Như đã biết về cơ cấu nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Thang máy Hoa Hoa, chúng ta cũng phần nào hiểu được cách tổ chức của công ty. Hiện nay việc sử dụng lao động ngày càng được chú trọng và đi vào nề nếp hơn.
Số lượng và chất lượng lao động ngày càng phong phú, đa dạng và được nâng cao dần nặng lực làm việc.
Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy năng lực tốt nhất. Ngoài ra đơn vị còn tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
47 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4739 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thang máy Hoa Hoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản phầm hoàn chỉnh, dù nhập khẩu cùng chuyến hay không thì nhập khẩu hàng hóa được áp vào mã của sản phầm hoàn chỉnh, mã số 8428.10.10.00; thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: 10%; thuế GTGT: 10%. Nếu công ty nhập khẩu dạng thiết bị rời không đồng bộ về kết hợp với một số loại linh kiện tự sản xuất trong nước thành sản phầm hoàn chỉnh thì khi linh kiện được nhập khẩu về sẽ áp dụng mã thuế theo từng linh kiện. Phòng xuất nhập khẩu phải là nơi nắm bắt và hiểu rõ nhất những biểu mã thuế, tình hình xuất nhập của công ty. Giải quyết những vấn đề về trang thiết bị nhập khẩu hay tình trạng sử dụng không hiệu quả nguồn xuất nhập. Lập bảng báo giá hàng hóa, thiết bị của công ty. Quan hệ kinh doanh với bên nhà cung ứng.
Phòng chuyên gia: Gồm 4 thành viên. Các chuyên gia thang máy đến từ Trung Quốc, Việt Nam với những kiến thức và công nghệ hiện đại ở nước họ mang đến những kỹ thuật thang máy góp phần hoàn thiện tốt hơn những thiếu sót mà phía công ty không đáp ứng được cho khách hàng.
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tiếp tục bổ sung thêm những kiến thức còn thiếu cho nhân viên công ty, đi đến các công trường thi công kiểm tra giám sát tình hình thi công kỹ thuật để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Tuy kinh doanh trong lĩnh vực than máy đã khá lâu nhưng kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế, yêu cầu cần một đội ngũ chuyên gia chuyên môn trong ngành kinh doanh này là cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với hoạt động công ty. Chi phí thuê chuyên gia khá tốn kém vì đây là những người có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn sâu trong ngành. Chuyên gia là người nghiệm thu các công trình và khả năng kỹ thuật sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về việc hoàn thành bàn giao công trình.
Phòng kỹ thuật: Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thi công theo thiết kế của hợp đồng kinh tế đã ký kết: Quản lý các định mức kỹ thuật, nâng cao chất lượng công trình, tiến độ thi công và chịu trách nhiệm về khối lượng nghiệm thu thực tế của công trình; Được ủy quyền ký nghiệm thu kỹ thuật công trình, hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh quyết toán. Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và lắp đặt hàng năm, hàng quý, hàng tháng, hàng kỳ căn cứ theo nhiệm vụ và năng lực công ty. Lập các tiêu chí kỹ thuật, biểu mẫu quy định và phân tích từng hạng mục, phân nhiệm vụ cho từng cá nhân hoạt động về tất cả các kế hoạch trong mảng kỹ thuật. Theo dõi, đôn đốc việc quản lý chất lượng kỹ thuật trong quá trình lắp ráp và vận hành thang máy đạt hiệu quả tốt nhất. Giữ gìn bí mật trong kinh doanh, hướng dẫn các cán bộ kỹ thuật của phòng và cán bộ kỹ thuật thi công, nghiên cứu bản vẽ thiết kế, lập phương án, biện pháp thiết kế lắp đặt tại các công trình của công ty. Giám sát chỉ đạo các đơn vị thi công lắp đặt đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật an toàn lao động. Tổ chức nghiệm thu tại công trình hàng tháng để cập nhật số liệu chính xác. Lưu trữ hồ sơ bản vẽ, phối hợp cùng các đơn vị lập hồ sơ hoàn công cho công trình lắp đặt.
Mối liên hệ giữa các phòng ban: Qua sơ đồ chức năng của Công ty Cổ phần thang máy Hoa Hoa, có thể giúp chúng ta hiểu được một cách sơ lược về cách tổ chức và phân bổ các phòng ban của công ty. Mỗi phòng ban, mỗi bộ phận ở công ty tuy có chức năng khác nhau và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mỗi quan hệ cơ hữu với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất kinh doan nhằm đạt tới mục tiêu chung của công ty đồng thời làm tăng trưởng và phát triển kinh tế, đóng góp và công cuộc đổi mới của công ty.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm gần đây tình hình phát triển, tiêu thụ của công ty luôn có sự tăng trưởng tích cực, cụ thể:
Năm 2007: Cung cấp thang máy cho các công trình tư nhân, công ty mới đi vào hoạt động nên còn đang trong giai đoạn tìm kiếm khách hàng.
Năm 2008: Doanh thu tăng trưởng mạnh, Hoa Hoa tiếp tục đẩy mạnh phát triển, mở rộng thị trường cung cấp thiết bị của mình
Năm 2009: Đây là một năm khá thành công với Hoa Hoa, với rất nhiều hợp đồng ký được như cung cấp hệ thống thang máy cho Khách sạn 5 sao Pullman, Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng, Tòa nhà MEKONG,…
Năm 2010: Tiếp tục sự tăng trưởng của năm 2009, thương hiệu thang máy Hitachi nói chung cũng như thương hiệu Hoa Hoa nói riêng đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Năm 2011: Đây là một năm khó khăn với thị trường bất động sản đang đóng băng, nhiều dự án phải dừng thi công do không có vốn đầu tư tiếp. Tuy nhiên nhờ sự nhạy bén trong kinh doanh, Ban giám đốc đã đưa ra những chính sách giá hợp lý cùng sự linh hoạt trong phương thức triển khai dự án nên công ty vẫn giữ vững mức tăng trưởng doanh thu.
Doanh thu của Hoa Hoa trong những năm gần đây:
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp doanh thu các năm gần đây
Năm
Doanh thu (VNĐ)
2007
15.385.673.583
2008
28.684.573.821
2009
34.076.779.093
2010
57.146.954.014
2011
86.385.959.911
Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của Hoa Hoa
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu của công ty tăng dần qua các năm. Có được sự tăng trưởng này là do qua các năm công ty đã dần khẳng định được uy tín của mình và đã phát triển được nhiều khách hàng mới, mặt hàng mới do đó số lượng đơn hàng tăng lên kéo theo doanh thu cũng tăng lên.
Qua biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 nhận thấy doanh thu của công ty luôn có sự tăng trưởng, do vậy lợi nhuận và các khoản đóng góp cho nhà nước cũng tăng theo.
