Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh Ninh Kiều

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong nền kinh tế hiện nay, để hòa nhập vào sự phát triển của nền kinh tế thế giới các quốc gia không ngừng phấn đấu để đưa đất nước mình phát triển, tuy nhiên mỗi quốc gia đều có điểm xuất phát không giống nhau và Việt Nam là một nước với hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp, nên bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu, . thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế phát triển ổn định. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố cần thiết như các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, và Nhà Nước thì vai trò của các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là hết sức cần thiết. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Phần lớn nhu cầu vốn cho sản xuất và tái sản xuất thường có thời gian dưới một năm, nên khách hàng thường vay vốn dưới hình thức là vay ngắn hạn. Nhiều năm qua Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Ninh Kiều đã cung cấp vốn cho nhiều đối tượng dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn là chủ yếu và đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của TP Cần Thơ. Tuy nhiên nhu cầu vốn của khách hàng ngày càng cao, nên NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở TP ngày càng phát triển đi lên. Chính vì lý do trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều qua 3 năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 để thấy rõ thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế, thì nhu cầu mua bán và trao đổi sẽ ngày càng mở rộng, chính vì vậy cần phải có một tổ chức đứng ra làm trung gian giúp cho hoạt động mua bán ngày càng thuận lợi hơn, và một trong những tổ chức trung gian đó chính là Ngân hàng. Ngày nay, hệ thống Ngân hàng ngày càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng bên trong và ngoài nước ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Do đó, buộc các Ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để đứng vững trong thị trường hiện tại cũng như trong tương lai. Và mục tiêu cụ thể của đề tài là tập trung phân tích: Doanh số cho vay phân theo ngành và theo thành phần kinh tế. Doanh số thu nợ theo ngành và theo thành phần kinh tế. Dư nợ cho vay theo ngành và theo thành phần kinh tế. Dư nợ quá hạn. Vòng quay vốn tín dụng. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Trên cơ sở những số liệu thu thập được tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều qua ba năm 2005, 2006, 2007, để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua ba năm và xu hướng phát triển của Ngân hàng trong tương lai như thế nào, chúng ta cần phân tích, đánh giá chính xác các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại đơn vị. Muốn vậy chúng ta phải giải quyết triệt để các vấn đề về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, từ đó để có hướng giải quyết cụ thể và đánh giá chính xác góp phần hoàn thiện đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều ” được tốt hơn. Để giải quyết tốt vấn đề này chúng ta cần trả lời các câu hỏi dưới đây: 1) Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua như thế nào? Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm qua ra sao? 2) Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ra sao? 3) Ngân hàng cần thực hiện những giải pháp nào để có thể hạn chế những mặt chưa đạt được, đồng thời duy trì và phát huy tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của đơn vị mình trong năm tiếp theo? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều. Do không có điều kiện tiếp xúc thực tế mà chỉ thực tập trực tiếp tại phòng kinh doanh vì vậy đề tài chỉ đưa ra những nhận xét chung dựa trên sự đánh giá của cá nhân về những yếu tố phân tích. 1.4.2. Thời gian Số liệu sử dụng để phân tích là số liệu được thu thập từ hoạt động của NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều trong ba năm 2005, 2006, 2007,2008,2009. Và thời gian để thực hiện luận văn này là từ 11/2 đến 25/4/2010. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu ở luận văn này là tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều trong 3 năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại Ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này em chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề nhằm: - Hệ thống hóa lý luận làm cơ sở cho luận văn. - Phân tích tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua ba năm 2005, 2006, 2007,2008,2009 - Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều. 1.5. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu thành A. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam, SVTH: Lê Thiện Phúc lớp Tài chính Tín dụng 2 K28 Trường ĐHCT Luận văn: Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Long Hồ. GVHD: Trương Đông Lộc, SVTH: Trần Thị Thanh Hiếu lớp Tài chính Tín dụng 2 K29 Trường ĐHCT

doc65 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3239 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi Nhánh Ninh Kiều, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh số cho vay đối với Công ty cổ phần, công ty TNHH là 55.665 triệu đồng thì năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần này tăng là 202.039 triệu đồng, tăng 146.374 triệu đồng so với năm 2005, nguyên nhân tăng là do ngân hàng đã tiến hành thực hiện một số nghiệp vụ trọn gói đối với doanh nghiệp từ khâu bỏ lãnh dự thầu, thi công đến cấp tín dụng và thực hiện quá trình thanh toán vốn, thu hồi nợ với các đơn vị này. - Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân: Năm 2005 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân là 92.448 triệu đồng thì năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần này tăng là 275.344 triệu đồng, tăng 182.896 triệu đồng so với năm 2005, và đến năm 2007 doanh số cho vay chỉ đạt 160.254 triệu đồng giảm 115.090 triệu đồng, tương đương giảm 41,8 % so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân bị giảm là do những năm gần đây có nhiều Ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn nên việc cạnh tranh tìm khách hàng là việc hết sức khó khăn vì thế mà doanh số cho vay đối với thành phần này sẽ bị phân tán là việc không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân của Ngân hàng đã bị giảm qua các năm. - Các đối tượng khác: Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay trong 3 năm qua đều tăng. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay đạt 198.281 triệu đồng và tăng lên 352.362 triệu đồng vào năm 2006, tăng 154.081 triệu đồng tương đương tăng 77,7%. Năm 2007 đạt doanh số 403.377 triệu đồng, tăng 51.015 triệu đồng tương đương 14,48%. Nguyên nhân là mức lãi suất và phân kỳ trả nợ phù hợp với mức lương của những cán bộ công nhân viên nhà nước vì thế mà nhiều người trong số họ đến ngân hàng xin vay để cải thiện và nâng cao đời sống sinh hoạt đã làm cho doanh số cho vay ngành này tăng nhanh trong những năm qua. 3.3.1.2. Tình hình cho vay theo ngành kinh tế Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam, của thành phố Cần Thơ và tình hình thực tế của địa phương. Chi nhánh NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tất cả các địa bàn trong cơ cấu đầu tư được từng bước xác định trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của thành phố. Điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng, nguồn vốn được đưa đến người dân kịp thời phục vụ cho sản xuất, góp phần làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế được nhanh chóng thực hiện phù hợp với từng ngành cụ thể. Và bảng số liệu dưới đây sẽ phản ánh rõ nét tình hình cho vay của Ngân hàng đối với từng ngành kinh tế: Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 120.784 294.828 260.962 174.044 144 -33.866 -11,5 Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp 4.657 6.783 5.019 2.126 45,7 -1.764 -26 Nông, lâm, thuỷ sản 82.790 157.801 188.939 75.011 90,6 31.138 19,73 Thương mại, dịch vụ 24.438 33.275 27.228 8.837 36,2 -6.047 -18,17 Các ngành khác 113.725 337.058 202.708 223.333 196,4 -134.350 -39,86 Tổng cộng 346.394 829.745 684.856 483.351 139,5 -144.889 -17,46 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 6: Biểu hiện doanh số cho vay theo ngành kinh tế qua ba năm Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay đối với: Ngành xây dựng: Năm 2005 doanh số cho vay là 120.784 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 294.828 triệu đồng tăng 174.044 triệu đồng, tương đương tăng 144% so với năm 2005, và năm 2007 là 260.962 triệu đồng giảm 33.866 triệu đồng, tương đương giảm 11,5 % so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do quá trình đô thị hoá ở Cần Thơ đang trong quá trình phát triển nhanh chóng và cơ sở vật chất đang được đầu tư xây dựng để đáp ứng tiềm năng phát triển trong tương lai của thành phố mới. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp: Năm 2005 doanh số cho vay là 4.657 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 6.783 triệu đồng tăng 2.126 triệu đồng, tương đương tăng 45,7% so với năm 2005, và năm 2007 là 5.019 triệu đồng giảm 1.764 triệu đồng, tương đương giảm 26% so với năm 2006. Doanh số cho vay ngành này tăng là do trong những năm qua Ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay, chủ động tìm kiếm khách hàng đầu tư có hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu đầu tư xâm nhập vào ngành nghề này. Một lý do khác làm doanh số cho vay ngành này qua các năm tăng là do đối tượng chủ yếu đầu tư vào ngành này là hộ gia đình, cá nhân. Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu chung thì hộ gia đình, cá nhân không chỉ đơn thuần làm nông nghiệp như trước đây mà họ ngày càng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực CN - TTCN mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nông, lâm, thuỷ sản: Năm 2005 doanh số cho vay là 82.790 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 157.801 triệu đồng tăng 75.011 triệu đồng, tương đương tăng 90,6% so với năm 2005, và năm 2007 là 188.939 triệu đồng tăng 31.138 triệu đồng, tương đương tăng 19,73% so với năm 2006. Nguyên nhân là do thực hiện theo chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của Nhà nước, mặt khác do tiếp cận được với những tiến bộ Khoa học Kỹ thuật trong sản xuất nên các Hộ nông dân đề ra được những phương án khả thi, nhưng để thực hiện nó cần phải có những phương tiện máy móc, đầu tư kỹ thuật công nghệ, giống cây trồng,… Ngành thương mại và dịch vụ: Năm 2005 doanh số cho vay là 24.438 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 33.275 triệu đồng tăng 8.837 triệu đồng, tương đương tăng 36,2% so với năm 2005, và năm 2007 là 27.228 triệu đồng giảm 6.047 triệu đồng, tương đương giảm 18,17% so với năm 2006. Nguyên nhân tăng là do ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro hơn so với các ngành khác, mặt khác đây cũng là một trong những ngành thế mạnh sẽ phát triển trong tương lai nên có nhiều người đầu tư vào ngành này hơn dẫn đến có nhiều khách hàng đến vay vốn để đầu tư vào ngành đem lại hiệu quả kinh tế này. Chính vì thế đã góp phần làm tăng doanh số cho vay đối với ngành này. Các ngành khác: Đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2005 doanh số cho vay của Ngành khác đạt 113.725 triệu đồng và tăng lên 337.058 triệu đồng vào năm 2006, tăng về tương đối là 223.333 triệu đồng tương đương 196,4% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm so với năm 2006 tăng về tuyệt đối là 134.350 triệu đồng về tương đối là 39,86. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm doanh số cho vay là ngân hàng mới tách ra hoạt động độc lập nên vẫn chưa tìm được thị phần và khách hàng chủ yếu là khách hàng cũ, còn khách hàng mới thì giao dịch chủ yếu qua ngân hàng NNo&PTNT Cần Thơ, tuy lượng cho vay năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng vẫn vượt được doanh số năm 2007 đặt ra. 3.3.2. Tình hình thu nợ của Ngân hàng Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì đi đôi với công tác cho vay, Ngân hàng cũng cần quan tâm chú ý đến công tác thu hồi nợ. Ngân hàng phải thu hồi số nợ vay của Khách hàng để tiếp tục tái đầu tư vốn cho nền Kinh tế. Nếu Ngân hàng không thu hồi được nợ thì nguồn vốn của Ngân hàng sẽ bị đóng băng, kế hoạch Kinh doanh sẽ bị đảo lộn không thực hiện được. Do đó Ban lãnh đạo ngân hàng phải có kế hoạch thu hồi nợ hợp lý, đó là vấn đề cần đặt ra đối với Chi nhánh. Tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2005 là 332.053 triệu đồng sang năm 2006 thì tổng doanh số thu nợ tăng lên 793.857 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 461.804 triệu đồng, về tương đối là 139%. Năm 2007 thì chỉ tiêu này giảm còn 543.494 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 250.363 triệu đồng về tương đối 31,54% so với năm 2006. Dưới đây là bảng biểu hiện doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng: Bảng 6: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh Lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 296.982 761.625 496.361 464.643 156,5 -265.264 -34,83 Trung và dài hạn 35.071 32.232 47.133 -2.839 -8,1 14.901 46,23 Tổng cộng 332.053 793.857 543.494 461.804 139 -250.363 -31,54 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 7: Biểu hiện doanh số thu nợ theo thời hạn qua ba năm 3.3.2.1. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NH QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, công ty TNHH 76.938 162.240 101.038 85.302 110,9 -61.202 -37,72 Doanh nghiệp tư nhân 92.766 216.856 141.847 124.090 133,8 -75.009 -34,6 Các đối tượng khác 162.349 414.761 300.609 252.412 155,5 -114.152 -27,52 Tổng cộng 332.053 793.857 543.494 461.804 139 -250.363 -31,54 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 8: Biểu hiện doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm Công ty cổ phần, công ty TNHH: Năm 2005 doanh số thu nợ được 76.938 triệu đồng đến năm 2006 có tăng lên thu được 162.240 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 85.302 triệu đồng tương đương tăng 110,9%, đến năm 2007 lượng nợ thu được giảm xuống 101.038 triệu đồng, giảm 61.202 triệu đồng, tương đương giảm 37,72% so với năm 2006. Nguyên nhân là do hầu hết các khách hàng đều có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng thẩm định trước khi cho vay. Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thu được lợi nhuận trả cho Ngân hàng nên công tác thu nợ đối với thành phần này luôn được đảm bảo. Doanh nghiệp tư nhân: Năm 2005 doanh số thu nợ được 92.766 triệu đồng đến năm 2006 thu được 216.856 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 124.090 triệu đồng tương đương tăng 133,8%, đến năm 2007 lượng nợ thu được giảm xuống 141.847 triệu đồng, giảm 75.009 triệu đồng tương đương giảm 34,6 % so với năm 2006. Do nhu cầu sử dụng vốn của đối tượng này có thời hạn ngắn chỉ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nên đồng vốn xoay vòng nhanh, khi đó doanh nghiệp có khả năng trả nợ cho ngân hàng và khi chu kỳ sản xuất mới bắt đầu thì lại tiếp tục vay vốn để sản xuất. Các đối tượng khác: Năm 2005 doanh số thu nợ được 162.349 triệu đồng đến năm 2006 thu được 414.761 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 252.412 triệu đồng tương đương tăng 155,5 %; đến năm 2007 lượng nợ thu được giảm xuống 300.609 triệu đồng,giảm 114.152 triệu đồng, tương đương giảm 27,52 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do nền kinh tế tại Cần Thơ đang phát triển nhanh nên các nhu cầu về cuộc sống, tiêu dùng… đều tăng vì vậy khả năng thanh toán của các đối tượng này cũng được nâng cao đáng kể làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra trong năm. 3.3.2.2. Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế BẢNG 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 135.337 269.039 213.278 133.702 98,8 -55.761 -20,73 Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp 4.293 5.433 4.055 1.140 26,55 -1.378 -25,36 Nông, lâm, thuỷ sản 75.411 136.423 156.081 61.012 80,9 19.658 14,41 Thương mại, dịch vụ 22.247 29.809 24.725 7.562 33,4 -5.084 -17,06 Các ngành khác 94.765 353.153 145.355 258.388 272,7 -207.798 -58,84 Tổng cộng 332.053 793.857 543.494 461.804 139 -250.363 -31,54 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 9: Biểu hiện doanh số thu nợ theo ngành kinh tế qua ba năm Xây dựng: Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 135.337 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên 269.039 triệu đồng, tăng 133.702 triệu đồng, tương đương tăng 98,8% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 213.278 triệu đồng, giảm 55.761 triệu đồng, tương đương giảm 20,73% so với năm 2006. Do ngân hàng có những biện pháp chặt chẽ trong việc thu hồi nợ và thành phần này giải ngân được những khoản đầu tư nên có thể trả nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp: Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 4.293 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên 5.433 triệu đồng, tăng 1.140 triệu đồng, tương đương tăng 26,55% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 4.055 triệu đồng, giảm 1.378 triệu đồng, tương đương giảm 25,36% so với năm 2006. Do nhu cầu về vốn của ngành này không cao nên chỉ khi gặp khó khăn về vốn họ mới tiến hành vay vốn và chỉ vay với số lượng ít nên khả năng trả nợ cho ngân hàng khá cao, ngân hàng đang có những định hướng vào ngành này nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển các làng nghề truyền thống tại địa phương. Nông, lâm, thuỷ sản: Năm 2005 doanh số thu nợ của ngành đạt 75.411 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ tăng lên 136.423 triệu đồng, tăng 61.012 triệu đồng, tương đương tăng 80,9% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 156.081 triệu đồng, tăng 19.658 triệu đồng, tương đương tăng 14,41% so với năm 2006. Do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá đang được mở rộng ra các vùng nông thôn nên nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ ngành này tăng cao và việc đền bù giải toả tạo điều kiện cho khả năng trả nợ tăng lên qua các năm. Thương mại, dịch vụ nhìn chung thì ngành này có doanh số thu nợ tăng đều qua ba năm. Cụ thể là năm 2005 doanh số thu nợ của ngành này đạt 22.247 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 29.809 triệu đồng, tăng 7.562 triệu đồng so với năm 2005 tương đương tăng 33,4%. Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 24.725 triệu đồng, giảm 5.084 triệu đồng, tương đương giảm 17,06% so với năm 2006. Nguyên nhân là do ngành này rủi ro và mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các ngành khác. Điều đó cho thấy Ngân hàng đầu tư vào lĩnh vực này là tương đối hiệu quả. Các ngành khác, cụ thể là năm 2005 doanh số thu nợ đạt 94.765 triệu đồng, năm 2006 đạt 353.153 triệu đồng, tăng 258.388 triệu đồng, tương đương tăng 272,7% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số thu nợ của ngành này đạt 145.355 triệu đồng, giảm 207.798 triệu đồng, tương đương giảm 58,84% so với năm 2006. Nguyên nhân là ngành này chủ yếu tập trung cho vay cầm cố, thuế chấp, khách hàng khi đi vay thường mang tài sản của mình đến thuế chấp cho món vay của mình, và chủ yếu là cho vay trong ngắn hạn nên khách hàng đã tranh thủ trả nợ cho Ngân hàng, hơn nữa đây là lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận, ít gặp rủi ro nên đảm bảo cho khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng. 3.3.3. Tình hình dư nợ của Ngân hàng Dư nợ thể hiện lượng tín dụng mà Ngân hàng đã cung cấp chưa đến hạn thu hồi. Nó là chỉ tiêu phản ánh thực trạng tín dụng tại một thời điểm nhất định, thường là tại thời điểm cuối năm. Bảng 9: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh Lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 128.901 161.760 224.610 32.859 25,5 62.850 38,85 Trung và dài hạn 63.927 67.010 145.468 3.083 4,82 78.458 117,1 Tổng cộng 192.828 228.770 370.078 35.942 18,64 141.308 61,77 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 10: Biểu hiện doanh số dư nợ theo thời hạn qua ba năm Ta thấy tình hình dư nợ qua 3 năm của chi nhánh đều tăng. Năm 2005 tổng dư nợ của chi nhánh đạt 192.828 triệu đồng. Đến năm 2006 thì tổng dư nợ là 228.770 triệu đồng tăng về tuyệt đối là 35.942 triệu đồng về tương đối là 18,64% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì Tổng dư nợ là 370.078 triệu đồng, về tuyệt đối tăng 141.308 triệu đồng, về tương đối tăng 61,77% so với năm 2006. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong Tổng dư nợ điều này hoàn toàn phù hợp vì trong 3 năm qua Chi nhánh đã hạn chế cho vay trung và dài hạn nên dư nợ của chỉ tiêu này giảm mạnh qua các năm. Dư nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ tăng khẳng định một điều rằng quy mô hoạt động của Ngân hàng được mở rộng, số lượng khách hàng tăng, cung cấp nguồn vốn cần thiết cho nền kinh tế, thu lãi được nhiều. Tuy nhiên dư nợ càng lớn thì luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn. Vì thế mà chi nhánh phần nào hạn chế chỉ tiêu dư nợ để cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro sao cho hợp lý. 3.3.3.1. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 10: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NH QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, công ty TNHH 23.609 31.583 104.565 7.974 33,78 72.982 231 Doanh nghiệp tư nhân 22.700 23.061 50.328 361 1,59 27.267 118,5 Các đối tượng khác 146.519 174.056 215.185 27.537 18.79 41.129 23,63 Tổng cộng 192.828 228.770 370.078 35.942 18,64 141.308 61,77 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 11: Biểu hiện doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm Công ty cổ phần, công ty TNHH dư nợ đối với thành phần này tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2005 doanh số dư nợ là 23.609 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 31.583 triệu đồng, tăng 7.974 triệu đồng, tương đương tăng 33,78% so với năm 2005, năm 2007 dư nợ đạt 104.565 triệu đồng, tăng 72.982 triệu đồng tương đương 231% so với năm 2006. Nguyên nhân là ngân hàng tập trung phát triển tín dụng tại thị trường thành thị và tỷ lệ cho vay đối với thành phần này khá cao nên tỷ lệ dư nợ cũng tăng vì hoạt động của thành phần này còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp tư nhân dư nợ đối với thành phần này tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2005 doanh số dư nợ là 22.700 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 23.061 triệu đồng, tăng 361 triệu đồng, tương đương tăng 1,59% so với năm 2005, năm 2007 dư nợ đạt 50.328 triệu đồng, tăng 27.267 triệu đồng tương đương 118,5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do thành phần này hoạt động có hiệu quả nên khách hàng có lợi nhuận để trả cho Ngân hàng khi đến hạn, hơn nữa doanh số cho vay đối với thành phần này cũng biến động không ổn định qua các năm đã phần nào làm cho tỷ lệ dư nợ của thành phần này biến động tỷ lệ thuận đối với doanh số cho vay. Vì vậy mà doanh số dư nợ đối với thành phần này đã biến động không ổn định qua các năm. Các đối tượng khác dư nợ đối với thành phần này tăng liên tục qua các năm, cụ thể là năm 2005 doanh số dư nợ là 146.519 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 174.056 triệu đồng, tăng 27.537 triệu đồng, tương đương tăng 18.79% so với năm 2005, năm 2007 dư nợ đạt 215.185 triệu đồng, tăng 41.129 triệu đồng tương đương 23,63% so với năm 2006. Là do của các lĩnh vực này đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên nhu cầu về vốn tăng nên dư nợ tăng. 3.3.3.2. Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế Bảng 11: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Xây dựng 22.785 23.402 39.115 617 2,7 15.713 67,14 Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp 2.747 2.800 4.193 53 1,93 1.393 49,75 Nông, lâm, thuỷ sản 31.884 32.461 49.102 577 1,8 16.641 51,26 Thương mại, dịch vụ 101.185 131.104 224.992 29.919 29,57 93.888 71.61 Các ngành khác 34.227 39.003 52.676 4.776 13,95 13.673 35,06 Tổng cộng 192.828 228.770 370.078 35.942 18,64 141.308 61,77 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 12: Biểu hiện doanh số dư nợ theo ngành kinh tế qua ba năm Xây dựng: Số tiền dư nợ năm 2005 là 22.785 triệu đồng, năm 2006 là 23.402 triệu đồng, tăng 617 triệu đồng, tương đương tăng 2,7% so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền dư nợ ngành này tăng lên 39.115 triệu đồng, tăng 67,14% so với năm 2006 tương đương số tiền là 15.713 triệu đồng. Nguyên nhân là nhu cầu về xây dựng trong xã hội ngày càng nâng cao và các công ty xây dựng đang mọc lên ngày càng nhiều ở Cần Thơ nên nhu cầu vay vốn cao vì vậy dư nợ cũng tăng. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp Số tiền dư nợ năm 2005 là 2.747 triệu đồng, năm 2006 là 2.800 triệu đồng, tăng 53 triệu đồng, tương đương tăng 1,93% so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền dư nợ ngành này tăng lên 4.193 triệu đồng, tăng 49,75% so với năm 2006 tương đương số tiền là 1.393 triệu đồng. Do nhu cầu về sản xuất các mặt hàng truyền thống để phục vụ cho năm du lịch quốc gia tại Cần Thơ nên nhu cầu vay vốn tăng vì thế dư nợ tăng. Nông, lâm, thuỷ sản: số tiền dư nợ năm 2005 là 31.884 triệu đồng, năm 2006 là 32.461 triệu đồng, tăng 577 triệu đồng, tương đương tăng 1,8% so với năm 2005, đến năm 2007 số tiền dư nợ ngành này tăng lên 49.102 triệu đồng, tăng 51,26% so với năm 2006 tương đương số tiền là 16.641 triệu đồng. Nguyên nhân là do xảy ra dịch cúm gà và dịch heo tai xanh nên nhiều hộ gặp khó khăn trong việc trả nợ và cần nguồn vốn để tái sản xuất. Thương mại, dịch vụ: qua bảng số liệu ta thấy doanh số dư nợ của ngành này liên tục tăng qua các năm, cụ thể là năm 2005 doanh số dư nợ đạt 101.185 triệu đồng, năm 2006 đạt 131.104 triệu đồng tăng 29.919 triệu đồng, tương đương tăng 29,57% so với năm 2005, năm 2007 dư nợ đạt 224.992 triệu đồng, tăng 93.888 triệu đồng, tức tăng 71.61% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số dư nợ ngành này tăng là do doanh số cho vay đối với ngành này tăng, vì việc kinh doanh của ngành này mang lại nhiều lợi nhuận và ít gặp rủi ro nên có rất nhiều người tăng cường vay vốn để đầu tư, chính vì vậy làm cho dư nợ ngành này tăng lên Các ngành khác: Cụ thể là năm 2005 doanh số dư nợ là 34.227 triệu đồng, năm 2006 dư nợ đạt 39.003 tăng 4.776 triệu đồng, tương đương tăng 13,95%so với năm 2005, đến năm 2007 dư nợ đạt 52.676 triệu đồng, tăng 13.673 triệu đồng, tương đương tăng 35,06% so với năm 2006. Nguyên nhân là các đối tượng này vay chủ yếu là cầm cố tài sản cho ngân hàng nên khi đến hạn chủ yếu họ chỉ trả các khoản lãi xuất mà không trả các khoản vay cho ngân hàng. 3.3.4. Phân tích nợ quá hạn Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh Lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.942 1.286 1.818 -656 -33,78 532 41,37 Trung và dài hạn 169 351 275 182 107,7 -76 -21,65 Tổng cộng 2.111 1.637 2.093 -474 -280,47 456 27,86 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 13: Biểu hiện tình hình nợ quá hạn theo thời hạn qua ba năm Tổng nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm qua tăng giảm không ổn định. Năm 2005 nợ quá hạn là 2.111 triệu đồng đến năm 2006 giảm xuống 1.637 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 474 triệu đồng về tương đối là 280,47%. Năm 2007 chỉ tiêu này là 2.093 triệu đồng tăng 456 triệu đồng so với năm 2006. Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn năm 2005 là 1.942 triệu đồng, chỉ tiêu này năm 2006 là 1.286 triệu đồng giảm 656 triệu về tuyệt đối còn về tương đối là 33,78%. Năm 2007 là 1.818 triệu tăng 532 triệu, tương đương 41,37% so với năm 2006. Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2005 là 169 triệu đồng, đến năm 2006 là 351 triệu đồng tăng 182 triệu đồng về tuyệt đối còn về tương đối là 107,7%. Năm 2007 là 275 triệu đồng giảm 76 triệu đồng, tương đương giảm 21,65% so với năm 2006. 3.3.4.1. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005-2007 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Công ty cổ phần, công ty TNHH 104,8 84 172,3 -20,8 -19,85 88,3 105 Doanh nghiệp tư nhân 455,2 226 330,7 -229,2 -50,35 104,7 46,33 Các đối tượng khác 1.551 1.327 1.590 -224 -14,44 263 19,82 Tổng cộng 2.111 1.637 2.093 -474 -280,47 456 27,86 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 14: Biểu hiện tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế qua ba năm Công ty cổ phần, công ty TNHH: Cụ thể là năm 2005 nợ quá hạn là 104,8 triệu đồng, đến năm 2006 nợ quá hạn là 84 triệu đồng, giảm 20,8 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 19,85%, năm 2007 nợ quá hạn là 172,3 triệu đồng tăng 88,3 triệu đồng tương đương 105% so với năm 2006. Nguyên nhân là các công ty TNHH gặp khó khăn trong kinh doanh nên việc giải quyết nợ cho ngân hàng không đúng thời hạn. Doanh nghiệp tư nhân cụ thể là năm 2005 nợ quá hạn là 455,2 triệu đồng, đến năm 2006 nợ quá hạn là 226 triệu đồng, giảm 229,2 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 50,35% , năm 2007 nợ quá hạn là 330,7 triệu đồng tăng 104,7 triệu đồng tương đương 46,33% so với năm 2006. là do một số doanh nghiệp làm ăn không đạt hiệu quả nên dẫn đến việc khó khăn trong việc trả nợ làm cho nợ quá hạn của các doanh nghiệp tăng giảm không ổn định. Các đối tượng khác: Cụ thể là năm 2005 nợ quá hạn là 1.551 triệu đồng, đến năm 2006 nợ quá hạn là 1.327 triệu đồng, giảm 224 triệu đồng so với năm 2005 tương đương 14,44% , năm 2007 nợ quá hạn là 1.590 triệu đồng tăng 263 triệu đồng tương đương 19,82% so với năm 2006. Do nền kinh tế có nhiều sự biến động về giá cả hàng hoá trên thị trường, giá xăng, giá lương thực tăng mạnh làm cho việc làm ăn không có lợi nhuận nên nợ quá hạn thành phần này tăng giảm không ổn định qua các năm. 3.3.4.2. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế Bảng 14: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Xây dựng - - 62 - - - - Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp - - 100 - - - - Nông, lâm, thuỷ sản 541 244 319 -297 -54,9 75 30,74 Thương mại, dịch vụ 974 1.046 1.191 72 7,39 145 13,86 Các ngành khác 596 347 421 -249 -41,78 74 21,33 Tổng cộng 2.111 1.637 2.093 -474 -280,47 456 27,86 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả HĐKD của NH qua ba năm 2005 -2007) Hình 15: Biểu hiện tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế qua ba năm Nông, lâm, thuỷ sản có nợ quá hạn năm 2005 là 541 triệu đồng, năm 2006 là 244 triệu đồng, giảm 297 triệu đồng so với năm 2005, năm 2007 nợ quá hạn là 319 triệu đồng, tăng 75 triệu đồng, tương đương tăng 30,74% so với năm 2006. Nguyên nhân nợ quá hạn của ngành này tăng là do việc sản xuất của ngành nông nghiệp còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, nguồn nước, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá làm thiệt hại nặng cho mùa màng của bà con nông dân... nên việc thu hồi vốn không ổn định điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Thương mại, dịch vụ ngành này cũng có nợ quá hạn không ổn định qua các năm. Nếu năm 2005 nợ quá hạn là 974 triệu đồng thì đến năm 2006 nợ quá hạn 1.046 triệu đồng, tăng lên 7,39 % so với năm 2005, tương đương tăng 72 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 thì nợ quá hạn của ngành này 1.191 triệu đồng, tăng lên 13,86% so với năm 2006, tương đương tăng 145 triệu đồng. Nguyên nhân là do những năm đầu mới phát triển nên việc sản xuất kinh doanh của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn vì ngành này còn phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế của địa phương mà cụ thể là thu nhập và ý thức của người dân nên trong năm 2005 việc kinh doanh không mang lại hiệu quả kinh tế dẫn đến nợ quá hạn tăng lên. Tuy nhiên trong năm 2006 thì điều kiện kinh doanh gặp nhiều thuận lợi nên người dân thu được nhiều lợi nhuận, tăng thu nhập và đảm bảo khả năng thanh toán nợ quá hạn cho Ngân hàng nên trong năm qua nợ quá hạn đối với ngành ngành này đã giảm xuống. Các ngành khác ngành này có nợ quá hạn tăng dần qua các năm cụ thể là năm 2005 nợ quá hạn là 496 triệu đồng, năm 2006 nợ quá hạn tăng 559 triệu đồng, tức tăng 63 triệu đồng, tương đương tăng 12,7 % so với năm 2005, năm 2007 nợ quá hạn 783 triệu đồng tăng 224 triệu đồng, tương đương tăng 40,07% so với năm 2006. do một số khách hàng vay tiền sủa chữa nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị và phương tiện đi lại… nên chưa sẵn sàng trả nợ cho ngân hàng. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU Để đánh giá những mặt đạt được và chưa được của mình trong một năm hoạt động để từ đó đưa ra những phương hướng hoạt độngcho năm tiếp theo được tốt hơn thì khi kết thúc một kỳ kinh doanh (thông thường là tính đến hết ngày 31/12 mỗi năm) các NHTM thường báo cáo tổng kết kết quả họat động của mình gởi về Ngân hàng cấp trên. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Ninh Kiều cũng là một Ngân hàng Thương Mại thuộc hệ thống của NHNo & PTNT Việt Nam quản lý nên vào cuối mỗi năm thì Ngân hàng cũng lập báo cáo tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của mình về Ngân hàng cấp trên. Và có rất nhiều chỉ tiêu cho các Ngân hàng sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng, chẳn hạn như chỉ tiêu hệ số thu nợ, chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động, dư nợ trên tổng nguồn vốn, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, vòng quay vốn tín dụng, chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận… Và dưới đây là bảng số liệu của một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong ba năm 2005, 2006, 2007 như chỉ tiêu hệ số thu nợ, chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn, chỉ tiêu dư nợ trên nguồn vốn huy động, chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ, chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM 2005 -2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ Tr.