Đề tài Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại quốc tế Việt Mỹ

Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để tăng lợi thế cạnh tranh và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của chính mình, bản thân mỗi doanh nghiệp cần có những phương hướng để quản lý Vốn nói chung và Vốn lưu động nói riêng thực sự tiết kiệm và hợp lý. Việc quản lý Vốn lưu động có hiệu quả chính là cơ sở giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thuận lợi. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình Quản lý Vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ nhìn chung đã được cải thiện rõ rệt và những bước đầu cho thấy một cái nhìn tích cực hơn. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực tài chính chưa cao mà hiện tại quá trình sản xuất kinh doanh đang trên đà phát triển, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để hoàn thiện Công tác Quản lý Vốn lưu động của mình trong tương lai. Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã có những cơ hội để vận dụng được những kiến thức đã học về tài chính doanh nghiệp nói chung quản lý Vốn lư động nói riêng vào thực tế của công ty. Qua đó, em không những được củng cố một cách vững chắc hơn những kiến thức đã được các thầy cô truyền dạy mà còn có thể nắm được phương pháp áp dụng lý thuyết đó vào thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khóa luận này có thể còn những điểm chưa hợp lý, những đánh giá có thể chưa thật sát thực, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu nhất do em còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thiếu hiểu biết thực tế. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến nhận xét từ phía các quý thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.

pdf92 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH thương mại quốc tế Việt Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của chỉ tiêu này lên mức cao hơn. 53 c. Quản lý hàng tồn kho tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ Hàng tồn kho là yếu tố vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ, hiện tại, HTK chiếm giá trị và tỷ trọng rất cao trong tổng VLĐ của DN. Tình hình quản lý HTK của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong 3 năm biến động như sau: Bảng 2.8: Bảng phân tích Hàng tồn kho tại Công ty TNHH Thƣơng mai Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Nguyên liệu, vật liệu 1.715.626.550 2.832.838.750 5.808.136.750 (1.117.212.200) (39,44) (2.975.298.000) (51,23) Thành phẩm 11.580.085.000 12.286.331.307 15.864.671.095 (706.246.307) (5,75) (3.578.339.778) (22,56) Hàng hóa 980.316.147 1.629.016.147 2.562.758.947 (648.700.000) (39,82) (933.742.800) (36,44) Tổng cộng 14.276.027.697 16.748.186.204 24.235.566.792 (2.472.158.507) (14,76) (7.577.380.588) (31,15) Hàng tồn kho của doanh nghiệp trong 3 có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm khoảng 31,15% so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 chỉ giảm khoảng 14,76% so với năm trước. Điều này xảy ra là do trong năm 2012, khi thực hiện kế hoạch mở rộng kênh phân phối, lượng hàng bán ra và các đơn đặt hàng trong năm tăng lên, hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra nhanh chóng được tiêu thụ. Thông tin từ bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2011 cho thấy, giá trị hàng tồn kho vào đầu năm 2011 là 7.319.944.622 đồng, nhưng giá trị này cuối năm 2011- đầu năm 2012 đã tăng lên 24.235.566.792 đồng, tăng gần gấp 3 lần (do công ty có sự chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch mới). Nhưng một dấu hiệu tích cực là đến cuối năm 2012, giá trị hàng tồn kho đã giảm 31,15% cho thấy hiệu quả của kế hoạch mà công ty đang tập trung theo đuổi và thực hiện. Năm 2013, chỉ tiêu này cũng giảm ở mức thấp hơn so với năm 2012 là do công ty cũng nhanh chóng thúc đẩy bán hàng. Chỉ tiêu này giảm cũng làm giảm chi phí lưu kho và tăng khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Thang Long University Library 56 Việc tổng giá trị HTK giảm là do sự giảm đồng loạt của các chỉ tiêu thành phần. Nguyên liệu, vật liệu trong 3 năm có xu hướng giảm với tỷ lệ cao (xấp 40~50%) so với năm trước với giá trị giảm là 2.975.298.000 của năm 2012 so với 2011, và 1.117.212.200 đồng năm 2013 so với 2012 . Giá trị của chỉ tiêu này giảm hàng năm là do Công ty đã giảm mức mua sắm của mình, sử dụng triệt để, tiết kiệm các vật liệu cũ, tồn từ những năm trước để đưa vào sản xuất ra thành phẩm; điều này làm giảm chi phí mua sắm và lưu kho. Nguyên liệu, vật liệu của Công ty chủ yếu là thủy tinh, nhựa, miach, hợp kim, kim loại, dùng trong sản xuất bóng đèn; và giấy, màu in, để sản xuất bao bì dùng để đóng gói sản phẩm. Chỉ tiêu Thành phẩm và Hàng hóa trong 3 năm nghiên cứu cũng có xu hướng giảm về giá trị và tỷ lệ cao. Thành phẩm năm 2012 giảm 3.578.339.778 đồng, tương ứng giảm khoảng 22,56% so với năm 2011, năm 2013 chỉ tiêu này giảm ít hơn với giá trị là 706.246.307 đồng. Hàng hóa của DN giảm tương đối mạnh, năm 2012 giảm xấp xỉ 36,44% so với 2011, tương ứng với giá trị là 933.742.800 đồng. Điều này cho thấy, hiện tại việc thực hiện kế hoạch mới của Công ty đang tương đối tốt, hàng hóa và thành phẩm tạo ra nhanh chóng được phân phối ra thị trường, thu về lợi nhuận; bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí lưu kho. Hiện tại, Công ty không có các khoản dự phòng giảm giá HTK. Đây là một điểm thiếu sót trong việc quản lý HTK của DN. Vì vậy, DN cần tính toán và phân bổ nguồn vốn hợp lý cho chỉ tiêu này để tránh rủi ro trong tương lai. DN cũng cần chú ý tính toán lượng hàng tồn kho, điểm đặt hàng và thời gian đặt hàng tối ưu của DN mình để có thể tối thiểu hóa chi phí, giảm rủi ro và đạt được hiệu quả SXKD cao hơn. d. Quản lý các khoản phải thu tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ Tình hình các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong 3 năm 2011, 2012 và 2013 như sau: 57 Bảng 2.9: Bảng phân tích các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Phải thu của KH 7.024.828.736 6.986.406.354 6.914.657.283 38.422.382 0,55 71.749.071 1,04 Trả trước cho NB 0 0 0 0 0 DP phải thu NH khó đòi 0 0 0 0 0 Tổng 7.024.828.736 6.986.406.354 6.914.657.283 38.422.382 0,55 71.749.071 1,04 Khoản phải thu ngắn hạn của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ chỉ có giá trị của chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn khách hàng. Các khoản phải thu của KH chủ yếu là do Công ty cho KH mua chịu hàng hóa và dịch vụ. Việc DN cấp tín dụng cho KH theo hình thức này là do DN muốn tạo dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài đối với những khách hàng quen thuộc, khách hàng lớn hay tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới trong tương lai. Một số khách hàng mà hiện tại Công ty đang cấp tín dụng có số dư nợ cuối năm (số liệu năm 2013) như sau: - Nhà phân phối Việt Hùng: 214.302.800 đồng. - Công ty Cầm Thuê: 145.050.000 đồng. - Hùng Dung – Gia Lâm: 308.271.800 đồng. Dựa vào bảng 2.9, có thể thấy chỉ tiêu Phải thu ngắn hạn KH của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tăng với giá trị và tỷ lệ không đáng kể. Năm 2012 chỉ tăng 1,04% so với năm 2011 với giá trị chênh lệch là 71.749.071 đồng, năm 2013 tăng xấp xỉ 0,55% so với năm 2012, tương ứng với giá trị tăng 38.422.382 đồng. Điều này là do DN tăng cấp tín dụng cho KH. Hiện tại, xét trên tổng giá trị nguồn vốn lưu động, thì chỉ tiêu này tuy tăng nhẹ nhưng hiện đang chiếm giá trị và tỷ trọng tương đối cao (xấp xỉ từ 20 đến 30% trên tổng VLĐ). Vì là DN vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính chưa lớn, lượng tiền mặt chưa cao, chiếm tỷ trọng rất nhỏ (<0,6% tổng vốn lưu động) mà chỉ tiêu phải thu ngắn hạn khách hàng hiện lại đang giữ tỷ trọng và giá trị cao. Việc chênh lệch quá lớn về giá trị và tỷ trọng của hai chỉ tiêu này làm giảm khả năng thanh toán của DN; cũng như Thang Long University Library 58 những hoạt động SXKD cần tiền mặt nhanh chóng để vận hành. Vì vậy, Công ty cần phải có biện pháp điều chỉnh trong tương lai để làm giảm bớt giá trị và tỷ trọng của các khoản phải thu KH, để có thể thu về tiền mặt phục vụ và tái đầu tư cho quá trình SXKD, bên cạnh đó cũng tăng khả năng thanh toán của mình. Một thiếu sót trong việc quản lý các khoản phải thu của Công ty hiện tại là chưa trích lập và phân bổ vốn cho các khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi, để giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể gặp phải trong tương lai, khi KH không có khả năng trả nợ. e. Quản lý TSLĐ khác tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ Hiện tại, TSLĐ khác của DN chỉ phát sinh chỉ tiêu thuế GTGT được khấu trừ. Chỉ tiêu này chính là hiệu số của thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ mà DN cung cấp trừ đi thuế GTGT đầu vào của nguyên liệu, vật liệu hay sử dụng các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt, vận chuyển, khi DN mua hàng. Như đã phân tích ở trên[1], có thể thấy chỉ tiêu này hiện đang có xu hướng giảm qua 3 năm nghiên cứu. Điều này là do Công ty trong 3 năm lượng hàng hóa và dịch vụ bán ra tăng lên, khiến cho thuế GTGT đầu ra của DN tăng; trong khi đó, DN lại giảm mua sắm khiến cho thuế GTGT đầu vào giảm. Chỉ tiêu này hiện đang chiếm giá trị và tỷ trọng tương đối nhỏ so với tổng nguồn vốn lưu động của DN[2]. Sự biến động của chỉ tiêu này chủ yếu là do hoạt động chi tiêu, mua sắm của DN. [1] bảng 2.4, phần 2.2.1.2: phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ. [2] bảng 2.5, phần 2.2.2.1: phân tích kết cấu vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ. 59 2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 - 2013 2.2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.10: Bảng đánh giá khả năng sinh lời của Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: % TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 2,85 2,85 3,44 0 (0,59) 2 Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) 5,37 3,54 5,08 1,83 (1,54) 3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 9,37 10,32 14,36 (0,95) (4,04) a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013, chỉ tiêu này tuy mang giá trị dương nhưng đang có xu hướng giảm. Trong năm 2012 là 2,85%; giảm 0,59% so với năm 2011, năm 2013 có giá trị bằng năm 2012 là 2,85%. Nguyên nhân sự giảm của chỉ tiêu này là do lợi nhuận ròng trong năm 2012 của doanh nghiệp (tử số) giảm, trong khi đó thì doanh thu thuần (mẫu số) tăng. Điều này xảy ra là do trong năm khi thực hiện kế hoạch mở rộng kênh phân phối, làm cho doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp tăng lên, tuy nhiên chính điều này lại làm cho giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh cũng tăng lên đáng kể so với năm trước. Với các chỉ tiêu khác tăng giảm không đáng kể trong năm (với giá trị nhỏ), điều này đã khiến cho lợi nhuận ròng trong năm của công ty giảm. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 tuy thấp nhưng vẫn >0 cho thấy trong năm doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi (tuy lãi tương đối nhỏ ~ 2,9% so với doanh thu) và có giảm so với năm trước. Việc giảm của tỷ suất này không thể hiện việc kém hiệu quả trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, mà chỉ đơn thuần là do trong năm doanh nghiệp phát sinh thêm nhiều loại chi phí khi thực hiện kế hoạch mới. Thang Long University Library 60 b. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này trong 3 năm có biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2012 tỷ số này giảm 1,54% so với năm trước và giá trị năm 2012 là 3,54%. Sự giảm của tỷ suất này là do lợi nhuận ròng trong năm lại giảm, trong khi đó tổng tài sản bình quân tăng. Hiện tại, tỷ số này >0 cho thấy doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có lãi, nhưng ở mức thấp. DN cần cơ cấu lại tỉ trọng tài sản, hoàn thiện việc thực hiện kế hoạch mới để tăng tỷ suất này lên trong các năm tới. Trong năm 2013, việc cơ cấu lại tài sản của DN trong năm 2013 đã đạt kết quả tích cực khi giá trị của tỷ số này là 5,37%; tăng 1,83% so với năm 2012. Hiện tại, chỉ số bình quân ngành của chỉ tiêu này là 1,97%. Vì vậy, chỉ tiêu này của DN được coi là cao hơn chỉ số bình quân ngành và lớn hơn 0, cho thấy hiện tại DN làm ăn có lãi. c. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này trong giai đoạn 2011 – 2013 đang có xu hướng giảm. Năm 2012, giá trị của chỉ tiêu này là 10,32%; giảm 4,04% so với năm 2011; và trong năm 2013 là 9,37%; giảm 0,95% so với 2012. Chỉ tiêu cho thấy cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra lại sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Nhìn chung, trong năm 2012, ROE của doanh nghiệp giảm nhưng điều đó cũng không chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả biểu hiện ở việc vốn CSH tăng lên và lợi nhuận chỉ giảm với tỷ lệ tương đối nhỏ (do trong năm công ty thực hiện kế hoạch mới : “mở rộng kênh phân phối”). Nguyên nhân giảm của chỉ tiêu này là do lợi nhuận ròng trong năm 2012 giảm còn vốn CSH bình quân lại tăng. Việc thay đổi của tử số đã phân tích nguyên do ở trên, còn sự thay đỏi ở mẫu số là do qua các năm công ty đã tăng phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tiếp tục tái đầu tư sản xuất với tỷ lệ lớn (>30%) qua các năm. Bình quân nhóm ngành công nghiệp của chỉ tiêu này hiện tại là 6,11%; có thể thấy, tỷ số này của DN cao hơn bình quân ngành. Tuy nhiên, là DN vừa và nhỏ, tiềm lực vốn chưa lớn, công ty cũng cần có những biện pháp quản lý vốn hợp lý hơn nữa trong tương lai để tăng chỉ tiêu này. Áp dụng phương pháp phân tích tài chính Dupont đối với Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong giai đoạn này, ta có: 61 Bảng 2.11: Bảng tính toán chỉ tiêu ROE bằng phƣơng pháp Dupont đối với Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn CSH phụ thuộc vào 3 yếu tố: tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Chỉ tiêu này trong giai đoạn 2011 – 2013 biến động không ổn định. Trong năm 2012 đạt giá trị là 4,72% giảm 2,46% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, chỉ tiêu ROS và đòn bẩy tài chính của DN giảm. Năm 2013, chỉ tiêu này tăng lên, cho thấy Công ty trong năm này đã sử dụng vốn đã có hiệu quả hơn. Năm 2013, ROE của DN đạt giá trị là 9,25%, tăng 4,53% so với năm 2012. Điều này là do sự tăng lên của 2 chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Sự tăng lên của hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng sinh lời bằng vốn tự có của công ty trong năm 2013 đã tốt hơn năm 2012, đồng thời công ty cũng dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trên thị trường, bên canh đó DN cũng tăng được hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của DN mình. Việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào trong giai đoạn 2011 – 2013 khá cao, công ty cần tiếp tục giữ vữg và có những định hướng cụ thể hơn để nâng cao hơn nữa hệ số này, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong những năm tới. Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 ROS 2,85 2,85 3,44 Vòng quay tổng tài sản 1,69 1,44 1,07 Đòn bẩy tài chính 1,92 1,15 1,95 ROE 9,25 4,72 7,18 Chênh lệch 4,53 (2,46) Thang Long University Library 62 2.2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.12: Bảng đánh giá khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: lần TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,891 1,467 1,202 0,424 0,265 2 Hệ số thanh toán nhanh 0,663 0,490 0,434 0,173 0,147 3 Hệ số thanh toán tức thời 0,007 0,005 0,006 0,002 (0,001) 4 Khả năng thanh toán lãi vay 4,096 2,926 2,901 1,170 0,025 a. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng. Giá trị này trong năm 2012 là 1,467 lần; tăng 0,265 đơn vị so với năm 2011. Năm 2013 là 1,891; tăng 0,424 đơn vị so với năm 2012. Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa TSNH và nợ NH. Chỉ tiêu này tăng trong giai đoạn 2011 – 2013 là do Nợ NH giảm với tốc độ lớn hơn TSNH. Chỉ tiêu này >1 cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn đang ở trạng thái tốt. Và chỉ tiêu này cũng không quá cao (<2) cho thấy doanh nghiệp không bị ứ đọng các loại TSNH (tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu,...) gây ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Bình quân ngành của chỉ tiêu hệ số thanh toán ngắn hạn hiện tại là 1,18. Giá trị chỉ tiêu này của DN đang cao hơn bình quân ngành. Tuy nhiên, DN cũng cần có những phương hướng quản lý tình hình tài chính của mình để có thể giữ vững và tăng giá trị của chỉ tiêu này trong tương lai. b. Hệ số thanh toán nhanh Chỉ tiêu này trong giai đoạn 2011 – 2013 cũng có xu hướng tăng. Giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2012 là 0,490 lần; tăng 0,147 đơn vị so với năm 2011; và trong năm 2013 là 0,663 lần; tăng 0,173 đơn vị so với năm 2012. Khả năng thanh toán nhanh tăng do hiệu số tổng TSNH và HTK tăng (tử số tăng), cùng với sự giảm của tổng nợ NH (mẫu số giảm). Tuy chỉ tiêu trong năm có tăng, thể hiện hướng tích cực hơn về khả năng thanh toán nợ NH của doanh nghiệp, nhưng vẫn là tương đối thấp (<1), điều này cho thấy hiện tại, doanh nghiệp vẫn gặp 63 khó khăn trong việc thanh toán ngay các khoản nợ NH do HTK còn chiếm tỷ trọng cao trên tổng TSNH. Ở nền kinh tế hiện tại, chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh xấp xỉ ≥ 0,5 vẫn được coi là chấp nhận được. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần xem xét đến các khoản phải thu khó đòi để tăng chỉ tiêu này trong năm tới nhằm tăng khả năng thanh toán của mình. c. Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời của DN trong 3 năm có xu hướng tăng giảm không ổn định. Chỉ tiêu này năm 2012 có giá trị là 0,005 lần; giảm 0,001 đơn vị so với năm 2011. Nguyên nhân giảm trong năm 2012 là do tiền và các khoản tương đương tiền trong năm giảm (do dùng tiền để thanh toán nợ và đầu tư cho kế hoạch mới) với tỷ lệ cao hơn sự giảm của tổng nợ NH. Chỉ tiêu này trong doanh nghiệp phản ánh khả năng sử dụng tiền và các loại TS có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán các khoản nợ NH của doanh nghiệp. Thông thường, chỉ tiêu này thường dao động từ 0,1 – 0,5 là chấp nhận được. Tuy nhiên chỉ tiêu này trong 2 năm liên tiếp 2011 và 2012 đều rất thấp và đang biến động giảm. Tuy nhiên, năm 2013 chỉ tiêu có giá trị là 0,007 lần; tăng 0,002 đơn vị so với năm trước. Sự tăng của chỉ tiêu này trong năm 2013 là do giá trị giảm của chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền (tử số) nhỏ hơn giá trị giảm của chỉ tiêu Nợ ngắn hạn (mẫu số). Hiện tại, chỉ tiêu này tăng bước đầu cho thấy một hướng tích cực hơn trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền mặt. Tuy nhiên, hiện tại, giá trị tiền mặt của DN vẫn còn rất nhỏ và chiếm tỷ trọng thấp; vì vậy DN vẫn cần có những biện pháp điều chỉnh để tăng giá trị chỉ tiêu này trong các năm tới. d. Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay của DN trong giai đoạn này nhìn chung có xu hướng tăng lên. Chỉ tiêu này tăng tổng cộng 1,195 lần từ năm 2011 với giá trị là 2,901 lần lên 4,096 lần vào năm 2013. Nhìn chung, chỉ tiêu này lớn hơn 1 là tốt, cho thấy DN không vay nợ quá khả năng chi trả của mình. Hiện tại, chỉ tiêu này ngày càng có xu hướng tăng thể hiện DN đã tự chủ hơn về nguồn vốn mà mình đang sử dụng để đầu tư cho hoạt động SXKD, tăng các khả năng thanh toán trong ngắn hạn, tạo niềm tin đối với chủ nợ. Thang Long University Library 64 2.2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động Bảng 2.13: Bảng đánh giá hiệu quả quản lý VLĐ của Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 1 Vòng quay VLĐ trong kỳ (vòng) 1,865 1,450 1,843 0,415 (0,393) 2 Thời gian luân chuyển VLĐ (ngày) 196 252 198 (56) 54 3 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (lần) 0,536 0,690 0,543 (0,154) 0,147 a. Vòng quay VLĐ trong kỳ và Thời gian luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu Vòng quay VLĐ trong kỳ của DN trong 3 năm có xu hướng biến động không ổn định. Thời gian luân chuyển VLĐ do phụ thuộc vào chỉ tiêu vòng quay VLĐ nên trong giai đoạn 2011 – 2013 cũng có xu hướng biến động tương tự. Năm 2012, giá trị của chỉ tiêu này là 1,450 vòng trong một năm; giảm 0,393 vòng so với năm 2011. Sự giảm của chỉ tiêu này là do DTT tăng một lượng giá trị nhỏ hơn so với giá trị tăng của chỉ tiêu Bình quân VLĐ. Chính vì vậy, trong năm 2012, thời gian luân chuyển VLĐ của Công ty là 252 ngày, tăng 54 ngày so với năm 2011. Chỉ tiêu này tăng có nghĩa là DN trong năm 2012 cần nhiều thời gian hơn trong việc luân chuyển VLĐ. Việc tăng lên của chỉ tiêu này một phần thể hiện sự kém hiệu quả trong việc quản lý VLĐ trong năm 2012 so với năm 2011. Điều này một phần là do lượng HTK của DN tăng nhanh khi thực hiện kế hoạch mới dẫn đến sự tăng của chỉ tiêu này. Chỉ tiêu Vòng quay VLĐ trong năm 2013 lại tăng, VLĐ quay được 1,865 vòng trong năm này; tăng 0,415 vòng so với năm 2012 và cao hơn cả giá trị năm 2011. Sự tăng trong năm 2013 là do chỉ tiêu DTT tăng trong khi bình quân VLĐ lại giảm. Thời gian luân chuyển VLĐ chính vì vậy giảm xuống còn 196 ngày, tức là giảm 56 ngày so với năm 2012, và giá trị này còn thấp hơn cả năm 2011. Điều này cho thấy, trong năm 2013 DN đã có những điều chỉnh hợp lý hơn trong việc quản lý VLĐ để có thể tiết kiệm chi phí và vận hành SXKD tốt hơn. 65 Điều này chủ yếu là do DN giảm được lượng HTK trong năm 2013, thể hiện bước hiệu quả đầu tiên của việc “Mở rộng kênh phân phối”. Việc này làm giảm bớt lượng HTK, giúp DN giảm các chi phí liên quan đến việc lưu trữ, làm tăng vòng quay VLĐ. b. Hệ số đảm nhiệm VLĐ Hệ số đảm nhiệm VLĐ của doanh nghiệp cũng biến động không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Hệ số đảm nhiệm VLĐ phản ánh để có được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Chỉ tiêu này trong năm 2012 là 0,690 lần; tăng 0,147 đơn vị so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng này do VLĐ bình quân năm 2012 (tử số) tăng một giá trị lớn hơn nhiều lần sự tăng của chỉ tiêu Doanh thu thuần (mẫu số). Điều này cho thấy, hiệu quả quản lý VLĐ của DN trong năm 2012 giảm so với 2011. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong năm 2013 có giá trị là 0,536 lần; giảm 0,154 đơn vị so với năm 2012. Sự giảm này là do VLĐ bình quân (tử số) giảm trong khi DTT trong năm 2013 (mẫu số) lại tăng. Điều này cho thấy Công ty đã có những điều chỉnh để quản lý lượng VLĐ trong DN mình hiệu quả hơn. c. Mức tiết kiệm VLĐ Mức tiết kiệm VLĐ phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kì này so với kì trước. Mức tiết kiệm VLĐ được thể hiện bằng 2 chỉ tiêu là: mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối và mức tiết kiệm VLĐ tương đối. Hai chỉ tiêu này trong giai đoạn 2011- 2013 như sau: Thang Long University Library 66 Bảng 2.14: Bảng phân tích mức tiết kiệm VLĐ của Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Năm K0 K1 VLĐ Q0 VLĐ Q1 M1 VTKTĐ VTKTgĐ 2013 252 196 29.527.447.313 23.562.303.197 43.227.699.750 (5.965.144.116) (6.724.308.850) 2012 198 252 22.780.032.616 29.527.447.313 42.182.067.590 6.747.414.687 6.327.310.139 2011 146 198 12.207.665.290 22.780.032.626 41.418.241.138 10.572.367.336 5.982.634.831 Mức tiết kiệm VLĐ của doanh nghiệp trong 3 năm có xu hướng biến động không ổn định. Cả hai chỉ tiêu Mức tiết kiệm VLĐ tuyệt đối và tương đối trong năm 2011 và 2012 đều mang giá trị dương. Điều này cho thấy việc quản lý VLĐ trong 2 năm này chưa thực sự đạt hiệu quả, do không tiết kiệm được VLĐ. Có thể thấy trong 2 năm này, DN vẫn chưa tiết kiệm được VLĐ, cụ thể trong năm 2011, công ty cần thêm 10.572.367.336 đồng VLĐ để duy trì hoạt động SXKD; và trong năm 2012 cần bỏ ra thêm 6.747.414.687 đồng (tuy có giảm, nhưng vẫn mang giá trị dương). Điều này cho thấy DN đang sử dụng một lượng VLĐ nhiều hơn qua các năm để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2013, chỉ tiêu này lại mang giá trị âm. Cụ thể: Số VLĐ tuyệt đối tiết kiệm được là 5.965.144.116 đồng, tương đối là 6.724.308.850 đồng. Tức là việc quản lý VLĐ đã có sự hiệu quả hơn thể hiện bằng việc số VLĐ tiết kiệm được trong kỳ. Doanh nghiệp sử dụng một lượng ít hơn VLĐ nhưng vẫn duy trì được hoạt động SXKD có hiệu quả. Điều này thể hiện qua số ngày luân chuyển VLĐ trong năm 2013 giảm xuống, cho thấy chỉ tiêu M1 (tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch) tăng lên. Nhìn chung, năm 2013, DN đã có nhiều biện pháp điều chỉnh việc quản lý vốn nói chung và VLĐ nói riêng để quá trình hoạt động SXKD hiệu quả hơn, mang về được nhiều lợi nhuận và tiết kiệm được nhiều chi phí hơn. 67 2.2.3.2.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý từng bộ phận VLĐ tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Bảng 2.15: Bảng phân tích chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng bộ phận VLĐ tại Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tê Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013/2012 2012/2011 1 Hệ số lưu kho (vòng) 2,571 1,870 2,661 0,701 (0,791) 2 Thời gian luân chuyển HTK TB (ngày) 140 193 135 (52) 57 3 Hệ số thu nợ (vòng) 6,274 6,160 8,470 0,113 (2,310) 4 Thời gian thu nợ TB (ngày) 57 58 43 (1) 16 5 Hệ số trả nợ (vòng) 7,160 4,945 4,864 2,215 0,081 6 Thời gian trả nợ TB (ngày) 50 73 74 (23) (1) 7 Thời gian quay vòng tiền TB (ngày) 147 178 104 (31) 74 a. Chỉ tiêu liên quan đến HTK - Hệ số lưu kho (số vòng quay HTK): chỉ tiêu này nhìn chung qua 3 năm có xu hướng biến động tăng giảm không ổn định. Giá trị của chỉ tiêu năm 2012 là 1,870 vòng; giảm 0,791 đơn vị so với năm 2011. Chỉ tiêu này trong năm 2012 giảm là do GVHB tăng với giá trị nhỏ hơn so với sự tăng của chỉ tiêu HTK bình quân. Điều này cho thấy trong năm 2012 hiệu quả quản lý HTK của Công ty giảm xuống do một lượng HTK lớn được dự trữ trong DN để phục vụ cho kế hoạch “mở rộng kênh phân phối” đang được thực hiện trong năm này. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong năm 2013 lại tăng 0,701 đơn vị so với 2012, và hiện giá trị là 2,571 vòng. Chỉ tiêu này trong năm tăng là do GVHB tăng, trong khi đó HTK bình quân giảm. Hệ số lưu kho hay còn gọi là vòng quay hàng tồn kho càng cao thì hoạt động SXKD càng có hiệu quả. Điều này cho thấy, trong năm 2013, DN sau 2 năm thực hiện kế hoạch mới đã có những điều chỉnh để quản lý HTK hợp lý hơn, giảm thiểu chi phí để đầu tư cho hoạt động SXKD. Thang Long University Library 68 - Thời gian luân chuyển HTK trung bình (ICP): chỉ tiêu này phụ thuộc vào Hệ số lưu kho nên cũng có biến động tăng giảm không ổn định trong 3 năm. Và lí do tăng – giảm của chỉ tiêu này cũng tương tự như của hệ số lưu kho. Năm 2012, thời gian luân chuyển HTK là 193 ngày, tăng 57 ngày so với năm 2011. Năm 2013, chỉ tiêu này giảm xuống còn 140 ngày, giảm 52 ngày so với năm 2012. Chỉ tiêu này giảm vào năm 2013 cho thấy vào năm này DN đang bán hàng nhanh hơn, HTK trong năm này không bị ứ đọng nhiều. b. Chỉ tiêu liên quan đến các khoản phải thu - Hệ số thu nợ (số vòng quay các khoản phải thu): chỉ tiêu này của DN cũng có biến động tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Năm 2012, số vòng quay của các khoản phải thu là 6,160 vòng một năm, giảm 2,310 vòng so với năm 2011. Sự giảm này là DTT (tử số) tăng một lượng nhỏ hơn sự tăng của bình quân Các khoản phải thu (mẫu số). Lí do là trong năm 2012, Công ty tăng cấp tín dụng cho Khách hàng. Chỉ tiêu này trong năm 2013 tăng nhẹ lên 6,274 vòng một năm, cao hơn năm 2012 là 0,113 đơn vị. Điều này là do trong năm 2013 Công ty đã có những điều chỉnh để quản lý VLĐ hiệu quả hơn thể hiện qua việc DTT tăng một lượng giá trị lớn hơn giá trị tăng của Bình quân các khoản phải thu. - Thời gian thu nợ TB (ACP): tương tự, chỉ tiêu này phụ thuộc vào hệ số thu nợ nên cũng có những biến động tăng, giảm không ổn định. Vì tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu hệ số thu nợ nên trong năm 2012, chỉ tiêu này tăng, tương ứng với số ngày thu nợ trong năm này tăng 16 ngày so với năm 2011. Thời gian thu nợ trung bình trong năm 2012 là 58 ngày. Năm 2013, số ngày thu nợ TB giảm xuống 1 ngày so với năm 2012, còn 57 ngày. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, tức là DN không bị KH chiếm dụng vốn quá lâu, có vốn để đầu tư cho hoạt động SXKD. Trong năm 2013, chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm cho thấy DN đã có những động thái nhất định để điều chỉnh chiến lược quản lý VLĐ có hiệu quả hơn. c. Chỉ tiêu liên quan đến khoản phải trả - Hệ số trả nợ: chỉ tiêu này cho biết để chuẩn bị mỗi đồng phải trả do chiếm dụng vốn, DN có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Chỉ tiêu này trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng lên. Sự tăng lên này là do GVHB và CPBH, QLDN (tử số) tăng lên, trong khi đó ở mẫu số, Phải thu Khách hàng lại giảm giá trị nhiều hơn giá trị tăng của chỉ tiêu còn lại là Lương, thưởng và Thuế. Qua 3 năm, chỉ tiêu 69 này tăng 2,296 vòng; từ 4,864 vòng năm 2011 lên 7,610 vòng trên năm vào năm 2013. Chỉ tiêu này tăng cho thấy hiện tại hiệu quả SXKD của DN đạt lợi nhuận cao hơn, DN tăng tính tự chủ tài chính của mình, giảm một phần nào đó phụ thuộc vào các khoản vay so với các năm trước. - Thời gian trả nợ TB (APP): chỉ tiêu này phụ thuộc vào Hệ số trả nợ và tỷ lệ nghịch với nó. Vì chỉ tiêu Hệ số trả nợ có xu hướng tăng nên trong 3 năm, chỉ tiêu Thời gian trả nợ TB đang có xu hướng giảm. Chỉ tiêu này trong năm 2012 là 73 ngày, chỉ giảm 1 ngày so với 2011; và năm 2013 là 50 ngày, giảm 23 ngày so với năm 2012. Thời gian trả nợ TB giảm cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ của DN tăng. Khoảng thời gian này được cho rằng là càng dài càng tốt vì đó là thời gian mà DN chiếm dụng được vốn của người bán để tái đầu tư SXKD. Tuy nhiên, nếu thời gian này quá dài có thể làm mất uy tín của DN đối với người bán và chủ nợ. d. Thời gian quay vòng tiền trung bình Thời gian quay vòng tiền TB của DN hiện tại đang có biến động không ổn định. Chỉ tiêu này năm 2012 là 178 ngày, tăng 74 ngày so với năm 2011. Chỉ tiêu này tăng trong năm 2012 là do sự tăng của chỉ tiêu Thời gian luân chuyền hàng tồn kho TB và Thời gian thu nợ TB. Năm 2013, thời gian quay vòng tiền TB 147 ngày, giảm 31 ngày so với năm 2012. Điều này là do cả 3 chỉ tiêu cấu thành nên đều giảm. Sự giảm của chỉ tiêu này cho thấy, Công ty tăng có những biện pháp làm giảm thiểu sự khan hiếm của tiền mặt phục vụ cho hoạt động SXKD và thể hiện hiệu quả quản lý tiền mặt nói riêng và quản lý VLĐ nói chung của DN tăng lên. Thang Long University Library 70 2.2.4. Đánh giá công tác quản lý VLĐ tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong giai đoạn 2011 – 2013 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được Trong giai đoạn 2011 – 2013, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ đã đạt được những thành tựu nhất định trong Công tác quản lý VLĐ theo hướng tích cực và hiệu quả hơn. Cụ thể: - Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, với nhiệm vụ cụ thể được phân công rõ ràng. Công tác hạch toán kế toán, phân tích hoạt động SXKD được tổ chức và thực hiện tốt giúp Công ty nắm được tình hình vốn, nguồn hình thành, tình hình tăng giảm VLĐ trong kỳ, khả năng thanh toán và sinh lời. Trên cơ sở giúp Công ty đề ra được cho mình các giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về VLĐ, quản lý nó một cách có hiệu quả hơn. - Qua phân tích có thể nhận thấy, công tác quản lý VLĐ trong năm 2013 đã có những hiệu quả rõ rệt so với các năm trước, thể hiện qua việc các chỉ tiêu tài chính thay đổi theo hướng tích cực như việc giảm dần số ngày luân chuyển HTK TB, thời gian thu nợ, trả nợ TB như đã phân tích ở trên, hay khả năng thanh toán trong ngắn hạn của DN cũng dần tăng lên và cao hơn bình quân nhóm ngành. Điều này cho thấy, Công ty đã đề ra được kế hoạch quản lý VLĐ hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong năm 2013, để thích nghi với việc thực hiện kế