Với đặc điểm của cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển sẽ phải đối đầu với rất nhiều doanh nghiệp khác. Vì vậy công ty may Chiến Thắng nói riêng và các công ty nói chung sẽ phải không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã phong phú để thu hút người tiêu dùng. Công ty cần phải nỗ lực nghiên cứu thị trường tiếp cận thông tin thị trườngmột cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị để tạo ra sp có chất lượng cao hơn. Đồng thời công ty phải tăng cường các hoạt động giới thiệu quảng cáo để thu hút được khách hàng nhiều hơn. Mục tiêu của công ty trong những năm tới sẽ là mở rộng các cửa hàng may đo và bán sản phẩm trên các thị trường nước ngoài và đặc biệt là thị trường nội địa nhằm phát huy tối đa mức tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do vậy mà công ty sẽ phải xây dựng cho mình những chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
Mặc dù người viết có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết về công ty còn có hạn chế nên báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4355 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Khi tham gia vào cơ chế thị trường, doanh nghiệp phải xác định cho mình mục tiêu và chiến lược cụ thể. Với cơ chế mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn năng động, học hỏi vươn lên để tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Do vậy hiệu quả kinh doanh là mục tiêu chiến lược và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả sẽ bù đắp chi phí đem lại lợi nhuận, tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty dệt may Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các sản phẩm dệt may phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Từ khi thành lập cho đến nay đã được 35 năm, trải qua rất nhiều gian nan vất vả nhưng cũng đạt được thành tựu đáng kể. Hiện nay thị trường của công ty đang mở rộng cả trong nước và ngoài nước, sản phẩm của công ty đa dạng về mẫu mã và chủng loại, tình hình sản xuất kinh doanh đã đi vào ổn định và phát triển góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của ngành.
Với mục đích là tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tế của doanh nghiệp, sau thời gian 6 tuần xuống cơ sở thực tập để tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do thời gian có hạn nên em không thể tránh khỏi sai sót. Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô chú anh chị trong công ty may Chiến Thắng mà em đã hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Thương mại cùng các cô chú anh chị làm việc ở Công ty May Chiến Thắng đã nhiệt tình giúp đỡ em.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 02 năm 2003
Sinh viên: Thái Thị Thanh Thuỷ
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.Ra đời và lớn lên trong khó khăn (1968-1975)
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta ngày càng trở nên quyết liệt. Bị thua đau ở miền Nam, đế quốc Mỹ liều lĩnh leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng cả lực lượng hải quân và không quân.
Ngày 05/08/1964 hầu hết các tỉnh miền Bắc phải gánh chịu bom đạn của đế quốc Mỹ, một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng mặc dù chưa bị bom Mỹ trực tiếp đánh phá song hoạt động của các cơ sở sản xuất cũng như sinh hoạt hàng ngày của nhân dân luôn trong tình trạng vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 02/03/1968, trên cơ sở máy móc, thiết bị và nhân lực của trạm may Lê Trực (thuộc Công ty Gia công dệt kim vải sợi cấp I Hà Nội) và xưởng may cấp I (Hà Tây), Bộ Nội Thương quyết định thành lập Xí nghiệp May Chiến Thắng có trụ sở tại số 8B phố Lê Trực, Quận Ba Đình, Hà Nội và giao cho Cục Vải sợi may mặc quản lý. Xí nghiệp có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo da, áo dệt kim, theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục Vải sợi may mặc cho các lực lượng vũ trang và trẻ em.
Ngày 15/06/1968 được coi là ngày ra mắt của Xí nghiệp may Chiến Thắng. Tổng số lao động của xí nghiệp lúc bấy giờ, ở cả Hà Nội và Hà Tây là 325 người (bao gồm cả lao động gián tiếp và trực tiếp), trong đó có 147 lao động nữ.
Có thể nói những năm tháng vất vả nhất của ngày mới thành lập đã dần qua đi. Sản xuất của xí nghiệp đã bắt đầu đi vào ổn định. Tuy nhiên những khó khăn to lớn ban đầu không phải dễ được khắc phục trong một sớm một chiều. Đó là sự phân tán trong hoạt động, sự manh mún về cơ sở vật chất, sự thiếu hụt máy móc, thiệt bị chuyên dùng…
Tháng 05/1971, Xí nghiệp may Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Đựoc về với đại gia đình các xí nghiệp may, May Chiến Thắng có dịp tiếp xúc với nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến và phong cách quản lý công nghiệp của các đơn vị bạn. Các bậc đàn anh đã có truyền thống nhiều năm trong tổ chức sản xuất và may hàng xuất khẩu như May 10, May Thăng Long… là điển hình để công ty may Chiến Thắng học tập đặc biệt về kỹ thuật và năng suất lao động. Cũng trong thời gian này ngoài nhiệm vụ chính của mình, Xí nghiệp còn được giao thêm các nhiệm vụ đột xuất như may comple cho đoàn cán bộ tiếp quản thị xã Quảng Trị, may quần áo tù binh cho phi công Mỹ…Dù nhận bất cứ nhiệm vụ gì, xí nghiệp đều hoàn thành tốt, được cấp trên khen ngợi.
Bắt đầu từ năm 1973, sau một thời gian tập dượt, chuẩn bị lực lượng cả về lao động và thiết bị, xí nghiệp bắt đầu làm hàng xuất khẩu . Theo sự phân công trong ngành, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp là các loại quần áo bảo hộ lao động, làm theo phương thức gia công từ bông cho khách hàng Liên Xô (cũ). Lúc này để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ mới, thiết bị của xí nghiệp liên tục được bổ sung, các máy đạp chân được thay dần bằng các máy chạy điện, những thiết bị hiện đại, chuyên dùng được đầu tư bổ sung để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Mùa xuân năm1975, trong khí thế thắng lợi, cả nước được thống nhất, cán bộ công nhân May Chiến Thắng đã phấn khởi thi đua hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ trong vòng 7 năm từ khi thành lập(1968-1975), Xí nghiệp đã có bước tiến bộ vượt bậc, giá trị sản lượng tăng 10 lần, sản lượng sản phẩm tăng hơn 6 lần đạt 1.969.343 sản phẩm. Giá trị xuất khẩu từng bước được nâng lên. Về cơ bản, sản xuất của xí nghiệp đã được khôi phục trở lại, đang đi vào thế ổn định và từng bước được phát triển.
