Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009

Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay thì vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là vấn đề được cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn những khó khăn cũng như những thuận lợi của doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009” đã hệ thống hóa được một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong thời gian 2007 -2009. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới. Cụ thể: Thứ nhất: Đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh, vận dụng lý luận này để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009. Thứ hai: Quá trình phân tích đề tài đã khái quát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009 như sau: Về kết quả sản xuất kinh doanh: Nhìn chung trong giai đoạn 2007 - 2009 kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt tăng qua các năm, trong đó năm 2009 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong cả giai đoạn ngiên cứu cả doanh thu và chi phi của doanh nghiệp đều tăng, tuy nhiên doanh thu tăng với tốc độ nhanh hơn ch

pdf62 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng 485,71 % so với năm 2008, nguồn thu này tăng chủ yếu là do trong năm doanh nghiệp đã bán ra một lượng khá lớn cổ phiếu. Năm 2009 cũng là năm doanh thu khác tăng rất nhanh mà nguyên nhân chủ yếu là nhờ doanh nghiệp đã thu được các khoản nợ khó đòi từ năm 2005 và 2006. Cụ thể năm 2009 doanh thu khác của doanh nghiệp tăng 73,20 triệu đồng tương ứng tăng 4.306,90% so với năm 2008, đây là loại doanh thu không bền vững nên không thể chú trọng nhiều vào nó. Vì doanh thu khác của doanh nghiệp chủ yếu thu từ thanh lý tài sản, thu các khoản nợ khó đòi, các khoản nợ không xác định được chủ...Doanh thu khác của doanh nghiệp gia tăng có nghĩa là dòng vốn của công ty bị chiếm dụng khá lâu, nếu doanh thu này chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu thì sẽ dẫn đến việc không xác định được kết quả sản xuất đúng thực tế. Vì vậy doanh nghiệp cần cố gắng giảm các khoản chi khác và tìm biện pháp thu các khoản nợ khó đòi trong thời gian sớm nhất để dòng vốn của doanh nghiệp được quay vòng nhanh và dễ kiểm soát quá trình hoạt động. Để tăng tổng doanh thu về lâu dài doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm khách hàng để tăng doanh thu bán hàng bởi đây là nguồn thu chính có ý nghĩa quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 3.1.3. Chi phí và cơ cấu chi phí. Để có được kết quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm như vậy doanh nghiệp cũng đã đầu tư thêm một khoản chi phí không nhỏ vì thế tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp qua 3 năm nghiên cứu có sự gia tăng đáng kể. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 31 Biểu đồ 3.2 Biến động tổng chi phí qua 3 năm 2007 -2009 của công ty TNHH Tuấn Đạt 16.886,25 25.690,13 48.042,12 0,00 10.000,00 20.000,00 30.000,00 40.000,00 50.000,00 60.000,00 2007 2008 2009 Năm Tr iệ u đồ ng Bảng 3.3 Cơ cấu các khoản chi phí của công ty trong giai đoạn 2007 - 2009 ĐVT: Tr.đ (Nguồn: Báo cáo tài chính) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 GT TT (%) GT TT (%) GT TT (%) +/- % +/- % ∑CP 16.886,25 100,00 25.690,13 100,00 48.042,12 100,00 8.803,88 152,14 22.351,99 187,01 Giá vốn 16.096,25 95,32 24.089,85 93,77 44.750,49 93,15 7.993,60 149,66 20.660,64 185,76 CP quản lý 329,14 1,95 940,85 3,66 1.730,79 3,60 611,71 285,85 789,94 183,96 CP tài chính 447,02 2,65 642,97 2,50 1.482,58 3,09 195,95 143,83 839,61 230,58 CP khác 13,84 0,08 16,46 0,06 78,26 0,16 2,62 118,93 61,80 475,43 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 32 Trong cơ cấu tổng chi phí của doanh nghiệp giá vốn hàng bán luôn chiếm một tỷ trọng lớn trên 93% bởi đây là chi phí cần thiết để sản xuất sản phẩm đem lại nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp. Vì thế nên sự biến động của giá vốn hàng bán ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của tổng chi phí. Giá vốn hàng bán có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2009 giá vốn hàng bán lên đến 44.750,49 triệu đồng tăng 85,76% so với năm 2008. Sự tăng lên của giá vốn và tổng chi phí đã chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất chính vì vậy đã dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.730,79 triệu đồng tăng 83,96% so với năm 2008. Năm 2009 cũng là năm doanh nghiệp phải trả một khoản lãi vay không nhỏ cộng thêm đó là lỗ chênh lệch tỷ giá mà doanh nghiệp phải thực hiện. Chính vì vậy mà chi phí tài chính năm này lên đến 1.482,58 triệu đồng, tăng 839,61 triệu đồng tương ứng tăng 130,58% so với năm 2008. Trong cơ cấu tổng chi phí tuy chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng năm 2009 chi phí này tăng tới 375,43% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 61,80 triệu đồng so với năm 2008. 3.1.4. Lợi nhuận và cơ cấu lợi nhuận. Trong 3 năm từ 2007 - 2009 tổng lợi nhuận của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Đặc biệt tốc độ tăng lợi nhuận năm 2008 là cao nhất, trong năm này lợi nhuận tăng 468,20 triệu đồng tương ứng tăng 145,68% so với năm 2007. Năm 2009 tuy doanh thu đạt được khá lớn so với 2 năm trước đó nhưng do tốc độ tăng chi phí năm này lớn hơn tốc độ tăng doanh thu do đó lợi nhuận thu được trong năm có tốc độ tăng thấp hơn năm 2008. Chính vì vậy để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể và thiết thực để tiết kiệm chi phí.Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 33 Biểu đồ 3.3 Biến động LNTT qua 3 năm 2007 -2009 của công ty TNHH Tuấn Đạt 321,39 789,59 1.015,72 0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1.000,00 1.200,00 2007 2008 2009 Năm Tr iệ u đồ ng Bảng 3.4 Cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2009 của công ty TNHH Tuấn Đạt ĐVT: Tr.