hoạch “Mở rộng kênh phân phối”, cũng như cải thiện tình hình quản lý VLĐ hiện tại của DN. - Tình hình vay nợ trong Công ty cũng giảm dần, khiến lượng VLĐ ròng tăng lên. Điều này dần cho thấy Công ty đã tự chủ được tài chính của mình để phục vụ cho quá trình SXKD, ít phụ thuộc hơn vào những khoản vay nợ bên ngoài. Điều này còn cho thấy khả năng thanh toán trong ngắn hạn các khoản nợ, lãi vay thay đổi theo hướng tích cực hơn. - Công ty cũng đã cơ cấu lại bộ máy quản lý, bán hàng giúp tiết kiệm được những chi phí phát sinh trong quá trình SXKD nhằm vận hành hoạt động một cách hiệu quả hơn và tăng lợi nhuận. - Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của DN cũng có những thay đổi theo chiều hướng tốt, cao hơn mức bình quân ngành, DN cần có những biện pháp quản lý tốt hơn nữa để duy trì chỉ tiêu này trong tương lai. 71 2.2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp chưa cao. Biểu thị ở nguồn vốn chiếm xấp xỉ 55% là vốn đi vay, lượng tiền mặt trong DN có giá trị và tỷ trọng cực thấp, lại đang có xu hướng giảm dần. Điều này gây bất lợi trong việc đầu tư vào công nghệ, thay đổi dây chuyền sản xuất thiết bị hiện đại hơn trong tương lai. Từ đó về lâu dài có thể làm giảm khả năng sinh lời và DN không có sẵn sàng tiền mặt để phục vụ trong giao dịch SXKD. - Hiện tại, Công ty đang theo đuổi chiến lược quản lý VLĐ thận trọng, điều này tuy có thể làm giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động SXKD nhưng lại làm giảm khả năng sinh lời của Công ty – điều này thể hiện qua việc Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của DN trong 3 năm biến động tăng không nhiều. - Lượng HTK của DN lớn do việc chuẩn bị hàng hóa phục vụ cho kế hoạch “Mở rộng kênh phân phối”, điều này dẫn tới chi phí lưu trữ cũng tăng cao. - Trong các năm hoạt động, Công ty cũng không trích lập các quỹ dự phòng như: Dự phòng giảm giá HTK, dự phòng phải thu ngắn hạn, điều này tuy tiết kiệm được lượng tiền mặt để tài đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng lại làm tăng rủi ro khi thực tế hàng hóa có thể bị giảm giá hay khách hàng không trả được nợ. - Ngoài ra, trong Công tác quản lý VLĐ nói riêng và quản lý Vốn nói chung, Công ty chỉ tập trung vào những khoản vay ngắn hạn – những khoản vay cần thanh toán ngay và lãi suất cao. Trong các năm tới, Công ty cần cân nhắc đến các khoản vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và giúp DN có thể lên kế hoạch trả nợ hợp lý hơn trong tương lai. - TSCĐ trong DN hiện đang lỗi thời và khấu hao gần hết giá trị do chưa được đầu tư thay thế, điều này là do Công ty tập trung phần lớn nguồn vốn lưu động của mình đầu tư cho TSLĐ. Thang Long University Library 72 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT MỸ 3.1. Phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ 3.1.1. Định hướng phát triển Tiếp tục xây dựng và phát triển, giữ vững Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ là một doanh nghiệp sản xuất kết hợp thương mại, lấy hiệu quả kinh tế là thước đó cho sự phát triển ổn định và bền vững. Lấy việc sản xuất các sản phẩm phục vụ cho hoạt động thương mại làm lợi thế và cơ sở cho sự phát triển bền vững lâu dài. Phát triển và mở rộng nhanh chóng mạng lưới phân phối trong nước, chú trọng vào các thị trường tiềm năng. Bên cạnh đó, với định hướng phát triển bền vững “An toàn – Tiết kiệm – Thân thiện với môi trường” từ khi mới thành lập; trong gần 10 năm hoạt động, công tác bảo vệ môi trường luôn được công ty quan tâm đầu tư và tổ chức thực hiện thông qua việc tuân thủ tốt chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, tổ chức quan trắc và báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ hàng năm, thực hiện thu gom và xử lý tái chế các chất thải đúng theo yêu cầu quy định, cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường lao động ngày càng xanh và sạch hơn. 3.1.2. Mục tiêu chiến lược Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành và thực tiễn phát triển gần 10 năm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có kế hoạch củng cố và mở rộng thị trường như sau: - Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường Hà Nội là khu vực có sức tiêu thụ cao và Doanh nghiệp rất có khả năng phát triển trước mắt và lâu dài. Mục tiêu những năm tới thị trường Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn khoảng 60% tổng doanh thu của Doanh nghiệp. - Hoàn thiện kế hoạch “Mở rộng kênh phân phối” với 24 cửa hàng và 30 đại lý chính thức trên toàn quốc vào năm 2015. Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn dẫn tới chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế luôn đòi hỏi phải có những sản phẩm không chỉ có chất lượng cao mà còn phải có mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nắm được điều đó các doanh nghiệp đã xác định các mục tiêu về chính sách sản phẩm của mình như sau: - Cải tiến mẫu mã, tăng cường chất lượng là một giải pháp mang tính sống còn để tồn tại và phát triển. 73 - Doanh nghiệp sẽ tập trung tiêu thụ các mặt hàng khác nhau với các đối tượng khách hàng khác nhau, phấn đấu để có được lượng tiêu thụ ổn định và các mặt hàng có nhu cầu lớn nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý Vốn lƣu động tại Công ty TNHH Thƣơng mại Quốc tế Việt Mỹ giai đoạn 2011 – 2013 Trong giai đoạn 2011 – 2013, Công ty vẫn giữ vững sự phát triển và cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra, doanh thu và lợi nhuận có tăng hơn so với năm trước đó. Trong các năm tới, Công ty sẽ xây dựng bộ máy quản lý, sản xuất và bán hàng ổn định hơn; hoàn thành việc mở rộng kênh phân phối bán hàng trên toàn quốc. Để thực hiện được những điều đã nêu trên, Công ty cần có chiến lược Quản lý vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng thực sự hiệu quả để có thể đạt được những định hướng phát triển của mình trong tương lai. Dựa trên những hạn chế trong công tác Quản lý VLĐ tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong giai đoạn 2011 – 2013 có thể đưa ra một số giải pháp sau đây. 3.2.1. Một số giải pháp chính Nhận thức được tầm quan trọng của Công tác Quản lý VLĐ, Công ty có thể cải thiện tình hình sử dụng VLĐ hiện tại của mình bằng một số giải pháp sau: 3.2.1.1. Hoàn thiện Công tác Quản lý vốn bằng tiền Qua phân tích tình hình Quản lý vốn lưu động tại Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong giai đoạn 3 năm gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy công tác quản lý tiền chưa thực sự tốt. Cụ thể, nguồn vốn bằng tiền trong DN có giá trị cực kỳ nhỏ và đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng vốn dĩ cũng đã tương đối nhỏ so với tổng VLĐ. Tiền và các khoản tương đương tiền của DN cao nhất chỉ chiếm tỷ trọng 0,53% trên tổng VLĐ vào năm 2011. Tỷ trọng này vào năm 2013 giảm xuống chỉ còn 0,34%. Việc duy trì giá trị và tỷ trọng tiền mặt trong DN tương đối nhỏ như vây có thể dễ dàng nhận thấy khả năng thanh toán ngay các khoản vay ngắn hạn của DN đang trong trạng thái chưa thực sự tốt. DN có thể gặp khó khăn về hoạt động thanh toán ngắn hạn nếu không tính đến HTK. Vì vậy trong các năm tới, Công ty cần xem xét và tính toán được mức dự trữ tiền mặt hợp lý của DN mình sao cho khả năng thanh toán được đảm bảo và cải thiện mà không gây ứ đọng vốn. Để làm được điều này, Công ty có thể áp dụng mô hình Baumol hay mô hình Miller – Orr về quản lý tiền mặt, để có thể cải thiện được Công tác Quản lý vốn bằng tiền. Thang Long University Library 74 Vì là Công ty TNHH, DN cũng không có bất cứ khoản đầu tư tài chính nào và nhu cầu về tiền của mọi DN trong thực tế đều không ổn định; vì vậy việc sử dụng mô hình Baumol là rất khó tính toán và xác định đối với Công ty. Từ đó, ta có thể sử dụng mô hình Miller – Orr để giúp Công ty cải thiện về tình hình quản lý tiền mặt như sau: Dựa vào sơ đồ 1.2: Mô hình Miller – Orr về quản lý tiền mặt, có thể nhận thấy để áp dụng Mô hình này cần chú ý đến: giới hạn trên (H), giới hạn dưới (L) và số dư tiền mặt mục tiêu (Z). Ban quản lý Công ty thiết lập H căn cứ vào chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền và L căn cứ vào mức độ rủi ro thiếu tiền mặt. Gọi F là chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán các chứng khoán khả thị ngắn hạn và F là cố định. K là lãi suất ngắn hạn. Dựa vào bảng dự trữ tiền mặt hàng tháng của DN trong năm 2013 và tính toán trên Excel, ta có độ lệch chuẩn () của dòng tiền tệ hàng năm trong doanh nghiệp TB là cố định và bằng 30.000.000 đồng. Từ đó, ta có thể giả định Mô hình Miller – Orr đối với Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ để áp dụng vào năm 2014 như sau: - Giới hạn dưới (L): 0 đồng. - Phương sai của dòng tiền tệ hàng năm là: 2 = (30.000.000)2 = 900*1012 đồng. - Lãi suất ngắn hạn ngân hàng k = 8% /năm. - Chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn F = 10.000.000 đồng/năm Từ giả định trên, ta có mức tiền mặt mục tiêu là: Z =√ 3(10.000.000)(900*1012) 4 (0,08) + 0 = 43.860.266 đồng H = 3 x 43.860.266 = 131.580.798 đồng Từ đó, ta có số dư tiền mặt tối ưu của Công ty (C*) là: C * = 4Z - L 3 = 4 x 131.580.798 - 0 3 = 175.441.064 đồng. Vì vậy hàng năm, Công ty cần nâng mức tiền mặt dự trữ tối ưu của mình lên xấp xỉ 175.441.064 đồng. Hiện tại, mức tiền mặt cuối kỳ trong DN vào cuối năm 2013 là 76.577.726 đồng, thấp hơn nhiều so với mức dự trữ tiền mặt cần thiết và còn có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong năm 2014, DN có thể áp dụng mô hình Miller – Orr để tính toán mức tiền mặt cần dự trữ như trên rồi có những phương hướng điều chỉnh tăng lượng tiền dự trữ của DN trong tương lai. Việc áp dụng các mô hình tính toán về việc quản lý tiền mặt sẽ giúp DN định hướng và nắm bắt được tình trạng tiền mặt có trong DN mình hiện tại có đang ở mức 75 tối ưu hay không. Từ đó nhanh chóng có những biện pháp cải thiện để nâng cao hiệu quả Quản lý VLĐ nói chung và Quản lý tiền mặt nói riêng trong DN. 3.2.1.2. Hoàn thiện Công tác Quản lý Hàng tồn kho Tồn kho dự trữ là khoản mục chiếm giá trị và tỷ trọng cao nhất trong tổng số VLĐ của DN qua các năm và còn đang có xu hướng tăng lên. Việc tăng lên của HTK là do Công ty đang có những công tác thực hiện kế hoạch “Mở rộng kênh phân phối”, cần sẵn sàng một lượng HTK lớn để cung cấp cho các nhà phân phối, đại lý, Tuy nhiên khi kế hoạch đã đưa vào thực hiện được 2 năm và đã có những bước thành công đầu tiên thì Công ty nên có kế hoạch điều chỉnh được lượng HTK hợp lý để có thể giảm thiểu chi phí lưu kho, tiết kiệm các khoản chi phí liên quan đến HTK, để lấy đó tái phục vụ cho quá trình SXKD. Ngoài việc kích cầu bằng cách đưa ra những khuyến mãi, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán trong giao dịch mua bán đế làm giảm lượng HTK, là DN thương mại và sản xuất, Công ty còn có thể xem xét áp dụng một biện pháp tối ưu hơn là áp dụng mô hình EOQ – mô hình xác định lượng đặt hàng tối ưu và thời gian đặt hàng tối ưu. Áp dụng mô hình này, Công ty cần xác định được chi phí cho từng loại đơn vị hàng lưu kho của mình, chi phí cho một lần đặt hàng và số lượng bán TB của 1 năm. Từ đó, dựa trên công thức của mô hình, Công ty có thể dễ dàng xác định lượng đặt hàng tối ưu của mình đối với từng loại nguyên liệu, vật liệu dùng trong sản xuất và thời gian dự trữ tối ưu cho các khoản mục hàng lưu kho. Từ đó, Công ty có thể tối đa hóa giá trị tài sản của mình bằng cách tối thiểu hóa chi phí cho lưu trữ. Có thể áp dụng mô hình EOQ cho Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong các năm tới với những giả sử mô hình dựa trên số liệu năm 2013 từ báo cáo Kho của DN. Hàng lưu kho của DN bao gồm: Thành phẩm, NVL, Hàng hóa. Giả sử hàng lưu kho của DN đều có đơn vị tính là chiếc. Nhu cầu về hàng hóa TB trong kỳ của DN chính là số lượng bán trong kỳ đó. Và nhu cầu này trong năm tới của DN dự tính là: 4.560.000 chiếc (Q); số lượng của một lần đặt hàng là 380.000 chiếc. Từ đó, có thể tính toán dự tính các chỉ tiêu liên qua như sau: - Chi phí dự trữ của một đơn vị hàng lưu kho (C): Tất cả chi phí lưu kho của DN trong 1 năm ước lượng dự tính như sau:  Bốc xếp, vận chuyển: 700.000.000 đồng.  Đóng gói: 250.000.000 đồng.  Bảo hiểm: 450.000.000 đồng.  Hao hụt, hư hỏng: 750.000.000 đồng.  Quản lý kho, thiết bị: 2.500.000.000 đồng. Thang Long University Library 76 Tổng: 4.650.000.000 đồng Suy ra: C = 4.650.000.000 4.560.000 = 1.020 đồng - Chi phí một lần đặt hàng (O):  Giao dịch (điện thoại, giấy tờ, đi lại): 2.000.000 đồng.  Quản lý: 1.000.000 đồng.  Kiểm tra: 1.500.000 đồng.  