1.2 ổn định và từng bước phát triển sản xuất (1976-1986)
Sau khi chiến tranh kết thúc, hoà bình được lập lại, cùng với cả nước,cán bộ công nhânviên May Chiến Thắng lại sôi nổi bắt tay vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh xây chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ sản xuất ngày càng nặng nề hơn, việc may hàng cho quốc phòng vẫn tiếp tục. Thêm vào đó, khối lượng hàng may xuất khẩu cho Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng tăng, không có điều kiện mở rộng mắt bằng sản xuất , xí nghiệp đã tổ chức gia công ở bên ngoài. Các gia đình CBCNV tuỳ theo năng lực có thể nhận thêm việc về làm cho lao động nhàn rỗi như may quần đùi, áo cổ vuông… và nhiều loại quân trang đơn giản khác.
Năm 1976, xí nghiệp sản xuất được gần 2 triệu sản phẩm trong đó có gần 600 ngàn sản phẩm xuất khẩu. Doanh thu xuất khẩu đạt gần 6,2 triệu đồng lợi nhuận đạt trên 1,6 triệu đồng. Xí nghiệp được công nhận là lá cờ đầu của ngành may. Bước sang năm 1977, việc gia công làm hàng xuất khẩu đã đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Mẫu mã sản phẩm khá ổn định, chủ yếu là hai mã hàng AS351 và 501A (quần áo bảo hộ lao động cho CHDC Đức) nên năng xuất lao động không ngừng được tăng lên. Nhờ vậy thu nhập của công nhân so với nhiều xí nghiệp trong ngành luôn ở mức khá.
Năm 1978, xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Từ chỗ chỉ sản xuất các loại quần áo trẻ em và một số quân trang phục vụ quân đội, Xí nghiệp đã vươn lên sản xuất một số loại hàng xuất khẩu yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao.
Năm 1979 là năm đạt sản lượng cao nhất của Xí nghiệp trong vòng 10 năm trước đó. Xí nghiệp đẫ thực hiện tốt 5 chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, giá trị tổng sản lượng đạt 101,75%, tổng sản lượng đạt 101,05%. Riêng sản phẩm xuất khẩu đạt trên 1 triệu chiếc, doanh thu xuất khẩu đạt 10,7 triệu đồng lợi nhuận nộp gần 2 triệu đồng.
Bước vào năm 1980, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn. Các thế lực phản động quốc tế tiến hành bao vây kinh tế, cấm vận với Việt Nam. Thêm vào đó là những bất cập xuất hiện trong cách quản lý hành chính quan liêu bao cấp điều đó đẫ gây không ít khó khăn cho các cơ sở sản xuất trong đó có công ty may Chiến Thắng. Nhiệm vụ ngày càng nặng nề trong khi đó máy móc của Xí nghiệp trong một thời gian dài hầu như chưa có đổi mới gì đáng kể nên chất lượng sản phẩm vẫn ở mức trung bình. Trước những khó khăn trên Đảng uỷ và ban giám đốc quyết tâm động viên quần chúng khắc phục khó khăn. Xí nghiệp chú trọng vào công tác cải tiến quản lý, xây dựng lại định mức lao động , tiền lương trên cơ sở tăng NSLĐ. Phong trào thực hành tiết kiệm hợp lý hoá sản xuất được đẩy mạnh. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là phong trào “hạch toán bàn cắt” . Xí nghiệp cũng cho thành lập những phân xưởng phụ để giải quyết lao động dư thừa. Phát huy các kết quả đạt được, năm 1986, các chỉ tiêu quan trọng về sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tiếp tục đạt khá, Bộ Công nghiệp nhẹ đã tặng cho Xí nghiệp bằng khen “Đơn vị tiên tiến ngành may hai năm 1985-1986” .
1.3 Đổi mới để phát triển bền vững (1987-2003)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986) đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ mới , đồng thời chỉ ra được 3 chương trình phát triển kinh tế của đất nước đó là sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Sản phẩm của Xí nghiệp được xếp vào số những sản phẩm được ưu tiên phát triển. Nhưng để xoá bỏ cách quản lý bao cấp thực hiện được quyền làm chủ trong sản xuất kinh doanh Xí nghiệp còn phải vượt qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan. Hiện tại Xí nghiệp vẫn chỉ là một đơn vị may gia công cho nước ngoài, không được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Tiến độ sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu phụ liệu của khách hàng.
Năm 1992, quyết tâm mở rộng sản xuất từ giai đoạn trước đã bắt đầu trở thành hiện thực. Tại cơ sở số 10 Thành Công, một dây chuyền may đầu tiên với các trang thiết bị hiện đại đồng bộ được đưa vào sản xuất thu hút thêm 300 lao động. Ngày 25/08/1992, Bộ Công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CNn-TCLĐ chuyển Xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty may Chiến Thắng. Đây là một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành về chất của Xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ trong chức năng hoạt động của công ty. Từ đay cùng với việc sản xuất , nhiệm vụ kinh doanh tuy còn mới mẻ nhưng đã được đặt lên đúng với tầm quan trọng của nó trong nhiệm vụ của doanh nghiệp trong cơ chế mới.
Ngày 25/03/1994, Xí nghiệp Thảm len xuất khẩu Đống Đa(số 114 Nguyễn Lương Bằng) thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam được sát nhập vào công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ-TCLĐ của Bộ Công nghiệp nhẹ.
Năm 1997, công trình đầu tư ở số 10 Thành Công đã cơ bản hoàn thành bao gồm ba đơn nguyên mỗi đơn nguyên 5 tầng với tổng diện tích lên tới 13000 m2 đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, một phân xưởng da và một phân xưởng thêu in. 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà đảm bảo môi trường tốt cho người lao động. Sau gần 10 năm xây dựng công ty đã có tổng mặt bằng nhà xưởng rộng 24836m2 và 1430 loại thiết bị các loại được bố trí ở ba cơ sở: Số 10 Thành Công, số 8B Lê Trực và số 114 Nguyễn Lương Bằng.
Sau hơn 35 năm phát triển công ty may Chiến Thắng đã phát triển từ một Xí nghiệp may quy mô nhỏ sản xuất đơn thuần theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước trở thành công ty may Chiến Thắng ngày nay lớn mạnh cả về quy mô năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã trụ vững và ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường.