đồng 192.828 228.770 370.078 Nguồn vốn huy động Tr.đồng 70.588 87.898 157.445 Doanh số cho vay Tr.đồng 346.394 829.745 684.856 Doanh số thu nợ Tr.đồng 332.053 793.857 543.494 Nợ quá hạn Tr.đồng 2.111 1.637 2.093 Dư nợ bình quân Tr.đồng 203.628 281.453 268.746 Dư nợ trên nguồn vốn huy động % 273,17 260,26 235,05 Hệ số thu nợ % 95,86 85,67 79,36 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 1,09 0,72 0,56 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,63 2,82 2,02 (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng) 4.1. Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. hệ số này càng cao được đánh giá càng tốt. Hình 16: Biểu hiện hệ số thu nợ qua ba năm 2005-2007 Qua bảng số liệu cũng như hình thể hiện hệ số thu nợ của NH ta thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng qua ba năm có sự biến động theo chiều hướng giảm xuống, cho thấy hiệu quả thu nợ của Ngân hàng qua ba năm còn chưa tốt. Cụ thể là hệ số thu nợ giảm liên tục năm 2005 là 95,86%, năm 2006 là 85,67% và năm 2007 là 79,36. Một mặt do một số cán bộ tính dụng đã quá tải nên sau khi cho vay không kiểm tra, đôn đốc khách hàng đóng lãi, trả gốc trên hai chu kỳ mà không có giải pháp thu hồi. Một nguyên nhân nữa khiến cho hệ số này giảm đó chính là việc Ngân hàng chưa quan tâm đúng mức đến việc xử lý và thu hồi nợ. 4.2. Dư nợ trên nguồn vốn huy động Hình 17: Biểu hiện dư nợ trên nguồn vốn huy động qua ba năm 2005-2007 Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, qua kết quả tính toán và hình minh họa ở trên ta thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt. Năm 2005 tỷ số này là 273,17%, năm 2006 là 260,26% và năm 2007 là 235,05%, tình hình này cho thấy trong những năm qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, vốn huy động năm sau cao hơn năm trước, nó cũng góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng liên tục và không bị ứ đọng trong hoạt động cho vay. Từ đó uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao tạo niềm tin cho khách hàng khi đến giao dịch với Ngân hàng. . 4.3. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Hình 18: Biểu hiện nợ quá hạn trên tổng dư nợ qua ba năm 2005-2007 Qua bảng số liệu kết hợp với hình trên ta thấy chỉ tiêu này giảm liên tục qua các năm, cụ thể năm 2005 là 1,09%, năm 2006 là 0,72% và năm 2007 là 0,56%, Vì vậy, công tác tín dụng của Ngân hàng được đánh giá là tốt. là do dư nợ tăng theo đúng định hướng, hạn chế dần tín dụng nhỏ lẻ, tín dụng nông thôn để phát triển ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Phát triển tín dụng ở thị trường thành thị vùa đảm bảo vừa tăng trưởng được tín dụng, vừa cũng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. 4.4. Vòng quay vốn tín dụng: Hình 19: Biểu hiện vòng quay vốn tín dụng qua ba năm 2005-2007 Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Qua bảng phân tích trên cho ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng khá cao qua các năm, năm 2005 là 1,63 vòng thì sang năm 2006 tiếp tục tăng lên đạt 2,82 vòng, và đến năm 2007 đạt 2,02 vòng. điều này chứng tỏ vốn tín dụng của Ngân hàng được quay vòng nhanh và hiệu quả. Từ đó cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong ba năm tương đối là hiệu quả. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG Ở NHNo & PTNT CHI NHÁNH NINH KIỀU 5.1. Một số giải pháp đối với công tác huy động vốn Trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh nói chung và trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng việc mở rộng tín dụng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Để làm dược điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý nhiều vấn đề, từ việc tìm kiếm nguồn vốn đến hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng cần phải phối hợp chặt chẻ giữa Ngân hàng và nhà nước nhằm đề ra các giải pháp cụ thể để mở rộng hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Chính vì vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, trong đó quan trọng nhất chính là vốn huy động. Trong những năm gần đây nguồn vốn huy động của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ cho việc sử dụng vốn là do Ngân hàng đóng trên địa bàn có nhiều Ngân hàng khác cạnh tranh, nên rất khó cho việc huy động vốn nhằm cân đối giữa vốn huy động và vốn cho vay, cho nên việc sử dụng vốn điều chuyển của Ngân hàng cấp trên là điều tất yếu. Để cho hoạt động huy động vốn có hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng đã đề ra thì Ngân hàng phải có những chính sách hợp lý trong việc khai thác tiềm năng về vốn. Cụ thể là: Tiếp tục phát huy và mở rộng hình thức huy động vốn truyền thống, bên cạnh việc nâng cao hơn nữa uy tín của Ngân hàng, đồng thời thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng và các tổ chức tín dụng. Từ đó, người dân sẽ yên tâm khi gởi tiền vào Ngân hàng. Áp dụng mức lãi suất bậc thang đối với khách hàng gởi tiền ngày càng nhiều thì lãi suất càng cao. Mặt khác Ngân hàng cần đưa ra những kỳ hạn, những mức lãi suất khác nhau làm cho khách hàng dể dàng trong việc quyết định vốn nhàn rỗi của mình. Quảng cáo tuyên truyền giới thiệu đến khách hàng các hình thức huy động vốn của Ngân hàng cấp trên như rút thăm trúng thưởng, xổ số trúng thưởng…Có như vậy thì uy tín, thương hiệu của Ngân hàng ngày cao tạo cho người dân có cảm giác an tâm khi gởi tiền vào Ngân hàng. Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ thân thiết thường xuyên với khách hàng trong cả hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn để khách hàng sẽ gởi tiền vào Ngân hàng khi công việc kinh doanh của họ có lợi nhuận. 