Đề tài Nghiên cứu tình hình xuất của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và đề xuất các giải pháp tăng giá tri kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này

Các nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu), hàng cơ điện, máy móc c ác loại, sản phẩm từ thực vật, nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại, nguyên vật liệu, dệt may.  Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm mặt hàng trên là khá mạnh  Hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc đều là những mặt hàng nguyên liệu thô, có giá trị gia tăng thấp. Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc thấp và cứ tiếp tục giữ cơ cấu hàng xuất khẩu như thế này thì sẽ rất khó cho Việt Nam chúng ta gia tăng kim ngạch xuất khẩu xuất sang Trung Quốc một cách hiệu quả.

pdf76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3691 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tình hình xuất của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và đề xuất các giải pháp tăng giá tri kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình thức đảm bảo khác Tuy nhiên, Trung Quốc đan dần mở rộng thị trường của mình đối với thế giới bằng cách xóa bỏ một số hàng rào phi thuế quan một cách tích cực đế mở rộng giao thương và giúp đỡ hàng hoá Trung Quốc vào các thị trường tiềm năng của mình. Đáng chú ý là việc tham gia hội nghị AEM 42: “Cam kết xóa bỏ các rào cản phi thuế quan” - đây là một trong những nội dung nhận được sự đồng thuận của các bộ trưởng kinh tế các nước ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42 trong nổ lực xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN. Điều này cho thấy thị trường Trung Quốc đang mở cửa rộng hơn cho các doanh nghiệp biết tận dụng và khai thác thị trường này. 2.2.4. Các thế mạnh của nền kinh tế Trung Quốc: - Ngày nay, quy mô và chất lượng kinh tế của Trung Quốc đều không ngừng tăng cao. Trung Quốc đang thực hiện hiệu quả việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác, đồng thời về mặt trưởng thành và sáng tạo của các doanh nghiệp thương mại đều đã đạt được tiến bộ đáng kể. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 44 - Trong năm 2010, Trung Quốc có biểu hiển ổn định trên hầu hết các chỉ số ở nhiều lĩnh vực, trong đó ưu thế chủ yếu là doanh nghiệp không ngừng phát triển quy mô thị trường lớn, tính ổn định kinh tế vĩ mô, sự trưởng thành và khả năng đổi mới. - Trung Quốc hiện tại là quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới sau khi vượt qua Đức vào tháng 12-2009. Với chính sách xuất khẩu hợp lý, chính sách tiền tệ của chính quyền không ngừng phát huy hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng cao và ổn đ ịnh qua các năm, bất chấp những khó khăn mà nền kinh tế thế giới đang mắc phải. Vị trí số một thế giới về xuất khẩu hàng hoá đã chứng minh được hàng Trung Quốc khi ra thị trường thế giới có sức hút như thế nào. - Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới khi sản xuất và gia công hầu hết các mặt hàng từ thủ công mỹ nghệ đến các mặt hàng kỹ thuật cao. Các tập đoàn lớn trên thế giới hầu hết đều có xưởng gia công của mình tại Trung Quốc đặc biệt là những hãng sản xuất các sản phẩm có tính kỹ thuật cao ( như máy tính, chip, ô tô…). Với g iá nhân công tương đối rẻ, ít quy phạm về kỷ luật và t inh thần làm việc cao… Lực lượng lao động ở Trung Quốc là một yếu tố mang đến lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hoá Trung Quốc so với các nước khác. Tuy thời gian gần đây có nhiều nguồn thông tin cho rằng giá nhân công Trung Quốc đang tăng cao và Trung Quốc sẽ không còn giữ được vị trí công xưởng số một thế giới của mình. Nhưng với Trình độ của nhân công Trung Quốc ngày càng được cải thiện và nâng cao, nguồn nguyên liệu giá rẻ và chính sách hợp lý của chính quyền thì lợi thế của Trung Quốc sẽ vẫn còn duy trì và sẽ rất khó cho các nước xuất khẩu khác trên thế giới để có thể cạnh tranh với các mặt hàng chủ lực của Trung Quốc. - Trung Quốc cũng là một quốc gia thực hiện công nghiệp hoá nền kinh tế rất thành công. Trong cơ cấu kinh tế Trung Quốc, công nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng cao và có vai trò lớn trong sự phát triển kinh tế. Sự chuyển dịch kinh tế đang đi dúng Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 45 hướng này được thể hiện rất rõ qua cơ cấu xuất khẩu của quốc gia này. Trong năm 2008, có tới trên 30% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc thuộc nhóm hàng công nghiệp có kỹ năng cao như máy tính, máy móc về viễn thông, về y tế, dược phẩm, v.v.. Nếu kể cả nhóm hàng dùng nhiều kỹ năng vừa phải như xe hơi, xe máy, đồ điện gia dụng, kim khí, v.v.. thì tỉ trọng của 2 nhóm hàng này chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Phần còn lại là các mặt hàng có hàm lượng kỹ năng thấp như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành… Như vậy, các loại hàng công nghiệp, từ trình độ thấp đến trình độ cao Trung Quốc đều hiện diện trên thị trường thế giới với số lượng lớn. - Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tập trung trong các ngành chế tạo các loại máy móc từ trung cấp (như đồ điện gia dụng) đến cao cấp (như máy tính, máy chụp hình kỹ thuật số) làm thành các cụm công nghiệp ở các tỉnh ven biển, nhất là ở tam giác sông Châu Giang tỉnh Quảng Đông. Qua đó, Trung Quốc tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu các mặt hàng thuộc nội bộ các ngành này. Hiện nay có hơn 50% kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc do MNCs thực hiện, nhất là MNCs có gốc Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan. - Là quốc gia có nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trên thế giới, hiện nay chính quyền Trung Quốc đang thực hiện chính sách năng lượng của mình khi cho các tập đoàn năng lượng của nước này kí kết hợp đồng khai thác khoáng sản, dầu mỏ và nguyên liệu hoá thạch ở hầu hết các quốc gia có trữ lượng lớn. - Vốn đã là nhà đầu tư số một thế giới trong ngành năng lượng xanh, Trung Quốc đang vươn lên đứng đầu thế giới trong vai trò cung cấp thiết bị sản xuất loại năng lượng này. Trong