2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Công ty may Chiến Thắng là một doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ kinh doanh hàng dệt may. Công ty tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may và các hàng hoá khác có liên quan đến ngành dệt may. Cụ thể Công ty chuyên sản xuất 3 mặt hàng chính là: sản phẩm may, găng tay da và thảm len.
Công ty may Chiến Thắng sản xuất phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo 3 phương thức:
Nhận gia công toàn bộ: theo phương thức này công ty nhận nguyên liệu của khách hàng theo hợp đồng gia công để gia công thành phẩm hoàn chỉnh và giao lại cho khách hàng.
Sản xuất hàng xuất khẩu theo giá FOB: ở hình thức này, phải căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã đăng ký với khách hàng, công ty tự tổ chức sản xuất và xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng (mua nguyên liệu bán thành phẩm).
Sản xuất hàng nội địa: Công ty thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước.
Phương hướng trong những năm tới của Công ty phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất kinh doanh thương mại tổng hợp với các chiến lược sau:
+Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cộng đồng tăng tỷ trọng mặt hàng bán theo giá FOB và mặt hàng nội địa cơ cấu sản phẩm.
+ Duy trì và phát triển những thị trường đã có, từng bước khai thác mở rộng thị trường mới cả trong và ngoài nước.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
* Lãnh đạo công ty:
3.1 Tổng giám đốc
- Lãnh đạo và quản lý chung toàn diện công tác của công ty
- Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, công tác tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng và kỷ luật.
3.2 Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế
- Theo dõi và ký kết các hợp đồng dịch vụ, cung ứng nguyên phụ liệu, công cụ vật tư phục vụ cho sản xuất.
- Phụ trách về đời sống,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, thủ tục xuất nhập khẩu, thanh quyết toán vật tư nguyên liệu, quản lý kho tàng, quyết định giá bán vật tư và sản phẩm tồn kho.
3.3 Giám đốc điều hành về kỹ thuật
- Phụ trách về công tác kỹ thuật: công nghệ, thiết bị, điện
- Phụ trách công tác định mức kinh tế kỹ thuật
- Chỉ đạo thiết kế sản phẩm mới
3.4 Giám đốc điều hành về tổ chức sản xuất
- Theo dõi về công tác kế hoạch, tổ chức điều hành về sản xuất
- Công tác đào tạo, nâng cấp nâng bậc cho công nhân
- Công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
* Các phòng chức năng
3.5 Phòng xuất nhập khẩu
- Tham mưu cho tổng giám đốc ký kết các hợp đồng ngoại
- Trực tiếp tổ chức theo dõi điều tiết kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiến độ sản xuất và giao hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục thanh toán, giao dịch đối ngoại, vận chuyển, ngân hàng, thuế...
- Cân đối nguyên phụ liệu cho sản xuất
3.6 Phòng tổ chức lao động
- Tổ chức quản lý sắp xếp nhân sự phù hợp với tính chất tổ chức sản xuất quản lý kinh doanh của công ty
- Lập và thực hiện kế hoach lao động, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động
- Xây dựng định mức lao động, xác đơn gía tiền lương sản phẩm
3.7 Phòng kế toán tài vụ
- Tham mưu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính, thu chi, vay...
- Trực tiếp quản lý vốn, nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh
Theo dõi các chi phí sản xuất, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.8 Phòng kinh doanh tiếp thị
- Thực hiện các công tác tiếp thị, giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng (nội địa và ngoài nước) giao dịch với khách hàng ngoài nước theo phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm
- Thực hiện công tác chào hàng, quảng cáo
- Tham gia các cuộc triển lãm trong nước
3.9 Phòng phục vụ sản xuất
- Theo dõi, quản lý bảo quản hàng hoá vật tư, thực hiện cấp phát vật tư, nguyên phụ liệu cho sản xuất
- Tham mưu cho PTGĐ về các hợp đồng gia công nội địa, hợp đồng về vận tải, thuê kho bãi, mua máy móc thiết bị phụ tùng
- Quản lý đội xe, điều tiết công tác vận tải, trực tiếp thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá vật tư
- Thực hiện tổng hợp báo cáo thống kê kế hoạch
3.10 Phòng kỹ thuật công nghệ
- Xây dựng quản lý các quy trình công nghệ, quy phạm, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, xác định các định mức kỹ thuật
- Thiết kế và sản xuất mẫu chào hàng
3.11 Phòng kỹ thuật cơ điện
- Quản lý điều tiết máy móc thiết bị
- Sửa chữa máy móc thiết bị
3.12 Phòng quản lý hệ thống chất lượng
- Xây dựng các quy trình hệ thống quản lý chất lượng
- Nắm bắt, phát hiện kịp thời những yếu tố mới trong quá trình quản lý chất lượng
3.13 Phòng hành chính tổng hợp
- Tiếp nhận và quản lý công văn
- Thực hiện các nghiệp vụ văn thư lưu trữ, tiếp đón khách
- Tổ chức công tác phục vụ hành chính, các hội nghị, hội thảo và công tác vệ sinh công nghệp
- Lập kế hoạch sửa chữa và nâng cấp thiết bị nhà xưởng, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất
