MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
I. Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam 4
II. Tình hình nhập khẩu giày dép ở Chile 5
III. Yếu tố cạnh tranh của giày dép Việt Nam 8
IV. Cầu về mặt hàng giày dép ở Chile 14
V. Các ngành công nghiệp hỗ trợ 18
VI. Tổ chức, chiến lược công ty và sự cạnh tranh 21
Lời kết 26
Tài liệu tham khảo 27
Lời mở đầu
Hội nhập vào thế giới là xu hướng tất yếu của một quốc gia. Hội nhập luôn mang lại những cơ hội phát triển cùng với những thách thức, khó khăn cho một quốc gia. Và đối với các ngành công nghiệp, các công ty trong quốc gia đó cũng không ngoại lệ. Các công ty, các nhà doanh nghiệp trong nước ngoài việc được hưởng các cơ hội do xu thế toàn cầu hoá mang lại như: công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của thế giới thì còn có những thách thức, những sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty nước ngoài. Vì vậy, mà các công ty trong nước hiện nay đang đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu ra nước ngoài, tăng trưởng thị phần, một mặt là để bảo vệ họ tránh khỏi những rủi ro và sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, mặt khác là để đói phó với sự gia tăng cạnh tranh trên thế giới. Với mục tiêu trên, hiện nay, các ngành công nghiêp ở Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực: da-giày, dệt may Giá trị xuất khẩu mặt hàng giày, dép ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn dẫn đầu trong bảng giá trị xuất khẩu. Và thị trường nhập khẩu là những quốc gia ở Nam Mỹ, đặc biệt là thị trường Chile được các nhà chuyên môn đánh giá là thị trường tiềm năng với quan hệ tốt đẹp của chính phủ hai bên.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích lợi thế cạnh tranh mặt hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang Chile, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
¯
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH MẶT HÀNG GIÀY DÉP VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG CHILE
Giáo viên hướng dẫn: Th.S QUÁCH THỊ BỬU CHÂU
Nhóm sinh viên: NGUYỄN XUÂN KIM LONG
ĐÀO ANH THY
TRẦN HẠNH CHƯƠNG
NGUYỄN THỊ THUỲ AN
Lớp: Ngoại Thương 2 – K32
TP HCM: 10 – 2008
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
I. Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam 4
II. Tình hình nhập khẩu giày dép ở Chile 5
III. Yếu tố cạnh tranh của giày dép Việt Nam 8
IV. Cầu về mặt hàng giày dép ở Chile 14
V. Các ngành công nghiệp hỗ trợ 18
VI. Tổ chức, chiến lược công ty và sự cạnh tranh 21
Lời kết 26
Tài liệu tham khảo 27
Lời mở đầu
Hội nhập vào thế giới là xu hướng tất yếu của một quốc gia. Hội nhập luôn mang lại những cơ hội phát triển cùng với những thách thức, khó khăn cho một quốc gia. Và đối với các ngành công nghiệp, các công ty trong quốc gia đó cũng không ngoại lệ. Các công ty, các nhà doanh nghiệp trong nước ngoài việc được hưởng các cơ hội do xu thế toàn cầu hoá mang lại như: công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của thế giới … thì còn có những thách thức, những sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty nước ngoài. Vì vậy, mà các công ty trong nước hiện nay đang đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu ra nước ngoài, tăng trưởng thị phần, một mặt là để bảo vệ họ tránh khỏi những rủi ro và sự không ổn định của chu kỳ kinh doanh nội địa, mặt khác là để đói phó với sự gia tăng cạnh tranh trên thế giới. Với mục tiêu trên, hiện nay, các ngành công nghiêp ở Việt Nam đang gia tăng xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các ngành công nghiệp chủ lực: da-giày, dệt may… Giá trị xuất khẩu mặt hàng giày, dép ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn dẫn đầu trong bảng giá trị xuất khẩu. Và thị trường nhập khẩu là những quốc gia ở Nam Mỹ, đặc biệt là thị trường Chile được các nhà chuyên môn đánh giá là thị trường tiềm năng với quan hệ tốt đẹp của chính phủ hai bên.
I. Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam:
Mục tiêu tới năm 2010 của ngành da giày Việt Nam là sản xuất 720 triệu đôi giày dép các loại; 80,7 triệu chiếc cặp túi xách và 80 triệu m2 da thuộc thành phẩm, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành lên tới 6,5 tỷ USD.
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ thứ 4 thế giới về xuất khẩu da giày sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italy.
Năm 1992, ngành da giày đã xuất khẩu được 5 triệu USD và liên tục tăng trưởng. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu da giày sau 10 năm đã tăng 369,2 lần, đạt tốc độ tăng trửơng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu da giày đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italy.
Năm 2006, trước tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều biến động do ảnh hưởng của các vụ kiện bán phá giá các loại giày mũ da xuất khẩu vào thị trường các nước châu Âu (EU) nhưng ngành da giày vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, mở rộng được thị trường… Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu da giày cả nước đạt khoảng 3,56 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2005, đã vượt 6,1% so với kế hoạch (3,35 tỷ USD). Trong số các thị trường xuất khẩu thì EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành da giày Việt Nam bởi khối lượng tiêu dùng cao và đây là vùng khí có khí hậu hàn đới, thời tiết quanh năm lạnh nên nhu cầu về da giày rất lớn. Hàng năm, 90% sản phẩm do ngành sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường quốc tế, trong đó EU chiếm 70% thị phần, Mỹ 20% thị phần, Nhật Bản 3% thị phần, Việt Nam là nước đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Inđônêxia về xuất khẩu giày dép vào EU.