số 15 nhà sản xuất panô pin mặt trời lớn nhất thế giới hiện nay, có đến 7 công ty Trung Quốc. Họ tập trung đến 50% sản lượng cả thế giới. Trong lãnh vực điện Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 46 chạy bằng sức gió, thì 2 trong số 5 nhà sản xuất hàng đầu thế giới cũng mang quốc tịch Trung Quốc. Và chính tại nước này mà số lượng máy phát điện vận hành bằng gió được lắp đặt cao nhất thế giới trong năm ngoái. - Với những sức mạnh to lớn mà nền kinh tế Trung Quốc không ngừng phát huy thì sẽ không có gì bất ngờ khi thứ hạn về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc không ngừng lên hạng. Vào ngày 9 tháng 9 năm 2010, tại Bắc Kinh, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố “Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2010 – 2011”. Trung Quốc đã lên hai bậc – đứng thứ 27. Bảng: Xếp hạng về chỉ số GCI thể hiện năng lực cạnh tranh các nước 2010-2011 Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 47 Cũng theo báo cáo này, Trung Quốc là nước duy nhất tăng thứ hạng trong khối BRIC, mở rộng khoảng cách so với ba nước còn lại là Nga, Brazil và Ấn Độ. 2.2.5. Nhu cầu và thị hiếu - Với tiến trình đô thị hóa nhanh, tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập người dân không ngừng gia tăng, số lượng người giàu trong xã hội tăng lên nhanh chóng và nhất là sở hữu một số dân khổng lồ (1.3 tỉ người) thì thị trường Trung Quốc thực sự là một thị trường vô cùng to lớn và béo bở cho bất cứ công ty xuất khẩu nào trên thế giới. Mặc dù Trung Quốc hiện vẫn là quốc gia có tỷ lệ dự trữ cao nhất thế giới với mức tiết kiệm của người dân lên tới 30% thu nhập, song thị trường tiêu dùng trong nước đang có những thay đổi căn bản. Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới có lượng người t iêu dùng lớn nhất hành t inh sẵn sàng chi tiền để có thể sở hữu các sản phẩm cao cấp với nhu cầu mua sắm mỗi năm tăng đến 20%. - Các thương hiệu đẳng cấp quốc tế được nhìn nhận rằng chúng phải khẳng định vị thế tại quốc gia đông dân này để tiếp tục cuộc chiến tại các thị trường trên thế giới. Giới trẻ Trung Quốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ cao với khả năng mua sắm mọi thứ, từ những chiếc đồng hồ đắt tiền đến những chiếc xe hơi nhập khẩu. Những thương hiệu với khả năng đạt được và duy trì thị phần ưu tiên của lớp khách hàng hạng sang này sẽ có thể duy trì được hình ảnh toàn cầu của mình và có sức cạnh tranh ngang tầm với những thương hiệu cao cấp khác tại Trung Quốc. Sức tăng tiêu dùng mang tính cấu trúc ở Trung Quốc sẽ tạo ra thay đổi đối với thị trường tiêu thụ hàng hóa ở nước này cũng như toàn thế giới. Rất có thể Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới vào năm 2020. - Mặc dù người tiêu dùng Trung Quốc rất coi trọng hàng sản xuất trong nước, nhưng hàng nhập khẩu vẫn được ưa thích hơn và họ vẫn chọn mua hàng nhập khẩu nếu Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 48 có khả năng, nhất là những mặt hàng công nghệ cao. Ho quan niệm rằng những sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc thì có "dịch vụ tốt", sản phẩm sản xuất của Nhật và Mỹ có "chất lượng cao", sản phẩm châu Âu thường có tác dụng "bảo vệ môi trường", còn của Hàn Quốc thì giá cả hợp lý. - Những sản phẩm nước ngoài được người Trung Quốc ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất là xe hơi, máy vi tính, tivi và điện thoại tế bào. Khi chọn đồ gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa, lò vi ba..., người tiêu dùng Trung Quốc thường chọn sản phẩm nội địa. Song họ lại thường chọn các sản phẩm công nghệ cao nhập khẩu như máy quay phim, điện thoại tế bào, máy thu - phát nhanh, máy in, tivi... 2.2.6. Tình hình sản xuất trong nước của Trung Quốc: - Từ một nước nghèo hàng hóa và thường xuyên phải nhập một khối lượng lớn lương thực, gần đây Trung Quốc đã vượt lên đứng đầu thế giới về sản lượng nhiều loại sản phẩm như: ngũ cốc (512 triệu tấn/1998), bông (6,32 triệu tấn/2004), hạt có dầu (30,57 triệu tấn/2004), thịt (41,2 triệu tấn), thép (273 triệu tấn/2004), than (1,956 tỷ tấn/2004), vải (24,87 tỷ m2), xi măng: 970 tr iệu tấn (2004)...; đồng thời Trung Quốc cũng đứng thứ hai thế giới về sản lượng điện (1135,6 tỷ Kw), phân hoá học (28,2 triệu tấn), về số thuê bao Internet. Trung Quốc cũng đứng thứ 3 thế giới về sản xuất ô tô, với 5,2 triệu chiếc (2004). - Hiện nay, Trung Quốc là nước thứ 4 sau Mỹ, Nhật và Đức về sản xuất hàng công nghiệp hiện đại. Trung Quốc đứng đầu thế giới về 35 loại sản phẩm công nghiệp như: máy thu hình màu, máy giặt, tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, máy tính, máy điện thoại kỹ thuật số, lò vi sóng, VCD, điện thoại di động, máy fax, xe máy, xe đạp, linh kiện máy tính, tơ lụa, trang phục… với hơn 40 loại sản phẩm có sản lượng chiếm trên 50% tổng sản lượng thế giới. Các loại hàng hóa này đều chiếm ưu thế trên thế giới về số lượng tuyệt đối hay về giá cả. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 49 - Chỉ số quản lý thu mua PMI đo lường sức khỏe của lĩnh vực sản xuất đã giảm từ mốc 52,1 điểm trong tháng 6 xuống còn 51,2 điểm trong tháng 7,đánh dấu mức thấp nhất trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc kể từ tháng 3 năm 2009. Chỉ số này lớn hơn 50 cho thấy sự tăng trưởng của ngành sản xuất. Theo dự đoán của các nhà kinh tế học trong 1 cuộc điều tra của Bloomberg, PMI tháng 7 là 51,4 điểm. Chỉ số PMI, được tổng cục thống kê Quốc gia đưa ra, được tính toán trên 730 công ty thuộc 20 lĩnh vực, trong đó có ngành năng lượng, luyện kim, dệt may, sản xuất ô tô, và điện tử. - Chỉ số đo lường sản lượng trong tháng 7 đã giảm xuống còn 52,7 điểm từ mức 55,8 điểm trong tháng 6. Chỉ số đơn đặt hàng mới giảm từ 52,1 điểm xuống còn 50,9 điểm. Chỉ số đơn đặt hàng xuất khẩu giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống còn 51,2 điểm từ mức 51,7 điểm. Duy chỉ có chỉ số việc làm tăng từ mức 50,6 điểm lên mức 52,2 điểm. - Ngành sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể sẽ làm suy yếu sự phục hồi toàn cầu, vốn đã căng thẳng với gánh nặng nợ công và tình trạng thất nghiệp. Theo 1 chuyên gia nghiên cứu thuộc Hội đồng Nhà nước, GDP năm nay có thể dừng ở con số 9,5%, cao hơn mức 9,1% trong năm 2009. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 50 2.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc những năm gần đây (từ năm 2006 đến nay): 2.3.1. Xét về giá trị kim ngạch xuất khẩu: Đơn vị tính: triệu USD Năm Tổng xuất khẩu hàng hóa Tăng/giảm tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu 2005 3246 10.00% 2006 3242 -0.10% 8.14% 2007 3646 12.46% 7.51% 2008 4535 24.38% 7.23% 2009 4909 8.25% 8.60% 7 tháng năm 2010 3429 43.70% 8.90% Nguồn: tổng cục hải quan Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung quốc trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay chỉ giảm mỗi một lần duy nhất vào năm 2006 và từ đó có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3.246 tỉ USD nhưng đến năm 2006 thì con số này có phần giảm nhẹ, chỉ còn 3.242 tỉ USD về giá trị. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc tăng tuyệt đối 0.402 tỉ USD tương đương 12.46% và đạt được 3.646 tỉ USD. Đến năm 2008, giá trị kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường này lại tiếp tục tăng mạnh và đạt được giá trị 4.535 tỉ USD (tăng tương đương 24.38% so với năm trước). Đây là một mức tăng khá cao và là một điều đáng mừng cho thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 51 Không dừng lại ở đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc lại tiếp tục được nâng lên tầm cao mới khi đạt được mốc 4.909 tỉ USD (xấp xỉ 5 tỉ USD) vào năm 2009 và đến 7 tháng đầu năm 2010 thì xu hướng tăng này vẫn tiếp tục được duy trì. Giá trị đạt được của xuất khẩu Việt Nam tại thị trường này vào 7 tháng đầu năm nay là 3.429 tỉ USD ( tăng tương đối khoảng 43.7% so với cùng kì năm trước). Mức tăng này cho thấy tình hình thương mại giữa hai nước ta tiến triển rất tốt đẹp và sự trao đổi của hai nền kinh tế đang không ngừng được duy trì và phát triển Nhìn chung, tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc được cải thiện rất nhiều trong thời gian từ năm 2005 trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường này liên tục tăng, tuy với tốc độ không đều nhưng trong 4 năm gần đây nhất thì có những chỉ số tăng trưởng khá ấn tượng của việc xuất khẩu ở thị trường này. Con số 43.7% có ý nghĩa rất lớn, phản ánh thực trạng thương mại giữa Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 52 nước ta và Trung Quốc đang trên đà tiến triển rất tốt đẹp. Hàng Việt Nam đang dần chiếm ưu thế và ngày càng được nâng cao tại thị trường này. 2.3.2. Xét về tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuât khẩu: Tỉ trọng của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc xét trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua các năm nằm trong khoảng từ 7-10%. Tuy khối lượng giá trị của thị trường này tăng dần qua các năm nhưng tỉ trọng nó chiếm được trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lại có xu hướng giảm qua các năm. Từ 10% vào năm 2005 tới năm 2008 đã giảm xuống còn 7.23%. Năm 2009 thì tỉ trọng của thị trường này đạt được tăng lên khoảng 8.6% do tình hình xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường khác ( đặc biệt là các thị trường chủ lực như Mỹ, Châu Âu, ASEAN, Nhật Bản…) giảm đáng kể. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 53 7 tháng đầu năm 2010, tỉ trọng của thị trường này vào khoảng 8.9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Đây là một thị trường rộng lớn và rất tiềm năng đối với hàng Việt Nam. Các con số trên cho thấy Việt Nam vẫn chưa chú trọng đúng mức cho thị trường này và vẫn còn gặp khó khăn trong công tác xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 54 2.3.3. Xét về cơ cấu ngành hàng xuất khẩu: Bảng: Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của một số mặt hàng Việt Nam(Đơn vị: triệu USD) Mặt hàng 2008 8 tháng 2009 Khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu) 2069,33 1197,6 Hàng cơ điện, máy móc các loại 718,06 480,20 Sản phẩm từ thực vật 439,57 526,53 Nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại 216,95 163,43 Nguyên vật liệu, dệt may 187,72 186,24 Gỗ và các chế phẩm cùng loại 173,16 85,19 Giày, dép, mũ, ô 155,01 90,19 Da, giả da và các chế phẩm cùng loại 102,59 32,72 Đồ sứ, thủy tinh 63,27 41,91 Tạp hóa 54,69 45,92 Sắt thép, kim loại mầu 48,44 19,59 Hóa chất và các chế phẩm cùng loại 39,48 21,59 Động vật và các sản phẩm chế biến từ động vật 31,59 18,49 Thiết bị quang học, y tế 29,47 14,55 Phương tiện vận tải 5,57 5,87 Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá ¸và các chế phẩm 5,08 3,69 Bột giấy và các chế phẩm cùng loại 2,40 1,46 Vàng, bạc, đá, quý 0,01 0,05 Nguồn: tinthuongmai.vn Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 55 Nhận xét:  Các nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là khoáng sản các loại (bao gồm xăng dầu), hàng cơ điện, máy móc các loại, sản phẩm từ thực vật, nhựa, cao su và các chế phẩm cùng loại, nguyên vật liệu, dệt may.  Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các nhóm mặt hàng trên là khá mạnh  Hầu hết các sản phẩm mà Việt Nam xuất sang Trung Quốc đều là những mặt hàng nguyên liệu thô, có giá trị gia tăng thấp. Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc thấp và cứ tiếp tục giữ cơ cấu hàng xuất khẩu như thế này thì sẽ rất khó cho Việt Nam chúng ta gia tăng kim ngạch xuất khẩu xuất sang Trung Quốc một cách hiệu quả. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 56 Bảng: Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của một số mặt hàng Việt Nam(Đơn vị: triệu USD) Mặt hàng 6tháng 2009 6tháng 2010 % tăng/ giảm 6T/2010 so với 6T/2009 Than đá 422.7 478.66 13.24% Cao su 245.1 378.26 54.33% Sắn và sản phẩm từ sắn 355.4 287.92 -18.99% Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 101.76 242.3 138.11% Dầu thô 188.71 210.45 11.52% Gỗ và sản phẩm gỗ 57.55 159.7 177.50% Xăng dầu các loại 33.63 126.7 276.75% Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 48.6 108.41 123.07% Hàng thuỷ sản 44.6 64.27 44.10% Giày dép 45.72 63.68 39.28% Hạt điều 69.47 60 -13.63% Sắt thép 3.39 40.92 1107.08% Hàng dệt may 21.31 29.22 37.12% Quặng và khoáng sản khác 31.16 27.7 -11.10% Đá quí, kim loại quí và sản phẩm 0.03 0.64 2033.33% Nguồn: tổng cục hải quan Việt Nam Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 57 Biểu đồ: Kim ngạch XK một số mặt hàng sang Trung Quốc so sánh giữa 6 tháng đầu 2009 và 6 tháng đầu 2010. Nhận xét: Tính đến hết tháng 6 năm 2010, các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc bao gồm:Than đá 479 tr iệu USD, chiếm 16,7% tổng kim ngạch; Cao su 378 triệu USD, chiếm 13,2%; Sắn và sản phẩm từ sắn 288 tr iệu USD, chiếm 10%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 242 triệu USD; Dầu thô 210 triệu USD. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 58 Biểu đồ: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2010. Hầu hết kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc đều tăng so với cùng kỳ năm 2009, chỉ có 7 mặt hàng bị sụt giảm kim ngạch đó là: Chất dẻo nguyên liệu giảm 29%; Giấy và sản phẩm từ giấy giảm 23,8%; Sản phẩm từ chất dẻo giảm 2,3%; Sắn và sản phẩm từ sắn giảm 19%; Hạt điều giảm 13,6%; Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh giảm 13%; Quặng và khoáng sản khác giảm 11%. Ngược lại, mặt hàng đá quí, kim loại quí và sản phẩm lại đạt mức tăng cực mạnh 2.039% so với cùng kỳ; mặt hàng tăng trưởng lớn thứ 2 là sắt thép tăng 1.107%; tiếp đến hoá chất tăng 644%; dây điện và cáp điện tăng 288%; xăng dầu các loại tăng Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 59 277%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 221%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 177,5%; sản phẩm từ sắt thép tăng 161%; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 138%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 123%; Sản phẩm từ hoá chất tăng 104%. 2.3.4. Những điểm thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Trung Quốc: 2.3.4.1. Thuận lợi:  Về mặt địa lý, thì Trung Quốc có đường biên giới giáp với Việt Nam: Hai nước có chung đường biên giới dài trên 1450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế và 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên. Phong tục tập quán, nền văn hoá có nhiều nét tương đồng. Hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế cơ bản giống nhau. => tạo điều kiện thuận lợi trong việc đàm phán kinh doanh và kí kết các hợp đồng xuất khẩu. Bên cạnh đó khoảng cách giữa hai nước tương đối ngắn sẽ giúp giảm được chi phí vận chuyển và tăng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.  Thị trường Trung Quốc là một thị trường khổng lồ với dân số hơn 1.3 tỷ người (đông nhất thế giới). Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người (tùy địa phương) tại Trung Quốc hiện đạt 250 – 300 USD/năm đến 18.000 – 20.000 USD/năm. Nhu cầu của người dân Trung Quốc là không thể đếm xuể và thực tế thì đây là một thị trường quá béo bở đối với Việt Nam, các nước khác trong khu vực và trên thế giới => cơ hội cho các công ty xuất khẩu của Việt Nam nếu biết tận dụng các lợi thế của mình.  Hàng rào thuế quan của Trung Quốc đối với Việt Nam đã được cắt giảm rất nhiều trong thời gian gần đây: Kể từ năm 2007, Trung Quốc kết thúc thời gian bảo hộ theo cam kết gia nhập WTO. Theo đó, họ sẽ thực hiện một số chính sách, cơ chế điều hành lĩnh vực xuất nhập khẩu của một quốc gia thành viên WTO. Do đó, hàng hóa khi xuất khẩu vào Trung Quốc sẽ được giảm thuế, điều này có thể giúp tăng Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 60 khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, theo Chương trình thu hoạch sớm (EHP) đối với nhiều loại hàng nông thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc đã chỉ bị thuế 0 - 5% vào kể từ năm 2006. Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuế quan CAFTA, tới đây Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế quan đối với danh mục hàng hoá thông thường. Hơn thế nữa, theo lộ trình cam kết, từ năm 2013, 40% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% và 100% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% vào năm 2015, linh hoạt đối với 250 dòng thuế đạt 0% vào năm 2018 => cơ hội lớn để hàng hóa Việt Nam có thể tăng sức cạnh tranh của mình tại thị trường này.  Không chỉ gần nhau về mặt địa lý mà thực tế, mô hình phát triển kinh tế của nước ta cũng rất giống với mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Chính quyền 2 nước cũng có mối đồng thuận nhất định về quan điểm và có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu năm. Cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành và địa phương giữa hai nước cũng đã có nhiều tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại g iữa hai nước. Bên cạnh đó, Xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm tới chi phối bởi những yếu tố như Việt Nam và Trung Quốc cùng bước vào xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa cũng đem nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại hai nước. Một số thoả thuận liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam như kiểm dịch thuỷ sản và gạo, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã và sẽ được ký kết tạo điều kiện pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.  Một thuận lợi khác là Đồng tiền nội tệ của Trung Quốc có tính ổn định rất cao trên thị trường trong giai đoạn hiện nay. Điều này sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các công ty xuất khẩu (nhất là các công ty xuất khẩu vừa và nhỏ) của Việt Nam có thể dự đoán được xu thế tỉ giá đồng tiền hai nước. Từ đó giúp cho việc xuất khẩu vào thị trường này trở nên hiệu quả và tích cực hơn. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 61  Với sự tận dụng tốt các thuận lợi có được như trên thì xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây đã không ngừng được phát triển và bắt đầu gặt hái được thành công đáng khích lệ. Đáng chú ý là việc phải cạnh tranh với các mặt hàng của Trung Quốc khi xâm nhập sâu vào thị trường này đã giúp cho hàng hóa của Việt Nam được cải thiện rất nhiều từ chất lượng cho đến mẫu mã…. Các doanh nghiệp xuất khẩu của chúng ta cũng dần trưởng thảnh và có vị thế cao hơn trên thế giới. Tất cả đều đang thể hiện một xu hướng rất sáng sủa cho hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường Trung Quốc và hứa hẹn mối quan hệ thương mại g iữa hai nước trong thời g ian tới sẽ rất khả quan và tương sáng. 2.3.4.2. Những hạn chế và khó khăn còn tồn đọng:  Nhìn vào các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta vào thị trường Trung Quốc thì chúng ta dễ dàng nhận thấy được chúng ta chủ yếu xuất các mặt hàng khoáng sản thô, nguyên liệu và nhiên liệu công nghiệp hoặc các loại nông sản, thủy sản tươi sống khó bảo quản.… Và điều quan trọng hơn cả đó là các mặt hàng trên lại thường có giá trị xuất khẩu không cao và dễ b ị cạn kiệt nếu chúng ta khai thác quá mức. Trong khi đó, phía Trung Quốc lại thường xuyên ép giá đối với các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Điều này làm cho giá đã thấp nay lại bị chèn ép giá dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của chúng ta qua thị trường này có giá trị rất thấp so với tiềm năng thực tế mà thị trường này có được.  Trung Quốc thường xuyên đề ra và thay đổi những quy định về kiểm định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác xúc tiến xuất khẩu. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta thì hầu hết kinh nghiệm xuất khẩu và thương mại trên thương trường quốc tế còn rất hạn chế nên những quy định trên thực sự đem lại rất nhiều khó khăn và bất lợi cho hàng hóa của Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 62 minh, đặc biệt là những hàng hóa nông sản, thủy sản tươi, mủ cao su…và những hàng hóa có thời gian bảo quản không cao hay chi phí bảo quản lớn.  Nếu xét về lợi thế cạnh tranh thì các hàng hóa của chúng ta rất khó có thể so sánh với hàng hóa Trung Quốc (đặc biệt là về khâu giá cả). Trung Quốc nổi tiếng khắp thế giới là nước sản xuất ra hàng hóa có giá cả rất thấp. Về chất lượng thì hàng Việt Nam chúng ta cũng không thực sự sánh bằng đối với hàng Trung Quốc. Vì thế khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có h iệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ vào Việt Nam và chiếm lĩnh thị trường => Điều này nếu chúng ta không có hướng giải quyết tốt thì hàng hóa của chúng ta sẽ rất dễ bị hàng hóa Trung Quốc hạ gục ngay trên tại “sân nhà” chứ đừng nói đến trên “sân khách”.  Cơ chế thanh toán vẫn sơ khai và độ an toàn khi trao đổi mua bán với Trung Quốc là không cao. Ngân hàng quốc gia hai nước chưa tìm được tiếng nói chung và vẫn còn một số quan điểm không thống nhất với nhau => gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tính toán, lập kế hoạch xuất khẩu cũng như thu tiền hàng hóa.  Trong quan hệ thương mại g iữa nước ta và Trung Quốc, đồng nhân dân tệ được sử dụng như đồng tiền thanh toán thương mại chính. Điều này giúp cho Trung Quốc dễ bề điều t iết quan hệ hàng hoá- tiền tệ giữa hai nước có lợi cho họ. Ðây là vấn đề mà từ trước đến nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức và hầu như chưa có biện pháp hữu hiệu nào để lấy lại thế chủ động mà Trung quốc đang nắm giữ. Việt nam sẽ gặp không ít khó khăn nếu không giải quyết được vấn đề này.  Với vị thế là một nước lớn, Trung Quốc luôn muốn đặt mình trong vị thế anh cả trong mối quan hệ cả về chính trị lẫn thương mại g iữa hai nước. Họ sẵn sàng áp Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 63 dụng các chính sách, chế tài, qui định có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc mà không màng đến việc các chính sách đó có gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của hai nước hay không => nền kinh tế của Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương nếu không có những biện pháp, hướng giải quyết phù hợp và kịp thời.  Vì do giáp biên g iới nước ta tại các tỉnh phía Bắc nên tình trạng buôn lậu hàng qua Trung Quốc ở nước ta cũng trở nên rất phổ biến và gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng hàng xuất cũng như giá trị hàng hóa. Hiện nay hai bên tuy có " Ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm xuất khẩu của Việt Nam vẫn được xuất sang Trung Quốc. Đó là chưa kể đến những tổn hại do hàng giả, hàng “dỏm”, hàng kém chất lượng Trung Quốc theo đường buôn lậu biên giới vào Việt Nam.  Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu là nông sản, thực phẩm như hạt điều, bánh đậu xanh, sắn khô… Tất cả những mặt hàng này khi xuất sang Trung Quốc đều phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), phải được kiểm định khá nghiêm ngặt về chất lượng, kể cả với mặt hàng đơn giản như sắn khô. Tại khu vực cửa khẩu, hệ thống máy móc kiểm định hàng hóa đã được phía Trung Quốc đầu tư hiện đại. Như vậy, về điều kiện kỹ thuật, Trung Quốc cũng đã thiết lập được "hệ thống phòng thủ” khá chặt chẽ => gây một phần bất lợi, khó khăn cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong khi các mặt hàng nông sản, thủy sản là những mặt hàng rất dễ bị hư hỏng.  Mặc dù có nhiều điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nhưng Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sản phẩm tương đồng nên việc mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang nước này rất khó khăn. Việt Nam chỉ có thể khắc Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 64 phục được khó khăn này khi cơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.  Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn yếu trong cạnh tranh cả về chất lượng lẫn g iá cả hàng hóa nên thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc. III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc: 3.1. Về phía các doanh nghiệp:  Trước hết cần nâng cao chất lượng hàng hóa cũng như khả năng cạnh tranh so với các mặt hàng tương tự của Trung Quốc. Các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, hàng nông thủy sản bên cạnh nâng cao chất lượng cần cũng phải cải tiến thiết kế bao bì mẫu mã bắt mắt, dễ dàng phân b iệt với các mặt hàng của các quốc gia khác trên thị trường này. Thông qua đó, xây dựng cho hàng hóa Việt Nam những thương hiệu riêng, mang nét đặc trưng của nước ta. Các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta cần thương lượng, thống nhất về thương hiệu và logo quốc gia cho từng mặt hàng, từng loại sản phẩm tạo độ tin cậy cho khách hàng ở các nước và giúp các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam sẽ dễ dàng được nhận biết và tin dùng hơn.  Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Nhìn vào Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, ta thấy các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vào thị trường này chủ yếu chỉ gồm 3 nhóm hàng chính là nguyên nhiên liệu và khoáng sản (chiếm trung bình 55%); nông sản, thủy sản (chiếm 15%); hàng công nghiệp (chiếm Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 65 10%). Tất cả các nhóm hàng trên có chung đặc điểm là tính chất yêu cầu kỹ thuật không cao và chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố tự nhiên, thời tiết. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này tương đối không cao và không có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu một các mạnh mẽ. Các loại khoáng sản khai thác được sẽ cũng đến ngày cạn kiệt, nông sản, thủy sản lại phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên… Sẽ rất khó khăn cho chúng ta trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu của mình khi chỉ đẩy mạnh các mặt hàng chủ lực này. Vì thế, chúng ta cần ưu tiên khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao hay các mặt hàng đã thành phẩm thay vì phải xuất các mặt hàng thô và chưa chế biến như hiện nay => Cần có một cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp hơn để nâng cao giá tr ị xuất khẩu của nước ta.  Tích cực quảng bá hình ảnh, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam. Một biện pháp thiết thực và hiệu quả hơn cả đó là tham gia các hội chợ thương mại được tổ chức cả tại Việt Nam và Trung Quốc để tìm kiếm các hợp đồng mới. Đây là một biện pháp không thể thiếu để đẩy xuất khẩu, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều hội chợ tốt cho quảng bá và giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc như Vietnam Expo, Hội chợ ASEAN – Trung Quốc… và các hợp đồng được ký tại các kỳ hội chợ thường là hợp đồng xuất khẩu với giá trị lên đến hàng trăm triệu USD. Sẽ là rất tốt cho xuất khẩu của chúng ta nếu các doanh nghiệp trong nước tận dụng thành công các cơ hội từ các hội chợ này.  Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tiến hành các hoạt động marketing, xây dựng mạng lưới thương nhân tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Trung Quốc. Nắm vững quy định pháp luật và thông tin về thị trường và mặt hàng tại thị trường Trung Quốc. Chủ động tìm kiếm các đối tác mua hàng trực tiếp  Chủ động trong việc thu thập và phân tích các thông tin từ phía thị trường. Một điểm yếu đang tồn tại ở các doanh nghiệp Việt Nam (chủ yếu là các doanh Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 66 nghiệp vừa và nhỏ) đó là mức độ nắm bắt và kiểm soát thông tin còn rất hạn chế và vẫn có một “độ chậm” nhất định. Các hiệp định kí kết giữa hai nước cũng như các thông tin liên quan đến xuất khẩu được các doanh nghiệp cập nhật và điều chỉnh hoạt động của mình không thực sự nhanh chóng  dẫn đến việc gặp khó khăn trong các công tác xúc tiến xuất khẩu và ảnh hưởng đến doanh thu. Bên cạnh đó, v iệc chậm trễ này cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp nước ta khi không chủ động tận dụng kịp thời các khoảng thuế quan cũng như các điều kiện phi thuế quan được giảm từ 2 nước.  Xây dựng trung tâm phân phối tại khu vực biên giới: Giao dịch qua con đường biên giới đang ngày càng đóng vai trò lớn trong hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh việc xuất khẩu qua đường biển, thì các hàng hóa xuất khẩu của nước ta qua Trung Quốc bằng đường biên giới cũng chiếm tỉ trọng khá cao và đang tiếp tục tăng mạnh. vì vậy cần phải xây dựng nên những trung tâm phân phối hàng hóa tại các cửa khẩu để đảm bảo điều hành tốt lượng hàng xuất khẩu, tránh tình trạng ùn tắc hay thiếu hụt cũng như bảo quản hàng hóa tốt hơn. 3.2. Về phía nhà nước và các cơ quan liên quan:  Cải thiện hệ thống tàu cảng, sân bay, đường bộ… cơ sở hạ tầng để phục vụ cho công tác xuất khẩu. hiện nay, do hạ tầng phục vụ cho thương mại tại các tỉnh biên giới phía Bắc còn yếu, đặc biệt là giao thông, vận tải, kho bãi, bảo quản, đóng gói… Điều này làm cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc chưa đạt được giá trị như mong muốn. Bên cạnh đó, công tác quản lý cũng như năng lực của các cán bộ chức năng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực trạng tham nhũng, hối lộ, gây khó nhiễu, phiền hà cho các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn rất phổ biến và vẫn chưa có xu hướng giảm => đòi hỏi cơ quan nhà nước cần có biện pháp mạnh hơn để khắc phục được những yếu kém này. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 67  Tăng cường quản lý việc mua bán qua biên giới: việc quản lý buôn bán biên giới giữa hai nước đã có những kết quả khích lệ nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tình trạng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, hàng g iả hàng chất lượng kém vẫn còn tiếp diễn gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh và tâm lý người t iêu dùng. Từ đó còn làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của cả nước.  Giúp đỡ và hỗ trợ thông tin kịp thời đến các doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng cần có biện pháp để đưa thông tin về thị trường, về văn bản pháp luật và các thông tin có liên quan đến xuất khẩu đến doanh nghiệp một cách nhanh và chính xác nhất để giúp các doanh nghiệp trong nước tận dụng những cơ hội cũng như tránh được những bất lợi từ thị trường.  Bên cạnh đó cần rà soát lại các hệ thống văn bản, pháp luật để nhận xét ra những yếu kém, hạn chế còn tồn động. Từ đó có thể sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định, để công tác xúc tiến xuất khẩu được thuận lợi hơn, tránh tình trạng điều hành, chỉ đạo quản lý nhà nước lúng túng.  