đ. ( Nguồn: Báo cáo tài chính) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % ∑LNTT 321,39 789,59 1.015,72 468,20 245,68 226,13 128,64 LN bán hàng 718,20 1.388,50 2.040,14 670,30 193,33 652,64 147,00 LN tài chính -384,29 -584,18 -1.021,10 -199,89 x -436,92 x LN khác -12,52 -14,72 -3,32 -2,20 x -11,40 x Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 34 Trong cơ cấu tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác. Trong đó lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn lợi nhuận dương duy nhất của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong 3 năm nghiên cứu luôn trong tình trạng thu không đủ chi. Nguyên nhân chủ yếu như đã đề cập ở trên là do doanh nghiệp phải trả một khoản lãi vay không nhỏ đồng thời đây cũng là năm mà khoảng lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện của công ty tương đối lớn trong khi thu nhập từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp lại không đáng kể. Về hoạt động khác của doanh nghiệp trong 3 năm vẫn luôn trong tình trạng thu không đủ chi và có sự biến đổi không đồng đều, tuy nhiên đây là khoản chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tổng lợi nhuận của doanh nghiệp nên ảnh hưởng của nó là không lớn. Như vậy, nhìn chung qua 3 năm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự tăng trưởng, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng đặc biệt năm 2009 doanh nghiệp đã thu được kết quả đáng khích lệ, tăng vượt bậc so với những năm trước đó. Tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận năm này chưa lớn, nguyên nhân là do doanh nghiệp vừa phải sản xuất vừa phải đầu tư mở rộng quy mô, nguồn vốn vay còn lớn làm cho chi phí tài chính luôn ở mức cao, hoạt động khác cũng luôn trong tình trạng lợi nhuận âm. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét các chỉ tiêu kết quả thì không thể đánh giá đúng được hiệu quả hoạt động của công ty là tốt hay không tốt mà muốn đánh giá chính xác hiệu quả chúng ta cần phải dựa vào các chỉ tiêu kết quả thu được để đi sâu phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từ đó có những biện pháp cụ thể, trực tiếp để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 3.2 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 3.2.1 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận 3.2.1.1 Phân tích biến động của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 35 Bảng 3.5 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty TNHH Tuấn Đạt giai đoạn 2007 – 2009 (Nguồn: Phòng kế toán) Dựa vào các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đã tính toán ở bảng 9 cho thấy trong 3 năm nghiên cứu thì năm 2008 là năm các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đạt mức cao nhất. Đặc biệt trong năm này 100 triệu đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra trung bình thu được 2,76 triệu đồng lợi nhuận trong khi đó cũng với 100 triệu đồng chi phí bỏ ra năm 2007 chỉ thu được trung bình 1,67 triệu đồng, năm 2009 tuy nhiều hơn năm 2007 nhưng cũng chỉ 1,92 triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. ∑VKD ( Tr.đ) 31.715,58 38.765,61 59.337,62 7.050,03 122,23 20.572,01 153,07 2. ∑DT ( Tr.đ) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 3.∑CP ( Tr.đ) 16.886,25 25.690,13 48.042,12 8.803,88 152,14 22.351,99 187,01 4.∑LNST ( Tr.đ) 282,27 708,78 923,50 426,51 251,10 214,72 130,29 5.TLN/VKD (%) (5 = 4/1) 0,89 1,83 1,56 0,94 x -0,27 x 6. TLN/DT (%) (6 = 4/2) 1,64 2,68 1,88 1,04 x -0,79 x 7. TLN/CP (%) (7 = 4/3) 1,67 2,76 1,92 1,09 x -0,84 x Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 36 Năm 2009 mặc dù lợi nhuận tăng so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng của chi phí năm này lại nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận, chí phí tăng 87,01% trong khi lợi nhuận chỉ tăng 30,29 %. Chi phí năm 2009 tăng nhanh như vậy là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do giá các yếu tố đầu vào đã bắt đầu tăng trong khi giá bán sản phẩm chưa thể tăng được mặc khác vốn vay tăng cũng đã làm cho chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Chi phí tăng nhanh như vậy đã dẫn đến 100 triệu đồng chi phí bỏ ra năm 2009 trung bình chỉ thu được 1,92 triệu đồng, ít hơn năm 2008 là 0,84 triệu đồng. Cũng do chi phí năm 2009 tăng nhanh nên mặc dù doanh thu năm này cũng khá lớn nhưng phải bù đắp cho khoản chi phí bỏ ra không nhỏ vì thế tỷ suất LN/DT năm này cũng giảm so với năm 2008. Với trung bình mỗi 100 triệu đồng doanh thu thì lợi nhuận chỉ chiếm 1,88 triệu đồng giảm 0,79 triệu đồng so với năm 2008. Tỷ suất LN/VKD năm 2008 cũng cao nhất trong 3 năm nghiên cứu, trung bình cứ 100 triệu đồng vốn doanh nghiệp đầu tư thu về cho doanh nghiệp 1,83 triệu đồng, tương ứng mỗi 100 triệu đồng doanh nghiệp đầu tư năm 2008 thu về một khoản lợi nhuận lớn hơn năm 2007 là 0,94 triệu đồng, tỷ suất này sang năm 2009 giảm xuống 0,27 triệu đồng. Qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đã phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho chỉ tiêu này giảm trong năm 2009 là do chi phí tăng với tốc độ nhanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới có hiệu quả và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. 3.2.1.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp a. Ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất LN/∑VKD (TVKD) và ∑VKD đến chỉ tiêu tổng lợi nhuận Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 37 Bảng 3.6 Ảnh hưởng của tỷ suất LN/VKD (TVKD) và ∑VKD đến tổng lợi nhuận Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- Lần +/- Lần LN (Tr.đ) 282,2700 708,7800 923,5000 426,5100 2,5110 214,7200 1,3029 T VKD (Lần) 0,0089 0,0183 0,0156 0,0094 2,0543 -0,0027 0,8512 VKD (Tr.đ) 31.715,5800 38.765,6100 59.337,6200 7.050,0300 1,2223 20.572,0100 1,5307 T VKD0 x VKD1 (Tr.đ) - 345,0156 1.084,9131 - - 739,8975 3,1445 Áp dụng mô hình 3 ở phần cơ sở lý luận, ta có: Năm 2008/2007 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 426,5100 = (708,7800 - 345,0156) + (345,0156 - 282,2700) 426,5100 = 363,7644 + 62,7456 (Tr.đ) Lượng tăng (giảm) tương đối: 426,5100 282,2700 = 363,7644 282,2700 + 62,7456 282,2700 151,10% = 128,87% + 22,23% Nhận xét: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2008 tăng 426,5100 triệu đồng tương ứng tăng 151,10% so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nhờ tỷ suất LN/VKD năm 2008 tăng 0,0094 triệu đồng nên lợi nhuận năm này tăng 363,7644 triệu đồng hay về số tương đối tăng 128,87% so với năm 2007 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 38 Nhờ năm 2008 doanh nghiệp đã tăng vốn kinh doanh lên 7.050,0300 triệu đồng nên lợi nhuận tăng 62,7456 triệu đồng hay về số tương đối tăng 22,23% so với năm 2007. Như vậy lợi nhuận năm 2008 của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là nhờ tỷ suất LN/VKD, việc tăng lợi nhuận nhờ vào tỷ suất LN/VKD là rất đáng khuyến khích bởi việc tăng lợi nhuận nhờ vào chỉ tiêu này không đòi hỏi thêm vốn đầu tư. Năm 2009/2008 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 214,7200 = (923,5000 - 1.084,9131) + (1.084,9131- 708,7800) 214,7200 = (- 161,4131) + 376,1331 (Tr.