Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp hoàn thiện Công ty cổ phần Long Sơn

LỜI NÓI ĐẦU Tại đại hội Đảng Việt Nam lần thứ 6 (12/1986) đã chỉ rõ xoá bỏ nền sản xuất tập trung quan liêu bao cấp, chuyển kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản ly vĩ mô của nhà nước, đồng thời phát triển nền kinh tế hàng hoá đa dạng theo nhiều thành phần kinh tế khác nhau Trong sự phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong khuân khổ cho phép của pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam. Do đó, để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghịêp phải tự vận đông sản xuất kinh doanh theo cơ chế: lấy thu bù chi, tự lấy những thu nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và đảm bảo có lãi. Để nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và hiểu sâu hơn trong thực tiễn, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Long Sơn em đã làm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của công ty. Báo cáo của em gồm những nội dung sau: Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phần III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này em đã dùng phương pháp tiếp cận phỏng vấn và tham khảo tài liệu kết hợp với những kiến thức đã học trong trường. Vì đây là báo cáo tổng hợp đầu tiên, thời gian thực tập có hạn, nên bài báo cáo của em không tránh khỏi nhưng thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô trong trường cùng toàn thể các bạn cho em củng cố thêm kiến thức để bài báo cáo của em được tốt hơn. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 0 PHẦNI: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP1 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.2 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. 3 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm3 1.4. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.6 PHẦN II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:9 2.1. Tình hình tiêu thụ, sản phẩm và công tác Marketing. 9 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm.9 2.1.2. Chính sách phân phối của công ty.11 2.1.3. Quyết định xúc tiến thương mại12 2.1.4. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.13 2.2. Công tác lao động, tiền lương. 14 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp. 14 2.2.2. Định mức lao động. 16 2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động. 17 2.2.4. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương.19 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư tài sản cố định. 21 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh:21 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng NVL22 2.3.3. Tình hình tài sản cố định:22 2.4. Phân tích chi phí và giá thành.23 2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp. 23 2.4.2. Hệ hệ thống kế toán của doanh nghiệp. 24 2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế. 28 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 31 2.5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán. 31 2.5.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 34 2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính. 35 Năm 2006. 35 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP37 3.1 Các ưu điểm và nhược điểm của công ty:37 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp:38

docx42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp hoàn thiện Công ty cổ phần Long Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Tại đại hội Đảng Việt Nam lần thứ 6 (12/1986) đã chỉ rõ xoá bỏ nền sản xuất tập trung quan liêu bao cấp, chuyển kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản ly vĩ mô của nhà nước, đồng thời phát triển nền kinh tế hàng hoá đa dạng theo nhiều thành phần kinh tế khác nhau Trong sự phát triển của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tự do cạnh tranh trong khuân khổ cho phép của pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam. Do đó, để tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghịêp phải tự vận đông sản xuất kinh doanh theo cơ chế: lấy thu bù chi, tự lấy những thu nhập của mình để bù đắp những chi phí bỏ ra và đảm bảo có lãi. Để nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và hiểu sâu hơn trong thực tiễn, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Long Sơn em đã làm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động của công ty. Báo cáo của em gồm những nội dung sau: Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty Phần II: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Phần III: Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này em đã dùng phương pháp tiếp cận phỏng vấn và tham khảo tài liệu kết hợp với những kiến thức đã học trong trường. Vì đây là báo cáo tổng hợp đầu tiên, thời gian thực tập có hạn, nên bài báo cáo của em không tránh khỏi nhưng thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô trong trường cùng toàn thể các bạn cho em củng cố thêm kiến thức để bài báo cáo của em được tốt hơn. Em xin trân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Hoàng Lan và sự giúp đỡ của các cán bộ công ty để em được hoàn thành bài báo cáo này! SV: Nguyễn Thị Loan PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Ngày 9/1/2000, nhà máy giầy Long Sơn được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203000024 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp. Sau đó đến năm 2003, nhà máy giày Long Sơn đổi tên thành công ty cổ phần Long Sơn, ngày nay. Địa chỉ: Công ty cổ phần Long Sơn nằm ở thôn Song Mai, xã An Hưng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Công ty cổ phần Long Sơn có khuôn viên rộng, thoáng mát với đầy đủ nhà ăn tập thể hệ thống vệ sinh môi trường đảm bảo. Phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn đúng quy định. Hệ thống dây chuyền tiên tiến, hiện đại, được nhập khẩu từ Đài Loan chuyên giành cho ngành giày dép. Công ty cổ phần Long Sơn là loại hình doanh nghiệp được tổ chức theo hình thức công ty TNHH. + Có tư cách pháp nhân + Hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính + Sử dụng con dấu riêng + Có tài khoản trong ngân hàng + Hoạt động theo doanh nghiệp và điều lệ công ty + Với sự nhạy bén, năng động của ban lãnh đạo, cùng tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên trong công ty đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường tăng thị phần. Nhờ đó, chất lượng và số lượng sản phẩm của công ty ngày một tăng và đã có vị trí trên thị trường, chiếm được sự quan tâm của khách hàng, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao và ổn định. Kể từ khi được thành lập (ngày 9/1/2000) đến hết năm 2000, công ty cổ phần Long Sơn đã đạt được một số chỉ tiêu như sau: - Vốn điều lệ 20 tỷ - Lao động bình quân 1100 người, trong đó: + Cán bộ gián tiếp 230 người. + Lao động trực tiếp 870 người Năm 2006: Vốn điều lệ: hơn 22 tỷ Tổng số lao động đã là 1.420 người Mức thu nhập bình quân: 1.500.000 đồng/1 người/1 tháng. Vậy với vốn điều lệ và số lao động như vậy có thể cho rằng quy mô của doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn: 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Công ty cổ phần Long Sơn chuyên sản xuất các loại giầy da, giầy vải, giày thể thao với đủ các loại kích cỡ từ 22 - 48. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu sang các nước EU, Đài Loan. 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Quá trình sản xuất giầy vải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như: Quá trình chặt, may, cán cao su, gò,... Có thể mô hình hóa quá trình này như sau: Hình 1.1 Sơ đồ quá trình sản xuất giầy vải Nguyên liệu Nguyên liệu Bôi dính vải keo Cắt các chi tiết May ráp Mũ giầy Cao su, hóa chất Sơ luyện cân nhẹ Hỗn luyện ra tấm Ra hình Bán thành phẩm cao su Gò Lưu hóa giầy Hoàn tất Lưu kho xuất hàng + Quá trình bồi vải: Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình bồi vải là vải bạt, vải lót, visa, mutxốp, cao suflo, keo xăng keo talex có pha thêm PVA, xút... + Quá trình chặt: được thực hiện trên các thiết bị cắt đập thủy lực, máy lạng, máy cuốn chéo, máy cắt viền,máy kim khâu... và nguyên vật liệu đầu vào của quá trình này là vải đã được bồi và vải đã tráng keo, pho cao su đã tráng. + Quá trình may mũ giày được thực hiện bởi công nhân qua các thao tác trên máy may một kim, hai kim, nền trụ đính chỉ... Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình này là các chi tiết của mũ giầy. + Quá trình gò: Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình này là mũ giầy đã bao hoàn chỉnh, mũ đã in... + Quá trình lưu hóa giầy (quá trình hấp giầy) giầy sấy đã được treo trên giá ở xe lưu hóa đầy vào lò lưu hóa sau khi đã được phủ vải. + Quá trình đóng gói: Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn thành sản phẩm. Sau đó sản phẩm được lưu kho để xuất hàng. Trên đây là quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của công ty và chất lượng sản phẩm cuối cùng đem ra tiêu thụ trên thị trường chịu ảnh hưởng của tất cả các giai đoạn của quá trình đó. Ngoài các quá trình này, chất lượng còn phụ thuộc vào các quá trình phụ khác như quá trình thiết kế, quá trình nghiên cứu thị trường, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất cung ứng đầu vào, đầu ra... 1.4. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp. Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Long Sơn Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc tổ chức doanh Phòng tổ chức Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng tiêu thụ nội địa Phòng kinh doanh Phòng mẫu Phòng xuất nhập khẩu Công ty áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng: mô hình này người ta kết hợp hai loại cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng để tận dụng ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai loại này. Với kiểu trực tuyến thì mỗi cấp dưới chỉ chịu sự quản lý trực tiếp và nhận mệnh l ệnh từ một cấp trên nên đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh nhưng lại có nhược điểm là mọi gánh nặng đều tập trung vào nhà quản lý cấp cao, đòi hỏi người quản lý cấp cao phải có hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Còn với kiểu chức năng thì có sự chuyên môn hóa trong quản lý nên chất lượng mỗi loại quyết định tăng lên nhưng lại có nhược điểm là mỗi người quản lý cấp dưới phải nhận mệnh lệnh từ nhiều cấp trên nên không có sự thống nhất giữa các quyết định. Vậy nên người ta kết hợp giữa hai kiểu trực tuyến chức năng để tận dụng những ưu điểm của hai cơ cấu đó. Từ giám đốc xuống các phó giám đốc là quản lý theo kiểu trực tuyến và từ các phó giám đốc xuống các ban là quản lý theo kiểu chức năng. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. (+) Giám đốc: là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: + Phòng tài chính kế toán + Phòng tổ chức (+) Phó giám đốc kinh doanh: Phó giám đốc là người uỷ quyền đầy đủ để điều hành công ty khi giám đốc đi vắng. Trình, báo cáo các phương án hoạt động để giám đốc phê duyệt. Phó giám đốc kinh doanh trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: + Phòng tiêu thụ nội địa + Phòng kinh doanh (+) Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo nghiên cứu, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh, các quy trình công nghệ, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hệ thống quản lý chất lượng và công tác kỹ thuật của toàn công ty xây dựng chương trình kế hoạch với giám đốc để chỉ đạo thực hiện, phụ trách công tác sản xuất kế hoạch vật tư, an toàn lao động. (+) Phó giám đốc sản xuất: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ lệnh sản xuất mẫu, các hoạt động xuất nhập khẩu, được uỷ nhiệm ký và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hợp đồng chứng từ xuất nhập khẩu giầy các loại. - Phó giám đốc sản xuất trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sau: + Phòng mẫu + Phòng xuất nhập khẩu (+) Phòng tài chính kế toán: Là phòng quản lý hạch toán kinh doanh và quản lý tài chính, hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích hoạt động. Quản lý vốn, thanh toán các khoản đối với nhà nước, với các công nhan viên và các đơn vị khác. Thực hiện chế độ kế toán thống kê, báo cáo cho giám đốc. (+) Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Lập danh mục các chủng loại nguyên vật liệu đầu vào trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm cho công ty. Phần II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY * Nhận xét chung. Thời gian gần đây, công ty thường xuyên tổ chức công tác chế thử và cải thiện mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng, chú trọng việc nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh. Không ngừng tìm tòi nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, từng bước mở rộng thị trường, tăng thị phân. Nhờ đó mà công ty đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. - Chất lượng và số lượng sản phẩm của công ty ngày một tăng và có vị trí trên thị trường. - Thị trường của công ty ngày càng mở rộng ra nhiều nước và nhiều khu vực trên thế giới. - Lợi nhuận tăng lên. - Số lao động tăng lên qua các năm, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. - Thu nhập của người lao động trong công ty tăng lên, đời sống được cải thiện. Tuy nhiên, công ty chưa khai thác được thị trường nước ngoài một cách triệt để. Còn nguyên vật liệu của công ty thì hầu hết nhập ở nước ngoài. 