Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: 1 TỔNG QUAN PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5 1. Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại trong Thương mậi quốc tế (TMQT) 5 1.1Khái niệm 5 1.1.1 Buôn lâu và vận chuyển hàng hoá trái phép : 5 1.1.2 Gian lận thương mại : 7 1.1.3 Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan : 7 1.2. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại. 10 1.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại 11 1.3.1 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế quốc dân 11 1.3.2 Hậu quả của Buôn lậu gian lận thương mại đối với văn hoá xã hội 12 1.3.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thưong mại đối với an ninh chính trị: 13 2. Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại thường gặp trong lĩnh vực Hải quan: 13 2.1 Các hình thức buôn lậu : 13 2.2 Các hình thức gian lận thương mại 14 2.2.1.Khai báo không trung thực. 14 2.2.2. Xuất trình không đúng chủng loại hàng hoá. 17 2.2.3. Xuất trình giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá không đầy đủ, thiếu tính chân thực. 17 3. Cơ sở pháp lí để đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: 18 3.1. Các quy định quốc tế về chống buôn lậu và gian lận thương mại . 18 3.1.1.Quy định trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 18 3.1.2. Quy định trong công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá toàn bộ thủ tục Hải quan ( công ước KYOTO). 19 3.1.3. Quy định trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan ( Công ước NAIROBI) 20 3.2. Các quy định của Việt Nam đối với hoạt động chống Buôn lậu và Gian lận thương mại 20 4. Công cụ phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 21 4.1 Công tác kiểm tra và đăng kí tờ khai : 21 4.1.1.Các mẫu tờ khai được sử dụng : 22 4.1.2 Hồ sơ Hải quan : 23 4.2 Kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá. 24 4.2.1 Đối tượng kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá: 24 4.2.2 Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá XNK: 24 4.3 Xác định trị giá Hải quan. 26 4.4. Kiểm tra sau thông quan : 26 4.4.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan : 26 4.4.2. Vai trò của kiểm tra sau thông quan : 27 4.4.3 Quá trình kiểm tra sau thông quan : 28 5. Các lực lượng tham gia thực hiện phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên lãnh thổ Việt Nam : 28 5.1.Lực lượng hải quan: 28 5.2.Lực lượng của Bộ nội vụ: 29 5.3.Lực lượng Bộ Công an: 29 5.4.Lực lượng quân đội: 29 5.5. Lực lượng quản lý thị trường: 29 5.6. Lực lượng thuế: 30 6. Những nhân tố ảnh hưởng : 31 6.1 Nhân tố kinh tế. 31 6.2. Những nhân tố văn hoá - xã hội : 32 6.3 Những nhân tố từ hệ thống hành pháp và lập pháp : 33 6.4. Các nhân tố khác: 34 CHƯƠNG II. 35 THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 35 1.Giới thiệu về Cục Hải quan thành phố Hà Nội : 35 1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan Hà Nội : 35 1.2.Các hoạt động của cục Hải quan Hà nội trong giai đoạn 2001-2003: 37 1.2.1.Công tác giám sát quản lý. 37 1.2.2. Công tác kiểm tra thu thuế XNK 37 1.2.3.Công tác trị giá tính thuế. 37 1.2.4.Công tác điều tra chống buôn lậu. 38 1.2.5.Công tác kiểm tra sau thông quan. 38 1.2.6. Công tác công nghệ thông tin. 39 1.2.7.Công tác xây dựng lực lưọng. 39 1.2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra. 40 1.2.9 Công tác văn phòng. 40 1.3.Chống buôn lậu và gian lận thương mại - Một trong những nhiệm vụ then chốt của Cục Hải quan TP Hà nội: 41 2.Tình hình và thực trạng của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Hà Nội trong thời gian qua: 43 2.1 Tình hình chung. 43 2.2 Thực trạng của công tác đấu tranh CBL và gian lận thương mại trên địa bàn Hà nội. 45 2.2.1 Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu theo tuyến đường trên địa bàn Hà nội 45 2.2.2 Thực trạng đấu tranh chống các hình thức gian lận thương mại trên địa bàn Hà Nội : 49 3 Những kết quả đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà nội : 55 3.1 Phòng điều tra buôn lậu: 55 3.2. Phòng giám sát quản lý: 56 3. 3. Phòng kiểm tra thu thuế XNK 57 3.4. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo : 58 3.5. Đối với Hải quan các cửa khẩu. 59 4. Nhận xét về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lân thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Nội : 60 CHƯƠNG III. 65 ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 65 I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI 65 1.1. Một số định hướng cho công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội trong thời gian tới . 65 1.1.1. Xác định địa bàn trọng điểm 66 1.1.2. Xác định các tuyến vận chuyển cần chú ý . 66 1.1.3. Đối tượng trọng điểm cần tập trung đấu tranh 67 1.2. Các giải pháp tăng cường công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà Nội . 67 1.2.1. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế vi phạm luật hải quan 67 1.2.2. Các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới 76 2. Kiến nghị với Nhà nước một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại . 79 2.1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp . 79 2.2. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính 81 2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế với Hải quan cả nước 81 2.4. Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh sản xuất trong nước 81 2.5. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, làm hco nhân dân vùng biên trở thành lực lượng tham gia tích cực vào việc chống buôn lậu 82 2.6. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại . 82 2.7. Nâng cao giác ngộ pháp luật cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước 83 2.8. Phải xử lý nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại 84 2.9. Nghiêm trị những kẻ tiếp tay cho buôn lậu . 84 2.10. Các ngành, các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thị trường 85 Kết luận . 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89 PHỤ LỤC 91 thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ ***********