Bảng 2.1 Doanh thu của từng nhóm sản phẩm qua các năm
STT
Chủng loại
Năm 2010
Năm 2011
Giá trị (đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị (đồng)
Tỷ trọng (%)
1
Thang máy
45.001.103.380
79,68
68.108.605.485
78,89
2
Thang cuốn
10.020.330.414
17,90
13.034.233.122
15,08
3
Bãi đỗ xe
2.125.520.220
3,71
5.243.121.304
6,11
Tổng
57.146.954.014
86.385.959.911
Chính sách sản phẩm – Thị trường.
Chính sách sản phẩm:
Do đặc thù của công ty là cung cấp theo đơn hàng nên Công ty Cổ phần thang máy Hoa Hoa luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu, đưa lợi ích và quyền lợi của khách hàng lên trên quyền lợi của công ty, thực hiện tất cả và đầy đủ những cam kết của hãng về sản phẩm dành cho khách hàng.
Chính sách lắp đặt, bảo hành, bảo trì:
Với đội ngũ chuyên gia nước ngoài cùng các kỹ sư và kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các thiết bị
Về phần lắp đặt
Chúng tôi luôn có 1 chuyên gia nước ngoài kiểm tra công trường, phối hợp với nhà thầu để xây dựng thi công
Sẵn sàng lắp đặt 24/24 giờ để đảm bảo tiến độ thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Kiểm tra kỹ thuật trong khi lắp đặt.
Việc lắp đặt được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật chuyên môn và kiểm tra vận hành trước khi bàn giao.
Đào tạo, hướng dẫn vận hành và sửa chữa thông thường
Đào tạo người sử dụng vận hành thành thạo.
Lập thành văn bản những quy định và những điều cần lưu ý.
Đào tạo về bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ.
Đào tạo về xử lý sự cố thông thường.
Đào tạo về quy tắc an toàn phần điện và cơ.
Linh kiện thay thế thông thường có sẵn trong kho của Công ty.
Dịch vụ trong bảo hành
Tất cả các thiết bị Công ty cung cấp đều được bảo hành đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn và cam kết của nhà sản xuất.
Trong thời gian bảo hành, nhân viên kỹ thuật sẽ đi kiểm tra định kỳ các thiết bị do Công ty cung cấp với thời gian 1 tháng một lần nhằm phát hiện những sự cố có thể xảy ra trước và làm vệ sinh các thiết bị bảo đảm vận hành an toàn và tăng tuổi thọ cho các thiết bị.
Bất cứ lúc nào trong thời gian ngắn nhất, nhân viên kỹ thuật sẽ có mặt theo yêu cầu của khách hàng để chỉ dẫn thêm những vấn đề liên quan đến kỹ thuật của máy hoặc xử lý những sự cố bất thường.
Dịch vụ sau bảo hành
Kiểm tra định kỳ 1 tháng một lần lâu dài cho tất cả các thiết bị do Công ty cung cấp.
Sẵn sàng ký hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng nếu khách hàng có yêu cầu, giá cả phù hợp với giá hiện hành trên thị trường.
Đảm bảo cung cấp phụ tùng thay thế đúng hãng, đúng chủng loại lâu dài với các phụ kiện thông thường luôn có sẵn tại Việt Nam sau khi hết thời gian bảo hành.
Trợ giúp khách hàng giải đáp kỹ thuật cho các vấn đề có liên quan đến thiết bị
Hoa Hoa tin rằng với khả năng kỹ thuật, công nghệ, cung cấp thiết bị có chất lượng cao, giao hàng đúng hạn và cách phục vụ sau bán hàng tận tình và thành thạo dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia nước ngoài sẽ giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng thiết bị của công ty.
Thị trường tiêu thụ của công ty:
Với quá trình hoạt động 6 năm trong ngành cung cấp thiết bị thang máy, thang cuốn, bãi đỗ xe, Hoa Hoa đã xây dựng được danh tiếng cũng như vị thế trên thị trường nội địa.
Từ những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực kinh doanh đến sự lớn mạnh về việc chiếm lĩnh được thị phần lớn trên thị trường như hiện nay. Tất cả được làm nên bởi uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Công ty, bởi thái độ phục vụ khách hàng của đội ngũ Cán bộ Kinh doanh, bán hàng, bởi phong cách làm việc năng nổ, đầy nhiệt huyết, trách nhiệm của đội ngũ kỹ sư, nhân viên bảo hành của Công ty. Là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại và dịch vụ kỹ thuật, công ty Hoa Hoa đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng thang máy. Qua các công trình mà Công ty Hoa Hoa đã hoàn thành và bàn giao được khách hàng đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm. Chất lượng sản phẩm của Công ty đã làm hài lòng hầu khắp những đối tác và thoả mãn tối đa nhu cầu và mục đích sử dụng của họ.
Chính sách giá.
Trong cạnh tranh trên thị trường, chính sách giá là một công cụ hữu hiệu của doanh nghiệp. Cùng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ và uy tín của thương hiệu giá cả luôn đóng vai trò quan trọng đến quyết định mua hàng của người tiêu dung. Việc định giá sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng tới doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giá bán = Giá mua + Lợi nhuận mong muốn
Công ty áp dụng chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt, tùy theo từng khách hàng mà công ty bán với giá phù hợp với mục tiêu có lãi.
Công ty điều chỉnh giá bán một cách hợp lý, thu hút khách hàng trên quan điểm không để mất khách hàng, nhất là khách hàng hợp tác lâu dài.
Hệ thống phân phối.
Hoa Hoa đã xác định giữ vững thị trường là vấn đề quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh doanh. Hệ thống phân phối sản phẩm mà công ty đang áp dụng là phân phối trực tiếp đến khách hàng. Do đặc trưng của dịch vụ thương mại là cung cấp theo đơn đặt hàng của khách hàng nên sản phẩm sau khi nhập về được trực tiếp giao cho khách hàng.
Ưu điểm của hệ thống phân phối trực tiếp này là có thể đáp ứng nhanh chóng và chính xác yêu cầu của khách hàng.
Các hình thức xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp.
Quảng cáo:
Công ty chủ yếu sử dụng hình thức này thông qua internet tại website của công ty
Marketing trực tiếp: Đây là hình thức xúc tiến bán hàng chủ yếu mà công ty đang áp dụng. Với hình thức này, công ty có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, biết được nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng để có thể đưa ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra do biết được phản ứng của khách hàng khi thực hiện marketing trực tiếp nên có thể nói rằng hiệu quả của các chương trình marketing trực tiếp dễ dàng đánh giá hơn các hình thức marketing khác. Marketing trực tiếp giúp tiết kiệm phần lớn các chi phí phát sinh trước, trong và sau khi bán (so với các dạng thức marketing truyền thống). Marketing trực tiếp giúp công ty sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt khi thị trường của công ty là rời rạc và có nhu cầu đặc trưng.