2.1. Tình hình tiêu thụ, sản phẩm và công tác Marketing 2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay công ty đã đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm với mẫu mã đa dạng, phong phú. Các sản phẩm chủ yếu của công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của khách hàng. Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của các sản phẩm chủ yếu Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Giầy da 7.389 8.172 8.838 Giầy vải 5.713 6.425 7.221 Giầy thể thao 12.852 13.995 15.241 (Đơn vị: triệu đồng) Sản lượng các mặt hàng đều tăng so với năm trước, năm 2004 sản phẩm giầy da đem lại doanh thu cho công ty là 7.389 triệu đồng đến năm 2005 con số này là 8.172 triệu đồng tăng gần 1 tỷ đồng (tăng 10,6%). Sang năm 2006 tăng 666 triệu đồng (tăng 8,1%). Với mặt hàng giầy vải cũng tăng qua các năm. Năm 2006 là 7.221 triệu đồng tăng 796 triệu đồng (tăng 12,4%) so với năm 2005. Đặc biệt là giầy thể thao tăng rất nhanh qua các năm. Mỗi năm tăng bình quân hơn 1 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này chứng tỏ các sản phẩm của công ty ngày càng được khách hàng chấp nhận . Bảng 2.2 Tình hình tiêu thụ trong nước của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Doanh thu bán hàng nội địa Triệu đồng 5.480 9.421 31.578 - Tỏng sản lượng tiêu thụ nội địa Đôi 91.151 325.367 588.020 - Tổng doanh thu Triệu đồng 11.965 25.368 53.272 - DT nội địa/Tổng doanh thu % 45,8 37,1 59,2 Qua bảng số liệu ta thấy, doanh thu tiêu thụ nội địa tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2004, doanh thu nội địa là 5.480 triệu đồng, đến năm 2005, con số này đã là 9.412 triệu đồng, tăng 3941 triệu đồng. Tỷ lệ doanh thu nội địa/Tổng doanh thu của năm 2004 là 45,8%. Đến năm 2006, con số này là 59,2%. Điều này chứng tỏ thị trường nội địa đã chiếm phần lớn trong tổng thị phần hàng hóa của công ty. Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu của công ty Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số lượng xuất khẩu Đôi 303.918 611.553 661.803 Tổng số lượng tiêu thụ Đôi 405.224 955.553 1.272.698 Số lượng xuất khẩu/Tổng số lượng % 75 64 52 Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ số lượng xuất khẩu/Tổng số lượng hàng hóa tiêu thụ có chiều hướng suy giảm, điều này là do thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của công ty ngày càng cao mà hàng hóa xuất khẩu mang về cho công ty khoản doanh thu lớn hơn nhiều so với các nguồn thu từ tiêu thụ nội địa. 2.1.2. Chính sách phân phối của công ty. Hiện nay công ty cổ phần Long Sơn đáng áp dụng 3 loại kênh phân phối sau: Kênh 1: Công ty Công ty xuất nhập khẩu trong nước Người nhập khẩu Thị trường tiêu thụ Việc sử dụng kênh phân phối này giống như hình thức uỷ thác mà công ty uỷ quyền cho một đơn vị khác xuất khẩu hàng hộ mình. Các công ty nhận uỷ thác xuất khẩu cho công ty là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, công ty sử dụng cách này khi việc mở rộng thị trường đối với công ty là khó khăn. Tuy nhiên công ty phải chi trả một lượng chi phí uỷ thác tương đối lớn và việc tiếp cận thực tế khó khăn. Đây là những bất lợi của loại kênh này. Kênh 2: Công ty Người nhập khẩu Thị trường tiêu thụ Với kênh này, công ty ký kết các hợp đồng trực tiếp với các khách hàng nước ngoài. Đây là kênh được công ty sử dụng nhiều nhất vì nó đem lại cho công ty nhiều lợi ích. Công ty vừa có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các đối tác, vừa phải đảm bảo về mặt tối đa hóa lợi nhuận do không phải chia sẻ với người khác. Những ý kiến phản hồi từ khách hàng là những thông tin hữu ích giúp công ty hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh. Kênh 3: Hãng buôn xuất khẩu Công ty Thị trường tiêu thụ Công ty xuất khẩu hàng hóa thông qua hàng buôn xuất khẩu của nước ngoài dặt tại Việt Nam. Khi giao dịch với các hãng này công ty công ty gặp thuận lợi giống như việc bán hàng trong nước vì công ty không phải xin giấy phép xuất khẩu vận chuyển hàng hóa. Mặt khác sử dụng kênh này cũng cung cấp những thông tin nhanh nhất, ít tốn kém chi phí cho công ty. 2.1.3. Quyết định xúc tiến thương mại Trong thời gian qua, công ty đã sử dụng các hình thức XTTM sau: * Quảng cáo: Để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường, công ty tiến hành quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin trong cũng như ngoài nước. Nội dung quảng cáo + Thông báo cho thị trường về sản phẩm mới hay ứng dụng mới của sản phẩm. + Thông báo sự thay đổi giá + Giới thiệu hình ảnh công ty Các phương tiện quản cáo: Các báo chi, tập san trong và ngoài nước Lịch, sổ tay có in hình công ty. * Xúc tiến bán: Công ty sử dụng các hình thức sau: + Catalog: Được in ấn bằng tiếng nước ngoài. Với những thông tin cần thiết về sản phẩm như màu sắc, kích cỡ, chất lượng và chủng loại các mặt hàng. + Hàng mẫu: Công ty gửi hàng mẫu đến tận tay các đối tác để họ có những đánh giá chính xác về sản phẩm của công ty. Các danh mục hàng mẫu được công ty thiết kể và sản xuất đạt được các thông số, kiểu dáng, chất lượng tốt nhất. Để gây được phản ứng tích cực của người nhận. * Xác định chi phí cho xúc tiến thương mại của công ty: Với khả năng sản xuất kinh doanh còn hạn chế, nên nguồn kinh phí mà công ty giành cho hoạt dộng xúc tiến thương mại là rất nhỏ. Thông thường, công ty xác định chi phí cho xúc tiến thương mại theo phần trăm doanh số bán của từng năm. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến bán chỉ diễn ra trong những thời kỳ nhất định khi công ty muốn mở rộng thị trường hoặc muốn định vị lại hình ảnh của công ty. 2.1.4. Một số đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu vốn là thế mạnh của công ty như công ty giầy vải Thượng Đình, công ty giầy Thuỵ Khê... nhưng hiện nay đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là các sản phẩm giầy của Trung Quốc vì giá bán rẻ, mẫu mã phong phú, đa dạng. * Giá bán sản phẩm của công ty so với số đối thủ cạnh tranh. Chiến lược giá đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược cạnh tranh với các công ty trong nước và trên thế giới. Giá bán của một số sản phẩm của công ty phần lớn thấp hơn giá của các công ty cạnh tranh. Giầy thể thao: Công ty cổ phân Long Sơn: 70.000đồng/đôi Công ty giầy Thượng Đình: 100.000đồng/đôi Công ty giầy Thăng Long: 75.000đồng/đôi Giầy da xuất khẩu: Công ty cổ phần Long Sơn: 250.000đồng/đôi Công ty giầy Thượng Đình: 250.000đồng/đôi Giầy vải: Công ty cổ phần Long Sơn: 14.000đồng/đôi Giầy Thăng Long: 15.000đồng/đôi Giầy Thượng Đình: 17.000đồng/đôi Đây chính là nguyên nhân chính khiến hàng hóa của công ty tiêu thụ trong nước mạnh hơn trên thị trường quốc tế. * Chất lượng sản phẩm: Tuy các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất được nhập từ Đài Loan, tuy là cường quốc sản xuất giầy dép nhưng công nghệ còn lạc hậu. Dẫn đến chất lượng sản phẩm còn thua kém hơn các đối thủ cạnh tranh. 2.2. Công tác lao động, tiền lương 2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của công ty: Lao động Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 2004 2005 2006 2004 2005 2006 - Nam 426 470 500 36,8 36,4 35,5 - Nữ 730 820 920 63,2 63,6 64,7 - Trực tiếp 888 1026 1181 76,8 79,5 83,2 - Gián tiếp 153 150 118 13,2 11,6 8,3 - Hành chính 115 114 121 10 8,9 8,5 - Dưới 25 673 814 964 58,2 63,1 67,9 - Từ 25 - 35 297 293 329 25,7 22,7 23,2 - Trên 35 186 183 127 16,1 14,2 8,9 Tổng 1156 1290 1420 100 100 100 Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Long Sơn. - Về tổng số lao động của công ty tính đến năm 2004 là 1.156 người, nhưng đến năm 2006 thì tổng số đã là 1.420 người, tăng 264 lao động. - Xét theo giới tính ta thấy: + Lao động nữ: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nữ nhiều hơn tỷ trọng lao động nam. Điều này dễ hiểu bởi vì công việc của công ty đòi hỏi sự khéo léo nhanh nhẹn của nữ nhiều hơn. Cụ thể lao động nữ năm 2004 là 730 người chiếm tỷ trọng 63,2% trong tổng số lao động. Sang năm 2005 số lao động nữ là 820 người chiếm 63,6%. So với năm 2004, số lao động nữ tăng 90 người tương ứng 12,3%. Năm 2006, con số này là 920 người, chiếm 64,7% tổng số lao động của công ty. Lao động nữ tăng đều qua các năm và với tỷ trọng cũng tăng. Như vậy, công ty rất quan tâm đến khâu tuyển dụng lao động cho phù hợp với công việc. + Lao động nam: Trong những năm qua, số lao động nam chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể năm 2004, số lao động nam là 426 người, chiếm tỷ trọng 36,8% tổng số lao động. Đến năm 2005, con số này là 470 người, tăng 44 người với tỷ lệ tăng 10,3% so với năm 2004. Sang năm 2006 số lao động nam là 500 người chiếm 35,5% trong tổng số lao động của toàn công ty. - Xét về hình thức tác động vào đối tượng lao động ta thấy: + Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và tiếp tục tăng dần, tỷ lệ lao động gián tiếp giảm dần. Điều này là do công ty có cách quản lý mới, đó là việc cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do đặc tính của mặt hàng giầy vải và giầy thể thao đòi hỏi một đội ngũ lao động trực tiếp tương đối lớn. - Xét về độ tuổi lao động của công ty: Lao động của công ty ở độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng khá cao và tăng đều qua các năm. Năm 2006 lao động dưới độ tuổi 25 chiếm 67,9%. Lao động từ 25 - 35 tuổi chiếm thành phần không lớn lắm lao động trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hướng giảm. Năm 2006 có 127 người chiếm 8,9% tổng số lao động. - Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động. Trên 80% tổng số lao động dưới độ tuổi 35. Đây là một lợi thế lớn trong sự phát triển của công ty trong tương lai. Đây sẽ là đội ngũ lao động có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có khả năng thích nghi tốt, là đội ngũ nòng cốt cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, hơn 10% lao động có độ tuổi trên 35 sẽ giúp công ty đáp ứng tốt những đòi hỏi về tay nghề cao, về kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp. 2.2.2. Định mức lao động Công ty xây dựng mức lao động dựa trên cơ sở phân tích một cách khoa học các điều kiện tổ chức sản xuất, kỹ thuật tâm sinh lý có chú ý đến các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, phương pháp lao động hợp lý. Mức lao động được xây dựng có độ chính xác cao, đáp ứng được sự biến động của sản xuất. 2.2.3. Công tác tuyển dụng và đào tạo lao động Hình 2.3. Sơ đồ quá trình tuyển dụng lao động * Quá trình tuyển dụng lao động. Cán bộ giám đốc công ty chỉ định Xác định nhu cầu bổ sung nhân lực Tổng hợp nhu cầu bổ sung phê duyệt Thông báo tuyển dụng Tiếp nhận phân loại hồ sơ Kiểm tra, phỏng vấn khám sức khỏe Tổng hợp kết quả đề xuất tuyển dụng Phê duyệt Đào tạo Trưởng các đơn vị Trưởng phòng tổ chức Giám đốc công ty Trưởng phòng tổ chức Cán bộ phòng tổ chức Cán bộ phòng tổ chức Giám đốc công ty Trả hồ sơ cho người lao động . * Quá trình đào tạo: Hình 2.4 Sơ đồ quá trình đào tạo lao động của công ty Phòng tổ chức giám đốc công ty Lập chương trình đào tạo Chuẩn bị chương trình đào tạo Phê duyệt Tiến hành đào tạo Tổng hợp kết quả Phê duyệt bàn giao lao động Đánh giá kết quả đào tạo Quản lý nhân sự Lưu hồ sơ Trưởng phòng tổ chức Trưởng phòng tổ chức Giám đốc công ty Các tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm đào tạo Trưởng phòng tổ chức Giám đốc công ty + * Tiến hành đào tạo: + Nội dung đào tạo: - Phòng tổ chức đào tạo: Nội quy, quy chế của công ty Luật lao động Tiền lương, BHXH - Phòng mẫu đào tạo về lý thuyết công nghệ sản xuất giầy. - Phòng kỹ thuật công nghệ KCS đào tạo công tác kiểm soát chất lượng, - Các phân xưởng chịu trách nhiệm đào tạo tay nghề, nội quy, quy chế… 2.2.4. Tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương. Quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ lương bao gồm nhiều khoản như trả lương theo thời gian áp dụng cho các phòng ban, trả lương theo sản phẩm cho các công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay công ty đang