Đề tài Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp

LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Làng nghề thủ công là một phần không thể thiếu của làng xã nông nghiệp cổ truyền, vì nó phản ánh đầy đủ thuộc tính tự cung, tự cấp và tính khép kín cố hữu của làng xã nông nghiệp. Mặt khác, làng nghề lại biểu hiện tính năng động, sáng tạo của người nông dân trong quá trình thích ứng với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội nhất định. Ban đầu, các sản phẩm của nghề thủ công khi sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu thường ngày của từng gia đình, sau đó mới trao đổi trong cộng đồng làng xã. Sau này chuyên môn hóa hình thành lên các làng nghề, phường hội nghề và việc trao đổi mở rộng hơn. Ngày nay, làng nghề Việt Nam đang đứng trước các vấn đề sau: 1) Nhiều làng nghề đã biến mất do không còn nhu cầu sử dụng lẫn thị trường. 2) Nhiều làng nghề đáng đứng trước nguy cơ mai một bởi thị trường co lại và nhu cầu ít ỏi của một bộ phận người tiêu dùng. 3) Các vấn đề tiêu cực ở làng nghề như ô nhiễm môi trường, xử lý vấn đề việc làm cho lao động, Từ năm 1997, đã có một đoàn chuyên gia xã hội học tới Ninh Hiệp dưới sự tài trợ của tập đoàn Toyota Nhật Bản để nghiên cứu về Ninh Hiệp như một làng nghề điển hình của việc phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam. Sau chuyến khảo sát, đoàn xã hội học này có xuất bản cuốn “Ninh Hiệp truyền thống và phát triển” là một nghiên cứu về sự phát triển của làng và đưa ra những kiến nghị để sự phát triển đó bền vững. Sinh ra và lớn lên ở Ninh Hiệp, từ nhỏ được quan sát sự thay đổi của quê hương cũng như sự phát triển của nền kinh tế theo mô hình hộ gia đình. Tác giả tin rằng mình có lợi thế trong việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp” góp nhỏ bé vào những nghiên cứu trước đó về mô hình làng nghề tại Việt Nam. Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ VÀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 1. Khái niệm về làng nghề và mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề 1.1 Khái niệm làng nghề: 1.2 Khái niệm mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề: 2. Phân loại các mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề tại Việt Nam: 2.1 Phân loại mô hình làng nghề theo chủng loại sản phẩm: 2.2 Phân loại mô hình làng nghề theo số lượng chủng loại sản phẩm: 3. Hướng tiếp cận để phân tích mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề: 3.1 Hướng tiếp cận từ sự ảnh hưởng của mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội: 3.1.1 Ý nghĩa của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội: 3.1.2 Tiếp cận vấn đề theo hướng mối tương quan giữa mô hình sản xuất kinh doanh của làng nghề tới mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội: lý thuyết quản trị và xã hội học. 3.2: Hướng tiếp cận theo các phân tích quản trị học và xã hội học: Chương II: MÔ HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP 1. Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp 1.1. Mô hình sản xuất, kinh doanh đa nghề của làng Ninh Hiệp 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển làng đa nghề Ninh Hiệp. 1.1.2 Phân tích cơ cấu ngành nghề tại làng nghề Ninh Hiệp 1.1.3 Mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình tại Ninh Hiệp 1.2 Mô hình sản xuất, kinh doanh của từng ngành: 1.2.1 Mô hình sản xuất, kinh doanh hàng may mặc tại Ninh Hiệp. 1.2.2 Mô hình ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y. 1.2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ trong thời gian gần đây. NGÀNH DỊCH VỤ TẠI NINH HIỆP 2. Điểm mạnh và những vấn đề còn tồn tại của mô hình sản xuất kinh doanh đa nghề tại làng nghề Ninh Hiệp 2.1 Những điểm mạnh của mô hình làng đa nghề Ninh Hiệp 2.1.1 Điểm mạnh của mô hình đa nghề. 2.1.2 Mô hình sản xuất hộ gia đình 2.1.3 Giới thiệu các điểm mạnh không đến từ mô hình kinh doanh 2.2. Những vấn đề còn tồn tại của mô hình làng nghề Ninh Hiệp 2.2.1 Những tác động xấu tới môi trường và xã hội 2.2.2 Chưa phát huy được hết tiềm năng về du lịch và dịch vụ Chương III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ CẢI THIỆN MÔ HÌNH SẢN XUẤT TẠI LÀNG NGHỀ NINH HIỆP 1. Kinh nghiệm từ một số mô hình làng nghề Việt Nam và trên thế giới 1.1 Kinh nghiệm từ các làng nghề Việt Nam 1.2 Mô hình xí nghiệp hương trấn tại Trung Quốc: 1.3 Mô hình “One village, one product” của Morihiko Hiramatsu 2. Một số đề xuất để đẩy mạnh phát triển làng nghề Ninh Hiệp 2.1 Gói giải pháp vĩ mô hỗ trợ phát triển làng nghề 2.1.1 Vấn đề tiếp cận nguồn vốn: 2.1.2 Vấn đề hỗ trợ xúc tiến thương mại: 2.1.3 Hỗ trợ đào tạo dậy nghề và giải quyết vấn đề môi trường: 2.2 Gói giải pháp nội tại, chủ động thay đổi mô hình làng nghề. Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ. Trong đó chú trọng phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng và dịch vụ du lịch. 2.2.2 Phát triển dịch vụ du lịch: 2.2.3 Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc77 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thị trường tăng nên lượng hàng tiêu thụ cũng tăng từ 20% đến 40%. Đồng thời nguồn thu cũng tăng lên đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tăng dần tỉ trọng công nghiệp trong GDP. Bên cạnh đó, làng nghề còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần xóa nghèo và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, làng nghề Đồng Kỵ là một tiềm năng lớn để giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn. Thời gian gần đây, ngoài thị trường Trung Quốc sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu sang một số nước trong khối ASEAN và có sức cạnh tranh lớn với nhiều nước trên thị trường. Hằng năm, doanh thu của Công ty đạt từ 20 đến 30 tỉ đồng, thường xuyên tạo việc làm cho hơn 500 lao động trong và ngoài địa phương với mức thu nhập bình quân từ 1,4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Để khôi phục làng nghề và phát triển theo hướng bền vững, bên cạnh sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, các cơ sở sản xuất trong phường đã tích cực chủ động, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao mẫu mã sản phẩm tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề và ý thức cho người lao động, xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng nguồn thu nhập. Để duy trì sự phát triển của làng nghề, Ủy ban nhân dân phường đã kết hợp với Báo Điện tử UNESCO và các kênh thông tin đại chúng để quảng bá thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân phường còn đứng ra huy động vốn, tổ chức cho chủ các cơ sở sản xuất trong phường đi tham quan các doanh nghiệp nước ngoài để học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác xúc tiến thương mại. Đây là việc làm thiết thực để khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng bền vững. Cùng với xu thế hội nhập, hợp tác và phát triển của đất nước và giá trị ưu việt mà sản phẩm mang lại, thời gian tới mặt hàng đồ gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ sẽ khẳng định được vị thế của mình và đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước trên thế giới. Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng: Cách trung tâm thủ đô khoảng 15km, làng nghề truyền thống Sơn Đồng (Hoài Đức-Hà Nội) được biết đến là nơi giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của nước ta. Trải qua bao thăng trầm sóng gió cùng với lịch sử dân tộc, làng nghề Sơn Đồng cho đến ngày nay vẫn là nơi được lựa chọn đầu tiên khi mọi người cần đến những hoành phi, câu đối, những tượng phật, đồ thờ… Làng nghề Sơn Đồng hình thành cùng với sự phát triển của phật giáo Việt Nam. Khi Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra đất Thăng Long, người dân làng Sơn Đồng đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng kinh thành Thăng Long tráng lệ. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nghề điêu khắc tượng, làm đồ thờ tưởng như mai một dần vì phải tập trung vào sản xuất và chiến đấu. Làng nghề này đứng trước nguy cơ bị mất sau gần 1000 năm tồn tại. Mãi đến những năm tám mươi, cụ Nguyễn Đức Dậu (người làng gọi là cụ Bá Dậu) - một nghệ nhân của làng từ thời Pháp thuộc, đã đứng ra tổ chức các lớp học điêu khắc sơn mài để truyền lại cho con cháu. Và giờ đây, hơn 30 học trò của cụ Bá Dậu trở thành những người thầy, những người chủ xưởng xuất sắc, đang tiếp tục truyền dạy lại cho con em trong làng. Nghệ nhân Nguyễn Viết Thạnh, một trong số các học trò của cụ Bá Dậu và cũng là chủ tịch hội làng nghề Sơn Đồng cho biết: “làng chủ yếu là làm tượng phật và các đồ thờ tự. Trong xã Sơn Đồng có hơn 1500 hộ, hộ nào cũng có ít nhất một người biết chạm khắc gỗ, sơn mài. Làm nghề này không cần “mẫu sinh kề”, vì chúng tôi đã được họa tập từ khi còn “trứng nước”. Phải am hiểu nhà Phật mới làm được tượng có hồn”. Nguyên liệu người làng Sơn Đồng dùng để làm tượng phật hay những đồ thờ tự thường là gỗ mít, gỗ dổi…đặc biệt có gỗ vàng tâm, một loại gỗ quý, nhẹ (có khi để được đến 500 năm nếu bảo quản tốt) cũng là một nguyên liệu người làng hay sử dụng. Những loại gỗ này phải tuân theo đúng quy tắc và chuẩn mực nhất định mới được sử dụng nên chất lượng của những sản phẩm nơi đây luôn được đảm bảo, đọ dài tuổi thọ của sản phẩm luôn lâu hơn những sản phẩm của nơi khác. Người làng Sơn Đồng tự hào vì họ đã góp phần làm hồi sinh nhiều di tích lịch sử như đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh, đền An Sinh thờ tám vị hoàng đế nhà Trần tại Quảng Ninh, đồ nội thất trong hoàng thành Thăng Long… Việc chạm trổ không xa lạ đối với cả những em nhỏ, những cụ già, ai ai cũng quanh năm say mê, miệt mài làm viêc, tạo ra những bức tượng, những họa phẩm đã ăn sâu vào thế giới tâm linh của người dân Việt Nam: tượng A-di-đà, tượng Di-lặc, Tam đa, hoành phi câu đối, cuốn thư… Nhờ vào sự cần cù chăm chỉ cộng với tay nghề cao, bộ mặt làng nghề Sơn Đồng đã ngày một thay đổi nhanh chóng. Từ một làng nông nghiệp sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giờ đây làng nghề Sơn Đồng đã nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc và cả trên thế giới. Có hơn gần 400 hộ chuyên làm tạc tượng phật, điêu khắc, sơn son thiếp vàng thu hút khoảng 4000 lao động địa phương và hơn 1000 lao động ở các tỉnh khác. Anh Nguyễn Hồng Sơn, chủ xưởng điêu khắc chạm trổ Sơn Dung cho biết gia đình anh mỗi năm thu về 200 triệu sau khi đã trừ chi phí sản xuất. Nhiều hộ sản xuất tại nơi đây có quan hệ làm ăn với những mối đặt hàng ở nước ngoài, mỗi năm họ xuất xưởng hàng nghìn sản phẩm có giá trị thẩm mĩ cao. Nhiều gia đình có tới 3 xưởng sản xuất như gia đình anh Nguyễn Lương Hồng, bác Nguyễn Viết Thạnh… Ý thức được việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống cha ông, ngoài sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của thợ, chính quyền địa phương đã thành lập Hiệp hội làng nghề và mở nhiều lớp đào tạo, nâng cao tay nghề của thợ, giúp cho giới trẻ ly nông mà không phải ly hương. Ngoài ra, Hiệp hội làng nghề Sơn Đông còn có quy chế bảo mật về bí quyết làm nghề, khuyến khích cạnh tranh lành mạng giữa các xưởng sản xuất, thống nhất về giá sản phẩm… Tiến tới kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, Hiệp hội làng nghề Sơn Đồng đã phát động cuộc thi sản phẩm làng nghề tay nghè giỏi, thu hút hàng trăm tay thợ tài ba khéo léo tham gia. Ý thức càng có nhiều thợ giỏi thì tinh hoa văn hóa Việt sẽ được trường tồn, đem lại hạn phúc ấm no luôn được người Sơn Đồng nhắc nhở nhau. Và họ coi đó là niềm tự hào, là những cái cần phải bảo tồn, phát triển. 1.2 Mô hình xí nghiệp hương trấn tại Trung Quốc: Xí nghiệp hương trấn (TVes) là tên chung chỉ loại hình doanh nghiệp tập thể do chính quyền hoặc tập thể nông dân ở các hương và trấn ở Trung Quốc thành lập từ sau cải cách 1978. Các doanh nghiệp này theo định hướng thị trường công cộng trong phạm vi hoạt động của chính quyền địa phương có trụ sở tại thị trấn và làng mạc ở Cộng hòa nhân dân Trung Quốc. TVes ban đầu được xây dựng trên mô hình các ngành công nghiệp lữ đoàn đã được thiết lập để phục vụ cho các vùng nông thôn trong thời kỳ "Đại nhảy vọt". Trong thời gian đó, TVes đã có một vai trò hạn chế và được giới hạn trong việc sản xuất sắt, thép, xi măng, phân bón hóa học, thủy điện, và các công cụ trang trại. Tuy nhiên việc cải cách kinh tế năm 1978 với khẩu hiệu "ly nông bất ly hương" đã làm thay đổi điều này và TVes trở thành một phần sống động nhất của kinh tế Trung Quốc.