Quan hệ đối ngoại:
Tham gia trưng bày, đóng góp tham luận, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ tổ chức tại các triển lãm quốc tế Vietbuild 2010, 2011, …
Tham gia tư vấn, cung cấp thiết bị cho các dự án cao ốc, nhà hàng, khách sạn theo hình thức trọn gói từ các nguồn vốn khác nhau.
Tham gia đấu thầu, cung cấp thiết bị từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Tham gia cung cấp thiết bị cho các dự án:
Dự án Tháp đôi chung cư cao cấp Phú Thượng (Tòa nhà Packexim) năm
Dự án Khách sạn Hạ Long Bay năm
Dự án Cao ốc văn phòng Công ty vân tải biển Nam Triệu.
Dự án Tòa nhà VinaTex - Tài Nguyên
Dự án Tòa nhà MeKong Building
Dự án Tòa nhà AGRIBANK TRÀNG AN
Dự án Trung tâm phát thành truyền hình Hải Phòng
Dự án Nhà máy nhiệt điện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng
Dự án Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế Vũng Tàu Khách sạn Pulliman Vũng Tàu (5 sao)
Nhận xét:
Do đặc thù ngành thương mại nên hình thức xúc tiến bán hàng của công ty là tập trung chủ yếu vào phương pháp marketing trực tiếp. Trên thực tế, công ty đã khá thành công với phương pháp này.
Đối thủ cạnh tranh của công ty.
Do thuộc lĩnh vực kinh doanh thương mại thiết bị thang máy nên công ty đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ trong ngành.
Một số đối thủ cạnh tranh của công ty: Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long (TLE), Công ty Cổ phần thang máy Việt Nhật, Công ty thang máy Thiên Nam, Công ty Cổ phần Alphanam, Công ty thang máy Thái Bình…
Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long:
Lịch sử hình thành
Được thành lập từ năm 2001, qua 10 năm hoạt động, Công ty Thang máy & Thiết bị Thăng Long (TLE) đã vươn lên để trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp, lắp đặt, bảo hành bảo trì thang máy, thang cuốn, điều hòa không khí tại Việt Nam.
Khởi đầu là một công ty nhỏ có 21 thành viên, cung cấp ra thị trường 25 bộ thang máy trong năm đầu tiên hoạt động, nhờ chiến lược kinh doanh của Ban Giám đốc và nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ nhân viên, TLE đã phát triển vượt bậc về doanh số và quy mô. Hiện nay, TLE đã hoàn thiện hệ thống văn phòng hiện đại, chuyên nghiệp, tổng số nhân sự gần 500 thành viên, mỗi năm cung cấp ổn định hơn 450 bộ thang cho các công trình lớn nhỏ trên cả nước.
Sản phẩm.
Chuyên cung cấp, lắt đặt bảo trì bảo dưỡng thang máy, thang cuốn, điều hòa, hệ thống điều khiển tòa nhà thương hiệu Mitsubishi Thái Lan, Nhật Bản.
Các công trình đã thực hiện
Luôn đặt chữ tín lên hàng đầu cùng phong cách quản lý hiện đại là sức mạnh để TLE trở thành thương hiệu đáng tin cậy nhất với khách hàng mà minh chứng là hàng loạt công trình vào loại lớn nhất Việt Nam đã và đang được TLE thực hiện như: Usilk City, Vincom B Eden, Trung tâm điều hành TTVT Điện lực Việt Nam, Tháp BIDV, Tháp Sky City, Tòa nhà HH2, The Garden Mall, Tháp CMC, Tòa Parkson (Hà Nội), Thùy Dương Plaza (Hải Phòng),..
Chiến lược kinh doanh
Hợp tác với các chủ đầu tư, tổng thầu xây dựng lớn như Vinaconex, Udic… trong một thời gian dài.
Phân chia các dự án từ lớn đến nhỏ, dễ phát triển và quản lý thị trường.
Hệ thống phát triển thị trường tương đối lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển thị trường.
Ưu điểm
Là một trong những nơi cung cấp thiết bị thang máy lớn, hầu hết các thiết kế thang máy của các dự án đều là thiết kế theo tiêu chuẩn của Mitsubishi. Vì vậy có ưu thế hơn khi khách hàng lựa chọn sử dụng thương hiệu thang máy.
Xuất xứ từ các nước có nền công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Thái Lan.
Thang máy Mitsu được lắp đặt từ rất sớm tại Việt Nam, cùng với các thương hiệu khác như Otis, Schindler….. Cùng với đó hệ thống thị trường, chăm sóc khách hàng phát triển trong thời gian dài, giúp cho thương hiệu này dễ ăn sâu vào tâm trí khách hàng.
Nhược Điểm
Giá thành các sản phẩm tương đối cao so với các sản phẩm cùng loại của các hãng khác như Hitachi, Huyndai,…
Thời gian đặt hàng và giao hàng lâu hơn so với các hãng khác.
Với số lượng cung cấp tương đối lớn trong vòng nhiều năm qua nhưng với đội ngũ nhân viên hạn chế do đó chế độ bảo trì, bảo dưỡng sau bảo hành đôi lúc bị sao lãng.
Công ty Cổ phần Alphanam:
Lịch sử hình thành
Được thành lập từ năm 1995, trong quá trình 17 năm hoạt động và phát triển, ALPHANAM luôn phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực của mình..
15 năm thành lập và phát triển chưa thể được coi là dài so với tuổi đời của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, với quãng thời gian đó, ALPHANAM đã đạt được những thành quả rất đáng tự hào trong việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như lĩnh vực kinh doanh. Để có được điều đó, ngoài sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty, còn phải kể đến sự ủng hộ nhiệt thành của quý khách hàng, các đối tác đã, đang và sẽ cùng ALPHANAM chung vai sát cánh trên thương trường.
Sản phẩm.
Chuyên cung cấp, lắt đặt bảo trì bảo dưỡng thang máy, thang cuốn, thiết bị đỗ xe thương hiệu Fuji.
Các công trình đã thực hiện
Từ Bắc vào Nam rất nhiều công trình sử dụng thang máy của Alphanam như: Tháp đôi VINCOM - Bà Triệu, Hà Nội, Trung tâm TM Ngọc Khánh - Hà Nội, Trung tâm triển lãm Quốc tế tại Tp. Đà Nẵng, Thang cuốn lớn nhất VN tại đảo du lịch Vinpearl - Nha Trang, KS Imprepial - Vũng Tàu, Chung cư Thái An Tp.HCM,….
Chiến lược kinh doanh
Tập trung vào các loại thang cho các dự án vừa và các tòa nhà tư nhân với giá cả cạnh tranh.