Hiện nay, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành da giày Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đạt 802 triệu USD, tăng 31% so với 2005, chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương kim ngạch xuất khẩu giày dép của Inđônêxia vào thị trường Hoa Kỳ năm 2004 giảm 13,5% so với năm 2003 và 32,2% so với năm 2002; kim ngạch xuất khẩu giày dép cuả Thái Lan vào thị trường Mỹ chỉ đạt 292 triệu USD, giảm so với 315 triệu USD năm 2001. Với thực tế trên, đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép của Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian tới.
Tuy là một ngành có tốc độ tăng trưởng cao, đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng hiện tại, ngành da giày cũng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Đặc biệt là mức thuế bán phá giá 10% mà EU đánh vào giày dép Việt Nam đã khiến các doanh nghiệp da giày bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp da giày Việt Nam cần rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ kiện bán phá giá, nâng cao hơn nữa tinh thần đoàn kết và tăng cường học hỏi. Ngoài ra, các doanh nghiệp luôn phải trang bị cho mình kiến thức để hiểu biết luật lệ, hoàn chỉnh hệ thống sổ sách kế toán theo thông lệ quốc tế, không để phía nước ngoài tạo cớ ép giá, ảnh hưởng đến giá trị của các sản phẩm xuất khẩu.
Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngành da giày cũng cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đổi mới thiết bị và công nghệ để thu hút khách hàng. Đây sẽ là điểm tựa vững chắc và quan trọng để đứng vững trên trường quốc tế. Một trong những điểm yếu tồn tại từ rất lâu của ngành là bị động về nguồn nguyên liệu. Nguyên phụ liệu phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao nên ảnh hưởng đến giá trị gia tăng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành. Tuy kim ngạch xuất khẩu của ngành rất cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp, giá trị gia tăng chỉ đạt 25%.
II. Tình hình nhập khẩu giày dép ở Chile:
Theo ông Pedro Berenstein, người đứmg đầu của Feddeccal (Hiệp hội giày da Chile), trong 2006 đã có hơn 60,5 triệu đôi giày được nhập khẩu vào Chile bởi hơn 1300 công ty nội địa. Trong khi đó thì nguồn cung ứng trong nước với khoảng 23 nhà máy mà 80% tập trung tại thủ đô Santiago chỉ sản xuất được 11 triệu đôi/năm. Vì vậy nguồn cung cấp giày dép ở Chile vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu là chủ yếu.
Theo nghiên cứu về thị trường giày dép Chile thì Cơ quan Phát triển Ngoại thương Malaysia (MATRADE) năm 2006 thì tình hình nhập khẩu giày dép tại Chile như sau:
Trong năm 2006, Chile đã nhập khẩu lượng giày dép có tổng giá trị là 373,7 triệu Đôla Mỹ, tăng 22,3% so với năm 2005 là 305,6 triệu Đôla Mỹ.
Các nhà cung cấp giày dép cho Chile hầu hết là từ các quốc gia Châu Á mà điển hình là Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan và Hồng Kông. Trong đó, quốc gia xuất khẩu giày dép sang Chile lớn nhất là Trung Quốc với thị phần chiếm đến 60% trong năm 2006, một con số áp đảo hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Mặc dù Chile chỉ mới ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc vào năm 2005, nhưng trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc đã tăng thị phần của mình lên 50%. Thế mạnh là những đôi giày bình dân với giá dao động từ 4 – 5 Đôla Mỹ/đôi.
Đứng thứ hai sau Trung Quốc về thị phần là Brazil với những nhãn hiệu như Azaleia và Via Uno. Và với một ngành công nghiệp mạnh mẽ hiện nay, Brazil vẫn được kỳ vọng là một trong những nhà cung cấp giày dép chính cho thị trường Chile.
Và trong số đó không thể bỏ qua Việt Nam. Với việc gia tăng giá trị xuất khẩu thêm 48,4%, Việt Nam đã đạt một kỷ lục về tăng trưởng thị phần tại Chile: 29,7 triệu Đôla Mỹ năm 2006 so với 20 triệu Đôla Mỹ năm 2005.
Malaysia cũng có những bước thăng hạng vượt bậc khi từ hàng thứ 23 vươn lên hàng thứ 20 trong danh sách các nhà cung cấp giày dép chính sang Chile. Giá trị xuất khẩu tăng 33,1% đạt 0,41 triệu Đôla Mỹ. Đặc điểm của giày dép từ Malaysia là hầu như đa số sản phẩm đều mang những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Nike và Puma.
Qua trên, ta có thể thấy Chile là một thị trường tiêu thụ giày dép rất năng động, có nhiều nguồn cung ứng sản phẩm với rất nhiều chủng loại, nhãn hiệu và giá cả. Vì vậy sự cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Và đề thâm nhập cũng như mở rộng thị phần tại thị trường này, các quốc gia, doanh nghiệp cũng cần phải có một kế hoạch, chiến lược cụ thể thích hợp như việc nghiên cứu nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, ký kết các thoả thuận hợp tác, tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, các chính sách hỗ trợ…
Giày dép xuất khẩu vào Chile từ các quốc gia
Hạng
Quốc gia
2006
US$ CIF
Tăng trưởng
Thị phần
2005
US$ CIF
Thị phần
1
TRUNG QUỐC
252,595,506
26.53%
67.59%
199,638,033
65.32%
2
BRASIL
36,943,137
1.86%
9.89%
36,268,778
11.87%
3
VIỆT NAM
29,671,946
48.39%
7.94%
19,995,901
6.54%
4
ARGENTINA
13,976,560
23.11%
3.74%
11,352,858
3.71%
5
INDONESIA
9,324,331
-4.44%
2.49%
9,757,351
3.19%
6
ĐÀI LOAN
5,314,158
20.64%
1.42%
4,405,019
1.44%
7
HONG-KONG
4,342,548
7.39%
1.16%
4,043,782
1.32%
8
THÁI LAN
3,313,526
10.63%
0.89%
2,995,202
0.98%
9
TÂY BAN NHA
2,546,939
14.88%
0.68%
2,217,117
0.73%
10
Ý
1,908,907
3.59%
0.51%
1,842,716
0.60%
20
MALAYSIA
411,350
33.10%
0.11%
309,051
0.10%
Tổng
373,724,283
22.29%
100.00%
305,613,381
100.00%
Nguồn: Lexis Nexis theo nghiên cứu của MATRADE năm 2006
Nhìn chung xuất khẩu giày dép đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam, đem lại một nguồn ngoại tệ to lớn cho quốc gia. Như đã đề cập ở trên, sau 10 năm từ năm 1992, kim ngạch xuất khầu giày dép Việt Nam đã tăng 369,2 lần, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các ngành khác. Đó là một thành tựu đáng khích lệ của ngành da giày Việt Nam. Và trong thời kì hội nhập kinh tế mạnh mẽ, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trên các thị trường lớn ngày càng tăng lên. Vì thế nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển đa dạng thị trường xuất khẩu là yêu cầu thiết yếu trong tương lai. Và Chile là một điểm dừng chân hấp dẫn cho Việt Nam. Trong những năm qua, như chúng ta đã thấy mặc hàng giày dép luôn là mặc hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất vào Chile, kim ngạch xuất khẩu của giày dép Việt Nam vào thị trường này tăng liên tục. Năm 2006 Chile là thị trường đứng thứ 5 nhập khẩu giày dép từ Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước đẩy mạnh hoạt động kinh tế, và Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng này.