đ) Lượng tăng (giảm) tương đối: 214,7200 708,7800 = -161,4131 708,7800 + 376,1331 708,7800 30,29% = - 22,78% + 53,07% Nhận xét: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2009 tăng 214,7200 triệu đồng tương ứng tăng 30,29% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do tỷ suất LN/VKD năm 2009 giảm 0,0027 triệu đồng đã làm cho lợi nhuận năm này giảm 161,4131 triệu đồng hay về số tương đối giảm 22,78% so với năm 2008. Nhờ năm 2009 doanh nghiệp đã tăng vốn kinh doanh lên 20.572,0100 triệu đồng nên lợi nhuận tăng 376,1331 triệu đồng hay về số tương đối tăng 53,07% so với năm 2008 Như vậy lợi nhuận năm 2009 của doanh nghiệp tăng lên là nhờ trong năm này doanh nghiệp đã đầu tư thêm một lượng vốn đáng kể. Vì thế để tăng lợi nhuận trong thời gian tới doanh nghiệp cần phấn đấu nâng cao tỷ suất LN/VKD đồng thời phải có biện pháp huy động vốn, mở rộng qui mô. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 39 b. Ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất LN/DT (TDT) và DT đến chỉ tiêu tổng lợi nhuận. Bảng 3.7 Ảnh hưởng của tỷ suất LN/DT (TDT) và DT đến tổng lợi nhuận Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- Lần +/- Lần LN (Tr.đ) 282,2700 708,7800 923,5000 426,5100 2,5110 214,7200 1,3029 TDT (Lần) 0,0164 0,0268 0,0188 0,0104 1,6318 -0,0079 0,7033 DT (Tr.đ) 17.207,6300 26.479,7200 49.057,8400 9.272,0900 1,5388 22.578,1200 1,8527 TDT0 x DT1 (Tr.đ) - 434,3672 1.313,1263 - - 878,7590 3,0231 Áp dụng mô hình 4 ở phần cơ sở lý luận, ta có: Năm 2008/2007: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 426,5100 = (708,7800 - 434,3672) + (434,3672 - 282,2700). 426,5100 = 274,4128 + 152,0972 (Tr.đ) Lương tăng (giảm) tương đối: 426,5100 282,8700 = 274,4128 282,8700 + 152,0972 282,8700 151,10 = 97,22 + 53,88 (%) Nhận xét: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2008 tăng 426,5100 triệu đồng hay về số tương đối tăng 151,10% so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 40 Nhờ tỷ suất LN/DT năm 2008 tăng 0,0104 lần nên lợi nhuận năm này tăng 97,22% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 274,4128 triệu đồng so với năm 2007 Nhờ doanh thu của doanh nghiệp năm này tăng lên 9.272,0900 triệu đồng nên lợi nhuận tăng 53,88% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 152,0972 triệu đồng Như vậy lợi nhuận năm 2008 của doanh nghiệp tăng là nhờ sự tăng lên của tỷ suất LN/DT và doanh thu, tuy nhiên chủ yếu vẫn là nhờ sự tăng lên của chỉ tiêu tỷ suất LN/DT. Năm 2009/2008: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 214,7200 = (923,5000 –1.313,1263) + (1.313,1263- 708,7800). 214,7200 = - 389,6263 + 604,3463 (Tr.đ) Lương tăng (giảm) tương đối: 214,7200 708,7800 = - 389,6263 708,7800 + 604,3463 708,78 30,29 = - 54,97 + 85,26 (%) Nhận xét: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2009 tăng 214,7200 triệu đồng hay về số tương đối tăng 30,29% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do tỷ suất LN/DT năm 2009 giảm 0,0079 lần đã làm cho lợi nhuận năm này giảm 54,97% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 389,6263 triệu đồng so với năm 2008. Nhờ doanh thu của doanh nghiệp năm này tăng lên 22.578,1200 triệu đồng nên lợi nhuận tăng 85,26% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 604,3463 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận năm 2009 của doanh nghiệp tăng lên là nhờ trong năm này doanh nghiệp đã thu được một khoản doanh thu đáng kể do doanh nghiệp đầu tư mở rộng qui mô. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 41 c. Ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất LN/CP (TCP) và CP đến chỉ tiêu tổng lợi nhuận. Bảng 3.8 Ảnh hưởng của tỷ suất LN/CP (TCP) và CP đến tổng lợi nhuận Áp dụng mô hình 5 ở phần cơ sở lý luận, ta có: Năm 2008/2007: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 426,5100 = (708,7800 - 429,4354) + (429,4354 - 282,2700). 426,5100 = 279,3556 + 147,1654 (Tr.đ) Lương tăng (giảm) tương đối: 426,5100 282,2700 = 279,3556 282,2700 + 147,1654 282,2700 151,10 = 98,97 + 52,13 (%) Nhận xét: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2008 tăng 426,5100 triệu đồng hay về số tương đối tăng 151,10% so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nhờ tỷ suất LN/CP năm 2008 tăng 0,0109 lần nên lợi nhuận năm này tăng 98,97% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 279,3556 triệu đồng so với năm 2007. Nhờ tổng chi phí của doanh nghiệp năm này tăng lên 8.803,8800 triệu đồng nên lợi nhuận tăng 52,13% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 147,1654 triệu đồng so với năm 2007. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/20 +/- Lần +/- Lần LN (Tr.đ) 282,2700 708,7800 923,5000 426,5100 2,5110 214,7200 1,3029 Tcp (Lần) 0,0167 0,0276 0,0192 0,0109 1,6505 -0,0084 0,6967 CP (Tr.đ) 16886,25 25690,13 48042,12 8.803,8800 1,5214 22.351,9900 1,8701 T CP0 x CP1 (Tr.đ) - 429,4354 1.325,4621 - - 896,0267 3,0865 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 42 Như vậy lợi nhuận năm 2008 của doanh nghiệp tăng là nhờ tỷ suất LN/CP và tổng chi phí năm này đều tăng tuy nhiên chủ yếu vẫn là nhờ sự tăng lên của chỉ tiêu tỷ suất LN/CP. Năm 2009/2008: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 214,7200 = (923,5000 - 1.325,4621) + (1.325,4621 - 708,7800). 214,7200 = - 401,9621 + 616,6821 (Tr.