Đây là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ. Có tới 99% xí nghiệp hương trấn có không quá 50 lao động. Chính quyền Trung Quốc xếp các doanh nghiệp này vào một khu vực riêng. Trong bối cảnh lúc đó của một nền kinh tế thiếu hàng hóa, thừa lao động, các xí nghiệp hương trấn đã có tác dụng rất tích cực tạo ra công việc và thu nhập, tăng sức mua trong nông thôn và cung cấp những mặt hàng cần thiết. Cụ thể số lao động trong các doanh nghiệp này đã tăng từ 28 triệu năm 1978 đến một đỉnh cao 135 triệu của năm 1996. Trong các tỉnh như Giang Tô và Sơn Đông họ làm việc khoảng 30 phần trăm của lực lượng lao động nông thôn. Trong suốt hai mươi năm đầu tiên từ khi mở cửa, các xí nghiệp hương trấn là một trong những khu vực năng động nhất trong nền kinh tế Trung Quốc và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong những năm hoàng kim (1985-1995), tổng giá trị sản lượng của khu vực này tăng với tốc độ bình quân hàng năm là 24,7% theo giá cố định (38,1% theo giá thực tế) Năm 1995, tỷ trọng của khu vực này trong GNP của Trung Quốc là 25,5%, trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp là 55,8% và trong tổng giá trị xuất khẩu là 49,5%. Theo thống kê trong giai đoạn 25 năm từ 1978 đến 2003 số lượng TVes đã tăng trưởng 20% mỗi năm. Tính riêng năm 2003 đã có 21.850.000 TVes sử dụng 135.000.000 tạo ra trên 30% GDP, 49% giá trị gia tăng công nghiệp và 35% thu nhập của nông dân.Các doanh nghiệp này đã góp phần đáng kể vào nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hầu hết TVes nhỏ và chủ yếu là quan hệ gia đình.Chỉ có 167.000 TVes được coi là có hệ thống doanh nghiệp hiện đại. Mặc dù đóng tại khu vực nông thôn, song hầu hết các xí nghiệp hương trấn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, ngoài ra còn trong lĩnh vực nông nghiệp, thương nghiệp, vận tải, xây dựng. Các loại xí nghiệp hương trấn có thể kể đến như: 1) Xí nghiệp hương trấn có thể do chính quyền các hương và trấn thành lập. Giang Tô là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này. 2) Xí nghiệp hương trấn cũng có thể do tập thể nông dân thành lập. Ôn Châu là nơi tiêu biểu cho kiểu này. 3) Kiểu xí nghiệp hương trấn thứ ba là kiểu có sự tham gia của vốn nước ngoài. Theo luật pháp Trung Quốc thời kỳ mới cải cách thì các xí nghiệp có vốn nước ngoài đều phải hướng vào xuất khẩu, vì thế các doanh nghiệp này đều lấy thị trường nước ngoài làm thị trường chính. Miền Nam Trung Quốc, nhất là Quảng Đông là nơi tiêu biểu cho kiểu xí nghiệp hương trấn này. Quá trình phát triển: Loại hình xí nghiệp này nở rộ ngay khi Trung Quốc tiến hành mở cửa. Vì khu vực này đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách của chính quyền địa phương, nên nó được các chính quyền địa phương hậu thuẫn. Mặt khác, các xí nghiệp hương trấn hoạt động trong những thị trường ngách, nên ít chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước đđộc quyền. Tuy nhiên trong những năm 1984-1985, loại hình này gặp phải đợt suy thoái thứ nhất, do chính quyền Trung Quốc thắt chặt tín dụng. Trong các năm 1996 và 1997, khu vực xí nghiệp hương trấn gặp phải đợt suy thoái thứ hai do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và khu vực Đông Á bị khủng hoảng kinh tế. Năm 1997, Trung Quốc có luật về xí nghiệp hương trấn, và khu vực này có sự chuyển biến. Nhiều xí nghiệp hương trấn đã chuyển đổi thành các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp cổ phần. Tuy nhiên sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp hương trấn đã góp phần đem lại những thành quả to lớn cho nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn (1978-1997), vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao, tiềm lực kinh tế được nâng cao nhanh chóng. Từ năm 1979 đến năm 1997, giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc đã tăng vọt từ 362,4 tỷ NDT lên 7477,2 tỷ, tính theo giá so sánh bình quân mỗi năm tăng 9,8%, ngay từ năm 1995 đã đạt mức tiêu tăng gấp 4 lần vốn định ra cho năm 2000. Đến năm 1997, Trung Quốc đã xếp thứ 7 trên thế giới về mặt tổng lượng kinh tế. Cũng thời kỳ này, giá trị sản phẩm trong nước tính theo đầu người đã tăng từ 379 NDT lên 6079 NDT, trừ nhân tố giá cả, bình quân mỗi năm tăng thực tế 8,4%. Năm 1998 - một năm rất không bình thường đối với Trung Quốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu á và nạn lụt lớn - nhịp độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại đôi chút, song vẫn đạt mức nhanh nhất thế giới, là 7,8%, tổng sản phẩm trong nước đạt 7955,3 NDT. Tuy nhiên, mô hình CNH hương trấn cũng đã nảy sinh rất nhiều vấn đề như các công nhân làm việc trong điều kiện không an toàn, các vấn đề về ô nhiễm môi trường mà các xí nghiệp hương trấn gây ra, giá thuê các nhân công rẻ mạt dẫn đến sự chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc ngày càng gia tăng,... 1.3 Mô hình “One village, one product” của Morihiko Hiramatsu Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” do Giáo sư Hiramatsu Morihiko, Chủ tịch tỉnh Oita khởi xướng từ năm 1979, đã được nhân rộng trên toàn nước Nhật. Hiện nay mô hình đã được áp dụng thành công tại nhiều quốc gia Châu Á và châu Phi. Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” khuyến khích nỗ lực của người dân địa phương trong việc tận dụng nguồn lực địa phương, phát huy sức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Từ những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sản nổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanh Kabosu…, Giáo sư Hiramatsu nêu ba nguyên tắc chính xây dựng phòng trào “mỗi làng, một sản phẩm”. Đó là địa phương hoá rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Theo Giáo sư Hiramatsu, mỗi địa phương cần chọn ra một đặc sản riêng của vùng quê mình, quảng bá nó, tạo thương hiệu mang tính toàn cầu thì sản phẩm đó mới có giá trị hàng hoá cao. Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” không phải là làm quà tặng cho du khách mà làm sao đưa nó trở thành thế mạnh của mình, tạo ra các sản phẩm của địa phương mình. Sản phẩm có cá tính: Đầu tiên, theo GS Morihiko Hiramatsu, các địa phương cần chọn được sản phẩm có cá tính, đặc biệt nổi trội có tính cạnh tranh nhất mà địa phương khác không có, "Một sản phẩm thực sự đặc sắc của địa phương tự nó sẽ mang tính toàn cầu”. Từ đó, chính quyền sẽ hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật, vốn nhằm giúp những người tham gia được hưởng lợi ích gia tăng nhiều nhất. GS Morihiko Hiramatsu dẫn chứng, ở Oita, sản vật đó là nấm hương khô, chanh kabosu, rượu shochu, cá saba ngựa seki... Các sản phẩm này đều có sự phát triển vượt bậc kể từ khi được phát hiện, sản xuất và chế biến một cách tuyệt đối an toàn, ngon hảo hạng. Đối với Ninh Hiệp, sản phẩm đặc trưng, nổi tiếng nhất có lẽ là vải. Nếu áp dụng mô hình mỗi làng nghề một sản phẩm tại Ninh Hiệp thì có lẽ người dân địa phương phải quay trở lại ngành dệt để cho ra những sản phẩm dệt đặc trưng của địa phương mình. Tuy nhiên, điều này dường như là kéo lùi lịch sử. Vậy, tác giả thử giả định sản phẩm đặc trưng là thuốc Đông Y hoặc là sản phẩm may mặc. Với thuốc Đông Y thì nên là cây thuốc Nam, vì thuốc Nam mới có nguồn gốc tại Ninh Hiệp, không phải là nhập khẩu từ Trung Quốc. Vậy