Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế

Bên cạnh sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức có liên quan thì sự phấn đấu của công ty đóng vai trò rất quan trọng. Sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế tôi có một số kiến nghị như sau:  Về khu vực bãi gỗ tròn cần: - Bãi gỗ phải có mái che, có sân nền, sử dụng các tấm che phủ che chắn nhằm tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, gió mưa vào nguyên liệu gỗ. - Phải có các thanh kê, để cho gỗ không phải tiếp xúc trực tiếp với nền đát ẩm. - Thực hiện công tác phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trong quá trình lưu trữ gỗ tại bãi. - Luôn tiến hành công tác thu dọn vệ sinh bãi gỗ tròn, không để tình trạng các khu vực chứa gỗ bị ứa đọng nước.  Về trang thiết bị: - Có các quy định cho các bộ phận liên quan có trách nhiệm thương xuyên theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc hỏng hóc, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của sản xuất. - Mua thêm các máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất được tốt hơn.  Về việc sử dụng phế liệu: - Đối với các loại phế liệu khác nhau thì có các hình thức sử dụng khác nhau.

pdf105 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3726 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.220 -48,80 675 52,73 Uruguay 1.345 1.362 1023 1.980 17 1,26 -339 -24,89 957 93,55 Tổng 3.800 3.862 2.303 3.935 62 1,63 -1.559 -40,37 1.632 70,86 ( Nguồn: Phòng Tài vụ- HCLĐ&TL) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 75 Từ bảng 2.10 trên ta thấy thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ theo hình thức trực tiếp của công ty ở Nam Mỹ chỉ có Colombia và Uruguay tình hình kinh doanh của công ty tại thị trường này có sự biến động nhưng không nhiều, giai đoạn từ năm 2011- 2014 kim ngạch xuất khẩu có sự biến động lớn thể hiện rõ qua bảng thống kê trên. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2012 tăng khoảng 62 triệu đồng so với năm 2011 tức tăng 1,63 % và giá trị xuất khẩu đạt khoảng 3.862 triệu đồng. Cụ thể tại thị trường Colombia kim ngạch xuất khẩu năm 2012 so với năm 2011 tăng nhẹ khoảng 45 triệu đồng, tương đương tăng 1,83 %, trong khi đó tại thị trường Uruguay năm 2012 kim ngạch tăng nhưng không đáng kể khoảng 17 triệu đồng tức tăng khoảng 1,26 %. Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm xuống khoảng 1.559 triệu đồng, tức giảm khoảng 40,37 % so với năm 2012. Điều này cũng được thể hiện rõ qua kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tại thị trường Colombia và Uruguay giảm lần lượt khoảng 1.220 triệu đồng và 339 triệu đồng, tương đương với 44,80 % và 24,89 %. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất khoảng 3.935 triệu đồng, tăng khoảng 1.632 triệu đồng, tức tăng khoảng 70,86 % so với năm 2013. Tại Colombia giá trị xuất khẩu của công ty tăng khoảng 675 triệu đồng, tương đương tăng khoảng 52,72 %. Trong khi đó tại thị trường Uruguay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của công ty tăng 957 triệu đồng, tức tăng khoảng 93,55 %. Nguyên nhân dẫn tới kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tại thị trường Nam Mỹ biến động không đều, tăng giảm qua các năm 2011- 2014 với mức tăng trưởng bình quân là 37,62 % do thị trường Nam Mỹ là thị trường công ty chỉ mới thâm nhập vào 2 nước Colombia và Uruguay trong thị trường này nên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa cao, đồng thời thời qua các năm một số nước có đơn đặt hàng không đều và một số công ty khách hàng lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp dẫn tới sự tăng giảm không đều về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ trực tiếp vào thị trường này. Châu Mỹ hay nói khác đi là khu vực Nam Mỹ cũng là một thị trường mới và tiềm năng của ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi: nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ đang tăng cao, thị trường tương đối lớn và dễ tính, cũng như khó khăn thường gặp của việc thâm nhập một thị trường mới là những rủi ro về thông tin, đặc điểm kỹ thuật, các loại thuế, phương thức TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 76 thanh toán đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty. Hiện tại sản phẩm của công ty đã có mặt tại Uruguay và Colombia, đây cũng là một thị trường mới nên có nhiều đối thủ trong và ngoài nước cùng nhắm. Mặt khác, đây là khu vực thị trường có vị trí địa lý khá xa so với Việt Nam, việc xuất khẩu tới khu vực thị trường này mất tương đối nhiều thời gian và chi phí vận chuyển cũng như bảo quản. Do đó, để tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản công ty cần đẩy mạnh ký kết các hợp đồng, khai thác sâu vào thị trường để tăng khối lượng nhập khẩu của từng đơn đặt hàng, tiết kiệm chi phí sẽ giúp công ty có điều kiện cạnh tranh về giá tốt hơn. Mặc dù có nhiều khó khăn tiềm ẩn khi bắt đầu khai thác một thị trường mới, nhưng cũng chính vì đây là một thị trường mới nên công ty có thể có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn, do tất cả các công ty khi thâm nhập thị trường này gần như là có cùng điểm xuất phát về thời gian. Do khả năng sản xuất còn hạn chế, khả năng cung ứng các hợp đồng lớn chưa nhiều, đã làm cho chi phí sản xuất cũng như vận chuyển cao hơn các công ty khác nên đã gây nhiều bất lợi cho công ty về sự cạnh tranh giá cả trên thị trường này. 2.3.3.3. Thị trường khác Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ theo hình thức trực tiếp của công ty tại thị trường khác chỉ chếm 1% kim ngạch xuất khẩu trực tiếp, chủ yếu là Hàn Quốc và một số các quốc gia Đông Nam Á. Dựa vào bảng 2.5 ta thấy, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tại các thị trường này đạt khoảng 271 triệu đồng, thấp hơn năm 2012 khoảng 80 triệu đồng tương đương 29,52 %, năm 2012 đạt khoảng 351 triệu đồng. Trong khi đó năm 2013 kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ so với năm 2012 chỉ đạt khoảng 329 triệu đồng, giảm 22 triệu đồng, tức 6,27 %. Năm 2014 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ lại có xu hướng giảm chỉ đạt khoảng 303 triệu đồng, giảm khoảng 26 triệu đồng, tương đương 7,09 % so với năm 2013. Tuy kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ở các thị trường khác không cao nhưng đây sẽ là thị trường cần phải khai thác trong tương lai của công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân dẫn tới kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường khác thấp vì đây là khu vực tập trung nhiều nước có cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giống nhau và đây cũng là nơi có các quốc gia có sức mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Do TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 77 đó, đây thật sự là một khó khăn cho công ty khi thâm nhập thị trường này, do cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu về mọi mặt nói chung và chi tiêu cho các mặt hàng gỗ nói riêng. Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân chủ quan từ phía công ty chưa quảng rộng rãi sản phẩm gỗ công ty ra thị trường các nước này. 2.4. Các biện pháp mà công ty đang áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất xuất khẩu Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Đầu tư cho các bộ phận quản lý, cán bộ nghiệp vụ đi đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng làm việc ở trong và ngoài nước. Phần đấu đến năm 2015 cán bộ quản lý từ cấp tổ trưởng sản xuất trở lên được đào tạo nâng cao 100%. Ưu tiên số một là cho cán bộ kỹ thuật và cán bộ đơn hàng. - Đầu tư bằng cơ chế tiền lương, đề bạt bổ nhiệm và các chế độ phúc lợi khác thu hút được cán bộ có năng lực và trình độ cao vào làm việc cho công ty. - Cử người đi đào tạo học hỏi về ngành trang trí nội thất để về thiết kế những sản phẩm nội thất bằng gỗ có giá trị cao.  Đầu tư đổi mới các ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý - Tiếp tục đầu tư nâng cao phần mềm kế toán và phần mềm điều hành sản xuất, hai phần mềm này phải được liên kết với nhau để cập nhật danh mục vật tư hàng hóa ra vào công ty. - Đầu tư phần mềm quản lý nhân sự, chấm công để theo dõi thời gian làm việc, tính toán tiền lương và theo dõi các chế độ chính sách cho người lao động đều được thực hiện bằng phần mềm. - Đầu tư phần mềm khai báo hải quan điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty đạt hiệu quả cao hơn.  Đầu tư cơ sở vật chất - Tiếp tục đầu tư cho các phân xưởng chế biến sản xuất gỗ để tăng năng suất lao động hơn. - Tiếp tục đầu tư thêm một số máy móc thiết bị chuyên dùng để làm được các đơn hàng có chất lượng cao, thiết kế đẹp mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn cho công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 78 - Đầu năm 2015 công ty đã mở rộng phân xưởng ở khu sơn dầu và chà nhám, tạo không gian thoáng cho công nhân làm việc. 2.5. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế. 2.5.1. Những mặt thuận lợi Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế là một công ty cổ phần mới được cổ phần hóa vào năm 2006 nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu và thuận lợi đáng kể trong quá trình hoạt động. Trong những năm qua tình hình tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có nhiều biến động mạnh. Không ít những doanh nghiệp gặp phải khó khăn về chất lượng và thiết kế mẫu mã cũng như bị cạnh tranh về giá. Là một công ty ra đời sau nên công ty có điều kiện để học hỏi kinh nghiệm của những công ty đi trước hơn. Áp dụng các quy trình quản lý chất lượng ngay từ đầu để hạn chế tối đa những lô hàng không đạt chất lượng nhằm củng cố và xây dựng thương hiệu cho công ty. Tuy là doanh nghiệp mới xuất khẩu nhưng sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết những thị trường mới và tiềm năng của ngành gỗ Việt Nam: EU, Nam Mỹ Đây là những điều kiện ban đầu rất thuận lợi để công ty có thể xâm nhập sâu và khai thác triệt để hơn ở những thị trường này. Được sự quan tâm của nhà nước và các chức năng địa phương đặt biệt là các hộ nông dân trồng cây lấy gỗ. Họ thường cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Với ưu thế về mặt thị trường, nhu cầu thị trường vẫn còn như: Châu Âu đang giảm sản xuất về đồ gỗ, Trung Quốc là quốc gia sản xuất đồ gỗ nhiều nhất trên thế giới, nhưng đang bị áp lực về thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ Do vậy, công ty nhận thấy thuận lợi này sẽ giúp gia tăng thị phần xuất khẩu sản phẩm gỗ trong những năm tới rất nhiều. Ngoài ra, sự phát triển của ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ đã được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Nhằm đưa ngành chế biến gỗ để xuất khẩu phát triển thành ngành chủ lực của đất nước, chính phủ đã có các quyết định thông qua đề án về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gỗ theo hướng hiệu quả và bền vững. Với quyết định của TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 79 Thủ tướng Chính phủ là đưa công nghiệp chế biến gỗ trở thành một trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm từ nay đến năm 2020, công ty cần tận dụng phát triển và đổi mới công nghệ của mình nhằm tận dụng tối đa cơ hội về thị trường. Bên cạnh đó việc chính phủ đưa ra những gói kích cầu trong thời gian qua cũng phần nào giải quyết được những khó khăn về vốn cho công ty, đặc biệt là sự thiếu vốn của các công ty tư nhân. Hiện nay Việt Nam đã chính thức được gia nhập WTO là một điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm gỗ của công ty có thể dễ dàng hơn trong việc xâm nhập và mở rộng thị trường. Sử dụng Internet nối mạng toàn cầu cũng là một thuận lợi để công ty dễ dàng tìm hiểu thông tin về khách hàng và dễ dàng mua bán hàng hóa với các đối tác, đặc biệt là những quốc gia ở xa như: khu vực Nam Mỹ. 2.5.2. Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi kể trên vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thử thách mà công ty cần phải vượt qua để có thể đứng vững được trên thị trường xuất khẩu đầy rủi ro và cạnh tranh quyết liệt. Năm 2011, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những biến động phức tạp nhất là tác động của sự suy giảm kinh tế, nợ công, thiên tai bão lụt đã làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đứng trước tình hình đó công ty đã tìm ra những giải pháp kinh doanh hợp lý để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch mà Đại hội cổ đông thường niên đề ra. Nguồn cung ứng thu mua gỗ nguyên liệu ngày càng phức tạp do các nhà máy dăm cạnh tranh mua gỗ rừng trồng nên giá mua gỗ thường xuyên biến động, các chủ rừng ở Thừa Thiên Huế đa phần bán gỗ nguyên liệu cho các nhà máy dăm khu vực Cảng Chân Mây do đó Công ty khó tiếp cận thu mua được gỗ, mà phải tổ chức đi thu mua các địa bàn ngoài tỉnh. Vì vậy, đây là khó khăn lớn nhất trong việc chế biến sản phẩm gỗ để xuất khẩu. Nếu xét về khía cạnh cạnh tranh với các công ty trong nước thì công ty Cổ phần chê biến gỗ Thừa Thiên Huế sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn từ các công ty lớn và có kinh nghiệm xuất khẩu như: Fujigate Việt Nam, Gỗ Âu Mỹ, Gỗ Mỹ Đức TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 80 Là một công ty mới được cổ phần hóa nên công ty cũng gặp nhiều khó khăn về kinh nghiệm quản lý và xuất khẩu, uy tín của công ty cũng chưa cao nên công ty chưa có được những đối tác lớn và giá bán sản phẩm của công ty cũng chưa cao. Tại các thị trường xuất khẩu nhất là các nước khối EU họ đề cao việc nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu gỗ có hợp pháp hay không nên công ty phải thường xuyên kiểm tra giám sát trong quá trình thu mua gỗ nguyên liệu. Khủng hoảng kinh tế làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng do đó cũng sẽ làm giảm sản lượng nhập khẩu sản phẩm gỗ của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh giảm sản lượng nhập khẩu một số công ty còn trì hoãn việc thanh toán tiền gây nhiều khó khăn cho công ty. Tuy đã trở thành thành viên chính thức của WTO nhưng tổ chức này cũng chưa hoàn toàn công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường nên hàng hóa của Việt Nam nói chung và sản phẩm gỗ của công ty Cổ phần chế biến gỗ nói riêng vẫn gặp phải một số khó khăn hơn so với các nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn. Hiện tại tính liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa cao. Các doanh nghiệp còn kinh doanh theo kiểu “mạnh ai nấy làm” nên hiệu quả cạnh tranh chưa cao. Do thiếu tính liên kết nên các doanh nghiệp Việt Nam đôi khi lại tạo ra mức cung nhiều hơn cầu, rồi sau đó tiến hành cạnh tranh, hạ giá bán gây khó cho nhau, đặc biệt là gây khó khăn cho các công ty và doanh nghiệp có nguồn lực tài chính yếu hơn như công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 81 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng của toàn ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ Trong những tháng đầu năm 2015, tháng 2-2015 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sản phẩm gỗ giảm so với tháng trước, giảm 32,4%, tương đương với 397,8 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 982,6 triệu USD, tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản phẩm gỗ đạt 695,4 triệu USD, tăng 16,2%, tính riêng tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ giảm so với tháng 1, giảm 37,1% với 269,2 triệu USD. Sang năm 2015 thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam có thêm thị trường New Zealand, nhưng ngược lại thiếu vắng thị trường Hungari và Ucraina so với 2 tháng đầu năm 2014. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là những thị trường chính xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam, chiếm 65,6% tổng kim ngạch. Trong đó Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí hàng đầu, chiếm 35,4% đạt 348,8 triệu USD, tăng 19,14% so với cùng kỳ năm trước. Là thị trường có vị trí địa lý thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, nhưng Trung Quốc chỉ đứng thứ hai, với kim ngạch 150,2 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2014, tốc độ xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang thị trường này giảm, giảm 21,01%. Thứ ba là thị trường Nhật Bản, đạt 145,7 triệu USD, tăng 8,71%. Nhìn chung, trong hai tháng đầu năm 2015, tốc độ xuất khẩu hàng gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chiếm 61,1%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hy Lạp tăng vượt trội, tăng 154,07% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,8 triệu USD, thị trường có tốc độ tăng mạnh thứ hai là Thái Lan, tăng 119,12% đạt 3,4 triệu USD. Số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chiếm 38,8% và xuất khẩu sang thị trường Séc là giảm mạnh nhất, giảm 74,08%, kế đến là Thụy Sỹ giảm 61,92% và Campuchia giảm 45,9%. Trong tổng số 6,2 tỷ USD kim ngạch của ngành gỗ năm 2014, riêng thị trường Mỹ chiếm 2,2 tỷ USD (tương ứng 35,5%). Với thị trường Mỹ, Việt Nam là nhà cung TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 82 ứng gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 sau Trung Quốc, từ trước tới nay chưa có mặt hàng nào bị cảnh báo đỏ và kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này cũng tăng trưởng đều đặn trong những năm qua. Trong bối cảnh Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, các nước xuất khẩu đồ gỗ lớn ở châu Âu chịu ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nên phải thu hẹp sản xuất, đây được coi là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ, đặc biệt là sang thị trường Mỹ. Theo Bộ Công Thương, thị trường xuất khẩu đồ gỗ đang tăng trưởng tốt, năm nay ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu 7 tỷ USD, tăng 800 triệu USD so với năm ngoái. Bảng 3.1: Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 2 tháng 2015 Đơn vị: USD Thị Trường 2T/2015 2T/2014 % so với cùng kỳ HoaKỳ 348.841.667 292.796.686 19,14 Trung Quốc 150.298.787 190.274.734 -21,01 Nhật Bản 145.729.688 134.051.258 8,71 Hàn Quốc 67.630.824 61.716.172 9,58 Đức 25.791.556 22.929.227 12,48 Australia 20.388.448 16.056.753 26,98 Pháp 16.561.985 18.969.974 -12,69 HàLan 14.337.469 9.622.464 49,00 Đài Loan 10.533.048 11.678.050 -9,80 Malaixia 6.130.470 7.258.547 -15,54 Thuỵ Điển 5.411.998 4.831.804 12,01 Tây Ban Nha 5.328.643 4.145.844 28,53 TháiLan 3.444.054 1.571.799 119,12 Đan Mạch 3.073.595 3.849.177 -20,15 Hy Lạp 1.807.909 711.578 154,07 Nam Phi 1.645.097 984.616 67,08 Nga 902.911 1.935.937 -53,36 Bồ Đào Nha 580.876 378.176 53,60 Thuỵ Sỹ 496.945 1.304.897 -61,92 Campuchia 313.106 578.743 -45,90 Séc 179.084 690.895 -74,08 Tổng KN 982.672.918 920.035.621 6,81 (Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 83 Mặc dù đã liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân qua các năm 15% nhưng theo các chuyên gia, để thêm sức cạnh tranh, ngành gỗ cần chú ý nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm để nâng cao sức cạnh tranh là phải cải thiện nguồn nhân lực. Lâu nay, ngành chế biến gỗ hoạt động chủ yếu theo mô hình hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người lao động phần lớn đến từ nông thôn, gặp nhiều khó khăn trong học nghề và chậm thích nghi với tác phong làm việc theo môi trường hiện đại, dù nhiều người có kỹ năng tay nghề cao. Hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có sự đầu tư về phát triển sản phẩm, thiếu kỹ năng nghiên cứu thị trường, không có kế hoạch đào tạo cho công nhân nâng cao tay nghề, tiếp cận những kỹ thuật mớiDo đó, bản thân doanh nghiệp cũng cần ứng dụng kỹ thuật mới vào quy trình sản xuất. Ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam có những lợi thế: - Chi phí nhân công rẻ - Nguồn lao động dồi dào, với hơn 40% dân số trong độ tuổi lao động và hàng năm bổ sung thêm 1,3 triệu lao động. Ngoài ra, lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, cần cù... - Thị trường nội địa với dân số hơn 90 triệu người hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu. Với những lợi thế của ngành xuất khẩu gỗ như vậy thì cần có những định hướng cho toàn ngành xuất khẩu sản phấm gỗ trong những năm tới như sau:  Phát triển sản xuất chế biến gỗ, lâm sản -Khai thác sử dụng tài nguyên rừng có hiệu quả, hạn chế sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên để thực hiện mục đích kinh doanh rừng bền vững. -Phát triển công nghiệp chế biến sử dụng gỗ rừng trồng. -Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với làng nghề để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đẩy mạnh chế biến hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ và các lâm sản ngoài gỗ mà nước ta có lợi thế so sánh trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế. -Quan tâm đầu tư thích đáng về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và tiền vốn để tăng khả năng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu được thị trường ưa chuộng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 84  Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm -Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại và đầu tư. -Tạo cơ hội xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của hàng gỗ, lâm sản trong khu vực và trên thế giới.  Cần liên kết, xây dựng mô hình “Nhóm DN hỗ trợ trong sản xuất, gia công” : Có sự phân công chuyên môn hóa về chủng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Những doanh nghiệp lớn, có tiềm năng, cần quan tâm hỗ trợ, chia sẻ đối với các doanh nghiệp bạn, nhất là chia sẻ về đơn hàng, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ vốn kinh doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp nhỏ hơn. -Thực hiện chương trình phát triển chế biến gỗ, lâm sản của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty Trên cơ sở định hướng chung của toàn ngành, công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế đã xây dựng định hướng phát triển chung của công ty trong những năm tới như sau: Chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ giữ vai trò chủ đạo, từng bước đầu tư thêm vào ngành lâm sản, thu mua cung cấp nguyên liệu gỗ, trước hết để phục vụ trực tiếp cho vấn đề nguyên liệu của công ty. Thị trường xuất khẩu vẫn là chính, tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10% đến 15% từ nay đến hết năm 2015, cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước các nước EU, mở rộng ra thị trường các nước trong khu vực Châu Á và Châu Mỹ. Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu, phát huy tối đa công suất thiết kế để tăng năng suất lao động. Công ty cũng thường xuyên bổ sung, đổi mới máy móc thiết bị theo công nghệ mới. Lập kế hoạch tuyển dụng lao động và đầu tư phát triển đào tạo tay nghề lao động nhằm nâng cao năng suất lao động và phát huy năng lực tiềm năng của công ty. Về trồng rừng: Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao về gỗ nguyên liệu, Công ty đang có nhiều phương án mở rộng đất trồng rừng bằng cách xin thêm rừng và TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 85 liên kết trồng rừng với các hộ dân có quỹ đất tương đối lớn để cả hai bên cùng có lợi. Hiện nay việc thu mua ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh về mặt giá cả nên công ty đã và đang tổ chức lại việc kinh doanh mua bán gỗ trồng rừng. Để đảm bảo cho sản phẩm cung cấp cho các nhà máy đạt mức tối thiểu 35.000 tấn/năm. Hiện nay nguồn gỗ tươi đang dần bị hạn chế nên việc sản xuất ván ép không còn mang lại nhiều hiệu quả, do đó cùng với việc sản xuất ván ép, công ty sẽ tiến hành tìm kiếm thị trường và các sản phẩm mới phù hợp với khả năng của công ty. Về đầu tư: Đầu tư xây dựng, trang thiết bị cho các phân xưởng, xây dựng mở rộng các phân xưởng tạo môi trường làm việc thoáng đãng hơn cho công nhân ở khu vực sơn dầu, chà nhám dự định đưa vào sản xuất vào quý II năm 2015. Trong thời gian hoạt động sắp tới của công ty phổ biến và thực hiên tốt theo hiệp định VPA/FLEGT là hiệp định thương mại song phương ký giữa EU với đối tác quốc gia xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Theo đó đối tác quốc gia cam kết chỉ xuất khẩu vào EU gỗ và các sản phẩm gỗ hợp pháp. Công ty cần định hướng cho việc xuất khẩu sản phẩm gỗ lâu dài với khối lượng lớn từng thời kỳ hợp lý. Vì vậy cần có sự đầu tư về khai thác thị trường, phương tiện, logistic... một cách lâu dài. Định hướng công ty hoạt động trong thời gian sắp tới là hoạt động sản xuất chế biến thân thiện với môi trường. Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới vấn đề sức khỏe và môi trường hơn, nên ngoài việc đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty cũng nên xem xét để phát triển theo hướng thân thiện với môi trường. Có như thế sản phẩm của công ty sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn và ngày càng được nhiều người ưa chuộng hơn nhờ việc coi trọng giá trị xã hội. 3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty 3.2.1. Giải pháp tạo vốn Vốn là một yếu tố để quyết định được sự hình thành và phát triển của công ty. Thu hút vốn đầu tư vào công ty có thể giúp mở rộng công ty, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại. Giúp cho quá trình hoạt động chế biến gỗ của công ty tốt hơn, tạo các sản phẩm gỗ có chất lượng xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 86 Giải pháp tăng cường vốn từ cổ đông và vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp thường làm trong các năm qua thì đến một mức nhất định sẽ không thể huy động thêm được nhiều hơn nữa. Vì thế, các công ty sản xuất kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ nên tham gia vào thị trường chứng khoán là một kênh vô cùng quan trọng để thu hút vốn thông qua mua bán cổ phiếu của doanh nghiệp. Giải pháp này là khả thi nhất vì lĩnh vực sản xuất kinh doanh đồ gỗ xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao, thị trường ổn định, và tiềm năng còn phát triển thêm nữa. Nhưng đây chỉ là giải pháp cho các doanh nghiệp lớn còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế có thể liên kết với các đối tác nước ngoài tìm kiếm nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ cho việc sản xuất sản phẩm gỗ. Tận dụng vốn ưu đãi của nhà nước, tỉnh thành, hiệp hội cho các chương trình đầu tư trung và dài hạn. Lập kế hoạch sử dụng vốn tập trung, quỹ đầu tư theo hướng ưu tiên cho các dự án trọng điểm như đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ, đào tao... 3.2.2. Giải pháp về ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào Để công ty có thể hoạt động sản xuất - chế biến gỗ được liên tục thì nguyên liệu cung cấp cho công ty cũng phải đáp ứng liên tục. Vấn đề này luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ. Giải pháp được đưa ra như sau: - Phần lớn doanh nghiệp đều phải mua nguyên liệu thông qua nhiều khâu trung gian, do đó chất lượng gỗ cũng không đảm bảo và giá cả bị tăng lên và không phải lúc nào cũng có gỗ và chủng loại gỗ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp nên liên kết lại với nhau để nhập khẩu gỗ với số lượng lớn, giảm chi phí và tận dụng giá rẻ với số lượng lớn. - Về lâu dài phải tiến tới thành lập các đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu là để chủ động với nguồn nguyên liệu. Việc thành lập các đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu là để chủ động nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ đang tăng trưởng nóng trong nước, giúp hạ giá gỗ nguyên liệu đầu vào cho các nhà chế biến gỗ xuất khẩu nhờ nhập khẩu tập trung, thay vì nhập khẩu nhỏ lẻ như lâu nay. Có đầu mối nhập khẩu gỗ với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, công ty sẽ chủ động trong tính toán thời gian và số lượng dựa trên kế hoạch đơn hàng, công ty sẽ có được giá đầu vào tốt, chất TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 87 lượng ổn định, ngoài ra đầu mối nhập khẩu cũng còn là nơi mua, bán trao đổi thông tin về giá cả và thị hiếu tiêu dùng trên thế giới. Các đầu mối nhập khẩu sẽ được hình thành dưới hình thức các nhà chế biến xuất khẩu gỗ đóng cổ phần của từng công ty để thành lập ra, dưới sự hỗ trợ của Bộ Thương mại và Hiệp mại. Ngoài việc tiếp tục duy trì với các đầu mối cung ứng gỗ từ các nước, để chủ động nguồn nguyên liệu thì việc trồng rừng kinh tế trong nước là bài toán khả thi và căn cơ nhất để chủ động nguồn nguyên liệu.Vì vậy, cần nhanh chóng rà soát lại quy hoạch đất, sắp xếp lại các lâm trường quy hoạch để tiến hành trồng rừng thu gỗ. - Hiện nay, nguyên liệu của công ty chủ yếu nhập từ các khu rừng trồng trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Vì thế nếu chưa tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào công ty cần phải mở rộng khu vực thu mua nguyên liệu ra các tỉnh khác. - Đối với các hợp đồng thu mua nguyên liệu của công ty để đảm bảo nguyên liệu được cung cấp cho công ty ổn định cần ký kết hợp đồng lâu dài đảm bảo. 3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm Đối với bất kỳ một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt với công ty có sản phẩm xuất khẩu thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng và đó chính là vũ khí cạnh tranh hàng đầu. Tăng chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội, từ đó tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị đầu vào, góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng sản lượng tiêu thụ. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm thì cần phải hoàn thiện chất lượng ngày từ yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, từ công nghệ sản xuất, tay nghề người lao động. Hiện các sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty chủ yếu sử dụng loại gỗ mềm như gỗ thông, gỗ cao su, những sản phẩm, gỗ này chỉ phù hợp với thị trường Châu Âu, còn đối với các thị trường khác như Bắc Mỹ lại có nhu cầu lớn đối với các loại gỗ làm từ gỗ cứng như gỗ anh đào, gỗ bách, gỗ sến... Nguồn gốc xuất xứ của từng chủng loại gỗ trước khi đưa vào sản xuất phải rõ ràng, có như vậy mới phần nào hạn chế tình trạng sử dụng gỗ trái phép hoặc kém chất lượng dẫn đến chất lượng đầu ra kém hoặc mất lòng tin khách hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 88 Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm vì khách hàng nước ngoài nói chung rất quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật, các thông số đối với sản phẩm: sản phẩm có chịu lực không, kết cấu có an toàn cho người sử dụng hay không, kích thước có phù hợp với người sử dụng hay không...Vì vậy cần phải kiểm tra tất cả các chi tiết trên trước thiết kế, đưa vào sản xuất. Kiểm tra chất lượng trong quy trình chế biến từ khâu đưa nguyên liệu vào lò sấy cho đến khâu tạo phôi, làm nguội, lắp ráp, nhún dầu, đóng gói với đội ngũ kiểm tra trên dây chuyền sản xuất chứ không phải kiểm tra ở đầu vào và đầu cuối của sản phẩm. Bên cạnh các giải pháp quản lý chất lượng trên cũng cần chú ý đến khâu hoàn thiện sản phẩm và đóng gói, đối với sản phẩm tháo rời, phải kiểm hàng, phải ráp thử sản phẩm, bàn ghế theo bộ, phải chú ý màu sắc. Trên bao bì phải thể hiện chi tiết, nhãn hiệu, phụ kiện, các dòng thông tin sử dụng bảo quản... Ngoài ra cũng phải chú trọng đến chất lượng giao hàng: giao hàng đúng thời hạn, đúng số lượng, xuất trình bộ chứng từ nhanh chóng và chính xác. 3.2.4. Giải pháp khoa học kỹ thuật- công nghệ Nếu như chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc gia nhập vào một quốc gia thì khoa hoc kỹ thuật - công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ đầu tư công nghệ mới có khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường cao. Nhận thức được tầm quan trọng trên, công ty khi đầu tư vào công nghệ cần lưu ý dựa vào nhu cầu sản xuất thực tế và nhu cầu đặt hàng cho tương lai để quyết định đầu tư cho công nghệ, dựa vào năng lực tài chính hiện tại và khả năng thanh toán để quyết định đầu tư, ký kết chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài. Ngày nay, khoa học công nghệ trên thế giới tiến bộ rất nhanh, công ty nên tìm hiểu công nghệ từ nhiều nước khác nhau để tìm công nghệ thích hợp cho sản xuất, khả năng tài chính và trình độ kỹ thuật. Bên cạnh đó công ty cần tạo mối quan hệ gắn kết với các nhà khoa học – công nghệ trong nước để tìm kiếm công nghệ mới với giá cả phù hợp, hoặc công ty nêu rõ nhu cầu cần thiết về công nghệ nào đó để các nhà khoa học có ý tưởng tạo ra công nghệ, dây chuyền sản xuất phù hợp với đặc điểm của công ty, bởi vì có rất nhiều dây chuyền công nghệ, thiết bị cũ nhập ở nước ngoài giá rất đắt, giá hàng triệu USD, trong khi dây chuyền công nghệ tương tự như vậy sản xuất tại Việt Nam giá rẻ hơn nhiều. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 89 3.2.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Giá trị đóng góp của ngành gỗ cho nền kinh tế, xã hội vô cùng to lớn, nhưng sự đào tạo nguồn nhân lực cho ngành còn chưa tương xứng. Đối với vấn đề nâng cao khả năng của đội ngũ quản lý, đội ngũ thiết kế, nhân viên của công ty thì cần phải cử cán bộ đi học ở nước ngoài để bắt kịp xu hướng thị trường, tiếp thu trình độ công nghệ tiên tiến, bởi việc phát triển và cạnh tranh trong hội nhập sẽ rất khó khăn, sản phẩm làm ra muốn được sự chấp nhận của thị trường không chỉ đạt về mặt chất lượng mà còn thỏa mãn nhu cầu về tính thẩm mỹ, nghệ thuật, mới lạ nổi trội hơn sản phẩm khác. Đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ kinh doanh xuất khẩu. Trình độ cán bộ làm công tác xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác này. Trong khi đó thì lực lượng làm công tác xuất khẩu của công ty hiện nay còn rất thiếu và còn nhiều sơ suất trong nghiệp vụ cũng như trong giao tiếp bằng ngoại ngữ. Chính vì thế cho nên trong thời gian tới công ty cần có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại cũng như trẻ hoá đội ngũ làm công tác này. Có như vậy thì trong thời gian tới khả năng tác nghiệp của cán bộ trong công ty sẽ dần dần nâng nên. Vấn đề đào tạo lại cho nguồn lao động chưa qua đào tạo của công ty cũng cần được chú trọng bằng cách: đối với lao động trực tiếp thì sử dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng kỹ năng, kỹ xảo từ những công nhân đã qua đào tạo và có tay nghề cao hoặc đặt hàng, liên kết với trường dạy nghề chuyên nghiệp ngành gỗ tổ chức các khóa đào tạo ngắn ngày. Hiện nay, công ty đang có những chương trình nhằm mở rộng năng lực sản xuất. Do đó, công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác tuyển dụng lao động. Để làm được điều này công ty cần thực hiện một số yêu cầu sau: - Dựa vào cơ cấu lao động mà công ty đang hướng tới để phân tích đánh giá công việc trước khi tuyển dụng nhân viên mới. - Chỉ tuyển những người có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc. Có như vậy công ty mới có được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cũng như khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 90 Để phát huy khả năng của từng người lao động, công ty nên có những biện pháp khuyến khích người lao động như: - Khen thưởng, biểu dương công khai kết hợp với tiền thưởng đối với những người có thành tích thực sự trước toàn thể cán bộ công nhân viên. Tạo ra dư luận đánh giá cao những cố gắng của người lao động trong sản xuất kinh doanh. - Xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái trong sinh hoạt cho người lao động, tránh tình trạng lao động căng thẳng kéo dài, không đủ điều kiện bù đắp cho hao phí sức lao động. - Tổ chức các buổi tham quan nghỉ mát cho người lao động để tạo cho họ có tinh thần thoải mái, đoàn kết gắn bó với nhau trong công ty. 3.2.6. Áp dụng hình thức thương mại điện tử Đối với thế giới thì hình thức thương mại điện tử được rất nhiều công ty sử dụng, nhưng với Việt Nam thì đây là hình thức còn mới mẻ và đang dần được triển khai. Công ty nên từng bước tham gia vào hình thức kinh doanh này thông qua mạng kết nối quốc gia và toàn cầu. Sử dụng bán hàng trên Internet giúp các nhà cung ứng, khách hàng biết được nhiều thông tin và tìm đến Công ty, việc khai thác hình thức bán hàng này cũng giúp cho việc giảm chi phí chẳng hạn công ty có thể gửi các thư điện tử thương mại tới nhiều vị trí khác nhau với cước phí rẻ hơn nhiều so với điện fax. Đặc biệt tiến tới công ty có thể thiết kế các trang Web về công ty và ngành nghề kinh doanh tới thị trường mục tiêu, giảm tối thiểu chi phí giao dịch cho việc đi lại và thăm viếng khách hàng. 3.2.7. Cải tiến phương thức thanh toán Công ty rất chú trọng đến công tác tránh ứ đọng vốn nhất là với lĩnh vực xuất khẩu gỗ, có nhiều hợp đồng giá trị lớn thì việc chiếm dụng vốn của khách hàng gây rất nhiều khó khăn cho công ty trong việc quay vòng vốn và lãi suất phải trả ngân hàng. Công ty cần phải có những biện pháp kích thích công việc thanh toán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Do việc thanh toán và tính toán tiền hàng của công ty liên quan tới ngoại tệ nên phải chú ý tới tỷ giá hối đoái. Công ty phải có sự so sánh chênh lệnh tỷ giá hối đoái khi nhập hàng và thanh toán cho nhà cung ứng với tỷ giá hối đoán khi bán hàng cho TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 91 khách hàng và nhận thanh toán của khách hàng. Khi mà tỷ giá hối đoái bị hạ thấp xuống tức là khi giá đồng nội tệ được nâng lên so với đồng ngoại tệ thì lúc đó nhập khẩu đem lại hiệu quả hơn cho công ty vì khi đó sẽ phải bỏ ra chi phí thấp hơn. Ngược lại khi mà đồng nội tệ bị phá giá thì việc nhập khẩu sẽ gây ra một chi phí lớn. Trong những năm gần đây tỷ giá hối đoái của chúng ta hầu như được nhà nước thả nổi trong một giới hạn do đó nó hoàn toàn do thị trường cung cầu ngoại tệ điều chỉnh. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cho kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty cần luôn luôn chú trọng việc nắm bắt thông tin, nghiên cứu kỹ thông tin về tỷ giá hối đoái. Từ đó ra các quyết định thanh toán cả của công ty với nhà cung ứng và thanh toán của khách hàng với công ty sao cho có các quyết định kinh doanh có hiệu quả nhất. Hiện nay công ty áp dụng khá nhiều hình thức tín dụng chứng từ (thanh toán LC). Tuy nhiên nếu chỉ thực hiện được phương thức LC thì cứng nhắc không linh hoạt. Trong trường hợp hai bên có quan hệ lâu dài tin cậy lẫn nhau thì phương thức LC mất nhiều thời gian và phí mở. Do vậy công ty cần linh hoạt trong phương thức thanh toán, đối với khách hàng truyền thống tin cậy thì có thể dùng phương thức này nhằm thu kèm chứng từ, nếu tin cậy hơn thì dùng phương thức chuyển tiền. 3.2.8. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động marketing Hiện tại công ty chưa có phòng marketing, toàn bộ hoạt động marketing tìm kiếm, mở rộng thị trường đều do phó giám đốc kế hoạch- kinh doanh đảm nhận, chính vì vậy hoạt động marketing của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Trong những năm qua công tác thị trường đã được công ty quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng và đẩy mạnh, việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của các năm trước, căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký kết và căn cứ vào khả năng sản xuất của công ty chứ chưa thực sự chú trọng đến các thông tin xác thực về thị trường. Do đó công ty cần phải nghiên cứu khả năng cũng như nhu cầu thị trường nhằm tăng cường khả năng tiêu thụ và tạo điều kiện cho chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty, củng cố thị trường hiện có. Duy trì thị trường hay giữ được khách hàng hiện có luôn là một yếu tố quan trọng trong chiến lược thị trường của Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 92 Do khách hàng của công ty chủ yếu là các nước EU, Nam Mỹ nên những giải pháp đưa ra ở đây chủ yếu để áp dụng cho những các nước này. Công ty cần tạo được các rào cản chống lại việc các khách hàng hiện tại của mình chuyển sang các nhà cung cấp khác bằng một số biện pháp: - Đáp ứng tốt về việc nguồn gốc gỗ là hợp pháp. - Đối với các sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng thì cần phải đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo đúng mẫu thiết kế, đúng các yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng. - Đưa ra những khoản chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng quen, những khách hàng đặt hàng với số lượng lớn. - Công ty có thể tăng cường gắn bó với khách hàng bằng cách thường xuyên liên lạc với khách hàng, thu thập kết quả đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty, từ đó có thể nắm bắt những nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng và đảm bảo cung cấp các sản phẩm một cách tốt nhất. Tăng cường nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường mới và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện. Ngoài khách hàng truyền thống thì để mở rộng thị trường, tăng tiêu thụ sản phẩm thì công ty còn cần phải thu hút khách hàng mới. Để thu hút được lượng khách hàng này công ty cần tiến hành các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi phải có những khoản chi phí khá lớn do vậy việc lựa chọn hình thức quảng cáo là tuỳ thuộc vào chi phí mà công ty chi cho hoạt động quảng cáo. Đối với điều kiện của công ty hiện nay thì cần thực hiện các hình thức quảng cáo sau : Quảng cáo trên các tạp chí, báo chuyên ngành nội thất, đối tượng là các nhà kinh doanh doanh trong lĩnh vực nội thất, thiết kế nhà đẹp, những người tiêu dùng. Quảng cáo qua thư trực tiếp: với hình thức này là gửi các tới các khách hàng đã được lựa chọn có tên và địa chỉ rõ ràng, thông tin chính xác thường được thể hiện dưới dạng bản chào hàng có đính kèm theo quyền giới thiệu, catalog, tài liệu, danh sách giá Quảng cáo trên danh bạ công nghiệp: Công ty có thể tiến hành cung cấp thông tin về công ty, sản phẩm đang kinh doanh trên các danh bạ công nghiệp nhằm mục TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 93 đích hướng vào các nhà quản trị, công ty có nhu cầu thuê chế biến gỗ gia công và đang tiến hành lựa chọn công ty gia công. Công ty còn cần tham gia các chương trình hội chợ trong nước và quốc tế về các sản phẩm gỗ, ở đó công ty sẽ có điều kiện để cho nhiều khách hàng biết đến, quảng bá thương hiệu của công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 94 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quá trình hội nhập của nền kinh tế đã tạo ra cho công ty một môi trường kinh doanh đầy biến động với nhiều cơ hội phát triển và thể hiện mình nhưng cũng không ít khó khăn và thử thách. Trong quá trình hội nhập đó, tất yếu sẽ diễn ra hoạt động thương mại quốc tế giao lưu với các nước trên thế giới bằng con đường xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng của nước này với nước khác. Có thể nói sự phát triển của của xuất khẩu sẽ là một trong những động lực chính để thúc đẩy sản xuất. Xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc phân tích hoạt động xuất khẩu nhằm giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của một quốc gia nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Công ty Cổ Phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế là một công ty chuyên xuất khẩu các sản phẩm gỗ. Do vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ là một giải pháp then chốt nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của công ty. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày càng có nhiều các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước điều này đòi hỏi công ty phải luôn có sự thay đổi và có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty. Với hạn chế của công ty là sản phẩm xuất khẩu còn chưa đa dạng và phong phú nên hiệu quả kinh tế xuất khẩu thấp. Hoạt động xuất khẩu còn chưa rõ ràng về hợp đồng nên còn có mâu thuẫn với khách hàng, vào mùa hàng bị trễ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận chưa cao. Bên cạnh những mặt hạn chế đó, công ty Cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế đã không ngừng vươn lên nâng cao về chất lượng sản phẩm gỗ, mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm của công ty ngày một được cải thiện phong phú hơn về chủng loại, đa dạng về màu sắc, kích thước, mẫu mã ngày càng tinh tế hơn. Công ty đã tập trung tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu để công ty ngày càng phát triển hơn, đạt được doanh thu và lợi nhuận cao như kế hoạch đề ra trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của công ty. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 95 2. Kiến nghị 2.1. Kiến nghị đối với nhà nước Trong bất kỳ một ngành kinh doanh nào, đặc biệt là các ngành hàng xuất khẩu thì nhà nước cũng là một chủ thể quan trọng góp phần không nhỏ làm nên sự thành bại của một doanh nghiệp. Xuất khẩu sản phẩm gỗ ngày càng được sự quan tâm của nhà nước, tuy nhiên để ngành phát triển ổn định và bền vững thì nhà nước cần thực hiện một số nội dung sau:  Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.  Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt những thay đổi để có hướng xử lý kịp thời.  Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người trồng cây lấy gỗ hợp tác với nhau cùng có lợi. Nhà nước cần có chính sách cho vay ưu đãi hỗ trợ người trồng cây lấy gỗ, tạo điều kiện cho nghề trồng cây lấy gỗ phát triển bền vững.  Nghiên cứu và quy hoạch cụ thể cho ngành lâm nghiệp nói chung và ngành trồng cây lấy gỗ phục vụ cho sản xuất sản phẩm gỗ nói riêng để đáp ứng tối đa nhu cầu về nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và kích cỡ cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ.  Chú trọng vào khâu chọn lọc giống cây trồng, tăng cường nghiên cứu nhằm tạo ra được những giống cây trồng mới, có chất lượng cung cấp sản phẩm gỗ cho thị trường.  Để có thể đưa ngành trồng cây lấy gỗ và chế biến sản phẩm gỗ phát triển thành ngành chủ lực của đất nước, Chính phủ cũng cần xem xét những chính sách có thể giúp các doanh nghiệp sản xuất – chế biến gỗ và người trồng cây lấy gỗ tiếp cận được các nguồn vốn vay dễ dàng hơn và lượng vay cũng nhiều hơn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 96 2.2. Kiến nghị đối với công ty Bên cạnh sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức có liên quan thì sự phấn đấu của công ty đóng vai trò rất quan trọng. Sau quá trình thực tập tại Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế tôi có một số kiến nghị như sau:  Về khu vực bãi gỗ tròn cần: - Bãi gỗ phải có mái che, có sân nền, sử dụng các tấm che phủ che chắn nhằm tránh sự chiếu sáng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, gió mưa vào nguyên liệu gỗ. - Phải có các thanh kê, để cho gỗ không phải tiếp xúc trực tiếp với nền đát ẩm. - Thực hiện công tác phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trong quá trình lưu trữ gỗ tại bãi. - Luôn tiến hành công tác thu dọn vệ sinh bãi gỗ tròn, không để tình trạng các khu vực chứa gỗ bị ứa đọng nước.  Về trang thiết bị: - Có các quy định cho các bộ phận liên quan có trách nhiệm thương xuyên theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc hỏng hóc, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của sản xuất. - Mua thêm các máy móc, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất được tốt hơn.  Về việc sử dụng phế liệu: - Đối với các loại phế liệu khác nhau thì có các hình thức sử dụng khác nhau. - Đối với các phế liệu như bìa bắp, đầu mẩu, rìa cạnh được dùng làm nhiên liệu đốt lò sấy cần phải có kế hoạch phân bố sử dụng hợp lý để tình trạng thiếu nhiên liệu đốt xảy ra trong lò. - Đốt với mùn cưa và phôi bào: Phải nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm tận dụng triệt để lượng mùn cưa và phôi bào thải ra hàng năm của công ty.  Công ty cần hoàn thiện hệ thống website của công ty nhằm làm cho khách hàng có thể biết được thông tin nhiều hơn về công ty.  Công ty nên thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.  Công ty nên nâng cao khả năng tự cung cấp nguyên liệu để hạn chế những rủi ro về nguồn nguyên liệu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình chất lượng và thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 3. Nguyễn Thanh Long, 2006. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan. Nhà xuất bản: Trường Đại học kinh tế Tp.HCM. 4. ThS. Nguyễn Thành Danh, 2001. Nguyên lý cơ bản về thương mại quốc tế. Nhà xuất bản: Lao động – Xã hội. 5. Trung tâm kinh tế Châu Á Thái Bình Dương. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế. NXB Thống kê 2001. 6. Trung tâm Thông tin PTNNNT, 2014. Báo cáo thường niên Ngành gỗ Việt Nam năm 2014 và triển vọng 2015. 7. TS Lê Thị Vân Anh, 2003. Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trinh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2004. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Châu Âu. Nhà xuất bản Thống kê. 9. Ths. Vũ Thúy Hòa, 2007. Giáo trình Luật hải quan – thuế xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản Thống kê. 10. Võ Thanh Thu, Nguyễn Thị My, 1998. Kinh tế và phân tích hoạt động doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống Kê. 11. Phạm Ngọc Hoàng Thái, 2011. Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản: Trường Cao đẳng kinh tế Đối ngoại cơ sở Cần Thơ.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thị Diễm Thư SVTH: Phạm Thị Trân Huyền 98 Tài liệu Internet [Ngày truy cập 01/03/2015 ] [ Ngày truy cập 01/03/2015 ] ong.html. [ Ngày truy cập 01/03/2015 ] thuc-trang-hoat-dong-kinh-doanh-tai-cong-ty-advance-logistics-23234/. [ Ngày truy cập 25/03/2015 ] trinh-thuc-hien-hop-dong-xuat-khau-gao-tai-cong-ty-xuat-nhap-khau-tong-hop- 47656/. [ Ngày truy cập 25/03/2015 ] %20san.pdf. [ Ngày truy cập 25/03/2015 ] va-thuc-trang-hoat-dong-kinh-doanh-tai-cong-ty-advance-logistics-pdf.htm. [Ngày truy cập 02/04/2015 ] nang-xuat-khau-do-go-cua-viet-nam-sang-thi-truong-phap.html. [ Ngày truy cập 02/04/2015 ] cong-ty-tnhh-thuong-mai-va-dich-vu-hong-phong-44598/.[ Ngày truy cập 02/04/2015] https://voer.edu.vn/m/cac-chi-tieu-danh-gia-hieu-qua-hoat-dong-xuat-nhap- khau/ae7dcab9. [ Ngày truy cập 02/04/2015 ] 2014-nam-thanh-cong-voi-con-so-an-tuong-16407.aspx. [ Ngày truy cập 02/04/2015 ] TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_tich_hoat_dong_xuat_khau_san_pham_go_cua_cong_ty_co_phan_che_bien_go_thua_thien_hue_0112.pdf
Luận văn liên quan