Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics cơ bản. Trình bày ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và Quản trị kho đến hiệu quả Quản trị dự trữ của công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO

Trong cơ chế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn bán nhanh hàng hoá và chuyển giao luôn cả một số hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Dịch vụ thương mại được phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò vô cùng to lớn, nó giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá; tiền tệ. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm 50-60% lực lượng lao động, chi cho hoạt động dịch vụ chiếm 60-65% thu nhập của cá nhân. Ở các nước đang phát triển thì dịch vụ cũng ở trình độ thấp hơn. Do đó, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, đây là yếu tố nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia. Logistics nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi nói riêng là hoạt động dịch vụ đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế hiện nay. Nó tồn tại tất yếu khách quan như sự tồn tại tất yếu khách quan của dự trữ và kho hàng. Vì vậy nhóm 10 lựa chọn đề tài : “Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics cơ bản. Trình bày ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và Quản trị kho đến hiệu quả Quản trị dự trữ của công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO”

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5478 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics cơ bản. Trình bày ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và Quản trị kho đến hiệu quả Quản trị dự trữ của công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn bán nhanh hàng hoá và chuyển giao luôn cả một số hoạt động dịch vụ cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại. Dịch vụ thương mại được phát triển tỉ lệ thuận với sự phát triển sản xuất kinh doanh. Dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại nói riêng có vai trò vô cùng to lớn, nó giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá; tiền tệ. Ở các nước phát triển, dịch vụ chiếm 50-60% lực lượng lao động, chi cho hoạt động dịch vụ chiếm 60-65% thu nhập của cá nhân. Ở các nước đang phát triển thì dịch vụ cũng ở trình độ thấp hơn. Do đó, chúng ta phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, đây là yếu tố nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia. Logistics nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi nói riêng là hoạt động dịch vụ đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế hiện nay. Nó tồn tại tất yếu khách quan như sự tồn tại tất yếu khách quan của dự trữ và kho hàng. Vì vậy nhóm 10 lựa chọn đề tài : “Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics cơ bản. Trình bày ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và Quản trị kho đến hiệu quả Quản trị dự trữ của công ty TNHH Tiếp Vận VINAFCO” CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Một số vấn đề về logistics. 1. Một số khái niệm về logistics Cho đến nay, thuật ngữ Logistics khá xa lạ và mới với nhiều người. Chỉ mới gần đây thôi, từ Logistics mới được thu nhập vào Việt Nam như: khu Logistics, cảng Logistics, kho Logistics. Nhưng thực chất Logistics là gì? Nó đã được áp dụng rất nhiều ở các nước phát triển để phát triển và phục vụ các hoạt động dịch vụ hàng hoá cũng như sản xuất. “Logistics” đang được sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistics” trong tiếng Pháp và từ này lại xuất phát từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. Có người dịch là hậu cần, có người dịch là tiếp vận hoặc tổ chức dịch vụ cung ứng…Cách tốt nhất là giữ nguyên thuật ngữ Logistics không dịch sang tiếng Việt Trong thực tế vẫn tồn tại nhiều khái niệm khác về Logistics như sau: * Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin và dòng chảy của vốn…Nó bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay. * Logistics là sự duy trì, phát triển, phân phối sắp xếp và thay thế nguồn nhân lực và nguyên vật liệu, thiết bị máy móc… * Logistics là khoa học nghiên cứu việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý các dịch vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ. Chắc chắn sẽ có nhiều khái niệm về Logistics nhưng có thể hiểu Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên của điểm đầu tiên của dây truyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt dộng kinh tế. Nguyên vật liệu Phụ tùng Máy móc, thiết bị Bán thành phẩm Dịch vụ Quá trình sản xuất và lắp ráp Đóng gói Kho lưu trữ thành phẩm T.T phân phối Bến bãi chứa K H Á C H H À N G Hình 1.1- Các bộ phận cơ bản của Logistics Dòng chu chuyển vận tải Dòng thông tin lưu thông 2. Vai trò của Logistics Ta thấy Logistics là một chức năng kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ xã hội. Ngày nay, người ta luôn muốn những dịch vụ sẽ hoàn hảo và điều đó sẽ đạt được khi phát triển Logistics. Hãy thử suy nghĩ, làm thế nào để có thể cùng một lúc mua được nhiều mặt hàng tại cùng một cửa hàng. Làm thế nào để chọn được một mặt hàng hoàn toàn vừa ý với chất lượng, mẫu mã, màu sắc? Làm thế nào để tránh được lỗi thất vọng của khách hàng khi hăm hở ra cửa hàng vừa được quảng cáo nhưng lại được báo là hàng chưa về?. Tóm lại, để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất, điều đó chỉ có thể giải quyết được là nhờ Logistics. 