người Ninh Hiệp nên chọn cho mình một cây thuốc Nam nào có giá trị gia tăng lớn nhất hoặc làm ra một bài thuốc Nam có tác dụng phổ thông, tốt cho tất cả mọi người thì mới có thị trường rộng mở. Ngoài ra, sản phẩm thuốc Nam này phải thỏa mãn yếu tố địa phương hóa, tức là nó phải là một bài thuốc gia truyền của một dòng họ nào đó tại Ninh Hiệp, và người Ninh Hiệp giữ bản quyền pha chế. Bài thuốc Nam này nếu phát triển đúng hướng sẽ được phổ thông như Pepsi hoặc trà Docter Thanh. Dòng họ nắm giữ bản quyền của bài thuốc Nam sẽ cho phép người dân địa phương tham gia vào sản xuất và độc quyền thương hiệu thuốc Nam Ninh Hiệp. Sau khi có thương hiệu tương đối lớn, có xác nhận của bộ Y tế và các trung tâm nghiên cứu Y học thì có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo: Điều này có thể hiểu là làm sao để sản phẩm địa phương mang tính toàn cầu, một cách ổn định là trách nhiệm rất cao của từng hộ nông dân, chính quyền, tổ chức xã hội. Để từ kiểu sản xuất các sản phẩm thô rồi bán với giá rẻ truyền thống rồi dần dần hình thành thương hiệu thì người dân đại phương phải không ngừng phát huy tinh thần tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo thêm cho sản phẩm chủ đạo của mình sao cho hợp với thị trường. Điều này rất khó thực hiện tại một địa phương nông thôn Việt Nam. Nhưng có lẽ, nếu dưới sự tổ chức của một nhà lãnh đạo có tầm tại địa phương, kết hợp với văn hóa dân chủ, linh hoạt trong kinh doanh, ham học hỏi của người Ninh Hiệp thì điều này rất có khả năng thực hiện. Tiếp tục với ví dụ bài thuốc Nam của một dòng họ nào đó trong Ninh Hiệp. Ngoài tác dụng chữa bệnh, hay bồi bổ cơ thể của thuốc thì vấn đề khẩu vị là yếu tố chủ chuốt cho sản phẩm. Đặc biệt, mùi vị của bài thuốc Nam phải thay đổi theo từng khẩu vị mỗi thị trường. Ví dụ như thị trường Trung Quốc thích vị cay, thì cần thêm các vị này vào. Thậm chí, nếu thị trường Mỹ thích nước uống có gas thì cũng có thể sáng tạo ra một bài thuốc Nam có gas. Tất nhiên, trên đây chỉ là giả thiết của tác giả, còn việc thành hay bại, chỉ có đi vào thực tế mới biết được. Ý nghĩa của mô hình mỗi làng nghề, một sản phẩm: mặt tích cực, đây sẽ là cơ hội cho nông dân có thể “ly nông bất ly hương”, có được công ăn việc làm ổn định trên chính mảnh đất quê hương mình. Quan trọng hơn việc phát triển nghề phi nông nghiệp cũng là một trong những biện pháp sử dụng nguồn lực tự nhiên ở khu vực nông thôn một cách hiệu quả. Điều này còn góp phần to lớn vào việc bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập. Đánh giá việc áp dụng mô hình mỗi làng nghề, một sản phẩm này tại Ninh Hiệp, theo ý kiến của tác giả là rất khả thi. Tuy nhiên, hiện nay, người Ninh Hiệp vẫn chú trọng vào thương mại hơn là sản xuất, mà trong mô hình mỗi làng nghề một sản phẩm thì cần phải có một sản phẩm chủ chốt gắn liền với thương hiệu làng. Thiết nghĩ, nếu phát triển mô hình mỗi làng nghề, một sản phẩm tại Ninh Hiệp thì đây cũng chỉ là một ngành nghề mũi nhọn trong mô hình đa nghề tại Ninh Hiệp chứ không thể thay thế hoàn toàn mô hình cũ được. 2. Một số đề xuất để đẩy mạnh phát triển làng nghề Ninh Hiệp Để thúc đẩy làng nghề Ninh Hiệp có những phát triển rõ rệt thì cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ làng nghề đến chính sách vĩ mô. Bản thân các cơ sở sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh ở ngay trong làng. Mô hình doanh nghiệp hương trấn đang làm ăn hiệu quả ở Trung Quốc là một minh chứng. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có lực để bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là các chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Lâu nay, Nhà nước với các chính sách, nguồn vốn của mình luôn chú trọng đến các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là quốc doanh, mà lơ là các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất ở làng nghề. Chỉ khi nào Nhà nước quan tâm hơn đến thành phần kinh tế tư nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể như chính sách thông thoáng, nguồn vốn dễ tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề, giúp đỡ giải quyết ô nhiễm môi trường... thì các làng nghề mới phát triển đồng bộ được. 2.1 Gói giải pháp vĩ mô hỗ trợ phát triển làng nghề 2.1.1 Vấn đề tiếp cận nguồn vốn: Cũng như mọi lĩnh vực khác vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ làng nghề diễn ra ổn định và có thể mở rộng. Với nhịp độ phát triển sôi động như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh ở Ninh Hiệp ngày càng được mở rộng, nhu cầu vốn của người Ninh Hiệp ngày càng lớn. Thực tế ở Ninh Hiệp cho thấy chu kỳ sản xuất kinh doanh của các hộ, cơ sở sản xuất là ngắn, thường chỉ kéo dài 3 tháng, 6 tháng đến 12 tháng vì mặt hàng là vải, nông sản, dược liệu... nên có tính mùa vụ rất cao. Ví dụ, riêng đối với mặt hàng vải, do yêu cầu của thị trường tiêu thụ thì mỗi mùa đều phải có những loại vải khác nhau phù hợp với nhu cầu may mặc từng mùa, ngoài ra phải thường xuyên cập nhật nhiều loại vải mới, thay đổi mẫu mã liên tục đáp ứng nhu cầu thời trang may mặc. Do đó nhu cầu vốn của Ninh Hiệp chủ yếu là ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động, quay vòng vốn để nhập hàng mới cho mùa sau. Tuy nhiên đối với các hộ chế biến dược liệu hay hộ gia công may mặc, nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị mới cũng rất lớn. *Đối với nghề buôn bán vải: Theo thống kê của xã, để bắt đầu bán hàng vải trong chợ một thương nhân cần ít nhất 400-500 triệu đồng để thuê kiốt, lấy hàng từ các đại lý buôn bán vải lớn trong xã. Đối với người Ninh Hiệp, do nghề buôn bán vải đã có từ lâu đời và thường truyền cho con cháu trong nhà, mức độ tích lũy vốn để tái đầu tư tương đối cao nên với số vốn 400-500 triệu để mở kiốt bán vải thường là bố mẹ bỏ ra ban đầu cho con, anh chị trong nhà cho em. Vì vậy đối tượng thương nhân bán vải nhỏ lẻ trong chợ tuy rất đông (khoảng hơn 1000 người) nhưng họ hầu như không có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Những hộ kinh doanh lớn, đại lý cung cấp vải ở Ninh Hiệp mới là đối tượng có nhu cầu vốn lớn mà ngân hàng và các tổ chức cho vay khác cần hướng tới. Ở Ninh Hiệp có khoảng hơn 100 hộ buôn lớn như vậy. Những đại lý này thường xuyên sang Trung Quốc, Hồng Kông lấy hàng, cứ khoảng hai lần một tháng là có đợt nhập hàng mới, vốn lưu động vì vậy quay vòng rất nhanh, nhu cầu vốn lưu động rất lớn, ước tính khoảng 650 tỷ đồng/năm. *Đối với nghề may cắt quần áo gia công, chế biến dược liệu, nông sản Hiện nay mới có 20/400 hộ có nghề may cắt gia công tại Ninh Hiệp sử dụng máy cắt