áp dụng song song hai hình thức lương, đó là hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian. * Hình thức trả lương theo thời gian. Đối tượng áp dụng là phòng ban của công ty, cán bộ công nhân viện hành chính và quản lý. - Phương pháp tính lương: LTG = x H x N x ( 1 + h ) + phụ cấp. Trong đó: LTG : Lương thời gian H: Hệ số cấp bậc lương N: Số ngày làm việc thực tế. h : Hệ số phụ cấp. Mức phụ cấp thực hiện = x H x N Mức phụ cấp trách nhiệm = 450000 x hệ số phụ cấp. Trong đó: Hệ số phụ cấp trách nhiệm được công ty quy định như sau: + Đối với các trưởng phòng và các phòng ban là 0,2 + Đối với quản đốc, tổ trưởng là 0,15 - Đối với cán bộ công nhân viên làm ca 3 thì mức phụ cấp ca 3 đó là 40%. Do đó lương ca 3 là: Lca3 = x H x N x ( 1 + 0,4 ). H: hệ số cấp bậc. Để khuyến kích công nhân viên hăng say làm việc, công ty áp dụng hình thức lương thời gian luỹ tiến. Số công luỹ tiến được tính như sau: - Làm thêm giờ ngày thường, một công nhân làm việc vượt mức được tính gấp 1,5 lần số công thực tế, như vậy nếu công nhân làm thêm n giờ thì số công luỹ tiến sẽ là: Số công tính lương = tiền lương giờ công x 1,5 x n. - Làm thêm ngày lễ, tết, thứ 7, chủ nhật thì một công tính gấp 2 lần số công thực tế. Như vậy lương công luỹ tiến sẽ là : LTGLT = x NQĐ + phụ cấp. NQĐ : Số công quy đổi. * Lương thời gian còn áp dụng đối với các công nhân viên phân xưởng. Đối với ban giám đốc phân xưởng thì có quy định tính lương cụ thể như sau: LTG= LBQCNV x N x H + phụ cấp Trong đó: LBQCNV: Lương bình quân của cán bộ công nhân viên phân xưởng N: Số ngày công H: Hệ số lương * Hình thức trả lương theo sản phẩm. Hình thức này được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất áp dụng theo phương pháp chấm điểm theo các tiêu chuẩn: Ngày công đi làm: 8 điểm Làm thêm giờ: 2 điểm Điểm cấp bậc công việc: 2 đến 4 điểm Trên cơ sở đơn giá tiền lương, bán thành phẩm sẽ tính lương của từng người bằng công thức: LSP = x Di Trong đó: VBTV: quỹ lương theo đơn giá thành phẩm của phân xưởng. D: Tổng điểm của phân xưởng hàng tháng Di: Điểm của công nhân i trong tháng. Năm 2006, quỹ lương chi trả cho người lao động của công ty lên tới hơn 2 tỷ đồng, với mức lương bình quân 1.500.000 đồng/1 người/1 tháng. Đã phần nào đáp ứng được đời sống của đại đa số cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư tài sản cố định 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành giầy da, công ty luôn cần các loại nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu là thành phần chính tạo nên sản phẩm, nguyên vật liệu có ý nghĩa hết sức to lớn đối với chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Các loại NVL như da, phụ kiện trang trí và các sản phẩm hóa chất chủ yếu do công ty nhập từ nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan. - Các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất như cao su, xăng, keo, nước đông cứng... được công ty mua qua các văn phòng đại diện của các nhà cung ứng nước ngoài đặt tại Việt Nam. - Các NVL khác như chỉ may, vải, đế, đệm mút các loại thùng hộp carton, vải bạt, vải công nghiệp... được nhập từ các công ty, cơ sở sản xuất trong nước. Bảng 2.5 Bảng tiêu dùng một số NVL năm 2005 Nguyên vật liệu Đơn vị tính Số lượng mua Xăng công nghệ Lít 300.500 Bột CaCO3 Kg 700.370 Dầu hoả dẻo Kg 35.000 Cao su Kg 350.000 Vải bọt các loại m 700.000 Vải phin m 351000 Chỉ may m 70.000.000 2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng NVL Nguyên vật liệu được tính toán khi sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Công ty tính toán số lượng sản phẩm và mặt hàng để từ đó nhập các loại NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm đó. 2.3.3. Tình hình tài sản cố định: + TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình sau: - Các văn phòng, nhà xưởng - Máy móc thiết bị sử dụng trong công ty bao gồm máy chặt bàn thuỷ lực, máy giày da, máy may loại một kim, loại 2 kim, máy định hình mũi giày, máy dán keo, máy dập. - Thiết bị vận tải gồm 3 xe loại xe tải có sức chứa lớn - Thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý tại văn phòng: Các loại máy điều hoà nhiệt độ, các dàn máy vi tính. Bảng 2.6 Bảng tổng kết TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 TSCĐ 5.795 5.854 Nguyên giá 19.746 17.608 Giá trị hao mòn 13.951 11.754 ( Đơn vị: triệu VNĐ) 2.4. Phân tích chi phí và giá thành. 2.4.1. Các loại chi phí của doanh nghiệp Đối tượng, phương pháp phân loại chi phí Đối tượng kế toán, tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành. Việc xác định đúng đắn đối tượng để tiến hành hạch toán tập hợp chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng cũng như hiệu quả công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các phương pháp phân loại chi phí + Theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí) - Chi phí nguyên vật liệu: Gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động hoạt sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích trên tiền lương theo tỷ lệ quy định của công nhân viên chức trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho SXKD trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoàiPhản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Theo khoản mục chi phí trong giá thành. Hiện nay công ty đang áp dụng phân loại chi phí theo phương pháp này. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, Phụ… tham gia trực tiếp vào sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng rất cao khoảng 75 - 90% trong tổng số chi phí sản xuất và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Với tỷ trọng lớn trong tổng chi phí trong sản xuất cũng như trong giá thành lên việc hạch toán đúng đắn chính xác về chi phí này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định với tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phân xưởng sản xuất trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí bán hàng: Là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những khoản chi phí liên quan đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp như: chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. 2.4.2. Hệ hệ thống kế toán của doanh nghiệp a. Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý kinh tế chặt chẽ và để phù hợp với hình thức nhật ký chung, công ty cổ phẩn Long Sơn tổ chức bộ máy kế toán như sau: Hình 2.5 Hệ thống kế toán của công ty. Kế toán trưởng Bộ phận kế toán NVL Bộ phận kế toán công nợ khách hàng Thủ quỹ Bộ phận kế toán tièn lương BH và KPCĐ Bộ phận kế toán tiền mặt TGNH - Kế toán trưởng (1 người) tổ chức và điều hành công tác kế toán tài chính, đôn đốc giám sát, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán kế toán tổng hợp các thông tin chính của công ty thành các báo cáo tài chính có ý nghĩa giúp cho việc xử lý và quyết định của giám đốc đồng thời phải chịu trách nhiệm trước kết toán về tài chính, kế toán của công ty. - Bộ phận kế toán NVL, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến NVL. Sau đó chuyển giao đối chiếu các bảng, kê đã lập với kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán tiên mặt, tiền gửi ngân hàng: (1 người). Kế toán có nhiệm vụ kinh tế phát sinh có liên quan tới tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, lập bảng kê tổng hợp. - Kế toán tiền lương, bảo hiểm và kinh phí công đoàn (1 người): Kế toán đối chiếu sổ sách, thống nhất cách ghi chép theo dõi việc thực hiện các hợp đồng của công ty. Mở sổ sách theo dõi công nợ đến từng khách hàng. - Thủ quỹ: (1 người) thủ quỹ cùng với kế toán thanh toán tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi, tại công ty. b. Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp: Hình thức kế toán được công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, thực hiện các công việc kế toán trong doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý nói chung, trình độ của bộ máy kế toán nói riêng, trang thiết bị làm việc mà lựa chọn các phương pháp ghi sổ thích hợp. Tuy nhiên trong mọi trường hợp tổ chức hệ thống sổ kế toán cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau: Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán Nhật ký chung là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để ghi theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế theo đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán. Hình thức nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Hệ thống sổ kế toán trong hình thức Nhật ký chung bao gồm: + Sổ Nhật ký chung + Sổ cái tài khoản + Sổ chi tiết tài khoản + Chứng từ sử dụng: +> Chứng từ quỹ: Chứng từ quỹ được đánh số từ 1-n và được tập hợp hàng tháng hoặc hàng quý. Đây là những chứng từ phản ánh việc thu chi tiền mặt tại quỹ như là phiếu thu, phiếu chi đi kèm với các chứng từ này là các chứng từ gốc có liên quan như giấy xin tạm ứng, hoá đơn mua hàng +> Chứng từ ngân hàng: Được đánh số từ 1- n và được tập hợp hàng tháng, hàng quý là những chứng từ có liên quan đến việc trao đổi, giao dịch với ngân hàng như giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hang. +> Chứng từ thanh toán: Được đánh số từ 1- n gồm hoá đơn thanh toán vật tự, hàng hoá dịch vụ mua ngoài. +> Chứng từ vật tư vật liệu: Được đánh số từ 1- n bao gồm phiếu nhập vật liệu, phiếu xuất vật liệu +> Chứng từ kế toán khác: Được đánh số từ 1- n bao gồm những chứng từ không thuộc các loại chứng từ trên như bảng tính lãi, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… Hạch toán chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ phát sinh kế toán, thủ quỹ, thủ kho sẽ nhập dữ liệu vào các sổ chi tiết hoặc các thẻ chi tiết để đưa ra bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu và các bảng tổng hợp chi tiết khác để đối chiếu với sổ cái và sổ Nhật ký chung nhằm tìm ra sai sót và đưa ra biện pháp khắc phục, sửa chữa phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Hạch toán tổng hợp: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc sau khi đã được sử lý về mặt nghiệp vụ kế toán tổng hợp nhạp dữ liệu. Tất cả các dữ liệu được chuyển vào Nhật ký chung, các dữ liệu này sau khi sử ly se tự động đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết, cập nhật vào các loại sổ cái có liên quan đồng thời lập bảng cân đối tài khoản, các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp gồm nhiều loại khác như báo cáo đinh kỳ, báo cáo nhanh, báo cáo tài chính Doanh nghiệp phải quy định hệ thống báo cáo tài chính về doanh mục báo cao, nội dung, phương pháp lập, kỳ hạn lập Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được sử dụng bao gồm: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo chi tiết các tài khoản liên quan 2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm TK621 Kết chuyển chi phí NVLTT Các khoản giảm trừ chi phí TK154 TK622 Kết chuyển chi phí NCTT TK627 Kết chuyển chi phí SXC TK152,138 Giá thành thực tế của sản phẩm TK632 Tổng giá thành sản xuất = CP Sản xuất dở dang đầu kỳ + CP sản xuất phát sinh trong kỳ - CP Sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản xuất Số lượng sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị = + Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621 dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. + Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: TK 622 dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ bao gồm tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp là nhưng khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản tiền trích BHXH, BHYT và KPCĐ. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính hiện hành, ngoài tiền lương doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí bao gồm các khoản trích BHXH, BHYT,KPCĐ. Hàng tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán tiến hành tính trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương công nhân sản xuất, cụ thể là: Tổng BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp bằng 25% theo lương cơ bản trong đó: BHXH chiếm 20% lương theo cấp bậc(15% công ty gánh chịu tính vào chi phí sản xuất hàng tháng, 5% người lao động đóng góp đựơc trừ vào lương) BHYT chiếm 3% được tính theo lương cấp bậc( 2% công ty gánh chịu tính vào chi phí sản xuất hàng tháng, 1% do người lao động đóng góp được trừ vào lương) KPCĐ chiếm 2% trong đó 1,2% nộp cho công ty, 0,8% được để lại chi tiêu tại đơn vị. Như vậy, có 19% tiền trích theo lương được tính vào giá thành còn người lao động phải đóng góp 6% / tiền lương cấp bậc của mình. + Kế toán chi phí sản xuất chung: TK 627 dùng để phản ánh chi phí sản xuất chung bao gồm lương nhân viên phân xưởng, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động sản xuất và những chi phí khác. Bảng tính giá thành sản phẩm giầy da (sản lượng 800 chiếc) Đơn vị: đồng Khoản mục chi phí Tổng giá thành sản phẩm Giá thành 1 đơn vị sản phẩm Chi phí NVLTT 47.058.823 58.823 Chi phí NCTT 38.666.666 48.333 Chi phí SXC 45.333.333 56.666 Cộng 131.058.822 163.822 Tổng giá thành để sản xuất 800 sản phẩm giầy da là 131.058.822đ Þ giá thành 1 đơn vị sản phẩm: = 163.822đ 2.5. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.5.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Tài sản Dư đầu kỳ (31/12/2005) Dư cuối kỳ (31/12/2006) Cuối kỳ so với đầu năm Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tỷ trọng (%) Tiền Tăng, giảm (%) A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 15.239.287 71 16.529.678 72 1.290.391 8,5 I. Tiền 1.223.436 5,7 2.686.072 11,7 1.462.636 119,5 1. Tiền mặt 429.276 2 1.767.757 7,7 1.338.481 311,8 2. Tiền gửi ngân hàng 794.160 3,7 9.183.15 4 124.155 15,6 II. Các khoản đầu tư ngắn hạn 2.081.987 9,7 0 0 -2.081.987 -100 III. Các khoản phải thu 3.219.567 15 5.418.062 23,6 2.198.495 68,3 1. Phải thu khách hàng 3.004.930 14 3.122.272 13,6 117.342 3,9 2. Trả trước cho người bán 171.710 0,8 459.158 2 287.448 167,4 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ. 1.790.714 7,8 1.790.714 100 5. Các khoản phải thu khác 42.927 0,2 45.916 0,2 2989 7 6. Dự phòng các khoản khó đòi IV. Hàng tồn kho 6.868.411 32 6.887.366 30 18.955 0,3 1. Hàng hóa tồn kho 2.146.378 10 1.997.366 8,7 -149.042 -6,9 2. Nguyên vật liệu tồn kho 2.790.292 13 2.709.031 11,8 -81.261 -2,9 3. Công cụ dụng cụ trong kho 21.463 0,1 45.916 0,2 24.453 114 4. Chi phí sản xuất dở dang 1.910.278 8,9 2.135.083 9,3 224.805 11,7 V. Tài sản lưu động khác 1.845.886 8,6 1.538.178 6,7 -307.708 -16,7 1. Tạm ứng 429.276 2 688.736 3 259.460 60,4 2. Chi phí trả trước 987.334 4,6 849.442 3,7 -137.892 -14 3. Chi phí chờ kết chuyển 429.276 2 -429.276 -100 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 6.224.498 29 6.428.208 28 203.710 3,3 I. TSCĐ 5.795.222 27 5.854.261 25,5 59.039 1 1. TSCĐ hữu hình 5.795.222 27 5.854.261 25,5 59.039 1 - Nguyên giá 19.746.682 92 17.608.698 76,7 -.137.984 -10,8 - Giá trị hao mòn lỹ kế (13.951.460) -65 (1.754.437) -51,2 -.197.023 -0,1 II. Chi phí xây dựng cơ bản 107.319 0,5 -107319 -100 III. Tài sản dài hạn khác 321.957 1,5 573.947 2,5 251.990 78,3 Tổng cộng tài sản 21.463.785 100 22.957.886 100 1.494.101 7 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 9.315.282 43,4 8.632.165 37,6 -683.117 -7,3 I. Nợ ngắn hạn 6.524.990 30,4 5.969.051 26 -559.939 -8,5 1. Vay ngắn hạn 1.459.537 6,8 1.446.347 6,3 -13.190 -0,9 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 2.039.059 9,5 1.308.599 5,7 -730.460 -35,8 4. Nguồn mua trả tiền trước 193.174 0,9 160.705 0,7 -32.469 -16,8 5.Thuế và các khoản phải nộp 171.710 0,8 206.620 0,9 34.910 20,3 6. Phải trả công nhân viên 1.974.669 9,2 2.295.788 10 321.119 16,2 7. Các khoản phải trả nộp khác 686.850 3,2 550.992 2,4 -135.858 -19,7 II. Nợ dài hạn 1.824.422 8,5 1767.757 7,7 -56.665 -3,1 III. Nợ khác 965.870 4,5 895.357 3,9 -70.513 7,3 1.Chi phí phải trả 965.870 4,5 895.357 3,9 -70.513 -7,3 2. Tài sản thừa chỗ xử lý B. Nguồn vốn chủ sở hữu 12.148.503 56,6 14.325.721 62,4 2.177.218 18 I. Nguồn vốn quỹ 12.148.503 56,6 14.325.721 62,4 2.177.218 18 1. Nguồn vốn kinh doanh 10.259.689 47,8 12.305.427 53,6 2.045.738 20 2. Lãi chưa phân phối 1.309.290 6,1 1.561.137 6,8 251.847 19,2 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 579.522 2,7 459.157 2 -120.365 -20,7 II.Nguồn kinh phí 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 21.463.785 100 22.957.886 100 1.494.101 7 Bảng cân đối kế toán của công ty cho ta thấy TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn luôn chiếm nhiều hơn trong quy mô tài sản. Đầu kỳ chiếm 71% tổng tài sản, cuối kỳ là 72% tăng 8,5%. Trong đó tăng mạnh nhất là các khoản phải thu và tiền. Lượng tiền của công ty đầu kỳ là 5,7% và cuối kỳ là 11,7% tăng 119,5%. Nguyên nhân tăng là do lượng tiền mặt của công ty tăng từ 2% đến 7,7%. Công ty không nên để tiền mặt tồn quỹ nhiều sẽ ảnh hưởng đến vòng quay của vốn và sự an toàn của tiền. Công ty cần phải lưu ý đưa tiền vào sản xuất mới sinh lời. Các khoản phải thu tăng từ 15% đầu kỳ đến 23,6% cuối kỳ, tăng 68,3%, nguyên nhân tăng là do các khoản phải thu nội bộ và trả trước cho người bán tăng. Các khoản phải thu tăng lên nếu để lâu sẽ dẫn đến tình hình vốn bị chiếm dụng, doanh nghiệp sử dụng vốn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm do hàng hoá tồn kho giảm đầu kỳ là 10% cuối kỳ còn 8,7% giảm còn 6,9% và do nguyên vật liệu tồn kho giảm từ 13% xuống còn 11,8% cuối kỳ. Mặc dù công cụ dụng cụ trong kho và chi phí sản xuất dở dang có tăng lên chút ít nhưng lượng hàng tòn kho của công ty vẫn có xu hướng giảm. - TSLĐ khác giảm từ 8,6% xuống còn 6,7% là do chi phí chờ kết chuyển giảm từ 2% đầu kỳ xuống còn 0%. Chi phí trả trước giảm từ 4,6% còn 3,7% cuối kỳ. - TSCĐ và ĐTDH tuy có giảm về tuyệt đối nhưng vẫn có tăng chút ít so với đầu kỳ. Trong đó TSCĐ tăng thêm 1%, còn chi phí XDCB giảm 100%, tài sản dài hạn khác tăng 78,3%. Qua phần nguồn vốn bảng cân đối kế toán cho ta thấy các phần nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm xuống còn nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Nợ phải trả đầu kỳ là 43,4%, cuối kỳ là 37,6% giảm 7,3%. Nợ phải trả giảm nguyên nhân là do phải trả cho người bán giảm 35,8% và người mua trả tiền trước giảm 16,8% dẫn đến nợ ngắn hạn giảm 8,5%. - Nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là nguồn vốn quỹ của các cổ đông đóng góp vốn. Còn nguồn kinh phí không có. Nguồn vốn kinh doanh tăng 20% do công ty đã tập trung thêm vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.5.