III. Các yếu tố cạnh tranh của giày dép Việt Nam:
A. Yếu tố cơ bản:
1. Lao động:
1.1 Nguồn cung lao động:
Đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam:
Nguồn nhân lực Việt Nam, gồm những người nằm trong độ tuổi lao động: Nam từ 15 – 60; nữ từ 15 – 55 tuổi đã được Bộ Luật Lao động quy định, có 42 triệu người, trong đó, thành thị 10 triệu người, nông thôn 32 triệu người.
Cơ cấu nguồn nhân lực:
Nhóm trẻ, từ 15 – 34 tuổi chiếm hơn 50%; nhóm người ở độ tuổi trung niên từ 35 – 54 tuổi chiếm hơn 42%. Số nhân lực cao tuổi chiếm khoảng 7%. Nguồn nhân lực trẻ gắn với những điểm mạnh như sức khỏe tốt, năng động, dễ tiếp thu cái mới, nắm bắt công nghệ nhanh, di chuyển dễ dàng. Nếu được học văn hóa, đào tạo nghề, họ sẽ phát huy tác dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mỗi năm cả nước có trên dưới 200.000 sinh viên các trường đại học và cao đẳng ra trường, đây là nguồn cung cấp nhân lực có chất xám dồi dào cho xã hội, trong đó, có doanh nghiệp.
Lực lượng lao động Việt Nam được giáo dục tốt và có tinh thần làm việc tích cực. Độ tuổi trung bình của công nhân là 24 và ngày càng có nhiều người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc bằng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, phần lớn là nhờ sự xuất hiện của nhiều trung tâm tiếng Anh.
Những năm vừa qua, thị trường lao động ở nước ta đã hình thành và đang phát triển, lực lượng lao động khá dồi dào, thể hiện trên các mặt.
Về cung cấp lao động cho sự phát triển thị trường trong nước và quốc tế, đến năm 2005, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 53,4% dân số (trên 44 triệu người); chất lượng cung lao động ngày càng cao, lao động qua đào tạo chiếm 25%, trong đó 19% qua đào tạo nghề.
Về cầu lao động, lực lượng lao động có việc làm năm 2005 là 43,46 triệu người, chiếm 97,9%, tỷ lệ tăng trưởng việc làm là 2,67%; cơ cấu việc làm tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 56, 79%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,88%, và khu vực dịch vụ chiếm 25,33%. Tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2,09%, riêng khu vực thành thị là 5,31%.
1.2 Chi phí lao động:
Đối với doanh nghiệp trong nước:
Nhà nước quy định mức lương tối thiểu theo ba vùng:
Vùng 1: Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng 2: Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương và thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng 3: Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI:
Nhà nước cũng quy định địa bàn khu vực theo 3 vùng như đối với doanh nghiệp trong nước, nhưng mức lương tối thiểu cụ thể mỗi vùng là:
Vùng 1: Mức 1.000.000 đồng/tháng;
Vùng 2: Mức 900.000 đồng/tháng;
Vùng 3: Mức 800.000 đồng/tháng.
Điều tra của JETRO cho thấy, chi phí đầu tư ở Việt Nam thấp chủ yếu do lương trả cho nhân công thuộc loại thấp nhất khu vực. Theo nhận định, đây chính là điều hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào Việt Nam.
Ví dụ:
Tại Nhà máy Nghi Sơn (Thanh Hoá),. Tổng quỹ lương của 20 người Nhật làm việc trong Nhà máy này bằng tổng quỹ lương của gần 2.000 người Việt Nam làm việc ở đây. Còn ở một số dịch vụ khác như: ngân hàng, y tế... có tới 40% tổng số lao động có thu nhập từ 14.000 USD/năm trở lên thuộc người nước ngoài
Chi phí thấp là một vũ khí cạnh tranh đầy mãnh lực. Doanh nghiệp Việt Nam, với lợi thế có nguồn lao động dồi dào, đơn giá rẻ, có thể sản xuất ra các sản phẩm/dịch vụ để tiêu thụ với giá cả mang tính cạnh tranh cao. Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.
Tuy nhiên, chi phí thấp (như chi phí lao động) mới chỉ là sự khởi đầu của khả năng cạnh tranh Để tăng năng lực cạnh tranh, trong thời gian tới, các Doanh nghiệp da giày Việt Nam cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, có thương hiệu. Các Doanh nghiệp trong nước cần thoát khỏi sự bị động về thiết kế mẫu mốt, đổi mới công nghệ sản xuất giày và tổ chức lại sản xuất, tạo thế mạnh thực sự trong khâu công nghệ.