2.1. Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau và có tác động qua lại lẫn nhau. Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấy Logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hoá. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, chỉ riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10-15% GDP của hầu hết các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Logistics hỗ trợ cho việc chu chuyển các giao dịch quốc tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền Logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng. Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong chuỗi Logistics theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng hơn là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sản xuất, giúp thoả mãn nhu cầu của mọi người. 2. 2. Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp Logistics có vai trò rất to lớn. Logistics giúp giải quyết các đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…Logistics giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động Logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phá sản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động Logistics, ví dụ: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả…Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗ lực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công, vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh…tốt nhất và thế là Logistics toàn cầu hình thành và phát triển. Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, chính Logistics đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời gian và địa điểm thích hợp. Sản phẩm, dịch vụ chỉ có thể làm thoả mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến được với khách hàng đúng thời hạn và địa điểm quy định. Mục tiêu của Logistics là cung cấp hàng hoá dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Tổng chi phí = chi phí vận tải + chi phí lưu kho, lưu bãi + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất và chi phí dự trữ. 3. Các hoạt động Logistics : - Các hoạt động Logistics cơ bản: Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp muốn tồn tại phải bán được sản phẩm, dịch vụ của mình, muốn tiêu thụ được phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. và dịch vụ gần như là yếu tố quyết định việc tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp. Dịch vụ khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, nếu được thực hiện tốt, chúng không chỉ giúp tổ chức giữ chân được khách hàng cũ mà có thể lôi kéo, thu hút thêm được khách hàng mới. Đây chính là điểm mấu chốt giúp các doanh nghiệp đứng vững trên thương trường và thành công. Vận tải Nguyên vật liệu, hàng hoá,…chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải. Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong Logistics. Để chuyên chở hàng hoá người bán, người mua hoặc người cung cấp dịch vụ Logistics có thể chọn một trong số các phương thức vận tải sau: đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không hoặc kết hợp hai hay nhiều phương thức lại với nhau- được gọi là vận tải đa phương thức. Mỗi một phương thức vận tải có ưu và nhược điểm riêng vì vậy khi thực hiện phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để quyết định. Điều này quyết định hàng có đến đúng thời gian và địa điểm yêu cầu. Dự trữ hàng hóa Dự trữ nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá là một nội dung quan trọng của hoạt động Logistics. Nhờ có dự trữ mà Logistics mới có thể diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Dự trữ là yếu tố khách quan, nhờ có dự trữ mà cuộc sống nói chung và hoạt động Logistics nói riêng, mới có thể diễn ra nhưng nói như vậy không có nghĩa là dự trữ càng nhiều càng tốt. Dự trữ là một sự đầu tư vốn cần thiết, tốn kém và có liên quan mật thiết đến mức độ dịch vụ khách hàng. Nếu dự trữ được quản lý tốt, công ty sẽ đẩy nhanh vòng vốn, sớm thu hồi được vốn đầu tư, có điều kiện phục vụ khách hàng tốt. Ngược lại, nếu quản lý dự trữ kém, sẽ làm cho lượng tồn kho lớn, quay vòng vốn chậm, vốn bị ứ đọng, lợi nhuận suy giảm và kém hiệu quả. Vậy, chi phí dự trữ có tác động trực tiếp đến nhiều hoạt động Logistics nên cần có sự cân đối giữa chi phí dự trữ và các khoản chi phí Logistics khác. Quản trị dự trữ là khâu quan trọng trong toàn bộ hệ thống Logistics. - Các hoạt động Logisitcs hỗ trợ: Hệ thống thông tin Thực tế đã chứng minh: máy vi tính và những thành tựu của công nghệ thông tin đã có những đóng góp quan trọng quyết định sự lớn mạnh nhanh chóng và không ngừng của Logistics. Hệ thống thông tin Logistics bao gồm thông tin trong nội bộ từng tổ chức (doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng của doanh nghiệp), thông tin trong từng bộ phận chức năng (kỹ thuật, marketing, kế toán, tài chính…) thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho hàng, bến bãi, vận tải…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên. Do đó nếu thông tin trao đổi chậm chạp, sai sót sẽ phát sinh tăng chi phí lưu kho, lưu bãi, vận tải, giao hàng không đúng thời hạn dẫn đến mất khách hàng, và nghiêm trọng hơn nếu thông tin không chính xác có thể đẩy doanh nghiệp đến thua lỗ và phá sản. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển tinh vi, hiện đại, nó thực sự là vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp những ai biết sử dụng dành chiến thắng, lĩnh vực Logistics không phải là ngoại lệ. Hoạt động vật tư và mua hàng hoá: Nếu dịch vụ khách hàng là đầu ra của hệ thống logistics thì vật tư, hàng hoá là đầu vào của quá trình này. Mặc dù không trực tiếp tác động vào khách hàng nhưng quản trị hàng hoá và vật tư có vai trò tạo tiền đề quyết định đối vơí chất lượng toàn bộ hệ thống. Hoạt động này bao gồm: Xác định nhu cầu vật tư, hàng hoá; tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp; Tiến hành mua sắm; Tổ chức vận chuyển, tiếp nhận và lưu kho, bảo quản và cung cấp cho người sử dụng… Những nội dung cơ bản trên cho thấy, logistics giải quyết vấn đề tối ưu hoá cả đầu ra lẫn đầu vào tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Logistics có thể giúp thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ nhờ đó tạo ra khả năng giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Bao bì và dòng Logistics ngược: Bao bì là phương tiện đi theo hàng để bảo quản, bảo vệ, vận chuyển và giới thiệu hàng hoá từ sản xuất đến khi tiêu thụ . Chức năng: + Chức năng marketing (bao bì tiêu dùng/bao bì bên trong): Có vai trò chính là thúc đẩy quá trình bán hàng, đảm bảo truyền tin marketing cho khách hàng về hàng hoá và về doanh nghiệp. Đối với hàng tiêu dùng, bao bì là môi giới giữa người kinh doanh và người tiêu dùng. Bao bì là hình ảnh riêng về sản phẩm giúp cho người tiêu dùng dễ nhận biết, lựa chọn trong vô số loại hàng hóa có giá trị sử dụng giống nhau hoặc gần giống nhau. Trong một chừng mực nhất định, hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng là do sự hấp dẫn của bao bì, là hình thức bên ngoài để người ta đánh giá sản phẩm. Trên bề mặt bao bì, người ta dùng các ký mã hiệu, dùng các bảng liệt kê chỉ tiêu và thành phần chính của sản phẩm, tên sản phẩm, tên người sản xuất, v.v bằng chữ viết và mầu sắc dễ nhận biết. Thông qua các hình thức trang trí trên bao bì, người ta hướng dẫn người mua, người sử dụng, người bảo quản về cách thức bảo vệ sản phẩm khỏi hư hỏng, các tháo mở bao bì, và lắp đặt sản phẩm. + Chức năng logistics (bao bì công nghiệp/bao bì bên ngoài): Bao bì gắn liền với toàn bộ quá trình logistics trong hệ thống kênh phân phối và trong hệ thống logistics doanh nghiệp. Bao bì hỗ trợ cho quá trình mua, bán, vận chuyển và dự trữ, bảo quản sản phẩm, nguyên liệu, hàng hoá. Bao bì xuất hiện trước tiên và ở dạng cơ bản nhất với tư cách là đồ vật để chứa đựng, bọc giữ hàng hoá đóng gói bên trong chống hư hỏng mất mát. Vì vậy, chức năng bảo quản, bảo vệ hàng hoá của bao bì là chức năng quan trọng đầu tiên vẫn giữ nguyên ý nghĩa và giá trị của nó. Các yêu cầu đối với bao bì: Giữ gìn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng sản phẩm Tạo điều kiện cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm. Tạo điều kiện để sử dụng triệt để diện tích và dung tích nhà kho. Tạo điều kiện để đảm bảo an toàn lao động. Đảm bảo chi phí hợp lý. Hoạt động kho Kho bãi là một bộ phận của hệ thống Logistics, nó có vai trò rất quan trọng. Quản trị kho và lưu kho có quan hệ mật thiết với vận chuyển. Cả hai cùng đóng góp giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho sản phẩm. Quản trị kho tốt sẽ nâng chất lượng dịch vụ khách hàng với chi phí thấp nhất. Chính vì vậy mà dịch vụ kho hàng cần được chú ý, quan tâm và hoàn thiện. Thực hiện tốt công tác này không những giảm chi phí cho doanh nghiệp, cho khách hàng mà còn là yếu tố tác động đến tâm lý của khách hàng, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp. Vậy kho hàng là gì? Vai trò của kho hàng thế nào? chúng ta sẽ nghiên cứu trong phần sau đây. 3. Mối quan hệ giữa các hoạt động Logistics cơ bản và hoạt động Logistics hỗ trợ. Quan điểm quản trị logistics tích hợp đề cập đến việc quản lý nhiều hoạt động như 1 hệ thống hợp nhất được áp dụng trong nhiều công ty kinh doanh hiện đại, họ nhận ra rằng tổng chi phí logistics có thể giảm bằng việc phối hợp một loạt các hoạt động logistics có liên quan như dịch vụ khách hàng, vận chuyển, nhà kho, dự trữ, quá trình đặt hàng, hệ thống thông tin kế hoạch sản xuất và mua sắm. Nếu không có sự phối hợp có thể dẫn đến sự thiếu hiệu quả, như làm tăng dự trữ tại các giao diện kinh doanh chủ yếu như : nhà cung ứng – hoạt động mua hàng, mua hàng – sản xuất, sản xuất – Marketing, marketing – phân phối, phân phối – trung gian, trung gian – khách hàng. Trong quản trị các dòng dự trữ, việc hợp nhất vận tải và nhà kho rất hữu dụng và thường tạo ra hiệu quả gấp đôi. Ví dụ thay cho việc phòng mua hàng thỏa thuận với các nhà vận chuyển sản phẩm đầu ra và các nhà vận chuyển nguyên liệu đầu vào thì chỉ cần thương lượng với một nhà vận chuyển về việc chuyên chở cả 2. Kết quả là toàn bộ giá hàng hóa vận chuyển sẽ giảm xuống vì số lượng chuyên chở tăng lên. Điều này cho pháp các kế hoạch chuyên chở của các công ty và nhà vận chuyển có hiệu quả và hiệu lực cao hơn. Các hoạt động Logistics hỗ trợ không thể thiết kế độc lập mà chúng chỉ là 1 phần thống nhất của 3 hoạt động logistics cơ bản. Quản trị logistics muốn thành công, đòi hỏi doanh nghiệp phải phối hợp toàn bộ các hoạt động logistics cơ bản và hỗ trợ 1 cách linh hoạt như: quản lý hệ thống thông tin trong nội bộ tổ chức( doanh nghiệp, nhà cung cấp, khách hàng), thông tin trong từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp, thông tin giữa các khâu trong dây chuyền cung ứng( kho tàng, bến bãi, vận tải..) và sự phối hợp thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn ở trên. Do đó, đòi hỏi hệ thống thông tin và các hoạt động logistics cơ bản và hỗ trợ còn lại phải có liên hệ ràng buộc lẫn nhau, nhằm đảm bảo thông tin được truyền đi tới các bộ phận liên tục, thông suốt, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, các bộ phận chức năng nắm bắt được thông tin đầy đủ sẽ có tạo ra sự làm việc ăn khớp, hiệu quả nhất. Quản trị vận tải có mối liên hệ ảnh hướng đến dịch vụ khách hàng, quản trị vật tư và mua hàng hóa , là 2 hoạt động đầu ra và đầu vào của hệ thống Logistics. Dịch vụ khách hàng được thể hiện chủ yếu qua các chu kì thực hiện đơn hàng. Xét từ quan điểm khách hàng, trình độ dịch vụ khách hàng cao nghĩa là thời gian của 1 chu kì đặt hàng phải ngắn, ổn định. Do đó để thời gian giữa các lần đặt hàng ngắn hơn thì phải tổ chức được phương thức vận chuyển phù hợp nhằm đáp ứng được đơn đặt hàng nhanh nhất. Trong quản trị vận tải và mua hàng hóa, nguồn hàng thường chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa khi bán hàng, bởi nó có thể tiết kiệm được chi phí cho cả người mua và người bán. Nhưng trong 1 số trường hợp nhất định, doanh nghiệp phải tự mình vận chuyển hàng hóa mua về cơ sở logistics của mình ( do đặc điểm hàng hóa phải có phương tiện vận tải chuyên dụng hoặc nguồn hàng không có khả năng tổ chức vận chuyển..). Khi đó doanh nghiệp phải có phương án vận chuyển thích hợp, đảm bảo chi phí thấp nhất. Bao bì và dòng logistics ngược cũng tác động đến toàn bộ các hoạt động logistics trong doanh nghiệp. Bao bì gắn liền với toàn bộ quá trình logistics trong hệ thống kênh phân phối và tỏng hệ thống logistics của doanh nghiệp. Bao bì hỗ trợ cho quá trình mua, bán, vận chuyển và dự trữ, bảo quản sản phẩm, nguyên liệu, hàng hóa. Khi hàng hóa đi từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, chúng chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, hàng loạt bất lợi có thể xảy ra cho hàng hóa trong quá trình bốc dỡ, chuyên chở, lưu kho..Với vai trò bảo vệ, bao bì hạn chế tối đa các tác động bất lợi từ môi trường vào hàng hóa và ngược lại. Logistics ngược là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến Môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý bằng các giải pháp phù hợp. Để đạt được hiệu quả trong quản trị dòng logistics thuận, cần kết hợp thực hiện các hoạt động logisitcs ngược này nhằm tiết kiệm chi phí và tạo sự thông suốt cho dòng thuận. Mối liên hệ giữa kho với vận chuyển: Nhờ cả hai hệ thống kho ở đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí vận tải. Người ta có thể lập những kho thu gom, tổng hợp hàng hóa gần nguồn cung cấp, để tiết kiệm chi phí vận chuyển vật tư phục vụ đầu vào. Cụ thể, vật tư từ các nhà cung cấp, với từng lô hàng nhỏ sẽ được vận chuyển bằng phương tiện vận tải nhỏ đến tập trung ở kho. Tại đó sẽ tiến hành gom thành các lô lớn, rồi dùng phương tiện đủ lớn thích hợp để vận chuyển. Tương tự, có thể xây dựng những kho thành phẩm gần thị trường tiêu thụ. Sản phẩm sẽ được tập trung ở các kho, tại đây chúng được phân thành những lô hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng trên địa bàn kho được phân công phụ trách, rồi được vận chuyển bằng những phương tiện có trọng tải thích hợp đến cho khách hàng. Như vậy, nhờ bố trí hệ thống kho hợp lý ta có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Dự trữ là sự tích lũy sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối của mỗi dây chuyền cung ứng, tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt. Để có thể dự trữ được hàng hóa, thì doanh nghiệp cần có hệ thống kho bãi, giúp cho sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết xác định trong hệ thống Logistics, nhờ đó mà các hoạt động được diễn ra một cách bình thường. Quản trị kho còn tác động đến chi phí sản xuất, vận chuyển, và phân phối. Nhờ có kho nên có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó giảm chi phí bình quân trên đơn vị. Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết kiệm chi phí lưu thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Ngoài ra còn quản trị kho còn hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp thông qua việc đảm bảo hàng hóa sẵn sàng về số lương, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm; hỗ trợ thực hiện quá trình Logistics ngược thông qua việc thu gom, xử lý, tái sử dụng bao bì, sản phẩm hỏng, sản phẩm thừa.. Tóm lại, tất cả các hoạt động Logistics cơ bản và hỗ trợ có mối liên hệ mật thiết với nhau, thống nhất với nhau tạo nên 1 dây chuyền làm việc linh hoạt, hiệu quả, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. 4. Ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và Quản trị kho đến hiệu quả Quản trị dự trữ. 4.1 Một số khái niệm liên quan : * Quản trị mua hàng Mua là hệ thống các mặt công tác nhằm tạo nên lực luợng vật tu, nguyên liệu, hàng hoá… cho doanh nghiệp, dáp ứng các yêu cầu dự trữ và bán hàng với tổng chi phí thấp nhất Bản chất: đáp ứng nhu cầu của thị truờng Vị trí: Là khâu nghiệp vụ dầu tiên trong chuỗi các hoạt dộng logistics tại doanh nghiệp Vai trò: – Tạo nguồn lực ban dầu dể triển khai toàn bộ hệ thống logistics liên tục và hiệu quả. – Tạo diều kiện dể giảm chi phí, tang lợi nhuận. * Quản trị kho Kho bãi là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bỏa quản và chuẩn bị hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất, kho hàng *Quản trị dự