3.14 Phòng bảo vệ
- Xây dựng các nội quy, quy định về trật tự an toàn
- Bảo vệ các tài sản công ty
- Tiếp đón và hướng dẫn khách hàng ra vào công ty
3.15 Phòng y tế
- Thực hiện nghiệp vụ khám chữa bệnh và bảo vệ sức khoẻ người lao động
- Tuyên truyền và thực hiện công tác phòng chống bệnh
3.16 Phòng kinh doanh nội địa
- Giao dịch và nhận đặt hàng của khách hàng nội địa
- Theo dõi và quản lý các cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm
- Quản lý các kho thành phẩm, kho đầu tấm phục vụ cho công tác tiếp thị
- Giới thiệu các sản phẩm thời trang và thực hiện các đơn hàng thời trang
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
PGĐ điều hành kỹ thuật
P.TGĐ phụ trách kinh tế
Phòng KD tiếp thị
Phòng kế toán tài vụ
Phòng KD nội địa
Phòng hành chính TH
Kho TP
KH tiếp thị
CH Kim Mã
CH Nguyễn Thái Học
CH Đội Cấn
Phòng phục vụ sản xuất
Phòng bảo vệ
Phòng y tế
Phòng quản lý HT chất lượng
Phòng kĩ thuật công nghệ
Phòng kĩ thuật cơ điện
PGĐ điều hành sản xuất
Lớp học nghề
XN cắt da
XN da
XN may
Đội xe
Kho thảm
Kho NPL
Phòng tổ chức LĐ
Kho cơ khí
CH Bà triệu
XN thêu
XN thảm len
Kho đầu tấm
Phòng
XNK
(Nguồn: Phòng tổ chức LĐ)
4. Quy trình công nghệ may
Với trang thiết bị tương đối hiện đại, quy trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn cắt may
Giai đoạn hoàn thiện
Bước 1: Khi nhận được đơn đặt hàng tiến hành may mẫu(thử), tiến hành định mức nguyên phụ liệu và giao nhận nguyên phụ liệu (số lượng chủng loại vật tư, cân đối NPL)
Bước 2: Tiến hành giác mẫu, đây là một công việc khá quan trọng trong quy trình sản xuất, nếu giác mẫu tốt ta sẽ tiết kiệm được số lượng nguyên phụ liệu đáng kể
Bước 3: Cắt bán thành phẩm (cắt thô, cắt tinh), vải được trải đều trên bàn cắt (khoảng 100 lớp tuỳ theo lượng hàng) tiến hành cắt theo những giác mẫu ở bước 2
Bước 4: Phối mẫu,, ghép những chi tiết đã được cắt để khi ghép lại sẽ tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh
Bước 5: Đưa những phối mẫu vào dây truyền may
Bước 6: Sản phẩm sau khi xong sẽ được tiến hành kiểm tra và nghiệm thu, nếu có lỗi thì đưa trở lại bước 5
Bước 7: Sản phẩm được nghiệm thu đem tiến hành giặt, là, tẩy
Bước 8: KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm) nếu lỗ thì đưa trở lại bước 5
Bước 9: Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng
* Sơ đồ công đoạn gia công một sản phẩm may trên dây truyền gia công
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ may
Giao nhận nguyên phụ liệu (số lượng, chủng loại vật tư )
Quy trình công nghệ và giác mẫu sơ đồ
Sản xuất mẫu đối (sản xuất thử)
Cắt bán thành phẩm(cắt thô, cắt tinh
Phối mẫu
May theo dây truyền (may chi tiết và may lắp ráp)
Thu hoá sản phẩm
Giặt, tẩy, là
KCS (Kiểm tra chất lượng sản phẩm )
Nhập kho, đóng gói và xuất xưởng
Lỗi
Lỗi
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ)
PHẦN II
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG
1. Các loại hàng hoá kinh doanh của công ty
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của may Chiến Thắng ngay từ đầu thành lập là kinh doanh sản phẩm may các loại. Song do điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn, các mặt hàng của doanh nghiệp còn ít về số lượng, đơn điệu về chủng loại, kiểu cách, mẫu mã với các sản phẩm chủ yếu là quân trang, mũ vải, găng tay, quần áo trẻ em...
Ngày nay do nhu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới cũng như khu vực, sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi công ty phải không ngừng đa dạng hoá sản phẩm với nhiều chủng loại mẫu mã, chất lượng tốt. Các sản phẩm chủ yếu của may Chiến Thắng có thể chia thành các nhóm mặt hàng sau:
+ Các sản phẩm may: Gồm áo jacket các loại, quần các loại, sơ mi các loại, áo váy các loại, khăn tay trẻ em các loại.
+ Sản phẩm găng tay da: Găng gôn, găng đông găng lót, mác lôgô
+ Sản phẩm thảm len.
+ Sản phẩm thêu: sản phẩm may, Mác logo
Ngoài các mặt hàng chính trên, trên cơ sở các phế liệu thừa, các nguyên vật liệu tiết liệm được, công ty còn sản xuất nhiều mặt hàng khách hàng khác bán ở thị trường nội địa như: quần soóc, quần thể thao, bảo hộ lao động, bộ taxi, áo yếm, mũ, các sản phẩm phủ ghế, khăn, đồng phục học sinh, găng tay, khăn tay, khẩu trang...
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.1 Các khách hàng chính của công ty
Khách hàng của công ty may Chiến Thắng thường là các hãng nước ngoài kinh doanh hàng may mặc. Có một số khách hàng thường xuyên của công ty như: YOUNG SHIN, ITOCHU, HADONG, LEISURE, FLEXCON...và hiện nay có thêm một số khách hàng mới như: NEPAL, ENTER, THALOGA, AMEREX...Trong đó khách hàng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của công ty là hãng ITOCHU và HADONG với số lượng tiêu thụ trên 1 triệu sản phẩm một năm. Nhìn vào bảng số lượng tiêu thụ ta thấy các hãng chủ yếu này tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng ít đi. Vì vậy công ty cần có những chiến lược cụ thể để thu hút thêm nhiều khách hàng mới và kích thích các hãng quen thuộc tăng sức mua lên.