doc98 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn gốc cư trú ở Canada, úc, Mỹ và ở các nước Đông Nam á... - Người nước ngoài : Hồng Kông, Hoa Kiều, Đài Loan, Thái Lan, Myanma, Nigeria, Singapore, Pháp, Mỹ, Canada, úc... - Người Việt Nam có thân phận ngoại giao, an ninh, quốc phòng, nhân viên hàng không, nhân viên của các tổ chức quốc tế hoặc ở các Công ty đa quốc gia... và một số nhân viên làm công tác quản lý Nhà nước ở sân bay, cửa khẩu có điều kiện dễ bị đối tượng buôn lậu ngoại tệ và vận chuyển ma tuý, các đường dây buôn lậu khác mua chuộc, móc nối, lợi dụng. - Các Công ty TNHH, các Công ty thuộc Bộ quốc phòng và Bộ công an ; các Liên doanh đầu tư các cơ sở gia công, sản xuất hàng xuất khẩu trá hình, các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần, các kho nằm trong khu vực quốc phòng - an ninh; các kho của một số doanh nghiệp hay cho thuê để làm thủ tục 1 lần. 1.2 Các giải pháp tăng cường công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà Nội : 1.2.1. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế vi phạm luật Hải quan : 1.2.1.1. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương: Trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại Cục Hải quan Hà Nội cần phải tuyên truyền phổ biến cho doanh nghiệp và nhân dân tác hại to lớn của uôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là hàng giả, hàng kém chất lượng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, năng suất mùa màng, vật nuôi... Các chỉ thị, biện pháp chống buôn lậu của Chính phủ, của ngành Hải quan. giao nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên ở các bộ phận nghiệp vụ trong ngành và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật trong hoạt động XNK, các qui định, qui trình nghiệp vụ của ngành Hải quan đã ban hành. Cùng nhau thống nhất hành động : không buôn bán hàng cấm, không buôn lậu, không kinh doanh, tiêu thụ hàng lậu, phát hiện và tố giác cho Hải quan những tổ chức và cá nhân có hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Tạo thành phong trào rộng khắp chống buôn bán hàng cấm, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại tại các cửa khẩu và các điểm thông qua do Hải quan Hà Nội quản lý. Thông báo công khai các qui định, chính sách về XNK tại các cửa khẩu để mọi người thực hiện. Không ngừng đổi mới phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng, xác định đúng nội dung và biện pháp tổ chức phù hợp với thực tiễn ở từng địa bàn cơ sở, kết hợp tuyên truyền với phố biến giáo dục pháp luật trong các cơ quan doanh nghiệp và cộng động dân cư. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bằng nhiều hình thức trên các phương tiện phát thanh truyền hình, báo chí, tổ chức các cuộc triễn lãm hàng thật, hàng giả xen kẽ với các cuộc triễn lãm khác, thành lập các tổ chức, cơ quan tư vấn, hướng dẫn thông tin cho người tiêu dùng hiểu biết về các chủ trương đường lối và vận động họ sử dụng hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nền kinh tế văn hóa của đất nước, xây dựng các phong trào như người tiêu dùng tiết kiệm, tiêu dùng hàng nội..., Đối với các vùng trọng điểm, phức tạp về buôn lậu tại cáccửa khẩu công tác này càng phải đặc biệt chú trọng giáo dục nâng cao ý thức cho bà con nhân dân về pháp luật, không tiếp tay cho buôn lậu, vận động thực hiện các cam kết không tham gia vận chuyển hàng lậu. 1.2.1.2. Cải tiến tổ chức: Để đối phó với "lực lượng khổng lồ" của buôn lậu và gian lận thương mại cần phải có lực lượng lớn mạnh chống lại. Xây dựng lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại tinh nhuệ, trong sạch, vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp, đòi hỏi Cục phải có sự hiểu biết toàn diện và tổ chức lực lượng tại các địa bàn, các bộ phận nghiệp vụ phải thật hợp lý, khoa học, hiệu quả. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát và thu thuế Hải quan, hoạt động Hải Quan phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, đồng thời vừa phải góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội, từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Hải Quan. Từng bước tiêu chuẩn hoá các chức danh nghề nghiệp, nghiệp vụ. Số công chức chưa được đào tạo hoặc đã được đào tạo nhưng trái ngành phải được đào tạo hoặc đào tạo lại theo yêu cầu của công tác cụ thể. Cải tiến tổ chức nhân sự của Phòng Điều tra chống buôn lậu ở cơ quan Cục Hải quan TP Hà Nội phải theo hướng tinh giảm, chuyên sâu, có nghiệp vụ giỏi, có tính năng động, sáng tạo trong công việc. Triển khai kịp thời về yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng chống buôn lậu tại các đơn vị Hải quan thuộc Cục. Nhất là ở các điểm thông quan mới và ở các tỉnh lân cận được Tổng Cục Hải quan giao cho Hải quan Hà Nội quản lý như Hải quan Hà đông, Việt Trì, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Điều chỉnh nhiệm vụ của Phòng giám sát quản lý và các điểm thông quan cho phù hợp với các cải cách thủ tục Hải quan hiện nay, vừa đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa XNK, vừa tăng cường quản lý chặt chẽ, phát hiện đấu tranh có hiệu quả buôn lậu, gian lận thương mại. Đặc biệt tập trung củng cố thêm Phòng Đấu tranh chống buôn lậu , phân công sắp xếp lực lượng cho các đội kiểm soát có đủ sức tập trung triệt phá các tổ chức đường dây, ổ nhóm, các đầu nậu buôn bán hàng cấm, buôn lậu và gian lận thương mại. Tập trung chủ yếu chống buôn lậu qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, cũng như hàng hóa tại Nội bài toả về các điểm thông quan Gia Lâm, Giảng Võ, Bưu điện và ngược lại. Đồng thời triển khai các tổ công tác của Phòng điều tra chống buôn lậu tại các đơn vị cửa khẩu hoặc điểm thông quan thuộc Hải quan Hà Nội để hướng dẫn nghiệp vụ thu thập tin tức, điều tra và phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại. Buôn lậu và gian lận thương mại thường đi kèm với tham nhũng do vậy phải kết hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại với chống tham nhũng. Bọn gian thương và tham nhũng hiện nay đang cấu kết với nhau tạo thành những đường dây buôn lậu lớn, làm ăn phi pháp, hoạt động tinh vi. Do vậy để chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả thì phải đẩy mạnh công tác điều tra giám sát hoạt động của các cơ quan có tổ chức. Thường xuyên chú trọng việc rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên để đảm bảo đủ số lượng, mạnh về chất lượng và trong sáng về đạo đức. Chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, quy trình về kiểm tra, kiểm soát. Chú trọng việc kiểm tra chéo, đảo địa bàn... Kiên quyết xử lý, loại trừ các phần tử tha hóa biến chất, các biểu hiện tiêu cực ra khỏi lực lượng để làm trong sạch lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại tạo lòng tin tưởng cho nhân dân, an toàn cho xã hội. Cần nắm bắt và báo cáo kịp thời chính xác các khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ. Kịp thời đề xuất, kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên trong công việc sửa đổi, bổ sung, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp phục vụ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đạt kết quả cao. 1.2.1.3 Phát huy hết năng suất của các phương tiện nghiệp vụ : Đầu tư trang thiết bị phương tiện hiện đại phù hợp cho đội ngũ làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đây là một phần quan trọng hỗ trợ cho lực lượng phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại có thể phát huy hết khả năng của mình trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nhưng việc này đòi hỏi phải có kinh phí lớn và cho toàn ngành nên cần xem xét ưu tiên cho những khu vực trọng điểm trước. Hiện tại là trang bị các phương tiện thông tin liên lạc và phương tiện vận chuyển có tốc độ cao phù hợp với nhu cầu công tác trước mắt. Phát huy hết năng suất của các phương tiện nghiệp vụ máy soi hàng, máy phát hiện ma tuý, hệ thống camera để quan sát phát hiện hàng lậu, các kiện hàng chữa hàng cấm qua cửa khẩu Nội Bài để phục vụ cho việc kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Triển khai các mạng máy vi tính để tăng cường công tác quản lý nghiệp vụ. Tăng cường các trang bị kỹ thuật đặc biệt cho lực lượng điều tra chống buôn lậu như phương tiện thông tin liên lạc, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ... Xây dựng chương trình phần mềm máy vi tính kết hợp được quy trình thủ tục hải quan hiện đại với đặc thù của Việt nam. Chương trình phần mềm này có khả năng kế thừa, tương thích và phát triển từ các hệ thống tin học nghiệp vụ đã triển khai trong Ngành, có khả năng vận hành trên mạng diện rộng, với các chức năng phù hợp với các loại hình thủ tục cảng biển, hàng không, đường bộ.... đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đa dạng của công tác quản lý hải quan, được thiết kế đủ các chức năng cho các cơ quan có liên quan như doanh nghiêp XNK, khai thuê hải quan, ngân hàng, cảng vụ, hãng vận chuyển thực hiện giao dịch trên mạng về thủ tục hải quan. Tham gia tích cực vào chương trình hiện đậi hoá Hải quan , Duy trì các hệ thống thông tin đã triển khai về : Quản lý tờ khai, Vi phạm, Giá, Kế toán thuế. Triển khai tiếp các hệ thống thông tin về Quản lý gia công hàng nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Quản lý hành chính, trang Web tờ khai điện tử, đầu tư xây dựng mạng Wan. Tổ chức phương án bẩo đảm an toàn cho mạng máy tính và dữ liệu nghiệp vụ. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội tàu cao tốc kiểm soát chống buôn lậu; tăng thêm trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, công cụ hỗ trợ chống buôn lậu. Mở rộng phương án huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ tại các địa bàn có nguy cơ cao về vận chuyển trái phép ma tuý như: Sân bay quốc tế Nội Bài và các điểm thông quan Gia lâm, Giảng Võ, Bưu điện . Tổ chức, bố trí lực lượng, phương tiện nghiệp vụ cần thiết để chủ động phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các đờng dây, ổ nhóm buôn lậu. Hình thành Trung tâm thu thập và xử lý thông tin hải quan. 1.2.1.4 Phối hợp tốt với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài ngành  Điều phối nhịp nhàng hoạt động giữa các đơn vị trong Cục và các lực lương chuyên trách để làm tốt công tác kiểm soát Hải quan tại địa bàn quản lý. Thực hiện tốt các nhiệm vụ: Ngăn ngừa, phát hiên, bắt giữ, điều tra và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua cửa khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, không để xảy ra những vụ, việc không kiểm soát được dẫn tới việc các cơ quan khác vào điều tra . Việc phối hợp cùng các cơ quan hữu quan trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại là cần thiết đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chuyên ngành. Các lực lượng, cơ quan chức năng phải nhanh chóng tổ chức sự phối hợp kết hợp với các ngành trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Phải tổ chức tốt việc trao đổi thông tin một cách kịp thời, chính xác về thủ đoạn, hành vi vi phạm và kinh nghiệm đấu tranh theo vùng, cụm. Tổ chức ra quân đồng loạt theo sự chỉ đạo của Trung ương, của UBND các cấp, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, các huyện liền kề nhau để bọn buôn lậu không thể lẩn chốn được ở các vùng giáp ranh. Thực hiện tốt theo tinh thần của chỉ thị 853 /1997/ CT - TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, yêu cầu về sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: Tổng cục Hải quan với Bộ nội vụ, Bộ thương mại, Bộ tài chính, giữa Trung ương và địa phương, UBND với các cấp uỷ Đảng, hội đồng ND... Trong hoạt động hiện nay, các lực lượng chức năng gặp không ít các trường hợp chồng chéo, phiền hà, gây trở ngại cho hoạt động XNK, lưu thông hàng hóa, mặt khác vẫn có tình trạng dựa dẫm, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến việc buông lỏng quản lý, bỏ lọt các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Chính vì vậy việc phân định rõ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan, lực lượng chức năng cũng là một yêu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Cụ thể như: Hàng hóa qua cửa khẩu trách nhiệm chính là của Hải quan. Hàng kinh doanh trên thị trường nội địa trách nhiệm chính là lực lượng quản lý thị trường. Biên phòng làm nhiệm vụ an ninh cửa khẩu, bảo vệ đường biên, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại ở vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, biên giới. Cơ quan thuế trách nhiệm chống thất thu thuế, giảm sát hàng hóa trốn lậu thuế, kiểm tra các hóa đơn chứng từ theo quy định của ngành. Bộ công an thực hiện triển khai các nghiệp vụ nhằm phát hiện, làm rõ và sớm đưa ra xét xử các vụ án buôn lậu và gian lận thương mại Bộ thương mại có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ hoạt động XNK, đề xuất các điều chỉnh về chính sách liên quan đề trình lên chính phủ. Bộ tài chính ban hành các chế độ về sử dụng tiền thu từ xử lý buôn lậu và gian lận thương mại. Chính quyền điạ phương có trách nhiệm quản lý hành chính kinh tế trên địa bàn, tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, trực tiếp thụ lý các vụ việc vi phạm... Các Bộ ngành liên quan: Bộ công an, Quốc phòng, Khoa học công nghệ và môi trường, Thương mại, Tài chính, Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...có trách nhiệm thực hiện tốt chỉ thị số 19/2000/ CT - TTg ngày 28/9/2000 của Thủ tướng chính phủ trong việc tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các cửa khẩu. 1.2.1.5.Dán tem chống hàng lậu, hàng giả Đây là một hình thức quản lý hàng hóa trong và ngoài nước có hiệu quả dễ kiểm soát và dễ phát hiện vi phạm. Qua đợt dán tem 17 mặt hàng người ta đã thấy được ưu điểm của nó là hạn chế được hàng nhập lậu xuất hiện trên thị trường thúc đẩy sản xuất trong nước và có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên biện pháp này còn bộc lộ nhiều hạn chế. Những biện pháp nghiệp vụ mà các cơ quan chức năng đang áp dụng để phát hiện, ngăn chặn và quay vòng tem chưa thực sự hiệu quả, hiệu lực của những con tem Thương mại đang bị suy giảm, xuất hiện sự thiếu hụt giả tạo ở mỗi đợt dán tem, xuất hiện tem giả, sử dụng lại mớ hàng hoặc chào hàng bằng hàng có dán tem thật nhưng bán cho khách hàng không có tem hoặc bán giá thấp hơn. Việc dán tem chủ yếu dựa vào lời khai của chủ hàng nên không đảm bảo tính trung thực, từ đó đòi hỏi việc dán tem phải được thực hiện triệt để, tăng cường kiểm tra, giám sát, hạn chế vi phạm, phát huy hiệu lực của việc dán tem. 1.2.1.6.Xử lý nghiêm minh Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm buôn lậu và gian lận thương mại, chuyển cho các cơ quan chức năng những vụ trọng án điều tra xét xử một số vụ buôn lậu điển hình để răn đe giáo dục chung, đình chỉ hoạt động, rút giấy phép kinh doanh, tịch thu hàng hoá và xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Bình ổn an ninh trật tự thị trường. 