Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản

Gốm mỹ nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xuất khẩu của Việt Nam và giải quy ết công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Trong thời gian vừa qua gốm mỹ nghệ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Kết quả là ngành đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là việc tăng cường khai thác thị trường Nhật Bản Từ những phân tích và các bài học kinh nghiệm nói trên nếu biết tận dụng sẽ giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tận dụng những lợi thế hiện có để đáp ứng tích cực hơn đối với các yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản.

pdf51 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3491 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu và sản phẩm Nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các chuyên gia khẳng định Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1.130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn. Sản xuất gốm sứ ở Việt Nam đã trải qua nhiều thế kỷ, các công thức sản xuất xương, men, màu vẫn là những bí quyết của các làng nghề. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao, cùng với những bí quyết sản xuất lâu đời kết hợp với công nghệ hiện đại ngày nay đang tạo ra những sản phẩm gốm sứ tinh xảo hơn, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng trong nước và quốc tế. Các sản phẩm gốm sứ hiện nay rất phong phú, gồm nhiều chủng loại khác nhau. Từ các sản phẩm truyền thống như các loại bình, lọ, ấm chén, bát đĩa..., hiện nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như các sản phẩm gốm sứ trang trí nội ngoại thất, tranh gốm nghệ thuật, đồ trang sức, sứ kỹ thuật, sứ xây dựng... - Máy và thiết bị được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp gốm sứ, gồm: Máy nghiền bi nước; Máy khuấy huyền phù; Máy sàng rung; Máy khử từ; Máy ép khung bản; Máy luyện hút chân không; Máy nghiền búa; Máy chống lắng; Máy tạo hình ép dẻo; Máy tạo hình ép lăn; Máy tạo hình rót áp lực; Bàn sửa máy và thủ công; Máy nén khí; Máy tạo mẫu khuôn; Máy lau chân sản phẩm; Hệ thống lò nung; Đồng hồ đo nhiệt độ; Đồng hồ đo áp xuất; Hệ thống buồng sấy; Quạt khói; Tủ điều khiển buồng sấy; Máy mài chân sản phẩm; Máy cắt bìa đóng hộp sản phẩm - Năng lượng và vấn đề ô nhiễm môi trường Năng lượng được sử dụng trong sản xuất sản phẩm gốm sứ là điện, than, củi, gas. Xu thế sử dụng lò gas đang tăng mạnh do các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều được nung đốt bằng lò gas. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều, tỷ lệ Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 31 thành phẩm cao. Trên phạm vi cả nước, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng lò thủ công truyền thống đốt than còn cao. Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng lò thủ công đốt than để sản xuất sản phẩm có tính đại trà, giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Do lò thủ công truyền thống còn chiếm số lượng lớn nên vấn đề ô nhiễm môi trường khá nặng nề trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng nghề tập trung nhiều doanh nghiệp. Ô nhiễm do khí thải, bụi than ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong vùng. Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử dụng lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ. 2.Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Sơ đồ 3: Sơ đồ cung ứng đất nguyên liệu: Nguồn: http//www.vnemark.com Hiện nay sự phân công lao động trong nghề gốm tương đối rõ đối với các khâu nhào trộn đất làm nguyên liệu, nặn, nung sản phẩm. Cả ba khâu nhào đất làm nguyên liệu, nặn, nung sản phẩm nhìn chung có công nghệ hoàn toàn khác nhau; Việc nhào trộn đất cần có không gian rộng để chuyển đất đến, chỗ để đất, chỗ nhào trộn đất và cần kĩ thuật nhào trộn đất trong khi việc tạo hình sản phẩm lại đòi hỏi bàn tay tinh tế hơn, kĩ thuật cao hơn và liên quan tới nhiều khâu phức tạp như tạo dáng, nung đốt, tráng men, vẽ hoạ... Vì vậy trong những năm gần đây tại một số nơi đã xuất hiện một số cơ sở dịch vụ làm đất nguyên liệu. Họ mua máy về nhà trộn đất, mua các loại nguyên liệu để nhào trộn và bán nguyên liệu cho những người sản xuất. Việc nhào trộn đất là việc nặng nhọc nhưng hoàn toàn có thể thay thế bằng máy Hiệu quả kinh tế trong sản xuất gốm phụ thuộc vào các yếu tố sau: Đt sét cao lanh H chuyên sn xut đt nguyên liu Các c s sn xut gm s Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 32 - Giá mua đất nguyên liệu. Thông thường mua đất nguyên liệu rẻ hơn 15% so với thuê thợ trộn thủ công nên để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, hầu hết các cơ sở sản xuất đều mua đất nguyên liệu. Kênh cung ứng nguyên liệu trong sản xuất gốm rất đơn giản. Các cơ sở sản xuất chỉ việc nhận nguyên liệu đất từ các hộ dịch vụ nhào trộn đất. - Tỷ lệ lãng phí đất nguyên liệu. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào trình độ tay nghề của thợ nặn, tạo hình và cách tổ chức lao động của chủ hộ. Nếu không bố trí ăn khớp giữa thợ và đất, thời gian lấy đất thì sẽ gây ra sự lãng phí hay thiếu đất làm ảnh hưởng đến khâu khác. Bảng 5 : Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 loại lò ĐVT: 1000 đồng Lọ độc bình Chậu cảnh Lò hộp Lò gas Lò hộp Lò gas Nhiên liệu 70 91,428 33,684 7,241 Lò + Bao 50 19,230 7,058 5,172 Công lao động 20 4,285 2,368 2,068 Chi khác 16,6 13,928 7,3 1,724 Tổng chi phí nung 156,6 128,871 50,437 16,205 Giá bán 500 500 90 90 Nguồn: http//www.vnemark.com - Tỷ lệ hư hỏng sản phẩm thô (do đổ vỡ, mưa hỏng...). Điều này tuỳ thuộc vào thời tiết và phương tiện che đậy của hộ, tuỳ thuộc vào sự khéo léo của thợ và trình độ bố trí sắp xếp hợp lí các nơi làm việc của chủ hộ. - Chi phí nhiên liệu phụ thuộc vào loại lò (lò hộp hay lò gas), thiết kế, chất lượng lò tốt hay xấu... Thông thường chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm của lò gas thấp hơn rất nhiều. - Tỷ lệ thành phẩm là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến mức chi phí bình quân cho 1 sản phẩm, nó phụ thuộc vào chất lượng lò, loại nhiên liệu sử dụng, kĩ thuật đốt lò.. - Trình độ sử dụng lao động và thù lao lao động. Trình độ sử dụng lao động tốt sẽ làm cho các công việc được thực hiện nhịp nhàng, năng suất lao động ở mọi khâu, mọi việc đều cao dẫn đến tiết kiệm lao động. Thù lao lao động hợp lí sẽ kích thích người lao động quan tâm đến chất lượng công việc, cải tiến thao tác tạo nên kết quả sản xuất cao. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 33 Hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ: cho đến nay đã có nhiều công trình trong và ngoài nước khẳng định hiệu quả kinh tế - xã hội vượt trội của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nói chung, hàng gốm mỹ nghệ nói riêng từ các làng nghề. Gần đây nhất là “Đề án xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thời kỳ 2001-2005 và 2010” của Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ. Có thể so sánh với mặt hàng dệt may, một ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thực thu chỉ là 25%, còn hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gốm mỹ nghệ là 95 – 97 % và chủ yếu sử dụng nguyên liệu trong nước và bàn tay tài hoa của người lao động. Thêm vào đó, sản xuất hàng gốm mỹ nghệ cho phép sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực sẵn có tại các địa phương. Ngành hàng gốm mỹ nghệ ở một số nơi được coi là nghề phụ nhưng lại mang về thu nhập chính cho nhiều hộ nông dân, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng GDP ở khu vực nông thôn, thu hẹp khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xét về mặt xã hội, sản xuất mặt hàng gốm mỹ nghệ tạo ra việc làm cho lao động ở nông thôn, hạn chế tình trạng di dân tự do ra các thành thị và các tệ nạn xã hội. Bởi lẽ đây là ngành tạo ra nhiều việc làm và còn góp phần duy trì bản sắc văn hoá lâu đời của dân tộc ta. 3. Trình độ công nghệ sản xuất Trong thời gian qua, ngành gốm ở nước ta đã đẩy nhanh việc đầu tư đổi mới công nghệ tạo nên những bước nhảy vọt về số lượng và chất lượng, chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng về mẫu mã và hình thức. Việc đầu tư dây chuyền hiện đại đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng gốm trong nước, đồng thời tạo khả năng xuất khẩu. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho gốm Việt Nam thâm nhập mạnh vào thị trường các nước trên thế giới. Khâu tạo hình: thường sử dụng phương pháp in bằng khuôn thạch cao để làm những sản phẩm Outdoor tại Bình Dương, Vĩnh Long, phổ biến là sử dụng các lò nung bằng củi. Tại Đồng Nai, người ta thường sử dụng phương pháp in, phương pháp xoay (khuôn xoay quanh 1 con dao đứng yên), phương pháp rót (đất lỏng rót vào khuôn thạch cao háo nước, đất sẽ bám vào bề mặt, trong khoảng thời gian 4 tiếng đất đủ dày, sau đó đổ đất dư và để trong khoảng thời gian 4 tiếng sau đó gỡ khuôn ra lấy sản phẩm thô, đưa vào bàn xoay để làm láng lại sản phẩm. Về công nghệ và công cụ: Trước đây làm gốm chủ yếu bằng tay, rất nhiều công việc nặng nhọc như nhào trộn đất, đốt lò... vừa tiêu tốn sức lực, vừa gây ô nhiễm môi trường nặng. Trong những năm gần đây hai khâu này được đột phá cải tiến. Các hộ làm dịch vụ “đất nguyên liệu” đã mua máy nhào trộn nguyên liệu nên tăng chất lượng nguyên liệu (trộn đều, dẻo) và rút bớt lao động (mật độ lao động làm thuê ở khâu này). Việc dùng lò tunel thay cho lò hộp đương nhiên mang lại lợi ích kinh tế to lớn, góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng tỷ lệ thành phẩm (giảm tỷ lệ hư hỏng) tăng độ đồng đều và chất lượng sản phẩm và đặc biệt tránh gây ô nhiễm môi trường. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 34 Khâu nung sản phẩm: Các sản phẩm Outdoor ở Bình Dương thường nung bằng các lò củi, còn các sản phẩm Indoor ở Đồng Nai thường dùng lò gaz để nung sản phẩm.Vĩnh Long nung bằng trấu, nhiệt độ chỉ khoảng từng 8000 – 9000 nên các sản phẩm dễ bị hút nước, khi chuyển sang mùa đông sẽ chuyển thành các tinh thể đá, co dãn lại sẽ gây ra các vết nứt. Hiện nay, người ta khắc phục điểm yếu này bằng cách nhúng sản phẩm vào dung dịch silicon hoặc phủ lên 1 lớp silicon không màu. Dùng lò gas nhiệt độ được ổn định ở 1360o C, việc điều chỉnh nhiệt đốt lò, tắt lò rất đơn giản, nhanh chóng nên thời gian nung một mẻ chỉ cần 8 đến 12 giờ, bảo đảm 90% sản phẩm đạt yêu cầu, giảm tỷ lệ sản phẩm hư hỏng từ 10-20% so với lò đốt than, nhiên liệu tiết kiệm được 30% so với lò đốt than, không có chất thải bẩn, lượng CO2 thải ra môi trường đạt các tiêu chuẩn cho phép. Ngoài hai khâu trên, công nghệ mới còn được áp dụng trong khâu thông tin, tiếp thị. Đó là việc sử dụng Intenet trong quảng cáo, tiếp thị, bán hàng, giao dịch... . Công nghệ sản xuất gốm Trung Quốc chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường thế giới, tại Nhật Bản là hơn 70%. Trung Quốc rất chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm như áp dụng sản xuất bán tự động ở nhiều khâu (lọc đất, tạo hình); khâu chế tác cũng được chuyên môn hoá cao mà đặc biệt là khâu tạo hình sản phẩm mộc, nhà sản xuất đã áp dụng cơ giới hoá để rút ngắn thời gian sản xuất và làm gia tăng tính đồng nhất của bán thành phẩm, trong khi đó những khâu như vẻ hoa văn thì cải tiến phương pháp tác nghiệp sao cho năng suất tăng nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của Trung Hoa; sử dụng hệ thống lò nung hiện đại, có nhiệt độ bình thường ở 6000o C, cao nhất ở 13000o C. Những khâu quan trọng như nung sản phẩm, hiện nay đa số những nhà sản xuất đều sử dụng lò nung bằng gaz để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư nhiều cho khâu sáng tạo mẫu, pha chế nguyên liệu và pha màu. 4.Công tác quảng bá, tiếp thị: -Quảng bá tiếp thị gốm sứ Việt Nam Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 35 Để đưa gốm sứ Việt nam giới thiệu rộng rãi với bạn bè quốc tế,Việt nam đã tích cực quảng bá tiếp thị hình ảnh gốm sứ của mình với rất nhiều hoạt động khác nhau.Mới đây nhất là triển lãm gốm sứ Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay tại Mỹ mở cửa tháng 1-2012 tại Bảo tàng Mỹ thuật Birmingham (BMA), để công chúng chiêm ngưỡng một trong ba bộ sưu tập gốm sứ đẹp nhất Việt Nam. Gốm sứ Việt Nam đến từ BMA là triển lãm lớn về gốm sứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ. Triển lãm này được Tiến sĩ Donald A. Wood, người chuyên trách Mỹ thuật châu Á c Donald Wood nói: "Đây là một cơ hội để khám phá những tác phẩm