Tăng cường hoạt động ngoại giao, thúc đẩy thương mại giữa hai nước. thông qua con đường ngoại giao, các cơ quan chức năng sẽ có được những thông tin kịp thời về các chính sách, quy định của phía Trung Quốc để thông báo đến các doanh nghiệp, đồng thời, lên tiếng nói bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp nếu những quy định phía đối tác có những bất cập, không phù hợp với tập quán thương mại của quốc tế, những quy định, cam kết đã ký kết; hoặc tạo nên cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3.3. Giải pháp cụ thể cho một số mặt hàng: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta sang Trung Quốc hiện nay còn rất hạn chế và rất nhiều bất cập. Chúng ta chủ yếu xuất các sản phẩm thô, các nguyên nhiên Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 68 liệu và những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám thấp. Một điều khác cần chú ý đó là các mặt hàng này có giá trị tương đối thấp và phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên. Muốn gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, thúc đẩy tăng trưởng GDP, đồng thời giảm tỷ lệ “nhập siêu” hàng năm, ta phải đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng phát triển thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô. 3.3.1. Các khoáng sản thô (dầu thô và than đá): Hiện tại, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển rất mạnh và là một trong những nền kinh tế tiêu thụ nhiên liệu tự nhiên nhiều nhất trên thế giới. Tuy là quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ chế tạo năng lượng xanh nhưng xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng và không gì có thể nghi ngờ việc nhu cầu nhập khẩu dầu thô và các loại khoáng sản khác của Trung Quốc trong năm tới sẽ tiếp tục tăng mạnh. Đây là một số g iải pháp tăng kim ngạch xuất mặt hàng này sang Trung Quốc mà nhóm đề nghị:  Dần thay đổi hàm lượng dầu thô xuất khẩu sang Trung Quốc bằng các sản phẩm từ dầu thô sau qua trình tinh lọc và xử lý. Điều này sẽ nâng cao được giá trị xuất khẩu của dầu thô lên rất nhiều trên một đơn vị sản lượng xuất khẩu. Bên cạnh đó cần điều t iết và bình ổn giá cả, đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá tăng hay giảm đột biến gây tổn thất cho xuất khẩu.  Các doanh nghiệp khai thác cần cải tiến thiết bị kỹ thuật phục vụ thăm dò và sản xuất, cần thiết liên kết với các đối tác nước ngoài trong việc trau dồi kĩ thuật lọc dầu và xử lý dầu, các loại khoáng sản khác… từ đó nâng cao trình độ kỹ thuật của cán Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 69 bộ nhân viên. Bên cạnh đó, cần khai thác tốt các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt các vốn ưu đãi của Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu….  Tăng cường công tác tìm kiếm nguồn khoáng sản tự nhiên mới, khai thác có hiệu quả các mỏ khoáng sản hiện tại nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu cao của thị trường Trung Quốc  Các doanh nghiệp xuất khẩu dầu và khoáng sản cần phối hợp với các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc trong việc vận chuyển hàng hóa, tránh những tổn thất không đáng có và nâng cao uy tín cũng như quan hệ thương mạ i với các khách hàng. 3.3.2. Nông sản:  Tăng cường năng lực sản xuất của các hộ nông dân, hỗ trợ về giống mới, kỹ thuật canh tác để nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản. Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu, cần nâng cao năng lực dự báo, năng lực dự trữ và xuất khẩu hàng. Đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển nguồn hàng xuất khẩu nhằm khai thác tiềm năng to lớn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú về chủng loại và có số lượng lớn.  Cần xây dựng cho nông sản Việt Nam một thương hiệu riêng, mang phong cách và nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Giúp các khách hàng Trung Quốc dễ nhận biết và phân biệt được với các mặt hàng nông sản của các quốc gia khác, cảm thấy gần gũi và an toàn khi sử dụng nông sản Việt Nam.  Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Song song đó, cần đa dạng hóa mặt hàng nông sản xuất khẩu, cải tiến mẫu mã, bao bì tạo nét Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 70 mới cho nông sản Việt Nam. Cung cấp cho thị trường Trung Quốc nhiều lựa chọn và nhiều mức giá phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của họ.  Cần chú ý những quy định về vấn đề an toàn thực phẩm do Trung Quốc quy định. Đảm bảo các mặt hàng nông sản xuất xứ từ Việt Nam đều đạt đủ tiêu chuẩn do Trung Quốc quy định. Bên cạnh đó cũng cần đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu. 3.3.3. Thủy sản:  Không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới thích nghi với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Trung Quốc. Đặc biệt chú trọng phát triển các mặt hàng có giá trị cao. Bên cạnh đó tiếp tục cải tiến công nghệ để giảm chi phí sản xuất, đầu tư thiết bị vệ sinh máy móc đảm bảo quy trình chế biến hợp vệ sinh để nâng cao vị thế cạnh trang của hàng thủy sản nước ta so với các mặt hàng thủy sản khác trên thị trường Trung Quốc.  Liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện các chương trình tập huấn đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ từ khâu quản lý, xuất khẩu, chế biên cho đến khâu tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm cho các công ty xuất khẩu. Nhà nước cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu về nguồn nhân lực thông qua việc thúc đầy mối liên kết của các doanh nghiệp với các trường đại học, cao đẳng (Đại học Thủy Sản, đại học công nghệ thực phẩm, ĐH nông lâm, DDH bách khoa…), giúp các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực đầu vào chất lượng cao.  Cần phải tăng cường đầu tư cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Nguồn tài nguyên ven bờ sẽ ngày càng cạn kiệt vì thế nếu không ra ngoài khơi xa để tăng khối lợng đánh bắt chúng ta sẽ không có đủ lượng nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho việc chế biến hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó cần chú ý đầu tư vốn và kỹ thuật cho việc nuôi Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 71 trồng thuỷ sản, tận dụng được diện tích mặt nớc lớn của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.  