính, duy lý trí của một bộ nào đó. - Việc tạo một sân chơi bình đẳng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu không những sẽ làm cho giá xăng mang tính thị trường hơn mà còn giúp các doanh nghiệp này nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh để cạnh GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -68- tranh và tồn tại. Giá bán xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước do doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hoặc doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu quy định bảo đảm bình ổn thị trường, sản xuất và đời sống nhân dân, kể cả các địa bàn xa cảng tiếp nhận hoặc nơi sản xuất, chế biến xăng dầu. Ngoài ra, cũng phải xác định rõ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có tích lũy và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp được quyền định giá bán lẻ phù hợp với từng địa bàn đối với hệ thống phân phối của mình. - Cần thay đổi phương thức bù lỗ đang thực hiện như hiện nay, có thể thực hiện theo phương thức bù lỗ theo phương thức khoán cố định mức lỗ trên mỗi lít dầu, nhằm tạo sự phấn đấu của từng doanh nghiệp nhập khẩu trong việc tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý hệ thống phân phối trong khâu bán hàng. Thực tế thời gian qua, với phương thức bù lỗ theo thực chi phí của từng doanh nghiệp nhập khẩu, đã phát sinh sự cạnh tranh không lành mạnh về thù lao đại lý nhằm tranh giành khách hàng, gây rối loạn hoạt động hệ thống phân phối của từng doanh nghiệp nhập khẩu và kết quả cuối cùng của các doanh nghiệp nhập khẩu đều được bù lỗ. - Theo nghiên cứu của những cơ quan khác nhau: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (1997), Báo Washington Post (1996), Kỷ yếu Năng lượng quốc tế 1998 (International Energy Annual), Phòng Thống kê LHQ (1994). Hầu hết đều kết luận là trữ lượng dầu thô hiện chiếm vào khoảng 1.000 tỷ thùng (barrel) hay 1,5 1.011 m3. Cũng cần biết: 1 barrel = 42 Gallon = 159 lít = 0,16 m3. Cũng theo ước tính của Cơ quan Địa chất HK (US GS) thì với trữ lượng nầy, nhân loại chỉ có triển vọng sử dụng trong vòng 50 năm tới mà thôi. Do vậy việc tìm ra nguồn nhiên liệu mới thay thế xăng dầu là vấn đề cấp bách hiện nay. Chính phủ, Bộ khoa học, công nghệ và một số cơ quan khác rất quan tâm đến vấn đề nhiên liệu sinh học (NLSH). Tuy nhiên cho đến nay chúng ta cũng chưa có một lộ trình nhất định cho việc ứng dụng NLSH vào thực tế. Trên thế giới, đã có rất nhiều nước sử dụng tử 5 - 20% biodiezel. Xung quanh ta, các nước Đông Nam Á cũng có chiến lược sử dụng NLSH trong thời gian tới. Vì vậy Nhà nước cần luật hoá NLSH, có chính sách cho nhà đầu tư mới, để NLSH sớm đưa vào sử dụng hơn. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -69- 6.2.2 Đối với công ty - Cần đào tạo đội ngũ quản lý tài giỏi, có thực lực, biết sáng tạo, nhạy bén trước những tình huống bất ngờ trong kinh doanh, điều tra và nắm bắt thị trường kịp thời, tung ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. - Phải đề ra phương án kinh doanh đối với mặt hàng mới khi Nhà nước chấp thuận việc đầu tư vào nguồn nhiên liệu sinh học. Một mặt làm phong phú hơn dòng sản phẩm của công ty, mặc khác đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của khách hàng vào dòng sản phẩm mới, nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Trong năm 2007 nên giao lại cho Nhà nước kho xăng, dầu Cái Răng đã được thanh lý xong để giảm được một số tiền thuế rất lớn, giảm được chi phí không cần thiết, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. - Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận đã được đưa ra ở chương 5 cần phải xem xét kỹ và chú ý như: công ty cần phải có chiến lược phát triển theo chiều sâu nhằm tập trung mọi nguồn vốn, triển khai mở rộng nhiều hình thức huy động vốn để tiếp tục đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, nâng cấp các cửa hàng, đặc biệt là cửa hàng A8 góp phần mở rộng thị phần kinh doanh hơn. + Có chính sách cụ thể hơn về việc đầu tư mở thêm các cửa hàng mới ở khu dân cư mới theo đề án mở rộng địa bàn dân cư của Nhà nước. Hướng nhắm tới trong năm sắp tới chính là khu dân cư Nam Cần Thơ, tuyến đường chính của cầu Cần Thơ,…là khả thi nhất. + Đối với các cửa hàng lẻ nên mở rộng diện tích một số cửa hàng, kết hợp với dịch vụ rửa xe, miễn phí công thay nhớt cho khách hàng, vừa có thêm phần thu nhập mới vừa có thể bán được sản phẩm hoá dầu nhiều hơn (mặt hàng có tỷ lệ lãi gộp rất cao) - Tăng cường các công tác kiểm tra, kiểm soát các hệ thống của hệ thống tổng đại lý nhằm từng bước chấm dứt bằng việc cạnh tranh bằng mức chiết khấu, hoa hồng. - Định kỳ tổ chức lấy ý kiến khách hàng và người tiêu dùng để có biện pháp khắc phục và điều chỉnh kịp thời đối với những sai sót của công ty nhằm phục vụ khách hàng và người tiêu dùng tốt hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -70- - Hoàn thiện cơ chế quản lý của công ty theo hướng nâng cao tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị thành viên, các chi nhánh, cửa hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -71- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt: 1. Đặng Kim Cương, Phạm Văn Dược (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, TP HCM. 2. Huỳnh Đức Lộng (1997). Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP HCM. 3. Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Tài liệu phòng Kế toán tài chính của công ty. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -72- PHỤ LỤC 1. PHÂN TÍCH CHI PHÍ VẬN CHUYỂN QUA BA NĂM So sánh năm 2005 - năm 2004: * So sánh số chênh lệch tuyệt đối: Thay thế nhân tố q để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán. q1p0 = 755.076 * 9,049 = 6.832.895 q = q1p0 - q0p0 = 6.832.895 - 5.529.141 = 1.303.754 Thay thế nhân tố p để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá/ đơn vị. q1p1 = 755.076 * 8,332 = 6.291.041 p = q1p1 - q1p0 = 6.291.041 - 6.832.895 = -541.854 Tổng mức độ ảnh hưởng: p + q = q1p1 - q0p0 = (q1p1 - q1p0) + (q1p0 - q0p0) = (6.291.041 - 6.832.895) + (6.832.895 - 5.529.141) Hay 761.900 = (-541.854) + (1.303.754) * So sánh số tương đối kỳ 1 và kỳ gốc: q1p1/q0p0 = q1p1/q1p0 * q1p0/q0p0 = (6.291.041 / 6.832.895) * (6.832.895 / 5.529.141) Hay 1,1378 = 0,9207 * 1,2358 (tăng 13,78%) (giảm 7,93 %) (tăng 23,58 %) * So sánh số chênh lệch tương đối: (q1p1 - q0p0)/q0p0 = (q1p1 - q1p0)/q0p0 + (q1p0 - q0p0)/q0p0 = [(6.291.041 - 6.832.895) / 5.529.141] + [(6.832.895 - 5.529.141) / 5.529.141] Hay (0,1378) = (- 0,0980) + (0,2358) (tăng 13,78%) (giảm 9,8%) (tăng 23,58%) Nhận xét: chi phí vận chuyển năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 13,78% (761.900 ngàn đồng) là do: - Do giá cước vận chuyển giảm 7,93% so với năm 2004 làm chi phí vận chuyển giảm -541.854 ngàn đồng. - Do sản lượng tăng 23,58% so với năm 2004 làm chi phí vận chuyển tăng 1.303.754 ngàn đồng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -73- - Trong 13,78% tăng lên của chi phí vận chuyển thì nhân tố giá cước vận chuyển làm chi phí vận chuyển giảm 9,8%, còn nhân tố sản lượng làm chi phí vận chuyển tăng 23,58%. So sánh năm 2006 - năm 2005: * So sánh số chênh lệch tuyệt đối: Ta có q2p1 = 624.754 * 8,332 = 5.205.243 q = q2p1 - q1p1 = 5.205.243 - 6.291.041 = -1.085.798 q2p2 = 624.754 * 7,287 = 4.552.381 p = q2p2 - q2p1 = 4.552.381- 5.205.243 = -652.862 Tổng mức độ ảnh hưởng: p + q = q2p2 - q1p1 = (q2p2 - q2p1) + (q2p1 - q1p1) = (4.552.381- 5.205.243) + (5.205.243 - 6.291.041) Hay -1.738.660 = (-652.862) + (-1.085.798) * So sánh số tương đối kỳ 2 và kỳ 1: q2p2/q1p1 = q2p2/q2p1 * q2p1/q1p1 = (4.552.381 / 5.205.243) * (5.205.243 / 6.291.041) Hay 0,7236 = 0,8746 * 0,8274 (giảm 27,64%) (giảm 12,54%) (giảm 17,26%) * So sánh số chênh lệch tương đối: (q2p2 - q1p1) / q1p1 = (q2p2 - q2p1) / q1p1 + (q2p1 - q1p1) / q1p1 = [(4.552.381- 5.205.243) / 6.291.041] + [(5.205.243 - 6.291.041) / 6.291.041] Hay (-0,2764) = (-0,1038) + (-0,1726) (giảm 27,64%) (giảm 10,38%) (giảm 17,26%) Nhận xét: chi phí vận chuyển năm 2006 giảm so với năm 2005 là: 27,64% (1.738.660 ngàn đồng) là do: - Do giá cước vận chuyển giảm 12,54% so với năm 2005 làm chi phí vận chuyển năm 2006 giảm -652.862 ngàn đồng. - Do sản lượng giảm 17,26% so với năm 2005 làm chi phí vận chuyển năm 2006 giảm -1.085.798 ngàn đồng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -74- - Trong 27,64% giảm xuống của chi phí vận chuyển thì nhân tố giá cước vận chuyển làm chi phí vận chuyển giảm 10,38%, còn nhân tố sản lượng làm chi phí giảm 17,26%. 