Chất lượng là sự sống còn: Không ngừng phấn đấu để vươn tới sự hoàn thiện đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm mang thương hiệu ALPHANAM.
Hướng về khách hàng: Chúng ta làm tất cả vì khách hàng trong suy nghĩ và trong hành động.
Ưu điểm
Giá cả cạnh tranh là một lợi thế rất lớn của Alphanam trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay.
Quá trình chăm sóc, bảo trì, bảo dưỡng được chú trọng hàng đầu tại Alphanam.
Nhược Điểm
Là một thương hiệu còn mới nên vẫn còn mới mẻ với người tiêu dung.
Thời gian đặt hàng và giao hàng lâu hơn so với các hãng khác.
Các đối thủ cạnh tranh của công ty cũng đều có uy tín trên thị trường. Do vậy công ty cũng luôn ý thức được vị thế của mình, luôn đề ra những kế hoạch và chính sách đúng đắn để giữ vững và nâng cao vị thế của mình đối với các công ty khác.
PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG.
Cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
Tổng số lao động của công ty tính đến thời điểm tháng 05/2012 là 68 người
Cơ cấu lao động của công ty theo các tiêu thức phân loại lao động
Bảng 2.2 : Bảng cơ cấu lao động của công ty theo các tiêu thức phân loại
STT
Tiêu thức phân loại
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng số lao động
68
100
1
Phân loại theo trình độ
Trên đại học
01
1,5
Đại học
57
83,8
Cao đẳng
01
1,5
Trung cấp
04
5,9
Chuyên gia nước ngoài
05
7,3
2
Phân loại theo giới tính
Lao động nam
56
83,4
Lao động nữ
12
17,6
3
Phân loại theo độ tuổi
Từ 18 – 30 tuổi
45
66,2
Từ 31 – 40 tuổi
18
26,5
Trên 40 tuổi
5
7,3
4
Phân loại theo kinh nghiệm làm việc
Dưới 1 năm
5
7,3
Từ 1 – 5 năm
10
14,8
Trên 5 năm
53
77,9
(Nguồn: Phòng hành chính)
Nhận xét:
Cơ cấu lao động hiện tại của công ty tương đối hợp lý. Số lượng lao động trẻ chiếm phần lớn, số lượng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất cao (83,8%). Đặc biệt có 1 lao động có trình độ thạc sỹ và 5 chuyên gia người nước ngoài.
Số lượng lao động nam chiếm đáng kể trong công ty, do tính chất công việc cũng như lĩnh vực kinh doanh của công ty, là bán sản phầm kỹ thuật cao nên chiếm đa phần là nam, còn lại một số vị trí kế toán, lễ tân là nữ.
Lực lượng lao động có tuổi đời còn trẻ, dưới 40 tuổi chiếm 92,7% trong tổng số lao động toàn công ty.
Năng lực làm việc.
Đội ngũ quản lý Công ty: là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị điện, thang máy. Đội ngũ quản lý đã trải qua các khoá tập huấn dài ngày ở nước ngoài, tham gia làm việc với các chuyên gia nước ngoài, là những người có tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch kinh doanh riêng biệt và hiệu quả.
Đội ngũ nhân viên tại Công ty: Tổng số nhân sự hiện có là 64 người, với số người tốt nghiệp đại học chính quy và trên đại học chiếm tới 90% tại các ngành Xây dựng, Kinh tế, Điện – Điện tử, Cơ khí và Tự động hóa. Đặc biệt hàng năm Công ty liên tục tổ chức các khóa đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ, nắm bắt công nghệ, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước
Đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên tại Việt Nam: Các kỹ sư và kỹ thuật viên đã qua đào tạo bởi các chuyên gia nước ngoài, có điều kiện làm việc cùng các họ trong các dự án lớn. Các chuyên gia này trực tiếp giám sát trong quá trình thi công các công trình.
Chính sách lương, thưởng, phúc lợi.
Chính sách lương
Từ khi thành lập công ty tới nay, công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ đóng góp với ngân sách nhà nước, cán bộ công nhân viên có việc làm và thu nhập ổn định, ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người, ban giám đốc đã đưa ra chính sách phù hợp nhằm chọn đúng người, đúng việc tạo sự ổn định và tránh lãng phí lao động.
Cụ thể, mức lương mà lao động tại công ty đang được hưởng theo bảng sau.
Bảng 2.3 Bảng lương nhân viên
Phòng ban
Số lượng
Lương trung bình(chưa bao gồm phụ cấp, thưởng)
Hội đồng quản trị
4
15,000,000
Phòng chuyên gia
7
15,000,000
Phòng tài chính kế toán
5
6,000,000
Thủ quỹ
2
5,500,000
Phòng hành chính
4
6,000,000
Phòng quản lý thiết bị vật tư
4
5,000,000
Phòng xuất nhập khẩu
3
5,500,000
Phòng dự án
8
6,000,000
Phòng kinh doanh
7
5,000,000
Phòng lắp đặt
9
5,000,000
Phòng bảo trì, bảo dưỡng
5
5,000,000
Xưởng sản xuất, gia công
10
4,000,000
Tổng
68
83,000,000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Cách tính lương được thực hiện như sau:
Lhd: là lương tháng công ty ký với người lao động trong hợp đồng.
Ntt: Số ngày làm việc thực tế trong tháng.
BH: các loại bảo hiểm Xã hội, BHYT…
Glti: Số giờ làm thêm loại i
Xi: Hệ số tính tiền lương làm thêm giờ
Loại 1: ngoài giờ hành chính , X1 = 1.5.
Loại 2: ngày Chủ nhật, X3 = 2.
Loại 3: ngày lễ, tết được nghỉ theo luật Lao động, X4 = 3.
Tiền lương của tất cả nhân viên được trả qua hệ thống tài khoản tại ngân hàng, mỗi nhân viên đều được công ty mở cho một tài khoản tại ngân hàng và tiền lương sẽ được chuyển vào tài khoản vào ngày 10 hàng tháng.
Chính sách thưởng:
Nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, nhân viên trong công ty gia tăng hiệu quả đóng góp, công ty có các chính sách phụ cấp và thưởng theo doanh thu, thưởng đột xuất, thưởng hàng kỳ cho cá nhân xuất sắc.
Phúc lợi:
Công ty luôn chú trọng tới các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ công nhân viên: Hàng tháng công ty đều tiến hành trích nộp KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của nhà nước. Định kỳ công ty còn tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, tổ chức cho cán bộ hành chính tham gia các khóa học tin học, tiếng anh nhằm nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, khích lệ tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề trong cán bộ công nhân viên, tạo động lực để họ làm việc có hiệu quả nhất. Hàng năm, công ty đều tổ chức các cuộc dã ngoại, tham quan, nghỉ mát để cán bộ công nhân viên có thời gian nghỉ ngơi và giao tiếp nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau.