Trên thực tế, những năm qua, một số doanh nghiệp da giày trong nước đã chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu song song với đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.
B. Yếu tố tăng cường:
1. Đầu tư cho máy móc thiết bị:
Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), các doanh nghiệp ngành da giày đã đổ dồn đầu tư vào thiết bị, công nghệ và nhà xưởng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2001 - 2006 đạt trên 6.500 tỷ đồng. cải tạo và xây mới trên 2 triệu m2 nhà xưởng, với tổng vốn đầu tư lên đến 3.423 tỷ đồng.
Khu vực doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hầu như có đủ tiềm lực để xây mới nhà xưởng, máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp với quy mô hợp lý, khép kín.
Các doanh nghiệp nhà nước và các liên doanh, đầu tư theo hướng tận dụng các cơ sở hiện cóvà cải tạo từ hệ thống kho tàng cũ để hình thành nên nhà xưởng khang trang, phù hợp để bố trí thiết bị, công nghệ sản xuất giày.
Chẳng hạn như Công ty giày Bita’s, một trong những đơn vị chuyên làm gia công nổi tiếng ở Tp. Hồ Chí Minh đã mạnh dạn đầu tư hơn 25 tỷ đồng để xây mới một khu sản xuất rộng hơn 25.000 ha với một dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Ý và Đài Loan để thay thế cho dây chuyền sản xuất lạc hậu.
Công ty giày Liên Phát (Bình Dương) lại chọn thêm hướng đầu tư vào việc tìm kiếm và khai thác nguồn nguyên liệu bằng cách đầu tư xây dựng Trung tâm nguyên phụ liệu ngay gần nhà máy để vừa phục vụ cho công ty vừa phục vụ cho các doanh nghiệp khác trong vùng.
2. Chính sách ưu đãi của chính phủ:
2.1 Chính sách về đầu tư xây dựng danh mục:
Kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành này, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành.
Đầu tư mới các nhà máy chế biến da với công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Đối với các nhà máy thuộc da hiện có, đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng da thuộc cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép;
Liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để đầu tư sản xuất nguyên liệu giả da, phụ liệu cung cấp cho ngành, giảm dần phần nhập khẩu từ nước ngoài;
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các sản phẩm giày, dép, túi cặp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành Da Giày có đủ điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trường để kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành Da Giày.
2.2 Chính sách về cung ứng lao động:
Hệ thống trường đào tạo nghề sẽ được đầu tư nâng cấp dần lên ngang tầm với khu vực và thế giới. Dự kiến, sẽ có 25 trường đào tạo nghề và 10 trung tâm đào tạo được đầu tư từ nguồn vốn ODA.
Ngoài ra, 30 trường trọng điểm và khoảng 100 trung tâm dạy nghề của cả nước cũng sẽ được đầu tư nâng cấp.
Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động bằng cách, quy hoạch và phát triển rộng khắp các cơ sở giới thiệu việc làm ở các địa phương để người lao động dễ tiếp cận.
Đầu tư hiện đại hóa 3 trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại (internet, website) để thực hiện giao dịch lành mạnh, hiệu quả và chuyên nghiệp, chống tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động.
Đa dạng hóa các kênh giao dịch trên thị trường lao động, tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Hình thành và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, cho xuất khẩu lao động; xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời.
Tăng cường hoạt động phối hợp, phân công sản xuất trong toàn ngành theo hướng chuyên môn hoá, hợp tác hoá;
Nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô hình quắn lý tiên tiến, hiện đại tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành trong doanh nghiệp;
Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ; tuyển dụng cán bộ làm công tác pháp lý, am hiểu luật pháp Việt Nam và quốc tế để đảm bảo hoạt động sảnxuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật hiện hành;
Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế giày, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về marketing và xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đây là lực lượng chủ yếu giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp, phát triển bền vững.
Chú trọng tạo dựng một đội ngũ công nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghề đảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, năng động sáng tạo;
Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các lớp trung học kỹ thuật và cao đẳng về ngành Da Giày.
Có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành; Đối với trình độ đại học trở lên, đào tạo chính quy tại các Trường ĐH trong nước và nước ngoài.
2.3 Chính sách về thị trường:
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị xuất khẩu để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu;
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nguyên phụ liệu, sản phẩm, mẫu mất thời trang, chủ động hội nhập vững chắc với nền kinh tế thế giới.
2.4 Chính sách về tài chính:
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành Da Giày.
Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập Công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán;
Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo.
Đối với dự án xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, các dự án xử lý môi trường được sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn tín dụng của nhà nước.
IV. Cầu về mặt hàng giày dép ở Chile:
Một thị trường có lượng cầu lớn
Theo 1 nghiên cứu của Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông (HKTDC) từ năm 2002 thì Chile đã là quốc gia có lượng cầu rất lớn về giày dép: 47 triệu đôi/năm. Và đến năm 2006, Cơ quan Phát triển Ngoại thương Malaysia (MATRADE) đã ước tính tổng lượng cầu trong cả nước của Chile sẽ lên đến con số 55 triệu đôi/năm.
Cũng cần nói thêm là trong đó thì 60% lượng cầu tập trung ở những khu vực đô thị như thủ đô Santiago, thành phố Valparaiso, thành phố General Bernardo O’Higgins... Còn lại 25% thì phân bổ ở phía Nam Chile và vùng phía Bắc thì tiêu thụ 15% tổng lượng giày trong cả nước.