Bảng 1: Lượng tiêu thụ sản phẩm của các khách hàng chủ yếu của công ty
Stt
Các khách hàng chính
Số lượng tiêu thụ (sản phẩm )
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
WOOSUNG
22.018
33.452
2
YOUNG SHIN
124.490
80.623
145.611
3
WOOBO
48.727
59.682
42.947
4
LEISURE
173.300
143.449
109.991
5
CANADA
4.175
12.950
6
GARNET
16.626
76.790
14.451
7
ITOCHU
2.674.465
2.524.844
1.864.763
8
HADONG
1.978.591
1.888.892
1.494.358
9
SUHO
4.681
930
10
SK GLOBAL
35.863
51.217
71.803
11
C MARTEX
39.775
46.515
12
FLEXCOM
37.383
6.778
13
TÂMDƯƠNG
13.000
61.796
14
ĐƯC MINH
98.448
15
ENTER B
37.833
16
THALOGA
6.436
17
CHTRADING
55.887
18
AMEREX
340.452
19
PHU HAN
268
46.869
22.056
20
NEPAL
1.409
21
ONGOOD
13.176
22
MITSUI
29.129
45.145
36.858
23
PARK'S
79.432
24
FOYANG
931
25
ERATEX
149.415
26
IRAN
1019
602
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
2.2 Các thị trường chủ yếu của công ty
Công ty may Chiến Thắng may gia công cho khách hàng nước ngoài. Bên cạnh việc gia công cho khách hàng nước ngoài Công ty cũng đẩy mạnh hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm (bán FOB) để tăng dần tính chủ động trong sản xuất kinh doanh và thu về lợi nhuận hơn. Vì hình thức bán FOB sẽ đem lại cho công ty doanh thu cao hơn rất nhiều so với hình thức gia công. Các thị trường chủ yếu của công ty trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu của công ty may Chiến Thắng
stt
Các thị trường
Trị giá sản phẩm
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Gia công
FOB
Gia công
FOB
Gia công
FOB
1
CH Pháp
276797
699.342
633.670
1.163223
2
Đan Mạch
5.310
24.426
29.643
136.357
124.088
572.173
3
Hà Lan
115.391
534.822
132287
708.157
193.840
1.483481
4
Anh
354.118
2183997
155897
1482000
139.755
1.397550
5
EC
69.241
318.506
152.602
722.649
6
CHLB Nga
306215
306215
468.833
468.833
7
Nhật
423.293
2166630
449335
2291585
317.458
1.659690
8
Hàn Quốc
162.204
619.420
74.856
195.630
352.519
829.168
9
Canada
89.404
894.040
70.081
645.109
230.978
1.484378
10
Đài Loan
172.804
864.020
145130
722.723
12.193
107.636
11
Thuỵ Điển
45.382
453.820
38009
380.090
32.803
299.755
12
Tây Ban Nha
548.802
1071521
329506
957.335
138.941
684.429
13
CHLB Đức
1358617
6405852
1227493
6403316
1123068
3.752174
14
Argentina
3.601
31.301
15
Nauy
3.609
36.090
16
Singapo
21.191
211.910
9.835
98.350
17
Mexico
14.483
28.190
6.059
44.332
18
ý
26.134
132.891
19
Iran
16.819
16.819
11.820
11.820
20
Thị trường khác
232.658
1704820
139.283
958.379
95.630
609.752
(Nguồn:Phòng XNK)
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị trường truyền thống của công ty trong những năm qua là: CHLB Đức, Đài Loan, Nhật, Canada, Hà Lan,Anh, Pháp...Trong đó Đức là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị gia công. Tuy nhiên hiện nay có một số thị trường đang có xu hướng giảm lượng tiêu thụ sản phẩm xuống như: CHLB Đức, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển...ngược lại một số thị trường khác đang có xu hướng tiêu thụ tăng lên. Năm 2002 công ty có thêm một số thị trường mới như Argentina, Nauy, ý.
2.3 Tình hình tiêu thụ nội địa của công ty may Chiến Thắng
Tên sản phẩm
Đơn vị
Số lượng sản phẩm tiêu thụ
1999
2000
2001
2002
áo jacket
sp
13.322
10.908
20.087
25.285
áo khoác các loại
sp
19
áo bảo hộ lao động
sp
4.820
750
áo các loại
sp
170
Quần đùi
2000
Quần PYJAMA
sp
300
Quần lửng
sp
72
Quần các loại
sp
352
Váy bò
bộ
160
Bộ đồ nữ
bộ
66
Vỏ gối, ruột gối
C
120
Khẩu trang
sp
5000
Bộ phủ ghế
sp
500
Phủ bàn
sp
2000
áo sơ mi
sp
253
1.217
160
1.097
áo budông trẻ em
sp
86
áo váy
bộ
20816
Quần soóc
sp
164
Quần trẻ em
sp
336
Quần Âu
sp
2.013
Quần áo
bộ
3.187
Váy các loại
sp
96
Bộ PYJAMA
bộ
102
Bộ lửng
bộ
190
Cờ
sp
53.800
Nơ ghế
630
Riềm bàn
30
(Nguồn: Phòng kinh doanh tiếp thị)
Từ bảng thống kê tình hình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa ta thấy mặt hàng áo jacket vẫn là sản phẩm có số lượng tiêu thụ nội địa lớn nhất với sản lượng trung bình 4 năm từ 1999-2002 khoảng 17000 sản phẩm. Trong đó năm 2001, 2002số lượng tiêu thụ trên 20.000 sản phẩm , trong khi đó một số mặt hàng vẫn chưa có sự ổn định trong khâu tiêu thụ. Có thể thấy rõ rằng những sản phẩm này chưa được thị trường quan tâm lắm, thể hiện qua việc cùng lúc với sự xuất hiện sản phẩm này là sự biến mất đi của sản phẩm khác
Ví dụ: như các sản phẩm áo váy các loại, áo bảo hộ lao động chỉ được tiêu thụ trên thị trường nội địa năm 2000, cũng với tình trạng đó sản phẩm quần soóc, quần đùi, quần áo trẻ em...tiêu thụ năm 1999, quần PYJAMA năm 2001, quần lửng năm 2002. Điều đáng nói ở đây là những con số 19 chiếc áo khoác (năm 1998), 72 chiếc quần lửng (2001)...được tiêu thụ, khách hàng không những chẳng nói lên điều gì mà còn cho thấy sự thiếu quan tâm trong khâu nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm phục vụ nội địa hay nói cách khác là chi phí cho sản phẩm bán nội địa không phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng trong nước.
Để có thể thấy rõ hơn về vị trí của thị trường nội địa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta phân tích bảng số liệu sau:
Doanh thu tiêu thụ
Đơn vị
1999
2000
2001
2002
DT
%
DT
%
DT
%
DT
%
Thị trường gia công
Tr.đ
61.051
77,5
54.081
76,4
59.104
67,5
77.829
67,4
Thị trường bán FOB
Tr.đ
15.632
19,85
13.743
19,4
26.497
30,2
35.424
30,7
Thị trường nội địa
Tr.đ
2.103
2,66
2.986
4,2
1.977
2,57
2.189
1,89
Tổng doanh thu
Tr.đ
78.786
100
70.810
100
87587
100
115.442
100
(Nguån: Phßng kÕ to¸n tµi vô)
Qua b¶ng sè liÖu trªn ta thÊy: tû lÖ doanh thu néi ®Þa cña c«ng ty trung b×nh ®¹t díi 4% n¨m. Cã thÓ thÊy r»ng doanh thu b¸n hµng néi ®Þa cña C«ng ty chiÕm mét tû lÖ rÊt nhá, kh«ng ®¸ng kÓ so víi doanh thu xuÊt khÈu cña C«ng ty, mét xu híng phæ biÕn nhng rÊt nguy hiÓm vµ sai lÇm vÒ mÆt chiÕn lîc cña c¸c C«ng ty May ViÖt Nam . Bëi lÏ thÞ trêng trong níc lµ hËu ph¬ng cung cÊp cho C«ng ty nguån lùc, lµ ®Þa bµn ho¹t ®éng ®Ó C«ng ty thö søc, trau dåi kü thuËt tay nghÒ còng nh kinh nghiÖm s¶n xuÊt, t¹o bµn ®¹p v÷ng ch¾c gióp c«ng ty v¬n tíi th©m nhËp nh÷ng thÞ trêng khã tÝnh vµ kh¾c nghiÖt trªn thÕ giíi.