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Nghìn đồng Chỉ tiêu Mã số 2005 2006 Chênh lệch Tiền % DTBH và chi phí DV 01 25.368.588 53.272.693 27.904.105 110 Các khoản giảm trừ 03 434.278 63.050 -371.228 -85 1. DTT 10=01-03 10 24.934.310 53.209.643 28.275.333 113 2. Giá vốn hàng bán 11 21.611.041 44.784.921 23.173.880 107,2 3. Lợi nhuận gộp bH = 10-11 20 3.323.269 8.424.722 5.101.453 153,5 4. DTTC 21 141.677 202.057 60.380 42,6 5. CP tài chính 22 296.965 490.181 193.216 56 -Trong đó lãi vai phải trả 23 296.965 490.181 193.216 56 6. Chi phí bán hàng 24 1.482.385 3.369.892 1.887.507 127,3 7. Chi phí QLDN- 25 1.075.667 2.219.160 1.143.493 106,3 8. LN từ HĐKD 30=20+21-22-24-25 30 609.929 2.628.546 2.018.617 331 9. TN khác 31 129.138 404.167 275.029 213 10. Chi phí khác 32 71.059 231.093 160.034 225,2 11. Lợi nhuận khác 40=31-32 40 58.079 173.074 114.995 198 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50=30+40 50 668.008 2.801.593 2.133.585 319,4 13. Thuế thu nhập DN phải nộp 51 60.308 301.602 241.294 400 14. Lợi nhuận sau thuế 60=50-51 60 607.700 2.499.991 1.892.291 311,4 2.5.3 Phân tích một số tỷ số tài chính Năm 2006 Các tỷ số về khả năng thanh toán Ký hiệu Công thức tính Đầu kỳ Cuối kỳ 1. Tỷ số khả năng thanh toán chung KHH = 2,3 =2,7 2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh KN = 1,2 =1,6 Các tỷ số về cơ cấu tài chính 1. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động CTSLĐ = 0,7 2. Tỷ số cơ cấu tài sản cố định CTSCĐ = 0,29 3. Tỷ số tự tài trợ CVC = 0,56 = 0,62 4. Tỷ số tài trợ dài hạn CTTDH =0,6 = 0,7 Các tỷ số về khả năng hoạt động 1. Tỷ số vòng quay TSLĐ VTSLĐ = 1,57 2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản VTTS = 1,12 3. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho VHTK = 3,6 4. Thời gian thu tiền bán hàng Tpthu x365 5. Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp Tptrả x365 Các tỷ số về khả năng sinh lời 1. Doanh lợi tiêu thụ LDT 2. Doanh lợi vốn chủ LVC 3. Doanh lợi tổng tài sản. LTTS Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh và một số tỷ số tài chính của công ty qua 2 năm 2005 và 2006 ta có một số nhận xét sau: + Các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty tương đối cao và có xu hướng tăng. Tỷ số khả năng thanh toán chung đầu kỳ là 2,3; cuối kỳ tăng lên 2,7. Nhìn chung công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách dễ dàng. + Các tỷ số về cơ cấu tài chính cũng có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ số cơ cấu tài sản cố định tương đối nhỏ và có chiều hướng giảm. Đầu kỳ là 0,29 cuối kỳ là 0,28. Chỉ tiêu này chứng tỏ tình hình máy móc, trang thiết bị của công ty còn yếu kém. Công ty cần có biện pháp cải thiện, đầu tư trang thiết bị máy móc để tăng năng suất lao động, giảm chi phí, đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Tỷ số về cơ cấu tài sản lưu động tương đối lớn đầu kỳ là 0,7; cuối kỳ là 0,72. Công ty cần phải lưu ý thúc đẩy quá trình thanh toán nhanh, dự trữ vốn ở các khâu sản xuất, lưu thông phải tính toán sao cho hợp lý để tiết kiệm vốn nhất. Tỷ số tự tài trợ dài hạn đầu tư là 0,6 cuối kỳ tăng lên 0,7 lớn hơn tỷ số cơ cấu tài sản cố định, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là vững chắc. + Các tỷ số về khả năng hoạt động tương đối ổn định và tăng trong đó tỷ số vòng quay tồn kho tăng mạnh nhất đầu kỳ là 3,6 cuối kỳ tăng lên 7,7. Chứng tỏ khả năng hoạt động của công ty ngày càng cao. Tuy lợi nhuận của công ty năm 2006 tăng gấp đôi năm trước nhưng các tỷ số về khả năng sinh lời tương đối là nhỏ. Tuy nhiên cũng có chiều hướng tăng lên và tăng nhiều nhất là doanh lợi vốn chủ đầu kỳ 0,04 cuối kỳ là 0,18. Công ty cần có các biện pháp tăng vòng quay của vốn, thu hồi vốn bị khách hàng chiếm dụng. PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1 Các ưu điểm và nhược điểm của công ty: a. Các ưu điểm: Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, chúng ta thấy được những thành tựu đáng kể trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Đó là kết quả của những nỗ lực tập trung cố gắng của toàn thể động công nhân viên trong công ty cùng với những thuận lợi trong hoạt động sản xuất cũng như bên ngoài môi trường kinh tế xã hội tác động. - Công ty có quy mô sản xuất lớn, đầu tư hoàn thiện dây chuyền sản xuất đồng bộ hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sản lượng sản phẩm. - Mẫu mã sản phẩm được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, chất liệu. Những mẫu do khách hàng mang đến luôn được đáp ứng theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Có chi phí nhân công rẻ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. - Có bộ máy quản lý tương đối hoàn chính và hoạt động hiệu quả. b. Các nhược điểm Là một doanh nghiệp còn non trẻ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên công ty không thể tránh khỏi những khó khăn về hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trình độ Marketing còn yếu, công nghệ còn thiếu đồng bộ, lạc hậu so với thế giới. Dẫn đến năng suất lao động thấp và chất lượng sản phẩm kém, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing còn non yếu kém và chưa được chú trọng, hiện tại công ty chưa có bộ phận đảm nhiệm chức năng này. Tất cả các hoạt động Marketing đều do phòng xuất nhập khẩu đảm nhận, trong khi đó phòng xuất nhập khẩu còn rất ít nhân viên không đủ để đáp ứng công việc này nên hiệu quả công việc chưa cao, khả năng xử lý thông tin yếu, hạn chế cơ hội giao dịch với khách hàng: Hoạt động quản lý gián tiếp của công ty còn cồng kềnh, qua nhiều khâu trung gian làm giá thành tăng cao. Công ty chưa xây dựng được kế hoạch dài hạn cho hoạt dộng tiêu thụ sản phẩm. - Thiếu vốn cho hoạt động định sản xuất kinh doanh. - Trình độ kinh doanh quốc tế còn hạn chế. Mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tuyển chọn đào tạo phát triển, sa thải và các biện pháp tạo động lực, song so với các đối tác nước ngoài công ty vẫn còn thua kém họ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm, công ty nhất thiết phải nỗ l ực, phấn đấu hơn nữa để khắc phục những khó khăn trước mắt và phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển dài hạn cho công ty trong tương lai. Muốn như vậy cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên giúp việc cho lãnh đạo và toàn thẻ công nhân viên trực tiếp sản xuất trong công ty. 3.2 Định hướng đề tài tốt nghiệp: Qua phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và từ những nhược điểm đã nêu cho thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng khả năng sinh lời còn thấp. Công ty cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng khả năng sinh lời. Vì vậy em xin đưa ra hướng đề tài tốt nghiệp là phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp hoàn thiện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp hoàn thiện Công ty cổ phần Long Sơn.docx
Luận văn liên quan