1.2.1.7. Đề ra chế độ khen thưởng thích hợp Lãnh đạo cục đề ra việc khen thưởng nhằm mục đích khuyến khích lợi ích vật chất cho các cán bộ tham gia có thành tích trong hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại để họ tích cực hơn nữa và nâng cao hiệu quả trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Khen thưởng, động viên cả bằng tinh thần và vật chất cho những thành tích đạt được của từng đơn vị, từng cá nhân. Để cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của ta giành thắng lợi thì việc giải quyết vấn đề tiền lương cho những công chức làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại rất cần thiết. Vì hiện nay chính sách tiền lương của ta còn có những bất hợp lý, đang là vật cản cho sự phát triển kinh tế, làm tăng sự phân hóa, bất bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư. Do tiền lương không đủ để tái sản xuất sức lao động trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp cũng như lực lượng vũ trang nên xuất hiện tình trạng công chức phải làm thêm và nhận được các nguồn thu nhập khác ngoài lương. Có nguồn thu nhập do công chức làm thêm nhờ vào trình độ tay nghề của họ, có nguồn từ cơ quan đơn vị tổ chức hoạt động có được để phân phối cho công chức. Một vấn đề là tiền lương cho công chức nói chung và cho các lực lượng làm công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại nói riêng hiện nay là còn thấp. Vì vậy để tồn tại, bản thân công chức và các đơn vị hành chính sự nghiệp phải có những hoạt động làm thêm. Tình hình làm thêm của công chức và các đơn vị có mặt tốt là đảm bảo cho họ có thêm thu nhập, song mặt trái của nó là ảnh hưởng đến chất lượng công việc cơ quan của người công chức. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng muốn tổ chức triển khai chống buôn lậu và gian lận thương mại một cách triệt để cần có "con người triệt để" để thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh và luật pháp của Nhà nước ta trong công tác này. Để có con người đó không chỉ dừng lại ở việc giáo dục chính trị tư tưởng mặc dù điều này là cần thiết, mà còn phải giải quyết được đời sống vật chất cho họ. Điều này đòi hỏi phải cải cách văn bản chế độ tiền lương đủ đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho công chức và gia đình họ. Khi tiền lương của công chức đủ nuôi sống bản thân và gia đình, chỉ có Nhà nước là người chủ duy nhất của công chức thì họ sẽ hết lòng làm việc cho Nhà nước. Mọi chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã ban hành để đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại mới được tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc. 1.2.1.8. Thành lập và tổ chức các trạm kiểm soát liên ngành Lập ra các trạm kiểm tra liên nghành di động trên các tuyến quốc lộ chính hoạt động này cần được tổ chức thường xuyên. Đây là biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên các tuyến đường vận chuyển hàng lậu vào sâu trong nội địa nhằm hạn chế tối đa lượng hàng lậu đã lọt qua các cửa khẩu biên giới có thể vào nội địa. 1.2.1.9 Tăng cường công tác tự kiểm tra: Kiểm tra chéo giữa các khẩu nghiệp vụ của đơn vị , phát huy vai trò của Đội đặc nhiệm chống tiêu cực nhằm phát hiện những sai sót trong qui trình nghiệp vụ, để sót lọt hoặc tiếp tay cho bọn buôn lậu của Cán bộ công nhân viên trong Cục. Cục cũng yêu cầu các đơn vị Hải quan trực thuộc làm đúng qui định của Tổng cục Hải quan, không cho mở tờ khai trái tuyến, trái địa bàn, không đúng luồng đường và loại hình XNK do mình phụ trách, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn trước vi phạm xảy ra đồng thời phát hiện xử lý nghiêm minh các Cán bộ nhân viên vi phạm. 1.2.1.10 Tăng cường công tác tuần tra: Kiểm sát trong thời gian và có trọng điểm của lực lượng chuyên trách chống buôn lậu tại các tuyến đường vận chuyển hàng từ các tỉnh về Hà Nội, các kho bãi tập kết hàng XNK, các địa điểm trong khu vực kiểm soát Hải quan nhằm ngăn chặn và phát hiện các hành vi buôn lậu kịp thời hiệu quả. 1.2.2 Các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới : 1.2.2.1. Biện pháp công khai - Hải quan các cửa khẩu và các điểm thông quan phải nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh, đều phải có ý thức phát hiện các hành vi vận chuyển, buôn lậu ma tuý, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Cục để quyết định. - Nếu xác định hành vi vi phạm phải lập biên bản vi phạm hành chính về Hải quan ngay. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp phải báo cáo ngay về Lãnh đạo Cục, đồng thời phải lấy lời khai của đương sự và những người có liên quan ngay, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật quy định. - Những trường hợp vi phạm cần có điều tra xác minh, thu thập hồ sơ tài liệu khác (ngoài hồ sơ thủ tục Hải quan hiện hành) mới kết luận được thì các Trưởng phòng, Trưởng Hải quan cửa khẩu cần báo cáo Lãnh đạo Cục và trao đổi với Trưởng phòng Điều tra - Chống buôn lậu để phối hợp kiểm tra, bắt giữ, lập biên bản và chuyển hồ sơ cùng tang vật vi phạm về Phòng Điều tra chống buôn lậu để thực hiện việc điều tra theo thẩm quyền. - Cung cấp thông tin về hoạt động của đối tượng buôn bán hàng cấm. Buôn lậu và gian lận thương mại cho Phòng điều tra chống buôn lậu tiến hành điều tra xác minh, phối hợp bắt giữ kịp thời theo qui định của pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp cùng cán bộ các tổ công tác thuộc Phòng điều tra chống buôn lậu được phân công tại địa bàn để thu thập tin tức, điều tra cơ bản phục vụ công tác chống buôn bán hàng cấm, chống buôn lậu và gian lận thương mại. - Phòng Giám sát quản lý, Hải quan cửa khẩu và các điểm thông quan hàng ngày phải chuyển các thông tin về hàng hóa, hành lý, bưu phẩm bưu kiện XNK và danh sách hành khách XNC, lịch trình các chuyến bay bằng FAX về Phòng điều tra chống buôn lậu để tổng hợp xử lý tin. - Khi cần thiết về yêu cầu nghiệp vụ điều tra hoặc chuyên án đấu tranh lực lượng điều tra chống buôn lậu được sử dụng cán bộ nhân viên trực tiếp tại cửa khẩu và các điểm thông quan (kể cả phương tiện kỹ thuật kiểm tra) để điều tra phát hiện chống buôn lậu. 1.2.2.2. Biện pháp bí mật - Từ việc tổng hợp tình hình chung, đặc biệt là quá trình theo dõi của trinh sát, Phòng điều tra chống buôn lậu tiến hành phân tích xử lý xác định đối tượng trọng điểm cần tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra cần thiết như : thu thập thêm thông tin, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, sử dụng cơ sở bí mật và báo cáo đề xuất Lãnh đạo Cục về các biện pháp để kiểm tra, lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật. - Trong toàn bộ các khâu hoạt động nghiệp vụ từ theo dõi đối tượng, thu thập thông tin, xây dựng mạng lới cơ sở, nắm chắc phương thức thủ đoạn của các đối tượng trọng điểm phải được tiến hành theo nguyên tắc bí mật, khi đã phát hiện có hoạt động tàng trữ, buôn bán vận chuyển ma tuý, buôn bán hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại thì tiến hành xác lập những chuyên án và tổ chức đấu tranh phá án kịp thời. - Phòng điều tra chống buôn lậu bố trí lực lượng để phối hợp và tiếp nhận các vụ việc do các phòng nghiệp vụ và các đơn vị Hải quan chuyển đến để thực hiện công tác điều tra xác minh, kết luận và đề