trữ Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm,… trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất Chức năng Cân dốicung – cầu Ðiều hòa biếndộng Giảm chi phí 4.2 Ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và quản trị kho đến hiệu quả Quản trị dự trữ. * Ảnh hưởng của quản trị mua hàng đến quản trị dự trữ: - Ảnh hưởng của quản trị mua hàng đến trình độ dịch vụ khách hàng: Mua hàng là hành vi thương mại, đồng thời cũng là các hoạt động nhằm tạo nguồn lực đầu vào, thực hiện các quyết định dự trữ, đảm bảo vật tư, nguyên liệu, hàng hóa…cho sản xuất, cung ứng hàng hóa cho khách hàng. Ở phạm vi rộng mua bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để có được những hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người sử dụng, trong phạm vi hẹp mua bao gồm việc mua hàng và dịch vụ cho doanh nghiệp. Tại các doanh nghiệp sản xuất, mua gắn liền với các quá trình sản xuất, tại các doanh nghiệp thương mại, mua gắn với các hoạt động dự trữ và bán hàng. Mua thực hiện những quyết định của dự trữ, và do đó, mua phải đảm bảo bổ sung dự trữ hợp lý vật tư, nguyên liệu, hàng hóa về số lượng, chất lượng và thời gian. Trình độ dịch vụ là việc xác định các mục tiêu hoạt động mà dự trữ phải có khả năng thực hiện. Trình độ dịch vụ được xác định bằng thời gian thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thoả mãn mặt hàng, nhóm hàng và đơn đặt hàng (sản xuất, bán buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh hệ số thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách (bán lẻ). Những chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng trên đây phụ thuộc khá lớn vào việc quản trị dự trữ. Nếu công tác mua hàng của doanh nghiệp tốt, thì tối ưu hóa giá trị cho cả bên mua và bên bán do đó tối đa hóa giá trị cho cả chuỗi cung ứng. Chất lượng của hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu và dịch vụ đầu vào ảnh hưởng tới chất lượng của những sản phẩm đầu ra do đó quyết định sự thỏa mãn khách hàng cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc mua hàng hóa, dịch vụ hiệu quả góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Ảnh hưởng của quản trị mua hàng đến giảm chi phí có liên quan đến dự trữ Mua là nhân tố hết sức cơ bản để doanh nghiệp giảm chi phí, người ta nhận thấy rằng chi phí mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị của sản phẩm bán ra – trong sản xuất chiếm tới 50 – 60%, còn trong kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều – và do đó giảm chi phí mua tạo hiệu ứng đòn bẩy trong kinh doanh: giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Có nhiều loại chi phí có liên quan đến quản trị dự trữ. Tổng chi phí có liên quan đến dự trữ bao gồm: Fm: Chi phí giá trị sản phẩm mua Fd: Chi phí dự trữ Fv: Chi phí vận chuyển Fdh: Chi phí đặt hàng Các loại chi phí này đều liên quan đến một thông số của dự trữ, đó là qui mô lô hàng mua. Khi thay đổi qui mô lô hàng mua, các loại chi phí này biến đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau, cụ thể chi phí dự trữ biến đổi ngược chiều với các chi phí: giá trị sản phẩm mua, chi phí vận chuyển, chi phí đặt hàng. Do đó, trong quản trị dự trữ dự trữ, phải xác định qui mô lô hàng sao cho: ® min trong quản trị dự trữ dự trữ, phải xác định qui mô lô hàng sao cho tổng chi phí là thấp nhất. Như vậy, để giảm chi phí dự trữ, phải giảm được các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí bình quân cho một đơn vị dự trữ; đồng thời phải tính toán qui mô dự trữ bảo hiểm thích hợp để giảm dự trữ bình quân. * Ảnh hưởng của quản trị kho đến quản trị dự trữ: - Ảnh hưởng của quản trị kho đến trình độ dịch vụ khách hàng: Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hàng hoá nhằm cung ứng hàng hoá cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phí thấp nhất. Kho bãi đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa: nh cầu tiêu dùng có thể biến theien theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lý, do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho giúp cho doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hòa sản xuất. Cơ cấu, số lượng và chất lượng lô hàng cung ứng cho khách hàng là kết quả của quá trình nghiệp vụ kho. Thời gian cung ứng hàng hóa trong kho bao gồm thời gian thời gian tập hợp các đơn hàng, thời gian tìm nhặt các hàng hóa, thời gian ghép các đơn hàng và thời gian bốc xếp hàng hóa lên kho. Nếu giảm tổng thời gian này xuống mức thấp nhất thì doanh nghiệp sẽ cung ứng đc hàng hóa cho khách hàng nhanh nhất với điều kiện doanh nghiệp vận chuyển đảm thời gian đã ký kết. Chất lượng dịch vụ khách hàng được đảm bảo và uy tín cũng như độ tin cậy của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Nghiệp vụ kho tốt hay đúng hơn là công tác chất xếp hàng hóa trong kho theo thứ tự, ưu tiên, trình độ bảo quản hàng hóa trong kho tốt không hư hỏng, không mất mát, không hao hụt thì chất lượng dịch vụ khách hàng sẽ ngày càng cao. - Ảnh hưởng của quản trị kho đến chi phí liên quan đến dự trữ: Quản trị kho góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị. Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Chi phí quản lý kho và chi phí dự trữ có mối quan hệ chặt chẽ với các khoản chi phí khác của hoạt động logistics, nên không thể tuỳ tiện tăng lên và cắt giảm. Cần xác định số lượng kho, bố trí mạng lưới kho sao cho phục vụ khách hàng được tốt nhất với tổng chi phí logistics thấp nhất. Việc bố trí kho và số lượng kho sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới chi phí dự trữ nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển và sẽ ảnh hưởng tới tổng chi phí logistics mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Doanh nghiệp có số lượng kho hợp với quy mô phù hợp với khả năng tài chính và phù hợp với thị trường tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí dự trữ, và chi phí vận chuyển. Doanh nghiệp có thể đảm bảo một mức độ sẵn có cao với lượng dự trữ tại kho thấp nhất. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ LOGISTICS CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN VINAFCO I. Thực trạng về các hoạt động Logistics tại công ty. 1. Giới thiệu chung về công ty Vài nét về Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO tiền thân là Xí nghiệp Đại lí vận tải-vật tư kĩ thuật của Công ty dịch vụ vận tải Trung ương-thuộc Bộ Giao thông vận tải. Xí nghiệp được thành lập vào ngày 19/11/1990 với nhiệm vụ: làm đại lí vận tải, liên hiệp vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho, tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài ngành giao thông vận tải. Đến năm 2001 Công ty dịch vụ vận tải Trung ương chuyển đổi thành Công ty cổ phần VINAFCO theo quyết định số 211/2001/QĐ/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Ngày 03/07/2003 Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO (VINAFCO Logistics Co.,Lcd) đã được thành lập theo quyết định số 118/HĐQT của HĐQT Công ty Cổ phần VINAFCO, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên với chủ sở hữu duy nhất là Công ty Cổ phần VINAFCO . Chức năng Chức năng của Công ty từ khi thành lập cho đến nay là thực hiện các dịch vụ lưu trữ, bảo quản bốc xếp, vận tải phân phối hàng hoá đảm bảo thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với chi phí tối thiểu trong dây chuyền cung ứng dịch vụ theo chiều thuận và chiều ngược. Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng và hiểu quả dịch vụ, chú trọng phòng ngừa, cải tiến chất lượng, không để xảy ra sự cố do nguyên nhân chủ quan gây tổn hại về vật chất và uy tín của Công ty. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty Từ thời mới thành lập cho đến nay Công ty đã và đang ngày càng đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty có thể kể đến: - Kinh doanh kho bãi, bốc xếp, bảo quản và vận tải phân phối các loại hàng hoá. - Vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không trong và ngoài nước, vận chuyển hàng hoá từ kho đến kho theo yêu cầu của khách hàng. - Vận chuyển hàng quá cảnh sang Lào, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. - Dịch vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng tại điểm thông quan hàng hoá ngoài cửa khẩu VINAFCO và tại các cửa khẩu, cảng biển trong cả nước. - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá. - Đại lí mua bán, ký gửi hàng hoá, mua bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Mua bán nguyên vật liệu xây dựng các loại, clinke, cát Cam Ranh, cát khuôn đúc, đá vôi, thạch cao, than, xút, phèn, sôđa, quặng, các loại lương thực, ngô sắn, phân bón, và muối các loại. Với mục tiêu là Công ty được thành lập để sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của chủ sở hữu trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải, Trung tâm tiếp vận và các lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tăng lợi tức cho chủ sở hữu và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh. Đầu tư phát triển thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.Liên tục mở rộng phạm vi kinh doanh, phát triển khách hàng, củng cố mạng lưới nhà thầu phụ và các đại diện. Hiện nay kinh doanh dịch vụ kho hàng đang là một hướng tập trung phát triển mạnh của Công ty. Hoạt động cho thuê kho và các hoạt động dịch vụ xung quanh kho đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Công ty. 2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của VINAFCO Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty một vài năm qua Thời gian qua là một thời gian với nhiều biến động đối với Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO, xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và thế giới của đất nước diễn ra mạnh mẽ, kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài vì thế mà tăng mạnh. Đây là một thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một khó khăn và đầy thử thách đối với VINAFCO nói riêng và các công ty nói chung do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Đứng trước thách thức đó, với sự khuyến khích của Nhà nước và bộ ban ngành, cuối năm 2003, Công ty TNHH Tiếp vận VINAFCO chuyển đổi cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động từ một xí nghiệp hoạch toán phụ thuộc chuyển sang mô hình công ty hạch toán độc lập. Với sự quan tâm đúng mức của HĐQT, ban Tổng giám đốc Công ty, sự tận tình giúp đỡ của các phòng ban tham mưu cấp tổng Công ty, các đơn vị trong ngành cộng với sự quyết tâm phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao của tập thể CBCNV Công ty đã đạt được kết quả nhất định. Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tổng doanh thu 14258.2 15987.3 23285.1 28513.1 57464.7 2 Chi phí trực tiếp 8560.5 9875.4 15554.3 18492.8 26351.9 3 Doanh thu dịch vụ 5697.7 6111.9 7730.8 10020.3 31112.8 4 Chi phí QL công ty 4779.6 4846.1 6183.3 7440.1 28382.2 - Trích lương 2838.2 2879.5 3409.8 4363.4 17852.1 - Hành chính phí 578.6 547.8 958.4 1120.2 5320.7 - Chi phí chi bộ 1362.8 1418.8 1815.1 1956.5 5209.4 5 Lợi nhuận trước thuế 918.1 1265.8 1547.5 2580.2 2730.6 6 Lợi nhuận sau thế 624.3 860.7 1052.3 1212.69 1857.55 Nguồn: Phòng Hành chính-Kế toán Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu của Công ty tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2003 khi cuối năm này Công ty đã chuyển đổi mô hình sang hoạch toán độc lập, doanh thu đạt được là 28,513,08 triệu đồng, đến năm 2004 tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty là 2,73 tỷ đồng, bằng 1,06% so với thực hiện năm 2003, tổng mức nộp lợi nhuận về chủ sở hữu là 1,5 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch được giao. Có thể nói đây là một thắng lợi đối với Công ty trong năm đã qua. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh thấy rằng lợi nhuận của Công ty cũng tăng dần qua các năm, nhất là khi Công ty chuyển đổi mô hình sang hoạch toán độc lập. Dựa vào bảng báo cáo tổng kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy rằng mức doanh thu năm 2000 chỉ là 14258,2 triệu đồng nhưng đến năm 2002 đã tăng gần gấp đôi lên 23285,1 triệu đồng. Doanh thu liên tục tăng đặc biệt là năm 2002 công ty do chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và thu hút được một khối lượng lớn khách hàng. Lợi nhuận cũng tăng đáng kể năm 2000 là 624,3 triệu đồng, năm 2001 là 860,7 triệu đồng, tăng 37,86%, năm 2002 tăng so với năm 2001 là gần 3 tỷ đồng. Do lợi nhuận trước thuế tăng nên dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo và mức lợi nhuận đóng góp cho công ty cũng tăng lên. Những kết quả này cho thấy khả năng thực tế của công ty trong lĩnh vực kinh doanh của mình và có thể khẳng định rằng hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả. Sự thành công không chỉ mang đến khởi đầu tốt đẹp cho hoạt động kinh doanh của Công ty mà còn là sự khẳng định đường lối đúng đắn của HĐQT khi quyết định hướng hoạt động của VINAFCO theo mô hình công mẹ công ty con, có lẽ chính vì sự động viên và quyết định kịp thời của ban cán bộ Công ty, tổng doanh thu của năm 2004 là 57464,7 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 2.015 lần, kéo theo đó lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2004 đã đạt mức 2730,6 triệu đồng, tổng mức lợi nhuận nộp cho chủ sở hữu là 1,5 tỷ đạt 100% kế hoạch đặt ra. Trong đó các loại hình dịch vụ của Công ty đang có xu hướng đem lại doanh thu và lợi nhuận cao phải kể đến dịch vụ vận tải, phân phối hàng hoá, dịch vụ cho thuê kho và các hoạt động dịch vụ xung quanh kho. 2. Đánh giá về các hoạt động Logistics hiện có tại công ty. Cùng với sự kết hợp với các hãng vận tải biển và các công ty vận tải đường sắt, VINAFCO cũng cung cấp các dịch vụ vận tải đa phương thức nội địa từ kho đến kho như vận tải từ kho-ga/cảng- ga/cảng- kho đối với những hàng hoá vận chuyển với số lượng, trọng lượng lớn vừa đảm bảo thuận tiện và chi phí thấp nhất cho khách hàng. Dịch vụ vận tải không phương tiện: Đây là loại hình dịch vụ truyền thống của công ty với nhiệm vụ khai thác, khớp nối, thông quan hải quan,tổ chức dịch vụ vận tải hàng hóa trong nước từ kho đến kho bằng các phương thức vận tải, vận chuyển hàng quá cảnh sang Trung Quốc, Campuchia, Lào và 1 số nước trong khu vực. Năm 2008 đã tổ chức khớp nối, vận chuyển trên 65.000 tấn phân bón cho các tỉnh miền Trung và miền Nam thông qua việc khai thác tàu hàng rời, trên 5000 Teu container tuyến Bắc Nam ( bằng đường biển, đường bộ và đường sắt), sang Lào và 1 số nước trong khu vực Đông Nam Á; trên 30.000 tấn hàng khác từ kho tới các đại lý tiêu thụ ( sản phẩm sữa, đầu nhớt, nước giải khát các loại..); đặc biệt đã tổ chức thực hiện việc tiếp nhận,lưu kho phân loại, vận chuyển phân phối gần 2000 trạm thiết bị viễn thông tới 61 tỉnh thành cho các dự án của các tập đoàn viễn thông trong và ngoài nước, và hoàn thiện việc khớp nối, tổ chức, vận chuyển, thông quan trọn gói một dự án thủy điện. Về hoạt động tiếp vận, mặc dù đây là lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực logistics nên những năm qua Công ty luôn khẳng định uy tín và vị trí hàng đầu trong ngành kinh doanh tiếp vận ở Việt Nam. Kinh doanh kho bãi: hiện công ty đang quản lý, khai thác 35.000 m2 kho bãi của Vinafco tại Tiên Sơn – Bắc Ninh, ngoài ra còn thuê 7.000 m2 kho để kinh doanh tại khu vực cảng Hà Nội; 3000 m2 thuê tại Đà Nẵng và 3000 m2 thuê tại TP Hồ Chí Minh phục vụ cá dự án. Mặc dù có khó khăn trong những tháng cuối năm, khối này ít hoặc chưa chịu tác động, ảnh hưởng xấu của thị trường, vẫn đảm bảo tỷ lệ lấp đầy đạt 92% tại Tiên Sơn, 100% tại các kho thuê. Đặc biệt Công ty đã áp dụng và trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam thực hiện mô hình phân phối hàng hóa 3PL (Third Party Logistics) phân phối hàng hóa trọn gói từ khâu bảo quản, lưu giữ hàng hóa, đến khâu vận chuyển, giao nhận tận nơi khách hàng yêu cầu bằng các hình thức vận chuyển như ôtô, vận chuyển bằng xe máy được khách hàng đánh giá cao. Ngoài ra, Công ty đang hướng đến việc cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao nhận phân phối hàng hóa theo thời gian mà khách hàng yêu cầu. Các khách hàng của Công ty không chỉ có khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng nước ngoài. Trong số các hoạt động đa dạng của VINAFCO, phải kể đến hoạt động trọng điểm là dịch vụ vận tải và vận tải hàng hoá bằng đường biển, chiếm