Nhà nước cần có những biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Trung Quốc như có những ưu đãi về mặt tín dụng và kỹ thuật cho các doanh nghiệp, lập quỹ dự phòng rủi ro trong xuất khẩu thuỷ sản...  Tận dụng các trường hợp scandal và các dịch bệnh liên quan đến sản phẩm thay thế ( như cúm Heo, cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh, bò điên, …) tại thị trường Trung Quốc để nâng cao thị phần và hình ảnh thương hiệu của thủy hải sản Việt Nam… 3.3.4. Cao su:  Tăng cường chất lượng cao su xuất khẩu, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.  Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phù hợp nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa hai lĩnh vực nông nghiệp (trồng nguồn nguyên liệu cây cao su) và công nghiệp chế biến (sản phẩm từ cao su), tạo nên sự hỗ trợ qua lại giữa khai thác và chế biến để cùng nhau phát triển.  Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hộ trồng cao su, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này nhằm tăng cường sản lượng cao su sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các thị trường (đặc biệt là thị trường tiềm năng Trung Quốc). Bên cạnh đó, không ngừng hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ cao su để cho ra những mặt hàng mới, có chất lượng và giá trị xuất khẩu cao. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 72  Tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề phù hợp yêu cầu mới trong quá trình hiện đại hóa ngành cao su. Xây dựng thống nhất quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công tác đào tạo cần hướng vào công tác quản lý, kỹ thuật hiện đại đang ứng dụng ở các quốc gia đang phát triển. Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ và tiếp thu công nghệ mới. 3.3.5. Máy vi tính, hàng cơ điện, điện tử:  Tăng cường liên kết đào tạo với các công ty, tập đoàn điện tử, máy móc lớn của thế giới. Tạo điều kiện cho các cán bộ, nhân viên của các công ty sản xuất mặt hàng này trong nước có cơ hội tu nghiệp ở nước ngoài, tiếp cận các công nghệ sản xuất mới để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề, gia tăng chất lượng và sản lượng sản xuất.  Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những tập đoàn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này tham gia đầu tư, sản xuất tại Việt Nam. Từ đó nâng cao trình độ, năng lực sản xuất của ngành và vị thế hàng điện tử Việt Nam trên thị trường thế giới.  Tăng cường công tác nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá trị xuất khẩu vượt bậc, phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới (đặc biệt là thị trường Trung Quốc).  Đầu tư trang thiết bị, máy móc mới, tạo môi trường cho ngành công nghiệp điện tử, máy móc của Việt Nam phát triển một cách tối đa. Luôn theo kịp với nhịp độ phát triển công nghệ của thế giới, nắm bắt xu hướng, nhu cầu và tận dụng triệt để để nâng cao giá trị xuất khẩu. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 73 Kết luận Qua phân tich trên, ta nhận thấy hiện tại công tác xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Cơ cấu mặt hàng chủ lực của chúng ta xuất khẩu sang thị trường này còn nhiều bất cập khi các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta chỉ là khoáng sản, nông sản, thủy sản… Đây là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu thấp nhưng lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên và nhất là rất khó khăn trong công tác bảo quản. Chúng ta nên tìm kiếm và hình thành một cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu phù hợp hơn để gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này cũng như tăng hiệu quả xuất khẩu của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng trên thị trường này chúng ta đã đạt được nhiều thành công rất đáng khích lệ trong thời gian qua. Điển hình là khối lượng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng dần qua các năm và có tốc độ tăng tương đối ổn định. Tiềm năng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc là rất lớn. Cơ hội xuất khẩu sang thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam là khổng lồ. Nhưng trước hết, chúng ta cần nâng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước nhà, cũng như nâng cao vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đối với thị trường thế giới (đặc biệt là các thị trường chủ lực) để có thể thúc đẩy công tác xuất khẩu đạt được hiệu quả, tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như đạt được cơ cấu mặt hàng phù hợp. Hy vọng trong giai đoạn tới, xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành công rực rỡ trên tất cả các thị trường (nhất là thị trường tiềm năng Trung Quốc) để có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu nước nhà nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 74 IV. Tài liệu tham khảo: 1. Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại, GS TS Võ Thanh Thu, nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 2. truong.html 3. 3:s-lc-v-trung-quc&catid=78:trung-quc 4. Quoc/10981526/48/ 5. 6. kinh-te-trung-quoc 7. 25101.html 8. quoc-bai-hoc-mien-phi-cho-nhieu-quoc-gia 9. kim-ngach-xuat-nhap-khau-cua-trung-quoc-7-thang-dau-nam-dat-161705-ty-usd 10. 740982928/wto_ra_soat_chinh_sach_thuong_mai_cua_trung_quoc.html 11. 12. dinh-tu-do-thuong-mai.html 13. /Default.aspx 14. 15. 16. 17. 18. thang-dau-nam-2010.htm 19. xanh Bài tiểu luận môn kinh tế phân tích tình hình kinh doanh thương mại GVHD: Ths Ngô Thị Hải Xuân Nhóm thực hiện: nhóm 8 Trang 75 20. er.shtml 21. le&sid=209905 22. nam-2009-tang-5/45/3839274.epi 23. kim-ngach-xuat-nhap-khau-song-phuong-trung-quoc-viet-nam-6-thang-dau-nam- 2010 24. ngach-xuat-nhap-khau-cua-trung-quoc-7-thang-dau-nam-dat-161705-ty-usd 25. 26. manh-xuat-khau 27. nghiep/40057921/87/ 28. cuong-cac-bien-phap-day-manh-xuat-khau-va-han-che-nhap-sieu/language/vi- VN/Default.aspx 29. le&sid=202086 30. xuat-khau-sang-trung-quoc-de-giam-nhap-sieu 31. %20chung/1556721/3107441/3524649/3524951 32. quoc/ 33. qua/20160944/87/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfrgc_1899.pdf
Luận văn liên quan