xuất giải quyết. - Nghiên cứu chuyển một số khâu công tác không liên quan đến việc làm thủ tục Hải quan nhưng lại có nhiều điều kiện phát hiện ra hàng lậu và đối tượng buôn lậu như: giám sát sân đỗ, giám sát kho, giám sát bằng camera và máy kiểm tra Hải quan thuộc Hải quan cửa khẩu sân bay Nội Bài về Phòng điều tra chống buôn lậu hoặc có cán bộ điều tra chống buôn lậu cùng tiến hành giám sát. Nếu thấy cần thiết thì đề nghị thành lập trở lại Đội kiểm soát chống buôn lậu tại Hải quan cửa khẩu sân bay Nội bài thuộc Phòng điều tra chống buôn lậu để chuyên trách làm các nhiệm vụ về chống buôn lậu tại cửa khẩu quốc tế quan trọng vào loại bậc nhất này. Hiện nay để tồn tại tình trạng quá sơ hở kéo dài việc thỉnh thoảng bắt được một vụ xuất nhập lậu qua đây, thực chất là chưa phản ánh hết sự đánh giá khách quan về các mặt hoạt động buôn lậu qua cửa khẩu này. - Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu để thu thập thông tin, nắm tình hình, quản lý, theo dõi đối tượng và phục vụ cho công tác đấu tranh phá án. Phối kết hợp với Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan để nắm tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu trên toàn quốc và các nước trong khu vực, đồng thời hỗ trợ, tác động trong quá trình theo dõi quản lý đối tượng và điều tra khám phá. 2. Kiến nghị với nhà nước một số giải pháp nhằm tăng cương công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 2.1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp. 1.Để chống buôn lậu và gian lận thương mại cần phải có những điều luật cụ thể chính sách nghiêm minh cho từng hành vi gian lận, bịt kín các kẽ hở của cơ chế chính sách, thu hẹp môi trường, tước bỏ các điều kiện mà gian lận có thể khai thác lợi dụng để làm ăn bất chính. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu và không đầy đủ rõ ràng nên trong thực hiện thiếu cơ sở pháp lý dễ dàng dẫn đến tuỳ tiện không thống nhất. Nhiều chế định, quy định được ban hành đã lâu nay không còn phù hợp, vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng chưa cụ thể hoá được những quy định của luật một cách thống nhất. Nên trong các văn bản còn mâu thuẫn, gây khó khăn cho những người thừa hành. Luật pháp không đồng bộ hoàn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, chủ quan trong kiểm tra, giám sát và xử lý. Vì vậy, Nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng ban hành pháp luật mới và cả điều chỉnh sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật cũ không phù hợp. Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thuế, quản lý xuất nhập khẩu, ban hành các nghị định và các thông tư, văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Hải quan. Nên tập trung nghiên cứu, xây dựng một chính sách thuế căn cứ vào loại mặt hàng chứ không phải căn cứ vào mục đích sử dụng, mức thuế suất không quá cao, khuyến khích được nhà sản xuất kinh doanh tự giác nộp thuế cho Nhà nước. 2. Khi ban hành chính sách mới, Nhà nước và các cơ quan chức năng phải có những văn bản hướng dẫn rõ ràng cụ thể để việc thực hiện mang lại kết quả tốt. 3. Trong những biện pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nhà nước cần làm rõ trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, quy định rõ trách nhiệm về vật chất của các tổ chức giám định, hạn chế tối đa sự trùng lặp trong xử lý vụ việc, nâng cao tinh thần của các Bộ, Ngành làm công tác chống buôn lậu. Quy định rõ ràng trách nhiệm chính sách để dễ dàng thi hành nhiệm vụ nhưng đồng thời trong công tác phòng chống cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mang lại kết quả cao nhất. ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần trực tiếp chỉ đạo các ngành có liên quan trong địa phương mình phối hợp trong công tác phòng, chống. Theo tinh thần của Chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hiện nay Tổng Cục Hải Quan chủ chì với sự tham gia của Bộ Nội Vụ, Bộ thương mại, Bộ tài chính tiến hành tổng kiểm tra đồng loạt hàng hoá đang làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại các cảng biển, cửa khẩu, phát hiện hàng nhập lậu, hàng gian lận thương mại để trốn thuế. Bộ thương mại chủ trì có sự tham gia của Bộ Nội Vụ, Bộ tài chính tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân có cửa hàng buôn bán hàng hoá vật tư nhập khẩu nhằm làm lành mạnh thị trường nội địa, đồng thời chính sách biện pháp buộc các doanh nghiệp chỉ kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh. Các Bộ, Ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành tổng kiểm tra các doanh nghiệp xuất khâủ trực thuộc về hoạt động kinh doanh, chế độ thu chi tài chính, hạch toán kế toán. 2.2. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính: Đây là một yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Chống buôn lậu và gian lận thương mại phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách nền hành chính Nhà nước. Đối với Hải Quan cần nghiên cứu để xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm mục tiêu bảo đảm sự quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu được chặt chẽ, chống được buôn lậu, gian lận thương mại có hiệu quả, thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn tạo được thuận lợi cho thương mại chân chính hoạt động phát triển, khuyến khích được xuất nhập khẩu, bảo hộ được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và tiêu dùng, hội nhập với thương mại khu vực thế giới. Trên cơ sở cải cách hành chính sâu rộng, giảm các thủ tục rườm rà, gây phiền hà, ách tắc cho hoạt động xuất nhập cảnh. Tiếp tục đổi mới các quy trình nghiệp vụ, rà soát các văn bản, các quy định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà và thống nhất dễ hiểu, dễ thực hiện. Kiên quyết loại bỏ các quy định không rõ ràng không có tính khả thi, gây ách tắc, phiền hà, tiêu cực, để gian lận thương mại và các phần tử tiêu cực, cơ hội có thể luồn lách lợi dụng. 2.3 Tăng cường hợp tác quốc tế với Hải quan các nước: Trao đổi thông tin với Hải quan các nước trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại. Tranh thủ sự hợp tác giúp đỡ của các nước phát triển trong việc đào tạo cho cán bộ Hải Quan Việt Nam về các kỹ thuật và phương pháp đấu tranh chống gian lận thương mại tiến tiến. 2.4 Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh sản xuất trong nước: Phải tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường, đó cũng là giải pháp góp phần ngăn chặn hàng lậu. Muốn vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phù hợp với cơ chế kinh tế mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo thông thoáng cho hoạt động kinh doanh, lành mạnh thị trường nội địa. 2.5.Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, làm cho nhân dân vùng biên trở thành lực lượng tham gia tích cực vào việc chống buôn lậu: Tình trạng hiện nay là bọn buôn lậu đang sử dụng một bộ phận khá đông nhân dân địa phương vùng biên vào việc vận chuyển hàng lậu qua biên giới. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân. Cán bộ, các ngành ở trung ương có trách nhiệm cùng với các địa phương, nhất là địa phương vùng biên giới thực hiện tốt chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân bằng các chương trình xóa đói giảm nghèo, các dự án kinh tế, văn hoá xã hội... đảm bảo cho nhân dân có đời sống ổn định không để bọn buôn lậu lợi dụng lôi kéo họ vào con đường làm thuê "cửu vạn" cho chúng. 2.6. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại: Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được tác hại to lớn của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế -xã hội. Tuyên truyền giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình. Đây cũng là một biện pháp góp phần mang lại hiệu quả trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nâng cao giác ngộ và đấu tranh chống lại buôn lậu và gian lận thương mại cho cán bộ và nhân dân là một việc làm cần thiết và cấp bách vì nó có vai trò trực tiếp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, về hoạt động hải quan qua việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu tranh chống gian lận thương mại. Trong những năm gần đây Nhà nước ta đã từng bước đổi mới hệ thống pháp luật với tư duy pháp lý mới. Cơ sở pháp lý mới của quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu đã bắt đầu hình thành. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao giác ngộ pháp luật nhằm hình thành một cơ chế kiểm tra việc tuân theo những cơ sở pháp lý mới này. Căn cứ vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đăc điểm công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta thời gian qua và trạng thái ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân lao động nước ta. Công tác giác ngộ về luật thương mại, pháp luật hải quan, về các quy định liên quan đến chống buôn lậu và gian lận thương mại trong điều kiện hiện nay, cần tiến hành khắc phục tình trạng kém hiểu biết pháp luật liên quan đến hoạt động buôn bán xuất nhập khẩu, hải quan. Giáo dục tình cảm tôn trọng pháp luật, từng bước mở rộng tri thức pháp luật nâng cho cán bộ và nhân dân. Để trang bị tri thức pháp luật nâng cao giác ngộ cho cán bộ và nhân dân cần phải sử dụng tổng hợp nhiều hình thức và phương pháp khác nhau nhằm lôi cuốn nhân dân tham gia tích cực vào xây dựng, bảo vệ và áp dụng luật pháp. Thông qua việc tham gia tích cực, trực tiếp của cán bộ và nhân dân như thảo luận, góp ý của quần chúng nhân dân sẽ giúp nâng cao tính tích cực công dân trong công việc Nhà nước mà cụ thể ở đây là việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. 2.7.Nâng cao giác ngộ pháp luật cho cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước: Đây là một nhu cầu cấp bách vì trong giải quyết các vụ việc cụ thể, phần lớn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người được giao quyền thay mặt cơ quan quản lý giải quyết. Hơn nữa phải giác ngộ lòng tin pháp luật cán bộ trong quá trình áp dụng pháp luật đó là tình cảm công bằng trách nhiệm, tình cảm pháp chế, không khoan nhượng với những vi phạm pháp luật và tội phạm, hình thành thói quen xử sự tích cực theo các quy định của pháp luật, không bị ngoại cảnh chi phối. Ngoài ra giáo dục cho cán bộ của các cơ quan quản lý tìm ra nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật của các nhà xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh với từng trường hợp cụ thể nhằm bịt kín những kẽ hở pháp luậ. Trong quá trình ấy phải làm cho mọi người thấy được hậu quả nghiêm trọng của buôn lậu và gian lận thương mại đối với kinh tế, xã hội và đạo đức văn hoá, đối với đất nước cũng như đối với quyền lợi chính đáng của mọi người dân lao động. 2.8 Phải xử lý nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại: Đây là biện pháp nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh, đảm bảo quyền mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khi phát hiện cá hành vi buôn lậu và gian lận thương mại thì nhất định phải áp dụng những hình phạt thích đáng. Vì bản thân các hình phạt đúng cũng có tác dụng phòng ngừa hành vi vi phạm của những người khác. Trong thời gian qua, chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến việc đấu tranh kiên quyết và kịp thời với những hành vi gian lận thương mại và buôn lậu. Một số cá nhân, một số đơn vị có hành vi buôn lậu, gian lận thương mại được phát hiện nhưng không được xử lý kịp thời hoặc thậm chí có xử lý nhưng chỉ qua loa, không đúng mức. Một hiện tượng hết sức nguy hiểm cho công việc củng cố, tăng cường pháp chế lĩnh vực thương mại. Từ những vi phạm nhỏ mà không xử lý nghiêm minh sẽ tiếp lối cho những vi phạm lớn. Buôn lậu 1 bao thuốc cũng là vi phạm pháp luật, là hành vi trái pháp luật, coi thường pháp luật vậy nó cũng phải được xử lý nghiêm minh để răn đe, ngăn ngừa không để hành vi đó tái diễn đồng thời cho mọi người thấy được mà tôn trọng pháp luật. 2.9.Nghiêm trị những kẻ tiếp tay cho buôn lậu: Người trực tiếp vi phạm pháp luật đã là nguy hiểm nhưng người gián tiếp tiếp tay cho việc vi phạm pháp luật đó còn nguy hiểm hơn. Xử lý thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại nhưng đồng thời cũng cần nghiêm minh đối với những kẻ tiếp tay cho buôn lậu và gian lận thương mại. Thực tế ở nước ta thời gian qua trong lực lượng chống buôn lậu còn tồn tại tiêu cực đó là một số cán bộ trong ngành bị bọn buôn lậu và gian lận thương mại mua chuộc lam thoái hoá biến chất tiếp tay cho chúng. Điều này rất nguy hiểm vì trong khi các ngành, các cấp gia sức chống tệ nạn này thì một số người trong đó lại tiếp tay cho nó. Những việc này chứng minh rằng họ rất coi thường pháp luật, coi thường đạo đức. Điển hình trong thời gian qua là 2 vụ án lớn Epco Minh Phụng, Tân Trường Sanh gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế -xã hội mà trong đó có liên quan đế cán bộ hải quan- những người làm việc trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, gây bất bình lớn trong nhân dân, làm tổn thương đến lòng tin của nhân dân vào những người bảo vệ pháp luật. Vì vậy, cần phải xử lý thích đáng những kẻ này đồng thời giáo dục đạo đức trong lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại. 2.10. Các ngành, các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thị trường: Có thường xuyên và tích cực kiểm tra thì mới phát hiện và ngăn chặn tinh trạng buôn lậu và gian lận thương mại. Buôn lậu và gian lận thương mại lắm phép "thần thông". Hàng lậu trên thị trường Việt Nam hiện nay từ nhiều nguồn khác nhau tuồn vào với đủ chủng loại, mẫu mã. Mỗi loại hàng hoá có tới hàng trăm kiểu dáng, mẫu mã. Thực tế một số mặt hàng dán tem đã hạn chế được hàng lậu rất nhiều nhưng chúng ta khó có thể dán tem ở hàng trăm các mặt hàng khác được. Hàng lậu lan tràn dẫn đến "cung" vượt quá "cầu", lúc thì tràn vào ồ ạt làm cho giá cả giảm xuống, lúc chững lại làm cho giá cả tăng lên làm cho thị trường mất ổn định. Để khắc phục điều này thì các ngành chức năng cần kiểm tra kiểm soát thị trường thường xuyên thì mới giảm bớt đựoc đóng góp vào việc chống buôn lậu và gian lận thương mại. ------o0o------ Kết luận Buôn lậu và Gian lận thương mại đang là vấn đề nhức nhối không chỉ ở nước ta mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới. Buôn lậu và gian lận thương mại gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc tới mọi hoạt động của đất nước. Vì vậy, đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại là một nhiệm vụ vô cùng bức xúc đối với Đảng, Nhà nước, và toàn dân ta, nhất là trong điều kiện nước ta đang tập trung thực hiện thành công công cuộc đổi mới, từng bước đưa đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập cùng các quốc gia trên thế giới. Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả là điều kiện quan trọng đảm bảo mục tiêu phát triển của nền sản xuất trong nước, tạo ra môi trường thương mại và sản xuất hàng hoá lành mạnh, tăng thu ngân sách, ổn định tỷ giá và thị trường, góp phần vào quá trình ổn định và phát triển đời sống kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn thủ đô Hà nội nói riêng trong thời gian qua nói chung diễn ra nghiêm trọng và phức tạp nguyên nhân là do sản xuất trong nước còn kém phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hệ thống pháp luật vẫn tồn tại nhiều bất hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa phù hợp điều kiện hoàn cảnh của đất nước, đặc biệt là chính sách thuế suất xuất nhập khẩu, người dân cũng chưa nhận thức được tính chất nghiêm trọng của buôn lậu và gian lận thương mại. Trong khi đó , hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi xảo quyệt và mang tính quốc tế, chưa tính đến những âm mưu phá hoại của các thế lực thù định nước ngoài. Bên cạnh đó, lực lượng chống buôn lậu và gian lận thương mại nói chung lại chưa đáp ứng được yêu cầu về cả số lượng lẫn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phương tiên trang thiết bị, máy móc còn thiếu thốn lạc hậu. Công tác, kiểm hoá còn thô sơ, phần lớn vẫn là kiểm tra, kiểm soát thủ công. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh phòng chống gian lận thương mại hiện nay phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, thử thách và chỉ có thể đạt được kết quả thực sự khi có nỗ lực quyết tâm và phối hợp thống nhất của mọi ngành, mọi cấp và sự ủng hộ của nhân dân. Trước hết cần tiếp tục thực hiện việc công nghiệp hoá theo mô hình chiến lược mới, nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu của đất nước để hội nhập quốc tế, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật đặc biệt là chính sách thuế suất nhập khẩu và các văn bản pháp luật về Hải Quan, tăng cương sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại. Ngoài ra cần chú ý xây dựng Hải Quan trở thành một lực lượng trong sạch vững mạnh có trang thiết bị hiện đại với các công cụ kiểm tra kiểm soát tiên tiến. Công tác điều tra chống buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay không chỉ là vấn đề bức súc và thách thức đối với ngành Hải quan nói chung và Cục hải quan TP Hà nội nói riêng . Công tác này là một nhiệm vụ quan trọng của Cục hải quan TP Hà nội thực hiện bằng việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, vận động quần chúng, trinh sát bí mật, điều tra và tuần tra kiểm soát công khai nhằm phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh xử lý các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới cũng như các hành vi gian lận thương mại, đảm bảo cho Cục Hải quan TP Hà Nội thực hiện đầy đủ các chức năng mà đã được quy định trong Luật Hải quan. Công tác Chống Buôn lậu và gian lận thương mại là công tác khó khăn, phức tạp đòi hỏi người làm công tác này vừa phải có phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, vừa phải được huấn luyện kỹ thuật, được trang bị phương tiện, vũ khí đảm bảo đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao xứng đáng là "người chiến sỹ biên phòng trên mặt trận kinh tế". Làm tốt công tác Chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn Hải quan TP Hà nội là góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thủ đô, thúc đẩy nền sản xuất trong nước và tạo đà cho sự phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế ./. Tài liệu tham khảo Báo cáo kết quả hoạt động chống buôn lậu và gian lận thương mại của Tổng cục Hải quan các năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000 và tháng 1, 2 năm 2001. Báo Hải quan các số năm 2000, 2001. Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam (Năm 1999). Luật Hải quan Pháp lệnh Hải quan. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu - Biểu thuế nhập khẩu. Các văn bản mới nhất về thuế xuất nhập khẩu. NXB Thống kê, 2001. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Bộ Thương mại, 1995. Nghị định số 16/CP ngày 20/03/1996 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Nghị định số 54-1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ về sữa đổi bổ sung một số điều của nghị định 16/CP. Chỉ thị 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh Chống buôn lậu trong tình hình mới. Hiệp định về thực hiện điều 7 của hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994(Thường gọi là hiệp đinh trị giá GATT 1994) Quyết định 127-2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Danh mục văn bản pháp qui về tổ chức bộ máy của ngành Hải quan theo luât Hải quan ngày 29/06/2001 Qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị trực thuộc Hải quan thành phố Hà nội. Lê Thanh Bình. Chống buôn lậu và gian lận thương mại. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999. 18. Website của Tổng cục Hải quan: 19. Website của Bộ thương mại : 20. Website của Bộ Tài chính Phụ lục I Kết quả bắt giữ ma tuý từ năm 1995 đến năm 2002 của ngành Hải quan Nguồn: Cục điều tra CBL – TCHQ Năm Tang vật Heroin (Kg) Thuốc phiện (Kg) Các loại khác 1995 1,44 30 28 kg cần sa 1996 24,21 89,15 2,2 kg cần sa 19100 ống thuốc gây nghiện 14200 viên tân dược cấm nhập 1997 0,82 98,0 6,663 kg cần sa 36747 ống thuốc gây nghiện 1998 2,7 15,1 100000 viên thuốc gây nghiện các loại 1999 2,21 34,2 0,42 kg mooc-phin 22306 ống thuốc gây nghiện Diazepam 80 lọ có chứa chất Methamphetamin 2000 6,35 21,11 0,52 kg Methamphetamin 200 ống thuốc gây nghiện Diazepam 12672 viên tân dược cấm nhập 2001 0,7 4,45 3651 ống thuốc gây nghiện Diazepam 2002 0,2 0,4 kg tân dược TQ Phụ lục II Kết quả bắt giữ bắt giữ ngoại tệ, văn hoá phẩm phản động, vũ khí, cổ vật từ năm 1995 - 2001 của ngành Hải quan Nguồn: Cục điều tra CBL – TCHQ Năm Ngoại tệ Vũ khí, chất nổ Văn hoá phẩm nội dung xấu Cổ vật 1995 8 súng các loại 122 kg thuốc nổ 1811 bình xịt hơi độc 2400 ấn phẩm 1800 món 1996 945510 USD 2700000 Yên Nhật 72100 DM 689600 NDT 13 súng các loại 6 bình xịt hơi cay 64 kg thuốc nổ 3131 kíp nổ 775 ấn phẩm 8878 băng đĩa 375 món 1997 1700000 USD 2000m dây cháy chậm 54 kg thuốc nổ 43 hạt nổ 3300 ấn phẩm 5283 băng đĩa 375 món 1998 1500000 USD 51270000 VNĐ giả 133 kg thuốc nổ 449 kíp nổ 4980m dây cháy chậm 232 ấn phẩm 1000 băng đĩa 47 món 1999 1200000 USD 75000000 VNĐ giả 45 kg thuốc nổ 150m dây cháy chậm 550 ấn phẩm 175 món 2000 3700000 USD 14 kg vàng 90 kg thuốc nổ 1000 kíp nổ 36000 ấn phẩm 2001 430460 USD 500000NDT 119,8 kg thuốc nổ 37500 que pháo 42 Đĩa hình 62 ấn phẩm 35 món Phụ lục III Kết quả thu thuế trong 10 năm từ 1990 - 2000: Kết quả thu thuế đạt 736 tỷ đồng. Kết quả thu thuế đạt 1.129 tỷ đồng, vợt chỉ tiêu 29 tỷ đồng. Kết quả thực thu 2.474 tỷ đồng. ( Nhà nớc giao chỉ tiêu cho ngành Hải quan 1.920 tỷ đồng). Kết quả thu thuế đạt 6.134 tỷ đồng, bằng 188% chỉ tiêu đợc giao. Kết quả thu thuế đạt 10.050 tỷ đồng. Tăng hơn 60% so với năm 1993. Kết quả thu thuế đạt 13.500 tỷ đồng. Tăng 40% so với năm 1994. Kết quả thu thuế ớc đạt 15.200 tỷ đồng. Tăng 12% so với năm 1995. Kết quả thu thuế đạt 13.500 tỷ đồng. Giảm gần 4.000 tỷ đồng so với kế hoạch. Kết quả thu thuế đạt 16.600 tỷ đồng, vợt kế hoạch đợc giao 600 tỷ đồng;. Kết quả thu thuế đạt 23.307 tỷ đồng, đạt 110,99% so với kế hoạch thu cả năm. Kết quả thu thuế đạt 24.423 tỷ đồng, đạt 106% so với kế hoạch. Mục lục Trang Chương I: 1 Tổng quan phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thương mại quốc tế 5 1. Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại trong Thương mậi quốc tế (TMQT) 5 1.1Khái niệm 5 1.1.1 Buôn lâu và vận chuyển hàng hoá trái phép : 5 1.1.2 Gian lận thương mại : 7 1.1.3 Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan : 7 1.2. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại. 10 1.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại 11 1.3.1 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế quốc dân 11 1.3.2 Hậu quả của Buôn lậu gian lận thương mại đối với văn hoá xã hội 12 1.3.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thưong mại đối với an ninh chính trị: 13 2. Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại thường gặp trong lĩnh vực Hải quan: 13 2.1 Các hình thức buôn lậu : 13 2.2 Các hình thức gian lận thương mại 14 2.2.1.Khai báo không trung thực 14 2.2.2. Xuất trình không đúng chủng loại hàng hoá. 17 2.2.3. Xuất trình giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá không đầy đủ, thiếu tính chân thực. 17 3. Cơ sở pháp lí để đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: 18 3.1. Các quy định quốc tế về chống buôn lậu và gian lận thương mại . 18 3.1.1.Quy định trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 18 3.1.2. Quy định trong công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá toàn bộ thủ tục Hải quan ( công ước KYOTO). 19 3.1.3. Quy định trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan ( Công ước NAIROBI) 20 3.2. Các quy định của Việt Nam đối với hoạt động chống Buôn lậu và Gian lận thương mại 20 4. Công cụ phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 21 4.1 Công tác kiểm tra và đăng kí tờ khai : 21 4.1.1.Các mẫu tờ khai được sử dụng : 22 4.1.2 Hồ sơ Hải quan : 23 4.2 Kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá 24 4.2.1 Đối tượng kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá: 24 4.2.2 Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá XNK: 24 4.3 Xác định trị giá Hải quan 26 4.4. Kiểm tra sau thông quan : 26 4.4.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan : 26 4.4.2. Vai trò của kiểm tra sau thông quan : 27 4.4.3 Quá trình kiểm tra sau thông quan : 28 5. Các lực lượng tham gia thực hiện phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên lãnh thổ Việt Nam : 28 5.1.Lực lượng hải quan: 28 5.2.Lực lượng của Bộ nội vụ: 29 5.3.Lực lượng Bộ Công an: 29 5.4.Lực lượng quân đội: 29 5.5. Lực lượng quản lý thị trường: 29 5.6. Lực lượng thuế: 30 6. Những nhân tố ảnh hưởng : 31 6.1 Nhân tố kinh tế 31 6.2. Những nhân tố văn hoá - xã hội : 32 6.3 Những nhân tố từ hệ thống hành pháp và lập pháp : 33 6.4. Các nhân tố khác: 34 Chương II 35 Thực trạng các hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan thành phố Hà Nội 35 1.Giới thiệu về Cục Hải quan thành phố Hà Nội : 35 1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan Hà Nội : 35 1.2.Các hoạt động của cục Hải quan Hà nội trong giai đoạn 2001-2003: 37 1.2.1.Công tác giám sát quản lý 37 1.2.2. Công tác kiểm tra thu thuế XNK 37 1.2.3.Công tác trị giá tính thuế 37 1.2.4.Công tác điều tra chống buôn lậu 38 1.2.5.Công tác kiểm tra sau thông quan 38 1.2.6. Công tác công nghệ thông tin 39 1.2.7.Công tác xây dựng lực lưọng 39 1.2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra 40 1.2.9 Công tác văn phòng 40 1.3.Chống buôn lậu và gian lận thương mại - Một trong những nhiệm vụ then chốt của Cục Hải quan TP Hà nội: 41 2.Tình hình và thực trạng của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Hà Nội trong thời gian qua: 43 2.1 Tình hình chung 43 2.2 Thực trạng của công tác đấu tranh CBL và gian lận thương mại trên địa bàn Hà nội. 45 2.2.1 Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu theo tuyến đường trên địa bàn Hà nội 45 2.2.2 Thực trạng đấu tranh chống các hình thức gian lận thương mại trên địa bàn Hà Nội : 49 3 Những kết quả đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà nội : 55 3.1 Phòng điều tra buôn lậu: 55 3.2. Phòng giám sát quản lý: 56 3. 3. Phòng kiểm tra thu thuế XNK 57 3.4. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo : 58 3.5. Đối với Hải quan các cửa khẩu. 59 4. Nhận xét về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lân thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Nội : 60 Chương III 65 định hướng và các giải pháp đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của cục hải quan Hà Nội trong thời gian tới 65 I. Định hướng và các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của cục hải quan Hà Nội 65 1.1. Một số định hướng cho công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội trong thời gian tới 65 1.1.1. Xác định địa bàn trọng điểm 66 1.1.2. Xác định các tuyến vận chuyển cần chú ý 66 1.1.3. Đối tượng trọng điểm cần tập trung đấu tranh 67 1.2. Các giải pháp tăng cường công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà Nội 67 1.2.1. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế vi phạm luật hải quan 67 1.2.2. Các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới 76 2. Kiến nghị với Nhà nước một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 79 2.1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp 79 2.2. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính 81 2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế với Hải quan cả nước 81 2.4. Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh sản xuất trong nước 81 2.5. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, làm hco nhân dân vùng biên trở thành lực lượng tham gia tích cực vào việc chống buôn lậu 82 2.6. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 82 2.7. Nâng cao giác ngộ pháp luật cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước 83 2.8. Phải xử lý nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại 84 2.9. Nghiêm trị những kẻ tiếp tay cho buôn lậu 84 2.10. Các ngành, các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thị trường 85 Kết luận 86 Tài liệu tham khảo 89 Phụ lục 91

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội.Doc