mỹ thuật đẹp ủa Bảo tàng Mỹ thuật Birmingham, và John Stevenson, một trong những chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực này đồng chủ trì. Triển lãm này được tổ chức tại Phòng tranh Jemison của Bảo tàng và được trưng bày từ 22-1-đến 8-4-2012. Triển lãm này miễn phí và mở cửa đón công chúng. thấy ở Mỹ. Đây cũng là một cơ hội để khám phá lịch sử phong phú của một đất nước không chỉ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử đương đại của Mỹ mà còn là một phần quan trọng trong tương lai của chúng ta." Thông qua việc mua bán hợp lý và sự quyên góp hào phóng, qua nhiều thập kỷ nay, BMA đã mua được một trong những bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam tuyệt vời nhất bên cạnh những bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Boston và Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan thành phố New York. hiếm Toàn bộ bộ sưu tập của BMA với hơn 200 tác phẩm gốm sứ Việt Nam sẽ được trưng bày. Bộ sưu tập này được minh họa đầy đủ trong cuốn sách giới thiệu cùng với những bài tiểu luận quan trọng của John Stevenson, Donald Wood và Philippe Trường, một chuyên gia độc lập về gốm sứ Việt Nam. Sách giới thiệu được Đại học Báo chí Washington xuất bản và phân phối. "Hầu như không có ấn phẩm tiếng Anh nào viết về gốm sứ Việt Nam," Donald Wood nói. Cuốn sách này còn chứa những kiến thức uyên bác nhất hiện nay về đề tài này của các chuyên gia có uy tín nhất trong lĩnh vực này." Là triển lãm quy mô lớn lần đầu tiên của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ, "triển lãm này còn là triển lãm đầu tiên để khám phá lịch sử hấp dẫn và đa dạng của gốm sứ Việt Nam tại Mỹ,” Donald Wood nói. "Bộ sưu tập của chúng tôi rất phong phú về gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam vào thế kỷ 15 và 16 phỏng theo gốm sứ màu lam tuyệt đẹp tại các lò nung ở Cảnh Đức Trấn (Jingdezhen), Trung Quốc, chuyên làm đồ sứ cho các triều vua. Bộ sưu tập này cũng có thế mạnh đặc biệt về gốm sứ Việt Nam được sản xuất để dùng trong nước và không bao giờ xuất khẩu. Bộ sưu tập này trải dài qua 2000 năm lịch sử gốm sứ Việt Nam.” Bên cạnh việc trưng bày bộ sưu tập xuất sắc các tác phẩm của Việt Nam, triển lãm còn mang John Stevenson, "một trong các học giả hàng đầu và là người am hiểu trong lĩnh vực này", đến với Bảo tàng Mỹ thuật Birmingham, Donald Wood nói. "Anh ấy được biết đến và tôn trọng Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 36 không chỉ ở Mỹ mà ở mọi nơi trên thế giới bởi các nghiên cứu tiên phong của mình trong một lĩnh vực chưa được đánh giá đầy đủ.” Ngay cả trong nước cũng có những festival gốm sứ rất đặc sắc.. Festival gốm sứ lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với hơn 19 làng nghề và 50 doanh nghiệp tham gia diến ra vào ngày 4/9/2010 đã thu hút nhiều sự quan tâm và chú ý của đông đảo mọi người. Với chủ đề “Gốm sứ Việt Nam-truyền thống-bản sắc và phát triển”, festival nhằm tôn vinh, giới thiệu gốm sứ - một trong những nghề truyền thống nổi tiếng đặc sắc của dân tộc Việt Nam qua nhiều thế kỷ từ Bắc đến Nam, đồng thời khẳng định vị trí, tiềm năng của nghề gốm sứ trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Festival gốm sứ Việt Nam - Bình Dương khai mạc Hội chợ triển lãm “Gốm sứ -Thế giới sắc màu” diễn ra từ 4/9/2010 cho đến ngày 8/9/2010 tại Sân vận động tỉnh Bình Dương quy tụ hơn 600 gian hàng gốm sứ trong và ngoài nước. Nhiều kỷ lục về gốm sứ đã xuất hiện, nhiều sản phẩm độc đáo chưa từng có từ trước đến nay đã có dịp ra mắt công chúng như 2 tác phẩm Gốm mây và Đất nước của Công ty Hoàng Việt, Lu thiên địa cao 1,27m của Công ty Trung Thành, Thăng Long hoài cổ của Công ty Minh Cường… Triển lãm các bộ sưu tập gốm cổ “Tinh hoa Gốm Việt” diễn ra đến ngày 10/9/2010 tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương, với khoảng 300 cổ vật gồm: gốm sứ Đông Sơn, Đinh – Tiền Lê, Gốm sứ thời Lý – Trần, Gốm sứ thời Lê sơ, Gốm sứ Óc Eo, Champa…. Ngoài ra còn có khoảng 200 cổ vật của các nhà sưu tầm trong và ngoài tỉnh Bình Dương cũng được trưng bày tại bảo tàng. - Quảng bá tiếp thị gốm sứ Trung Quốc Một trong những điều dẫn đến sự thành công của gốm Trung Quốc chính là việc rất chú trọng đến hoạt động marketing ở trong lẫn ngoài nước, quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ, kết hợp chặt chẽ việc phát triển ngành gốm với việc phát triển thương mại và du lịch. Những nhà xuất khẩu Trung Quốc biết tận dụng tối đa thương hiệu gốm Trung Hoa đã được khẳng định từ lâu đời trên thị trường thế giới để không ngừng thu hút khách hàng, không chỉ quảng bá tại các hội chợ nước ngoài, họ còn tổ chức hàng năm hội chợ Canon hai lần vào tháng 04 và tháng 10 để lôi kéo khách hàng đối với họ đồng thời kết hợp phát triển du lịch và thúc đẩy phát triển những mặt hàng khác như ngọc trai, tơ lụa…Đối với những hoạt động quảng bá tại nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất thường tập trung với nhau theo những công ty xuất khẩu lớn có uy tín và năng lực kinh doanh ngoại thương để đại diện cho họ, nhờ đó hình ảnh của họ xuất hiện trên thương trường có ấn tượng đối với khách hàng đồng thời họ có thể cùng nhau bảo vệ giá bán tránh bị ép giá hoặc phá giá lẫn nhau. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 37 Ngoài ra gốm Trung Quốc rất chú trọng đến việc kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại nhằm giữ được những nét đặc trưng của gốm Trung Quốc như : màu sắc rực rỡ, hoa văn chủ đạo hình Long – Lân – Quy - Phụng (những biểu tượng may mắn phú quý của Trung Quốc), đường nét cầu kỳ. 5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã Nhìn chung các đơn vị sản xuất chỉ dựa vào mẫu có sẵn hoặc mẫu do khách hàng cung cấp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho sản phẩm mới Mẫu mã sản phẩm không được cải tiến thường xuyên, liên tục. Nếu mẫu mã sản phẩm nào được ưa chuộng thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất sản phẩm đó cho đến khi nào không thể tiêu thụ được nữa…Tình trạng chỉ biết làm theo hoặc lấy mẫu mã của người khác chỉ có thể tồn tại trong giai đoạn hiện nay, nếu kéo dài thì sẽ làm mất đi yếu tố hấp dẫn, đặc sắc của loại sản phẩm truyền thống này. Bảng 6 : Nguồn cung cấp mẫu mã cho các doanh nghiệp Nguồn cung cấp mẫu mã Số lượng DN Tỷ trọng(%) Tự thiết kế 16 22,85 Mua bản thiết kế 0 0 Do khách hàng cung cấp 25 35,71 Theo mẫu có sẵn 29 41,43 Tổng cộng 70 100 Các đơn vị sản xuất đều rất thụ động trong việc tạo ra mẫu mã mới cho sản phẩm. Nghĩa là việc thiết kế mẫu mã chỉ phụ thuộc theo ý thích chủ quan, phụ thuộc vào khả năng của người thiết kế mà không căn cứ theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Khâu sáng tác, cải tiến mẫu mã chưa được quan tâm đúng mức, theo tác giả là do: Chưa có một chính sách bảo hộ kiểu dáng công nghiệp một cách hữu hiệu để các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh có thể yên tâm rằng mẫu mã mới của mình làm ra được bảo hộ, không bị đánh cắp. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 38 Nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo mẫu. Công tác đào tạo đội ngũ chuyên trách về sáng tác mẫu mã gốm chưa đựơc quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp sản xuất gốm thiếu kiến thức, thiếu thông tin trong việc kết hợp tính hiện đại và tính dân tộc, kết hợp việc giữ gìn bản sắc dân tộc và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các đơn vị sản xuất gốm mỹ nghệ thiếu sự hổ trợ về các thiết bị hiện đại như máy Scanner, máy tính làm cho công tác sáng tác mẫu mã tiến hành chậm và mất rất nhiều công sức. D.Chiến lược ,cơ cấu,sự cạnh tranh của nghành gốm: Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua đối tác, nhà phân phối: Sự hiện diện trực tiếp trên thị trường Nhật Bản là cách tốt nhất để có thể thâm nhập được vào thị trường này. Nhưng đó là hình thức hết sức tốn kém. Việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác để đại diện cho Doanh nghiệp là chiến lược Marketing mang tính khả thi cao hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Lựa chọn nhà phân phối: Hình thức này đòi hỏi phải có sự tuyển chọn kỹ lưỡng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc đối tác của DN tại Nhật.Tại Nhật, các nhà phân phối thường chuyên biệt hoá trong một địa bàn hoặc một nhóm ngành hàng nhất định. Các công ty nhập khẩu Nhật Bản thường được lựa chọn để trở thành đại diện bán hàng cho các nhà xuất khẩu nước ngoài (dù rằng không nhất thiết đòi hỏi). Trong một số trường hợp, thì đây là điều rất cần thiết để triển khai và mở rộng thị trường tại Nhật. Lập đại diện tại Nhật: Mặc dù chi phí thuê văn phòng và nhân công rất cao, nhưng việc lập văn phòng đại diện tại Nhật ngày càng ít tốn kém hơn do giá thuê văn phòng đang có chiều hướng giảm dần. Marketing trực tuyến: Bao gồm việc đặt hàng qua thư, tiếp thị qua điện thoại, tiếp xúc khách hàng trực tiếp, bán hàng qua mạng và thương mại điện tử là một phương pháp bán hàng hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu tiếp cận với khách hàng Nhật Bản mà không nhất thiết phải thông qua các kênh phân phối truyền thống. Hình thức chọn mua hàng qua catalogue, bắt đầu được đưa vào giữa những năm 1990, là một hình thức bán hàng có rất nhiều triển vọng, với đồng yên mạnh và sự sính đồ ngoại của người Nhật ngày càng gia tăng. Tham gia các hội chợ triển lãm: Các hội chợ triển lãm, các cuộc hội thảo về thương mại…cũng diễn ra thường xuyên tại Nhật, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 39 mại - công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật. Các công ty Việt Nam nên tìm kiếm sự tài trợ của các trung tâm xúc tiến và hợp tác thương mại của hai nước.Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là công cụ quan trọng để thâm nhập thị trường của Nhật Bản Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản ngày càng tăng nhưng vẫn còn chiếm thị phần rất nhỏ bé ở thị trường Nhật Bản mặc dù chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ trên thị trường Nhật Bản là tính cạnh tranh thấp như giá cao, chất lượng không ổn định và điều quan trọng đối với hàng gốm mỹ nghệ là mẫu mã còn đơn điệu, không thay đổi đa dạng, độc đáo, độc quyền đối với các sản phẩm cạnh tranh khác giống như Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan…Cho nên vấn đề quan tâm hàng đầu của ngành công nghiệp gốm Việt Nam là nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm gốm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản, mà trước hết là trên thị trường Việc thực thi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là các chính sách về nguồn vốn tín dụng: Hiện nay trình độ công nghệ sản xuất của ta vẫn còn thấp hơn các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong ngành đều nhận thấy điều này và đều có mong muốn đầu tư nâng cao khả năng sản xuất thông qua đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất vật chất mới… Tuy nhiên hầu hết đầu gặp khó khăn ở vốn đầu tư, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm thường rất hạn chế, vì thế những kế hoạch đổi mới trang thiết bị như trên chỉ được thực hiện khi họ vay được từ nguồn vốn ngân hàng. Nhưng hiện nay các quy định về hồ sơ thủ tục, về tài sản thế chấp và thủ tục thẩm định giá, hạn mức tín dụng thấp hơn mức tài sản… đã làm nản lòng các doanh nghiệp vì tài sản của họ thường chỉ là đất đai, nhà xưởng… có giá trị không cao, trình độ văn hoá và hiểu biết luật định có giới hạn của họ.. - Thị phần hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có: hàng năm Nhật Bản nhập khẩu hơn 1 tỷ USD hàng gốm sứ nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vào Nhật Bản vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ khoảng trên dưới 10 triệu USD. - Quản lý chất lượng hàng hoá của Nhật Bản rất khắt khe: Chính phủ Nhật Bản kiểm tra chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn Nhật Bản, kiểm tra cả những nguyên liệu, kiểu dáng, công nghệ chế tạo, bao bì, đóng gói… Thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất cao về chất lượng, gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản phải có dấu JIS- nhãn hiệu tự nguyện trên cơ sở Luật Tiêu Chuẩn công nghiệp Nhật Bản, và dấu “G”, “ceremic safety Mark” – nhãn hiệu “ Bảo đảm chất lượng hàng gốm” ( tiêu chuẩn JIS được đánh giá là khó khăn thứ 4 trong 13 vướng mắc đề ra) - Kinh nghiệm tiếp cận với thị trường Nhật Bản chưa nhiều: các doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận thị trường này, thiếu sự hiểu biết về