2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ HAO HỤT QUA BA NĂM So sánh năm 2005 - năm 2004: * So sánh số chênh lệch tuyệt đối: Thay thế nhân tố q để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng bán. q1p0 = 755.076 * 10,383 = 7.840.034 q = q1p0 - q0p0 = 7.840.034 - 6.344.113 = 1.495.921 Thay thế nhân tố p để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá/ đơn vị. q1p1 = 755.076 * 12,939 = 9.769.964 p = q1p1 - q1p0 = 9.769.964 - 7.840.034 = 1.929.930 Tổng mức độ ảnh hưởng: p + q = q1p1 - q0p0 = (q1p1 - q1p0) + (q1p0 - q0p0) = (9.769.964 - 7.840.034) + (7.840.034 - 6.344.113) Hay 3.425.851 = (1.929.930) + (1.495.921) * So sánh số tương đối kỳ 1 và kỳ gốc: q1p1/q0p0 = q1p1/q1p0 * q1p0/q0p0 = (9.769.964 / 7.840.034) * (7.840.034 / 6.344.113) Hay 1,5400 = 1,2462 * 1,2358 (tăng 54%) (tăng 24,62%) (tăng 23,58 %) * So sánh số chênh lệch tương đối: (q1p1 - q0p0)/q0p0 = (q1p1 - q1p0)/q0p0 + (q1p0 - q0p0)/q0p0 = [(9.769.964 - 7.840.034) / 6.344.113] + [(7.840.034 - 6.344.113) / 6.344.113] Hay (0,5400) = (0,3042) + (0,2358) (tăng 54%) (tăng 30,42%) (tăng 23,58%) Nhận xét: Chi phí hao hụt năm 2005 tăng so với năm 2004 là: 54% (3.425.851 ngàn đồng) là do: - Do chi phí/ đơn vị hàng hóa tăng 24,62% làm chi phí hao hụt năm 2005 tăng 1.929.930 ngàn đồng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -75- - Do sản lượng tăng 23,58% làm cho chi phí hao hụt năm 2005 tăng 1.495.921 ngàn đồng. - Trong 54% tăng lên của chi phí hao hụt thì chi phí/ đơn vị hàng hóa làm cho chi phí hao hụt tăng 30,42%, còn nhân tố sản lượng làm chi phí hao hụt tăng 23,58% so với năm 2005. So sánh năm 2006 - năm 2005: * So sánh số chênh lệch tuyệt đối: Ta có q2p1 = 624.754 * 12,939 = 8.083.724 q = q2p1 - q1p1 = 8.083.724 - 9.769.964 = -1.686.240 q2p2 = 624.754 * 7,101 = 4.436.372 p = q2p2 - q2p1 = 4.436.372 - 8.083.724 = -3.647.352 Tổng mức độ ảnh hưởng: p + q = q2p2 - q1p1 = (q2p2 - q2p1) + (q2p1 - q1p1) = (4.436.372 - 8.083.724) + (8.083.724 - 9.769.964) Hay -5.333.592 = (-3.647.352) + (-1.686.240) * So sánh số tương đối kỳ 2 và kỳ 1: q2p2/q1p1 = q2p2/q2p1 * q2p1/q1p1 = (4.436.372 / 8.083.724) * (8.083.724 / 9.769.964) Hay 0,4541 = 0,5488 * 0,8274 (giảm 54,59%) (giảm 45,12%) (giảm 17,26%) * So sánh số chênh lệch tương đối: (q2p2 - q1p1) / q1p1 = (q2p2 - q2p1) / q1p1 + (q2p1 - q1p1) / q1p1 = [(4.436.372 - 8.083.724) / 9.769.964] + [(8.083.724 - 9.769.964) / 9.769.964] Hay (-0,5459) = (-0,3733) + (-0,1726) (giảm 54,59%) (giảm 37,33%) (giảm 17,26%) Nhận xét: chi phí hao hụt năm 2006 giảm so với năm 2005 là: 54,59% (5.333.592 ngàn đồng) là do: - Do chi phí/ đơn vị hàng hóa giảm 45,12% so với năm 2005 làm chi phí hao hụt năm 2006 giảm 3.647.352 ngàn đồng. - Do sản lượng giảm 17,26% so với năm 2005 làm chi phí hao hụt năm 2006 giảm 1.686.240 ngàn đồng. GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -76- - Trong 54,59% giảm xuống của chi phí hao hụt thì nhân tố đơn giá/đơn vị hàng hóa làm chi phí hao hụt giảm 37,33%, còn nhân tố sản lượng làm chi phí hao hụt giảm 17,26%. 3. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Gọi L1 : lợi nhuận kỳ gốc ở năm 2004. L2 :lợi nhuận kỳ thực hiện ở năm 2005. L3 : lợi nhuận kỳ thực hiện ở năm 2006. LN: lợi nhuân sau thuế LN = 0,72 * qi *(pi - zi - fi) Lần lượt thay thế các nhân tố ảnh hưởng của kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến lợi nhuận Tổng số mức ảnh hưởng của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích. Cụ thể như sau: * Năm 2005 so với năm 2004: Đối tượng phân tích: L2 = L2 - L1 = 7,74 - 3,37 = 4,37 (tỷ đồng) Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, như sau: Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ là Q2: Q2 = L1 * [(qi2*pi1)/(qi1*pi1)] - L1 = 3,37 * [(755.076 * 3,810)/(611.003 * 3,810)] - 3,37 = 0,79 Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu về khối lượng sản phẩm hàng hóa là K2: K2 = 0,72 * [(qi2 - qi1)*(pi1 - zi1 - fi1)] - Q2 = 0,72 * [(109.068 - 72.769) * (5,422 - 5,278 - 0,059) + (39.510 - 40.781)* (4,376 - 4,325 - 0,059) + (245.685- 202.312) * (3,939 - 3,882 - 0,059) + (360.664 - 294.965)*(3,238 - 3,182 - 0,059) + (149 - 176)*(16,107 - 14,158 - 0,059)] /1000 - 0,79 = 1,16 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố giá bán là P2: P2 = 0,72 * [qi2*(pi2 - pi1)] = 0,72 * [109.068* (7,238 - 5,422) + 39.510 * (5,640 - 4,376) GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -77- + 245.685 * (5,385 - 3,939) + 360.664 * (4,287 - 3,238) + 149 * (18,097 - 16,107)] / 1000 = 706,98 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn là Z2: Z2 = 0,72 * [qi2*(zi2 - zi1)] = 0,72 * [109.068* (7,101 - 5,278) + 39.510 * (5,534 - 4,325) + 245.685 * (5,312 - 3,882) + 360.664 * (4,228 - 3,182) + 149 * (16,121 - 14,158)] / 1000 = 702,24 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là F2: F2 = 0,72 * [qi2*(fi2 - fi1)] = 0,72 * 755.076 * (0,064 - 0,059)/ 1000 = - 2,33 (tỷ đồng) Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2005 là: L2 = Q2 + K2 + P2 + Z2 + F2 = 0,79 + 1,16 + 706,98 + (-702,24) + ( -2,33) = 4,37 (tỷ đồng) * Năm 2006 so với năm 2005: Đối tượng phân tích: L3 = L3 - L2 = 2,47 - 7,74 = - 5,26 (tỷ đồng) Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, có thể xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, như sau: Do ảnh hưởng của nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ là Q3 Q3 = L1 * [(qi3*pi2)/(qi2*pi2)] - L2 = 7,47 * [(624.754 * 5,144)/(755.076 * 5,144)] - 7,47 = - 1,34 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu về khối lượng sản phẩm hàng hóa là K3: K3 = 0,72 * [(qi3 - qi2) * (pi2 - zi2 - fi2)] - Q2 = 0,72 * [(157.663 - 109.068 ) * (7,238 - 7,101 - 0,064) + (36.020 - 39.510 ) * (5,640 - 5,534 - 0,064) + (237.686 - 245.685) * (5,385 - 5,312 - 0,064) + (193.114 - 360.664 ) * (4,287 - 4,228 - 0,064) + (271 - 149 ) * (18,097 - 16,121 - 0,064)] /1000 - ( - 1,34) = 4,43 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố giá bán là P3: P3 = 0,72 * [qi3*(pi3 - pi2)] = 0,72 * [157.663 * (8,778 - 7,238) + 36.020 * (7,212 - 5,640) GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam SVTH: Lê Thị Tuyết Trinh -78- + 237.686 * (6,839 - 5,385) + 193.114 * (5,213 - 4,287) + 271 * (15,284 - 18,097)] / 1000 = 592,56 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn là Z3: Z3 = 0,72 * [qi3*(zi3 - zi2)] = 0,72 * [157.663* (8,720 - 7,101) + 36.020 * (7,165 - 5,534) + 237.686 * (6,782 - 5,312) + 193.114 * (5,137 - 4,228) + 271 * (13,697 - 16,121)] / 1000 = 603,53 (tỷ đồng) Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là F3: F3 = 0,72 * [qi3*(fi3 - fi2)] = 0,72 * 624.754 * (0,058 - 0,064)/ 1000 = 2,61 (tỷ đồng) Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2005 là: L3 = Q3 + K3 + P3 + Z3 + F3 = (-1,34) + 4,43 + 592,56 + (- 603,53) + 2,61 = - 5,26 (tỷ đồng) TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ - CHI NHÁNH CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN PHẠM THANH NAM LÊ THỊ TUYẾT TRINH Mã số SV: 4031165 Lớp: Kế toán khoá 29 Cần Thơ - 2007 MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ..............................................................................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ..............................................................................1 1.1.1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu ........................................................1 1.1.2. Căn cứ khoa học thực tiễn..................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2 1.3.1. Không gian nghiên cứu ......................................................................2 1.3.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp luận.....................................................................................3 2.1.1. Lợi nhuận và nguồn hình thành lợi nhuận .........................................3 2.1.2. Một số chỉ tiêu về lợi nhuận - hiệu quả kinh doanh ...........................4 2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................6 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................6 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ..........................................................7 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ .....9 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................9 3.1.1. Giới thiệu chung về công ty ..............................................................9 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .....................................9 3.