Tû träng% thÞ trêng doanh thu néi ®Þa vµ doanh thu xuÊt nhËp khÈu cña c«ng ty qua c¸c n¨m:
N¨m
Doanh thu xuÊt khÈu
Doanh thu néi ®Þa
1
2000
5,09%
5,09%
2
2001
96,68%
3.32%
3
2002
94,77%
5,23%
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoat động sản xuất kinh doanh công ty
3.1 Thực trạng chất lượng sản phẩm của công ty
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố kết hợp như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ tổ chức quản lý sản xuất...Để tìm hiểu tình hình chất lượng sản phẩm của công ty ta phân tích bảng số liệu sau:
Bảng số 3:Tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng
Năm
Chi phí sản xuất sản phẩm (Tr.đ)
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng (Tr.đ)
Tỷ lệ sai hỏng (%)
2000
2001887
50047,175
2,5
2001
2884627
43269,405
1,5
2002
3108080
37296,96
1,2
(Nguồn: Phòng KCS)
Qua biểu trên ta thấy tỷ lệ sai hỏng của công ty ngày càng giảm, chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, Công ty đã đầu tư một lượng máy móc thiết bị khá hiện đại góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. Mỗi một phân xưởng sản xuất, ngoài những công nhân phân xưởng được bố trí còn có kỹ sư phụ trách về kỹ thuật nhằm đảm bảo cho dây truyền được hoạt động liên tục và khắc phục được những sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ KCS thường xuyên theo sát quá trình sản xuất để nắm bắt tình hình chất lượng kịp thời, ngăn không cho những sản phẩm kém chất lượng được xuất xưởng và đến tay khách hàng.
Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao nhưng chưa đạt đến mức tối ưu, sản phẩm sai hỏng vẫn còn nhiều, vẫn còn hiện tượng phải tái chế hàng, sản phẩm phải làm lại lần thứ 2.
3.2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất và trang thiết bị
3.2.1. Về kho tàng nhà xưởng
Công ty có một hệ thống kho tàng nhà xưởng khá hiện đại, tiện nghi với tổng diện tích lên đến 23.027 m2, trong đó kho tàng chiếm 3810 m2. Công ty đã cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân làm việc thông qua đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống nhà xưởng, cải thiện môi trường làm việc, quan tâm đến vấn đề an toàn trong sản xuất , nhờ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng lao động, năng suất lao động, giúp công nhân tích cực phát huy tinh thần làm chủ, đóng góp sáng kiến và làm lợi cho doanh nghiệp.
3.22 Về máy móc thiết bị
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã từng bước đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Từ chỗ chỉ có những chiếc máy may cũ của Đức và Liên Xô (cũ) đến nay công ty đã có một dây truyền máy may hiện đại như: máy thùa, máy may mác, máy 2 kim ...Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất hàng may mặc xuất khẩu nên để đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng công ty đã không ngừng đôỉ mới và nâng cấp máy móc thiết bị. Mặt khác công ty thấy rằng việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề ngày càng gay gắt, nếu công ty không đổi mới dây truyền công nghệ để sản xuất được nhiều mẫu hàng hoá với chất lượng cao thì công ty sẽ không có chỗ đứng cả trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.
Sau đây là danh mục một số máy móc thiết bị chủ yếu của công ty:
TT
Danh mục MMTB
Nước sản xuất
Năm sản xuất
Số lượng
1
Máy 1 kim các loại
Nhật, Đức
1992,2000
1397
2
Máy 2 kim
Nhật
1992,1999
242
3
Máy vắt sổ
Nhật
1995
94
4
Máy di bọ
Nhật
1992
25
5
Máy dập cúc
Nhật
1992,2000
7
6
Máy zic zắc
Nhật
1992,1998
27
7
Bàn là hơi
Nhật
1993,1999
8
8
Hệ thống điều hoà
Nhật
1992
4
9
Máy cắt
Việt Nam,Nhật
1995,2000
33
10
Bộ vi tính đi sơ đồ và in
Nhật
2000
5
11
Máy ép vắt gấu
Hungari,Nhật
1997
16
2
Máy thêu
Nhật
1992
4
13
Máy san chỉ
Trung Quốc
1996
8
14
Băng truyền tải
Nhật
2000
2
15
Máy thùa
Nhật
1995,2000
53
16
Máy may mác
Hàn Quốc
2000
1
(Nguồn: Phòng kỹ thuật)
Qua bảng trên ta thấy hầu hết các máy móc của công ty đều là của Nhật sản xuất từ 1992 về đây. Như vậy MMTB và công nghệ sản xuất đều là công nghệ mới tiên tiến, hiện đại cho phép công ty đảm bảo chất lượng đầu ra. Hiện nay với số lượng máy móc thiết bị hiện có công ty có dự định sản xuất ra 1.800.000 sản phẩm cho năm 2003.
3.3 Các loại nguyên vật liệu của công ty
Hiện nay nguyên liệu để sản xuất của công ty là vải, da thuộc và phụ liệu các loại. Do đặc thù sản phẩm của công ty chủ yếu là để xuất khẩu nên nguyên vật liệu trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, công ty phải nhâp khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Mặt khác đối vơí hàng gia công thì công ty phải nhập vật liệu theo giá của người gia công. Hiện nay công ty chưa chủ động được nguyên phụ liệu cho sản xuất. Ta thấy rằng nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty. Muốn tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra công ty phải tìm nguồn nguyên liệu phù hợp với nhu cầu từng thị trường khác nhau.