khoảng 70% doanh thu và trên 75% lợi nhuận của toàn Công ty và chiếm khoảng trên dưới 25% thị phần trên thị trường này. Đây cũng là lĩnh vực quan trọng nhất trong bức tranh logistics của Việt Nam với hơn 3000 km đường biển. Hoạt động kinh doanh vận tải Biển đem lại tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận lớn do vậy Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Bên cạnh đội tàu hiện có, VINAFCO đã được Bộ Giao thông Vận tải cấp giấy phép cho thuê chỗ trên tàu Noble River, trọng tải 14000DWT/969Teu và Công ty cũng đang liên kết với MASAN Logistics Co.,LTd để khai thác kết hợp tàu GAMZA TSADASA (12430DWT, 612Teu) tuyến Hải Phòng - TP HCM với tần suất 3 tuần/chuyến. Kinh doanh không vốn và đầu tư dựa trên lợi thế và đầu vào của các đơn vị thành viên của VINAFCO. Phương tiện hầu hết đi thuê nên chịu tác động của các yếu tố thị trường làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ làm hàng. Bên cạnh đó các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và khốc liệt, các công ty forwarder lớn có ưu thế về phương tiện, công nghệ, kinh nghiệm, các công ty vận tải mới cạnh tranh về giá bán... Tuy nhiên với uy tín được khẳng định trong nhiều năm qua, trung tâm đã được nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài biết đến. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG LOGISTICS Một vài giải pháp góp phần đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động Logistics tại công ty cổ phần VINAFCO. Giải pháp 1: Phương pháp chuyên gia. - Thành lập các trung tâm tư vấn về Logistics hoạt động độc lập (tương tự như các trung tâm tư vấn về quản trị hệ thống chất lượng ISO) - Thuê các chuyên gia không chỉ trong nước mà cả chuyên gia quốc tế để cố vấn cho công ty trong việc tổ chức hoạt động Logistics. - Cần có những chương trình đào tạo, nâng cao nghiệp vụ trong hoạt động Logistics cho các nhân viên trong công ty. Để phát triển lâu dài có thể cử một vài nhân viên đi học về Logistics ở nước ngoài. Giải pháp 2: Tổ chức để thay đổi hoạt động của công ty theo yêu cầu hoạt động Logistics. - Trước tiên để thay đổi từ những hoạt động giao nhận truyền thống sang hoạt động Logistics, công ty phải có chiến lược Logistics cho riêng mình. Công ty phải xây dựng và kết hợp các hoạt động Logistics rời rạc, phân mảnh, thành hoạt động chuỗi Logistics. - Thay đổi trong từng hoạt động của các bộ phận để tạo sự thống nhất trong hoạt động Logistics. - Chuẩn bị đầy đủ cơ sở, điều kiện phương tiện vật chất kỹ thuật cho hoạt động Logistics. - Chuẩn bị đầy đủ kỹ năng hoạt động Logistics, đào tạo chính quy bài bản về Logistics và có tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực này. Giải pháp 3: Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Logistics Muốn quản trị Logistics thành công thì trước hết phải quản lý được hệ thống thông tin rất phức tạp trong quá trình này. Việc nâng cấp hệ thống thông tin nên chia làm hai giai đoạn: - Giai đoạn 1: Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ (Intranet), hệ thống thông tin trong từng bộ phận chức năng (Logistics, kỹ thuật, kế toán, marketing,…), hệ thống thông tin ở từng khâu trong dây chuyền cung ứng (kho tàng, bến bãi, vận tải,…) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên. Áp dụng tin học hoá trong các hoạt động của công ty, lắp đặt các phầm mềm phục vụ cho hoạt động của công ty, chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu… tạo cơ sở nền tảng trong hệ thống thông tin Logistics. - Giai đoạn 2: Kết nối hệ thống thông tin nội bộ với bên ngoài theo hai phương thức: Phương thức 1: Sử dụng Internet. Phương thức này khá phù hợp trong giai đoạn hiện tại và với đa số khách hàng vừa và nhỏ của công ty. Đây là một xu hướng mà các công ty Logistics trên thế giới đang hướng tới như là một công cụ không thể thiếu trong hoạt động Logistics. Phương thức 2: Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange – EDI). Hệ thống này cho phép trao đổi thông tin dữ liệu từ máy tính qua máy tính của các bộ phận trong hệ thống với nhau. EDI đầu tư khá tốn kém tuy nhiên rất tiện ích và đạt độ an toàn cao. EDI thực sự hữu ích cho những khách hàng lớn của công ty và trao đổi dữ liệu giữa các chi nhánh, đại lý trong hệ thống Logistics toàn cầu. Giải pháp 4: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động Logistics. Nhất thiết cần đầu tư để đào tạo, đào tạo lại, nâng cao năng lực của nhân viên và thu hút nhân tài từ xã hội. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao là nhân tố quan trọng quyết định sự sống còn và thành công trong hoạt động Logistics – một hoạt động mang tính chất toàn cầu. Giải pháp 5: Mở rộng và củng cố hệ thống đại lý, xây dựng các đại lý độc quyền, tiến tới đặt văn phòng đại diện và chi nhánh ở các nước. Giải pháp 6: Xây dựng các trung tâm phân phối hiện đại. - Đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động kho CFS và kho ngoại quan. - Xây dựng các trung tâm phân phối (DC – Distribution Center) của riêng các công ty giao nhận, hoặc những trung tâm phân phối, kho đa năng (Cross – docking) hiện đại để kinh doanh cho thuê. - Hướng tới việc xây dựng các trung tâm phân phối và kho đa năng tại thị trường nước ngoài.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích mối quan hệ giữa các hoạt động logistics hỗ trợ và các hoạt động logistics cơ bản Trình bày ảnh hưởng của Quản trị mua hàng và Quản trị kho .doc
Luận văn liên quan