Sự tăng trưởng nhanh chóng về cầu trên cũng có được giải thích bởi mức chi tiêu mà người tiêu dùng Chile dành cho mặt hàng giày dép. Trung bình một người dân Chile chi tiêu 190,9 Đôla Mỹ/năm cho việc mua sắm quần áo và giày dép, đứng hàng đầu trong khu vực Nam Mỹ.
Mức chi tiêu tính theo trung bình dân số
ở các nước khu vực Nam Mỹ
Đơn vị: USD
Quốc gia
Argentina
Brazil
Chile
Paraguay
Uruguay
Chi tiêu gia đình
161,3
90,5
148,0
69,8
143,5
Thực phẩm
175,9
79,3
152,7
108,6
151,3
Quần áo và giày dép
154,4
86,5
190,9
94,0
166,1
Nhà cửa và chi phí liên quan
187,1
89,61
53,0
70,3
153,7
Phương tiện di chuyển
137,0
397,8
134,9
55,6
146,6
Nhà hàng, khách sạn
108,3
99,0
74,2
43,3
97,9
Y tế và giáo dục
153,8
86,5
147,6
52,6
125,8
Ghi chú : số liệu trên được so sánh với mức trung bình khu vực = 100
Nguồn : Ủy ban Kinh tế Mĩ Latinh và vùng Caribê (ECLAC), năm 2006
Với một lượng cầu giày dép tăng thêm 8 triệu đôi trong vòng 4 năm, và nhu cầu trung bình cho mỗi người là 3,4 đôi giày/năm ở đất nước 16,6 triệu dân này, Chile trở thành một quốc gia thật hấp dẫn cho bất cứ doanh nghiệp kinh doanh giày dép nào trên thế giới.
Xu hướng của nhu cầu:
Theo điều tra của MATRADE năm 2007, thì xu hướng nhu cầu của người dân Chile về mặt hàng giày dép có những đặc điểm sau:
Hầu hết đối với người Chile thì chất lượng và sự thoải mái là tiêu chuẩn hàng đầu khi chọn mua mặt hàng giày dép. Sự thoải mái ở đây tập trung vào chất liệu đôi giày cũng như sự thông thoáng và sự êm ái khi mang.
Tiếp theo đó, kiểu mẫu là một điểm cần chú ý. Người tiêu dùng Chile, đặc biệt là phụ nữ, luôn bắt kịp các xu hướng thời trang trên thế giới. “Họ có thể đi loanh quanh các cửa hàng thời trang suốt cả bốn mùa để không bỏ lỡ một mốt thời trang nào”, theo MATRADE.
Người dân Chile xem giày dép là một vật dụng thiết yếu trong đời sống. Và hầu như để có quyết định mua một sản phẩm thì giá cả chỉ là một tiêu chí đứng hàng thứ hai. Sự mong đợi hàng đầu của họ vẫn là được sở hữu những đôi giày của nhãn hiệu họ ưa chuộng.
Giày trẻ em:
Giày trẻ em thì được chia làm 2 nhóm: giày đi học và giày đi chơi.
Đối với giày đi học thì phải thật đơn giản, thường thì chỉ cần là màu đen hoặc xanh đậm. Và độ bền là tiêu chuẩn hàng đầu cho một quyết định mua.
Ngoài giờ ở trường thì trong thời gian còn lại, trẻ em và ngay cả thanh thiếu niên trong mọi tầng lớp đều có một xu hướng là thích những đôi giày thể thao của những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Nike, Adidas, Puma, Reebok…
Đặc biệt, trong những năm gần đây thì giày dành cho các em bé bắt đầu được chú trọng. “Một đôi giày chất lượng tốt nhất sẽ giúp những bước đi đầu tiên vững chắc nhất” – MATRADE.
Giày phụ nữ:
Thông qua những kênh truyền hình và các tạp chí thời trang, phụ nữ Chile luôn bắt kịp với nhịp độ thời trang thế giới. Có thể lấy ví dụ trong năm 2006, những đôi scan-đan Ai Cập và giày cao gót là bán chạy nhất suốt trong cả mùa xuân và mùa hè. Nhưng sang mùa đông, xu hướng lại chuyển sang những đôi giày bằng len và giày ống cao gót đảm bảo cho sự ấm áp của đôi chân.
Giày nam giới:
Ở Chile thì nam giới thường theo những tiêu chuẩn truyền thống hơn khi chọn mua cho mình một sản phẩm giày dép. Họ thường đánh giá theo vật liệu làm giày, được ưa chuộng nhất là da, và những kiểu dáng cổ điển truyền thống phù hợp với trang phục của họ.
Giày dành cho người lớn tuổi:
Trong dân số Chile thì người cao tuổi, trên 65 tuổi, chiếm tỉ lệ là 8,2%. Và quyết định mua của họ thường phụ thuộc tập trung vào các yếu tố như là sự thoải mái, an toàn và nhẹ.
Giày bảo hộ:
Chile là một quốc gia có nền công nghiệp khai khoáng rất phát triển, nhất là khai thác đồng (Chile là quốc gia sản xuất đồng nhiều nhất thế giới, chiếm 35,4% sản lượng toàn cầu). Vì thế nhu cầu về giày bảo hộ cũng rất lớn. Nhu cầu về giày bảo hộ hàng năm là 18,3 triệu đôi/năm, chiếm 1 tỷ lệ khá lớn trong tổng nhu cầu giày dép (40%). Và với trung bình phải làm việc 10 giờ/ngày thì khách hàng Chile cũng có những yêu cầu hàng đầu về mặt hàng này như: phải thật thoải mái và thoáng khí, vì hầu hết các loại giày bảo hộ đều nặng, có những tính năng hỗ trợ đặc biệt để làm việc trong các hầm mỏ để giảm sức nặng cơ thể lên đôi chân trong quá trình lao động. Tuy nhiên, hầu như người tiêu dùng mặt hàng này không để ý đến thương hiệu của sản phẩm.
Khách hàng của mặt hàng giày bảo hộ này cũng đặc biệt, không phải chỉ là người lao động, mà khách hàng chủ yếu lại là các doanh nghiệp khai khoáng, nhà máy… Họ mua sắm trang thiết bị cho người lao động và đó mới chính là những hợp đồng kinh tế hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu nước ngoài.
Một số nhãn hiệu hiện đang được ưa chuộng tại Chile :
Giày nữ : Bata, Gino, Gacel, Hush Puppies (Forus) and Caprice
Giày nam: Bata Gino, Guante, Forus, Cardinalle, Alvano Caprice and Aristo.
Giày bảo hộ và giày quân đội: Bata, American Shoe, Mediterraneo, Tecno Boga Treck and Norseg.
Giày trẻ em: Colloky, Calpany, Osito, Bata, Topolin and Julisa.
Bảng: Giá một số nhãn hiệu giày dép ở Chile
Đơn vị: USD
Nhãn hiệu
Giá nhập khẩu trung bình
Giá bán lẻ trung bình
Lider
2.57
10
Nine west ( Forus)
13,77
55
Nike
11.71
70
Nguồn: Fedeccal – MATRADE
Thị trường Chile đặc biệt ưa chuộng cái nhãn hiệu giày thể thao nổi tiếng trên thế giới qua các chiến lược Marketing và những khoảng đầu tư cộng đồng của các nhãn hiệu này.
Để đáp ứng được nhu cầu của khúc thị trường cao cấp, các nhà bán lẻ Chile đã phải nhập khẩu sản phẩm từ các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Jimmy Cho, Keneth Cole, Ferragamo, Prada…
Các siêu thị luôn tập trung vào mặt hàng giày dép nhập khẩu có giá bình dân, trong khi các cửa hàng thời trang lại chú trọng đến các thương hiệu thời trang đắt tiền. Một đôi giày da dành cho các quý cô có thể được tìm thấy tại các siêu thị với giá chỉ 15 Đôla Mỹ, trong khi đó tại các cửa hàng thời trang như Keneth Cole giá có thể lên đến 60 – 100 Đôla Mỹ.
Điều này cho thấy nhu cầu giày dép ở Chile không chỉ là những sản phẩm bình dân có giá phải chăng mà còn có 1 bộ phận người tiêu dùng sẵn sàng sở hữu những đôi giày sang trọng đắt tiền từ các nhãn hiệu thời trang hàng đầu thế giới.
Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu giày dép lớn nhất sang Chile, lại có giá bán lẻ trung bình sản phẩm là 5 Đôla Mỹ/đôi trong khi các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam thì thường có giá hơn 10 Đôla Mỹ/đôi.
Bảng: Giá mặt hàng giày dép nhập khẩu vào Chile
Quốc gia
Số lượng (đôi)
Tổng giá trị (USD)
Giá bán lẻ (USD)
China
50,087,478
251,758,831
5.03
Brasil
2,881,678
36,943,137
12.82
Việt Nam
2,314,570
29,671,946
12.82
Argentina
674,263
13,118,360
19.46
Nguồn : Lexis Nexis – MATRADE
Nhu cầu về giày dép ở Chile không những rất lớn mà còn rất đa dạng. Người tiêu dùng Chile cũng có những tiêu chuẩn cho riêng mình khi ra một quyết định mua sản phẩm. Bởi thế, cần phải nắm bắt được thị hiếu và lượng cầu để có một kế hoạch thoả mãn nhu cầu khách hàng đồng thời đem lại một nguồng lợi nhuận hứa hẹn đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép.
V. Các ngành công nghiệp hỗ trợ
Hiện nay Việt Nam là một trong 8 nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu giày dép. Để đạt được điều đó cần có sự hỗ trợ đắt lực của ngành da giày Việt Nam.
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành giày dép Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Song thực lực của ngành vẫn còn yếu. Các doanh nghiệp nội địa Việt Nam có 3 trở ngại lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Thứ hai, công nghệ yếu nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài là chính. Và cuối cùng là do công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công. Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giày thật ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ…của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê, trên 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Do đó những doanh nghiệp này phụ thuộc nhiều vào các đối tác của họ về thiết bị kỹ thuật, công nghệ, thiết kế sản phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu thô, phụ liệu và thị trường.
Công nghiệp nguyên phụ liệu giày dép Việt Nam:
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, cả nước có khoảng gần 4,5 triệu con bò và 2,5 triệu con trâu. Tính trên lý thuyết, trung bình một năm cả nước thu về được khoảng 32,8 triệu sqft (10sqft = 1,2 m2) da, thừa sức phục vụ cho công nghiệp thuộc da hiện tại (năng lực hiện tại là 23 triệu sqft/năm). Tuy nhiên, trên thực tế, thông thường chỉ thu được khoảng 70% (22,9 triệu sqft), chưa đủ đáp ứng nhu cầu của ngành da giày trong nước hiện nay. Theo một chuyên gia quốc tế về da giày của Italia thì, nếu phía Việt Nam tự gia công được sản phẩm da thô thành da tinh cho sản xuất, thì sẽ giảm được 15- 20% chi phí sản xuất và sản phẩm giày da của Việt Nam cũng sẽ có năng lực cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Vì trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu nên hàng năm Việt Nam phải chi hàng triệu đôla để nhập khẩu nguyên phụ liệu giày dép.