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................................10 3.2.1. Chức năng .......................................................................................10 3.2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................11 3.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý.......................................................................11 3.3.1. Cơ cấu tổ chức.................................................................................11 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban ...........................................13 3.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ...................................13 3.4.1. Thuận lợi .........................................................................................13 3.4.2. Khó khăn của công ty .....................................................................14 3.4.3. Phương hướng phát triển .................................................................15 Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY...................16 4.1. Khái quát tình hình kinh doanh năm 2006 của công ty ...........................16 4.2. Phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua ba năm .......................18 4.2.1. Phân tích về doanh thu ....................................................................18 4.2.2. Phân tích về chi phí .........................................................................21 4.2.3. Phân tích về lợi nhuận .....................................................................22 4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty ..............26 4.3.1. Nhân tố khối lượng hàng hóa tiêu thụ .............................................26 4.3.2. Tình hình doanh thu qua các năm ....................................................34 4.3.3. Phân tích doanh thu - sản lượng - giá bán ........................................38 4.3.4. Nhân tố giá vốn hàng bán ...............................................................40 4.3.5. Nhân tố kết cấu hàng hóa tiêu thụ ...................................................43 4.3.6. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ......................................44 4.3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ .................................51 4.3.8. Các nhân tố khác .............................................................................54 4.4. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động kinh doanh ..............57 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 5.1. Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty ...................................60 5.1.1. Thương lượng giá vốn với Tổng công ty trong năm 2007 ................60 5.1.2. Chính sách đầu tư mở rộng thị phần.................................................61 5.1.3. Phương thức bán hàng linh hoạt.......................................................61 5.1.4. Chính sách bán hàng với tiêu thức khách hàng là thượng đế ............62 5.1.5. Chính sách quản lý trong công ty ....................................................63 5.1.6. Chính sách giá bán...........................................................................65 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận..................................................................................................66 6.2. Kiến nghị................................................................................................67 6.2.1. Đối với Nhà nước ............................................................................67 6.2.2. Đối với công ty ...............................