công nghiệp, còn lại là máy may chạy điện. Do đó sản phẩm do Ninh Hiệp làm ra có chất lượng không cao, chỉ có thể bán được với giá thấp, không mở rộng được thị trường tiêu thụ. Để nâng cao năng suất, làm ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn ước tính những hộ này cần vốn khoảng 250 tỷ đồng để mua sắm máy cắt công nghiệp, máy may công nghiệp, thay thế máy cũ đã hết giá trị sử dụng. Các hộ làm nghề chế biến dược liệu, nông sản thì đều chưa có máy sấy chuyên dùng nên có nhu cầu vốn để cải thiện công nghệ, xây dựng qui trình chế biến hiện đại. Vì thị trường tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm, nhất là các sản phẩm thuốc, nông sản phải sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây độc hại cho người sử dụng. Việc người Ninh Hiệp sử dụng diêm sinh để sấy cũng đã gây lo lắng cho người tiêu dùng gây ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Mặt khác đối với những hộ kinh doanh, làm đại lý cung cấp dược liệu thì nhu cầu vốn lưu động cũng rất lớn. Các hộ này thường mỗi tuần một lần phải sang Trung Quốc nhập hàng, mỗi đợt hàng khoảng 4, 5 tấn. Để hoạt động được như vậy các hộ phải có vốn mua xe, vốn để trả trước một phần tiền hàng cho chủ hàng Trung Quốc. Ở Ninh Hiệp có khoảng vài trăm hộ kinh doanh nghề thuốc như vậy nên số vốn lưu động ước tính phải cần đến 200 tỷ đồng/năm, vốn để mua sắm tài sản cố định (xe tải, máy sấy...) xấp xỉ 300 tỷ đồng. Như vậy theo ước tính nhu cầu vốn lưu động của Ninh Hiệp khoảng 850 tỷ đồng/năm; nhu cầu vốn trung, dài hạn để mua sắm máy móc, đổi mới công nghệ, di chuyển sản xuất vào khu công nghiệp... là khoảng 550 tỷ đồng. Do đặc điểm sản xuất kinh doanh từ lâu đời, quan hệ với bạn hàng Trung Quốc đã nhiều năm nên khi nhập hàng mới chỉ phải trả trước một phần tiền hàng, phần còn lại sau khi bán hàng thu được tiền mới phải trả phần còn lại. Trên 60% vốn lưu động để kinh doanh là vốn tự có (khoảng trên 510 tỷ đồng) còn lại là vốn vay, trong đó vay ngân hàng chỉ chiếm khoảng 10% (khoảng 85 tỷ đồng), vay của người cho vay nặng lãi, vay của bạn bè... chiếm khoảng 30% còn lại, chủ yếu là vay nặng lãi. Về vốn trung, dài hạn, chỉ một phần nhỏ được tài trợ bằng vốn tự có, phần còn lại là nhu cầu rất lớn của Ninh Hiệp đang đợi các ngân hàng khai thác. Người dân làng nghề ít vay vốn ngân hàng mặc dù có nhu cầu lớn là do hai nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu cần vốn nhanh chóng thậm chí cần ngay lập tức của thương nhân Ninh Hiệp. Thứ hai là do người có nhu cầu vay không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về chứng minh khả năng tài chính, lập phương án sử dụng vốn vay, các yêu cầu về tài sản đảm bảo... Chính vì vậy họ chọn lựa giải pháp vay nặng lãi mặc dù chịu lãi suất cao, nhưng ngay lập tức có vốn. Với thời gian vay cực ngắn thì đây là giải pháp hiệu quả hơn đi vay ngân hàng. Tuy nhiên những con số trên mới chỉ là ước tính trong thời điểm hiện tại. Theo định hướng phát triển, Ninh Hiệp trở thành trung tâm cung cấp vải và phụ kiện ngành may cho toàn miền Bắc, hoạt động kinh doanh vải ngày càng mở rộng, hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu với nước ngoài sẽ ngày càng phát triển. Hoạt động kinh doanh trong thời kỳ mới có thể vượt quá khả năng vốn tự có của các thương nhân ở đây. Khi đó nhu cầu vay vốn lưu động của ngân hàng chắc chắn sẽ tăng cao hơn. Và khi khu công nghiệp Ninh Hiệp được xây dựng xong, theo chủ trương của các cấp lãnh đạo các hộ may cắt gia công cần được tập trung lại thành xưởng may, công ty may mặc, các hộ chế biến dược liệu tập trung thành các xưởng chế biến, công ty chế biến dược liệu, nông sản. Khi đó các hộ cần phải tiến hành xây dựng nhà xưởng mới, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải mới, trả tiền thuê đất,...nhu cầu vốn trung, dài hạn vì vậy cũng ngày càng cao. Trong tương lai nhu cầu vốn của Ninh Hiệp chắc chắn sẽ còn tăng lên nữa. Từ các phân tích trên chúng ta có thể thấy rằng dưới vai trò điều phối vĩ mô, chính phủ phải đưa ra các chính sách hỗ trợ vốn tốt hơn, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ gia đinh có nhu cầu có khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng một cách dễ dàng và lãi suất thấp. 2.1.2 Vấn đề hỗ trợ xúc tiến thương mại: Như giới thiệu về mô hình “Mỗi làng, một sản phẩm” của Morihiko Hiramatsu thì việc xúc tiến thương mại tập trung, xây dựng một cổng thông tin duy nhất cho làng nghề là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm tháng 6/2009 thì người Ninh Hiệp mới xuất hiện một website xúc tiến thương mại duy nhất do chính tác giả làm. Bán đầu website www.ninhhiep.com được thiết kế với tính năng như một trang tin, giới thiệu về văn hóa, lịch sử và con người Ninh Hiệp. Ngoài ra, website còn bổ sung một số chức năng giới thiệu sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại Ninh Hiệp. Mặc dù với tham vọng rất lớn là hỗ trợ mảng xúc tiến thương mại trên internet cho địa phương nhưng do nguồn lực có hạn nên công việc xúc tiến vẫn được duy trì một cách chậm chạp. Thiết nghĩ, để công tác xúc tiến được tiến hành một cách thuận lợi thì cần có hỗ trợ mang tính vĩ mô của chính quyền địa phương nói riêng, của cấp chính phủ nói chung. Kinh nghiệm phát triển mô hình “mỗi làng, một sản phẩm” Morihiko Hiramatsu cho thấy, việc xúc tiến làng nghề cần có hỗ trợ của chính quyền cấp cao nhất tại địa phương. Trước khi tiến hành mô hình “mỗi làng, một sản phẩm” ở địa phương nào thì ông đều đến gặp để nói chuyện trực tiếp với lãnh đạo cấp cao nhất của địa phương đó để thuyết phục vị lãnh đạo cấp cao nhất. Điều này cho thấy, ngoài việc được sự đồng lòng của toàn bộ dân địa phương, để chiến dịch xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao thì tầm của người lãnh đạo cũng phải rất xa, sâu, rộng. Tháng 8 năm 2010, theo định hướng xúc tiến thương mại cho các làng nghề Việt Nam ra thế giới, “Tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2010” do Sở Công Thương Hà Nội đứng ra tổ chức thu hút được 500 làng nghề đăng kí tham gia. Đây có lẽ là một cơ hội rất tốt không chỉ cho làng nghề Ninh Hiệp mà còn cho toàn bộ các làng nghề Việt Nam muốn tạo dựng một thương hiệu mang tầm quốc tế. Tuy nhiên, xét thấy, để chớp được cơ hội này thì làng nghề Ninh Hiệp cần có đại diện của mình là một doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc đặc trưng của làng. Doanh nghiệp này phải có sự kết hợp ăn ý hay hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương để đứng tên làng nghề tham gia hội trợ. Tuy nhiên, trong danh sách 5 làng nghề