Theo số liệu thống kê của Cục hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu giày dép liên tục tăng qua mỗi năm từ năm 2001 đến năm 2005. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng : Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu giày dép 2001-2005
Đơn vị: Triệu đôla
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Giá trị
553,4
641,5
768,7
809,3
843,3
Nguồn: Cục hải quan
Tính đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam là 3,59 tỷ đôla, tăng 18,2% so với năm 2005 vượt xa kế hoạch năm 8,8%. Nhưng trong năm đó chúng ta đã nhập khẩu 827,5 triệu đôla nguyên phụ liệu cho sản xuất giày dép. Như vậy, tính ra nguyên phụ liệu phải nhập khẩu chiếm gần 24% giá trị của một đơn vị sản phẩm làm ra. Chính vì thế, ngành sản xuất giày dép Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Càng phụ thuộc nhiều chúng ta càng chịu rủi ro nhiều, nhất là khi giá cả biến động.
Ngành thiết kế:
Như đã đề cập ở trên, nhu cầu về đội ngũ thiết kế mẫu mã là trở ngại thứ hai cho ngành da giày Việt Nam. Nhìn chung giày dép Việt Nam vẫn chủ yếu nhờ vào mẫu thiết kế của các công ty nước ngoài, rồi sau đó thực hiện gia công rồi xuất hiện trên thị trường nước ngoài dưới nhãn hiệu của các nước khác. Do vậy, vấn đề then chốt có tính chất quyết định tới sự phát triển của ngành giày là phải tạo dựng được một lực lượng thiết kế mẫu chuyên nghiệp, có đủ năng lực, trình độ tự thiết kế được khách hàng trong và ngoài nước chấp nhận.
Theo nhận xét của Hiệp hội da-giày Việt Nam, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giày hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Gọi là các “nhà tạo mẫu” cho sang trọng, nhưng phần lớn xuất thân từ công nhân, sau thời gian làm các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận ra mẫu và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo có bài bản chuyên về thiết kế tạo mẫu giày, một số khác chỉ được tiếp thu trực tiếp qua các chuyên gia, các khóa ngắn hạn do doanh nghiệp cử đi học.
Ngành công nghiệp giày của chúng ta tuy to mà không khoẻ. Thực tế, thiết kế - sản xuất giày là một trong những ngành không có trường lớp đào tạo căn bản (kể cả về kỹ thuật sản xuất lẫn kĩ năng thiết kế). Chúng ta thiếu vắng hẳn nguồn lực lượng thiết kế, tạo mẫu giày chuyên nghiệp - những người sẽ theo kịp, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Điều đó kéo theo việc ta không có khả năng cạnh tranh một cách toàn diện, ít nhất là về khía cạnh thời trang trong lĩnh vực da giày. Không có năng lực cạnh tranh toàn diện, không có đội ngũ tạo ra những giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, chắc chắn chúng ta sẽ không có thương hiệu và niềm tin từ người tiêu dùng. Chính vì vậy, giày dép từ lâu vẫn bị coi là thứ yếu, trong khi nó chính xác là một ngành, trong nền công nghiệp thời trang.
VI. Tổ chức, chiến lược công ty và sự cạnh tranh
Trên thế giới, không có một hệ thống quản lý nào là thích hợp cho tất cả, là tối ưu nhất. Nó còn tuỳ thuộc vào từng vùng, từng môi trường cụ thể. Nhưng có thể khẳng định, hệ thống quản lí của công ty nào mà phù hợp với môi trường, mục tiêu của quốc gia thì đó là cơ sở để công ty đó đi đến thành công. Sau đây là một số ví dụ điển hình:
Ở Nhật: chi phí nguyên nhiên liệu cao, không gian sinh hoạt nhỏ, từ đó đã thúc đẩy những nhà sản xuất chế tạo ra những vật dụng nhỏ gọn mà ít hao nhiên liệu.
Và với những ý tưởng đó, Nhật là một cường quốc trong lĩnh vực kĩ thuật, điện tử với một lượng chất xám cao trong những sản phẩm của họ như: máy vi tính, xe ô tô , tivi…
Ở Mỹ: những nhà đầu tư thích hoàn vốn nhanh nên các lĩnh vực tài chính, công nghiệp phần mềm… phát triển.
Còn ở Việt Nam, một đất nước tương đối nhỏ, trình độ kỹ thuật của người lao động chưa cao (năm 2005, lao động có trình độ chuyên môn là 21%), dân số trẻ (năm 2007, dân số là 87 triệu người, số người trong độ tuổi lao động là 42 triệu người), máy móc, công nghệ còn hạn chế nên chỉ phát triển mạnh trong các ngành nghề thâm dụng lao động như: ngành công nghiệp da giày, công nghiệp dệt may…
Trị giá xuất khẩu của 5 ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất vào EU
trong 7 tháng đầu năm 2008
Ngành
Đơn vị tính
Sơ đồ 7 tháng
Lượng
Trị giá (1000USD)
Giày dép các loại
USD
1 449 324
Hàng dệt may
USD
975 747
Cà phê
TẤN
302456
637 646
Hải sản
USD
610 485
Gỗ và sản phẩm gỗ
TẤN
32
479 294
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội. Tính đến hết năm 2007, toàn ngành đã thu hút 600.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp. Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.
Trong bất kì ngành nghề nào, lĩnh vực nào thì đều có sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. Nhưng cạnh tranh luôn đi liền với sự tiến bộ. Có cạnh tranh thì ngành nghề đó mới phát triển và không ngừng hoàn thiện mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Chẳng hạn như ngành da-giày ở Việt Nam:
Hiện nay, đã có 163 công ty sản xuất giày ở Việt Nam.Việt Nam được xếp hạng là một trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường quốc tế hiện nay về da giày, riêng ở thị trường EU, Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt mức 3,96 tỉ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 4/2008 ước đạt 330 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu da giày các loại trong 4 tháng năm 2008 ước đạt 1,356 tỉ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2007. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 6,2 tỉ USD. (Nguồn: Hiệp hội da-giày Việt Nam)
Hội nhập cũng mang lại không ít khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các thế lực kinh tế mạnh trong khu vực và quốc tế như Brazil, Trung Quốc và một số nước ASEAN. Nhưng chính từ sự cạnh tranh đó mà các doanh nghiệp vn đã học được nhiều điều. Hội nhập góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường, gia tăng các luồng chuyển giao vốn, kinh nghiệm quản lí và các chính sách ưu đãi thuế tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực
Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng. Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường, phòng ngừa các vụ kiện bán phá giá và vận dụng luật để đấu tranh trong các vụ tranh chấp thương mại. Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử.