Để thấy được nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu của công ty hiện nay ta phân tích bảng số liệu sau:
Thị trường
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Trị giá (USD)
Tỷ lệ %
Trị giá (USD)
Tỷ lệ %
Trị giá (USD)
Tỷ lệ %
Hàn Quốc
8.306.752
59,94
5.509.797
50,95
9.816.714
60
Trung Quốc
74.670
0,54
250.745
2,32
358.057
2,18
Nhật
1.774.174
12,8
1.889.348
17,74
984.221
6,01
Hồng Kông
1.103.788
7,96
507.335
4,7
1.284.906
7,84
Anh
1.029.802
7,97
1.685295
17,01
662.570
4,04
Đài Loan
932.663
6,73
225.998
2,09
1.848.723
11,3
Mỹ
92.971
0,86
199.179
1,21
Ân Độ
183.949
1,123
Việt Nam
167.276
1,55
404549
2,47
Các thị trường khác
636.494
4,6
485.211
4,5
626.113
3,82
Tổng cộng
13858343
100
10813976
100
16368981
100
(Nguồn: Phòng XNK)
Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc: năm 2000 chiếm 59,94%, năm 2001 chiếm 50,95%, năm 2002 chiếm 60% tổng nguyên liệu nhập. Nguồn nguyên liệu của công ty đã mở rộng sang thị trường Châu Âu (chủ yếu là Anh) Năm 2000 chiếm 7,97%, năm2001 chiếm 17,01%, năm 2002 chiếm 4,04% tổng giá trị nguyên liệu nhập. Đặc biệt năm 2002 công ty còn phát triển được thêm thị trường Ân Độ cung cấp nguyên vật liệu cho công ty.
3.4 Vấn đề lao động và tiền lương
3.41 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Lực lượng lao động của công ty là đông đảo, bao gồm nhiều trình độ khác nhau. Chủ trương của công ty là sắp xếp lại sản xuất không tăng thêm lao động. Do đặc thù công việc của công ty nên số lao động chủ yếu là nữ trẻ. Công ty còn thường xuyên mở lớp đào tạo để nâng cao tay nghề lao động cho công nhân.
Bảng 4: Bảng cơ cấu lao động trong công ty
(Đơn vị: người)
Năm
TSLĐ
Nam
Nữ
BPHC
Bộ phận SXTT
Trình độ
ĐH
CĐ-TC
CN
2000
2659
772
1887
192
2467
187
225
2247
2001
2550
810
1740
179
2371
201
231
2118
2002
2981
884
2097
152
2829
258
295
2428
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Số lao động trong bộ phận hành chính năm 2002 chiếm 5% trong tổng số lao động chứng tỏ bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ. Bộ phận hành chính giảm đi từng năm do công ty áp dụng chính sách chặt chẽ, không để tình trạng dư thừa tập trung vào bộ phận hành chính.
3.4.2 Tình hình thu nhập của người lao động
(Đơn vị: 1000đ/ng/tháng)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Thu nhập bình quân (ng/tháng)
603
728
807
835
913
950
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Qua bảng trên ta thấy trong khoảng thời gian từ năm 1996-2001 thu nhập của người lao động trong công ty liên tục tăng đều đặn, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển tương đối ổn định, hiệu quả hoạt động kinh doanh cao tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Không những thế thu nhập cao, ổn định khiến cho người lao động gắn bó với công ty, hăng hái tham gia cùng công ty phấn đấu đạt kế hoạch đề ra.
3.5 Nguồn vốn doanh nghiệp
Bảng 7: Phân tích cơ cấu vốn doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Tháng 1/ 2001
Tháng12/ 2001
Cuối 2001 so đầu 2001
Giá trị (triệu)
Tỷ trọng%
Giá trị (triệu)
Tỷ trọng%
Giá trị (triệu)
Tỷ trọng%
A Nợ phải trả
52.126
83,65
73.545
87,64
21.419
99,13
I Nợ ngắn hạn
20.312
32,59
32.157
38,32
11.846
54,83
II Nợ dài hạn
31.815
51,05
41.388
49,32
9.573
44,3
III Nợ khác
B Nguồn vốn CSH
10.189
16,35
10.376
12,36
187
0,878
I Nguồn vốn, quỹ
10.189
16,35
10.376
12,36
187
0,87
II Nguồn kinh phí
-
-
-
-
-
-
Tổng cộng
62.315
100
83.922
100
21.606
100
Qua bảng phân tích ta thấy: Nguồn vốn chủ sở hữu cuối kỳ tăng cả về số tương đối (tăng 187 triệu) lẫn số tuyệt đối (2%) nhưng về tỷ trọng tổng nguồn chủ sở hữu lại giảm xuống (từ 16,35% xuống còn 12,36% trong khi nợ phải trả lại tăng 21479 triệu) điều này chứng tỏ doanh nghiệp tăng cường chiếm dụng vốn. Thực tế lượng vay đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định lại tăng lên. Đây là một cố gắng lớn của doanh nghiệp nhằm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và công nghệ mới cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương hướng nhiệm vụ đặt ra năm 2003 là:
+ Doanh thu: 100 tỷ
+ Giá trị SXCN: 96 tỷ
+ Số lượng sản phẩm: 1.800.000 sản phẩm
+ Đạt doanh số: 2.430.000 sản phẩm
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
1.Đánh giá, nhận xét tình hình của Công ty May Chiến Thắng
1.1Vấn đề chất lượng sản phẩm
1.1.1 Ưu điểm
Nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 nên công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và đã đạt được một số thành tựu đáng kể:
+ Khả năng về sản phẩm mắc lỗi giảm
+ Năng suất lao động của công nhân tăng lên
+ Giảm thời gian và chi phí kiểm tra cuối cùng
+ Đảm bảo đúng tiến độ giao hàng...
1.12 Nhược điểm
Thứ nhất: Mặc dù có sự chuyển biến nhận thức quản lý chất lượng song cách tiếp cận, nhận thức quản lý chất lượng còn bó hẹp chủ yếu trong khâu sản xuất , trong khi đó quản lý chất lượng yêu cầu quản lý toàn bộ quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy các biện pháp để nâng cao chất lượng còn thiếu đồng bộ, chủ yếu là tập trung và nâng cao trách nhiệm của các xí nghiệp sản xuất và người lao động trực tiếp
Thứ hai: Về công tác quản lý chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế, nhất là khâu kiểm tra chất lượng các quá trình sản xuất sản phẩm đặc biệt là quá trình cắt. Do chủ yếu kiểm tra bằng trực quan nên mất rất nhiều thời gian, kết quả chủ yếu phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm tra.