đ) Lương tăng (giảm) tương đối: 214,7200 708,7800 = - 401,9621 708,7800 + 616,6821 708,7800 30,29 = - 56,71 + 87,00 (%) Nhận xét: Lợi nhuận của doanh nghiệp năm 2009 tăng 214,7200 triệu đồng hay về số tương đối tăng 30,29% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Do tỷ suất LN/CP năm 2009 giảm 0,0084 lần đã làm cho lợi nhuận năm này giảm 56,71% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 401,9621 triệu đồng so với năm 2008. Nhờ tổng chi phí của doanh nghiệp năm này tăng lên 22.351,9900 triệu đồng nên lợi nhuận tăng 87,00% tương ứng với số tiền tuyệt đối là 616,6821 triệu đồng. Như vậy lợi nhuận năm 2009 của doanh nghiệp tăng lên là nhờ trong năm này doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Qua phân tích ảnh hưởng của các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Cho thấy trong 3 năm nghiên cứu năm 2008 là năm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, đây là năm lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh nhất trong thời gian nghiên cứu, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận luôn ở mức cao, tổng lợi nhuận tăng chủ yếu là nhờ vào việc tăng lên của chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Năm 2009 lại là năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sút so với năm 2008, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và tốc độ tăng của tổng lợi nhuận đều giảm, lợi nhuận năm này tăng là nhờ vào việc doanh nghiệp mở rộng đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu khiến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sụt giảm là do năm này doanh nghiệp phải trả chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá tương đối lớn do đó đã làm cho tổng chi phí năm này tăng Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 43 nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng mức lợi nhuận thu về, doanh nghiệp cần phải có nhưng biện pháp cụ thể để sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, có kế hoạch đầu tư hợp lýđể có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động. 3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 3.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn Bảng 3.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2009 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. ∑VKD (Tr.đ) 31.715,58 38.765,61 59.337,62 7.050,03 122,23 20.572,01 153,07 2. ∑DT (Tr.đ) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 3. ∑LNST (Tr.đ) 282,27 708,78 923,50 426,51 251,10 214,72 130,29 4. H∑VKD (%) (4 = 2/1) 54,26 68,31 82,68 14,05 x 14,37 x 5. DL∑VKD ( %) (5 = 3/1) 0,89 1,83 1,56 0,94 x -0,27 x (Nguồn: Báo cáo tài chính) Qua kết quả tính toán ở bảng 13 cho thấy tốc độ tăng của doanh thu qua 3 năm nghiên cứu đều lớn hơn tốc độ tăng của tổng vốn vì thế mà hiệu suất sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp tăng dần qua 3 năm. Hiệu suất sử dụng vốn tăng chứng tỏ rằng một đơn vị vốn bỏ ra trong năm sau sẽ tạo ra một lượng doanh thu lớn hơn năm trước đó, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn đầu tư. Mặc dù hiệu suất sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp tăng dần nhưng do trong năm 2009 lợi nhuận của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tổng vốn đầu tư nên mức doanh lợi tổng vốn của doanh nghiệp năm 2009 thấp hơn Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 44 năm 2008. Vì vậy để nâng cao mức doanh lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng của tổng vốn, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí và các nguồn lực đầu vào. 3.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 3.10 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 – 2009 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 14 cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng dần trong 3 năm nghiên cứu, năm 2009 là năm có hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt mức cao nhất. Với trung bình 100 triệu đồng vốn cố định đầu tư, doanh nghiệp thu về 190,99 triệu đồng doanh thu. Tuy vậy do chi phí sản xuất kinh doanh của năm này xét về tỷ trọng vẫn cao hơn năm 2008 do đó mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 là lớn nhất nhưng năm 2008 lại là năm có mức doanh lợi vốn cố định cao nhất trong 3 năm. Cứ trung bình 100 triệu đồng vốn cố định đầu tư năm 2008 doanh nghiệp thu về 3,91 triệu đồng lợi nhuận cao hơn năm 2007 là 2 triệu đồng trong khi cũng trung bình 100 triệu đồng vốn cố định đầu tư năm 2009 chỉ mang về cho doanh Năm Chỉ Tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % VCĐ (Tr.đ) (1) 14.805,17 18.129,21 25.686,30 3.324,04 122,45 7.557,09 141,68 ∑DT (Tr.đ) (2) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 ∑LNST (Tr.đ) (3) 282,27 708,78 923,50 426,51 251,10 214,72 130,29 H VCĐ (%) (4 = 2/1*100) 116,23 146,06 190,99 29,83 x 44,93 x DL VCĐ (%) (5= 3/1*100) 1,91 3,91 3,60 2,00 x -0,31 x Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 45 nghiệp 3,60 triệu đồng. Như vậy để tăng mức doanh lợi vốn cố định doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể để tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời phải có biện pháp sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn. **** Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất LN/DT (TDT) và hiệu suất sử dụng VCĐ (HVCĐ) đến mức doanh lợi VCĐ (DLVCĐ) Bảng 3.11 Ảnh hưởng của tỷ suất LN/DT (TDT) và hiệu suất sử dụng VCĐ (HVCĐ) đến mức doanh lợi VCĐ (DLVCĐ) Áp dụng mô hình 6 ở phần cơ sở lý luận, ta có: Năm 2008/2007. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: (0,0391 – 0,0191) = (0,0391 – 0,0240) + (0,0240 – 0,0191) 0,0200 = 0,0151 + 0,0049 (Tr.đ) Lượng tăng (giảm) tương đối: 0,0200 0,0191 = 0,0151 0,0191 + 0,0049 0,0191 105% = 79% + 26% Nhận xét: Mức doanh lợi vốn cố định năm 2008 tăng 0,02 lần tương ứng tăng 105% so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % DLVCĐ 0,0191 0,0391 0,0360 0,0200 205,0601 -0,0031 91,9608 TDT 0,0164 0,0268 0,0188 0,0104 163,1753 -0,0079 70,3283 HVCĐ 1,1623 1,4606 1,9099 0,2983 125,6686 0,4493 130,7592 TDT 0 x HVCĐ1 - 0,0240 0,0511 - - 0,0272 213,3668 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 46 - Nhờ mức doanh lợi doanh thu năm 2008 tăng 0,0104 lần nên mức doanh lợi vốn cố định năm này tăng 0,0151 lần hay về số tương đối tăng 79% so với năm 2007 - Nhờ hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,2983 lần nên mức doanh lợi vốn cố định tăng 0,0049 lần tương ứng về số tương đối tăng 26 % so với năm 2007 Như vậy nguyên nhân chủ yếu làm tăng mức doanh lợi vốn cố định năm 2008 so với 2007 là sự tăng lên của tỷ suất LN/DT. Do đó để tăng mức doanh lợi sử dụng vốn cố định trong những năm tới doanh nghiệp cần tiếp tục cố gắng để tăng tỷ suất LN/DT đồng thời phải có biện pháp sử dụng vốn cố định hiệu quả hơn nữa. ** Năm 2009/2008. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: (0,0360 – 0,0391) = (0,0360 – 0,0511) + (0,0511 – 0,0391) - 0,0031 = - 0,0151 + 0,0210 (Tr.đ) Lượng tăng (giảm) tương đối: - 0,0031 0,0391 = - 0,0151 0,0391 + 0,0210 0,0391 - 8% = - 39% + 31% Nhận xét: Mức doanh lợi vốn cố định năm 2009 giảm 0,0031 lần tương ứng giảm 8% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: - Do mức doanh lợi của doanh thu năm 2009 giảm 0,0079 lần làm cho mức doanh lợi vốn cố định giảm 0,0151 lần hay về số tương đối giảm 39% so với năm 2008. - Nhờ hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 tăng 0,4493 lần nên đã làm tăng mức doanh lợi vốn cố định năm 2009 lên 0,0210 lần hay về số tương đối tăng 31%. Như vậy mức doanh lợi vốn cố định năm 2009 đã giảm so với năm 2008 là do mức doanh lợi doanh thu năm này giảm nhưng nguyên nhân sâu xa là do chi phí của năm này có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu vì vậy để nâng cao mức doanh lợi vốn cố định của doanh nghiệp trong những năm tới thì cần phải phấn đấu hạ chi phí. Mặc khác, tuy trong năm hiệu suất sử dụng vốn cố định có tăng hơn năm trước nhưng vẫn không đáng kể vì vậy doanh nghiệp cũng cần có những biện pháp tích cực để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn cố định. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 47 3.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bảng 3.12 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. VLĐ (Tr.đ) 16.910,41 20.636,40 33.651,32 3.725,99 122,03 13.014,92 163,07 2.  DT (Tr.đ) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 3. LNST (Tr.đ) 282,27 708,78 923,50 426,51 251,10 214,72 130,29 4. L VLĐ (lần) (4=2/1) 1,02 1,28 1,46 0,27 x 0,17 x 5. N VLĐ (Ngày) (5=360/4) 353,78 280,56 246,94 -73,22 x -33,62 x 6. ∆VLĐ (Tr.đ) (6= 2/5*N) - 5.385,95 4.580,85 - - - 805,10 - 7. DL VLĐ ( %) (7 = 3/1*100) 1,67 3,43 2,74 1,77 x -0,69 x (Nguồn: Phòng kế toán) Trong 3 năm nghiên cứu vốn lưu động của doanh nghiệp được quay với tốc độ ngày càng tăng. Tuy trong năm 2009 vốn lưu động quay được nhiều vòng hơn năm 2008 nhưng mức tăng của năm 2009 vẫn thấp hơn năm 2008. Năm 2009, một vòng quay vốn lưu động mất 247 ngày chỉ giảm được 33 ngày so với năm 2008 trong khi năm 2008 một vòng quay vốn lưu động mất gần 281 ngày giảm được 73 ngày so với năm 2007. Như vậy, tuy vốn lưu động năm sau được quay nhanh hơn năm trước nhưng tốc độ tăng thì lại giảm. Tốc độ chu chuyển VLĐ của doanh nghiệp tăng làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản VLĐ phải đầu tư. Với sự biến động của Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 48 tốc độ chu chuyển VLĐ như vậy năm 2008 doanh nghiệp đã tiết kiệm được 5.385,95 triệu đồng so với năm 2007, còn năm 2009 doanh nghiệp chỉ tiết kiệm được 4.580,85 triệu đồng so với năm 2008, so với năm 2008 thì mức tiết kiệm này ít hơn 805,10 triệu đồng. Như vậy cho thấy việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển VLĐ đã tiết kiệm được một khoản vốn lớn, do đó doanh nghiệp cần phải có nhiều biện pháp tích cực hơn nữa để tăng tốc độ chu chuyển VLĐ của doanh nghiệp trong những năm tới, được như vậy sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn từ vốn. Đặc biệt trong tình trạng khan hiếm vốn như hiện nay thì nâng cao tốc độ chu chuyển VLĐ là vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu xét về tỷ trọng thì năm 2008 là năm có tỷ trọng lợi nhuận cao nhất vì vậy đây cũng là năm có mức doanh lợi VLĐ cao nhất trong 3 năm nghiên cứu. Trong năm này 100 triệu đồng VLĐ đầu tư đã mang về cho doanh nghiệp 3,43 triệu đồng lợi nhuận, tăng 1,77 triệu đồng so với năm 2007 và cao hơn năm 2009 0,69 triệu đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 49 3.2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Bảng 3.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 - 2009 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Theo kết quả tính toán cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tăng dần trong 3 năm nghiên cứu. Năm 2008 mặc dù là năm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất nhưng xét về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thì năm 2009 lại là năm có kết quả cao nhất. Sở dĩ lại có được kết quả như vậy là vì năm 2009 tuy hiệu quả hoạt động không cao nhưng năm này tỷ trọng vốn vay khá lớn do đó hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu đạt mức cao. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay càng nhiều thì rủi ro trong kinh doanh sẽ được chuyển bớt cho chủ nợ ghánh chịu một phần. Tăng hiệu quả sử dụng vốn chủ sử hữu và sang sẻ rủi ro đó là lý do khiến các chủ sở hữu vốn luôn mong muốn trở thành con nợ của nhiều chủ nợ. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp việc sử dụng nguồn tài trợ bằng vốn đi vay đều có lợi vì đôi khi khối lượng tài sản được đầu tư bằng đi vay chỉ sinh ra tỷ suất lợi nhuận nhỏ hơn lãi suất tiền vay vốn. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng vốn vay cho đầu tư doanh nghiệp cần phải xem xét khả năng sinh lợi của tài sản đi vay để có được quyết định đúng đắn. Năm 2009 doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay tương đối lớn trong tổng vốn do đó đã làm tăng chi phí tài Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % VCSH (Tr.đ) (1) 21.018,33 27.178,45 31.939,80 6.160,12 129,31 4.761,35 117,52 DT (Tr.đ) (2) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 LNST (Tr.đ) (3) 282,27 708,78 923,50 426,51 251,10 214,72 130,29 HCSH (%) (4 = 2/1*100) 81,87 97,43 153,59 15,56 x 56,17 x DLCSH (%) (5= 3/1*100) 1,34 2,61 2,89 1,26 x 0,28 x Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 50 chính của doanh nghiệp do phải trả lãi vay. Tuy nhiên, đây là năm lãi suất tiền vay của doanh nghiệp đã được nhà nước ưu đãi, doanh nghiệp chỉ phải trả mức lãi suất 5,4% một năm và nhà nước chịu 4% nên tỷ suất lợi nhuận do nguồn vốn vay tạo ra lớn hơn mức lãi suất mà doanh nghiệp phải trả. Vốn vay nhiều đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận năm này so với năm 2008 tuy nhiên việc sử dụng vốn vay năm này vẫn có hiệu quả. 3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bảng 3.14 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 - 2009. ( Nguồn: Báo cáo tài chính) Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 9 cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp là rất tốt. Trong đó năm 2008 là năm có khả năng thanh toán ở mức Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % ∑TS (Tr.