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................71 PHỤ LỤC .....................................................................................................72 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Tình hình hoàn thành kế hoạch hoạt động kinh doanh năm 2006......17 Bảng 2: Tình hình doanh thu qua ba năm (2004 -2006) .................................19 Bảng 3: Tình hình chi phí qua ba năm (2004 - 2006).....................................21 Bảng 4: Lợi nhuận qua ba năm (2004 - 2006)................................................23 Bảng 5: Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu và tỷ suất lợi nhuận / vốn qua ba năm (2004 - 2006)..............................................................................24 Bảng 6: Số lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty qua ba năm (2004 - 2006) ...27 Bảng 7: Số lượng tiêu thụ theo các hình thức bán hàng qua ba năm (2004 - 2006)..............................................................................29 Bảng 8: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng trong năm 2004 và 2005 ................................................................................31 Bảng 9: Khối lượng hàng hóa tiêu thụ theo một số phương thức bán hàng trong năm 2005 và 2006 ................................................................................33 Bảng 10: Doanh thu kinh doanh thương mại theo nhóm hàng qua ba năm (2004 - 2006)..............................................................................35 Bảng 11: Doanh thu kinh doanh thương mại theo các hình thức bán hàng qua ba năm (2004 -2006)..........................................................................................37 Bảng 12: Chênh lệch của nhân tố doanh thu, sản lượng và giá bán ................38 Bảng 13: Giá vốn hàng bán qua ba năm (2004 - 2006) ..................................41 Bảng 14: Chênh lệch giá vốn, sản lượng, giá mua bình quân .........................42 Bảng 15: Doanh thu, giá vốn, tỷ suất lãi gộp qua ba năm (2004 - 2006) ........44 Bảng 16: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp .....................................45 Bảng 17: Chi phí vận chuyển qua ba năm (2004 - 2006)................................48 Bảng 18: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển .....................49 Bảng 19: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến chi phí hao hụt ...........................50 Bảng 20: Số lượng hàng hóa nhập - xuất - tồn qua ba năm (2004 - 2006) ......51 Bảng 21: Số vòng luân chuyển hàng hóa qua ba năm (2004 - 2006) ..............52 Bảng 22: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận............................................57 Bảng 23: Mức ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận ...............................58 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ ................12 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, tuy thời gian thực tập ngắn ngủi chỉ gói gọn trong vòng ba tháng, với sự tiếp cận thực tế và kết hợp với lý thuyết đã học tại trường đã giúp em những kiến thức quí báu và cần thiết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này và xa hơn nữa, đó chính là tích luỹ được những kinh nghiệm trong nghề nghiệp sau này. Em xin tỏ lòng biết ơn đến quí thầy cô Khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tận tình dạy dỗ truyền đạt cho em những kiến thức căn bản nhất trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị phòng Kế toán tài chính và các phòng ban khác đã giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu chân thành đó. Sinh viên thực hiện Lê Thị Tuyết Trinh DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng việt: CPTC : chi phí cho hoạt động tài chính CPBH,QLDN : chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp CPK : chi phí khác CPBH & QLDN : chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp DT : doanh thu DTthuần : doanh thu từ hoạt động kinh doanh DTTC : doanh thu từ hoạt động tài chính DTK : doanh thu khác LN : lợi nhuận LNthuần : lợi nhuần từ hoạt động kinh doanh LNTC : lợi nhuận từ hoạt động tài chính LNk : lợi nhuận khác TNDN : thu nhập doanh nghiệp TSLN / DT : tỷ suất lợi nhuận / doanh thu TSLN / vốn : tỷ suất lợi nhuận / vốn TSLG : tỷ suất lãi gộp TSGVHB : tỷ suất giá vốn hàng bán GVHB : giá vốn hàng bán KLHHTT : khối lượng hàng hóa tiêu thụ LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 21 tháng 06 năm 2007 Sinh viên thực hiện Lê Thị Tuyết Trinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ Phân tích hiệu quả kinh doanh Cty xăng dầu Tây Nam Bộ - Chi nhánh Cần Thơ.pdf