Chính sách tuyển dụng, đào tạo.
Tuyền Dụng:
Mục tiêu tuyển dụng của công ty là thu hút người lao động có năng lực vào công ty. Tùy theo từng vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng, song tất cả các vị trí đều phải đáp ứng các yêu cơ bản như: Có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý, kỹ sư phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty.
Quy trình tuyển dụng của công ty hiện nay tương đối đơn giản, bao gồm các bước sau:
Thông báo tuyển dụng.
Nhận hồ sơ và phỏng vấn.
Mời nhận việc, thử việc.
Đánh giá sau thử việc.
Quyết định tuyển dụng.
Để phát triển, công ty không ngừng thu hút thêm lao động mới và không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay đặc biệt là các lao động phổ thông trong công ty để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Chính sách thu hút nhân tài:
Hoa Hoa có chính sách lương, thưởng đặc biệt đối với những nhân viên giỏi và nhiều kinh nghiệm trong các công việc liên quan, và lợi nhuận mang lại cho công ty. Mục đích là để giữ chân nhân viên lâu dài và thu hút nhân lực giỏi từ nhiều nguồn khác nhau về làm việc cho công ty.
Đào tạo:
Công ty luôn chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên. Việc đào tạo được tiến hành thường xuyên, định kỳ hàng năm. Ngoài ra các kỹ sư, kỹ thuật viên sẽ được tham gia đào tạo chính hãng và được tham gia làm việc cùng các kỹ sư người nước ngoài trong các dự án lớn.
PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
Các vật tư sử trong công việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng.
Stt
Loại thiết bị
Số lượng
Năm sản xuất
Xuất xứ
1
- Máy hàn điện Win - 300A Malaysia
10
2007
Malaysia
2
- Palan điện
5
2006
Nhật
3
- Palan điện
5
2006
Đức
4
- Bộ hàn hơi
1
2007
Nhật
5
- Khoan các loại: Khoan bê tông, khoan sắt, khoan phá bê tông, máy khoan hàn
20
2005…
2006
Đức
6
- Máy cắt sắt cầm tay Makita
10
2006
Đức
7
- Dàn giáo thi công
18
2007
VN
8
- Máy cắt sắt bàn Makita
5
2007
Đức
9
- Mini Consoler
3
2007
Nhật
10
- Máy đo độ căng của cáp
1
Nhật
11
- Palan tay
6
2005
Đức
12
- TiFo
4
2007
Hàn
13
- TiFo
1
2007
Hàn
14
- Xe nâng thiết bị để lắp đặt
5
2001
Nhật
15
- Bộ tube tự động
7
2004
Nhật
16
- Cáp an toàn
200m
2007
Nhật
17
- Cáp kéo
800m
2007
Nhật
18
- Dụng cụ lắp đặt đường điện
…
2004
Đức
19
- Thiết bị kiểm tra, đo lường, thử nghiệm
- Đồng hồ đo cách điện Kyoritsu
- Đồng hồ đo điện vạn năng Kyoritsu
- Đồng hồ đo Ampe kìm
- Đồng hồ đo Mega Ôm
- Thiết bị kiểm tra thứ tự pha
- Thiết bị kiểm tra rung động cho phép
- Đồng hồ đo tần số
- Đồng hồ đo công suất
…
2007…
2008
Đức
Đây là các vật tư phục vụ việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị mà công ty kinh doanh. Các thiết bị này được phòng quản lý thiết bị quản lý, làm nhãn mác gắn trực tiếp các máy móc thiết bị, lập hồ sơ tài sản cố định, bàn giao có các bộ phận sử dụng (có phiếu giao nhận TSCĐ). Nhờ đó, các đơn vị có thể tự quản lý được TSCĐ tại đơn vị mình, thuận tiện trong việc kiểm kê và đánh giá TSCĐ hàng năm
Cơ cấu và tình hình hao mòn tài sản cố định.
Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐ đó.
- Có thời gian sử dụng trên 1 năn trở lên.
- Có giá trị từ 10.000.000 đ (mười triệu đồng) trở lên.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy
Tài sản cố định trong Hoa Hoa: nhà xưởng, vật tư kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị công cụ quản lý...
Phương pháp kế toán TSCĐ áp dụng trong Hoa Hoa:
Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng hữu ích và tỷ lệ khấu hao TSCĐ: theo chuẩn mực kế toán và quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài Chính
TSCĐ được xác định bằng nguyên giá (-) giá trị hao mòn lũy kế.
Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua và những chi phí có liên quan trưc tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động. Chi phí mua sắm, cải tiến, lắp đặt cũng được tính vào giá trị TSCĐ. Còn chi phí sữa chữa bảo dưởng được tính riêng vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Khi TSCĐ được bán hay thanh lý thì giá trị thu lại được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Cơ cấu: TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và khấu hao.
Phương pháp tính khấu hao: Theo tìm hiểu từ Phòng Kế toán tài chính thì công ty thường áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng
Mk: Mức khấu hao cơ bản cố định hàng năm
T: Thời gian sử dụng định mức của cả đời TSCĐ
NG: Nguyên giá TSCĐ
Hiện nay tài sản cố định của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị văn phòng.
Tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm 2011 như sau:
Bảng 2.4 Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình
Chỉ tiêu
TSCĐ hữu hình
Tài sản vô hình khác
NGUYÊN GIÁ
Số dư đầu năm
12.504.319.831
165.500.000
Tăng trong năm
4.996579.160
85.000.000
Mua sắm mới
4.996579.160
85.000.000
Số dư cuối năm
17.500.898.998
250.500.000
HAO MÒN LŨY KẾ
Số dư đầu năm
596.686.498
44.133.333
Tăng trong năm
339.599.774
41.599.999
Giảm trong năm
Số dư cuối năm
936.286.272
85.733.332
GIÁ TRỊ CÒN LẠI
Số đầu năm
11.908.453.164
121.366.667
Số cuối năm
16.564.612.726
164.766.668
(Nguồn: Phòng kế toán)
PHÂN TÍCH CHI PHÍ GIÁ THÀNH.
Các loại chi phí của doanh nghiệp.
Là doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nên các loại chi phí của Hoa Hoa chủ yếu là các loại chi phí quản lý doanh nghiệp.
Các chi phí gồm có:
Chi phí nhân viên: Gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoạn của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp.
Chi phí vật liệu quản lý: chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ.
Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý.
Chi phí khấu hao TSCĐ: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng.
Chi phí thuế, phí và lệ phí: chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất, cùng các khoản lệ phí khác.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ.
Chi phí bằng tiền khác: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ.
Tình hình chi phí trong năm 2009 – 2011 như sau:
Bảng 2.5 Chi phí của doanh nghiệp trong năm 2009 - 2011
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ thống kế toán của doanh nghiệp.
Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 48/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp.
Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung.
Năm tài chính:
Niên độ kế toán của đơn vị bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Nguyên tắc xác định tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng nhất định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị và được sử dụng cho cá mục đích đáp ứng các cam kết chi tiền ngắn hạn hơn là cho mục đích đầu tư hoặc cho mục đích khác.
Hệ thống sổ sách công ty áp dụng
Để quản lý việc mua bán diễn ra trong quá trình kinh doanh thì Công ty đã sử dụng những loại chứng từ như sau:
Hoá đơn giá trị gia tăng đầu vào
Phiếu nhập - xuất - kho
Biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá
Giấy báo Nợ của Ngân Hàng
Giấy báo Có của Ngân Hàng
Hoá đơn giá trị gia tăng đầu ra
Thẻ kho
Các loại sổ theo dõi công nợ
Sổ theo dõi hàng nhập - xuất - tồn
Hoá đơn bàn hàng
Chứng từ tính thuế
Phiếu thu, phiếu chi
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ:
Tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
Phương pháp khấu hao TSCĐ (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính) :
TSCĐ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo thời gian quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính.
Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2011.
Sơ đồ trình tự ghi sổ:
Hình 2.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
(Nguồn: Phòng kế toán)
Diễn giải:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP.
Tình hình doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp 2009 - 2011.
Bảng 2.6 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Tổng doanh thu
34.076.779.093
57.146.954.014
86.385.959.911
Các khoản giảm trừ
0
0
0
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
34.076.779.093
57.146.954.014
86.385.959.911
Giá vốn hàng bán
25.758.573.474
46.733.056.293
65.902.973.908
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
8.318.205.620
10.413.897.721
20.482.986.003
Doanh thu hoạt động tài chính
148.437.573
182.749.336
261.862.303
Chi phí tài chính
264.435.736
589.801.039
3.761.076.485
Trong đó: Chi phí lãi vay
95.883.397
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
7.865.238.486
9.108.332.409
16.163.291.062
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
724.964.342
898.513.639
820.480.759
Thu nhập khác
0
0
0
Chi phí khác
146.477.142
216.067.749
20.918.311
Lợi nhuận khác
-146.477.142
-216.067.749
-20.918.311
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
578.487.200
682.445.890
799.562.448
Chi phí Thuế TNDN hiện hành
150.831.415
177.042.415
143.584.133
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
427.655.785
505.403.475
655.978.315
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2010 – 2011, ta nhận thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty đã đạt hiệu quả, lợi nhuận và doanh thu năm 2011 cao hơn so với năm 2010.
Tổng doanh thu: tăng hơn 29 tỷ (tăng hơn 51%) so với năm 2010, giá vốn hàng bán cũng tăng hơn 19 tỷ (hơn 41%). Doanh nghiệp đang đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, thực hiện tốt chiến lược kinh doanh, kí kết được nhiều hợp đồng hơn, mặt khác điều này còn cho thấy các mặt hàng của công ty có chất lượng uy tín và giá cả phải chăng hợp lý, phù hợp với nhu cầu của khách hàng vì vậy mà các khoản như giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại hoàn toàn không có.
Giá vốn hàng bán: năm 2011 tăng 19.169.917.615 đồng so với năm 2010 tương ứng với tỉ lệ tăng là 41,02%. Một trong những nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng là do lạm phát, làm cho đồng tiền mất giá. Tuy nhiên giá bán thiết bị cũng tăng hơn làm cho lợi nhuận tăng cao.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: tăng 77,46% so với năm 2010 cho thấy công ty rất chú ý tới việc thay đổi cơ cấu tổ chức, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên từ 505.403.475 đồng đến 655.978.315 đồng tương đương với tốc độ 29,79% . Điều này cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc mang lại lợi nhuận và doanh thu, qua đó cho thấy KQKD của công ty ngày càng tăng, thể sự phát triển vững vàng của doanh nghiệp.
Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.7: Bảng cân đối kế toán dạng so sánh ngang
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
22.815.883.865
31.626.979.138
34.978.917.117
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
5.635.744.253
7.921.833.924
8.667.556.173
2. Các khoản phải thu
5.743.832.267
7.781.322.912
8.983.245.689
3. Hàng tồn kho
8.747.352.736
9.951.104.455
9.616.438.857
4. Tài sản ngắn hạn khác
2.263.613.854
3.772.717.847
6.611.676.398
B. Tài sản dài hạn
11.738.537.329
13.658.625.530
22.737.670.421
1. Các khoản phải thu dài hạn
1.006.748.534
1.628.805.699
2.008.291.027
2. Tài sản cố định
10.823.135.698
12.029.819.831
16.729.379.394
Tổng cộng tài sản
34.554.421.184
45.285.604.668
50.716.587.538
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
15.000.763.32
27.525.749.442
27.877.669.922
1. Nơ ngắn hạn
14.500.323.277
25.500.323.277
25.802.300.807
2. Nợ dài hạn
500.426.165
2.025.426.170
2.075.369.129
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
18.563.657.862
18.759.855.226
23.838.917.616
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
15.000.000.000
15.000.000.000
20.000.000.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
3.563.657.862
3.759.855.226
3.838.917.616
Tổng cộng nguồn vốn
34.554.421.184
45.285.604.668
50.716.587.538
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhận xét:
Dựa vào Bảng cân đối kế toán ta thấy:
Năm 2011 tổng số tài sản công ty đang nắm giữ và sử dụng là 50.716.587.538 đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn (TSNH) là 34.978.917.117 đồng chiếm 68,90%, tài sản dài hạn (TSDH) là 22.737.670.421 đồng chiếm 31,10%.
Tài sản
Tài sản ngắn hạn: tăng 10,6% so với năm 2010, sự tăng về giá trị là do:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Giảm hơn 15,8 % năm 2010. Do doanh nghiệp đang trong giai đoạn mở rộng quy mô bán hàng với số lượng lớn, do đó công ty đã dành một khoản tiền để đầu tư nhập các thiết bị từ các nhà sản xuất và xây dựng thương hiệu công ty.
Các khoản phải thu tăng 746.722.249 tương đương với tăng 9,42%. Sự biến động này hợp lý vì lượng khách hàng năm 2011 lớn hơn nhiều so với 2010. Doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động bán hàng nhưng cũng quản lý tốt công nợ đối với khách hàng. Vậy chỉ tiêu này không đáng lo ngại đối với doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn: tăng 66,47% so với năm 2010 biến động này là do:
Tài sản cố định tăng gần 39% so với năm 2010: tỷ lệ này thể hiện công ty đầu tư thêm cho việc mua sắm trang thiết bị để phục vụ sản xuất kinh doanh và dần đi vào ổn định.