nổi tiếng để làm một tour du lịch trong tuần lễ hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội thì không có làng nghề Ninh Hiệp. Chỉ riêng điều này cũng chứng tỏ rằng chính quyền địa phương chưa thật sự sát sao hoặc chưa đánh giá đúng mực về cơ hội của tuần lễ này. Trong cùng một điều kiện như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội Một trong những công ty đó là công ty xuất khẩu hàng thêu tay Minh Minh Tâm, là công ty nơi tác giả thực tập. rất sốt sắng chuẩn bị cho tuần lễ này để quảng bá thương hiệu mình. Một trong những mảng quan trọng trong việc xúc tiến thương mại cho làng nghề là vấn đề đăng kí bản quyền, thương hiệu. Làng nghề Ninh Hiệp được nổi tiếng trong nước với thương hiệu “Vải Ninh Hiệp”, nhưng nói chung là thương hiệu này vẫn chỉ nổi tiếng trong nước và chưa được đăng kí tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Phải chăng đây cũng lại là một dấu hiệu của sự đánh giá chưa đúng tầm về việc đăng kí thương hiệu của chính quyền địa phương? Việc đăng kí thương hiệu là vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp xuất khẩu tại Ninh Hiệp bán sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài hoặc hỗ trợ cho ngành du lịch của Ninh Hiệp trong tương lai. 2.1.3 Hỗ trợ đào tạo dậy nghề và giải quyết vấn đề môi trường: Vấn đề hỗ trợ đào tạo dậy nghề và giải quyết vấn đề môi trường đều nằm trong chiến lược vĩ mô của chính phủ, mang tính giải quyết các vấn đề xã hội như giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường,… Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, cả 2 giải pháp này đều có tác động lâu dài tới kinh tế của làng nghề. Hỗ trợ đào tạo dậy nghề: Trong lịch sử phát triển của làng nghề của Ninh Hiệp đã được phân tích ở các phần trên thì việc đào tạo nghề có vai trò sống còn của một làng nghề. Sở dĩ nghề Đậu phát triển mạnh mẽ tại làng Nành xưa gắn liền với sự tích Đức Phật từ Ấn Độ dậy cho người Nành các trồng cây đậu, cách chế biến các món ăn ngon như giò đậu, bánh đậu nành, sữa đậu nành, tương đậu,… Sau đó nghề Dệt và nghề Y phát triển được cũng nhờ một bà tên là Lý Nương đến dậy dân làng cách dệt, cách chữa bệnh bằng thuốc Nam. Mãi cho đến các thế hệ sau này, người Ninh Hiệp cũng tự dậy nhau cách buôn bán, làm ăn từ trong gia đình như mẹ dậy con gái, cô dậy cháu gái, chú bác dậy cháu trai,… Nghề Da phát triển nhanh chóng rồi kết thúc sứ mệnh của mình một cách huy hoàng cũng là nhờ khả năng tự học hỏi của người Nành, từ một người dậy cho chục người, từ chục người dậy cho hàng trăm người. Có thể nói, khả năng tự học hỏi, khả năng đào tạo và truyền nghề cho nhau chính là yếu tố khiến làng nghề Ninh Hiệp phát triển mạnh mẽ dù họ chuyển sang làm nghề nào. Cũng trong lịch sử phát triển làng nghề Ninh Hiệp, tác giả chưa thấy có sự đào tạo mang tính chính quy và có tổ chức nào từ chính phủ. Ngày nay, chính phủ Việt Nam đã có những nhìn nhận khá đúng đắn về việc đào tạo dậy nghề tại làng nghề, nhưng có lẽ nếu không có sự sát sao quan tâm đúng mực thì việc dậy nghề tại Ninh Hiệp sẽ sa đà vào hình thức. Người học nghề ra không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc phải được thị trường đào tạo lại. Theo nhận định của tác giả, để công tác đào tạo, dậy nghề trở lên thiết thực và hữu ích như cách người Ninh Hiệp tự dậy nhau thì công tác dậy nghề nên được để cho người dân địa phương toàn quyền quyết định dưới sự hướng dẫn, tổ chức của chính quyền xã. Theo chiến lược đào tạo dậy nghề của chính phủ thì năm 2010 sẽ mở một trung tâm đào tạo dậy nghề tại khu vực Thạch Sàng, dậy đại trà cho các cháu bỏ học sớm và những ai muốn nâng cao tay nghề cắt may. Tuy nhiên, vấn đề là bộ phận giảng viên, đào tạo cắt may là ai? Theo tác giả, để mô hình đạo tào dậy nghề tại Ninh Hiệp phát triển mạnh mẽ, tiết kiệm chi phí vàv có hiệu ứng lan tỏa cao thì nên theo mô hình dưới đây: Tất nhiên, việc mời các siêu chuyên gia thiết kế thời trang trong nước và nước ngoài về đào tạo dậy nghề cho người dân thì thực sự rất tốn kém. Tuy nhiên, về lâu dài, đây là đường lối phát triển tiết kiệm nhất, theo ý kiến tác giả “đầu tư vào chất xám là đầu tư siêu lợi nhuận”. Đối tượng học nghề sẽ phải là những học sinh có tư chất nhanh nhậy, có hứng thú và đam mê với lĩnh vực thời trang, và được đào tạo ngay từ lớp 6 (12 tuổi). Vì theo lý thuyết 10000 giờ của cuốn Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell thì để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực chúng ta mất trung bình 10 ngàn giờ, tương đương với 10 năm chuyên cần học tập một lĩnh vực nào đó một cách nghiêm chỉnh. Song song với đào tạo nghề, lớp dậy nghề sẽ dậy ngoại ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Trung Quốc, để đội ngũ này sau khi tốt nghiệp vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có ngoại ngữ tốt có thể giao dịch được với thế giới. Sau 10 năm, đội ngũ học sinh nghề may mặc này “tốt nghiệp” vào độ tuổi 22, sức lao động và sáng tạo dồi dào, năng nổ tham gia vào thị trường, xã hội. Một phần được giữ lại để đào tạo cho các khóa sau, một phần tham gia vào thị trường, kinh doanh để làm lãnh đạo các công ty thời trang, phần còn lại làm chuyên gia thiết kế thời trang cho các tập đoàn lớn. Trong quá trình học tập, đến hết lớp 9, học sinh nào có nhu cầu học trực tiếp tại kinh đô thời trang của Châu Á thì được cử đi du học tại Nhật Bản với cam kết sẽ trở về phụng sự cho quê hương. Còn học sinh nào có hứng thú kinh doanh sẽ được đào tạo thêm chuyên môn về quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế song song với dậy nghề và dậy ngoại ngữ. Giải quyết vấn đề môi trường: Vấn đề môi trường cho làng nghề đang là một vấn đề khá bức xúc trong xã hội hiện nay. Theo một số lý thuyết kinh tế vĩ mô, để giảm khoảng cách kinh tế của một nước đang phát triển như Việt Nam với các nước phát triển thì việc ảnh hưởng tới môi trường, lạm dụng tài nguyên, tham nhũng,… là đương nhiên. Tuy nhiên, trong cuốn Quản trị học và quản trị theo phong cách Nhật Bản Quản trị học và quản trị theo phong cách Nhật Bản, Takahashi, 2009, đh Ngoại Thương Hà Nội của Takahashi thì giáo sư này có đề xuất 2 mô hình phát triển doanh nghiệp xanh. Doanh nghiệp xanh là những doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, có thể tái chế và không gây ô nhiễm. Có 3 cấp độ của doanh nghiệp theo mức độ tác động xấu tới môi trường, ở cấp độ 3, doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có thể tái chế, tiết kiệm chi phí (ví dụ như giấy tái chế), sẽ giảm áp lực khai thác tài nguyên. Cũng theo phân tích của Takahashi, việc doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường ở mức độ nào gắn bó chặt chẽ với việc chính sách của Chính phủ tới việc bảo vệ môi trường ra sao. Các chính sách này gồm có phạt thuế cao cho các doanh nghiệp không sử dụng hệ thống xử lý chất thải, giảm thuế cho các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ thân thiện với môi trường,… Tất nhiên, mô hình của thầy Takahashi đưa ra một phương hướng chính sách áp dụng chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Còn xét trên quy mô làng nghề Ninh Hiệp, để bảo vệ môi trường, hỗ trợ cho việc phát triển bền vững thì theo ý kiến của tác giả, chính quyền địa phương nên tạo điều kiện cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thương mại và tài chính. Đối với các công ty sản xuất công nghiệp hoặc thủ công nghiệp cần đảm bảo được khâu xử lý chất thải, ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường. Công ty nào đáp ứng được tiêu chuẩn này thì sẽ được chính quyền địa phương hoan nghênh, tạo điều kiện cho đầu tư xây dựng nhà máy. 2.2 Gói giải pháp nội tại, chủ động thay đổi mô hình làng nghề. Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ. Trong đó chú trọng phát triển theo hướng sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng và dịch vụ du lịch. Với gói giải pháp này, tác giả đứng trên góc độ của người dân Ninh Hiệp, tự đề ra cho mình phương hướng cải thiện mô hình sản xuất kinh doanh mà không quá dựa giẫm vào hoạch định hay chính sách hỗ trợ của chính phủ. Thực chất, phần 2.2 này trả lời cho câu hỏi: ”Nếu bạn là người đứng đầu xã Ninh Hiệp thì bạn sẽ làm gì để chuẩn bị cho sự phát triển bền vững của quê hương trong tương lai?”. Theo tác giả, câu trả lời là phát triển mạnh mẽ hơn ngành dịch vụ, làm gia tăng giá trị trong sản phẩm sản xuất tại Ninh Hiệp. 2.2.1 Gia tăng giá trị trong sản phẩm sản xuất tại Ninh Hiệp: Từ những phân tích ở các phần trước về cơ cấu ngành nghề cũng như quy trình sản xuất của ngành may mặc thì giá trị gia tăng trên một sản phẩm may mặc của người Ninh Hiệp rất ít. Phần lớn lợi nhuận và doanh thu dựa trên số lượng lớn sản phẩm may mặc bán ra với giá rẻ, do nguyên liệu đầu vào rẻ hơn so với thị trường nội địa. Cũng có thể gọi đây là một thế mạnh để hàng may mặc của Ninh Hiệp chiếm lĩnh thị trường may mặc bình dân, nông thôn. Tuy nhiên, quá dựa giẫm vào thế mạnh giá này thì tiềm ẩn một nguy cơ lớn. Nguy cơ đó là khi thế mạnh mất đi, các hộ gia đình nằm trong quy trình sản xuất hàng may mặc Ninh Hiệp phải đối phó với nguy cơ phá sản dây chuyền do giá cả tăng, sản phẩm không đáp ứng nổi chất lượng cũng như mẫu mã. Dường như cũng đã nhận thấy sự lạc hậu về mẫu mã của mình, các hộ gia đình sản xuất tại Ninh Hiệp thời gian gần đây bắt đầu chú trọng việc tìm kiếm mẫu mã mới. Ban đầu là các mẫu in đẹp được tìm kiếm trên internet bởi một bộ phận giới trẻ nắm bắt nhanh về CNTT. Sau đó là các bắt chước các mẫu mã đẹp từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản,... Có thể nói khả năng học tập của người Ninh Hiệp là vô tận, tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở sự bắt chước mà chưa có học tập bài bản về thiết kế thời trang. Việc đào tạo thiết kế tại làng nghề Ninh Hiệp chỉ mang tính tự đào tạo, đào tạo qua công việc hoặc cùng lắm là học các trường trung cấp dậy nghề. Đứng từ phía người dân, việc đưa con cháu mình ra nước ngoài là một đầu tư tốn kém, mạo hiểm. Nhất là khi đưa sang một nơi đắt đỏ như Nhật Bản chỉ để học nghề thời trang dường như là quá lãng phí. Người Ninh Hiệp cũng xuất ngoại nhiều, nhưng chủ yếu để kiếm tiền hoặc học thạc sỹ, tiến sỹ,… còn chưa thấy trường hợp xuất ngoại để học nghề! Đứng dưới góc độ người dân Ninh Hiệp, thì đầu tư ra nước ngoài học nghề rất tốn kém và kết quả thì chưa chắc chắn. Thế nên để giảm thiểu rủi ro mà vẫn có thể hiệu quả, mỗi dòng họ trong làng nên tận dụng quỹ khiến học của họ, hoặc quỹ khiến học của xã để tặng cho các em có tư chất học tập tốt những xuất học bổng tại nước ngoài để học nghành thiết kế thời trang. Những học sinh sau khi được đào tạo bài bản ở nước ngoài, với tay nghề cao và kiến thức sâu trong lĩnh vực thời trang, sẽ quay trở lại quê hương, tạo nên được các hãng thời trang uy tín, đánh mạnh vào chất lượng và sự đổi mới. Nếu điều này thành công sẽ dần dần thay đổi cách nhìn nhận của người dân về kinh doanh. Họ sẽ thay vì chú trọng tới yếu tố giá cả sẽ quan tâm hơn tới giá trị của sản phẩm, nâng cao được lợi nhuận và có thể xuất khẩu sang được cả những thị trường khó tính như Nhật, Hàn, Mỹ,… Chuỗi giá trị trong các hộ gia đình sản xuất hàng may mặc tại Ninh Hiệp sẽ thay đổi. Thay vì nhận được mỗi sản phẩm 1.500 VN Đồng như trước kia, thì nay mỗi sản phẩm sẽ nhận được 5.000 VN Đồng, hoặc là sẽ có nhiều xưởng may lớn với quy mô từ vài trăm tới vài ngàn máy được mọc lên tại Ninh Hiệp, thu hút nguồn lao động tại các làng xã bên cạnh. Sự thay đổi này nên bắt đầu từ khâu đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang, và cách đào tạo chuyên nghiệp nhất là cử đi nước ngoài học tập. Từ đội ngũ thiết kế này sẽ tạo nên một hiệu ứng lan tỏa tới các hộ gia đình còn lại trong dây chuyền sản xuất. Mang lại thu nhập cao hơn, giá trị gia tăng cao hơn ở từng khâu sản xuất. 2.2.2 Phát triển dịch vụ du lịch: Như phân tích ở phần trên của tác giả về tiềm năng phát triển ngành du lịch tại Việt Nam. Ngành du lịch là một ngành công nghiệp không ống khói mà điển hình là Singapore đã phát triển rất thành công. Với tiềm năng lớn lao đó, cộng thêm đầu óc nhạy bén, tấm lòng hiếu khách, yêu quê hương của mình thì Ninh Hiệp rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, vạn sự khởi đầu nan, và không ai muốn bắt đầu là người khai thác đầu tiên ngành du lịch văn hóa tại quê hương. Hầu như tất cả nguồn lực kinh tế như vốn, lao động, thông tin bị kéo vào guồng kinh doanh tấp nập của chợ vải. Khi không có ai tiên phong trong lĩnh vực mới mẻ, nhiều tiềm năng cũng như rủi ro cao này thì việc chính quyền địa phương đứng ra tổ chức một cách có khoa học, bài bản là cần thiết. Đánh giá thị trường du lịch văn hóa tại Ninh Hiệp: Du lịch văn hóa là du lịch hướng tới các yếu tố văn hóa như lịch sử, di tích, danh lam,… thay vì quá chú trọng tới yếu tố thương mại như mua sắm, kinh doanh. Tuy nhiên, du lịch văn hóa cần được tổ chức theo hướng kết hợp với du lịch mua sắm để tạo nên sự cộng hưởng giữa các thế mạnh của Ninh Hiệp. Thị trường du lịch văn hóa tại Ninh Hiệp rất có tiềm năng đối với cả thị trường trong nước và cả nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả chú trọng hơn