5.2. Một số giải pháp đối với hoạt động cho vay Để nguồn vốn của Ngân hàng không bị đóng băng và được sử dụng đúng mục đích nhằm góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng thì Ngân hàng phải đề ra được những giải pháp thật sự phù hợp nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng cao trong việc huy động vốn và sử dụng vốn. Để làm được điều đó Ngân hàng cần phải: Luôn tìm hiểu, bám sát và vận dụng những chính sách, định hướng phát triển của địa phương để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị phần,… nhằm cũng cố việc cho vay đối với các hộ kinh doanh dịch vụ, các doanh nghiệp tư nhân. Kết hợp chặt chẻ với chính quyền địa phương các cấp, đầu tư tín dụng phải dựa vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Thực hiện cho vay phải đúng theo thời vụ, thời hạn trả nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh. Một vấn đề quan trọng hơn là trong và sau khi cho vay Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế từng địa bàn trong việc sử dụng vốn vay, mà đặc biệt là những món vay lớn và những khách hàng mới lần đầu tiên giao dịch với Ngân hàng nhằm xem xét, đánh giá mọi khả năng đầu tư vốn trong tương lai và có thể dự đoán khả năng trả nợ của khách hàng. Kiên quyết xử lý, thu hồi nợ quá hạn đối với những hộ sản xuất không trả nợ đúng hạn, hoặc có thể chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý Đơn giản quy trình cho vay để tiết kiệm được thời gian của cán bộ tín dụng cũng như của khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu đầu tư, linh hoạt trong cho vay và phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng mà pháp luật không cấm. Mở rộng khách hàng mới thuộc nhiều thành phần kinh tế, lựa chọn kỷ khách hàng cũng như cộng tác viên tín dụng để tránh được những tổn thất có thể xảy ra cho Ngân hàng. Kiến nghị với Ngân hàng cấp trên phân bổ thêm cán bộ tín dụng hoặc thu thêm cán bộ tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong thời gian tới. Cũng cố bộ máy tổ chức, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cán bộ, cải tiến lề lối làm việc, đổi mới phong cách giao dịch, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, để tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác. 5.3. Một số giải pháp đối với hoạt động thu nợ Công tác thu hồi nợ là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động của Ngân hàng nên vấn đề thu hồi nợ cần được đặc biệt quan tâm để đảm bảo nguồn vốn của Ngân hàng không bị ứ đọng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Để làm được việc đó Ngân hàng cần áp dụng một số biện pháp như: Cần duy trì tổ xử lý nợ tồn đọng, phối hợp với các ngành các cấp và chính quyền điạ phương kiên quyết xử lý thu hồi nợ tồn đọng, nợ cho vay để tạo ra môi trường đầu tư an toàn hơn, lành mạnh hơn. Cán bộ tín dụng nên thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Ngân hàng cần áp dụng nhiều biện pháp thu nợ khác nhau dối với những khoản nợ quá hạn hoặc khó đòi, Ngân hàng cần đánh giá và nhận xét khách hàng một cách chính xác trước trong và sau khi cho vay, chẳn hạn nếu Ngân hàng xét thấy các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi được, hoặc khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng tạm thời chưa đủ vốn và đang cần vốn thì Ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng vay thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng có đủ khả năng sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, nhưng số tiền khách hàng được vay phải không được vượt quá chu kỳ sản xuất của họ. Đối với cộng tác viên tín dụng thì Ngân hàng cần phối hợp và kiểm tra chặt chẻ hơn nữa, bên cạnh việc trích hoa hồng Ngân hàng cần có những hướng dẫn cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình để họ tích cực hơn trong việc giúp đở cán bộ tín dụng hoàn thành nhiệm vụ. 5.4 Một số giải pháp hạn chế rủi ro Để việc đầu tư tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao thì biện pháp trước hết mà Ngân hàng cần quan tâm đó là việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể xảy đến làm giảm đi lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy Ngân hàng cần đề ra một số giải pháp cụ thể như: Cần thực hiện đúng điều kiện, nguyên tắc đảm bảo tín dụng, khống chế mức đầu tư tín dụng đối với khách hàng theo qui định của Ngân hàng nhà nước. Cần thường xuyên phân loại khách hàng, phân loại nợ. Đây chính là giải pháp tích cực nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Bởi vì có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng trả nợ của họ. Vì vậy trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần chú ý vài điểm về khách hàng như: Về uy tín khách hàng: cán bộ tín dụng cần xem xét khách hàng có phải là khách hàng thân thuộc hay mới lần đầu quan hệ tín dụng, nếu là khách hàng thân thuộc thì họ có trả nợ đúng hạn hay không hoặc cán bộ tín dụng cần xem kỷ qua hồ sơ quá khứ của họ, còn nếu là khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu thì cán bộ tín dụng cần làm đúng thủ tục thẩm định rồi mới quyết định cho vay. Vì trong quan hệ tín dụng uy tín là sự trung thực khi thực hiện vay nợ và sẳn sàng trả các khoản vay. Năng lực vay nợ của khách hàng: Ngân hàng cũng nên xem xét và chắc chắn rằng khách hàng đang giao dịch có đủ thẩm quyền để yêu cầu một khoản vay và tư cách pháp lý, cũng như tư cách thể nhân để ký hợp đồng tín dụng nhằm tránh những rắc rối và tổn thất đáng kể cho Ngân hàng. Một vấn đề quan trọng nữa mà cán bộ tín dụng cần quan tâm khi cho vaylà vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào dự án dầu tư phải phù hợp với qui định của Ngân hàng. Vì qua mức vốn tự có của khách hàng thì Ngân hàng có khả năng đánh giá năng lực tài chính cũng như qui mô hoạt động của khách hàng. Nếu vốn tự có của khách hàng càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án của họ sinh lời đúng theo kế hoạch. Tuy nhiên những tài sản, giấy tờ có giá mà khách hàng đem cầm cố, thế chấp đảm bảo cho khoản vay của mình cần phải đảm bảo thuộc quyền sở hữu của khách hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực khi cần thiết. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng trước khi cho vay, thẩm định tài sản là khâu quan trọng nhất trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, do đó cán bộ tín dụng cần phải có kiến thức và sự hiểu biết nhất định về mọi lĩnh vực, và đồng thời phải đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Có như vây thì việc thẩm định, báo cáo thẩm định mới thực tế và có kết quả cao. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm đựơc điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân hàng mà đặc biệt NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNo & PTNT chi nhánh Ninh Kiều nói riêng là hết sức to lớn. Trong những năm qua NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều đã có nhiều đóng góp vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của người dân, các mặt nghiệp vụ như kế toán ngân quỹ không ngừng tăng và ngày càng hiệu quả, dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng ngày càng nâng cao, hoạt động của đảng bộ và các đoàn thể phát triển ngày càng mạnh và vững chắt góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngân hàng, đồng thời góp phần đưa nền kinh tế Quận nhà phát triển, chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi trong nông thôn. Bên cạnh đó còn có một khó khăn hết sức lớn nữa là cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng khác về huy động vốn, đầu tư cung ứng các dịch vụ và tiện ích của Ngân hàng, chi nhánh NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều đã và đang đứng vững đi lên, giữ vững vai trò tích cực trong nghiệp vụ hổ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, hộ gia đình làm kinh tế. Ngân hàng không những giữ vững được khách hàng thân thiết mà còn có thêm nhiều khách hàng mới, phát triển đối với đầu tư và khoa học giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả. Có được những kết quả khả quan như vậy là do sự chỉ đạo kiên quyết, kịp thời của các cấp các ngành ở cấp trên và sự đồng lòng vượt khó của ban lãnh đạo, và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng. Qua tiếp cận thực trạng đầu tư đội ngũ lãnh đạo và cán bộ tín dụng đã trưởng thành lên rất nhiều, đây vừa là cơ hôi, vừa là điều kiện từng bước góp phần để Ngân hàng đầu tư hội nhập và tăng tính cạnh tranh của mình trong khu vực và quốc tế. Và NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều đã xác định rõ được vị trí, trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của đất nước, phù hợp với chính sách phát triển của địa phương là: ngoài mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận thì Ngân hàng còn chú trọng đến mục tiêu chính sách xã hội, vốn tín dụng của Ngân hàng một phần giúp cải thiện đời sống người dân, mặt khác nó cũng góp phần ổn định an ninh chính trị ở địa phương, đồng thời góp phần đẩy nhanh việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 6.2. Kiến nghị Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, cũng như việc vận những kiến thức mà mình đã học được, em xin trình bày một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 6.2.1. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam Khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng đông trong khi cán bộ tín dụng của Ngân hàng thì ít, do đó cán bộ tín dụng phải đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc nên làm cho việc thẩm định khách hàng thường bị chậm trễ làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của người dân và đôi khi khách hàng phải đợi lâu do có rất nhiều khách hàng đến giao dịch cùng một lúc. Vì vậy, Ngân hàng cần thu nhận và điều chuyển thêm cán bộ tín dụng cho Ngân hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu mạng lưới ngày càng mở rộng như hiện nay. Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác đào tạo, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, tham gia đầy đủ các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thểđoàn kết và vững mạnh. Ngân hàng nên trang bị thêm máy móc thiết bị, nhất là máy ATM đặt tại một số điểm giao dịch quan trọng, cũng như các chợ có qui mô lớn trong để giúp cho việc rút tiền và thu hút thêm khách hàng ngày một tốt hơn. Ngân hàng nên có chính sách linh hoạt và hấp dẫn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Ngân hàng cần có những đợt khuyến khích mở thẻ miễn phí đối với các đối tượng khách hàng là học sinh các trường phổ thông trung học, đây là nhóm khách hàng tiềm năng đem lại nguồn thu cho Ngân hàng, đặc biệt là cho phép các cán bộ công nhân viên trong Quận được thấu chi theo hạn mức cho phép theo qui định của NH khi mở thẻ, từ đó sẽ giúp cho Ngân hàng tăng thêm nguồn vốn huy động tại chổ và giảm nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên, tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng 6.2.2. Đối với Chính Quyền Địa Phương Một trong những nhân tố quan trọng giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả đó là việc hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng trong hồ sơ cho vay vốn của khách hàng, cũng như công tác thu hồi và xử lý nợ giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Uỷ Ban Nhân Dân các Quận huyện cần xem xét và quản lý chặt chẽ hơn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp xin vay vốn của Ngân hàng. Khi xác nhận hồ sơ xin vay, Uỷ Ban Quận cần đòi hỏi có đủ hai người gồm: người uỷ quyền và người được uỷ quyền để tránh xảy ra tranh chấp về sau. Bởi vì hiện nay thường xảy ra hiện tượng giả mạo chữ kí của người uỷ quyền để đi vay, bảo lãnh và thế chấp. - Uỷ Ban Nhân Dân các Quận nên xem xét giới thiệu cho Ngân hàng những cộng tác viên tín dụng đáng tin cậy, có đạo đức và năng lực giúp cho việc thẩm định cũng như cho vay của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. 6.2.3. Đối với NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều Tuy ba năm qua NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều đã hoạt động rất tốt, góp phần phát triển kinh tế của Quận nhà, ngày càng có được niềm tin vững chắc đối với người dân. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình và phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn thì theo em cần có những bổ sung sau: Tiếp tục tăng nguồn vốn huy động của Ngân hàng để có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng bằng việc áp dụng các biện pháp đề ra, và tiếp tục phát huy các biện pháp huy động sẵn có của Ngân hàng đã thu hút được nhiều vốn của Ngân hàng qua mấy năm qua. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng càng cao có thể giảm đi vốn điều chuyển xuống. Do đó sẽ giảm được chi phí trả lãi vay của Ngân hàng, từ đó sẽ nâng cao được lợi nhuận cho Ngân hàng. Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với Ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả. Nhu cầu về vốn của các ngành tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ ngày càng tăng nhanh. ba năm qua NHNo & PTNT Ninh Kiều đã gia tăng doanh số cho vay của các ngành này tương đối cao, Ngân hàng nên tiếp tục tăng và mở rộng doanh số cho vay vì đây là những ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, và mấy năm qua các đối tượng khách hàng này đã giao dịch rất tốt với Ngân hàng. Đối với các món vay với số lượng lớn để tránh được rủi ro có thể xảy ra thì Ngân hàng càng đặc biệt quan tâm bằng cách thõa thuận với khách hàng mua bảo hiểm cho các món vay này nhằm giúp cho Ngân hàng có được nguồn thu thứ hai khi việc cho vay bị phá sản. Bước đầu khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng tham gia thanh toán tiền lương qua thẻ tín dụng, sau đó mở rộng sang các cơ quan hành chính, các đơn vị trường học, bệnh viện,… nhằm tạo cho Ngân hàng có thêm nguồn vốn huy động ngày càng tăng, giảm chi phí huy động và đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các phòng ban có liên quan trong việc giám sát, hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả đảm bảo cho Ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong công tác cho vay và thu hồi nợ. Phối hợp với Ngân hàng cấp trên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Cần mở rộng thêm qui mô cơ sở vật chất của Ngân hàng bằng việc sớm đưa vào hoạt động cơ sở mới của Ngân hàng trong giai đoạn hoàn thành nhằm nâng cao thêm uy tín cũng như tính cạnh tranh của Ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi Nhánh Ninh Kiều.doc
Luận văn liên quan