Các khoản phải thu dài hạn tăng 23,2% so với 2010 cho thấy công ty cần quan tâm hơn đến công tác thanh toán và thu hồi nợ.
Nguồn vốn
Nợ phải trả: tăng không đáng kể so với năm 2010:
Nợ ngắn hạn: tăng không đáng kể so với năm 2010 là có ít thay đổi trong năm 2011 so với năm 2010.
Nợ dài hạn: tăng không đáng kể so với năm 2010 do công ty đi vào hoạt động ổn định.
Lợi nhuận chưa phân phối năm 2011 là 3.838.917.616 đồng tăng 79.062.390 đồng so với 2010 tương ứng với tỷ lệ 2,1%. Kết quả lợi nhuận như vậy là do công ty tự chủ được về tài chính của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh có lãi.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Nhóm tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Bảng 2.8: Nhóm tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)
Tổng TSLĐ
1,573
1,240
1,355
Tổng Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
(TSLĐ - Hàng tồn kho)
0.970
0.850
0.982
Tổng Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán tức thời (lần)
Tiền mặt
0,389
0,311
0,336
Tổng Nợ ngắn hạn
Nhận xét:
Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng mà các Tài sản lưu động có thể trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này tăng từ 1,240 năm 2010 lên 1,355 năm 2011. Nguyên nhân này là do tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động, cụ thể là năm 2010 các khoản nợ ngắn hạn hầu như không thay đổi, trong khi đó tài sản lưu động tăng 10,5%. Dựa vào đó ta thấy năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 1,355 đồng tài sản lưu động đảm bảo. Cả hai năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản lưu động của doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt cho việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng thanh toán thực sự của công ty. Năm 2010 là 0.85 nhưng đến năm 2011 là 0.982. Với hệ số như vậy thì công ty có khả năng thanh toán nhanh rất tốt, nhưng như vậy là không cần thiết vì công ty nắm giữ lượng tiền quá lớn, cho khách hang nợ nhiều làm cho khả năng sinh lời của công ty bị chậm lại.
Khả năng thanh toán tức thời cho biết khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này tăng nhẹ nhưng vẫn thể hiện việc trang trả các khoản nợ ngắn hạn.
Nhóm tỷ số năng lực hoạt động
Bảng 2.9 Nhóm tỷ số năng lực hoạt động của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Vòng quay các khoản phải thu (lần)
Doanh thu thuần
5,933
7,344
9,616
Các khoản phải thu bình quân
Vòng quay hàng tồn kho (lần)
Giá vốn hàng bán
2,944
4,696
6,853
Hàng tồn kho bình quân
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần
0,986
1,262
1,703
Tổng tài sản bình quân
Thời gian thu nợ trung bình (tháng)
Phải thu khách hàng bình quân
1.42
1,164
Doanh thu thuần
Nhận xét:
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi của các khoản phải thu thành tiền mặt, đây là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu của hoạt động của doanh nghiệp, vòng quay này của doanh nghiệp tương đối 9,616 vòng vào năm 2011, tăng hơn 2 vòng thể hiện tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp ngày càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động.
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện việc đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho tốt xấu qua từng năm, phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ, ta thấy chỉ số này của doanh nghiệp có hướng giảm nhẹ (1 vòng vào năm 2011). Mặc dù có giảm nhưng nó vẫn thể hiện doanh nghiệp đẩy mạnh việc bán hàng, và vẫn đảm bảo lượng hàng trong kho khi có đơn đặt hàng tiếp theo.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên vào năm 2011 là 1,703. Kết quả này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Thời gian thu nợ trung bình giảm 0,26 so với năm 2011 thể hiện số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu hồi được tiền của khách hàng là nhanh hơn so với năm 2011.
Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Bảng 2.10 Nhóm tỷ số khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Công thức tính
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng
0,012
0,011
0,013
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng
0,013
0,009
0,008
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE)
Lợi nhuận ròng
0,023
0,027
0,028
Vốn cổ phần
Nhận xét:
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho thấy hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. Ta thấy hệ số này đã giảm từ năm 2009 là 0,012 xuống còn 0,011 vào năm 2010 nhưng lại tăng lên 0,013 vào năm 2011. Điều này cho thấy 1 đồng đầu tư vào tài sản năm 2011 sinh lời lớn hơn năm 2010 là 0,002 đồng.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thể hiện: một đồng doanh thu thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2010 chỉ tiêu này là 0,009 đến năm 2011 là 0,008, như vậy năm 2011 cứ 1 đồng doanh thu thu được thì thu được 0,008 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, ở đây ta thấy năm 2011 cứ 1 đồng vốn Cổ phần sẽ tạo ra được 0,028 đồng lợi nhuận và 0,027 đồng lợi nhuận vào năm 2010. Từ đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2011 giảm 0,001 đồng so với năm 2010.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC MẶT QUẢN TRỊ CỦA DOANH NGHIỆP.
Tình hình kinh doanh.
Thị trường kinh doanh các sản phẩm thang máy, thang cuốn hay bãi đỗ xe là một trong những thị trường khá nhạy cảm với các diễn biễn của thị trường bất động sản. Quan hệ cùng chiều giữa thị trường nhà đất và ngành thiết bị này ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần Thang máy Hoa Hoa đã đi vào hoạt động ổn định và đang ngày càng phát triển mở rộng quy mô. Công ty đã tập trung chỉ đạo công tác tổ chức, và cung cấp các thiết bị để lại dấu ấn trong lòng khách hàng và chiếm được một vị trí khá chắc chắn trên thị trường.
Môi trường lao động.
Như đã biết về cơ cấu nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Thang máy Hoa Hoa, chúng ta cũng phần nào hiểu được cách tổ chức của công ty. Hiện nay việc sử dụng lao động ngày càng được chú trọng và đi vào nề nếp hơn.
Số lượng và chất lượng lao động ngày càng phong phú, đa dạng và được nâng cao dần nặng lực làm việc.
Công ty luôn tạo điều kiện để nhân viên có thể phát huy năng lực tốt nhất. Ngoài ra đơn vị còn tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
Thuận lợi, khó khăn và một số biện pháp khắc phục.
Thuận lợi
Lĩnh vực hoạt động của công ty là lĩnh vực ngày nay đang trên đà hoạt động rất phát triển, nhu cầu của nhân dân ngày càng cao.
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên phần lớn là lao động trẻ lành nghề, hăng say với công việc chính vì vậy đã giúp đỡ công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
Ban giám đốc, ban lãnh đạo của công ty có sự nỗ lực phấn đấu, học hỏi, không ngừng để tìm ra những phương hướng mới cho sự phát triển của công ty.