nó. Theo như kết quả khảo sát, chỉ có khoảng 16,67% Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 40 các doanh nghiệp được hỏi là có hiểu biết nhiều về thị trường Nhật Bản, 56,67% am hiểu có mức độ và phần còn lại là không trả lời. Bảng 7:Khả năng am hiểu về thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp Khả năng am hiểu Số lượng DN Tỷ trọng (%) Am hiểu nhiều 9 16,36 Am hiểu có mức độ 31 56,36 Ít am hiểu 9 16,36 Không am hiểu 0 0 Không trả lời 6 10,91 Tổng cộng 55 100 - Tính cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản rất cao: các sản phẩm gốm cao cấp của các quốc gia như Ý, Pháp, hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập trên thị trường Nhật Bản với đủ loại mẫu mã, chủng loại khác nhau. Sản phẩm gốm mỹ nghệ của Việt Nam đang phải đối phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực khác như Thái Lan, Malaysia, Indonesia là những nước có ngành sản xuất gốm mỹ nghệ từ lâu đời, sản phẩm của họ có những nét đẹp truyền thống dân tộc… - Việt Nam bước vào thị trường Nhật Bản chậm hơn các quốc gia khác: và vì vậy sản phẩm của ta muốn đánh bại các quốc gia kia rất khó khăn. Các nhà sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc, Malaysia, Italia… đã thâm nhập vào. - Chi phí marketing cho sản phẩm gốm mỹ nghệ ở thị trường Nhật Bản rất cao: (chủ yếu là chi phí để trưng bày tại các hội chợ triển lãm) trong khi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, tài chính còn rất nhiều khó khăn. (Chi phí thuê gian hàng tại hội chợ : khoảng 10.000 USD;Chi phí ăn, ở, đi lại của hai nhân viên tham gia hội chợ: 2.400 USD; Trong khi đó trung bình số lượng hợp đồng được ký kết tại các hội chợ 1,2 cái với giá trị trung bình của mỗi hợp đồng chỉ nằm trung bình trong khoảng từ 100.000 đến 200.000 USD; Chi phí marketing trung bình chiếm khoảng 10% giá trị của hợp đồng). Ở Nhật Bản,gian hàng thường chỉ rộng khoảng 18m2, tối đa chỉ khoảng 27 – 30m2. Do đó, khi tham dự các hội chợ triển lãm ở Nhật Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 41 Bản phải chọn những mặt hàng phù hợp với diện tích vừa phải trường nội địa.Đã từ lâu, thị trường Việt Nam và các nước ASEAN tràn ngập hàng gốm sứ của Trung Quốc. Với năng lực sản xuất 1.500 triệu m2 gạch ốp lát 50 triệu sản phẩm sứ vệ sinh Trung Quốc không những cung cấp đủ nhu cầu thị trường nội địa , mà còn có thể xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Hiện kim ngạch xuất khẩu hàng năm của gốm sứ Trung Quốc đạt trên 250 triệu USD; Trước một đối thủ cạnh tranh lớn như vậy, các doanh nghiệp trong hiệp hội gốm sứ ASEAN CICA EXCOM (bao gồm 6 nước Thái Lan, Indonexia, Malayxia, Singapore, Philippin và Việt Nam) đã thống nhất với nhau những mục tiêu để hợp sức phát huy triệt để nguồn nguyên liệu sẵn có trong khu vực, giảm tối đa nhập khẩu nguyên liệu sản xuất gốm sứ từ các nước phương Tây, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, 6 nước trên cùng nhất trí các biện pháp giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí lưu thông và các chi phí đầu tư. Các nước này tin tưởng rằng, nếu giá bán lẻ gốm sứ ASEAN chỉ cần ngang bằng với giá bán lẻ gốm sứ Trung Quốc cùng loại, trên cùng thị trường thì hàng của các nước này sẽ được tiêu thụ mạnh hơn hàng của Trung Quốc, bởi chất lượng hàng gốm sứ ASEAN không thua kém và còn hơn chất lượng hàng gốm sứ được sản xuất tại các địa phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng cần thấy rõ những nhược điểm hiện nay của ngành gốm sứ ASEAN: - Thứ nhất, nhiều nguyên liệu quan trọng để sản xuất gốm sứ, các nước ASEAN còn phải nhập khẩu như frit, feldspar, kaolin, men mầu các loại...., kể cả mẫu mã, kiểu cách hoa văn, khuôn mẫu... đều do các đối tác nước ngoài chuyển giao. - Thứ hai, nhiều nguyên liệu thô không ổn định, kém hẳn nguyên liệu nhập ngoại đã được tinh chế, phân loại, đóng bao, đề rõ các chỉ tiêu hóa học cụ thể và các đối tác có chiến lược hỗ trợ sau bán hàng rất tốt. Hàng gốm sứ Việt Nam, ngoài những nhược điểm chung như của các nước ASEAN kể trên, còn có điểm yếu là giá bán các sản phẩm còn cao hơn các nước trong khu vực. Đó là thách thức, khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ của Việt Nam . Mặt khác, cũng phải thấy những thuận lợi của gốm sứ Việt Nam là: một số sản phẩm gốm sứ Việt Nam (mang thương hiệu Thanh Trì, Thiên Thanh, Inax, Caesar, Đồng Tâm, Viglacera, Taicera...) cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, công nghệ sản xuất gốm sứ Việt Nam hiện cũng không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu công nghệ sản xuất gốm sứ Việt Nam hiện cũng không thua kém so với công nghệ sản xuất gốm sứ trong khu vực. Chúng ta lại có bài học kinh nghiệm của Indonêsia là khi chính phủ nước này thực hiện cam kết AFTA, cắt giảm thuế suất xuống 5%, lúc đầu các DN gốm sứ nước này thực sự lo lắng và bối rối, thậm chí có phản ứng dữ dội, nhưng sau đó, vì lợi ích sống còn, họ vẫn tồn tại và phát triển tốt trong hòan cảnh hầu như không còn sự bảo hộ của nhà nước, giá bán sản phẩm của họ trong nội địa không hề tăng, lại còn ngang bằng so với giá của hàng gốm sứ nhập khẩu. Cuối cùng, các DN gốm sứ Việt Nam chắc chắn được sự hỗ trợ và hậu thuẫn của ASEAN CICA EXCOM, nhất là trong khâu tìm kiếm thị trường và quảng bá sản phẩm. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 42 E.Vai trò của chính phủ: - Đường lối đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: tạo mọi cơ hội thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Bộ trưởng Bộ Thương mại vừa có quyết định số 2006/QĐ-BTM ngày 25 tháng 01 năm 2006 về việc ban hành quy chế thưởng đối với phần kim ngạch xuất khẩu năm 2005 vượt so với năm 2004. Các mặt hàng được xét thưởng vượt kim ngạch gồm 13 mặt hàng, trong đó có nhóm hàng thủ công mỹ nghệ và mây tre lá. (bao gồm bốn mặt hàng là gốm sứ mỹ nghệ; đồ gỗ chạm trỗ; mây, tre lá và các hàng khác) Chính sách của Chính phủ ta ngày càng trở nên thiết thực hơn, huy động ngày càng triệt để và có hiệu quả hơn các tiềm năng cho sản xuất các hàng gốm mỹ nghệ truyền thống. Vận dụng chính sách của Chính phủ từng địa phương đã có những giải pháp tích cực cho sản xuất các mặt hàng gốm mỹ nghệ truyền thống (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bát