Không có công ty nào là hoàn hảo mãi mãi. Các công ty cũng giống như các ngành công nghiệp phát triển trên thế giới hay sụp đổ theo thời gian vì nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính yếu tố đó đã thôi thúc các công ty không những phải luôn cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng mà còn phải tạo ra được "những đại dương xanh" nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Ngành công nghiệp ô tô là một ví dụ điển hình. Trước năm 1970, Mỹ được xem là một cường quốc về công nghiệp ô tô. Nhưng trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX, người Nhật đã tạo ra một đại dương xanh, thách thức ngành công nghiệp ô tô của Mỹ với những chiếc ô tô nhỏ gọn, chất lượng cao và đặc biệt là tiết kiệm nhiên liệu. Và khi khủng hoảng dầu mỏ xảy ra vào những năm 1970, người tiêu dùng Mỹ đã hướng tới những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu của Nhật do các hãng Honda, Toyota sản xuất. Và gần như chỉ trong một đêm người Nhật đã trở thành những vị anh hùng trong con mắt người tiêu dùng.
Hiện nay, thách thức lớn của ngành da giày Việt Nam khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chính là tính cạnh tranh còn yếu do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ chưa theo kịp các nước kết hợp với giá dịch vụ vận chuyển cao.
Thêm vào đó, ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng bắt đầu đã có những khó khăn và biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của sản xuất, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý chưa được bổ túc và phổ cập các kiến thức chuyên ngành đầy đủ.
Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của toàn ngành. Ước tính, với hơn 400 doanh nghiệp trong ngành (không kể các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các hộ gia đình), hàng năm cần bổ sung hàng nghìn cán bộ quản lý, 150- 200 kỹ sư (thuộc da, công nghệ sản xuất giày, thiết kế giày và các sản phẩm thời trang) và hàng chục nghìn công nhân kỹ thuật..
Tuy là ngành có tốc độ phát triển cao về sản lượng, song về kỹ thuật, công nghệ, quản lý và thiết kế tạo mẫu sản phẩm vẫn phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến đang được thực hiện, cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực này mới được đầu tư hạn chế do nhiều doanh nghiệp chủ yếu vẫn làm gia công.
Do đó hiện nay, một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tự động hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Cty CP giày An Lạc, Cty CP giày Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giày Thượng Đình...).
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành da giày Việt Nam, từ nay đến năm 2010, toàn ngành sẽ phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng nhanh số lượng và kim ngạch xuất khẩu thông qua việc tranh thủ các lợi thế, đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu, chuyển mạnh từ gia công sang tự sản xuất không phụ thuộc vào các đối tác như hiện nay.
Ngày nay, sự cạnh tranh luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, các công ty luôn tìm mọi cách để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm bằng việc nâng cao chất lượng hoặc là cắt giảm chi phí sản xuất. Nhưng đến một lúc nào đó, việc nâng cao chất lượng cũng sẽ trở thành một giá trị thừa đối với khách hàng , khách hàng không cần những sản phẩm quá chất lượng và việc cắt giảm chi phí sẽ không thể cắt giảm được nữa thì tính cạnh tranh của sản phẩm sẽ không còn. Và khi đó các doanh nghiệp sẽ phải lâm vào một tình trạng khó khăn khác. Vì vậy, hiện nay việc tạo ra "những đại dương xanh", những thị trường mới đáp ứng những nhu cầu chưa được thoả mãn của khách hàng là một việc làm vô cùng cần thiết. Như Kim và Mauborgne đã nói "Đừng đánh bại đối thủ cạnh tranh mà hãy làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết", chúng ta cần phải đổi mới giá trị, đổi mới giá trị có được khi biết cân đối tính hữu dụng, giá cả và chi phí.
Lời kết luận:
Với vị thế là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, ngành sản xuất và xuất khẩu giày dép Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm.
Trong những năm qua và những năm sáp tới ngành da giày Việt Nam tiếp tục nổ lực hết mình để làm tròn sứ mạng của mình và hoàn thành nhiệm vụ do nhà nước đề ra. Vẫn còn đó những khó khăn và thách thức mà ngành phải đối mặt. Hi vọng và tin tưởng rằng với sự hỗ trợ từ phía nhà nước các tổ chức trong và ngoài nước và hơn nữa là sự cố gắng của chính mình, ngành da giày sẽ tiếp tục phát triển tốt đạt được nhiều chỉ tiêu kinh tế, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế và thương hiệu giày Việt Nam trên toàn thế giới.
Tài liệu tham khảo
Product Market Study on Footwear in Chile 2007: Cơ quan Phát triển Ngoại thương Malaysia (MATRADE).
Safety Footwear in Chile: Hội đồng Phát triển thương mại Hồng Kông (HKTDC):
Thương vụ Việt Nam tại Chile www.vietradeinchile.gov.vn
“Kế hoạch phát triển xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 và một số giải pháp thực hiện” – Ths Trần Ngọc Hải – Vụ kế hoạch đầu tư và Bộ công thương.
Hiệp hội da giày Việt Nam
Tổng cục thống kê
Cục hải quan
“Khái quát về ngành da giày Việt Nam” – Nguồn: Hiệp hội da giày Việt Nam.
Quyết định về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da - giày đến năm 2010” – Bộ trưởng Bộ công nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích lợi thế cạnh tranh mặt hàng giày dép việt nam xuất khẩu sang chile.doc