đ) 31.715,58 38.765,61 59.337,62 7.050,03 122,23 20.572,01 153,07 VLĐ (Tr.đ) 16.910,41 20.636,40 33.651,32 3.725,99 122,03 13.014,92 163,07 DT (Tr.đ) 10.278,12 13.684,10 17.760,58 3.405,99 133,14 4.076,48 129,79 NPT (Tr.đ) 10.697,25 11.587,16 27.397,82 889,91 108,32 15.810,66 236,45 NNH (Tr.đ) 6.632,30 6.952,30 15.890,74 320,00 104,82 8.938,44 228,57 KHH (Lần) 2,55 2,97 2,12 0,42 x -0,85 x KN (Lần) 0,62 0,69 0,63 0,07 x -0,06 x KC (Lần) 2,96 3,35 2,17 0,38 x -1,18 x Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 51 cao nhất. Năm 2007 và năm 2009 tuy khả năng thanh toán của doanh nghiệp không bằng năm 2008 nhưng vẫn ở mức cao. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp trong 3 năm luôn lớn hơn 0,5 do đó doanh nghiệp vẫn có thể giữ nguyên mức dự trữ mà không cần phải bán để phục vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đều ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong 3 năm nghiên cứu đều rất tốt. Chỉ tiêu khả năng thanh toán nói chung của doanh nghiệp trong 3 năm nghiên cứu luôn lớn hơn 2, đặc biệt năm 2008 trị số của chỉ tiêu này là 3,35. Kết quả này cho thấy vốn chủ sử hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng vốn, mức độ đảm bảo bằng tài sản cho các khoản nợ phải trả là khá cao, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản công nợ đến hạn và quá hạn, thực trạng tài chính của doanh nghiệp là khá khả quan. 3.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Bảng 3.15 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2009. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % DT (Tr.đ) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 TSCĐ 14.805,17 18.129,21 25.686,30 3.324,04 122,45 7.557,09 141,68 LNST (Tr.đ) 282,27 708,78 923,50 426,51 251,10 214,72 130,29 ∑T (Người) 628,00 725,00 1.000,00 97,00 115,45 275,00 137,93 W (Tr.đ/người) 27,40 36,52 49,06 9,12 133,30 12,53 134,32 LNBQ (Tr.đ/người) 0,45 0,98 0,92 0,53 217,50 -0,06 94,46 (Nguồn: Phòng tổ chức) Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp tăng dần qua 3 năm nghiên cứu với tốc độ phát triển tương đối đồng đều giữa các năm. Với tốc độ phát triển xấp xỉ Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 52 34% đến năm 2009 năng suất lao động của doanh nghiệp đạt 49,06 triệu đồng/năm. Năng suất lao động ngày càng tăng chứng tỏ khả năng quản lý và sử dụng lao động của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên khi sử dụng doanh thu để tính năng suất lao động sẽ gặp tình trạng năng suất lao động không phản ánh đúng mức hiệu quả lao động do nó chịu ảnh hưởng lớn bởi sự thay đổi cơ cấu và tổ chức sản xuất, sự thay đổi quy mô và kết cấu sản phẩm có lượng nguyên vật liệu tiêu dùng khác nhau. Vì những hạn chế trên nên chúng ta chỉ có thể sử dụng chỉ tiêu này để tham khảo khi phân tích. Sự khác nhau về tốc độ phát triển của chỉ tiêu lợi nhuận và số lao động bình quân đã làm cho chỉ tiêu lợi nhuận bình quân cho 1 lao động có sự biến đổi theo. Năm 2008 là năm có tốc độ tăng lợi nhuận cao nhất trong 3 năm nghiên cứu trong khi số lao động của năm này tăng không đáng kể, chính vì vậy mà năm này lợi nhuận bình quân cho một lao động lên đến 0,98 triệu đồng, tăng 0,53 triệu đồng so với năm 2007 và so với năm 2009 cao hơn 0,06 triệu đồng. *** Phân tích mức độ ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và tổng số lao động đến doanh thu của doanh nghiệp. Bảng 3.16 Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân và số lao động bình quân đến doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 - 2009 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % DT (Tr.đ) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 W (Tr.đ) 27,40 36,52 49,06 9,12 133,30 12,53 134,32 ∑T (Người) 628,00 725,00 1.000,00 97,00 115,45 275,00 137,93 W 0 x T1 (Tr.đ) - 19.865,50 36.523,75 - - 16.658,26 183,86 Áp dụng mô hình 1 ở phần cơ sở lý luận, ta có: ** Năm 2008/2007 Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 53 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 9.272,09 = (26.479,72 - 19.865,50) + (19.865,50 - 17.207,63) 9.272,09 = 6.6141,22 + 2.657,87 Lượng tăng (giảm) tương đối. 9.272,09 17.207,63 = 6.6141,22 17.207,63 + 2.657,87 17.207,63 53,88% = 38,44 % + 15,44% Nhận xét: Doanh thu năm 2008 tăng 9.272,09 tương ứng tăng 53,88% so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nhờ năng suất lao động bình quân năm 2008 tăng 33,30% nên doanh thu tăng 6.6141,22 triệu đồng hay về số tương đối tăng 38,44% so với năm 2007 Nhờ tổng lao động của doanh nghiệp năm 2008 tăng 97 người nên doanh thu tăng 2.657,87 triệu đồng hay về số tương đối tăng 15,44% so với năm 2007 Như vậy, doanh thu của doanh nghiệp năm 2008 tăng lên là nhờ sự tăng lên của cả năng suất lao động bình quân và tổng số lao động. ** Năm 2009/2008 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 22.578,12 = (49.057,84 - 36.523,75) + (36.523,75 - 26.479,72) 22.578,12 = 12.534,09 + 10.044,03 Lượng tăng (giảm) tương đối. 22.578,12 = 12.534,09 + 10.044,03 26.479,72 26.479,72 26.479,72 85,27% = 47,34 % + 37,93 % Nhận xét: Doanh thu năm 2009 tăng 22.578,12 triệu đồng tương ứng tăng 85,27% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 2 nhân tố: Nhờ năng suất lao động bình quân năm 2009 tăng 34,32% nên doanh thu tăng12.534,09 triệu đồng hay về số tương đối tăng 47,34% so với năm 2008 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 54 Nhờ tổng lao động của doanh nghiệp năm 2009 tăng 275 người nên doanh thu tăng 10.044,03 triệu đồng hay về số tương đối tăng 37,93% so với năm 2008 Như vậy, doanh thu của doanh nghiệp năm 2009 tăng lên là nhờ sự tăng lên của cả năng suất lao động bình quân và tổng số lao động. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phấn đấu tăng năng suất lao động bởi việc tăng doanh thu nhờ tăng năng suất lao động sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. *** Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H), mức trang bị TSCĐ cho lao động (M) và tổng số lao động (T) đến doanh thu (DT) của công ty 2007-2009 Bảng 3.17 Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H), mức trang bị TSCĐ cho lao động (M) và tổng số lao động (T) đến doanh thu (DT) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % DT (Tr.