Tràng…) Chủ trương khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, qui hoạch các vùng sản xuất tập trung, cho vay vốn sản xuất, xét duyệt và chỉ đạo thực hiện các phương án sản xuất ngành nghề của các địa phương, thường xuyên xét phong tặng danh hiệu nghệ nhân... đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển các mặt hàng gốm mỹ nghệ truyền thống. - Chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Chính Phủ: Đảng và Chính phủ thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá, mở của hội nhập quốc tế đã tạo ra rất nhiều cơ hội giao thương mới cho tất cả các ngành nói chung và ngành gốm mỹ nghệ nói riêng. - Việc hội nhập nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế khu vực và thế giới: tạo điều kiện cho các làng nghề, các cơ sở, công ty sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển vì mở rộng thị trường. - Thị trường của những sản phẩm gốm mỹ nghệ này ngày càng được mở rộng: đặc biệt là thị trường ngoài nước. Khách nước ngoài muốn tìm đến nguồn gốc Á Đông với những sản phẩm do chính bàn tay lao động thủ công của người thợ tạo nên từ các nguyên liệu thiên nhiên. - Môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện: môi trường pháp lý, môi trường hành chính, môi trường tài chính - ngân hàng, cở sở vật chất hạ tầng… ngày càng hoàn thiện để các nhà đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng gốm mỹ nghệ có điều kiện đầu tư tốt. Hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam rất được thị trường Nhật Bản ưa chuộng. - Sự hỗ trợ của Chính phủ Trung quốc Chính phủ Trung Quốc khuyến khích ủng hộ việc phát triển sản xuất, đặc biệt đối với các xí nghiệp sản xuất tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được thành lập bởi những người có tay nghề và năng động. Chính phủ giành những quỹ tín dụng đặc biệt để khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng sản xuất và đặc biệt ưu đãi đối với những dự án đổi mới công nghệ hoặc xí nghiệp mới xây dựng những phương pháp công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 43 ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh cho các xí nghiệp sản xuất trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ hỗ trợ vốn với lãi suất thấp khi các nhà sản xuất có hợp đồng xuất khẩu đã mở L/C. - Thuế nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản tương đối thấp. Gốm mỹ nghệ là mặt hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại thị trường Nhật. Nhập khẩu đồ gốm của Nhật đang tăng rất mạnh trong những năm gần đây, thuế suất thuế nhập khẩu đồ gốm vào Nhật Bản rất thấp (0-3%). - Quy định về thuế nhập khẩu: trừ các mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi, mức thuế nhập khẩu nói chung là 3,4% cho những mặt hàng thông thường, 2,3% cho các nước tham gia Tổ chức thương mại thế giới. Chính phủ Nhật Bản có nhiều chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại như JETRO, Bộ phận Thị Trường Nhật Bản của Phòng Thương Mại và Công Nghiêp Việt Nam . - Việc thực thi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cũng chưa thực sự có hiệu quả, đặc biệt là các chính sách về nguồn vốn tín dụng: Hiện nay trình độ công nghệ sản xuất của ta vẫn còn thấp hơn các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong ngành đều nhận thấy điều này và đều có mong muốn đầu tư nâng cao khả năng sản xuất thông qua đầu tư trang thiết bị hiện đại, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất vật chất mới… Tuy nhiên hầu hết đầu gặp khó khăn ở vốn đầu tư, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gốm thường rất hạn chế, vì thế những kế hoạch đổi mới trang thiết bị như trên chỉ được thực hiện khi họ vay được từ nguồn vốn ngân hàng. Nhưng hiện nay các quy định về hồ sơ thủ tục, về tài sản thế chấp và thủ tục thẩm định giá, hạn mức tín dụng thấp hơn mức tài sản… đã làm nản lòng các doanh nghiệp vì tài sản của họ thường chỉ là đất đai, nhà xưởng… có giá trị không cao, trình độ văn hoá và hiểu biết luật định có giới hạn của họ.. F.Yếu tố về cơ hội và nguy cơ Việc gia nhập WTO đang mở ra triển vọng cho gốm mỹ nghệ Việt Nam tiếp cận và tăng nhanh lượng hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản. Ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, với thế mạnh sẵn có lại có được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đang phát triển nhanh chóng và vươn lên mạnh mẽ tới thị trường các nước, trong đó ngành xác định thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường quan trọng. Những thành quả ban đầu đã khẳng định đúng đắn trong chiến lược. Tuy nhiên, trong thời gian tới, xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và khó khăn. 1.Những cơ hội: Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 44 - Với dung lượng và khả năng tiêu thụ lớn và đa dạng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản. - Do tác động của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhật Bản, ngành gốm mỹ nghệ của Nhật Bản đang mất dần lợi thế so sánh và xu hướng chuyển dịch lĩnh vực sản xuất ra ngoài nước Nhật Bản- đặc biệt là trong ngành gốm mỹ nghệ - để tận dụng nhân công rẻ, hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng mức tiêu thụ trên thị trường Nhật Bản. Xu hướng tăng mạnh nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản đã và đang mở ra cơ hội to lớn cho chúng ta. - Việt Nam là nước có lợi thế to lớn về nguồn nhân lực do dân số đông, trình độ văn hoá khá cao và một trong vài nước có giá thành lao động thấp nhất Châu Á. - Ngành gốm mỹ nghệ là ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Đồng thời sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ phù hợp với định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước. 2.Những thách thức: - Hệ thống luật pháp Nhật Bản chặt chẽ với những quy định nghiêm ngặt, lại khác rất nhiều so với luật pháp Việt Nam làm các doanh nghiệp xuất khẩu gốm mỹ nghệ dễ rơi vào những tranh chấp với các công ty khác hay bị chính quyền nước sở tại xử phạt. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí và công sức để tìm hiểu và khai thác có hiệu quả. - Thị trường Nhật Bản có hệ thống phân phối rất phức tạp với sự tham gia của nhiều loại công ty gây khó khăn cho các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam khi muốn thâm nhập. - Các sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam, ngoại trừ số ít các sản phẩm, chưa đáp ứng được yêu cầu của người Nhật Bản về chất lượng sản phẩm, về thiết kế mẫu mã và đa dạng hoá sản phẩm. - Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường lớn trên thế giới, rất nhiều nước lựa chọn thị trường này là thị trường xuất khẩu chính nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Lợi thế đang thuộc về những nước có đầu tư qui mô và hợp lý cho phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, thiết kế thời trang, tiếp thị sản phẩm… đó là bài học của những nước như Trung Quốc, Thái Lan… Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 45 PHẦN IV: Những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang Nhật Bản của các nước láng giềng A. Kinh nghiệm của Trung Quốc - Công nghệ sản xuất: Gốm Trung Quốc chiếm một thị phần khá lớn trên thị trường thế giới, tại Nhật Bản là hơn 70%. Trung Quốc rất chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm như áp dụng sản xuất bán tự động ở nhiều khâu (lọc đất, tạo hình); khâu chế tác cũng được chuyên môn hoá cao mà đặc biệt là khâu tạo hình sản phẩm mộc, nhà sản xuất đã áp dụng cơ giới hoá để rút ngắn thời gian sản xuất và làm gia tăng tính đồng nhất của bán thành phẩm, trong khi đó những khâu như vẻ hoa văn thì cải tiến phương pháp tác nghiệp sao cho năng suất tăng nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của Trung Hoa; sử dụng hệ thống lò nung hiện đại, có nhiệt độ bình thường ở 6000o C, cao nhất ở 13000o C. Những khâu quan trọng như nung sản phẩm, hiện nay đa số những nhà sản xuất đều sử dụng lò nung bằng gaz để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư nhiều cho khâu sáng tạo mẫu, pha chế nguyên liệu và pha màu. - Sự hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích ủng hộ việc phát triển sản xuất, đặc biệt đối với các xí nghiệp sản xuất tư nhân có quy mô vừa và nhỏ được thành lập bởi những người có tay nghề và năng động. Chính phủ giành những quỹ tín dụng đặc biệt để khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng sản xuất và đặc biệt ưu đãi đối với những dự án đổi mới công nghệ hoặc xí nghiệp mới xây dựng những phương pháp công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh cho các xí nghiệp sản xuất Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 46 trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ hỗ trợ vốn với lãi suất thấp khi các nhà sản xuất có hợp đồng xuất khẩu đã mở L/C. - Công tác quảng bá, tiếp thị: Một trong những điều dẫn đến sự thành công của gốm Trung Quốc chính là việc rất chú trọng đến hoạt động marketing ở trong lẫn ngoài nước, quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ, kết hợp chặt chẽ việc phát triển ngành gốm với việc phát triển thương mại và du lịch. Những nhà xuất khẩu Trung Quốc biết tận dụng tối đa thương hiệu gốm Trung Hoa đã được khẳng định từ lâu đời trên thị trường thế giới để không ngừng thu hút khách hàng, không chỉ quảng bá tại các hội chợ nước ngoài, họ còn tổ chức hàng năm hội chợ Canon hai lần vào tháng 04 và tháng 10 để lôi kéo khách hàng đối với họ đồng thời kết hợp phát triển du lịch và thúc đẩy phát triển những mặt hàng khác như ngọc trai, tơ lụa…Đối với những hoạt động quảng bá tại nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất thường tập trung với nhau theo những công ty xuất khẩu lớn có uy tín và năng lực kinh doanh ngoại thương để đại diện cho họ, nhờ đó hình ảnh của họ xuất hiện trên thương trường có ấn tượng đối với khách hàng đồng thời họ có thể cùng nhau bảo vệ giá bán tránh bị ép giá hoặc phá giá lẫn nhau. Ngoài ra gốm Trung Quốc rất chú trọng đến việc kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại nhằm giữ được những nét đặc trưng của gốm Trung Quốc như : màu sắc rực rỡ, hoa văn chủ đạo hình Long – Lân – Quy - Phụng (những biểu tượng may mắn phú quý của Trung Quốc), đường nét cầu kỳ. B. Kinh nghiệm của Thái Lan - Công nghệ sản xuất: Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu gốm rất mạnh. Tại thị trường Nhật Bản thị phần của gốm Thái Lan chiếm hơn 5%. Người Thái Lan đã tạo ra được rất nhiều sản phẩm độc đáo, mới lạ, chất lượng cao được khách nước ngoài rất ưa chuộng. Trong lĩnh vực sản xuất, Thái Lan đầu tư khá mạnh như máy ép thủy lực để ép và dập các loại chậu, lò nung bằng gaz… giúp hạn chế tối đa các loại phế phẩm, nâng cao năng suất. Đặc biệt vùng sản xuất Lampang đã trở thành một vùng sản xuất các loại gốm cao cấp như sứ cách nhiệt, sứ chịu nhiệt cao dùng trong các lò nung, gốm trang trí… nhờ họ đã áp dụng những công nghệ sản xuất tự động hoá cao từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu nung thành phẩm, Thái Lan cũng đã chuyên môn hoá cao ngành chế biến đất kaolin để cung cấp nguyên liệu thô có chất lượng cao, ổn định…cho các nhà sản xuất, nhờ đó họ có thể tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ (nhờ hạ thấp tỷ lệ phế phẩm) có thể cạnh tranh với hàng gốm Trung Quốc. - Công tác quảng bá, tiếp thị: nghệ thuật marketing của người Thái Lan rất cao. Những người bán hàng gốm với nụ cười luôn nở trên môi, am tường về sản phẩm, lịch sự, nhiệt tình, tận tụy và biết chiều lòng khách đã góp phần tạo nên hình ảnh đẹp về gốm Thái Lan trong lòng du khách. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 47 Hơn thế nữa, ở mỗi điểm du lịch ngoài các sản phẩm cao cấp các sản phẩm gốm đơn giản, rẻ tiền, những ly, bát, đĩa nhưng nhờ biết kết hợp khéo léo với du lịch và ngành nhiếp ảnh mà mỗi năm những sản phẩm gốm đơn giản này cũng mang về cho Thái Lan hàng chục triệu USD. Các doanh nghiệp Thái Lan thường tham gia các hội chợ thương mại quốc tế lớn tại Hoa Kỳ và Châu Âu theo tổ chức của Hiệp hội nghề hoặc Uỷ ban phát triển thương mại Thái Lan, các cơ quan này tổ chức các hội chợ hàng năm tại các vùng sản xuất để các nhà sản xuất địa phương triển lãm và bán sản phẩm của mình cho cư dân và khách tham quan đến theo các tour du lịch.. - Sự hỗ trợ của Chính phủ và hiệp hội nghề gốm: Một trong những đóng góp vào sự thành công của ngành gốm Thái Lan chính là sự hoạt động rất mạnh và thực sự là người đóng vai trò tập hợp lực lượng để xuất khẩu gốm. Hiệp hội Gốm Thái Lan không chỉ quan tâm tới hoạt động marketing, tài chính, mà còn rất quan tâm đến vấn đề mẫu mã, công nghệ, chất lượng sản phẩm. Hiệp hội có Viện nghiên cứu phát triển gốm, đóng góp rất lớn cho việc đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ Thái Lan. Hiệp hội gốm Thái Lan đã xây dựng được Trung tâm phát triển gốm có trang bị hiện đại để chuyên nghiên cứu nâng cao chất lượng, hạ giá thành qua việc hạ tỷ lệ phế phẩm và tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới. C. Kinh nghiệm của Malaysia Malaysia là một trong những nước có truyền thống sản xuất và xuất khẩu gốm từ lâu đời, hiện nay thị phần của gốm Malaysia tại Nhật Bản là trên dưới 2%. - Công nghệ sản xuất: trình độ cơ giới hoá đã được áp dụng rất cao trong công nghệ sản xuất gốm mỹ nghệ của Malaysia. Đa số các khâu như chế biến đất và tạo hình đều được thực hiện bởi máy móc, những dàn máy ép chậu bằng hệ thống thuỷ lực cho phép họ sản xuất ra sản phẩm chậu hoa rất nhanh, độ đồng đều cao và tiết kiệm nhân lực. Khâu nung sản phẩm được cải tiến bằng loại lò đốt dầu có buồng đốt lớn và có thể di chuyển liên tục nhờ đó có thể tiết kiệm năng lượng và thời gian nung. - Công tác quảng bá sản phẩm: Các nhà sản xuất và xuất khẩu gốm Malaysia đã tạo được thế mạnh cạnh tranh của mình qua việc đáp ứng các đơn hàng lớn nhờ năng lực sản xuất cao. Tuy nhiên, tính đoàn kết tương hỗ giữa các nhà xuất khẩu Malaysia trong hoạt động ngoại thương còn thấp, dẫn đến những phản ứng chậm chạp khi khuynh hướng thị trường thay đổi từ những đơn hàng lớn, đơn giản sang những đơn hàng vừa và nhỏ nhưng yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm cao. D. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Nghiên cứu những kinh nghiệm thành công của những nước xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản trong khu vực và trên thế giới giúp ta đúc kết được những bài học có giá trị Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 48 giúp ích cho các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam trong quá trình thâm nhập vào thị trường Nhật Bản tốt hơn: - Đa dạng hoá mặt hàng, cải tiến mẫu mã thường xuyên: liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm, đưa ra thị trường những sản phẩm gốm mỹ nghệ mới phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng người Nhật. Đây là kinh nghiệm mà Trung Quốc đã áp dụng rất thành công. - Nâng cao chất lượng sản phẩm gốm mỹ nghệ: bằng cách hoàn thiện quy trình chuyên môn hoá xử lý đất nguyên liệu có chất lượng đồng nhất, ổn định và đa dạng đáp ứng được các yêu cầu của nhà sản xuất. Đất nguyên liệu được dự trữ với khối lượng lớn giúp cho toàn bộ quy trình sản xuất ổn định, giảm bớt chi phí ẩn do phải sản xuất thử hoặc sản phẩm hỏng. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… - Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường: thị trường Nhật Bản là thị trường rộng lớn và rất đa dạng với nhiều phân khúc thị trường, từ sản phẩm cao cấp giá cao đến các sản phẩm thấp giá rẻ. Thêm nữa, những người tiêu dùng Nhật Bản có tính thực dụng, giá hàng rẻ vẫn luôn là một yếu tố được người Nhật quan tâm. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Thái Lan… Đặc biệt là Trung Quốc, nước rất thành công trong chiến lược này. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng công nghiệp: nhằm hợp lý hoá quá trình sản xuất và áp dụng cơ giới hoá ở một số công đoạn như tạo hình, sấy khô bán phẩm, phủ men… nhờ đó có thể tăng năng suất lao động nhưng vẫn giữ được tính thủ công đặc trưng của sản phẩm. Đây là bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Malaysia… - Tận dụng kiều bào đang sinh sống ở Nhật Bản như là cầu nối để đưa sản phẩm gốm mỹ nghệ đến với người tiêu dùng bản xứ: đó là kinh nghiệm thành công của nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipines… - Kiến nghị nhằm xây dựng chính sách hỗ trợ hữu hiệu của Chính Phủ: bằng các công cụ đòn bẩy tài chính, các hội chợ thương mại nhằm thu hút khách hàng. Nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đủ sức thực hiện các đơn hàng lớn của Nhật Bản. Đây là bài học kinh nghiệm mà Trung Quốc và Thái Lan áp dụng rất thành công. Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 49 Kết Luận: Gốm mỹ nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xuất khẩu của Việt Nam và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam. Trong thời gian vừa qua gốm mỹ nghệ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh. Kết quả là ngành đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là việc tăng cường khai thác thị trường Nhật Bản Từ những phân tích và các bài học kinh nghiệm nói trên nếu biết tận dụng sẽ giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời tận dụng những lợi thế hiện có để đáp ứng tích cực hơn đối với các yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Nhằm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản sẽ góp phần làm cho sản xuất trong nước phát triển không ngừng nhằm xây dựng sự nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam và nâng cao đời sống của người lao động. Đưa những giá trị truyền thống thống qua những sản phẩm tinh tuý được chắt lọc từ tâm hồn và đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới./ Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 50 Tài liệu tham khảo: 1. Kim Anh (2003), Gốm sứ Bát Tràng - từng bước xây dựng thương hiệu, Khoa học kỹ thuật Kinh tế số 21, trang 12 2. Bộ thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu Việt Nam thời kỳ 2001 -2010 3. Thu Hà, Phương Nhi(2003), Gốm sứ Việt Nam tìm đường xuất ngoại, Tạp chí Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - số 4(45) 4. Tổng cục Thống Kê, Niên Giám 2006 5. Tổng cục Thống Kê, Niên Giám 2007 6. Tổng cục Thống Kê, Niên Giám 2008 7. Tổng cục Thống Kê, Niên Giám 2009 Một số website: www.customs.gov.vn/ Tổng cục hải quan Việt Nam www.gso.gov.vn/Tổng cục thống kê Việt Nam www.mot.gov.vn/ Bộ thương mại Việt Nam www.customs.go.jp / Tổng cục hải quan Nhật Bản Qun tr kinh doanh quc t Li th cnh tranh ca gm s Vit Nam khi xut sang th trng Nht Bn 51

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvanluong_blogspot_com_gomnb_3202.pdf
Luận văn liên quan