Thứ ba: Vấn đề đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty về những kiến thức quản lý chất lượng chưa được Công ty chú trọng tới lắm, nhiều người còn mơ hồ về vấn đề này, chưa hiểu rõ được ý nghĩa, vai trò của nó do chưa được phổ biến thường xuyên.
Thứ tư: Công ty chưa nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng, chưa tính toán và quản lý được chi phí chất lượng . Công ty chưa thấy được rằng để nâng cao chi phí bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị Công ty còn phải làm tốt công tác quản lý, chú trọng các biện pháp phòng ngừa.
1.2 Tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty
1.2.1 Những thành tựu đạt được
Qua những cố gắng của Công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong mấy năm qua Công ty đã đạt được một số thành tựu sau:
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty đang được mở rộng. Mặc dù Công ty đã mất đi một số thị trường như: Phần Lan, úc, Mỹ...nhưng năm 2002 Công ty cũng xuất hiện thêm một số thị tường mới như: ý, argentina, Nauy
+ Tốc độ doanh thu ngày càng tăng. Trong đó doanh thu từ việc bán hàng trực tiếp (bán FOB) và bán hàng nội địa tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ Công ty đã chuyển dần từ hình thức gia công sang hình thức bán FOB để thu được lợi nhuận cao hơn
+ Khách hàng của Công ty ngày càng tăng
+ Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng: để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Công ty đã nghiên cứu tìm hiểu nhiều mẫu mã phong phú để thu hút khách hàng . Từ chỗ năm 1994 Công ty chỉ gia công áo jacket thì đến nay đã có thể gia công các loại quần âu, găng tay da, khăn tay trẻ em, Mác logo...
+ Chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao và hiện đại dần, đem lại uy tín cho Công ty thể hiện qua số hợp đồng kinh tế ngày càng tăng
+ Công ty đã bước đầu sử dụng phụ liệu trong nước như: chỉ may, bao bì sản phẩm... nhằm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty, tăng chủ động trong việc giải quyết các yếu tố đầu vào...
1.2.2 Những hạn chế
+ Mẫu mốt của Công ty chưa đa dạng, hầu hết là làm theo mẫu mốt của khách hàng hoặc thiết kế theo yêu cầu của khách hàng
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm bán theo giá FOB còn ít và khối lượng tiêu thụ còn nhỏ, mà trong khi đó sản phẩm bán theo giá FOB thường lợi gấp 5 đến 7 lần giá gia công
+ Số lượng tiêu thụ không ổn định trên thị trường. Có năm tăng rất cao, nhưng có năm lại giảm xuống rất thấp, lý do là phụ thuộc vào đơn đặt hàng của khách hàng
+ Nguồn nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm bán FOB còn thiếu
+ Thị trường trong nước vẫn chưa được quan tâm đúng mức, doanh thu từ thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của Công ty.
2. Những vấn đề Công ty cần quan tâm
Với những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế, để có thể tiếp tục đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty cần chú trọng tới một số mặt sau:
+ Nâng cao quản lý thông tin liên lạc giữa các phòng ban, tài chính, số lượng bán hàng, khách hàng hiện có
+ Tăng cường tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm thêm các bạn hàng mới ở Mỹ và EU, đặc biệt nâng cao cạnh tranh với các sản phẩm nội địa
+ Thực hiện tốt hơn nữa chất lượng sản phẩm, tìm cách khai thác triệt để năng lực sản xuất của máy móc thiết bị
+ Tăng cường quản lý nguyên vật liệu để tiết kiệm triệt để các chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
+ Cần có chính sách đào tạo để nâng cao tay nghề người lao động
+ Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với bạn hàng cũ và tìm kiếm các bạn hàng mới.
+ Cần nghiên cứu nhu cầu thị trường kỹ và có những chính sách giá phù hợp với sức mua của khách hàng nội địa...
3. Định hướng phát triển của Công ty May Chiến Thắng (2001-2005)
Thứ nhất: Tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất kinh doanh với các khách hàng cũ, tìm khách hàng bao tiêu sản phẩm trong từng khu vực để ổn định sản xuất
Thứ hai: Tích cực ký các hợp đồng bán đứt để mở rộng thị trường gia công sang Châu Âu, Châu Phi và thị trường nội địa
Thứ ba: Mở rộng thị trường Nhật Bản và thâm nhập thị trường Mỹ để chủ động kế hoạch sản xuất
Thứ tư: Mở rộng các cửa hàng may đo, bán sản phẩm trên thị trường nước ngoài đặc biệt là trên thị trường nội địa nhằm phát huy tối đa sức tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Từ việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty em xin chọn hướng đề tài: "Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng".
KẾT LUẬN
Với đặc điểm của cơ chế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển sẽ phải đối đầu với rất nhiều doanh nghiệp khác. Vì vậy công ty may Chiến Thắng nói riêng và các công ty nói chung sẽ phải không ngừng phấn đấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã phong phú để thu hút người tiêu dùng. Công ty cần phải nỗ lực nghiên cứu thị trường tiếp cận thông tin thị trườngmột cách đầy đủ, kịp thời và chính xác, đánh giá đúng khả năng sản xuất và mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị để tạo ra sp có chất lượng cao hơn. Đồng thời công ty phải tăng cường các hoạt động giới thiệu quảng cáo để thu hút được khách hàng nhiều hơn. Mục tiêu của công ty trong những năm tới sẽ là mở rộng các cửa hàng may đo và bán sản phẩm trên các thị trường nước ngoài và đặc biệt là thị trường nội địa nhằm phát huy tối đa mức tiêu thụ sản phẩm của công ty. Do vậy mà công ty sẽ phải xây dựng cho mình những chiến lược cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra.
Mặc dù người viết có nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết về công ty còn có hạn chế nên báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn.
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng
Các loại hàng hoá kinh doanh của công ty
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
Các yếu tố ảnh hưởng tới hoat động sản xuất kinh doanh công ty
Phần III: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
Đánh giá, nhận xét tình hình của Công ty May Chiến Thắng
Những vấn đề Công ty cần quan tâm
Định hướng phát triển của Công ty May Chiến Thắng (2001-2005)
Phần Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty may Chiến Thắng.doc