đ) 17.207,63 26.479,72 49.057,84 9.272,09 153,88 22.578,12 185,27 H (lần) 1,16 1,46 1,91 0,30 125,86 0,45 130,82 M (Tr.đ/người) 23,58 25,01 25,69 1,43 106,06 0,68 102,72 ∑T (Người) 628,00 725,00 1.000,00 97,00 115,45 275,00 137,93 H0M1∑T1 - 21.033,41 37.507,40 - - 16.473,99 178,32 H0M0∑T1 - 19.830,78 36.514,60 - - 16.683,82 184,13 Áp dụng mô hình 2 ở phần cơ sở lý luận, ta có: Năm 2008/2007 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 55 9.272,09 = (26.479,72 - 21.033,41) + (21.033,41 - 19.830,78) + (19.830,78 - 17.207,63) 9.272,09 = 5.446,31 + 1.202,63 + 2.623,15 (Tr.đ) Lượng tăng (giảm) tương đối. 26.479,72 17.207,63 = 5.446,31 17.207,63 + 1202,63 17.207,63 + 2623,15 17.207,63 53,88 = 31,65 + 6,99 + 15,24 (%) Nhận xét: Doanh thu năm 2008 tăng 9.272,09 tương ứng tăng 54,88 % so với năm 2007 là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Nhờ hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2008 tăng 25,86% nên tổng doanh thu tăng 5.446,31 triệu đồng tương ứng tăng 31,65% so với năm 2007. Nhờ mức trang bị TSCĐ cho lao động năm 2008 tăng 6,06% so với năm 2007 nên tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 1.202,63 triệu đồng tương ứng tăng 6,99 % so với năm 2007. Nhờ tổng số lao động của doanh nghiệp năm 2008 tăng 15,45% so với năm 2007 nên tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 2.623,15 triệu đồng tương ứng tăng 15,24% so với năm 2007. Như vậy, doanh thu của doanh nghiệp năm 2008 tăng lên là nhờ sự tăng lên của cả hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị TSCĐ và tổng số lao động của doanh nghiệp. Năm 2009/2008 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 22.578,12 = (49.057,84 - 37.507,40) + (37.507,40 - 36.514,60 )+(36.514,60 -26479,72) 22.578,12 = 11.550,44 + 992,80 + 10.034,88 (Tr.đ) Lượng tăng (giảm) tương đối: 22.578,12 26.479,72 = 11.550,44 26.479,72 + 992,80 26.479,72 + 10.034,88 26.479,72 85,27 = 43,62 + 3,75 + 37,90 (%) Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 56 Nhận xét: Doanh thu năm 2009 tăng 22.578,12 triệu đồng tương ứng tăng 85,27% so với năm 2008 là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Nhờ hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2009 tăng 30,82% so với năm 2008 nên tổng doanh thu tăng 11.550,44 triệu đồng tương ứng tăng 43,62% so với năm 2008. Nhờ mức trang bị TSCĐ cho lao động năm 2009 tăng 2,72% so với năm 2008 nên tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 992,80 triệu đồng tương ứng tăng 3,75 % so với năm 2008. Nhờ tổng số lao động của doanh nghiệp năm 2009 tăng 37,93% so với năm 2008 nên tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng 10.034,88 triệu đồng tương ứng tăng 37,90% so với năm 2008. Như vậy, doanh thu của doanh nghiệp năm 2009 tăng lên là nhờ sự tăng lên của cả hiệu suất sử dụng tài sản cố định, mức trang bị TSCĐ và tổng số lao động của doanh nghiệp. 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt Dựa vào những hiểu biết trong quá trình thực tập và các kết quả phân tích ở trên. Nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những thế mạnh hiện có, nâng cao hiệu quả hoạt động trong những năm tới tại công ty TNHH Tuấn Đạt, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 3.3.1 Tiết kiệm chi phí Sản lượng lớn, doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại không đáng kể nguyên nhân là do chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Vì vậy tiết kiệm chi phí là vấn đề cần được quan tâm. Để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường doanh nghiệp cần phải: - Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý, tránh tình trạng dư thừa, lãng phí. - Phải tiến hành kiểm tra chất lượng ở từng bước, từng khâu công việc để đảm bảo sản phẩm làm đúng theo yêu cầu của hợp đồng, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí do loại bỏ sản phẩm không đạt yêu cầu. Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 57 - Lãi vay cũng là một khoản chi phí có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vì thế trước khi quyết định huy động vốn từ nguồn vay, doanh nghiệp cần phải tính toán cân nhắc kỹ giữa cái được và cái mất để tránh việc doanh nghiệp phải trả một khoản chi phí lớn nhưng lại không đem lại hiệu quả. - Tăng năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả tài sản cố định để có thể khấu hao nhanh trong thời gian ngắn từ đó có thể ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí. 3.3.2 Mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác Hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là nhận gia công từ nước ngoài nên việc xây dựng được niềm tin cho khách hàng và mở rộng quan hệ với các đối tác mới sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng theo đơn đặt hàng, giao hàng đúng thời hạn, giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp có thể giữ chân được những khách hàng thân thuộc. Nâng cao uy tín và tạo thương hiệu trên thị trường xuất khẩu hàng may mặc sẽ giúp cho doanh nghiệp được nhiều công ty may mặc lớn trên thế giới biết đến và tin tưởng. Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc giảm chi phí, có như vậy doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác. Giá cả hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều đối tác mới. 3.3.3 Giải pháp về nhân lực Con người là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp nên quan tâm đến việc nâng cao trình độ và tay nghề cho công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Công ty cần bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ có thể hoàn thành tốt công việc của mình. Tiền lương, tiền thưởng, các khoản mục phúc lợi cần đảm bảo tính công bằng, tương xứng với kết quả lao động của họ. Doanh nghiệp nên đề ra định mức cho công nhân và có chế độ trả lương khuyến khích cho phần công việc vượt định mức cũng như có biện pháp cụ thể đối với những Đại ọc Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 58 trường hợp không hoàn thành định mức. Được như vậy sẽ khuyến khích công nhân nâng cao năng suất, hiệu suất sử dụng máy móc trang thiết bị sẽ được tăng cao hơn. Tài sản cố định khấu hao nhanh sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể trang bị máy móc mới, áp dụng được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất. Hiện nay công nhân của nghành may mặc tỉnh Quảng Nam nói chung và công ty TNHH Tuấn Đạt nói riêng chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, phần lớn không được đào tạo bài bản .Vì thế nên khi thay đổi trang thiết bị công nghệ mới thì khả năng tiếp cận kém, không phát huy được hết khả năng của máy móc. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực tại địa phương. Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác là nơi thu hút được nhiều công nhân lành nghề có kinh nghiệm của địa phương nhưng do mức lương của công ty còn thấp so với mức lương ở thành phố lớn nên không thể thu hút được nguồn lực có trình độ từ các nơi khác hồi hương về quê làm ăn. Vì thế vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm là làm sao để tăng hiệu quả hoạt động từ đó có thể tăng mức lương cho công nhân có như vậy mới thu hút được nguồn lao động có chất lượng. 3.3.4 Giải pháp về vốn Vốn sản xuất kinh doanh rất cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu không có vốn thì hoạt động của công ty không thể duy trì và diễn ra liên tục được. Vì thế việc mở rộng quy mô vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty cần thực hiện các giải pháp sau: - Tăng nguồn vốn tự có, giảm lượng vốn đi vay vì chi phí lãi vay sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh từ đó giảm lợi nhuận. - Tăng cường quan hệ với các ngân hàng để tranh thủ sự giúp đở của họ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn phục vụ cho việc mở rộng quy mo sản xuất. - Tăng cường công tác thu hồi công nợ để tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, đảm bảo đủ vốn cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo. 3.3.5. Một số giải pháp khác Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 59 - Đầu tư và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. - Tăng cường liên doanh, liên kết để từ đó doanh nghiệp có thể trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt. - Tăng cường sử dụng tài sản cố định để có thể khấu hao nhanh tài sản cố định theo đúng kế hoạch. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 60 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay thì vấn đề nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là vấn đề được cần được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn những khó khăn cũng như những thuận lợi của doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy đề tài “ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009” đã hệ thống hóa được một số vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như ảnh hưởng của các chỉ tiêu hiệu quả đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong thời gian 2007 -2009. Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới. Cụ thể: Thứ nhất: Đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh, vận dụng lý luận này để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009. Thứ hai: Quá trình phân tích đề tài đã khái quát được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt trong giai đoạn 2007 - 2009 như sau: Về kết quả sản xuất kinh doanh: Nhìn chung trong giai đoạn 2007 - 2009 kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tuấn Đạt tăng qua các năm, trong đó năm 2009 là năm có tốc độ tăng nhanh nhất. Trong cả giai đoạn ngiên cứu cả doanh thu và chi phi của doanh nghiệp đều tăng, tuy nhiên doanh thu tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp trong giai đoạn này đã tăng lên 694,33 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 77,77%. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Trong cả giai đoạn nghiên cứu, hoạt động của doanh nghiệp đều sinh lãi hằng năm, tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Trong đó, năm 2008 mặc dù tỷ suất lợi nhuận không cao, trung bình 1 đồng vốn kinh doanh Đại học Ki tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 61 đầu tư chỉ thu được 0,0183 đồng nhưng đây là năm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận luôn cao hơn 2 năm 2007 và 2009. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghệp chưa cao là do việc sử dụng nguồn lực và các yếu tố đầu vào chưa thực sự hiệu quả, tổng chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn này khá lớn. Thứ ba: Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới. KIẾN NGHỊ Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan chức năng. Cần có chính sách về thu hút đầu tư, cho vay ưu đãigiúp doanh nghiệp có đủ điều kiện về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô. Cần phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề có chất lượng để nâng cao chất lượng lao động của địa phương. Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, đơn giản các thủ tục xuất nhập khẩu. Tạo môi trường pháp lý gắn với những quy định chặt chẽ về quản lý sản xuất kinh doanh, có định hướng phát triển đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Kiến nghị đối với công ty TNHH Tuấn Đạt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh nói riêng và nước ta nói chung, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Nếu có lợi thế về giá thì doanh nghiệp chắc chắn sẽ chiếm được ưu thế trong cạnh tranh. Hơn nữa năm 2010 là năm giá các yếu tố đầu vào của nghành may mặc tăng lên đáng kể, giá thánh sản phẩm sẽ tăng cao nếu như doanh nghiệp không có biện pháp sử dụng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào môt cách hợp lý và tiết kiệm. Vì vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần phải tổ chức sản xuất hợp lý, phấn đấu tiết kiệm chi phí. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Lệ Hằng 62 Chất lượng lao động tại doanh nghiệp vẫn còn thấp do đó doanh nghiệp cần phải phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, mở các lớp tập huấn về kỹ thuậtđể nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Tập trung mọi khả năng và cơ hội để mở rộng quan hệ, tìm kiếm bạn hàng và đối tác. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf2_bui_thi_le_hang_2529.pdf
Luận văn liên quan