Thanh toán: 500.000 đồng. Suy ra: O = 5.000.000 đồng Từ những tính toán ở trên, ta có: - Chi phí lưu kho: 4.650.000.000 đồng - Chi phí đặt hàng = S Q x O = 4.560.000 380.000 x 5.000.000 = 60.000.000 đồng. Suy ra: Tổng chi phí = CP lưu kho + CP đặt hàng = 4.650.000.000 + 60.000.000 = 4.710.000.000 đồng. Vậy ta có lượng đặt hàng tối ưu Q* trong năm tới là: EOQ = Q * = √2 S*O C = √2 4.560.000 x 5.000.000 1020  211.438 chiếc/lần. Áp dụng mô hình này, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ trong các năm tới có thể dễ dàng tính toán được lượng đặt hàng tối ưu để tối thiểu hóa chi phí cho đặt hàng và lưu trữ, từ đó làm tối đa hóa giá trị TS của chủ sở hữu. 3.2.2. Một số giải pháp hỗ trợ - Giải pháp 1: Cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, xác lập cơ cấu nguồn tài trợ VLĐ một cách tối ưu. Hiện tại, Công ty chỉ tập trung vào nguồn vốn vay ngắn hạn mà chủ yếu là vay nợ ngân hàng và phải trả người bán – những khoản tài trợ và chiếm dụng có chi phí huy động cao. Công ty nên cân nhắc chuyển hướng sang vay nợ dài hạn để có thể tiết kiệm được chi phí huy động vốn, tránh khan hiếm vốn và có nhiều thời gian để sắp xếp kế hoạch trả nợ phù hợp hơn. 77 Bên cạnh đó, Công ty còn cần có những biện pháp cơ cấu lại tỷ trọng hiện tại giữa NVNH và NVDH để đảm bảo hoạt động SXKD được diễn ra hiệu quả và đều đặn, bên cạnh đó cũng cho hiệu suất sinh lời cao hơn, có thể tính toán trước rủi ro để có những biện pháp chuẩn bị.  Cách thực hiện: Công ty có thể áp dụng mô hình tài trợ VLĐ tối ưu như sau: Toàn bộ TSDH thường xuyên được đảm bảo bằng NVDH. Toàn bộ TSNH được tài trợ bằng NVNH (áp dụng chiến lược Quản lý VLĐ dung hòa). Và NVDH của DN không chỉ nên bao gồm Nguồn đầu tư của CSH và Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, mà Công ty nên mở rộng sang việc huy động vốn bằng các nguồn vay dài hạn để tiết kiệm chi phí. Hình 3.1: Mô hình tài trợ VLĐ  Ƣu điểm: sử dụng mô hình này có thể làm giảm chi phí sử dụng vốn và tính chất cơ cấu NV cũng khá linh hoạt. Bên cạnh đó còn có thể làm tăng mức sinh lời hiện tại của doanh nghiệp.  Nhƣợc điểm: rủi ro cao hơn so chiến lược Quản lý VLĐ hiện tại của DN. - Giải pháp 2: Giảm lượng thành phẩm hàng tồn kho bằng cách tăng cường công tác tiêu thụ với kế hoạch “Mở rộng kênh phân phối” có kết hợp thêm các chiến lược Marketing hợp lý. Từ đó tăng doanh thu tiêu thụ dẫn đến tăng tốc độ luân chuyển VLĐ. Thang Long University Library 78 Vì hiện tại Công ty đang thực hiện kế hoạch “Mở rộng kênh phân phối” vì vậy chiến lược Marketing phù hợp mà hiện tại DN nên áp dụng là Chiến lược Kênh phân phối (Places). Chiến lược Marketing này có thể được thực hiện như sau:  Tuyển chọn các thành viên của Kênh phân phối: từ các nhà phân phối thiết bị điện trên toàn quốc, bao gồm các nhà phân phối cũ, mới và chưa từng hợp tác. Công ty phải biết thu hút các nhà phân phối có chất lượng dựa trên các đặc điểm: khả năng am hiểu và quan hệ tốt với khách hàng, khả năng hợp tác, hiệu quả và uy tín trong kinh doanh, Sau khi lựa chọn được nhà phân phối phù hợp, sẽ tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối.  Có các biện pháp kích thích thành viên trung gian phân phối một cách thường xuyên để họ làm việc tốt hơn. Công ty cần phải hiểu được nhu cầu và mong muốn của họ. Có thể kích thích các thành viên của Kênh phân phối bằng một số cách, áp dụng vào những hoàn cảnh phù hợp như: đưa ra mức lời, tiền thưởng, trợ cấp, thi đua doanh số; đưa ra những hợp đồng làm ăn lâu dài vì lợi ích chung; hay lập chương trình phân phối cùng vạch ra mục tiêu kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ,  Đánh giá các thành viên của Kênh: Công ty cần định kỳ đánh giá hoạt động của nhà phân phối thông qua một số tiêu chuẩn như định mức doanh số, số lượng nhập hàng, số lần đặt hàng để sắp xếp các nhà phân phối này vào danh sách tiềm năng hay không. Từ đó có thể đưa ra một số ưu đãi nhất định như chiết khấu, quà tặng, KẾT LUẬN Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cùng với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để tăng lợi thế cạnh tranh và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả của chính mình, bản thân mỗi doanh nghiệp cần có những phương hướng để quản lý Vốn nói chung và Vốn lưu động nói riêng thực sự tiết kiệm và hợp lý. Việc quản lý Vốn lưu động có hiệu quả chính là cơ sở giúp doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh thuận lợi. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình Quản lý Vốn lưu động của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ nhìn chung đã được cải thiện rõ rệt và những bước đầu cho thấy một cái nhìn tích cực hơn. Tuy nhiên, là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tiềm lực tài chính chưa cao mà hiện tại quá trình sản xuất kinh doanh đang trên đà phát triển, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để hoàn thiện Công tác Quản lý Vốn lưu động của mình trong tương lai. Trong quá trình thực hiện khóa luận này, em đã có những cơ hội để vận dụng được những kiến thức đã học về tài chính doanh nghiệp nói chung quản lý Vốn lư động nói riêng vào thực tế của công ty. Qua đó, em không những được củng cố một cách vững chắc hơn những kiến thức đã được các thầy cô truyền dạy mà còn có thể nắm được phương pháp áp dụng lý thuyết đó vào thực tế. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện khóa luận này có thể còn những điểm chưa hợp lý, những đánh giá có thể chưa thật sát thực, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu nhất do em còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thiếu hiểu biết thực tế. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung ý kiến nhận xét từ phía các quý thầy cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hồng Nga đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2011 của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ. 2. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ. 3. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2013 của Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Việt Mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Th.s Lưu Thị Hương (2002), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. PGS.TS Nguyễn Năng Phúc (2008), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 3. Phan Trần Trung Dũng (2014), Tài chính 101 – Tài chính cho mọi người, NXB Lao động – Xã hội. 4. Tài liệu trực tuyến: - https://voer.edu.vn/m/von-va-vai-tro-cua-von-doi-voi-doanh- nghiep/91875f8e - https://voer.edu.vn/m/von-luu-dong-va-vai-tro-cua-von-luu-dong/1fbd3a15 - dupont/ Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa16735_0208.pdf
Luận văn liên quan