Công ty đang từng bước khẳng định được vị trí cũng như uy tín của mình trên thị trường. Với một địa bàn rộng lớn là phía Bắc và Nam, công ty đang có xu hướng mở rộng địa bàn hoạt động vào Miền Trung.
Thực hiện chính sách bảo hành, lắp đặt, sửa chữa, đáp ứng tối đa mọi yêu cầu của khách hàng do đó công ty có không ít khách hàng trung thành.
Công ty sử dụng hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ theo chế độ kế toán Nhà nước, đảm bảo sự phù hợp với hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng phần mềm kế toán máy để giảm bớt áp lực của công việc kế toán.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi có được, công ty còn tồn tại những khó khăn, đòi hỏi công ty phải tìm ra những biện pháp khắc phục
Các mặt hàng thiết bị mà công ty nhập khẩu và phân phối vẫn chưa cập nhật kịp thời các mẫu mã. Hiện nay có rất nhiều chủng loại mà hiện tại công ty chưa lắp đặt tại Việt Nam.
Các thiết bị của công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm của các hãng khác cũng đang cạnh tranh cả về chất lượng và mẫu mã.
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang rất chìm lắng, chưa có dấu hiệu khả quan hồi phục lại. Rất nhiều công trình, dự án đang thi công phải dừng lại do thiếu vốn đầu tư, ảnh hưởng rất lớn đến thị trường các thiết bị mà công ty cung cấp.
Do tình hình thị trường kinh tế hiện này thì công ty gặp khó khăn do việc việc trượt tỉ giá: Đồng USD, Nhân dân tệ, … gây khó khăn trong việc thanh toán với các nhà cung cấp nước ngoài.
Kênh bán hàng của công ty còn đơn điệu, chưa thâm nhập sâu được vào thị trường
Một số biện pháp khắc phục
Chủ động liên hệ với các nhà cung cấp để cập nhật kịp thời các mẫu mã, trang thiết bị tân tiến.
Thiệt lập bảng giá các mặt hàng thiết bị với giá cạnh tranh để luôn thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Không ngừng đẩy mạnh việc bán sản phẩm để đạt doanh số cao, thu hút nhiều khách hàng, tiết kiệm các chi phí hợp lý xuống mức thấp nhất.
HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP.
Qua toàn bộ nội dung phân tích ở trên, việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả bán hàng là một vấn đề rất quan trọng và cần phải quan tâm. Do vậy em định hướng sẽ chọn đề tài tốt nghiệp là “Nâng cao năng lực cạnh tranh” nhằm tăng doanh thu vì Công ty hiện nay chỉ quan tâm, sử dụng phương pháp marketing trực tiếp. Em rất mong được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp của mình.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Dự án tiêu biểu của Công ty Hoa Hoa tại Việt Nam.
Phụ lục 2: Dự án tiêu biểu của Công ty TNHH Thang máy HITACHI.
Phụ lục 3: Một số hình ảnh bãi đỗ xe tự động.
Phụ lục 1: Dự án tiêu biểu của Công ty Hoa Hoa tại Việt Nam.
Tên dự án: Khách sạn 5 sao Pullman
Địa điểm : Phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu
Số lượng: 17 thang khách Hitachi và 02 thang cuốn Hitachi
Tên dự án: Tòa nhà Vinatex Tài Nguyên
Địa điểm: Số 10, Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
Số lượng: 02 thang quan sát Hitachi tốc độ cao
Tên dự án: Tòa nhà Packexim
Địa điểm: Đường Tây Hồ, Tp. Hà Nội
Số lượng:07 thang chở khách Hitachi
Tên dự án: Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng
Địa điểm: Đường Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng
Số lượng: 02 Guangri 7F, 04 Guangri 4F
Tên dự án: Cao ốc Nam Triệu-Hải Phòng
Địa điểm: TP. Hải Phòng
Số lượng: 03 Hitachi-11F
Tên dự án: Tòa nhà MEKONG
Địa điểm: Số 137 Nguyễn Văn Cừ, Tp.HN
Số lượng: 01Hitachi-12F
Tên dự án: Đài TH Hải Phòng
Địa điểm: TP. Hải Phòng
Số lượng: 02 Hitachi -15F
Tên dự án: Khách sạn Vịnh Hạ Long
Địa điểm: TP.Hạ Long, Quảng Ninh
Số lượng: 01 Hitachi 4F
Tên dự án: Ngân hàng Agribank-CN Tràng An
Địa điểm: Đường Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội
Số lượng: 01 Hitachi 4F
Phụ lục 2: Dự án tiêu biểu của Công ty TNHH Thang máy HITACHI.
STT
Tên khách sạn tiếng Trung-Anh-Việt
Ghi chú
1
Khách sạn Pavilion Thâm Quyến
Khách sạn 5 sao
2
Khách sạn Sofitel Nam Xương
Khách sạn 5 sao
3
Khách sạn Red Forest
Khách sạn 5 sao
4
Khách sạn Nam Ninh
Khách sạn 5 sao
5
Khách sạn Pullman Hối Nguyên - Đông Quản
Khách sạn 5 sao
6
Khách sạn Royal Đông Quản
Khách sạn 5 sao
7
Trung tâm Quốc tế Metres Bonwe Bắc Kinh
Khách sạn 5 sao
8
Khách sạn Quốc tế Xianglu - Hạ Môn
Khách sạn 5 sao
9
Khách sạn Century Golden Resources - Côn Minh
Khách sạn 5 sao
10
Khách sạn Hồng Sơn - Vũ Hán
Khách sạn 5 sao
11
Trung tâm Hội nghị triển lãm Thâm Quyến
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
12
Trung tâm hội nghị triển lãm Quốc tế Pazhou Quảng Châu
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
13
Trung tâm triển lãm Quốc tế Nam Kinh
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
14
Khách sạn Sheraton Hong Kong/Quảng Trường giao dịch Quốc tế Đại Trung Hoa - Thâm Quyến
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
15
Nhà thi đấu bóng rổ Olimpic Bắc Kinh
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
16
Trung tâm triển lãm Quốc tế Thiểm Tây
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
17
Trung tâm công nghệ, văn hoá, kỹ thuật Tô Châu
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
18
Trung tâm triển lãm dệt may Đông Quản
Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế
Phụ lục 3: Một số hình ảnh bãi đỗ xe tự động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty Cổ phần Thang máy Hoa Hoa, Hồ sơ năng lực nhà thầu, 2012.
[2] Nghiêm Sỹ Thương, Giáo trình Cơ sở Quản lý tài chính, NXB Giáo Dục Việt Nam
[3] Lê Thị Phương Hiệp, Bài giảng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
[4] Nguyễn Tiến Dũng – Th.S. Ngô Trần Ánh, Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp các chuyên ngành của khoa kinh tế và quản lý, 2006
[5]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thang máy Hoa Hoa.doc