tới các khách thăm quan nước ngoài vì lượng khách này mang lợi nhuận cao hơn vì chi tiêu của họ lớn hơn. Phát triển du lịch văn hóa tại Ninh Hiệp: Để có thể phát triển ngành du lịch văn hóa, hướng tới khách hàng mục tiêu là người nước ngoài thì việc đào tạo tiếng Anh cho người địa phương là vô cùng cần thiết. Tại Ninh Hiệp, tiếng Anh được đào tạo từ cấp tiểu học, nhưng trình độ giảng viên tiếng Anh tại Ninh Hiệp không thực sự đủ chuyên nghiệp để đào tạo cho lớp trẻ. Với phương pháp giảng dậy cũ kĩ theo truyền thống, không áp dụng được các phương pháp mới gây cho học sinh thờ ơ, nhàm chán đối với tiếng Anh. Không tạo được nền tảng cho học sinh khi tham gia vào các cấp học sau này. Có lẽ đây là điểm yếu từ khâu đào tạo để phát triển du lịch văn hóa tại Ninh Hiệp. Để khắc phục nhược điểm này, thì chính quyền địa phương phải khắc phục từ việc đào tạo tiếng Anh từ cấp tiểu học. Song song với việc cải thiện vốn liếng tiếng Anh, người dân địa phương bắt đầu có những bước xúc tiến ngành du lịch bằng cách liên kết với các hãng du lịch trong nước và nước ngoài. Tăng cường xuất bản sách báo, tạp chí giới thiệu về địa phương bằng ngoại ngữ để phát miễn phí cho các du khách nước ngoài thăm quan. Đặc biệt tăng cường quảng cáo trên internet, trên trang website chính thống của địa phương cũng như các website về du lịch. Việc quảng bá, xúc tiến ngành du lịch nên làm đồng bộ, cùng với quảng cáo là phải củng cố chất lượng dịch vụ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể hơn về mảng chất lượng dịch vụ, tác giả có thể đưa ra một lịch trình cho việc thực hiện một tour du lịch chất lượng nó. Chất lượng dịch vụ có thể bắt đầu từ biển chỉ dẫn đường vào Ninh Hiệp khi khách thăm quan tới thị trấn Yên Viên, sau đó là nơi gởi xe, những nụ cười niềm nở của người dân địa phương khi bắt gặp du khách nước ngoài. Khách thăm quan nước ngoài sẽ được dẫn tới các khu du lịch sinh thái lớn như Cánh Buồm Xanh và Minh Thu để nghỉ ngơi và ăn uống thay vì các hàng quán dọc đường, vốn không vệ sinh cũng như nóng bức, chật chội. Sau đó, khách du lịch sẽ được hướng dẫn viên dẫn đi bộ một vòng qua con đường đồng hai bên cánh đồng lúa xanh bát ngát để tới chợ ngắm vải. Sau một buổi ngắm vải mệt, nghỉ ngơi và hành trình tiếp tục tới Chùa Cả, Thạch Sàng, các đình, chùa, miếu,… khác trong làng. Buổi tối, khách du lịch lại trở về với khu du lịch sinh thái để nghỉ ngơi hoặc mua đồ lưu niệm để sáng hôm sau đến một địa phương khác. Khách du lịch nước ngoài sẽ thực sự thoải mái khi được nghỉ ngơi hay đi dạo vào buổi tối ở khu du lịch sinh thái với nhiều cây xanh và không khí trong lành! 2.2.3 Xây dựng mô hình làng nghề kết hợp giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ. Ở trên, tác giả đã giới thiệu một số giải pháp rất cụ thể để làm gia tăng giá trị cho sản phẩm sản xuất tại Ninh Hiệp và phát triển ngành du lịch, cụ thể là du lịch văn hóa. Tuy nhiên, một mô hình sản xuất kinh doanh hợp lý đối với Ninh Hiệp vẫn là một mô hình có sự kết hợp chặt chẽ giữa thương mại, sản xuất và dịch vụ. Trong cả 3 ngành này, ngành nào có khả năng phát triển được thì tốt ngành đó, miễn là hướng tới việc phát triển bền vững, không lạm dụng tài nguyên, ảnh hưởng tới môi trường. Ngành thương mại vẫn là một thế mạnh của Ninh Hiệp, và nó sẽ mãi là một thế mạnh của người dân nơi đây bởi vì bản năng kinh doanh đã được đào tạo, thử thách qua nhiều thế hệ. Thêm vào đó, Ninh Hiệp nằm giữa vành đai phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh nên đáp ứng đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Thương mại là xu hướng tất yếu, nhưng không nên lạm dụng vào việc trốn thuế từ con đường nhập khẩu tiểu ngạch. Điều này mang lại rất nhiều lợi thế cạnh tranh cho các thương nhân Ninh Hiệp, nhưng cũng là yếu tố kiềm hãm nếu như người dân nơi đây không ý thức được tầm quan trọng của hàm lượng tri thức trong sản phẩm. Xét về lâu dài, người Ninh Hiệp nên phát triển ngành sản xuất quần áo thời trang mang tính chuyên nghiệp, nhiều giá trị gia tăng. Như vậy, sau này khi lợi thế giá rẻ mất đi, bằng cách này hay cách khác Lợi thế giá rẻ có thể mất đi khi nhà nước kiểm soát thuế tốt hơn hoặc các shop thời trang ở nội thành cũng trực tiếp đánh hàng trốn thuế từ Trung Quốc thì nghành sản xuất thời trang sẽ là ngành chính yếu mang lại siêu lợi nhuận cho người dân địa phương. Người Ninh Hiệp cũng nên tận dụng thế mạnh về tiềm năng du lịch của mình để xây dựng một cơ sở vững chắc cho ngành du lịch. Với tiềm lực kinh tế như bây giờ thì người dân nơi đây rất có đủ khả năng để phát triển quê hương mình thành một điểm du lịch hấp dẫn, với chất lượng dịch vụ đủ để giữ chân du khách nước ngoài. Với văn hóa làm ăn uy tín, ghét sự cơ hội, chộp giật, người dân nơi đây nhất định sẽ thiết kế được một tour du lịch văn hóa hấp dẫn không kém gì Thái Lan. Ngành du lịch sẽ không phải là mũi nhọn kinh tế chính trong mô hình sản xuất, kinh doanh của người Ninh Hiệp nhưng nó cũng sẽ là một điểm tựa vững chắc cho người dân địa phương khi nông nghiệp đi vào dĩ vãng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tên tác giả Năm xuất bản Tên tài liệu Nhà xuất bản Nơi xuất bản Tộc phả họ Nguyễn Khắc Ninh Hiệp Nhà Lý Thần phả miếu thượng thôn Ninh Hiệp 2006 Thông tư số 116 /2006/TT- BNN, hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Việt Nam Lê Quý Đôn 3/2007 Kiến văn tiểu lục(tr440-446) Văn Hóa Thông Tin Hà Nội Malcolm Gladwell 2009 Những kẻ xuất chúng Thế giới Hà Nội Tô Duy Hợp 1997 Ninh Hiệp truyền thống và phát triển Chính trị QG Hà Nội Nguyễn Khắc Quýnh 2004 Văn bia làng Nành Văn Hóa Dân Tộc Hà Nội Nguyễn Khắc Quýnh 2003 Chuyện cũ làng Nành (tr15-18); (tr 287) Văn Hóa Dân Tộc Hà Nội Takahashi 2009 Quản trị học và quản trị theo phong cách Nhật Bản Đh Ngoại Thương Hà Nội Trần Quốc Vượng 2000 Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (tr 372) VHDT và TCVHNT Hà Nội Tên website Lúc truy cập Địa chỉ website Keyword tra bằng Google Wikipedia.org 4/2010 Wikipedia, làng nghề Việt Nam laodong.com.vn 5/2010 Thừa nguồn lực, thiếu thương hiệu, laodong.com.vn vietbao.vn 5/2010 Vietbao.vn, làm gì để phát triển làng nghề tuoitre.vn 5/2010 Những bà chủ của con đường tơ lụa anninhthudo.vn 5/2010 Ô nhiễm làng nghề, Ninh Hiệp, anninhthudo.vn vovnews.vn 5/2010 Ninh Hiệp, thuốc Bắc, ngộ độc ninhhiep.com 5/2010 Lịch sử, giàu truyền thống, Ninh Hiệp, ninhhiep.com Bacninh.gov.vn 5/2010 Cát bà, du lịch, bacninh.gov.vn baomoi.com 5/2010 500 làng nghề, tuần lễ thủ công mỹ nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc
Luận văn liên quan